Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá các hình thực quản lý rừng thôn bản thuộc dự án kfw3 pha 3 trên địa bàn tỉnh bắc giang và lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------

HỒNG VĂN MÁT

ĐÁNH GIÁ CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ RỪNG THÔN BẢN
THUỘC DỰ ÁN KfW3 PHA 3 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC GIANG VÀ LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------

HỒNG VĂN MÁT

ĐÁNH GIÁ CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ RỪNG THÔN BẢN
THUỘC DỰ ÁN KfW3 PHA 3 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC GIANG VÀ LẠNG SƠN


Chuyên ngành: Lâm học
Mã ngành: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ NHÂM

Hà Nội, 2011


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu cũng như trong thời gian hoàn
thành đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự chỉ
bảo tận tình của các thầy, cơ giáo Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị tại Ban Quản lý các Dự án lâm
nghiệp, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý dự án Việt Đức tỉnh Bắc Giang, Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý dự án Việt - Đức tỉnh
Lạng Sơn, Ban quản lý dự án KfW3 pha 3 các huyện Lộc Bình, Cao Lộc,
Đình Lập Của tỉnh Lạng Sơn. Ban quản lý dự án KfW3 pha 3 các huyện Sơn
Động, Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tơi
hồn thành bản luận văn tốt nghiệp này.
Qua đây, tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Vũ Nhâm đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo khoa
Lâm học, Khoa đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Ban quản lý dự án Việt - Đức tỉnh Bắc Giang, Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản
lý dự án Việt - Đức tỉnh Lạng Sơn. Ban quản lý dự án KfW3 pha 3 các huyện

Lộc Bình, Cao Lộc, Đình Lập Của tỉnh Lạng Sơn. Ban quản lý dự án KfW3
pha 3 các huyện Sơn Động, Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang. Các anh, chị và
các bạn đồng nghiệp tại Ban Quản lý các Dự án lâm nghiệp, Ban quản lý dự
án KfW3 pha 3 trung ương và văn phòng tư vấn dự án KfW3 pha 3 đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian hồn thành luận văn này.
Tơi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2011
Tác giả

Hoàng Văn Mát


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................. v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình ........................................................................................... ix
Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................... 3
1.1. Tài nguyên rừng công cộng, chế độ sở hữu tài nguyên rừng cộng cộng.
........................................................................................................................ 3
1.1.1.Tài nguyên rừng công cộng............................................................... 3
1.1.2. Chế độ sở hữu tài nguyên rừng công cộng ..................................... 4

1.2. Trên thế giới............................................................................................ 4
1.2.1. Châu Á. ............................................................................................. 4
1.2.2. Châu Mỹ La Tinh............................................................................. 8
1.2.3. Châu Phi. ........................................................................................ 10
1.3. Ở Việt nam ............................................................................................ 13
1.3.4. Những tài liệu, chương trình, dự án chính về quản lý rừng cộng đồng ..... 17
1.3. Thảo luận: ............................................................................................. 19
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 21
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................ 21
2.1.1. Mục tiêu chung: .............................................................................. 21
2.1.2. Mục tiêu cụ thể: .............................................................................. 21
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 21


iii

2.3.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ban quản lý rừng của các
hình thức quản lý rừng khác nhau: .......................................................... 21
2.3.2. Đánh giá công tác quản lý quỹ của các Ban quản lý rừng. .......... 22
2.3.3. Đánh giá hiện trạng rừng trên 2 huyện đại diện cho 2 tỉnh: Lạng
Sơn và Bắc Giang ..................................................................................... 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22
2.4.1. Phương pháp đánh giá hoạt động các Ban quản lý rừng. ............ 22
2.4.2. Phương pháp điều tra hiện trường rừng ........................................ 25
Chương 3: ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................ 28
3.1. Điều kiện cơ bản tỉnh Bắc Giang .......................................................... 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 28
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ................................................................. 31
3.1.3. Hiện trạng tài nguyên rừng ............................................................ 38

3.1.4. Những lợi thế, hạn chế và thách thức ............................................ 40
3.2. Điều kiện cơ bản Tỉnh Lạng Sơn .......................................................... 45
3.2.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 45
3.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ................................................................. 45
3.2.3. Đánh giá chung ............................................................................. 48
3.2.4. Hướng phát triển nông lâm, ngư nghiệp ........................................ 50
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 52
4.1. Các Ban quản lý rừng thuộc hình thức quản lý rừng thôn bản............. 52
4.2. Các ban quản lý rừng công đồng thôn, bản. ......................................... 61
4.3. Các Ban quản lý Hợp tác xã lâm nghiệp .............................................. 66
4.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các Ban quản lý rừng thôn bản, các
Ban quản lý rừng cộng đồng và các Ban quản lý Hợp tác xã lâm nghiệp... 71
4.5. Đánh giá hiện trạng rừng thuộc Dự án KfW3 tại huyện Lục Ngạn tỉnh
Bắc Giang và huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn ............................................ 74


iv

4.5.1. Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang .................................................. 74
4.5.2. Huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn ..................................................... 84
4.6. Bài học kinh nghiệm từ kết quả đánh giá hoạt động của các Ban quản
lý rừng thôn bản, Ban quản lý rừng cộng đồng, Ban quản lý các HTX lâm
nghiệp và số chất lượng tài nguyên rừng đã đạt được. .............................. 101
4.7. Đề xuất khung nội dung tập huấn nâng cao năng lực quản lý rừng, quản
lý quỹ cho các Ban quản lý rừng thôn bản, các Ban quản lý rừng cộng đồng
và các Ban quản lý HTX lâm nghiệp. ........................................................ 102
4.7.1. Tập huấn kỹ thuật:........................................................................ 102
4.7.2. Tập huấn về quản lý rừng ............................................................ 103
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ BIỂU


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý

HTX

Hợp tác xã

QLR

Quản lý rừng

BQLR

Ban quản lý rừng

KNTS

Khoanh nuôi tái sinh

USD

Đô la mỹ


DA

Dự án



Bản địa

HGĐ
BQLR CĐ

Hộ gia đình
Ban quản lý rừng cộng đồng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNGle of
Tên bảng

TT
1.1

Diện tích có rừng ở các vùng chính miền Bắc và các hoạt động

Trang
13

quản lý rừng cộng đồng

1.2

Diện tích có rừng ở các vùng thuộc miền Trung và các hoạt động

15

quản lý rừng cộng đồng
1.3

Diện tích có rừng ở các tỉnh thuộc Tây ngun và các hoạt động

16

quản lý rừng cộng đồng
2.1

Danh sách các Ban quản lý rừng tiến hành đánh giá

23

2.2

Tính pháp lý của hình thức quản lý rừng và Ban quản lý rừng thôn

24

bản được thành lập
2.3

Cơ cấu tổ chức Ban quản lý rừng thôn bản


24

2.4

Hoạt động quản lý rừng

25

2.5

Quản lý Qũy thôn bản

25

2.6

Thang điểm đánh giá

25

2.7

Phiếu điểu tra ô tiêu chuẩn

26

3.1

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Giang năm 2008


30

3.2

Một số chỉ tiêu tổng hợp về phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang

32

1995 – 2008
3.3

Cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Bắc Giang thời kỳ

34

1995 – 2008
3.4

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp Tỉnh Bắc Giang thời kỳ

35

1995 – 2007
3.5

Diện tích và trữ lượng các loại rừng năm 2008.

38


3.6

Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

47

3.7

Diến biến diện tích rừng

48


vii

3.8

Dự kiến diện tích các loại rừng

50

4.1

Tính pháp lý và vị thế của các Ban quản lý rừng thôn bản

52

4.2

Cơ cấu Ban quản lý rừng thôn bản


54

4.3

Hoạt động quản lý rừng của các Ban quản lý rừng thôn bản

56

4.4

Quản lý quỹ của các ban quản lý rừng thơn, bản

59

4.5

Tính pháp lý và vị thế của các ban quản lý rừng cộng đồng

61

4.6

Cơ cấu Ban quản lý rừng cộng đồng thôn bản

62

4.7

Hoạt động quản lý rừng của các Ban quản lý rừng cộng đồng


63

Quản lý quỹ của các Ban quản lý rừng cộng đồng thơn, bản

65

Tính pháp lý và vị thế của các Ban quản lý Hợp tác xã lâm nghiệp

66

4.8
4.9

4.10 Cơ cấu Ban quản lý HTX lâm nghiệp

67

4.11 Hoạt động quản lý rừng của các Ban quản lý HTX

68

4.12 Quản lý quỹ của các Ban quản lý HTX lâm nghiệp.

69

4.13 Ban quản lý rừng thôn bản

71


4.14 Ban quản lý rừng cộng đồng

72

4.15 Ban quản lý HTX lâm nghiệp

73

4.16 Phân bố diện tích rừng trồng tại huyện Lục Ngạn

74

4.17 Kết quả kiểm kê số lượng rừng dự án huyện Lục Ngạn

76

4.18 Chất lượng rừng trồng

79

4.19 Tái sinh dưới tán rừng khoanh ni

81

4.20 Các trị số trung bình về số lượng rừng trồng dự án tương ứng với

82

từng công thức trồng
4.21 Chất lượng rừng đánh giá qua tỷ lệ cây tốt và xấu cho các công


83

thức trồng khác nhau
4.22 Phân bổ diện tích rừng trồng dự án KFW3 tại huyện Lộc Bình

84

4.23 Kết quả kiểm kê số lượng rừng Dự án huyện Lộc Bình

94


viii

4.24 Kích thước bình qn rừng Thơng Mã vĩ DA và rừng chuẩn cấp

95

đất II
4.25 Chất lượng rừng trồng Dự án huyện Lộc Bình

97

4.26 Trị số trung bình các chỉ tiêu điều tra theo từng công thức trồng

98

Đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng khoanh nuôi tái sinh huyện Lộc Bình


99

4.27

4.28 Chất lượng rừng đánh giá qua tỷ lệ cây tốt và xấu cho các công
thức trồng khác nhau

100


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

2.1

Phỏng vấn trong phịng + Khảo sát hiện trường

27

3.1

Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Bắc Giang

44


3.2

Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Lạng Sơn

51

4.1

Rừng HGĐ + Rừng Cộng đồng + Rừng HTX quản lý

58

4.2

4.3

Xưởng xẻ gỗ của HTX + Khai thác nhựa Thông + Sản phẩm
gỗ tỉa thưa của HTX
Phỏng vấn BQLR CĐ + Khảo sát xưởng chế biến Lâm sản +
Khảo sát hiện trường rừng trồng

74

100


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hình thức quản lý rừng cơng cộng đã xuất hiện từ rất lâu trong quá
trình sản xuất lâm nghiệp của loài người. Tuy nhiên sự thống trị của chế độ
thực dân của Châu Âu diễn ra trên diện rộng và kéo dài cho tới thế kỷ 20 đã
có những ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ thống quản lý rừng cổ truyền ở nhiều
địa phương. Chính sách thực dân đã làm tan rã các hệ thống quản lý cổ truyền
ở các địa phương. Trong thời gian hậu thuộc địa, nhiều nhà quản lý sử dụng
rừng vẫn chịu ảnh hưởng của những lực lượng từ bên ngoài và cũng góp phần
khơng nhỏ trong việc làm suy giảm tài ngun rừng trên thế giới.
Thực tế cho thấy, khi các cộng đồng dân cư không phải là nhân tố tham
gia thực hiện quản lý rừng, họ không thấy được trách nhiệm và quyền hạn của
mình trong việc quản lý tài nguyên rừng thì ở đó tài ngun rừng bị suy giảm
nghiêm trọng. Khi chính phủ của các quốc gia giao quyền quản lý những khu
rừng và tạo cơ hội cho người dân, cộng đồng được hưởng lợi từ rừng , những
vấn đề như đói nghèo, suy thối tài ngun dần được đẩy lùi và cộng đồng địa
phương sẽ nhận ra trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ và quản lý tài nguyên
rừng, thúc đẩy sự phát triển của các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng.
Ở Việt Nam rừng của cộng đồng là rừng của thơn/hoặc dịng tộc, dòng
họ đã được quản lý theo truyền thống trước đây, rừng trồng của các hợp tác
xã, rừng tự nhiên đã đuợc giao cho các hợp tác xã trước đây, sau khi chuyển
đổi hoặc giải thể, hợp tác xã đã giao lại cho các xã hoặc các thôn quản lý.
Những diện tích rừng này có thể Nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất hoặc đã công nhận quyền sử dụng đất của cộng đồng. Trên thực
tế, cộng đồng đang tự tổ chức quản lý sử dụng và hưởng lợi từ những khu
rừng đó. Như vậy, “quản lý rừng cộng đồng” là cộng đồng dân cư thôn quản
lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng,


2

được hình thành do các cộng đồng tự cơng nhận, hoặc thơng qua chính sách

giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thơn. Các cộng đồng địa phương có
quyền sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên rừng được công nhận trên thực tế
hoặc về mặt pháp lý. Những cộng đồng này chịu trách nhiệm quản lý các
nguồn tài nguyên rừng (trong khuôn khổ luật định) [22]. Trọng tâm khơng chỉ
là gỗ mà cịn là các sản phẩm ngồi gỗ. Lợi ích thu được thuộc về người dân
địa phương và được sử dụng cho phát triển nông thôn. Cách quản lý rừng ở
đây ít tính chất khoa học hơn mà được hình thành trên cơ sở kiến thức bản địa
của người dân địa phương. Ngoài ra trong quản lý rừng cộng đồng thơn bản
cịn được các chương trình dự án hỗ trợ. Sự hỗ trợ này đã góp phần quan
trọng trong việc “nâng đỡ” các cộng đồng “vững chãi” hơn trong các hoạt
động quản lý rừng đạt được bền vững mà đại diện là các Ban quản lý rừng.
Dự án “Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại tỉnh Bắc Giang và Lạng
Sơn thuộc Dự án trồng rừng Việt - Đức KfW3 - pha 3” với tư tưởng cho rằng:
Các hình thức quản lý rừng cộng đồng, rừng thơn bản là các hình thức quản lý
có tính đặc thù về điều kiện kinh tế-xã hội và trình độ quản lý thì vai trị của
các Ban quản lý rừng có tính chất quyết định đến hiệu quả của các hoạt động
quản lý rừng. Với nhận định này Dự án đã hỗ trợ thành lập các Ban quản lý
rừng thôn bản, Ban quản lý rừng cộng đồng và các Ban quản lý HTX lâm
nghiệp về vật chất, kinh phí và các hoạt động giúp cho họ nâng cao năng lực,
tạo tiền đề cho phát triển kinh tế, giúp họ hiểu vai trò của rừng, kinh doanh
rừng một cách bền vững và có hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả hỗ trợ của dự
án, việc đánh giá hoạt động quản lý rừng, quản lý quỹ của các Ban quản lý
rừng này, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm làm cơ sở đề xuất các giải pháp
nâng cao năng lực cho các Ban quản lý là việc làm cần thiết. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá các hình thức quản lý rừng thơn bản
thuộc Dự án KfW3 pha 3 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn”


3


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tài nguyên rừng công cộng, chế độ sở hữu tài nguyên rừng
cộng cộng.
1.1.1.Tài nguyên rừng công cộng.
Trong nhiều xã hội, rất nhiều loại tài nguyên thiên nhiên, như tài
nguyên nước, đồng cỏ, và rừng, không phải do cá nhân hoặc tổ chức nhà nước
quản lý, mà được quản lý chung bởi cộng đồng địa phương hoặc các nhóm
người sử dụng. Vì vậy, sự hiểu biết đặc điểm của tài nguyên và chế độ quyền
sở hữu các nguồn tài nguyên đó là rất quan trọng trong quản lý tài nguyên
thiên nhiên.
Nhiều khu rừng có các đặc tính của tài ngun chung. Thuật ngữ tài
nguyên rừng công cộng hay tài nguyên rừng sở hữu công cộng thường được
dùng để chỉ loại tài nguyên này. Mặc dù tài ngun rừng chung khơng phải là
hàng hóa tư cũng khơng phải là hàng hóa cơng, nhưng nó chia sẻ tính chất của
cả 2 loại hàng hóa này. Giống như hàng hóa cơng, tài ngun chung có đặc
điểm là cùng sử dụng và có tính loại trừ thấp khi ngăn chặn các người sử dụng
khác không thuộc cộng đồng, và nó giống hàng hóa tư ở điểm là tính mất đi khi
sử dụng.
Những đặc điểm trên của tài ngun rừng cơng cộng gây nên những
khó khăn trong quản lý và sử dụng. Giống như việc sử dụng hàng hóa cơng,
do có tính loại trừ thấp nên dễ tạo nên hiệu ứng mạnh ai lấy làm, tranh nhau
khai thác, mọi người thường khơng có động lực để bảo vệ và quản lý tài
nguyên mà thường có xu hướng khai thác càng nhiều càng tốt. Hơn nữa do
đặc tính mất đi khi sử dụng vấn đề sử dụng quá mức thường xảy ra khi có quá
nhiều người cùng tham gia khai thác một khu rừng. Vì có lý do trên, tài


4


nguyên công cộng thường bị sử dụng quá mức và có nguy cơ dẫn đến kết quả
cuối cùng là mất đi.
1.1.2. Chế độ sở hữu tài nguyên rừng công cộng
Gần đây, nhiều nhà khoa học đã quan sát thấy rằng không phải tất cả
các tài nguyên rừng công cộng đều dẫn đến kết cục bị mất đi, mà thấy rằng
quan trọng nhất cho việc quản lý tài nguyên rừng là chế độ sở hữu các nguồn
tài nguyên đó .
Sở hữu công cộng, quyền sử dụng được nắm giữ và kiểm sốt bởi một
cộng đồng hay một nhóm người xác định, có thể quản lý có hiệu quả và cần
có hành động tập thể, tức là tạo hàng hóa cơng.
Nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã chứng minh rằng, ở chế
độ quản lý cộng đồng tài nguyên rừng có thể được quản lý một cách bền vững
nếu cộng đồng có đủ 4 quyền sử dụng cơ bản: Tiếp cận, sử dụng, quản lý và
loại trừ, chứ không cần cả quyền chuyển nhượng
Như vậy về mặt lý thuyết có thể thấy rằng thực chất quản lý rừng cộng
đồng là quản lý tài nguyên dưới chế độ sở hữu cộng đồng, và có thể được
quản lý bền vững.
1.2. Trên thế giới
1.2.1. Châu Á.
Rừng ở châu Á được coi là một trong những tài nguyên công cộng quan
trọng nhất, quản lý rừng công cộng bàn tới mọi phương thức quản lý rừng dựa
trên cơ sở nhóm. Nó gồm bất cứ tình huống nào, trong đó trách nhiệm quản lý
đã được giao cho một nhóm hoặc tập thể đặc biệt như dịng họ, bộ tộc hoặc
đẳng cấp (quản lý thôn xã), một làng bản hoặc cộng đồng… Quản lý rừng tập
thể bàn tới cách sắp xếp theo đó một số nhóm người nhất định sẽ nắm lấy một
số quyền về đất và cây rừng cùng với những sản phẩm của chúng. Trách
nhiệm quản lý rừng được giao chung cho một nhóm địa phương. Như vậy,


5


quản lý rừng công cộng dựa trên sở hữu công cộng hoặc quyền lợi được giao
cho những tổ chức chung, thường gắn với những nhóm nhỏ như thơn bản
hoặc dịng họ. Quản lý rừng cộng cộng, mà điển hình được giao cho cộng
đồng ở Châu Á thường được quan tâm chú ý ở một số nước như:
- Tại Nepan việc quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng trong đó có rừng và
các tài sản khác thường gắn với các thơn bản nhỏ và hiu quạnh. Khi tìm hiểu
tính chất của việc quản lý tài nguyên rừng ở cấp thôn bản thì thấy chúng đều
có những nét chung và chúng thường có hiệu lực, đặc biệt là về mặt bảo vệ.
Các chỉ tiêu về quy chế tổ chức, phần nào dựa trên sự thống nhất ý kiến của
những người sử dụng là phần quan trọng nhất của tất cả những hệ thống quản
lý rừng bản địa. Và những hệ thống quản lý rừng bản địa này chỉ mới được
xây dựng từ năm 1950. Từ năm đó tới nay Chính phủ Nepan đã có một thay
đổi mạnh mẽ về thái độ đối với rừng vùng đồi, đây là một sự chuyển biến sâu
sắc do nạn tàn phá rừng ngày càng rõ nét và ảnh hưởng của nó tới đời sống
nơng thơn ngày nay. Đầu tiên là việc thi hành luật bảo vệ phát triển rừng
thông qua hệ thống pháp luật của chính phủ, nhưng việc đó đã thất bại. Sau đó
đã có nhiều thay đổi về chính sách, luật lệ chuyển việc quản lý rừng cho chính
những người sử dụng chúng ở thôn bản [20].
- Tại Ấn độ, mặc dầu quá trình hiện đại hóa mang lại nhiều lợi ích cho
những thơn bản nằm xung quanh trung tâm chính trị Delhi thì nó cũng đã
mang lại một sự bùng nổ về dân số, làm đảo lộn cân bằng tài nguyên và cũng
dẫn tới sự tan rã của các tổ chức cổ truyền như các cộng đồng thơn bản. Ngày
càng có sự chuyển mạnh đất công từ sở hữu cộng đồng sang các phương thức
sử dụng tư và cả sự chuyển thể đất công từ đất trồng trọt và chăn nuôi sang
các phương thức sử dụng khác. Kết quả là diện tích đất hoang hóa ngày một
gia tăng. Trong thế kỷ 19, có tới 2/3 đất đai Ấn độ đều đặt dưới sự kiểm tra
của cộng đồng nhưng quá trình tư nhân hóa và nhà nước sung cơng đã làm
giảm tỷ lệ đó. Nhiều hình thức bản địa và cổ truyền của phương thức quản lý



6

tài nguyên sở hữu công cộng đã bị suy yếu và tan rã, tuy nhiên chúng vẫn
đóng một vai trị rất quan trọng trong các hệ thống nông nghiệp và trong đời
sống của dân nghèo. Do đó, để tiến tới việc quản lý tài nguyên sở hữu công
cộng bền vững chính phủ Ấn Độ cần dành ưu tiên cao cho việc sửa đổi chính
sách và các sự yếu kém, sai sót của các luật lệ hiện hành cũng như hạn chế
việc khuyến khích tiếp tục tư nhân hóa.Vào đầu những năm 1970, Chính phủ
ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển lâm nghiệp làng bản
để giảm sức ép đối với việc tàn phá rừng. Trong khoảng 15 năm, Chính phủ
đã đầu tư khoảng 400 triệu USD cho chương trình này. Các vườn ươm được
thiết lập với sự tham gia của người dân [21].
- Tại Indonesia, người dân ở vùng Kalimanta có tập quán canh tác du
canh, lúc ban đầu du canh được tiến hành tại các khu rừng tự nhiên, sau đó các
diện tích rừng thứ sinh cũng được sử dụng, từng bước các hộ gia đình đã bắt đầu
đòi hỏi quyền được sở hữu nương rẫy và đất bỏ hóa. Với áp lực dân số ngày
càng gia tăng những quyền lợi đó được mở rộng cho thế hệ tiếp theo. Những
nguồn lâm sản phụ như song mây, gỗ trầm hương và tổ ong đã có sự cạnh tranh
và khơng thỏa hiệp về lợi ích giữa người dân địa phương và những người bên
ngoài. Tại miền Nam và Tây Sumatra, các thành viên cộng đồng có quyền thu
hái lâm sản và mở nương làm nông nghiệp trên đất rừng của làng, trong đó một
số đám rừng được giữ lại và không ai được đụng chạm tới chúng [20]
- Tại miền núi ở Nam Á thường có một mắt xích chặt chẽ theo cổ
truyền giữa đất nơng nghiệp tư và rừng. Rừng cung cấp những vật tư quan
trọng cho toàn bộ việc kinh doanh trang trại như phân xanh, năng lượng củi đun
nấu, sưởi ấm và cho cả việc xây dựng nhà cửa, chuồng trại dưới dạng gỗ xây
dựng và nhà cột.
Rừng cũng là đất đai chăn thả và cung cấp thức ăn gia súc cho tồn bộ
vật ni của nơng dân trong đó có trâu, bị, dê, cừu là thành phần quan trọng

của hệ canh tác địa phương. Mối quan hệ khăng khít giữa con người, đất đai,


7

gia súc với rừng trong đó nội bộ các hệ canh tác sinh tồn đã dẫn tới một loạt
tổ chức địa phương nhằm quản lý rừng công cộng trên phần đất lớn của lục
địa này. Các phương thức quản lý rừng không chỉ hướng về việc thu lượm các
sản vật của gỗ mà còn hướng tới việc kiểm tra thu hái thức ăn gia súc và chăn
thả trong rừng. Nhiều phương thức quản lý như luân canh đồng cỏ, chăn thả
gia súc, hoặc chặt cụt ngọn cành cây để nuôi gia súc tại chuồng thường được
vận dụng và bô sung thay thế cho cách chăn thả tự do suốt đêm ngày.
- Tại Chiang Mai – Thái Lan, tháng 9/2001 đã tổ chức một hội thảo quốc
tế về lâm nghiệp cộng đồng, trong đó đã phản ánh nhu cầu phát triển phương
thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nhìn chung việc phân chia lợi ích hay cịn gọi là quyền hưởng lợi giữa
những người dân cộng đồng bản địa với Nhà nước và các tổ chức bên ngoài
cộng đồng ở những nước này vẫn đang là quan hệ mâu thuẫn gay gắt nhất.
Phần lớn các nước này đều đang phải gánh chịu hậu quả của cách can thiệp từ
trên xuống trong việc quản lý tài nguyên mà không quan tâm tới truyền thống
địa phương, kinh nghiệm và khả năng của người dân. Do chưa có những thỏa
thuận hợp lý giữa những thành viên bên ngoài và bên trong cộng đồng trong
việc quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và phân chia các lợi ích từ rừng nên dẫn
đến hậu quả là tài nguyên rừng và đất rừng ngày càng bị suy giảm. Người dân
cộng đồng địa phương cũng như là các tổ chức bên ngoài cộng đồng của các
nước trên hầu hết đều có những biện pháp cố gắng duy trì nguồn tài nguyên
đã bị suy thoái những chưa đạt được hiệu quả. Do đó hầu hết các nước này
đều đang phải thử nghiệm thực hiện một số các chương trình, hoặc cải thiện
chính sách nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa mong muốn của người dân bản
địa với cùng với lợi ích của quốc gia như là sự phát triển kinh tế và bảo vệ

môi trường sinh thái.


8

1.2.2. Châu Mỹ La Tinh
Châu Mỹ La Tinh là vùng còn nhiều rừng che phủ nhất trong các nước
đang phát triển, với 996 triệu ha rừng và độ che phủ lên tới 48%. Hơn một
nửa rừng nhiệt đới trên thế giới hiện còn nằm ở khu vực này.
Rừng rõ ràng là có tầm quan trọng về kinh tế, sinh thái và xã hội trong
việc phát triển đất nước. Thế nhưng ở các nước Châu Mỹ La Tinh, người ta đã
lơi là các hoạt động lâm nghiệp và những hoạt động dựa vào tài nguyên rừng
trong các kế hoạch phát triển của họ.Với tốc độ tàn phá rừng rất nhanh tại
Châu Mỹ La Tinh diện tích rừng đã giảm xuống nhanh chóng kéo theo hàng
loạt những vấn đề khó khăn như: xói mịn đất, nguồn nước cạn kiệt, sự tuyệt
chủng và biến mất của một số loài động thực vật. Cùng với đó là hiện tượng
trái đất nóng lên và việc thất thiệt tài nguyên di truyền. Để ngăn chặn và giải
quyết hậu quả của nạn phá rừng, các quốc gia ở Châu Mỹ La Tinh đã thực
hiện theo hai hướng: một là nhà nước nắm lấy quyền quản lý rừng, hai là trao
trách nhiệm quản lý vào tay những người sử dụng, theo tập thể và theo cá
nhân và kết quả là việc gắn các nhóm cộng đồng vào các chương trình tự quản
để tự họ tạo nên khả năng sử dụng rừng lâu dài và góp phần vào việc chấn
chỉnh lại những tổn thất về môi trường và xã hội mà việc khai thác rừng hàng
loạt đã gây ra đã đạt được những hiệu quả đáng kể [19].
- Tại Bolivia, mơ hình phát triển quản lý tài ngun rừng đều tập trung
vào việc tổ chức các hợp tác xã lâm nghiệp, người ta đã tiến hành xây dựng
thêm các xưởng cưa để tạo thêm lợi tức, kết hợp với việc quản lý rừng nhằm
đạt được tính sản xuất bền vững. Mặc dầu cây rừng được tập thể quản lý,
người ta vẫn cần có giấy phép khai thác do các nhà đương cục của chính phủ
Bolivia cấp phát hàng năm. Cộng đồng dành lại những loài cây nhập nội và có

giá trị cao đề xây dựng một quỹ tiết kiệm chỉ được dùng tới khi rất cần thiết.
- Tại Peru, Chương trình quản lý tài nguyên Selva Trung ương, năm
1980 được phát triển, chương trình này nhằm vào việc quản lý tài nguyên


9

rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn với mục tiêu là tạo ra nguồn công ăn việc làm
và lợi tức bằng tiền cho các thành viên cộng đồng đồng thời bảo tồn các rừng
tự nhiên của cộng đồng được quản lý.
- Tại Braxin, việc nghiên cứu nhóm người Indieng Kapor tại miền đơng
Amazon, Braxin đã chứng minh rằng các nhóm bản địa đã xử lý hệ động thực
vật và cuối cùng đã làm tăng được tính đa dạng sinh học. Điều đó góp phần
vào việc duy trì và nâng cao khả năng cung ứng của rừng cho con người trong
thời gian dài.
- Tại Mexico sự tham gia của nông dân vào việc quản lý, bảo vệ và
nâng cao tài nguyên rừng được thực hiện của một chính sách có tên là “Kinh
tế lâm nghiệp thôn xã” đã cho thấy sự tham gia trực tiếp của người dân địa
phương đã là chìa khóa cho sự thành cơng của các chương trình mong muốn
phát triển tài nguyên rừng cộng đồng.
Nhìn chung tại châu lục này đã và đang song song tồn tại hai hệ thống
quản lý rừng đó là hệ thống quản lý rừng địa phương, được tồn tại và duy trì
do sự tích lũy kiến thức bản địa của người dân trong việc xây dựng các thành
phần trong hệ thống đó và hệ thống quản lý rừng gắn với bên ngoài, hệ thống
này thường gắn liền với sự hỗ trợ về khoa học và tài chính từ bên ngồi cộng
đồng với mục tiêu cuối cùng là nhằm vào các hệ sinh thái và thúc đẩy người
dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Sự
cạnh tranh về mặt hưởng những lợi ích từ rừng của những người dân trong
cộng đồng với Nhà nước và các tổ chức bên ngoài ở Châu lục này đã ít gay
gắt hơn và bắt đầu bước sang giai đoạn hợp tác cùng phát triển. Các chương

trình thường chú trọng việc tham khảo và sử dụng những ý kiến người dân ở
tại cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng


10

1.2.3. Châu Phi.
- Các vùng rừng bán khô hạn và cận ẩm châu Phi được lưu ý nhiều
trong các công trình nghiên cứu về quản lý tài ngun rừng cơng cộng. Ở đây
quyền quản lý rừng bao gồm một loạt cơ chế được cộng đồng thực hiện, và
trong nhiều trường hợp đã điều phối các hành động của họ cùng với nhiều
người khác trong điều kiện lý tường nhất là theo các mệnh lệnh của một số
nhà cầm quyền ở địa phương mà họ cho là hợp pháp. Khi tổng quan tài liệu
viết về quản lý rừng công cộng châu Phi, điều làm chúng ta ngạc nhiên là việc
quản lý rừng cây công cộng không thể tách rời việc quản lý cây trên đất nơng
nghiệp. Có 3 lý do:
Một là, đất nông nghiệp xen với rừng cây theo chu kỳ bỏ hóa
Hai là, chăn thả được tiến hành trong những rừng cây
Ba là, việc quản lý rừng thống nhất trong quản lý trang trại
- Một điểm nữa khi nghiên cứu về quản lý rừng châu Phi chúng ta thấy
được sự thống nhất giữa quyền sở hữu đã thống nhất với quyền quản lý, nhiều
trường hợp đất trồng trọt, đất chăn thả và rừng cây không thẻ tách rời nhau.
Chỉ bằng cách hiểu một cách đầy đủ về đặc điểm này chúng ta mới có thể đề
ra được các giải pháp cần thiết để quản lý rừng công cộng thành công.
- Các cơng trình nghiên cứu về quản lý rừng cơng cộng châu Phi đã tập
trung vào mấy điểm chính sau:
Một là, tập trung vào nghiên cứu: quản lý, sở hữu và quyền lợi đối với
các rừng cây;
Hai là, các hệ địa phương quản lý rừng cây và quyền lợi từ rừng cây
Ba là, ảnh hưởng từ bên ngoài tới việc quản lý rừng cây

a, Quản lý, sở hữu và quyền lợi đối với rừng cây, bao gồm các chủ đề
nghiên cứu:
- Dòng họ trong bộ tộc chăn thả. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: tại nhiều
nhóm chăn thả ở châu Phi, phả hệ dòng họ là điều lệ chung về hưởng thụ đất.
Do là đất chăn thả gắn với rừng tự nhiên nên các hoạt động quản lý rừng là


11

đơn giản và quyết định đến thành công hay không là quyền sở hữu đất. Các
điển hình về đặc điểm này như ở Bedouin (Libya); ở Baggara (Sudan);
Turkana (bắc Kenya).
- Các nhóm người thân thuộc định cư. Việc quản lý tài nguyên (đất,
rừng) tại thôn, bản các quy tắc về dịng họ và cư trú khơng được xác định rõ.
Tuy thơn bản là nơi tập trung quyền theo dịng họ và cư trú, nhưng quyết định
về phân bổ đất, rừng là trưởng thôn (được gọi là Sheik) chứ không phải là tù
trưởng. Điều này xảy ra ở người Gusii, tây Kenya; vùng Vịnh Somali và miền
đông Botswana và nhiều
- Quyền quản lý
+ Quyền quản lý của người nắm quyền thi hành: Đối với các tù trưởng và
già làng thuộc dòng họ của những người chăn thả, thì những hành động thông
thường nhất được thi hành là gạt bỏ những người ngồi cuộc và cơng bố các quy
tắc mới . Ở đơng nam Botswana, cac tù trưởng thơn, bản cịn cấm chặt phá các
cây cơng ích , cây che bóng và phân vùng chi tiết cho các nơi đi lấy củi .
+ Quyền quản lý qua lao động: Lao động tạo nên quyền sở hữu theo nhiều
cách. Trong dân tộc Sukima ở Tanzania việc ném được móc lên cây thuận lợi cho
việc treo các thùng mật ong đảm bảo hưởng thụ hồn tồn cây đó. Ở Senegal
người sở hữu sẽ mất đất nếu đất không được canh tác quá 10 năm.
b, Các hệ địa phương quản lý các rừng cây.
- Các phương pháp bản địa quản lý rừng cây: Là sáng tạo ra các quy tắc

để giữ gìn một số lồi cây và trừ đi một số loài khác; hay giúp cây sản xuất ra
các sản phẩm cuối cùng có kích thước khác nhau.
- Các hệ nương rẫy bỏ hóa ngắn và dài hạn: Nương rãy bỏ hóa hàng
trăm năm là phương pháp quan trọng nhất để quản lý rừng cây châu Phi. Trên
các nương rãy bỏ hóa, có hàng nghìn cây có đường kính từ 5 - 50cm mọc.
Người ta đốt cháy cành nhỏ, lá, thân khô để làm củi. Trên đó để lại 100 cây và
sau đó tiến hành canh tác.
- Bảo vệ các rừng cây bụi: Đã có nhiều cố gắng bảo vệ những rừng cây


12

rộng lớn sở hữu công cộng thông qua các luật lệ quy định .
- Ni dưỡng có chọn lọc và xúc tiến các loài cây đặc biệt: Tại các khu
định cư ở châu Phi bán khô hạn, phần lớn đã có rất nhiều lồi cây được cộng
đồng chặt loại trừ và tập trung vào bảo vệ, nuôi dưỡng một số loài cây cần
thiết đối với cộng đồng. Những tư liệu cho biết nhiều về những gì đã được
bảo vệ, nhưng phương thức bảo vệ ra sao thì ít được bàn tới.
- Bảo tồn các lùm cây thiêng: Trong ngôn ngữ của người Bantu, châu
Phi ln tồn tại những lịai cây thần thánh và linh hồn, nhiều loài cây tin là có
linh hồn cư ngụ. Ngồi ra cịn một số rừng cây trở thành quan trọng khi là nơi
chôn cất tổ tiên.
- Quản lý theo diện tích: Nhiều rừng cây thường được quản lý theo diện
tích với các quy tắc ai là những người trong cuộc được sử dụng.
- Quản lý theo cấm kỵ và hình phạt tơn giáo: Khi tiến hành trông cây
thôn bản một vài nơi ở châu Phi, nhiều chuyên gia Dự án nổi giận khi một vài
dân làng nói là ai trồng cây sẽ chết, có trời mới trồng cay được. Thực ra nếu
trồng cây sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
- Lửa dùng làm công cụ quản lý: Thực nghiệm tại Nigeria về bảo vệ
rừng thuần túy và bảo vệ rừng kết hợp với đốt cỏ bên dưới. Bảo vệ rừng kết

hợp với đốt cỏ bên dưới đã cho tăng trưởng của rừng nhah hơn.
- Súc vật ăn cỏ, gặm lá non làm công cụ quản lý: Tăng trưởng bình
qn năm của rừng có thể gia tăng hay giảm đi do sự cạnh tranh của cỏ và cây
buị. Súc vật ăn cỏ và săn lá non sẽ làm giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng đối với
cây rừng.
c, Ảnh hưởng của bên ngoài đến quản lý rừng cây của cộng đồng.
- Quản lý rừng cây và nhà nước: Theo Jackson, là tác giả đã điều tra kỹ
càng về quản lý rừng cây một cách chính quy. Ví dụ về quản lý rừng chính
quy tại Sahel, đó là quản lý rừng Bendin tại Senegal đã không đạt được mục
tiêu. Nguyên nhân thất bại bởi lẽ đã bỏ qua xây dựng kỹ thuật dựa trên kinh
nghiệm lâu đời của người dân địa phương.


13

- Quản lý rừng cây và những thay đổi: Các thay đổi đã ảnh hưởng đến
quản lý rừng. Như việc thay đổi chủ đất; các uy quyền của các già làng bị
mất; dân số tăng; rút ngắn thời gian bỏ hóa đất, các thị trấn tăng và thay đổi
khí hậu ở Zimbabue, Tanzania, Sudan
d, Các hệ quản lý rừng cây có bảo trợ từ bên ngồi:
- Đã có 4 dự án có sự tham gia của người dân vào việc quản lý rừng cây
đã được thực hiện tại Guesselbodi ở Nigeria, tại khu rừng Rawashda ở miền
tây Sudan, tại vùng Vịnh So mali. Cả 4 Dự án đã cố gắng khuyến khích người
dân vào việc quản lý rừng.
- Nội dung của các Dự án đã quan tâm đến vai trò người dân địa
phương trong quản lý rừng; tìm hiểu cách quản lý bản địa ..
1.3. Ở Việt nam
Do nhiều nguyên nhân mà mức độ phong phú tài nguyên rừng của Việt
nam khác nhau trên các vùng miền. Và từ đó hệ lụy là các quy định trong
quản lý rừng và các hoạt động quản lý rừng cộng đồng cũng bị thay đổi [1].

Bảng 1.1: Diện tích có rừng ở các vùng chính miền Bắc và
các hoạt động quản lý rừng cộng đồng
Độ

Diện tích có rừng (ha)
Diện tích

che

rừng tính

phủ

Cấp tuổi

độ che

của

1

phủ(ha)

rừng

Rừng trồng
Vùng

Tổng


Rừng tự

số

nhiên

Tổng số

(%)
Tây Bắc

1.581.564 1.429.237

Đông

3.432.911 2.312.118 1.120.793

152.328

25.818 13.030,939
146.940

3.285.971

41,9
38,2

Bắc
Tổng


5.014.475 3.741.355

1273.121 1479.521 16.316.910 40,05


14

- Tuy diện tích đất lâm nghiệp ở miền Bắc cịn khá lớn nhưng diện tích
cịn rừng it và chất lượng rừng rất thấp. Cũng vì thế mà diện tích rừng giao
cho cộng đồng không nhiều và phần lớn là rừng nghèo và rừng non.
- Các hoạt động quản lý rừng cộng đồng ở miền Bắc chủ yếu là bảo vệ
rừng, khai thác lâm sản ngoài gỗ. Một số cộng đồng được các dự án hỗ trợ
quản lý rừng đã tiến hành lập được các Kế hoạch quản lý rừng, xây dựng Quy
ước bảo vệ và phát triển rừng, Quy chế quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
và tiến hành các hoạt động bảo vệ rừng và nuôi dưỡng rừng. Rất ít cộng đồng
được khai thác lâm sản [3].
- Khi có các dự án hỗ trợ, quản lý rừng cộng đồng cịn được mở rộng
thơng qua 2 hình thức: Một là, các hộ gia đình góp đất vào tham gia các hoạt
động của dự án (Dự án hỗ trợ trồng rừng cộng đồng tại thôn Suối Ngành, xã
Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình do Trung tâm xúc tiến lâm nghiệp
quốc tế Nhật bản (JIPRO) hỗ trợ từ 2003-2005. Hai là, các hộ gia đình trong
thơn tham gia các hoạt động chung quản lý rừng cộng đồng do Dự án Kfw
pha 3 QUICK WIN, trong hợp phần “Nâng cao năng lực hỗ trợ kỹ thuật quản
lý rừng cộng đồng cho cán bộ quản lý Dự án cấp cơ sở và cán bộ cộng đồng
dân cư thôn” hỗ trợ từ 2008-2011. Các cộng đồng quản lý rừng được các dự
án hỗ trợ trồng rừng nguyên liệu, như trồng rừng nguyên liệu gỗ dăm, gỗ ván
thanh từ Keo Lai; trồng rừng khai thác nhựa Thông; trồng cây lâm sản ngồi
gỗ, như Hồi, Quế, Ba kích, Mây nếp tỏ ra bền vững vì được hưởng lợi từ các
nguồn thu lâm sản, lâm sản ngồi gỗ đang có giá.



×