Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Ứng dụng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn (multi criteria analysis = MCA) với sự trợ giúp của phần mềm SPSS để lựa chọn tập đoàn cây trồng cảnh quan đường phố cho thành phố hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 82 trang )

Bộ giáo dục và Đào tạo
Bộ nông nghiệp và PTNT
Trường đại học lâm nghiệp
----------

Vũ thị thu hiền

ứng dụng Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn
(Multi Criteria Analysis = MCA) với sự trợ giúp
của phần mềm SPSS để lựa chọn tập đoàn
cây trồng cảnh quan đường phố cho
thành phố Hải Dương.

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà Nội, 2009


Bộ giáo dục và đào tạo
Bộ nông nghiệp và PTNT
Trường đại học lâm nghiệp
----------

Vũ thị thu hiền

ứng dụng Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn
(Multi Criteria Analysis = MCA) với sự trợ giúp
của phần mềm SPSS để lựa chọn tập đoàn
cây trồngcảnh quan đường phố cho
thành phố Hải Dương.


Chuyên ngành: Lâm học
MÃ số: 60.62.60

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn khoa học
GS.TS Nguyễn Hải Tuất

Hà Nội, 2009


1

Đặt vấn đề
Trong Lâm nghiệp, trong khoa học hay trong cuộc sống nói chung để
đánh giá một mô hình (đối tượng, chủ thể) nào đó chúng ta cần phải dựa vào
rất nhiều tiêu chuẩn. Tuỳ vào mục tiêu của chúng ta, các tiêu chuẩn sẽ được
lựa chọn sao cho phù hợp. Từ các tiêu chuẩn đó chúng ta mới tiến hành so
sánh các mô hình để lựa chọn mô hình thích hợp nhất với mục tiêu đà đặt ra.
Vấn đề khi sử dụng đa tiêu chuẩn là có những tiêu chuẩn chúng ta có thể đo
đếm nhưng cũng có những tiêu chuẩn chúng ta không thể định lượng được.
Vậy làm thế nào để đưa các tiêu chuẩn về cùng một độ đo nào đó để so sánh
và dùng cách nào để so sánh, lựa chọn các mô hình? Phương pháp phân tích
đa tiêu chuẩn với sự trợ giúp của phần mềm SPSS chính là câu trả lời cho câu
hỏi trên. Đây là một phương pháp phân tích đánh giá các mô hình (đối tượng,
chủ thể) dựa vào hàng loạt các tiêu chuẩn mà những tiêu chuẩn này khi được
lượng hoá sẽ cho ta một độ đo nào đó để đánh giá một cách toàn diện, khách
quan các mô hình nghiên cứu. Phương pháp này đà được GS.TS Nguyễn Hải
Tuất ứng dụng để nghiên cứu và lựa chọn các mô hình (đối tượng, chủ thể)
trong lâm nghiệp từ nhiều năm nay. Qua thảo luận với GS.TS Nguyễn Hải

Tuất, tôi nhận thấy đây là phương pháp rất thích hợp cho việc nghiên cứu lựa
chọn tập đoàn cây trồng cảnh quan cho đô thị, đặc biệt là những thành phố
(TP) đang trong quá trình đô thị hoá (ĐTH) như TP Hải Dương.
Hoà nhịp cùng xu hướng ĐTH của cả nước, TP Hải Dương cũng đang
nỗ lực để nâng cấp lên thành đô thị loại II vào năm 2009. Hải Dương là một
thành phố nằm trong khu vực tam giác tăng trưởng trọng điểm Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh của nước ta. Trải qua các thời kỳ phát triển cũng như
hiện nay, TP Hải Dương luôn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa
học kỹ thuật của tỉnh Hải Dương. Những năm gần đây, theo đường lối đổi mới
của nhà nước, TP Hải Dương đà có những bước phát triển nhảy vọt. Để ghi
nhận sự phát triển đó, năm 1997 Thủ tướng Chính phủ đà ra quyết định nâng


2

cấp Hải Dương từ một đô thị loại IV lên đô thị loại III. Theo định hướng phát
triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 (được Thủ tướng chính phủ phê duyệt
năm 1997), TP Hải Dương là một trong những đô thị đÃ, đang và cần được ưu
tiên đầu tư.
Để TP Hải Dương xanh, sạch và đẹp phù hợp với việc nâng cấp lên
thành đô thị loại II thì cần phải có quy hoạch cụ thể về hệ thống cây xanh đô
thị của thành phố. ở TP Hải Dương hiện nay, vấn đề sinh thái môi trường tuy
chưa nghiêm trọng nhưng với tốc độ phát triển như hiện nay, nếu không có
quy hoạch đô thị hợp lý thì sau vài năm tới chúng ta cũng phải giật mình vì sự
nghiêm trọng và cấp bách của ô nhiễm môi trường. Cựng với việc giảm thiểu
nguồn ơ nhiễm thì sử dụng cây xanh đang là giải pháp hiệu quả nhất trong
việc bảo v mụi trng, làm đẹp cảnh quan. Tuy nhiên thực tế việc trồng cây
xanh tại các đô thị hiện nay gặp phải vấn đề trồng cây xanh tự phát của người
dân, lại thiếu quy hoạch hợp lý nên loài cây không được chọn lựa phù hợp, cây
trồng không đảm bảo tiêu chuẩn và kỹ thuật, trồng cây không đúng nơi đúng

chỗNhư vậy tác dụng bảo vệ môi trường của cây xanh chưa biết đà phát huy
chưa nhưng có điều chắc chắn rằng kiến trúc cảnh quan đô thị đà xấu đi rất
nhiều.
Khác với cây trồng có mục đích chính là kinh doanh, cây trồng cảnh
quan được trồng với mục đích chính là lấy bóng mát, giảm ô nhiễm môi
trường và làm đẹp cho thành phố. Vì vậy, cây trồng cảnh quan không cần phải
cho sản lượng cao mà phải là cây đa tác dụng. Do đó cần phải sử dụng nhiều
tiêu chuẩn để lựa chọn được loài cây phù hợp với điều kiện và mục đích của
thành phố. Cho đến nay có không nhiều tài liệu nghiên cứu về tiêu chuẩn chọn
loài cây trồng cảnh quan cho TP Hải Dương. Cây xanh trồng trên đường phố
Hải Dương được trồng chủ yếu dựa trên nguồn cây của Công ty TNHH MTV
Quản lý công trình đô thị Hải Dương hoặc dựa vào së thÝch vµ kinh nghiƯm


3

của người dân. Chính vì vậy, GS.TS Nguyễn Hải Tuất đà định hướng để tôi
chọn đề tài:
ứng dụng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn (Multi Criteria
Analysis = MCA) với sự trợ giúp của phần mềm SPSS để lựa chọn tập đoàn
cây trồng cảnh quan đường phố cho thành phố Hải Dương.
làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
Do giới hạn của luận văn thạc sĩ nên đề tài chỉ ứng dụng PPPTĐTC để
tìm ra những loài cây thích hợp nhất trồng ở đường phố Hải Dương, đồng thời
phát hiện ra những loài cây phải hạn chế trồng, những loài cây không nên
trồng trên đường phố Hải Dương. Đề tài hi vọng góp phần hoàn thiện phương
pháp phân tích đa tiêu chuẩn và giải quyết vấn đề quy hoạch cây trồng cảnh
quan cho TP Hải Dương.



4

Chương 1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
1.1. Giới thiệu chung về phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn
(PPPTĐTC) và phần mỊm xư lý thèng kª SPSS.
Phân tích đa tiêu chuẩn là một phương pháp phân tích đánh giá các mơ
hình (đối tượng, chủ thể) dựa vào hàng loạt các tiêu chuẩn, mà những tiêu
chuẩn khi được lượng hoá sẽ cho ta một độ đo nào đó để đánh giá một cách
tồn diện mơ hình nghiên cứu.
Đây là phương pháp nghiên cứu mang lại tính khách quan và chính xác
vì nó đề cập một lúc nhiều khía cạnh (tiêu chuẩn) dành cho đối tượng nghiên
cứu có liên quan đến mục tiêu. Phương pháp này rất thích hợp khi mà các tiêu
chuẩn được đo đạc và xác định theo những thang đo hoàn toàn khác nhau.
ti ny l ng dng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn để phân tích,
đánh giá các loại cây trồng dựa vào hàng loạt các tiêu chuẩn: cảnh quan, kinh
tế, mơi trường, khả năng thích ứng... Các tiêu chuẩn này khi được lượng hoá
sẽ cho ta một độ đo chính xác, một cách tồn diện mụ hỡnh nghiờn cu. Việc
xây dựng tiêu chuẩn, lượng hoá các tiêu chuẩn và chuẩn hoá các tiêu chuẩn sẽ
dễ dàng cho việc đánh giá. So sánh và lựa chọn đối tượng nghiên cứu là những
nội dung quan trọng của PPPTĐTC.
PPPTĐTC cũng đà được một số tác giả trong nước, ngoài nước vận
dụng trong nghiên cứu và lựa chọn các mô hình dựa trên nhiều tiêu chuẩn có
liên quan đến các nhân tố về kinh tế, sinh thái và môi tr­êng nh­ng ch­a
thµnh mét hƯ thèng lÝ ln hoµn chØnh. Cho đến những năm gần đây, phương
pháp này đà được GS-TS Nguyn Hi Tut nghiên cứu và đưa ra một khuôn
mẫu, tuy chưa hoàn chỉnh nhưng có hệ thống hơn về mặt lí luận {13}. Cở sở
khoa học của phương ph¸p bao gåm c¸c b­íc:



5

1, Xác lập mục tiêu.
2, Xây dựng tiêu chuẩn.
3, Lượng hoá tiêu chuẩn.
4, Phân tích tiêu chuẩn.
5, Chuẩn hoá số liƯu quan s¸t.
6, Lùa chän c¸c chđ thĨ.
GS-TS Nguyễn Hải Tuất trong cơng trình “Đánh giá tác động mơi
trường cho các dự án Lâm Nghiệp” năm (1987) cịng ®· sư dụng phương pháp
này. Và trong nhng nm gn õy, ti trường Đại học Lâm Nghiệp đã có
những cán bộ và sinh viên ứng dụng để làm luận văn tốt nghiệp cao hc, i
hc và chuyên đề nghiên cứu khoa học.
- Nguyễn BÃ NgÃi (1995): Bước đầu đánh giá hiệu quả tổng hợp của các
phương thức canh tác trong các mô hình lâm nghiệp xà hội tại Cầu Hai Vĩnh
Phú. Luận văn tốt nghiệp cao học - ĐHLN.
- Cao Danh Thịnh (1996): Thí nghiệm ứng dụng một số phương pháp
định lượng có trọng số để so sánh hiệu quả kinh tế và môi trường của một số
dự án lâm nghiệp tại khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà -Hoà Bình.
Luận văn tốt nghiệp cao học - ĐHLN.
Đây là hai luận văn tốt nghiệp cao học đà ứng dụng PPPTĐTC để đánh
giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình trong lâm nghiệp. Ví dụ, tác giả Cao
Danh Thịnh đánh giá hiệu quả tổng hợp các mô hình chỉ bằng: phương pháp
chỉ số canh tác Ect, phương pháp cho điểm các thành phần có sử dụng trọng số
theo chuyên gia và phương pháp đánh giá hiệu quả tổng hợp mới trong đó
tính trọng số bằng tương quan.
Có rất nhiều luận văn tốt nghiệp đại học, chuyên đề nghiên cứu khoa
học của sinh viên các chuyên ngành Lâm học, Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
và môi trường, Lâm nghiệp đô thị ứng dụng PPPTĐTC để đánh giá, xếp lo¹i



6

và lựa chọn tập đoàn cây trồng cảnh quan, tập đoàn cây ăn quả, tập đoàn cây
trồng trên núi đá v«i… nh­:
- Đặng Trung Tú (1999): Nghiên cứu phương pháp so sánh hiệu quả
mơi trường của các mơ hình rừng trng ti lõm trng Lng Sn - Ho
Bỡnh. Luận văn tốt nghiệp đại học - ĐHLN.
- Nguyễn Mạnh Hùng (2000): ứng dụng phương pháp phân tích đa tiêu
chuẩn để nghiên cứu lựa chọn hệ thống cây xanh nhằm chống ô nhiễm bụi
than tại mỏ than Cọc Sáu Cẩm Phả - Quảng Ninh. Luận văn tốt nghiệp đại
học - ĐHLN.
- Đỗ Thanh Bình (2001): Đánh giá và xếp loại một số cây trồng đường
phố. Luận văn tốt nghiệp đại học - ĐHLN.
- Nguyễn Thị Nga (2001): ứng dụng phương pháp đa tiêu chuẩn để
nghiên cứu, lựa chọn và xếp hạng ưu tiên một số cây trồng cảnh quan môi
trường thuộc khu vùc quËn Hai Bµ Tr­ng - Hµ Néi. LuËn văn tốt nghiệp đại
học - ĐHLN.
- Lê Ngọc Quế (2001): ứng dụng phương pháp đa tiêu chuẩn để nghiên
cứu lựa chọn và xếp hạng ưu tiên cho một số cây trồng phục vụ cảnh quan
trường học thuộc quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp đại học ĐHLN.
- Đoàn Thị Hương Trà (2001): Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu
chuẩn để so sánh và ưu tiên lựa chọn loài cây trồng trên núi đá vôi tại Kim Bôi
Hoà Bình. Luận văn tốt nghiệp đại học - ĐHLN.
- Trịnh Văn Tám (2002): ứng dụng phương pháp đa tiêu chuẩn để so
sánh và xếp hạng ưu tiên lựa chọn các loài cây trồng phục vụ cảnh quan
trường học thuộc thành phố Vinh Nghệ An. Luận văn tốt nghiệp đại học ĐHLN.


7


- Nguyễn Phồn Diện (2004): Đánh giá và xếp loại một số loài cây trồng
thường gặp trên đường phố tại thành phố Hải Dương. Luận văn tốt nghiệp đại
học - ĐHLN.
- Trần Thị Thu Bắc (2007): Đánh giá hiện trạng cây xanh một số tuyến
phố chính tại thị xà Vĩnh Yên Vĩnh Phúc. Luận văn tốt nghiệp đại học ĐHLN.
- Trần Tuấn Hải, Phạm Văn Thoại, Đoàn Thị Hương Trà (2000): ứng
dụng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn để nghiên cứu và lựa chọn các loài
cây trồng phân tán tối ưu tại khu vực Xuân Mai Hà Tây. Chuyên đề nghiên
cứu khoa học sinh viên - ĐHLN.
PPPTĐTC không chỉ được ứng dụng nhiều trong ngành Lâm nghiệp mà
còn rất hữu ích trong nhiều ngành, đặc biệt là tài chính - kinh tế, nông nghiệp.
Chẳng hạn năm 2005, 2 tác giả Phm Quang Khỏnh & Lờ Cnh nh ®· øng
dụng PPPTĐTC trong đánh giá đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền
vững huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Các tác giả đã đánh giá 8 loại hình sử
dụng đất đai: cà phê, cây ăn quả, dâu tằm, chè, lúa 2 vụ, lúa mùa-màu đông
xuân, lúa mùa, màu+ cây cơng nghiệp hàng năm với các chỉ tiêu thích nghi
đất tự nhiên, chỉ tiêu kinh tế, theo các tiêu chuẩn kinh tế, xã hội, môi trường,
các chỉ tiêu phân cấp (rất cao, cao, trung bình, thấp) để đề xuất sử dụng đất
nông nghiệp huyện Lâm Hà và chuyển đổi c cu cõy trng trong huyn {18}.
Gần đây nhất có tác giả Bế Minh Châu đà vận dụng phương pháp này
để nghiên cứu lựa chọn tập đoàn cây có khả năng phòng cháy rừng cho các
tỉnh phía Bắc {2}.
Nhìn chung các đề tài đều đà ứng dụng đủ 6 bước trong PPPTĐTC như
đà nêu ở trên. Tuy nhiên, các tác giả khi phân tích tiêu chuẩn để phát hiện ra
những tiêu chuẩn mang tính chất chủ đạo và những tiêu chuẩn không có hoặc
ít ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn khác đều sử dụng bảng ma trận hệ số t­¬ng


8


quan. Chính vì vậy, ở bước lựa chọn các chủ thể, các tác giả chủ yếu sử dụng
các phương pháp như: phương pháp so sánh trên cở sở số trung bình hoặc tổng
số số tiêu chuẩn cho mỗi mô hình trên cơ sở các bảng số liệu đà được chuẩn
hoá; phương pháp có trọng số theo phương pháp chuyên gia; phương pháp
phân nhóm dựa vào quan hệ tiêu chuẩn; phương pháp tính trọng số bằng tương
quan. GS.TS Nguyễn Hải Tuất nhận thấy rằng việc nhận xét theo bảng tương
quan thường khó khăn khi có nhiều biến. Trong trường hợp như vậy, GS .TS
Nguyễn Hải Tuất đề xuất thử nghiệm phân nhóm dựa vào mối quan hệ giữa
các biến bằng phương pháp phân thành phần chính (Principal Component
Analysis =PCA ). Đây là một phương pháp phân tích đa biến hiện đại đang
được vận dụng trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu kinh tế và sinh thái rừng.
Khi phân tích mối quan hệ giữa các biến bằng phương pháp thành phần chính
và xếp hạng các chủ thể, phần mềm SPSS sẽ giúp chúng ta thuận tiện trong
quá trình tính toán và xử lý.
SPSS (Statistical Products for Social Services) là phần mềm xử lý
thống kê dùng trong các ngành khoa học, được phát triển dựa trên phần mềm
của Apache Software Foundation. SPSS ra đời từ những năm 60 của thế kỷ
trước và không ngừng được nâng cấp, hoàn thiện.
SPSS l phn mm chuyờn dụng xử lý thông tin sơ cấp - thông tin được
thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Thông tin được xử lý là thơng tin
định lượng (có ý nghĩa về mặt thống kê). SPSS có một bộ soạn thảo dữ liệu
tương tự như excel, bộ soạn thảo cho phép vào các dữ liệu và mơ tả các thuộc
tính của chúng.
Sức mạnh lớn nhất của SPSS là lĩnh vực phân tích phương sai (SPSS
cho phép thực hiện nhiều loại kiểm định tác động riêng biệt) và phân tích
nhiều chiều (thí dụ phân tích phương sai nhiều chiều, phân tích nhân tố, phân
tích nhóm tổ). SPSS phiên bản 11 cịn bổ sung thêm một số khả năng phân



9

tích các mơ hình hỗn hợp. SPSS có một giao diện giữa người và máy rất đơn
giản để tạo ra các đồ thị và khi đã tạo được một đồ thị, nhờ giao diện này mà
người sử dụng có thể tuỳ ý hiệu chỉnh đồ thị cũng như hoàn thiện chúng. Các
đồ thị có chất lượng rất cao và có thể dán vào các tài liệu khác, thí dụ như
Word hoặc Powerpoint. SPSS mạnh về lĩnh vực đồ thị và lập biểu bảng, báo
cáo tổng hợp số liệu, nhưng lại yếu hơn về một số thủ tục thống kê như
phương pháp ước lượng mạnh và thiếu vắng phương pháp phân tích dữ liệu
theo lược đồ mẫu. Ưu điểm của phần mềm này là tính đa năng và mềm dẻo
trong việc lập các bảng phân tích, sử dụng các mơ hình phân tích đồng thời
loại bỏ một số cơng đoạn (bước) không cần thiết mà một số phần mềm khác
gặp phải. SPSS là một bộ chương trình mà nhiều người sử dụng ưa thích do
nó rất dễ sử dụng {19}.
HiƯn nay, phiên bản mới nhất là SPSS 17 với nhiều công cụ hỗ trợ mới
rất hữu ích. Tuy nhiên, những vấn đề cốt lõi có ứng dụng nhiều trong Lâm
nghiệp mà ta đà quen thuộc thì vẫn không thay đổi mặc dù phiên bản đang
được các nhà khoa học trường Đại học Lâm nghiệp ứng dụng là 15.0.
Trong ứng dụng vào Lâm nghiệp Phân Nguyên Hy (2003) có đề tài cao
học Xõy dựng mô hình cấu trúc và sinh trưởng áp dụng cho các lâm phần
thông nhựa (Pinus Mercusii) ở tỉnh Thừa Thiên Huế, với sự trợ giúp của phần
mềm SPSS {5}.
Cho đến năm 2005 thì nhóm tác giả Nguyễn Hải Tuất và Nguyễn Trng
Bình cho xuất bản tài liệu Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu trong
nghiên cứu Lâm nghiệp làm tài liệu học tập và tham khảo cho sinh viên, học
viên cao học và cán bé nghiªn cøu khoa häc trong tr­êng {14}.


10


1.2. Những nghiên cứu về cây trồng cảnh quan đô thị.
1.2.1. Các lợi ích của cây xanh đối với cuộc sống con người.
1.2.1.1. Đối với môi trường sinh thái đô thÞ.
Đơ thị là nơi tập trung sản xuất cơng nghiệp, dân cư đông, mật độ kiến
trúc cao. Môi trường sống thường bị ơ nhiễm bởi khói bụi, khí độc, nước thải
công nghiệp.
Trồng cây xanh là biện pháp tốt nhất nhằm cải tạo điều kiện vệ sinh –
khí hậu, bảo vệ môi trường sống. Cây xanh khi được tổ chức trồng trọt hợp lý
sẽ có nhiều tác dụng như:
a) C¶i thiƯn điều kiện khí hậu, vệ sinh đô thị.
- Điều hoà nhiệt độ:
Theo Grey_1978: Vùng đô thị nóng hơn ngoại ô xung quanh trung bình
0,5 - 1,50C. Điều này gây bất lợi vào mùa hè bởi sự thiếu thảm xanh, mà vai
trò chính của cây xanh là hấp thu bức xạ mặt trời, làm mát không khí xung
quanh qua quá trình bốc hơi nước.
Thảm xanh điều hoà nhiệt độ trong môi trường đô thị nhờ vào kiểm soát
bức xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thụ và truyền dẫn bức xạ
mặt trời. Hiệu quả của chúng tuỳ thuộc vào mật độ lá của loài cây, dạng của
lá, cách phân cành của cây. Một cây mọc riêng lẻ có thể chuyển đổi bốc hơi
gần 400 lít nước mỗi ngày nếu đất cung cấp đủ độ ẩm. Lượng bốc hơi này có
thể so sánh với 5 máy điều hoà không khí nên cây xanh còn được gọi là nhà
máy điều hoà không khí tự nhiên {8}.
- Ngăn chặn gió và sự di chuyển không khí:
Cây xanh kiểm soát gió bởi sự cản trở, định hướng, làm chệch hướng và
lọc gió. Hiệu quả và mức độ kiểm soát thay đổi theo kích thước loài, hình
dạng, mật độ lá, sự lưu giữ lá và vị trí hiện tại của cây xanh. Sự ngăn chặn bao
gồm việc bố trí cây nhằm giảm tốc độ gió và gia tăng sự chịu đựng đối với
luồng gió. Cây xanh kết hợp với các kiến trúc khác, cã thĨ thay ®ỉi lng giã



11

trong khuôn viên ngoại thất và chung quanh nhà ở {8}. Mức độ bảo vệ gió
bằng cây xanh tuỳ thuộc vào chiều cao, bề rộng, khả năng xuyên qua, sự xếp
đặt hàng cây và loài cây chắn gió.
Việc chọn loài là rất quan trọng trong hiệu quả chắn gió. Cây lá kim với
lá dầy thì chắn gió tốt nhất đối với hướng Bắc và hướng Tây - nơi đòi hỏi bảo
vệ đối với gió mùa đông. Cây lá rộng thích hợp đối với phía Nam và phía
Đông để chống lại gió nóng, khô trong mùa hè.
Cây xanh có thể cho sự bảo vệ gió có hiệu quả ở các xa lộ. Các ngà tư
xa lộ thường có gió mạnh, gió giật cần phải được ngăn chặn.
- Cung cấp oxy, giảm tích lũy khí carbonic:
Trong môi trường đô thị, tỷ lệ O2 luôn bị hạ thấp do mật độ dân cư đông
đúc, lượng khí CO2 không ngừng tăng lên tương ứng với việc sử dụng nhiên
liệu trong các nhà máy, phương tiện giao thông và do con người thải ra trong
quá trình hô hấp.
Cây xanh là nhà máy duy nhất lấy khí CO2, thải khí O2 thông qua quá
trình quang hợp và hô hấp làm không khí trong lành hơn.
Một số cây xanh còn tiết ra chất phytoncide có tác dụng diệt khuẩn làm
trong lành môi trường, có lợi cho sức khoẻ của cư dân đô thị.
b) Hạn chế tiếng ồn.
Tiếng ồn là âm thanh vượt mức hay không mong đợi, thế nhưng tiếng
ồn là một phần của cuộc sống đô thị và là một loại ô nhiễm không trông thấy.
Lá, cành nhánh của cây xanh ngăn cản được tiếng ồn. Các sóng âm
thanh được hấp thụ một cách có hiệu quả bởi các cây có lá dày, mọng nước,
có cuống lá vì các đặc trưng này cho phép mức độ co dÃn và rung động cao
hơn. Âm thanh cũng bị khúc xạ và đổi hướng bởi các cành cây to và thân cây {6}.
c) Hạn chế ô nhiễm không khí.
Các chất gây ô nhiễm không khí khá phong phú, gồm cả 3 dạng: khí,
lỏng, rắn. Vai trò của cây xanh đối với việc ngăn chặn, làm giảm nồng độ các



12

chất ô nhiễm vẫn còn chưa được biết đến nhiều và vẫn còn những ý kiến
không đồng ý về hiệu quả chống ô nhiễm môi trường của cây xanh. Một số
nghiên cứu cho thấy:
NO2, NO được hấp thụ bởi bộ lá của cây xanh để lấy N (Smith, 1976).
SO2 trong không khí được cây thân gỗ hấp thu một phần, tuy nhiên nó
cũng gây tổn hại không ít cho bề mặt lá. (Lampadius).
CO được thảm thực vật thân gỗ làm giảm nồng độ trong không khí
(Smith, 1976).
NH3 được cây trồng hấp thu và sử dụng cho việc nitrogen hoá (Smith &
Dochinger, 1978).
O3 được thảm thực vật hấp thu và làm giảm lượng trong không khí một
cách nhanh chóng. Smith & Dochinger (1978), đà báo cáo rằng một khu rừng
có thể làm giảm 1/8 lượng O3 chỉ trong 1 giờ. Cây cao loại bỏ được nhiều O3
hơn cây thấp, cây càng có nhiều lá to, nhiều khí khổng thì việc làm giảm nồng
độ O3 trong khí quyển càng hiệu quả {6}.
Đối với bụi, trung bình 1 ha cây xanh đô thị có thể thanh lọc 50 70
tấn/năm {6}. Các bộ phận của cây xanh hứng các hạt ô nhiễm và sau đó rửa
trôi bằng mưa. Cây xanh cũng giúp tách các hạt trong không khí bằng cách
rửa sạch không khí, hô hấp gia tăng độ ẩm, như vậy giúp cố định các hạt ô
nhiễm. Ngoài ra, cây xanh cũng thường che lấp các hơi, khói, mùi hôi bằng
cách thay bằng mùi của lá, hương thơm của hoa hay bằng cách hÊp thơ.
1.2.1.2. T¸c dơng tơ điểm phong cảnh và một số tác dụng khác của cây xanh.
Sù phong phó vỊ hình dáng, màu sắc của cây, hoa, quả có tác dụng phối
kết hợp tạo ra phong cảnh đẹp. Cây xanh trồng phối hợp với các công trình
kiến trúc sẽ làm tăng giá trị nghệ thuật, phá được những đường nét cứng nhắc
của công trình.

Ngoài ra cây xanh còn cho tác dụng cách li phòng hỏa, phục vụ quốc
phòng, thu hoạch kinh tế (cho gỗ, củi, dược liệu, hoa quả)


13

1.2.2. Tình hình nghiên cứu mảng xanh đơ thị thế giới.
Cây xanh đơ thị đã có vai trị hết sức quan trọng đối với nền văn minh
nhân loại từ thời cổ đại. Các quốc gia như Ai Cập, Trung Hoa, La Mã, Hy
Lạp… đã xem cây như là biểu tượng cho các vị thần và thờ cúng chúng. Họ
đã sử dụng cây xanh trong việc trang trí ngoại thất cho các tượng đài, xây
dựng các vườn tín ngưỡng trong các đền thờ. Cùng với việc trồng cây, kiến
thức liên quan đến việc chăm sóc cây trồng cũng có từ lâu, khoảng 1500 năm
trước công nguyên ở Ai Cập. Đến thế kỷ 17,18 đã có nhiều nghiên cứu và
sách viết về cây xanh: trồng, chăm sóc và phát triển nó ở các đô thị châu Âu.
Đầu thế kỷ 19, cây xanh đã trở thành một trong các yếu tố kiến trúc, cảnh
quan. Nhiều khơng gian xanh được hình thành quanh các khu nhà đô thị
(Zube,1973) {8} nhưng cũng chỉ giới hạn ở nội đô – nơi tập trung dân cư
đông đúc mà chưa gắn được với hệ thống công viên, rừng ngoại vi. Cuộc cách
mạng KHKT ra đời và phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ XIX đã thúc đẩy
sản xuất phát triển, dân cư đô thị ngày càng đông đúc hơn. Nhu cầu nghỉ ngơi
giải trí cho cư dân đô thị thời CNH đặt cho các nhà quản lý đơ thị phải tính
đến việc xây dựng thêm nhiều mảng xanh hơn. Chính vì thế những nghiên
cứu về vấn đề cây xanh đơ thị đã được hình thành và phát triển mạnh vào thế
kỷ XIX. Có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu trong lĩnh vực này như
“Quần thể cây xanh trong quần thể đô thị” của Severins.I (1975); “Lịch sử
nghệ thuật của đô thị” của Bunnin A.V và Savaens Kaia (1974); “Thiết kế
vườn công viên” của Rutxov.LI (1979); “Xây dựng đất đai thành phố” của
Luns L.V(1974). Phần lớn các cơng trình này đều hướng vào xác đinh các tiêu
chuẩn về diện tích và phân bố của các cơng trình cây xanh trong đơ thị.

Để nghiên cứu cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều
thuật ngữ để mô tả như: phức hợp rừng, lâm nghiệp vành đai xanh, kỹ nghệ
xanh, lâm nghiệp tiện ích, lâm nghiệp đơ thị... Trong số các thuật ngữ đó thì


14

lâm nghiệp đô thị là thuật ngữ được nhiều người chú ý và sử dụng. Năm
1965, Jorgensen lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa lâm nghiệp đô thị ở đại học
Toroto (Canada) như sau:
“ Lâm nghiệp đô thị không chỉ liên quan đến các cây xanh đô thị hay
quản trị các cây cá thể mà còn quản lý cây xanh trên tồn diện tích chịu ảnh
hưởng và sử dụng bởi quần thể cư dân đơ thị. Diện tích này bao gồm cả thuỷ
vực và các vùng nghỉ ngơi, giải trí phục vụ cho cư dân đơ thị và các vựng
m{6}
Sau đó vào nm 1978, Hin chng lõm nghip phi hợp (The
Cooperative Forestry Act) đã định nghĩa lâm nghiệp đô thị “ Lâm nghiệp đô
thị là trồng và tạo lập, bảo vệ và quản trị cây xanh và các thực vật kết hợp
dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hồn cảnh rừng trong các thành phố,
ngoại ơ của thành phố và nông thôn ngoại thành” {6}.
Theo định nghĩa này thì phạm vi và chức năng hoạt động của lâm
nghiệp đô thị khá rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực: lâm nghiệp, nông
nghiệp, bảo vệ môi trường, kiến trúc, du lịch, thương mại.
Như vậy, vai trò của cây xanh đã có sự thay đổi cơ bản về chức năng
trong hệ sinh thái đô thị: trước đây chủ yếu là trang trí và kiến trúc cảnh quan
thì nay là điều hồ khí hậu và bảo vệ mơi trường. Cây xanh đơ thị đã trở thành
một chuyên ngành khoa học thực sự - chuyên ngành lâm nghiệp đô thị. Với
quan điểm này đòi hỏi phải xây dựng một loạt các giải pháp khoa học công
nghệ từ việc qui hoạch đến việc chọn loài cây trồng, xây dựng hệ thống tiêu
chuẩn cây trồng, các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và quản lý.

Cho đến những năm cuối thập niên 70, đầu những năm 80 thì lâm
nghiệp đơ thị đã tập trung nghiên cứu một số lĩnh vực như:
-Cây xanh đô thị: chủng loại, giá trị và lợi ích trong mơi trường đơ thị.


15

-Quy hoạch đô thị, thiết kế cảnh quan gắn với trồng cây, phát triển
bền vững mảng xanh.
Ngoài ra, về mặt xã hội đã có nhiều nghiên cứu cũng đã được thực hiện
và các nhà nghiên cứu cũng đã đề ra các giải pháp khuyến xanh, phát triển
mảng xanh gia đình, mảng xanh cơng cộng…, xây dựng các chương trình
phát triển cộng đồng liên quan đến việc trồng cây ở ngoại vi, xây dựng các
quy định liên quan đến cây xanh đô thị như Grey (1978), Page (1983), Weber
(1982)… {8}.
Mặc dù nghiên cứu về cây xanh đơ thị cịn tản mạn, chưa hệ thống
nhưng với những phương tiện nghiên cứu ngày càng hiện đại, cùng với sự trợ
giúp của kỹ thuật tiên tiến có thể tin tưởng rằng kết quả của những nghiên cứu
này sẽ góp phần quan trọng, xây dựng lên những cơ sở khoa học cho xây
dựng và phát triển đơ thị xanh, sạch, đẹp trong tương lai.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu mảng xanh đơ thị ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, việc trồng cây xanh đô thị đã được tiến hành từ hàng trăm
năm nhưng việc nghiên cứu về vấn đề này thì mới được thực hiện khoảng vài
chục năm gần đây, chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí
Minh. Đơng dân cư, khói bụi, tiếng ồn do cơng nghiệp và giao thông… là các
vấn đề thường gặp ở các đô thị lớn Việt Nam. Khi nghiên cứu tiêu chuẩn cây
xanh đô thị của các nước trên thế giới và vận dụng vào Việt Nam, trong Quy
phạm thiết kế x©y dựng đơ thị số 20 TCN-82-81, Bộ xây sựng đã ban hành
tiêu chuẩn cây xanh cho các thành phố Việt Nam như sau: Đơ thị nhỏ
:8m2/cây xanh/người; Đơ thị trung bình:11m2/câyxanh/người; Đơ thị lớn

:13m2/cây xanh/người. Phần lớn ở các nước tư bản phát triển khác đều quy
định tiêu chuẩn cây cho đô thị là 14 - 40m2/người. Bình qn đơ thị nước ta
đạt 0,6m2/cây xanh/người. Như vậy mới đạt 8 - 10 % tiêu chuẩn mong muốn
đã đề ra và chỉ bằng 1/20 mức bình qn cây xanh đơ thị các nước trên thế


16

giới. Không những thế chủng loại cây xanh được đưa vào trồng chưa được
nghiên cứu rõ các ưu điểm và nhược điểm mà chúng mang lại. Theo số liệu
điều tra của Viện Điều tra quy hoạch rừng số lượng cây bóng mát bị mối mọt
là 5 - 6%. Hàng loạt những cây tuy mang lại cảnh quan đẹp nhưng gây khơng
ít rắc rối. Hệ rễ ngang của chúng phát triển làm huỷ hoại những cơng trình
xây dựng như là làm nứt nền đường, vỡ cống ngầm thoát nước thải. Hoa, quả
rơi rụng xuống nền đường, dẫn dụ côn trùng gây ụ nhim
Năm 2004, trong chương trình Chọn loài cây u tiên cho các chơng
trình trồng rừng Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp
cùng với Chơng trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp & Đối tác đà đưa ra các
tiêu chuẩn để lựa chọn loài cây trng rng phòng h môi trng, cnh quan,
ô th v khu c«ng nghiệp nh­ sau:
- Phù hợp với điều kiện lập địa và cảnh quan khu vực phịng hộ mơi
trường, cảnh quan, đô thị và khu công nghiệp.
- Cây sống lâu năm, chịu được bụi, khói và các loại khí thải của đơ thị
hay khu cơng nghiệp.
- Có bộ rễ ăn sâu, ít bị gẫy đổ và tạo nên hình dáng đẹp. Thân cây đẹp,
tán lá đẹp, thường xanh, màu sắc đa dạng và đặc biệt cần có hoa đẹp và có
mùi dễ chịu.
- Khơng gây ơ nhiễm mơi trường, khơng ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người và không hấp dẫn cơn trùng độc hại.
- Tạo nên cảnh quan đẹp, có thể kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ mát.

- Có khả năng chắn, lọc bụi, khói, khí thải và làm giảm tiếng ồn ở đơ
thị và khu cơng nghiệp.
KÌm theo các tiêu chuẩn này là danh mục cỏc loi cõy ưu tiên cho trồng
rừng cảnh quan, đô thị và khu công nghiệp:


17

STT

Tên tiếng Việt

Tên khoa học

1

Bàng

Terminalia catappa L.

2

Bằng lăng

Lagerstroemia calyculata Kurz

3

Dái ngựa


Swietenia macrophylla King

4

Dầu rái

Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don

5

Hoàng lan

Michelia champaca

6

Keo lá tram

Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth

7

Long não

Cinnamomum camphora (L.) J. Presl

8

Me


Tamarindus indica L.

9

Muồng đen

Cassia siamea Lam.

10

Muồng hoàng yến

Cassia fistula L.

11

Nhội

Bischofia javanica Blume

12

Phượng vĩ

Denolix regia (Bojer ex Hook,) Raf

13

Sao đen


Hopea odorata Roxb.

14

Sấu

Dracontomelon dupperreanum Pierre

15

Sưa

Dalbergia tonkinensis

16

Sữa

Alstonia scholaris (L.) B. Br

17

Thông ba lá

Pinus kesiya Royle ex Gordon

18

Thông caribê


Pinus caribaea Morelet

19

Thông nhựa

Pinus merkusii Jungh.et de Vries

20

Thông mã vĩ

Pinus massoniana Lamb.

21

Trứng cá

Muntinga calabura L.

22

Viết

Manilkara kauki (L.) Dubard

23

Xà cõ


Khaya senegalensis (Desr.) A. Juss.

Qua điều tra nghiên cứu một cách có hệ thống tình trạng hiện nay của
mảng xanh đơ thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác,


18

các nhà nghiên cứu cây xanh đô thị cũng đà đưa ra nhng vn cp bỏch
được quan tâm ở n­íc ta trong khoảng 20 năm nay. Một số nghiên cứu điển
hình như:
-Quy hoạch và quản lý mơi trường cảnh quan đô thị:
Nhiều tác giả như Hàn Tất Ngạn, Phạm Kim Giao, Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ, Nguyễn Thế Bá, Chế Đình Lý,… đã nghiên cứu và biên soạn nhiều tài
liệu về quy hoạch xây dựng đô thị, phát triển cây xanh và quản lý môi trường
đô thị, kiến trúc cảnh quan đơ thị… Phần lớn các cơng trình này đều xem cây
xanh - mảng xanh như là một thành phần hữu cơ trong cấu thành kiến trúc đô
thị, một bộ phận không thể tách rời của cảnh quan thiên nhiên và đặt câu hỏi
làm thế nào để có thể phát triển, gắn được với quy hoạch chung đô thị, hoặc
quản lý cây xanh trong môi trường đô thị ra sao?
-Cây xanh, vườn cảnh, cơng viên:
Nhiều cơng trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến chủng loại cây
xanh đô thị, nghệ thuật vườn – công viên, vườn cảnh Đông phương, bố cục
vườn… đã được các tác giả như Hàn Tất Ngạn, Trần Hợp, Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ, Phương Thảo… cơng bố.
Nhìn chung những nghiên cứu về cây xanh đô thị của Việt Nam cịn tản
mạn, những thơng tin thu được chưa hệ thống, chưa đủ để khái quát thành tiêu
chuẩn cây xanh đơ thị. Vì vậy việc nghiên cứu để đưa ra tiêu chuẩn chọn loài
cõy xanh ụ th cho thành phố Hải Dương sẽ góp phần làm cho những nghiên
cứu về cây xanh đô thị Việt Nam được sâu hơn và hệ thống hơn,

1.3. Hiện trạng cây xanh đô thị ở thành phố Hải Dương.
Theo số liệu báo cáo kiểm tra thống kê cây xanh năm 2008 của phòng
KH-KT và Xí nghiệp Công viên Cây xanh thuộc Công ty TNHH MTV Quản
lý công trình đô thị Hải Dương, thì hệ thống cây xanh công cộng hiện có trên
107 tuyến đường phố, điểm công cộng là: 13.557 cây xanh bóng mát các loại.


19

Trong đó:
+ Cây có hoa (phượng vỹ + muồng hoa vàng + bằng lăng) là: 2656
cây chiếm 19,59%.
+ Cây cổ thụ trên 50 năm tuổi (xà cừ + lát + đa + bàng) là: 53 cây
chiếm 0,39%.
+ Còn lại 10.350 cây là một số chủng loại cây xanh bóng mát khác có
số năm tuổi dưới 20 năm. Trong đó, bàng có số lượng là 3252 chiếm 23,98%,
hoa sữa có số lượng là 2165 cây chiếm 15,96%. Bằng lăng có số lượng là 1277
cây chiếm 9,42% tổng số cây thống kê.
Qua số liệu trên có thể thấy, cây xanh bóng mát của thành phố Hải
Dương phân bố không đồng đều về chủng loại và chưa phong phú về màu sắc,
hình dáng. Hệ thống cây xanh Hải Dương với gần 70 chủng loại cây có thể coi
là phong phú về chủng loại nhưng chủ yếu lại là bàng, bằng lăng, hoa sữa.
Lượng cây bóng mát có hoa trang trí còn chiếm một con số khiêm tốn, nằm
rải rác trên các tuyến phố chính. Có thể thấy việc nghiên cứu lựa chọn loài cây
trồng phù hợp với đường phố thành phố Hải Dương chưa được quan tâm chú ý
đúng mức.
Việc chọn loài cây trồng chưa phù hợp còn thể hiện ở chỗ cây xanh
trồng ở đường phố không được chú ý đến đặc điểm hình thái, đặc tính sinh
học và sinh thái học. Trên những tuyến phố nhỏ, có vỉa hè hẹp như Mạc Thị
Bưởi, Chi Lăng, Trần Phú, Lí Thường Kiệt lại trồng chủ yếu là cây bàng loài cây có khả năng sinh trưởng nhanh, tán nặng và có rễ ăn nổi. Hầu hết

những cây bàng trên tuyến phố này đều nghiêng ra đường từ 15o 45o, gây
nguy hiểm cho người dân sống tại đó và đi lại trên tuyến phố đó (ảnh 1.1).
Trong khi đó, trên một số tuyến đường như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Lương
Bằng, Điện Biên Phủ.sự đa dạng về chủng loại đà không mang lại hiệu quả
nào. Nguyên nhân là do sự đa dạng về chủng loại cây đà không kết hợp với
việc chọn loài cây phù hợp, đúng quy cách tiêu chuẩn. Có thể thấy trên các


20

tuyến đường này có tới 6 7 loài cây với đủ các hình dạng, kích thước to nhỏ
khác nhau làm cho cảnh quan đô thị trông rất lộn xộn. Còn trên những tuyến
phố lớn như Hồng Quang ta có thể nhận thấy sự không thích nghi của cây
phượng và hoa sữa nên cây sinh trưởng phát triển rất kém, gây ảnh hưởng xấu
đến cảnh quan đô thị (ảnh 1.2).
Mặt khác, một số loài cây có đặc điểm rụng lá vào mùa đông không
được trồng đan xen với cây thường xanh dẫn đến cây xanh trên các đường phố
xơ xác khi mùa đông đến, điển hình như phố Quang Trung, Lê Thanh Nghị,
An Ninh... Chủng loại cây trồng có rễ chùm phát triển, ăn nổi trên bề mặt như
Xà cừ, Bàng, Đa lại trồng trên những tuyến phố có vỉa hè nhỏ hẹp, khu dân cư
đông người nên rất nguy hiểm. Thực tế, nguyên nhân của những bất cập trong
hệ thống cây xanh đô thị Hải Dương là: cây xanh được trồng ở hè phố thành
phố Hải Dương mang tính chất tự phát theo nhu cầu, sở thích của người dân
chứ chưa mang tính quy hoạch tổng thể. Ngoài ra, mặt bằng sử dụng để triển
khai hệ thống cây bóng mát còn nhiều bất cập, hệ thống vỉa hè công cộng
không đồng đều, dẫn tới nhiều đường phố khi triển khai trồng cây bóng mát
gặp nhiều khó khăn. Trên toàn bộ hệ thống quản lý mới có một số tuyến
đường phố đáp ứng được một phần yêu cầu như Lê Thanh Nghị, Đại lộ Hồ Chí
Minh, Trần Hưng Đạo, Hồng Quang, Phạm Ngũ LÃo, Quang Trung, Vì
vậy, cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn loài cây trồng cảnh quan phù

hợp để trồng ở đường phố Hải Dương.


21

ảnh 1.1: Những cây bàng có tán

ảnh 1.2: Những cây phượng vĩ cằn

nặng nề và nghiêng đổ ra đường

cỗi trên đường Hồng Quang.

phố Chi Lăng.
Theo báo cáo thống kê của sở Tài Nguyên Môi Trường thì tỷ lệ che phủ
của hệ thống vườn hoa cây xanh mới chỉ đạt bình quân 3m2/người. Theo định
hướng phát triển của thành phố Hải Dương thì trước năm 2010 sẽ nâng cấp đô
thị loại II cũng đồng nghĩa với việc khối lượng cây xanh bóng mát phải tăng
lên thấp nhất 1,5 lần. Tuy nhiên việc tăng khối lượng cây xanh phải đi đôi với
việc lựa chọn được chủng loại cây thích hợp thì mới đạt được mục đích làm
cho thành phố Hải Dương xanh, sạch, đẹp.


22

Chương 2
Điều kiện tự nhiên kinh tế xà hội
2.1 Điều kiện tự nhiên.
2.1.1 Vị trí địa lý - địa hình.
a/ Địa lý:

Thành phố Hải Dương là thành phố trực thuộc tỉnh Hải Dương, nằm dọc
theo đường quốc lộ 5A cách thành phố Hải Phòng 47km về phía Đông và cách
thành phố Hà Nội 59 km về phía Tây.
Toạ độ địa lý 20057' vĩ độ Bắc, 106005' kinh độ Đông,
Diện tích toàn bộ thành phố theo địa giới hành chính là 3.628,43 ha.
Phía Bắc của thành phố giáp huyện Nam Sách.
Phía Nam và phía Đông giáp với huyện Tứ Kỳ.
Phía Tây giáp với huyện Cẩm Giàng.
Phía Nam giáp với huyện Gia Lộc.
b/Địa hình:
Thành phố Hải Dương nằm trong vùng có địa hình bằng phẳng, thấp
trũng, có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ cao độ +2,00 - 2,40
m thÊp dÇn xuèng +1,50 - 1,00 m, cã vùng thấp trũng cao độ từ +0,50 - 0,80
m
Trong thành phố có nhiếu ao hồ, kênh rạch nối liền với nhau thành 1
một hệ thống liên hoàn thông với các sông, chia cắt thành phố thành các lưu
vực nhỏ.
2.1.2 Đặc điểm khí hậu.
Cũng như các tỉnh miền Bắc Việt Nam, thành phố Hải Dương nằm
trong khu vực khí hậu nhiệt ®íi giã mïa. KhÝ hËu chia lµm 2 mïa râ rệt: mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau.


23

Theo tài liệu khí tượng của trạm khí tượng thuỷ văn cung cấp như sau:
- Nhiệt độ
TT Đặc trưng


Nhiệt độ (oC)

1

Nhiệt độ trung bình năm

23,4

2

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất

29,2 (tháng 7)

3

Nhiệt độ tối cao trung bình tháng cao nhất

32,4 (tháng 7)

4

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất

16 (tháng 1)

5

Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng thấp nhất


13,6 (tháng 1)

6

Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối

3,2 (1975)

7

Dao động trung bình ngày

5,6

8

Nhiệt độ tối cao

38,2

(Nguồn: Báo cáo Quy Hoạch Chung Thành phố Hải Dương)
- Độ ẩm
TT Đặc trưng

Trị số (%)

1

Độ ẩm trung bình năm


84

2

Độ ẩm trung bình tháng lớn nhất

89 (tháng4)

3

Độ ẩm trung bình tháng nhỏ nhất

80 (tháng 11 - 12)

4

Độ ẩm tối thấp tuyệt đối

21

(Nguồn: Báo cáo Quy Hoạch Chung Thành phố Hải Dương).


×