Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh thanh hóa đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.22 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................ii

2. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................2
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC XÃ......................................3
..........................................................................................................................6
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THANH HÓA HIỆN NAY...............................................................................7
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH THANH HÓA ĐẾN
NĂM 2025......................................................................................................19
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ...........................................................................23
C. KẾT LUẬN................................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................28
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 28

i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
ATGT
ATTP
BCH
BHTN
BHXH
BHYT
CCHC
CP
CT
CTr


GDĐT
GDP
GRDP
HCV
HTX
HTX
KH
KHCN
KHKT

Viết đầy đủ
An toàn giao thơng
An tồn thực phẩm
Ban chấp hành
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm Y tế
Cải cách hành chính
Chính phủ
Chỉ thị
Chương trình
Giáo dục – Đào tạo
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm của tỉnh
Huy chương vàng
HTX
Kinh tế tập thể
Kế hoạch
Khoa học – Công nghệ
Khoa học – Kỹ thuật


Viết tắt
KL
KTNN
MTTQ

NQ
NSNN
NTM

QH
TBNN
TBTN
TDTT
THPT
TP
TTg
TTTM
TU
TW
UBND

ii

Viết đầy đủ
Kết luận
Kinh tế Nhà nước
Mặt trận Tổ quốc
Nghị định
Nghị quyết

Ngân sách nhà nước
Nông thôn mới
Quyết định
Quốc hội
Tư bản Nhà nước
Tư bản tư nhân
Thể dục, thể thao
Trung học phổ thông
Thành phố
Thủ tướng
Trung tâm thương mại
Tỉnh ủy
Trung ương
Ủy ban nhân dân


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với nền tảng tư tưởng hợp tác và phong trào HTX gần 200 năm qua, kinh
tế hợp tác đã trở thành một loại hình tổ chức phổ biến ở nhiều nước trên thế giới,
có ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hố- xã hội to lớn đối với từng quốc gia. Không
những thế, HTX còn trở thành phong trào quốc tế sâu rộng, liên kết trong tổ
chức Liên minh HTX quốc tế (ICA- International Cooperative Allien). Đối với
nước ta, phát triển HTX là một tất yếu khách quan trong sự nghiệp phát triển
kinh tế- xã hội và củng cố nền quốc phòng - an ninh đất nước, là chủ trương lớn,
nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5,
BCH Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả KTTT [1], với nòng cốt là HTX, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và

tồn xã hội nhằm đưa KTTT thốt khỏi những yếu kém, phấn đấu đạt tốc độ
tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền
kinh tế; đồng thời, củng cố những HTX hiện có, tiếp tục phát triển rộng rãi HTX
với nhiều hình thức, quy mơ, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực, địa
bàn. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa các HTX với các doanh
nghiệp,… nhằm thúc đẩy sự phát triển xứng tầm với vị thế, vai trị của HTX
trong nền kinh tế quốc dân.
Thanh Hóa là một tỉnh lớn, đông dân với hơn 70% dân số sống ở nông
thôn. Trong lịch sử, nhất là thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu
nước, Thanh Hóa đã có rất nhiều mơ hình KTTT: Từ tổ đổi cơng, nhóm sản xuất
đến tổ hợp tác rồi HTX (HTX) nhỏ, HTX lớn, liên hiệp HTX, … HTX của
Thanh Hóa từ chỉ xuất hiện ở lĩnh vực nông – lâm – ngư – diêm nghiệp trong
quá khứ đã mở rộng phát triển sang các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, vận tải,
xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và tín dụng trong hiện tại. Sự phát
triển đó của HTX đã góp phần to lớn cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc
của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Thanh Hóa nói riêng.
Để đánh giá những thành quả đã đạt được, tìm ra những tồn tại hạn chế và
đề xuất giải pháp thúc đẩy sự phát triển của KTTT nói chung và HTX nói riêng
trên địa bàn của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới, em lựa chon đề tài “Thực
trạng và giải pháp phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm
2025” làm khóa luận tốt nghiệp chương trình TCLLCT-HC của mình.
1


2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động của HTX thời gian qua trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa; từ đó đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển HTX trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động của HTX trên địa bàn

tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi:
+ Về khơng gian: Địa bàn tỉnh Thanh Hóa
+ Thời gian: Hoạt động của HTX từ năm 2015 - 2018, đề ra giải pháp đến
năm 2015.
4. Bố cục của khóa luận:
Khóa gồm 03 phần: Mở đầu; Nội dung; Kết luận; trong đó phần Nội dung
bao gồm:
I. Một số vấn đề lý luận về HTX
II. Thực trạng phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay
III. Giải pháp phát triển HTX ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
IV. Đề xuất, kiến nghị

2


B. NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC XÃ
1. Khái niệm hợp tác xã
Theo Liên minh HTX quốc tế (ICA), HTX là một tổ chức tự trị của những
người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của
họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thơng qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý
dân chủ. Năm 1995, định nghĩa này được hồn thiện thơng qua tun bố: HTX
dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và đồn kết.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), HTX là sự liên kết của những
người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết
nhau lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã
chuyển giao vào HTX phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn
đó bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh
doanh trong tổ chức hợp tác, phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung.

Theo Điều 3, Luật HTX, số 23/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIII, thơng qua ngày 20/11/2012 tại kỳ
họp thứ 4, định nghĩa [7]:
1) HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do
ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của
thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong
quản lý HTX.
2) Liên hiệp HTX là tổ chức HTX, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do
ít nhất 04 HTX tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của HTX thành viên,
trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên
hiệp HTX.
3) Khi HTX, liên hiệp HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình
thành các doanh nghiệp của HTX, liên hiệp HTX; doanh nghiệp của HTX, liên
hiệp HTX hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về HTX, song các khái niệm,
định nghĩa về HTX đều cho thấy:

3


- HTX là một tổ chức kinh tế tự chủ do các thành viên tự nguyện góp vốn,
góp sức lập nên. Mục tiêu của HTX là phục vụ thành viên hơn là tìm kiếm lợi
nhuận. Phục vụ thành viên là nhiệm vụ hàng đầu của HTX.
- HTX vừa là một tổ chức kinh tế đặc thù vừa mang tính văn hóa và xã
hội sâu sắc.
- HTX là sự liên kết của những người tham gia, cùng góp vốn, trong đó
nhấn mạnh yếu tố con người chứ không phải số vốn mà họ góp.
- Nguyên tắc cơ bản của HTX là tự nguyện, quản lý dân chủ, bình đẳng,

cộng đồng về trách nhiệm, cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro.
- Phương châm chủ đạo của HTX là giúp đỡ lẫn nhau và tự mình giúp mình.
- Mặc dù mục tiêu chính của HTX là phục vụ thành viên của mình, song
hoạt động của HTX cịn mang tính cộng đồng - tương trợ, giúp đỡ cộng đồng.
2. Vai trò của Hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội
Nghị quyết số 13-NQ/TW được thông qua ngày 18/3/2002 tại Hội nghị
lần thứ 5, BCH trung ương Đảng khóa IX đánh giá: “Năm năm qua, kinh tế tập
thể mà nòng cốt là HTX kiểu mới dưới nhiều hình thức, trình độ khác nhau
trong các ngành, lĩnh vực, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn đã đáp ứng một
phần nhu cầu của những người lao động, hộ sản xuất kinh doanh, đóng góp quan
trọng vào q trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước” [1].
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa tư tưởng HTX vào Việt Nam.
Ngay sau Cách mạng Tháng 8 thành công năm 1945, ngày 11/4/1946, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã có thư kêu gọi điền chủ, nông gia Việt Nam tham gia HTX
nông nghiệp. Hơn 70 năm xây dựng và phát triển, HTX không ngừng lớn mạnh
cả về số lượng, chất lượng và ngày càng có những đóng góp quan trọng trên
nhiều lĩnh vực của đất nước, đặc biệt là góp phần chương trình xây dựng nơng
thơn mới.
Về kinh tế: Ngồi việc đóng góp trực tiếp vào GDP của cả nước, HTX
cịn đóng góp gián tiếp thông qua việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các thành
viên hợp thành HTX.
Về xã hội: HTX tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập cho thành viên và
người lao động, cung cấp hàng hoá và dịch vụ xã hội; tạo ra cơ hội giao lưu và
mở rộng các sinh hoạt cộng đồng.
Về chính trị - văn hoá: HTX phát triển tinh thần “hợp tác”, hiện thức hoá
các giá trị đạo đức cao đẹp và các nguyên tắc HTX; tạo điều kiện cho cộng đồng
4


ngày càng ổn định và gắn kết với nhau hơn; thơng qua tổ chức KTTT, thành viên

của cộng đồng có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề có liên quan đến cuộc
sống của họ, góp phần giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ dân cư, củng cố an
ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi,
biên giới, vùng đồng bào dân tộc.
Về thể chế: HTX tạo ra kênh mới trong huy động nguồn lực để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và sự hợp tác giữa các thành viên để nâng cao hiệu quả sản
xuất, kinh doanh; vừa góp phần tạo ra sự cạnh tranh trong nền kinh tế, vừa giảm
sự cạnh tranh không cần thiết giữa các thành viên; vừa phát huy tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của thành viên, vừa tạo ra sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
Theo Liên minh HTX Việt Nam, đến năm 2018 cả nước có 22.456 HTX,
trong đó có 13.712 HTX nông nghiệp, 7.563 HTX phi nông nghiệp (công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại, y tế, giáo dục, cơng
nghệ thơng tin, mơi trường…); 1.181 quỹ tín dụng nhân dân, phần lớn hoạt động
có hiệu quả.
Cả nước có 74 liên hiệp HTX ở 36 tỉnh, thành phố, tỉ lệ hoạt động có hiệu
quả là gần 50%. Năm 2018, cả nước có 103.435 tổ hợp tác đăng ký hoạt động,
tăng 7.840 tổ so với năm trước.
Đáng lưu ý, năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động của phần lớn HTX
tăng so với năm trước, thu nhập của HTX và thành viên đều tăng. Nhiều HTX
đào tạo nghề cho thành viên và người lao động; sử dụng phần mềm hạch toán
kinh doanh, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; khối lượng và giá trị hàng
nơng sản, thủ công mỹ nghệ do các HTX sản xuất ở các địa phương tăng; chi phí
cung ứng các dịch vụ đầu vào của các HTX nông nghiệp và phi nông nghiệp cho
thành viên đều thấp hơn 5-10% so với hộ kinh doanh; nhiều HTX nông nghiệp
và phi nông nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ, thành viên có lãi 5-30%; HTX hoạt
động hiệu quả đạt lợi nhuận 264 triệu đồng/năm, thu nhập đạt 40 triệu
đồng/người/năm tăng 5% so với năm 2017. Phần lớn các quỹ tín dụng nhân dân
bảo đảm an toàn hoạt động, tỷ lệ nợ xấu thấp...
Năm 2018, cả nước có khoảng 15% tổng số HTX nơng nghiệp và hơn
60% HTX phi nông nghiệp sản xuất gắn với chuỗi giá trị. Hệ thống Liên minh

HTX Việt Nam đã sử dụng các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và xã hội hóa
khoảng 18 tỷ đồng để hỗ trợ, xây dựng 77 HTX sản xuất, kinh doanh gắn với
chuỗi giá trị tại 51 tỉnh, thành phố.
5


Đối với hoạt động của Liên minh HTX, năm 2018 đã ban hành và triển
khai kịp thời, quyết liệt các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện chủ
trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về phát triển kinh tế
hợp tác, HTX; chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy phát
triển kinh tế hợp tác, HTX; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nước và quốc
tế về sự phát triển và vai trò của kinh tế hợp tác, HTX…
3. Yêu cầu về tổ chức, hoạt động của HTX
Tổ chức và hoạt động của HTX được quy định tại Điều 7, Luật HTX, số
23/2012/QH13 như sau [7]:
1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi
HTX. HTX tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp HTX.
2. HTX, liên hiệp HTX kết nạp rộng rãi thành viên, HTX thành viên.
3. Thành viên, HTX thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang
nhau khơng phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt
động của HTX, liên hiệp HTX; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính
xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những
nội dung khác theo quy định của điều lệ.
4. HTX, liên hiệp HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình
trước pháp luật.
5. Thành viên, HTX thành viên và HTX, liên hiệp HTX có trách nhiệm
thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập
của HTX, liên hiệp HTX được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản
phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên hoặc theo cơng sức lao động
đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm.

6. HTX, liên hiệp HTX quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành
viên, HTX thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong HTX, liên hiệp
HTX và thông tin về bản chất, lợi ích của HTX, liên hiệp HTX.
7. HTX, liên hiệp HTX chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành
viên, HTX thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào HTX trên
quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.

6


II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
1. Khái quát chung về HTX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
1.1. Vài nét về tỉnh Thanh Hóa
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý: Thanh Hoá là tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên hải Bắc
Trung bộ: phía Bắc giáp các tỉnh: Hịa Bình, Sơn La và Ninh Bình; Phía Nam
giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hịa Dân chủ Nhân
dân Lào; phía Đơng giáp Biển Đơng.
- Khí hậu – thủy văn
Thanh Hố có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều
có gió Tây khơ nóng; mùa đơng lạnh, ít mưa, có sương giá, sương muối và gió
mùa Đơng Bắc. Nhiệt độ khơng khí trung bình năm là 22 - 23 0C. Mùa hè, nhiệt
độ tối cao có thể đạt tới 410C kèm theo gió Tây Nam khơ nóng, mùa đơng nhiệt
độ có thể xuống dưới 20C ở vùng núi, kèm theo sương giá, sương muối.
Lượng mưa trung bình 1.700mm, tổng lượng mưa hàng năm trên tồn tỉnh
là 19 tỷ mét khối, trong đó có 9,7 tỷ mét khối nước sinh ra dịng chảy mặt tạo
nên mạng lưới sông suối khá dầy. Từ Bắc vào Nam có 4 hệ thống sơng chính là
sơng Hoạt, sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Bạng, với tổng chiều dài 881km
với tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3 [5], [6].

- Các nguồn tài nguyên
Với diện tích tự nhiên 11.129,48 km2, Thanh Hóa là tỉnh có nguồn tài
nguyên đất lớn thứ 5 so với cả nước. Bên cạnh đó là các nguồn tài nguyên thiên
nhiên khác như: Nước, rừng, biển; các loại khống sản như: Crơm, đá ốp lát, đơ
lơ mít, chì kẽm, thiếc, vonfram, antimoan, đá quý,... có trữ lượng lớn và phân bố
khá tập trung, cho phép khai thác với quy mô công nghiệp.
Bên cạnh đó, Thanh Hố cịn có nguồn tài ngun nhân văn vơ cùng
phong phú như: Di chỉ văn hóa Đơng Sơn, văn hố Đa Bút, di tích Lam kinh,
đền thờ Lê Hoàn, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ, các lễ hội, trang phục, ẩm thực,…;
các danh thắng như: Vườn quốc gia Bến En, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,
Khu du lịch sinh thái Vĩnh An,… rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch và
nghiên cứu khoa học của địa phương [9].
1.1.2. Tình hình Kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2018
- Tình hình phát triển kinh tế
7


Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2018 ước đạt
15,16%, vượt kế hoạch đề ra và là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay;
cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành
nông, lâm, thủy sản chiếm 12,7% (giảm 1,4%); công nghiệp - xây dựng chiếm
44% (tăng 1,5%); dịch vụ chiếm 36,7% (giảm 3,3%). GRDP bình quân đầu
người ước đạt 1.990 USD, vượt kế hoạch (1.950 USD) [10].
+ Sản xuất Nông – lâm – ngư nghiệp
Năm 2018, sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định và đạt kết quả
khá toàn diện. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 1,61 triệu tấn; ứng dụng
KHKT mới vào sản xuất được áp dụng rộng rãi, tỷ lệ cơ giới hóa đạt hơn 70%
trong khâu làm đất, các địa phương đều tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng để
tăng giá trị sản xuất trên một diện tích canh tác. Chăn ni có bước phát triển; số
gia súc, gia cầm năm sau đều tăng so với năm trước; phát triển trang trại được đẩy

mạnh, không để xảy ra dịch bệnh lớn. Sản xuất lâm nghiệp đạt kết quả khá, giá trị
sản xuất ước đạt 1.731,3 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Sản xuất thủy sản duy trì mức tăng trưởng khá, sản lượng ni trồng đạt
53.547 tấn; giá trị sản xuất ước đạt 5.304,1 tỷ đồng; sản lượng ước đạt 170,5
nghìn tấn; nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng vào khai thác, như: Cơng
nghệ bảo quản lạnh mới, thiết bị dị cá Sona, ứng dụng hệ thống cơ giới hóa
trong khai thác, thu lưới vây, máy thu thả câu... ; năng lực khai thác xa bờ được
nâng lên, tồn tỉnh hiện có 1.883 tàu công suất 90CV trở lên [10].
+ Sản xuất công nghiệp
Cơng nghiệp năm 2018 có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng giá trị sản
xuất ước đạt 95.065 tỷ đồng, tăng 34,2% so với cùng kỳ, vượt 3,7% KH đề ra, là
mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Đa số các sản phẩm cơng nghiệp chủ yếu có
sản lượng tăng so với cùng kỳ, đóng góp lớn vào tăng trưởng như: Quần áo may
sẵn (tăng 24,6%); xi măng (16,2%); điện sản xuất (26,6%); thủy sản đông lạnh
chế biến (16,8%); thuốc lá bao (31,8%); giày xuất khẩu (10,4%); cát xây dựng
(15,1%); đá ốp lát (15,7%)… Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì
và có bước phát triển, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho người dân;
giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp ước đạt 13.892 tỷ đồng, tăng 5,2% so với
cùng kỳ và đóng góp 14,6% giá trị sản xuất ngành cơng nghiệp [10].
+ Hoạt động dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2018 đạt 94.270 tỷ
8


đồng, vượt 4,7% KH, tăng 13,3% so với năm 2017; nhìn chung, giá cả hàng hóa,
dịch vụ cơ bản ổn định; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng đầu năm
tăng 3,9% so với cùng kỳ. Xuất khẩu duy trì tốc độ tăng trưởng cao, kim ngạch
xuất khẩu ước đạt 2.764,6 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 3.760 triệu
USD, gấp 2,4 lần KH và 3,3 lần so với cùng kỳ.
Hoạt động du lịch diễn ra sôi động với các chương trình lễ hội đầu năm và

mùa du lịch biển; công tác quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch được
tăng cường; hạ tầng các khu, điểm du lịch tiếp tục được quan tâm đầu tư nâng
cấp, mở rộng. Năm 2018, tồn tỉnh ước đón 8.250 nghìn lượt khách, tăng 15,3%
so với cùng kỳ (trong đó có 230 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 21,7%), doanh
thu du lịch ước đạt 10.625 tỷ đồng, tăng 32,8% so với cùng kỳ, vượt 20,3% KH.
Dịch vụ vận tải phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của
nhân dân. Hàng năm, vận tải hàng hóa ước đạt 61,5 triệu tấn, vận tải hành khách
ước đạt 57 triệu lượt, doanh thu vận tải ước đạt 13.000 tỷ đồng, vận tải hàng hóa
thơng qua các cảng biển ước đạt 19 triệu tấn (cảng Nghi Sơn đạt 17,9 triệu tấn),.
Vận tải hàng không liên tục phát triển, đến hết năm 2018, lượng hành khách qua
cảng ước đạt 01 triệu lượt.
Hạ tầng bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thông tin tiếp tục được đầu tư,
nâng cấp, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân; mật độ điện thoại ước đạt
80,9 máy/100 dân; tồn hệ thống có 1.070 nghìn thuê bao Internet, đạt mật độ
29,9 thuê bao/100 dân; doanh thu toàn ngành ước đạt 3.738 tỷ đồng [10].
- Văn hóa - xã hội và quốc phịng – an ninh
+ Văn hóa – xã hội
Cơng tác bảo tồn, tơn tạo và phát huy giá trị văn hóa lịch sử được quan
tâm; nhiều làng nghề, lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc
gia. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây
dựng NTM ngày càng phát triển. Phong trào thể dục thể thao quần chúng liên
tục phát triển; hằng năm tổ chức khoảng 1.200 giải thể thao các cấp; tỷ lệ dân số
luyện tập TDTT thường xuyên ước đạt 40%. Thể thao thành tích cao tiếp tục
được duy trì, trong năm 2018 đã giành được 579 huy chương, trong đó có 186
HCV tại 79 giải quốc gia và quốc tế.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hằng năm đạt 97,46%; tỷ lệ học sinh
trúng tuyển vào lớp 10 THPT đạt 71,9%. Giáo dục mũi nhọn tỉnh đạt kết quả nổi
bật, số lượng học sinh đạt huy chương tại các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực
9



Châu Á - Thái Bình Dương đều tăng qua các năm. Năm 2018 là năm đầu tiên
Thanh Hóa có học sinh đạt HCV Olympic quốc tế môn Sinh học và có một học
sinh đạt 02 HCV. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 66%, tỷ lệ phổ cập giáo
dục tiểu học mức độ 3 đạt 99,4%.
Ngành Y tế tỉnh có bước phát triển vượt bậc về chất lượng. Bệnh viện đa
khoa tỉnh là bệnh viện tuyến tỉnh thứ 2 trong cả nước được Bộ Y tế công nhận,
khẳng định sự tiến bộ vượt bậc của đội ngũ y bác sỹ tỉnh nhà. Cơng tác phịng
chống dịch bệnh triển khai thực hiện kịp thời, khơng có dịch bệnh lớn xảy ra. Tỷ
lệ xã đạt tiêu chí về vệ sinh cấp quốc gia đạt 82%.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội
được quan tâm chỉ đạo thực hiện; cơng tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ
nữ được tăng cường. Riêng năm 2018, đã tạo ra 68.803 việc làm mới cho lao
động (xuất khẩu 10.020 lao động); đào tạo nghề mới ước đạt 79.116 người. Tỷ lệ
hộ nghèo ước giảm 2,59% so với năm 2017, cịn 5,8% [10].
+ Cơng tác quốc phịng - an ninh
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản
ổn định. Các lực lượng vũ trang đã thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình
tuyến biên giới, trên biển và các địa bàn trọng điểm, chủ động xử lý các tình
huống, khơng để xảy ra bị động, bất ngờ. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương
triển khai kịp thời các phương án phịng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và hỗ
trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa bão, lũ lụt. Cơng tác phịng, chống cháy
nổ được tập trung chỉ đạo, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người dân và
doanh nghiệp; công tác bảo đảm ATGT ngày càng đạt kết quả tích cực hơn [10].
1.2. Tình hình phát triển HTX ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2018
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội
nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT; kinh tế hợp tác nói chung và HTX nói
riêng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những bước phát triển rõ rệt: Tốc độ
tăng trưởng cao hơn, tỷ trọng đóng góp vào GRDP của tỉnh ngày càng lớn hơn;

phát triển dưới nhiều hình thức, quy mơ, trình độ khác nhau trong các ngành,
lĩnh vực, địa bàn. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế giữa các
hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Người dân và HTX ở địa phương đẩy mạnh khai thác lợi thế điều kiện tự
nhiên - xã hội, sản phẩm đặc sản, ngành nghề truyền thống và chính sách hỗ trợ
10


của nhà nước thơng qua Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới và giảm nghèo bền vững, khuyến nông, khuyến công để tổ chức sản xuất
theo mô hình kinh tế hợp tác. HTX đang trở thành loại hình tổ chức sản xuất phổ
biến, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi của tỉnh. Các HTX cơ bản đã được
chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012, nhiều HTX sản xuất, kinh
doanh gắn với chuỗi giá trị, cung ứng thực phẩm an toàn; HTX trong các làng
nghề tiếp tục phát triển có hiệu quả.
Năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động của phần lớn HTX năm sau đều
tăng lên so với năm trước, thu nhập của HTX và thành viên cũng tăng lên. Nhiều
HTX nông nghiệp và phi nông nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ, thành viên có lãi
từ 5 - 30%. Phần lớn HTX có nhận thức và nhu cầu sản xuất, kinh doanh gắn với
chuỗi giá trị để phát triển bền vững, điển hình là các HTX: Nga Thành, Nga
Yên, Nga Sơn; Phú Lộc, Hậu Lộc; Đông Tiến, Đông Sơn; Trúc Phượng, Như
Thanh; Hồng Giang, Trường Sơn, Nơng Cống; Quảng Chính, Quảng Xương;
xuất hiện một số mơ hình chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như:
HTX Hưng Thịnh, Ngọc Lặc; Thiệu Trung, Thiệu Hóa; Thành Long, Thạch
Thành; có 15 HTX cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuât và bảo
quản sản phẩm nông nghiệp,...[11], [12].
Tuy nhiên, dù đạt những kết quả tích cực nhưng trên thực tế, việc thành
lập mới HTX, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, có biểu hiện chạy theo số
lượng, hoạt động hiệu quả còn thấp. Nhiều HTX còn hạn chế nhiều mặt, quy mơ
nhỏ, nguồn vốn ít; năng lực quản trị yếu, kém; thực hiện các hợp đồng tiêu thụ

sản phẩm với các doanh nghiệp cịn chạy theo lợi ích trước mắt, gặp nhiều khó
khăn trong liên kết với doanh nghiệp cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.
2. Đánh giá thực trạng phát triển HTX từ năm 2015 đến năm 2018
2.1. Kết quả đạt được
2.1.1. Về số lượng, tổ chức và cơ cấu ngành nghề hoạt động
Tồn tỉnh hiện có 01 Liên hiệp HTX (Liên HTX Tân Sơn) và 968 HTX,
tăng 1,48 lần so với năm 2003; trong đó, có 613 HTX thuộc lĩnh vực nông - lâm
- ngư và diêm nghiệp; 140 HTX thuộc lĩnh vực tiểu - thủ công nghiệp; 08 HTX
thuộc lĩnh vực xây dựng; 67 HTX thuộc lĩnh vực tín dụng; 54 HTX thuộc lĩnh
vực thương mại; 27 HTX thuộc lĩnh vực vận tải; 16 HTX thuộc lĩnh vực môi
trường; và 43 HTX hoạt động trong các lĩnh vực khác. Kết quả tổng hợp về số

11


lượng và cơ cấu ngành nghề của HTX từ năm 2015 – 2018 trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa được thể hiện ở bảng 01 và 02.
Bảng 01. Số lượng HTX ở Thanh Hóa từ năm 2015-2018
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Năm
2015
881

Thực hiện

Năm Năm
2016
2017
911
927

Năm
2018
968

Tổng số HTX
HTX
Trong đó:
1 Số HTX thành lập mới
HTX
53
30
38
46
2 Số HTX giải thể
HTX
63
16
17
12
Trong tổng số 968 HTX, có 883 HTX đã thực hiện chuyển đổi và hoạt
động theo Luật HTX năm 2012, đạt 91,2%; trong đó, số HTX đã chuyển đổi
trong lĩnh vực nông nghiệp là 593 HTX; số HTX phi nông nghiệp đã chuyển đổi
là 290 HTX. Sau chuyển đổi, đa số các HTX có những chuyển biến tích cực,
thành viên gắn bó hơn với HTX, số vốn góp của từng thành viên được nâng lên,

góp phần mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; một số địa phương
hồn thành cơng tác chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012.
Bảng02. Số lượng HTX, Liên HTX phân theo ngành nghề và vùng
miền đến năm 2018
ST
T
I

Chỉ tiêu

HỢP TÁC XÃ
Tổng số hợp tác xã

Đơn vị
tính

Tổng Phân chia theo vùng
số Đồng Ven Miền
bằng biển
núi

HTX

968

444

288

236


613

247

198

168

140

90

25

25

3

Hợp tác xã nông - lâm - ngư HTX
-diêm nghiệp
Hợp tác xã công nghiệp - tiểu HTX
thủ công nghiệp
Hợp tác xã xây dựng
HTX

8

7


1

0

4

Hợp tác xã tín dụng

HTX

67

40

24

3

5

Hợp tác xã thương mại

HTX

54

16

27


11

6

Hợp tác xã vận tải

HTX

27

11

5

11

7

Hợp tác xã môi trường

HTX

16

6

7

3


8

Hợp tác xã khác

HTX

43

27

1

15

Lĩnh vực:
1
2

12


II

LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
Tổng số LH hợp tác xã

LHHTX

1


1

0

0

Lĩnh vực:
LH hợp tác xã nông nghiệp – LHHTX
1
1
0
0
môi trường
Các HTX thành lập mới, HTX đã chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX
năm 2012 đều có Điều lệ HTX được xây dựng theo đúng quy định tại Điều 21,
Luật HTX năm 2012; các thành viên đều có đơn tự nguyện tham gia HTX và
tham gia góp vốn theo quy định của Điều lệ. Qua tổng hợp số liệu HTX phân
theo vùng miền và ngành nghề cho thấy HTX chủ yếu tập chung ở vùng đồng
bằng và vùng ven biển, hoạt động chủ chủ yếu ở lĩnh vực nông nghiệp (nông,
lâm, ngư nghiệp...).
2.1.2. Về số lượng, chất lượng cán bộ quản lý và thành viên HTX
Đội ngũ cán bộ quản lý cũng như thành viên HTX có sự phát triển cả về
số lượng và chất lượng. Kết quả được tổng hợp tại bảng 03.
Bảng 3. Số lượng, chất lượng cán bộ và thành viên hợp tác
xã ở tỉnh Thanh Hóa
T
T

Chỉ tiêu


1

Tổng số cán bộ quản lý
HTX
Trong đó:
Cán bộ quản lý HTX đạt
trình độ sơ, trung cấp
Cán bộ quản lý HTX đạt
trình độ cao đẳng, đại học
trở lên
Tổng số thành viên HTX

2

3

Trong đó:
Số thành viên mới
Số thành viên ra khỏi HTX
Tổng số lao động thường
xun trong HTX
Trong đó:

Đơn vị
tính
Người

Năm
2015
3.524


Thực hiện
Năm
Năm
2016
2017
3.644
3.078

Năm
2018
4.830

Người

1.509

1.604

1.565

1.628

Người

394

599

776


813

Người

308.35
0

227.75
0

185.40
0

187.615

Người
Người
Người

450

600
80.600
29.304

720
42.350
32.134


820

13

26.640

32.879


Số lao động thường xuyên Người
1.200
1.150
1.080
1.030
mới
Số lao động là thành viên Người
24.000 25.000 25.500 26.000
HTX
Đến 31/12/2018 tổng số cán bộ quản lý HTX có 4.830 người, trong đó
cán bộ quản lý đạt trình độ trung cấp, sơ cấp là 1.628 người chiếm 33,7%, cán
bộ đạt trình độ cao đẳng, đại học là 813 người chiếm 16,8% so với cán bộ quản
lý HTX. Số cán bộ quản lý HTX có trình độ Đại học chiếm tỉ lệ thấp đã dẫn đến
năng lực tổ chức, chiều đạo điều hành ở nhiều HTX chưa cao, chưa phát huy
được vai trò của HTX.
Tổng số thành viên HTX là 187.615 người; trong đó, 68.907 thành viên
trong lĩnh vực nông nghiệp; 107.540 thành viên trong lĩnh vực tín dụng; 11.168
thành viên trong lĩnh vực phi nơng nghiệp, giảm 140.385 thành viên so với năm
2003, nguyên nhân giảm là do các HTX chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012
dẫn đến thành viên tham gia HTX thực chất hơn, hạn chế tình trạng thành viên
tham gia HTX nhưng khơng góp vốn, khơng sử dụng dịch vụ của HTX. Tổng số

lao động thường xuyên trong HTX là 42.250 lao động, tăng 22.570 lao động so
với năm 2003, trong đó có 2.831 lao động đang được tham gia BHXH. BHYT,
BHTN chiếm 6,7% tổng số lao động HTX [11], [12].
2.1.3. Kết quả hoạt động
Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX trong những năm qua đã có sự
phát triển, hiệu quả ngày càng cao, góp phần tạo cơng ăn, việc làm và nâng cao
thu nhập cho người lao động. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX
trong năm 2018 được tổng hợp tại bảng 04.
Bảng 4. Thu nhập của HTX và của lao động tường xuyên trong HTX
TT Chỉ tiêu tính tốn Kết quả sản xuất, kinh doanh (Tr. đồng) Ghi chú
Tổng
Theo ngành nghề
số/trung Quỹ tín
HTX HTX phi
bình
dụng
Nơng
nơng
chung
nghiệp nghiệp
1
2
3

Tổng giá trị tài sản 7.161.000 5.358.000 1.082.000 885.000 Năm 2003,
đến năm 2018
tổng giá trị
Doanh thu bình
22.725
66.055

1.320
799 tài sản của
các HTX
quân/năm
tỉnh Thanh
Lợi nhuận bình
355,66
660,98
143,00
263,00
Hố là
qn/năm
14


4

Thu nhập bình qn
của lao động thường
xun/tháng

3,99

5,80

2,08

4,10

885.000 Tr.

đồng

Tính đến năm 2018, tổng giá trị tài sản của HTX là 7.161 tỷ đồng; trong
đó: giá trị tài sản của các Quỹ tín dụng là 5.358 tỷ đồng; HTX nơng nghiệp là
1.082 tỷ đồng và lĩnh vực phi nông nghiệp là 885 tỷ đồng, so với năm 2003,
tăng 6.276 tỷ đồng, cụ thể:
- Doanh thu bình qn một HTX nơng nghiệp đạt 1.320 triệu đồng/năm;
lợi nhuận bình quân đạt 143 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của lao động
làm việc thường xuyên trong HTX đạt 2,08 triệu đồng/tháng.
- Doanh thu bình quân một HTX phi nông nghiệp đạt 799 triệu đồng/năm;
lợi nhuận bình quân 263 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của lao động
thường xuyên trong HTX 4,1 triệu đồng/tháng.
- Doanh thu bình qn một HTX tín dụng đạt 66.055 triệu đồng/năm; lợi
nhuận bình quân đạt 660,98 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của lao động
thường xuyên trong HTX đạt 5,8 triệu đồng/tháng [12].
2.1.4. Những chuyển biến trong liên kết, liên doanh, sản xuất gắn với
chuỗi giá trị của các HTX với thành phần kinh tế khác
Việc liên doanh, liên kết giữa các HTX với nhau và giữa HTX với các
doanh nghiệp trong những năm qua được chú trọng, từng bước được mở rộng và
mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, HTX và xã viên. Trong lĩnh vực
nông nghiệp, nhiều HTX đã liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để được cung
cấp dịch vụ, ứng trước phân bón, giống mới, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ
thuật, công nghệ và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên. Có 86% số HTX liên kết với
các công ty thủy nông để phục vụ tưới tiêu, 70% số HTX liên kết với các cơ
quan bảo vệ thực vật làm dịch vụ phòng trừ sâu bệnh, 77% số HTX liên kết với
các trạm, trại, công ty giống làm dịch vụ giống cây trồng, 60% số HTX được
ứng trước vật tư, phân bón cung cấp cho xã viên, 50% số HTX liên kết với các
cơ quan để chuyển giao khoa học, công nghệ cho xã viên và hộ nông dân trên
địa bàn. Các HTX trồng mía đã và đang liên kết với doanh nghiệp trong tỉnh,
điển hình như: Cơng ty Cổ phần mía đường Lam Sơn hiện đang liên kết với 10

HTX làm đầu mối thu mua mía, với tổng sản lượng hàng năm đạt trên 100.000
tấn, giá trị trên 120.000 triệu đồng; Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa
liên kết với 9 HTX, có giá trị hợp đồng 2.337 triệu đồng, bình quân 260 triệu
đồng/HTX/năm; liên kết sản xuất lúa giống với Công ty cổ phần giống Trung
15


ương 1; liên kết với Công ty An Việt trong cung cấp giống với tổng giá trị
43.600 triệu đồng, giá trị thành phẩm đạt 87.600 triệu đồng. Trong lĩnh vực cơng
nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp đã và đang hình thành nhiều hiệp hội ngành nghề
như chiếu cói, đá, hàng thủ công mỹ nghệ..., các đơn vị thành viên được Hiệp
hội hướng dẫn, hỗ trợ ứng dụng KHCN, thống nhất giá mua, giá bán, chia sẻ
kinh nghiệm, hiệu quả hoạt động của HTX từng bước được nâng lên.
2.1.5. Hiệu quả kinh tế và xã hội của HTX trong xây dựng NTM, xóa đói,
giảm nghèo, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác trong cộng đồng
- Về kinh tế: Được xác định có vai trị quan trọng trong việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế đối với nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tạo
mối liên kết, hợp tác giữa các cơ sở sản xuất với nhau; các HTX dịch vụ nông
nghiệp cơ bản đáp ứng được các dịch vụ thiết yếu của xã viên, giải quyết việc
làm thường xuyên cho hàng chục ngàn lao động, góp phần cùng cả tỉnh đạt hơn
1,6 triệu tấn lương thực/năm; các HTX vận tải đã tham gia vận tải hàng hóa và
hành khách, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; các HTX tín dụng đáp ứng một
phần nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các HTX công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp tiếp tục duy trì ngành nghề truyền thống và mở rộng phát triển sang
ngành nghề mới như: khai khoáng, sản xuất đồ mỹ nghệ, đồ trang sức…
- Về xã hội: Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế đã phát huy được vai trò xã hội
trong việc giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động; các HTX với lợi thế
về nguồn nhân lực tại chỗ, khả năng tiết kiệm chi phí, đề cao lối sống vì cộng
đồng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh đã và đang phát huy
vai trò đối với phát triển sản xuất của hộ thành viên và nơng dân tại địa phương,

góp phần đáng kể vào việc thực hiện chương trình xố đói giảm nghèo, an sinh xã
hội và xây dựng NTM ở địa phương; xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân
cư, thực hiện tốt việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ mơi trường.
Ở những địa bàn có HTX hoạt động khá, bên cạnh các hoạt động phục vụ
các nhu cầu kinh tế, đời sống của xã viên, hộ xã viên, các HTX còn tạo ra lượng
sản phẩm, hàng hố và dịch vụ khơng nhỏ để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu
dùng và xuất khẩu. Ngoài ra, HTX còn là kênh huy động các nguồn lực, thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển và bảo tồn ngành, nghề truyền thống,
xây dựng kết cấu hạ tầng ở nơng thơn, đóng góp cho việc thực hiện tốt đường
lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở địa phương.
3. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
16


3.1. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn
chế cần được khắc phục như sau:
- Đến nay, vẫn còn một số HTX chưa thực hiện chuyển đổi, đăng ký lại
theo Luật HTX năm 2012. Một số cấp uỷ Đảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên
và nhân dân chưa nhận thức đúng và đầy đủ về vai trị, vị trí vai trò và bản chất
của HTX, chưa tin tưởng vào việc khắc phục có hiệu quả tình trạng yếu kém của
HTX kiểu cũ, cũng như chưa tìm được mơ hình, bước đi, cách làm mới để phát
triển HTX. Công tác triển khai, phổ biến, tuyên truyền Luật HTX và các chính
sách liên quan đến HTX chưa thật sự tích cực và sâu rộng trong nhân dân, khơng
ít trường hợp nhận thức về mơ hình HTX cịn khác nhau, chưa phân biệt được
mơ hình HTX kiểu mới với HTX kiểu cũ, hạn chế phát triển HTX.
- Công tác quản lý nhà nước về HTX còn chồng chéo; việc phân định
chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chưa rõ ràng, nhiều cơ quan quản lý nhà
nước tham gia quản lý HTX. Cơng tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ
tục hành chính phục vụ hoạt động của HTX cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu

cầu; việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được các địa phương triển khai thực
hiện, song hệ thống phần mềm đăng ký kinh doanh HTX, liên hiệp HTX chưa
được triển khai thực hiện, gây khó khăn cho việc đăng ký, tổng hợp số liệu về
HTX. Đội ngũ tham mưu, theo dõi công tác HTX các cấp còn thiếu và yếu, chưa
được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về HTX, cán bộ chuyên trách ít. Bộ máy
giúp việc Ban Chỉ đạo phát triển HTX các cấp chậm được kiện toàn tổ chức theo
hướng hệ thống nên hiệu quả cơng tác tham mưu cịn hạn chế, việc bố trí cơ sở
vật chất cho bộ phận giúp việc chưa được quan tâm đầu tư.
- Chính sách khuyến khích hỗ trợ HTX tuy được ban hành tương đối đầy
đủ từ Trung ương đến địa phương; song, do sự hạn chế về nguồn kinh phí nên
cơng tác triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ chưa đạt hiệu quả cao; một số
cơ chế, chính sách ban hành chưa sát với tình hình thực tế nên chưa đi vào cuộc
sống. Số lượng các HTX tiếp cận các chính sách của Nhà nước đặc biệt là chính
sách về hỗ trợ tín dụng, chính sách giao đất, cho thuê đất còn hạn chế. Hệ thống
kết cấu hạ tầng, thủy lợi, cơ sở sản xuất, dịch vụ, chế biến, bảo quản nông sản....
chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nên chưa hình thành được những vùng sản
xuất chuyên canh quy mô lớn.

17


- Số lượng HTX tuy nhiều, nhưng quy mô hoạt động còn nhỏ, hoạt động trên
phạm vi hẹp; chất lượng sản phầm, dịch vụ của HTX chưa cao, quy mô hoạt động
nhỏ bé, sức cạnh tranh thấp, thiếu tính nhạy bén với thị trường, chưa thực hiện tốt
việc cung cấp dịch vụ và đầu mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và xã viên,
hộ gia đình. Sản xuất của HTX vẫn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định; áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến, hiệu quả vào sản xuất chưa mạnh;
hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, rừng chưa cao, thiếu những vùng sản xuất nơng
sản hàng hóa chủ lực, an tồn gắn kết với thị trường; sản xuất chưa gắn với chế
biến và tiêu thụ sản phẩm; các sản phẩm sản xuất chủ yếu bán thô, chưa qua chế

biến nên giá trị thấp và thường bị ép giá khi được mùa.
- Trình độ năng lực cán bộ quản lý HTX còn hạn chế, tỷ lệ cán bộ quản lý
HTX qua đào tạo còn thấp, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng; một số HTX hoạt
động chưa bảo đảm nguyên tắc của Luật HTX, chưa có nhiều hoạt động đáp ứng
nhu cầu sản xuất của hộ xã viên, lợi ích đem lại cho xã viên chưa tương xứng,
chưa thật sự là chỗ dựa tin cậy cho phát triển kinh tế hộ.
3.2. Nguyên nhân
3.2.1. Nguyên nhân khách quan
- Xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh ta thấp so với mặt bằng chung cả
nước; một số cơ chế, chính sách chưa thực sự thích hợp với điều kiện của địa
phương. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp song chưa
đáp ứng yêu cầu đề ra.
- Địa bàn rộng, phức tạp, khu vực trung du và miền núi đi lại khó khăn,
khơng thuận lợi cho phát triển các HTX trong lĩnh vực cơng nghiệp; q trình
biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp khó lường, thiên tai, dịch bệnh thường
xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho sản xuất của các hộ xã viên.
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
a) Về nhận thức:
- Công tác triển khai học tập Nghị quyết ở một số địa phương, ban, ngành cịn
mang tính hình thức; nội dung tuyên truyền, quán triệt chưa đầy đủ, do đó hiệu quả
việc tun truyền đến người dân cịn chưa cao. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn
đốc chỉ đạo ở một số địa phương còn chưa thường xuyên, liên tục.
- Chưa có cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
về HTX; đều là cán bộ kiêm nhiệm, thiếu thực tế nên việc tham mưu thực
hiện cơng tác quản lý nhà nước về HTX cịn nhiều hạn chế.
18


- Nhận thức về phát triển HTX của một bộ phận cán bộ các cấp và
nhân dân chưa đầy đủ, chưa hiểu đúng vai trò bản chất của HTX kiểu mới.

Nhiều HTX còn lúng túng trong xác định phương hướng sản xuất kinh,
doanh và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; chưa năng động, sáng tạo trong mở
rộng ngành nghề, sản phẩm làm ra chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của
thị trường.
b) Về cơ chế, chính sách:
Cơ chế, chính sách liên quan đến HTX đã được ban hành, song còn chậm
và chưa sát với thực tế tại địa phương, việc lồng ghép, phân bổ nguồn lực còn
hạn chế; một số văn bản hướng dẫn của Trung ương chậm được ban hành, thiếu đồng
bộ, gây khó khăn cho địa phương trong tổ chức thực hiện.
c) Về tổ chức thực hiện Nghị quyết:
Việc cụ thể hóa Nghị quyết ở một số địa phương, cơ sở còn lúng túng,
chưa thật sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, nhất là người đứng đầu. Hoạt
động hệ thống chính quyền các cấp ở một số địa phương có lúc, có việc chưa
đồng bộ, thơng suốt, đã hạn chế hiệu quả thực hiện Nghị quyết của cấp ủy.
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH THANH HÓA
ĐẾN NĂM 2025
1. Phương hướng phát triển HTX ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
1.1. Phương hướng
Để tiếp tục phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là Hợp tác xã, Báo cáo
số 95/BC- UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 11/6/2019 về Tổng kết 15 năm thực hiện
Nghị quyết số 13 ngày 18/3/2002 của BCH TW Đảng khóa IX về tiếp tục đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã đề ra phương hướng phát
triển Hợp tác xã ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 như sau:
- Đảm bảo 100% HTX hoạt động theo Luật HTX 2012; khuyến khích
phát triển mới các loại hình HTX với mọi loại quy mơ, khơng giới hạn về địa
bàn, ngành, lĩnh vực; khuyến khích HTX hoạt động trong các lĩnh vực: đánh bắt
hải sản xa bờ, trường học và dịch vụ trong trường học, y tế, chăm sóc sức khỏe
cộng đồng, nước sạch, vệ sinh mơi trường.
- Tập trung phát triển HTX, đặc biệt là các HTX nông nghiệp; nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, phù hợp với điều kiện của từng vùng,

từng lĩnh vực; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực lao động, đất đai, tài nguyên...;

19


phát huy cao nội lực, tập trung đầu tư của Nhà nước và xã hội vào nông nghiệp;
ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho HTX.
- Phát triển HTX với nhiều hình thức; tăng cường sự liên kết giữa các hộ
thông qua HTX, giữa HTX với các thành phần kinh tế khác. Nhân rộng các mơ
hình hợp tác hiệu quả, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển trên các lĩnh vực
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất
đến chế biến, tiêu thụ. Hỗ trợ phát triển HTX theo hướng nâng cao hiệu quả,
chất lượng hoạt động, thúc đẩy thành viên phát triển; nâng cao khả năng thích
nghi và sức cạnh tranh của HTX trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát về phát triển HTX
Phát triển HTX bền vững, góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đồn kết,
cùng chia sẻ sự thịnh vượng và quản lý một cách dân chủ, nhằm đẩy nhanh sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là đối với nơng nghiệp và
nông thôn. Tập trung phát triển các HTX chuyên ngành gắn với chuỗi giá trị
trong nông nghiệp; các HTX nông nghiệp chuyên sâu gắn với các vùng sản xuất
hàng hóa tập trung quy mô lớn; các HTX ứng dụng KHCN cao gắn với sản
phẩm OCOP (Mỗi xã, phường một sản phẩm) của tỉnh; đảm bảo các xã đạt
chuẩn NTM phải có ít nhất một HTX.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Thành lập mới: 150 HTX và 02 liên hiệp HTX; trong số 150 HTX thành
lập mới, có 140 HTX nông nghiệp; 10 HTX phi nông nghiệp.
- Tổng số thành viên: 191.115 thành viên, trong đó, thu hút mới: 3.500
thành viên.
- Doanh thu bình quân của HTX hơn 5,2 tỷ/năm; thu nhập bình quân lao

động HTX đạt khoảng 35 triệu đồng/năm.
- Tổng số cán bộ quản lý HTX khoảng 5.500 người; trong đó số cán bộ
quản lý HTX có trình độ sơ, trung cấp chiếm 45%; số cán bộ quản lý HTX có
trình độ cao đẳng, đại học chiếm 25%.
2. Giải pháp phát triển Hợp tác xã ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
2.1. Nâng cao nhận thức về Hợp tác xã
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về vị trí, vai trị của HTX trong giai đoạn
phát triển mới. Tiếp tục chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền quán triệt sâu sắc
Nghị quyết số 13-NQ/TW khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao
20


hiệu quả KTTT và văn bản chỉ đạo của các cấp về phát triển HTX gắn việc
tuyên truyền xây dựng NTM.
- Đa dạng hình thức, phương pháp tuyên truyền cho phù hợp với từng đối
tượng, dưới nhiều hình thức như: xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên
mục về kinh tế hợp tác trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa;
cung cấp thơng tin, bài viết cho các cơ quan thơng tấn, báo chí phục vụ cho cơng
tác tuyên truyền; phát động phong trào thi đua, kịp thời khen thưởng, động viên
các điển hình tiến tiến, cách làm hay, hiệu quả; đồng thời nhân rộng các mơ
hình, điển hình sáng tạo trong việc phát triển HTX gắn với xây dựng NTM.
2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Hợp tác xã
- Rà soát nguồn nhân lực hiện có, thực hiện tốt cơng tác dự báo nguồn
nhân lực cho HTX; trên cơ sở đó xác định mục tiêu, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
dưới nhiều hình thức như: đào tạo dài hạn, ngắn hạn; tập huấn chuyên đề; từng
bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý HTX; đào tạo nghề theo nhu cầu của
HTX, chú trọng một số nghề thuộc thế mạnh của tỉnh và nghề đạt chuẩn quốc
gia, như: công nghệ chế biến, nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp công nghệ cao.
- Nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực
có trình độ cao, lành nghề về làm việc tại HTX, khuyến khích các nghệ nhân

truyền nghề cho người lao động. Mở rộng thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại
học về làm việc có thời hạn ở các HTX nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2.3. Hoàn thiện tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về Hợp tác xã
- Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước đối với HTX từ
tỉnh đến huyện; nghiên cứu, tham mưu thành lập Phòng Doanh nghiệp và HTX
thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ
quản lý nhà nước về HTX; phân rõ trách nhiệm cho cán bộ chuyên môn cấp xã,
huyện để nâng cao chất lượng trong tham mưu quản lý nhà nước về HTX.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của hệ thống Liên minh HTX ở Trung ương
và địa phương theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, hỗ trợ phát triển
kinh tế hợp tác, HTX.
2.4. Ứng dụng KHCN, đổi mới, nâng cao hiệu quả và xây dựng mơ
hình HTX kiểu mới
- Đẩy mạnh, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng KHCN tiên tiến, thân
thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, đồng bộ về công nghệ và quy trình tổ
chức vào sản xuất; tăng tỷ lệ cơ giới, chế biến gắn với tiêu thụ để hạ giá thành,
21


đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu lao động ở nơng thơn; tạo ra các sản phẩm
có thương hiệu, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị
trường trong nước và quốc tế; ưu tiên vốn sự nghiệp KHCN cho các đề tài phục
vụ phát triển HTX. Thu hút các dự án có hàm lượng KHCN cao trong quản lý,
sản xuất, chế biến và dự báo thị trường.
- Tăng cường quản lý qui trình sản xuất, chất lượng sản phẩm để phát triển và
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; bảo đảm các tiêu chuẩn về an
toàn thực phẩm và dịch bệnh; mở rộng cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn, tăng
cường đào tạo, tập huấn; tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm; nâng cao năng lực tổ chức, điều hành, tinh gọn bộ máy quản lý; nâng cao
chất lượng xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; khuyến khích, hỗ trợ để đa

dạng hóa dịch vụ, mở rộng ngành nghề trong các lĩnh vực: thương mại, cơ khí,
vận tải, tín dụng, quản lý chợ, xăng dầu, nước sạch, môi trường, xây dựng,…
- Củng cố các HTX đã có và phát triển thành lập mới các HTX nơng
nghiệp gắn với sản phẩm đặc trưng theo lợi thế của từng địa phương để hình
thành các HTX nơng nghiệp gắn với sản phẩm OCOP; các HTX áp dụng công
nghệ cao, mơ hình sản xuất cây, con đặc sản... theo hướng tạo ra giá trị gia tăng
cao trong sản xuất. Ưu tiên các doanh nghiệp liên kết với HTX để tổ chức sản
xuất, liên kết với nông dân để thành lập HTX nhằm tổ chức lại sản xuất trong
nông nghiệp, đưa các tiến bộ KHKT, tổ chức quản lý vào sản xuất.
2.5. Hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã
Tổ chức và hỗ trợ HTX tham gia các Hội chợ triển lãm, hoạt động xúc
tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, hội thảo mở rộng thị trường; hướng dẫn,
tạo điều kiện để HTX tìm kiếm đối tác, kêu gọi đầu tư; liên doanh, liên kết, hợp
tác để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động; tham quan, học tập
chia sẻ kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả vào sản xuất kinh doanh trong điều
kiện cụ thể của từng đơn vị.
2.6. Thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách, tập trung nguồn lực cho
phát triển Hợp tác xã
- Lồng ghép mục tiêu phát triển HTX với các Chương trình mục tiêu quốc
gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, nhằm thu hút nguồn
lực; huy động các ngành, địa phương tham gia hỗ trợ phát triển HTX; tranh thủ

22


sự hỗ trợ về tài chính và cơ sở vật chất từ các nhà tài trợ, các tổ chức tài chính
trong và ngồi nước, đặc biệt là từ nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp.
- Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển HTX của
Trung ương, như: Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020;

Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 và Quyết định 971/QĐ-TTg ngày
01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020 và một số cơ chế, chính sách liên quan đến HTX đã được
Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và tỉnh đã ban hành. Đồng thời rà soát, sửa
đổi, bổ sung, ban hành một số chính sách mới tạo điều kiện cho HTX phát triển.
2.7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý nhà nước;
phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể trong xã hội
Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ hơn mục tiêu, quan điểm,
yêu cầu, chủ trương và giải pháp được nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa
IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả HTX và Chương trình
hành động số 25-CTr/TU ngày 30/7/2002 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX). Đề cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ
chức đảng và người đứng đầu cơ quan, đơn vị đối với HTX; trực tiếp lãnh đạo,
chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả HTX ở cơ quan, đơn vị, địa
phương mình.
Đổi mới phương thức quản lý, sắp xếp bộ máy cơ quan hành chính các
cấp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh công tác CCHC gắn với
cơng tác đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ
tham mưu, theo dõi HTX nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với
HTX. Tăng cường vai trò của MTTQ, các đoàn thể trong xã hội và sự tham gia
của nhân dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển HTX.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đề xuất với các ban ngành Trung ương
- Chỉ đạo các địa phương, các cấp tiến hành tổng kết quá trình thực hiện
Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5, BCH Trung ương
Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả HTX; trên cơ
sở đó, ban hành Nghị quyết mới về phát triển HTX để triển khai thực hiện trong
23



×