Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Phân tích tình hình thực hiện và đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy vùng đồng bằng sông Cửu Long tại ban quản lý các dự án đường thủy nội địa phía Nam (Luận văn thạc sĩ file word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN DUY THẮNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG THỦY VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TẠI
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA PHÍA
NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ

PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG THỦY VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TẠI
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA PHÍA
NAM

Chuyên ngành: Quản lý Xây
dựng Mã số:



60580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ VĂN HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên
cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và
dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện
trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả Luận văn

Nguyễn Duy Thắng


LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin trân trọng cám ơn PGS.TS. Lê Văn Hùng - Giảng viên Hướng dẫn đã định
hướng, hướng dẫn, đóng góp các ý kiến, chỉnh sửa trong suốt q trình thực hiện Luận văn;
các Thầy/Cơ giảng viên, các cán bộ của Trường Đại học Thủy lợi đã ân cần dạy, hướng dẫn,
giúp đỡ trong suốt quá trình theo học tại Trường.
Tác giả xin tri ân Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Ban Quản lý các Dự án Đường thủy
đã giúp tơi có mơi trường làm việc ổn định cuộc sống, nâng cao và mở rộng tri thức. Xin
cám ơn gia đình, người thân, bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ và động viên.
Xin cảm ơn các bạn trong lớp CH21QLXD11 - CS2 đã hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong suốt khóa
học và trong q trình hoàn thành Luận văn Thạc sĩ này.
Tác giả Luận văn


Nguyễn Duy Thắng


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………, ngày ….. tháng ….. năm 2015


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tựdo – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài luận văn: Phân tích tình hình thực hiện và đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Ban Quản lý
các Dự án Đường thủy nội địa phía Nam
Chuyên ngành: Quản lý Xây dựng

Mã số: 60580302

Họ tên Học viên: NGUYỄN DUY THẮNG Mã số HV: 138580302093
Lớp: CH21QLXD11 - CS2; tại Cơ sở 2-Đại học Thủy lợi

Quyết định thành lập hội đồng chấm luận văn thạc sĩ số ................................................
gồm các thành viên sau:
1/ Chủ tịch hội đồng: GS.TS. Vũ Thanh Te
2/ Phản biện 1:

PGS.TS. Trịnh Công Vấn

3/ Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Văn Lượng
4/ Thư ký:

PGS.TS. Nguyễn Trọng Tư

5/ Ủy viên

TS. Hàng Bắc An

Căn cứ kết luận tại biên bản của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ ngày 04/10/2015 tại Cơ
sở 2 - Đại học Thủy lợi và các nhận xét, góp ý cụ thể của các thành viên hội đồng, tôi đã
thực hiện chỉnh sửa các nội dung sau:
1. Sửa lại nội dung chương 1.
2. Sửa lại phần kết luận.
Kèm theo bảng kê chi tiết nội dung chỉnh sửa như sau:
(Theo phụ lục kèm theo)

BẢNG THỐNG KÊ CHI TIẾT NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC

STT

Yêu cầu của
hội đồng

(Ghi đầy đủ
các ý kiến của
hội đồng)

1
2
3
......

Nội dung trước khi
sửa

Nội dung sau khi
sửa

(Ghi đầy đủ nội dung,
vị trí tại trang số mấy,
dịng thứ mấy trong
luận văn cũ)

(Ghi đầy đủ nội dung,
vị trí tại trang số mấy,
dịng thứ mấy trong
luận văn sau khi sửa)

Giải trình
(nếu có)

Ghi chú



Kính mong hội đồng xem xét, xác nhận các nội dung đã chỉnh sửa trên đã đúng, đủ và
phù hợp với u cầu.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2015
Học viên

NGUYỄN DUY THẮNG

XÁC NHẬN CỦA:
Thư ký hội đồng

PGS.TS. Nguyễn Trọng Tư

Chủ tịch hội đồng

GS.TS. Vũ Thanh Te

Phản biện 1 (nếu có)

Phản biện 2 (nếu có)

PGS.TS. Trịnh Cơng Vấn

PGS.TS. Đỗ Văn Lượng



1.5. Tổng quan về trình tự các bước thực hiện dự án ODA ngành giao thông

đường thủy tại Ban Quản lý các Dự án Đường thủy (trước đây là Ban Quản
lý các Dự án Đường thủy nội địa phía Nam).
1.5.1. Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu tiền khả thi
- Ban Quản lý Dự án lập, trình báo cáo sơ bộ dự án đầu tư lên cơ quan chủ
quản (Bộ Giao thông Vận tải) để xin chủ trương đầu tư.
- Bộ Giao thông Vận tải / Bên tài trợ vốn chấp thuận chủ trương đầu tư và bố trí
nguồn vốn chuẩn bị nghiên cứu dự án tiền khả thi. Các nguồn này có thể từ các
nguồn: Vốn viện trợ khơng hồn lại hoặc vốn của các dự án ODA đã triển khai
trước đó; Quỹ chuẩn bị dự án; Vốn ngân sách Nhà nước.
- Ban Quản lý Dự án lập, trình đề cương và dự tốn kinh phí chuẩn bị đầu tư.
- BộGiao thông Vận tải / Bên tài trợ vốn chấp thuận đề cương và dự tốn
kinh phí chuẩn bị đầu tư.
- Ban Quản lý Dự án lập, trình đề cương tham chiếu dịch vụ tư vấn lập
nghiên cứu dự án đầu tư.
- Bộ Giao thông Vận tải / Bên tài trợ vốn chấp thuận đề cương tham chiếu
dịch vụ tư vấn lập nghiên cứu dự án đầu tư.
- Ban Quản lý Dự án lập hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu và tuyển chọn Tư
vấn nghiên cứu dự án đầu tư.
- Tư vấn được lựa chọn sẽ tiến hành thực hiện và nộp báo cáo nghiên cứu dự
án đầu tư (trong đó đã bao gồm Thuyết minh dự án đầu tư, bản vẽ, tổng mức
đầu tư; kế hoạch GPMB và tái định cư; Báo cáo đánh giá tác động mơi trường)
cho Ban Quản lý Dự án để trình nộp lên Bộ Giao thông Vận tải / Bên tài trợ
vốn.
- Bộ Giao thông Vận tải / Bên tài trợ vốn Phê duyệt báo cáo nghiên cứu dự án
đầu tư
- Bộ Giao thông Vận tải phối hợp cùng Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài Chính,
Ngân hàng Nhà nước, Văn phịng Chính phủ Chuẩn bị nội dung đàm phán, đàm
phán và ký kết hiệp định tín dụng.



1.5.2. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư
- Ban Quản lý Dự án lập, trình Lập đề cương và dự toán dịch vụ tư vấn thiết
kế kỹ thuật dự án đầu tư lên Bộ Giao thông Vận tải / Bên tài trợ vốn.
- Bộ Giao thông Vận tải / Bên tài trợ vốn chấp thuận đề cương và dự toán
dịch vụ tư vấn thiết kế kỹ thuật dự án đầu tư.
- Ban Quản lý Dự án lập hồ sơ mời thầu theo mẫu của Nhà tài trợ, kế hoạch
đấu thầu và tuyển chọn Tư vấn thiết kế kỹ thuật.
- Tư vấn được lựa chọn sẽ tiến hành khảo sát, thiết kế và phân chia các gói
thầu, tổng dự tốn và dự tốn tương ứng với các gói thầu và lập Hồ sơ mời
thầu nộp cho Ban Quản lý Dự án để trình nộp lên Bộ Giao thơng Vận tải /
Bên tài trợ vốn.
- Bộ Giao thông Vận tải / Bên tài trợ vốn chấp thuận và ra quyết định phê
duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
- Ban Quản lý Dự án lập, Trình duyệt kế hoạch đấu thầu tư vấn giám sát, xây
lắp, mua sắm trang thiết bị và hồ sơ mời thầu.
- BộGiao thông Vận tải / Bên tài trợ vốn chấp thuận kế hoạch đấu thầu tư
vấn giám sát, xây lắp, mua sắm trang thiết bị và hồ sơ mời thầu.
- Tổ chức đấu thầu lựa chọn các Nhà thầu tư vấn; các Nhà thầu thi công xây
lắp, và các Nhà thầu cung cấp trang thiết bị ...
1.5.2.1. Đấu thầu và Hợp đồng Tư vấn.
- Đấu thầu áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) tương tự
đấu thầu rộng rãi (Luật đấu thầu).
- Tất cả các hợp đồng được lựa chọn nhà thầu theo hai bước:
+ Bước 1: Sơ tuyển - Từ danh sách dài các Nhà thầu Tư vấn bày tỏ nguyện vọng
để lựa chọn danh sách ngắn - Danh sách ngắn sẽ bao gồm tối đa sáu nhà thầu.
+ Bước 2: Đấu thầu: Đánh giá và lựa chọn Nhà thầu trong danh sách ngắn đã
nộp hồ sơ dự thầu để thương thảo hợp đồng. Các thủ tục và trình tự thực hiện đấu
thầu dựa theo các quy định của Nhà tài trợ, sổ tay về lựa chọn và hợp đồng Tư vấn



cho các bên vay vốn World Bank và Luật đấu thầu. Nếu có sự khác biệt giữa các
quy định của Nhà tài trợ và Luật đấu thầu, Dự án sẽ được thực hiện thủ tục theo
quy định của Nhà tài trợ và phụ lục của Hiệp định vay vốn. Về đấu thầu cạnh
tranh trong nước cũng cho phép nhà thầu nước ngoài dự thầu.
 Phương thức đấu thầu: một phong bì hai túi hồ sơ (một túi là đề xuất kỹ
thuật, một túi là đề xuất tài chính).
 Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu: Tất cả các hợp đồng Tư vấn được
chọn thầu thông qua đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương pháp “Lựa chọn theo
chất lượng và giá cả” (Quality Cost/Cost based selection). Đánh giá đề xuất kỹ
thuật và chọn các Nhà Tư vấn đạt điểm kỹ thuật trên số điểm tối thiểu (75 - 80
điểm tùy theo hợp đồng) để đánh giá đề xuất tài chính và điểm tổng hợp Kỹ
thuật - tài chính.
- Hình thức hợp đồng:
+ Hợp đồng trọn gói: chi trả theo tỉ lệ phần trăm.
+ Hợp đồng theo thời gian: chi trả theo thời gian – có chỉnh giá nếu thời hạn hợp
đồng trên 18 tháng.
1.5.2.2. Tổ chuyên gia đấu thầu: (Tư vấn).
- Tổ chuyên gia đấu thầu sẽ được Bộ Giao thông Vận tải thành lập để làm
nhiệm vụ đánh giá hồ sơ dự thầu và báo cáo kết quả đánh giá.
- Thành phần của Tổ chuyên gia đấu thầu là người đủ điều kiện được các Cơ
quan cử bao gồm:
+ Tổ trưởng thuộc Ban Quản lý các Dự án Đường thủy.
+ 4 thành viên về tài chính, kỹ thuật thuộc Ban Quản lý các Dự án Đường thủy.
+

1 thành viên thuộc BộGiao thông Vận tải.

+ 1 thành viên thuộc Bộ Giao thông Vận tải, nếu hợp đồng tư vấn có liên quan.
+ 1 thành viên thuộc Cục Giám định và Quản lý Chất lượng các Cơng trình Giao
thơng hoặc Vụ chuyên môn thuộc Bộ Giao thông Vận tải (Vụ có liên quan đến

nghiệp vụ của Hợp đồng Tư vấn).


+ 1 thư ký tổng hợp thuộc Ban Quản lý các Dự án Đường thủy.
- Tổ chuyên gia đấu thầu phải làm việc trung thực, khách quan, công bằng trong
quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và báo cáo kết quả đánh giá.
1.5.2.3. Trình tự thực hiện đấu thầu tư vấn
- Chuẩn bị đấu thầu:
+ Lập hồ sơ mời sơ tuyển.
+ Lập hồ sơ mời thầu: để trình Nhà tài trợ World Bank thỏa thuận và Chủ đầu tư
duyệt.
+ Lập và trình duyệt phương pháp luận đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển (chọn danh
sách ngắn các Tư vấn) và Hồ sơ dự thầu với Chủ đầu tư.
- Tổ chức đầu thầu:
+ Phát hành hồ sơ mời thầu.
+ Làm rõ hồ sơ mời thầu.
+ Lập biên bản đóng thầu và biên bản mở thầu đề báo cáo World Bank và Chủ
đầu tư.
+ Tổ chuyên gia đấu thầu đánh giá hồ sơ dự thầu, lập báo cáo kết quả thẩm định
đánh giá thầu.
+ Ban Quản lý các Dự án Đường thủy trình báo cáo kết quả thẩm định đánh giá
thầu cho Chủ đầu tư.xem xét, phê duyệt. Chủ đầu tư ra quyết định phê duyệt kết
quả đánh giá thầu do Ban Quản lý các Dự án Đường thủy trình sau khi World
Bank có thư thỏa thuận qua thẩm định về việc kiểm tra đánh giá của tổ chuyên gia
đánh giá.
+ Thông báo kết quả đấu thầu theo quy định.
+ Lập và trình duyệt dự thảo hợp đồng với Chủ đầu tư.sau khi có ý kiến của
World Bank.
- Thương thảo, hồn thiện và ký kết hợp đồng.



+ Tiến hành thương thảo hợp đồng với hãng Tư vấn có điểm cao nhất được
duyệt đứng đầu danh sách đánh giá thầu. Nếu thất bại, ban lập báo cáo nêu rõ lý
do một trong hai bên từ chối không thể thể tiếp tục thương thảo và hai bên đồng ý
khơng tiến tới ký kết hợp đồng và trình Chủ đầu tư.và World Bank xin thương
thảo với hãng Tư vấn có điểm cao thứ hai trong danh sách đánh giá thầu để tiếp
tục thương thảo.
+ Lập biên bản thương thảo hợp đồng, trình phê duyệt kết quả thương thảo hợp
đồng.
+ Ký kết hợp đồng và trình xin phê duyệt Hợp đồng với World Bank và Chủ đầu
tư. (về giá trị hợp đồng, Nhà thầu Tư vấn, thời gian thực hiện …)
- Thông tin đấu thầu:
+ Thông tin đấu thầu gồm hai lần: thông báo tổng quát về đấu thầu và thông báo
mời bày tỏ nguyện vọng. Thông tin đấu thầu được thông báo rộng rãi qua nhiều
kênh: Kênh UNDB online do World Bank liên hệ đăng tin và “Development
Gateway’s dgMarket” trang thông tin điện tử đấu thầu của Bộ Kế Hoạch và Đầu
Tư Việt Nam, báo phát hành rộng rãi trong nước theo Luật đấu thầu.
 (UNDB có website:

www.devbusiness.com - e-mail:

 Development Gateway’s dg Market có website:

www.dgmarket.com)

 Trang thơng tin đấu thầu của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Việt Nam có
website: />+ Thơng tin kết quả đấu thầu: Trong vịng hai tuần lễ sau khi có thư thỏa thuận
của World Bank về giao thầu, kết quả đấu thầu sẽ được đăng trên UNDB online.
- Các mốc thời gian phải đảm bảo trong đấu thầu.
+ Nhà thầu phải được thời gian khơng ít hơn 14 ngày để bày tỏ nguyện vọng dự

thầu kể từ ngày thông tin trên UNDB online:
+ Thời gian sơ tuyển chọn danh sách ngắn từ ngày thông báo mời bày tỏ nguyện
vọng (sơ tuyển) đến ngày phê duyệt kết quả sơ tuyển không quá bốn mươi lăm
ngày.


+ Thông báo mời thầu tối thiểu 15 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.
+ Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu không dưới 30 ngày và không quá 90 ngày
kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu đến thời điểm đóng thầu. Thời gian chuẩn bị
hồ sơ dự thầu được quy định tùy theo hợp đồng và trong giới hạn thời gian nêu
trên.
+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu: tối đa 180 ngày kể từ thời điểm đóng
thầu.
+ Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 60 ngày kể từ ngày mở thầu đến khi
trình báo cáo kết quả đấu thầu đến người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày đối với từng nội dung (kế hoạch đấu
thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu) và 30 ngày đối với các gói thầu
phải trình cấp thẩm quyền phê duyệt là Thủ tướng Chính phủ.
+ Các mốc thời gian đấu thầu tư vấn được áp dụng luôn cho đấu thầu xây lắp,
cung ứng hàng hóa.
- Điều chỉnh giá: Thực hiện theo quy định quản lý của World Bank:
+ Hợp đồng Tư vấn có thời hạn trên 18 tháng sẽ có điều khoản điều chỉnh giá.
+ Thời hạn 12 tháng có thể áp dụng nếu có biến động lớn về lạm phát trong nước
hay nước ngoài và mức lạm phát không dự báo được.
- Bảo đảm.
+ Tạm ứng hay trả tiền khi khởi công trên 10% giá trị hợp đồng, Ban yêu cầu hãng
Tư vấn phải có thư bảo lãnh của ngân hàng.
+ Bảo đảm thực hiện hợp đồng đối với các hợp đồng tư vấn: không yêu cầu.
1.5.2.4. Tổ chức đấu thầu các hợp đồng xây lắp, mua sắm thiết bị
- Đấu thầu được thực hiện rộng rãi theo hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế,

các nhà thầu thuộc các nước bị cấm vận bởi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc
(Triều Tiên, Cu Ba, ...) không được dự thầu.
- Phương thức đấu thầu: được thực hiện theo hai bước sơ tuyển và đấu thầu


+ Bước sơ tuyển sẽ xem xét xác định các nhà thầu có khả năng thực hiện hợp đồng
theo các tiêu chí chính: (a) Kinh nghiệm và sự thực hiện các hợp đồng tương tự
trong thời gian vừa qua; (b) Năng lực - khả năng về con người, máy móc thiết bị
và cơ sở hậu cần sản xuất; (c) Năng lực tài chính.
+ Đấu thầu: các nhà thầu được đánh giá đủ năng lực (qualified) sẽ được nhận hồ sơ
mời thầu để lập hồ sơ dự thầu và nộp thầu trước thời hạn đóng thầu qui định. Cơng
việc đánh giá các hồ sơ dự thầu sẽ xếp hạng các nhà thầu đạt điểm từ cao xuống
thấp. Nhà thầu dưới điểm tối thiểu sẽ bị loại; nhà thầu có điểm cao nhất sẽ được
mời thương lượng hợp đồng sau khi báo báo kết quả đánh giá thầu và đề xuất nhà
thầu được WB và chủ đầu tư chấp nhận.
- Hợp đồng: hợp đồng theo đơn giá (trúng thầu). Các hợp đồng có thời hạn dài
hơn 18 tháng, được áp dụng điều khoản về điều chỉnh giá.
- Tổ chuyên gia đấu thầu.
-Tổ chuyên gia đấu thầu sẽ được Bộ Giao thông Vận tải thành lập với thành
phần gồm:
+ Tổ trưởng thuộc Ban Quản lý các dự án đường thủy.
+ 1 thành viên thuộc Ban Quản lý các dự án đường thủy.
+ 1 thành viên thuộc Cục Quản lý chất lượng cơng trình giao thông.
+ 1 thành viên thuộc Vụ Kế hoạch đầu tư - Bộ Giao thông Vận tải.
+ 1 thành viên thuộc Tổng Cục Đường bộ Việt Nam - nếu công trình là đường
bộ.
+ 1 thành viên thuộc Ban Quản lý Dự án 1 - nếu cơng trình là đường bộ.
+ 1 thành viên kiêm thư ký tổng hợp thuộc Ban Quản lý các dự án đường thủy.
Tổ chuyên gia đấu thầu phải làm việc trung thực, khách quan, công bằng
trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và báo cáo kết quả đánh giá.

Tổ chuyên gia đấu thầu Tư vấn có thể tiếp tục xét thầu xây lắp nếu được
điều chỉnh bổ sung, thay thế một vài thành viên cho thích hợp với loại Hợp đồng.
- Trình tự thực hiện đấu thầu


+ Chuẩn bị đấu thầu:
 Bộ Giao thông Vận tải thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu
 Lập hồ sơ mời sơ tuyển và hồ sơ thầu để trình xin thỏa thuận của nhà tài
trợ WB và xin Bộ Giao thơng Vận tải phê duyệt.
 Lập và trình Bộ Giao thông Vận tải duyệt phương pháp luận đánh giá hồ sơ
dự sơ tuyển và hồ sơ dự thầu.
+ Tổ chức đấu thầu:
 Lập biên bản đóng thầu và mở thầu sơ tuyển
 Tổ chuyên gia đấu thầu lập báo cáo kết quả đánh giá sơ tuyển
 Ban lập tờ trình báo cáo xin Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt kết quả thầu sơ
tuyển sau khi WB có văn bản thỏa thuận.
 Thông báo kết quả sơ tuyển đến các nhà thầu (đã được sơ tuyển) và phát hành
hồ sơ mời thầu. Tổ chức hội nghị tiền đấu thầu (nếu có nêu trong hồ sơ mời
thầu)
 Lập biên bản đóng thầu và mở thầu
 Tổ chuyên gia đấu thầu xem xét đánh giá các hồ sơ dự thầu; lập báo cáo
kết quả đánh giá thầu.
 Ban trình Bộ Giao thơng Vận tải phê duyệt kết quả đánh giá thầu và cho
phép thương thảo hợp đồng sau khi WB có thư thỏa thuận.
+ Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
 Lập biên bản thương thảo Hợp đồng và trình WB thỏa thuận và Bộ Giao
thông Vận tải phê duyệt cho phép ký Hợp đồng.
 Ký kết hợp đồng và trình xin phê duyệt Hợp đồng với WB và Bộ Giao
thông Vận tải.
- Thông tin đấu thầu:

+ Thông tin đấu thầu gồm hai lần: lần 1 thông báo tổng quát về đấu thầu trên mạng
“UNDB on line” và “Development Gateway’s dgMarket”, lần 2 thông báo chi tiết


về mời dự sơ tuyển trên “UNDB on line”, “Development Gateway’s dgMarket”, 1
tờ báo trong nước lưu hành rộng rãi và đăng vào trang thông tin đấu thầu của Bộ
Kế hoạch Đầu tư.
+ Thông tin kết quả đầu thầu: trong vịng hai tuần sau ngày WB có thư thỏa thuận
về giao thầu, kết quả đấu thầu sẽ được đăng trên “UNDB on line” và
“Development Gateway’s dgMarket”.
1.5.2.5. Các Nhà thầu Tư vấn thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng, tái định cư
- Dựa trên Thiết kế kỹ thuật được duyệt để Tư vấn xác định phạm vi giải
phóng mặt bằng.
- Các Nhà thầu Tư vấn thực hiện công tác đo đạc giải thửa đất thuộc phạm vi
giải phóng mặt bằng và lập sơ đồ tuyến giải phóng mặt bằng.
- Các Nhà thầu Tư vấn thực hiện công tác đo đạc kiểm kê chi tiết và lập tiểu dự
án bồi thường giải phóng mặt bằng - tái định cư. Cơng việc này các Hội đồng
bồi thường giải phóng mặt bằng tỉnh, huyện chỉ đạo, tổ chức thực hiện đối với
các các hạng mục cơng trình (nạo vét, xây lắp) nằm trên địa bàn mỗi tỉnh. Ban
Quản lý các Dựán Đường thủy tham gia, phối hợp đảm bảo công tác phù hợp
với khung chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng - tái định cư của Dự án.
- Chính quyền địa phương thực hiện cơng tác chi trả tiền bồi thường, hồn
thành thủ tục thu hồi đất và cấp cho Dự án.
- Các Nhà thầu Tư vấn thực hiện công tác Giám sát ngoại vi: nằm trong gói thầu
Tư vấn kiểm tốn Dự án: Thông thường bên cho vay thường Yêu cầu trong
Hiệp định vay vốn: bên vay phải triển khai công tác thuê Tư vấn Kiểm toán kể
cả Tư vấn về chính sách xã hội và mơi trường chậm nhất 6 tháng sau ngày hiệu
lực của Hiệp định.
- Công tác xây dựng khu tái định cư. Tùy thuộc theo đánh giá, chọn quyết định
từ kết quả đo đạc kiểm kê chi tiết, xác định số hộ phải di dời và xác định

nguyện vọng vào khu tái định cư của các hộ này để triển khai theo hướng
dẫn của khung chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư.


1.5.2.6. Quản lý Môi trường
- Công tác giám sát môi trường
- Đăng ký kế hoạch với các Sở Tài nguyên và Mơi trường của các địa phương có
dự án đi qua và Chi cục Quản lý Môi trường (tại Cần Thơ) thuộc Bộ Tài
ngun Mơi trường.
- Lập và trình duyệt dự tốn cơng tác đo đạc, lấy mẫu thí nghiệm xác định các
chỉ số mơi trường tại các vị trí cơng trình (trước trong và sau khi hồn thành
cơng trình) để trình Bộ Giao thơng Vận tải phê duyệt sau khi có thư thỏa
thuận của World Bank.
- Hợp đồng với các trung tâm Tài nguyên và Môi trường của các địa phương có
dự án đi qua.
1.5.2.7. Quản lý thi cơng xây dựng cơng trình
Các cơ quan, các bên trực tiếp trách nhiệm quản lý thi cơng xây dựng cơng trình
thơng qua quản lý thực hiện các hợp đồng xây lắp, lắp đặt và cung ứng hàng hóa thiết
bị (gọi chung là Hợp đồng) bao gồm:
- Bộ Giao thông Vận tải là Chủ đầu tư.
- Ban Quản lý các Dự án Đường thủy (viết tắt Ban) là cơ quan đại diện Chủ đầu
tư thực thi các hợp đồng.
- Nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình.
- Tư vấn giám sát thi công là kỹ sư thay mặt Ban trực tiếp quản lý các hợp
đồng do Ban ký với Nhà thầu.
Chức năng, nhiệm vụ của chủ đầu tư, Ban, Tư vấn đã được mô tả ở Đoạn (IV.4)
bên trên. Quản lý thi công xây dựng theo Luật Xây dựng bao gồm:
- Quản lý chất lượng xây dựng cơng trình.
- Quản lý tiến độ xây dựng thi cơng xây dựng cơng trình.
- Quản lý khối lượng thi cơng xây dựng cơng trình.

- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong q trình thi công xây dựng.


- Quản lý hợp đồng xây dựng.
- Quản lý an tồn lao động, mơi trường xây dựng.


Bổ sung phần kết luận
Các Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy vùng đồng bằng
sông Cửu Long tại Ban Quản lý các Dự án Đường thủy qua thực tế triển khai thực hiện
thường có các hạng mục cơng việc tương tự nhau, bao gồm: nạo vét, bạt mom, mở
rộng tuyến luồng; xây dựng các cầu trên tuyến sông kênh; thi công các kè bảo vệ bờ
tại các điểm xung yếu; xây dựng các âu tàu, các cảng, bến xếp dỡ; mua sắp lắp đặt hệ
thống báo hiệu .... Đặc điểm triển khai các dự án đều trên vùng đồng bằng sông Cửu
Long nên có những thuận lợi và khó khăn tương đồng, chỉ khác nhau về quy mơ thực
hiện, vị trí triển khai dự án, điều kiện địa hình, địa chất và thủy văn, kết cấu và khối
lượng thực hiện, do vậy tác giả đã tập trung vào phân tích Dự án phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long.
Trong q trình được GVHD định hướng, hướng dẫn, đóng góp các ý kiến trong
suốt q trình thực hiện Luận văn; từ các kinh nghiệm trong quá trình thu thập dữ liệu
tại các đơn vị quản lý Nhà nước; phân tích khối lượng cơng việc sẽ phải thực hiện của
GVHD, tác giả đã thấy được thiếu xót của bản thân trong quá trình đăng ký thực hiện
đề tài, tác giả đã khơng lường hết được các khó khăn trong q trình thực hiện Luận
văn, khối lượng kiến thức phải trình bày cũng như khối lượng các dữ liệu cần thiết để
thực hiện đầy đủ các nội dung trong khoảng thời gian thực hiện Luận văn có giới hạn.
Tác giả đã rút kinh nghiệm và đã được GVHD thống nhất tập trung trình bày trình tự
các cơng việc thực hiện tại PMU-W làm cơ sở kết hợp với các dữ liệu thực tế trong
q trình triển khai để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện qua đó để thấy được
những ưu, khuyết điểm trong quá trình triển khai thực hiện dự án để thực hiện các mục
đích mà đề tài đã nêu.

Do dự án đang được triển khai chưa hoàn thành, hơn nữa việc thu thập dữ liệu đầu vào
để phân tích tài chính liên quan đến 13 tỉnh thành, và 02 ban quản lý dự án (13 tỉnh
đồng bằng sông Cửu long đều là Chủ đầu tư, PMU-1 là đại diện Chủ đầu tư hợp phần
đường bộ, PMU-W là đại diện Chủ đầu tư hợp phần đường thủy). Các hợp phần trong
dự án liên kết với nhau trong khi cơ quan của tác giả đang cơng tác chỉ có dữ liệu về
hợp phần đường thủy nên việc phân tích tài chính rất khó khăn, tác giả đã đưa các lý
thuyết về phân tích, đánh giá tài chính. Phần đánh giá hiệu quả tài chính của tổng thể
dự án, tác giả đã xin đề xuất khơng trình bày trong luận văn này, tác giả chỉ đánh giá


hiệu quả tài chính từng hạng mục cơng việc của từng dự án như rút ngắn cự ly chuyên
trở, thời gian vận chuyển được rút ngắn, tiết kiệm chi phí nhân cơng, hao tổn máy
móc, ngun vật liệu.
Mặc dù trong phần phân tích tài chính chưa đầy đủ như mong muốn ban đầu, nhưng
với các dữ liệu tác giả đã đưa ra trong phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự án,
luận văn cũng đã đáp ứng được mục đích của luận văn đó là:
- Kết quả của dự án đã đạt được so với mục tiêu ban đầu;
- Thời gian hoàn thành của dự án đã phải gia hạn kéo dài hơn 3 năm so với
kế hoạch tiến độ ban đầu của dự án;
- Do thời gian lập dự án đầu tư đến khi triển khai thực hiện kéo dài hơn 10 năm
nên một số hạng mục công trình trong hồ sơ thiết kế khơng cịn phù hợp, dẫn
đến dự án phải thay đổi quy mô, thay đổi tổng mức đầu tư (điều chỉnh tổng
mức đầu tư);
Chất lượng và hiệu quả các hạng mục cơng trình như nạo vét mở rộng tuyến luồng
kênh Tri Tôn - Hậu Giang - Tám Ngàn; các cầu xây dựng mới trên tuyến của dự án đã
được nhân dân và chính quyền địa phương đánh giá cao, góp phần phát triển kinh tế xã
hội của địa phương, kết nối người nghèo tới các trung tâm chính trị, văn hóa, mua bán


1.2. Các đặc tính cơ bản của dự án (3)

1.2.1. Dự án phải có mục đích, mục tiêu rõ ràng
- Mỗi dự án phải có các mục tiêu cụ thể;
- Mỗi dựán là một quá trình tạo ra một sản phẩm cụthể;
- Thông thường, dự án thường mang lại hiệu quả về tài chính, kinh tế, xã hội,
an ninh, quốc phịng.
1.2.2. Dự án phải có chu kỳ phát triển riêng và được thực hiện trong thời gian nhất
định
- Một dự án được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định;
- Các dự án bị kéo dài thời gian thực hiện thường gây ra nhiều hậu quả về tài
chính, kinh tế, xã hội và chất lượng của dự án khi đưa vào sử dụng;
- Việc rút ngắn tiến độ làm chi phí tăng lên rất nhiều;
- Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. Chu kỳ hoạt
động của dự án gồm nhiều giai đoạn khác nhau:
+ Giai đoạn Khởi động dự án;
+ Giai đoạn Triển khai, thực hiện dự án;
+ Giai đoạn Kết thúc dự án;
1.2.2.1. Giai đoạn khởi động dự án (Initiation phase)
Giai đoạn khởi động dự án bao gồm:
- Khái niệm dự án
(Conception);
- Định nghĩa, xác định mục tiêu của dự án (Definition);
- Thiết kế dự án (Design);
- Thẩm định dự án (Appraisal);
- Lựa chọn dự án (Selection);


- Bắt đầu triển khai;
1.2.2.2. Giai đoạn triển khai, thực hiện dự án (Implementation phase)
Giai đoạn triển khai, thực hiện dự án bao gồm:
- Lập kế hoạch thực hiện của dự án (Planning);

- Lập tiến độ thực hiện dự án
(Scheduling);
- Tổ chức điều hành, thực hiện dự án (Organizing);
- Giám sát thực hiện dự án (Monitoring);
- Kiểm soát thực hiện dự án
(Controlling);
1.2.2.3. Giai đoạn Kết thúc (Termination phase)
Giai đoạn Kết thúc dự án bao gồm:
- Nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng (Handover);
- Đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả dự án (Evaluation);
1.2.3. Dự án có sự tham gia của nhiều bên như: chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan cung
cấp dịch vụ trong đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước
Thông thường một dự án được triển khai thực hiện bao gồm: Chủ đầu tư, các đơn vị Tư
vấn lập dự án; Tư vấn thiết kế; các đơn vị thẩm định, thẩm tra dự án; Tư vấn quản lý dự
án; các nhà thầu Thi công; các Nhà thầu Tư vấn Giám sát; các nhà thầu Tư vấn khác.
Cac1co7 quan quản lý nhà nước và các địa phương nơi dự án đi qua
1.2.4. Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo
Mỗi dự án chỉ thực hiện một lần và kết quả của mỗi dự án là các sản phẩm cụ thể (tuyến
đường, cây cầu, khu công nghiệp ...). Mỗi dự án đều được triển khai theo trình tự như
phần trên đã trình bày nhưng mỗi dự án các hạng mục công việc thực hiện khác nhau.


1.2.5. Dự án thường bị hạn chế bởi các nguồn lực
Các dự án đều sử dụng các nguồn lực như: tài chính, nhân cơng, ngun vật liệu, máy
móc, thiết bị…, do vậy trong quá trình triển khai thực hiện dự án, cần phải sử dụng các
nguồn lực này một cách chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả.
1.2.6. Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao, do đặc điểm mang tính dài hạn của
hoạt động đầu tư phát triển
Tất cả các dự án đều khi triển khai luôn có những rủi ro. Trong q trình triển khai, thực
hiện dự án phải phân tích và ước lượng các rủi ro; đưa ra các giải pháp và phản ứng thích

hợp, kịp thời nhằm đưa dự án đến thành công.
1.2.7. Dự án ln có sự tương tác phức tạp giữa dự án này với dự án khác, giữa bộ
phận quản lý này với bộ phận quản lý khác
Dự án có liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý
chức năng và quản lý dự án.
1.2.8. Tính trình tự trong q trình thực hiện dự án
Mặc dù mỗi dự án đều thực hiện khác nhau, nhưng trong mỗi dự án các bước đều phải
thực hiện tuần tự, không được bỏ qua các bước cũng như khơng thể thay đổi trình tự các
bước thực hiện.
1.3. Phân loại dự án đầu tư (4)
Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư để thuận tiện cho việc lập, thực hiện và giám sát
hoạt động đầu tư. Có thể phân loại dự án đầu tư như sau
1.3.1. Phân loại theo loại hình sản xuất
Dự án đầu tư theo loại hình sản xuất được chia thành 2 loại: dự án đầu tư theo chiều rộng
và dự án đầu tư theo chiều sâu.
- Dự án đầu tư theo chiều rộng là việc mở rộng sản xuất với công nghệ tương
tự nhưng quy mô lớn hơn;
- Dự án đầu tư theo chiều sâu là việc mở rộng sản xuất được thực hiện với
công nghệ tiên tiến và hiện đại hơn;


1.3.2. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của xã hội
Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội, dự án được phân thành:
- Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, khoa học kỹ thuật;
- Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng;
1.3.3. Phân loại theo quá trình tái sản xuất xã hội
Dự án được phân thành dự án đầu tư thương mại và dự án đầu tư sản xuất.
- Dự án đầu tư thương mại là các dự án đầu tư có thời gian thực hiện, thời gian
thu hồi vốn ngắn;
- Dự án đầu tư sản xuất là các dự án đầu tư có thời gian thực hiện, thời gian hoạt

động dài; vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, trong một dự án gồm nhiều
hạng mục công việc;
1.3.4. Phân loại theo nguồn vốn đầu tư
- Dự án đầu tư sử dụng vốn trong nước:
+ Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
+ Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước;
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
+ Dự án sử dụng vốn khác bao gồm: vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều
nguồn vốn;
- Dự án đầu tư sử dụng vốn nước ngoài (vốn FDI, vốn ODA);
- Dự án hợp tác công tư TPP;
1.3.5. Phân loại theo quy mơ và tính chất
Theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng cơng trình quy định: Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy
mơ, tính chất, loại cơng trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án


×