Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ việt nam giai đoạn 1955 1965

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.4 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VŨ THỊ HƢƠNG

HÌNH TƢỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 - 1965

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phan Ngọc Thu

Đà Nẵng, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Vũ Thị Hƣơng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 6
5. Những đóng góp của luận văn................................................................ 6
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 6
CHƢƠNG 1. VỀ CÁI TƠI TRỮ TÌNH VÀ BỐI CẢNH XUẤT HIỆN
CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1965
........................................................................................................................... 7
1.1. LOẠI HÌNH TRỮ TÌNH VÀ CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ ......... 7
1.1.1. Loại hình trữ tình.............................................................................. 7
1.1.2. Cái tơi trữ tình trong thơ................................................................... 9
1.2. BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG NỀN THƠ
VIỆT NAM 1955 - 1965 ................................................................................. 11
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nƣớc .......................................... 11
1.2.2. Thơ 1955-1965 trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. ................ 15
CHƢƠNG 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG
THƠ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 - 1965 ............................................... 22
2.1. CÁI TƠI TRỮ TÌNH GIÀU CẢM HỨNG NGỢI CA ........................... 22
2.1.1. Tự hào với niềm vui kháng chiến thắng lợi ................................... 22
2.1.2. Ngợi ca công cuộc dựng xây Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc ......... 24
2.1.3. Ngợi ca Tổ quốc tƣơi đẹp............................................................... 32
2.1.4. Ngợi ca Đảng và lãnh tụ ................................................................. 36


2.2. CÁI TƠI TRỮ TÌNH KHƠNG NGI DAY DỨT VỀ MỘT NỬA ĐẤT
NƢỚC CHƢA ĐƢỢC GIẢI PHÓNG ............................................................ 40

2.2.1. Nỗi đau trƣớc tình cảnh đất nƣớc bị chia cắt ................................. 41
2.2.2. Tâm trạng “ngày Bắc đêm Nam” của những ngƣời con miền Nam
trên đất Bắc............................................................................................... 48
2.2.3. Cổ vũ tinh thần đấu tranh bất khuất và niềm tin tất thắng ............. 55
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CÁI TƠI

TRỮ TÌNH

TRONG THƠ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1965 .............................. 62
3.1. SỰ ĐA DẠNG, PHONG PHÚ VỀ NGƠN NGỮ, HÌNH TƢỢNG THƠ
VÀ THỂ LOẠI. ............................................................................................... 62
3.1.1. Ngơn ngữ thơ .................................................................................. 62
3.1.2. Hình tƣợng thơ ............................................................................... 67
3.1.3. Thể loại ........................................................................................... 73
3.2. GIỌNG ĐIỆU VÀ NHỮNG PHONG CÁCH THƠ NỔI BẬT .............. 77
3.2.1. Giọng điệu ...................................................................................... 77
3.2.2. Phong cách thơ nổi bật ................................................................... 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu thơ từ lâu đời. Cách mạng tháng
Tám năm 1945 thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở
ra một thời đại mới cho lịch sử dân tộc và lịch sử văn học nƣớc nhà.
Nhìn lại tiến trình phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam, thơ ca

ln là dịng chảy lƣu giữ ký ức về cuộc sống và tâm hồn dân tộc qua từng
chặng đƣờng lịch sử. Nối tiếp truyền thống thơ ca kháng chiến chống Pháp
(1946-1954), thơ ca Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 đã ra đời và phát triển
trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt mà chặng đƣờng 1955-1965 là giai đoạn
chuyển tiếp, giai đoạn “bản lề” giữa thơ ca thời kỳ chống Pháp và cao trào thơ
ca thời chống Mĩ cứu nƣớc trên cả hai miền Nam Bắc (1965-1975), trong
công cuộc dựng xây và ra trận đấu tranh thống nhất nƣớc nhà.
Đặc trƣng của thế giới nghệ thuật thi ca là sự thể hiện hình tƣợng nhân
vật cái tơi trữ tình. Tìm hiểu hình tƣợng cái tơi trữ tình trong thơ ca Việt Nam
giai đoạn 1955-1965 không chỉ để hiểu về bản chất của thơ ca mà còn để hiểu
thêm một chặng đƣờng lịch sử tâm hồn của dân tộc. Vì cho đến ngày nay, sau
40 năm đất nƣớc thống nhất, thời gian hơn nửa đời ngƣời, q khứ có thể phơi
pha, chúng ta có thể quên lãng nhiều điều nhƣng không thể quên một thời kỳ
đau thƣơng mà vô cùng cao cả - thời kì đấu tranh để non sơng nối liền một
dải, Bắc - Nam sum họp một nhà. Những trang thơ ấy, mỗi lần đọc lại vẫn gợi
bao xúc động, với những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng.
Do đó, việc đi sâu nghiên cứu đề tài này cũng là một dịp để hiểu thêm
vẻ đẹp đau thƣơng mà hào hùng của đời sống dân tộc trong những năm tháng
không thể nào quên ấy. Đồng thời, tiếp cận đề tài này còn có ý nghĩa thiết
thực giúp ích cho việc dạy học thơ Việt Nam hiện đại trong nhà trƣờng
hiện nay.


2

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những bài viết nổi bật có liên quan gián tiếp đến đề tài
Trƣớc hết là bộ sách Nhà văn Việt Nam (1945-1975), gồm hai tập, của
Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức do Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp ấn
hành năm 1979. Ở tập 1, khi nhìn lại Ba mươi năm phát triển của thơ ca cách

mạng 1945-1975, GS Hà Minh Đức đã nêu nhận xét về thơ Việt ở chặng
đƣờng 1954-1964 nhƣ sau: “Cảm hứng về đất nƣớc anh hùng, tổ quốc xã hội
chủ nghĩa giàu đẹp vẫn là cảm hứng chủ đạo trong thơ ca suốt một giai đoạn
mới. Trong thơ ca có tiếng nói da diết nhớ thƣơng về tình cảnh đất nƣớc cịn
bị chia cắt hai miền.”[9, tr.117].
Các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác, Trần Hữu Tá, trong
giáo trình Văn học Việt Nam (1945-1975), Tập I, Nxb Giáo dục, 1983, khi
nhìn lại chặng đƣờng văn học 1954 - 1964 cũng đã có những trang đề cập đến
thành tựu và đặc điểm của thơ ca.[34, tr.79, 93].
Công trình Nhà thơ Việt Nam hiện đại của Viện Văn học, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, 1984 đã tuyển chọn và giới thiệu 32 gƣơng mặt nhà thơ
Việt Nam hiện đại. Qua đó cũng có thể giúp cho ngƣời đọc nhận diện gƣơng
mặt cái tơi trữ tình qua từng chặng đƣờng thơ Việt Nam hiện đại trong đó có
nhắc đến chặng đƣờng 1955-1965.
Khi tìm hiểu Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945-1975 (Nxb
Giáo dục, 2000) của tác giả Vũ Duy Thông đã khảo sát thơ qua hai cuộc chiến
tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ từ góc nhìn mỹ học, tác giả nhận
thấy: “Bàn về thơ kháng chiến Việt Nam suốt 30 năm là một vấn đề khó khăn
và địi hỏi nhiều cơng sức” [tr 7]. Tuy nhiên, qua cách tiếp cận của tác giả và
nhất là qua phần tuyển thơ, ngƣời đọc cũng có thể cảm nhận đƣợc phần nào
về cái tơi trữ tình ở chặng đƣờng thơ giai đoạn 1955-1965.


3

Cơng trình Nhìn lại một chặng đường văn học của tác giả Trần Hữu Tá,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, giúp thêm cách tiếp cận với cái tơi trữ
tình của các nhà thơ trong phong trào yêu nƣớc của trí thức và thanh niên, học
sinh, sinh viên ở đơ thị miền Nam nƣớc ta giai đoạn 1955-1975.
Năm 2001, trong cuốn Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục,

Hà Nội, Mã Giang Lân đã có một chƣơng viết riêng về đặc điểm chung của
thơ Việt Nam hiện đại ở giai đoạn 1954-1964.
Nguyễn Văn Long khi tìm hiểu Văn học Việt Nam trong thời đại mới,
Nxb Giáo dục, 2003, đã nêu những vấn đề chung về quan điểm tiếp cận và
đánh giá; những vấn đề về thể loại; đồng thời cũng đã đề cập đến một số tác
giả, tác phẩm liên quan đến thơ 1955-1965 “Thơ trong khoảng 10 năm 1955 1964 đã có bƣớc phát triển mới phong phú đa dạng và vững chắc, trên cơ sở
những thành tựu và phƣơng hƣớng mà thơ ca kháng chiến đã đạt đƣợc”.
Quyển Một thời đại mới trong văn học, Nxb Văn học, 1995, Nguyễn
Đăng Mạnh nhận định: “Văn học giai đoạn 1945 – 1975 là văn học của những
sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung
tâm của nó là những con ngƣời đại diện cho giai cấp, dân tộc, thời đại và kết
tinh một cách chói lọi những phẩm chất cao quý của cộng đồng” [34, tr.22].
Những thế giới nghệ thuật thơ là một cơng trình nghiên cứu có giá
trị của Trần Đình Sử (Nxb Giáo dục - Hà Nội, 1997). Khi viết về thơ 1955
- 1975, tác giả đã có những nhận xét rất xác đáng về nghệ thuật thơ cách
mạng: “Về mặt nghệ thuật, thơ cách mạng đã sáng tạo ra một thế giới sử
thi độc đáo” [42, tr.100]. Theo ơng “ Thế giới sử thi cũng có tình u đơi
lứa, nhƣng tình u nam nữ ấy mang nội dung Tổ quốc” [42, tr.101]. Và
Trần Đình Sử khẳng định: “Một thế giới sử thi đậm đặc, các giới hạn cá
nhân bị phá vỡ để hòa chung trong cuộc sống lớn” [42, tr.102].
Trong chuyên luận Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam (1945-1995),


4

Nxb Khoa học xã hội (1999), tác giả Vũ Văn Sĩ đã nhận định: “Thơ trữ tình
Cách mạng Việt Nam là linh hồn của thơ Việt Nam thế kỷ XX … Nhu cầu bộc
lộ mình trong sự kiện, nhu cầu nhận thức sứ mệnh lịch sử của con ngƣời trong
biến cố đã in dấu ấn vào hình thức nghệ thuật cái bóng dáng tinh thần của nhà
thơ, làm thay đổi diện mạo và cấu trúc thơ trữ tình” [40, tr7,8]. Thi pháp thơ trữ

tình trong văn học Cách mạng đã đƣợc tác giả nghiên cứu để làm nổi bật cái
hình thức đặc thù bộc lộ mối liên hệ lịch sử giữa thơ ca và đời sống.
Và gần đây nhất năm 2015, Bùi Bích Hạnh có cơng trình nghiên cứu
Thơ trẻ Việt Nam 1965-1975 khn mặt cái tơi trữ tình, Nxb Văn học. Trong
bộ sách, tác giả đã “xác định những dạng thức cái tơi trữ tình để khái qt hệ
thống quan điểm thẩm mĩ cũng nhƣ năng lực chiếm lĩnh hiện thực của ngƣời
nghệ sĩ; trên cơ sở đó khẳng định thuộc tính thơ trẻ giai đoạn này” [20, tr8].
Theo tác giả: “việc khảo sát diện mạo cái tôi trữ tình trong thơ trẻ để hƣớng
tới luận giải một cách thỏa đáng hơn đặc điểm thơ 1965-1975; khôi phục
khuôn mặt vốn đa diện của thơ Việt Nam 1945-1975” [20, tr8].
..v.v…
2.2. Một số bài viết và cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp
đến đề tài
Cái làm nên sự phong phú của cái tơi trữ tình chính là tài năng sáng
tạo của mỗi nhà thơ khi tìm hiểu và hịa nhập vào đối tƣợng. Vì vậy, tìm hiểu
Hình tượng cái tơi trữ tình trong thơ Việt Nam 1955- 1965 khơng thể tách rời
việc khảo sát các cơng trình nghiên cứu, phê bình về các tập thơ, bài thơ của
các tác giả ra đời trong giai đoạn này.
Đó là những bài viết của Hồi Giang, Hà Xn Trƣờng, Bảo Định
Giang, Lê Đình Kỵ viết về tập Gió Lộng (1961) của Tố Hữu. Các bài của
Xuân Diệu, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức viết về tập thơ Ánh sáng và phù sa
(1960) của Chế Lan Viên. Các bài của Phan Cự Đệ, Lê Nhuệ Giang,Vũ Đức


5

Phúc viết về các tập thơ Mũi Cà Mau, Riêng chung (1960), Một khối hồng
(1964) của Xuân Diệu. Các bài của Vũ Tuấn Anh, Lê Đình Kỵ, Đỗ Hữu Tấn,
Nguyễn Đình, Hồng Minh Châu, Thiếu Mai viết về các tập thơ Lịng miền
Nam (1955), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương

(1963) của Tế Hanh…
Tuy nhiên những bài viết của các nhà nghiên cứu về các tập thơ thƣờng
hƣớng theo phân tích tác phẩm, nghiêng về khẳng định những thành cơng và
đóng góp của tập thơ, khẳng định vị trí của tập thơ trong q trình sáng tác
của tác giả mà chƣa đi sâu vào tìm hiểu về hình tƣợng cái tơi trữ tình. Từ đó
họ khẳng định phong cách sáng tác của nhà thơ. Do đó, phần lớn các bài viết
chỉ mang tính chất nhận xét, đánh giá đơn lẻ chƣa tập trung làm nổi bật hình
tượng cái tơi trữ tình của thơ giai đoạn 1955 - 1965 ở cả hai miền Nam Bắc.
Cũng có một số luận án tiến sĩ, luận văn cao học, khóa luận tốt nghiệp
đại học đã làm về thơ hiện đại Việt Nam qua từng chặng đƣờng, qua từng tác
giả, tác phẩm cụ thể; nhƣng qua chúng tơi tìm hiểu chƣa có cơng trình nào
trực tiếp nghiên cứu đề tài này.
Tuy vậy, những tài liệu đã điểm lại trên đây cũng nhƣ một số tài liệu
khác đã trợ giúp thiết thực cho chúng tơi trong q trình tiếp cận và nghiên
cứu khoa học.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Hình tƣợng cái tơi trữ tình trong thơ Việt Nam giai đoạn 1955 – 1965
3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu khảo sát các tập thơ, bài thơ
nổi bật của các tác giả tiêu biểu trong giai đoạn 1955-1965. Bên cạnh đó để làm
rõ đặc điểm hình tƣợng cái tơi trữ tình trong thơ Việt Nam 1955-1965, chúng tơi
chọn lọc những tác phẩm thơ tiêu biểu ở các giai đoạn khác để so sánh.


6

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống - phân loại: nhằm tìm kiếm, sắp xếp, phân loại
một cách hệ thơng, từ đó giúp ngƣời viết định hƣớng đúng vấn đề nghiên cứu

từ đó phân tích, đánh giá một cách chính xác, tránh sự trùng lặp.
- Phương pháp so sánh - lịch sử: nhằm so sánh, tìm ra những đặc điểm
tiêu biểu của thơ thời kỳ 1955 - 1965 trong tƣơng quan với đặc điểm thơ các
giai đoạn để từ đó nhận diện gƣơng mặt của hình tƣợng cái tơi trữ tình.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: giúp đi sâu phát hiện cảm nhận
từng hiện tƣợng thơ cụ thể kết hợp với q trình phân tích, lý giải và tổng hợp
vấn đề thành hệ thống luận điểm, luận cứ phù hợp với sự vận động của
thể loại.
5. Những đóng góp của luận văn
Từ việc tìm hiểu về Hình tượng cái tơi trữ tình trong thơ giai đoạn
1955 - 1965, luận văn giúp nắm bắt và hiểu rõ hơn về cái tơi trữ tình biến
hóa đa dạng làm nên bản sắc riêng cho thơ ca một giai đoạn; góp phần thấy
đƣợc tiến trình phát triển của thơ Việt Nam hiện đại.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể bổ sung tài liệu tham khảo
thiết thực cho dạy học phần thơ ca Việt Nam hiện đại ở trong nhà trƣờng.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Về cái tơi trữ tình và bối cảnh xuất hiện cái tơi trữ tình trong
thơ Việt Nam giai đoạn 1955-1965.
Chƣơng 2: Những đặc điểm của cái tơi trữ tình trong thơ Việt Nam
giai đoạn 1955-1965.
Chƣơng 3: Nghệ thuật biểu hiện cái tơi trữ tình trong thơ Việt Nam giai
đoạn 1955-1965.


7

CHƯƠNG 1


VỀ CÁI TƠI TRỮ TÌNH VÀ BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CÁI
TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1955-1965
1.1. LOẠI HÌNH TRỮ TÌNH VÀ CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
1.1.1. Loại hình trữ tình
Trữ tình theo nghĩa từ Hán Việt có nghĩa nhƣ sau: trữ có nghĩa là thổ
lộ (bộc lộ), tình là tình cảm, cảm xúc.
Khái niệm trữ tình đƣợc hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, trữ tình là
một trong ba phƣơng thức miêu tả trong văn học; thứ hai, trữ tình là một loại
hình văn học bên cạnh các loại hình tự sự, kịch. Ở nghĩa thứ nhất chỉ phƣơng
thức miêu tả của văn học, đó là phƣơng thức thiên về diễn tả, bộc lộ cảm xúc.
Ở nghĩa thứ hai để chỉ một loại tác phẩm văn học mà ở những tác phẩm này
chủ yếu dùng phƣơng thức trữ tình để miêu tả, các tác phẩm loại này đƣợc gọi
là tác phẩm trữ tình.
Phạm vi các tác phẩm trữ tình rất phong phú. Có tác phẩm trữ tình
viết bằng văn xi, có tác phẩm trữ tình viết bằng văn vần, có tác phẩm thuộc
loại kí, có tác phẩm thuộc loại thơ. Tuy vậy, có thể chia thành ba nhóm chính
là thơ trữ tình, kí trữ tình, các thể văn chính luận nghệ thuật.
Do tác phẩm trữ tình trình bày trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của
con người, nên xúc động trữ tình bao giờ cũng mang thời điểm hiện tại. Ngay
cả khi tác phẩm trữ tình nói về q khứ, về những chuyện đã qua, xúc động
trữ tình vẫn xuất hiện như một trạng thái sống động, một quá trình đang diễn
ra. Nhờ những đặc điểm này mà những rung động thầm kín mang tính chất
chủ quan, cá nhân, thậm chí cá biệt của tác giả dễ dàng được người đọc tiếp
nhận như những rung động của chính bản than họ. Đây là cơ sở tạo nên sức


8

mạnh truyền cảm lớn lao của tác phẩm trữ tình. Hơn thế, việc tập trung thể

hiện những nỗi niềm thầm kín, chủ quan, đã cho phép tác phẩm trữ tình thâm
nhập vào những chân lí phổ biến nhất của tồn tại con người như sống, chết,
tình u, lịng chung thủy, ước mơ, tương lai, hi vọng… Đây là nhân tố tạo
nên sức khái quát và ý nghĩa xã hội to lớn của tác phẩm trữ tình. [13, tr.255]
Nếu chia tác phẩm văn học ra các loại trữ tình, tự sự, kịch thì thơ trữ
tình chiếm một vị trí quan trọng trong loại trữ tình. Cịn nếu chia tác phẩm
văn học ra các loại thơ văn, văn xi, kịch, kí thì thơ trữ tình cũng giữ một vị
trí quan trọng trong loại thơ. “Thơ trữ tình - thuật ngữ chỉ chung các thể thơ
thuộc loại trữ tình. Trong đó, những cảm xúc và suy tƣ của nhà thơ hoặc của
nhân vật trữ tình trƣớc các hiện tƣợng của đời sống đƣợc thể hiện một cách
trực tiếp” [13, tr.216].
Thực ra để xác lập khái niệm thơ, chủ yếu ngƣời ta vẫn dựa trên đặc
điểm của thơ trữ tình là chính. Thơ tự sự (nhƣ truyện thơ) hay kịch thơ mang
đặc điểm của tự sự và kịch nhiều hơn. Vậy thơ trữ tình hay thơ nói chung là
gì? “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những
tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và
nhất là có nhịp điệu”. Bàn về thơ, Sóng Hồng viết: “Thơ là một hình thái nghệ
thuật cao quý, tinh vi. Ngƣời làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự
nồng cháy trong lịng. Nhƣng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần
nhuyễn và có nghệ thuật. tình cảm và lí trí ấy đƣợc diễn đạt bằng những hình
tƣợng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thƣờng”
[13, tr.210]. Nhà thơ Xuân Diệu từng cho rằng “Thơ là lọc lấy tinh chất, là sự
vật đƣợc phản ánh vào tâm tình”.
Thơ trữ tình cũng nhƣ thơ nói chung bộc lộ cảm xúc một cách mãnh
liệt, khơng có cảm xúc thì khơng có thơ. Cảm xúc tạo nên chất thơ của thơ.
Theo giáo sƣ Hà Minh Đức thì “Yếu tố cảm xúc, nhất là cảm xúc ở dạng trực


9


tiếp của chủ thể, là một nhân tố rất cơ bản để tạo nên chất thơ. Khi cảm xúc
mất dần trong cảm hứng sáng tạo thi ca, tƣ duy của nhà thơ nặng nề về mặt
phán đốn suy tƣởng thì chất thơ cũng bị hạn chế, hình tƣợng thơ yếu hẳn về
mặt gợi cảm” [10, tr.47].
Nói tới cảm xúc là nói tới những gì riêng tƣ của cá nhân. Cảm xúc
trong tác phẩm trữ tình trƣớc khi trở thành nỗi niềm chung của nhiều ngƣời
thì trƣớc hết phải là sự rung động thật sự từ trái tim của ngƣời nghệ sĩ “Ngƣời làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng”.
Tiếng vọng tha thiết từ tâm hồn ngƣời sáng tác sẽ truyền nguồn cảm hứng,
cảm xúc đến ngƣời đọc để cùng đồng cảm, sẻ chia…Thơ do vậy là tiếng nói
của tri âm nhƣ Hồi Thanh đã từng nói “thích một bài thơ là thích một con
ngƣời đồng điệu”.
1.1.2. Cái tơi trữ tình trong thơ
Cái tơi trữ tình là hình tƣợng trung tâm bộc lộ tâm hồn, tình cảm của
tác giả trong thơ trữ tình. Hơn bất kỳ thể loại văn học nào khác, thơ tồn tại
tính chủ quan của ngƣời nghệ sĩ nhiều nhất. Dù dƣới dạng nào, thông qua
ngôn ngữ, ngƣời đọc cũng nhận ra cái tôi chủ thể của nhà thơ. Nhà thơ bằng
nhiều kiểu - hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thể hiện rõ mình qua từng yếu tố
tham gia cấu thành tác phẩm nhƣ: cảm xúc, tƣ tƣởng, hình ảnh, quan niệm
nghệ thuật… thông qua chất liệu ngôn ngữ.
Cái tôi trữ tình là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với
thế giới và con ngƣời thông qua việc tổ chức các phƣơng tiện của thơ trữ tình,
tạo ra một thế giới tinh thần độc đáo mang tính thẩm mỹ nhằm truyền đạt tinh
thần đến ngƣời đọc.
Bản chất của thơ chính là sự hiện diện của cái tơi trữ tình. Bản chất thơ
trữ tình là việc thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ, ƣớc muốn của con ngƣời.
“Thơ trữ tình là phƣơng tiện để con ngƣời tự khẳng định bản chất tinh thần so


10


với tồn tại vật chất; là phƣơng tiện để tự đồng nhất nội tại, kiến tạo hình tƣợng
về bản thân. Cái tơi có vai trị quan trọng trong thơ với tƣ cách là trung tâm để
bộc lộ tất cả suy nghĩ, tình cảm, thái độ bằng giọng điệu riêng; nhờ vậy
làm nên cái độc đáo không lẫn giữa thế giới nghệ thuật của mỗi nghệ sĩ”
[20, tr. 21].
Cái tôi trữ tình bộc lộ trong thơ với nhiều dạng thức. Có khi cái tơi trữ
tình thể hiện trực tiếp trong thơ bằng chữ tôi hoặc ta. Khi ấy nhà thơ trực tiếp
bộc lộ một tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ… trƣớc một câu chuyện, một sự việc,
một cảnh ngộ riêng. Nhƣ lời bộc bạch, tâm sự của Tế Hanh về nỗi nhớ q
hƣơng và khát vọng đồn tụ: Tơi sẽ trở lại nơi tôi hằng mơ ước/ Tôi sẽ về
sông nước của q hương/ Tơi sẽ về sơng nước của tình thương (Nhớ con
sông quê hƣơng). Hoặc là niềm vui sƣớng, say mê mãnh liệt của nhà thơ Tố
Hữu khi đƣợc giác ngộ lí tƣởng cộng sản: Từ ấy trong tơi bừng nắng hạ/ Mặt
trời chân lí chói qua tim (Từ ấy). Với dạng thức này cái tơi trữ tình thƣờng là
cái tơi của tác giả; nhân vật trữ tình, hình tƣợng trung tâm trong tác phẩm
cũng chính là nhà thơ.
Một dạng thức khác đó là trƣờng hợp cái tơi trữ tình bộc lộ gián tiếp
qua cảnh ngộ, sự việc trong thơ mà sự việc cảnh ngộ ấy không phải là của
riêng tác giả. Khi ấy nhà thơ chỉ nói lên cảm nghĩ của mình về những sự kiện,
cảnh ngộ đó. Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Bài ca vở đất của Hồng Trung
Thơng, Bên kia sơng Đuống của Hồng Cầm, Ta đi tới của Tố Hữu thể hiện
rõ dạng thức này. Cụ thể trong bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu: Ta đi tới khơng
thể gì chia cắt/ Mục Nam quan đến bãi Cà Mau/ Trời ta chỉ một trên đầu/ Bắc
Nam liền một biển/ Lịng ta khơng giới tuyến/ Lòng ta chung một cụ Hồ/ Lòng
ta chung một Thủ đơ/ Lịng ta chung một cơ đồ Việt Nam. Ta ở đây là dân tộc,
là nhân dân, là mỗi con ngƣời Việt Nam, là bản thân nhà thơ. Trong những
vần thơ sau Chế Lan Viên cũng có cách thể hiện cái tơi trữ tình gián tiếp nhƣ


11


vậy: Chúng muốn xé bản đồ ta ra làm hai tổ quốc/ Xé thân thể ta thành máu
thịt đôi miền/ Xé nhân dân ta thành hai dòng trong, đục/ Để tâm hồn ta thành
khi nhớ khi quên (Đừng quên). Ta khơng cịn là cảm xúc căm hờn của Chế
Lan Viên trƣớc kẻ thù khi chỉ ra dã tâm chia cắt đất nƣớc mà nó đã trở thành
nỗi niềm đau xót, căm phẫn chung của mọi ngƣời dân Việt Nam.
Trong các tác phẩm của mình, nhà thơ trữ tình nói bằng những tiếng
nói khác nhau dƣờng nhƣ nhân danh những con ngƣời khác nhau. Đó là lúc
tác giả phân thân để nhập vai vào từng số phận, đối tƣợng để triết luận, bình
luận hoặc ngợi ca, nhằm sẻ chia, bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. Trƣờng hợp này
là trong thơ xuất hiện nhân vật trữ tình cụ thể nào đó nhƣ: Mẹ Tơm, Mẹ Suốt,
Bà mẹ Việt Bắc trong thơ Tố Hữu, Anh chủ nhiệm của Hồng Trung
Thơng… Những nhân vật này có khi là những điển hình có thật ngồi đời nhƣ
chị Trần Thị Lý, anh Nguyễn Văn Trỗi, ngƣời cha anh dũng Nơ-man-Mơ-rixơn… Lúc này nhân vật trữ tình của sáng tác tồn tại bên cạnh cái tôi trữ tình
của nhà thơ. Cái tơi của nhà thơ khơng bộc lộ trực tiếp, nhƣng qua sáng tác
vẫn nổi rõ cái tơi trữ tình, cái tơi trữ tình của tác giả được nghệ thuật hóa
[10, tr. 89]. Cái tơi trữ tình ln biến hóa đa dạng, phong phú nhiều lúc khó
nắm bắt. Và chính điều này làm cho cái tơi trong thơ trữ tình trở nên lung
linh, huyền ảo và quyến rũ. Đây chính là tài năng sáng tạo của mỗi nhà thơ
khi hịa nhập vào đối tƣợng, là bí quyết để làm độc đáo từng phong cách thơ,
làm nên nét riêng của từng nhà thơ.
1.2. BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG NỀN THƠ
VIỆT NAM 1955 - 1965
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nƣớc
Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dƣơng đƣợc ký kết đã kết thúc
cuộc chiến tranh xâm lƣợc của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đối với ba
nƣớc Việt Nam, Lào, Campuchiachia. Với hiệp định Giơnevơ, Pháp và các


12


nƣớc đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt
Nam. Hiệp định Giơnevơ đã đặt cơ sở chính trị và pháp lí quan trọng cho
cuộc đấu tranh để giải phóng hồn tồn đất nƣớc ta. Từ ngày 23-9-1945 đến
ngày 21-7-1954, nhân dân ta đã trải qua hơn 3000 ngày kháng chiến đầy hi
sinh, gian khổ, anh dũng và vô cùng tự hào đã giành đƣợc thắng lợi vĩ
đại. Nhƣ lời tổng kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lần đầu tiên trong lịch
sử, một nƣớc thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nƣớc thực dân hùng
mạnh. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là
thắng lợi của lực lƣợng hịa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế
giới” [37, tr.547].
Quân Pháp rút khỏi Việt Nam. Với âm mƣu thâm độc, sau khi đã gạt
hết quân Pháp và tay sai của chúng ra khỏi miền Nam, đế quốc Mỹ đã đƣa
Ngơ Đình Diệm lên làm Thủ tƣớng Chính phủ bù nhìn miền Nam Việt Nam
(tháng 10-1955). Mỹ cùng bọn tay sai đã trắng trợn từ chối và phá hoại việc
thống nhất Việt Nam với mục đích độc chiếm miền Nam Việt Nam tiến tới
độc chiếm toàn Đông Dƣơng. Một nửa vĩ tuyến trở vào tạm thời dƣới sự
quản lí của chính quyền miền Nam. Nƣớc Việt Nam bị chia cắt thành hai
miền Nam - Bắc.
Trong tình hình đất nƣớc tạm thời bị chia cắt, Đảng và Chính phủ đề
ra cho cách mạng mỗi miền những nhiệm vụ chiến lƣợc phù hợp hƣớng tới đấu
tranh thống nhất đất nƣớc: Miền Bắc hịa bình bắt đầu cuộc sống lao động
khẩn trƣơng hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong quá trình này Mỹ, đã mở rộng hoạt động ném bom bắn phá, nên miền
Bắc phải kết hợp cả với cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, nhằm bảo
vệ miền Bắc và phối hợp với cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam. Xây dựng
chủ nghĩa xã hội còn nhằm xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng
của cả nƣớc và là hậu phƣơng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của



13

toàn dân tộc; Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,
chiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc.
Miền Bắc hịa bình, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội nhƣng đó là
những năm tháng chúng ta phải đƣơng đầu với mn vàn khó khăn và thử
thách bởi hậu quả của chiến tranh và chế độ thực dân phong kiến để lại hết
sức nặng nề. Bằng nghị lực và ý chí phi thƣờng của con ngƣời Việt Nam,
nhân dân miền Bắc đã cố gắng nỗ lực từng bƣớc khắc phục những khó khăn,
thiếu thốn để ổn định cuộc sống, khôi phục kinh tế, đƣa miền Bắc sang giai
đoạn cách mạng mới. Mùa xuân lại trở về trên đất Bắc. Thế nhƣng niềm vui
ấy chƣa trọn vẹn khi miền Nam còn nằm trong tay giặc, một nửa đất nƣớc
bên kia vĩ tuyến mƣời bảy.
Khi đã đứng đƣợc ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Ngơ Đình Diệm,
càng lộ rõ bộ mặt phản dân, hại nƣớc. Mĩ và chính quyền Sài Gòn ra sức thực
hiện những thủ đoạn đàn áp nhân dân, chống phá cách mạng. Những năm
dƣới thời Ngơ Đình Diệm, cả miền Nam khi ấy quằn quại, đau thƣơng trong
sự đàn áp, khủng bố cực kì dã man của quân thù. Chủ nghĩa chống cộng
đƣợc coi là “Quốc sách”. Thống nhất là khát vọng lịch sử của dân tộc ta,
thiêng liêng và quan trọng không kém khát vọng độc lập tự do. Thế nhưng
ngay từ những đầu đất nước tạm chia hai, Mĩ và Ngơ Đình Diệm đã thẳng
thừng bác bỏ khát vọng thiêng liêng ấy [43tr.11]. Với dã tâm phá hoại kế
hoạch thống nhất đất nƣớc của cách mạng Việt Nam, tiêu diệt nguyện vọng tự
do dân chủ và ý chí chiến đấu của nhân dân ta, Mĩ – Diệm đã ban hành nhiều
sắc lệnh đẫm máu nhƣ: Sắc lệnh số 6, thành lập trại giam ngƣời không cần xét
xử; sắc lệnh số 13, bóp nghẹt mọi quyền tự do; sắc lệnh số 49, bỏ tù tất cả
những ai chống lại chính quyền; luật 10/59 là đỉnh cao của chính sách chống
cộng; lập 3 tịa án qn sự đặc biệt ở Huế, Bn Mê Thuột, Sài Gịn. Tịa án
này chỉ có hai mức xử: tử hình và khổ sai chung thân, không kháng án.



14

Những chính sách tàn bạo ấy Mĩ - Diệm đã áp dụng trên toàn miền Nam,
tổ chức hàng loạt cuộc vây bắt, tàn sát những ngƣời kháng chiến cũ, những
ngƣời đấu tranh đòi hiệp thƣơng tổng tuyển cử thống nhất đất nƣớc... Chúng
muốn dìm nhân dân ta trong biển máu. Thế nhƣng những hành động tàn bạo,
hèn hạ của kẻ thù khơng thể làm lung lay đƣợc ý chí, tinh thần đấu tranh bất
khuất của đồng bào miền Nam. Nhân dân miền Nam đã đứng lên hƣởng ứng
cuộc “Đồng khởi” (1959 - 1960) giáng những địn nặng nề vào chính sách
thực dân mới của Mỹ và bọn tay sai Ngô Đình Diệm.
Từ trong phong trào “Đồng khởi”, Mặt trận dân tộc và giải phóng miền
Nam ra đời ngày 20-12-1960 là một thắng lợi chính trị to lớn. Mặt trận chủ
trƣơng đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc
và tay sai, thành lập chính quyền liên minh dân tộc dân chủ rộng rãi ở miền
Nam. Từ 1961-1965 phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc, miền Nam đã
đánh thắng Chiến tranh đặc biệt, một hình thức chiến tranh xâm lƣợc thực
dân mới của Mỹ. Ta đã đánh bại đƣợc âm mƣu thâm độc “dùng ngƣời Việt
đánh ngƣời Việt” của kẻ thù. Sự kiện ấy có ý nghĩa quan trọng, là một trong
những nền tảng vững chắc để tiến tới thành lập Chính phủ cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam năm 1969. Những sự kiện trọng đại nêu
trên là những mốc son chói lọi ghi dấu từng bƣớc đƣờng trƣởng thành của
cách mạng miền Nam nói riêng và cả nƣớc nói chung. Những thành quả ấy
ngày một tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho toàn dân vững bƣớc đấu tranh
giành độc lập tự do thống nhất đất nƣớc.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, giải phóng miền Nam, thống
nhất Tổ quốc là một thử thách vô cùng ác liệt đối với con ngƣời Việt Nam,
Tổ quốc Việt Nam. Lòng yêu nƣớc, ý chí căm thù, ý chí quyết thắng, sức
sáng tạo, lịng kiên nhẫn, tình thƣơng u, đồn kết, cƣu mang nhau, niềm
tin tƣởng, chung thủy, tinh thần lạc quan đƣợc động viên tới mức chƣa



15

từng có. Đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam đã sống những ngày đau
thƣơng nhất mà hào hùng nhất, đằm thắm nhất mà cao cả nhất. Chủ nghĩa
anh hùng cách mạng nảy nở khắp mọi nơi, từ tiền tuyến đến hậu phƣơng,
ngoài chiến trận cũng nhƣ trong sinh hoạt hàng ngày.
Hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt đã tác động sâu sắc đến tâm tƣ, tình cảm
của con ngƣời Việt Nam và để lại dấu ấn rõ nét trong văn học. Văn học ta
vốn có truyền thống gắn bó với cuộc sống và chiến đấu của nhân dân, đã kịp
thời phản ánh con ngƣời, thời đại. Thơ cũng nhƣ mọi thể loại khác đã trở
thành vũ khí tinh thần, thành một sức mạnh tham gia vào cuộc chiến đấu,
gắn bó với vận mệnh của dân tộc, nhân dân. Lòng yêu nƣớc, tinh thần dân
tộc, ý chí độc lập, tự do, những tình cảm lớn lao ấy đã trở thành nguồn
mạch dồi dào cho cảm hứng thơ ca.
1.2.2. Thơ 1955-1965 trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam.
Thơ là tiếng nói của cái tơi trữ tình. Trong thơ Việt Nam, hình tƣợng
cái tơi trữ tình đã khơng ngừng vận động tạo nên những dấu ấn riêng qua từng
thời kì, từng giai đoạn.
Trong văn học trung đại, thơ trữ tình Việt Nam bị ràng buộc bởi lễ giáo
phong kiến. Các nhà thơ khi sáng tác luôn mang nặng quan niệm “văn dĩ tải
đạo”, “thi ngơn chí”… Đến đầu thế kỷ XX, đặc biệt là những năm 1930 thơ ca
Việt Nam hiện đại đã có bƣớc đột phá đầy bất ngờ, táo bạo điển hình qua phong
trào Thơ mới. Thốt ra khỏi những quy phạm chặt chẽ và hệ thống ƣớc lệ dày
đặc của thơ trung đại, cái tơi Thơ mới đƣợc giải phóng về tình cảm, cảm xúc,
đồng thời nó trực tiếp nhìn thế giới bằng cặp mắt xanh non nên đã phát hiện ra
nhiều điều mới lạ về thiên nhiên và lòng ngƣời. Thơ mới là tiếng thơ của ý thức
cá nhân - cá thể của con ngƣời đƣợc thức tỉnh. Một thời đại trong thi ca đã đánh
dấu một bƣớc tiến quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa thơ Việt, làm nên một

cuộc cách mạng về phƣơng thức biểu hiện lẫn cảm hứng.


16

Cách mạng và kháng chiến đã đƣa đến những biến đổi rộng lớn và sâu sắc
cho thơ ca, mở ra một giai đoạn mới với nhiều thành tựu và đặc điểm riêng
trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công đã
mở ra một thời đại mới cho thơ ca. Thơ ca phát triển mạnh mẽ với một chất
lƣợng mới về nội dung và hình thức biểu hiện. Nội dung khác xa với thơ ca
trƣớc đó và hình thức cũng có những cái rất riêng, rất độc đáo mà thơ trƣớc
kia khơng thể nào có đƣợc.
Thơ kháng chiến (1946-1954) tập trung biểu hiện những tình cảm của cộng
đồng và tinh thần công dân mà bao trùm là tình yêu nƣớc với những biểu hiện
phong phú. Nhiều sáng tác có giá trị đều thể hiện quan niệm thẩm mĩ của thời
đại, đó là tính dân tộc và đại chúng. Cũng nhƣ toàn bộ nền văn học cách mạng
từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, thơ ca nảy nở và phát triển trên nền tảng ý
thức cộng đồng đƣợc trỗi dậy mãnh liệt. Con ngƣời cá nhân lúc này cảm thấy
nhỏ bé, thế giới của cái tôi trở nên chật hẹp thậm chí bị coi là lạc lõng, vơ nghĩa
khi nó khơng hịa vào cái ta cộng đồng. Đây là quan niệm nghệ thuật mới về
con ngƣời của thơ ca giai đoạn này. Con ngƣời kháng chiến sống với những
biến cố dữ dội, những sự kiện lịch sử, những rung động mạnh mẽ, mới lạ; họ chỉ
thực sự thấy đƣợc sức mạnh, niềm vui và niềm tin tƣởng ở trong đội ngũ đông
đảo của tập thể, của giai cấp và dân tộc. Đó chính là cái tơi trữ tình hịa trong cái
ta, điều này chúng ta dễ dàng thấy qua : hình ảnh những ngƣời trai làng hăng hái
ra đi theo tiếng gọi non sông Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà
khơng mặc kệ gió lung lay (Đồng chí - Chính Hữu); dấn thân vào cuộc đời chiến
đấu, họ thấu hiểu sự cao đẹp và sâu nặng của tình đồng chí, đồng đội; hay ngƣời
lính trong bài thơ của Nguyên Hồng nhớ những xóm làng từng đóng qn: Bờ
tre gió lộng/ Làng xi xóm ngược/ Mái rạ như nhau/ Có nắng chiều đột kích

những hàng cau/ Có khai hội, yêu cầu, chất vấn/ Có mẹ hiền bắt rận cho những
đứa con xa (Nhớ - Hồng Nguyên)… Lịng u q hƣơng, đất nƣớc, tình cảm
gắn bó với đồng bào là truyền thống tốt đẹp của con ngƣời Việt Nam đã có từ


17

xƣa, nay lại càng chặt chẽ và thắm thiết hơn. Tình cảm ấy đƣợc biểu hiện trong
thơ thật cụ thể, đa dạng phong phú. Đó là cái tơi trữ tình thiết tha với nỗi nhớ da
diết về một quê hƣơng Kinh Bắc trù phú, tƣơi đẹp đang bị dày xéo dƣới gót giày
của qn xâm lƣợc (Bên kia sơng Đuống - Hoàng Cầm), hay một Xứ Đoài mây
trắng lắm (Mắt người Sơn Tây - Quang Dũng), một mùa thu Hà Nội với hương
cốm mới và những phố dài xao xác hơi may (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)…
Hay là cái tơi trữ tình gắn bó giữa tiền tuyến với hậu phƣơng, quân với dân như
cá với nước rất chân thực và cảm động trong thơ Tố Hữu, Hồng Trung Thơng,
Hồng Nguyên, Hồ Vy…
Hiện thực cuộc sống thay đổi,việc mở rộng đề tài, chủ đề và cảm hứng
đi liền với sự phát triển theo hƣớng đa dạng và thống nhất của cái tơi trữ
tình. Cái tơi trữ tình trong thơ giai đoạn 1955-1965 so với thơ thời kì
kháng chiến chống Pháp đã có bƣớc thay đổi, mở rộng và phát triển
đáng kể, mang tính đa dạng và thống nhất mà nền tảng tƣ tƣởng của nó là
sự thống nhất riêng - chung. Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của
sự phát triển và mở rộng ấy là sự hiện diện trở lại của cái tôi riêng tƣ.
“Trong thơ từ 1955, cái tôi riêng của tác giả đã dần xuất hiện trở lại cùng
với nó, xu thế trữ tình hƣớng nội tăng lên. Vẫn chủ yếu đề cập đến những
vấn đề và tình cảm mang ý nghĩa chung, nhƣ khẳng định cuộc sống mới,
tình cảm với miền Nam, ý chí thống nhất Tổ quốc, nhƣng trong nhiều
trƣờng hợp, các tác giả đã tiếp cận và cảm nhận những cái chung ấy từ
cách nhìn, sự trải nghiệm hay kỉ niệm, ấn tƣợng của riêng mình, gắn với
cái tơi của chủ thể trữ tình. Những tình cảm chung, chân lý chung của

đời sống nhờ thế mà có thêm sức thuyết phục cảm hóa mọi ngƣời”
[32, tr.95].
Có thể nói cuộc kháng chiến chống Mỹ đã khơi dậy nguồn cảm hứng lớn
cho thơ, lôi cuốn lực lƣợng sáng tác ngày một đông đảo, mang đến cho thơ
chống Mỹ tiÕng nói đa dạng của mọi tầng lớp, lứa tuổi nghề nghiệp. Tất cả


18

đều xuất phát từ ý thức của ngƣời làm thơ trƣớc vận mệnh của dân tộc. Các
thế hệ nhà thơ kế tiếp nhau nhƣ dịng chảy khơng bao giờ ngừng. Các nhà thơ
thuộc phong trào Thơ Mới đã nâng cao tầm tƣ tƣỏng, hƣớng ngịi bút của
mình vào sự nghiệp chung của đất nƣớc với những bƣớc chuyển mình rõ nét
nhƣ Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu với nhận thức X-a phù du mà nay
phù xa. Các nhà thơ này đã trở về ngọn nguồn của sự sáng tạo, đó chính là
hiện thực cuộc sống gắn bó với nhân dân, với cách mạng.
Diện mạo cái tơi trữ tình trong thơ của một giai đoạn, một thời kỳ phụ
thuộc rất nhiều vào lực lƣợng sáng tác mà vấn đề căn cốt là ý thức sáng tác
nghệ thuật của ngƣời nghệ sĩ trong bối cảnh của thời đại. Mỗi giai đoạn văn
học đều cần có một đội ngũ sáng tác riêng cho mình. Thế hệ các nhà thơ tiền
chiến là một trong những lực lƣợng chính cho thơ Việt Nam 1955-1965. Đội
ngũ ấy gồm những nhà thơ đã trải qua cuộc đời nô lệ của ngƣời dân mất
nƣớc.“Tất cả, đều từ những chân trời khác nhau mà đến với cách mạng” (Lƣu
Khánh Thơ ). Nhà thơ nổi tiếng nƣớc Đức Hainê từng phát biểu: Thế giới đã
nát tan và để lại vết nứt trên mình thi sĩ - Đây cũng chính là một thực tế của
sự ảnh hƣởng, tác động từ hiện thực khách quan đến văn nghệ sĩ nói chung.
Thơ ca Việt Nam chặng đƣờng 1955-1965 đáng chú ý về đội ngũ tác giả là sự
khẳng định trở lại của nhiều nhà thơ thuộc thế hệ thơ Mới. Qua 10 năm đến
với cách mạng, với nhân dân và kinh qua cuộc kháng chiến đầy gian lao thử
thách, nhiều nhà thơ của thế hệ thơ này đã thực sự đổi mới tƣ tƣởng và cảm

xúc. Họ đã vƣợt qua khó khăn của cuộc nhận đường, lột xác, hồ hởi đến với
cách mạng Như chờ vang tiếng sét giữa trời mây (Chế Lan Viên). Sự biến
chuyển dễ thấy ở họ là thay đổi về quan niệm nghệ thuật. “Tôi là con chim
đến từ núi lạ, ngứa cổ hót chơi”, cái quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”
đâu chỉ là phát biểu của riêng Xuân Diệu. Cho nên hành trình đi từ chân trời
của một người đến chân trời của tất cả dƣờng nhƣ là lộ trình chung của các
nhà thơ lãng mạn. Họ nhƣ từ thung lung đau thương đến cánh đồng vui, trải


19

qua cuộc đấu tranh để xóa cơ đơn, hịa hợp với ngƣời: Tôi cùng xương thịt
với nhân dân tôi/ Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu (Xuân Diệu). Các nhà
thơ Mới đã xác định đƣợc con đƣờng nghệ thuật mới, tìm đƣợc tiếng nói
nghệ thuật riêng của mình phù hợp với yêu cầu của thời đại. Ngay từ những
ngày đầu giải phóng đất nƣớc, nhà thơ Xuân Diệu ngợi ca hào hứng: Hội này
đây mặt trời dọi với trăng/ Cả dân tộc đứng hiên ngang nhật nguyệt/ Đất
trường cửu ngắm với trời với đất/ Nói vơ cùng cịn mãi nước muôn năm (Hội
nghị non sông). Hay nhƣ Tế Hanh đã cùng trải lịng mình: Hỡi người bạn!
Hãy nhập vào đại chúng/ Cuộc đời riêng hòa với cuộc đời chung/ Như con
sơng dặm ngàn tìm lẽ sống/ Vào đại dương cho thỏa chí vơ cùng/ Ta là một,
ta vừa là tất cả/ Nhập vào đời ta ấy “Tôi” hơn (Tâm sự).
Khơng chỉ có thế, nhiều thế hệ nhà văn trƣớc cách mạng cịn chia tay
với cá tính, thậm chí với cái đã thành phong cách của họ, để hƣớng sang một
thời đại mới mà nhiệm vụ cách mạng yêu cầu. Sự chuyển hƣớng của nhà thơ
lãng mạn sang thơ hiện thực, lấy sự gắn bó với cuộc sống, cuộc kháng chiến
cứu nƣớc làm cốt lõi của thơ, là đáp ứng một địi hỏi có tính quy luật. Con
đƣờng đi đến với cách mạng của những nhà thơ lớp trƣớc khá vất vả, không
phải một vài năm mà hàng chục năm. Đó khơng chỉ là sự giác ngộ về lí trí mà
quan trọng là ở sự rung động thực sự về tình cảm. Một cuộc tìm đƣờng “trầy

trật” để đến với phƣơng hƣớng mới, từ một cái tôi cá nhân cô đơn luôn ƣớc ao
vun hết là vàng để chắn nẻo xn sang (Chế Lan Viên). Ln cho mình là Ta
là một, là riêng là thứ nhất (Xuân Diệu), luôn bơ vơ, rợn ngợp giữa cô đơn
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề đến với cái tôi công dân, cái ta chung rộng lớn,
hƣớng về những tình cảm, những ý nguyện của toàn thể cộng đồng, hƣớng
vào khai thác những chất thơ của đời sống kháng chiến. Các nhà thơ thế hệ
Thơ mới phải trải qua hàng chục năm đi với cách mạng và nhân dân. Đến thời
kỳ này thực sự tìm lại đƣợc cái tơi của mình trong sự hịa hợp, thống nhất với
cuộc đời chung với nhân dân và xã hội, niềm hạnh phúc trong sự hòa hợp


20

giữa cái riêng và cái chung: Bốn mùa vây quanh/ Con người ở giữa/ Tôi ở
giữa người. Nhờ thế, các nhà Thơ mới bƣớc đầu đã có những đóng góp quý
vào nền thơ kháng chiến. Và có thể nói từ sau hịa bình lặp lại (sau 1954), các
nhà thơ mới đƣợc rèn luyện, thử thách và lột xác từ trong lị lửa của cuộc
kháng chiến chín năm. Giờ đây sau những ngày bám rễ vào cuộc sống thực tế,
họ càng trở nên chín chắn, đồng thời lại có điều kiện đi sâu thâm nhập vào đời
sống, đã “chín” lại với thực tế đời sống chiến đấu, lao động của quần chúng đã “chín” lại trong một quan niệm nghệ thuật mới. Các nhà Thơ mới bƣớc vào
một giai đoạn sáng tác mới với tâm thế thanh thản, tự tin, mạnh dạn tìm tịi
khám phá và sáng tạo. Mảnh đất màu mở đã làm nảy nở những hạt giống mới
một cách nhiệm màu, tâm hồn các nhà thơ trẻ lại, tài năng nhƣ thực sự đƣợc
hồi sinh, họ nhƣ tìm thấy đƣợc chính mình giữa cuộc đời rộng lớn, cuộc đời
cách mạng, hịa nhịp đập trái tim, nhiệt huyết của mình vào trong niềm vui
xây dựng cuộc sống.
Chặng đƣờng thơ từ sau 1954, đã đem lại phong cách nghệ thuật của
các nhà thơ những nét mới, những biến đổi mà nguồn gốc sâu xa là sự biến
đổi trong tƣ tƣởng và cảm xúc cùng với sự trải nghiệm đời sống của họ đã tạo
nên cái nhìn và giọng điệu riêng cho mỗi nhà thơ. Nhà nghiên cứu văn học Hà

Minh Đức có một lối so sánh đối chiếu thật hình tƣợng ví thơ với một con
sơng đang chảy qua nhiều phong cảnh khác nhau của lịch sử, và mỗi thời
điểm mà nó đi qua đã cho con sơng thơ ấy một sắc thái riêng. Phải chăng,
một trong những yếu tố làm nên sắc thái riêng của một chặng đƣờng thơ là
hiện thực cuộc sống.
Cùng dịng chảy đó, lớp các nhà thơ trƣởng thành trong kháng chiến
chống Pháp vẫn giữ đƣợc phong thái chắc khoẻ, viết đều tay khẳng định đƣợc
tài năng cả thơ mình với những gƣơng mặt tiêu biểu nhƣ: Hồng Trung
Thơng, Trần Hữu Thung, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Nông
Quốc Chấn, Vũ Cao… Họ là một phần quan trọng tạo nên sức nặng của nền


21

thơ chống Mỹ. Họ nhƣ những ngƣời lính quen xung trận khơng chút bỡ ngỡ
trƣớc hiện thực mới. Và chính hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ đã vun
đắp thêm cho tài năng thơ của những cây bút từ thời chống Pháp. Từ hành
trang của ngƣời lính §iện Biên năm xƣa, nay họ lại mang ngịi bót thơ của
mình ra trận cùng anh giải phóng trên mỗi b-íc ®-êng hành quân.
Sự bổ sung, tiếp nối các thế hệ nhà thơ là quy luật tự nhiên, tất yếu của
mỗi nền thơ. Giai đoạn thơ 1955-1965, cùng với hai lực lƣợng chủ đạo: các
nhà thơ trƣớc Cách mạng tháng Tám và các nhà thơ trƣởng thành trong cuộc
kháng chiến chống Pháp đã có sự xuất hiện của những nhà thơ trẻ: Ca Lê
Hiến (Lê Anh Xuân), Xuân Quỳnh, Lƣu Quang Vũ, Bằng Việt… Họ đã thổi
vào nền thơ chống một luồng gió mới, mang ®Õn cho thơ tiếng nói đa dạng.
Các nhà thơ trẻ dào dạt, bay bổng trong cảm hứng về cuộc sống mới, họ nói
đƣợc một cách tự nhiên, đằm thắm lí tƣởng mới, con ngƣời mới, họ mang đến
cho thơ hơi thở nồng ấm của cuộc sống xây dựng và chiến đấu của cả dân tộc,
họ chính là đội ngũ chủ lực của thơ chống Mĩ.
Sáng tác thơ ca là một nhu cầu tự biểu hiện của ngƣời nghệ sĩ, một sự

thôi thúc tự bên trong nhiều khi mãnh liệt, dồn dập bởi sự tác động của nhiều
yếu tố chủ quan cũng nhƣ khách quan gây nên. Trong thơ, vấn đề chủ thể, cái
tơi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cái tơi trữ tình là nhân tố vận
động chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, xã hội và bối cảnh đời sống văn
học. Thơ 1955 – 1965 đã nắm bắt một cách sâu sát yêu cầu của thời đại; một
mặt tiếp nối dòng chảy dạt dào của cái tơi trữ tình thơ ca trƣớc đó, mặt khác
đã tạo nên đƣợc sắc diện riêng khó lẫn, khó phai nhịa trong tiến trình thơ hiện
đại Việt Nam.


×