Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghệ thuật tiểu thuyết nam triều công nghiệp diễn chí của nguyễn khoa chiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.87 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯƠNG THỊ NGỌC DUNG

NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
“NAM TRIỀU CƠNG NGHIỆP DIỄN CHÍ”
CỦA NGUYỄN KHOA CHIÊM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Ngọc Hòa

Đà Nẵng, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trương Thị Ngọc Dung



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 6
5. Đóng góp của luận văn ........................................................................ 7
6. Bố cục của luận văn............................................................................. 7
CHƯƠNG 1. NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ TRONG DIỆN
MẠO TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI VIỆT NAM.................................. 9
1.1. PHÁC THẢO DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI
VIỆT NAM .................................................................................................... 9
1.1.1. Về khái niệm tiểu thuyết chương hồi ............................................. 9
1.1.2. Con đường hình thành và phát triển ............................................. 13
1.2. NGUYỄN KHOA CHIÊM VÀ NAM TRIỀU CƠNG NGHIỆP
DIỄN CHÍ .................................................................................................... 17
1.2.1. Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm ....................................................... 17
1.2.2. Tiểu thuyết Nam triều cơng nghiệp diễn chí................................. 20
1.3. VỊ TRÍ CỦA NAM TRIỀU CƠNG NGHIỆP DIỄN CHÍ TRONG DỊNG
CHẢY TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI VIỆT NAM .................................. 25
Tiểu kết ....................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ SỰ KIỆN LỊCH SỬ VÀ NHÂN
VẬT TRONG NAM TRIỀU CƠNG NGHIỆP DIỄN CHÍ ........................ 29
2.1. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ SỰ KIỆN LỊCH SỬ.................................... 29
2.1.1. Hệ thống sự kiện lịch sử: ............................................................. 30
2.1.2. Nghệ thuật miêu tả....................................................................... 38


2.2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT .......................................... 44

2.2.1. Hệ thống nhân vật trong Nam triều cơng nghiệp diễn chí............. 46
2.2.2. Ngoại hình và tính cách nhân vật ................................................. 53
Tiểu kết ....................................................................................................... 61
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT QUA KẾT CẤU,
NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP
DIỄN CHÍ ................................................................................................... 63
3.1. KẾT CẤU ............................................................................................. 63
3.1.1. Kết cấu theo tuyến tính thời gian ................................................. 64
3.1.2. Kết cấu theo diễn biến tâm lí nhân vật ......................................... 67
3.2. NGƠN NGỮ ......................................................................................... 71
3.2.1. Ngôn ngữ người trần thuật ........................................................... 71
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật....................................................................... 75
3.3. GIỌNG ĐIỆU ....................................................................................... 79
3.3.1. Giọng điệu ngợi ca, thán phục...................................................... 80
3.3.2. Giọng điệu phê phán, đả kích....................................................... 84
Tiểu kết ........................................................................................................ 88
KẾT LUẬN................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học trung đại Việt Nam là một thời kì lớn trong lịch sử văn học
dân tộc, là thời kì hình thành và phát triển nhiều thể loại văn học tạo bước
ngoặt trong nền văn học nước nhà. Thế kỷ XVIII – XIX là giai đoạn đánh dấu
sự trưởng thành vượt bậc của văn xuôi tự sự, đặc biệt là tiểu thuyết chương
hồi. Nam triều cơng nghiệp diễn chí (1719) của Nguyễn Khoa Chiêm (16591736) được đánh giá là tác phẩm có ý nghĩa khai sinh ra nền tiểu thuyết lịch

sử chương hồi Việt Nam. Tác giả Nguyễn Đăng Na đã khẳng định: “Mặc dù
đương thời chưa ra đời thể loại truyện ngắn lịch sử, nhưng với Nam triều
cơng nghiệp diễn chí thì tiểu thuyết lịch sử Việt Nam viết theo lối chương hồi
đã xuất hiện” [29,23].
Tiểu thuyết Nam triều cơng nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm
là tiểu thuyết khá thành công ở cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Tuy
nhiên các tài liệu nghiên cứu cũng như các bài viết về Nam triều cơng nghiệp
diễn chí hiện nay vẫn chưa nhiều. Hầu như người ta vẫn thường chỉ điểm tên
tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí của Ngơ Gia văn phái, xem đó là đỉnh cao
của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. Cịn với một tác phẩm ở vị trí mở đầu
cho nền tiểu thuyết chương hồi như Nam triều công nghiệp diễn chí của
Nguyễn Khoa Chiêm thì vơ tình bị khuất lấp một cách đáng tiếc. Thiết nghĩ,
việc tìm hiểu Nam triều cơng nghiệp diễn chí khơng những cho thấy những
đặc sắc của nghệ thuật tiểu thuyết mà còn nhằm đánh giá đúng vị trí của tác
phẩm này trong tiến trình văn xi Việt Nam .
Ấn tượng lớn nhất khi đọc Nam triều cơng nghiệp diễn chí chính là hệ
thống sự kiện và nhân vật lịch sử được tác giả phản ánh trong tác phẩm. Với
ngơn ngữ đậm tính lịch sử và nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, Nguyễn Khoa
Chiêm đã xây dựng lại hàng loạt những sự kiện, những trận chiến, những mâu


2

thuẫn nội bộ thời Trịnh _ Nguyễn phân tranh của lịch sử dân tộc, làm nổi bậc
những con người vừa có thật trong lịch sử vừa được sáng tạo thành những
nhân vật văn học thật sự. Tám quyển với hơn 600 trang sách dịch khơng khiến
người đọc nhàm chán vì Nguyễn Khoa Chiêm không phải ghi chép lịch sử mà
là tự sự lịch sử. Nam triều cơng nghiệp diễn chí dựa trên nền tảng lịch sử
nhưng đã mang lại cho lịch sử cái nhìn cụ thể, hấp dẫn hơn. Nghệ thuật miêu
tả sự kiện, xây dựng nhân vật, kết cấu, giọng điệu, sử dụng ngôn ngữ… đã

mang lại thành công về mặt nghệ thuật cho tác phẩm.
Chọn đề tài Nghệ thuật tiểu thuyết “Nam triều cơng nghiệp diễn
chí” của Nguyễn Khoa Chiêm chúng tôi cố gắng làm rõ những biểu hiện về
nghệ thuật trong tác phẩm. Qua đó, góp phần khẳng định vị trí và giá trị của
cuốn tiểu thuyết được đánh giá có ý nghĩa khai sinh nền tiểu thuyết chương
hồi Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nam triều cơng nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm vốn được
xem là tác phẩm có ý nghĩa mở đầu cho thể loại tiểu thuyết chương hồi Việt
Nam. Tuy nhiên các tài liệu nghiên cứu và các bài viết về tác phẩm trên
phương diện là một tác phẩm văn học còn rất khiêm tốn. Trong đó những bài
viết liên quan đến nghệ thuật tiểu thuyết trong tác phẩm lại càng ít. Tập hợp
lại có thể khái quát sơ lược các bài viết như sau:
Cuốn Từ điển văn học – từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX do các tác giả
Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường biên soạn (1995), Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội, phần mục từ Việt Nam khai quốc chí truyện (một nhan đề khác
của Nam triều cơng nghiệp diễn chí), các tác giả viết: “Tác phẩm thuật lại các
sự kiện lịch sử thời nội chiến Trịnh - Nguyễn (1558 -1689), từ khi Nguyễn
Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa đến gần hết đời Nghĩa vương Nguyễn Phúc
Trăn (1687 - 1691)” [1,540]. Và “Tác phẩm mang một chủ đích khá rõ: nói về


3

lịch sử khai quốc của họ Nguyễn, trần thuật lại các biến cố lịch sử. Từ chỗ
đứng và cách nhìn của một quan chức gắn mình với các chúa Nguyễn, dùng
những lời đẹp đẽ để ca tụng công lao, đức độ của các chúa Nguyễn. Tuy vậy
sự bao quát lịch sử vẫn giữ được tính khách quan của các sự kiện trên phạm vi
cả nước, với sự hình thành 3 thế lực ở ba vùng: họ Mạc, chính quyền Lê Trịnh, chính quyền chúa Nguyễn, sau đó là sự chia cắt Đàng Trong - Đàng
Ngoài” [1,541]. Ngoài ra, các tác giả cịn nhận xét Nguyễn Khoa Chiêm đã

“mơ tả kỹ được nhiều nhân vật lịch sử với những nét tính cách riêng biệt”.
Đồng thời đưa ra một số ví dụ: “Trịnh Tùng như một võ tướng tài ba, lần lượt
đánh bại quân nhà Mạc nhưng cũng là kẻ thâm hiểm tàn bạo đã quẳng xác Lê
Kính Tơng ở sân triều. Rốt cuộc chính Trịnh Tùng bị thuộc hạ bỏ rơi và ốm
chết ở Cầu Đơ (Hà Đơng)”, “Nguyễn Hồng như một người có bản lĩnh, biết
khơn khéo an dân, chú trọng khai thác vùng đất mới”, “Chiêu Vũ: một viên
tướng hết lòng với sự nghiệp nhà chúa”…[1,541].
Trong lời giới thiệu cuốn Nam triều cơng nghiệp diễn chí, Ngơ Đức
Thọ - Nguyễn Thúy Nga giới thiệu, dịch và chú thích (1994), có viết: “Trên
bình diện những sự kiện lịch sử từ nửa cuối thế kỷ XVI đến gần hết thế kỷ
XVII, tác phẩm đã tái hiện nhiều nhân vật văn võ ở cả hai miền” [7,19].
Trong phần giới thiệu chung cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung
đại - tập 3, Nguyễn Đăng Na đã nói đến “cách giới thiệu nhân vật” của Nam
triều cơng nghiệp diễn chí trong sự đối sánh tương đồng với Tam quốc diễn
nghĩa của La Quán Trung. Tác giả viết: “cả hai tác phẩm diễn chí và diễn
nghĩa thường giới thiệu nhân vật bằng cách tạo ra những tình huống “thót
tim” khiến người đọc phải “nín thở”, “đợi chờ””. Tác giả cũng đưa ra một ví
dụ cụ thể về tình huống xuất hiện nhân vật Chiêu Vũ trong Nam triều cơng
nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm để thấy được nét giống nhau với sự
xuất hiện của các nhân vật Quan Công, Trương Phi, Triệu Tử Long,…


4

trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung [29,33]. Đồng thời tác giả
cũng đã nhắc đến “lối tả người, giới thiệu nhân vật” của Nam triều cơng
nghiệp diễn chí trong sự đối sánh với Tam quốc diễn nghĩa của La Quán
Trung để thấy được nét riêng của Nguyễn Khoa Chiêm so với La Quán
Trung, và để khẳng định Nam triều cơng nghiệp diễn chí khơng phải là sự mơ
phỏng của Tam quốc diễn nghĩa [29,43]. Cũng trong phần giới thiệu này, tác

giả đã đánh giá “việc miêu tả nhân vật” có tiến bộ hơn so với Hồng Lê nhất
thống chí của Ngơ gia văn phái ở chỗ khơng tn thủ các nguyên tắc miêu tả
nhân vật một cách cứng nhắc, làm ảnh hưởng đến nghệ thuật của tác phẩm.
Các tác giả cuốn Từ điển văn học (bộ mới) Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ
Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá nhận xét: “Đây có thể coi là tác phẩm
mở đầu cho thể loại tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại.
Tuy không tránh khỏi lối lượt thuật một cách dài dịng, nhân vật được
miêu tả cơng thức, ngôn ngữ chưa được chú ý trau chuốt... nhưng nhiều sự
kiện chính trị ở cả Đàng Trong và Đàng Ngồi có liên quan đến cuộc chiến,
nhiều âm mưu phế lập, biến loạn, nhiều trận đánh lớn… được lược thuật bằng
phong cách kể chuyện chân xác, sinh động, tự nhiên và tương đối hấp dẫn.
Trên nền những sự kiện lịch sử thế kỷ 16 – 17, thân thế, hành trang, tính cách
của nhiều nhân vật lịch sử cũng hiện lên khá rõ. Ở một số trường hợp, tác giả
đã sử dụng lời đối thoại để góp phần làm bộc lộ tính cách, mưu lược của nhân
vật... Dưới mỗi sự việc có ý nghĩa, tác giả ghi một bài thơ thất ngơn bát cú
bình luận, cảm thán, làm dịu đi khơng khí căng thẳng của chiến trận, góp phần
đem lại ít nhiều sắc thái trữ tình cho tác phẩm...”[16,1033].
Trong cuốn Thi pháp trung đại văn học Việt Nam, giáo sư Trần Đình
Sử khẳng định văn học Việt Nam trung đại có ba bộ tiểu thuyết chương hồi
viết bằng chữ Hán và bộ Nam triều cơng nghiệp diễn chí được xếp là bộ đầu
tiên. “Có thể nói đây là tiểu thuyết về chiến tranh giữa các phe phái phong


5

kiến. Không dễ kể hết các cuộc đánh nhau trong truyện… Nhưng xét về thể
loại, đây là tiểu thuyết kể về các trận đánh, kể về binh pháp, mưu mẹo để tiêu
diệt đối phương, củng cố địa vị của các chúa Nguyễn và Trịnh…” [36,303],
Giáo sư Trần Đình Sử cũng nói qua về thủ pháp tả người, tả tâm lý cũng như
chổ hư cấu của tác phẩm.

Nhà phê bình Hồng Dụng nhận xét: “Dù viết bằng lối tiểu thuyết
chương hồi, nhưng tác phẩm kí sự lịch sử này đã mơ tả khá kĩ nhiều nhân vật
lịch sử với những nét tính cách riêng biệt. Trịnh Tùng như một võ tướng có
tài, lần lượt đánh bại quân nhà Mạc, nhưng cũng là kẻ thâm hiểm tàn bạo, đã
quăng xác Lê Kinh Tơng ở sân triều, rốt cuộc chính Tùng bị thuộc hạ bỏ ốm
đến chết ở Cầu Đơ, Hà Đông. Nguyễn Hồng như một người có bản lĩnh, biết
khơn khéo an dân, chú trọng khai thác vùng đất mới. Chiêu vũ Nguyễn Hữu
Dật như một viên tướng hết lòng với sự nghiệp nhà chúa. Ngồi ra, tác phẩm
cịn những trang thuật chuyện Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan và nhiều
nhân vật khác. Về nghệ thuật trần thuật, Nguyễn Khoa Chiêm sử dụng nhiều
chi tiết rất đắc thể hiện được nội dung ý nghĩa của sự việc, ý đồ của tác giả.
Chẳng hạn như chi tiết trong trận đánh ở sông Lam năm 1660, một người lính
giơ súng lên mà khơng bắn, vung kiếm mà không chém; ở trận Trấn Ninh
năm 1672, có người lính bên Trịnh gọi to báo cho người Đàng Trong cách
tránh đạn nổ của quân Trịnh… Các chi tiết đó đã thể hiện bản chất của cuộc
chiến, đó là chiến tranh “huynh đệ tương tàn”, đồng thời thể hiện nỗi đau của
những người lính trong cuộc chiến “nồi da xáo thịt”, “củi đậu nấu đậu” của
những binh lính bị huy động vào cuộc nội chiến ấy”.
Nhìn chung, qua các cơng trình nghiên cứu về tác phẩm Nam triều cơng
nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm đã được cơng bố từ trước tới nay, có
thể thấy, các nhà nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu về tác phẩm theo phương pháp
tiếp cận văn học sử nhằm làm sáng rõ vị trí của nó trong nền văn học dân tộc


6

và khẳng định vai trò mở đường của Nguyễn Khoa Chiêm đối với tiểu thuyết
lịch sử trung đại. Vấn đề về nghệ thuật trong tiểu thuyết Nam triều công
nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm cũng đã được nghiên cứu nhưng
còn rải rác, chưa hệ thống. Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những người đi

trước, trong luận văn này chúng tôi sẽ tập trung đi sâu làm rõ và khái quát
một cách có hệ thống hơn những đặc sắc trong nghệ thuật của tiểu thuyết này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là nghệ thuật tiểu thuyết
Nam triều cơng nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm. Cụ thể là đi sâu
phân tích nghệ thuật miêu tả sự kiện lịch sử, nghệ thuật xây dựng nhân vật,
nghệ thuật xây dựng kết cấu, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu mà
Nguyễn Khoa Chiêm thể hiện trong tác phẩm, từ đó làm rõ những đóng góp
của ơng đối với tiểu thuyết nói riêng, văn xi tự sự nói chung.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với phương châm chọn điểm lấy đích, chúng tơi tập trung nghiên cứu
một số phương diện nổi bật về nghệ thuật trong tác phẩm Nam triều cơng
nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm do Ngơ Đức Thọ - Nguyễn Thúy
Nga giới thiệu, dịch và chú thích.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi có tiếp thu một cách chọn lọc
thành quả trong các cơng trình nghiên cứu của lớp người đi trước để có thể đi
sâu vào những nội dung mà nhiệm vụ của đề tài luận văn đặt ra.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng kết hợp
một số phương pháp sau:
Phương pháp thống kê – so sánh: được vận dụng để lấy cứ liệu trong
tác phẩm làm cơ sở chứng minh cho những luận điểm trình bày trong luận văn


7

và nhận ra điểm tương đồng và khác biệt giữa nghệ thuật trong Nam triều
cơng nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm và các sáng tác của các tác giả
khác.

Phương pháp phân tích - tổng hợp: được dùng để tìm hiểu các phương
diện nghệ thuật trong tác phẩm và khái quát lại vấn đề.
Phương pháp lịch sử : được vận dụng để đối chứng cái được miêu tả
trong tác phẩm của nhà văn với những sử liệu đáng tin cậy để thấy được tài
năng nghệ thuật của tác giả.
5. Đóng góp của luận văn
Đề tài “Nghệ thuật tiểu thuyết “Nam triều cơng nghiệp diễn chí” của
Nguyễn Khoa Chiêm” được chúng tôi thực hiện nhằm khảo sát những phương
diện cơ bản của nghệ thuật tiểu thuyết này. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ cho
thấy tài năng của Nguyễn Khoa Chiêm trong việc đưa nghệ thuật tiểu thuyết
chương hồi lên một bước phát triển mới.
Thông qua những giá trị nghệ thuật của tác phẩm và tài năng sáng tạo
của tác giả, luận văn góp phần khẳng định vị trí mở đầu xứng đáng của tiểu
thuyết Nam triều cơng nghiệp diễn chí đối với nền tiểu thuyết chương hồi
Việt Nam.
Luận văn cũng góp phần giúp bạn đọc hiểu thêm về nghệ thuật tiểu
thuyết lịch sử chương hồi nói riêng và văn xi tự sự trung đại nói chung, bổ
sung thêm tài liệu cho việc giảng dạy văn học trung đại trong nhà trường.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm có các chương chính như sau:
Chương 1: Nam triều cơng nghiệp diễn chí trong diện mạo tiểu thuyết
chương hồi Việt Nam


8

Chương 2: Nghệ thuật miêu tả sự kiện lịch sử và nhân vật trong Nam
triều cơng nghiệp diễn chí
Chương 3: Nghệ thuật trần thuật qua kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu

trong Nam triều cơng nghiệp diễn chí


9

CHƯƠNG 1
NAM TRIỀU CƠNG NGHIỆP DIỄN CHÍ
TRONG DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI
VIỆT NAM

1.1. PHÁC THẢO DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI
VIỆT NAM
1.1.1. Về khái niệm tiểu thuyết chương hồi
Theo Từ điển văn học (Bộ mới) thì tiểu thuyết chương hồi là “Thuật
ngữ chỉ một dạng thức tiểu thuyết trường thiên quan trọng trong văn học cổ
điển Trung Quốc và Việt Nam. Tiểu thuyết viết theo dạng này, phân chia tác
phẩm thành các hồi khác nhau, phát triển từ lối giảng sử thoại bản (kể chuyện
lịch sử) thời Tống - Nguyên. Giảng sử thoại bản là hình thức kể chuyện (chủ
yếu là truyện lịch sử) được những người kể chuyện trong dân gian (thuyết thư
nhân - người kể sách, thuyết thoại nhân - người kể chuyện) các đời kể lại; đối
với những câu chuyện có dung lượng lớn, họ khơng kể xong ngay trong một
lần nên buộc phải ngắt thành các phần khác nhau, một phần được đặt một tiêu
đề để tóm lược nội dung, đó chính là cơ sở hình thành các hồi và tiêu đề các
hồi của tiểu thuyết chương hồi về sau” [16,1723].
Theo tác giả Trần Đình Sử: “Từ thời Tiên Tần cho đến đời Thanh, các
thể loại văn học có đến ba bốn trăm loại, song tiểu thuyết, truyền kỳ, chí quái,
chí dị, biến văn, thoại bản, tiểu thuyết chương hồi đều khơng được tính đến.
Các thể loại này phải đến đầu thế kỷ XX mới được các nhà nghiên cứu văn
học đưa vào hệ thống thể loại văn học” [38,53].
Trong bộ Văn học sử Trung Quốc do nhà nghiên cứu Du Quốc Ân chủ

trì (dẫn lại theo Trần Đình Sử), các tác giả đã phân chia thể loại văn học đã
xác định tiểu thuyết chương hồi là thể loại có từ thời Minh Thanh, và là sự kết


10

tinh đầy đủ mọi tinh hoa truyền thống của nền văn xuôi lâu đời của Trung
Quốc nhưng đến văn học hiện đại mới được đánh giá và nhìn nhận một cách
khách quan.
Từ thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều (thế kỷ III - VI), mầm mống tiểu
thuyết xuất hiện dưới dạng chí nhân, chí quái. Theo tác giả Lương Duy Thứ,
chí nhân, chí quái là những chuyện “ghi chép vắn tắt những sự tích quái dị,
những con người phi phàm”. Chí ở đây nghĩa là rất nhiều yếu tố hoang
đường.
Đến đời Đường (thế kỷ VII- IX), tiểu thuyết truyền kỳ xuất hiện. Cũng
theo tác giả Lương Duy Thứ, “Truyền kỳ là truyền lại đời sau những sự tích,
những số phận ly kỳ”, “Truyền kỳ đời Đường kế thừa chí quái, chí nhân Ngụy
Tấn, nhưng về nội dung cũng như hình thức đã vượt xa nó. Cốt truyện hồn
chỉnh, nhân vật có tính cách rõ nét, ngơn ngữ phong phú đa dạng hơn” và “Có
thể coi truyền kỳ đời Đường là những truyện ngắn hoàn chỉnh”.
Sang thế kỷ XI - XIII, đây là giai đoạn nở rộ của các thoại bản đời
Tống. Theo tác giả Lương Duy Thứ: “Thoại bản là ghi chép những câu
chuyện do các thuyết thoại nhân (nghệ nhân kể chuyện) kể” [44,6].
Đến thời Minh - Thanh, đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của tiểu
thuyết cổ điển Trung Quốc. Tiểu thuyết thời kỳ này “kế thừa trực tiếp những
thành tựu của thoại bản Tống Nguyên” [44,8]. Những câu chuyện được kể
như ở giai đoạn trước nhưng được liên kết và xâu chuỗi lại thành các tiểu
thuyết chương hồi. Không những thế, từ cách dàn dựng kết cấu, từ lối xây
dựng tính cách nhân vật chủ yếu thơng qua hành động, qua sự tích và ngơn
ngữ đối thoại, từ lời mào đầu và kết thúc mỗi hồi đều mang dấu ấn của thoại

bản Tống Nguyên. Tiểu thuyết chương hồi được xem là đỉnh cao của tiểu
thuyết trung đại Trung Quốc, với hàng nghìn tác phẩm lớn nhỏ.


11

Như vậy tiểu thuyết chương hồi là sản phẩm của văn học trung đại, và
là thể loại tiểu thuyết đặc trưng cho văn học trung đại phương Đơng nói
chung và Trung Quốc nói riêng.
Tiểu thuyết chương hồi mang những đặc điểm riêng biệt, có thể xét trên
một số phương diện cơ bản như sau:
Tiểu thuyết chương hồi có đề tài tương đối phong phú, nổi lên là đề tài
chiến tranh, tình yêu, hay đề tài phản phong ca ngợi khát vọng tự do công
lý…
Cảm hứng sáng tác của tiểu thuyết chương hồi chủ yếu là ngợi ca
những con người có đóng góp lớn lao đối với sự nghiệp chung, hoặc phản ánh
cuộc đấu tranh giai cấp của tầng lớp nông dân, chiến tranh nông dân trong xã
hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những lãnh tụ nơng dân có cơng lao trong
các cuộc đấu tranh đó.
Về phương diện cốt truyện, trong tiểu thuyết chương hồi, cốt truyện giữ
vai trò trung tâm. Mọi hành động diễn ra đều nhằm phục vụ cho cốt truyện.
Cốt truyện chia thành nhiều hồi, mỗi hồi kể một câu chuyện, có khi một số
hồi cùng kể về một câu chuyện trọn vẹn. Cả tiểu thuyết cũng kể cho ta một
câu chuyện thống nhất, đầu đuôi tương thông.
Về phương diện kết cấu, tiểu thuyết chương hồi được kết cấu theo từng
hồi, mỗi hồi kể một sự việc hoặc một số hồi xâu chuỗi thành một sự việc.
Trong cuốn Từ điển văn học (Bộ mới) các tác giả cũng đã khái quát đặc
điểm này như sau: “Sự phân chia cốt truyện thành các hồi là đặc trưng thể loại
của tiểu thuyết chương hồi. Mỗi hồi bao giờ cũng có tiêu đề để tóm lược nội
dung được trình bày trong hồi… Cuối mỗi hồi thường có một bài thơ ngắn để

đánh giá sự kiện hay nhân vật trong hồi và sau đó kết thúc bằng câu đại loại
như: “Muốn biết sự việc diễn ra thế nào xem hồi sau sẽ rõ”. Sang hồi mới,
vấn đề lại được triển khai với một nhan đề mới” [16,1723].


12

Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết chương hồi là những mẫu người
tiêu biểu cho đạo đức phong kiến: trung quân, trọng phu, liệt nữ… mang
những chuẩn mực đạo đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Ngồi ra cịn có nhân vật
quần chúng. Tất cả góp phần tạo nên số lượng nhân vật đông đảo, giúp cho
tiểu thuyết chương hồi trở thành loại tác phẩm văn học có quy mơ lớn.
Xét về cách trần thuật, nội dung tiểu thuyết chương hồi thường mở đầu
bằng niên hiệu lịch sử, dẫn chuyện bằng những câu như: “nói về”, “lại nói”,
“chuyện chia thành hai mối”… Tác giả thường đứng ở ngôi thứ ba để dẫn dắt
câu chuyện, giới thiệu nhân vật, sau đó để cho câu chuyện tự diễn biến, nhân
vật tự suy nghĩ và hành động. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết chương hồi là ngơn
ngữ khoa trương, hồnh tráng kết hợp với lối diễn đạt giàu hình ảnh hoa mỹ,
tượng trưng, ước lệ tạo nên vẻ đẹp riêng biệt cho thể loại.
Trong văn học trung đại Việt Nam, thể loại tiểu thuyết chương hồi ra
đời trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc
nhưng không phản ánh đề tài phong phú như tiểu thuyết chương hồi Trung
Quốc mà ngay từ đầu tập trung phản ánh lịch sử dân tộc. Theo sự phân loại
tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc thì tiểu thuyết lịch sử chỉ là một tiểu loại,
là những tiểu thuyết lấy đề tài từ trong sử sách và được viết theo lối kết cấu
chương hồi. Theo các tác giả cuốn Từ điển văn học (Bộ mới), thể loại tiểu
thuyết lịch sử là “Thuật ngữ chỉ một loại hình tiểu thuyết hay tác phẩm tự sự
hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính” [16,1725]. Điều này chúng ta có
thể thấy rõ ngay trên nhan đề của các tác phẩm tiểu thuyết chương hồi Việt
Nam như: Nam triều cơng nghiệp diễn chí, Thiên Nam liệt truyện, Hồng Lê

nhất thống chí, Hồng Việt long hưng chí,… Do vậy khi nói đến tiểu thuyết
chương hồi Việt Nam cũng đồng thời nói đến thể loại tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam.


13

1.1.2. Con đường hình thành và phát triển
Văn học thành văn Việt Nam được sáng tác bằng hai loại hình văn tự:
chữ Hán và chữ Nơm. Trong diễn trình văn học trung đại Việt Nam thì bộ
phận văn học chữ Nơm chủ yếu thể hiện nội dung trữ tình, chữ Nơm được sử
dụng nhiều trong loại hình thơ ca hơn là văn xi. Trong khi đó chữ Hán lại
phù hợp hơn trong việc thể hiện các nội dung tự sự. Do vậy khi nhắc đến văn
xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại cũng có nghĩa là nói đến văn xuôi tự sự
viết bằng chữ Hán. Từ đây người viết sử dụng thuật ngữ văn xuôi tự sự cũng
đồng nghĩa chỉ văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán.
Theo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, các nhà nghiên cứu đều có chung
đánh giá là văn xi tự sự viết bằng chữ Hán củaViệt Nam thời trung đại xuất
hiện khá sớm, ngay từ khi chữ Nơm chưa ra đời. Nhìn chung về diễn trình của
văn xi tự sự Việt Nam thời trung đại như sau:
+ Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV: văn xuôi tự sự chưa tách khỏi văn học
chức năng và có mối gắn bó rất chặt chẽ với văn học dân gian, đồng thời còn
là đối tượng của văn học chức năng và văn học dân gian. Đây là giai đoạn đặt
nền móng cho tồn bộ văn xuôi tự sự trung đại. Tác phẩm gồm: truyện dân
gian, truyện lịch sử và truyện tơn giáo. Trong đó dịng tự sự lịch sử, các tác
giả thiên về việc phản ánh những sự kiện đã qua, các nhân vật quá khứ, nhân
vật truyền thuyết và huyền thoại. Các nhân vật lịch sử phần nhiều đều được
thần thánh hóa, tơn giáo hóa. Tiêu biểu cho văn xi tự sự thời kỳ này là các
tác phẩm như: Báo cực truyện (thế kỷ XI), Ngoại sử ký (thế kỷ XII), Việt điện
u linh tập (nửa đầu thế kỷ XIV), Thiền uyển tập anh ngữ lục (giữa thế kỷ

XIV), Tam Tổ thực lục (nửa cuối thế kỷ XIV), Lĩnh Nam chích quái lục (cuối
thế kỷ XIV).
+ Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII:


14

Đây là thời kỳ đột khởi của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại.
Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là văn xi tự sự đã thốt khỏi mối ràng
buộc của văn học dân gian và văn học chức năng. Đặc bịêt là ở dòng tự sự thế
tục đã bước ra khỏi lối tự sự dân gian và văn học chức năng vươn lên thành
loại hình nghệ thuật mới là truyện truyền kỳ. Tiêu biểu là các tác phẩm như:
Thánh Tơng di thảo, Truyền kì mạn lục,… với hai tác phẩm này “Lê Thánh
Tông và Nguyễn Dữ đã phóng thành cơng con tàu văn xi tự sự vào quỹ đạo
nghệ thuật: văn học lấy con người làm đối tượng trung tâm phản ánh”
[30,19]. Dòng tự sự lịch sử vẫn nằm trong vịng văn học chức năng hành
chính và chức năng tôn giáo. Do một tâm lý chung chi phối sâu sắc trong các
tác gia trung đại là văn chương tiểu thuyết thấp kém hơn văn chương lịch sử
và văn chương lịch sử lại không trang trọng bằng văn thần phả. Do vậy đã
diễn ra một hiện tượng các tác phẩm của các thế hệ đi trước thường bị những
thế hệ sau ghép vào loại hình lịch sử hoặc thần phả. Chẳng hạn như: Vũ
Quỳnh khi sưu tầm được Lĩnh Nam chích quái lục (Lục thuộc phạm trù văn
học nghệ thuật) của Trần Thế Pháp đã đổi tên tác phẩm thành Lĩnh Nam chích
quái liệt truyện (Liệt truyện là loại hình lịch sử). Tuy nhiên giai đoạn này một
số tác giả đã tạo nên được bước phát triển nhất định trong dòng tự sự lịch sử.
Chẳng hạn như Đoàn Vĩnh Phúc đã lấy 16 thiên trong Việt điện u linh tập và
thêm vào cuối nhan đề mỗi thiên một thuật ngữ truyện, ghép với hai quyển có
trước của Trần Thế Pháp thành bộ Lĩnh nam chích quái liệt truyện. Với cách
làm đó Đồn Vĩnh Phúc đã hịa loại hình văn học chức năng tơn giáo vào văn
học nghệ thuật. Tiếp đến là Nguyễn Hàng, “người đã có cơng đẩy tự sự lịch

sử lên một bước” [29,17], trên cơ sở Lĩnh Nam chích quái lục, Việt điện u linh
tập và Thiền uyển tập anh ngữ lục ông đã tổ chức xây dựng lại cốt truyện
cùng nhân vật làm cho các nhân vật hiện lên rõ nét hơn, sức khái quát nghệ


15

thuật cao hơn và viết thành Thiên Nam văn lục liệt truyện. Tuy vậy ông vẫn
chưa đưa tự sự lịch sử thốt khỏi hẳn loại hình lịch sử là liệt truyện.
+ Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX:
Đây là giai đoạn hồn chỉnh văn xi tự sự Việt Nam thời trung đại,
với các thể loại như: truyện ngắn, ký, tiểu thuyết chương hồi. Nếu Song Tinh
bất dạ của Nguyễn Hữu Hào mở đầu cho truyện Nơm thì Nam triều cơng
nghiệp diễn chí (1719) của Nguyễn Khoa Chiêm khai sinh nền tiểu thuyết
chương hồi. Tiếp đến là Thiên Nam liệt truyện (biên soạn khoảng vào năm
Chính Hịa (1680 – 1705) đời Lê), tác giả là một người thuộc dòng họ Nguyễn
Cảnh. Hồng Lê nhất thống chí (cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX) của
Ngô gia văn phái giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển tiểu thuyết lịch sử
chương hồi Việt Nam. Cùng thời điểm này xuất hiện Đào Hoa Mộng ký của
Nguyễn Đăng Tuyển. Hai đại diện cuối cùng của tiểu thuyết chương hồi Việt
Nam là Hồng Việt long hưng chí (biên soạn từ năm 1899, hồn thành năm
1904) của Ngơ Giáp Đậu và Việt Lam tiểu sử (cuối thế kỷ XIX).
Qua đó, theo tác giả Nguyễn Đăng Na, tiểu thuyết chương hồi là thể
loại “đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của văn xuôi tự sự Việt Nam thời
trung đại”. Từ đây văn xuôi tự sự đủ sức phản ánh những vấn đề lịch sử xã
hội rộng lớn với tầm khái quát hóa cuộc sống trên quy mô rộng lớn.
Tiểu thuyết Việt Nam xuất hiện muộn, thế kỷ X - XII mới xuất hiện
những truyện văn xuôi dưới dạng các thần phả như Việt điện u linh, hay ghi
chép các truyền thuyết dân gian như Lĩnh Nam chích quái. Từ thế kỷ XV,
XVI trở đi mới xuất hiện những truyện viết về đời tư của những người bình

thường như Thánh Tơng di thảo, Truyền kỳ mạn lục,… Đó chính là mầm
mống sơ khai của tư duy tiểu thuyết. Phải sang đầu thế kỷ XVIII, thể loại tiểu
thuyết mới thực sự ra đời với hình thức thể loại vay mượn của Trung Quốc là
tiểu thuyết chương hồi.


16

Văn học Việt Nam tiếp nhận thể loại này khi lịch sử đất nước đang
bước vào thời kỳ rối ren, loạn lạc do các cuộc tranh giành quyền lực của các
tập đoàn phong kiến. Việc tiếp nhận thể loại này như một nhu cầu tất yếu để
thể hiện một nội dung mới là phản ánh bức tranh xã hội đầy biến động của
dân tộc. Tác giả Bùi Duy Tân nhận xét “… sự nảy sinh thể loại này nhằm đáp
ứng việc thể hiện một nội dung mới của xã hội nước ta” [39,125].
Văn học Việt Nam thời trung đại đã xuất hiện các trước tác lịch sử,
quan trọng nhất là Đại Việt sử ký tồn thư, bộ thơng sử chép theo lối biên
niên, nhưng tác phẩm tiểu thuyết lịch sử đúng nghĩa thì mới thực sự xuất hiện
vào đầu thế kỷ XVIII, với những tác phẩm như Nam triều công nghiệp diễn
chí của Nguyễn Khoa Chiêm, Hồng Lê nhất thống chí của Ngơ Gia văn
phái,… Đây vốn là những tiểu thuyết chương hồi đầu tiên trong văn học trung
đại Việt Nam.
Do hoàn cảnh lịch sử, tiểu thuyết chương hồi Việt Nam không phản
ánh đề tài phong phú như tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, mà tập trung
phản ánh lịch sử dân tộc. Vì vậy tiểu thuyết chương hồi Việt Nam đồng thời
là tiểu thuyết lịch sử. Cũng cần thấy rằng, do khơng có độ lùi lớn về thời gian,
các sự kiện, nhân vật lịch sử ít bị dân gian hóa cho nên đối với tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam, lịch sử đi vào tác phẩm một cách trực tiếp. Hầu hết các tác giả
đều phải cố gắng sáng tạo sao cho vừa đảm bảo chất văn chương của tác
phẩm vừa phải trung thành với sự thực lịch sử. Điều này hoàn toàn khác với
tiểu thuyết chương hồi phản ánh lịch sử trong văn học Trung Quốc.

Như vậy tiểu thuyết chương hồi Việt Nam ra đời trên cơ sở tiếp nhận
và kế thừa nền tiểu thuyết chương hồi vừa rực rỡ vừa lâu đời của Trung Hoa
(ra đời trước đó hơn 700 năm) và cũng là bước phát triển tất yếu của nền văn
xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, do vậy nó vừa mang những đặc điểm
chung của nền tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa vừa mang những nét riêng,


17

độc đáo. Những nét riêng, độc đáo này cũng là một tất yếu, bởi thể loại tiểu
thuyết chương hồi đã đi vào và tồn tại thích nghi trong nền văn hóa Việt, với
những đặc điểm riêng về lịch sử xã hội, đồng thời còn do sự sáng tạo của các
tác gia Việt Nam.
1.2. NGUYỄN KHOA CHIÊM VÀ NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP
DIỄN CHÍ
1.2.1. Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm
Nguyễn Khoa Chiêm (1659-1736), tự Bàng Trung, là một danh sĩ đời
chúa Tộ quốc công Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) và chúa Đỉnh quốc công
Nguyễn Phúc Trú (1725-1738).
Ông nội của Nguyễn Khoa Chiêm tên là Nguyễn Đình Thân (15531633), vốn là người ở làng Trạm Bạc, huyện An Dương, phủ Kinh Môn,
trấn Hải Dương (nay là tỉnh Hải Dương). Nguyễn Đình Thân là con ni của
ơng Nguyễn Ư Kỳ, ngun Thái phó triều Lê và là cậu ruột của tướng
Nguyễn Hoàng. Khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558), ơng
Nguyễn Ư Kỳ dẫn Nguyễn Đình Thân theo Nguyễn Hồng. Nguyễn Đình
Thân trở thành thuộc hạ của Đoan Quốc cơng Nguyễn Hồng, theo chủ tướng
rồi nhập tịch ở phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa (nay thuộc huyện Hương
Điền, Thừa Thiên Huế). Ơng Nguyễn Đình Thân làm tướng trải hai triều chúa
là Đoan quận công Nguyễn Hồng (1600-1613) và Thụy quận cơng Nguyễn
Phúc Ngun (1613-1635).
Nguyễn Đình Khôi (1594-1678), là con ông Thân, tước Thuần Mỹ nam.

Năm 1636, chúa Nhân quận công Nguyễn Phúc Lan (1635-1648) dời phủ
chúa từ vùng Bắc Thuận Hóa về làng Kim Long (huyện Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên), ông Khôi cũng đến nhập tịch ở huyện ấy và được phép chúa
Nguyễn cho đổi thành họ Nguyễn Khoa (chữ Khoa là "khoa bảng", hàm ý cầu
chúc con cháu đổ đạt nhiều và cao). Từ đó khởi tổ của một dịng họ danh gia


18

vọng tộc ở cố đơ Huế: dịng học Nguyễn Khoa, con cháu thay nhau làm quan
cho các đời chúa Nguyễn.
Nguyễn Khoa Danh (1632-1697), là con ông Khôi, tước Cảnh Lộc bá,
làm quan dưới đời chúa Dũng quận công Nguyễn Phúc Tần (1648-1687).
Nguyễn Khoa Chiêm là con duy nhất của ông Nguyễn Khoa Danh và bà Lê
Thị Am.
Nguyễn Khoa Chiêm xuất thân Nho học, có tiếng văn thơ, được bổ làm
Thủ hạp. Năm Tân Tỵ (1701), tức năm thứ 10 đời chúa Tộ Quốc công
Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), Nguyễn Khoa Chiêm cùng văn chức Trần
Ðình Khánh theo Cai cơ ngoại tả Tôn Thất Diệu và Nội hữu Tổng Phúc Tài
vào Quảng Bình đốc suất việc đắp lũy. Năm 1710, ơng được thăng chức Cai
hạp kiêm Tri bạ. Nhờ bố vợ (Cai bạ Trần Đình Ân) tiến cử, ơng được chúa
Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) tin dùng. Năm Canh Thìn năm thứ 19 (1710),
ơng được thăng chức Cai Hạp ở chính doanh kiêm tri bạ. Năm 1715, ông
được thăng chức Câu kê kiêm Tri bạ, được dự bàn quân cơ trong dinh của
chúa Nguyễn. Năm 1718, ơng được thăng chức Cai bạ Phó đốn sự. Năm
1724, ơng được thăng làm Thám chính chánh đốn sự. Từ đấy, ơng tham gia
vạch định mọi kế hoạch trong nước, làm đến Thượng thư Bộ Lại, tước Bảng
Trung hầu.
Nguyễn Khoa Chiêm được biết đến như một vị cơng thần phụng sự
chính quyền hai đời chúa Nguyễn, là người có tài xuất chúng, có nhiều cơng

lao trong việc phò chúa, giúp nước, giúp dân, được chúa Nguyễn tin dùng.
Các thế hệ cao niên của làng An Cựu vẫn lưu truyền chuyện kể về Nguyễn
Khoa Chiêm - một vị đại thần thanh liêm, chính trực đã dâng biểu tấu trình và
trực tiếp đứng ra phân xử sự thật về một vụ kiện tụng đất đai có nguy cơ dẫn
đến đổ máu, chết người giữa các họ đồng tộc và các họ khai khẩn trong làng
An Cựu. Kết quả, ông đã dàn xếp, hịa giải thấu tình, đạt lý được dân làng


19

kính phục. Để cảm tạ cơng ơn của ơng, Hội đồng Hương trưởng và con dân
làng An Cựu đã cắt tặng cho Nguyễn Khoa Chiêm 10 mẫu đất ruộng. Không
nỡ từ chối tình nghĩa chân thành của dân làng, ơng chỉ xin nhận phần đất đồi
(sau này trở thành nghĩa trang của dịng họ Nguyễn Khoa ở thơn Tứ Tây,
phường Thuỷ An, thành phố Huế). Tuy không phải là người có cơng khai
canh làng An Cựu, nhưng với cơng trạng đã cơng minh góp sức xây dựng tình
đồn kết của các họ tộc, Nguyễn Khoa Chiêm được dân làng xếp vị trí thứ 10,
trong 10 họ Chánh tơn được thờ ở Hiệp tự từ đường làng An Cựu, được dân
làng tổ chức cúng tế chung vào ngày rằm tháng 8 hàng năm và cao hơn nữa là
được vua Khải Định trứ phong là Dực bảo Trung hưng Linh phù tôn thần.
Cả cuộc đời, Nguyễn Khoa Chiêm đã từng giữ các chức vụ: Câu kê
kiêm tri bạ, được dự bàn giúp việc qn cơ trong triều, Cai Bạ, phó đốn sự
và chức Tham Chánh, Chánh đoán sự. Nguyễn Khoa Chiêm mất vào ngày 6-3
năm Bính Thìn (1736), hưởng thọ 78 tuổi. Sách Đại Nam liệt truyện Tiền biên
chép: “đến khi tuổi già Chiêm về trí sĩ ở q nhà. Một hơm tắm gội, mặc triều
phục trơng về phía cửa khuyết (phủ chúa) lạy hai lạy rồi lên giường nằm mà
mất…”. Sau khi mất, ông được tặng hàm Đại lý Thượng khanh, được ban tên
thụy là Thuần Hậu.
Di sản văn hóa Nguyễn Khoa Chiêm để lại là tác phẩm tiểu thuyết lịch
sử nổi tiếng Nam triều cơng nghiệp diễn chí cịn gọi là Trịnh - Nguyễn diễn

chí. Bộ sách này gồm 2 tập, 8 quyển, tổng cộng 30 hồi, phản ánh khá trung
thực sự nghiệp khai phá Đàng Trong của các chúa Nguyễn bắt đầu từ Đoan
quốc cơng Nguyễn Hồng đem qn vào trấn thủ Thuận Hóa vào năm 1558
(Mậu Ngọ) và kết thúc khi chúa Hoằng quốc công Nguyễn Phúc Trăn mất vào
năm 1691 (Tân Mùi).


20

Nguyễn Khoa Chiêm quả thật là nhân vật hiếm có trong lịch sử hình
thành và phát triển của mảnh đất Thuận Hóa - Phú Xn - Huế, đồng thời ơng
cũng là một tác giả đóng góp lớn cho nền văn xuôi tự sự Việt Nam.
1.2.2. Tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí
Tác phẩm chính của Nguyễn Khoa Chiêm là Nam triều cơng nghiệp
diễn chí. Tác phẩm thảo xong năm 1719, khi ông ở tuổi 60 và đang giữ chức
Cai bạ kiêm Phó đốn sự triều Hiển Tơng Nguyễn Phúc Chu. Tác phẩm có tên
ban đầu là Nam triều cơng nghiệp diễn chí, về sau các nhà biên soạn đổi nhan
đề thành Cơng nghiệp diễn chí hay Việt Nam khai quốc chí truyện diễn âm,
hay Nam triều Nguyễn chúa khai quốc cơng nghiệp chí tân soạn. Về các bản
dịch tiếng Việt đã được xuất bản từ năm 1986 (lần đầu) đến nay, sách được in
tổng cộng bốn lần và đều là bản dịch của hai dịch giả Ngô Đức Thọ &
Nguyễn Thúy Nga: 1. Trịnh - Nguyễn diễn chí (Nam triều cơng nghiệp diễn
chí), Sở Văn Hóa Thơng Tin Bình Trị Thiên in năm 1986 & 1987, chỉ có hai
tập, không in nữa; 2. Mộng bá vương (Việt Nam khai quốc chí truyện), Nxb
Đại Học & Trung Học Chuyên Nghiệp in năm 1990, trọn bộ hai tập; 3. Việt
Nam khai quốc chí truyện, Nxb Hội Nhà Văn in năm 1994; 4. Nam triều cơng
nghiệp diễn chí, Nxb Hội Nhà Văn & Phương Nam Book in năm 2003.
Nam triều công nghiệp diễn chí, tác phẩm phản ánh lịch sử và được viết
theo lối kết cấu chương hồi đã đánh dấu bước trưởng thành của văn xuôi tự sự
Việt Nam trung đại, vừa là sự kết tinh của quá trình phát triển của văn xi

trung đại Việt Nam vừa đặt nền móng cho nền tiểu thuyết Việt Nam phát
triển. Sau Nam triều cơng nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm cịn có
Thiên Nam liệt truyện (ra đời khoảng giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX),
chưa biết đích xác tác giả là ai, quyển I (3 hồi đầu) hiện khơng cịn, chỉ còn lại
Quyển II (4 hồi). Tác giả Thiên Nam liệt truyện tỏ ra khá già dặn trong nghệ
thuật xây dựng nhân vật, tuy nhiên cịn nhiều thiếu sót, chưa thực sự tạo nên


21

bước phát triển thực sự so với Nam triều công nghiệp diễn chí. Đến Hồng Lê
nhất thống chí (ra đời vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX), tiểu thuyết
chương hồi Việt Nam mới thực sự đạt tới đỉnh cao.
Nam triều cơng nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm phản ánh khá
chân thật lịch sử xã hội Việt Nam 130 năm, trong đó chủ yếu phản ánh cuộc
nội chiến kéo dài giữa Nam triều do chúa Nguyễn trị vì và Bắc triều do vua
Lê - chúa Trịnh cai quản, từ năm 1558, khi Đoan quốc cơng Nguyễn Hồng
vào trấn thủ Thuận Hóa đến gần hết đời Ngãi vương Nguyễn Phúc Trăn (1648
- 1691).
Thời điểm kết thúc tiểu thuyết là năm 1689, lúc tác giả Nguyễn Khoa
Chiêm đã 30 tuổi và cách thời điểm soạn sách mới có 30 năm (1719). Vì vậy
tính thời sự, chính trị rất cao.
Có thể tóm tắt sơ lược nội dung của Nam triều cơng nghiệp diễn chí
như sau:
Quyển 1:
Nam triều cơng nghiệp diễn chí bắt đầu từ việc tướng An Tĩnh hầu
Nguyễn Kim (1467 - 1545) quê ở trấn Thanh Hóa, sau vào trú ngụ ở Nghệ
An, dẫy binh tơn phị nhà Lê chống Mạc, cùng Trịnh Duy Sản đón Lê Ninh về
lập làm vua (tức Trang Tơng). Nguyễn Hồng (con của Nguyễn Kim) bị Trịnh
Kiểm (con rể Nguyễn Kim) mang lòng tị hiềm tìm kế hãm hại. Năm 1558,

Nguyễn Hồng phải lập mưu xin vào trấn thủ Thuận Hóa. Nguyễn Hồng diệt
được đơ đốc Lập quận công (nhà Mạc), quét sạch quân giặc. Sau đó, chúa
Tiên Nguyễn Hồng thi hành những chính sách khơn khéo để củng cố lịng
dân, thu phục hiền tài, chú trọng sản xuất nông nghiệp, khai thác đất đai, xây
dựng Thuận Hóa.


×