Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN MON SINH 2012 hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.5 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>


<b>I/ Lời nói đầu </b>


Để tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và đào tạo phát động từ năm học 2008-2009 và thực
hiện lời kêu gọi thi đua “Bác Hồ với Thanh Hóa – Thanh Hóa làm theo lời Bác Hồ
dạy”, trường THCS Thọ Tân đã tổ chức thực hiện trong cán bộ giáo viên và triển
khai đến tất cả các em học sinh và đã thu được những kết quả đáng khích lệ, trong
đó vai trị của Đội TNTP Hồ Chí Minh chiếm một vai trị rất quan trọng. Với nhiều
hoạt động phong phú trong được tổ chức trong năm học như “Nói lời hay, làm
việc tốt”, “Ngày chủ nhật xanh”, “ Trường em xanh, sạch, đẹp”, tổ chức quét dọn
đền vua Đinh ở địa phương theo định kì, phối hợp với các lớp chủ nhiệm tổ chức
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, rèn luyện kĩ năng sống cho các em.vv.. Trong
đó Câu lạc bộ sinh học được thành lập cũng đã góp phần rất quan trọng thúc đẩy
phong trào hoạt động của Đội nói chung và của các lớp nói riêng qua đó giúp học
sinh phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất
lượng học tập, rèn các kỹ năng sống, phấn đấu trở thành học sinh giỏi, năng động
và cũng để giáo viên tìm ra các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả cao


<b>II/ Lí do chọn đề tài :</b>


Trong mỗi nhà trường thì hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh có vị trí rất
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Việc thành lập câu
lạc bộ sinh học là góp phần cùng với Đội thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện
của học sinh,


Mục đích của việc tổ chức Câu lạc bộ sinh học là nhằm giúp các em nâng cao ý
thức giữ vệ sinh môi trường chung, biết yêu thiên nhiên, biết rèn luyện và bảo vệ
sức khoẻ, giải thích được nhiều hiện tượng sinh học trong tự nhiên, bảo vệ những
loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, làm cho trường lớp luôn sạch
đẹp nhằm thực hiện tốt nội dung của cuộc vận động xây dựng “Trường học thân


thiện, học sinh tich cực”, qua đó có tác dụng giúp học sinh tích cực, chủ động trong
việc mở rộng và nâng cao kiến thức, kích thích các em say mê tìm tịi khoa học trên
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những kiến thức có liên quan đến thế giới sinh vật xung
quanh, bảo vệ môi trường…. . Thông qua việc tham gia “Câu lạc bộ sinh học” cịn
hình thành những kỹ năng, thói quen tốt của người học sinh như biết làm việc độc
lập, chủ động sáng tạo trong việc tìm kiến thức mới, bước đầu tập dượt phong cách
làm việc khoa học, có thói quen giữ vệ sinh mơi trường chung, nhu cầu đọc sách
báo, tìm trên Internet để bổ sung kiến thức mà thực chất là góp phần nâng cao chất
lượng học tập, bước đầu hình thành phương pháp tiếp cận kiến thức mới một cách
tích cực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

học trong trường trung học cơ sở” góp phần giữ vững thành tích liên đội vững
mạnh cấp tỉnh và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học


<b>III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>
<i> 1) Đối tượng nghiên cứu:</i>


Là học sinh - đội viên thuộc Liên đội trường THCS Thọ Tân
2) Phạm vi nghiên cứu


Trong phạm vi đề tài tôi chỉ nghiên cứu và triển khai ở 242 học sinh của trường
THCS Thọ Tân ở 4 khối. Trong đó:


Khèi 9: 59 em.
Khèi 8: 57 em
Khèi 7: 64 em


Khèi 6: 62 em


<b>PHẦN NỘI DUNG</b>



<b>I/ Cơ sở lý luận:</b>


Mọi hoạt động của Đội đều nhằm mục đích giáo dục toàn diện cho các em học
sinh trong nhà trường, giáo dục trong nhà trường không phải chỉ chú ý đến việc
dạy chữ mà còn dạy làm người rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sống cần
thiết. Việc tổ chức ra các câu lạc bộ trong trường học mang ý nghĩa như vậy.
Thơng qua các hoạt động tập thể có thể rèn luyện cho các em sự tự tin<b>, </b><sub>giảm stress</sub>
nảy sinh trong quá trình học tập, đồng thời giúp nâng cao sự hiểu biết xã hội, phát
hiện tri thức, vận dụng kiến thức được học, hình thành những kỹ năng phù hợp,
biết tương tác trong học tập, thể hiện năng lực cá nhân hình thành những giá trị, kỹ
năng sống cần thiết. Qua đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập trong nhà
trường và xây dựng Đội ngày càng vững mạnh. Những hoạt động đó đã thể hiện
được sự thống nhất về nhận thức và hành động của đoàn viên, thanh niên, cán bộ
phụ trách thiếu nhi và các lực lượng xã hội trong cơng tác chăm sóc giáo dục học
sinh, tạo mơi trường sống an tồn lành mạnh cho học sinh sinh hoạt, học tập, rèn
luyện góp phần đào tạo ra những thế hệ học sinh giàu về trí tuệ, khoẻ về thể lực,
trong sáng về đạo đức, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu
ngoan Bác Hồ để xứng đáng là những chủ nhân của đất nước trong thế kỷ 21.


<b>II/ Thực trạng của vấn đề: </b>


Qua thực tế thì trong những năm trước khi tổ chức chương trình câu lạc bộ Sinh
học thì đa số các em học sinh trong trường đều khơng thích học mơn Sinh học vì
các em cho rằng đó là mơn phụ khơng cần thiết đối với các em, chất lượng môn
sinh học cuối kì, cuối năm cịn thấp, khơng có học sinh đạt các giải cao trong các
kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

cảnh cịn khó khăn nên điểu kiện tiếp cận với những kiến thức mới, cơng nghệ
thơng tin cịn chậm cũng như việc tìm hiểu khoa học vẫn còn hạn hẹp. Sự ra đời
của câu lạc bộ sinh học như là một giải pháp để góp phần vào mục tiêu xây dựng


trường học thân thiện, học sinh tích cực mà tồn ngàng đang phát động.


<b> III/ Biện pháp tổ chức thực hiện</b>


<i><b> 1. Cách chọn và thành lập đội, nhóm : </b></i>


Để chương trình Câu lạc bộ sinh học được hoạt động tốt thì điều trước tiên là
phải thành lập Ban chủ nhiệm CLB gồm các em học sinh khá, giỏi, cán bộ lớp ở
các khối lớp.


- Chủ nhiệm CLB: Là bản thân giáo viên dạy môn Sinh học.


- Các phó chủ nhiệm: Mỗi khối lớp chọn một em học giỏi mơn Sinh học và 1
tổ trưởng(ví dụ 1 em lớp 8A làm phó chủ nhiệm thì 1 học sinh lớp 8B làm
tổ trưởng), các em có khả năng tổ chức, điều hành và nhiệt tình


- Ban cố vấn: Nhiệm vụ của ban cố vấn là giúp đỡ câu lạc bộ trong việc tổ
chức các chương trình hoạt động, về nội dung, hình thức hoạt động….(gồm
giáo viên tổng phụ trách Đội, các giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ Đoàn
trường)


- Ban nội dung: Gồm giáo viên mơn Sinh học và các phó chủ nhiệm, tổ
trưởng


- Thành viên của câu lạc bộ: Tất cả học sinh trong trường đều tham gia vào
câu lạc bộ sinh học


<i><b> 2. Hoạt động của câu lạc bộ</b></i>


<i>a. Các hoạt động của câu lạc bộ Sinh học: Hoạt động của câu lạc bộ gồm các nội</i>


dung chủ yếu sau:


- Hướng dẫn phương pháp học môn Sinh học


- Giới thiệu các phương pháp hay để giải bài tập khó Sinh học 9
- Giới thiệu về lịch sử môn Sinh học, các nhà khoa học Sinh học
- Hướng dẫn làm thí nghiệm


- Trả lời các câu hỏi đố vui sinh học, giải thích các hiện tượng sinh học trong tự
nhiên


- Giải quyết các tình huống về mơi trường


- Tun dương trước tồn trường các thành viên có câu trả lời hay nhất, có những
việc làm tốt giúp bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp


- Phê bình những học sinh vứt rác bừa bãi trong lớp, ngồi sân trường, cổng trường
hoặc có những hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi trường


- Giới thiệu những ứng dụng về sự hiểu biết những đặc điểm cấu tạo, hoạt động của
sinh vật trong đời sống, trong khoa học


- ………


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Sau khi thành lập câu lạc bộ thì Ban chủ nhiệm phải xây dựng kế hoạch, nội
dung chương trình hoạt động cụ thể của CLB cho cả năm học (theo chủ đề từng
tuần/ tháng), xây dựng điều lệ/ nội quy hoạt động CLB.


- Lựa chọn hình thức tổ chức thích hợp với từng chủ đề, chuẩn bị cơ sở vật chất.
- Tham mưu với lãnh đạo nhà trường, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để có


kinh phí hoạt động(như chi thưởng, giấy, bút….)


<i>c. Tổ chức thực hiện</i>


Sau khi đã xây dựng được kế hoạch, nội dung chương trình thì ban chủ nhiệm
triển khai hoạt động đối với tất cả các lớp (Do phó chủ nhiệm ở các khối lớp đảm
nhiệm)


- Trong các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ vào những buổi chữa bài tập có mơn
Sinh học thì phó chủ nhiệm và tổ trưởng ở các lớp chịu trách nhiệmsửa các bài tập
khó cho cả lớp. Trong những giờ đọc báo, đọc sách thì Ban chủ nhiệm soạn những
nội dung về những ứng dụng từ sự hiểu biết những đặc điểm cấu tạo, hoạt động của
sinh vật trong đời sống, trong khoa học hoặc những câu chuyện sinh học khác để
đọc cho cả lớp nghe nhằm thêm hiểu biết và kích thích hứng thú học tập, sáng
tạocủa học sinh.


- Trong các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các lớp, ban nội dung sẽ
chuẩn bị nội dung cho các hoạt động sao cho phù hợp với những hoạt động ở mỗi
chủ điểm (do phó chủ nhiệm hoặc tổ trưởng triển khai). Đặc biệt là những nội dung
có liên quan đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh.


- Phối hợp với Đội tổ chức các cuộc thi giữa các lớp như “Kính vạn hoa”, đố vui…
trong các dịp chào mừng những ngày lễ lớn trong năm.


- Phối hợp với Ban liên đội kiểm tra việc thực hiện nề nếp, vệ sinh của các lớp học
hàng tuần, qua những đợt kiểm tra như vậy giúp Đội đánh giá chính xác thi đua của
các lớp đồng thời nâng cao ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường của các em
học sinh.


- Cuối mỗi tuần ban chủ nhiệm đều họp rút kinh nghiệm, triển khai những hoạt


động trong tuần tới.


- Câu lạc bộ có phần bản tin riêng, những nội dung triển khai ở bản tin đó là:Sơ kết
hoạt động của câu lạc bộ, triển khai những công việc trọng tâm trong tuần tới, nêu
những câu hỏi, đáp án đố vui sinh học, đưa những bài viết hay, bổ ích có liên quan
đến sinh học và nêu tên tuyên dương những học sinh có câu trả lời hay nhất hoặc
phê bình những những học sinh vi phạm nội quy của câu lạc bộ.


- Hàng tuần ban nội dung đều có những câu hỏi đố vui dành riêng cho mỗi khối
khuyến khích học sinh ở tất cả các lớp trả lời bằng giấy bỏ vào hộp thư riêng của
câu lạc bộ, cuối tuần sẽ chọn ra câu trả lời hay nhất trao thưởng vào sáng thứ hai
hàng tuần.


- Hàng tháng câu lạc bộ đều tổ chức huy động tất cả các thành viên tham ra nhặt
giấy, rác, túi bóng trong khu vực trong, trước và sau trường để khuôn viên trường
được xanh, sạch, đẹp hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Câu lạc bộ sinh học hoạt động theo chủ đề hàng tháng. Trong đó nội dung sẽ
được chuẩn bị phù hợp với mỗi chủ đề. Các chủ đề sinh hoạt trong năm học:


Tháng 9: Trường học xanh sạch đẹp
Tháng 10: Vai trị của rừng


Tháng 11: An tồn thực phẩm
Tháng 12: Biến đổi khí hậu
Tháng 1: Em yêu khoa học


Tháng 2: Bảo vệ sức khoẻ con người
Tháng 3: Vườn thuốc nam



Tháng 4: Đa dạng hệ sinh thái biển


Tháng 5: Lời kêu cứu của động vật quý hiếm.


- Cuối mỗi tháng ban chủ nhiệm sơ kết hoạt động bình bầu thành viên tham gia tích
cực nhất, hiệu quả nhất, đạt thành tích cao nhất để khen thưởng trước trường.
<b> IV/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm</b>


Câu lạc bộ sinh học được thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay đã cho thấy
những hiệu quả rõ rệt:


Các em trong ban chủ nhiệm đã có sự chủ động, sáng tạo trong quá trình làm
việc, xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện. Các em đã trưởng thành nhanh
chóng từ hoạt động này, góp phần đẩy mạnh hoạt động và nâng cao chất lượng học
tập; học sinh có động cơ học tập đúng đắn, phương pháp học tập tốt góp phần nâng
cao giáo dục tồn diện cho học sinh.Các em trong ban chủ nhiệm trở thành những
cán bộ nòng cốt của Đội


Chương trình CLB sinh học đã trở nên gần gũi, quen thuộc, thân thiết đối với
học sinh. Từ đó đã kích thích học sinh ham thích đọc sách báo, tìm tịi kiến thức
khoa học thực tiễn, nghiên cứu sách vở có liên quan để tạo cho mình một vốn kiến
thức phong phú trong kho tàng kiến thức vô giá của nhân loại.


Qua việc tham gia vào chương trình các em đã được cung cấp vốn kiến thức
thực tế hữu ích về sức khoẻ, khoa học, được giải đáp các thắc mắc những vấn đề về
cơ thể mình, hiện tượng sinh học trong tự nhiên, được trang bị những kĩ năng sống
cơ bản.


Từ những nội dung phong phú của chương trình đã thu được kết quả: Phong
trào ‘’Học tốt yêu khoa học’’ của liên đội ngày càng nâng lên, học sinh hăng hái thi


đua giành kết quả cao nhất, đạt thật nhiều “hoa điểm tốt” trong học tập. Chương
trình đã phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, giúp các em
xây dựng phương pháp học tập tích cực, giúp đỡ bạn cùng tiến bộ như giúp đỡ cho
các bạn học sinh có học lực yếu ở học kỳ I “vượt lên chính mình” đạt kết quả tốt
hơn ở học kỳ II, có ý thức bảo vệ mơi trường, tạo phong trào thi đua sơi nổi, kích
sự tìm tịi, sáng tạo của các em, từng bước trang bị cho các em những tri thức cần
thiết, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho đất nước trong tương lai


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Trong hai năm trở lại đây kể từ khi thành lập câu lạc bộ Sinh học, đội tuyển học
sinh giỏi môn Sinh học luôn đạt được những thành tích cao trong các kì thi học
sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh mang lại thành tích chung cho Đội, nhà trường Cụ
thể:


Trong năm học 2010- 2011: 1 em đạt khuyến khích cấp huyện, 1 em đạt giải nhì
cấp huyện. Tham gia thi tỉnh có 1 em đạt giải khuyến khích.


Trong năm học 2011- 2012: 1 em đạt giải khuyến khích cấp huyện


Chất lượng học tập của các mơn nói chung và mơn Sinh nói riêng khơng ngừng
tăng lên qua mỗi kì, mỗi năm học


<b>V. Một số câu hỏi được sử dụng trong hoạt động của câu lạc bộ</b>


Để phục vụ cho câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả thì ngay từ đầu năm ban nội
dung đã xây dựng một hệ thống ngân hàng câu hỏi, nội dung được sắp xếp theo
từng khối lớp. Do giới hạn của đề tài nên tôi chỉ đưa ra một vài câu hỏi, nội dung
được sử dụng trong câu lạc bộ.


<b>LỚP 6</b>



<b>Câu 1. Động vật và thực vật có những điểm khác nhau cơ bản nào?</b>


Theo các nhà khoa học thì động vật và thực vật có 4 điểm khác biệt chủ yếu sau:
- Hầu hết các loài thực vật đều sinh ra, lớn lên và ra hoa kết quả ở nơi cố định trừ
một số loài thực vật thủy sinh trơi theo dịng nước. Cịn động vật thì trái lại, luôn
luôn vận động để kiếm mồi, chạy trốn kẻ thù..


- Ở thực vật có các cơ quan liên tục phát triển, tăng giảm, thay đổi khác nhau. Ví
dụ như cây lớn lên thì ra hoa rồi kết quả... Còn ở động vật, phần lớn sinh ra là đã có
đủ các bộ phận, tứ chi, ngũ quan, khơng thay đổi thêm bớt, mà chỉ tăng khối lượng
thêm mà thôi. Ví dụ một con gà sinh ra là đã có đủ các bộ phận như gà bố mẹ.
- Phần lớn các loài thực vật đều quang hợp tự sản xuất ra "thực phẩm" ni sống
mình, trừ các lồi thực vật ký sinh. Cịn động vật thì lại phải ăn thực vật và các
động vật khác để ni sống mình


- Bao ngoài tế bào thực vật là một lớp vừa dày vừa cứng. Cịn ở tế bào động vật thì
lớp bao ngồi tế bào này chỉ cịn là một màng mỏng


<b>Câu 2.</b><i><b> </b></i><b>Vì sao ăn lạc có thể kéo dài tuổi thọ ?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

sự hòa tan của abumin sợi, thúc đẩy tiểu cầu sinh sôi, tăng cường công năng co bóp
của mao mach, do vậy có thể trị các bệnh tiểu cầu, ho ra máu, xuất


huyết răng và cầm máu Với các công dụng trên, lạc quả là một loại thức ăn vị
thuốc quý. Nhưng cũng cần chú ý, nếu ăn nhiều lạc quá sẽ cây chướng bụng.
Người đi ngồi phân lỏng cấm dùng, vì lạc có tác dụng là trơn ruột dẫn tới đi lỏng.
Lạc mốc có chứa chất gây ung thư nên cũng khơng được ăn.


<b>Câu 3. Gai hoa hồng có tác dụng gì?</b>



Hoa hồng là một lồi hoa đẹp. Tinh dầu của nó dùng làm nước hoa rất quý. Hoa
hồng đã được nước Anh chọn làm quốc hoa. Gai hoa hồng có thể giúp nó bảo vệ lá,
hoa và mầm, để tránh những động vật bên ngoài hoặc chim ăn mất. Trên cành hoa
hồng khơng chỉ có gai mà cịn có lơng cứng, chúng đều rất sắc nhọn. Đây cũng là
một cách để chúng có thể tự bảo vệ mình.


<b>Câu 4. Tại sao hoa cúc có nhiều màu sắc?</b>


Tổ tiên của hoa cúc là loại hoa vàng nhỏ, đến ngày nay đã phát trển thành hàng
triệu lồi. Đó là kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo, tự nhiên không ngừng
trong hơn 3000 năm.


Khi trồng cúc thường có hiện tượng như sau: rõ ràng là cây hoa cúc vàng nhưng
lại nở ra bông hoa màu vàng xen lẫn màu xanh ở một cành nào đó. Nếu như ngắt
cành hoa đó đem trồng vào đất, khi lớn lên nó sẽ ra hoa màu xanh là chính. Sau đó
tiếp tục chọn lựa, ươm giống chăm sóc từ đời này sang đời khác là ta đã có một
lồi cúc quý


Hiện tượng thay đổi màu sắc của hoa, lá trên cành rất phổ biến trong tự nhiên.
Song hoa cúc dễ dàng sinh sản, biến đổi mà duy trì giống mới hơn các lồi khác.
Người ta đã lợi dụng đặc điển này để tạo ra nhiều loài hoa cúc khác nhau.


<b>Câu 5. Em biết gì về một số thực vật quý hiếm ở Việt Nam?</b>
<i><b>1. Cây trắc</b></i> là loài cây gỗ to, cao tới


25-30m, mọc trong rừng rậm nhiệt đới từ
Quảng Nam vào đến Đồng Nai, Kiên
Giang. Cây cho gỗ q, thớ mịn, vân đẹp,
khơng bị mối mọt, dùng đóng đồ đạc cao
cấp (sa lông, sập gụ, đồ chạm khảm...).


Hiện nay loài cây này đang bị khai thác
rất mạnh và nơi sống bị thu hẹp


<i><b>2. Cây tam thất</b></i> là loại cỏ lâu năm, có
thân rễ hình củ. Cây mọc rải rác dưới tán
rừng rậm ở núi cao vùng Sa Pa (Lào Cai).
Đây là cây thuốc quý được ưa chuộng vì
của của nó có tác dụng bổ máu, tăng hồng
cầu, tăng lực, chữa cầm máu, thổ huyết và
nhiều bệnh khác. Lồi cây này vốn hiếm


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>Cây có lá càng to, khi</b></i>
<i><b>bứng đi trồng chỗ khác</b></i>
<i><b>càng phải được xén bớt lá.</b></i>


đang bị tuyệt chủng


<i><b>3. Pơ mu</b></i> là cây thân gỗ lá thường xanh, cao 25-30
m. Cây có vỏ màu ánh nâu-xám dễ bị tróc khi cây
cịn non. Ở những cây già hơn, trên vỏ có các vết
nứt theo chiều dọc, có mùi thơm. Các lá được sắp
xếp trong các hệ thống cành nhánh nhỏ bằng phẳng,
với các nhánh cây nhỏ nằm trên một mặt phẳng. Lá
trên các cây trưởng thành mọc thành các cặp chéo
chữ thập đối, các cặp so le khơng cách nhau đều
đặn vì thế chúng biểu hiện như là các vòng xoắn 4
trên cùng một mức; chúng hơi sắc, dài khoảng 2-5


mm, phía trên xanh sẫm với các dải khí khổng màu trắng phía dưới. Các lá ở
phần bên có dạng hình



trứng và bị nén, cịn các lá mặt có dạng mác ngược với đỉnh tam giác. Trên các cây
non thì các lá lớn hơn, dài tới 8-10 mm và rộng 6 mm.


Các nón đực có hình trái xoan hoặc hình trụ, dài khoảng 2,5 mm, phần cuối trên
chồi cây. Chúng có từ 3 đến 5 cặp vảy bắc. Các nón cái lớn hơn nhiều, dài 15-25
mm và rộng 14-22 mm, dạng hình cầu hay gần như hình cầu và chín vào năm thứ
hai. Chúng có 5-8 cặp vảy bắc. Trên mỗi vảy bắc có 2 hạt có cánh. Các hạt dài
khoảng 4 mm, có góc cạnh và đầu nhọn. Trên các mặt trên và dưới có 2 chỗ phồng
lớn chứa nhựa. Các cánh ở hai bên và không đều nhau.


Lồi cây này khơng chịu được bóng râm, và cần có khí hậu mát mẻ, nhiều mưa.
Nó mọc trên các loại đất ẩm trong các khu vực miền núi. Tại Việt Nam, nó mọc
trên các địa hình đất đá vơi hay đất nguồn gốc granit từ độ cao 900 m trở lên
Người Lào và người Dao dùng gỗ cây pơ mu để làm nóc nhà hay vách ngăn phịng.
Trước đây, gỗ pơ mu còn được sử dụng để làm quan tài. Tại Việt Nam, pơ mu
được coi là một loại gỗ quý do mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp cũng như trọng
lượng khác thường và đặc tính khơng bị mối mọt phá hoại của nó; vì thế gỗ được
sử dụng để làm các đồ tạo tác mĩ thuật, các loại đồ gia dụng. Nó là lồi nguy cấp
tại Việt Nam và được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 1996.


Sản phẩm chưng cất từ thân, lá và đặc biệt là từ rễ pơ mu, là tinh dầu được dùng
trong hóa mỹ phẩm và y học.


<b>Câu 6. Vì sao khi bứng cây đi phải cắt bớt một</b>
<b>phần cành lá?</b>


Khi trồng cây, người ta thường tỉa và cắt bớt một
phần cành lá cây giống mới đem trồng, cá biệt có
nơi khi trồng cây lá rộng, cịn phải cắt đi một nửa


hoặc 2/3 mỗi lá. Đó là do khi bứng, hệ thống rễ ít
nhiều đều bị đứt, ảnh hưởng đến khả năng hút
nước của cây.


Sau khi bứng đi, số rễ bị thương khơng cịn khả
năng hút nước. Trong khi đó, lá cây vẫn quang
hợp và hơ hấp bình thường, mà hoạt động này lại


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

đòi hỏi nhiều nước. Đặc biệt khi có gió và nắng to, sự thoát hơi mặt lá và cành rất
mạnh, lượng nước mất đi càng lớn.


Nếu bứng cây đem trồng mà không cắt bớt một số cành và lá, công việc giữa bộ rễ
và bộ phận trên mặt đất sẽ khơng điều hồ, làm cho lượng nước vào cơ thể cây thì
ít, ra thì nhiều, dễ dẫn đến héo khơ hoặc hồi phục chậm, cây có thể chết do mất
nước.


Vì vậy, khi bứng cây đem trồng cần phải cắt bớt một số lá và cành vừa phải để
giảm bớt sự thoát hơi nước, đảm bảo cân bằng giữa số nước hút vào và số nước
mất đi, có thế mới nâng cao được tỷ lệ cây sống.


<b>Câu 7. Vì sao hoa nở về đêm đều nhạt màu?</b>


Hoa thường nở vào ban ngày, với sắc màu đậm, quyến rũ
như hồng, cúc, hướng dương... Nhưng cũng có lồi phải
đợi đến lúc hồng hơn đã tàn, hoặc khi trời sắp sáng, mới
chịu khoe nhan sắc. Trong màn tối sáng bảng lảng, những
sắc hoa trắng vàng nhợt nhạt xem ra càng lả lơi, hấp dẫn
với những côn trùng ăn đêm.


Các đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp về đêm là hubơlơng,


bìm bìm, bầu và mướp. Bìm bìm thường nở lúc chiều
chập chạng, còn bầu và mướp lại lên hương vào lúc bốn,
năm giờ sáng. Khơng ít lồi hoa nở vào giữa đêm như hoa
đãi tiêu, hoa đậu ván hoặc hoa thuốc lá. Đặc điểm chung
của hoa đêm là chúng có sắc màu rất nhạt, thường là trắng hay vàng nhạt, và chúng
thường có cánh to hơn hoa nở ban ngày.


Nhà bác học Darwin là người đầu tiên giải thích được bí mật về sự "nhạt màu" của
hoa đêm. Ông cho rằng, đó là kết quả chọn lọc tự nhiên đối với sinh vật, diễn ra
hàng trăm triệu năm: Ban đêm, dưới ánh sáng rất yếu của trăng sao, chỉ có các màu
trắng hoặc vàng nhạt mới hiện lên tương đối rõ. Nhờ vậy, cơn trùng ăn đêm mới
nhìn thấy chúng, và tìm đến giúp cây truyền phấn hoa.


Tuy nhiên, khơng phải tất cả các lồi hoa đêm đều có màu trắng hoặc màu nhạt. Ví
dụ hoa phấn là một ngoại lệ. Chúng nở vào lúc chập tối và có màu tím sặc sỡ. Màu
này tuy khó nhìn, dễ lẫn vào đêm, song thật kỳ lạ, nhiều lồi cơn trùng tỏ ra rất
nhạy cảm với màu tím.


<b>Câu 8. Vì sao cây xấu hổ cụp lá khi có vật đụng vào?</b>


Cây xấu hổ còn được gọi là cây trinh nữ. Khi bị đụng nhẹ, nó
lập tức thể hiện ngay sự "e lệ" của mình bằng cách khép những
cánh lá lại. Nếu bạn nặng tay, nó sẽ phản ứng cực kỳ mau lẹ.
Chừng 10 giây, tất cả các lá đều cụp xuống.


Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở
cuối cuống lá có một mơ tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong
chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước
trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là



<i><b>Bìm bìm - vẻ đẹp trước</b></i>
<i><b>bình minh.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, cịn phía trên lại như quả bóng
bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại.


Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu kích thích lan rộng đến các lá khác, khiến
chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần
đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ.


Đặc tính này rất lợi cho sự sinh trưởng của cây, thích nghi với điều kiện tự nhiên.
Ở phương nam thường gặp những trận mưa bão lớn, cây xấu hổ thu lá lại khi gặp
mưa gió sẽ giúp nó cứu được các lá non


<b>LỚP 7</b>


<b>Câu 1. Vì sao chim bồ câu đứng trên dây điện có áp suất cao mà khơng bị giật</b>
<b>cịn con người động vào lại bị giật ?</b>


Điều này chẳng phải là chim có khả năng gì đặc biệt, bạn hãy để ý xem chúng đều
đậu trên một dây điện. Lúc này cơ thể của chúng chỉ tiếp xúc với một dây nên
không thể cấu thành mạch điện được và cũng khơng có dịng điện truyền qua cơ thể
chúng nên chúng khơng bị điện giật


<b> Câu 2. Tại sao lợn thích dũi vách và ăn đất sét</b>


Lợn được người ni, chẳng có việc gì ngồi ăn rồi
ngủ. Nhưng thỉnh thoảng nó lại khơng chịu như vậy,
mà luôn dũi vách, gặm tường. Chẳng biết nó muốn tìm
cái gì, bởi dũi vách chỉ tổ đau mũi mà gặm tường thì


đau răng. Khơng lẽ lợn "ngu" thật?


Tất nhiên là lợn không ngốc nghếch như vậy. Tổ tiên
của nó sống ở nơi hoang dã, thường phải dùng mũi ủi
đất kiếm ăn. Bởi vậy, mũi lợn rất cứng và răng lợn rất
sắc. Nay bị người thuần hóa từ lâu nhưng nó vẫn chưa
bỏ thói quen ủi, dũi xưa kia. Vì thế, những lúc nhàn rỗi, chợt nghe thấy "tiếng gọi
nơi hoang dã", nó lại dũi tường cho đỡ nhớ


Ngày xưa đi kiếm ăn, lợn thường ăn cả rễ cây và củ dính đất sét. Trong đất sét có
nhiều chất khống như phốtpho, canxi, cơban, sắt, đồng mà cơ thể nó rất cần. Sau
này được người ni, tuy khơng thiếu thốn gì, nhưng thỉnh thoảng dũi tường vách
thấy miếng đất nào "ngon" là theo thói quen cũ, lợn "xơi"


ln.


<b>Câu 3- Vì sao chim én bay thấp thì trời mưa?</b>


Vào cuối xuân đầu hạ, khi đi chơi ngoài đồng, nếu thấy
chim én bay thành đàn sà thấp xuống mặt đất thì thường
sau đó, trời sẽ mưa. Khơng lẽ chim én có khả năng dự báo
thời tiết?


Nguyên nhân là trước lúc trở trời, trong khơng khí có
nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của


côn trùng, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể


<i><b>Lợn bị người thuần hóa,</b></i>
<i><b>nhưng khơng qn những</b></i>



<i><b>thói quen hoang dã</b></i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

bay là là sát mặt đất.


Trong số các cơn trùng này có lồi lớn như chuồn chuồn, nhưng cũng có các lồi
mối, muỗi nhỏ mà chúng ta khơng nhìn thấy. Ngồi ra vì áp thấp, ngột ngạt, nên
nhiều loài sâu bọ cũng chui lên khỏi mặt đất. Chim én bay xuống thấp chính là để
bắt những cơn trùng, sâu bọ này. Cho nên, cứ mỗi khi thấy chim én bay thành đàn
sà xuống, người ta lại nói rằng trời sắp có mưa.


<b>Câu 4. Bằng cách nào rắn nuốt con mồi to gấp nhiều lần đầu nó?</b>
Ở đảo Hải Nam, Trung Quốc, người ta bắt được


con rắn cạp nong còn nguyên cả một con dê nhỏ
trong bụng. Con rắn chng có thể nuốt chửng
một con trăn to ngang ngửa, cịn rắn lao có thể
tọng vào miệng cả con chim lớn gấp 10 lần đầu
nó... "Ăn tham chết nghẹn", vậy rắn có chết
nghẹn khơng?


Khơng hề. Lồi rắn có thể chén được những con mồi to xác hơn nó nhiều lần. Khả
năng này nằm ở cấu tạo miệng của nó.


Miệng của người chỉ có thể mở to đến 30 độ, cịn rắn thì đến... 130 độ. Nguyên do
là đầu rắn và các xương hữu quan mở khép không giống như các động vật khác.
Cằm rắn (tức hàm dưới) mở rất rộng xuống phía dưới, vì đầu rắn nối với mấy cái
xương ở cằm, có thể cử động được, không giống với các động vật khác là gắn chặt
với xương đầu, cố định không cử động. Hơn nữa, các xương của bộ hàm đều khớp
động với nhau, không những xương hàm mà xương khẩu cái, xương cánh, xương


ngang... đều nối với nhau bằng dây chằng rất đàn hồi, có thể mở rộng ra hai bên, vì
vậy miệng rắn khơng những có thể mở ra thật to, mà cịn mở được ra hai bên phải
trái khơng bị hạn chế, do vậy rắn có thể nuốt những con mồi to hơn gấp nhiều lần
miệng nó.


Dù cho kiểu miệng của rắn rất khéo, nhưng trước khi nuốt thức ăn, lồi bị sát này
cịn phải đem con mồi đã bắt gia cơng một phen. Nó bóp bóp, nặn nặn thành sợi
dài, khi nuốt nhờ răng hình móc câu giúp đưa thức ăn vào họng. Ngực rắn khơng
có xương mỏ ác xuyên tới xương sườn, nên xương sườn có thể tự do cử động, vì
vậy thức ăn từ hầu xuống họng, vào thẳng nơi da bụng có thể phình to, đồng thời
rắn còn tiết ra rất nhiều nước bọt, thật chẳng khác gì cho thêm lượng lớn “dầu
nhờn”.


<b>Câu 5. Tại sao rất khó nhìn thấy xác voi?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i><b>Voi có tập tính chơn xác đồng loại</b></i>


Một con voi cái đã già sắp chết, rũ đầu đi lảo đảo tiến về phía trước và cuối cùng
ngã xuống đất. Những con voi khác vây xung quanh nó phát ra những tiếng kêu
buồn đau thương.


Đàn voi đứng xung quanh con voi già,
cúi đầu, khơng ngừng dùng vịi xoa lên
thi thể voi già. Sau cùng, chúng dùng
đất và cỏ cây phủ lên mình con voi đã
chết. Voi khơng những có thể che đậy
xác chết mà còn bẻ gãy ngà con voi
chết, sau đó chúng đập ngà vào đá hay
thân cây làm cho ngà nát vụn. Lý do tại
sao chúng lại đập nát ngà voi chết thì


các nhà khoa học vẫn chưa giải thích
được.


<b>Câu 6. Cách sơ cứu rắn độc cắn?</b>


Nọc độc của rắn được vận chuyển theo mạch bạch huyết, vận động hoặc co cơ
vùng bị cắn làm nọc độc lan tràn và bệnh nhân bị nhiễm độc nhanh hơn. Nhanh
chóng:


- Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.


- Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn (có thể bằng nẹp). Để vết
cắn ở vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim.


- Nếu rắn hổ cắn có thể gây liệt (hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia, rắn biển, rắn hổ
mang thường) thì áp dụng kỹ thuật băng ép bất động.


- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế bằng phương tiện vận chuyển, nên
gọi điện báo trước để được tư vấn.


<i>Chú ý:</i>


- Vết cắn ở đầu, mặt, cổ: khẩn cấp đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.
- Nếu bệnh nhân khó thở: hơ hấp nhân tạo với điều kiện có tại chỗ.


- Khơng áp dụng các biện pháp sau: chích rạch, trâm, chọc vùng vết cắn, garo, cố
gắng hút nọc độc từ vết cắn, dùng viên đá chữa rắn cắn, đắp hoặc uống các hóa
chất, các thuốc y học dân tộc, chườm đá, gây điện giật.


- Cần mang rắn đã chết hoặc bắt được đến bệnh viện để nhận dạng. Thận trọng vì


đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Khơng cố bắt hoặc giết rắn.


<b>Đề phịng bị rắn cắn:</b>


Phần lớn các trường hợp bị rắn cắn là do con người chủ động bắt rắn hoặc trêu rắn
(vơ tình hoặc cố ý làm cho rắn cảm thấy bị đe dọa). Các biện pháp sau có thể giúp
giảm nguy cơ bị rắn cắn:


1. Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp. Biết về thời
gian trong năm, trong ngày và kiểu thời tiết nào rắn thường hoạt động nhất, ví dụ:
mùa hè, mưa, trời tối...


2. Đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch
và thời gian đêm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

4. Dùng đèn khi đi ban đêm.


5. Càng tránh xa rắn thì càng tốt: khơng biểu diễn rắn, không cầm, không trêu đùa,
đe dọa rắn. Không bẫy rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.


6. Khơng nằm ngủ dưới nền đất.


7. Khơng để trẻ em chơi gần khu vực có rắn.


8. Khơng cầm, trêu rắn đã chết hoặc giống như đã chết.


9. Khơng sống gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến: đống gạch vụn, cỏ nát,
rác, tổ mối, chuồng gà, nơi ni các động vật của gia đình.


10. Thường xun kiểm tra nhà ở xem có rắn khơng. Nếu có thể thì tránh các kiểu


cấu trúc nhà tạo điều kiện thuận lợi cho rắn ở (mái nhà tranh, tường xây bằng rơm,
bùn với nhiều hang hốc hoặc vết nứt, nền nhà nhiều vết nứt).


<b>LỚP 8</b>
<b>Câu 1. Thế nào là nhồi máu cơ tim?</b>


Là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị
giảm sút. Tùytheo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu cơ
chưa bị hủy hẳn thì gọi là "đau tim"


Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim là do máu đơng hình thành làm


tắc động mạch vành, khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra (thường xảy ra trên nền của


bệnh cảnh động mạch vành bị hẹp do mỡ tụ trong thành mạch máuvà xơ vữa từ
trước). Ngồi ra, tình trạng co thắt mạch vành cũng có thể làm ngừng trệ dịng máu
dẫn đến ni cơ tim .


<b>Câu 2. Tại sao không biết đau là đáng sợ?</b>


Đau - cảm giác giúp cơ thể nhận biết nguy hiểm để tự vệ.


Bé gái Kinchen sau khi được 6 tháng tuổi bỗng mất cảm giác đau. Khi tiêm, em
không hề khóc. Bị bỏng, em cũng chẳng kêu. Một lần bị gãy tay, phải bó bột,
Kinchen thấy vướng đã tự tháo băng ra, đùa nghịch với cánh tay, làm chỗ gãy
không khớp lại được nữa...


Đau là một loại cảm giác giúp con người phân biệt những kích thích có thể gây hại
cho cơ thể. Ví dụ chạm tay vào lửa, cảm giác đau rát ở da làm người ta rụt lại, đau
bụng báo cho người ta biết dạ dày có vấn đề, đau ngực cho thấy tim phổi hoặc gì


đó khơng ổn. Bởi thế cảm giác đau có ý nghĩa tâm sinh lý đặc biệt, giúp con người
sinh tồn. Nó có ý nghĩa báo động, giúp cơ thể sớm nhận biết và đề phịng hiểm
nguy. Nếu khơng có cảm giác ấy, chúng ta có thể gặp những hồn cảnh chết người
mà không nhận ra được


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Câu 3.</b> <b>Tại sao khi ngáp ngủ lại chảy nước mắt?</b>


Khi ngáp, cơ mặt, lưỡi và họng của chúng ta co mạnh, làm tăng áp lực trong
khoang miệng. Áp lực này ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường thốt
của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyến lệ tràn ngược vào trong mắt, khiến
mắt ta đầm đìa.


Nguồn nước mắt do đâu mà có? Trong khoang mắt, bên trên và dưới mỗi con mắt
đều có một tuyến lệ, chỉ bằng hạt đậu thơi, hình trịn dẹt, có thể sản sinh ra nước
mắt. Tuyến lệ có ống thốt nước chảy vào bề mặt con mắt, giữ cho giác mạc và kết
mạc lúc nào cũng ướt. Nước mắt cũng có thể trào ra để rửa sạch bụi bẩn lọt vào
mắt, đồng thời sát trùng, cho nên nó được coi là một “vệ sĩ”.


Thơng thường, tuyến lệ chỉ tiết ra một ít nước mắt. Ban ngày lúc thức, trong vòng
16 giờ, tuyến lệ tiết ra khoảng 0,5- 0,6 g nước mắt. Khi ngủ mắt nhắm lại, tuyến lệ
coi như ngừng làm việc. Nếu thế, hai con mắt lúc nào cũng đầm đìa nước ư? Điều
kỳ diệu của con người chính là ở chỗ đó, vừa có bộ phận sản xuất lại có bộ phận
tiêu thụ. Ở góc trong mỗi con mắt (y học gọi là nội xế) đều có các lỗ nhỏ thu thập
nước mắt, thơng xuống mũi. Nước mắt đi xuống hồ cùng với nước mũi sẽ chảy ra
ngoài.


Khi người ta mệt mỏi hoặc lâu khơng thở khơng khí tươi mới, trong cơ thể tích
đọng quá nhiều CO2, kích thích thần kinh phản xạ, nên mới ngáp. Cùng với động
tác này, một khối khí lớn từ miệng trút ra, sinh áp lực trong miệng, ảnh hưởng đến
khoang mũi, tạm thời ngăn đường thốt của nước mắt, do đó nước mắt từ tuyến lệ


tràn vào mắt.


Thực ra, không chỉ có ngáp, mà những động tác làm co cơ mặt khác, ví dụ cười
ngặt nghẽo, hắt hơi, ho, nơn… đều có thể làm chảy nước mắt. Ngồi ra, đơi khi bụi
vào mắt, khói, ánh sáng chói, gió lạnh cũng có thể tạo ra tình huống tương tự. Cũng
vì thế, khi chảy nước mắt bao giờ cũng kèm theo nước mũi chảy dài. Tại sao vậy,
chắc các bạn cũng suy luận được rồi.


<b>Câu 4. Tập luyện tay trái sẽ thông minh hơn</b>


Người thuận tay trái nhanh nhẹn hơn hẳn người thuận tay
phải. Theo thống kê, 15 em trong đội đấu kiếm Pháp thì
có 8 em thuận tay trái. Một thời gian, già nửa các thành
viên trong đội tuyển bóng bàn Trung Quốc không thuận
tay phải... Không những hoạt bát hơn, nếu chịu khó luyện
tập tay trái, bạn sẽ thơng minh hơn đấy!


Não bộ chia thành 2 bán cầu: trái và phải. Mỗi bên có
chức năng thiên về các hoạt động ở phía kia của cơ thể.
Bán cầu trái chi phối phần lớn hoạt động của nửa phải cơ
thể, có quan hệ đặc biệt với sự phát triển ngôn ngữ, gọi là "bán cầu ưu thế ngôn
ngữ". Ở đây, các xung cảm giác tập hợp ở mức cao nhất để hình thành tín hiệu
ngơn ngữ và khái niệm trừu tượng. Do đó, chức năng của bán cầu trái thiên về giai
đoạn nhận thức lý tính, và hình thành tư duy trừu tượng.


<i><b>Viết tay trái theo tự</b></i>
<i><b>nhiên có lợi cho sự phát</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Bán cầu não phải chi phối nửa bên trái cơ thể. Thông qua sự chỉnh hợp, các xung
cảm giác tạo ra hình ảnh cụ thể về vạn vật, con người, khơng gian và thời gian. Do


đó, bán cầu phải thiên về giai đoạn nhận thức cảm tính, gọi là "bán cầu ưu thế
không lời".


Bán cầu não trái điều khiển tay phải, bán cầu não phải điều khiển tay trái. Nếu ta
vận động tay (nhất là ngón tay), ta có thể kích thích tế bào não ở khu vực nhất định,
làm cho não phát triển. Điều đó có nghĩa là, nếu người nào thường dùng tay phải,
não trái sẽ phát triển hơn, và ngược lại.


Quá trình từ thị giác tới phản ứng ở người thuận tay phải và tay trái có khác nhau.
Ở người thuận tay phải, đường nối thần kinh có dạng: "bán cầu não phải - bán cầu
<i>não trái - tay phải".</i> Ở người thuận tay trái: "bán cầu não phải - tay trái". Rõ ràng,
thông tin từ thị giác đến động tác ở người thuận tay trái bớt được một khâu, do đó
anh ta phản ứng nhanh hơn.


Người thuận tay phải, mỗi lần dùng tay trái đều cảm thấy ngượng ngịu, thậm chí
khơng làm nổi việc như cầm đũa chẳng hạn.


Nên rèn luyện tay trái ra sao?


Thực tế, hai bán cầu não vừa có sự phân công, hợp tác, bổ sung, vừa hạn chế và
bù đắp cho nhau. Thông thường, hai bán cầu não hợp tác với nhau cùng hoạt động.
Nhờ vậy, bạn mới có các cử động chính xác. Bạn luyện tập tay trái, khơng có nghĩa
là để biến mình thành người thuận tay trái, mà chỉ tăng cường hoạt động phía bên
trái, kích thích sự phát triển đồng đều của não bộ.


Bước thứ nhất, bạn có thể co duỗi ngón tay trái, lần lượt từng ngón một. Làm đi
làm lại cho đến khi thành thạo. Bước thứ hai, làm một số việc khéo léo bằng tay
trái, như xâu kim, vẽ tranh. Bước thứ ba, hãy làm bằng tay trái những việc trước
kia chỉ có tay phải mới làm được cho đến khi thành thạo. Hãy kiên trì, bạn sẽ dần
thấy rằng, khơng những bạn có đơi tay khéo léo, mà cơ thể cũng sẽ nhanh nhẹn


hơn, nghĩ được nhanh hơn. Trí thơng minh phát triển rõ rệt!


Sau cùng, thuận tay phải hay thuận tay trái đều do bẩm sinh. Có người coi thuận
tay trái là một tật xấu, ra sức sửa chữa. Điều này rất sai lầm. Các nhà khoa học đã
làm cuộc phỏng vấn ở hai nhóm trẻ em: Nhóm thứ nhất gồm các em thuận tay trái
được "sửa chữa" thành thuận tay phải, và nhóm thứ hai gồm các em thuận tay trái
tự nhiên. Kết quả, nhiều em ở nhóm thứ nhất nói năng khơng lưu lốt, trí lực phát
triển chậm. Nhóm thứ hai ngược lại: Các em trả lời lưu lốt như mọi đứa trẻ bình
thường khác. Như vậy, việc cố công sửa chữa cho người thuận tay trái chỉ có hại.
<b>Câu 5. Vì sao chó hay lè lưỡi?</b>


Người có tuyến mồ hơi ở dưới da. Khi trời nóng, mồ hơi thốt ra,
bốc hơi, làm giảm nhiệt độ bề mặt cơ thể. Nhưng chó lại khơng có
tuyến mồ hơi dưới da mà ở... lưỡi. Bởi vậy, lúc nóng quá, nó chỉ
cịn cách làm mát nhờ lè dài lưỡi ra, dẫu không "thẩm mỹ" chút
nào!


Mặt khác, việc lè lưỡi thật dài cũng giúp chó phả bớt hơi nóng bên


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

cả những lúc chó chạy nhanh hoặc đánh nhau, cơ thể bị nóng lên, nó cũng lè lưỡi
để toả bớt nhiệt lượng.


<b>LỚP 9</b>


<b>Câu 1. Vì sao cây dại có khả năng chống bệnh cao?</b>


Cây dại thường sống trên đồng ruộng hoặc ở những nơi
đất hoang hố. Chúng có thân thấp, cành lá nhỏ, quả bé và
chua. Nhìn bề ngồi, chúng có vẻ xấu xí hơn cây trồng,
nhưng các nhà khoa học gây tạo giống lại rất cảm tình với


chúng. Lý do là chúng có khả năng chống bệnh cao hơn
hẳn cây trồng.


Đặc tính này cho ta biết cây có khả năng thích nghi với
điều kiện ngoại cảnh bất lợi cho sự sống hay khơng.Ví dụ,
trong cùng một hồn cảnh, khả năng chống bệnh đốm lá
của cây nho dại cao hơn hẳn so với cây nho trồng: Trong
khi phiến lá cây nho trồng đầy những đốm đen (một dạng
nấm) thì lá cây nho dại như nho gai, nho lơng... lại hầu
như khơng có đốm đen. Vì sao vậy? Đơn giản vì cây nho
dại mọc lên khơng được người quan tâm chăm sóc, lại bị nhiều kẻ thù như gió
tuyết, hạn hán, lụt lội, côn trùng, bệnh dịch,... đe doạ. Vì sự sống cịn, chúng chiến
đấu từ đời này qua đời khác, rèn luyện nên tính chống chịu ngoan cường.


Để thích ứng với điều kiện khắc nghiệt bên ngoài, cây đã thay đổi cấu tạo sinh lý
bên trong. Ví dụ, nhiều cây dại trên thân hoặc trên phiến lá của nó có rất nhiều lơng
nhỏ, có cây lại có rất nhiều gai, có cây mang độc tố. Tất cả những hình thức tự vệ
này đều giúp cây chống trả kẻ thù tốt hơn. Các nhà khoa học rất coi trọng ưu điểm
đề kháng mạnh của cây dại. Bằng cách lai tạo, họ hy vọng tạo ra những giống cây
trồng mới hoàn thiện, cho thu nhập cao, đồng thời có khả năng kháng bệnh tốt.
<b>Câu 2. Vì sao hoa trên núi có màu sắc sặc sỡ?</b>


Cũng là hoa, nhưng nếu lên các đỉnh núi cao, bạn sẽ
thấy chúng rực rỡ, nhiều màu sắc lạ kỳ. Ngoài điều
kiện khơng khí trên núi trong lành, ít bụi nên màu hoa
"nguyên chất hơn", nhưng còn yếu tố gì nữa mới
khiến chúng mn màu như thế?


Nguyên do là tia tử ngoại trên núi cao chiếu rất mạnh,
làm cho nhiễm sắc thể của tế bào thực vật bị phá huỷ,


gây trở ngại cho sự tổng hợp chất nucleotid, phá hoại
phản ứng trao đổi chất của tế bào, rất bất lợi cho sự
sống của cây. Trải qua q trình đấu tranh lâu dài với
mơi trường sống khắc nghiệt đó, cây trên núi cao đã tạo ra nhiều chất dạng caroten
(trong đó có carotin và carotinol) để chống đỡ, vì hai chất đó hấp thụ nhiều tia tử
ngoại, làm cho tế bào dần thích ứng với môi trường.


<i><b>Cây nho trồng hay</b></i>
<i><b>mắc bệnh đốm lá.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Việc tạo ra nhiều chất dạng caroten và antocyan đồng thời cũng khiến màu hoa vơ
cùng sặc sỡ, bởi vì các caroten làm cho hoa hiện màu da cam, màu vàng tươi rực
rỡ, cịn antocyan làm cho hoa có màu đỏ, lam, tím… Trong hoa có nhiều sắc tố như
vậy, dưới ánh sáng càng trở nên rực rỡ hơn.


<b>Câu 3. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người</b>
<b>mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao?</b>


Cơ chế xác định giới tính ở người: Ở nam có cặp NST giới tính XY, nữ: XX
Sơ đồ lai: P : (mẹ) XX x (bố) XY


G X X, Y
F1: XX XY


Tỉ lệ giới tính: 1 nữ : 1 nam
<b>--></b>Trên qui mơ lớn, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1


- Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo
hợp tử XY (phát triển thành con trai) được hình thành từ người bố.



<b>Câu 4. Một bạn học sinh nói rằng: Bố mẹ truyền cho con của mình các tính</b>
<b>trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên</b>
<b>của bạn học sinh có đúng khơng? Giải thích?</b>


Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai.


Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể
trước môi trường. Kiểu gen tương tác với mơi trường để hình thành kiểu hình (tính
trạng).


<b>PHẦN KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ</b>


<b>I. Kết luận </b>


Môn sinh học mang lại những kiến thức hiểu biết rất thực tế gắn liên với bản thân
các em và với đời sống hàng ngày, bên cạnh đó bản thân tơi cũng là một giáo viên
dạy mơn Sinh học vì vậy mà việc triển khai thực hiện gặp nhiều thuận lợi. Qua thời
gian nghiên triển khai tổ chức câu lạc bộ sinh học tôi nhận thấy rằng việc tổ chức
câu lạc bộ sinh học đã mang lại những hiệu quả thiết thực mà Đội, nhà trường hay
bản thân các em đã thừa nhận.


Đề tài này đượctriển khai từ năm học 2010 – 2011 đến nay đã được gần hai năm
học vì vậy nội dung đề tài này là những kinh nghiệm mà tôi rút ra được trong q
trình điều hành tổ chức và giảng dạy mơn Sinh học ở trường,


<b>II. Những bài học kinh nghiệm</b>


Từ việc tổ chức chương trình CLB Sinh học tôi đã rút ra được những bài học
kinh nghiệm cần thiết:


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

năng động có học lực khá, giỏi, ban cố vấn là những GV của trường cũng như Ban


phụ trách Đội để theo dõi, động viên nhắc nhở các em trong quá trình hoạt động
+ Cần đa dạng hóa các loại hình câu lạc bộ để cuốn hút học sinh tham gia; định
hướng và hỗ trợ các điều kiện để các em tự tổ chức, nhất là chọn lựa nội dung thiết
thực gắn với các chủ đề, các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu, sở thích và đặc điểm
tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục nhà
trường, tạo môi trường cho những sáng kiến, tài năng của các em được hình thành,
bộc lộ và phát triển.


+ CLB phải xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động cụ thể của CLB
cho cả năm học (theo chủ đề từng tuần/ tháng), xây dựng điều lệ/ nội quy hoạt
động CLB, lựa chọn hình thức tổ chức thích hợp với từng chủ đề, chuẩn bị cơ sở
vật chất, tìm nguồn kinh phí cho các hoạt động của CLB


+ Thường xuyên tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các CLB, qua đó có
thể phát hiện và nhân rộng điển hình những câu lạc bộ, cá nhân có thành tích cao,
mang lại hiệu quả cho giáo dục nhà trường.


+ Những học sinh u thích mơn sinh học, quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường
đều có tham gia vào CLB.


+ Chủ đề hoạt động của CLB mỗi tháng thường xuyên được đổi mới, để CLB có
thể hoạt động hiệu quả suốt năm học thì điều quan trọng là từng chủ đề của mỗi
tháng phải được ban chủ nhiệm CLB thảo luận kỹ, đặt ra các mục tiêu, xác định
4-5 câu hỏi liên quan đến những nội dung quan trọng nhất mong muốn đạt được.
Giao nhiệm vụ cho từng nhóm, sưu tầm tài liệu qua mạng, sách báo, chụp ảnh thực
tế. Thường xuyên tổ chức các trò chơi tập thể, dựng các tiểu phẩm hài, trình diễn
thời trang bằng các vật liệu tái sử dụng, tái chế.


+ Những học sinh đạt thành tích tốt trong các hoạt động của CLB cần được tuyên
dương trong các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, trong bản tin CLB, bản tin hoạt


động của trường hàng tuần.


+ Chuẩn bị cơ sở vật chất tốt có ý nghĩa quan trọng, nhà trường tạo điều kiện
phòng trưng bày, máy chiếu…cho học sinh sử dụng Internet tại trường. Nguồn
kinh phí cho các hoạt động CLB sẽ được vận động từ phụ huynh, quỹ đội, quỹ nhà
trường, doanh nghiệp ở khu vực gần trường đóng góp.


+ Mơ hình hoạt động của CLB Sinh học có thể áp dụng cho nhiều câu lạc bộ khác,
nhưng tùy vào đặc trưng của các CLB mà có sự thay đổi sao cho phù hợp với tiêu
chí của CLB.


+ Các hoạt động phải được tổ chức sao cho học sinh có nhiều cơ hội tìm kiếm, phát
hiện tri thức, vận dụng kiến thức được học, hình thành những kỹ năng phù hợp,
biết tương tác trong học tập, mạnh dạn phát biểu chính kiến, thể hiện năng lực cá
nhân. Qua đó nảy sinh những xúc cảm tích cực, hình thành những giá trị, kỹ năng
sống cần thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

tinh thần hăng hái của các cá nhân và tập thể để đạt chất lượng cao trong mỗi đợt
thi đua.


+ Phát hiện từng năng khiếu của các em ngay từ đầu năm để phân công đúng
người đúng việc, theo dõi các em làm việc để kịp thời thay đổi nhân sự theo yêu
cầu.


+ Từ sự quan tâm sâu sát của BGH , Ban phụ trách làm tốt cơng tác tham mưu cho
BGH và Chi đồn, biết kết hợp nhiều lực lượng hỗ trợ như: Chuyên mơn, Cơng
đồn, Thư viện, Thiết bị, GVCN… tranh thủ các bưổi họp hội đồng GV để thông
tin về hoạt động của nhóm cũng như các hoạt động khác của Đội để nhận được sự
hỗ trợ từ nhiều phía như: Sách báo, tài liệu, phương pháp học tập…



+ Một điều quan trọng và cần thiết là phải có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên
cho các em để từ đó các em có thể làm việc tốt hơn, tự khẳng định vai trị của mình
để chủ động trong mọi cơng tác mà Ban phụ trách giao cho. Nên lên kế hoạch và
qui định chế độ hội họp định kỳ để rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc .


+ Cần hướng dẫn các em thực hiện phù hợp với chủ điểm của tháng, tuần, sách
báo tài liệu phải cung cấp kịp thời thường xuyên cho các em, khuyến khích các em
tự nghiên cứu tìm tòi trong thư viện, báo Đội, các loại sách tham khảo
khác…..Theo dõi giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn kịp thời.


+ Biết vận dụng kết hợp chương trình hoạt động CLB sinh học với nhiều hoạt động
khác của Đội để nâng cao hiệu quả hoạt động


<b>III. Đề nghị</b>


- Hoạt động của câu lạc bộ đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao chất
lượngdạy và học trong trường trung học cơ sở, đặc biệtlà ý thức bảo vệ môi trường,
bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Vì vậy cần nhân rộng mơ hình sang những câu lạc
bộ khác như câu lạc bộ vật lí, hố học….


- Căn cứ vào số lớp, số học sinh, đặc điểm của từng trường mà đối tượng trong
CLB có thể là học sinh tồn trường hay chỉ là nhóm học sinh ở các khối u thích
mơn Sinh học


- Trong điều kiện cho phép thì hàng năm CLB nên tổ chức chọn một số thành viên
xuất sắc trong năm đi tham quan một số khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn bách
thú…


- Để CLB hoạt động hiệu quả thì chuẩn bị cơ sở vật chất tốt có ý nghĩa rất quan
trọng để thực hiện được thì nhà trường tạo điều kiện phịng trưng bày, máy chiếu…


cho học sinh sử dụng Internet tại trường. Nguồn kinh phí cho các hoạt động CLB
sẽ được vận động từ phụ huynh, quỹ đội, quỹ nhà trường, doanh nghiệp ở khu vực
gần trường đóng góp.


<i>Thọ Tân ngày 03 tháng 4 năm 2012</i>


</div>

<!--links-->
Đề thi thử ĐH môn Sinh hoc( Hay)
  • 14
  • 632
  • 2
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×