Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của thực vật thân gỗ là thức ăn của voọc chà vá chân nâu (pyganthrix nemaeus) tại khu bảo tồn thiên nhiên sơn trà, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.53 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỖ LÊ ÂN

NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT THÂN GỖ
LÀ THỨC ĂN CỦA VOỌC CHÀ VÁ CHÂN NÂU
(Pygathrix nemaeus) TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỖ LÊ ÂN

NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT THÂN GỖ
LÀ THỨC ĂN CỦA VOỌC CHÀ VÁ CHÂN NÂU
(Pygathrix nemaeus) TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành

: Sinh thái học


Mã số

: 60.42.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ THĂNG LONG

Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Đỗ Lê Ân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ 2
3. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu ....................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 3
6. Bố cục luận văn .................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 5

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VẬT HẬU HỌC ............................................. 5
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẬT HẬU HỌC TRÊN THẾ GIỚI............. 6
1.3. SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU VẬT HẬU HỌC TẠI VIỆT NAM ........ 9
1.4. TỔNG QUAN KHU HỆ ĐỘNG – THỰC VẬT TẠI KHU BTTN SƠN
TRÀ ................................................................................................................ 10
1.4.1. Khu hệ thực vật ............................................................................ 11
1.4.2. Khu hệ động vật ........................................................................... 12
1.5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU HỆ THỰC VẬT TẠI KHU BTTTN
SƠN TRÀ ......................................................................................................... 14
1.6. TỔNG QUAN KHU HỆ VOỌC CHÀ VÁ CHÂN NÂU TẠI KHU BTTN
SƠN TRÀ ......................................................................................................... 16
1.7. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI BÁN ĐẢO SƠN
TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...................................................................... 17
1.7.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 17
1.7.2. Điều kiện kinh tế – xã hội ............................................................ 18
1.7.3. Các chỉ tiêu kinh tế trên địa bàn quận Sơn Trà ............................ 19
1.7.4. Hiện trạng tài nguyên hệ sinh thái trên cạn tại bán đảo Sơn
Trà

................................................................................................................ 21


CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 23
2.1. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..................................................................... 23
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ....................................................................... 23
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................. 32
3.1. ĐẶC ĐIỂM THẢM THỰC VẬT RỪNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
VẬT HẬU HỌC............................................................................................... 32

3.1.1. Cấu trúc rừng tại khu vực nghiên cứu vật hậu học....................... 32
3.1.2. Sự đa dạng về họ và loài thực vật tại khu vực nghiên cứu vật hậu
học

................................................................................................................ 40
3.1.3. Sự đang dạng về họ và loài thực vật thân gỗ là thức ăn của Vooc

chà vá chân nâu ................................................................................................ 44
3.2. THÀNH PHẦN THỰC VẬT LÀ THỨC ĂN CỦA VCVCN TẠI BÁN
ĐẢO SƠN TRÀ ............................................................................................... 50
3.2.1. Đặc điểm về các loài thực vật được VCVCN sử dụng làm thức ăn.. 50
3.2.2. Đặc điểm về các bộ phận cây làm thức ăn của VCVCN tại Sơn Trà.... 61
3.3. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC BỘ PHẬN CÂY
THÂN GỖ LÀ THỨC ĂN CỦA VCVCN TRONG MỐI TƯƠNG QUAN
MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CÁC YẾU TỐ THỜI TIẾT ................................. 65
3.3.1. Đặc điểm khí hậu tại khu vực nghiên cứu .................................... 65
3.3.2. Sự sinh trưởng, phát triển của các loài thực vật là thức ăn của
VCVCN trên toàn khu hệ nghiên cứu .............................................................. 67
3.3.3. Sự sinh trưởng, phát triển của các họ thực vật ưu thế là thức ăn
của VCVCN trên toàn khu hệ nghiên cứu ........................................................ 74
3.3.4. Sự sinh trưởng, phát triển của các loài thực vật ưu thế là thức ăn
của VCVCN trên toàn khu hệ nghiên cứu ........................................................ 77


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 82
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BTTN

: Bảo tồn thiên nhiên

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

NĐ-CP

: Nghị định chính phủ

OTC

: Ô tiêu chuẩn

VCVCN

: Vọoc chà vá chân nâu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

hiệu
1.1.


Phân bố các Taxon trong các ngành thực vật tại KBTTN

Trang
11

SơnTrà
1.2.

Phân bố các Taxon trong các lớp động vật tại KBTTN Sơn Trà

13

1.3.

Cơ cấu sử dụng đất của Quận Sơn Trà

19

2.1.

Thông tin về các tuyến khảo sát tại KBTTN Bán đảo Sơn Trà

24

3.1.

Mật độ cây tại khu vực nghiên cứu

33


3.2.

Đường kính cây tại khu vực nghiên cứu

34

3.3.

Chiều cao cây tại khu vực nghiên cứu

35

3.4 .

Danh sách các lồi cây xuất hiện trong các ơ phẫu diện đồ

37

3.5.

Số họ thực vật tại khu vực nghiên cứu

40

3.6.

Các loài có tần suất bắt gặp cao tại khu vực nghiên cứu

43


3.7.

Sự phân bố cá thể của mỗi họ trên các tuyến nghiên cứu

45

3.8.

Các loài thực vật là thức ăn của VCVCN có tần suất bắt

48

gặp cao tại khu vực nghiên cứu
3.9.

Các chỉ số ĐDSH trên các tuyến nghiên cứu

49

3.10.

Danh mục các loài thực vật là thức ăn của VCVCN tại bán

50

đảo Sơn Trà
3.11.

Các lồi thức ăn có tần suất sử dụng cao tại bán đảo Sơn Trà


57

3.12.

Danh mục các loài thực vật thân gỗ là thức ăn của VCVCN

59


Số

Tên bảng

hiệu
3.13.

Danh sách các họ thực vật là thức ăn của VCVCN có số

Trang
61

lồi nhiều nhất
3.14.

Sự lựa chọn các bộ phận cây làm thức ăn của VCVCN

61

theo mùa

3.15.

Sự lựa chọn các bộ phận cây làm thức ăn của VCVCN theo

62

tháng
3.16.

Lượng mưa, nhiệt độ trong thời gian nghiên cứu

65

3.17.

Lượng mưa, nhiệt độ trong năm 2012 tại bán đảo Sơn Trà

66

và thành phố Đà Nẵng
3.18.

Các họ thức ăn ưu thê trên khu vực nghiên cứu

74


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số


Tên hình

hiệu

Trang

2.1.

Ranh giới hành chính quận Sơn Trà

23

2.2.

Sơ đồ các tuyến điều tra trên bản đồ thảm thực vật rừng

25

KBTTN Bán đảo Sơn Trà
2.3.

Bản đồ thiết kế tuyến

26

2.4.

Sơ đồ lập tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn tại bán đảo Sơn

27


Trà
3.1.

Tỷ lệ về các mức đường kính cây trong khu vực nghiên

34

cứu
3.2.

Tỷ lệ về các mức chiều cây trong khu vực nghiên cứu

35

3.3.

Phẫu diện đồ OTC của tuyến 1

36

3.4.

Phẫu diện đồ OTC của tuyến 2

36

3.5.

Phẫu diện đồ OTC của tuyến 3


37

3.6.

Tỷ lệ thành phần loài thực vật là thức ăn VCVCN trong

45

khu vực nghiên cứu
3.7.

Mối tương quan về sự lựa chọn hoa và quả của VCVCN

64

và sự sinh trưởng
3.8.

Mối tương quan về sự lựa chọn lá non của VCVCN và sự

65

sinh trưởng
3.9.

Biểu đồ về lượng mưa và nhiệt độ tại bán đảo Sơn Trà và

67


thành phố Đà Nẵng
3.10.

Biểu đồ chỉ số lá non và phần trăm cây có lá non ở các
mức khác nhau

68


Số

Tên hình

Trang

Biểu đồ tương quan giữa lượng mưa và chỉ số lá non theo

69

hiệu
3.11.

tháng
3.12.

Biểu đồ tương quan giữa nhiệt độ và chỉ số lá non theo

69

tháng

3.13.

Biểu đồ chỉ số hoa và phần trăm cây có hoa ở các mức

70

khác nhau
3.14.

Biểu đồ tương quan giữa lượng mưa và chỉ số hoa theo

71

tháng
3.15.

Biểu đồ chỉ số quả và phần trăm cây có quả ở các mức

72

khác nhau
3.16.

Biểu đồ tương quan giữa lượng mưa và chỉ số quả theo

72

tháng
3.17.


Biểu đồ tương quan giữa lượng mưa và chỉ số lá non, hoa,

73

quả
3.18.

Phần trăm cây ở các mức khác nhau

76

3.19.

Biểu đồ tương quan giữa lượng mưa, nhiệt độ và chỉ số lá

76

non, hoa, quả, quả theo tháng
3.20.

Phần trăm cây ở các mức lá non, hoa, quả khác nhau

78

3.21.

Biểu đồ tương quan giữa lượng mưa, nhiệt độ và chỉ số lá

79


non, hoa quả theo tháng


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bất cứ một khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) nào dù là vườn quốc gia
hay khu dự trữ thiên nhiên, muốn bảo vệ tính đa dạng sinh học (ĐDSH) thì
điều trước tiên là phải đánh giá được mức độ đa dạng sinh học một cách đầy
đủ và có cơ sở khoa học từ đó đề xuất các giải pháp hay chương trình bảo tồn
có hiệu quả. Mục tiêu của các khu bảo tồn thiên nhiên là bảo tồn tính đa dạng
di truyền theo từng điều kiện sinh thái địa lý và đặc tính sinh học của từng lồi
sinh vật nói chung và thực vật nói riêng [9]. Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà
– Đà Nẵng là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên thực thi nhiệm vụ đó.
Hiện nay các hoạt động nghiên cứu định lượng ĐDSH còn rất hạn chế
áp dụng ở Việt Nam, trong khi đó chúng ta lại đang có rất nhiều các chương
trình bảo tồn và phát triển bền vững [9]. Việc thực hiện bảo tồn ở những nơi
có độ ĐDSH cao, phong phú với các qui mơ phù hợp là điều cần thiết. Và
nghiên cứu các chỉ số sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật thân gỗ
thông qua nghiên cứu vật hậu học là một hoạt động nghiên cứu thiết thực trong
công tác đánh giá ĐDSH.
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà là khu vực có tính ĐDSH cao với số
lượng động, thực vật phong phú. Là nơi cư trú của quần thể Voọc chà vá chân
nâu (Pygathrix nemaeus), một trong những loài đặc hữu của Việt Nam, thuộc
danh mục nhóm IB trong nghị định 32 NĐ-CP và Sách Đỏ Việt Nam, được tổ
chức bảo tồn thiên nhiên thế giới xếp vào nhóm các loài động vật cần được
bảo vệ. Nơi sống và nguồn thức ăn của chúng chủ yếu là các loài thực vật thân
gỗ cao, có nhiều tầng tán [1]. Vì vậy nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển
của các loài thực vật này ta có thể biết được sự biến động nguồn thức ăn của

loài Voọc chà vá và dự báo được tập tính của chúng. Điều này giúp cho cơng
tác bảo tồn lồi Vọoc càng hiệu quả hơn.


2
Thời gian gần đây tại khu BTTN Sơn Trà đã có một cơng trình nghiên
cứu về các chỉ số ĐDSH. Và đã thu được những kết quả khả quan phục vụ cho
công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vật hậu học
còn rất hạn chế.
Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn đó địi hỏi cần phải có nhiều hơn
những đề tài nghiên cứu nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của thực vật
thơng qua nghiên cứu về vật hậu học, vì vậy đề tài “Nghiên cứu sự sinh
trưởng và phát triển của thực vật thân gỗ là thức ăn của Vọoc chà vá chân
nâu (Pygathrix nemaeus) tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà – thành phố
Đà Nẵng” được triển khai nhằm góp phần giải quyết u cầu địi hỏi của thực
tiễn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần bảo tồn loài Voọc chà vá chân nâu tại khu BTTN Sơn Trà –
thành phố Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định thành phần loài thực vật thân gỗ là thức ăn của Voọc chà vá
chân nâu tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển của thực vật thân gỗ thông qua
vật hậu học (lá non, hoa, quả) trong sự tương quan với các yếu tố môi trường
như nhiệt độ, lượng mưa.
3. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
- Địa điểm: tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.
- Thời gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành từ 1/4/2015 – 30/11/2015.
- Đối tượng nghiên cứu: các lồi thực vật thân gỗ có đường kính thân

≥10 cm là thức ăn của Voọc chà vá chân nâu tại khu vực nghiên cứu.


3
4. Nội dung nghiên cứu
·

Nghiên cứu cấu trúc vật lý sinh cảnh sống của loài Voọc chà vá

chân nâu.
·

Xác định thành phần lồi thực vật thân gỗ có đường kính thân ≥10

cm trong vùng sống của Voọc chà vá chân nâu.
·

Nghiên cứu vật hậu học để đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của

thực vật thân gỗ là thức ăn của Vọoc chà vá chân nâu (lá non, hoa, quả) tại
khu vực nghiên cứu.
- Phân tích sự thay đổi về mức độ phong phú của lá non, hoa quả theo
thời gian.
- Nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố môi trường như lượng mưa,
nhiệt độ với mức độ phong phú của lá non, hoa, quả của thực vật thân gỗ tại
vùng sống của Chà vá chân nâu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp lập tuyến điều tra khảo sát cấu trúc vật lý
của sinh cảnh sống của loài Chà vá chân nâu. Phương pháp tuyến cũng được
sử dụng để thu thập mẫu và xác định thành phần các loài thực vật tại vùng

sống của loài Chà vá chân nâu. Để thu thập số liệu về sinh trưởng và phát triển
của của thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu hậu
vật học đã được áp dụng, phương pháp được mô tả bởi Chapman và cộng sự
năm 1992. Thống kê và xử lý số liệu theo phần mềm Excel 2003, SPSS 11.5;
Xây dựng bản đồ khu vực nghiên cứu và phân bố của thực vật bằng phần mềm
Mapinfor 10.5.
6. Bố cục luận văn
Gồm có 5 phần chính:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan tài liệu


4
- Chương 2: Thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả và thảo luận
- Kết luận và kiến nghị


5
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VẬT HẬU HỌC
Theo từ điển Oxfort Dictionary và Wikipedia, vật hậu học (phenology)
được định nghĩa là khoa học nghiên cứu về các sự kiện có tính chu kỳ diễn ra
trong đời sống của thực vật, động vật và sự tác động của các yếu tố khí hậu
thay đổi theo năm và các nhân tố môi trường sống như thế nào.
Nhiệm vụ của vật hậu học không chỉ làm sáng tỏ nguồn gốc các pha
thực vật, mà còn phải làm sáng tỏ quan hệ của nó với các nhịp điệu biến động
của các hiện tượng tự nhiên.

Theo Baydoman - 1960 : "Vật hậu học là khoa học nghiên cứu về mối
quan hệ các hiện tượng mang tính chu kì trong tự nhiên của thế giới động vật,
thực vật với môi trường (khí hậu, đất, chế độ thủy văn)”.
Theo Thuật ngữ lâm nghiệp, vật hậu học là khoa học nghiên cứu các giai
đoạn sinh trưởng, phát triển, các hiện tượng sống của thực vật và động vật trong
mối liên quan với diễn biến về khí hậu và thời tiết hằng năm [19].
Nhìn chung, khoa học nghiên cứu vật hậu học có lịch sử lâu đời và có rất
nhiều khái niệm khác nhau theo quan điểm của các nhà khoa học khắp nơi trên
thế giới. Tuy nhiên, có lẽ đầy đủ và thích hợp nhất là định nghĩa được đề xuất
bởi ủy ban nghiên cứu vật hậu học của Mỹ “Vật hậu học là khoa học nghiên cứu
thời gian xuất hiện các sự kiện sinh học diễn ra theo chu kỳ, nguyên nhân của sự
biến động thời gian với các nhân tố sinh học và phi sinh học, và sự tương tác
qua lại giữa các loài khác nhau hoặc giữa các cá thể cùng loài” [29].
Những hiểu biết về sự phát triển theo mùa của thực vật gọi là vật hậu nó là nội dung quan trọng nghiên cứu hệ thực vật và thảm thực vật. Những
nghiên cứu vật hậu có thể được tiến hành theo lồi hay cả quần xã, và nó luôn


6
luôn quan hệ mật thiết với điều kiện môi trường.
Tất cả các yếu tố thuộc mơi trường (khí hậu, đất, động vật) ảnh hưởng
đến thực vật một cách đồng bộ. Sự phát triển của thực vật phải chịu sự chi
phối bởi các yếu tố mơi trường ngồi và cả các q trình bên trong mà nó đã
tích luỹ được trong quá trình sống của mình. Để nắm được một cách đầy đủ
những quy luật phát triển của thực vật cần nghiên cứu tất cả các giai đoạn của
quá trình phát triển của thực vật, sự biến đổi của các yếu tố mơi trường xung
quanh. Để làm tốt điều này địi hỏi nhiều kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác
nhau [41].
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẬT HẬU HỌC TRÊN THẾ GIỚI
Về lịch sử, vật hậu học có nguồn gốc từ tiếng la tinh gồm 2 từ ghép lại
là “phaino” và “logos”. Trong đó “phaino” có nghĩa là sự hiển thị hoặc xuất

hiện và “logos” nghĩa là nghiên cứu. Vật hậu học được xem một ngành khoa
học lâu đời nhất trong các ngành khoa học môi trường [19,43]. Cũng theo các
ghi chép về lịch sử nghiên cứu vật hậu học trong dự án “Budburst and USA
national phenology network” những người Trung quốc đã lưu trữ những bản
ghi chép đầu tiên về vật hậu học từ những năm 940 trước công nguyên, và
trong suốt khoảng 1200 năm qua, người Nhật đã ghi lại những quan sát về thời
điểm hoa anh đào ra hoa nhiều nhất qua từng năm [32,41].
Ở Châu Âu, nhà thực vật học Thụy Điển Carolus Linnaeus (1707-1778)
được xem là người có đóng góp đầu tiên cho ngành khoa học nghiên cứu vật
hậu học bởi những bản ghi chép một cách rất hệ thống của ông về thời gian ra
hoa và những đặc điểm chi tiết về thời tiết tại 18 vùng khác nhau tại Thụy điển
trong nhiều năm [36].
Nghiên cứu vật hậu hiện đại được cho là đã được khởi xướng tại châu
Âu vào giữa thế kỷ 18. Bắt đầu năm 1736, Robert Marsham đã giữ bản ghi
chép một cách chi tiết “những thông số của mùa xuân” trong khu vườn của gia


7
đình ơng ở phía đơng vùng Norfolk, nước Anh với mục đích cải thiện sản
lượng sản xuất gỗ bằng cách tìm hiểu chu kỳ thời gian hoạt động của thực vật
và động vật. Ông đã quan sát thời điểm xuất hiện đầu tiên của lá, hoa và côn
trùng. Bản ghi dữ liệu của ông được lưu giữ cho đến năm 1947 và trở thành tài
liệu theo dõi vật hậu học kéo dài lâu nhất ở Châu Âu. Mặc dù ông chỉ lưu trữ
dữ liệu với 1 cuốn sổ tay và các văn bản đánh máy, nhưng mơ hình tiếp cận
của Marsham có tính hệ thống từ nhiều lồi hoang dã trong một hệ sinh thái
(27 bản dữ liệu vật hậu học cho 20 loài thực vật và động vật) [21].
Thuật ngữ “vật hậu học” lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1853 bởi
nhà thực vật học người Bỉ tên là Charles Morren. Đây là hệ thống kiến thức về
các hiện tượng thiên nhiên thay đổi theo mùa trong năm, về thời hạn (kỳ hạn)
mà chúng xảy ra cũng như là các nguyên nhân để xác định thời hạn này [34].

“Phenology” ghi nhận và nghiên cứu các hiện tượng mang tính thời vụ của
động, thực vật cũng như các mốc thời tiết như thời điểm tuyết rơi, băng đóng
đầu mùa và tan cuối mùa, các thời điểm sơng hồ đóng băng... Đối với thực vật,
phenology ghi nhận các pha phát triển theo mùa như hiện tượng đâm chồi, nảy
lộc, mọc lá, trổ hoa (bắt đầu và kết thúc), thời gian kết quả và chín, mùa lá
thay đổi màu và mùa rụng lá v.v. Đối với động vật là thời gian dậy thì, lột xác,
thời gian động đực, giao phối. Đối với chim là thời gian làm tổ, đẻ trứng, ấp
trứng, di cư v.v... Côn trùng là thời gian tạo kén và phát triển thành sâu bọ,
vòng đời [21].
Nghiên cứu vật hậu học ở thực vật là nghiên cứu các giai đoạn phát triển
của thực vật trong mối tương quan với các yếu tố thời tiết. Các nghiên cứu về
mối quan hệ giữa thực vật và các yếu tố thời tiết được nghiên cứu từ những
năm 1990 trong các khu rừng mưa nhiệt đới [24,25]. Ngoài ra các nghiên cứu
về sự tác động của các yếu tố thời tiết theo mùa lên khả năng sinh trưởng của


8
thực vật đã từng được đề cập trong nhiều nghiên cứu khác nhau tại khu vực
Đông Nam Á [34].
Tác động của sự biến đổi các chỉ số sinh trưởng ở thực vật đến sự phân
bố của các loài động vật cũng đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu. Van
Schaik (1993) cho rằng trong vùng nhiệt đới gió mùa, sự phong phú của các
lồi động vật ăn cỏ có thể thấp hơn vào mùa nóng, thức ăn chính của chúng là
lá non. Như vậy, nếu thực vật sản xuất lá non trong mùa khơ có thể làm giảm
số lượng của động vật ăn cỏ. Điều này đã được chứng minh bằng thực nghiệm
bởi Aide (1992) khi tiến hành quan sát trên loài các loài cây bụi. Các yếu tố
hậu vật học ảnh hưởng đến sự phân bố và tập tính của các lồi chim di cư và
cơn trùng thụ phấn. Thời gian xuất hiện của chim ruồi trùng với thời điểm ra
hoa của các loài cây thụ phấn và thời gian di cư của nó trùng với đỉnh vật hậu
học. Tương tự như vậy, đối với các lồi cơn trùng thụ phấn, sự phong phú của

của các loài này thay đổi theo mùa, số lượng côn trùng cao nhất vào mùa khô,
đạt đỉnh vào đúng thời kỳ ra hoa của các lồi thực vật.
Nhìn chung, có 2 xu hướng nghiên cứu liên quan đến vật hậu học trong
mối tương quan chặt chẽ với yếu tố thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa, mùa) và sự
thích nghi của các lồi động vật gồm: (1) các nghiên cứu độc lập và có phạm
vi nghiên cứu hẹp như các nghiên cứu của Frank-M. Chmielewski (2001),
Franz-W. Badeck et al (2003),Chapman (1990, 2002), Davies (1994), và (2)
các mạng lưới nghiên cứu vật hậu học có quy mô rộng lớn và số lượng người
tham gia thu thập số liệu trong mạng lưới lên đến hàng ngàn người và thời
gian thu thập dữ liệu kèo dài qua nhiều năm như các mạng lưới The USA
National Phenology Network (USA); Project BudBurst (USA); the
USGS/PWRC North American Bird Phenology Program Transcription System
(USA).


9
1.3. SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU VẬT HẬU HỌC TẠI VIỆT NAM
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về vật hậu học chỉ được bắt đầu chủ yếu
từ đầu những năm 2000 trở lại đây. Chủ yếu là các đề tài tập trung nghiên cứu
vật hậu học của một số loài thực vật là thức ăn cho các loài động vật, đặc biệt
là các loài linh trưởng. Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu vật hậu học của
Nguyễn Xuân Đặng (2008) tiến hành trên 285 cây thuộc 23 lồi mà sóc sử
dụng làm thức ăn trong 2 năm 2006 - 2007 đã cho thấy trong suốt 12 tháng
liên tục, tháng nào cũng xuất hiện các quả của các loài cây là thức ăn của sóc
mặc dù có sự biến động khá lớn, như độ phong phú cao nhất là các tháng IIVI và thấp nhất là tháng VII-IX.
Năm 2009, trong nghiên cứu của Hà Thăng Long (2009) tại vườn quốc
gia Kon Ka Kinh trên 1291 cây thuộc 344 loài, 144 chi, 49 họ (gồm 3 tuyến
thực vật). Kết quả theo dõi các chỉ số sinh trưởng của thực vật gồm: lá non,
hoa quả trong 2 mùa khác nhau (mùa khô và mùa mưa) cho thấy sự khác biệt
rõ ràng về sự biến đổi vật hậu học theo mùa. Theo đó chỉ số lá non đạt đỉnh

cao nhất vào tháng 2 (1,93). Tương tự như vậy, chỉ số hoa trong mùa khô cao
hơn mùa mưa và cũng đạt đỉnh cao nhất vào tháng 2 (1,43). Ngược lại vào
tháng 7 (mùa mưa) chỉ số hoa là thấp nhất (1,04). Ngoài ra trong nghiên cứu
này còn chỉ ra được sự khác nhau về chu kỳ sinh trưởng của thực vật ở các
kiểu sinh cảnh rừng, ở sinh cảnh rừng thường xanh thì chỉ số quả được đánh
giá là cao nhất vào tháng 10, ngược lại ở sinh cảnh rừng hỗn giao lá rộng và lá
kim là tháng 12. Đặc biệt kết quả nghiên cứu này ghi nhận mối tương quan
chặt chẽ giữa lượng mưa và chỉ số lá non.
Cũng trong nghiên cứu về vật hậu học trên các loài thực vật là thức ăn
của Voọc chà vá chân xám tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh năm 2010, Nguyễn
Thị Tịnh đã theo dõi sự biến động các thành phần lá non, hoa, quả của 301 cây có
đường kính ≥ 30cm và kết quả cho thấy chỉ số lá non tương quan tỷ lệ nghịch và


10
chặt với lượng mưa ( =-0,825, p=0,001). Chỉ số hoa và lượng mưa có mối
tương quan nghịch có ý nghĩa ( =-0,657; p=0,02), giữa chỉ số hoa và nhiệt độ
không có mối tương quan ( =-0,172, p=0,592). Đối với chỉ số quả thì nhìn
chung sinh khối quả cao tập trung ở các tháng mùa mưa và sinh khối quả thấp
ở các tháng mùa khô, đặc biệt là các tháng khô kiệt.
Trong nghiên theo dõi sự biến đổi của vật hậu học tương quan với tập
tính sinh thái dinh dưỡng của lồi Voọc mơng trắng (Trachypithecus
delacouri) ở khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long – Ninh Bình năm 2010,
Workman Catheine và Lê Văn Dũng thấy rằng từ 8/2007 – 7/2008 trữ lượng
thực vật thay đổi suốt năm, trong đó lá non và lá già hầu như có sẵn trong các
tháng, khơng thấy có sự biến đổi lớn giữa mùa mưa (5 - 10) và mùa khô (11 4) nhưng lại thấy rõ sự thay đổi giữa các tháng. Nhiệt độ, lượng mưa và lá non
thấp nhất vào các tháng mùa khô (12-2). Lá non ln chiếm ít hơn 35% tổng
chế độ dinh dưỡng của loài. Động vật ăn lá non nhiều nhất vào tháng 4
(89.9%) và thấp nhất vào tháng 8 (35.1%).
Trong 2 năm 20011-2012, trong cơng trình nghiên cứu vật hậu học của

25 loài thực vật là thức ăn của của lồi vượn Cao Vít tại khu BTTN Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng. Trong thời gian 7 tháng, La Quang Độ đã cho thấy sự
thay đổi vật hậu học của các loài cây này. Cụ thể từ tháng 10 đến tháng 2 năm
sau không xuất hiện hiện tượng ra hoa, kết quả. Chỉ từ tháng 3 trở đi đã xuất
hiện các chỉ số về nụ, hoa và quả. Mặc dù có sự biến động, nhưng độ phong
phú vẫn còn thấp, các tháng 2 – 4 chỉ số quả cao nhất và thấp nhất là tháng 12
– 2 năm sau.
1.4. TỔNG QUAN KHU HỆ ĐỘNG – THỰC VẬT TẠI KHU BTTN SƠN
TRÀ
Khu BTTN Sơn Trà là một phần của vùng sinh thái Trường Sơn - một
trong 200 vùng sinh thái tiêu biểu toàn cầu, là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh


11
vật độc đáo nhưng đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa. Khu BTTN Sơn Trà có
khu hệ động, thực vật phong phú, tính đa dạng sinh học cao và có giá trị rất
lớn về mặt sinh thái [1].
1.4.1. Khu hệ thực vật
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà chiếm tỷ lệ và thành phần loài lớn nhất
là ngành Thực vật hạt kín: 919 lồi 446 chi 121 họ; Ngành quyết thực vật: 62
loài 35 chi 20 họ; Ngành hạt trần: 4 loài 2 chi 2 họ. Tổng: 985 loài thực vật
bậc cao có mạch thuộc 143 họ (bảng 1.1), trong đó 143 lồi có giá trị dược
liệu, 140 lồi có giá trị cây cảnh, 31 lồi có giá trị đan lát, 134 lồi có giá trị
cung cấp gỗ, 57 lồi cho củ quả, và có 22 lồi q hiếm. Trong một diện tích
nhỏ chiếm 0,014% diện tích cả nước nhưng số họ thực vật chiếm 37,83 % tổng
họ Việt Nam, 19,13% tổng chi, 9,37% tổng loài Việt Nam [1].
Bảng 1.1. Phân bố các Taxon trong các ngành thực vật tại KBTTN SơnTrà
TT

Ngành thực vật


Họ

Chi

Loài

1

Quyết thực vật

20

35

62

2

Thực vật hạt trần

2

2

4

3

Thực vật hạt kín


121

446

919

Trong số gần một nghìn lồi thực vật đã thống kê được ở bán đảo Sơn
Trà, có 23 loài quý hiếm cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển, đã được
đưa vào Sách Đỏ Việt Nam như: Bổ cốt toái (Drynaria fortunei), Vạn tuế
lược (Cycas pectinata), Nhọc trái khớp (Enico- santhellum plagioneurum),
Phong ba (Argusiaargentea)…[1]
Hiện trạng hệ thực vật Sơn Trà xuất hiện phổ biến nhiều loài thực vật ưa
sáng thuộc các họ: Cà phê, Cam, Trôm, Mua, Đay,… Là các loài thực vật chỉ
thị theo diễn thế đi xuống. Điều đó chứng tỏ hệ thực vật Sơn Trà đang bị tác
động mạnh theo chiều hướng xấu, cần được giữ gìn và bảo tồn kịp thời [9].


12
1.4.2. Khu hệ động vật
Từ các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay, đã thống kê được cấu trúc
thành phần loài động vật như sau: khu hệ động vật ở Sơn Trà gồm 380 loài
thuộc 106 họ với 38 bộ, trong đó có 29 lồi thuộc nguồn gien q hiếm.
Nhóm thú: đã ghi nhận ở Khu BTTN Sơn Trà có 36 lồi thú thuộc 18
họ, 8 bộ. Trong các loài thú đã được ghi nhận ở Khu BTTN Sơn trà có 8 lồi
q hiếm được xếp trong Sách Đỏ Việt Nam: 2007 như: Voọc Chà vá chân
nâu (Pygathrix nemaeus), Cu li nhỏ (Nycticebus pymaeus), Tê tê (Manis
javanica), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Khỉ đi dài (Macaca fascicularis)…
[2]. Trong đó Voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) được xem như biểu
tượng bảo tồn đa dạng sinh học của khu BTTN Sơn Trà – Đà Nẵng.

Nhóm chim: theo kết quả điều tra của Đinh Thị Phương Anh (1997),
ghi nhận 106 loài chim thuộc 34 họ, 15 bộ, trong đó có 1 lồi quý hiếm được
xếp trong Sách Đỏ Việt Nam là loài Gà tiên mặt đỏ. Nghiên cứu trong năm
2014, đã ghi nhận khu hệ chim tại khu BTTN Sơn Trà có 104 loài thuộc 79
giống, 43 họ, 14 bộ. Đã phát hiện mở rộng vùng phân bố cho 1 loài tới Trung
Trung Bộ (loài Đại bàng biển bụng trắng - Heliaeetus leucogaster), ghi nhận
mới 1 loài cho khu hệ chim Việt Nam (loài Cu vằn - Geopelia striata). Ghi
nhận mới cho khu vực nghiên cứu 41 lồi chim. Có 80 lồi định cư, 30 lồi di
cư, 20 lồi vừa có quần thể định cư vừa có quần thể di cư. Có 4 loài chim
quan trọng cần ưu tiên bảo tồn bao gồm 1 lồi có tên trong Danh lục Đỏ
IUCN (2014) và Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở bậc VU (loài Đi cụt bụng đỏ),
và 3 lồi có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ở nhóm IIB
là lồi Diều hoa miến điện, Yểng, Chích chịe lửa [8].
Tổng hợp tất cả các nghiên cứu trước đây và nghiên cứu này thì có tất
cả 161 lồi chim đã từng được ghi nhận ở khu BTTN Bán đảo Sơn Trà. Đồng
thời, các nghiên cứu gần đây đã khơng cịn ghi nhận sự xuất hiện của loài Gà


13
tiên mặt đỏ, đây cũng là tiếng chuông báo động cho công tác bảo tồn của khu
BTTN Bán đảo Sơn Trà.
Nhóm bị sát lưỡng cư: theo kết quả điều tra khu hệ lưỡng cư, bò sát tại
khu BTTN Sơn Trà, đã ghi nhận được 70 lồi trong đó bao gồm 18 loài lưỡng
cư (thuộc 6 họ, 1 bộ) và 52 lồi bị sát (thuộc 13 họ, 2 bộ). Trong đó, 9 loài
được liệt kê trong Danh lục Đỏ IUCN (2013), 15 loài trong Sách Đỏ Việt
Nam (2007), 8 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, 12 lồi
trong Cơng ước CITES. So với các kết quả công bố trước đây, nghiên cứu này
đã bổ sung cho khu BTTN Sơn Trà 30 loài, cho thành phố Đà Nẵng 13 loài
lưỡng cư và bị sát [8].
Nhóm cơn trùng: Kết quả điều tra khu hệ côn trùng ở khu bảo tồn đã

xác định được 113 loài thuộc 26 họ, 12 bộ [1]. Trong đó có 5 lồi thuộc
nguồn gen q hiếm là: Bọ ngựa, bướm cánh sau vàng, bướm phượng đuôi
kiếm, bướm phượng đốm vàng, bướm phượng đen đuôi vàng. Từ kết quả
nghiên cứu của Đinh Thị Phương Anh và cộng sự (1997), đến nay chưa thật
sự có nghiên cứu nào đi sâu vào đánh giá sự đa dạng nhóm cơn trùng tại Sơn
Trà.
Bảng 1.2. Phân bố các Taxon trong các lớp động vật tại KBTTN Sơn Trà
TT

Lớp

Bộ

Họ

Lồi

1

Thú

8

18

36

2

Chim


15

34

106

3

Bị sát

2

13

52

Như vậy Động vật Sơn Trà có 287 lồi gồm 36 lồi thú thuộc 18 họ, 8
bộ; 106 loài chim thuộc 34 họ, 15 bộ; 23 lồi bị sát thuộc 12 họ, 2 bộ; 9 loài
ếch nhái thuộc 4 họ, 1 bộ và 113 loài cơn trùng thuộc 26 họ, 12 bộ trong đó 15
lồi động vật quý hiếm cần chú trọng bảo tồn trong đó đặc biệt ghi nhận sự tồn


14
tại của loài Chà vá chân nâu (Pygrathrix nemaeus - một lồi đặc hữu Đơng
Dương [2], Culi nhỏ (Nycticebus pymaeus), Tê tê (Manis javanica), Rái cá
(Lutra sp.), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis),
Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Dơi chó tai ngắn (Cynopterus brachyotis), Gà
tiền mặt đỏ (Polyplectrongermaini).
Ngồi ra tại khu BTTN Sơn trà cịn có một phần diện tích khơng nhỏ hệ

thảm cỏ biển và thảm rong biển làm tăng thêm tính đa dạng cho khu bảo tồn.
1.5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU HỆ THỰC VẬT TẠI KHU
BTTTN SƠN TRÀ
Theo kết quả “Điều tra khu hệ động thực vật và nhân tố ảnh hưởng, đề
xuất phương án bảo tồn sử dụng hợp lý khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn
Trà” do PGS.TS Đinh Thị Phương Anh thực hiện năm 1997; tại khu BTTN
Sơn Trà có 985 lồi thực vật hình thành nên 4 kiểu thảm thực vật rừng như
sau:
+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới
+ Kiểu quần hệ rừng phục hồi sau khai thác kiệt
+ Kiểu quần hệ trảng cây bụi
+ Kiểu quần hệ trảng cỏ
Trong tổng số 985 loài thực vật tại khu BTTN Sơn Trà có 22 lồi q
hiếm cần được bảo vệ phục hồi và phát triển, đã được đưa vào Sách Đỏ [2].
Năm 2012, Phạm Thị Kim Thoa đã điều tra, khảo sát ở 12 ô tiêu chuẩn và
ghi nhận được 96 loài thực vật thân gỗ trên 6 sinh cảnh khác nhau ở Sơn Trà.
Cũng trong một nghiên cứu về tính đa đạng thực vật tại khu BTTTN
Sơn Trà, Đặng Thái Dương (2010) đã phân chia rừng tại Sơn Trà thành 7 kiểu
rừng : rừng trung bình, rừng phục hồi, trảng cây bụi, trảng cỏ, rừng trồng, hồ
nước, đất thổ cư vả quân sự. Hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng với


×