Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Khảo sát ảnh hưởng của tiếng phú yên trong phát âm tiếng anh của học sinh trung học phổ thông (nghiên cứu thực nghiệm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

HỒ THỊ MỸ LINH

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG PHÚ YÊN
TRONG PHÁT ÂM TIẾNG ANH
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
TP. HỒ C ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


------------------------------------------

HỒ THỊ MỸ LINH

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG PHÚ YÊN
TRONG PHÁT ÂM TIẾNG ANH
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Chuyên ngành:
Mã số:



Ngôn ngữ học
0305030907

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HUỆ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư và các Giảng viên khoa Văn học và
Ngôn ngữ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại Khoa.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn
Huệ, người đã rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin được chân thành cảm ơn GS.TS. Trần Trí Dõi, PGS.TS. Lê
Khắc Cường đã giúp tơi trong những ngày đầu hình thành đề tài của luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân yêu trong gia
đình, các đồng nghiệp cùng các em học sinh trường trung học phổ thông Trần Quốc
Tuấn, những người đã luôn động viên và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận
văn.


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khoa học của riêng tôi, các số liệu, kết
quả được sử dụng trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ một cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 01 năm 2012

Học Viên

Hồ Thị Mỹ Linh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BN:

Người bản ngữ

CTV:

Cộng tác viên

HS :

Học sinh

GV:

Giáo viên

PA:

Phụ âm

NA:

Nguyên âm


L1:

Ngôn ngữ thứ nhất

L2:

Ngôn ngữ thứ hai

THPT:

Trung học phổ thông


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu..................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4
3.3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 5
5. Những đóng góp của luận văn ........................................................................... 6
6. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: Đối chiếu hệ thống âm vị tiếng Anh và tiếng Phú Yên.............. 7
1.1. Hệ thồng âm vị tiếng Anh ............................................................................... 7
1.1.1. Đặc điểm của ngữ âm tiếng Anh. ........................................................... 7
1.1.2. Cấu trúc âm tiết tiếng Anh...................................................................... 8

1.1.3. Hệ thống phụ âm tiếng Anh.................................................................... 8
1.1.3.1.Tiêu chí phân loại. ......................................................................... 8
1.1.3.2.Miêu tả các nét khu biệt của phụ âm tiếng Anh .......................... 11
1.1.3.3. Mối tương quan giữa âm và chữ ở các phụ âm .......................... 18
1.1.4. Hệ thống nguyên âm tiếng Anh............................................................ 20
1.1.4.1. Tiêu chí phân loại ....................................................................... 20
1.1.4.2. Miêu tả các nét khu biệt của nguyên âm tiếng Anh ................... 21
1.1.4.3. Mối tương quan giữa âm và chữ ở các nguyên âm .................... 24
1.1.5. Trọng âm và ngữ điệu ......................................................................... 25
1.2. Âm tiết tiếng Việt và đặc điểm hệ thống ngữ âm tiếng Phú Yên ................ 27
1.2.1. Âm tiết tiếng Việt ................................................................................. 27
1.2.1.1. Đặc điểm âm tiết tiếng Việt ....................................................... 27
1.2.1.2. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt.......................................................... 28
1.2.1.3. Các loại hình âm tiết tiếng Việt ................................................. 29


1.2.2. Đặc điểm hệ thống ngữ âm tiếng địa phương Phú Yên........................ 30
1.2.2.1. Hệ thống phụ âm đầu.................................................................. 31
1.2.2.2. Hệ thống phụ âm cuối................................................................. 32
1.2.2.3. Mối quan hệ giữa âm và chữ của hệ thống phụ âm................... 33
1.2.2.4. Âm đệm ..................................................................................... 35
1.2.2.5. Hệ thống nguyên âm .................................................................. 36
1.2.2.6. Mối tương quan giữa âm và chữ viết của hệ thống nguyên âm . 37
1.2.2.7. Thanh điệu .................................................................................. 39
1.3. Những nét tương đồng và khác biệt của hệ thống ngữ âm tiếng Anh và tiếng Phú
Yên. ...................................................................................................................... 39
1.3.1. Sự tương đồng và khác biệt của cấu trúc âm tiết.................................. 39
1.3.2. Sự tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống phụ âm. ....................... 40
1.3.2.1. Các phụ âm đơn. ......................................................................... 40
1.3.2.2. Tổ hợp các phụ âm. .................................................................... 40

1.3.3. Sự tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống nguyên âm ................. 40
1.3.3.1. Các nguyên âm đơn .................................................................... 40
1.3.3.2. Các nguyên âm đôi ..................................................................... 40
1.3.4. Sự khác biệt trọng âm và ngữ điệu ....................................................... 41
1.3.5. Những điều cần chú ý về sự không tương ứng giữa âm và chữ ......... 41
CHƯƠNG 2: Khảo sát lỗi phát âm tiếng Anh của học sinh Phú Yên........... 44
2.1. Khái niệm giao thoa và lỗi phát âm .............................................................. 44
2.1.1. Khái niệm giao thoa.............................................................................. 44
2.1.2. Khái niệm lỗi và nhận dạng lỗi............................................................. 45
2.2. Phương pháp xác định lỗi phát âm ngữ âm tiếng Anh.................................. 47
2.2.1. Xây dựng bảng từ và câu khảo sát lỗi .................................................. 47
2.2.2. Chọn đối tượng để khảo sát lỗi phát âm ............................................... 49
2.2.3. Các bước thu thập tư liệu...................................................................... 50
2.2.4. Phân loại và đánh giá các dạng lỗi ....................................................... 51
2.2.4.1. Quan niệm về lỗi phát âm........................................................... 51
2.2.4.2. Cách xác định lỗi cụ thể ............................................................. 52


2.2.4.3. Phân loại, thống kê và miêu tả các dạng lỗi phát âm tiếng Anh. 52
2.3. Kết quả phân tích các lỗi phát âm tiếng Anh ................................................ 53
2.3.1. Các phụ âm .......................................................................................... 53
2.3.1.1. Phụ âm đơn ................................................................................. 53
2.3.1.2. Các cụm phụ âm. ........................................................................ 60
2.3.2. Các nguyên âm ..................................................................................... 79
2.3.3. Trọng âm và ngữ điệu........................................................................... 82
CHƯƠNG 3: Các nguyên nhân gây lỗi phát âm tiếng Anh của học sinh ở Phú
Yên và giải pháp khắc phục. ............................................................................ 92
3.1. Các nguyên nhân gây lỗi ............................................................................... 92
3.1.1. Giao thoa ngôn ngữ................................................................................ 92
3.1.2. Các qui tắc ngoại lệ về chữ viết tiếng Anh. ........................................... 96

3.1.3. Từ phía chương trình và sách giáo khoa................................................ 97
3.1.4. Phương pháp dạy ngoại ngữ .................................................................. 98
3.1.5. Môi trường học ...................................................................................... 98
3.1.6. Ý thức về việc rèn luyện phát âm .......................................................... 99
3.1.7. Đặc điểm tâm lý người Việt khi học ngoại ngữ................................... 100
3. 2. Giải pháp đề nghị đối với việc khắc phục các lỗi phát âm tiếng Anh ....... 100
3. 2.1. Truyền đạt kiến thức ngữ âm cơ bản đồng thời với việc luyện tập phát âm
............................................................................................................................ 101
3.2.2. Bài tập luyện phát âm tiếng Anh.......................................................... 103
3.2.3. Tạo một môi trường học ngoại ngữ thuận lợi ...................................... 114
3.2.4. Thái độ đối với lỗi phát âm.................................................................. 116
3.2.5. Sử dụng phương pháp dạy học mới ..................................................... 118
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 125
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 129
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................... 129
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................... 142


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, xu hướng tồn cầu hóa như một tất yếu đối với mọi quốc gia. Đất
nước chúng ta cũng đang từng bước mở cửa và hội nhập với thế giới trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh chung đó, việc làm chủ một ngoại
ngữ, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, không chỉ được xem như một nhu cầu tất yếu mà
cịn là một cơng cụ, một chìa khóa của mỗi cá nhân để hịa nhập và bắt nhịp chung
với xu thế tồn cầu hóa của nhân loại. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì vai trị
ngoại ngữ là cầu nối để giao lưu văn hóa, học hỏi, trao đổi thông tin, thiết lập các

mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước trên thế giới càng
được nhấn mạnh, đặc biệt là tiếng Anh. Tiếng Anh vốn được xem là ngôn ngữ quốc
tế, đã được dạy và học ở Việt Nam một cách rộng rãi từ năm 1975 đến nay.
Hiện nay, nhu cầu học tiếng Anh ở nước ta ngày càng phát triển. Đối với tất
cả mọi người, khi học tiếng Anh ai cũng muốn mình nghe giỏi, nói tốt. Nhưng để
nói tốt tiếng Anh thì điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết cách phát âm các từ
mà chúng ta sẽ nói. Trong q trình rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh, phát âm đúng
là một trong những việc tập luyện ban đầu nhằm tiến đến việc làm cho người khác
hiểu được điều mà chúng ta muốn giao tiếp trực tiếp qua nghe nói.
Tuy nhiên, trong học ngoại ngữ, người học ln sử dụng những thói quen
vốn trở thành bản năng của tiếng mẹ đẻ để áp dụng cho ngoại ngữ mà mình học ở
tất cả các cấp độ: dùng từ, đặt câu, hiểu câu… và cả trong cách phát âm. Sự khác
biệt giữa hai ngôn ngữ cả về mặt cấu trúc nội tại của hệ thống cũng như những khác
biệt về văn hóa mang tính dân tộc ln là rào cản của việc học ngoại ngữ. Nguyên
nhân này đã tạo ra những lỗi ngoại ngữ ở tất cả các bình diện của ngơn ngữ. Những
người Việt học tiếng Anh nói chung và người Phú Yên học tiếng Anh nói riêng,
trong phát âm, thường mắc những lỗi tiêu biểu mà nguyên nhân trước tiên là thói
quen phát âm đơn âm tiết của tiếng Việt, sau đó là sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ
trong hệ thống nguyên âm, phụ âm và cách dùng trọng âm, ngữ điệu…


2

Giáo dục trung học phổ thông hiện nay đã và đang từng bước nâng chất
lượng và hiệu quả giáo dục, song hãy còn nhiều bất cập như đã được chỉ ra trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt là môn tiếng Anh, học sinh học tiếng Anh
qua nhiều năm (hơn bảy năm) những vẫn không giao tiếp được.
Là giáo viên tiếng Anh, trong quá trình giảng dạy chúng tơi nhận thấy rằng
các em gặp khó khăn trong giao tiếp bởi vì các em thường phát âm sai, do đó khơng
đủ tự tin. Vì vậy để nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh cần chú trọng đến

phần ngữ âm trong q trình dạy tiếng Anh chứ khơng nên chỉ chú tâm vào ngữ
pháp và từ vựng. Theo kinh nghiệm giảng dạy của chúng tôi và đồng nghiệp, do ảnh
hưởng của cách phát âm tiếng địa phương nên học sinh phổ thông trung học ở Phú
Yên đã phát âm tiếng Anh sai rất nhiều, dẫn đến hạn chế khả năng nghe nói của các
em. Vì thế, chúng tơi đặt nhiệm vụ khảo sát ảnh hưởng của tiếng Phú Yên (chỉ
phương ngữ Phú Yên ) trong phát âm tiếng Anh của học sinh trung học phổ thơng
nhằm tìm ra những âm nào là khó phát âm, những âm nào mà học sinh ở Phú Yên
có thể phát âm dễ dàng, những lỗi mà học sinh thường phạm phải, để tìm ra phương
pháp dạy phát âm tiếng Anh tối ưu cho học sinh, giúp các em tự tin hơn trong việc
giao tiếp tiếng Anh.
2. Lịch sử vấn đề
Ngữ âm học là bộ môn nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ. Ngữ âm học
nghiên cứu toàn bộ phương tiện ngữ âm trong tất cả những hình thái và chức năng
của nó và mối liên hệ giữa hình thức âm thanh và chữ viết của ngơn ngữ. Đã có rất
nhiều nhà khoa học nghiên cứu về ngữ âm học nói chung và phát âm nói riêng, đặc
biệt có rất nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu đến ảnh hưởng của cách phát âm
tiếng mẹ đẻ (native-language L1) đến cách phát âm ngôn ngữ thứ hai (L2) của các
học giả như Long (1990), Flege & Frieda (1997)...
Về những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát âm của ngôn ngữ thứ hai, các nhà
khoa học đã chỉ ra các nhân tố như tuổi tác (age factors), năng khiếu (aptitude), môi
trường học (learning environment), và đặc biệt là phát âm của L1... Weireich (1953)
là người đầu tiên cho rằng có sự ảnh hưởng qua lại giữa hai ngôn ngữ của người sử


3

dụng song ngữ; trong trạng thái song ngữ, ngôn ngữ này ảnh hưởng đến ngôn ngữ
kia là điều không tránh khỏi.
Việc đối chiếu phát âm tiếng Anh của học viên Việt Nam so với người bản
ngữ cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, của các giáo viên và

sinh viên chuyên ngành tiếng Anh nhằm tìm ra lỗi phát âm của học viên người Viêt
Nam. Có thể kể đến các tác giả như Santry với “The way South Vietnamese
pronounce English” (1992); Trần Thị Mai Đào với “Lỗi phát âm phụ âm tiếng Anh
của học sinh Việt Nam” (2003); Dương Thị Ngọc Thủy với "Lỗi phát âm trọng âm
từ tiếng Anh của học sinh Việt Nam" (2004). Trong bài khảo sát gần đây của Võ Thị
Thảo Ly và Nguyễn Thị An với đề tài “Khảo sát việc thể hiện phụ âm tắc tiếng Anh
của sinh viên trường Cao đẳng Cơng nghiệp Tuy Hịa” (2008), hai tác giả đã đối
chiếu cách phát âm nhóm âm tắc tại các vị trí khác nhau trong cấu trúc âm tiết và đã
thống kê các lỗi thường gặp của sinh viên trường Cao đẳng Cơng nghiệp Tuy Hịa
khi phát âm nhóm âm này; tuy nhiên việc phân tích, chứng minh chủ yếu dựa trên
việc so sánh cách phát âm của sinh viên và người bản ngữ. Cuối năm 2009, Phùng
Thanh Loan thực hiện tiểu luận với đề tài “Đối chiếu cách phát âm nhóm phụ âm
tắc vơ thanh tại các vị trí khác nhau trong cấu trúc âm tiết tiếng Anh của sinh viên
Việt Nam so với cách phát âm của người bản ngữ”. Phương pháp nghiên cứu chủ
yếu của tác giả là đối chiếu dựa trên việc phân tích sóng âm, và tác giả đã đưa ra
những bằng chứng trực quan về lỗi phát âm của sinh viên Việt Nam về nhóm phụ
âm tắc vơ thanh cũng như đưa ra những nguyên nhân và giải pháp để khắc phục
những lỗi phát âm này.
Mặc dù đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của tiếng Việt
cũng như của tiếng địa phương đối với việc phát âm tiếng Anh nhưng cho đến nay
chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến ảnh hưởng của phát âm tiếng Phú
Yên đến phát âm tiếng Anh của đối tượng là học sinh trung học phổ thơng. Do đó
chúng tơi chọn đế tài “Khảo sát ảnh hưởng của tiếng Phú Yên trong phát âm tiếng
Anh của học sinh trung học phổ thông (Nghiên cứu thực nghiệm)” làm đề tài cho
luận văn Cao học của mình. Việc lựa chọn đề tài này xuất phát từ sự khác biệt rất


4

lớn giữa hệ thống ngữ âm tiếng Anh với hệ thống ngữ âm tiếng Việt nói chung và

tiếng địa phương Phú Yên nói riêng. Đề tài này cũng là tâm huyết của chúng tôi vốn
là những người dạy tiếng Anh ở bậc trung học phổ thông ở Phú Yên muốn học sinh
thực hiện tốt kĩ năng nói và nghe bên cạnh các kĩ năng khác. Chúng tôi hy vọng
những kết quả có được của luận văn sẽ góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu so
sánh đối chiếu và giúp khắc phục lỗi phát âm tiếng Anh của học sinh Phú Yên.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà chúng tôi quan tâm là cách phát âm hệ thống âm vị tiếng Anh
và những lỗi phát âm điển hình về phụ âm, nguyên âm, trọng âm và ngữ điệu của
các học sinh Phú Yên học tiếng Anh mà cụ thể là học sinh của trường THPT (trung
học phổ thông) Trần Quốc Tuấn, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Các học sinh này
đã học tiếng Anh (7 năm) từ lớp 6 đến lớp 12, giáo trình là sách giáo khoa tiếng
Anh của bộ Giáo dục và Đào Tạo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định các dạng lỗi phát âm phụ âm, nguyên âm, trọng âm và ngữ điệu
mà học sinh Phú Yên hay mắc phải trên cơ sở khảo sát cách phát âm phụ âm,
nguyên âm, trọng âm và ngữ điệu của học sinh trường THPT Trần Quốc Tuấn,
huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.
Giải thích các nguyên nhân gây lỗi trên cơ sở so sánh đối chiếu cấu trúc âm
tiết và hệ thống ngữ âm giữa tiếng Anh và tiếng Phú Yên; các nguyên nhân bên
ngồi gây ra lỗi phát âm, ví dụ: giáo trình dạy tiếng, mơi trường dạy tiếng, từ phía
học sinh…
Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các lỗi phát âm phụ
âm, nguyên âm, trọng âm và ngữ điệu của học sinh Phú Yên học tiếng Anh. Các
giải pháp này có tính đến đặc điểm khác biệt mang tính loại hình giữa hai ngơn ngữ;
đặc điểm người học; môi trường dạy ngoại ngữ… Hệ thống các bài tập dạy phát âm
các phụ âm, nguyên âm, trọng âm và ngữ điệu tiếng Anh được xem là biện pháp cụ


5


thể nhằm mục đích giúp học sinh trong một thời gian ngắn phát âm lưu loát và
chuẩn xác.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này giới hạn phạm vi nghiên cứu ở cách phát âm và các lỗi phát âm
về phụ âm, nguyên âm, trọng âm và ngữ điệu của học sinh THPT ở Phú Yên khi
học tiếng Anh. Học sinh THPT ở Phú Yên có cùng một đặc điểm phát âm chung đó
là tiếng Phú Yên thuộc vùng phương ngữ Nam Trung bộ. Đây được xem là cơ sở
chung giúp cho việc so sánh, đối chiếu và giải thích các lỗi phát âm phụ âm, nguyên
âm, trọng âm và ngữ điệu của các học sinh Phú Yên khi học tiếng Anh.
Trong khuôn khổ bản luận văn này chúng tôi chỉ nghiên cứu phụ âm, nguyên
âm, trọng âm trong những từ tách rời (riêng lẻ) không nằm trong ngữ lưu và một vài
ngữ điệu cơ bản của những câu đơn giản trong sách giáo khoa tiếng Anh 12. Chúng
tôi không thể giải quyết tất cả các từ Anh ngữ mà chỉ tập trung vào những từ có tần
số xuất hiện cao.
Các lỗi phát âm của học sinh được chúng tôi thu thập chủ yếu trong môi
trường dạy và học tiếng Anh tại lớp trong phạm vi nhà trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của luận văn này là phân tích lỗi phát âm tiếng Anh của học sinh
Phú Yên. Do vậy, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp so
sánh – đối chiếu, phương pháp phân tích ngữ âm học thực nghiệm. Kết quả của việc
điều tra lỗi sẽ được trình bày bằng phương pháp phân loại, thống kê và miêu tả.
Việc điều tra lỗi phát âm tiếng Anh của học sinh Phú Yên tuân thủ theo các
bước sau:
-

Xây dựng bảng từ và câu khảo sát (test)

-


Lựa chọn đối tượng điều tra (các cộng tác viên là học sinh - CTV)

-

Thu âm cách phát âm tiếng Anh của các học sinh được chọn để khảo sát

-

Thu âm cách phát âm tiếng Anh của người bản ngữ (dùng phần mềm đọc
tiếng Anh SPEAKING NOTEPAD).

-

Xử lí thơng tin và đối chiếu phát âm tiếng Anh của học sinh Phú Yên với


6

phát âm tiếng Anh của người bản ngữ dựa trên phần mềm phân tích ngữ
âm Praat; cụ thể là phân tích sóng âm (waveform), âm phổ (spectrogram),
cường độ (intensity), ngữ điệu (pitch).
-

Xác định lỗi phát âm

5. Những đóng góp của luận văn
Đóng góp chính của luận văn là thực trạng lỗi phát âm tiếng Anh của học
sinh Phú Yên lần đầu tiên được thu thập và nghiên cứu thực nghiệm một cách có hệ
thống.
Từ kết quả thu được, luận văn phân tích những ngun nhân bên trong và

bên ngồi gây ra lỗi phát âm để từ đó đưa ra những biện pháp thiết thực giúp học
sinh Phú Yên nói riêng và Việt Nam nói chung phát âm đúng tiếng Anh.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn này ngoài phần Mở đầu và Kết luận, gồm 03 chương.
Chương 1: Đối chiếu hệ thống âm vị tiếng Anh và tiếng Phú Yên
Chúng tôi tiến hành miêu tả hệ thống ngữ âm tiếng Anh, tiếng Phú Yên để
tìm ra những nét tương đồng và khác biệt của hai hệ thống ngữ âm tiếng Anh và
tiếng Phú Yên.
Chương 2: Khảo sát lỗi phát âm tiếng Anh của học sinh ở Phú Yên
Chúng tôi khảo sát lỗi phát âm phụ âm, nguyên âm, trọng âm và ngữ điệu
của học sinh trung học phổ thông ở Phú Yên. Đầu tiên chúng tôi ghi âm phát âm
của 10 em học sinh lớp 12 (được lựa chọn ngẫu nhiên), dùng phần mềm phân tích
ngữ âm Praat để tìm lỗi phát âm của các em so với người bản ngữ.
Chương 3: Những nguyên nhân gây lỗi phát âm tiếng Anh và các giải
pháp khắc phục
Từ những lỗi phát âm của học sinh (trình bày trong Chương 2), chúng tơi đi tìm
những nguyên nhân gây lỗi phát âm tiếng Anh. Cuối cùng chúng tôi đưa ra những
bài luyện tập tham khảo, những giải pháp nhằm hạn chế lỗi phát âm tiếng Anh của
học sinh THPT ở Phú Yên nhằm giúp các em tự tin trong giao tiếp tiếng Anh.


7

CHƯƠNG 1
ĐỐI CHIẾU HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG ANH
VÀ TIẾNG PHÚ YÊN
1.1. Hệ thống âm vị tiếng Anh
1.1.1. Đặc điểm của ngữ âm tiếng Anh
Tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình, đa tiết. Trong tiếng Anh, ranh giới hình vị
khơng trùng với ranh giới âm tiết, một hình vị có thể là một âm tiết hay nhiều âm

tiết, với cường độ nhấn giọng khác nhau trên các âm tiết của cùng một từ (trọng
âm). Có hiện tượng biến đổi của nguyên âm và phụ âm ở trong hình vị, sự biến đổi
này mang ý nghĩa ngữ pháp và được gọi là "biến tố bên trong”.
Tiếng Anh khơng có quan hệ một một giữa hệ thống chữ viết và cách phát
âm, nghĩa là phát âm khơng căn cứ vào chính tả. Tiếng Anh có 26 chữ cái nhưng có
44 âm tố lời nói (speech sounds). Số lượng âm tố trong tiếng Anh thay đổi theo
phương ngữ và phụ thuộc vào cách tính của các nhà nghiên cứu.
Để miêu tả những âm thanh cơ bản của ngôn ngữ những nhà ngôn ngữ học
sử dụng bộ kí hiệu phiên âm được gọi là Mẫu tự phiên âm quốc tế (International
Phonetic Alphabet (IPA)). Biểu đồ dưới đây là tất cả những mẫu tự phiên âm quốc
tế được sử dụng miêu tả cho những âm thanh trong ngơn ngữ tiếng Anh gồm có 24
phụ âm và 20 nguyên âm. Đây là bộ kí hiệu phiên âm chuẩn của tiếng Anh (RP:
Received Pronunciation).
p

b

f

v

m

n

t

d

h


s

z

l

r

k

g

w

J


8

1.1.2. Cấu trúc âm tiết
Giống như các ngôn ngữ khác, trong tiếng Anh, vị trí hạt nhân hay đỉnh của
âm tiết là một nguyên âm (đơn hay đôi). Kết hợp với hạt nhân là các phụ âm hay
nhóm phụ âm đứng ở vị trí trước (onset) hay sau (coda) để tạo thành âm tiết.
Ở vị trí trước hạt nhân âm tiết có thể tồn tại một phụ âm, tổ hợp hai hoặc
nhiều nhất là ba phụ âm. Còn ở vị trí sau hạt nhân có thể tồn tại từ một đến nhiều tổ
hợp phụ âm như sơ đồ dưới đây:
Onset

+


Nguyên âm

Coda

Ví dụ

NGUYÊN ÂM

a

+

NGUYÊN ÂM

the

+

+

NGUYÊN ÂM

play

+

+

NGUYÊN ÂM


spread

NGUYÊN ÂM +

an

NGUYÊN ÂM +

+

field

NGUYÊN ÂM +

+

+

NGUYÊN ÂM +

+

+

risked
+

texts


1.1.3. Hệ thống phụ âm tiếng Anh
1.1.3.1. Tiêu chí phân loại
Phụ âm là những âm được phát ra bị một cản trở nào đó, như qua khe hở của
dây thanh, sự tiếp xúc của đầu lưỡi với răng, sự khép chặt của môi …làm cho tiếng
phát ra khơng dễ nghe, khơng êm tai, có tiếng động, tần số khơng ổn định. Ví dụ
phụ âm [b], [v], [f]... So với việc phát âm của nguyên âm thì sự phát âm của phụ âm
khó hơn, cần luyện tập nhiều mới phát âm đúng được.
Phụ âm tiếng Anh được phân loại theo hai tiêu chí là phương thức cấu âm và
vị trí cấu âm. Theo phương thức cấu âm (cách luồng hơi được sử dụng) tiếng Anh
có những phụ âm sau: phụ âm tắc hay còn gọi là phụ âm nổ, phụ âm xát, phụ âm tắc


9

xát, phụ âm mũi, phụ âm bên và phụ âm lướt. Phụ âm mũi, bên và lướt trong tiếng
Anh luôn luôn là hữu thanh; phụ âm tắc, xát và tắc xát có thể là hữu thanh hoặc vơ
thanh.
Phụ âm tắc (nổ) (Stops/Plosives): Trong cấu tạo của những phụ âm này,
luồng khơng khí đi ra từ phổi bị bít lại hồn tồn tại một vài điểm rồi mới thốt ra.
Trong tiếng Anh, chúng là /p/, /b/, /t/, /d/, /k/, /g/.
Phụ âm xát (Fricatives): Luồng khơng khí bị thu hẹp lại nhưng khơng bị chận
lại tồn bộ. Trong tiếng Anh bao gồm những phụ âm /f/, /v/, / /, / /, /s/, /z/, / /,
/ /, /h/.
Phụ âm tắc xát (Africatives): Những phụ âm này bắt đầu như những phụ âm
tắc, với sự cản trở hồn tồn luồng khơng khí hoặc sự khép lại của dây thanh, và kết
thúc luồng khơng khí bị hạn chế giống như phụ âm xát. Tiếng Anh có hai phụ âm
tắc xát là phụ âm / / như trong "church" và /

/ như trong "judge".


Phụ âm mũi (Nasals): Phụ âm mũi là những âm được tạo ra với khơng khí đi
qua mũi. Trong tiếng Anh những âm này là/ m/, /n/, / /.
Phụ âm bên (Laterals): Phụ âm bên cho phép luồng khơng khí thốt ra hai
bên lưỡi. Trong tiếng Anh chỉ có một phụ âm bên là /l/.
Phụ âm lướt (Approximants): Trong cấu tạo của phụ âm lướt, sự phát âm của
một âm gần với một âm khác, như dây thanh không bị co hẹp lại mà mở rộng đến
nổi luồng khơng khí thay đổi bất thường được tạo ra. Trong tiếng Anh, những âm
này là /j/, /w/ và /r/. Phụ âm lướt /j/ và /w/ cũng được xem như là những bán nguyên
âm (semi-vowels); đây là âm vừa có tính chất phụ âm vừa có tính chất nguyên âm.
Theo vị trí phát âm, tiếng Anh có những phụ âm sau: phụ âm hai mơi, mơi
răng, răng, lợi, sau lợi, ngạc, mạc và thanh hầu.
Phụ âm hai môi (bilabial): với hai môi

/p/, /b/, /m/,/w/

Phụ âm môi răng (labiodentals): giữa môi dưới và răng trên /f/, /v/
Phụ âm răng (Dental/Interdental): giữa hai răng

/ /, / /

Phụ âm lợi (alveolar): nướu răng trên

/t/, /d/, /s/, /z/, /n/, /l/,


10

/r/
Phụ âm sau lợi (alveo-palatal (or post-alveolar)): là khu vực
giữa lợi và ngạc cứng.


/ /, / /, / /, /

Phụ âm ngạc (Palatal): ngạc cứng

/j/

Phụ âm mạc (Velar): ngạc mềm hoặc vòm miệng

/k/, /g/, / /

Phụ âm thanh hầu (Glottal): khoảng không gian giữa hai

/

/h/

dây thanh.

Như vậy, dựa theo hai tiêu chí phân loại phụ âm kể trên, có thể phân loại 24
phụ âm tiếng Anh trong bảng 1.1dưới đây.
Bảng 1.1: Hệ thống phụ âm tiếng Anh
Vị trí

Mơi

Xát

Răng


Lợi

răng

Phương thức
Tắc

Mơi

Sau

Ngạc

Mạc

lợi

hầu

Vơ thanh

p

t

k

Hữu thanh

b


d

g

Vô thanh

f

Τ

s

Σ

Hữu thanh

v

Δ

z

Ζ

Tắc

Vô thanh

xát


Hữu thanh

h

Vô thanh
Mũi

Bên
Lướt

Hữu thanh

m

n

Vô thanh
Hữu thanh
Vô thanh

Thanh

l

Ν


11


Hữu thanh

w

r

j

1.1.3.2. Miêu tả các nét khu biệt của phụ âm tiếng Anh
a. Các phụ âm tắc
Khi phát âm các phụ âm (PA) tắc, luồng hơi bị tắc lại hoàn tồn tại một vị trí
nào đó trong khoang miệng (do hoạt động của hai môi, đầu lưỡi, mặt lưỡi hoặc gốc
lưỡi) và sau đó luồng hơi được thốt ra với tiếng bật nổ nhẹ. Có 3 cặp PA tắc /p, b/;
/ t, d / và /k, g/, mỗi cặp đều gồm một PA vô thanh và một PA hữu thanh.
Các âm tắc vô thanh /p, t, k/ được phát âm bật hơi [pʰ, tʰ, kʰ] khi đứng đầu
từ đơn âm tiết hay đứng đầu âm tiết mang trọng âm trong từ đa tiết (ví dụ: tea,
tomato, potato). Chúng được phát âm không bật hơi [p, t, k] khi đứng sau /s/ (stan,
span, scan), đứng đầu âm tiết không mang trọng âm hay đứng cuối âm tiết.
a.1. /p - b/
- Hai mơi mím chặt lại và ngạc mềm (soft palate/velum) đưa lên để cho
luồng hơi khơng thể thốt ra ngồi qua đường mũi hoặc đường miệng nhưng luồng
hơi được giữ lại trong khoang miệng một khoảng thời gian ngắn.
- Khi hai mơi mở ra, ngay lập tức luồng hơi được thốt ra ngoài với một
tiếng bật nổ nhẹ.
- Phụ âm tắc /p/ vơ thanh có đặc trưng bật hơi khi đứng đầu từ đơn âm tiết
hay đứng đầu âm tiết mang trọng âm trong từ đa tiết. Sự bật hơi này tạo nên sự khác
nhau chính giữa /p/ và /b/.
- Phụ âm tắc /b/ hữu thanh, khi phát âm dây thanh rung.
- Ở vị trí cuối âm tiết /p/ là âm khơng bật hơi và làm ngắn ngun âm trước
nó, Trong khi /b/ đặc biệt yếu và chỉ làm nên tiếng ồn rất nhỏ, kéo nguyên âm trước

nó dài ra.
a.2. /t - d/
- Đầu lưỡi ép chặt vào giữa lợi, nhưng không quá gần với răng cũng không
quá gần với ngạc cứng.


12

- Ngạc mềm nâng lên làm cho luồng hơi không thể được thốt ra ngồi qua
đường mũi; luồng hơi được giữ lại trong khoang miệng trong một thời gian ngắn.
- Khi đầu lưỡi hạ xuống thấp, luồng hơi lập tức từ vị trí chân răng (teeth
ridge) thốt ra ngồi với tiếng nổ nhẹ.
- Phụ âm tắc /t/ vô thanh và được phát âm bật hơi trong bối cảnh ngữ âm
giống như /p/; phụ âm /d/ là hữu thanh và không bao giờ bật hơi.
- Ở vị trí cuối âm tiết /t / không bật hơi và làm nguyên âm trước nó ngắn lại.
Trong khi /d/ đặc biệt yếu và chỉ tạo ra tiếng ồn rất nhỏ, kéo các nguyên âm trước
nó dài ra.
a.3. /k - g/
- Gốc lưỡi ép sát vào ngạc mềm và ngạc mềm được nâng lên để cho luồng
hơi được giữ lại một thời gian ngắn.
- Khi lưỡi hạ xuống thấp lập tức luồng hơi từ ngạc mềm được thốt ra ngồi
miệng với một tiếng nổ nhẹ.
- Phụ âm /k/ vô thanh, được phát âm bật hơi trong bối cảnh ngữ âm giống
như /p/ và /t/. Phụ âm /g/ hữu thanh ngắn và không bao giờ bật hơi.
- Ở vị trí cuối âm tiết, /k/ khơng bật hơi và làm ngắn nguyên âm trước nó,
như /g/ rất yếu và kéo nguyên âm trước nó dài ra.
b. Các phụ âm tắc xát /tΣ- dΖ/
Đây là loại âm đặc biệt, luồng hơi bị cản lại hoàn toàn do phụ âm tắc, nhưng
nó được thốt ra với phụ âm xát /Σ, Ζ /.
- Đầu lưỡi ép sát vào sau lợi, và ngạc mềm nâng lên do đó luồng hơi được

giữ lại một thời gian ngắn.
- Phần còn lại của lưỡi ở vị trí /Σ, Ζ /.
- Đầu lưỡi di chuyển đến sau lợi, tồn bộ lưỡi thì ở vị trí /Σ, Ζ / do đó khoảng
thời gian ngắn ở sự cọ xát này nghe thấy, sự xát của /tΣ/ và /dΖ/ khơng lâu bằng /Σ/
và / Ζ / một mình.
- Giống như /Σ/, phụ âm /tΣ/ là âm vô thanh, ngược lại /dΖ/ là âm hữu thanh.


13

- Ở vị trí giữa từ, /dΖ/ là hữu thanh, yếu như vẫn giữ được sự xát nhẹ, /tΣ/
vẫn là vơ thanh mạnh. Ở vị trí cuối từ/âm tiết, /tΣ/ vẫn mạnh và vơ thanh, và nó làm
ngắn ngun âm trước nó, /dΖ/ rất yếu và ngắn, và kéo dài nguyên âm trước nó.
c. Các phụ âm xát
Đối với các âm xát luồng hơi từ phổi đi qua một khe hẹp; tại đây nó cọ xát
vào thành của bộ máy phát âm để thốt ra ngồi. Trong tiếng Anh có chín phụ âm
xát /f, v, Τ, Δ, s, z, Σ, Ζ, h/.
c. 1./f - v/
- Ngạc mềm được nâng lên khơng cho luồng hơi thốt ra ngồi qua đường
mũi mà đi qua đường miệng.
- Môi dưới ép xát vào hàm răng trên (upper front teeth). Lúc này tạo nên một
khe hẹp và luồng hơi được thốt ra ngồi qua khe hẹp đó gây ra một sự cọ xát nhẹ.
- Lưỡi không trực tiếp liên quan đến việc tạo ra những âm này nhưng khơng
phải lưỡi khơng có tác dụng gì. Thật ra, lưỡi giúp cho việc phát âm các âm tiếp
theo, ví dụ như trong [fi:] lưỡi sẽ ở vị trí của /i:/; trong [fri:] lưỡi sẽ ở vị trí /r/…
- Sự khác nhau giữa /f/ và /v/ chủ yếu là về thanh tính, /f/ là một phụ âm vơ
thanh; /v/ là một phụ âm hữu thanh.
- Khi /f/ và /v/ ở giữa từ, /v/ vẫn là hữu thanh, nó chỉ cọ xát một chút và sự
cọ xát được tạo ra bởi hoạt động của môi và răng chứ không phải bởi hai môi, /f/
vẫn là xát vô thanh.

- Khi /f/ và /v/ ở cuối từ/âm tiết, chúng có ảnh hưởng đến độ dài của nguyên
âm trước. Phụ âm vô thanh /f/ làm cho nguyên âm ngắn hơn, phụ âm hữu thanh /v/
làm cho nguyên âm dài hơn. Đây là qui luật chung, quan trọng, áp dụng cho những
cặp phụ âm vô thanh/ hữu thanh khác: phụ âm vô thanh làm ngắn nguyên âm đứng
trước, phụ âm hữu thanh kéo dài nguyên âm đứng trước.
c.2. / Τ - Δ /
- Ngạc mềm nâng lên để luồng hơi thốt ra ngồi qua miệng.
- Đầu lưỡi ép sát với răng trên, đây là khe hẹp tạo ra sự cọ xát.


14

- Tiếng ồn được tạo ra bởi sự cọ xát / Τ / và / Δ / là không quá lớn, ít hơn /s/
và /z/.
- Phụ âm /Τ/ mạnh hơn, dài hơn và luôn luôn vô thanh, phụ âm /Δ/ yếu hơn,
ngắn hơn và hữu thanh.
- Ở vị trí giữa từ, phụ âm /Δ / thì hữu thanh như rất ngắn và yếu, phụ âm /Τ/
luôn luôn là vô thanh. Ở vị trí cuối từ/âm tiết /Τ/ và /Δ/ ảnh hưởng đến nguyên âm
đứng trước giống như /f/ và /v/. Nguyên âm ngắn hơn khi theo sau /Τ/, và dài hơn
khi đứng trước /Δ/.
c.3. /s - z/
- Ngạc mềm được nâng lên để luồng hơi thoát qua đường miệng.
- Đầu lưỡi và mặt lưỡi ép xát vào lợi (nhưng không chạm vào). Vị trí gây ra
sự cọ xát khơng ở gần răng mà ở gần ngạc cứng.
- Sự cọ xát của hai âm này, đặc biệt là /s/ mạnh hơn rất nhiều so với /f, v, Τ,
Δ/.
- Phụ âm xát /s/ mạnh, dài, vô thanh; /z/ là phụ âm hữu thanh ở vị trí đầu từ.
/z/ khơng phải là phụ âm phổ biến ở đầu từ. Khi đứng giữa từ, /z/ là hữu thanh rất
nhẹ và ngắn, /s/ luôn luôn là vơ thanh. Cịn ở vị trí cuối từâm tiết, sau nguyên âm, /s
/ làm nguyên âm ngắn hơn và /z/ làm nguyên âm dài hơn. So với /f, v, Τ, Δ /, ở vị trí

này /z/ là đặc biệt ngắn và nhẹ.
c.4. /Σ - Ζ/
- Ngạc mềm được nâng lên khơng cho luồng hơi thốt ra qua đường mũi mà
đi qua đường miệng.
- Có một khe hẹp giữa đầu lưỡi và sau ngạc cứng.
- Phía trước của lưỡi cao hơn khi phát âm / s / và /z/.
- Hai mơi hơi trịn.
- Phụ âm /Σ/ vơ thanh ồn hơn /f/ và /Τ/ và chỉ ít ồn hơn /s/ một chút, phụ âm
/Ζ/ xát hữu thanh yếu hơn và ngắn hơn. Phụ âm /Ζ / khơng đứng ở vị trí đầu từ
nhưng /Σ/ thường xuyên đứng đầu từ như: she, show, shop... Giữa từ, /Ζ/ là hữu


15

thanh, nhẹ và rất ngắn; phụ âm /Σ/ luôn luôn là vơ thanh. Ở vị trí cuối từ, /Σ/ phổ
biến nhưng /Ζ/ thì rất hiếm và chỉ xảy ra ở một vài từ mượn từ tiếng Pháp; cũng
giống như những phụ âm xát hữu thanh khác, /Ζ/ làm cho nguyên âm trước nó dài
hơn ngược lại /Σ/ làm nguyên âm ngắn hơn.
c.5. /h/
- Âm /h/ luôn đứng trước nguyên âm. Cách phát âm /h/ như một luồng hơi đi
qua những dây thanh để ngỏ và thốt ra ngồi qua đường miệng rồi chuẩn bị cấu âm
nguyên âm đứng ngay sau nó.
- Phụ âm /h/ cũng xuất hiện ở giữa từ (không bao giờ ở cuối từ) và nên phát
âm như ở vị trí đầu từ. /h/ là phụ âm vơ thanh.
d. Các phụ âm mũi
Khi cấu âm ba âm mũi /m, n, Ν/, ngạc mềm được hạ thấp xuống và cùng lúc
đó miệng bị đóng lại tại một vài địa điểm, do đó luồng hơi bị giữ lại trong khoang
miệng để sau đó được thốt ra ngồi qua đường mũi.
d.1. /m-n/
- Ngạc mềm được hạ thấp xuống đối với cả /m/ và /n/

- Đối với /m/, hai mơi mím chặt vào nhau; đối với /n/ đầu lưỡi ép chặt với lợi
và hai bên lưỡi cùng ép chặt vào hai bên của ngạc.
- Cả hai âm đều hữu thanh và luồng hơi được thoát qua đường mũi.
Khi /m/, /n/ ở cuối từ hoặc trước những phụ âm khác, thay vì đóng hồn tồn
hai mơi hoặc đầu lưỡi để luồng hơi thốt ra ngồi qua mũi, chúng có lẽ chỉ hạ thấp
ngạc mềm hơn và khơng đóng hồn tồn, để cho một ít hơi đi xuyên qua mũi nhưng
vẫn còn đi qua miệng. Khi xảy ra điều này ta có nguyên âm mũi hóa như từ can,
lamp, sent....
Khi /m/ và /n/ đứng trước phụ âm khác, giống như trên, hữu thanh hay vô
thanh của phụ âm cuối ảnh hưởng đến chiều dài của nguyên âm và phụ âm mũi. Phụ
âm /m/ và /n/ sẽ dài khi đứng trước phụ âm hữu thanh, và ngắn lại khi đứng trước
phụ âm vô thanh.


16

d.2. /Ν/
- Ngạc mềm được hạ thấp xuống và luồng hơi được thốt ra ngồi qua đường
mũi.
- Miệng bị đóng bởi gốc lưỡi ép xát vào ngạc mềm.
- /Ν/ là âm hữu thanh.
- Phụ âm /Ν/ có vị trí của lưỡi giống như /g/. Phụ âm /Ν/ không xuất hiện ở
vị trí đầu một âm tiết trong tiếng Anh; nó chỉ xuất hiện ở cuối âm tiết (giữa từ và ở
cuối từ).
e. Phụ âm bên /l/
- Ngạc mềm được nâng lên
- Đầu lưỡi (và hai bên thân lưỡi) tiếp giáp với lợi, sự cản trở được tạo ra ở
giữa miệng.
- Hai bên lưỡi không tiếp giáp với hai bên ngạc, vì vậy luồng hơi có thể đi
qua hai bên lưỡi và ngạc, vòng qua chỗ bị cản trở ở giữa. Sự cản trở này được tạo

thành bởi đầu lưỡi và mặt lưỡi, sau đó thốt qua đường miệng.
- Âm /l/ hữu thanh và khơng có tiếng cọ xát (ngoại trừ khi nó đứng ngay sau
/p/ hoặc /k/).
- Hầu hết các ngơn ngữ đều có âm vị /l/ như tiếng Anh. Khi /l/ đứng trước
nguyên âm nó được gọi là âm /l/ rõ ràng. Khi /l/ đứng ở vị trí cuối từ, ví dụ: fill,
filled, nó được gọi là [5] nhẹ, cách phát âm của [5] là đầu lưỡi chạm mạnh vào nưới
răng trên, phần giữa lưỡi hạ xuống, phần sau lưỡi nâng lên, lưỡi tạo thành hình chữ
U, luồng hơi trong hình chữ U này tạo sự cộng hưởng phát ra âm [5].
Phụ âm /l/ cũng làm âm tiết hóa giống /n/, đó là nó xuất hiện ở vị trí dính líu
đến nguyên âm, sau những phụ âm tắc. Ví dụ: parcel, bottle, couple...
f. Các phụ âm lướt
Trong tiếng Anh có ba phụ âm lướt, đó là /j, w, r /.


17

f.1. /j/
Phụ âm này lướt nhanh từ vị trí của nguyên âm /i: / hoặc /Ι / đến một nguyên
âm bất kỳ khác. Điều này cũng đúng cho những từ có phụ âm /j/ khơng đứng đầu
từ; ví dụ: beauty [bju:tΙ], few [fju],....
Khi /j/ theo sau /p, t, k /, nó mất sự hữu thanh vốn có, và được tạo thành vô
thanh, điều này khiến cho sự cọ xát được nghe thấy. Ví dụ: Tuesday [tju:zdΙ], pure
[pju:]...
f.2. /w/
Phụ âm /w/ lướt nhanh từ nguyên âm /u:/ hoặc / Υ / tới bất kỳ nguyên âm nào
theo sau. Phụ âm /w/ phải ngắn, yếu và hai mơi phải thu trịn. Khi /w/ theo sau phụ
âm thì cũng tương tự như đứng đầu từ, hai mơi phải thật sự trịn cho /w/ trước khi
phụ âm trước kết thúc. Khi /w/ theo sau /t/ hoặc /k/ là âm lướt vô thanh mặc dù hai
mơi vẫn trịn trong phụ âm tắc. Phụ âm /w/ khơng xuất hiện ở vị trí cuối từ.
f.3. /r/

Đây là phụ âm lướt thứ ba, như nó khơng có sự tương đồng với một nguyên
âm tiếng Anh như /j/ và /w/.
- Lưỡi cong với đầu lưỡi hướng về phía ngạc cứng ở phía trong cùng, phần
trước thấp, phần sau cao.
- Đầu lưỡi không tiếp xúc quá gần với ngạc để gây ra sự cọ xát.
- Mơi trịn, đặc biệt khi ở đầu từ.
- Ngạc mềm được nâng lên, luồng hơi hữu thanh thoát ra cách nhẹ nhàng
giữa đầu lưỡi và ngạc mà khơng có sự cọ xát nào.
Khi đứng đầu từ, /r/ được phát âm đầu lưỡi và trịn mơi. Ở giữa từ, phụ âm
này khơng cịn trịn mơi nữa.
Trong R.P., /r/ chỉ xuất hiện trước nguyên âm, không bao giờ trước phụ âm
và đứng cuối từ.
g. Tổ hợp các phụ âm
Trong tiếng Anh có rất nhiều tổ hợp phụ âm gồm những tổ hợp phụ âm đứng
trước nguyên âm và đứng sau nguyên âm.


×