Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tiểu thuyết vũ đình giang từ góc nhìn hậu hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢƠNG THỊ MỸ HẠNH

TIỂU THUYẾT VŨ ĐÌNH GIANG
TỪ GĨC NHÌN HẬU HIỆN ĐẠI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Khắc Sính

Đà Nẵng, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

TRƢƠNG THỊ MỸ HẠNH



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi khảo sát ........................................................... 10
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 10
5. Đóng góp của luận văn........................................................................ 11
6. Bố cục của luận văn ............................................................................ 11
CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT VŨ ĐÌNH GIANG TRONG XU HƢỚNG
TIỂU THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM ...................................... 12
1.1. XU HƢỚNG HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
SAU 1986 ........................................................................................................ 12
1.1.1. Một vài điểm khái lƣợc về văn học hậu hiện đại .......................... 12
1.1.2. Xu hƣớng hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ..... 22
1.2. VŨ ĐÌNH GIANG VÀ HÀNH TRÌNH TỰ KHẮC HỌA CHÂN DUNG
TRONG VĂN HỌC ........................................................................................ 30
1.2.1. Từ sự đến với văn chƣơng nhƣ một cuộc chơi đầy ý thức... ........ 30
1.2.2… đến việc nỗ lực làm mới mình qua mỗi trang văn. .................... 33
CHƢƠNG 2. CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG
TIỂU THUYẾT VŨ ĐÌNH GIANG TỪ GĨC NHÌN HẬU HIỆN ĐẠI .. 36
2.1. CẢM QUAN VỀ HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT VŨ ĐÌNH
GIANG ............................................................................................................ 36
2.1.1. Một hiện thực "bất tín", tiềm ẩn khủng hoảng .............................. 36
2.1.2. Một hiện thực đa cực, phi trung tâm ............................................. 41


2.2. CẢM QUAN VỀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT VŨ ĐÌNH
GIANG ............................................................................................................ 44
2.2.1. Con ngƣời bị sang chấn tâm lí ...................................................... 44

2.2.2. Con ngƣời bản năng, dị biệt .......................................................... 49
2.2.3. Con ngƣời cơ đơn trên hành trình truy tìm bản thể ...................... 52
2.2.4. Con ngƣời từ chỗ bị "tẩy trắng" đến chỗ bị "vật hóa", mang đậm
tính giải thiêng......................................................................................... 57
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
VŨ ĐÌNH GIANG TỪ GĨC NHÌN HẬU HIỆN ĐẠI ............................... 62
3.1. SỰ DUNG HỢP NHIỀU KIỂU KẾT CẤU ............................................ 62
3.1.1. Lối kết cấu mảnh đoạn kiểu "trò chơi rubick" .............................. 62
3.1.2. Lối kết cấu lồng ghép, vặn xoắn văn bản ..................................... 65
3.1.3. Xu hƣớng cấu trúc liên thể loại ..................................................... 69
3.2. CUỘC CHƠI NGẪU HỨNG VỀ NGÔN NGỮ...................................... 73
3.2.1. Phi thẩm mĩ hóa, thơng tục hóa ngơn ngữ văn xi ..................... 73
3.2.2. Sự biến ảo trong cấu trúc câu văn ................................................. 75
3.3. BẢN HÒA THANH ĐA PHỨC CỦA GIỌNG ĐIỆU ............................ 80
3.3.1. Giọng hài hƣớc, giễu nhại chua cay .............................................. 81
3.3.2. Giọng vơ âm sắc............................................................................ 83
3.3.3. Giọng triết lí hồi nghi xót xa, chua chát ...................................... 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC.


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại là trào lƣu tƣ tƣởng - triết học - văn hóa nghệ thuật nổi lên ở phƣơng Tây sau chiến tranh thế giới thứ hai, phát triển
rộng khắp và có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự phát triển của nhân loại từ nửa
sau của thế kỉ XX. Trên lĩnh vực văn học, chủ nghĩa hậu hiện đại trở thành

một trào lƣu có sức lan tỏa rộng khắp, đem đến những đổi thay có tính đột
biến, tạo nên những sắc thái mới mẻ trên các phƣơng diện nội dung lẫn hình
thức.
Trong bối cảnh hội nhập thế giới trên nhiều mặt, nền văn hóa, văn học
Việt Nam đã và đang có những chuyển động tích cực để, trên cơ sở giữ gìn
bản sắc văn hóa đậm đà của dân tộc, sẵn sàng hòa nhập với thế giới nhƣ một
vận động tất yếu của sự phát triển. Với xu hƣớng ấy, văn học Việt Nam, tuy
hơi muộn so với nhiều nƣớc trên thế giới, nhƣng cũng đã chịu những ảnh
hƣởng của chủ nghĩa hậu hiện đại. Chƣa thể khẳng định một cách chắc chắn
rằng Việt Nam đã có một trào lƣu văn học hậu hiện đại với đầy đủ nội dung ý
nghĩa của khái niệm này nhƣng đã có thể nhận thấy những dấu hiệu, những
yếu tố, những ảnh hƣởng hậu hiện đại trong sáng tác ở nhiều cây bút, đặc biệt
là những cây bút trẻ luôn mong muốn làm mới mình, khát khao mở các con
đƣờng cịn vắng những bàn chân, tiêu biểu là các nhà văn Nguyễn Huy Thiệp,
Phạm Thị Hồi, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phƣơng, Thuận, Nguyễn Việt
Hà, Đặng Thân,...
1.2. Thuộc thế hệ nhà văn trẻ, Vũ Đình Giang đƣợc biết đến nhƣ là một
cây bút giàu tiềm năng sáng tạo, có khát vọng làm mới văn chƣơng cũng nhƣ
làm mới chính mình. Thành cơng với truyện ngắn nhƣng mấy năm trở lại đây,
Vũ Đình Giang ƣu tiên dành thời gian cho thể loại tiểu thuyết. Năm 2007, anh
ra mắt Song Song - tiểu thuyết đầu tay và năm 2010, anh cho xuất bản tiểu


2

thuyết thứ hai với tên gọi Bờ xám. Dù số lƣợng tác phẩm chƣa nhiều nhƣng
bằng những nỗ lực cách tân về kĩ thuật tự sự, quan niệm nghệ thuật mới về
con ngƣời và cuộc đời, Vũ Đình Giang đã dần định hình cho mình một dấu ấn
riêng trong thế hệ những cây bút trẻ. Mặc dù chƣa bao giờ khẳng định mình
viết theo trào lƣu hay chủ nghĩa nào, nhƣng qua những gì bộc lộ trong tác

phẩm, ngƣời đọc thấy Vũ Đình Giang đã thể hiện đƣợc những cách tân mạnh
mẽ theo hƣớng hội nhập với kĩ thuật viết mới của văn học thế giới, đặc biệt là
kĩ thuật viết của trào lƣu hậu hiện đại. Trong tình hình văn học Việt Nam hiện
nay, những tìm tịi và đóng góp đó rất đáng trân trọng. Xuất phát từ mong
muốn tìm hiểu, khẳng định nét riêng trong cá tính sáng tạo của Vũ Đình
Giang khi tiếp biến xu hƣớng mới của văn học thế giới, đồng thời, trong phạm
vi nhất định, hƣớng đến tìm hiểu sự ảnh hƣởng của văn học hậu hiện đại thế
giới đối với nền văn học Việt Nam đƣơng đại, chúng tôi chọn đề tài nghiên
cứu Tiểu thuyết Vũ Đình Giang từ góc nhìn hậu hiện đại làm luận văn tốt
nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những cơng trình nổi bật liên quan gián tiếp đến đề tài
Chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernisme) nảy sinh trong lòng chủ nghĩa
tƣ bản phát triển ở giai đoạn cao. Nhƣng chủ nghĩa hậu hiện đại đã có sự ảnh
hƣởng mạnh mẽ, lan rộng tới hầu hết các nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt
Nam và dù muốn hay khơng, chúng ta cũng phải chấp nhận nó nhƣ một quy
luật tất yếu chi phối hoạt động sáng tạo của các nghệ sĩ. Gần đây đã có nhiều
cơng trình, bài viết về chủ nghĩa hậu hiện đại đƣợc ra mắt bạn đọc trong nƣớc.
Chúng tơi nhận thấy, ngồi những cơng trình về chủ nghĩa hậu hiện đại của
các học giả trên thế giới cịn có những bài viết có liên quan tới chủ nghĩa hậu
hiện đại và sự ảnh hƣởng của nó trên phƣơng diện kĩ thuật viết của một số cây
bút đƣơng đại Việt Nam. Do mục đích và phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ


3

tập trung đề cập đến những cơng trình bàn luận trực tiếp hoặc gián tiếp về
thực tiễn văn xuôi hậu hiện đại ở Việt Nam.
Trong các bài viết của mình, PSG.TS Lê Nguyên Cẩn (Về một vài khái
niệm của chủ nghĩa hậu hiện đại [11, tr.8]) và tác giả Nguyễn Văn Dân (Chủ

nghĩa hậu hiện đại hay là hiện tượng chồng chéo khái niệm [8, tr.108]) đều
cho rằng có thể coi bài Vài suy nghĩ về cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại của
Antonio Blach (Tây Ban Nha) do Nguyễn Trung Đức dịch đăng trên Tạp chí
Văn học, số 5/1991 là văn bản đầu tiên đƣa khái niệm hậu hiện đại - chủ
nghĩa hậu hiện đại vào nƣớc ta. Tuy nhiên, theo một số tài liệu thì ngƣời đầu
tiên nói đến tính chất hậu hiện đại trong thực tiễn văn học Việt Nam là nhà
nghiên cứu ngƣời Úc Greg Lockhart. Trong một bài viết đăng trên tạp chí Văn
học số 4, 7- 8/ 1989, dƣới nhan đề "Tại sao tôi dịch truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp sang tiếng Anh", ông đã gọi truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là hiện
tƣợng văn học "hậu hiện đại chủ nghĩa"[18, tr.108-115]. Nhƣ vậy cho dù
không đặt vấn đề trực diện song nhận định của Greg Lockhart đã đóng vai trị
khơi mở cho một hƣớng tiếp cận mà sau đấy thu hút rất nhiều sự chú ý của
các nhà nghiên cứu ở Việt Nam.
Nghiên cứu chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam phải kể đến sự
góp sức của một số nhà nghiên cứu Việt kiều. Cơng trình của các nhà nghiên
cứu này chủ yếu tập trung giới thiệu, dịch thuật lí thuyết văn học hậu hiện đại,
bên cạnh đó cũng có một số bài trực tiếp đề cập vấn đề hậu hiện đại ở Việt
Nam. Một trong số đó có thể nói đến là Nguyễn Hƣng Quốc, nhà nghiên cứu
Việt kiều có công khai phá và đặt ra những câu hỏi mang tính thời sự về mối
quan hệ giữa chủ nghĩa hậu hiện đại với thực tiễn văn học Việt Nam đƣơng
đại. Có thể kể ra một loạt bài viết khá cơng phu về chủ nghĩa hậu hiện đại và
văn học hậu hiện đại ở Việt Nam của tác giả này nhƣ: Chủ nghĩa hậu hiện đại
và văn học Việt Nam (2000); Giễu nhại như một ý niệm (2005); Văn bản và


4

liên văn bản (2005); Chủ nghĩa hậu hiện đại và những cái cần chết trong văn
học Việt Nam (2009); Chủ nghĩa hậu hiện đại - Những mảnh nghĩ rời (
2009)...Trong các bài viết của mình, Nguyễn Hƣng Quốc đã lần lƣợt xem xét

vấn đề hậu hiện đại trong văn học Việt Nam trên rất nhiều phƣơng diện, từ
khả năng chịu ảnh hƣởng, những tính chất riêng biệt ở văn học Việt
Nam,...Cùng với Nguyễn Hƣng Quốc, một nhà nghiên cứu Việt kiều khác là
Hoàng Ngọc Tuấn cũng đã đi sâu nghiên cứu văn học hậu hiện đại. Ngoài các
bài viết tổng quan và dịch thuật, Hoàng Ngọc Tuấn, trong một số trƣờng hợp
và tình huống cụ thể, đã có những tiếp cận ban đầu với thực tiễn văn học hậu
hiện đại Việt Nam nhƣ Tiến tới một nền văn chương Việt Nam tồn cầu hóa
(2000); Lối viết hậu hiện đại sẽ trở nên phổ biến ở Việt Nam (2004); Chủ
nghĩa hậu hiện đại có đáng sợ đến thế khơng? (2004)...
Có thể nói, ở các mức độ và phƣơng diện khác nhau, dƣới hình thức tiểu
luận hay tranh luận, các nhà nghiên cứu đó đã sớm khẳng định những dấu
hiệu hậu hiện đại trong văn học Việt Nam.
Nghiên cứu chủ nghĩa hậu hiện đại và quan hệ của nó đối với đời sống
văn học Việt Nam, ở các mức độ và phạm vi khác nhau cũng đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu trong nƣớc sớm quan tâm.
Đầu tiên phải kể tới những cơng trình đƣợc tập hợp trong cuốn Văn học
hậu hiện đại thế giới những vấn đề lí thuyết, 2003, Nxb Hội Nhà văn, Trung
tâm Văn hóa Ngơn ngữ Đơng Tây. Trong cuốn sách này, nhóm biên soạn đã
giới thiệu 19 bài viết về chủ nghĩa hậu hiện đại của nhiều tác giả nổi tiếng trên
thế giới, đặc biệt là của các nhà nghiên cứu Việt Nam nhƣ : Phƣơng Lựu,
Nguyễn Văn Dân, Lê Huy Bắc; của các nhà nghiên cứu ngƣời Việt hải ngoại
nhƣ Nguyễn Hƣng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Ƣớc. Các cơng trình đã
bàn tới rất nhiều vấn đề của chủ nghĩa hậu hiện đại: thời điểm ra đời của chủ
nghĩa hậu hiện đại; nội hàm, ngoại diên của khái niệm này; mối quan hệ giữa


5

chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa hiện đại; sự tác động của chủ nghĩa hậu
hiện đại tới nền nghệ thuật đƣơng đại; diễn trình chủ nghĩa hậu hiện đại ở các

nƣớc Nga, Mỹ, Trung Quốc...Về phƣơng diện văn chƣơng, Nhà xuất bản Hội
nhà văn và Trung tâm Văn hóa Đơng Tây cũng in kèm tuyển tập Truyện ngắn
hậu hiện đại thế giới (Lê Huy Bắc tuyển chọn) nhằm mục đích giới thiệu với
bạn đọc thực tiễn sáng tác để kiểm chứng lí thuyết. Bộ sách này (một, tập hợp
về lí thuyết; một, tập hợp về truyện ngắn), cho đến nay vẫn là cơng trình dày
dặn, bề thế nhất bằng tiếng Việt bàn về chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học hậu
hiện đại nói chung. Qua cuốn sách, chúng tơi có đƣợc một cái nhìn khá bao
qt về phƣơng diện lí thuyết hậu hiện đại.
PGS.TS Nguyễn Thị Bình trong chuyên luận Văn xuôi Việt Nam 19751995- Những đổi mới cơ bản, 2007, Nxb Giáo dục, Hà Nội, đã đề cập đến
những dấu hiệu hậu hiện đại xuất hiện trong văn xuôi Việt Nam ở quan niệm
nghệ thuật về con ngƣời và các phƣơng thức thể hiện (lối trần thuật từ nhiều
điểm nhìn, sự đa giọng điệu trong ngơn ngữ...). Cũng với tác giả này, ở cơng
trình Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay
(nguồn: http:/nguvan.hnue.edu.vn), đã khẳng định khuynh hƣớng tiểu thuyết
theo phong cách hậu hiện đại sẽ là một trong những khuynh hƣớng chủ yếu
của văn học Việt Nam sau 1986.
Gần đây, GS.TSKH Phƣơng Lựu đã cho xuất bản cuốn sách Lí thuyết
văn học hậu hiện đại, 2012, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. Sau khi khái quát
về văn học hậu hiện đại và giới thiệu những bậc tiên phong của tƣ duy lí
thuyết hậu hiện đại trên thế giới, cuốn sách tiếp tục giới thiệu những chủ
nghĩa và trƣờng phái mới trong lĩnh vực lí thuyết văn học bao gồm: Chủ
nghĩa giải cấu trúc vốn đƣợc coi là mũi nhọn lí thuyết của chủ nghĩa hậu hiện
đại; trƣờng phái giải cấu trúc Hoa Kỳ; chủ nghĩa Tân lịch sử, một bƣớc đột
chuyển của chủ nghĩa hậu hiện đại; Phê bình nữ quyền, Phê bình hậu thực dân


6

với những đại diện xuất chúng...Đây là một cơng trình khoa học tổng quan
mang nhiều ý nghĩa trong lĩnh vực lí luận và nghiên cứu văn học Việt Nam

hiện nay.
GS.TS Lê Huy Bắc, nhƣ đã nói, là ngƣời đã dành nhiều thời gian để
nghiên cứu và giới thiệu chủ nghĩa hậu hiện đại vào Việt Nam. Văn học hậu
hiện đại lí thuyết và tiếp nhận, 2012, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội của ông
là chuyên luận đƣợc biên soạn chủ yếu theo tinh thần tổng hợp các tri thức
hậu hiện đại từ lí thuyết của các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài. Ngoài ra, dựa
vào thực tiễn sáng tác (truyện ngắn) của các tác giả văn chƣơng hậu hiện đại
nổi tiếng thế giới nhƣ Franz Kafka, Samuel Beckett, Umberto Eco, Gunter
Grass, Gabriel Garcia Márquez, John Updike, Don DeLillo, Paul Auster,
Allan Ginsberg, Italo Calvino, J.M. Coetzee, Orhan Pamuk...và Việt Nam nhƣ
Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Thanh
Thảo, Lƣu Quang Vũ, Nguyễn Ngọc Tƣ,...chuyên luận đã đúc kết một số
nguyên tắc sáng tác hậu hiện đại nhƣ "cực hạn", "huyền ảo", "mảnh vỡ", "mê
lộ",...và đề xuất một số khái niệm mới nhƣ "Mờ hóa" (Declearisation), "Giải
tơi" (Deself), "Đa văn bản" (Multitextuality),...Gần đây nhất là cơng trình Phê
bình văn học hậu hiện đại Việt Nam, cũng do GS.TS Lê Huy Bắc chủ biên,
2013, Nxb Tri thức và Văn học hậu hiện đại Diễn giải và tiếp nhận của
Nguyễn Thành, Hồ Thế Hà, Nguyễn Hồng Dũng (chủ biên), 2013, Nxb Văn
học. Hai cuốn sách này tập hợp những bài viết đặc thù nhất của nhiều tác giả
về nghiên cứu lí thuyết và phê bình văn học hậu hiện đại ở Việt Nam dựa trên
thực tiễn những tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam và thế giới. Trong
năm 2013, Kỉ yếu Hội thảo lần thứ hai của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
(sau hội thảo Đại học Khoa học Huế 2011) về Văn học hậu hiện đại - lí thuyết
và thực tiễn đƣợc tổ chức vì "Trên thế giới, nghiên cứu theo hƣớng hậu hiện
đại hiện khơng cịn hoàn toàn mới nữa, nhƣng ở ta khuynh hƣớng này vẫn


7

đƣợc xem là "hot" nhất bây giờ và vẫn đang còn ở những bƣớc đi ban đầu"

nhƣ lời Đề dẫn hội thảo [11, tr.5]. Điều này cho thấy sự phát triển đáng kể
trong nghiên cứu lí thuyết phê bình văn học Việt Nam, đặc biệt là phê bình
văn học hậu hiện đại vào hai thập niên đầu của thế kỉ XXI.
Ngồi ra cịn có nhiều bài viết của các tác giả tiếp cận văn xuôi Việt Nam
sau 1975 theo "tinh thần tƣ duy hậu hiện đại" nhƣ Lã Nguyên, Đào Tuấn Ảnh,
Phùng Gia Thế, Cao Kim Lan, Phan Tuấn Anh, Thái Phan Vàng Anh...
Những cơng trình nói trên là kết quả của q trình tìm tịi, sự nỗ lực khơng
mệt mỏi của các nhà nghiên cứu trên con đƣờng đƣa nền văn học Việt Nam,
trong đó có Lí luận và Phê bình - Nghiên cứu văn học hội nhập với văn học thế
giới. Những tài liệu đó đã cung cấp cho chúng tơi những cơ sở lí luận quan trọng
khi khái quát các đặc điểm tiểu thuyết mang dấu ấn hậu hiện đại của Vũ Đình
Giang - đối tƣợng chính của luận văn này.
2.2. Những cơng trình liên quan trực tiếp đến đề tài
2.2.1. Những cơng trình, bài viết bàn về tiểu thuyết Song Song
Cuốn tiểu thuyết Song Song của Vũ Đình Giang lần đầu ra mắt đã phần
nào kích thích thị hiếu thẩm mĩ của ngƣời đọc. Trong bài giới thiệu về cuốn tiểu
thuyết, Bích Ngân thừa nhận Vũ Đình Giang "đã khơng chấp nhận lối viết giống
với những gì đã có, khơng trƣợt theo đƣờng mịn quen thuộc, khơng viết theo xu
hƣớng thỏa hiệp với chính mình. Giang viết trong khát vọng muốn tìm kiếm
những giá trị mới cho văn học trong xu thế mới"[18, tr.325]. Cũng trong bài viết
này, sau khi chỉ rõ những nỗ lực sáng tạo của Vũ Đình Giang, tác giả khẳng
định: "Với tiểu thuyết đầu tay của mình, Vũ Đình Giang đã thực sự góp phần
làm nên nhân cách sáng tạo và cũng góp phần tạo nên giá trị của văn học" [18,
tr.326]. Sau đó, ở bài viết Rơi xuống từ bóng tối trên trang www.thanhnien.com,
ngày 12/1/2008, tác giả Ngô Thị Kim Cúc đã chỉ ra một số điểm nổi bật của tác
phẩm nhƣ "Vũ Đình Giang đã viết về thế giới khơng đàn bà không phải bằng sự


8


quan sát bên ngồi mà bằng sự bóc trần nhân vật từ bên trong", nhà văn đã xây
dựng trong tác phẩm "một thế giới đóng kín, trong tăm tối" với những con ngƣời
"cô đơn tận cùng" đặt cạnh nhau và "cuốn tiểu thuyết giống nhƣ sự nối kết
những nhật kí nội tâm của nhân vật”[49]. Trong "Giải mã" Vũ Đình Giang đăng
trên trang www.thotre.com, ngày 18/7/2008, tác giả Phong Điệp cho rằng "Vũ
Đình Giang đã khơng chấp nhận lối viết giống với những gì đã có" và "với Song
Song, tác giả đã thể hiện bản lĩnh sáng tạo của mình"[51]. TS Thái Phan Vàng
Anh, trong bài viết Tiểu thuyết Song Song và khát vọng truy tìm bản thể cho
rằng: "với cuốn tiểu thuyết đầu tay, Vũ Đình Giang đã định danh, với ý thức
vƣợt qua những tồn dƣ ngoan cố của lối viết cũ", rằng "Song Song đã dung nạp
vào bản thân những yếu tố hậu hiện đại và có những thể nghiệm thành
công"[44]. Cũng tác giả Thái Phan Vàng Anh, trong Tiểu thuyết Việt Nam đầu
thế kỉ XXI từ góc nhìn hậu hiện đại đăng trên Văn nghệ Qn đội (712) đã khẳng
định Song Song của Vũ Đình Giang là "Một trong những tiểu thuyết đầu thế kỉ
XXI mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại"[6]. Tháng 3 năm 2014 tiểu
thuyết Song Song đƣợc NXB Riveneuve phát hành ấn bản tiếng Pháp dƣới nhan
đề Parallèles. Đây là cuốn sách Việt Nam đầu tiên về đề tài đồng tính đƣợc
chuyển thể sang tiếng nƣớc ngồi. Theo đánh giá của NXB Riveneuve "đây là
quyển tiểu thuyết táo bạo, trong đó tác giả đã đoạn tuyệt với phong cách cổ điển
để "chơi đùa" với văn phong tự do và đầy bản năng"[ 47]. Dịch giả Yves Bouill
chia sẻ trên Báo Thanh Niên số 15, ra ngày 15/1/2015 rằng: " Đó là cuốn sách
đầu tiên mà tôi dịch, và tôi e sợ một chút. Song Song là một tác phẩm hơi khó
hiểu, có khơng khí mộng mị, rất khó nắm bắt. Đã có lúc tơi khơng phân biệt
đƣợc hiện thực và tƣởng tƣợng"[12].
2.2.2. Những cơng trình, bài viết bàn về tiểu thuyết Bờ xám
Tiểu thuyết Bờ xám từ khi mới ra đời đã gây nên một sự chú ý đáng kể
ở ngƣời đọc. Bờ xám là một cuộc thử nghiệm riêng và lạ của chính tác giả về


9


những con ngƣời kì dị, gần nhƣ đánh mất phần ngƣời trong chính tâm hồn họ.
PGS.TS Nguyễn Thành Thi đã nhận ra trong tiểu thuyết này một cái nhìn
"xám" và chất "hài hƣớc đen" cùng âm hƣởng hoài nghi hiện sinh khá đậm.
Đặc biệt tác giả còn phát hiện một kiểu nhân vật trong Bờ xám mà ông gọi là
nhân vật "sói hóa". Theo PGS.TS Nguyễn Thành Thi, viết Bờ xám, "có thể Vũ
Đình Giang đã chịu ảnh hƣởng nhiều từ các sáng tác hiện đại, hậu hiện đại,
chẳng hạn cái nhìn vào cõi thầm kín của kiểu nhân vật "sói hóa" ít nhiều chịu
ảnh hƣởng gián tiếp hoặc trực tiếp của Tơ-tem Sói (Khƣơng Nhung) hay cặp
đơi nhân vật chính và kết cấu song song trong Bờ xám có dáng dấp cặp đôi
trong Rừng Nauy (Haruki Murakami) và đặc biệt trong Linh Sơn của Cao
Hành Kiện" [66]. Riêng với tác giả Huỳnh Dũng Nhân, "Bờ xám là một cuốn
sách mà tác giả đã viết rất có nghề. Và lạ"[54]. Trong Bờ xám và những ẩn
ức, đăng trên trang nhavantphcm.com.vn, tác giả Anh Trúc nhận xét :"Bờ xám
hiển lộ một thế giới đầy thƣơng tổn và bất ổn"[67]. Đặc biệt, tác giả Đặng Thị
Phƣợng Vi trong hai bài viết của mình Những con người dị biệt trong tiểu
thuyết Vũ Đình Giang in trong Tạp chí Non Nước số 170 và Văn xi Vũ Đình
Giang - tính chất đa giọng điệu đăng trên trang www.bichkhe.org đã có
những khám phá và đánh giá khá sâu sắc về tiểu thuyết Vũ Đình Giang ở một
số khía cạnh nổi bật nhƣ nhân vật, giọng điệu,...
Ngoài ra, trong các bài viết bàn về tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam,
một số tác giả cũng đã đề cập đến tiểu thuyết Vũ Đình Giang nhƣ Tiểu thuyết
2010 và những tiếng nói phản biện của Đỗ Hải Ninh, Khơng có "vùng cấm"
trong tiểu thuyết trẻ của Bùi Việt Thắng, Tiểu thuyết đương đại như là một
thế giới trò chơi của Hoàng Cẩm Giang, Giọng điệu trần thuật trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại của Thái Phan Vàng Anh...
Trong các tài liệu đề cập ở trên, có một số ý kiến cho rằng tiểu thuyết
Vũ Đình Giang khó đọc, có cảm giác nặng nề, xám xịt, song hầu hết đều thừa



10

nhận tác giả đã có nhiều nỗ lực "đoạn tuyệt với phong cách cổ điển để chơi
đùa với văn phong tự do và đầy bản năng" [42].
Những lời giới thiệu hay bài viết trên đây, do tính mục đích cũng nhƣ
đặc trƣng của cơng trình, nên dù chƣa trực tiếp hay đi sâu nghiên cứu ảnh
hƣởng của chủ nghĩa hậu hiện đại cũng nhƣ chỉ ra đƣợc những dấu hiệu hậu
hiện đại trong sáng tác của Vũ Đình Giang nhƣng đã cung cấp những gợi mở
quý giá, mang tính định hƣớng cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi khảo sát
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Vũ Đình Giang nhìn từ
những dấu hiệu (hay yếu tố) văn học hậu hiện đại.
3.2. Phạm vi khảo sát
- Gồm hai tiểu thuyết: Song Song (2007), Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí
Minh và Bờ xám (2010), Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
- Các tác phẩm khác của Vũ Đình Giang và một số tác giả khác, chúng
tơi có tham khảo nhƣng khơng phải là đối tƣợng khảo sát chính.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp vận dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau,
trong đó có các phƣơng pháp chính:
- Phƣơng pháp vận dụng lí thuyết "chủ nghĩa hậu hiện đại": Sử dụng
phƣơng pháp này để chúng tôi soi chiếu vào tiểu thuyết Vũ Đình Giang nhằm
xem xét sự tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại của tác giả và nhận diện những dấu
hiệu hay yếu tố của văn học hậu hiện đại trong tác phẩm của Vũ Đình Giang.
- Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống: Khảo sát tiểu thuyết của Vũ Đình
Giang trong tính chỉnh thể, hệ thống tồn bộ những dấu hiệu hay yếu tố hậu
hiện đại trong tác phẩm trên các phƣơng diện để có sự đánh giá mang tính
tổng thể.



11

- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng
để phân tích những dấu hiệu hay yếu tố hậu hiện đại và lí giải giá trị của nó
trong tiểu thuyết Vũ Đình Giang trên các phƣơng diện, từ đó có sự đánh giá
khái quát tiểu thuyết Vũ Đình Giang từ góc nhìn hậu hiện đại.
- Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu: vận dụng phƣơng pháp này, chúng
tơi đặt tiểu thuyết Vũ Đình Giang trong cái nhìn đối chiếu với những tiểu
thuyết của các tác giả khác trong xu hƣớng văn học hậu hiện đại để từ đó chỉ
ra đƣợc những điểm nổi bật mang dấu ấn cá nhân của Vũ Đình Giang.
5. Đóng góp của luận văn
- Khảo sát, phân tích một cách có hệ thống dấu hiệu hậu hiện đại trong
tiểu thuyết Vũ Đình Giang. Trong chừng mực nhất định, chỉ ra những dấu ấn
cá nhân Vũ Đình Giang so với một số nhà văn Việt Nam đƣơng đại.
- Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm
đến trào lƣu văn học hậu hiện đại cũng nhƣ tác giả Vũ Đình Giang.
6. Bố cục của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn đƣợc triển khai trong 3 chƣơng:
Chương 1. Tiểu thuyết Vũ Đình Giang trong xu hướng tiểu thuyết
hậu hiện đại ở Việt Nam
Chương 2. Cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Vũ Đình
Giang từ góc nhìn hậu hiện đại
Chương 3. Một số thủ pháp nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Đình Giang từ
góc nhìn hậu hiện đại


12


CHƢƠNG 1

TIỂU THUYẾT VŨ ĐÌNH GIANG TRONG XU HƢỚNG
TIỂU THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM
1.1. XU HƢỚNG HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
SAU 1986
1.1.1. Một vài điểm khái lƣợc về văn học hậu hiện đại
a. Chung quanh khái niệm Chủ nghĩa hậu hiện đại
Mặc dù đến nay thuật ngữ hậu hiện đại đã đƣợc sử dụng vô cùng rộng
rãi trong rất nhiều lĩnh vực trên toàn thế giới, ăn sâu vào cảm thức văn hóa và
lối sống con ngƣời của các xã hội phát triển cũng nhƣ đang phát triển, song để
trả lời cho các câu hỏi: Chủ nghĩa hậu hiện đại là gì? Chủ nghĩa hậu hiện đại
có từ bao giờ? khơng phải là chuyện dễ dàng.
Hiện nay có khá nhiều giả thiết về thời điểm ra đời của thuật ngữ hậu
hiện đại. Một số tài liệu cho rằng họa sĩ ngƣời Anh John Watkins Chapman là
ngƣời đầu tiên đã dùng thuật ngữ này khi vào khoảng những năm 1870, ông
đã gọi các bức tranh mới mẻ hơn, tiên phong hơn hội họa ấn tƣợng Pháp là
"hội họa hậu hiện đại". Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khi đi tìm dấu tích
ngọn ngành của thuật ngữ lại khẳng định khái niệm "hậu hiện đại" đã manh
nha từ thập niên 1930: "Vào năm 1934 trong Tuyển tập thơ Tây Ban Nha và
Mĩ Latinh, nhà phê bình P.D. Onise đã sử dụng thuật ngữ "chủ nghĩa hậu hiện
đại" để hình dung tính chất của tuyển tập này khác với thơ ca hiện đại lúc bấy
giờ"[28, tr.56]. Còn Ihab Hassan trong cơng trình Về khái niệm chủ nghĩa hậu
hiện đại lại cho rằng nguồn gốc của khái niệm này "chƣa thể biết chắc chắn,
mặc dù chúng ta đã biết Federico de Onis đã sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa hậu
hiện đại ở cơng trình Hợp tuyển thơ ca Tây Ban Nha và các nước Châu Mĩ
nói tiếng Tây Ban Nha (Antologia de la poesia espanola e hispano-


13


americana,1882-1932) xuất bản ở Madrid năm 1934 và Dudley Fitts dùng lại
trong Hợp tuyển thơ Mĩ- Latin đƣơng đại vào 1942" [34, tr.16]. Thuật ngữ "
Hậu hiện đại" tiếp tục xuất hiện trong một số cơng trình nghiên cứu sau đó.
Đến những năm 1960 - 1970 ở phƣơng Tây, các khái niệm " Hậu hiện đại"
"Chủ nghĩa hậu hiện đại" đƣợc sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực của đời
sống trong đó có văn hóa nghệ thuật.
Khơng "thuận buồm xi gió" nhƣ một số trào lƣu, chủ nghĩa ra đời
trƣớc đó, chủ nghĩa hậu hiện đại ngay từ lúc xuất hiện đã gây ra những phản
ứng trái chiều: ngƣời hơ hào, kì vọng; kẻ hồi nghi, phản đối quyết liệt. Song
dù muốn hay khơng thì chủ nghĩa hậu hiện đại cũng đã tồn tại với đầy đủ các
mặt tốt xấu của nó. Nói nhƣ D.W.Fokkema "thậm chí ngƣời ta chƣa kịp xác
định ý nghĩa của nó, thì nó đã trở thành một thuật ngữ thông dụng cho mọi
nhà"[28, tr.56]. Điều đáng lƣu ý là thuật ngữ hậu hiện đại trong cách dùng của
mỗi tác giả khác nhau và ở các hồn cảnh khác nhau cũng khơng giống nhau
về nghĩa. Lí giải về điều này, Mary Klages cho rằng “Chủ nghĩa hậu hiện đại
(postmodernism) là một thuật ngữ phức tạp (...). Chủ nghĩa hậu hiện đại rất
khó định nghĩa vì nó là một quan niệm xuất hiện trong nhiều bộ môn hay khu
vực nghiên cứu bao gồm nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, phim ảnh, văn học,
xã hội, truyền thông, thời trang và cơng nghệ"[8, tr.197]. Hồn cảnh hậu hiện
đại, theo Lyotard là "sự hoài nghi đối với mọi đại tự sự". Từ quan niệm này,
các nhà hậu hiện đại tránh lập thuyết bởi nếu lập thuyết thì bản thân họ lại rơi
vào đại tự sự. Vậy nên dù là một khái niệm đang phổ biến trên toàn thế giới
nhƣng hậu hiện đại khơng có một lí thuyết thống nhất hoặc một chuỗi quan
điểm mạch lạc, khơng có tổ chức, khơng tun ngơn. Mỗi lí thuyết gia chỉ
chọn cho mình một lĩnh vực, họ đề xuất một hoặc vài khái niệm nào đó, xuất
phát từ những góc chiếu khác nhau, nhƣ: "Jean Francois Lyotard đề xuất "đại
tự sự/tiểu tự sự", Michel Foucault đƣa ra các khái niệm về "diễn ngôn",



14

Jacques Derrida và Julia Kriteva đề xuất "liên văn bản", Jean Baudrillard
khẳng định "hiện thực thậm phồn"..."[11, tr.6]. Theo Từ điển Bách khoa Nhân
chủng học Văn hóa (Encyclopedia of Cultural Anthropology-1996), “Chủ
nghĩa hậu hiện đại đƣợc định nghĩa nhƣ một trào lƣu chiết trung, khởi đầu từ
mỹ học về kiến trúc và triết học. Chủ nghĩa hậu hiện đại tán thành thái độ hồi
nghi có hệ thống các viễn cảnh lấy lý thuyết làm nền tảng"[8, tr.502]. Còn
Lyotard - ngƣời đƣợc xem là cha đẻ của chủ nghĩa hậu hiện đại thì cho rằng:
"thời đại hậu hiện đại" nhìn chung đƣợc xem nhƣ sự xói mịn niềm tin vào
những "đại tự sự", "siêu truyện", những thứ chính thống hóa, thống nhất và
"tồn trị hóa" quan niệm về thời đại"[ 8, tr.40]. C.F Jameson coi đó là ý thức
văn hóa của "chủ nghĩa tƣ bản muộn" cịn I. Hassan thì xem cảm thức hậu
hiện đại nhƣ một cơn khủng hoảng niềm tin của con ngƣời vào tất cả những
giá trị đã tồn tại trƣớc đó. Trong khi đó, Charles Jencks trong bài viết Chủ
nghĩa hậu hiện đại là gì? đã khẳng định: "Chủ nghĩa hậu hiện đại trên căn bản
là một thứ hỗn hợp mang tính chiết trung của bất cứ truyền thống nào với
những gì vừa mới qua: nó vừa là sự kế tục vừa là sự siêu việt hóa của chủ
nghĩa hiện đại" [8, tr.65]. Xuất phát từ thời điểm ra đời của chủ nghĩa hậu
hiện đại, giới nghiên cứu khi bàn về thuật ngữ này thƣờng chọn chủ nghĩa
hiện đại làm hệ quy chiếu để tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của nó. Từ các ý
kiến khác nhau, thậm chí trái chiều, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân trong
Chủ nghĩa hậu hiện đại hay là hiện tượng chồng chéo khái niệm đã từng phân
ra ba nhóm quan niệm chính về hậu hiện đại trong nghệ thuật.
Nhƣ vậy qua những cách đặt vấn đề mang tính lí thuyết trên thì chủ
nghĩa hậu hiện đại là gì hầu nhƣ vẫn chƣa có đƣợc câu trả lời thống nhất: nó
là sự phát triển hay sự phủ định của chủ nghĩa hiện đại? "là đỉnh cao của chủ
nghĩa hiện đại", là "cơn kịch phát của chủ nghĩa hiện đại" hay là "sự nối dài
của chủ nghĩa hiện đại"? Chủ nghĩa hậu hiện đại "nhƣ là sự quay trở về với



15

truyền thống để chống lại chủ nghĩa hiện đại" hay "nhƣ là một sự vƣợt khỏi
chủ nghĩa hiện đại, một phong trào lai tạp mới và tƣơng phản với chủ nghĩa
hiện đại?"[ 4, tr.117]... Có lẽ vì thế mà Nguyễn Hƣng Quốc đã đề xuất cách
viết có tính lai ghép là "h(ậu h)iện đại " để thể hiện sự giao thoa khó tách biệt
của hai khuynh hƣớng này [57].
Tuy nhiên, từ quan điểm của các nhà nghiên cứu, có thể hiểu một cách
khái quát nhất "theo cấp độ rộng, chủ nghĩa hậu hiện đại chỉ những điều kiện
văn hóa, triết lí sống và phong cách sống của cả một thời đại; hiểu ở cấp độ
hẹp, nó chỉ một trào lƣu sáng tác với quan điểm mỹ học và kĩ thuật cũng nhƣ
thủ pháp riêng, khác với những tác phẩm ra đời trong quỹ đạo hiện đại chủ
nghĩa trƣớc đó"[60]. Dù có những phát biểu khác biệt, song đa số các nhà hậu
hiện đại vẫn có một quan điểm chung là, do việc xem thế giới nhƣ một sự hỗn
độn và bất khả nhận thức nên họ ra sức chống lại sự thống trị của những tri
thức và chân lí của chủ nghĩa hiện đại. Trên cơ sở đó, các nhà hậu hiện đại đề
xuất các luận điểm căn bản nhƣ: bất tín nhận thức, đại tự sự và tiểu tự sự, liên
văn bản, diễn ngơn và trị chơi ngơn ngữ,...
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu về điều
kiện, hồn cảnh ra đời, nội hàm...của chủ nghĩa hậu hiện đại mà thông qua
việc thừa nhận sự tồn tại của nó để tập trung khảo sát ảnh hƣởng của chủ
nghĩa hậu hiện đại đến sáng tác của các nhà văn Việt Nam đƣơng đại, cụ thể
qua trƣờng hợp của tác giả Vũ Đình Giang. Chủ nghĩa hậu hiện đại là một
khái niệm đa nghĩa, không phải khái quát nào về hậu hiện đại ở phƣơng Tây
cũng có thể dùng để nghiên cứu thực tiễn hậu hiện đại ở Việt Nam. Đối với
chúng tôi, khi thực hiện luận văn này, thì quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại
của Lyotard: " Nói một cách thật đơn giản, "hậu hiện đại" là sự hoài nghi đối
với các siêu tự sự"[43, tr.55] là một sự gợi ý hữu ích.



16

b. Đặc điểm cơ bản của văn học hậu hiện đại
Dù còn tồn tại nhiều vấn đề chƣa ngã ngũ, song tựu trung các ý kiến khi
bàn về chủ nghĩa hậu hiện đại đều lấy chủ nghĩa hiện đại làm cơ sở, làm xuất
phát điểm để xác định cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại. Bởi không giống với
các trào lƣu trƣớc đây trong lịch sử văn chƣơng, chủ nghĩa hiện đại và chủ
nghĩa hậu hiện đại có ranh giới khơng thật sự rõ ràng, chúng có thể "tồn tại
cùng lúc, xen kẽ và chồng chéo lên nhau"[57]. Chủ nghĩa hậu hiện đại, nhƣ
tên gọi của nó, có thể đƣợc hiểu là sự kế thừa, phát triển hoặc vƣợt qua chủ
nghĩa hiện đại. Từ đó dẫn đến cách hiểu chủ nghĩa hậu hiện đại là những phản
ứng nhận thức hay thẩm mĩ chống lại/ thể hiện khác biệt với quy chuẩn của
chủ nghĩa hiện đại. Năm 1985, Ihab Hassan đã đƣa ra bảng so sánh giữa chủ
nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại nhằm khu biệt sự khác nhau cơ bản
giữa hai khuynh hƣớng này và đƣợc nhiều ngƣời nghiên cứu tham khảo [9,
tr.29]. Nhật Chiêu thì cho rằng chủ nghĩa hậu hiện đại là một diễn trình "viết
lại những phƣơng diện của hiện đại" [10, tr.48]. Nhƣ vậy tùy thuộc vào cách
hiểu về chủ nghĩa hiện đại, tùy vào mức độ và phạm vi ảnh hƣởng của chủ
nghĩa hậu hiện đại đến từng quốc gia, từng lĩnh vực của đời sống mà biểu
hiện của các khái niệm trong khuynh hƣớng hậu hiện đại khác nhau. Vì chủ
nghĩa hậu hiện đại là một hiện tƣợng không đơn nhất, một hệ thống mở,
không ngừng vận động trong đời sống xã hội và văn học nghệ thuật nên nó
khơng đóng khung vào một hệ thống lí thuyết nào. Ở đây, chúng tôi chỉ xin
giới thiệu một số vấn đề, khái niệm, thuật ngữ có liên quan trực tiếp đến đề
tài.
Trƣớc hết là vấn đề cảm quan hậu hiện đại. Đó là "một kiểu cảm nhận
thế giới đặc biệt, là sự phản ánh tâm thức (mentality) thời đại hậu hiện đại"[8,
tr.7]. Bởi vì mỗi thời đại lịch sử đều sản sinh ra kiểu tâm trạng tƣơng ứng vậy
nên "chỉ khi nào tìm thấy tâm thức hậu hiện đại trong sáng tác văn học, ta mới



17

có quyền nói tới văn học hậu hiện đại"[53]. Các nhà hậu hiện đại cho rằng sự
hình thành của chủ nghĩa hậu hiện đại nhƣ là một "hệ quả tất yếu của cuộc đại
khủng hoảng về nhận thức luận xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ XIX cùng với sự
phá sản của chủ nghĩa khái nghiệm thực chứng” [7]. Vậy nên họ xem sự tồn
tại của thế giới là một sự hỗn độn, các sự vật hiện tƣợng cứ" đan bện" và "
chồng chéo lẫn nhau", "xuất hiện, biến mất rồi lại xuất hiện mà không tuân
thủ quy tắc, trật tự nào"[7]. Các nhà hậu hiện đại chấp nhận, tôn trọng những
tồn tại tự do, ngẫu hứng của sự vật hiện tƣợng. Vì thế, với họ "bản chất cuộc
đời là không định hƣớng" [9, tr.36]. Con ngƣời hậu hiện đại khơng cịn q
tin vào những chân lí, hay nói nhƣ Nguyễn Hƣng Quốc, chủ nghĩa hậu hiện
đại gắn liền với những cái chết: "cái chết của chân lí", "cái chết của các đại tự
sự", "cái chết của hiện thực", "cái chết của các điển phạm và những thứ
khác"[60]. Có thể nói thời hậu hiện đại là thời của "sự đổ vỡ của vô số niềm
tin, từ niềm tin vào cái gọi là bản sắc đến niềm tin vào sự tiến bộ", niềm tin
vào cái gọi là "chân lí tuyệt đối, cũng nhƣ khơng tin vào sự tiến bộ tuyến tính
của lịch sử, vào tính duy lí và hiệu quả cải tạo xã hội của nó"[60]. Nếu các
nhà văn hiện đại hƣớng đến những hiện thực rộng lớn, có tính phổ qt,
những vấn đề vĩ đại mang tính tồn nhân loại, xác lập các đại tự sự thì các tác
gia hậu hiện đại lại đề cao các tiểu tự sự, thừa nhận những vùng ngoại biên,
dung nạp những thứ đƣợc coi là ngoại lệ, chấp nhận sự tạm bợ, ngẫu nhiên và
nhất thời, khơng địi hỏi tính chân lí, bao qt hay ổn định dài lâu. Các nhà
văn hậu hiện đại đả phá đại tự sự, tơn trọng tính hỗn độn trần thế và quan
niệm cuộc đời nhƣ thế nào thì hãy để n nó nhƣ thế, ngƣời nghệ sĩ khơng thể
và không nên can dự. Lê Huy Bắc gọi đây là "diễn trình Lão Tử" để phân
định với "diễn trình Khổng Tử" (q trình tham dự hịng giải quyết, hàn gắn
những mảnh vỡ hỗn độn của thực tại nhằm hƣớng đến một bức tranh tồn

vẹn) [5, tr.310]. Hay nói cách khác, "trong khi tâm thức hiện đại "khóc than"


18

thì tâm thức hậu hiện đại "reo mừng" trƣớc sự giải thể của một hiện thực duy
nhất và sự trỗi dậy của vô vàn khả thể "[43, tr.21]. Nhƣ vậy có thể khái quát
cảm quan hậu hiện đại bằng hai thuộc tính cơ bản là hồi nghi và hỗn độn.
Cảm quan này đƣợc chuyển hóa vào trong văn học nghệ thuật với những quan
niệm mới về con ngƣời và hiện thực cuộc sống.
Trong thời hậu hiện đại, các đại luận thuyết, siêu tự sự, trung tâm, trục
chính bị lật đổ, thực tại trở nên hỗn loạn, trống rỗng. Đánh mất niềm tin vào
cái gọi là hiện thực, cho rằng "cái thực khơng cịn hiện hữu nữa” [60]..., chủ
nghĩa hậu hiện đại quan niệm đó là thế giới của bất cứ điều gì con ngƣời có
thể nghĩ hay tƣởng tƣợng ra. Vì chấp nhận sự hỗn độn của thế giới nên chủ
nghĩa hậu hiện đại chấp nhận bản chất khách quan của hiện thực. Theo
Lyotard, chúng ta đang sống trong một thế giới mà nơi đó "hiện thực đã bị
mất ổn định đến độ khơng cịn đảm bảo chất liệu nào cho kinh nghiệm nữa,
nhƣng lại có đủ cho việc tìm tịi và thử nghiệm" [43, tr.19]. Từ góc nhìn này,
thế giới hiện thực trong quan niệm của các nhà hậu hiện đại là thế giới "thậm
phồn" luôn mở rộng đến tận cùng mọi khả năng tri nhận của con ngƣời. Trong
thế giới hiện thực rất giàu có ấy, cái thực và ngụy tạo, bản gốc và bản sao cứ
"chồng chất lên nhau, tan lẫn vào nhau, chúng dẫn đến nguy cơ không thể
chiết xuất đƣợc đâu là thực và đâu là thế vì" [60]. Quan niệm này của các nhà
văn hậu hiện đại chính là sự đối thoại với khái niệm hiện thực quen dùng lâu
nay. Họ cho rằng, cái hiện thực mà họ chứng kiến, lĩnh hội và mô tả khơng
phải là hiện thực nhƣ nó là, mà là cái hiện thực bị bóp méo, gị ép phải nhìn
thấy, hiểu và kể lại qua những đại tự sự mà thôi. Bản chất của quan niệm hiện
thực thậm phồn là đã mở rộng dân chủ cho các đối tƣợng hiện thực trên từng
trang viết, xóa nhịa ranh giới giữa thực tại và tƣởng tƣợng, từ thế giới con

ngƣời tri giác trực tiếp đến thế giới chỉ tồn tại trong linh giác nhƣ thế giới vơ
thức, hoang đƣờng kì ảo. Đƣợc viết trong tâm thức hậu hiện đại nhƣ thế nên


19

các sáng tác thuộc trào lƣu này mang khuynh hƣớng tự nó trình ra một thế
giới đa trị để ngƣời đọc có thể tự do tạo nghĩa. Tính chất mở làm thành một
đặc trƣng khi khám phá các tác phẩm hậu hiện đại: nó dẫn ngƣời đọc cụ thể
đến từng chân trời của riêng mình, lấp đầy khoảng trống của phần văn bản
mở ra. Nói nhƣ Liviu Petrescu, sự hấp dẫn của một tác phẩm hậu hiện đại
chính là ở chỗ nó dẫn ngƣời đọc vào một tịa nhà mà "các cửa sổ của nó mở
toang hƣớng về một bầu trời tƣơi mát và chìm sâu trong một thứ ánh sáng đầy
quyến rũ" [ 25, tr.254].
Cùng với vấn đề hiện thực là vấn đề con ngƣời. Nếu trong chủ nghĩa
hiện đại, "lí tính lên ngơi, con ngƣời rực rỡ với hào quang trí tuệ đến mức bản
thân họ là những cái tơi vững chãi và cao vọi" [9, tr.125] thì sang hậu hiện
đại, cùng với sự sụp đổ của các đại tự sự, nhận thức của con ngƣời cũng có sự
thay đổi. Con ngƣời cảm thấy cô đơn, bơ vơ, lạc lồi, vơ nghĩa, bất an và
hồi nghi về sự tồn tại của chính mình: "Con ngƣời thơi khơng cịn là những
cái "tơi" chất ngất, khơng cịn là hiện thân của những minh triết trong cuộc
đời" [9, tr.126] mà thƣờng bị phân tán thành "một chủ thể phi trung tâm, bao
hàm nhiều mảnh vụn và tất cả đều bị hòa tan trong bối cảnh xám xịt chung
quanh" [28, tr.63]. Nhà văn hậu hiện đại quan tâm nhiều hơn đến những "chất
liệu tâm lí" nhƣ "tình cảm mâu thuẫn, mối xúc động nội tâm, những đối thoại
tiềm ẩn rời rạc" [28, tr.64] và nhìn nhận nó trong sự ngổn ngang đa chiều của
cuộc sống, trong các mối quan hệ chồng chéo phức tạp.
Khái niệm con ngƣời đã đƣợc bổ sung thêm những nét nghĩa mới, văn
học hậu hiện đại không chỉ phản ánh con ngƣời ý thức mà còn chú ý con
ngƣời vơ thức, đã dị tìm đến phần mờ tối, khuất lấp, miền hoang nằm ngoài ý

thức của con ngƣời - những điểm mù lý tính. Từ sự quan tâm đến con ngƣời
bản năng, con ngƣời dục vọng, cái "con ngƣời bên trong con ngƣời"; cùng với
việc đi vào chiều sâu vô thức, khám phá những đam mê, ẩn ức, bột phát, bao


20

điều phức tạp, tế nhị trong đời sống nội tâm của con ngƣời, nhà văn hậu hiện
đại thể hiện nỗ lực vƣợt thốt, nỗ lực khẳng định những điều bình thƣờng nhất
của cuộc sống.
Cảm quan hậu hiện đại về hiện thực, con ngƣời cũng ảnh hƣởng trực
tiếp đến các phƣơng thức thể hiện của nó. Mang tâm thức hồi nghi các siêu
tự sự, nhà văn hậu hiện đại sáng tác với ý hƣớng "giải thiêng" văn học. Trò
chơi đã trở thành một khuynh hƣớng thẩm mĩ chủ đạo của trào lƣu văn học
này và đƣợc thể hiện trong sáng tác bằng việc giải phóng tối đa ngơn từ, chấp
nhận nhiều hình thức thể nghiệm, nhiều kiểu nhại cũng nhƣ các dạng cấu trúc
phi truyền thống của ngôn từ văn bản…"Nhà văn hoạt động nhƣ một kẻ tôi tớ
đã để cho văn bản hoạt động một cách tự do vƣợt ra ngồi ý định của chính
mình"[8, tr.409]. Từ phƣơng diện tổ chức văn bản, cấu trúc mảnh vỡ là một
khuynh hƣớng sáng tác rất tiêu biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại, gắn liền với ý
hƣớng "giải trung tâm" kiểu truyền thống. Cách làm phân rã, đập vỡ mảnh
đoạn cốt truyện chính là cách nhà văn thực hiện cuộc chơi của mình và lơi
kéo ngƣời đọc cùng tham gia trị chơi lắp ghép. Tính phân mảnh trong kết cấu
là một trong những cách thức thể hiện cảm quan của con ngƣời hậu hiện đại
về một thế giới phân rã, đổ vỡ vụn rời và các nhà văn tôn trọng hiện thực đó,
khơng hề có ý định hàn gắn, lắp ghép hay sắp xếp lại hịng đạt đến một bức
tranh tồn vẹn nhƣ cách của các nhà văn hiện đại từng làm.
Khác với quan niệm về thể loại của văn học hiện đại, trong văn học hậu
hiện đại mọi đƣờng biên của thể loại bị phá vỡ, xóa nhịa một cách đầy dụng
ý (một cuốn tiểu thuyết có thể đƣợc trình bày bằng hàng loạt các hình thức

xen gối vào nhau, thu nạp nhiều thể loại, nhiều văn bản khác nhau nhƣ thơ,
kịch, ký, phóng sự, thƣ từ, blog và cả chính nó - tiểu thuyết...) "Và hình thức
kiến trúc liên văn bản (architextuality - mối quan hệ thể loại giữa các văn bản)
ở các cấp độ cấu trúc trần thuật trong tác phẩm trở lên phù hợp với xu hƣớng


21

ngắn lại của tiểu thuyết và sức chứa một hiện thực thậm phồn"[34, tr.269].
Ngôn ngữ và giọng điệu cũng là hai yếu tố trong rất nhiều mắt xích của cỗ
máy sáng tạo trị chơi, của vơ số những thử nghiệm của các cây bút hậu hiện
đại. Các nhà văn hậu hiện đại quan niệm ngơn ngữ có tính độc lập, sự sáng
tạo ngơn ngữ thực chất chỉ là những trị chơi, tự nó đã mang lại ý nghĩa cho
ngƣời chơi chứ khơng cần và cũng khơng có nhiệm vụ phản ánh cái gì đó.
Chủ nghĩa hậu hiện đại rất coi trọng "cái biểu đạt (signifiant)" trong lý luận
của Ferdinand de Saussure, phóng đại vai trị to lớn của nó đến vô hạn dẫn
đến việc tùy tiện trong ghép từ, tạo câu, bất kể về mặt nội dung, dẫn tới "sự
bành trƣớng ngôn từ" (Charles Newman). Ngôn ngữ văn học bị thơng tục hóa:
khơng cịn là những câu văn đƣợc đẽo gọt tinh xảo nữa mà thay vào đó là sự
xuất hiện ồ ạt của những khẩu ngữ, tiếng lóng, tiếng tục, sự xâm lấn của ngôn
ngữ vỉa hè, ngôn ngữ đặc trƣng của thời @ và nhất là sự xuất hiện đậm đặc
của ngơn ngữ tính dục. Sự xóa nhịa ranh giới giữa tính tinh tuyển và tính
bình dân trong sử dụng ngơn ngữ đã làm phá vỡ tính chuẩn mực của ngôn từ
văn học truyền thống. Điều này một mặt làm cho văn học hậu hiện đại “gần”
hơn với quần chúng, mặt khác, những chuẩn mực bị lệch pha, các khuôn mẫu
trật tự tôn ti bị phá vỡ, các quy phạm bị lột bỏ, giọng điệu giễu nhại, cật vấn,
hoài nghi đã đƣợc sử dụng nhƣ một chủ âm (dominant),…từ đó cái hài hƣớc
gia tăng. Hài hƣớc, châm biếm, giễu nhại là một cách thức để ngƣời ta thể
hiện quan điểm về một thời đại mà nói nhƣ Umberto Eco là "thời đại của sự
ngây thơ đã đánh mất" [42, tr.275].

Có thể nói văn học hậu hiện đại đã tạo ra một bức tranh với nhiều chi
tiết, đƣờng nét, mảng màu khác lạ, đa dạng, độc đáo và đầy ắp những thử
nghiệm mới mẻ, những cách tân táo bạo mang đầy tính thách thức. Lí thuyết
hậu hiện đại bao quát một phạm vi rộng hơn nhiều những gì chúng tơi trình
bày trong luận văn này. Vả lại, khái niệm hậu hiện đại là một khái niệm mở,


×