Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại cây lát mêxicô (cedrela odorata) tại trạm thực hành thực nghiệm lâm sinh miếu trắng quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.51 KB, 76 trang )

1

đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của nhân loại, là một mắt xích quan
trọng trong hệ sinh thái toàn cầu, là yếu tố đảm bảo sự ổn định của các quá trình
sinh thái cơ bản trên trái đất cũng như trong một phạm vi địa phương nào đó.
Mặt khác rừng có vai trò kinh tế thông qua việc cung cấp lâm sản và các
loại đặc sản cho nền kinh tế.
Việt Nam là một nước nhiệt đới, rừng và đất rừng chiếm 2/3 diện tích đất
đai cả nước. Rừng là môi trường sống và là nơi hoạt động của các đồng bào
dân tộc sinh sống ở khu vực vùng cao, nên vai trò kinh tế, bảo vệ môi trường
sinh thái của rừng lại càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, cho đến nay diện
tích rừng nước ta đà và đang bị suy giảm nhanh chóng, ngoài sự tàn phá của
chiến tranh thì nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng cả về số lượng và
chất lượng là do sù can thiƯp v« ý thøc cđa con ng­êi nh­ chặt phá rừng làm
nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số, nạn du canh du cư, nạn khai thác
rừng, săn bắn chim thú rừng bừa bÃi, kinh doanh rừng không hợp lý. Trong
những năm qua Chính phủ Việt Nam ®· ®Èy nhanh tiÕn tr×nh phđ xanh ®Êt
trèng ®åi träc thông qua một số chương trình và dự án lớn như: dự án 327;
chương trình 5 triệu ha rừng, phấn đấu đến năm 2010 độ che phủ của rừng sẽ
đạt 43% trên quy mô toàn quốc. Loài cây được chọn để trồng rừng trong
những dự án trên và trong triến lược phát triển lâm nghiệp 10 năm tới chủ yếu
là nhóm: Keo, bạch đàn, và một số loài cây bản địa có giá trị như cây Lát,
Xoan Mộc, Dái Ngựa, ... Ngoài ra, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
cũng đà nhập nội một số giống cây từ các nước, đưa về trồng thử nghiệm tại
Việt Nam nhằm nâng cao độ che phủ của rừng, cải tạo môi trường sinh thái,
tăng vẻ đẹp cảnh quan, cung cấp gỗ cho các ngành công nghịêp, nhất là trong
giai đoạn hiện nay nhu cầu sử dụng gỗ tăng nhanh. Trong số đó loài cây có
xuất xứ từ vùng nhiệt đới Mexico, mọc tương đối nhanh, có hiệu quả kinh tế



2

cao là cây Lát Mexico (Cedrela odorata họ Meliaceae), là loài cây gỗ được
nhiều người ưa chuộng, là mặt hàng lâm sản có giá trị kinh tế cao trên thị
trường trong nước và quốc tế. Cây có gỗ thớ mịn, màu hồng nhạt, có vân gần
như gỗ Lát hoa, chứa dầu nên không bị mối mọt, ít cong vênh, nứt nổ, làm ván
gép thanh, xẻ ván, làm gỗ bóc... Theo nghiên cứu Mỹ cho thấy loài cây này có
ý nghĩa rất lớn trong y học và nghệ thuật. Gỗ của nó phù hợp và ưa chuộng để
sản xuất các loại đàn ghi ta, đàn vĩ cầm, các loại trống... vỏ cây có chứa các
hoạt chất có thể sử dụng để sản xuất dược liệu như: thuốc giải nhiệt , thuốc
chống sốt rét, thuốc cầm máu, thuốc giun.
Hiện nay cây Lát được trồng thử nghiệm tại Trạm thực nghiệm lâm sinh
Miếu Trắng Quảng Ninh, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La. Rừng trồng sinh
trưởng và phát triển khá tốt.
Theo quyết định số 16/05/QD - BNN ngày 15-3-05 Danh mục các loài
cây chủ u phơc vơ cho rõng s¶n xt theo 9 vïng sinh thái Lâm Nghiệp
trong đó có 2 vùng sinh thái được chọn để trồng loài cây Lát Mexico đó là
vùng §«ng Nam Bé, vïng §ång B»ng S«ng Hång
§Ĩ rõng trång có thể phát triển bền vững, dần tiến tới ổn định gần như
rừng tự nhiên thì công tác chăm sóc, bảo vệ sau khi trồng là hết sức quan
trọng. Do yêu cầu của xà hội chúng ta sẽ gây trồng cây Lát Mexico trên diện
rộng ở các tỉnh, hiện tại và tương lai chúng ta có diện tích rừng cây Lát
Mexico thuần loài khá lớn. Theo đúng quy luật sinh học, khi có nguồn thức ăn
là có sâu hại, có thể thấy rõ điều này khi rừng cây Lát Mexico được hình
thành, một khối lượng thức ăn là lá, thân, cành rất lớn đà tạo điều kiện rất
thuận lợi cho những loài côn trùng đơn thực và hẹp thực sinh sôi và phát triển.
Qua quá trình điều tra sơ bộ đà phát hiện sâu ăn lá, Sâu đục nõn và sâu đục
thân, giai đoạn sâu non của sâu đục thân cây Lát Mexico rất nguy hiểm,
chúng đục thành những lỗ ở xung quanh gốc cây làm cho gốc cây bị chảy
nhựa sùi bọt ra và chết. Vì vậy việc nghiên cứu sâu hại cây Lát Mexico là việc



3

rất cần thiết trước khi chúng ta đưa cây Lát Mexico ra trồng đại trà ở các tỉnh.
Tuy nhiên cho đến nay, nghiên cứu về cây Lát Mexico tập trung chủ
yếu vào việc đánh giá khả năng sinh trưởng trong điều kiện lập địa ở nước ta,
hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu về sâu hại cây Lát Mexico ở rừng
trồng, nên việc đề xuất các biện pháp phòng trừ chúng sẽ gặp nhiều khó khăn
vì thiếu cơ sở khoa học. Chính vì vậy việc nghiên cứu đăc điểm sinh vật học
và sinh thái học sâu hại cây Lát Mexico và đề xuất những biện pháp phòng trừ
có hiệu quả là quan trọng và cần thiết nhằm hạn chế tối đa mức độ gây hại của
chúng; đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Để góp phần thực hiện thành công
chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng tôi tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên
cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài sâu hại cây Lát
Mexico và đề xuất các biện pháp phòng trừ tại Trạm thực hành thực
nghiệm Lâm sinh Miếu Trắng Quảng Ninh.


4

Chương 1
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1. Nguồn gốc xuất xứ của cây Lát Mexico

Đầu thế kỷ XVI, người Tây Ban Nha đà chiếm vùng đất Trung Mỹ và
đặt tên cho một số loài cây gỗ tốt nhất ở đó là Cedro rojo (cây Sồi đỏ) theo
tiếng Tây Ban Nha. Khoa học phân loại sau đó xác định loài cây này thuộc
một chi trong họ Xoan (Meliaceac). Trong đó, nổi tiếng nhất là Cedro blanco
- cây Sồi trắng, nhưng thực chất đây là một loại Hoàng đàn, sau này được đặt

tên lại là Cupressus lindleii, và cây Cedro rojo cây Sồi đỏ, sau này khoa
phân loại đà xác định là một chi trong họ Xoan (Meliaceae), loài này chính là
Lát Mexico. Tuy nhiên, người ta vẫn tôn trọng thói quen ban đầu và người đầu
tiên đặt tên cho nó, nên đà đặt tên cho chi này là Cedrela, trong đó Cedrela
odorata là đáng chú ý nhất.
Cedrela odorata phân bố rộng khắp các vùng sinh thái Trung Mỹ, Nam
Mỹ và các đảo trên vịnh Caribea. Tuy nhiên, khu phân bố tập trung nhất của
loài cây này và cây phát triển tốt nhất là ở Mexico.
1.2. Một số nghiên cứu trên thế giới về sâu hại cây Lát Mexico

Trong thế giới động vật, côn ttrùng là lớp phong phú nhất, gồm khoảng
hơn 1 triệu loài, trong đó hơn 1% số loài được coi là sâu hại. Từ xa xưa con
người đà biết cách phòng trừ côn trùng có hại cũng như lợi dụng côn trùng có
ích để đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
Cho đến nay, các tài liệu liên quan đến côn trùng nói chung và sâu hại
nói riêng được xuất bản khá nhiêu. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài nên tôi
chỉ đề cập đến một số tài liệu có liên quan đến sâu hại Lát Mexico.
Sự xuất hiện của các loài thuộc giống Hypsipyla và mức độ phá hại của
Hypsipyla grandella, một loài gây nhiều thiệt hại cho các cây trồng rừng


5

thuộc họ Xoan cũng như sự phá hại của chúng trên các bộ phận khác nhau của
cây chủ đà được nhiều tác giả đề cập đến ở một số vùng tại Trung Mỹ như:
Hochmut, Manso (1971) [25] đà điều tra tỷ lệ và mức độ hại của một số
loài sâu hại chính ở Cuba, trong đó có mô tả sự phá hại của Hypsipyla
grandella trên hoa của một số loài cây họ Xoan. Menendez, Berrios (1992) [28]
đà mô tả kiểu phá hại mới của H. grandella trên rừng trồng cây Lát Mexico
Cedrela odorata (3 đến 4 năm tuổi) tại Matanzas, Cuba. Kiểu phá hại này bao

gồm đục vỏ và đục phần dưới của thân và thường dẫn đến chết cây.
Berrio, Moreno (1980)[24]; Lara(1980)[26]; Vega, điều tra sâu đục nõn
H. grandella trên cây Lát Mexico Cedrela odorata tại Colombia; kết quả cho
thấy mức độ hại của chúng cao nhất ở cây 2-3 năm tuổi. Việc phòng trừ tương
đối khó khăn, các tác giả đà khuyến cáo nên chuyển các khu vực trồng cây họ
Xoan trên sang mục đích khác để sử dụng thành các bÃi chăn thả kết hợp với
trồng cây. Whitmore et al. (1974) [31] đề cập đến sự phá hại nặng nề của H.
grandella trên Cedrela odorata tại Puerto Rico và người ta đà phải thay thế
bằng Toona ciliata từ Costa Rica và không thấy bị loài sâu này phá hại.
Những nghiên cứu về tác hại và mức độ hại của H. grandella đối với
các loài cây họ Xoan cũng đà được nhiều tác giả công bố:
Roovers (197) [29] đà quan sát và thấy rằng mức độ ưa thích đối với
cây chủ của sâu non và sâu trưởng thành H. grandella t¹i Barinitas, Venezuela
theo thø tù: Cedrela odorata > Cedrela angustifolia > Swietenia macrophylla.
Yamazaki et al. (1990)[32] trong b¸o cáo kết quả điều tra tại vùng Peruvian,
Amazon cho thấy quần thể H. grandella tăng lên nhanh chóng trong mùa mưa
vì cây chủ đâm nhiều nõn mới, trong đó C. odorata bị nặng hơn S.
macrophylla. Những kết quả tương tự cũng được Menendez et al. (1989) [27]
khi quan sát tập tính phá hại của sâu non H. grandella trong điều kiện phòng
thí nghiệm đối với 5 loài cây thuộc họ Xoan: thức ăn thích hợp nhất đối với
sâu non là Cedrela odorata, còn S. macrophylla, S. mahagoni và Khaya sp. lµ


6

thức ăn tương đối thích hợp; nhưng Toona ciliata lại không được coi là nguồn
thức ăn của chúng.
Năm 1959 Chương Chấp Trung [35] đà cho ra đời cuốn "Sâm lâm côn
trùng học" và sau đó từ năm 1965 giáo trình này liên tiếp được viết lại nhiều
lần. Trong các tác phẩm đó đà giới thiệu hình thái, tập tính sinh hoạt và các

biện pháp phòng trừ.
Năm 1991 Nhà xuất bản lâm nghiệp Trung Quốc giới thiệu cuốn sách
Côn trùng rừng Trung Quốc do tác giả Xiao Gangru(Tiên Cương Nhu)[37]
viết trong đó Ông đà mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh vật học và đưa
ra biện pháp phòng trừ của các loài sâu hại cây rừng trồng ở Trung Quốc.
1.3. Một số nghiên cứu ở trong nước
1.3.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái của cây Lát Mexico

Theo Khúc Đình Thành (09/2004) trong Báo cáo tham luận kết quả
gieo ươm và gây trồng cây Lát Mexico:
Lát Mexico là cây gỗ nhỡ, đường kính trung bình đạt 50 60cm, cao
trên 30m. Thân thẳng tròn đều, vỏ nứt dọc nông màu xám trắng, lúc nhỏ vỏ
nhẵn màu xám xanh.
Lá kép lông chim một lần chẵn, mỗi lá kép có từ 8 15 đôi lá chét, lá chét
hình trứng, đuôi lá lệch, đầu lá nhọn dần. Lá có lông mịn màu trắng bao phủ.
Hoa tự xim viên chuỳ mọc ở đầu cành, hoa màu trắng.
Quả nang tách ô, quả có vỏ giả bao bọc, quả khi chín tách thành 5 ô.
Hạt có cánh mỏng.
Lát Mexico là cây rụng lá vào mùa lạnh ở phía Bắc nước ta. Tuy nhiên,
cây nhỏ ít rụng lá và sinh trưởng với tốc độ chậm hơn.
Mùa rụng lá thường từ tháng 1 đến cuối tháng 3. Đầu tháng 3 cây bắt
đầu ra lá non và bước vào mùa sinh trưởng.
Tháng 10, 11 cây bắt đầu ra hoa, quả chín vào tháng 4, 5. Tiến hành thu
hái quả vào cuối tháng 4 hay đầu tháng 5 trên những cây thân thẳng, tròn đều,


7

cây trên 10 tuổi.
Lát Mexico là loài ưa khí hậu nóng ẩm, nhịp độ tăng trưởng mạnh nhất vào

các tháng 7, 8, 9 lµ thêi kú nãng Èm vµ cã tổng diện tích quang hợp là lớn nhất.
Theo kết quả ban đầu, loài cây này có thể gây trồng được trên mọi vĩ độ
của Việt Nam, từ 0 1500m so với mực nước biển.
Là một loài ưa sáng hoàn toàn kể cả ở giai đoạn vườn ươm, nên ánh
sáng càng đủ tăng trưởng càng mạnh. Tính hướng quang mạnh, dễ bị lệch
ngọn nếu chiếu sáng không đều.
Rễ cọc kém phát triển nhưng rễ bàng phát triển mạnh. Khả năng luồn
lách khe đá mạnh như thực vật trên núi đá vôi, chịu gió bÃo khá tốt.
Lát Mexico đòi hỏi đất tơi xốp và thông thoáng, ưa đất giàu Canxi, ưa
đất có phản ứng trung tính đến hơi kiềm, phù hợp với trồng rừng trên các loại
đất phát triển trên đá vôi. Ưa đất ẩm và thoát nước, tầng đất dày trên 50cm,
đất càng giàu dinh dưỡng càng tốt. Rất phù hợp với đất phát triển trên đá
Bazan, đất phù sa bồi tụ, chân sườn núi đá vôi, đất thịt nhẹ phát triển trên đá
Micasit và đá Gneis.
Giai đoạn nảy mầm và mầm non rất dễ bị Sên, Sâu xám, Dế mèn,
Chuột, Chim phá hại, cần tăng cường kiểm tra và xử lý các yếu tố gây hại nói
trên ở giai đoạn ban đầu.
Giai đoạn trưởng thành cần chú ý đến Sâu đục nõn .
Có thể gây trồng thuần loài hay hỗn giao với các loài khác, có thể
chung sống hài hoà với các loài cây bản địa và cây nông nghiệp.
Về điều kiện khí hậu thuỷ văn, loài cây này phù hợp với nơi có lượng
mưa từ 1000 2000mm, nhiệt độ trung bình từ 26 270C.
1.3.2. Lịch sử hình thành rừng Lát Mexico tại khu vực nghiên cứu

Năm 1986, KS Nguyễn Hữu Lộc dẫn nhập Lát Mexico với xuất xứ ở
tỉnh Villa Hermosa, vùng vịnh Caribea và trồng thử tại miền Bắc Việt Nam,
sau 14 năm đường kính thân cây 1,3m đà đạt từ 48- 64cm, đoạn thân dưới cành


8


là 12m, thể tích gỗ hữu ích đạt 1,8 - 2,5m3/cây (theo tài liệu của Phòng Khuyến
lâm - Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và PTNT tháng 6 năm 2002).
Nh­ vËy, víi chÕ ®é nhiƯt Èm ë n­íc ta cây Lát Mexico có khả năng
sinh trưởng khá tốt, không thua kém gì so với vùng nguyên sản. Đây là một
trong những kết quả hiếm hoi sau nhiều năm cố gắng di thực, nhập nội, và
trồng thử nghiệm ở Việt Nam của một số nhà khoa học say mê và tâm huyết
với sự nghiệp phát triển rừng theo xu thế bền vững kết hợp với bảo vệ môi
trường và hiệu quả kinh tế. Mặc dù cây Lát Mexico đà được dẫn giống và
trồng thử nghiệm ở Việt Nam và được đánh giá là loài cây có nhiều ưu việt,
song cho đến nay, với số lượng cây còn lại rất ít ỏi nên việc đánh giá về mặt
lâm sinh cũng như khả năng tạo giống phục vụ cho việc mở rộng diện tích còn
thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn . Vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu kỹ thuật gieo
ươm và trồng thử nghiệm trên phạm vi rộng lớn là việc làm cần thiết và có ý
nghĩa thực tiễn trong chiến lược kinh doanh gỗ lớn ở nước ta.
Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Hội đồng khoa học Bộ
Nông nghiệp và PTNT, trường Trung Cấp Lâm Nghiêp Quảng Ninh đà tiến
hành thực hiện đề tài '' Gieo ươm và trồng thử nghiệm cây Lát Mexico" tại
Trạm thực nghiệm Lâm Sinh - Miếu Trắng - Quảng Ninh.
Mô hình trồng thử nghiệm được tiến hành từ tháng 9 năm 2000 với diện
tích là 20,6 ha. Các công thức trồng thử nghiệm được bố trí ở độ dốc từ 10 250, tầng đất trung bình 45 - 50 cm, đất feralit phát triển trên đá mẹ sa thạch,
hơi chua. Hàng năm đo đếm số liêu về sinh trưởng và kiểm tra tỷ lệ sống của
cây. Kết quả trồng thử nghiệm các mô hình như sau:
+ Mô hình thử nghiệm trồng năm 2000 : Diện tích thi công 7 ha trên đối
tượng đất cải tạo rừng tự nhiên ( công thức 2).
Do trồng muộn vào tháng 9 nên những tháng còn lại trong năm hầu như
cây ngừng sinh trưởng và rụng lá hoàn toàn, đến mùa xuân năm sau, cây đâm
chồi và sinh trưởng mạnh từ cuối tháng 4 - 10.



9

Kết quả kiểm tra sau 6 tháng, tỷ lệ sống đạt 90%, sau 15 tháng tuổi HVN
đạt 1,2m.
+ Mô hình thử nghiệm trồng năm 2001:
Diện tích trồng 6,6 ha trên đối tượng đất trống, thực bì cây bụi chiếm ưu
thế (công thức 1)
Kết quả sinh trưởng thấp hơn nhiều so với mô hình trồng năm 2000. Sau
6 tháng tỷ lệ sống chỉ đạt 75%, 12 tháng tuổi chiều cao đạt 0,95m, sau 24
tháng tuổi đạt chiều cao 1,5m. Nguyên nhân chủ yếu có thể đất đai chưa thật
phù hợp, đất có ràng ràng, sim mua là thực vật chỉ thị đất chua không thích
hợp với loài cây này.
+ Mô hình trồng thử nghiệm 2002:
Diện tích thi công 7 ha trên đối tượng đất sau khai thác trắng rừng keo
tai tượng luân kỳ 1( công thức 3)
Kết quả cho thấy sau khi trồng keo tai tượng luân kỳ 1, đất đai đà được cải
thiện, độ chua của đất đà phần nào được giảm xuống. Sau 18 tháng HVN đạt
2,14m, tỷ lệ sống đạt 75 - 85%.
Do đối tượng nghiên cứu còn rất mới mẻ, chưa có nhiều mô hình trồng
với những phương thức khác nhau, trồng trên các điều kiện địa hình và đất đai
khác nhau... nên việc đánh giá sinh trưởng của các lâm phần Lát Mexico trong
giai đoạn đầu (2 - 4 năm tuổi) cũng chỉ dừng ở nội dung so sánh sự khác nhau
về sinh trưởng đường kính, chiều cao bình quân của lâm phần trồng trên 3 mô
hình như đà nêu ở trên.
1.3.3. Một số nghiên cứu về sinh trưởng của cây Lát Mexico

Báo cáo của Nguyễn Hữu Lộc (2001) [9] cho thấy, Lát Mexico là cây
ưa sáng, mọc nhanh, thích hợp khí hậu nóng ẩm mưa nhiều; thích hợp gây
trồng trên các loại đất phát triển trên đá Bazan, đất phù sa sông suối, đất phát
triển trên đá vôi, đặc biệt là núi đá vôi. Có thể gây trồng Lát Mexico thuần

loài hay hỗn giao với các loài khác như: Keo, Sấu. Có thể sử dụng L¸t Mexico


10

là cây che bóng cho Cà phê, Ca cao,Trồng phân tán trên đường phố, công
viên, vườn trại nông thôn đồng bằng và miền núi.
Báo cáo của Khúc Đình Thành (2001) [14] đưa ra một số phương pháp
tạo cây con và một số mô hình trồng rừng theo các công thức thí nghiệm.
Theo đó cây trồng trên đối tượng đất còn tính chất của đất rừng tự nhiên là tốt
nhất, với kết quả đo đếm sau 15 tháng đạt tỷ lệ sống 90%, đường kính
gốc(D00) là 3,1cm, chiều cao vút ngọn (HVN) là 1.21cm.
Năm 2003, Phạm Đôn - trường Đại học lâm nghiệp thực hiện đề tài
''Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của quần thể Lát Mexico trồng thuần
loài ở Uông Bí - Quảng Ninh'' rút ra nhận xét sau:
- Điều kiện gây trồng cây Lát Mexico tương đối phù hợp với nguyên sản,
tuy nhiên về đất đai còn chua, nhiệt độ còn thấp. Đây là 2 yếu tố cơ bản hạn
chế sự phát triển của Lát Mexico. Sự hạn chế này biểu hiện ở sự phân hoá cây
rừng còn lớn. Tuy vậy có nhiều yếu tố thuận lợi về điều kiện lập địa và biên độ
sinh thái loài Lát Mexico khá rộng nên với kết quả về tăng trưởng bình quân
đường kính là 1.54 cm/năm, chiều cao là 1,08 m/năm, những mô hình đà trồng
thử nghiệm ở Uông Bí - Quảng Ninh có thể chấp nhận được trong sản xuất.
- Tác giả đà khuyến nghị một số vấn đề rất thiết thực như: Cần tăng cường
bón vôi trước khi trồng, trong điều kiện đất còn xấu, nên trồng mật độ cao trên
3000 cây/ha. Từ những kết quả đà trồng, tác giả nhất trí việc trồng cây rễ trần
với thời gian nuôi cây ở vườn ươm trên 1 năm và cuốc hố rộng 50 x50x50cm.
Theo báo cáo kết quả và kinh nghiệm trồng cây bản địa ở Thanh hoá
của Ban quản lý dự án KFW4 tại hội thảo ''Trồng cây bản địa tại tỉnh Thanh
Hoá và Nghệ An'' cho thấy: Vụ thu năm 2003 đà trồng 15ha lát Lát Mexico tại
lâm trường Tĩnh Gia, thị xà Bỉm sơn, và Sư đoàn 390 trên đất feralit màu vàng

phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, độ dầy tầng đất trung bình. Trồng với
mật độ thưa 715 cây/ha. Kết quả sau 10 tháng tuổi đạt tỷ lệ sống cao 90%,
chiều cao vót ngän 70cm, ®­êng kÝnh gèc 3,5cm.


11

Xí nghiệp giống Lâm nghiệp vùng Bắc Tung Bộ - Quảng Bình đà sử
dụng thuốc kích thích dạng bột AIB và ABTI nồng độ 500ppm để thúc rễ hom
Lát Mexico, sau khi chấm thuốc thì giâm ngay vào bầu. Kết quả báo cáo tại
hội nghị khuyến lâm năm 2003 tại Tam Kỳ- Quảng Nam Đà Nẵng với tỷ lệ ra
rễ đạt trên 85%. Đơn vị đà tạo hàng trăn ngàn cây con cung cấp cho việc trồng
rừng tại một số lâm trường ở Quảng Bình.
Phòng khuyến lâm, Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đà có những tài liệu tổng hợp kinh nghiệm về kỹ thuật gieo ươm,
những hướng dẫn kỹ thuật xây dựng vườn cung cấp hom Lát Mexico với mục
đích tăng nhanh số lượng hom có thể lấy trên một cây, đồng thời đề xuất các
phương thức lâm sinh áp dụng cho lâm phần Lát Mexico và những đề xuất về
khả năng có thể trồng được Lát Mexico ở một số địa bàn trọng điểm như :
+ Vùng Cà phê ở phía Nam: Mặc dù mùa khô kéo dài đến 5-6 tháng
nhưng do chế độ nước của đất đỏ Bazan nên cây Lát Mexico có thể duy trì
nhịp độ tăng trưởng 6-7 tháng. Đây là loài có xuất xứ từ vùng nóng và khô nên
tin chắc vào phía Nam khả năng tăng trưởng sẽ tốt, ra hoa kết quả sớm hơn so
với vùng Lạng Sơn ở ngoài Bắc. Nếu trồng xen vào vườn cà phê đà trưởng
thành sẽ tạo nên quan hệ hỗ trợ, che bóng cho cà phê, hạn chế Sâu đục nõn và
tạo cho Lát Mexico khúc thân thẳng và dài, dẫn đến nâng cao chất lượng gỗ.
Nếu trồng xen làm cây che bóng cho cà phê sẽ tận hưởng được chế độ chăm
sóc, tưới bón cho cà phê. Những cây Lát Mexico che bóng cho vườn cà phê, ca
cao ở Mexico đà đạt tới đường kính 70 - 80cm, cây cao to, tán gọn, khúc thân
cho gỗ khá dài.

+ Vùng Cao su: Mọi vùng khí hậu phù hợp với cây cao su ( trừ vùng đất
xám có độ pH thấp ) đều phù hợp với cây Lát Mexico. Cây cao su không cần
che bóng và thực chất không chịu che bóng, vấn đề phát triển cây Lát Mexico
ở vùng cao su thực chất là chia sẻ và tận hưởng điều kiện đất đai phù hợp với
cây Lát Mexico. Để phát triển cây Lát Mexico ở vùng này cần có những khảo


12

nghiểm để xác định cơ cấu, cấu trúc lâm sinh và đánh giá hiệu quả kinh tế.
+ Vùng Chè: Đất đai khí hậu vùng trồng chè về cơ bản đáp ứng yêu cầu
để cây Lát Mexico sinh trưởng tốt. Mặt khác, cây chè cần được che bóng
trong điều kiện vừa phải để phát triển bình thường, vì vậy có thể trồng cây Lát
Mexico làm cây che bóng cho chè với mật độ thích hợp, hoặc trồng bao lô
vừa có tác dụng phòng hộ, vừa tăng thu nhập từ gỗ, giảm được sâu bênh hại . ở
nhiều tỉnh vùng trung du, những nương chè năng xuất thấp do kinh doanh
nhiều chu kỳ đà dẫn đến sự thoái hoá đất, vì vậy có thể thực hiện chế độ luân
canh chè và cây gỗ như Lát Mexico để cải thiện đất.
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy: Mặc dù chưa có những mô
hình trồng khảo nghiệm loài cây Lát Mexico trên một diện tích rộng lớn,
nhưng kết quả bước đầu dẫn nhập giống và trồng thử nghiêm đến nay cho thấy
Lát Mexico có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện lập địa ở Việt Nam.
Những thông tin về hướng dần kỹ thuật, định hướng về phương thức lâm
sinh và kết quả bước đầu trồng thử nghiệm Lát Mexico ở một số mô hình
trồng thử nghiêm là hết sức quý báu trong quá trình nghiên cứu.
1.3.4. Một số nghiên cứu về sâu bệnh hại cây Lát Mexico

Nguyễn Văn Độ (2003) đà nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và
biện pháp quản lý tổng hợp Sâu đục nõn Hypsipyla robusta hại cây Lát hoa.
Trong đó tác giả cũng đà phát hiện ra loài Sâu đục nõn Hypsipyla grandella

hại cây Lát Mexico nhưng chưa đi sâu vào mô tả hình thái, sinh thái của loài
sâu hại này.
Bắt đầu từ năm 2000, Lát Mexico được trồng thử nghiệm tại Trạm thực
nghiệm Lâm Sinh Miếu Trắng Quảng Ninh với diện tích 20,6 ha. Lâm trường
Hữu Lũng - Lạng Sơn trồng 5 ha trong năm 2002. Tại thị xà Tam Điệp - Ninh
Bình trồng năm 2004, các tỉnh Nghệ An, Bắc Kạn và một số tỉnh phía Nam
ghi nhận loài cây này sinh trưởng nhanh, phù hợp đất đai khí hậu nhiều vùng.
Về nghiên cứu sâu bệnh hại ở Việt Nam có rất ít tài liƯu nghiªn cøu vỊ


13

mảng này. Tài liệu chính thức ghi nhận được về nghiên cứu sâu bệnh hại là
chuyên đề của Đoàn Xuân Huy: "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học
của sâu bệnh hại lá cây Lát Mexico giai đoạn vườn ươm trường Đại học Lâm
Nghiệp, 2005" phát hiện 6 loài sâu hại vườn ươm, 1 loại bệnh. Trong đó Sâu
hại cây Lát Mexico có 6 loài:
1. Bướm trắng: Pieris canidia Butler thuộc họ Bướm phấn (Pieridae),
bộ cánh vảy (Lepidoptera).
2. Sâu róm nhỏ: Ivela ochropoda Evermann thuộc họ Ngài độc
(Lymantriidae), bộ Cánh vảy (Lepidoptera).
3. Ong Eurytoma sp. (Chưa giám định được loài) thuộc họ
(Eurytomidae), bộ Cánh màng (Hymenoptera).
4. Nhộng của sâu sp. (Chưa giám định được loài).
5. Châu chấu tre chân xanh: Hieroglyphus tonkinensis Bol thuộc họ
Châu chấu( Acrididae), bộ Cánh thẳng (Orthoptera).
6. Dế mèn nâu nhỏ: Gryllus testaceus Walker thuộc họ Dế mèn
(Gryllidae), thuộc bộ Cánh thẳng (Orthoptera).



14

Chương 2
Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu
2.1. Điều kiện tự nhiên - dân sinh kinh tế
2.1.1. Vị trí địa lý

Khu vực rừng trồng Miếu Trắng - Uông Bí - Quảng Ninh có toạ độ địa
lý: 21003' đến 21006' vĩ độ Bắc, 106004' đến 106009' kinh Đông.
Ranh giới tự nhiên được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp khoảnh 76, 50, 46 thuộc phân trường 5 lâm trường
Uông Bí
- Phía Nam giáp Phường Bắc Sơn - Thị xà Uông Bí.
- Phía Đông giáp khu rừng 12 khe và lâm trường Hoành Bồ.
- Phía Tây giáp khoảnh 51, 66 thuộc phân trường 5 lâm trường Uông Bí.
2.1.2. Địa hình

Khu rừng Miếu Trắng được bao quanh bởi hai dÃy núi chính chạy theo
hướng Bắc- Nam, dÃy thứ nhất có đỉnh cao là 495m, dÃy thứ hai có đỉnh cao là
360m so víi mùc n­íc biĨn. ë gi÷a khu rõng cã đường trục chính dài 60km
chạy men theo suối có nước chảy quanh năm, có độ dốc trung bình từ 15- 300.
2.1.3. Khí hậu thuỷ văn

Theo tài liệu của Đài khí tượng Quảng Ninh, khu vực nghiên cứu chịu
ảnh hưởng cơ bản của khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong một năm có 4 mùa rõ rệt:
- Mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau): chịu ảnh hưởng của
khối không khí cực đới nên vào đầu mùa thường lạnh và ít mưa, khô, đôi khi
xuất hiện sương mù. Cuối mïa hay cã m­a phïn, thêi tiÕt ©m u, Èm thấp.
- Mùa Xuân (tháng 4): Đây là thời kỳ gioa tranh của các khối không
khí cực đới và nhiệt đới, xuất hiện mưa dông thường xuyên.

- Mùa Hạ (tháng 5 đến tháng 9): Chịu ảnh hưởng chính của các khối
không khí xích đạo, áp cao nên đầu mùa thường có mưa dông, mưa rào. Giữa


15

mùa thường xuất hiện bÃo, giải hội tụ, xoáy thấp, nhưng hiện tượng này giảm
dần về cuối mùa.
- Mùa Thu (tháng 10): Chịu ảnh hưởng của rìa áp cao lạnh, thời gian
này mưa dông, bÃo giảm dần, trời trong xanh và khô. Đây là thời kỳ quá độ từ
mùa Hạ sang mùa Đông.
Các chỉ tiêu nhiệt độ không khí bình quân, độ ẩm không khí bình
quân, tổng lượng mưa bình quân của các tháng trong năm tại khu vực nghiên
cứu (Uông bí - Quảng Ninh) được thể hiện ở biểu sau:
Biểu 2.1: Các chỉ tiêu khí hậu trong năm
Nhiệt độ không khí

Độ ẩm không khí

Tổng lượng mưa

bình quân (0C)

bình quân(W%)

bình quân(mm)

1

15.6


80

62.1

2

16.8

83

40.7

3

24.2

85

25.1

4

26

88

44.2

5


31

84

104.6

6

32

83

348.6

7

28.2

84

561.1

8

28.7

86

128.9


9

27.4

81

182.3

10

25.6

75

94

11

19.8

73

64

12

18.1

81


58.6

Năm

24,62

82

1382

Tháng

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Uông Bí - Quảng Ninh)
Từ số liệu trên, chúng tôi vẽ biểu đồ Gaussen - Wallte:


16

Lượng mưa

Nhiệt độ & độ ẩm

600

300

500

250


400

200

300

150

200

100

100

50

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Lượng mưa
Độ ẩm
Nhiệt độ

0
Tháng

Hình 2.1: Biểu đồ Gaussen - Wallte khu vực
Uông Bí - Quảng Ninh.
Với ảnh của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều về mùa hè, hanh

khô kéo dài về mùa đông, khu vực Miếu Trắng tương đối để phát triển sản
xuất nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, mưa bÃo tập trung, địa hình dốc là nguyên
nhân chính gây ra xói mòn, úng lụt huỷ hoại đất, ngoài ra do ảnh hưởng của
việc khai thác than, sản xuất nhiệt điện làm ô nhiễm đất, nước, không khí,....
đà tác động xấu đến sản xuất nông - lâm nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh
tế của cả khu vực nói chung.
2.1.4. Đất đai

Đất ở khu vực Miếu Trắng có 7 loại chính thuộc hai nhóm đất: đất tại
chỗ và đất bồi tụ phát triển trên sỏi sạn kết và sa thạch. Phần lớn độ sâu trung
bình của tầng đất là 0,5 - 1,0m . Độ phì của đất thuộc loại trung bình.
2.1.5. Thực vật

Quần thể thực vật rừng Miếu Trắng tương đối phong phó, gåm trªn


17

300 loài thuộc 86 họ, trong đó có những loài chiÕm ­u thÕ vỊ sè loµi nh­ hä
Long N·o (Lauraceae), hä Vang (Caesalpiniaceae), hä Sim ( Myrtaceae), hä
Ba m¶nh vá (Euphorbiaceac), họ Sồi Dẻ (Fagaceae); có nhiều loài chiếm ưu
thế về về cá thể như loài Lim Xanh ( Erythrophloeum fordii), Táu ruối (Vatica
tonkinensis), Trám trắng ( Cinarium album), Song, Mây, Ba kích...
Khả năng tái sinh rừng mạnh, mật độ cây tái sinh có chiều cao trên 2m
khoảng 2000 cây. Những loài tái sinh ưu thế như Táu ruối, Nanh chuột, Ba
bét, Vân Nam, Tranh, Kháo, Dẻ, Ràng ràng mít, Vông ...Tổ thành loài cây gỗ
ưu thế gần giống tổ thành loài cây ưu thế tái sinh.
2.1.6. Điều kiện dân sinh - Kinh tÕ - X· héi

D©n c­ tró trong khu vực Miếu Trắng phân bố thưa thớt ở hai khu vực chính.

- Khu vực Đồng Bống ở phía Bắc có hơn 100 nhà dân nằm sát bìa rừng
cạnh trục đường 18B từ huyện Hoành Bồ sang, song dân ở vùng này chủ yếu
là nông dân nằm trong tổ chức HTX nông nghiệp và 20 hộ công nhân ngành
than ở quanh khu vực. Xa hơn nữa về phía Đông là vùng mỏ than Vàng Danh,
phía Nam là thị xà Uông Bí hoạt động chủ yếu là các ngành công nghiệp điện
và than cho nên nhu cầu gỗ nhu cầu gỗ ở khu vực là khá lớn. Thu nhập chính
của người dân trong khu vực là khai thác than và vào rừng khai thác trộm gỗ
săn bắn.
Nhìn chung người dân trong khu vực còn nghèo, việc buôn bán không
thuận lợi, nguồn sống duy nhất của nhiều hộ gia đình chủ yếub là phụ thuộc
vào rừng. Tuy nhiên, khu vực nằm trong vùng công nghiệp than và điện mà
trong đó than là chđ u. Qua theo dâi thÊy r»ng mét khi c«ng việc của ngành
than gặp khó khăn thì sức ép đối với rừng ngày càng tăng lên.
2.2. Đặc điểm của rừng trồng cây Lát Mexico Cedrela odorata trong
khu vực nghiên cứu

Trồng thử nghiệm cây Lát Mexico được tiến hành từ tháng 9 năm 2000
tai Trạm thực hành thực nghiệm Lâm Sinh Miếu Trắng Quảng Ninh. Mô hình


18

bố trí trên các điều kiên lập địa sau:
- Trồng trên đất trống, thực bì cây bụi và cỏ dại. (Công thức 1).
- Trồng trên đất cải tạo rừng tự nhiên, đất tốt và mang nhiều tính chất đất
rừng tự nhiên, tầng đất tơi xốp (Công thức 2).
- Trồng trên đất luân kỳ II rừng trồng keo tai tượng (sau khi khai thác
trắng rừng keo tai tượng luân kỳ I) (Công thức 3).
* Mô hình trồng năm 2000
- Diện tích thi công 7 ha trên đối tượng đất cải tạo rừng tự nhiên

(Công thức 2).
* Mô hình trồng năm 2001
- Diện tích thi công 6,6 ha trên đối tượng đất trống, thực bì cây bụi
(Công thức 1).
* Mô hình trồng năm 2002
Diện tích thi công 7 ha trên đối tương đất sau khi khai thác trắng rừng
keo tai tượng luân kỳ 1 (Công thức 3).
Kết quả cho thấy Lát Mexico thích hợp với đất phát triển trên đất
baran, đất phù sa sông suối, đất phát triển trên đá vôi, đất còn mang tính chất
đất rừng tự nhiên, đất đà qua trồng keo tai tượng luân kỳ I. Đất feralit tầng
mỏng thoái hoá, thường chua không thích hợp cho loài cây này. Nhìn chung
cây Lát Mexico ở đây sinh trưởng và phát triển trung bình, trong khi đó xuất
hiện các loài sâu bệnh hại vì vây công tác điều tra sâu bệnh hại cần được tiến
hành thường xuyên, liên tục đặc biệt là sau 2 năm trồng. Nhằm xác định các
loài sâu bệnh hại nghiêm trọng trọng trong từng giai đoạn, từ đó đưa ra các
biện pháp phòng trừ thích hợp, đảm bảo cho rừng cây Lát Mexico sinh trưởng
phát triển tốt và ổn định môi trường sinh thái.


19

Chương 3
Mục tiêu - Đối tượng - Nội dung
và Phương pháp nghiên cứu
3.1. Mục tiêu

- Xác định một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của loài sâu
hại chủ yếu cây Lát Mexico
- Đề xuất các biện pháp phòng trừ đối với loài sâu hại chủ yếu
3.2. Đối tượng nghiên cứu


- Sâu hại cây Lát Mexico (Cedrela.odorata)
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Xác định thành phần loài sâu hại cây Lát Mexico

- Thành phần loài sâu hại và thiên địch
- Các loài sâu hại chủ yếu
3.3.2. Đặc điểm hình thái của loài chủ yếu gây hại cây Lát Mexico

- Mô tả đặc điểm hình thái của từng pha
3.3.3. Đặc điểm sinh vật học của loài sâu hại chủ yếu

- Pha truởng thành.
- Pha trứng.
- Pha sâu non .
- Pha nhộng.
3.3.4. Đặc điểm sinh thái học của loài sâu hại chủ yếu

3.3.4.1. Quan hệ của sâu hại chủ yếu với yếu với yếu tố khí tượng thuỷ văn
- Nhiệt độ
- Độ ẩm không khí
- lượng mưa
3.3.4.2. Quan hệ dinh dưỡng của loài sâu hại chủ yếu


20

3.3.4.3. Quan hệ của của loài sâu hại chủ yếu với thiên địch
3.3.5. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp điều tra giám sát loài sâu hại
chủ yếu

3.3.6. Đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu hại cây Lát Mexico
3.4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nội dung trên phương pháp nghiên cứu được tiến hành
theo 2 bước : Ngoại nghiệp và nội nghiệp theo giáo trình điều tra, dự tính dự
báo sâu bệnh trong lâm nghiệp [11].
3.4.1. Ngoại nghiệp

Công tác chuẩn bị phục vụ cho điều tra:
- Tài liệu: Bao gồm bản đồ địa hình, tài liệu khí tượng thuỷ văn, và tài
liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Dụng cụ: Bao gồm dao, cuốc, thước đo, cồn bảo quản mẫu, hộp đựng
mẫu vật, và các biểu điều tra.
3.4.1.1. Điều tra sơ bộ
Mục đích của điều tra sơ bộ là nắm được một cách khái quát về tình hình
phát sinh, phát triển của sâu hại làm cơ sở để xác định công tác điều tra tỉ mỉ.
Điều tra sơ bộ được tiến hành trên tuyến điều tra.
Tuyến điều tra phải giúp nhanh chóng có được kết quả đại diện cho khu
vực nghiên cứu. Vì vậy tuyến điều tra phải đi qua các diện tÝch rõng trång L¸t
Mexico kh¸c nhau vỊ c¸c u tè địa hình, dạng thực bì, thời gian trồng.
Căn cứ vào bản đồ hiện trạng rừng tôi lập một tuyến điều tra và đánh dấu trên
bản đồ. Do cây Lát Mexico được trồng thành những lô nhỏ tách biệt nhau nên
tại mỗi lô tôi coi là một điểm điều tra. Đi dọc tuyến đến mỗi điểm điều tra
dừng lại ước lượng nhanh về tình hình sâu hại (thành phần loài, mật độ, tỷ lệ
có sâu) làm cơ sở để lựa chọn ®iĨm tiÕn hµnh ®iỊu tra tû mØ. Sau khi ®iỊu tra
sơ bộ tôi xác định được 6 điểm để tiến hành điều tra tỷ mỉ. Sơ đồ bố trí các
điểm ®iỊu tra ®­ỵc thĨ hiƯn trong biĨu 3.1 (Trang sau).


21


3.4.1.2. Điều tra tỉ mỉ
Mục đích của điều tra tỷ mỷ là thu thập các thông tin về sâu hại phục
vụ cho dự tính dự báo, nghiên cứu đặc điểm sinh vật học sinh thái học của các
loài sâu hại và các loài thiên địch.
- Phương pháp xác định ÔTC:
Ô tiêu chuẩn là một diện tích được chọn ra để thực hiện các phương
pháp thu thập thông tin đại diện cho khu vực cần điều tra. Về nguyên tắc
chung ô tiêu chuẩn phải đảm bảo đại diện cho các lâm phần rừng cần điều tra.
Ô tiêu chuẩn cần có diện tích, số cây đủ lớn, các đặc điểm về đất đai, thực bì
... đại diện cho các khu vực cần điều tra.
Điều tra đặc điểm ô tiêu chuẩn: Bao gồm các đặc điểm về địa hình, thực
địa, thực vật, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đà sử dụng, vv ... Đây là những
yếu tố sinh thái trực tiếp tạo nên vùng vi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của cây cũng như sự phát sinh, phát triển của các loài côn trùng. Khi
điều tra đặc điểm ô tiêu chuẩn có kế thừa số liệu từ hồ sơ trồng rừng để thu
được các chỉ tiêu về đặc điểm ô tiêu chuẩn.
Tổng diện tích rừng trồng cây Lát Mexico là 20,6 ha, phân tán ở 4 vị trí
khác nhau, tình hình thực bì, địa hình tương đối đồng nhất, độ dốc trung bình,
chúng tôi quyết định điều tra 3% tổng diện tích (gần bằng 0,6 ha). Với diện
tích ÔTC là 1000 m2 (20m x 50m). Số ÔTC đà lập là 6 ô. Các ÔTC được miêu
tả trong biểu 3-1.
Biểu 3.1: Đặc điểm của ô tiêu chuẩn trong khu vực nghiên cứu
TT

ÔTC
Đặc điểm

1


2

3

4

5

6

1

HVN (m)

2.0

1.7

2. 5

2.75

2.5

1.5

2

D00 (cm)


3.75

3.5

5

5.5

4.75

2.7

3

Độ cao

60

20

40

55

60

30


22


tuyệt đối (m)
4

Độ dốc (0)

20

20

25

10

25

15

5

Năm trồng

2000

2002

2002

2002


2003

2002

6

Phương thức trồng

Thuần

Thuần

Hỗn

Thuần

Thuần

Hỗn

loài

loài

giao

loài

loài


giao

7

Hướng phơi

Bắc

Nam

Tây

Đông

Đông

Tây

Nam

Nam

Nam

Nam

8

Vị trí


Sườn đồi

Chân

Sườn

Chân

Chân

Sườn

đồi

đồi

đồi

đồi

đồi

Sim

Ba soi,
Đom
9

Cây bụi thảm tươi


đóm, Cỏ
lào, Cỏ
tranh

10

Đất

Sim,

Sim,

Mua,

Sim,

Sim,

Cỏ

Cỏ

Lau

Cỏ

Cỏ

tranh,


tranh,

chít,

tranh,

tranh,

Ba soi

Ba soi

Cỏ

Ba soi

Ba soi

tranh
Feralit phát triển trên đá mẹ sa thạc sét

- Xác định cây tiêu chuẩn:
Cây Lát Mexico tại khu vực nghiên cứu được trồng theo hàng nên khi
chọn cây tiêu chuẩn chúng tôi tiến hành theo phương pháp ngẫu nhiên hệ
thống, cứ cách một hàng điều tra một hàng, trong hàng được chọn cứ 5 cây
điều tra một cây. Các cây tiêu chuẩn được đánh dấu bằng sơn đỏ để lần sau
không bị lặp lại.
- Điều tra số lượng sâu hại:
Do cây tiêu chuẩn có chiều cao trung bình thấp, mặt khác thời gian
thực hiện đề tài là vào cuối mùa đông đầu mùa xuân nên lá cây rụng hết và bắt

đầu ra ngọn non, lá ít, cây phân cành nhánh ít, tán lá nhỏ, nên mẫu điều tra là
toàn bộ cây. Tôi đà chọn 30 cây tiêu chuẩn làm mẫu điều tra và thực hiện biện
pháp đo điếm trực tiếp trên cây tiêu chuẩn. Kết quả thu được ghi vào MÉu biÓu


23

02: Điều tra thành phần số lượng sâu hại lá (được trình bày ở phần phụ biểu).
Sau khi điều tra xong thành phần, số lượng sâu hại và thiên địch tôi tiếp
tục điều tra mức độ gây hại của chúng, cách làm như sau:
Do cây tiêu chuẩn có số lượng lá ít, vì vậy chúng tôi tiến hành điều tra
toàn bộ cây. Kết quả ghi vào mẫu biểu 03: Biểu điều tra mức độ hại lá (được
trình bày ở phần phụ biểu).
Công thức tính R% là mức độ bị hại trung bình được trình bày ở phần
nội nghịêp. Sau khi điều tra xong mức độ gây hại của sâu hại lá chúng tôi tiếp
tục điều tra thành phần, số lượng sâu hại thân, cành, ngọn. Phương pháp được
tiến hành như sau:
Điều tra sâu hại ngọn, thân, cành
Trước hết trên các cành của cây điều tra dựa vào các dấu vết, triệu
chứng để tính tổng số cành, tổng số ngọn bị hại so với tổng số cành, tổng số
ngọn của cây điều tra. Kết quả được ghi vào mẫu biểu 04: Biểu điều tra sâu
hại ngọn, hại thân (được trình bày ở phần phụ biểu).
Đối với sâu hại thân quan sát, xác định chính xác vị trí gây hại cách gốc
bao nhiêu cm, tiến hành đếm số lượng lỗ đục có phân và vết nhựa thân cây
chảy ra, lựa chọn một số cây chẻ ra để bắt sâu non, và xem vị trí đường đục
của sâu non.
Kết quả thu được ghi vào mẫu biểu 05: Biểu điều tra sâu đục thân(được
trình bày ở phần phụ biểu).
Căn cứ vào số liệu trong biểu sẽ tính được tỷ lệ phần trăm thân, cành, ngọn bị
hại so với tổng số cây, số cành, số ngọn điều tra. Ngoài ra ta có thể tính được

mật độ và tỷ lệ có sâu của từng loài sâu hại trong ô.
Để đánh giá mức độ gây hại ta dựa vào các tiêu chuẩn sau:
Cấp O : Không bị h¹i

0%

CÊp I : H¹i nhĐ

D­íi 10%

CÊp II : H¹i võa

Tõ 10 - 25%


24

Cấp III : Hại nặng

Từ 26 - 50%

Cấp IV: Hại rất nặng

> 50%

- Điều tra sâu dưới đất:
Sâu ở dưới đất rừng bao gồm các loài sâu non của họ Bọ hung
(Scarabaeidae), họ Vòi voi (Curculionidae), Sâu xám họ ( Noctuidae)...
chuyên sống ở trong đất ăn rễ cây, các loài mối, dế, gián và các loài sâu
trưởng thành của họ bä hung th­êng c­ tró vµ sinh sèng trong líp thảm mục.

Để xác định thành phần, số lượng và sự phân bố của các loài sâu ta tiến
hành điều tra trên các ô dạng bản.
Lập ô dạng bản có diện tích 1m2, vị trí của ô dạng bản được bố trí ở
dưới tán cây tiêu chuẩn đà được chọn. Sau đó tiến hành điều tra theo các bước:
Dùng dao bới kỹ cỏ và thảm mục trên mặt đất để tìm kiếm sâu, sau đó gạt cỏ
và thảm khô cuốc từng lớp đất mặt 10cm, đất được cuốc lên bóp nhỏ để tìm
sâu, sau đó được kéo lần lượt về phía ngoài của ô và cứ cuốc đến khi nào hết
sâu thì thôi. Các mẫu vật điều tra của lớp đất được ghi chép riêng. Kết quả
được ghi vào mẫu biểu 06 : Biểu điều tra sâu dưới đất (được trình bày ở phần
phụ biểu).
- Phương pháp thu thập mẫu, xử lý tạm thời mẫu thu được
Để thu được các mẫu điều tra tôi chuẩn bị dụng cụ cần thiết, đặc biệt
là các lọ nhựa có đục lỗ. Bên ngoài lọ nhựa có ghi vị trí của điểm điều tra.
Theo phương pháp nghiên cứu tôi tiến hành thu thập mẫu trên đối tượng điều
tra để vào trong lọ nhựa sau đó bảo quản cẩn thận các mẫu thu được, rồi mang
về giám định ngay hoặc có thể tiến hành nuôi sâu trong phòng để nghiên cứu
thêm các đặc điểm về hình thái, sinh vật học của loài.
3.4.2. Nội nghiệp

Công tác nội nghiệp bao gồm 2 phần:
3.4.2.1. Phương pháp bảo quản mẫu
Mục đích bảo quản mẫu giữ cho mẫu không bị thối rịa, biÕn d¹ng chê


25

giám định tên các loài mà ta chưa biết rõ hoặc ta chưa biết tên loài. Mẫu côn
trùng thu thập được ngâm vào lọ đựng dung dịch cồn 900 hoặc dung dịch
formaldehyde. Các lọ được đánh dấu từ Sp1 cho đến hết. Riêng với sâu trưởng
thành thuộc bộ cánh cứng mẫu được phơi sấy trước khi bảo quản.

3.4.2.2. Phương pháp nuôi sâu hại và thiên địch
Mục đích của việc nuôi sâu để quan sát từng giai đoạn phát triển của
chúng, theo dõi đặc tính sinh vật học của một số loài côn trùng (có khả năng
gây nuôi) từ đó để giám định loài và có cơ sở đề ra giải pháp phòng trừ sâu
hại, sử dụng các loài thiên địch.
Dụng cụ nuôi sâu:
+ Lồng nuôi sâu: Kích thước lồng nuôi sâu 30x30x45cm. Khung lồng
được làm bằng gỗ, bốn mặt bên và mặt trên được căng lưới ô vuông1mm2, mặt
đáy được bưng bằng gỗ tạo 1 khoang chứa cát cao 8cm để cố định dụng cụ
chứa nước cắm cành thức ăn nuôi sâu và cho sâu cư trú hoặc vào nhộng.
+ Lọ nuôi sâu: Thường là lọ nhựa trắng có độ cao từ 10-25cm rộng
7-15cm. Miệng và thành lọ được khoan nhiều lỗ nhỏ thoáng khí tạo môi
trường thích hợp cho sâu. đáy lọ nuôi sâu có giấy để tạo cho việc vệ sinh . lọ
được đánh theo số thứ tự. Thức ăn nuôi sâu phải sạch, khô, phù hợp với kích
thước lọ và nhu cầu thức ăn của sâu. Thức ăn được thay vào thời điểm nhất
định trong ngày.
Trong quá trình nuôi sâu phải thường xuyên theo dõi, quan sát tập
tính, đặc tính sinh vật học theo từng giai đoạn phát triển và ghi chép đầy đủ.
3.4.2.2. Xử lý số liệu
- Xác định thành phần côn trùng trên cây trong các điểm điều tra, qua
các lần điều tra. Từ đó sắp xếp vào các bộ, họ của chúng và xây dựng bảng
danh lục các loài côn trùng. Xác định loài có hại, loài có ích theo sự hướng
dẫn của cán bộ chuyên môn bảo vệ thực vật. Tính tỉ lệ % số họ, số loài của các
bộ côn trùng theo c«ng thøc.


×