Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 112 trang )


x

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM






NGUYỄN THUỲ LINH





NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG
TIỂU THUYẾT NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ
CỦA NGUYỄN KHOA CHIÊM







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN









THÁI NGUYÊN - 2012

Header Page 1 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




NGUYỄN THUỲ LINH




NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG
TIỂU THUYẾT NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ
CỦA NGUYỄN KHOA CHIÊM



Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.34



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Gia Võ




THÁI NGUYÊN - 2012

Header Page 2 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các
nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012
Xác nhận
của người hướng dẫn khoa học




TS. Ngô Gia Võ
Tác giả luận văn




Nguyễn Thuỳ Linh









Header Page 3 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3

LỜI CẢM ƠN

Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
TS. Ngô Gia Võ, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học,
cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại
trường.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè cùng gia đình
và những người thân yêu đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện

giúp tôi hoàn thành tốt khoá học này.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thuỳ Linh



Header Page 4 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4

i

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 8

Chương 1 GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM NAM TRIỀU CÔNG
NGHIỆP DIỄN CHÍ VÀ KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ LÍ THUYẾT
TỰ SỰ HỌC 8

1.1. Khái lược về tác giả, tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí 8

1.1.1. Về tác giả Nguyễn Khoa Chiêm 8
1.1.2. Về tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí 11


1.2. Lý thuyết chung về tự sự học và việc vận dụng lý thuyết tự sự học
vào nghiên cứu tác phẩm 27

1.2.1. Lý thuyết chung về tự sự học 27

1.2.2. Việc vận dụng lí thuyết tự sự vào nghiên cứu tác phẩm Nam
triều công nghiệp diễn chí 32

Chương 2 CẤU TRÚC TỰ SỰ CỦA NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP
DIỄN CHÍ 35

2.1. Cách xây dựng truyện 35

2.1.1. Dung lượng truyện dài 35

2.1.2. Cốt truyện phức tạp 37

2.2. Tự sự về thế giới nhân vật 51

2.2.1. Thế giới nhân vật 51

2.2.2. Sự kiện chân thực 63

Header Page 5 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5

ii

2.3. Tự sự về những truyện kì ảo 71


2.3.1. Nhân vật và hoàn cảnh 71

2.3.2. Chiều sâu tâm linh và đạo lý 75

2.4. Tự sự bằng thơ 77

2.4.1. Truyện giới thiệu về thơ 77
2.4.2. Lời bình bằng thơ trong truyện 82

Chương 3 HÌNH THỨC TỰ SỰ CỦA NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP
DIỄN CHÍ 87

3.1. Vai trò của người kể chuyện trong Nam triều công nghiệp diễn chí 87

3.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ ba khách quan 87

3.1.2. Điểm nhìn nghệ thuật từ bên ngoài 90

3.2. Nghệ thuật kể chuyện trong Nam triều công nghiệp diễn chí 92

3.2.1. Cách mở đầu trực tiếp 92

3.2.2. Cách dẫn dắt chuyện lôgic 94

3.2.3. Kết thúc chuyện khép kín 96

PHẦN KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101



Header Page 6 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học trung đại Việt Nam có lịch sử gần một ngàn năm. Có thể nói,
thành tựu của văn học viết Việt Nam dường như được tập trung nhiều nhất
vào văn học trung đại. Trong mười mấy thế kỷ ấy, văn học thế kỷ XVIII đã có
bước phát triển vượt bậc đạt được những thành tựu rực rỡ. Cùng với các thể
loại văn học khác, văn xuôi tự sự trong đó có tự sự lịch sử phát triển khá
mạnh mà tiêu biểu có tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn
Khoa Chiêm, tác phẩm mở đầu cho sự ra đời của một thể loại mới – tiểu
thuyết lịch sử chương hồi Việt Nam. Tác phẩm này còn có các tên gọi khác
như: Trịnh – Nguyễn diễn chí; Mộng bá vương; Việt Nam khai quốc chí
truyện; Nam triều Nguyễn chúa khai quốc công nghiệp diễn chí; Nam Việt
chí; Công nghiệp diễn chí.
1.1. Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là một tác
phẩm văn xuôi chữ Hán thành công ở cả hai phương diện: Nội dung và nghệ
thuật và được đánh giá là tác phẩm có ý nghĩa khai sinh ra nền tiểu thuyết lịch
sử chương hồi của Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Đăng Na đã khẳng định: “Mặc
dù đương thời chưa ra đời thể loại truyện ngắn lịch sử, nhưng với Nam triều
công nghiệp diễn chí thì tiểu thuyết lịch sử Việt Nam viết theo lối chương hồi
đã xuất hiện”[35,23]. Từ đây văn xuôi tự sự trưởng thành, đủ sức phản ánh
những vấn đề lịch sử rộng lớn với tầm khái quát hóa cuộc sống trên qui mô

toàn dân tộc.
Tuy có ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng dường như tác phẩm Nam
triều công nghiệp diễn chí vẫn chưa được nghiên cứu toàn diện và sâu sắc.
Hầu như khi nhắc đến tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thì người ta chỉ nhắc
nhiều đến Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, một đỉnh cao của
thể loại này. Điều đó chưa thật công bằng với Nam triều công nghiệp diễn chí.
Header Page 7 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7


2

Vì vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí
một cách khoa học sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc đánh giá đúng mức giá trị
của tác phẩm và góp phần đem đến cho bạn đọc các thế hệ sự hiểu biết đầy đủ
hơn nữa về một tác phẩm văn xuôi tự sự chữ Hán đặc sắc trong nền văn học
Việt Nam.
1.2. Đọc Nam triều công nghiệp diễn chí, ta không chỉ thấy ấn tượng ở
chỗ tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật mà còn tài hoa
trong cách kể chuyện. Việc các nhân vật lịch sử được đưa vào tác phẩm và trở
thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo đã khẳng định tài năng sáng tạo
của tác giả. Các nhân vật trong tác phẩm vừa được bảo lưu những đặc điểm
vốn có thật trong lịch sử vừa được hư cấu, sáng tạo thành những nhân vật văn
học thực sự. Cách dẫn chuyện, kể chuyện thật tự nhiên và linh hoạt khiến cho
tác phẩm thu hút được sự theo dõi chú ý của bạn đọc chứ không khô khan
cứng nhắc như những truyện kể lịch sử thong thường. Do đó, việc tìm hiểu
nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí sẽ giúp ta đi
sâu vào một phương diện quan trọng trong giá trị nghệ thuật của tác phẩm,
góp phần lý giải được câu hỏi vì sao đó lại là tác phẩm được đánh giá là có ý
nghĩa khai sinh ra nền tiểu thuyết lịch sử chương hồi của Việt Nam.

Mặt khác, hiện nay trong chương trình ngữ văn nhà trường từ bậc trung
học đến đại học đều không được tiếp cận tác phẩm Nam triều công nghiệp
diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm một cách trọn vẹn và sâu sắc. Nhận thức
được tầm quan trọng của tác phẩm nên người viết đã quyết định dành thời
gian nghiên cứu Nam triều công nghiệp diễn chí, tập trung đi sâu vào vấn đề
“Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của
Nguyễn Khoa Chiêm”. Luận văn được hoàn thành sẽ góp phần soi sáng giá trị
đặc sắc của một tác phẩm văn xuôi tự sự thời trung đại,khẳng định rõ hơn vị
trí của Nguyễn Khoa Chiêm trong tiến trình văn học viết Việt Nam.
Header Page 8 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8


3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mặc dù Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm được
đánh giá là tác phẩm có ý nghĩa mở đầu cho nền tiểu thuyết chương hồi Việt
Nam nhưng những tài liệu nghiên cứu và những bài viết về tác phẩm còn
chưa nhiều, đặc biệt là những công trình nghiên cứu lớn còn rất ít. Mặt khác,
nghiên cứu văn học theo hướng tự sự học cũng là một hướng nghiên cứu còn
mới nên những bài viết, cũng còn thưa vắng.
Bản thân tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí hay còn gọi là Việt
Nam khai quốc chí truyện là tác phẩm có số phận đầy trắc trở, phức tạp. Từ
quá trình hoàn chỉnh tác phẩm, tên gọi, tác giả đến những ý nghĩa nội dung và
nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này có nhiều kiến giải, đánh giá khác nhau.
Điểm qua ý kiến của các nhà nghiên cứu từ khi tác phẩm ra đời đến nay, ta sẽ
nhận thức rõ hơn điều đó.
Theo cuốn Việt Nam khai quốc chí truyện, tác giả Ngô Đức Thọ đã giới
thiệu rằng: Người đầu tiên nói đến tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí

của Nguyễn Khoa Chiêm là danh sĩ triều Nguyễn, Trịnh Hoài Đức (1765 –
1825) Phó Tổng đài Sứ quán triều Minh Mệnh, tiếp đó là một học giả người
Pháp tên là L. Cadière.
Năm 1969, sử gia Phan Khoang khi nghiên cứu lịch sử xứ Đàng Trong
đã được tham khảo một truyền bản của Nam triều công nghiệp diễn chí có
tên sách là Nam triều Nguyễn chúa khai quốc công nghiệp diễn chí. Ông xác
nhận “Tác phẩm của Nguyễn Khoa Chiêm có giá trị tư liệu lịch sử quí giá, nhưng
cũng tinh tế để khỏi sa vào những tình tiết ít nhiều đã bị tiểu thuyết hóa”.[8,9]
Năm 1974, Tập san Sử Địa đã đăng bài khảo cứu công phu Đúng ba
trăm năm trước của tác giả Hoàng Xuân Hãn. Nhân kỷ niệm ba trăm năm
ngưng chiến Nam – Bắc phân tranh thời Trịnh – Nguyễn, Hoàng Xuân Hãn đã
căn cứ vào tác phẩm của Nguyễn Khoa Chiêm để trình bày một cách tóm tắt
những sự kiện chính của thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Ông viết: “…đối
Header Page 9 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9


4

với những triều chúa Nguyễn, sách này có giá trị tương đương với sách
Hoàng Lê nhất thống chí đối với các triều cuối Trịnh và đầu Tây Sơn…Tôi
nghĩ rằng về đại cương cũng như về chi tiết sách này khá đáng tin cậy, nhất
là về khoảng từ Chúa Sãi về sau”. [8,10]
Hai nhà sử học là Hoàng Xuân Hãn và Phan Khoang đều khẳng định
giá trị chân chính của tác phẩm, dẫu rằng mỗi người nhấn mạnh về một
phương diện văn hoặc sử. Điều thú vị là dù thiên về văn hay sử thì cả hai nhà
nghiên cứu trên đều khẳng định giá trị đặc biệt của tác phẩm này.
Trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại - Tập 3, Nguyễn
Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, ở phần giới
thiệu chung: Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại – quá trình hình

thành, phát triển và đặc trưng nghệ thuật, Nguyễn Đăng Na đã nói đến “cách
giới thiệu nhân vật” hay “lối tả người, giới thiệu nhân vật”[35,30-33] của
Nam triều công nghiệp diễn chí trong sự đối sánh với Tam quốc diễn nghĩa
của La Quán Trung để thấy được những nét tương đồng và nhất là những nét
khác biệt và độc đáo của Nguyễn Khoa Chiêm so với La Quán Trung. Tất cả
nhằm khẳng định Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm
không phải là sự mô phỏng của Tam quốc diễn nghĩa.
Trong cuốn Nam triều công nghiệp diễn chí, Ngô Đức Thọ - Nguyễn
Thúy Nga giới thiệu, dịch và chú thích, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003, ở lời
giới thiệu: Nam triều công nghiệp diễn chí - tác giả - văn bản - tác phẩm, tác
giả Ngô Đức Thọ cũng cho rằng: “Trên bình diện những sự kiện lịch sử từ
nửa cuối thế kỷ XVI đến gần hết thế kỷ XVII, tác phẩm đã tái hiện nhiều nhân
vật văn võ ở cả hai miền”[8,17]
Điểm lại lịch sử nghiên cứu Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn
Khoa Chiêm, chúng tôi nhận thấy các tác giả mới chỉ dừng lại ở chỗ giới
thiệu, nêu vấn đề đối chiếu, so sánh, hoặc đánh giá khái quát giá trị tác phẩm,
nhưng số lượng bài viết chưa nhiều. Đó cũng là những gợi ý và điều kiện để
Header Page 10 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10


5

người viết thực hiện đề tài này. Mong rằng với nỗ lực hết mình, chúng tôi sẽ
có những đóng góp riêng trong việc khám phá giá trị và vẻ đẹp của tác phẩm
Nam triều công nghiệp diễn chí.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi vào khám phá giá trị nghệ thuật của tác phẩm Nam triều
công nghiệp diễn chí. Đối tượng nghiên cứu tập trung vào “Nghệ thuật tự sự”

– một biện pháp nghệ thuật quan trọng, góp phần chủ yếu vào thành công của
tác phẩm.
3.2 Phạm vi đề tài
Văn bản nghiên cứu là tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của
Nguyễn Khoa Chiêm, do các tác giả Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga giới
thiệu, dịch và chú thích, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003. Ngoài ra, trong quá
trình thực hiện, người viết có thể sử dụng một số cuốn tiểu thuyết chương hồi
tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam như Hoàng Lê nhất thống chí, Việt
Lam tiểu sử… để so sánh nhằm đánh giá đúng đắn hơn giá trị của Nam triều
công nghiệp diễn chí. Bên cạnh đó, người viết còn tham khảo thêm tiểu thuyết
chương hồi Trung Quốc là Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung
để đặt tác phẩm vào thế đối sánh từ đó nhận thức sâu sắc hơn giá trị đích thực
của tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Làm nổi bật tài năng, lối kể chuyện độc đáo của Nguyễn Khoa Chiêm
qua những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Nam
triều công nghiệp diễn chí.
Góp phần khẳng định vị trí mở đầu xứng đáng của tiểu thuyết Nam triều
công nghiệp diễn chí đối với nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam.
Header Page 11 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11


6

Có thêm những tri thức cần thiết để vận dụng vào việc học tập, nghiên
cứu các tác phẩm cùng thể loại cũng như việc giảng dạy tác phẩm văn học ở
trường phổ thông.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung làm rõ giá trị tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn
chí của Nguyễn Khoa Chiêm về phương diện nghệ thuật tự sự.
Đặt tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí trong sự đối sánh với các
tiểu thuyết chương hồi của nền văn học Việt Nam về phương diện nghệ thuật
tự sự, làm rõ những đóng góp của Nguyễn Khoa Chiêm trong nền tiểu thuyết
lịch sử chương hồi Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, người viết sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp thống kê
Trên cơ sở khảo sát tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí, người
viết tiến hành thống kê và phân loại các cứ liệu. Đó là cơ sở khoa học chứng
minh cho những luận điểm sẽ trình bày trong luận văn.
5.2. Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp được dùng để phân tích và miêu tả cụ thể các dữ
liệu đã thống kê, từ đó đưa ra nhận xét cho các đặc điểm đã nêu. Kết quả thu
được từ sự phân tích, miêu tả này sẽ là những luận cứ khảo chứng cho các
luận điểm mà người viết đề xuất trong đề tài.
5.3. Phương pháp so sánh, tổng hợp và hệ thống
Bên cạnh việc thống kê, phân loại, phân tích, chúng tôi sẽ tiến hành so
sánh, đối chiếu giữa Nam triều công nghiệp diễn chí với một số tác phẩm văn
học chữ Hán khác. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ tổng hợp, xem xét tác phẩm
trong hệ thống văn xuôi trung đại nói riêng và văn học trung đại nói chung.
Header Page 12 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12


7

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của

luận văn được triển khai thành ba chương sau đây:

Chương I: Giới thiệu tác giả, tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí
và khái lược chung về lí thuyết tự sự học
Chương II: Cấu trúc tự sự của Nam triều công nghiệp diễn chí
Chương III: Hình thức tự sự của Nam triều công nghiệp diễn chí
Header Page 13 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13


8

NỘI DUNG
Chương 1
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM
NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ VÀ KHÁI LƯỢC CHUNG
VỀ LÍ THUYẾT TỰ SỰ HỌC

1.1. Khái lược về tác giả, tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí
1.1.1. Về tác giả Nguyễn Khoa Chiêm
Tác giả Nguyễn Khoa Chiêm sinh năm Kỷ Hợi 1659, mất năm Bính Thìn
1736, người huyện Hương Trà, nay là Thừa Thiên Huế. Từng làm quan to cho
triều Nguyễn và được phong tước Bảng Trung hầu, tự Bảng Trung.
Ông vốn gốc người Hải Dương, cụ nội Nguyễn Đình Thân là thuộc hạ
của Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng, theo Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận
Hóa từ năm 1558, rồi nhập tịch ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, và
trở thành khởi tổ của một dòng vọng tộc ở cố đô Huế.
Nguyễn Đình Thân sinh ra Nguyễn Đình Khôi (1594 – 1678), tước
Thuần Mỹ Nam. Đến năm 1638, Nguyễn Đình Khôi theo chúa Nguyễn Phúc
Lan rời phủ chúa về vùng Hương Trà, Thừa Thiên Huế và ở luôn đấy rồi đổi

họ thành Nguyễn Khoa.
Nguyễn Khoa Danh (1632 – 1697) là con của Nguyễn Đình Khôi, tước là
Cảnh Lộc bá. Ông kết hôn với bà Lê Thị Am và sinh được người con trai duy
nhất là Nguyễn Khoa Chiêm. Sau này, Nguyễn Khoa Chiêm lấy bà Trần Thị
Mận, con gái của cai bạ Trần Đình Ân và sinh được mười hai người con.
Trong số tám người con trai ấy thì có Nguyễn Khoa Đăng, người con thứ ba
là một viên quan giỏi, có tài xử kiện, được người cùng thời mệnh danh là
“Bao Công”. Ông có công lớn trong việc diệt bọn cướp hung bạo thời nhà Hồ
và trừ được sóng dữ ở phá Tam Giang.
Header Page 14 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14


9

Tuổi trẻ, Nguyễn Khoa Chiêm là người học rộng tài cao, am hiểu nhiều
lĩnh vực, từng được bổ chức Thủy hạp. Đến năm 1701 là năm thứ mười đời
chúa Nguyễn Phúc Chu, ông được giao việc đi Quảng Bình để đốc thúc việc
đắp Chính Lũy, đi cùng đoàn còn có Văn chức Trần Đình Khánh, Cai cơ
Ngoại tả Tôn Thất Diệu và Nội hữu Tống Thúc Tài.
Đến năm 1710, ông được thăng chức Cai hạp ở Chính Danh, kiêm chức
Tri bạ, do tài giỏi nên được Trần Đình Ân yêu mến và tiến cử với Chúa
Nguyễn, từ đó ông được Minh Vương yêu mến và tin dùng.
Vào năm 1718, Nguyễn Khoa Chiêm được thăng chức Cai bạ Phó đoán
sự. Đến năm 1724, lại được thăng chức Tham Chính Chánh đoán sự, sau đó
ông về trí sĩ và mất tại quê nhà vào năm 1736, hưởng thọ 77 tuổi. Sau khi ông
mất, chúa Nguyễn ban tặng hàm Đại lý tự Thượng khanh, được ban tên thụy
là Thuần Hậu.
Khi nhắc đến Nguyễn Khoa Chiêm, sách Đại Nam liệt truyện tiền biên
viết: “Nguyễn Khoa Chiêm là người giỏi văn chương, từng làm sách Nam

triều công nghiệp diễn chí lưu hành ở đời”.[8,9]
Thời đại Nguyễn Khoa Chiêm sống là thời đại đất nước đổ nát, nhân dân
kiệt quệ vì các cuộc giao tranh nội quốc, giá trị đạo đức văn hóa bị băng hoại
nặng nề. Nguyễn Khoa Chiêm được may mắn là người có chỗ đứng trong bộ
máy thống trị, có bố vợ là một đại thần trong triều, được tham gia bàn việc quân
cơ cho nên những tư liệu mà ông có được là đáng tin cậy.
Đến cuối thế kỷ XVII, về cơ bản chiến tranh đã kết thúc nhưng lúc này
đời sống nhân dân đã lâm vào cảnh khốn cùng, không thể vực lên ngay được,
mọi mặt trong quốc gia đều bị suy thoái trầm trọng. Đất nước ta những năm
tháng này do lâm vào cảnh nội chiến triền miên cho nên bộ máy chính quyền
rất đặc biệt. Ở Đàng Ngoài, đã có vua (triều Lê) cai trị đất nước mà lại có
chúa (Trịnh) cũng nắm quyền hành sinh sát như vua, thậm chí còn thâu tóm
Header Page 15 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15


10

quyền hành và lấn lướt vua. Người dân lâm vào cảnh một cổ hai tròng: vua Lê
– chúa Trịnh.Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn cai quản, tình hình cũng chẳng
sáng sủa hơn là bao khi mà nhân dân vẫn bị xoáy vào cuộc nội chiến giữa hai
miền Nam - Bắc triều.
Tất cả những khổ cực đau thương đều đè nặng lên cuộc sống của nhân
dân hai miền, khiến cho lòng dân oán thán đến ngút trời . Điều đó đã buộc họ
phải đứng lên đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến, và cuộc nổi dậy ấy
đã diễn ra trên phạm vi toàn quốc với qui mô lớn chưa từng có. Họ đấu tranh
nhằm thống nhất giang sơn xã tắc, đấu tranh cho chính cuộc sống của họ và
đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ
lãnh đạo. Phong trào Tây Sơn đã đập tan chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đánh
sập tập đoàn Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế với

niên hiệu Quang Trung năm 1789.
Bối cảnh đất nước hỗn độn như vậy là cội nguồn cảm hứng thôi thúc tác
giả phải viết nên một tác phẩm ghi dấu lại một thời kỳ lịch sử của đất nước.
Thực ra, vào cuối thế kỷ XVII, ở nước ta đã xuất hiện tác phẩm: Nguyễn
Cảnh Thị Hoan Châu ký – một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết dưới dạng gia phả
của dòng họ Nguyễn Cảnh ở Hoan Châu. Cuốn tiểu thuyết đã tái hiện lại một
giai đoạn lịch sử trên 270 năm của dân tộc, từ vãn Hồ (năm 1406) cho đến Lê
Trung hưng, đời Hy Tông, năm Vĩnh Trị thứ ba (1678). Theo một số nhà
nghiên cứu, đây chính là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của nước ta.
Còn với Nguyễn Khoa Chiêm, ông đã dùng ngòi bút của mình để ghi lại
toàn cảnh xã hội lúc bấy giờ với một con mắt tinh tường, một đầu óc tư duy
tổng hợp tuyệt vời. Ông đã sử dụng lối kể chuyện lịch sử vốn được nhân dân
ta ưa thích kết hợp với cách hành văn độc đáo của mình. Đây là lối kể rất có
ưu thế trong việc tái hiện lại môi trường xã hội, lịch sử rộng lớn, và Nguyễn
Header Page 16 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16


11

Khoa Chiêm đã phát huy được hết ưu thế của lối kể này trong tác phẩm Nam
triều công nghiệp diễn chí.
1.1.2. Về tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí
1.1.2.1. Vài nét về tiểu thuyết chương hồi Việt Nam
Tiểu thuyết chương hồi là một thể loại thuộc loại hình văn hóa trung đại,
xuất hiện và phát triển mạnh nhất ở Trung Quốc trong khoảng từ thế kỷ XIV
đến đầu thế kỷ XIX. Đây là thể loại văn học được coi trọng và đánh giá rất
cao trong văn học cổ Trung Quốc và văn học Việt Nam thời kỳ trung đại.
Tiểu thuyết chương hồi là những tiểu thuyết trường thiên bao gồm nhiều
hồi, đầu mỗi hồi có “hồi mục”, là một hoặc hai câu thất ngôn dự báo tình tiết

chính của hồi. Mỗi hồi viết về một sự kiện chủ yếu và kết thúc hồi có lời dẫn
dắt đến hồi tiếp. Căn cứ theo dung lượng, có thể chia tiểu thuyết chương hồi
thành hai loại lớn và nhỏ. Loại lớn gồm khoảng một trăm hồi trở lên thường
là những tiểu thuyết diễn nghĩa như Tam quốc diễn nghĩa, Đông Chu liệt
quốc…; hay những tiểu thuyết anh hùng như: Thủy hử; tiểu thuyết thần ma
như Tây du ký; tiểu thuyết tình đời như: Kim Bình Mai, Hồng lâu mộng
….Tiểu thuyết chương hồi loại nhỏ có thể bao gồm hai- ba chục hồi có các
tiểu thuyết tài tử giai nhân kể những mối tình của các đôi trai gái, thể hiện ước
mơ hạnh phúc lứa đôi hay những tiểu thuyết khiển trách vạch trần những ung
nhọt xã hội như tác phẩm Quan trường hiện hình ký.
Nói về nguồn gốc của tiểu thuyết chương hồi, các nhà nghiên cứu thống
nhất cho rằng từ những thoại bản (những văn bản làm gốc để người kể chuyện
thuật lại cho thính giả nghe). Thoại bản chính là những câu chuyện sống thực,
hình thành từ thói quen kể chuyện kết hợp với lối diễn xướng của người dân
để trở thành một loại hình văn học bình dân đô thị tiêu biểu, thu hút được
nhiều người xem. Truyện đem kể không chỉ gói gọn trong một đêm mà có thể
kéo dài ra rất nhiều đêm. Dung lượng tăng nên cốt truyện phải ngắt nhiều
Header Page 17 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17


12

khúc, mỗi khúc đều có sự trọn vẹn tương đối về kết cấu, đồng thời cũng móc
xích với khúc trước và khúc sau nhằm đáp ứng nhu cầu của khán giả và làm
cho khán giả không thể bỏ cuộc giữa chừng. Do nguồn gốc sâu xa là thoại bản
như vậy nên tiểu thuyết chương hồi cơ bản là tiểu thuyết hành động. Nhân vật
chiếm lĩnh người nghe, người đọc bằng hành động và qua hành động mà biểu
hiện tính cách. Lời trần thuật cô đúc, các chi tiết trữ tình ngoại đề ít có dịp
chen vào câu chuyện. Thời lượng mỗi chương cũng đòi hỏi phải miêu tả hành

động của nhân vật một cách chặt chẽ, hợp lý, kết chuỗi liên tục để câu chuyện
đạt được sự thắt nút, mở nút đúng chỗ, không có chi tiết thừa thãi.
Đặc trưng của thể loại này là phân chia cốt truyện thành các hồi và các sự
kiện có vai trò đặc biệt quan trọng. Mỗi hồi bao giờ cũng có một bài thơ tóm
lược nội dung được trình bày trong hồi. Cuối mỗi hồi thường có một bài thơ
ngắn để đánh giá sự kiện hoặc nhân vật trong hồi và sau đó kết thúc bằng câu
đại loại như: Muốn biết sự việc thế nào xem hồi sau sẽ rõ. Sang hồi mới, vấn
đề lại được tiếp tục triển khai với một nhan đề mới. Việc phân chia thành từng
hồi và kết thúc theo kiểu hạ hồi phân giải; tức là kết thúc hồi khi câu chuyện
đang vào lúc căng thẳng có tác dụng quan trọng là nhằm thu hút, lôi cuốn
người đọc, người nghe theo dõi tiếp các hồi sau cho đến khi kết thúc truyện.
Thời gian trong tiểu thuyết chương hồi là thời gian đơn tuyến và một
hướng. Kiểu kết cấu này có nguồn gốc sâu xa từ quan niệm của người xưa về
thời gian và không gian, về mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong sáng
tác nghệ thuật. Đó là kiểu kết cấu thời gian theo dòng tuyến tính, mọi sự kiện,
chủ đề đều xoay quanh nhân vật chính theo dòng thời gian lịch sử từ năm này
qua năm khác…
Tác giả trong tiểu thuyết chương hồi thường đứng ở ngôi thứ ba dẫn dắt
câu chuyện, giới thiệu nhân vật rồi sau đó để câu chuyện tự diễn biến, nhân
vật tự suy nghĩ và hành động. Tác giả thường đưa ra những lời bình phẩm
bằng các bài thơ hay đoạn thơ ngắn.
Header Page 18 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18


13

Ở phần mở đầu các hồi, tác giả thường dùng các câu có tính công thức
như: Hãy nói về, Trước nói… Còn ở phần bình luận thường dùng thơ người
khác, hoặc dẫn dắt bằng những câu như: Vậy nên đời sau có thơ rằng, Vậy

nên đời sau có thơ than rằng, Mới thực là… Và kèm theo đó là những bài thơ
tuy gần gũi với tư tưởng của tác giả nhưng lại không hoàn toàn mang dấu ấn
chủ quan của tác giả. Do đó, có thể nói rằng ngôn ngữ trong tiểu thuyết
chương hồi khá mờ nhạt.
Tóm lại, tiểu thuyết chương hồi là thể loại tiểu thuyết được viết theo kết
cấu chương hồi. Nó là kết quả đúc kết, kết tinh hệ thống hóa của các thoại bản
dân gian. Thể loại này được khơi nguồn từ Trung Hoa vào đời Tống và phát
triển nở rộ ở đời Minh – Thanh với hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng như: Tam
quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Hồng lâu
mộng của Tào Tuyết Cần…
Với sự phát triển nở rộ như vậy, thể loại tiểu thuyết này đã được du nhập
sang một số nước lân cận trong đó có Việt Nam. Tiểu thuyết chương hồi
Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam thời trung đại từ thế kỷ X đến thế kỷ
XIX thể hiện rõ nét nhất trong bộ phận văn học chữ Hán. Ở thời kỳ trung đại,
mỗi một thể loại văn học đều bị chi phối bởi yếu tố xã hội, với tiểu thuyết
chương hồi cũng vậy. Không phải khi mới được du nhập vào Việt Nam thể
loại này đã phát triển ngay mà phải đến gần cuối thế kỷ XVIII- XIX trong
những điều kiện nhất định của lịch sử xã hội, tiểu thuyết chương hồi mới
được chính thức ra đời và phát triển ở nước ta.
Trong bối cảnh văn học Việt Nam thời kỳ trung đại chịu ảnh hưởng lớn
từ văn học Hán thì tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán lại là một hiện
tượng độc đáo của văn học nước nhà thời kỳ này. Tiểu thuyết chương hồi
phản ánh một chủ đề hoàn toàn khác với những tiểu thuyết đã ra đời trước đó,
không hề đề cập đến đề tài tình yêu trai gái mà chỉ đề cập đến các vấn đề lịch
Header Page 19 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19


14


sử. Có thể khẳng định rằng thể loại này gắn liền với lịch sử, trực tiếp lấy lịch
sử làm đề tài, thể hiện nổi bật tính chất văn, sử bất phân đồng thời cũng đậm
chất văn chương do chú trọng vào tính cách, chi tiết biểu hiện, hình thức tác
phẩm…
Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII đã trải qua rất nhiều
biến động, xã hội rối ren bởi những cuộc nội chiến, nhân dân cực khổ lầm
than bởi sự vô tâm, trác táng, tranh giành quyền lực của giai cấp phong kiến .
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của người anh hùng Lê Lợi đã đánh tan cuộc
xâm lược của giặc Minh giành lại chủ quyền cho đất nước và khai lập nên
triều Lê. Nhưng suốt cả thời kỳ nhà Lê cai trị đất nước thì chỉ có duy nhất
triều đại vua Lê Thánh Tông là nhân dân được yên ấm thực sự, xã hội thái
bình yên vui. Các đời vua chúa sau đó thi nhau ăn chơi xa xỉ, bóc lột dân
chúng đến tận xương tủy như ở đời vua Lê Tương Dực, Lê Uy Mục… đã làm
cho đất nước suy vong, dân chúng điêu đứng. Trước tình cảnh đó, nhà Mạc
dấy quân cướp ngôi nhà Lê nhằm gây dựng lại đất nước. Tuy nhiên, thời Mạc
thống trị, đất nước ta vẫn chưa được thái bình, xã hội vẫn chưa được ổn định
thực sự. Giai cấp phong kiến thì càng ngày càng nảy sinh nhiều mâu thuẫn
gây nên cuộc chiến tranh phong kiến kéo dài và chia cắt lãnh thổ triền miên.
Đó là hai cuộc chiến tranh của các thế lực phong kiến: Lê – Mạc và cuộc
chiến Trịnh – Nguyễn đã đưa đất nước và nhân dân Việt Nam vào cảnh lầm
than cùng cực. Đến thế kỷ XVII, cục diện đất nước nhìn chung không thay
đổi nhiều, lúc này đất nước bị chia cắt thành hai: Đàng Trong và Đàng Ngoài,
thế lực thống trị vẫn không thôi hưởng thụ và bóc lột quần chúng nhân dân,
khiến cho nhân dân tiếp tục đau khổ lầm than. Thậm chí nhân dân Đàng
Ngoài còn phải chịu cảnh một cổ hai tròng là vua Lê và chúa Trịnh thi nhau
đàn áp bóc lột. Sống trong cảnh tối tăm mù mịt đó, nhân dân hai miền không
lúc nào không có mơ ước về một cuộc khởi nghĩa đứng lên đập tan các thế lực
phong kiến thống trị, thống nhất đất nước, xây dựng xã hội thanh bình yên
Header Page 20 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20



15

vui. Để đáp ứng lòng mong mỏi ấy của nhân dân, người anh hùng áo vải
Nguyễn Huệ đã đứng lên kêu gọi nhân dân và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây
Sơn. Cuộc khởi nghĩa đã được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân,
cộng với tài năng, trí tuệ của người lãnh đạo đã giành được thắng lợi vang
dội. Quét sạch các tập đoàn phong kiến lúc bấy giờ, thống nhất giang sơn
đồng thời đánh tan cuộc xâm lược của nhà Thanh, giúp đất nước thoát khỏi
ách thống trị của ngoại bang.
Chỉ trong vòng hơn một thế kỷ, đất nước ta đã trải qua biết bao biến cố,
và những biến cố ấy đã được văn học ghi lại bằng hàng loạt các tác phẩm cụ
thể. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng với văn xuôi chữ Hán, đặc biệt là với thể
loại tiểu thuyết chương hồi với khả năng bao quát quy mô lớn mới đủ khả
năng để tái hiện toàn cảnh bức tranh lịch sử rộng lớn đó.
So với thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học Trung Quốc, tiểu
thuyết chương hồi của Việt Nam còn kém xa về mặt số lượng, chất lượng
cũng như quy mô của tác phẩm. Thực sự mà nói thì số lượng tiểu thuyết
chương hồi của nước ta không nhiều, ngoài tác phẩm Nam triều công nghiệp
diễn chí được coi như là tác phẩm khai sinh ra nền tiểu thuyết lịch sử chương
hồi của Việt Nam thì còn có một số tác phẩm khác nữa như: Thiên Nam liệt
truyện (chưa rõ tác giả); Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái); Tây
Dương gia tổ bỉ lục (Phạm Ngô Hiên, Nguyễn Hòa Đường); Việt Lam tiểu sử…
Tuy nhiên,với số lượng tác phẩm không nhiều nhưng tiểu thuyết chương
hồi Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét trong kho tàng văn học dân tộc góp
phần tái hiện lại được toàn cảnh đất nước giữa thời kỳ lịch sử đầy biến động
nêu trên. Có thể nói, lịch sử đất nước đã được tái hiện một cách sinh động,
sâu sắc và khá toàn diện trong tiểu thuyết chương hồi Việt Nam.
Sự ra đời của thể loại này chủ yếu là do sự tiếp nhận từ nền tiểu thuyết

chương hồi Trung Quốc, do đó ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc có
phần đậm nét: lối kết cấu theo chương hồi, ghi chép theo lối biên niên, mô típ
Header Page 21 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21


16

nhân vật và lối xây dựng nhân vật…Tuy vậy, tiểu thuyết chương hồi Việt
Nam vẫn có những nét độc đáo riêng mang bản sắc văn hóa của dân tộc Việt.
Các tác giả Việt Nam hầu như phải tạo ra tất cả trong quá trình sáng tác tác
phẩm chứ không hề được thừa hưởng khung sườn cốt truyện có sẵn cùng
những nhân vật hình thành trước đó như tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc
(hầu như dựa trên cơ sở những thoại bản, có những tác phẩm nhiều người viết
từ trước, người sau chỉnh sửa một cách hoàn chỉnh và đầy đủ thì tác phẩm
mang tên người đó).
Con đường phát triển của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam không hề đơn
giản, bằng phẳng mà phải vượt qua tư tưởng Nho giáo khắt khe, vẫn thường
coi trọng văn học chức năng hành chính mà coi thường văn học nghệ thuật,
đặc biệt là tư tưởng bì tiểu thuyết. Người đặt nền móng cho tiểu thuyết
chương lịch sử chương hồi Việt Nam chính là Nguyễn Khoa Chiêm. Tác
phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của ông là tác phẩm khai sinh ra nền
tiểu thuyết lịch sử chương hồi của Việt Nam và đã đem lại cho văn học Việt
Nam một diện mạo mới. Sau tác phẩm này thì tác phẩm Thiên Nam liệt truyện
được ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, đến nay vẫn
chưa xác định được ai là tác giả. Hoàng Lê nhất thống chí tuy là tác phẩm ra
đời sau nhưng lại có chỗ đứng vững chắc trong nền văn học trung đại và giữ
một vai trò quan trọng trong dòng tiểu thuyết lịch sử chương hồi Việt Nam.
Tác phẩm này vừa hội tụ được tinh hoa văn xuôi tự sự Việt Nam, vừa bộc lộ
những quan điểm văn chương của các tác giả. Ngô gia văn phái đã có cái nhìn

rất chính xác và đúng đắn về phong trào Tây Sơn. Nói chung, mọi tinh hoa
bút lực của dòng họ Ngô đều được dồn cả vào Hoàng Lê nhất thống chí để tạo
nên một dấu ấn riêng đặc sắc trong nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. Sự
cố gắng của Ngô gia văn phái cũng như của Nguyễn Khoa Chiêm đã giúp tiểu
thuyết chương hồi Việt Nam khẳng định được vai trò to lớn của mình trong
tiến trình vận động mạnh mẽ của văn học dân tộc.
Header Page 22 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22


17

Sau Hoàng Lê nhất thống chí, tiểu thuyết chương hồi Việt Nam tiếp tục
phát triển nhưng không gặt hái được những thành tựu to lớn nào. Đầu thế kỷ
XIX, tình hình xã hội nước ta có nhiều biến động: triều Nguyễn được thành
lập, Nho giáo suy yếu, thực dân Pháp xâm lược nước ta… . Với những biến
động xã hội đó, văn học trung đại rơi vào tình cảnh bế tắc trong khi văn học
hiện đại chưa kịp ra đời. Điều đáng ngạc nhiên là giữa buổi giao thời ấy lại
xuất hiện hai bộ tiểu thuyết chương hồi là Hoàng Việt hưng chí (Ngô Giáp
Dậu) và Việt Lam tiểu sử (chưa xác định được tác giả). Hai tác phẩm này ra
đời sau Hoàng Lê nhất thống chí khoảng một trăm năm, do đó được thừa
hưởng một nền tảng vững chắc do các tiểu thuyết gia chương hồi tiền bối gây
dựng. Nhưng đáng tiếc là hai tác phẩm này lại non kém về chất lượng nghệ
thuật, không phát huy được vai trò và những thành tựu truyền thống. Long
hưng chí thì muốn phá bỏ công thức kết cấu chương hồi nên chỉ thực hiện
công thức mở đầu còn bỏ đi công thức kết thúc. Chính việc làm đó đã làm cho
tác phẩm rời rạc, thiếu hấp dẫn. Cộng với số lượng nhân vật quá đông khiến
cho tác phẩm mất đi chất văn mà chỉ còn chất sử. Một yếu tố nữa khiến hai
tác phẩm không thành công là bởi vì đã đi theo con đường của tiểu thuyết
chương hồi Trung Quốc như: đưa tiểu thuyết chương hồi quay về lối biên

niên, sau mỗi sự kiện thường kết thúc bằng những câu đố, câu phúng hoặc bài
thơ thay cho lời bình giá trị lịch sử. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng hai tác
phẩm trên cũng vẫn là những cống hiến đáng kể vào tiến trình tiểu thuyết
chương hồi Việt Nam.
Như vậy, ta có thể khái quát lại một số nét về tiểu thuyết chương hồi Việt
Nam như sau:
Thể loại này chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc trên
cơ sở kế thừa và Việt hóa, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã tạo nên một
loạt tiểu thuyết chương hồi truyền thống, độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa
dân tộc, phản ánh chân thực lịch sử đất nước. Phạm vi đề tài chủ yếu là xoay
Header Page 23 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23


18

quanh tình hình lịch sử xã hội Việt Nam thời kỳ trung đại. Các tác phẩm tuy
lấy lịch sử làm gốc nhưng không hề bê nguyên lịch sử vào trang sách mà luôn
có sự sáng tạo làm cho tác phẩm đậm đà chất văn và hơi thở của cuộc sống.
Hầu hết các tác phẩm đều có những thành công nhất định trong việc xây
dựng hình tượng nhân vật từ những anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, Nguyễn
Trãi, Đào Duy từ, Nguyễn Bỉnh Khiêm… đến những nhân vật phản diện. Hầu
hết đều được xây dựng hết sức sinh động và rõ nét.Tiểu thuyết chương hồi
như một mốc đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của văn xuôi tự sự thời trung
đại Việt Nam.
Tóm lại, ta thấy tiểu thuyết chương hồi Việt Nam tuy không nhiều và còn
nhiều hạn chế nhưng đó chính là di sản văn hóa quý giá mà cha ông ta đã mất
rất nhiều công sức để tạo dựng và truyền lại cho con cháu muôn đời sau.
1.1.2.2. Về tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí
Về nguyên bản, tác phẩm có tám quyển viết bằng chữ Hán. Ban đầu tác

giả lấy tên tác phẩm là Nam triều công nghiệp diễn chí, sau đó được Dương
Thận Trai đề tựa, Nguyễn Giản viết lời bạt rồi đổi tên thành Việt Nam khai
quốc chí truyện.
Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí lần đầu tiên được giới thiệu
bởi sử gia Trịnh Hoài Đức, qua việc ông dùng một ghi chép của Bảng Trung
hầu Nguyễn Khoa Chiêm để so sánh với Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn
trong Gia Định thành thông chí: “Án Nguyễn Bảng Trung, Nam Việt chí viết
Nặc Ô Đài; Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục viết Nặc Đài”.[8,8] Ngoài ra, ta còn
thấy Sử quán triều Nguyễn đã sử dụng truyền bản của sách để làm tài liệu
tham khảo trong khi biên soạn phần chép tay về thời kỳ các chúa Nguyễn như
Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam liệt truyện tiền biên, Khâm định Việt sử
thông giám cương mục….
Học giả tiếp theo nghiên cứu về tác phẩm là một người Pháp tên là
L.Cadière. Ông đã sử dụng một bản của Nam triều công nghiệp diễn chí với
Header Page 24 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24


19

tên gọi là Việt Nam khai quốc chí truyện để làm tài liệu tham khảo khi ông
viết Le mus de Đồng Hới. Sau L.Cadière, có một sử gia người Pháp tiếp tục
nghiên cứu tác phẩm này là Henri Maspéro, ông đã mượn được bản của
L.Cadière và nhờ người chép hộ đồng thời chỉnh lý và bổ sung những điều mà
L.Cadière còn thiếu sót. Cũng dịp này, ông còn chép tặng Viện Viễn Đông
Bác cổ ở Hà Nội một bản.
Tác phẩm lần đầu tiên được dịch sang chữ quốc ngữ vào năm 1986 bởi
dịch giả Ngô Đức Thọ. Ông đã tìm và so sánh nhiều văn bản rồi dịch sang
chữ quốc ngữ dưới tên gọi Trịnh – Nguyễn diễn chí. Sau đó, Ngô Đức Thọ lại
tiếp tục sửa và xuất bản lại các tác phẩm này dưới nhiều tên gọi khác nhau

như vào năm 1987 và năm 1990 là Mộng bá vương, năm 1994 lấy tên là Việt
Nam khai quốc chí truyện và cuối cùng vào năm 2003 ông sửa và lấy tên là
Nam triều công nghiệp diễn chí.
Về vấn đề xác định tên gọi của tác phẩm, mặc dù có khá nhiều tên gọi
khác nhau trải qua mỗi thời kỳ nhưng đúc kết lại ta có thể thấy hai tên gọi
được dùng nhiều nhất là Nam triều công nghiệp diễn chí và Việt Nam khai
quốc chí truyện. Tác giả Nguyễn Đăng Na trong Con đường giải mã văn học
trung đại Việt Nam thống nhất với quan điểm ấy. Trong các bộ sử lớn của
nước ta thời kì trung đại như: Đại Nam liệt truyện tiền biên, Đại Nam nhất
thống chí, Việt Nam thông giám cương mục cũng nhắc nhiều đến việc này.
Gia phả của dòng họ Nguyễn Khoa ở Thừa Thiên Huế cũng ghi chép lại
là: Nguyễn Khoa Chiêm soạn sách Nam triều công nghiệp diễn chí. Điều này
rất phù hợp với các tài liệu đã đề cập đến ở trên, song ở một số truyền bản lại
đề tên tác phẩm là Việt Nam khai quốc chí truyện, vậy đâu mới là tên gọi
chính thức của tác phẩm? Trước hết, ta phải khẳng định rằng các tài liệu có
nhắc đến tên gọi tác phẩm là Nam triều công nghiệp diễn chí như: Đại Nam
liệt truyện tiền biên, Đại Nam nhất thống chí, Việt Nam thông giám cương
Header Page 25 of 112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25

×