Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp khai thác văn hóa khmer vào hoạt động du lịch tại tỉnh trà vinh công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka lần thứ 11 năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.68 MB, 118 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC –EURÉKA
LẦN THỨ 11 NĂM 2009

TÊN CÔNG TRÌNH :
TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC
VĂN HÓA KHMER VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI TỈNH
TRÀ VINH

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: XÃ HỘI
CHUYÊN NGÀNH :
ĐỊA LÝ

Mã số công trình : ……………………………


MỤC LỤC

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1 : CỞ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... 8
1.1 LÍ LUẬN VỀ VĂN HỐ VÀ DU LỊCH .................................................... 8
1.2 DU LỊCH VĂN HÓA................................................................................ 16
CHƯƠNG 2 : TIỀM NĂNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER TỈNH TRÀ
VINH ................................................................................................................... 19
2.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH TRÀ VINH....................................................... 19


2.2 VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI KHMER TẠI TỈNH TRÀ VINH ................... 22
CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA KHMER VÀO HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH TẠI TỈNH TRÀ VINH ......................................................... 51
3.1 HIỆN TRẠNG TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH ............................................... 51
3.2 HIỆN TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH TRÀ VINH. .......... 56
CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÀ VINH ................... 63
4.1 GIẢI PHÁP THỨC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI TỈNH TRÀ VINH ................................................................................... 63
4.2
NHỮNG KIẾN NGHỊ ......................................................................... 66
4.3 Ý TƯỞNG VỀ MƠ HÌNH XÂY DỰNG LÀNG DU LỊCH VĂN HỐ
CỦA NGƯỜI KHMER TẠI TỈNH TRÀ VINH............................................ 70
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 79
PHỤ LỤC............................................................................................................ 81

.


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH

Văn hóa của người Khmer tại tỉnh Trà Vinh phong phú và đa dạng,
giàu giá trị nhân sinh sâu sắc của cộng đồng người Khmer bản địa gắn liền
với Phật giáo Tiểu thừa. Văn hóa của người Khmer tại tỉnh Trà Vinh vừa
mang những nét đặc trưng chung của văn hóa người Khmer Đồng Bằng Sơng
Cửu Long (ĐBSCL) vừa mang bản sắc riêng của địa phương gắn với hồn
cảnh mơi sinh. Người Khmer có nhiều lễ hội trong năm, có các tín ngưỡng
dân gian đặc sắc giàu giá trị về đạo đức và tinh thần, thêm vào đó người
Khmer có lối sống giản dị, hiếu khách, nhiệt tình và chất phác,…điều đó cho
thấy nhiều nét đẹp ở tộc người Khmer tỉnh Trà Vinh nói riêng và ĐBSCL nói

chung. Những nét đẹp ở văn hóa người Khmer có thể khai thác vào các loại
hình du lịch góp phần tạo sự hấp dẫn của ngành du lịch tỉnh Trà Vinh.
Tuy nhiên, các giá trị văn hóa Khmer ĐBSCL nói chung và ở tỉnh Trà
Vinh nói riêng đang đứng trước nguy cơ bị mai một, mất đi, nhất là các di
tích chùa cổ, hiện vật cổ ở các chùa và đặc biệt là sự lai tạp của văn hóa
Khmer với với các nền văn hóa khác đang có nguy cơ thay đổi theo nhiều
chiều hướng tiêu cực. Như vậy vấn đề cấp thiết hiện nay là cần phải bảo vệ
các giá trị của văn hóa Khmer.
Một điều đáng quan tâm là người Khmer, đặc biệt là thế hệ trẻ người
Khmer đang quay lưng lại với nền văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Một vấn đề nhạy cảm đáng quan tâm nữa là " Cái nhìn dân tộc 1" vẫn tồn tại
âm thầm giữa các cộng đồng dân tộc ở các tỉnh ĐBSCL. Người Khmer không
tự tin về sắc tộc nên thường tự ti (hậu quả của cái nhìn dân tộc mang lại).
Thậm chí, một số người Khmer trong quá trình giao tiếp của cuộc sống
khơng tự tin nhận mình là người Khmer. Vấn đề đặt ra là cần nâng cao lòng
tự hào dân tộc cho người Khmer. Thiết nghĩ, những ý tưởng của đề tài nếu
được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và triển khai sẽ đem lại nhiều lợi ích về
1

Theo nhóm nghiên cứu: "Cái nhìn dân tộc" đây là cái nghĩ có liên quan đến sắc tộc, cái nghĩ mang nghĩa xem
thường, xem thấp hơn giữa các tộc người.

1


kinh tế nâng cao đời sống cho nhân dân tỉnh Trà Vinh nhất là đồng bào
Khmer (chủ nhân của một nền văn hóa đa bản sắc) và đặc biệt là vấn đề về
dân tộc: nâng cao lòng tự hào dân tộc cho người Khmer góp phần đồn kết
giữa các cộng đồng dân tộc anh em ở tỉnh Trà Vinh, ĐBSCL và rộng hơn là
cả nước góp phần ổn định an ninh quốc gia.

Ngồi ra qua việc tìm hiểu, phân tích tiềm năng khai thác văn hóa
Khmer vào hoạt động du lịch của tỉnh Trà Vinh vào các loại hình du lịch cụ
thể qua các ý tưởng mà nhóm đưa ra trong đề tài góp phần làm đa dạng hóa
sản phẩm du lịch, giảm tính đơn điệu trong hoạt động du lịch Trà Vinh hiện
nay. Nhóm tác giả đề tài đưa ra một ý tưởng trọng tâm là: xây dựng "Làng
du lịch văn hóa Khmer" tỉnh Trà Vinh. Mơ hình tưởng này góp phần tạo
tính đặc sản của du lịch tỉnh Trà Vinh với các tỉnh khác ở ĐBSCL tạo lực
thu hút du khách đến với tỉnh Trà Vinh, giúp cho hoạt động du lịch tỉnh Trà
Vinh với thế mạnh là văn hóa Khmer ngày phát triển hơn. Và mơ hình ý
tưởng " Làng du lịch văn hóa Khmer" là mơ hình có thể bảo tồn nhiều nhất
và khai thác hiệu quả nhất văn hóa Khmer gắn với hoạt động du lịch.

2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
- Trong thực tế hiện nay, hoạt động du lịch của các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long cho thấy các sản phẩm du lịch có sự trùng lắp lẫn nhau, đơn điệu
trong khai thác làm ảnh hưởng đến khả năng thu hút du khách. Vì đi du lịch
một tỉnh du khách sẽ biết sản phẩm du lịch của các tỉnh còn lại.
- Vấn đề quan trọng đặt ra là các tỉnh cần phải xây dựng một sản phẩm
du lịch đặc thù, nổi bật riêng cho mình dựa trên thế mạnh về tài ngun du
lịch hiện có.
- Qua q trình khảo sát đề tài nhận thấy: văn hóa của người Khmer các
tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long có nhiều nét đặc sắc có thể khai thác vào hoạt
động du lịch. Tuy nhiên, hiện nay các yếu tố văn hóa đặc sắc của người
Khmer ĐBSCL đang có nguy cơ bị biến đổi xấu đi dưới tác động của nhiều
yếu tố nhất là quá trình hội nhập toàn cầu. Vấn đề quan trọng hơn là thế hệ

trẻ người Khmer đang quay lưng lại với văn hóa của dân tộc mình; các sở,
ban ngành địa phương chưa quan tâm đúng mức đến yếu tố bảo vệ nét đặc
trưng của nền văn hóa Khmer bản địa. Vì thế việc bảo tồn những nét văn hóa
người Khmer đặc ra là hết sức cần thiết.
- Đề tài nhận thấy, việc bảo tồn thiết thực nhất văn hóa người Khmer là
đưa văn hóa Khmer và khai thác hoạt động du lịch với mục đích vừa bảo tồn
vừa phát huy truyền bá yếu tố đặc sắc của văn hóa Khmer. Điều này có nghĩa
quan trọng trong việc nâng cao lịng tự hào dân tộc của người Khmer và hạn
chế "cái nhìn dân tộc" vẫn còn tồn tại khá nhạy cảm ở ĐBSCL hiện nay.
2. Sơ lược tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
Những đề tài liên quan về văn hóa Khmer đã có nhiều tác giả nghiên cứu
nhưng chỉ tập trung vào lĩnh vực văn hóa học như:

3


Phum Sóc Khmer ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long của Nguyễn Khắc Cảnh
(Nxb GD,1998). Trong tác phẩm này, tác giả đề cập đến nét đặc trưng cơ bản
của văn hoá người Khmer ĐBSCL về phong tục tập quán cư trú gắn với đơn
vị Phum và Sóc phạm vi nghiên cứu rộng, đây cũng là tài liệu bổ ích để đề tài
tham khảo về văn hóa người Khmer nói chung.
Các lễ hội truyền thống của đồng bào người Khmer Nam Bộ (song ngữ),
Sơn Phước Hoan (chủ biên),Nxb GD, 1998. Tài liệu này trình bày các lễ hội
truyền thống của người Khmer Nam Bộ trên các lĩnh vực nội dung, ý nghĩa,
những sự tích hay truyền thuyết liên quan đến lễ hội. Tài liệu này giúp đề tài
có những cứ liệu chính xác trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu nền văn hóa
Khmer, giúp đề tài nhận thấy được nhiều giá trị nhân sinh sâu sắc trong lối
sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Khmer.
Đề tài nghiên cứu văn hóa Khmer vào họat động du lịch đã có một số tác
giả nghiên cứu nhưng chỉ tập trung nghiên cứu vào một khía cạnh nào đó của

văn hóa như khóa luận tốt nghiệp: Chùa Khmer trong họat động du lịch Sóc
Trăng của Hồ Ngọc Tú sinh viên ngành Địa lí Du lịch, Khoa Địa lí trường
Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn TP.HCM. Đề tài chỉ điểm qua sơ
nét về văn hóa Khmer và tập trung nghiên cứu về Chùa Khmer trong hoạt
động du lịch, chưa thấy được những nét độc đáo của tổng thể văn hóa Khmer
có thể khai thác vào họat động du lịch. Phạm vi nghiên cứu hẹp và địa điểm
khảo sát là ở tỉnh Sóc Trăng.
Vì lẽ đó, đề tài sẽ tập trung tìm hiểu khảo sát văn hóa Khmer để cho thấy
tiềm năng, hiện trạng khai thác và những bất cập trong quá trình khai thác
văn hóa Khmer vào hoạt động du lịch với địa bàn khảo sát là ở tỉnh Trà Vinh.
Do trên mỗi địa bàn cư trú của người Khmer ln có những nét đặc trưng
riêng. Chẳng hạn như người Khmer An giang có hội đua Bị vì cuộc sống của
người Khmer An Giang gắn với vùng đồi, núi (vùng cao), còn người Khmer
Trà Vinh, Sóc Trăng,… thì có lễ hội đua ghe Ngo vì khu vực này sinh hoạt
của họ gắn chặt với vùng sông nước. Người Khmer Trà Vinh vẫn cịn loại
hình tu thiền, các tục lệ như Bùa Thư, Bùa u, cịn ở Sóc Trăng thì mờ nhạt

4


hay mất hẳn. Một minh chứng khác như trong ẩm thực người Khmer tỉnh Trà
Vinh không dùng Ngãi Bún nhưng người Khmer tỉnh Sóc Trăng… Đề tài
khơng sa đà vào nghiên cứu về văn hóa Khmer trên lĩnh vực văn hóa đơn
thuần.
3. Mục tiêu đề tài:
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá tiềm năng những nét điển hình của văn
hóa Khmer tỉnh Trà Vinh có thể khai thác vào hoạt động du lịch.
- Phân tích hiện trạng khai thác văn hóa vào hoạt động du lịch của tỉnh
Trà Vinh cịn nhiều tồn tại và bất cập.
- Từ những bất cập, tồn tại đó, đề tài đưa ra những kiến nghị đến các sở,

ban, ngành của tỉnh Trà Vinh trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa Khmer. Đề tài đưa ra mơ hình ý tưởng xây dựng làng du lịch văn hóa
Khmer tại tỉnh Trà Vinh với mục đích gợi mở một ý tưởng sản phẩm du lịch
vừa có thể khai thác vừa có phát huy và bảo tồn nhiều nhất các giá văn hóa
của người Khmer tỉnh Trà Vinh nói riêng và ĐBSCL nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này nhóm nghiên cứu sử dụng tổng hợp nhiều
phương pháp nhưng tập trung nhiều nhất là các phương pháp sau:
-Nghiên cứu tư liệu
Dựa trên những tài liệu khoa học về văn hóa Khmer, các tài liệu báo cáo
của các sở, ban, ngành, các tạp chí về các lĩnh vực liên quan; đề tài thu thập,
chọn lọc, phân tích và rút ra những nhận xét, khái quát vấn đề liên quan đến
đề tài nghiên cứu. Qua đó giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí thực hiện đề
tài.
- Khảo sát thực tế
Đề tài tiến hành khảo sát thực tế tại Thị xã Trà Vinh, khu du lịch văn hóa
Ao- Bà- Om vào những ngày bình thường và những ngày diễn ra lễ hội, xem
xét hoạt động du lịch diễn ra tại khu du lịch đến văn hóa Khmer này. Đề tài

5


đến tham quan, khảo sát Bảo tàng Dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh, các chùa
trong khu vực Thị xã Trà Vinh, các chùa ở huyện Trà Cú (nơi có nhiều chùa
nhất ở tỉnh Trà Vinh 44 chùa, trong đó có nhiều chùa cổ, vẫn còn lưu giữ
được nhiều giá trị văn hóa Khmer truyền thống) để xem xét khơng gian (vị
trí, địa điểm, tài ngun có thể
- Phỏng vấn sâu
Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu một số các chủ trì chùa Khmer để biết
quan niệm của Ban quan trị chùa trong việc bảo vệ di tích văn hóa cổ ở các

ngôi chùa người Khmer tỉnh Trà Vinh. Đề tài chưa có điều kiện phỏng vấn
sâu các chuyên viên ở sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch tỉnh Trà Vinh về việc
khai thác văn hóa Khmer vào hoạt động du lịch của tỉnh Trà Vinh.
- Phân tích tổng hợp
Đề tài thực hiện phân tích, tổng hợp các tài liệu, vấn đề, sự kiện, liên
quan phục vụ cho đề tài và đưa ra những nhận xét riêng theo nhóm nghiên
cứu là thiết thực và hợp lí; giúp cho đề tài vừa mang tính khoa học vừa mang
tính thực tiễn cao.
5. Giới hạn đề tài
Do thực hiện đề tài trong thời gian ngắn, hạn chế về vật chất và về kiến
thức, kinh nghiêm đề tài của nhóm nghiên cứu giới hạn ở các phạm vi như
như sau:
- Thời gian: bắt đầu từ tháng 08/2008 đến 04/2009 hồn thành.
- Khơng gian: địa phận tỉnh Trà Vinh.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
+ Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu văn hố dưới góc độ du lịch để
cho thấy tiềm năng du lịch văn hoá của nền văn hoá của người Khmer tại Trà
Vinh.
+ Xem xét đánh giá hiện trạng khai thác văn hóa Khmer vào hoạt động
du lịch tại tỉnh Trà Vinh còn nhiều bất cập chưa tương xứng tiềm năng.

6


+ Đề tài đưa ra mơ hình ý tưởng "Làng du lịch văn hóa Khmer". Đề tài
chưa đi sâu nghiên cứu chi tiết.
6. Đóng góp của đề tài
- Cung cấp cái nhìn cơ bản về văn hóa Khmer Trà Vinh có những nét
đặc sắc hứa hẹn cho việc xây dựng nhiều chương trình sản phẩm du lịch giúp
du lịch tỉnh Trà Vinh có thể phát triển trong tương lai gần.

- Đề tài là có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các sinh viên học các
chun ngành có liên quan đên văn hoá Khmer gắn với vấn đề về du lịch. Đề
tài cũng có thể là cơ sở gợi mở cho các đề tài sau nghiên cứu sâu hơn về mơ
hình sản phẩm dựa trên nền tảng mơ hình, ý tưởng mà nhóm nghiên cứu đưa
ra.
- Đề tài cũng có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các công ty du lịch
khai thác tour du lịch văn hoá Khmer về tỉnh Trà Vinh trong tương lai gần.
- Giúp cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Văn hóa- Du lịch& Thể thao tỉnh
Trà Vinh có cái nhìn tổng quan hơn về tiềm năng của du lịch tỉnh Trà Vinh
để có hướng phát triển du lịch hợp lí trong hiện tại và tương lai.
-Qua các ý tưởng khai thác văn hố Khmer vào hoạt động du lịch góp
phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer với những nét văn
hố mang giá trị tính nhân sinh sâu sắc.

7


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : CỞ SỞ LÝ LUẬN
1.1 LÍ LUẬN VỀ VĂN HỐ VÀ DU LỊCH
1.1.1 Văn hóa

1.1.1.1 Định nghĩa văn hố
Định nghĩa văn hóa của Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor,
trong bài phát biểu nhan đề Thập kỉ thế giới phát triển văn hố, đăng trên tờ
Thơng tin UNESCO tháng 1 năm 1988:
“ Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá
khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một
hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu- những yếu tố xác định đặc

tính riêng của từng dân tộc”.
Định nghĩa này có nội dung được xem là bao qt do có tính thời sự
đối với việc nghiên cứu văn hoá các dân tộc, định nghĩa này dùng như điểm
xuất phát để từ đó tiếp tục tìm hiểu những đặc trưng bản chất và chức năng
văn hoá.
Thế nhưng, định nghĩa văn hoá của Trần Ngọc Thêm có tầm bao qt
hơn vì văn hố được định nghĩa với nội hàm và ngoại diên rộng: “ Văn hoá là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
và tích luỹ qua q trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội.”
Định nghĩa đã xác định được các đặc trưng chức năng cũng như bản
chất của văn hoá.
Theo định nghĩa văn hố của Trần Ngọc Thêm thì văn hố có những
nét đặc trưng cơ bản đó là: tính hệ thống trong “Văn hoá là một hệ thống
hữu cơ” gắng với chức năng tổ chức xã hội, tính giá trị trong “giá trị vật
chất và tinh thần” với chức năng là điều chỉnh xã hội , tính nhân sinh-“ do

8


con người sáng tạo” với chức năng là giao tiếp, tính lịch sử-“ tích luỹ qua
q trình hoạt động thực tiễn” với chức năng giáo dục.
1.1.2.Du lịch
1.1.2.1 Khái niệm du lịch

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều định nghĩa về du lịch, do hồn cảnh
thời gian, khơng gian, và dưới những gốc độ nghiên cứu, tiếp cận khác nhau
thì mỗi nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa về du lịch cũng khác nhau.
Tại hội nghi liên hiệp quốc tế về du lịch hợp tại Roma-Italia(21/8 –
5/9/1963) các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “ Du lịch là tổng hợp

các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường
xuyên của họ hay ngồi nước họ với mục đích hồ bình.Nơi họ đến lưu trú
không phải là nơi làm việc của họ.”
- Theo I.I.Piriojnik một nhà địa lý Belarus, 1985, du lịch được định
nghĩa như sau: “ Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian
rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao
trình độ nhận thức- văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá
trị về tự nhiên , kinh tế và văn hố(I.I Pirơgionic 1985)
Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005 thì du lịch được hiểu là: “Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư
trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
1.1.2.2 Các loại hình du lịch

Có thể khẳng định rằng hoạt động du lịch hết sức phong phú và đa
dạng về loại hình. Vì vậy, phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau, dựa vào đặc
điểm, vị trí, phương tiện…để phân biệt các loại hình du lịch. Tuy nhiên sự
phân chia này chỉ mang tính tương đối.
Dựa theo tiêu chí mục đích và nhu cầu của du khách hoạt động du lịch
được phân thành các loại hình chủ yếu sau đây:

9


+ Du lịch nghỉ dưỡng:
Loại hình này chủ yếu đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch,
nhằm nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, tăng cường thể chất và khả năng làm
việc của khách du lịch sau một thời gian dài làm việc căng thẳng và được tổ

chức ở những nơi có khí hậu phù hợp và các điều kiện phục vụ thuận lợi
khác.
+ Du lịch chữa bệnh:
Là hình thức đi du lịch với mục đích đi chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ
cho du khách, thường gắn liền với những nơi có điều kiện về khí hậu, thời
tiết trong lành, hay nhưng nơi có nguồn nước khống, nóng thích hợp với
việc chữa bệnh.
+ Du lịch nghiên cứu:
Chủ yếu phục vụ các đối tượng là những nhà khoa học, học sinh, sinh
viên và những người yêu thích khoa học để tham quan khảo sát với mục đích
nghiên cứu là chính.
Đối tượng nghiên cứu thì cũng rất đa dạng như: các di tích khảo cổ, di
tích lịch sử, các đối tượng dân tộc học, các loài động thực vật quý hiếm…
+ Du lịch thể thao:

Thường phục vụ cho các đối tượng u thích thể thao, họ có thể là
những người trực tiếp tham gia, hay chỉ là các cổ động viên, khán giả bên
ngồi nó cịn phụ thuộc vào sở thích của mỗi người ở mỗi loại hình thể thao
riêng biệt như: leo núi, bơi, lặn,chèo thuyền, cỡi voi….
+Du lịch tôn giáo:

Nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những
người theo các tôn giáo khác nhau, thường thì các điểm đến của những đối
tượng này là các chùa chiềng, đình, nhà thờ, các thánh địa của người hồi
giáo…
+ Du lịch cơng vụ:

Là loại hình vừa kết hợp cà việc tham quan vào các chuyến đi với mục
đích cơng vụ (cơng việc) là chính. Tham gia loại hình này là các khách đi dự
10



hội nghị, hay kỉ niệm các ngày lễ, các cuộc gặp gỡ. Hiện nay loại hình này
đang bắt đầu phát triển ở nước ta.
+ Du lịch thăm hỏi:

Đây là loại hình phục vụ cho nhu cầu thăm hỏi bà con, láng giềng, họ
hang thân thuộc….và nhu cầu giao tiếp xã hội. Loại hình này hết sức quan
trọng đối với các đối tượng có thân nhân là người đang sinh sống hoặc đang
cơng tác tại nước ngồi.
+ Du lịch văn hố:
Là loại hình du lịch nhằm với mục đích nâng cao hiểu biết của du
khách, kích thích sự tị mị, khám phá, hay hứng thú về bề dày lịch sử, văn
hoá của một quốc gia, hay dân tộc mà trước đó du khách chưa từng nghe qua
và chư từng biết đến.
Du lịch văn hố là một hình thái văn hố đặc thù, nó lấy nhân tố giá trị
nội tại của văn hoá chung làm chỗ dựa, lấy các yếu tố du lịch làm căn cứ, tác
dụng với quá trình hoạt động du lịch.
1.1.3 Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch

Văn hóa là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, mỗi một môi
trường xã hội gắn với một khơng gian nhất định nào đó thì sẽ có một nền văn
hóa tương ứng sinh ra.
Văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc lại có những nét đặt trưng riêng
về văn hóa vì ở mỗi cộng đồng người có những cách ứng xử riêng đối với
mơi trường sống. Từ đó làm cho văn hóa trở nên phong phú và đa dạng.
Du lịch là một hoạt động xã hội thực tiễn phụ vụ nhu cầu của con
người và xét cho đến cùng bản chất của du lịch là nhằm thỏa mãn văn hóa
của con người. Vì thế du lịch và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Nhìn chung, ta thấy văn hoá với tư cách là tài nguyên du lịch nhân

văn và du lịch được xem như một cách thức (công cụ khai thác- tác động) tài
nguyên du lịch (văn hóa) để tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa phục vụ cho

11


nhu cầu của con người. Mối quan hệ này có sự tác động biện chứng và có
tính chất 2 mặt trên nhiều phương diện bao gồm 2 mặt tích cực và tiêu cực:
1.1.3.1 Tích cực:
- Dưới góc độ kinh tế:
+ Du lịch khuyến khích nhu cầu tiêu dùng nội địa, nhu cầu nảy sinh
trong quá trình du lịch tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
nhất là lĩnh vực dịch vụ.
+ Thúc đẩy hoạt động “xuất nhập khẩu tại chỗ” là nguồn thu ngoại tệ
lớn từ khác du lịch quốc tế mang lại.
+ Khi nhu cầu du lịch phát triển tạo nhiều cơ hội việc làm cộng đồng
địa phương, nâng cao thu nhập, phát triển đời sống nhân dân nhất là những
vùng sâu vùng xa, vùng còn chưa phát triển, góp phần hạn chế sự phát triển
khơng đồng điều về mặt kinh tế- văn hóa- xã hội giữa các vùng miền, góp
phần phân bố lại nguồn dân cư và lao động, hạn chế sự di dân cơ giới,…
+ Thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước tăng nguồn thu quốc
gia, hỗ trợ cho nền kinh tế địa phương phát triển, với việc đầu tư vốn xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng, cho các ngành kinh tế, đặc biệt là đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng trong du lịch. Điều này tạo động
lực cho du lịch phát triển vì du lịch sử dụng tổng hợp các sản phẩm của các
ngành kinh tế khác tạo ra như ở các lĩnh vực giao thông, công nghiệp chế
biến, thương mại- dịch vụ,… Và khi du lịch phát triển lại tạo ra nhu cầu cho
sự đầu tư và phát triển của các ngành kinh tế có liên quan tạo điều kiện cho
sự phát triển đồng bộ nền kinh tế địa phương. Nhìn chung, sự phát triển du
lịch có thể cải thiện mơi trường đầu tư, tăng cường hợp tác và giao lưu kinh

tế đối ngoại. Thực tiễn cho thấy rằng để tạo động lực cho hoạt động du lịch
phát triển liên tục phải có nhiều giải pháp cùng các chính sách liên quan về
nhiều lĩnh vực: mơi trường, thủ tục hành chính, giáo dục, y tế, chính sách đầu
tư, an ninh chính trị… Đây là môi trường cơ sở cho các hoạt động kinh tế
phát triển.

12


+ Doanh thu du lịch góp phần cải thiện cán cân thương mại của địa
phương hoặc quốc gia.
+ Du lịch quản bá hình ảnh địa phương về nhiều mặt kinh tế- xã hội
thông qua sản phẩm du lịch được giới thiệu cho du khách.
- Dưới góc độ văn hóa:
+ Du lịch tạo cơ hội cho sự giao lưu văn hóa giữa các địa phương các
cộng cộng dân tộc khác trong nước và quốc tế, tạo mối quan hệ giao lưu, thân
thiện, hiểu biết lẫn nhau, làm cho các cộng đồng dân tộc xích lại gần nhau
hơn tăng cường đồn kết, yêu thương giữa người với người, xóa đi khoảng
cách “Cái nhìn dân tộc”, góp phần ổn định an ninh xã hội, chính trị quốc gia,
sự đồn kết quốc tế.
+ Từ sự giao lưu văn hoá, cư dân bản địa sẽ tiếp thu những yếu tố văn
hóa mới góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của cộng đồng mình,
tạo động lực cho sự phát triển văn hóa.
+ Du lịch đem lại cho cư dân địa phương nguồn thu nhập đáng kể góp
phần nâng cao về đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân bản địa.
+ Du lịch mang đến những du khách thân thiện với mục đích nghiên
cứu, tìm hiểu văn hóa bản địa, làm cho người dân thấy tự hào về chính mình,
dân tộc mình. Từ đó, tự thân họ có động lực bảo vệ, phát huy và khơi phục
những nét đẹp văn hóa truyền thống của mình để giới thiệu với các cộng
đồng dân tộc khác. Bên cạnh đó, với sự góp sức của chính quyền địa phương,

doanh nghiệp lữ hành và nhà nước qua việc đầu tư vốn vào việc giữ gìn, khơi
phục và phát huy, những giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một
góp phần bảo tồn được tốt hơn những nét văn hóa độc đáo mang bản sắc
riêng của văn hóa tộc người địa phương.
+ Du lịch đem lại nguồn thu lớn thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ
công cộng và phúc lợi xã hội phát triển tốt hơn tạo động lực thu hút khách du
lịch.

13


+ Để tạo thế và lực cho du lịch phát triển thì yếu tố con người là nhân
tố rất quan trọng quyết định nhiều mặt đến chất lượng của sản phẩm du lịch.
Vì thế khi du lịch phát triển sẽ tạo cơ hội nâng cao chất lượng và mở rộng
đào tạo nguồn nhân lực địa phương, trong đó đáng chú ý là cộng đồng cư dân
sẽ được nâng cao sự hiểu biết tầm nhìn văn hóa trong q trình tham gia và
hoạt động du lịch địa phương.
+ Qua hoạt động marketing quảng bá trong du lịch tạo dựng vị thế
mới, hình ảnh mới của cho địa phương và quốc gia.
Bên cạnh những đóng góp có ý nghĩa tích cực nếu trên du lịch cũng
mang lại những tác động tiêu cực đối với đời sống kinh tế- văn hoá- xã hội.
1.1.3.2 Tiêu cực:
- Dưới góc độ kinh tế:
+ Lợi nhuận chỉ tập trung vào một số người hay các nhà địa phương.
+ Giá cả của nhiều mặt hàng dịch vụ tăng.
+ Giá đất tăng
+ Tính mùa vụ của du lịch có thể làm cho việc làm của người lao động
bị gián đoạn, có mùa thừa lao động, có mùa lại thiếu lao động.
+ Sự phát triển mạnh của du lịch đôi khi tạo sự phụ thụ của nền kinh tế
vào hoạt động của ngành dịch vụ du lịch.

- Dưới góc độ văn hóa:
+ Thương mại hóa các giá trị văn hóa truyền thống. Ta thấy, khi các
yếu tố văn hoá được khai thác vào phục vụ du lịch bước đầu làm cho các yếu
tố văn hố ấy được khơi phục và phát huy. Thế nhưng, đến một chừng mực
nào đó, một thời điểm nào đó, để đáp ứng nhu cầu du lịch văn hố của du
khách với cường độ cao, đơi lúc các yếu tố văn hoá bị lạm dụng, bị thuơng
mại hoá. Và sản phẩm văn hoá lúc bấy giờ chỉ cịn là “chiếc áo vơ hồn". Điển
hình như tần suất lễ hội diễn ra thuờng xuyên hơn với các hình thức như sân

14


khấu hoá lễ hội, các sản phẩm văn hoá làng nghề thủ cơng bị cơng nghiệp
hố với mục đích thiên về kinh tế mà chất của văn hoá dần dần mất đi.
+ Du lịch mang đến cơ hội giao lưu văn hoá cho dân tộc bản địa.
Nhưng sự giao lưu tiếp nhận này không chọn lọc những yếu tố phù hợp với
văn hố bản địa, thì nền văn hố hố bản địa lúc đầu sẽ chịu ảnh hưởng xấu
bởi những yếu tố ngoại lai của văn hố bên ngồi. Đối tượng chịu ảnh hưởng
sâu sắc là thế hệ trẻ, từ đó dẫn đến sự đối kháng giữa yếu tố văn hố xưa và
hiện tại, giữa thế hệ hơm nay và thế hệ truớc đó. Ví dụ như sự thay đổi về
nhân sinh quan trong hệ thống các giá trị xã hội, dẫn đến sự thay đổi cách
ứng xử, từ đó dần dần thay đổi phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư bản
địa.
+ Hệ quả của sự giao lưu văn hóa qua hoạt động du lịch mang lại đơi
lúc sẽ làm hủy hoại hoặc mất đi những bản sắc riêng của văn hoá bản địa
nếu yếu tố khai thác không đồng bộ hoặc không được chú trọng với yếu tố
bảo tồn.
+ Nhu cầu du lịch đa dạng với nhiều thành phần khách du lịch đa
dạng, điều này ảnh hưởng phần nào đến vấn đề an ninh trật tự, các tệ nạn xã
hội có thể phát sinh.

+ Du lịch phần nào tạo điều kiện cho xã hội phát triển nhưng cũng tác
động không nhỏ đến các giá trị xã hội; mối quan hệ truyền thống của cộng
đồng có thể bị thay đổi, sự gắn bó giảm sút thay vào đó là sự hời hợt giữa
người với người.
Như vậy, mối quan hệ giữa du lịch và văn hố có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Du lịch là chìa khố là động lực thúc đẩy cho văn hoá phát
triển khi văn hoá phát triển sẽ tạo tiền đề cho du lịch phát triển. Thế nhưng,
du lịch cũng tác động vào văn hóa làm cho các yếu tố của văn hóa bị biến đổi
xấu đi gây ảnh hưởng đến các mặt về văn hóa- xã hội làm nảy sinh những
vấn đề nhạy cảm mang tính nan giải về văn hóa. Từ đó làm ảnh huởng đến
hoạt động du lịch. Tựu trung lại, trong sự tác động giữa du lịch và văn hóa ta
cần chú ý đến 2 yếu tố đó là sự phát triển và bảo tồn; làm thế nào có thể trung
15


hòa được 2 yếu tố phát triển kinh tế và bảo tồn và phát triển văn hóa hạn chế
những tiêu cực do sự phát triển kinh tế thông qua du lịch mang lại ảnh hưởng
các yếu tố của văn hóa. Do vậy, vấn đề đặt ra là vừa khai thác vừa bảo tồn
các yếu tố của văn hóa đặc biệt là bản sắc văn hóa riêng của từng cộng
đồng dân tộc, để tạo sự phát triển đồng bộ về mặt kinh tế và văn hóa- xã hội
trong đó phải chú trọng gắn kết với yếu tố bảo vệ môi trường; để tạo tiền đề
đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong việc khai thác văn hóa vào họat
động du lịch ở hiện tại mà không làm ảnh huởng đến thế hệ mai sau.
1.2 DU LỊCH VĂN HÓA
1.2.1 Định nghĩa

Hiện nay có thể nói việc xác định một định nghĩa mang tích chất hồn
hảo nhất về khái niệm du lịch văn hóa là rất khó, vì văn hóa và du lịch tồn tại
dưới cái nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, chính vì thế việc đưa ra định nghĩa
về du lịch văn hóa phải căn cứ theo các tiêu chí khác nhau mà đưa ra định

nghĩa, tuy nhiên những các định nghĩa này cũng chỉ nhìn nhận ở dưới nhiều
góc độ khác nhau. Sau đây là một số định nghĩa của các nhà nghiên cứu :
Theo Giáo sư Tiến sĩ Stebbin, 2006, ơng đã định nghĩa du lịch văn hóa
là: “cultural tourism is a genre of a special interest tourism based on the
search for and participation in the new and deep cultural experience,
whether aesthetic, intellectual, emotional, or psychological”.
Theo Stebbin, thì có thể hiểu rằng: "Du lịch văn hóa là một loại hình
du lịch đặc biêt dựa trên sự nghiên cứu và tham gia vào những trãi nghiệm
văn hóa sâu sắc, mới lạ hay những trải nghiệm thẩm mỹ, trí tuệ, cảm xúc
hoặc là những trải nghiệm tâm lý." 2
Theo tổ chức mạng lưới du lịch văn hóa Châu Âu (ECTN) cũng đưa ra
định nghĩa về du lịch văn hóa, cũng tương đối ngắn gọn như sau: "Du lịch
văn hóa là du lịch dựa trên các nguồn tài nguyên của vùng, địa phương
bao gồm truyền thống văn hóa, ngơn ngữ, lịch sử, các danh lam thắng
2

Theo thạc sĩ Trần Anh Dũng,2007, Du lịch văn hóa đồng bằng sơng Cửu Long từ góc nhìn văn hóa
học, tlđd, tr 23.

16


cảnh, môi trường, di chỉ khảo cổ, nhà bảo tàng và các hoạt động văn hóa
như lễ hội, triễn lãm, sức hấp dẫn của nghệ thuật, nhà hát nhưng cũng
bao gồm những cuốn hút lien quan tới sản phẩm nguyên thủy,sản phẩm
thủ công nghệ chế tác, lịch sử xã hội và cuộc sống."3
Theo thạc sĩ Trần Anh Dũng: "Du lịch văn hóa là loại hình du lịch
hưởng thụ, trải nghiệm các giá trị văn hóa của vùng, quốc gia nơi mình đến,
đồng thời góp phần nâng cao nhận thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy những
giá trị ấy"

Như vậy: Du lịch văn hóa là loại hình du lịch trong đó dự trên các
nguồn tài nguyên về văn hóa vốn có của địa phương để đưa vào khai thác du
lịch nhằm đáp ứng và phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu, hưởng thụ, trải nghiệm
các giá trị thẩm mỹ của du khách. Đồng thời thơng qua đó góp phần nâng
cao ý thức, cần nên bảo vệ và phát triển các giá trị văn hóa một cách sâu
rộng trong mọi người.
1.2.2. Các hình thức du lịch văn hóa:

Hiện nay việc phân chia các loại hình du lịch văn hóa vẫn chưa thống
nhất, cũng vẫn mang tính chất chủ quan, theo sự nhìn nhận và nghiên cứu ở
các góc độ khác nhau mà cho ra những loại hình du lịch văn hóa khác nhau,
sau đây xin dẫn ra một số loại hình du lịch văn hóa do một số tác giả đã liệt
kê:
Getz Donald trong bài phát biểu “Events and cultural tourism
experience” trong cuộc hội thảo với chủ đề “The creative future – cultural
tourism as a sustainable and growing sector” do ECTN tổ chức năm 2006, đã
chia du lịch văn hóa thành các nhóm sau:
+ Du lịch văn hóa những lễ hội kỷ niệm: đưa du khách đến những địa
điểm tổ chức các lễ hội, lễ hội này có thể là các lễ hội dân gian (lễ hội Vía Bà
ở Châu Đốc, An Giang) hay là những lễ hội mang tính chất quốc lễ (lễ giỗ tổ

3

Theo thạc sĩ Trần Anh Dũng,2007, Du lịch văn hóa đồng bằng sơng Cửu Long từ góc nhìn văn hóa
học, tlđd, tr 24

17


Hùng Vương, ở Phú Thọ, nhưng hiện nay đã được tổ chức ở khắp mọi nơi

trên đất nước ta)
+ Du lịch văn hóa nghệ thuật và giải trí: các nhà hát, kịch, các trung
tâm văn hóa hay các hội trợ triển lãm hội họa, điêu khắc, kiến trúc …
+ Du lịch văn hóa khoa học và giáo dục: tham quan các trung tâm thí
nghiệm hóa học, các phịng trưng bày triển lãm các sản phẩm nghiên cứu của
các nhà khoa học..
+Du lịch văn hóa sự kiện thể thao: tham quan những nơi diễn ra các
kỳ thi Olympic, các kỳ Seagame, các thế vận hội thể thao được tổ chức tại
một quốc gia hay địa phương nào đó.
+Du lịch văn hóa, lịch sử những phát minh sáng tạo của loài người:
du khách sẽ được đến thăm những nơi sinh ra những phát minh vĩ đại của lồi
người.
+ Du lịch văn hóa thương mại: thơng qua các hội chợ nhằm tìm hiểu
về những lối sinh hoạt mang đậm chất văn hóa sâu bên trong.
+ Du lịch văn hóa chính trị và sự kiện trọng đại (hội nghị cấp cao,
OPEC, APEC, liên hợp quốc…)

18


CHƯƠNG 2 : TIỀM NĂNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER TỈNH
TRÀ VINH

2.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH TRÀ VINH
Sơ đồ hành chính tỉnh Trà Vinh 4

2.1.1 Vị trí địa lí:

Trà Vinh là một tỉnh thuộc ĐBSCL với tổng diện tích là 2.369km 2 với
dân số 1.050.471 người ( 2007). Trà Vinh nằm ở tọa độ 9031’- 10005’ vĩ Bắc

và từ 105059’ – 106035’ kinh độ Đông. Nằm ở khu vực Đông Nam của
ĐBSCL.
Lãnh thổ Trà Vinh nằm giữa hai con sông lớn là sông Cổ Chiên
(nhánh quan trọng của sông Tiền) và sơng Hậu.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp: Tỉnh Bến Tre ngăn cách bởi sơng Cổ Chiên
+ Phía Tây Nam giáp: hai tỉnh là Sóc trăng và Cần Thơ, ngăn cách bởi
sông Hậu.
4



19


+ Phía Tây Bắc giáp: Tỉnh Vĩnh Long.
+ Phía Đơng giáp: Biển Đơng.
- Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, thị gồm: Thị xã Trà
Vinh và 7 huyện là Càng Long, Cầu Ngang, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành,
Trà Cú và Duyên Hải.
- Với vị trí địa lí nêu trên đã tạo những thế mạnh cũng như những khó
khăn lớn cho Trà Vinh về nhiều phương diện:
+ Thuận lợi
- Trà Vinh có lợi thế về đường sơng (nằm giữa sông Cổ Chiên và sông
Hậu giáp biển Đông với đường bờ biển dài 65 km tạo lợi thế cho việc phát
triển kinh tế biển.
- Xét về yếu tố không gian Trà Vinh nằm gần thành phố Cần Thơ (sân
bay Trà Nóc) với khoảng cách khoảng hơn 100km. Như vậy, Trà Vinh có thể
đón du khách khách quốc tế qua sân bay ở Cần Thơ.
- Vị trí địa lí của Trà Vinh tạo ý nghĩa tiền đề về mặt cơ bản cho sự

phát triển du lịch do nằm giữa hai con sông lớn, giáp biển, kết hợp với mạng
lưới sơng ngịi dày đặt cùng với các cù lao, giúp cho Trà Vinh có lợi thế lớn
về du lịch sơng nước, sinh thái miệt vườn.
- Cầu Rạch Miễu đi vào sử dụng nối Tiền Giang và Bến Tre, và trong
tương lai thì có bến Phà Cổ Chiên sẽ xuất hiện sẽ tạo điều kiện cho sự thông
thương kinh tế, giao lưu văn hóa- xã hội của Trà Vinh nói riêng và các tỉnh
có quốc lộ 60 đi qua vươn mình phát triển trong đó có Trà Vinh.
- Việc khởi cơng tuyến kênh Quan Chánh Bố của chính phủ thơng ra
biển qua địa bàn huyện Duyên Hải vào năm 2008 để thông luồng cho tàu
20.000 tấn vào cảng Cần Thơ5, sẽ tạo điều kiện tốt cho Trà Vinh xây dựng
cảng trung chuyển quốc tế tại cửa Định An trong tương lai gần. Cảng biển

5

Nguồn Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.

20


này cũng có thể là cơ sở để Trà Vinh đón khách trực tiếp từ các tỉnh khác
trong nước và quốc tế.
+ Khó khăn
Trà Vinh đang gặp trở nhiều ngại về vấn đề giao thông đường bộ.
Hiện nay tỉnh Trà Vinh hầu như giao lưu với bên ngồi chỉ thơng qua quốc lộ
53 nối Trà Vinh với thị xã Vĩnh Long, còn quốc lộ 60 nối liền Trà Vinh với
Bến Tre và Sóc Trăng bị chia cắt bởi sơng Tiền Và sơng Hậu. Chính điều này
đã làm hạn chế một phần nào lượng khách du lịch đến với tỉnh Trà Vinh. Vì
muốn đến tỉnh Trà Vinh khách du lịch phải di chuyển một khoảng cách khá
dài do phải đi qua địa phận tỉnh Vĩnh Long. Theo hướng này, từ thành phố
Hồ Chí Minh về Trà Vinh bình thường phải di chuyển hơn 200km. Nhưng

nếu di chuyển qua Tiền Giang, Bến Tre thì khoảng cách chỉ cịn khoảng
100km, thế nhưng di chuyển theo hướng này du khách sẽ phải di chuyển
nhiều lần bằng phà.
Tóm lại, tỉnh Trà Vinh với vị trí địa lí tương đối thuận lợi kết hợp với
các tài nguyên tự nhiên và nhân văn đặc sắc, đa dạng tạo tiền đề cho tỉnh Trà
Vinh khai thác thế mạnh tận dụng cơ hội đầu tư của nhà nước,…để khắc
phục những điểm yếu và phát triển nền kinh tế tỉnh nhất là kinh tế biển, nông
nghiệp thủy sản và đặc biệt là du lịch.
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

Năm 2007, Thị xã Trà Vinh đã được được nhà nước công nhận đô thị
6

loại 3 và theo hướng phấn đấu của Tỉnh Uỷ Trà Vinh, Ủy ban Nhân dân tỉnh
Trà Vinh sẽ đưa thị xã Trà Vinh lên thành phố trực thuộc tỉnh trước năm
2010. Đây là cơ sở thuận lợi tạo điều kiện thu hút mời gọi đầu tư của tỉnh Trà
Vinh.
Tỉnh Trà Vinh có 3 dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer có truyền thống
đồn kết chống giặc ngoại xâm. Với các chính sách ưu đãi trợ cước trợ giá,
các chính sách ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc, góp phần tạo sự phát

6

UBND tỉnh Trà Vinh – sở Văn hoá- Du lịch& Thể thao , 2008, Sách hướng dẫn du lịch tỉnh Trà Vinh

21


triển đồng đều giữa các dân tộc, tạo sự ổn định đời sống kinh tế- xã hội an
ninh chính trị địa phương.


1
29.79

69.18

Kinh
Khmer
Hoa, khác

Biểu đồ 01: Cơ cấu dân số tỉnh Trà Vinh phân theo thành phần dân tộc năm
2007

2.2 VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI KHMER TẠI TỈNH TRÀ VINH
2.2.1 Tổng quan về người Khmer tỉnh Trà Vinh
2.2.1.1 Lịch sử định cư

Cho đến nay, việc xác định thời gian người Khmer định cư tại Trà
Vinh chưa có một khẳng định nào cụ thể. Một số cơng trình khai quật và
cơng trình nghiên cứu khoa học tại di chỉ nền văn minh Óc Eo xuất hiện vài ý
kiền cho rằng: cư dân đầu tiên đặt chân lên vùng đất Trà Vinh là tổ tiên của
người Khmer định cư tại đồng bằng sông Cửu Long cũng như tại Trà Vinh
bây giờ. Bên cạnh đó tỉnh cũng có các di tích, hiện vật chứng minh sự có mặt
từ rất sớm của người Khmer tại tỉnh Trà Vinh: di tích chùa Sam- Rơng Ek
(642 Phật lịch), hay chùa Âng (990 Phật lịch). Các di tích khái quát lên sự tồn
tại rất sớm của người Khmer tại tỉnh Trà Vinh từ đầu công nguyên.
Thế kỉ XII: những người Khmer khốn khổ để trốn khỏi sự bóc lột hà
khắc, nạn lao dịch nặng nề của giai cấp phong kiến và vua chúa các triều đại

22



Ăng-Ko đã tìm cách di cư đến đồng bằng sơng Cửu Long, trong đó có tỉnh
Trà Vinh.
Thế kỉ XV: do sự sụp đổ của đế chế Ăng-ko, sự đói nghèo kéo đến, và
tình trạng bị bóc lột ngày càng nặng nề hơn nên người dân Khmer kéo về
đồng bằng sông Cửu Long càng đông
Từ thế kỉ XV-XVI: đại thể ở đồng bằng sơng Cửu Long đã hình thành
3 vùng dân cư của người Khmer:
- Vùng Sóc Trăng-Bạc Liêu- Cà Mau
- Vùng An Giang-Kiên Giang.
- Vùng Trà Vinh-Vĩnh Long.7
Thế kỉ XVII: cùng với sự khai hoang của những đoàn người Kinh, Hoa,
người Khmer đã hoà hoà nhập đời sống cộng đồng các dân tộc anh em trên
mảnh đất Trà Vinh này.
Theo Monographie de la province de Tra Vinh, tổng số người dân
Khmer tại Trà Vinh vào năm 1862 là 66.607 người.
Thời Pháp thuộc, năm 1928 số người dân Khmer nơi đây tăng lên con
số 77.842 người.
- 1999: tỉnh Trà Vinh có tỉ lệ người Khmer cao nhất so với dân số
Khmer tại ĐBSCL (290.932 người/966.949 người), chiếm 30,08% dân số
Khmer toàn ĐBSCL.
Theo số liệu thống kê năm 2004, người Khmer tại Việt Nam khoảng
1,1 triệu người cư trú tại 5 tỉnh vùng Nam Bộ, riêng tại tỉnh Trà Vinh có
khoảng 323.800 người.
Hiện nay người dân Khmer vẫn tiếp tục sinh sống và phát triển bên
cộng đồng các dân tộc khác tại Trà Vinh.
2.2.1.2. Đời sống kinh tế- xã hội

7


Lâm Quang Vinh, 2008, Tín ngưỡng dân gian của người Khmer tại Trà Vinh, trang 19-21

23


×