Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

giao an caphe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.84 KB, 39 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

NGHỀ: KỸ THUẬT CÀ PHÊ


GIÁO VIÊN: NGUYỄN MẠNH HÀ


<b>BÀI MỞ ĐẦU:</b>


<b>VỊ TRÍ KINH TẾ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN</b>
<b>NGHỀ TRỒNG CÀ PHÊ</b>


<b>I/Vị trí kinh tế của cà phê</b>


Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao.
Cà phê là một trong những thức uống có nhiều đặc tính q được nhiều người ưa thích,
phân tích thành phận hóa học của cà phê người ta thấy có các chất dinh dưỡng thông
thường như sau:


Đường Xacaro: 5.30 – 7.95%
Các loại đường khử: 0.34 – 0.44%
Các loại Protein hòa tan: 5.23 – 5.25%
Protein khơng hịa tan: 5.02 – 6.04%


Tuy giá trị dinh dưỡng khơng cao nhưng trong cà phê có một lượng sinh tố, nhất là
sinh tố nhóm B gồm B1, B2, B6, B12 với hàm lượng khá cao. Do vậy uống cà phê có tác
dụng bồi bổ và nâng cao sinh lực của cơ thể.


Chất kích thích trong cà phê chủ yếu là Cafein với lượng từ 0.8 đến 3% có tác dụng
kích thích thần kinh, tăng hoạt đọng của các tế bào não, tăng cường hoạt động tư duy của
hệ thần kinh, thúc đẩy sự hoạt động của hệ tuần hopàn, hoạt đọng của hệ bài tiết, cơ bắp
tốt hơn.


Ngoài việc dùng để uống, cà phê còn được dùng làm hương liệu cho các thực phẩm


khác như kẹo, rượu. các sản phẩm phụ như vỏ cà phê có thể dùng trong cơng nghệ chế
biến phân, lên men rượu v.v…


Vì có giá trị xuất khẩu lớn như vậy hiện nay cà phê được trồng ở 75 nước trên thế
giới. trong đó Châu Phi có 31 nước, Trung Mỹ có 15 nước, Nam Mỹ có 10 nước, Châu Á
có 13 nước, Châu Đại dương có 6 nước. Trong đó có 5 nước sản xuất nhiều cà phê nhất:
Brazin, Côlômbia, Côtđivoa, Uganđa, Mêhicô. Sản lượng cà phê của 5 nước này chiếm
50% tổng sản lượng cà phê trên toàn thế giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>II/ Lịch sử phát triển nghề trồng cà phê</b>


Cây cà phê có nguồn gốc từ cao ngun Êtiơpia (Châu Phi), năm 1575 được đem
sang trồng ở Yamen, đến thế kỉ XVII được đưa sang Ấn Độ năm 1668 được đưa đến đảo
Zava (Indonesia), sau đó cà phê được phát triển ra nhiều vùng khắp thế giới.


Việt Nam năm 1857 những cây cà phê chè đầu tiên được trồng ở một ssó vùng như
Hà Nam, Quảng Bình, Kon Tum. Đến đầu thế kỉ XX cà phê được trồng trên một quy mô
tương đối lớn ở Phủ Quỳ (Nghệ An), Đăk Lăk, Lâm Đồng.


Ở Miền Bắc, những năm 1963 – 1964 diện tích cà phê đạt mức cao nhất so với
trước đó (hơn 10.000 ha) với năng suất trung bình từ 400 – 600 Kg/ha. Ở miền Nam
trước năm 1975 cũng có khoảng 10.000 ha cà phê, năng suất ở những vườn được tưới
trong mùa khô thường đạt tới 1.000kg/ha (cà phê vối). có nhiều vườn đạt 2.000 đến 3.000
kg/ha, cá biệt có những vườn đạt tới 4.000 kg/ha.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

PHẦN I


<b>ĐỜI SỐNG CÂY CÀ PHÊ</b>
Chương I



<b>CÁC ĐẶC TÍNH, ĐẶC TRƯNG</b>
<b>THỰC VẬT HỌC CỦA CÀ PHÊ</b>


<b>I/QUÁ TRÌNH NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN </b>
<b>BỘ RỄ CÀ PHÊ.</b>


1/ Quá trình nảy mầm của hạt cà phê.


Ngay sau khi được thu hái về, nếu được đặt trong một môi trường thích hợp thì hạt
giống cà phê có thể nảy mầm ngay không phải qua giai đoạn ngủ nghỉ như một số cây
khác.


Đặt trong môi trường ẩm, hạt giống cà phê hút nước mạnh, làm cho các mơ trương
lên trong đó có các q trình chuyển hóa thúc đẩy sự nảy mầm. Sự nảy mầm của hạt gống
cà phê chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, độ PH của môi
trường, lượng Oxi trong môi trường v.v…


Nhiệt độ thích hợp cho hạt cà phê nảy mầm là từ 30 – 320<sub>C, nhiệt độ càng thấp thi</sub>


thời gian nảy mầm càng kéo dài, ở 100<sub>C thì sự nảy mầm bị kìm hãm.</sub>


Mơi trường ẩm, thống khí là điều kiện thuận lợi cho hạt giống cà phê nảy mầm. Ở
đất sũng nước, bí chặt hạt giống dễ bị thối, nhanh chóng mất khả năng nảy mầm.


Sau khi gieo 2 – 3 tuần, rễ non bắt đầu nhú ra. Đầu tiên là một chấm trắng xuất
hiện ở phía cuối hạt, sau đó chấm trắng phát triển thành một đầu nhọn đâm thủng vỏ và
chui ra ngoài, giai đoạn này gọi là giai đoạn “nứt nanh”


Từ 20 – 25 ngày sau khi “nứt nanh”, thân non đâm dài ra và phát triển, đội hạt cà
phê lên khỏi mặt đất, đồng thời rễ non tiếp tục đâm sâu xuống đất. Giai đoạn này gọi là


giai đoạn “đội mũ”.


Từ 10 đến 15 ngày tiếp theo, lớp vỏ trấu bảo vệ hạt bị tách ra và hai lá mầm mở
bung ra, giai đoạn này gọi là giai đoạn “lá sò”, “lá sò” hình gần trịn, có rìa lá gợn sóng,
đường kính 2 – 4 cm.


Ở điểm chắp giữa hai “lá sò” với thân là một mầm ngủ mang điểm sinh trưởng, 20
– 25 ngày sau khi có “lá sị” điểm sinh trưởng phát triển thành hai lá thật đầu tiên mọc đối
xứng và từ đó nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cứ 15 – 20 ngày lại xuất hiện một đôi lá
mới.


2/ Sự phát triển của bộ rễ cà phê.


Từ 10 – 15 ngày sau khi hạt nảy mầm, rễ cà phê đã ăn sâu xuống đất, từ đó nó liên
tục phát triển, làm nhiệm vụ hút nước và giúp cho thân non đội hạt cà phê lên khỏi mặt
đất. Từ khi có “lá sị” ngồi nhiệm vụ hút nước, bộ rễ bắt đầu hấp thụ các chất dinh
dưỡng nuôi cây. Do vậy trong chăm sóc cà phê con ở vườn ươm, việc tưới nước cho cây
con được bắt đầu từ khi có “lá sị”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Rễ cọc thường là một rễ to, khỏe, mọc thẳng suốt hoặc chia thành hai ba nhánh
đâm sâu xuống đất. rễ cọc của cà phê vối, chè thường có độ dài từ 30 đến 50 cm, ở nơi
đất tơi xốp có thể ăn sâu tới 1m.


Các rễ trụ mọc từ rễ cọc, đâm sâu vào đất theio các chiều hướng khác nhau, một số
rễ phụ phát triển theo chiều ngang có hướng song song với mặt đất tạo thành hệ thống rễ
phụ này là hệ thống rễ con với nhiều lông hút đảm đương phần lớn nhiệm vụ hút các chất
dinh dưỡng nuôi cây.


Rễ cà phê thuộc loại háo khí, ưa ẩm. Do vậy sự phân bố của rễ tập trung nhiều ở
lớp đất mặt, khảo sát sự phân bố rễ cà phê chè người ta thu được kết quả dưới đây:



Tầng sâu Trọng lượng rễ Trọng lượng rễ
trong 1dm3<sub>đất</sub>


% tổng số
0-30cm


30-50cm
60-90cm
90-120cm


75,18g
68,26g
8,72g
0,67g


4,8g
0,68g
0,32g
0,17g


94,10
5,07
0,07
0,05


Bộ rễ cà phê nói chung sinh trưởng khỏe, có khả năng tái sinh mạnh. Hệ thống rễ
phụ, rễ tơ thường phát triển theo chiều ngang, ra ngoài tán cây từ 20-20cm, đây là một
đặc điểm cần lưu ý khi bón phân cho cây. Khi làm cỏ, cuốc xới thường làm đứt các rễ tơ,
trong những điều kiện nhất định như độ ẩm và dinh dưỡng tốt thì điều đó càng kích thích


sự phát triển rễ mới trẻ khỏe hơn.


<b>II/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÂN, CÀNH CÀ PHÊ</b>


Kể từ khi ương hạt giống từ 7 tháng sau cây cà phê con đã cao từ 20-25cm, có
5-7 đơi lá, lúc này các cành ngang bắt đầu xuất hiện trên các đốt phía ngọn.


Thân cây cà phê khi cịn nhỏ, vỏ có màu xanh, mặt cắt ngang thân có hình gần
vuông. Từ giai đoạn 6-8 lá về sau rễ cây dần dần hóa bần và chuyển sang màu nâu. Khi
trưởng thành thân cây có đường kính từ 8-10cm gỗ rắn chắc, vỏ cây xù xì có nhiều vết
nứt.


Ở các nách lá trên thân có nhiều mầm ngủ, các thân này có khả năng phát triển
thành chồi nhưng chỉ có một mầm phát triển thành cành ngang, các mầm khác chỉ phát
triển thành chồi vượt. Các cành ngang nếu bị gãy thì tại vị trí đó khơng có chồi nào thay
thế được.


Trên cây cà phê có các cành khác nhau: cành ngang, còn gọi là cành cơ bản hay
cành cấp 1, mọc từ thân cây. Loại cành này mang nhiều mầm ngủ ở các đốt cành, các
mầm ngủ này có khả năng phát triển thành cành ngang cấp 2 hoặc thành những cụm hoa,
ở mỗi đốt cành có một đơi lá mọc đối xứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Cà phê chè tuổi 1 nếu được chăm sóc tốt sẽ có 4-6 cặp cành ngang, cà phê vối có
thể có tới 6-12 cặp cành. Qua tuổi 2 cây cà phê đã cao trên 1m và có 12-18 cặp cành. Đến
mùa xuan năm thứ 2 hoặc năm thứ 3 cây bắt đầu ra hoa.


Ngoài cành cơ bản và cành thứ cấp, trên cây cà phê cịn có các loại cành, chồi ít có
ý nghĩa trong sản xuất thường là loại bỏ đi để tập trung chất dinh dưỡng nuôi cành quả.


Chồi vượt mọc từ nách lá trên thân cây, thường có hướng thẳng đứng, mọc vươn


cao thành cành vượt. Loại cành này ít có khả năng cho hoa quả song lại phát triển rất
nhanh tranh chấp dinh dưỡng và ánh sáng với cành quả. Trong sản xuất, nếu vì lí do nào
đó thân cây chính bị gẫy thì người ta mới ni một vài chồi để thay thế thân. Cành vượt
còn được sử dụng làm cành giâm trong cơng tác nhân giống vơ tính.


Cành nhớt, còn gọi là cành tăm là những càh thứ cấp mọc muộn từ những vị trí sâu
tring tán cây, do thiếu ánh sáng nên những cành này thường nhỏ yếu, ít có khả năng cho
hoa quả.


Cành chùm là những chùm nhiều cành cùng mọc từ một điểm trên thân hay cành
cơ bản, cành thứ cấp. Những cành này thường nhỏ và ngắn vì tranh chấp dinh dưỡng và
ánh sáng lẫn nhau, khả năng cho hoa quả cũng rất kém.


<b>III/ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ LÁ CÀ PHÊ.</b>


Cây cà phê có hệ thống lá khá dày, tổng diện tích lá của một cây cà phê từ 22-45m2


tùy theo chủng loại và tuổi cây. Hình dáng và kích thước của lá cũng khác nhau tùy theo
chủng loại.


Cà phê thuộc cây có bộ lá xanh quanh năm, hiện tượng thay lá diễn ra trong cả
năm, về mùa khô tỷ lệ lá rụng nhiều hơn.


Đời sống của cây cà phê kéo dài từ 7-12 tháng, chia làm 4 giai đoạn chính: Giai
đoạn sinh trưởng, giai đoạn Cu-tin hóa, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn già cỗi. Tuổi
thọ lá cà phê chịu tác động của nhiều yếu tố như giống, tuổi cây, tình hình sinh trưởng,
tác động ngoại cảnh,…


<b>IV/ SỰ RA HOA KẾT QUẢ</b>



Hoa cà phê nói chung có màu trắng, hương thơm. Đài hoa có 5 cánh nhỏ, tràng hoa
hình ống dài, phía đầu tràng hoa nở thành cánh hẹp. Nhụy hoa gồm vịi nhụy mang hai
đầu nhụy mọc vươn dài ra ngồi tràng hoa. Nỗn sào tạo thành quả thịt có hình trứng
hoặc hình bầu dục.


Cây cà phê chè, vối bắt đầu ra hoa khi cây được 24-30 tháng tính từ khi hạt giống
nảy mầm, nhiều trường hợp thời gian này rút ngắn hơn. Cây cà phê mít ra hoa chậm hơn
1-2 năm.


Quá trình nở hoa của cây cà phê được chia làm hai bước:


- Bước phân hóa từ mầm hoa tù những mầm ngủ vô định ở các nách lá
- Bước tăng trưởng của các mầm hoa thành nụ rồi nở hoa


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Hoa cà phê chủ yếu phát triển trên cành tơ, điều này thể hiện rõ trên cây cà phê
chè, vối, riêng cây cà phê có hiện tượng nở hoa ở trên các đốt cành đã ra hoa năm trước,
thậm chí trên cả đoạn cành già trên thân cây.


Trên một cành quả có thể phân biệt được 3 đoạn:


- Đoạn cành đã ra hoa từ các năm trước, ở phía trong tại gần trục thân hoặc cành cơ
bản, thường đã bị trụi lá.


- Đoạn cành đang cho quả, gồm các đốt cành hình thành từ năm trước hiện tại đang
mang quả, ở một số đốt vẫn còn mang đơi lá.


- Đoạn cành tơ mới hình thành trong năm, mới ra lá, chưa có hoa quả


Như vậy sự phát triển trên cây cà phê ln có ưu thế ở vị trí bề mặt tán cây.



Các mầm hoa sau khi đã được hình thành đến mùa xuân sẽ nở thành nụ nhỏ bằng
đầu que diêm, phía đầu được bao bọc bởi một lớp màng mỏng màu nâu. Các nụ này lớn
dần lên và nhọn đầu trơ như mỏ chim sẻ. Giai đoạn “Mỏ sẻ” này kéo dài từ 2-3 tháng, khi
gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì sẽ nở bung ra thành hoa.


Hoa cà phê thường bắt đầu nở trong đêm khuya và hoàn thành vào lúc sáng sớm.
Từ khi búp hoa bắt đầu nở đến khi tràng hoa xịe ra hồn tồn hết 4-5 giờ. Nhụy vươn
dài, đồng thời các nhụy đực cũng bắt đầu vươn tách ra mở bao trung phấn. Cà phê chè là
cây tự thụ phấn (trên 90%) còn cà phê vối thụ phấn chéo (Nghĩa là phấn của hoa này thụ
cho nhụy của hoa kia).


Sau khi thụ phấn nhụy đực sẽ teo khô nhanh, tiếp theo là tràng hoa khơ, tách khỏi
nỗn sào nhưng không rụng ngay mà mắc lại bởi các đầu nhụy, treo lủng lẳng từ 2-3 ngày
sau mới rụng hẳn. Đó là hiện tượng “Trao chng”. Căn cứ vào hiện tượng này có thể
nhận biết được cà phê đã qua giai đoạn nở hoa, thụ phấn chưa.


Sau khi thụ phấn noãn sào của hoa phát triển thành quả.


- Từ khi thụ phấn cho đến khi 2-3 tháng, quả non phát triển chậm.


- Vào mùa mưa quả được cung cấp nhiều dinh dưỡng nên lớn rất nhanh.


- Hai tháng cuối, nhân được hình thành, lúc đầu cịn non, mềm, màu xanh trong,
sau lớn dần và chuyển sang vào chắc. Vỏ quả chuyển từ màu xanh đậm sang xanh nhạt
rồi chuyển vàng và đỏ.


Quả cà phê thuộc loại quảthịt, giải phẩu thấy từ ngoài vào trong gồm nhiều lớp.
Lớp ngoài cùng là vỏ quả màu xanh, khi chín có màu vàng hoặc đỏ. Lớp thịt quả màu
trắng ngà. Lớp vỏ thóc bao bọc quanh từng nhân. Sau cùng là lớp vỏ lụa mỏng dính sát
vào mỗi nhân.



Nhân cà phê thường có màu xanh xám, xanh bóng, xanh lục hoặc xanh cố, hoặc
xám lục nhạt tùy theo chủng loại, phương pháp chế biến và mơi trường bảo quản.


Kích thước và hình dạng hạt (nhân) cũng khác nhau bởi chủng loại, điều kiện ngoại
cảnh và canh tác. Trung bình hạt cà phê dài khoảng 10 mm, rộng 6-7 mm. Trọng lượng
bình quân từ 0,15-0,20g.


<b>Câu hỏi:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

3/ Phân biệt các loại cành, chồi trên cây cà phê? Điều này có ý nghĩa gì trong sản
xuất?


4/ Sự ra hoa, kết quả của cây cà phê như thế nào?
<b>CHƯƠNG II</b>


<b>ĐẶC TÍNH CỦA CÁ GIỐNG CÀ PHÊ THƯỜNG TRỒNG</b>
<b>I/ CÀ PHÊ CHÈ (Coffee Arabical)</b>


Cà phê chè là giống cà phê được trồngtừ lâu đời nhất và cũng chiếm vị trí quan
trọng nhất với 70% sản lượng toàn thế giới. Nguồn gốc cà phê chè ở cao Ngun nước
Êtiơpia, nơi có độ cao 1500m-2000m, ở vĩ tuyến 60<sub>Bắc. cà phê chè có dạng cây bụi cao</sub>


3-4m, có nơi chúng mọc cao từ 6-7m. Cành mọc đối xứng từng đơi, khi mới mọc có dáng
thẳng ,cao càng có hướng lá .Cành thứ cấp phát triển mạnh. Vỏ cây mỏng có nhiều vết
nứt dọc. Cây có ít chồi vượt.


Lá cà phê chè mọc đối xứng có hình bầu dục dài, đầu lá nhọn, cuống lá ngắn,lá
quăn, phiến lá màu xanh đậm, bóng láng,có 8-18 cặp gân lá, lá dài 10-15cm, rộng 4-6 cm.
Hoa cà phê chè màu trắng, hương thơm dịu, quả có hình trứng khi chín có nmàu đỏ


cờ (Riêng chủng Cotura Amarella )có màu vàng, đường kính quả 10-18 mm.


Cây cà phê chè có đặc tính tự hoa thụ phấn (90%), vì vậy có độ thuần chủng cao
hơn các loại cà phê khác. Tuy nhiên do điều kiện sinh thái từng nơi, do lai hóa, do đột
biến,…cà phê chè có nhiều chủng loại khác nhau. Hiện nay trên các vùng trồng cà phê có
nhiều chủng cà phê chè khác nhau như dưới đây:


1/ Coffee Arabica var Typica


Đây là chủng loại cà phê được trồng nhiều nhất ở Brazin. Nguồn gốc của nó từ một
cây cà phê chè ở vườn bách thảo Amsterdam ở Anh do lấy giống từ Châu Phi về.


2/ Coffee Arabica var Bourbon


Đây là chủng loại cà phê nhỏ cây có được do biến dị của chủng Typica trồng nhiều
ở đảo Bourbon (Reunion). Thân cây thấp hơn Typica, phân cành nhiều, tán cây có hình
dạng, ngắn búp non màu xanh nhạt (ở Typion màu nâu nhạt).


3/ Coffee Arabica var Amrella


Là biến dị của Typica phát hiện ở vùng Sao (Brazin). Chủng này có đặc trưng rõ
nét là quả màu vàng nhạt. Chủng này ít được trồng vì giá trị kinh tế khơng cao, có nơi
trồng như cây cảnh.


4/ Coffee Arabica var Maragogype


Cây cao, đốt cành dài, lá và quả đều to, trọng lượng hạt 0,26-0,30g, gần gấp hai lần
so với các chủng loại cà phê khác. Chủng này chín muộn, sản lượng thất thường. Thường
có ở một số nước ở Châu Mỹ La Tinh.



5/ Coffee Arabica var Laurina


Là biến dị từ chủng Bourbon, phát hiện ở đảo Bourbon, cây nhỏ, lá hẹp, nhọn, quả
ít, năng suất thấp nhưng nổi tiếng về hương vị thơm ngon.


6/ Coffee Arabica var Mokka


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

7/ Coffee Arabica var Mundonovo


Cây to khỏe cao tới 3m. Năng suất cao nhưng tỷ lệ quả rỗng không hạt nhiều.
8/ Coffee Arabica var Caturra


Được phát hiện ở Brazin cách đây hơn 30 năm. Cây thấp, đốt ngắn, cành lá nhiều,
lá dày, sai quả, năng suất cao. Chủng này có tính chống chịu cao nhưng hạt nhỏ và phẩm
chất vào loại trung bình.


9/ Coffee var Catuai


Được lai tạo từ Caturra và Mundonovo. Cây sinh trưởng khỏe, chịu hạn tố năng
suất cao. Có thể trồng với mật đọ cao vì cây thấp, tán nhỏ.


10/ Mới đây cịn có chủng Arabusta là chủng lai giữa cà phê chè Caturra và cà phê
vối Robusta. Cây lai phát triển tốt, to khỏe, năng suất cao. Những năm gần đây Viện
nghiên cứu cà phê Eakamat ở Đăk Lăk đã công bố kết quả chọn lọc theo dõi kết quả
chống bệnh rỉ sắt của chủng cà phê chè Catimor, khẳng định khả năng và triển vọng của
chủng cà phê này.


Ngồi những chủng cà phê kể trên, cịn nhiều chủng cà phê chè khác nhưng giá trị
kinh tế không cao nên chỉ trồng những phạm vi hẹp, mạng tính nghiên cứu.



<b>II/ CÀ PHÊ VỐI (COFFEE CANEPHORA)</b>


Giống cà phê vối mới được phát hiện ở Châu Phi vào đầu thế kỷ này, nó mọc ở các
vùng rừng thấp thuộc châu thổ sơng Cơnggơ.


Do các đặc tính dễ trồng, mọc khỏe, năng suất cao nên cà phê vối được phát triển
khá nhanh chóng trong vịng 20-30 năm gần đây, nhấy là ở các nước thuộc địa Châu Phi.


Coffee Canephora là loại cây nhỡ cao khoảng 8-13m, có nhiều thân cành dài, lả
lướt, ít cành thứ cấp. Ở các vùng khí hậu nhiệt đới có mùa đơng lạnh cà phê vối khơng
phát triển cành thứ cấp. Ở vùng khí hậu nhiệt đới thuần hoặc nhiệt đới cao thì cà phê vối
có nhiều cành thứ cấp hơn, cành quả tồn tại lâu dài hơn.


Lá cà phê vối có hình bầu dục hoặc hình mũi mác, đầu lá nhọn, phiến lá gợn sóng
mạnh, kích thước lá có thể dài 20-35cm, rộng 8-15cm.


Hoa cà phê vối có màu trắng, mùi thơm, mọc thành chùm ở nách lá gồm 1-3 chùm,
mỗi cum 15-30 hoa, tràng hoa có 5-7 cánh.


Quả hình trịn hoặc hình trúng, dài 8-16 mm, vỏ quả có màu đỏ khi chín, có nhiều
gân dọc. Hạt màu xám, xanh đục hoặc ngả vàng tùy theo giống, điều kiện chế biến, bảo
quản. Kích thước hạt nhỏ hơn cà phê chè. Tỷ lệ nhân/quả tươi cao hơn cà phê chè (Từ
16,5-20%, ở khí hậu Cao ngun có thể tới 22-23%). Tỷ lệ Cafein cũng cao hơn cà phê
chè từ 25-3% trong khi cà phê chè là từ 1,8-2%.


Cà phê vối không tự thụ phấn mà phải giao phấn giữa hoa này với hoa khác. Do
đặc tính này nên trong vườn cà phê vối có rất nhiều loại hình khác nhau (Những vườn
trồng cây mọc từ hạt).


Vì vậy việc phân loại cà phê vối cũng rất phức tạp giữa các chủng chính có nhiều


phân loại trung gian mang đặc tính của nhiều chủng. Có thê phân biệt rõ 3 chủng cà phê
vối như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Đây là chủng được trồng nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 90%, Coffee Canephora var
Robusta là loại cây khỏe, tán thưa, lá to, đốt dài và cho sản lượng cao. Tuy vậy nó có
nhược điểm là kém chịu hạn.


2/ Coffee Canephora var Niaonuli


Chủng này có nguồn gốc từ Dahomey, ít được trồng vì hoa quả ít, chín rải rác, dễ
bị mọt đục quả phá hoại.


<b>III/ CÀ PHÊ MÍT (COFFEE EXCELSA CUEV)</b>


Có nguồn gốc ở vùng Ubangui-Chairi nên thường được gọi là cà phê Chari. Đây là
là loại cây gỗ nhỏ có thể cao tới 15-20m, sinh trưởng khỏe, lá to, có thể dài tới 20-40cm,
lá có hình trứng hoặc hình mũi mác, đầu lá có mũi ngắn, trên lá có 6-9 cặp gân lá ở dưới
mặt lá.


Hoa mọc thành chùm ở nách lá, tràng hoa dài, hương thơm hắc.


Quả có hình trứng, hơi dẹp, núm quả lồi. Quả to, khi chíncó màu đỏ thẫm, trọng
lượng 1,4-2g. Hạt màu xanh ngà, vàng, vỏ lụa bám chặt vào hạt khó làm tróc hết. Thời
gian ni quả lâu 10-12 tháng, mùa nở hoa thường trùng với mùa quả chín.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>CHƯƠNG III:</b>


<b>CÁC YẾU TỐ NGOẠI CẢNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY CÀ PHÊ</b>
<b>I/ CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU:</b>



<b>1/ Nhiệt độ: </b>


Nói chung các loại cà phê ưa nhiệt độ bình quân trong năm cao, với cà phê chè
khoảng nhiệt độ từ 19-230<sub>C là thích hợp, cà phê vối, mít ưa nhiệt độ khoảng 22-26</sub>0<sub>C là</sub>


thích hợp.


Tính chống chịu với nhiệt độ thấp của cà phê vối kém hơn so với cà phê mít, cà
phê chè. Ở nhiệt độ 100<sub>C trong nhiều ngày, nhiều vườn cà phê vối sẽ bị vàng lá. Nếu</sub>


nhiệt độ xuống 70<sub>c sẽ làm “cháy xém” nhiều cặp lá non và rìa lá. Ở 2</sub>0<sub>C thì phần lớn các</sub>


vườn cà phê đều bị “cháy” cành lá nặng.


Cà phê mít chịu lạnh khá hơn cà phê vối nhưng nếu nhiệt độ xuống dưới 20<sub>C thì</sub>


cũng bị thiệt hại nặng.


Cà phê chè chịu rét khỏe hơn cả, khi nhiệt độ xuống 1-20<sub>C trong vài đêm không</sub>


gây thiệt hại đáng kể cho các vườn cà phê chè, chỉ làm “cháy xém” một số lá non ở trên
ngọn và rìa tán.


Trong mỗi giống cà phê đều có những chủng hoặc những cá thể chịu rét khỏe hơn.
Chủng Koiulou của cà phê vối chịu rét tốt hơn chủng Robusta, chủng Caturra của cà phê
chè chịu rét tốt hơn các chủng khác.


Sương muối gây thiệt hại phần lớn các vườn cà phê, nhất là cà phê ở giai đợn kiến
thiết cơ bản (1-3 tuổi).



Nhiệt độ cao 36-380<sub>C ảnh hưởng xấy đến sinh trưởng của cây cà phê làm cho các</sub>


lá non bị cháy khô. Trong các giống cà phê hiện nay, cà phê mít chịu nóng tốt nhất, sau
đến cà phê chè rồi cà phê vối, chủng Robusta của cà phê vối chịu nóng kém hơn cả.


Sự chên lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có tác dụng thúc đẩy hoạt động quang
hợp, tích lũy chất khơ vào ban ngày và hạn chế têu hao vật chất về ban đêm, đồng thời có
ảnh hưởng sâu sắc đến năng suất và phẩm chất cây cà phê. Các loại cà phê chè nổi tiếng
do có hương vị thơm ngon đặc biệt đều được trồng ở các vùng núi cao 800-1200m, có
biên độ nhiệt độ ngày và đêm lớn.Ở Việt Nam, cà phê vối trồng ở vùng Bn Ma Thuột
(Đăk Lăk) có ưu thế về khí hậu cao ngun nên có phẩm chất thơm ngon nổi tiếng.


<b>2/ Nước:</b>


Sau nhiệt độ, nước là yếu tố có tính cách quyết dịnhđối với sinh trưởng và năng
suất cà phê. Nói chung cà phê cần một lượng mưa cả năm cao 1.500-1.800mm, phân bố
tương đối đều, có mùa khơ ngắn khoảng trên dưới 2 tháng. Khi lượng mưa hang năm ở
dười mức 800-1000mm thì dù có được phân bố tốt, lượng mưa này không đáp ứng được
nhu cầu sinh trưởng, phát triển của vườn cà phê.


Tính chịu hạn của cây cà phê vối yếu nhất, nó đòi hỏi lượng mưa cả năm từ
1.500-2.000mm. Cà phê chè chịu hạn tốt hơn, lượng mưa trong năm nó yêu cầu khoảng
1.200-1.500 mm. Riêng cà phê mít chịu hạn tốt, nếu trồng ở vùng mưa nhiều nó cho năng suất
cao hơn hẳn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

tác dụng thúc đẩy cây cà phê sinh trưởng mạnh trong mùa mưa. Qua vụ hạn cây ngừng
sinh trưởng tập trung nhựa, phân hóa mầm họa mạnh ra hoa kết quả nhiều.


Mùa khô chỉ có tác dụng tích cực nếu ở mức độ nhất định, quá gới hạn đó sẽ trở
nên có hại.



<b>3/ Độ ẩm khơng khí:</b>


Độ ẩm khơng khí có tác dụng lớn đối với sinh trưởng của cây và liên quan đến tốc
độ hơi nước của cây. Các loại cà phê nói chung nhất là cà phê vối, mít có nguồn gốc từ
vùng rừng ẩm nhiệt đới nên yêu cầu một chế độ ẩm cao. Độ ẩm tối thiểu cần có trong
vườn cà phê là 70% trong giai đoạn hoa nở cần ẩm đọ 90-97%.


<b>4/ Ánh sáng:</b>


Nguồn gốc của cây cà phê là mơi trường rừng thưa, từ đó, từ lâu người ta đã xác
định xếp cà phê vào loại rừng ưa bóng mát. Theo nghiên cứu của tác giả F.J.Nutman thì
hoạt động quang hợp của cây cà phê ở những điều kiện ánh sáng tán xạ mạnh hơn trong
điều kiện ánh sáng trực xạ và đạt mức tối đa với cường độ ánh sáng bằng 1/3 lượng chiếu
sáng cao nhất trong ngày vào lúc 12giờ trưa. Theo dõi kết quả quang hợp của cây cà phê
trong ngày, tác giả cho biết hoạt động quang hợp mạnh vào buổi sáng sớm và lúc xế
chiều, ngược lại yếu nhất vào buổi trưa. Trong ngày trời râm thì hiện tượng này diễn ra
ngược lại. Từ hiện tượng trên tác giả kết luận phải có ch để tạo điều kiện tốt thích hợp
cho cà phê quang hợp mạnh.


Song cũng có những nghiên cứu chứng minh ngược lại cho phần lớn lá cà phê nằm
ở tầng dưới và sâu trong tán cây cà phê được lớp dưới che bóng rồi nên khơng cần phải
có cây bóng. Trong thực tế sản xuất hiện nay nhiều cơ sở đã loại bỏ cây bóng trong vườn
cà phê và thực hiện thâm canh cao độ. Sản lượng cà phê thu từ những vườn này tăng lên
đáng kể.


Thời gian chiếu sáng trong ngày từ 10 giờ 30’ đến 13 giờ 30’ thích hợp với phần
lớn cây cà phê, đó là chế độ chiếu sáng mức ngắn. Ở nguyên quán của cây cà phê, riêng
cà phê chè ở điều kiện chiếu sáng 14 giờ 1 ngày vẫn ra hoa két quả được
. Quá giới hạn sự ra hoa kết quả sẽ bị đình trệ.



<b>5/ Gió</b>


Xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên cây cà phê ưa một khí hậu nóng ẩm. im gió. Gió nhẹ
giúp cho cây thốt nước nhanh, tăng cường trao đổi chất, gió nhẹ trong kỳ nở hoa giúp
cho cây tiến hành thụ phấn thuận lợi. Các trường hợp gió nóng, gió khơ, gió lạnh,
bão,v.v….. gây tác hại cho cây cà phê.


<b>6/ Khí hậu ở một số vùng trồng cà phê:</b>
a/ Vùng fỉnna (Êtiopia- Châu Phi)


Đây là vùng nguyên quán của cây cà phê chè Coffee Arabica, trên cao nguyên có
độ cao 1.200-2.000 m, có khí hậu nhiệt đới cao ngun điển hình.


Nhiệt độ bình quân của cả năm là 19,20<sub>C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 3</sub>


(20,90<sub>C) tháng thấp nhất là tháng 11 (17,6</sub>0<sub>C) biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn: 11-12</sub>0<sub>C.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Cà phê chè ở đây có thể mọc tự nhiên trong rừng, chiếm một phần lớn sản lượng ở
Êtiopia. Kỹ thuật canh tác thô sơ nên năng suất bình quân chỉ đạt 200-300kg/ha. Ở các
vườn trồng cà phê tập trung có đầu tư kỹ thuật khá hơn thì đạt năng suất 1.000kg/ha. Cà
phê sản xuất ở đây thơm ngon được đánh giá cao trên thị trường thế giới.


b/ Vùng Côtdivoa (Trung Phi)


Đây là nguyên quán của cây cà phê vối Coffee Canaphora. Cơtdivoa là một nước
có sản lượng cà phê lớn trên thế giới. Khí hậu ở đây mang tính nhiệt đới thuần, có nhiệt
độ cao đều trong cả năm. Nhiệt độ bình quân là 270<sub>C tháng cao nhất 28,5</sub>0<sub>C (tháng 8),</sub>


biên độ nhiệt độ ngày và đêm là 6-70<sub>C.</sub>



Lượng mưa cả năm là 1.937mm phân bố tương đối đều trong 111 ngày. Có hai
mùa khơ, mùa khơ chính từ tháng 1-2, mùa khơ phụ vào tháng 8. Độ ẩm bình quân năm
là 76%.


Cà phê được trồng chủ yếu dưới dạng sản xuất nhỏ, kĩ thuật canh tác thơ sơ nên
năng suất cũng chỉ đạt trung bình 300-400kg/ha.


Các đồn điền lớn có đầu tư kĩ thuật thì đạt năng suất hơn 1.000kg/ha.
c/ Các vùng trồng cà phê ở Việt Nam


- Vùng Phủ Quỳ (Nghệ An)


Có khí hậu nhiệt đới mùa đơng lạnh, nhiệt độ trung bình cả năm là 28,30<sub>C nhiệt độ</sub>


tối cao tuyệt đối là 400<sub>C, tối thấp tuyệt đối là -2</sub>0<sub>C.</sub>


Lượng mưa cả năm là 1.530 mm, phân bố vào hai mùa, mùa mưa lớn vào tháng 8,9,10,
mùa mưa nhỏ vào tháng 5. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, trong mùa
khơ có mưa nhỏ với lượng mưa bằng 5,8% tổng lượng mưa cả năm.


Độ ẩm khơng khí bình qn 82%, tháng cao nhất 88% (tháng 9) tháng thấp nhất
72% (tháng 6).


Ở đây sự chênh lệch cao về nhiệt độ giữa tháng nóng và tháng lạnh. Đồng thời lại có
sương muối mùa đơng và gió lào khơ nóng làm ảnh hưởng xấu đối với cây trồng.


Khí hậu vùng Phủ Quỳ có thể nói so với nguyên quán của cây cà phê có nhiều mặt
khơng thuận lợi bằng. Tuy vậy có mặt tốt là do sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa nên
khống chế được bệnh rỉ sắt ở cà phê.



- Vùng Bn Ma Thuột (Đăk lăk):


Khí hậu ở dây thuộc loại nhiệt đới cao nguyên. Nhiệt độ bình quân năm là 23,40<sub>C,</sub>


tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7: 25,30<sub>C, tháng thấp nhất là tháng 1: 20,8</sub>0<sub>C. Biên độ</sub>


nhiệt độ ngày và đêm là 9-120<sub>C</sub>


Độ ẩm khơng khí bình qn năm là 32,4%, tháng có độ ẩm cao nhất là 88,7%, thấp nhất
là 72,7%, có tháng có độ ẩm thấp nhất tuyệt đối tới 11% (tháng 3).


Lượng mưa cả năm cao: 1.712,4 mm, tập trung vào các tháng 7,8,9. Mùa khô kéo
dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, có lượng mưa bằng 3% lượng mưa cả năm.


Gió ở đây thịnh hành hướng đơng-đơng bắc với tốc độ cao nhất 1920km/giờ.


So với vùng Phủ Quỳ, khí hậu ở đây thuận lợi hơn cho cà phê về nhiều mặt, cây cà
phê trồng ở đây phát triển xanh tốt cho năng suất cao, phẩm chất thơm ngon hơn nhiều
vùng trồng cà phê khác. Tuy vậy mùa khô kéo dài là một hạn chế cho sự sinh trưởng và
ra hoa quả của cà phê, nếu khắc phục được thì cây cà phê mới cho năng suất cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Có khí hậu nhiệt đới cao ngun rõ nét và khơng bị ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt
độ bình qn 22,10<sub>C. Lượng mưa cả năm 2.988mm, tập trung vào các tháng 5-11.</sub>


Khe Sanh có nhiều ưu thế về khí hậu so với các vùng trồng cà phê khác nên cả 3
loại cà phê ở đây đều phát triển rất tốt và cho năng suất cao.


- <sub>Vùng Bảo Lộc (Lâm Đồng)</sub>



Có khí hậu nhiệt đới cao nguyên. Nhiệt độ trung bình năm thấp 21,10<sub>C. Mưa khá</sub>


nhiều: 2.804mm cả năm, phân bố tương đối đều, mùa khô không đáng kể.


Bảo Lộc được coi như là một vùng khí hậu lí tưởng để phát triển cây cà phê , nhất
là cà phê chè. Ở đây có một trở ngại là bệnh rỉ sắt có khả năng phát triển mạnh.


<b>II/ ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ</b>


<b>1/ Một số đặc tính lí-hóa học cần thiết cho đất trồng cây cà phê:</b>


Cũng như nhiều loại cây trồng lâu năm khác, cây cà phê địi hỏi ở đất những đặc
tính vật lí thích hợp nhiều hơn các đặc tính hóa học. Tâng đất sâu và cấu tượng đất tơi
xốp là hai yếu tố quan trọng bậc nhất làm cho cây cà phê phát triển mạnh.


Độ sâu của tầng đất ít nhất là 70cm trở lên được coi như phù hợp với yêu cầu trồng
cà phê. Độ xốp đất cần thiết để bộ rễ cà phê phát triển tốt là từ 55-60%.


Về mặt hóa tính, các kết quả nghiên cứu về nhu cầu phân bón đều khẳng định N và
K2O là hai loại dinh dưỡng cần thiết nhất cho cà phê. Khi còn non nhu cầu P2O5 cũng rất


lớn. Các loại đất có hàm lượng các chất như ở dưới đây tương đối thích hợp với cây cà
phê.


N tổng số : 0,15%-0,20%
P2O5 tổng số: 0,08-0,10%


K2O tổng số: 0,10-0,15%


Hàm lượng mùn và các chất hữu cơ trong đất là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá


độ phì nhiêu của các loại đất vùng nhiệt đới. Bộ rễ cây cà phê ưa môi trường giàu chất
hữu cơ hàm lượng mùn trên dưới 2% là giới hạn tối thiểu của đất trồng cà phê. Trên các
loại đất có hàm lượng mùn thấp muốn trồng cà phê phải cải tạo đất, bón phân hữu cơ đầy
đủ trước khi trồng.


Về độ pH của đất trồng cà phê, có nhiều nghiên cứu dẫn đến kết luận rằng cà phê
ưa loại đất có độ pH bằng 4.5 – 5. Những nghiên cứu gần đây cho thấy cây cà phê vẫn
phát triển xanh tốt trên đất có độ pH = 6.


<b>2/ Một số loại đất trồng cà phê</b>


Đất đỏ Bazan được coi là loại đất lí tưởng trồng cà phê. Trồng cà phê trên lợi đất
này cây sẽ phát triển nhanh, cho năng suất cao và chất lượng cũng cao hơn cà phê trồng ở
các loại đất khác. Đất Bazan có đặc tính vật lí rất quý như cấu tượng đoàn lạp bền vững,
độ tơ xốp cao (60 – 65%) dung trọng thấp (0,3 – 0,1) thốt nước nhanh, thống khí, khả
năng ngậm nước cao. Tuy hàm lượng dinh dưỡng không cao (N tổng số = 0,1 – 0,15%;
P2O5 = 0,08 – 1,10%; K2O = 0,05 – 0,10%) nhưng trong đất Bâzn chứa một hàm lượng
các chất vi lượng đáng kể như Bo, Fe, Zn, Cu…làm cho sản phẩm nơng nghiệp trồng trên
đất này có chất lượng cao hơn trồng trên đất khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Sau đất Bazan, các loại đất đỏ phún xuất khác cũng rất thích hợp với cà phê. Các
loại đất diệp thạch khơng thích hợp với việc trồng cà phê vì có nhiều sét, độ tơi xốp kém.
Các loại đất có nguồn gốc đá vơi cũng có thể trồng được cà phê nếu có biện pháp chống
hạn tốt trong mùa khơ.


<b>Câu hỏi</b>

<b> : </b>



1/ Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến đời sống cà phê như thế nào?


2/Cây cà phê thích hợp với loại đất nào? Trong các yếu tố lý – hóa ở đất trồng cà


phê cần lưu ý đến yếu tố nào? Tại sao?


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>BÀI 3: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CÀPHÊ</b>



<b>CHƯƠNG IV: NHÂN GIỐNG CÀ PHÊ</b>



<b>I/NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỮU TÍNH</b>
<b>1/ Chọn, chế biến, bảo quản hạt giống</b>


Hạt giống cà phê được lựa chọn bằng phương pháp “bốn tốt”: vườn tốt, cây tốt,
quả tốt, hạt tốt theo tiêu chuẩn cấp ngành đã được bộ Nơng Nghiệp ban hành.


Quả giống đã chín hồn tồn được hái đem về chế biến trong vòng 24 giờ. Trong khi chờ
chế biến phải rải mỏng thành một lớp từ 8-10cm sau khi xát tươi đem ủ 8-12 giờ rồi đem
đãi sạch nhớt, sau đó đem phơi. Khi phơi chú ý rải thành lớp mỏng 2-3cm, nên phơi trên
liếp, nong, cót đặt ở nơi thống gió hoặc nắng nhỏ, thường xuyên đảo (1-2 giờ đảo 1 lần)
Phơi tớii khi thử bằng cách cắn hạt còn dẻo là được (tương đương với độ ẩm trong hạt
cịn 20-30%).


Bảo quản hạt giống khơng nên quá hai tháng. Trong bảo quản cần rải hạt giống
thành lớp dày 5-7cm ở nơi khô ráo tháng mát, thường xuyên đảo trộn để tránh trường hợp
hạt giống bị mốc.


<b>2/ Kĩ thuật ươm giống trong túi Poliethylen</b>
a/ Thiết kế vườn ươm:


Vườn ươm cây cà phê giống nên chọn đặt ở các vị trí thỏa mãn các điều kiện
sau: gần nguồn nước, thuận lợi giao thơng, khí gió, độ dốc nhỏ hơn 30<sub> nếu vườn ươm lâu</sub>


dài (làm nhiều năm) thì phải gần nơi trồng mới.



Để bảo vệ cây con khỏi sâu bệnh, gia súc phá hoại, phải đào mương bao quanh
vườn, mương rộng 0,4m, sâu 0,5m, có hàng rào bảo vệ cao 1,5m.


Thiết kế giàn che nắng phải có độ cao 1,8-3m để dễ đi lại chăm sóc cây, các cột chống
dàn phải thẳng hàng và không đặt trên lối đi. Dàn che phải lợp bằng các loại như: cỏ
tranh, cỏ mỹ, lá mía, tàu dừa,…đạt độ che phủ 70% ánh sángtrực xạ, có thể dễ dàng điều
chỉnh lượng ánh sáng chiếu vào vườn.


Luống đặt túi bầu rộng 1,0-1,2m, sâu 5-10m, giữa hai luống có lối đi rộng
30-40cm. Nếu vườn ươm lớn thì cứ 50-60cm lại chừa một lối đi rộng 1-3m. Giữa hai đầu
luống chừa lối đi 60-80cm. Trong vườn ươm bố trí rải rác các bể ngâm phân báo thúc cho
cây non


b/ Chuẩn bị hỗn hợp đất vào túi bầu


Chọn lớp đất mặt tơi xốp có độ mùn trên 3%, đất được đập nhỏ, loại bỏ tạp chất cỏ
rác, cho qua sàng có đường kính lỗ 3-5mm. Sau đó trộn đất với phân hữu cơ đã ủ, hoai
mục với tỷ lệ sau:


Tính cho mỗi bầu 2kg
(g)


% Trọng lượng bầu Tính cho 1ha vườn ươm
(Tấn)


Đất 1.700-1.800


Phân chồng hoai 200-300
Lân nung chảy 8



85-90
10-15
0,004


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Sau khi trộn đều, cho hỗn hợp vào túi bầu Poliethylen, dồn đất chặt tay. Túi bầu
Poliethylen có kích thước 17x25cm, đã được đục 8 lỗ thoát nước. Vật liệu Poliethylen
làm túi có thể loại tái sinh nhưng phải đủ chắc, bền , không gây hiện tượng vỡ bầu.


Xếp bàu vào luống cho thẳng hàng, các bầu ép sát vào nhau. Mỗi m2<sub> mặt luống có</sub>


thể xếp được 80-100 bầu.
c/ Xử lí hạt giống:


Hịa nươc vơi theo tỷ lệ 0,5g vơi bột tốt trong 20lít nước, sau đó gạn lấy phần nước
trong đem đun nóng đến 600<sub>C rồi cho hạt giống vào ngâm trong 18-20giờ. Sau khi ngâm,</sub>


đem hạt đãi thật kĩ bằng nước sạch rồi đem ủ bằng một trong hai cách sau:
* Ủ hạt trong luống chìm


Luống chìm có chiều rộng 1,0-1,2m, sâu 0,6-0,8m, từ đáy luống trở lên ta xếp các
loại nguyên liệu thành từng lớp:


- <sub>Lớp lá cây phân xanh còn tươi 20-25cm</sub>
- <sub>Phân chuồng độn rác chưa hoai 20-25cm</sub>
- <sub>Vôi bột rắc với lượng 0,5kg/m</sub>2


- <sub>Rơm rạ sạch 10cm</sub>
- <sub>Bao tải sạch</sub>



- <sub>Hạt giống 10-05cm</sub>


- <sub>Bao tải sạch, khô đậy trên hạt giống</sub>


- <sub>Lớp rơm, cỏ khơ sạch đậy kín trên mặt luống dày 20-30cm.</sub>


Xung quanh luống và trên mái luống phải che kín gió. Có thể làm tăng nhiệt độ
trên luống bằng cách phơi nắng ban ngày (dỡ mái luống) hoặc đốt lửa ở gần luống trong
những ngày giá lạnh.


Nếu kiểm tra thấy hạt giống thiếu ẩm thì tưới thêm bằng nước nóng 600<sub>C. Từ 7-10</sub>


ngày sau khi bắt đầu ủ, hạt giống đã lác đác nảy mầm. Nên lựa chọn ngay những hạt đã
nứt nanh đem gieo vào bầu ngay, không nên để mầm dài quá 3mm mới gieo vì gẫy tạo ra
bộ rễ biến dạng sau này.


* Nếu làm vườn ươm nhỏ, lượng hạt giống ít có thể ủ trong thúng.


Dùng rơm rạ sạch lót đáy và thành thúng sau đó lót trên bề mặt rơm rạ một chiếc
bao tải sạch. Đặt hạt giống vào ủ trong thúng, phía trên lớp hạt giống cũng được đậy bằng
bao tải sạch, trên đó phủ thêm bao tải hay rơm rạ dày. Đặt thúng ủ hạt trong nhà bếp để
giữ nhiệt, buổi trưa nắng có thể đem ra phơi để tăng nhiệt độ trong thúng, nếu hạt giống
bị thiếu ẩm thì có thể tưới thêm nước nóng 600<sub>C.</sub>


Ở một số địa phương đem bóc vỏ trấu của hạt giống trước khi xử lý làm cho hạt
nảy mầm sớm hơn vài ngày.


d/ Đặt hạt vào túi bầu


Độ sâu đặt hạt từ 1-1,5 cm so với mặt đất đặt trong túi bầu, đặt hạt nằm úp. Để dự


trữ cho những cây con giặm cho những cây con bị chết, người ta thường gieo thêm vào
hàng ngoài cùng của luống mỗi bầu một hạt nữa.


e/ Chăm sóc cây con trong vườn ươm


- Tưới nước cho cây con trong vườn ươm theo nguyên tắc:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Cụ thể thei bảng sau:


Tháng tuổi Giaiđoạn sinh trưởng
của cây con


Chu kì tuổi
(ngày)


Lượng nước tưới
Lít/m3<sub>/lần</sub>


Tháng thứ 1
Tháng thứ 2
Tháng thứ 3-4
Tháng thứ 5-6


Nảy mầm- đội mũ
Lá sò


1-3 cặp lá
4 cặp lá trở lên


1-2


2-3
3-4
4-5


2
3
4-5
6-7


Nếu tưới bằng phương pháp phun mưa thì dùng vịi phun thấp hạt nước nhỏ với
lượng 150 m3<sub>/ha khi cây con có dưới 3 cặp lá thật, khi có 4 cặp lá trở lên mỗi lần tưới</sub>


200-250 m3<sub>/ha.</sub>


- Bón thúc khi cây đã có 1-2 cặp lá thật với các loại phân bón và phương pháp sau:
+ Phân vô cơ theo tỷ lệ N/P = 2/1 tính theo lượng ngun chất. Pha lỗng phân với
nồng độ 0,1-0,15% khi cây có 1-2 cặp lá thật, 0,2-0,3% khi cây có 3 cặp lá trở lên. Dung
dịch phân này tốt nhất là phun lên lá.


+ Phân hữu cơ là các loại phân chuồng tốt, phân bắc hoại, khô dâu, xác mắm, lá
cây phân xanh, đậu đỗ đã ngâm trong bể. Khi tưới thúc cần pha loãng. Để chế biến hỗn
hợp này cho 1ha vườn ươm cần theo định lượng sau:


+ Phân chuồng tốt 10-20 tấn
+ Thân cây phân xanh 10-20 tấn
+ Khô dầu, xác mắm 1-2 tấn
+ Đạm Urea 0,5 tấn


+ Lân nung chảy hoặc Supe phốt phát 1 tấn .



Có thể xen kẽ giữa tưới phân hữu cơ và phân vô cơ 5-10 ngày một lần tùy tình hình sinh
trưởng của cây.


- Thường xuyên nhổ sạch cỏ dại, xới váng cho cây con


- Điều chỉnh ánh sáng, huấn luyện cây con bằng cách gỡ dần mái che giàn.
- Giai đoạn đầu chỉ để 30-40% ánh sáng chiếu vào vườn.


- Khi cây con đã 3 đơi lá thật thì bắt đầu gỡ dàn vật liệu che dàn hoặc dồn chúng
lại, mở rộng khoảng trống thành những băng rộng 20cm dọc theo đường đi giữa các
luống. Sau đó cứ 20 ngày lại mở rộng dần khoảng trống đến 40-60cm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Điều đáng chú ý là trong thực tế những cây giống khi đem trồng ngoài vườn có khả
năng sinh trưởng kém, cịi cọc, lá úa vàng bởi bộ rễ bị biến dạng, khơng có khả năng đâm
sâu xuống các tầng đất bên dưới. Nguyên nhân là đặt hạt không đúng hướng hoặc đầu rễ
mầm bị gãy do để quá dài mới đem gieo, đất trong bầu qua skhơ khi đặt hạt, đất trong bầu
cịn nhiều cục to cứng, phân trộn không đều,…


<b>II/ NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP VƠ TÍNH</b>



Trong tương lai việc sử dụng giống từ con đường vơ tính sẽ thay thế dần việc sử
dụng giống ươm từ hạt. Phương pháp nhân giống vô tính dựa trên cơ sở bình tuyển, chọn
lọc những cây mẹ xuất sắc có trong sản xuất, đặc biệt là sản lượng cao ổn định qua 3-4
năm theo dõi. Trồng cà phê bằng giống vơ tính sẽ có những vườn cà phê rất đồng đều,
mang đầy đủ các đặc tính quý của cây mẹ. Giống cà phê vối là giống hay được dùng để
nhân giống vơ tính và thường cho kết quả cao nhất.


<b>1/ Chọn và xử lí cành giâm</b>


Trên cây đầu dịng (cây mẹ) người ta ni các cành vượt, khi những cành vượt này


chưa hóa gỗ có thể dùng làm cành giâm. Cắt cành giâm thành từng đoạn ngắn, mỗi đoạn
mang một đốt lá, phía dưới đốt để dài từ 3-6cm, phia strên đốt được cắt sát. Đoạn cành
quá non, mềm không dùng làm hom được. Mỗi đoạn hom lại được bổ đôi thành hai phần
bằng nhau, mỗi phần mang một lá. Trước khi giâm cắt 1/2 phiến lá.


<b>2/ Mơi trường cắm cành giâm</b>


Các mơi trường thống khí đồng thời giữ ẩm được tốt cho tỷ lệ cây sống cao. Có
thể tạo các mơi trường như cát, phân trấp, đất mùn, hạt cưa, bôttj vỏ dừa, vỏ trấu cà phê,
….Có thể hỗn hợp các nguyên liệu trên làm mơi trường. Có thí nghiệm ở Cơnggơ với các
hỗn hợp khác nhau cho kết quả sau:


<b>3/ Ánh sáng, độ ẩm khơng khí và nhiệt độ</b>


Cành giâm u cầu ánh sáng tán xạ để phát triển, ánh sáng cho cành giâm phải
được điều chỉnh trong khoảng 25-60% cường độ ánh sáng toàn phần tùy theo mùa.


Chỉ tiêu sinh trưởng Cà phê vối Cà phê chè


Giống thấp cây Giống cao cây
Tuổi cây (tháng)


Chiều cao (cm)
Số cặp lá thật


Đường kính gốc (mm)
Sâu bệnh
Dị hình
6-7
Trên 25


Trên 5
Trên 4
Khơng
Khơng
6-7
Trên 20
Trên 5
Trên 3
Không
Không
6-7
Trên 20
Trên 5
Trên 3
Không
Không


Công thức hỗn hợp Tỷ lệ cây sống


Phân trấp + bột vỏ dừa + cát
Vỏ trấu cà phê + cát


Phân trấp + cát
Vỏ dừa + cát
Cát rửa sạch


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Vườn giâm cành giữ ẩm độ khơng khí gần bão hịa 35-90%.


Nhiệt độ thích hợp cho cành giâm phát triển vào khoảng 25-280<sub>C, nếu quá giới hạn đó</sub>



phải tưới nước bằng cách phun mưa bụi thường xuyên hoặc ohủ lên luống một bao tải
ướt, nhiệt độ quá thấp kéo dài cũng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của hom.


Nên giâm cành vào vụ mưa, lúc này có nhiều yếu tố khí hậu thuận lợi cho cành
giâm phát triển.


<b>4/ Các chất kích thích</b>


Để hom giâm nhanh ra rễ, người ta sử dụng các chất kích thích sinh trưởng như:
AXit indol & Axetic, Naftil Axetic, Indol butiric2,4D,…Dùng các chất kích thích này để
xử lí hom với các phương pháp khác nhau.


<b>5/ Giâm cành trong sản xuất </b>
a) Bể giâm cành


Là những chiếc bể xây bằng gạch cao 0,60-0,80m, rộng 1,70m, chiều dài tùy theo
quy mô sản xuất, ngăn ra từng ô và xếp ngăn từng đôi một.


Trong đáy bể chứa đá cuội, sỏi tới 2/3 chiều cao, lớp trên là đất màu trộn mạt cưa, bột vỏ
dừa,…dày 20-30cm. Đáy bể có nhiều lỗ thốt nước, mỗi ơ bể có nắp bằng kính hoặc
Poliethylen. Tồn bộ bể được đặt dưới giàn che cao 2m, xung quanh có liếp che cao 1m.
b) Giâm cành


Cành giâm cắt về được cắt thành hom, xử lý chất kích thích và cắm vào lớp đất
màu của từng ô bể, mật độ cắm: 250-300cành/m2<sub>, tưới đẫm nước hàng ngày.</sub>


15-20 ngày sau khi cắm, trên các các vết cắt đã hình thành mơ sẹo và vài ngày sau các rễ
con bắt đầu mọc ra từ mơ sẹo đó. Các cành giâm đã ra rễ được chuyển vào túi bầu
Poliethylen như là bầu ươm hạt cà phê.



c) Vườn ươm cành giâm


Sau thời gian ở bể giâm cành, cành giâm đã có 3 cặp lá , rễ đã dài ra dài trên 3cm
thì được bứng ra cấy vào vườn ươm, có thể ươm trên luống với khoảng cách 20 x 20cm 1
cây hoặc ngay sau khi hom cà phê nhú rễ người ta chuyển vào túi bầu Poliethylen chứa
hỗn hợp đất phân và chăm bón đầy đủ cho tới khi cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Cách
này đã nâng công suất sử dụng bể giâm cành lên gấp 5 lần so với cách trước.


d) Vườn nhân cành giâm


Để có một khối lượng lớn cành giâm đưa vào sản xuất cây giống, người ta xây
dựng những vườn chuyên cung cấp cành giâm- đó là vườn nhân cành giâm.


Các cây cà phê giống được trồng trong vườn nhân với khoảng cách 20x25cm. Các cành
ngang được cắt bỏ hết để tập trung nuôi các chồi vượt. Khi cây con có 8-10 cặp lá, người
ta cắt thân đến đoạn hóa gỗ (cách mặt đất khoảng 15cm) chỉ để lại một cặp lá cuối cùng.
Đoạn thân lấy được có thể cho 12-16 hom giống, phần gốc còn lại sau khi cắt được chăm
bón và ni trên mỗi gốc hai cành vượt, 7-8 tháng sau những cành vượt này đã đạt tiêu
chuẩn cắt làm hom giống.


Có thể cắt trên mỗi gốc cây giống tới 4 lần, với cách làm này trong 3 năm mỗi m2


vườn giâm có thể cung cấp 1.000 hom giống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Ghép cà phê là phương pháp nhân giống đã được áp dụng từ lâu năm. Có thể ghép
cà phê dù trên gốc cà phê mít Liberica để chống sự phá hoại của tuyến trùng hoặc ghép cà
phê chè trên gốc cà phê vối để sử dụng bộ rễ khỏe của cà phê vối,…


Thường áp dụng phương pháp ghép ngọn, gốc ghép là cà phê 6-8 tháng tuổi được cắt
ngang cách mặt đất 25-30cm, cành ghép là một đoạn cành vượt non có 3-4 đơi lá và một


búp non.


Dùng dao xẻ đôi đoạn gốc ghép vừa cắt, sâu 3-5cm, cắt vát cành ghép bằng hình
nêm bằng hai nhát cắt rồi nhét mặt cắt vát ấy vào vết xẻ trên gốc ghép sao cho các lớp vỏ
của cành ghép và gốc ghép tiếp xúc với nhau, ít nhất là một bên, sau đó dùng dây Nillon
cuộn chặt vết ghép. Để bảo vệ vết ghép có thể bơi Parafin hoặc giấy chống thấm.


Từ khi có phương pháp giâm cành ra đời thì phương pháp ghép trở nên lỗi thời,
khơng có ý nghĩa trong sản xuất nữa mà chỉ dùng cho nghiên cứu khoa học.


<b>CÂU HỎI:</b>


1/ Để có cây giống đủ tiêu chuẩn trồng, cần thực hiện những khâu kỹ thuật nào?
2/ Trình bày kỹ thuật chọn, chế biến và bảo quản hạt giống cà phê?


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>CHƯƠNG V</b>


<b>TRỒNG CÀ PHÊ</b>



Việc trồng cà phê cũng như đối với các loại cây lâu năm khác, có một vị trí hết
sức quan trọng, có tác động sâu sắc lâu dài đến toàn bộ đời sống và hiệu quả của vườn
cây.


Trồng đúng kĩ thuật, đúng thời vụ, chăm sóc đầy đủ sẽ tạo ra được vườn cây có
năng suất cao, ổn định, hiệu quả kinh tế cao. Công tác trồng mới gồm nhiều khâu kĩ thuật
liên hồn, vi phạm khâu nào đó sẽ có tác hại lâu dài về sau.


<b>II/ CHUẨN BỊ ĐẤT </b>



<b>1/ Khai hoang</b>



Đối với rừng việc khai hoang gồm hai bước:


- <sub>Bước 1: Phát dọn cây bụi, cây leo,…gom lại để đốt.</sub>


- <sub>Bước 2: Chặt hạ các cây lớn. Những cây to có thể xẻ gỗ được thì kéo về</sub>
- <sub>nơi tập trung để xẻ gỗ, cây nhỏ, cành lớn có thể dùng làm củi.</sub>


Để cơng tác khai hoang nhanh, cần huy động các loại máy kéo, máy ủi, máy cưa
cắt. Nếu dùng sức người thì năng suất lao động rất thấp không đảm bảo chất lượng.


Sau khi đã có mặt bằng có thể dùng cày một lưỡi để cày sâu bật đất với đọ sâu
40-50cm. Trước đó cần đánh sạch gốc cây, rà sạch rễ, san ủi cục bộ nếu đất gồ ghề nhưng
phải hoàn toàn trả lại đất mặt. Tiếp theo là dùng bừa đĩa năng bừa lại nhiều lần theo quy
trình khai hoang, dọn sạchrễ cây, rễ cỏ gom đốt.


Nếu đất nghèo mùn (dưới 3%) thì phải cải tạo đất trước khi trồng cà phê bằng cách
gieo trồng cây phân xanh, đậu đỗ 1-2 vụ,..


<b>2/ Thiết kế đồng ruộng</b>


Vườn trồng mới khi thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo cho việc bảo vệ đất chống xói mịn


- Đảm bảo cho vấn đề cơ giới hóa trong nhiều khâu cơng việc


- Đảm bảo cho việc thâm canh tăng năng suất, hạn chế các yếu tố bất lợi của tự
nhiên như gió, nắng,..


a) Khoảnh lơ



Tùy theo địa hình mà thiết kế vườn thành từng khoảnh lô 16-20 ha. Chiều dài
khoảnh phải song song với đường đồng mức chủ đạo.


Mỗi khoảnh được chia thành từng lô, mỗi lô rộng 20 x 50m. Chiều dài hàng cà phê trong
mỗi lô là 50m nối trong khoảnh từ 400-500m.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Chung quanh mỗi khoảnh đều có bao bọc bằng đai rừng và đường vận chuyển. Đường
vận chuyển chính đồng thời là đường để máy quay đầu, có hướng vng góc với hàng cà
phê, rộng 7,0 - 7,5 m. Đường phân lô từ gốc cà phê này đến gốc cà phê kia rộng 5m.


c) Hệ thống chống xói mịn


Ở nơi đất dốc phải thiết kế những cơng trình chống xói mịn bảo vệ đất.


Nếu độ dốc lớn (5-60<sub>) phải trồng cây phân xanh thành hàng để hạn chế sự xói mịn,</sub>


tùy theo địa hình cụ thể xây dựng các cơng trình chống xói mịn bờ mềm (bờ cây phân
xanh) hoặc bờ cứng (bờ đất kết hợp với đường chia lô, chia khoảng cách và các đai rừng
chắn gió, đường đi)


<b>3/ Đào hố, trộn phân, lấp hố</b>


a) Các công thức về mật độ trồng cà phê hiện nay (bảng)


Phương hướng chung của thế giới là: cà phê chè trồng dày cho năng suất cao, hiệu quả
lớn. Với cà phê vối không nên trồng dày hơn 3 x 2,5m. Nếu trồng mỗi hố hai cây thì để
khoảng cách giữa 2 cây từ 20 -25cm.


a) Đào hố



Kích thước hố tối thiểu dài 50 - 60cm, rộng 50cm, sâu 50 - 60cm. Với những vườn
nhỏ thuộc kinh tế vườn có thể đào hố với kích thước lớn hơn.


Trong sản xuất lớn thường dùng máy khoan hố có đường kính 50-60cm. Ngồi ra
có thể dùng cày một lưỡi để rạch hàng sâu 40-50cm rồi sau đó đào hố bổ sung cho đủ
chiều sâu.


b) Bón phân lót, trộn phân, lấp hố


Khi trồng mới phải bón lót bằng phân hữu cơ, lượng phân bón cho mỗi hố từ 10-20
kg, nếu không đủ phân chuồng, có thể thay thế bằng phân rác, cỏ, cây phân xanh, đậu đỗ
cho đủ lượng tương ứng với phân chuồng. Phân chuồng phải được ủ cho hoai mục cùng
với phân lân nung chảy (tính đủ lượng cho mỗi hố 500g)


Phân được trộn với đất mặt (đã bỏ riêng sang một bên trong khi đào hố) trong lịng
hố, sau đó lấp đất phủ lên và dẫm cho vun cao đất trong lịng hố 10-15cm so với mức đất
ở ngồi thành hố. Công việc này làm trước khi trồng cà phê một tháng.


Trong thực tế ở một số nơi sản xuất, khi bón phân hữu cơ có làm thêm một cơng
tác là xăm phá thành hố đã đào để mở rộng thể tích hố, thêm được vùng đất tơi thống
cho rễ cà phê có điều kiện dễ dàng vươn tới, mặt khác làm giảm sự khác biệt về kết cấu
giữa vùng gần gốc cây và vùng xa gốc cây, tránh được hiện tượng sụt hố làm đứt rễ cây
con sau khi trồng.


Giống cà phê Khoảng Cách trồng (m) Mật độ hố/ha Số cây/hố
Phủ quỳ 2 (Caturra)


Các loại cà phê chè khác
Cà phê vối



Cà phê mít


2,5 x 1,5
3 x 2,5
3 x 2
3 x 2,5
3 x 3
4 x 3


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>II/ KỸ THUẬT TRỒNG CÀ PHÊ</b>



a) Các dạng cây giống thường đem trồng trong sản xuất


Cây cà phê giống được ươm trên luống khi đem trồng được nhổ lên rủ cho hết đất
bám trên rễ rồi tập trung chuyển đi trồng. Khi nhổ cây người ta dùng dao, thuổng,…bung
nhẹ cây lên để hạn chế số rễ bị đứt.


Trước khi trồng xén bớt các rễ nhỏ đuôi chuột, ngâm bộ rễ con vào hố chứa dung
dịch đất sét và phân bón (cách làm này gọi là hồ rễ) sau này cây con sẽ bén rễ nhanh hơn.


Trồng cây con rễ trần thường đạt tỷ lệ sống thấp, cây hay bị còi cọc, phát triển
chậm.


b) Gieo hạt thẳng


Phương pháp này kết quả kém nên hiện nay khơng có nơi nào áp dụng.
c) Trồng bầu nguyên cây


Đây là dạng cây giống được dùng phổ biến nhất.



Cây cà phê con được ươm trong bầu trong thời gian 6-7 tháng, đạt các tiêu chuẩn
kĩ thuật, đến thời vụ trồng được vận chuyển nguyên bầu đến tận từng hố


Trồng bầu nguyên cây đạt tỷ lệ sống cao, cây con bén rễ nhanh và sinh trưởng
khỏe.


d) Trồng bầu thân đoạn


Với những giống cây đã quá lứa cao 70-80cm, có nhiều cành ngang nếu đem trồng
nguyên cây sẽ dễ bị vỡ bầu, khó vận chuyển, dễ bị héo chết hoặc ngừng phát triển trong
thời gian dài.


Để trồng loại cây này phải cắt ngắn thân cây ở độ cao 15cm so với mặt đất trong
bầu. Vết cắt phải nghiêng, mặt cắt phải nhẵn, thân cây không bị giập nát.


Sau khi cắt phải bôi lên vết cắt hỗn hợp đất sét và phân bò tươi để hạn chế sự mất
nước. Công tác này làm ngay trong vườn ươm trước khi trồng cây một tuần.


e) Trồng cây rễ trần, phân đoạn (Stump)


Những cây giống quá lứa, thân cây đã hóa gỗ không thể bứng bầu đem trồng được.
Muốn trồng loại cây này phải cắt ngắn thân cây ở độ cao 15cm, đồng thời cắt ngắn các rễ
cọc và các rễ phụ theo hình chóp nón có đường kính 7-8cm. Sau khi cắt phải hồ rễ.


Ngoài phương pháp trồng bầu nguyên cây, các dạng cây giống đã nêu thường cho
tỷ lệ cây giống thấp, cây con sinh trưởng phát triển không đều, thường chỉ áp dụng trong
những trường hợp thiếu giống, nhân công và phương tiện vận chuyển co hẹp.,…


<b>2) Trồng cà phê</b>



Cây giống được vận chuyển rải đều trên từng hố, mỗi hố một cây hoặc hai cây tùy
theo giống hay mật độ đã quy định.


Dùng cuốc moi đất ở chính giữa hố (nếu trồng một cây/1hố) thành hốc sâu
20-25cm, đủ độ sâu để đặt bầu.


Trước khi hạ cây con vào hốc phải xé bỏ túi bầu, đặt bầu cây con vào hốc, sửa cho
ngay ngắn và dùng tay hay cuốc cào đất vừa móc lên lấp từ từ vào xung quanh bầu, vừa
lấp vừa nến đều, sau cùng dùng chân dẫm đất xung quanh bầu cho chặt, không dẫm sát
bầu để tránh vỡ bầu, đứt rễ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Sau khi lấp đất, mặt đất quanh bầu cà phê phải thấp hơn mặt đất ngoài thành hố
15-20cm, nếu chưa đạt được tiêu chuẩn này phải dùng cuốc sửa lại. Đó là việc tạo bồn, giữ
nước trong mùa khô, đồng thời cây con được bảo vệ tốt hơn trước tác hại của gió mùa
khơ.


Đường kính của bồn cà phê phụ thuộc kích thước hố khi đào, trong thực tế người ta
thường tạo bồn có đường kính 1-1,5m, ít nhất cũng đạt 0,8m.


Về thời vụ trồng cà phê phải chú ý đến nguyên tắc là chỉ trồng khi đất đã đủ ẩm, ở
Tây Nguyên nên trồng vào khoảng tháng 6, nếu năm nào mưa muộn cũng có thể trồng
vào khoảng thánh 7. Trong điều kiện sản xuất nhỏ có đủ nước tưới và tủ gốc dày có thể
trồng vào cuối mùa mưa cũng được. Nói chung nên trồng sớm để cây con được hưởng
chế độ mưa sớm sẽ tốt ngay từ đầu.


<b>Câu hỏi:</b>



1/ Khi thiết kế vườn trồng cà phê cần chú ý xây dựng những công trình gì?
2/ Nên trồng cà phê theo mật độ khoảng cách như thế nào?



3/ Chuẩn bị hố trồng cà phê như thế nào?
4/ Có những loại cây giống cà phê nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>CHƯƠNG VI</b>


<b>CHĂM SÓC CÀ PHÊ</b>



Cây cà phê sau khi được trồng ra vườn sản xuất từ 2-3 năm mới thực sự bước vào
giai đoạn khai thác. Khoảng thời gian đó gọi là thời kì kiến thiết cơ bản (KTCB).


Trong giai đoạn KTCB có rất nhiều cơng tác cần làm để đảm bảo cho cà phê giữ
đúng mật độ (không bị khuyết cây) sinh trưởng phát triển tốt, đồng đều và sớm bước vào
giai đoạn khai thác (cịn gọi là giai đoạn khinh doanh-KD).


<b>I/ CHĂM SĨC CÀ PHÊ KIẾN THIẾT CƠ BẢN</b>



<b>1/ Trồng dặm</b>


Sau khi trồng mới 15-20 ngày, cần kiểm tra, trồng dặm kịp thời những cây chết,
còi cọc. Thao tác trồng dặm giống như trồng mới.


Ở vườn cà phê kiến thiết cơ bản và vườn cưa đốn phục hồi, khi trồng dặm phải đào
hố, trộn phân,…như trồng mới. Riêng việc dặm những cây bị bệnh rễ thì phải xử lí hố.
Việc trồng dặm cần làm sớm trong mùa mưa.


Cùng lúc với việc dặm cây cà phê nên dặm hoàn chỉnh cây đai rừng và cây bóng
mát.


<b>2/ Tủ gốc, giữ ẩm</b>


Đối với những vùng có mùa khơ hạn, ngay sau khi trồng mới có thể phải tủ gốc


ngay để đề phịng các kì tiểu hạn. Trước khi bước vào mùa khô việc tủ gốc cho cà phê
con là rất cần thiết ngồi vai trị giữ ẩm việc tủ gốc cịn có nhiều tác dụng khác: tăng
lượng chất hữu cơ cho đất, điều hòa nhiệt độ, chống cỏ dại,…


Trước khi tủ gốc cần làm sạch cỏ quanh gốc cây giữa hàng để lấy nguyên liệu, đậu
đỗ trồng xen trong lô và các nguyên liệu hữu cơ khác được đem tới tủ một lớp dày
20-30cm, đường kính thảm tủ phải rộng hơn tán cà phê 20-20-30cm, xung quanh gốc với
đường kính 10cm để trống, khơng tủ để đề phòng mối làm hại cây. Trên bề mặt lớp thảm
tủ được lấp một lớp đất mỏng để tăng khả năng giữ ẩm để tránh gió thổi bay nguyên liệu
tủ gốc và chống cháy.


<b>3/ Trồng xen, trồng cây phủ đất </b>


Các vườn cà phê kiến thiết cơ bản cần phải trồng xen cây để bảo vệ đất cải tạo độ
phì của đất. Cây trồng xen có thể là loại đậu đỗ, lạc, đậu tương, đậu hồng đào, đậu mèo
ngồi, trinh nữ không gai, muồng hoa vàng,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

có thể cắt vài lần trong mỗi vụ để tăng thêm lượng chất xanh. Thân lá cây trồng xen ở vụ
hai được dùng làm nguyên liệu tủ gốc.


Các hàng cây trồng xen phải cách gốc cà pê 50-70cm, năm KTCB thứ 3 trở đi
khoảng cách đó phải tăng đến 80-100cm để không ảnh hưởng xấu đến cây cà phê.


Cây trồng xen cũng được làm cỏ, bón phân và thường xuyên được xử lí phát ngọn, rong
tỉa để khơng che phủ, lấn át cà phê.


Khi cây phân xanh bắt đầu ra hoa, ra quả non là có thể cắt cây làm nguyên liệu é
xanh hay tủ gốc. Ở vùng Tây Nguyên vào màu khô nên để lại một số hàng cây phân xanh
thân đứng để chắn gió mùa đong bắc.



<b>4/ Che túp</b>


Tác dụng của che túp là để chống gió, chống rét, chống hạn cho cà phê non khi các
loại cây chắn gió, che bóng chưa phát huy tác dụng. Trong mùa mưa không cần phải che
túp, chỉ che túp trong mùa khơ hanh.


Túp che cho cây có thể che kín xung quanh cây hoặc làm một tấm chắn che hướng
chắn gió chính thổi tới. Khi làm túp cần lưu ý đến độ cao và chu vi của túp sao cho cây cà
phê nằm trong túp vẫn sinh trưởng bình thường.


Những vườn đã trồng cây phân xanh chắn gió, che bóng tạm thời, có đai rừng chắn
gió và tủ gốc tốt thì khơng nhất thiét phải che túp.


<b>5/ Cây che bóng và đai rừng chắn gió</b>
a) Tác dụng của cây che bóng


- <sub>Điều tiết ánh sáng cho phù hợp với yêu cầu sinh lí của các giống cà phê.</sub>
- <sub>Điều hịa nhiệt độ, ẩm độ khơng khí</sub>


- <sub>Hạn chế lượng nước bốc hơi từ đất</sub>


- <sub>Bảo vệ cấu tượng đất, nâng cao độ phì nhiêu cho đất</sub>
- <sub>Hạn chế cỏ dại.</sub>


- <sub>Vườn cây cho năng suất bền, ổn định, khắc phục hiện tượng năm cao năm thấp.</sub>


b) Trồng cây che bóng, che gió tạm thời


Xung quanh hố cà phê theo hình vịng cung về phía hướng gió chính cần gieo các
loại cây phân xanh thân đứng. Có thể gieo thành hàng thẳng giữa các hố trồng cà phe tạo


thành các ô vuông. Các loại cây thân đứng để che gió tạm thời là muồng hoa vàng, che
gió tạm thời bằng cây cốt khí, đậu sang.


Khoảng cách từ hàng cây che bóng, che gió tạm thời tới gốc cây ít nhất 70-80cm,
nếu quá gần sẽ gây hiện tượng tranh chấp dinh dưỡng nước và ánh sáng giữa cà phê và
cây phân xanh.


Cần chú ý cây che bóng, che gió tạm thời khi thấy chúng bắt đầu giáo tán với cây
cà phê. Khi rong tỉa các loại cây này sẽ có một lượng nguyên liệu để tủ gốc hoặc ép xanh
cho cà phê tăng được hàm lượng chất hữu cơ trong đất trồng cà phê.


c) Cây che bóng lâu dài


Cây che bóng lâu dài cho cà phê gồm hai tầng, tầng thấp và tầng cao. Ở Tây
Nguyên thường dùng cây keo đậu, gồm hai chủng:


Cây táo nhờn hay bồ kết dại, cây keo Cuba. Cây che bóng tầng cịn thường dùng cây
muồng đen (cassio seamia).


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- <sub>Ở vườn cà phê vối khoảng cách cây bóng mát tầng thấp là:</sub>


6 mx7,5 m


- <sub>Ở vườn cà phê chè dạng cây thấp, khoảng cách là: 5 mx6 m</sub>


Ở vườn cà phê chè khác, khoảng cách là : 6 mx6 m.


Khi trồng đặt cây cà phe che bóng ở trên hàng nằm giữa khoảng cách hai hố cà
phê.



Cây che bóng tầng cao kết hợp với hàng cây che gió, có khoảng cách giữa các hàng
là: 24 m (cứ 9 hàng cà phê thì trồng một hàng cây che bóng tầng cao). Khoảng cách trên
hàng giữa cây che bóng tầng cao là 7,5m, trồng vào vị trí giữa hai hàng cà phê.


Ở một số địa phương có thể thay cây muồng đen bằng cây trẩu hay cây tràm lá
nhọn. Cần rong tỉa kịp thời, thường xun để tán cây che bóng khơng trùm trực tiếp lên
tán cà phê, nhất là trong mùa mưa. Riêng vườn cà phê mít khơng cần cây che bóng.


d) Đai rừng chắn gió


Xung quanh vườn trồng cà phê cần có đai rừng chắn gió chính, đai rừng này cần
vng góc với hướng gió chính hoặc có thể chếch một góc đều 600


Đai rừng chính rộng 9 m, ở giữa trồng 3hàng muồng đen, hàng nọ cách hàng kia
5m, cây cách cây 2m (trồng theo kiểu nanh sấu). Hai bên mép đai rừng có thể trồng mỗi
bên một hàng cây ăn quả như mít, nhãn ,xồi,…tạo thành hành cây chắn gió tầng thấp.
Một số nơi dùng cây bạch đàn hay Đài Loan tượng tư để trồng đai rừng chắn gió. Vùng
chn canh cây cà phê có diện tích lớn thì cứ 500 m lại xây dựng một đai rừng chính.


Các loại đai rừng phụ trồng xen kẽ ở các đường lơ hoặc hai khoảnh cà phê. Có thể
dùng các loại ây muồng đen, tràm bơng vàng hay mít, xồi,…để trồng đai rừng phụ.
Các loại cây che bóng cũng cần được chăm sóc cẩn thận từ khi gieo, ươm hạt, làm cỏ,..


d) Tưới nước cho cà phê kiến thiết cơ bản


Khi cây cà phê kiến thiết cà phê có biểu hiện thiếu nước thì phải tưới kịp thời, nhất là
trong mùa khơ hạn, có thể tưới bằng một trong hai phương pháp tưới gốc (tưới dí) hoặc
tưới phun mưa.


 Tưới gốc



Nếu vườn cà phê KTCB có tủ gốc, trồng cây chắn gió, che bóng tạm thời thì tưới cho
mỗi gốc từ 40-60 lít nước mỗi lần, khoảng thời gian giữa hai lần tưới từ 20-30 ngày.


Nếu khơng có tủ gốc, che bóng, che gió tạm thời thì khoảng cách giữa hai lần tưới
phải ngắn hơn.


Vườn cà phê kiến thiết cơ bản nếu đã bước vào năm bói quả cần được tưới nhiều hơn.
Mỗi lần tưới tối thiểu 80 lít nước mỗi gốc. Cần chú ý tưới đủ nước, nếu tưới không đủ sẽ
dẫn tới dễ dàng làm cây chết hoặc các cành cơ bản sẽ chết khô trông vụ ra hoa bói.


 Tưới phun mưa


Tưới phun mưa rất cần thiết cho các vườn cà phê bắt đầu ra hoa bói rộ và cà phê kinh
doanh. Liều lượng nước và công thức tưới sẽ nói rõ ở phần tưới nước cho cà phê kinh
doanh.


<b>7/ Bón phân cho cà phê kiến thiết cơ bản</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Từ năm thứ nhất (sau vụ trồng mới) trở đi, bón cho các vườn cà phê ở các tuổi theo
quy định sau:


Tuổi cà phê Phân nguyên chất kg/ha


N (Đạm) P2O5 (Lân) K2O


Năm thứ nhất
Năm thứ hai
Năm thứ ba



90
120
200
60
100
120
50
60
150


Trừ năm trồng mới, phương pháp, cách thức bón như sau:


Mỗi năm bón phân 3 lần vào các tháng 3, 4; 6, 7; 10 , 11 với tỷ lệ bảng sau:
Loại phân Tỷ lệ bón trong các tháng (%)


3-4 6-7 10-11


Đạm
Lân
Kali
35
35
40
40
40
40
20
60
30



Tùy theo tình hình thời tiết có thể xê dịch thời gian bón phân 20-30 ngày. Riêng
đối với phân lân có thể bón một lần vào lúc bón phân hữu cơ hoặc ép xanh. Khơng nên
bón phân vào những tháng quá muộn của mùa mưa.


Trước khi bón phân cần làm cỏ sạch. Phân được trộn trước khi bón đem rải đều
xung quanh mép ngoài của tán lá, dùng cuốc xăm trộn và lấp kín phân. Lần bón phân
cuối cùng trong năm cần kết hợp với đợt tủ gốc giữ ẩm, để nguyên liệu che phủ lên phần
đất đã bón phân.


Phân hữu cơ có tầm quan trọng đặc biệt đối với cà phê, vì vậy nếu lượng phân
chuồng khơng đủ thì phải cung cấp nguồn chất hữu cơ bằng cách khác như: Trồng xen kẽ
cây đậu đỗ, phân xanh trong lô cà phê để lấy nguyên liệu tủ gốc, ép xanh.


<b>8/ Tạo hình ban đầu</b>
a) Hãm ngọn


Tùy theo từng vùng sinh thái, từng giống cà phê, khả năng thâm canh mà có các
cách hãm ngọn khác nhau:


+ Khơng hãm ngọn, nuôi nhiều thân ở những vùng cà phê vối có ít hoặc khơng
phát sinh cành thứ cấp. từ một hay hai cây trồng trên một hố ban đầu, người ta sẽ ni bổ
sung thêm các thân mới để có thể thêm 3-4 thân.


+ Hãm ngọn ở những vùng chop phép cây cà phê dễ dàng phát sinh, phát triển hệ
cành thứ cấp.


Chiều cao hãm ngọn từ 1,2 -1,6 m, tùy theo vùng trồng và điều kiện thâm canh.
Riêng cà phê mít hãm ngọn ở độ cao 4 m.


b) Ni thêm thân



Thơng thường trong sản xuất có hai hình thức định số thân cây trên mặt hố:


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

- <sub>Để nhiều thân/ 1hố</sub>


Nếu chỉ để một thân trên một hố thì khi phát hiện thấy chồi vượt xuất hiện trên
thân cây phải đánh bỏ kịp thời.


Nếu nuôi nhiều thân 2-4 thân/ 1hố thì ngay năm trồng mới hoặc năm chăm sóc thứ
nhất chọn lọc giữ lại các chồi mọc khỏe, phân bố đều ra các hướn, mọc ở sát phía gốc,
các chồi khác cần vặt hoặc cắt bỏ kịp thời để tập trung dinh dưỡng nuôi các thân mới.


Nếu đã trồng hai cây một hố cịn muốn ni thêm thân thì giữ lại ở mỗi thân một
chồi vượt (để 4 thân) hoặc chỉ giữ lại một chồi vượt ở 1 thân (để 3 thân / 1 hố). Nếu trồng
1 cây/ 1 hố, muốn ni thêm thân thì để lại 1-2 thân (nuôi 2-3 thân/ 1 hố).


Không nên nuôi quá nhiều thân để tránh sự tranh chấp ánh sáng và dinh dưỡng, cây
và cành mọc vóng dẫn dến hiện tương tán “dù”. Trong trường hợp vì một lí do nào đó cây
cà phê bị khuyết tán thì cũng cần nuôi thêm chồi vượt để bổ sung tán.


<b>9/ Diệt cỏ</b>


Trong suốt thời kì sinh trưởng phát triển của cây cà phê, đặc biệt ở thời kì kiến
thiết cơ bản phải diệt cỏ kịp thời, bảo đảm cà phê không bị lấn át, làm cỏ kết hợp tủ gốc,
xới xáo.


Năm trồng mới cần làm cỏ 2-3 lần, những năm kiến thiết cơ bản cần làm cỏ 6-8 lần
trên một năm.


Với cà phê trồng mới nên làm cỏ theo hàng, bề rộng ít nhât là 1,2 m, còn với cà


phê kiến thiết cơ bản 1 tuổi trở đi thì tán cà phê ít nhất 20 cm tính theo đường kính tán. Ở
giữa cà phê phải phát dọn cỏ kịp thời để cỏ lấn át cà phê, mùa mưa không cày bừa, khơng
làm cỏ trắng giữa hàng để tránh xói mịn, rửa trơi.


Có thể áp dụng các phương pháp diệt cỏ sau:


- <sub>Thủ công - dùng cuốc vét</sub>


- <sub>Thủ công kết hợp với cơ gới hoặc cơng cụ cải tiến</sub>
- <sub>Hóa chất kết hợp công cụ cải tiến hoặc cơ giới.</sub>


Các loại hóa chất thường dùng là Dalapon, 2,4-D. Dalapon để diệt cỏ tranh, 1 lần
phun từ 10-15 kg thuốc pha với 600 lít nước cho 1 ha, phun khi cỏ mọc 20-25 cm.


Hiện nay có những thí nghiệm cho thấy nên phun Danapon diệt cỏ tranh làm hai
lần, lần đầu khi cỏ cao 2 m, lần sau cách lần đầu khoảng 30 ngày (khi cỏ tái sinh cao 20
cm), mỗi lần phun với liều lượng 20 kg thuốc cho 1 ha. Bằng cách này diệt cỏ tranh rất
hữu hiệu.


Thuốc 2,4-D dùng để diệt cỏ gấu với lượng từ 5-6 kg thuốc pha trong 500-600 lít
nước phun cho 1 ha khi cỏ cịn non.


Để diệt cỏ có hiệu quả cao nên kết hợp giữa phương pháp hóa học và cơ giới.


Vào đầu mùa khơ hàng năm phải có một đợt làm cỏ quanh lô để tiêu diệt nguồn
sâu bệnh, đồng thời chống cháy.


<b>II/ CHĂM SÓC CÀ PHÊ KINH DOANH</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Quản lí chăm sóc vườn cà phê kinh doanh bao gồm rất nhiều biện pháp kỹ thuật,


muốn khai thác vườn cà phê tốt, đạt năng suất, phẩm chất cao, ổn định thì chú ý làm tốt
các biện pháp kĩ thuật nêu dưới đây:


<b>1/ Bón phân</b>


Theo kết quả phân tích của tác giả Catani, trong 1000 kg quả cà phê tươi có 15 kg
N; 2,5 kg P2O5; 24 kg K2O; 2 kg Cao và 1 kg Mgo. Một tác giả khác là Forestier cho biết


trong 1000 kg nhân cà phê có 30 kg N; 3,75 kg P2O5; 36,5 kg K2O.


Qua tài liệu nghiên cứu trên ta thấy cà phê cần lượng dinh dưỡng khá cao và địi
hỏi bón nhiều phân. Trong các chất dinh dưỡng chủ yếu cà ơhê cần nhiều N và K hơn.


Tuy nhiên yêu cầu dinh dưỡng trong năm của cà phê không dàn đều mà phụ thuộc
vào các thời kỳ sinh trưởng và phát triển, do vậy ngồi việc bón đủ lượng dinh dưỡng,
bón đúng thời vụ cũng là yếu tố giúp cho vườn cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất
cao.


a) Bón phân hữu cơ:


Trong thời kì kinh doanh việc bón phân ở vườn cà phê chủ yếu là bón phân hóa
học, song những vườn cà phê nghèo mùn vẫn rất cần thiết bón phân hữu cơ. Bình thường
ở vườn KD cứ hai năm bón phân hữu cơ một lần với lượng 10-12 tấn/ 1ha.


Khi tiến hành bón phân phải đào rãnh hình vành khăn ngoài mép tán cây, rãnh rộng
30-40 cm, rải phân dưới lòng hố rồi lấp đất dẫm chặt. Nơi thiếu phân cũng có thể ép xanh
để tăng lượng chất hữu cơ cho đất. Hố ép xanh đào sâu 25-30cm, rộng 30 cm, dài 80-100
cm, mỗi hố phải chứa được ít nhất 15-20 kg chất xanh, khi ép xanh bỏ các chất xanh vào
lịng hố, rải thêm phân hóa học NPK rồi lấp đất, dẫm chặt.



Phương pháp ép xanh thường áp dung trong những năm KTCB, hố ép xanh đào về
một phía của gốc cà phê năm đầu cách xa gốc 60-70 cm, các năm sau đào về phía đối
diện và đào bên ngoài tán cà phê.


Về thời vụ có thể bón phân hữu cơ vào khoảng thanhg 5,6 hoặc tháng 10,11 khi đất
đủ độ ẩm, khơng bón vào tháng có mưa lớn.


Ép xanh từ tháng 7 – tháng 11 có nhiều nguyên liệu.
b) Bón phân hóa học


Hàng năm có thể bón cho mỗi ha cà phê kinh doanh từ 200 kg đạm nguyên chất,
150 kg P2O5 và 250 kg K2O. Có thể dùng các loại phân như: Đạm Sunfat, Kali Clorua,


Kali Sunfat, Lân Văn điển, Supe phôt phat,..


Lượng phân hóa học có thể chia 3-4 lần bón trong năm, nếu bón làm 3 lần thì nên
bón theo lịch sau:


Tùy theo tình hình thời tiết từng năm, thời gian bón có thể xê dịch trươc hoặc sau 1
tháng.


Riêng phân lân có thể bón một lần khi ép xanh hoặc bón phân hữu cơ.
Loại phân Tỷ lệ bón trong các tháng (%)


3-4 6-7 10-11


Đạm
Lân
Kali



35
35
40


40
40
40


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Phương pháp bón : các loại phân được trộn đều, đem rải theo hình vành khăn rộng
25-30 cm theo mép tán lá. Xới trộn đều phân với đất ở lớp sâu 5 cm rồi tủ rác kín phạm
vi bón phân.


Tránh bón trong những tháng mưa to hoặc q khơ hạn. Ngồi các phương pháp
truyền thống, hiện nay đang bắt đầu phổ biến phương pháp bón phân qua lá.


Các chế phẩm được pha và phun trực tiếp lên lá cây, làm tăng hiệu quả hấp thụ rõ
rệt.


c) Bón phân bội thu


Nếu vườn cà phê có khả năng cho năng suất cao hơn mức quy định thì cần phải bón
thêm một lượng phân bằng 30% so với tổng lượng phân bón trong năm.


<b>2/ Tưới nước</b>


Bắt đầu tưới khi những lứa hoa tập trung đã hình thành “mỏ sẻ” lần đầu tưới đẫm
với lượng 700-800m3<sub> nước cho 1 ha, sau đó cớ 15-20 ngày tưới một lần với lượng </sub>


400-600m3<sub> cho 1 ha. </sub>



Trong thời gian tưới nếu có trận mưa có lượng trên 30 mm, thì coi đó là một lần
tưới. Phương pháp tưới tốt nhất là phun mưa.


<b>3/ Tạo hình sửa cành</b>


Thường xuyên loại bỏ kịp thời các chồi vượt mọc ra từ nách các cành cơ bản. Sau
mỗi vụ thu hoạch phải sửa cành cà phê.


- Những cành già cỗi sau khi cho quả nhiều vụ mọc vươn ra ngồi tán, các đốt phía
trong đã trụi lá, chỉ cịn 3-4 đơi lá nhỏ phía đầu cành (cành vịi voi) cần được xử lý, độ
dài cắt tùy thuộc vị trí của cành thứ cấp và độ lớn của cành cấp 1.


- Các cành khô, cành nhớt, cành tăm hương, cành bị sâu bệnh cũng cần được cắt
tỉa.


- Những cây bị khuyết 1 tán, lệch tán cần nuôi thêm thân bổ sung.


- Những cây cà phê vốn ít cành cơ bản có thể uốn thân để tạo tân mới hoặc hãm
ngọn nhiều lần để tăng số thân.


- Sau nhiều năm cho quả, nhất là sau vụ bội thu, nhiều cành quả đã già cỗi, lá rụng
nhiều thì ni thêm tầng tán thứ hai cao hơn tầng 1 từ 40-60 cm, để tận thu 2-30vụ quả
nữa trước khi cưa đốn.


- Ở những vùng cà phê ít cho ra cành thứ cấp thì nên tạo hình theo phương pháp
ni nhiều thân, ni chồi luân phiên hoặc nuôi nhiều thân không nuôi chồi thay thế.


- Trong những năm kiến thiết cơ bản, nuôi trên mỗi hố 3-4 thân, không hãm ngọn,
sau 3-4 vụ thu hoạch, khi các thân đã bị nghiêng 30-450<sub> thì nuôi ở mỗi thân một chồi ở độ</sub>



cao 1,5-1,8 m.


- Sau vụ thu hoạch thứ 5,7 khi thân cà phê bị uốn cong và các cành ngang gần gốc
bị khơ rụng thì ni thêm chồi ở độ cao 30-50cm để chuẩn bị thay thế thân chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Các vườn cà phê sau một thời gian kinh doanh dài, đã già cỗi, năng suất giảm, hiệu
quả kinh tế thấp thì phải cưa đốn phục hồi, chuyển sang chu kì kinh tế mới.


Thường cưa đốn vào cuối mùa khơ, đầu mùa mưa. Nếu cưa quá sớm có thể chết
cây, q muộn thì chồi mới mọc khơng tận dụng được điều kiện thuận lợi của mùa mưa
để phát triển.


Vị trí cưa trên thân cây cách mặt đất 25-30 cm, vết cưa theo mặt phẳng nghiêng
450<sub>, mặt vết cắt hướng về phía đơng bắc hoặc tây nam. Lần cưa sau cao hơn lần cưa trước</sub>


10-15 cm.


Sau khi cưa quét lên vết cưa hỗn hợp 2,4- D trộn với đất sét với nồng độ 0,5%.
Các công việc làm sau khi cưa là: chuyển thân cành cà phê ra khỏi lô, tỉa thưa cây bóng
mát, bón cho mỗi ha 500-1000 kg vơi rồi cày bừa đất (cách xa gốc cà phê 40-50 cm) gieo
cây phân xanh để cải tạo đất.


Những gốc cây chết cần được đào bỏ, đào hố, bón lót và trồng dặm.


Khi chồi non mọc lên phải tỉa để các chồi giữ lại được phân bố đều. Tỉa lần 1 khi
chồi cao 15-20 cm, để lại trên mỗi hố 4-5 chồi. Lần hai khi chồi cao 20-30 cm tỉa để lại
mỗi hố hai chồi, nếu là cà phê vối thì để lại 3-4 chồi. Các loại chồi khác khơng cần thiết
thì phải thường xuyên kiểm tra, loại bỏ.


Khi chồi đã mọc cao thì phải hãm ngọn cách mặt đất 1,6-1,8 m, nếu là cà phê chè


thì hãm ở độ cao 1,4-1,6m.


<b>Câu hỏi:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>CHƯƠNG VII</b>



<b>PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH</b>



<b>I/ PHÒNG TRỪ CÁC LOẠI BỆNH HẠI CÀ PHÊ</b>
<b>1/ Bệnh gỉ sắt</b>


Bệnh này có ở tất cả những nơi trồng cà phê ở Việt Nam, lí do là nấm, tác hại làm
rụng lá, khô cành, làm giảm sản lượng. Cà phê chè mắc bệnh này rất nặng, cà phê vối ít
hơn.


Phịng trừ bệnh này bằng cách trồng những giống có khả năng chống bệnh.


Khi vườn cây có bệnh thì dùng thuốc hóa học để phịng, có thể dùng thuốc Boocdo
0,5-1%, Oxid Clorua đồng 1% phun mặt dưới lá, lần phun sau cách lần phun trước 3-4 tuần
lễ.


Một số loại thuốc mới như: Sincarol, Bayleton,…với lượng pha trong 600 lít nước
phun cho 1 ha để phịng trừ có hiệu quả.


Thường xun làm cỏ, tỉa cành, làm vệ sinh đồng ruộng để hạn chế lây lan và
phát triển của bệnh.


<b>2/ Bệnh khơ cành, khơ quả</b>


Có thể do sinh lí hay nấm Colletotrichum Coffeanum gây nên. Bệnh thể hiện rõ từ


đầu mùa mưa nhất là khi quả non từ 6-7 tháng tuổi. Bệnh gây hiện tượng khô cành, khô
quả, khô lá từng vết hay từng mảng trên lá.


Phòng trừ bệnh này bằng cách bón đủ phân, nhất là đạm và kali. Khi có bệnh thì
phun các thuốc có gốc đồng.


<b>3/ Bệnh nấm hồng</b>


Do nấm Corticium Satmoniccolor gây nên. Bệnh thường xuất hiện trên cành cà
phê.


Phòng trừ bằng cách cắt, đốt những cành bệnh, thường cắt sâu quá vết bệnh 10 cm
để khỏi sót nguồn bệnh trên cây.


Có thể dùng Boocdo 5% quét vào vết bệnh hoặc phun thuốc có gốc đồng với nồng
độ 0,5%-1% vào vùng có bệnh.


<b>4/ Bệnh cổ rễ</b>


Do nấm gây nên. Thường gây tác hại đối với cây cà phê con ở vườn ươm và thời lì
kiến thiết cơ bản. Vết bệnh thường xuất hiện ở cổ rễ, làm cho cổ rễ bị teo, khô thắt lại làm
ngăn cản quá trình vận chuyển dinh dưỡng, thường làm chết cà phê con trong vườn ươm.


Cách phòng trừ: đất để đóng bầu cà phê phải tơi nhỏ, ln giữ ẩm cho bầu cà phê.
Những cây bị bệnh phải nhổ, đốt. Vườn nào bị bệnh nặng thì năm sau khơng nên làm
vườn ươm tại đó. Có thể dùng thuốc MANEB, ZINEB 0,2-0,3% để phun hoặc tưới.


<b>5/ Tuyến trùng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Rễ cây cà phê bị tuyến trùng páh hoại bị sưng u, có những đường nứt nẻ, có loại


gây nốt sần trên rễ phụ.


Phòng trừ tuyến trùng bằng cách: luân canh cây cà phê với cây trồng khác. Những
cây bệnh nặng phải nhổ, đem đốt. Chọn giống có bộ rễ chống bệnh, những cây bệnh nhẹ
cần tăng cường phân bón và chữa bằng cách bón vào đất các chất Nomaphos, Teraov,
Nêmgon, Methylbromid. Có thể phịng bệnh bằng các cây vạn thọ ở vùng có bệnh.


<b>6/ Bệnh đốm mắt cua</b>


Do nấm Carcospora Coffeacola gây ra. Phòng bệnh này bằng cách thâm canh tổng
hợp ở giai đoạn cà phê KTCB. Nếu cây cà phê bị bệnh có thể phun trừ bằng các loại
thuốc có gốc đồng 0,5-1%, lần sau cách lần trước 3 tuần.


<b>7/ Nấm muội đen</b>


Nấm tạo thành một màng đen phủ lên bề mặt lá, ngăn cản quá trình quang hợp của
cây. Phòng trừ nấm trước hết phải trừ các loại rệp chích hút trên cành lá non.


<b>8/ Một số bệnh sinh lí</b>


Bệnh bạc lá, bệnh rụt cổ do cay cà phê thiếu một số nguyên tố như lưu huỳnh, kẽm,
…cần bón bổ sung bằng các loại phân chứa nhiều nguyên tố thiếu hoặc các dung dịch
muối hóa chất pha lỗng.


<b>II/ MỘT SỐ SÂU HẠI CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHỊNG TRỪ</b>



<b>1/ Rệp vảy xanh và rệp vảy nâu</b>


Thường chích hút ở các cành lá non. Phòng trừ bằng các loại thuốc Methyl
Paration, Roger, Bi58, Tinox,…phun vào cây, vùng có rệp với nồng độ 0,1-0,2%, phun


lần sau các lần trước 7-10 ngày. Đồng thời phải chú ý diệt kiến là vật trung gian lây lan
rệp bằng 666.


<b>2/ Mọt đục quả</b>


Mọt đục vào bên trong quả qua núm quả, đẻ trứng, trứng nở thành sâu nonđục phá
nhân cà phê.


Dùng các loại thuốc như: Andrin, Đierin nồng độ 0,25-1% hoặc DDT sữa phun hai
lần cách nhau 3-4 tuần lễ để phòng trừ ở giai đoạn quả chuyển từ màu xanh sang màu
vàng. Hiện nay có loại thuốc Thiodan dùng với liều lượng 3-4 lít thuốc pha trong 600 lít
nước phun cho 1 ha đạt hiệu quả rất tốt.


<b>3/ Mọt đục cành</b>


Dùng các loại thuốc như đối với mọt đục quả. Đồng thời chú ý và phát hiện và cắt
đốt kịp thời những cành bị mọt đục.


<b>4/ Sâu đỏ đục thân cành</b>


Thường phá hoại mạnh ở giai đoạn cà phê KTCB, cầm pahts hiện cây bị sâu đục để
giết sâu kịp thời, không để nó vũ hóa đi đẻ trứng.


<b>5/ Sâu đục thân</b>


Sâu này chỉ phá hoại cà phê chè. Phòng trừ bằng biện pháp hóa học là chủ yếu.
Hỗn hợp 666 6%bột thấm nước với đất sét, phân trâu bò và nước theo tỷ lệ


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- <sub>Nước lã : 15 phần</sub>



Quét lên thân cây từ gốc đến ngọn và cả các cành lớn. Ở miến bắc quét hai lần
trong năm, vào các tháng 4-5, 10-11.


Có thể dùng thuốc Boremun phun lên thân cây với nồng độ để diệt trứng và sâu
non mới nở còn nằm trong vỏ cây.


Cắt đốt kịp thời những cây bệnh nặng, trồng cây bóng mát hạn chế được tác hại
của sâu.


<b>6/ Rệp sáp</b>


Rệp có thể gây hại trên cuống quả và rễ cà phê, làm phát triển chậm, quả nhỏ, làm
cho cây sinh trưởng chậm, yếu, phá nặng ở bộ rễ có thể làm cây chết.


Khi thấy có rệp cần dùng các loại thuốc Methyl paration, Bi58 pha với nồng độ 0,1-0,2%
để phun phòng trừ hoặc gốc cây bị rệp.


<b>Câu hỏi</b>



1/ Trong vườn cà phê thường có những loại sâu gì, tác hại và cách phịng trừ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

CHƯƠNG VIII



THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ



<b>I/ Thu hoạch cà phê</b>
1/ Giám định sản lượng


Trong một năm cần tổ chức giám định cà phê 2 lần. Lần thứ nhất vào tháng
5-tháng 6, lần thứ hai vào 5-tháng 9-10 trước vụ thu hoạch 1 5-tháng. Phải giám định sản lượng


từng lơ, ước tính tỷ lệ quả cho từng tháng để bố trí kế hoạch thu hái, vận chuyển chế biến
cho quả. Phải làm sạch cỏ để thu hái dễ dàng, tạn thu tốt những quả rơi dưới đất.


2/ Nội quy thu hái


Cà phê thu hái về phải đạt các tiêu chuẩn sau:
Quả chín


Tỷ lệ quả xanh, quả khô dưới 3%, vào kỳ tận thu tỷ lệ này có thể cho phép tới
15%.


Khơng để lẫn đất cát với các tạp chất khác như cành, lá,vv…. Vào cà phê. Tỷ lệ lẫn tạp
phải dưới 0,5%, cuối vụ có thể cho phép đến 1%.


Khi thu hái pahỉ nhanh, gọn, kịp thời, khơng để quả q chín bị khơ, rụng, khơng
làm gãy cành, rụng lá cây. Nếu đang hái gặp mưa, hoa nở thì phải ngừng hái 3 ngày, kể
từ khi hoa nở đến khi hoa héo.


Sản phẩm cà phe thu hái về phải giao về xưởng để chế biến kịp thời trong ngày.
Nếu vận chuyển khơng kịp thì khơng để dồn đống cao quá 40 cm, tránh hiện tượng cà
phê lên men, thối rữa.


Phương tiện để vận chuyển cà phê phải sạch sẽ, khơng dính đất cát, hóa chất.


Khi giao nhận phải cẩn thận, ghi chép số liệu, theo dõi tiến độ, từng lô đã theo dõi nhiều
năm.


<b>II/ Chế biến cà phê</b>



Chế biến ướt là phương pháp tạo ra sản phẩm cà phê nhân nhanh chóng, đảm bảo


chất lượng cà phê cao song phải qua nhiều khâu và công đoạn máy móc phức tạp.


<b>a) Phân loại quả</b>


Trước khi đưa vào máy xát tươi, cà phê được phân loại để loại bỏ các tạp chất,
đồng thời loại riêng các loại quả cà phê không đạt quy cách (quả xanh, quả khô, lép, sâu
bệnh,..)


Có thể phân loại bằng máy sàng hoặc trụ quay, nhưng phổ biến hơn cả là phân loại
tỷ lệ bằng bể xi- phông, phương pháp này vừa phân loại tốt lại vừa rửa sạch quả cà phê.
Bể xi phông có cấu tạo đặc biệt, được cấp nước vào từ dưới đáy, cà phê đổ vào bể được
phân loại nhờ dòng chảy từ trong bể ra, hút theo những quả đạt tiêu chuẩn, những quả
khô, xanh, quả lép và các tạp chất nhẹ nổi lên trên và theo dòng nước tràn ra ngoài trên
miệng bể. Các tạp chất nặng như đá, cát sỏi,..thì lắng xuống đáy bể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Xát tươi nhằm loại bỏ lớp vỏ thịt bên ngoài, công đoạn này cần tiến hành sau khi
thu hoạch 24 giờ. Thường xát tươi bằng các loại máy xát trụ hay máy xát đĩa.


<b>c) Loại nhớt</b>


Để tách ra khỏi vỏ trấu cà phê lớp chất nhờn bám chặt, có thể loại bỏ nhớt bằng
một trong các phương pháp lên men, hóa học, cơ giới hoặc kết hợp giữa cơ giới và hóa
học. Hiện nay để có thể loại bỏ nhớt nhanh người ta thường áp dụng biện pháp cơ giới,
vừa nhanh vừa kết hợp được với công đoạn rửa hạt cà phê trước khi phơi sấy.


<b>d) Làm khô cà phê</b>


Hạt cà phê thóc sau khi rửa, để ráo nước cịn chứa 50-60% để làm giảm tỷ lệ nước
(thủy phần) xuống cịn 12% thì phải sấy.



Có thể làm khơ hạt cà phê bằng cách phơi áp dụng cách này phải có sân phơi tốt nhất là
sân xi măng mỗi m2<sub> xi măng phơi được 10 kg cà phê thóc ướt mỗi mẻ.</sub>


Cách làm khơ tích cực chủ động là sấy cà phê dùng cách này phải trang bị lò sấy
hoặc máy sấy.


<b>e) bảo quản cà phê thóc</b>


Sau khi phơi sấy độ ẩm của cà phê giảm xuống không thể đồng đều, để đạt được
độ ẩm đông đều người ta phải bảo quản trong kho ít nhất 1 tuần trước khi đem xay xát.


<b>f) Xay khơ, đánh bóng</b>


Xay khơ để bảo vệ lớp vỏ bao quanh nhân, máy xay cà phê khô tương tự như các
loại máy xay ngũ cốc.


Sau khi xay xong nhân cà phê còn một lớp vỏ lụa bám, cần loại bỏ nốt, đồng thời
làm cho hạt cà phê có độ cần phải đánh bóng. Thường người ta kết hợp xay khơ và đánh
bóng.


<b>g) Phân loại</b>


Sau khi xay khơ, đánh bóng khối cà phê cịn lẫn một số như quả khô, vỏ trấu, hạt
cà phê không đều, hạt lép,.. màu sắc và tỷ trọng cũng khác nhau


Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường thì cần thiết phải lấmchj và phân loại cà
phê.


Có thể phân loại theo kích thước bằng các loại sàng rung, sàng trịn.



Có thể phân loại theo tỷ trọng, để hạt cà phê rơi qua luồng khơng khí mạnh, những hạt có
tỷ lượng khác nhau sẽ bị thổi ra ở những vị trí khác nhau.


Phân loại theo màu sắc hiện nay chủ yếu là bằng thủ cơng. Đã có máy điện tử để
phân loại hạt cà phê đạt chất lượng cao song thiết bị này rất đắt lại địi hỏi có các chun
viên kỹ thuật cao nên ít được phổ biến.


<b>h) Đấu trộn, đóng bao</b>


Đây là khâu cuối cùng của dây chuyền sản xuất cà phê. Trước khi đóng bao phải
đấu trộn mỏ cà phê một lần nữa để đạt độ đồng đều cao.


Bao đựng cà phê nhân theo quy cách người mua hàng quy định, hiện nay thường
dùng bao đay một lớp hoặc bao đay bên ngoài, bên trong là tái chất dẻo P.B. Trọng lượng
mỗi bao cũng tùy theo khách hàng, có thể 60,70,80 kg.


<b>i) Phương pháp chế biến khô</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Xay khô (loại bỏ tất cả các lớp vỏ bao quanh nhân.

<b>Sơ đồ chế biến</b>



<b>3/ Chế biến nửa khô</b>


Trong thực tế sản xuất, có cơ sở đã áp dụng phương pháp này : Xát tươi quả cà phê
rồi đem phơi khô. Bằng cách làm này việc làm khô quả cà phê trở nên nhanh hơn song
chưa có nghiên cứu nào đưa ra nhận xét kết quả chất lượng của cách chế biến này.


<b>Câu hỏi</b>



1/ Khi thu hái cà phê phải tuân thủ những quy định nào?


Quả cà phê tươi


Làm sạch


Chế biến ướt


Phân loại quả


Xát tươi


Loại nhớt (rửa)


Phơi sấy


Xay khơ


Đánh bóng


Chế biến khơ


Phơi


Xay quả khơ


Phân loại


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

2/ Hãy trình bày những cơng đoạn chính của q trình chế biến cà phê theo phương
pháp chế biến ướt?


</div>


<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×