Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí hệ thống quản lí hệ thống cấp nước thành phố Bạc Liêu (Luận văn thạc sĩ file word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.18 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
----o0o----

NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỆ
THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
----o0o----

NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỆ
THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ BẠC LIÊU


CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG
MÃ SỐ: 60580210

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học 1: TS. PHẠM NGỌC
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. TƠ VĂN THANH

Tp. Hồ Chí Minh, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân học viên, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Ngọc và
thầy TS. Tô Văn Thanh. Tất cả các nội dung học viên tham khảo đều được trích
dẫn nguồn đầy đủ và đúng theo quy định.
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Mạnh Cường


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ với đề tài: “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước thành phố Bạc Liêu ” được hoàn
thành dưới sự hướng dẫn của thầy TS Phạm Ngọc và thầy TS Tô Văn Thanh.
Để hồn thành luận văn Tơi đã nhận được sự hướng dẫn rất tận tình của
thầy TS Phạm Ngọc và thầy TS Tô Văn Thanh cùng sự quan tâm giúp đỡ của các
thầy cơ trong Bộ mơn Cấp thốt nước – Khoa Kỹ thuật Tài nguyên Nước, sự góp
ý của các đồng nghiệp và sự ủng hộ của các bạn cùng lớp, sự quan tâm và tạo
điều kiện của rất nhiều người.

Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại Học
Thủy lợi; tất cả quý thầy cô Trường Đại Học Thủy lợi; Các nhân viên Cơ sở 2 Đại học Thủy lợi; Lãnh đạo và các chuyên viên của Công ty TNHHMTV Cấp
nước Bạc Liêu, sự đóng góp ý kiến của chuyên gia và khách hàng tại địa phương.
Do thời gian làm luận văn không nhiều, nên luận văn khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô,
các chuyên gia, các đồng nghiệp và tất cả những người quan tâm đến lĩnh vực
này, để Luận văn có tính thực tiễn cao hơn nữa, góp phần thực hiện thành cơng
việc quản lý hệ thống cấp nước được hiệu quả theo hướng bền vững.
Trân trọng cảm ơn!
Thành phồ Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Mạnh Cường



6

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................. 3
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... 5
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 6
2. Mục đích của đề tài............................................................................................... 8
3. Nội dung nghiên cứu:............................................................................................ 8
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:........................................................... 8
CHƯƠNG I............................................................................................................. 10
TỔNG QUAN VỀ VIỆC QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC...........................10
1.1. Tổng quan chung về quản lý hệ thống cấp nước đơ thị.................................... 10
1.1.1. Các mơ hình quản lý hệ thống cấp nước trên thế giới................................... 10
1.1.2. Các mơ hình quản lý hệ thống cấp nước ở Việt Nam.................................... 10

a. Về quản lý hệ thống cấp nước:............................................................................ 10
1.2. Các công cụ về thể chế trong quản lý các hệ thống cấp nước........................... 16
1.2.1. Trên thế giới:................................................................................................. 16
1.2.2. Trong nước:................................................................................................... 17
1.3.Tổng quan về quản lý tiện ích hiệu quả EUM (Effective Utility Management)18
1.3.1. Khái niệm về EUM:...................................................................................... 18
1.3.2. Ứng dụng EUM trong quản lý các hệ thống cấp nước tập trung...................20
1.3.3. Tiêu chí đánh giá hợp lý để thực hiện thành công EUM................................ 21
1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu.................................................................... 22
1.4.1. Giới thiệu điều kiện tự nhiên tỉnh Bạc Liêu................................................... 22
1.4.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng hệ thống cấp nước TP Bạc Liêu:............................26
1.4.3.Quản lý hệ thống cấp nước ở thành phố Bạc Liêu.......................................... 31
CHƯƠNG II............................................................................................................ 36
SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 36
2.1. Xây dựng chỉ thị để đánh giá bộ thuộc tính...................................................... 36
2.2. Đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính............................................... 39
2.3. Phương pháp đánh giá chỉ thị đo lường được 10 thuộc tính theo thực tế tại
thành phố Bạc Liêu.......................................................................................... 42


7

CHƯƠNG III.......................................................................................................... 53
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC...........................53
THÀNH PHỐ BẠC LIÊU....................................................................................... 53
3.1. Đánh giá tình quản lý hệ thống cấp nước ở TP Bạc Liêu theo các thuộc tính theo
tài liệu thu thập........................................................................................................53
3.2. Tổng hợp đánh giá hiệu quả quản lý cơng trình cấp nước tại thành phố Bạc
Liêu- tỉnh Bạc Liêu – sắp xếp các thuộc tính theo phiếu điều tra............................66
3.3. Kết luận về hiệu quả quản lý HTCN TP Bạc liêu theo các thuộc tính.....................70

CHƯƠNG IV..........................................................................................................72
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP
NƯỚCTHÀNH PHỐ BẠC LIÊU......................................................................................72
4.1. Cơ sở của việc đề xuất......................................................................................72
4.2.Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các thuộc tính tối ưu hóa vận
hành và vững vàng về tài chính........................................................................72
4.3. Mục tiêu của giải pháp:....................................................................................73
4.4. Nội dung của giải pháp giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch.................73
4.4.1. Giải pháp về kỹ thuật....................................................................................74
4.4.2. Giải pháp về Tài chính..................................................................................81

4.5. Kết luận chương...............................................................................................83
KẾT LUẬN.............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................87


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1:Vị trí địa lý TP Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu[16]............................................23
Hình 1. 2: Cụm xử lý Nhà máy xử lý nước số 1.....................................................30
Hình 1. 3: Nhà điều hành,bể lọc và bể chứa nước sạch Nhà máy xử lý nước số 2 31
Hình 2. 1: Sơ đồ thực hiện nghiên cứu....................................................................36
Hình 2. 2: Các bước đánh giá các thuộc tính bằng cách tham khảo ý kiến chun gia
...................................................................................................................................40
Hình 2. 3: Khu vực điều tra mức độ hài lòng của khách hàng.................................45
Hình 4. 1: Thiết bị dị tìm rị rỉ dạng khuếch đại âm dạng cây tai nghe...................77
Hình 4. 2: Thiết bị dị tìm rị rỉ dạng khuếch đại âm Premayer................................77


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng thống kê các mơ hình quản lý hoạt động các cơng trình cấp nước

nơng thơn theo các vùng trong cả nước[5]..............................................................13
Bảng 1. 2: Kết quả tính trữ lượng khai thác nước ngầm của các tầng chứa nước tại
tỉnh Bạc Liêu...........................................................................................................26
Bảng 1. 3: Thống kê các cơng trình cung cấp nước thơ[5]......................................28
Bảng 1. 4: Hiện trạng quản lý hệ thống cấp nước TP Bạc Liêu đến tháng 12 năm
2014[1][2]...............................................................................................................32
Bảng 2. 1: Bảng các chỉ thị để đánh giá các tiêu chí do học viên đề xuất................37
Bảng 3. 1: Bảng thống kê hoạt động quản lý HTCN về sự cố.................................54
Bảng 3. 2: Bảng thống kê phản ánh của K.hàng về H. động quản lý HTCN...........54
Bảng 3. 3: Bảng thống kê số lượng hóa đơn phải điều chỉnh từ năm 2010-2014....54
Bảng 3. 4: Bảng thống kê hoạt động quản lý HTCN về thất thoát nước..................57
Bảng 3. 5: Phương án giá nước sạch.......................................................................59
Bảng 3. 6: Bảng kết quả đánh giá hiện trạng quản lý HTCN Thành phố Bạc Liêu
theo hiệu quả do các nhà quản lý HTCN đánh giá..................................................66
Bảng 3. 7: Bảng cho điểm và đánh giá các thuộc tính và chia thứ tự hiệu quả các
thuộc tính................................................................................................................67
Bảng 3. 8: Bảng kết quả đánh giá hiện trạng quản lý HTCN Thành phố Bạc Liêu
theo mức độ quan trọng của các thuộc tính do các nhà quản lý HTCN đánh giá....68
Bảng 3. 9: Bảng cho điểm và đánh giá các thuộc tính và chia thứ tự mức độ quan
trọng của các thuộc tính..........................................................................................69
Bảng 3. 10: Bảng tổng hợp đánh giá hiện trạng quản lý HTCN thành phố Bạc Liêu
...................................................................................................................................70
Bảng 4. 1: Bảng hiệu năng sử dụng các loại đồng hồ..............................................79
Bảng 4. 2: Bảng khái tốn kinh phí để thực hiện giải pháp giảm thất thoát, thất thu
nước sạch HTCN TP Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2025....................81


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HTCN:


Hệ thống cấp nước

CTCN:

Cơng trình cấp nước

EUM:

Effective Utility Management – Quản lý tiện ích hiệu quả

TPBL:

Thành phố Bạc Liêu

TXBL:

Thị xã Bạc Liêu

TNHHMTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
WHO:

Tổ chức y tế thế giới

UBND:

Uỷ ban nhân dân

BTNMT:


Bộ Tài nguyên Môi trường

NS và VSMTNT: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
UNICEF:

Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc


MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập Quốc tế và khu vực, các Quốc gia, các Doanh
nghiệp đang chạy đua gấp rút để hồn thiện minh trước khi gia nhập ngơi nhà
thương mại chung. Sự phát triển nhanh chóng của Khoa học công nghệ, sự bùng nổ
của Công nghệ thông tin, sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, sự kiểm soát chặt
chẽ về chất lượng sản phẩm và một số quy định ngặt nghèo khác là những thách
thức không nhỏ của mỗi Quốc gia của từng Doanh nghiệp trong đó có Việt Nam
khi đi vào hội nhập.
Để có được chỗ đứng một cách vững chắc, một thương hiệu nổi bật, một thị
phần lớn trong thị trường thương mại chung, đòi hỏi mỗi Doanh nghiệp, từng lĩnh
vực kinh sản xuất kinh doanh, trong đó có lĩnh vực Cấp nước phải có chiến lược
nhạy bén đồng thời phải đưa ra các mục tiêu thật cụ thể , sát thực và xây dựng cho
mình những tiêu chí thật tiện ích, thật khoa học, thật phù hợp để quản lý và vận
hành một cách hiệu quả và bền vững.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là tài nguyên hữu hạn, nó là nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống trên
tồn trái đất. Nước sạch góp phần hạn chế bệnh dịch, nâng cao đời sống sức khỏe
cho con người, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển ở mỗi nước. Quản lý, Khai thác và
sử dụng hợp lý tài nguyên nước là chiến lược của mỗi Quốc gia trên toàn thế giới,
để đối phó với những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống và
sức khỏe con người như: tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số, tốc độ đơ thị hóa và
cơng nghiệp hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp,

suy kiệt nguồn nước, ô nhiễm các tầng nước ngầm… . Nước ngọt ngày càng trở lên
khan hiếm và đang là vấn đề nóng bỏng của các quốc gia trên thế giới.
Tùy theo điều kiện thực tế của mỗi nước, chiến lược về quy hoạch, quản lý,
khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước có khác nhau. Hiện nay việc cung cấp
nước sạch ở các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chủ yếu là
thông qua các hệ thống cấp nước tập trung (HTCN), đơn vị quản lý là các công ty
Cấp nước (ở khu vực đô thị) và Trung tâm nước sạch và vệ sinh Môi trường Nông
thôn (ở khu vực nông thôn). Ngồi ra có một số Nhà đầu tư tham gia theo hình thức
xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước.
Trong thời gian qua, hệ thống cấp nước các đô thị Việt Nam đã được Đảng,
Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư cải tạo và xây dựng, nhờ vậy tình hình cấp nước
đã được cải thiện một cách đáng kể. Nhiều dự án với vốn đầu tư trong nước, vốn tài
trợ của các Chính phủ, các tổ chức Quốc tế đã và đang được triển khai.
Hiện nay toàn bộ 64 thành phố, thị xã tỉnh lỵ trong cả nước đã có các dự án
cấp nước ở các mức độ khác nhau. Tổng công suất thiết kế đạt 3,42 triệu m 3/ngđ.
Nhiều nhà máy được xây dựng trong thời gian gần đây có dây truyền cơng nghệ xử
lý và thiết bị khá hiện đại. Trong 670 đô thị vừa và nhỏ (loại IV và loại V) đã có
khoảng 200 thị xã, thị tứ có hệ thống cấp nước tập trung quy mô từ 500 đến 2000,


3000 m3/ngđ được xây dựng từ nhiều nguồn vốn và do nhiều cơ quan, doanh nghiệp
quản lý[17].
Trong khuôn khổ của đề tài này, do thời gian và mức độ nghiên cứu có hạn
nên chỉ đi sâu vào nghiên cứu “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước TP Bạc Liêu ”.
Hệ thống cấp nước TP Bạc Liêu do Công ty TNHHMTV Cấp nước Bạc Liêu
quản lý gồm: hai Nhà máy xử lý với công suất thiết kế là 22.000 M3/ngày đêm; 08
giếng khoan cung cấp nước thô cho 02 Nhà máy; 01 đài nước cao 30m có dung tích
250M3; Gần 300 Km đường ống dẫn các loại từ D60- D300mm, gần như phủ kín
07 phường của TP Bạc Liêu, đang cung cấp nước sạch cho 21.217 khách hàng (tính

đến thời điểm 31/12/2014) sử dụng nước cho sản xuất, ăn uống và sinh hoạt
(phường 1 có 5.102 khách hàng; phường 2 có 2.291 khách hàng; phường 3 có 3.475
khách hàng; phường 5 có 3.795 khách hàng; phường 7 có 3.647 khách hàng;
phường 8 có 1.766 khách hàng; phường Nhà Mát có 1.250 khách hàng). Tổng giá
trị tài sản của hệ thống cấp nước TP Bạc Liêu tại thời điểm hiện tại là
112.765.594.562 đồng[4].
Trong những năm vừa qua, đơn vị quản lý và khai thác hệ thống cấp nước của
TP Bạc Liêu là Công ty TNHHMTV Cấp nước Bạc Liêu, đơn vị này đã nhiều lần
thay đổi về mơ hình tổ chức; Nguồn nhân lực chun mơn cịn hạn chế; Kinh phí
đầu tư cho quản lý mạng lưới cịn gặp nhiều khó khăn, do đó cơng tác quản lý, vận
hành, khai thác và duy tu bảo dưỡng hệ thống cấp nước TPBL chưa đạt được hiệu
quả như mong muốn.
Ứng dụng phương pháp phân tích và đánh giá hiện trạng quản lý hệ thống cấp
nước (HTCN) theo 10 thuộc tính của EUM: (Effective Utility Management – Quản
lý tiện ích hiệu quả)[14]. Mười thuộc tính đó là: Chất lượng của sản phẩm; sự đầy
đủ về nguồn nước; sự hài lòng của khách hàng; sự phát triển nhân lực và lãnh đạo
của hệ thống; sự tối ưu hóa vận hành; sự vững vàng về tài chính; sự ổn định hệ
thống cơ sở hạ tầng; khả năng thích ứng trong q trình vận hành; sự bền vững với
cộng đồng sự hỗ trợ và am hiểu các thành phần tham dự. Từ đó có thể xây dựng
một bộ tiêu chí đánh giá phù hợp với thực tế về quản lý hệ thống cấp nước trên địa
bàn TP Bạc Liêu. Học viên đã dùng Bộ tiêu chí này để đánh giá hiện trạng quản lý
hệ thống cấp nước trên địa bàn TP Bạc Liêu, qua đó lập kế hoạch cải thiện và đưa
ra được các giải pháp phù hợp, để nâng cao hiệu quả, quản lý tốt các đối tượng
trong hệ thống cấp nước và đưa ra biện pháp giảm thiểu các thuộc tính chưa hiệu
quả. Từ đó các nhà quản lý có thể nâng cao dịch vụ và khả năng sản xuất; Gia tăng
sự hỗ trợ của cộng đồng; Đảm bảo một đơn vị dịch vụ ngành nước mạnh và tồn tại
vững vàng một cách bền vững, nâng cao khả năng đối phó với tình huống khẩn cấp,
đối phó với những thách thức hiện tại và tương lai; Nâng cao hiệu quả quản lý cơ sở
hạ tầng của hệ thống, ra quyết định vận hành tốt hơn. Tạo khả năng tốt hơn trong
việc lập kế hoạch và chi trả cho việc thay thế và sửa chữa trong tương lai; Các giải

pháp đánh giá nguồn nước bền vững để tìm ra nguồn nước xử lý trước nguy cơ ơ
nhiễm mơi trường và biến đổi khí hậu để nâng cao lưu lượng và chất lượng nước


cấp; cấp nước với độ tin cậy cao và bền vững; Hạn chế thất thu, thất thoát nước;
Đảm bảo cấp nước an tồn theo quy định của Chính phủ và giá cả hợp lý. Trên cở
sở đó nghiên cứu áp dụng cho toàn tỉnh Bạc Liêu và các nơi khác trong khu vực.
Từ các vấn đề nêu trên cho thấy việc thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng
và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước thành
phố Bạc Liêu” là rất cần thiết và cần phải được triển khai sớm.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống hiện trạng quản lý hệ thống cấp TP
Bạc Liêu.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước TP
Bạc Liêu.
3. Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra và đánh giá hiện trạng cấp nước TP Bạc Liêu dựa trên 10 thuộc tính của
Quản lý Tiện ích Hiệu quả (Effective Utility Management).
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên các thuộc tính cần nâng cao hiệu quả.
- Đề xuất giải pháp nâng cao một số thuộc tính ưu tiên hơn trong 10 thuộc tính
phù hợp với quy hoạch và thực tiễn của hệ thống cấp nước TP Bạc Liêu.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Cách tiếp cận:

a. Tiếp cận theo quản lý tiện ích hiệu quả EUM: Đây là cách tiếp cận mới mà
các nước phát triển đang sử dụng và hướng tới, đặc biệt tại Mỹ, Singapore...
EUM được hiểu là quản lý một cách hiệu quả tất cả các khía cạnh trong quá trình
vận hành là rất quan trọng cho tất cả các tiện ích, để đảm bảo tính bền vững dài hạn
của chúng (các tiện ích) và để chúng có thể phục vụ cho cộng đồng được đầy đủ, an
toàn và bền vững.

b. Tiếp cận thực tiễn: ứng dụng việc đánh giá thực trạng dựa trên 10 thuộc tính quản
lý tiện ích hiệu quả về đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phù hợp
với thực tiễn của TP Bạc Liêu.
c. Tiếp cận công nghệ mới: tìm hiểu cơng nghệ mới mà hiện nay một số cơng ty cấp
nước đang áp dụng có hiệu quả, đề xuất ứng dụng công nghệ mới ấy vào quản lý,
vận hành HTCN TP Bạc Liêu.
d. Tiếp cận đa mục tiêu và bền vững: Các giải pháp mà đề tài đề ra đều xem xét
trong hệ sinh thái - Kinh tế - Môi trường, nguyên lý phát triển bền vững luôn được
đặt lên hàng đầu và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:

a. Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả của các đề tài, dự án trước đó để
tổng hợp thơng tin đưa vào cơ sở dữ liệu đầu vào, phục vụ cho luận văn.


b. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích và thống kê:
- Thu thập, tổng hợp, phân tích và thống kế các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế
- Văn hoá - Xã hội của TP Bạc Liêu.
- Khảo sát, thu thập, tổng hợp, phân tích và thống kế các số liệu về hiện trạng quản
lý, vận hành HTCNTP Bạc Liêu.
c. Phương pháp điều tra xã hội học:
- Tham khảo ý kiến về chất lượng dịch vụ cấp nước của các sở, ban, ngành và các
khách hàng sử dụng nước tại TP Bạc Liêu .
- Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ cấp nước của đơn vị cấp nước.
d. Phương pháp đánh giá nhanh: Thông qua việc khảo sát đo đạc thực tế tại hiện
trường, đánh giá khái quát và chi tiết các yếu tố tác động đến việc quản lý, vận
hành HTCN.
e. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin: Nghiên cứu và tìm hiểu về hệ
thống thơng tin địa lý ( GIS ), WEBGIS, Giải
pháp phần mềm tích hợp

GIS – SCADA – WaterGEMS thủy lực cho ngành cấp nước. Đề xuất áp dụng
gải pháp trong quản lý, vận hành HTCNTP Bạc Liêu đạt hiểu quả cao nhất.
g. Phương pháp chuyên gia: Trong thời gian thực hiện đề tài, tiến hành tham khảo
ý kiến của các chuyên gia ở tỉnh Bạc Liêu, nhà quản lý và nhân viên trong Công ty
TNHHMTV Cấp nước Bạc Liêu, để phân tích, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, lập
phiếu đánh điều tra các tiêu chí.


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VIỆC QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
1.1. Tổng quan chung về quản lý hệ thống cấp nước đơ thị
1.1.1. Các mơ hình quản lý hệ thống cấp nước trên thế giới.
Việc quản lý các hệ thống cấp nước trên thế giới xuất hiện khá sớm. Con
người đã biết xây dựng các cơng trình để khai thác nguồn nước phục vụ cho cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày với nhiều loại hình khác nhau như đào giếng hoặc làm
các hồ để trữ nước. Tuỳ vào điều kiện thực tế của mỗi nước mà mơ hình quản lý,
vận hành hệ thống cấp nước có khác nhau. Trải qua các giai đoạn phát triển của lịch
sử cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, kỹ thuật cấp
nước ngày càng đạt trình độ cao và hồn thiện hơn.
Theo đánh giá của các chuyên gia: việc quản lý vận hành các hệ thống cấp
nước, ở các nước tiên tiến và có nền cơng nghiệp và khoa học phát triển như Mỹ,
Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Singapore… chất lượng nguồn nước
cấp rất tốt. Chất lượng dịch vụ cao, nguồn nước cấp thường xuyên liên tục và ổn
định với đầy đủ áp lực, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng khá lớn từ thấp nhất là
128lít/người ngày (Hà Lan) tới cao nhất 371lít/người ngày (Mỹ). Giá nước cũng
khá cao từ 1,33USD/m3 (Nhật Bản) đến 2,49USD/m3 (Đức). Số người sử dụng
nước sạch đạt 96% lên đến 100%. Đầu tư hàng năm ở mức cao từ 26,9USD/người
(Hà Lan) đến 138USD/người (Đức), mặc dù cơ sở hạ tầng trước đó cũng rất phát
triển. Năng suất lao động cao do số cơng nhân quản lý vận hành tính trên 1000 kết
nối ở mức thấp. Ngược lại, ở các nước đang phát triển như Ấn độ, Trung Quốc,

Malaysia
, Indonesia … và cả Việt Nam chất lượng nguồn nước cấp chưa đảm bảo, chất
lượng dịch vụ chưa cao, nguồn nước cấp không thường xuyên liên tục và ổn định,
áp lực nước không đầy đủ, chỉ đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng từ thấp nhất là
50lít/người ngày (vùng nơng thơn) và 70-100 lít/người ngày( ở đơ thị).
Cũng theo đánh giá của các chun gia thì các mơ hình quản lý trên thế giới
bao gồm: Nhà nước là các Công ty cấp nước Quốc gia (Singapore); Công ty cấp
nước thuộc tỉnh; Công ty cấp nước thuộc quận, huyện; Tư nhân, Doanh nghiệp
(gồm các hình thức: (a) Dịch vụ hoặc hợp đồng quản lý, (b) Cho thuê, (c) nhượng
quyền, (d) Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT), (e) Sở hữu từng phần và (f)
Cung cấp dịch vụ độc lập (A. K. M. Kamruzzaman, Ilias Said & Omar Osman,
2013).[13].
1.1.2. Các mơ hình quản lý hệ thống cấp nước ở Việt Nam
a. Về quản lý hệ thống cấp nước:
- Khu vực đô thị: Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, Bộ Xây Dựng là cơ quan đầu

mối, UBND các tỉnh thành là cơ quan quản lý và lãnh đạo các công ty cấp nước và
quyết định giá nước, các công ty cấp nước là đơn vị quản lý, vận hành trực tiếp hệ
thống cấp nước. Tùy theo mỗi địa phương mà đơn vị quản lý, vận hành trực tiếp hệ
thống cấp nước có tên gọi khác nhau. Có nơi đặt tên là cơng ty Cấp Nước, có nơi


đặt tên là cơng ty Cấp Thốt Nước và Mơi Trường Đơ Thị, có nơi đặt tên là cơng ty
Điện Nước (An Giang). Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng nhiệm vụ chính trị chung
của các đơn vị này là: khai thác, sản xuất cung cấp nước sạch cho dân cư, cơ sở sản
xuất và các khu công nghiệp. Hiện nay Nhà nước đang có chủ trương xã hội hóa
trong lĩnh vực cấp nước, một số nhà đầu tư tư nhân đã tham gia đầu tư vào lĩnh vực
cấp nước bằng nhiều hình thức: bán nước sạch qua đồng hồ tổng cho các công ty
cấp nước theo giá bán buôn, bán nước sạch đến từng khách hàng lẻ theo giá bán lẻ
được UBND tỉnh thành cho phép. Việc lắp đặt hệ thống đấu nối khách hàng kể cả

thủy lượng kế do các đơn vị cấp nước đầu tư theo quy định tại Nghị định số
117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước
sạch.
- Khu vực nơng thơn: Mơ hình quản lý các cơng trình cấp nước nơng thơn do Bộ

Nơng nghiệp & Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý đầu mối ở Trung ương, ở
các tỉnh thành thì Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn cơ quan quản lý đầu
mối. Tuy nhiên mơ hình quản lý hệ thống cấp nước trực tiếp ở các tỉnh lại rất đa
dạng và có nhiều các tổ chức và chính quyền địa phương quản lý như: cộng đồng
dân cư, Hợp tác xã, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn, Tư
nhân, Doanh nghiệp và UBND xã. Với mơ hình quản lý đa dạng không thống nhất
về 01 mối quản lý đã qua đã dẫn đến tình trạng cơng trình mau xuống cấp, hư hỏng
và hoạt động kém hiệu quả vì: nếu giao cho cộng đồng dân cư hay hợp tác xã quản
lý sẽ nảy sinh tình trạng: cha chung khơng ai khóc, khơng có vốn để duy tu, bảo
dưỡng hàng năm, Khơng có bộ máy quản lý ổn định cũng như cán bộ và cơng nhân
lành nghề có tính chun nghiệp cao để vận hành hệ thống. Gía nước sẽ trơi nổi
khơng minh bạch( nếu giao cho tư nhân theo hình thức nhận thầu khoán). Thực tế
trong những năm vừa qua đã có nhiều cơng trình cấp nước nơng thơn ở khắp các
tỉnh thành trong cả nước, sau khi đưa vào khai thác sử dụng, chỉ vận hành khai thác
được 1-2 năm đã bị hư hỏng phải ngưng hoạt động, gây lãng phí vốn đầu tư.
Nguyên nhân cũng xuất phát từ thực trạng mơ hình quản lý bất cập như đã kể trên.
Đa số các tỉnh thì Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh mơi trường Nơng thơn
chỉ đóng vai trị như một đơn vị quản lý dự án, sau khi dự án được xây dựng xong
thì bàn giao lại cho địa phương (nơi có dự án) quản lý. Các địa phương lại giao lại
cho tổ chức, cá nhân (cộng đồng dân cư hoặc hợp tác xã, hoặc tư nhân theo hình
thức nhận thầu khốn hoặc UBND các xã) trực tiếp quản lý, vận hành khai thác.
Thiết nghĩ rằng Nhà nước cần phải có cơ chế phân cấp rõ ràng và thống nhất trong
cả nước giao cho một đơn vị quản lý trực tiếp duy nhất là Trung tâm Nước sạch và
Vệ sinh môi trường Nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh.
Nếu làm được như vậy thì các cơng trình cấp nước nơng thơn sẽ hoạt động có hiệu

quả cao.
Ở Bạc Liêu, từ năm 2005 trở về trước, mơ hình quản lý các cơng trình cấp
nước nông thôn cũng giống nhưcác tỉnh(Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi
trường Nông thôn - Sở Nông nghiệp & Phát triển nơng thơn chỉ đóng vai trị như
một đơn vị quản lý dự án, sau khi dự án được xây dựng xong thì bàn giao lại cho


địa phương (nơi có dự án) quản lý. Điểm khác của Bạc Liêu là tất cả các cơng trình
cấp nước nông thôn sau khi xây dựng xong th́ giao lại cho UBND các xă và thị trấn
quản lư và vận hành khai thác. Do khơng có bộ máy quản lư và nhân viên chuyên
nghiệp ổn định; Ngân sách xã hàng năm khơng có đáng là bao, khơng cị nguồn
kinh phí nào cho duy trì hoạt động cơng trình cấp nước; Máy móc thiết bị hư hỏng
khơng có tiền sửa chữa; Nhân viên quản lý vận hành chỉ có 02 người/cơng trình,
khơng được đào tạo cơ bản, số lượng đã ít mà lại phải đảm trách nhiều nhiệm vụ :
vận hành nhà máy, lắp đặt hệ thống đấu nối khách hàng, bảo trì, bảo dưỡng máy
móc thiết bị, ghi thu tiền nước hàng tháng...Tiền lương của các nhân viên này được
trích % từ thu tiền sử dụng nước của khách hàng để chi trả theo hình thức khốn. Hệ
quả để lại là khá nhiều cơng trình năm ở rải rác các huyện thị trong tỉnh sau khi đưa
vào sử dụng chỉ được 1-2 năm đã bị hư hõng khơng có tiền sửa chữa phải ngưng
hoạt động, lãng phí vốn đầu tư, gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.
Sau khi nhận được báo cáo về tình hình hoạt động của các cơng trình cấp
nước nơng thơn của các địa phương và thơng tin từ báo đài truyền hình địa phương
về một số cơng trình cấp nước nơng thơn trên địa bàn tỉnh hiện bị hư hỏng không
hoạt động, đang bị bỏ hoang. Sở Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bạc
Liêu đã tiến hành kiểm tra đánh giá tình trạng hoạt động của tất cả các cơng trình
cấp nước nơng thơn trên địa bàn tồn tỉnh. Kết quả kiểm tra cho thấy: chỉ có 40%
cơng trình hoạt động có hiệu quả và có tính bền vững cao, 40% cơng trình hoạt
động ở mức có thể chấp nhận được, 15% cơng trình hoạt động có hiệu quả thấp và
5% cơng trình hoạt động khơng có hiệu quả. Thấy được những tồn tại hạn chế này,
năm 2006, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu đã trình UBND

tỉnh Bạc Liêu kịp thời chấn chỉnh lại mơ hình quản lý là giao cho Trung tâm Nước
sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn trực tiếp quản lý các công trình cấp nước nơng thơn trên phạm vi tồn tỉnh từ
khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến quản lý vận hành khai thác. Việc chấn
chỉnh kịp thời này đã mang lại hiệu quả rõ nét. Theo báo cáo tổng kết 10 năm
(2004-2014) của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn thuộc Sở
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu (tháng 12 năm 2014): hiện nay
trên phạm vi tồn tỉnh có 65% cơng trình cấp đang hoạt tốt, có tính bền vững cao,
30% cơng trình hoạt động ở mức có thể chấp nhận và 5% cơng trình hoạt động ở
mức kém hiệu quả.


Bảng 1.1: Bảng thống kê các mơ hình quản lý hoạt động các cơng trình cấp nước
nơng thơn theo các vùng trong cả nước[5]
TT

Vùng

Cộng
đồng

Hợp
tác xã

TTNS và
VSMTNT

Tư Doanh UB
nhân nghiệp ND


1

ĐB. Sông Hồng (%)

18

28

3

5

29

17

2

Đông Bắc bộ (%)

84

4

1

1

2


9

3

Tây Bắc bộ (%)

70

0

0

0

1

29

4

Bắc Trung Bộ (%)

49

39

1

0


5

6

5

Nam Trung Bộ (%)

75

3

8

2

4

8

6

Tây Nguyên (%)

53

19

7


0

19

2

7

Đông Nam Bộ (%)

10

15

64

0

4

7

8

ĐB S. Cửu Long (%)

25

0


45

23

7

0

9

TỔNG CỘNG (%)

55

8

15

7

6

9

b. Về vận hành hệ thống cấp nước:

Nước được đưa từ nguồn (giếng khoan lấy nước ngầm, trạm thu nước mặt)
đưa về nhà máy xử lý, nước sau khi xử lý được hệ thống bơm cấp II bơm vào mạng
rồi đến đối tượng sử dụng. Trên mạng lưới thường được lắp đặt hệ thống kiểm sốt
áp lực và lưu lượng (Senso) thơng qua đường truyền Internet, rất dễ ràng phát hiện

sự cố trên mạng lưới đường ống xảy ra, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, giảm
đến mức tối đa thời gian ngưng cung cấp nước do khắc phục sự cố cũng như hạn
chế nước thất thoát do sự cố đường ống. Hầu hết các thành phố, thị xã, nước được
cung cấp 24/24 giờ. Đa số các bơm cấp II được lắp đặt thêm bộ biến tần, nên áp lực
khá ổn định, dao động từ 0.5-1 kg/Cm2 (cuối nguồn). Chất lượng nước cấp đều đạt
tiêu chuẩn của Bộ Y Tế quy định. Các thị trấn, thị tứ, mặc dù nhu cầu sử dụng
nước của các khu vực có khác nhau, nhưng thường thì nước được cung cấp từ 5 giờ
sáng đến 22 giờ, áp lực không ổn định. Công nghệ hiện đại như lắp đặt thêm bộ
biến tần và hệ thống kiểm soát áp lực và lưu lượng hầu như chưa được đầu tư lắp
đặt.
c. Thực trạng dịch vụ cấp nước tại Việt Nam:
(1) Chất lượng của sản phẩm: được cải tiến liên tục để đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y
tế, tuy nhiên chất lượng nước cấp của hệ thống cấp nước tập trung nơng thơn nói
chung, Bạc liêu nói riêng vẫn cần được cải thiện thêm. Hầu hết người dân vẫn
quen đun sơi nước để uống, vì họ chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng của các
nước máy.


(2) Nhu cầu sử dụng nước:
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam [9] đã quy định tiêu chuẩn cấp nước tính theo
đầu người cho các đối tượng dùng nước: Thành phố lớn, thành phố du lịch, nghỉ
mát, khu công nghiệp lớn là 300-400 l/người.ngày; thành phố, thị xã vừa và nhỏ,
khu công nghiệp nhỏ là 200-270 l/người.ngày; Thị trấn, trung tâm công - nông
nghiệp, công – ngư nghiệp, điểm dân cư nông thôn là 80-150 l/người.ngày và nông
thôn là 40-60l/người.ngày. Áp lực tự do tại các điểm lấy nước vào nhà tính từ mặt
đất khơng nhỏ hơn 10m và áp lực tự do bên ngoài của hệ thống cấp nước sinh hoạt
tại các hộ tiêu thụ không nên quá 40m, trường hợp đặc biệt có thể lấy đến 60m.
Hiện nay do khó khăn về kinh phí, các địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu sử
dụng nước theo quy định của tiêu chuẩn trên.
(3) Giá nước sạch:

Được UBND tỉnh ban hành và được điều chỉnh theo lộ trình. Bộ Tài chính và
Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các Thông tư
liên tịch hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch và
thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch thực hiện tại các đô thị, khu công
nghiệp và khu vực nơng thơn. Gía nước sạch được tính theo kiểu lũy tiến theo mục
đích sử dụng (sinh hoạt, cơng cộng, Cơ quan hành chính sự nghiệp, sản xuất vật
chất và kinh doanh dịch vụ).
(4) Số khách hàng sử dụng dịch vụ cấp nước:
Khách hàng sử dụng nước sạch ở khu vực đơ thị có sự khác biệt đáng kể
trong việc tiếp cận giữa các khu vực nông thôn và đô thị. Theo kết quả khảo sát
thống kê của UNICEF và Bộ Y tế, hiện tại ở khu vực nông thôn mới chỉ có 11,7%
người dân được sử dụng nước sạch (nước máy). Cịn lại 31% hộ gia đình phải sử
dụng giếng khoan, 31,2% số hộ gia đình sử dụng giếng đào. Số còn lại chủ yếu
dùng nước ao hồ (11%), nước mưa và nước đầu nguồn sông suối. Nguồn nước đang
bị ơ nhiễm nặng. Ơng Nguyễn Tơn -Chủ tịch Hội Cấp thốt nước Việt Nam cho
biết: “Hiện có khoảng 70% dân số tại các đô thị được sử dụng nước sạch”.
Theo ông Tôn, con số này khác xa báo cáo của cơ quan chức năng cho rằng hiện có
tới 76% số dân vùng nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng được cung cấp nước
sạch, cao hơn mức bình quân chung cả nước (70%).
Theo đánh giá của Hội Cấp thoát nước Việt Nam, việc người dân nông thôn
sử dụng nguồn nước giếng khoan, nước mưa, thậm chí là cả nguồn nước máy
nhưng chất lượng cụ thể như thế nào vẫn chưa có giải đáp. Đặc biệt, tại các khu vực
bị ơ nhiễm môi trường nặng, nguồn nước từ các giếng khoan có nguy cơ ơ nhiễm
rất cao.
(5) Số nhà cung cấp dịch vụ:
Cung cấp nước và vệ sinh tại Việt Nam hiện nay có nhiều loại nhà cung cấp
dịch vụ, với sự khác biệt đáng kể trong các danh mục của các nhà cung cấp dịch vụ
giữa thành thị và nông thôn.



* Khu vực đô thị :
Cung cấp nước ở các thành phố và một số thị trấn lớn được cung cấp bởi 68
công ty dịch vụ nước nhà nước cấp tỉnh (WSCs). Một số WSCs là Dịch vụ doanh
nghiệp Nhà nước (PSEs), trong khi một số nơi đã chuyển đổi thành doanh nghiệp
cổ phần. Một số WSCs chỉ quản lý,vận hành hệ thống nước, trong khi mộ số nơi
khác cũng thiết kế, thi công xây dựng, sản xuất ra thiết bị phục vụ cơng trình cấp
nước.
Sự tham gia của khu vực tư nhân theo chủ trương xã hội hóa trong việc cung
cấp nước đô thị được giới hạn: Thiết kế - Xây dựng - Vận hành khai thác - Chuyển
giao (BOT). Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), một cơng ty Malaysia đã đưa
vào hoạt động nhà máy Bình An từ năm 1994. Nhà máy xử lý nước Thủ Đức 2, tại
TP HCM và một trạm bơm nước thô cung cấp nước cho Hà Nội, trong đó có hệ
thống ống chuyển tải từ Hịa Bình, được sở hữu và điều hành bởi Cơng ty cổ phần.
Bạc Liêu có 02 công ty cổ phần đầu tư là Công ty Cổ phần Nước Đồng Bằng đầu tư
xây dựng hệ thống cấp nước tại thị trấn Hộ Phịng huyện Gía Rai và Công ty Cổ
phần nước sạch Đông Hải huyện Đông Hải. Cả hai cơng ty này đều đầu tư theo
hình thức (BOT).
* Khu vực nông thôn:
Thực trạng quản lý và hoạt động của các cơng trình cấp nước tập trung Nơng
thơn theo Trung tâm Quốc gia NS và VSMTNT tại Hội thảo chia sẻ thông tin tăng
cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả các cơng trình cấp nước tập trung tại Hà
Nội ngày 14/05/2014: Tổng số CTCN Nông thôn hiện có tại 63 tỉnh là 15.093 cơng
tŕnh với qui mơ nhỏ nhất phục vụ cho 15 hộ/cơng trình; qui mơ lớn nhất phục vụ
cho 25.700 hộ/cơng trình. Ở Bạc Liêu hiện có 44 cơng trình cấp nước tập trung
phục vụ cho khoảng 33.602 hộ gia đình[3]
Đánh giá tình trạng hoạt động của các cơng trình cấp nước nơng thơn theo
Quyết định số 2570/QĐ-BNB-TCTL ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng
BNN&PTNT về phê duyệt điều chỉnh Bộchỉ số theo dõi đánh giá Nước sạch và
VSMTNT:
- Tỉnh có tỷ lệ các cơng trình hoạt động bền vững cao nhất là: Vũng Tàu; Bình


Dương; Cần Thơ đều 100%;
- Tỉnh có tỷ lệ các cơng trình hoạt động bền vững thấp nhất là: Lạng Sơn (2,3%);

Bình Định (4,4%); Thái Ngun, Thanh Hố đều 0%;
- Tỉnh có tỷ lệ các cơng trình khơng hoạt động cao nhất là Đắc Nông

(52,4%); Phú Thọ (33,5%); Hà Nam (33,3%);
- Tỉnh có tỷ lệ các cơng trình hoạt động kém hiệu quả cao nhất là Bình Định

(71,1%); Bắc Giang (65,4%); Nghệ An (56,8%);
Cách đánh giá này có các hạn chế là:


- Không dựa trên năng lực, quy mô, công suất của công tŕnh mà chỉ đánh đồng trên

số lượng, nên khơng nói lên được năng lực thực sự của các mơ hình quản lý.
- Khơng tính đến thời gian đưa vào hoạt động nên nếu một cơng trình mới đưa vào

hoạt động mà đã đạt hiệu suất 70% thì tương lai không xa sẽ thiếu nước và phải
nâng công suất.
Theo cách đánh giá cho thấy cơng trình hoạt ðộng bền vững chỉ ðạt mức
35%.
(6) Chịu trách nhiệm về thiết lập chính sách trong cấp nước và VSCC:
Bộ Xây dựng (khu vực đô thị), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cấp nước
trong khu vực nông thôn, quản lý tài nguyên Nước), Bộ Tài chính (quản lý giá và
tài sản), Bộ Y tế (chất lượng nước cấp, vệ sinh môi trường ở nông thôn), Bộ Tài
nguyên Môi trường (quản lý tài nguyên Nước và đất đai).
(7) Nguồn nước: Sử dụng chủ yếu là nước mặt, một phần là nước ngầm.
(8) Nước khơng doanh thu (thất thốt): Theo báo cáo của các cơng ty nước các tỉnh

thì tỷ lệ thất thốt nước đã được giảm từ 39% năm 2000 xuống còn 30% trong năm
2009. Tuy nhiên, trong một số thành phố, nước không doanh thu cao tới 75%. Ở
Bạc Liêu tỷ lệ nước thất thoát, thất thu nước sạch ở thành phố Bạc Liêu năm
2007 là 45% , năm 2014là 19,77%[1].
(9) Năng suất lao động: hiện chưa có số liệu thống kê và đánh giá.
(10)
Các vấn đề có ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước: Sự suy thoái về
lưu lượng, chất lượng và hạ thấp mực nước của nước ngầm. Sự ô nhiễm của nguồn
nước mặt và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao trong các lĩnh vực hoạt động của
sản xuất và đời sống.
1.2. Các công cụ về thể chế trong quản lý các hệ thống cấp nước.
1.2.1. Trên thế giới:
Tùy theo điều kiện cụ thể, các nước đã nghiên cứu ban hành các Hệ thống
văn bản quản lý và khuôn khổ pháp lý để quản lý các hệ thống cấp nước tập trung
trong phạm vi của nước mình hay chung cho một tổ chức (như các nước thuộc EU)
Tiêu chuẩn ISO áp dụng cho Quốc tế quy định cụ thể các yếu tố của nước uống và
các dịch vụ nước thải phù hợp và quan tâm đến người sử dụng. Hướng dẫn làm thế
nào để xác định nhu cầu và đánh giá sự đáp ứng đối với người sử dụng.
Ứng dụng phương pháp phân tích và đánh giá hiện trạng quản lý hệ thống
cấp nước (HTCN) theo 10 thuộc tính của EUM khởi đầu vào năm 2005 tại Mỹ sau
đó dần dần phát triển và được các nước phát triển trên thế giới quan tâm áp dụng
[14].


1.2.2. Trong nước:
Ở Việt Nam, việc quản lý hệ thống cấp nước, sử dụng tiết kiệm, đa mục tiêu
luôn là mối quan tâm của Chính phủ.
Nhà nước rất quan tâm đến lĩnh vực cấp nước cho Đô thị và Nông thôn, đã
ban hành nhiều vãn bản pháp quy để định hướng, điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh
vực cấp nước. Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện, bổ sung mới hệ thống vãn bản

quản lý, các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, quy định, tiêu chuẩn và
hướng dẫn thực hiện có liên quan đến việc xây dựng, quản lý vận hành HTCN.
Quốc hội có các Luật Xây dựng trước đây, nay đã sửa đổi thành Luật xây
dựng số 50/2014/QH 13 ngày 18/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2015; Luật Đấu thầu, Luật số 38/2009/QH12 đã được Quốc hội thông qua
ngày 19/6/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư
xây dựng cơ bản, nay đã sửa đổi thành Luật đấu thầu số 43/2013/QH ngày
26/11/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014; Luật Đất Đai, Luật Tài
nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân…
Chính phủ ban hành Quyết định số 63/1998/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm
1998 của Thủ tướng chinh phủ về định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm
2020. Phấn đấu đến năm 2020, 100% dân số đô thị được cấp nước sạch ở mức 120
– 150 lít/người/ngày, các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chi
Minh phấn đấu đạt 180 – 200lít/người/ngày. Giảm tỷ lệ thất thốt, thất thu 40% hiện
nay xuống cịn dưới 30% trong các khu đô thị mới. …
Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 08 năm 2000 của Thủ tướng
chinh phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông
thôn đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2020: Tất cả dân cư nông thôn sử dụng
nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, sử dụng hố
xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng,
xã.
Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Chính Phủ quy định chính
sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đối với các dự án đầu tư xây dựng cơng trình cấp
nước sạch.
Bộ Xây dựng ban hành TCVN 5576:1991 quy phạm quản lý kỹ thuật hệ
thống cấp thoát nước. TCVN 33-2006 quản lý thiết kế cơng trình cấp thốt nước;
Quy chuẩn QCVN 07:2010/BXD là qui định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải
tuân thủ trong đầu tư và xây dựng mới, cải tạo hoặc nâng cấp các cơng trình hạ tầng
kỹ thuật đơ thị. Thông tư số 08/2012/TT-BXD, ngày 21/11/2012 của Hướng dẫn
thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp nước sạch

theo hệ thống cấp nước tập trung hồn chỉnh tại khu vực đơ thị và khu cơng nghiệp.
Bộ Tài chính nghiên cứu ban hành các thơng tư hướng dẫn việc thực hiện quyết
toán vốn đầu tư và khung giá cấp nước, quản lý tài sản.


Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định 16/2008/QĐ-BTNMT
ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường kèm theo
QCVN 08 : 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;
QCVN 09 : 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bùn thải từ quá trình xử lý nước QCVN
50:2013/BTNMT được ban hành theo Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25
tháng 10 năm 2013.
Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 04/2009/TT-BYT, ngày 17/06/2009
kèm theo Quy chuẩn 01:2009/ BYT: Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan,
tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gồm cả
các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000
m3/ngày đêm trở lên với 109 chỉ tiêu và Thông tư số 05/2009/TT-BYT, ngày
17/06/2009 kèm theo Quy chuẩn 02:2009/ BYT với 14 chỉ tiêu.
1.3. Tổng quan về quản lý tiện ích hiệu quả EUM (Effective Utility
Management)
1.3.1. Khái niệm về EUM:
Đây là phương pháp đơn giản mà hiệu quả nhất đang được áp dụng trong các
nước tiên tiến trên thế giới, có thể đưa ra một đánh giá nhanh về hiện trạng quản lý
HTCN[14].
Ứng dụng phương pháp phân tích và đánh giá hiện trạng quản lý hệ thống
cấp nước (HTCN) theo 10 thuộc tính của EUM[14]:
- Thuộc tính 1: Chất lượng sản phẩm (ký hiệu PQ):
Sản xuất nước sạch theo đúng yêu cầu của luật pháp, của khách hàng, của
sức khỏe cộng đồng, và yêu cầu sinh thái…
- Thuộc tính 2: Hài lịng của khách hàng (ký hiệu CS):

Cung cấp dịch vụ tin cậy được, kịp thời, và giá cả hợp lý đánh giá qua sự
thỏa mãn khách hàng, sự phàn nàn của khách hàng, sự chuyển giao dịch vụ đến
khách hàng.
- Thuộc tính 3: Phát triển nhân lực và lãnh đạo (ký hiệu ED):
Tuyển dụng và giữ gìn một lực lượng lao động tốt, có động cơ làm việc, linh
hoạt và làm việc an toàn… sự hài lịng và duy trì người làm cơng
Thành lập một tổ chức cộng tác, tham dự góp phần vào việc nâng cấp và học
tập liên tục.
Đảm bảo kiến thức về thể chế của người lao động được duy trì và nâng cấp
theo thời gian.
Cung cấp và tập trung vào các cơ hội vào việc phát triển sự lãnh đạo và tính
chuyên nghiệp; và cố gắng tạo ra một một đội ngũ lãnh đạo cấp trên có tính phối
hợp cao và năng lực cốt lõi của người quản lý.


Sự chuẩn bị lực lượng kế thừa.
- Thuộc tính 4: Tối ưu vận hành (ký hiệu OO):
Đảm bảo tính liên tục, kịp thời, hiệu quả chi phí, tin cậy, và nâng cấp chất
lượng bền vững cho tất cả các khía cạnh của vận hành;
Giảm thiểu tối đa sử dụng nguồn nước, tổn thất, và các tác động từ việc vận
hành hàng ngày;
Duy trì nhận thức về thơng tin và sự phát triển công nghệ vận hành để lường
trước và hỗ trợ việc ứng dụng việc nâng cấp kịp thời.
- Thuộc tính 5: Vững vàng về tài chính (ký hiệu FV):
Hiểu được đầy đủ chi phí vịng đời của các dịch vụ;
Thiết lập và duy trì một cân bằng hiệu quả giữa khoản nợ dài hạn, giá trị tài
sản, chi phí bảo dưỡng và vận hành, lợi tức vận hành;
Thiết lập giá có thể dự đốn được (phù hợp với kỳ vọng và sự chấp nhận của
cộng đồng) đủ để chi trả chi phí cho duy trì, đầu tư cho tương tai khi cần thiết và
người sử dụng dịch vụ có thể chi trả được….

- Thuộc tính 6: Ổn định hệ thống cơ sở hạ tầng (ký hiệu IS):
Hiểu tình trạng và chi phí đi đơi với các tài sản cơ sở hạ tầng then chốt;
Bảo dưỡng và nâng cấp tình trạng của tất cả các tài sản qua thời gian dài với
cho phí vịng đời thấp nhất có thể và rủi ro chấp nhận được phù hợp với khách
hàng, cộng đồng và các các mức độ dịch vụ được hỗ trợ theo theo luật định, phù
hợp với sự phát triển và các mục tiêu tin cậy hệ thống;
Đảm bảo sự cố gắng thay thế, nâng cấp và sửa chữa tài sản được điều phối
trong cộng đồng để giảm thiểu tối đa những gián đoạn và những hậu quả tiêu cực
khác.
- Thuộc tính 7: Khả năng thích ứng trong q trình vận hành (ký hiệu
OR):
Đảm bảo nhà lãnh đạo và nhân viên làm việc với nhau để lường trước và
tránh những sự cố, những đau yếu bất thường.
Thiết lập, đánh giá và nhận diện sớm được các mức độ chịu đựng,vận hành
trong tình huống khẩn cấp;
Và quản lý một cách hiệu quả các rủi ro kinh doanh (bao gồm cả luật lệ, an
tồn mơi trường, thiên tai…) phù hợp với xu thế công nghiệp và các mục tiêu tin
cậy của hệ thống.
- Thuộc tính 8: Đầy đủ về nguồn nước (ký hiệu WA):
Đảm bảo nước sẵn có phù hợp với nhu cầu của khách hàng hiện tại và tương
lai thông qua phân tích cung cầu, bảo tồn và giáo dục cộng đồng một cách dài hạn;


Quản lý vận hành để cung cấp nước mặt và nước ngầm một cách bền vững và
bổ sung nguồn nước;
- Thuộc tính 9: Bền vững cộng đồng (ký hiệu SU):
Biết rõ và chú ý đến những quyết định của mình đến sự thịnh vượng và sức
khỏe lưu vực và cộng đồng hiện nay và dài hạn, thúc đẩy sức sống kinh tế và tạo ra
sự cải thiện cho toàn thể cộng đồng;
Quản lý vận hành, cơ sở hạ tầng xanh và đầu tư để bảo vệ, khôi phục và nâng

cấp mơi trường tự nhiên. Duy trì và nâng cao sinh thái và tính bền vững của cộng
đồng bao gồm cả phịng ngừa ơ nhiễm, rừng đầu nguồn, và bảo vệ nguồn nước;
Sử dụng các nguồn nước và năng lượng hiệu quả….
- Thuộc tính 10: Hỗ trợ và am hiểu những thành phần tham dự (ký hiệu
SS):
Làm cho cơ quan giám sát, cộng đồng hỗ trợ và hiểu biết về quyền lợi tương
hỗ trong việc sử dụng chung nguồn nước, mức độ dịch vụ, cơ cấu giá, khả năng cải
tiến và rủi ro ….
Các thành phần tham gia chủ động tham gia của vào việc sử dụng dịch vụ và
đưa ra các quyết định của chính mình (sẽ tác động đến mình trong việc sử dụng
dịch vụ)
1.3.2. Ứng dụng EUM trong quản lý các hệ thống cấp nước tập trung:
* Trên thế giới:
Trong các năm qua nhiều tổ chức đã sử dụng tiện ích của Sách hướng dẫn
EUM để giúp hướng dẫn họ để đánh giá, kiểm toán, lập kế hoạch và thực hiện các
cải tiến tổ chức bền vững trên 10 thuộc tính và 5 chìa khố để quản lý thành cơng
trong các tiện ích của họ. Một số nghiên cứu trường hợp thành công bây giờ tồn tại
để chứng minh những lợi ích của việc đánh giá EUM và việc áp dụng các yếu tố
của khuôn khổ EUM[13].
Các tổ chức hợp tác tiếp tục quản lý và thúc đẩy chiến lược khu vực này để
cải thiện hiệu suất công nghiệp và một nỗ lực không ngừng tồn tại để tăng cường và
cải thiện các sáng kiến EUM để đảm bảo rằng kết quả sử dụng của nó trong cải tiến
hiệu suất bền vững cho ngành cơng nghiệp, ví dụ[13]:
• Hội nghị và giải thưởng trong ngành đang sử dụng khuôn khổ EUM như là một
cách để tổ chức các chương trình kỹ thuật và thực hiện cơng nhận giải thưởng thành
tích quản lý xuất sắc;
• Hướng dẫn quy định để thực hiện quản lý tiện ích đang được phát hành mà
ủng hộ việc sử dụng các khuôn khổ EUM như chiến lược thực hành tốt nhất ;
• Cơ quan xếp hạng trái phiếu đang bắt đầu xem xét khái niệm EUM như một cơ chế
để đánh giá sức mạnh của đội ngũ quản lý của một tiện ích để đi đến xếp hạng

trái phiếu;


×