Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tạo GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ GEN 4 cấp độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.93 KB, 18 trang )

III. TẠO GIỐNG BẰNG CƠNG NGHỆ GEN
A. KIẾN THỨC LÍ THUYẾT
1. Khái niệm công nghệ gen
- Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc những sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen
mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới. Công nghệ gen phổ biến hiện nay là tạo phân tử ADN
tái tổ hợp để chuyển gen.
- Kĩ thuật chuyển gen là kĩ thuật chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận nhờ thể truyền
hay súng bắn gen...
- Thể truyền (vecto chuyển gen): plasmit của vi khuẩn, thực thể khuẩn lamda (phage); là cấu trúc có khả
năng mang ADN ngoại lai và có khả năng tự nhân đôi, tồn tại độc lập trong tế bào và mang được gen cần
chuyển.
2. Quy trình chuyển gen
a. Tạo AND tái tổ hợp
- ADN tái tổ hợp là 1 phân tử ADN được lắp ráp từ các đoạn ADN lấy từ các nguồn khác nhau (gồm thể
truyền và gen cần chuyển).
- Các bước chủ yếu:
+ Tách ADN thể truyền (plasmit hoặc thực thể khuẩn) và ADN chứa gen cần chuyển của tế bào cho.
+ Xứ lý ADN cho và ADN của thể truyền bằng cùng 1 loại enzym cắt giới hạn. Chúng sẽ tạo nên các đầu
dính giống nhau.
+ Trộn lẫn ADN đích và thể truyền vừa bị cắt và bổ sung enzym nối ADN ligaza. Sự tổ hợp giữa ẠDN
đích và ADN thể truyền gọi là ADN tái tổ hợp.


b. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
- Tế bào nhận phổ biến nhất hiện nay đó là vi khuẩn E. coli, vì chúng xuất hiện phổ biến, tương đối an
toàn và tốc độ sinh sản rất nhanh (khoảng 20 phút sinh ra 1 thế hệ mới).
- Để tăng khả năng xâm nhập của ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, người ta có thể dùng phương pháp
biến nạp hay bằng phương pháp tải nạp.
+ Phương pháp biến nạp: Dùng dung dịch muối CaCl2 hoặc dùng xung điện cao áp làm giãn màng sinh
chất của tế bào khiến cho ADN tái tổ hợp dễ dàng chui qua màng vào trong tế bào.
+ Phương pháp tải nạp: Nếu thể truyền là thực thể khuẩn, chúng mang gen cần chuyển và xâm nhập vào


tế bào vi khuẩn chủ.
- Khi được chuyển vào tế bào vật chủ, chúng sẽ nhân lên cùng với sự nhân lên của tế bào vật chủ, tạo ra
vô số các ADN tái tổ hợp.

c. Tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
- Khi chuyển gen, các tế bào nhận có thể nhận được ADN tái tổ hợp, plasmit chưa tái tổ hợp, hay tế bào
khơng chứa ADN nào. Vì vậy, để phân tách các tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta sử dụng các phương
pháp khác nhau.
- Thơng thường, trên plasmit có chứa gen kháng sinh, khi có mặt gen này vi khuẩn có thể sống trong mơi
trường có kháng sinh, đây là một cách cơ bản để nhận biết dòng vi khuẩn có ADN tái tổ hợp.
Ví dụ:
- Tế bào nhận là loài mẫn cảm với chất kháng sinh tetraxilyn. Khi plasmit đã được chuyển gen có gen
kháng với tetraxilyn vào trong tế bào mẫn cảm, nó sẽ trở nên kháng được thuốc kháng sinh. Khi bổ sung


tetraxilyn vào môi trường nuôi, tất cả các tế bào không chứa ADN tái tổ hợp sẽ bị chết, trong mơi trường
ni lúc này chỉ cịn lại các tế bào có chứa ADN tái tổ hợp. Dịng tế bào này được nuôi cấy để sản xuất ra
sản phẩm mong muốn.
3. Thành tựu ứng dụng công nghệ gen
Ứng dụng của công nghệ gen đã tạo ra các sinh vật chuyển gen. Sinh vật chuyển gen là các sinh vật được
bổ sung vào bộ gen của mình những gen đã được tái tổ hợp hoặc những gen đã được sửa chữa (sinh vật
biến đổi gen). Những sản phẩm tốt của sinh vật biến đổi gen được sử dụng để phục vụ cho cuộc sống của
con người.
a. Tạo giống vi sinh vật
Ngày nay, người ta đã tạo ra được các chủng vi khuẩn cho sản phẩm mong muốn khơng có trong tự nhiên,
bằng cách chuyển một hay một nhóm gen từ tế bào của người hay một đối tượng khác vào tế bào của vi
khuẩn.
Ví dụ:
- Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất Insulin chữa bệnh tiểu đường ở người.
- Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất somatostatin: là loại hoocmon đặc biệt có chức năng điều hịa

hoocmon sinh trưởng và insulin đi vào máu. Cứ 7,5 lít dịch ni E. coli sẽ thu được 5 miligam
somatostatin nguyên chất, nếu muốn thu được lượng này trước đây phải giết chết 500.000 con cừu.
- Tạo vacxin viêm gan B để phòng bệnh viêm gan B,…
b. Tạo giống thực vật
- Tạo giống bằng công nghệ gen mở ra nhiều ứng dụng mới cho trồng trọt, tạo ra các giống cây trồng quý
hiếm; sản xuất các chất bột đường với năng suất cao, sản xuất các loại protein trị liệu, các kháng thể và
các chất dẻo. Thời gian tạo giống rút ngắn đáng kể.
- Đến nay có trên 1200 lồi thực vật đã được chuyển gen, trong đó 290 giống cây cải dầu, 133 giống cây
khoai tây và nhiều loại khác như cà chua, ngô, đậu nành, củ cải,...
- Phương pháp chuyển gen ở thực vật rất đa dạng: chuyển gen bằng plasmit, bằng virut, chuyển gen trực
tiếp qua ống phấn, kỹ thuật vi tiêm ở tế bào trần, dùng súng bắn gen,...
- Một số thành tựu:
+ Cà chua chuyển gen: giống cà chua chuyển gen có khả hăng sản sinh ra etylen đã được làm bất hoạt,
khiến cho q trình chín của quả bị chậm lại, nên có thể vận chuyển đi xa mà không bị hỏng, một số cà
chua được chuyển gen kháng virut góp phần giảm sử dụng thuốc hóa học diệt côn trùng gây bệnh, hạn
chế gây ô nhiễm môi trường.
+ Lúa chuỵển gen tổng hợp β - caroten: nhờ kỹ thụật chuyển gen tạo nên giống lúa chứa β - caroten hạt
gạo màu vàng mang lại “niềm hy vọng” trong việc bảo vệ khoảng 1-2 triệu bệnh nhân bị các rối loạn do
thiếu vitamin A.
+ Chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông.
c. Tạo giống ở động vật


- Sử dụng công nghệ gen để tạo ra các giống vật ni mới có năng suất và chất lượng cao hơn về sản
phẩm. Đặc biệt, tạo ra động vật chuyển gen có thể sản xuất ra thuốc chữa bệnh cho con người.
- Các phương pháp chuyển gen ở động vật là: vi tiêm, sử dụng tề bào gốc và dùng tinh trùng như vecto
mang gen.
- Một số thành tựu:
+ Tạo giống cừu sản xuất protein người: Cừu chuyển gen tổng hợp được protein huyết thanh ở người.
Sản phẩm này được chế biến thành thuốc chống u xơ nang và một số bệnh về đường hô hấp ở người.

+ Tạo giống bò chuyển gen: Ở bò, người ta dùng hai cách đưa gen mong muốn vào hợp tử. Bò được
chuyển gen sản xuất r - protein của người và gen này được biểu hiện trong tuyến sữa, có thể cho sản
phẩm với số lượng lớn. Từ sữa có sản phẩm này, qua chế biến sản xuất ra protein C chữa bệnh máu vón
cục gây tắc mạch máu ở người.
+ Chuyển gen có gen sinh trưởng của chuột cống vào chuột bạch: tạo ra chuột bạch chuyển gen có khối
lượng gấp đơi chuột bạch bình thường cùng lứa.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
a. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT
Bài 1: Công nghệ gen là quy trình tạo ra:
A. Những cơ thể sinh vật có mang gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới
B. Những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới
C. Những tế bào trên cơ thể sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới
D. Những tế bào hoặc sinh vật có gen bị đột biến dạng mất một cặp nucleotit
Bài 2: Thể truyền là một phân tử AND có kích thước
A. Nhỏ và có khả năng tự nhân đơi khi tế bào nhân đơi và có thể gắn vào hệ gen của tế bào
B. Lớn và có khả năng tự nhân đôi, luôn hoạt động độc lập với ADN ở trong nhân của tế bào
C. Nhỏ và có khả năng tự nhân đôi một cách độc lập với hệ gen của tế bào cũng như có thể gắn thêm
ADN ngoại lai
D. Nhỏ và khơng có khả năng tự nhân đơi một cách độc lập với hệ gen của tế bào cũng như không thể gắn
thêm ADN ngoại lai
Bài 3: Enzym nối sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp có tên là
A. Restrictaza
B. Ligaza
C. ADN - polimeraza
D. ARN - polimeraza
Bài 4: Plasmit là ADN dạng vòng, mạch kép có trong
A. Nhân tế bào các lồi sinh vật
B. Nhân tế bào vi khuẩn



C. Tế bào chất của vi khuẩn
D. Ti thể, lục lạp
Bài 5: Điều nào khơng đúng khi nói về plasmit
A. Chứa các gen tồn tại thành từng cặp alen
B. Một phân tử ADN dạng vịng, mạch kép
C. Có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN trên nhiễm sắc thể
D. Có từ vài cho đến vài chục plasmit trong 1 tế bào
b. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU
Bài 1: Khâu đầu tiên trong quy trình chuyển gen là việc tạo ra
A. Vecto chuyển gen
B. Biến dị tổ hợp
C. Gen đột biến
D. ADN tái tổ hợp
Bài 2: Kỹ thuật gen là kỹ thuật tác động trên đối tượng nào sau đây?
A. ADN
B. ARN
C. Protein
D. Nhiễm sắc thể
Bài 3: Kỹ thuật chuyển gen là kỹ thuật tác động lên vật chất di truyền ở cấp độ
A. Phân tử
B. Tế bào
C. Quần thể
D. Cơ thể
Bài 4: Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu
mà không bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là
A. Gen sản sinh ra etilen đã bị bất hoạt
B. Gen sản sinh ra etilen đã được hoạt hóa
C. Cà chua này đã được chuyển gen kháng virus
D. Cà chua này là thể đột biến
Bài 5: Nhận định nào sau đây là đúng

A. Việc cắt phân tử ADN trong kĩ thuật chuyển gen nhờ enzym ligaza
B. Việc nối các đoạn ADN trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp do enzym restrictaza
C. Vecto chuyển gen được dùng là plasmit cũng có thể là thể thực khuẩn
D. Vecto chuyển gen là phân tử ADN tồn tại độc lập trong tế bào nhưng khơng có khả năng tự nhân đôi.
Bài 6: Trong kĩ thuật chuyển gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩn E. coli vì chúng
A. Có tốc độ sinh sản nhanh


B. Thích nghi cao với mơi trường
C. Dễ phát sinh biến dị
D. Có cấu tạo cơ thể đơn giản
c. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG
Bài 1: Đối tượng vi sinh vật đựợc sử dụng phổ biến tạo ra các sản phẩm sinh học trong công nghệ gen là
A. Virut
B. Vi khuẩn
C. Thực khuẩn
D. Nấm
Bài 2: Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu
A. Vì plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lại
B. Để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận được dễ dàng
C. Để giúp cho enzym restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit
D. Để có thể biết được các tế bào có ADN tái tổ hợp
Bài 3: Phương pháp biến nạp là phương pháp ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận bằng cách
A. Dùng xung điện kích thích làm co màng sinh chất của tế bào
B. Dùng muối CaCl2 làm dãn màng sinh chất của tế bào
C. Dùng thực khuẩn Lamda làm thể xâm nhập
D. Dùng hoocmon kích thích làm dãn màng sinh chất của tế bào
Bài 4: Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào
A. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào cho
B. ADN của tế bào cho sau khi được nối vào một đoạn ADN của tề bào nhận

C. ADN của tế bào nhận sau khi được nối vào một đoạn ADN củá tế bào cho
D. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào nhận
Bài 5: Thành tựu nào sau đây không được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen?
A. Vi khuẩn E. coli sản xuất hoocmon soma-tostatin
B. Lúa chuyển gen tổng hợp β - caroten
C. Ngô DT6 có năng suất cao, hàm lượng protein cao
D. Cừu chuyển gen tổng hợp protein huyết thanh của người
Bài 6: Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen?
A. Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu
B. Tạo ra cừu Đôly
C. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín
D. Tạo vi khuẩn E. coli sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người
Bài 7: Để xác định dòng tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp, các nhà khoa học


A. Chọn thể truyền có gen đột biến
B. Chọn thể truyền có kích thước lớn
C. Quan sát tế bào dưới kính hiển vi
D. Chọn thể truyền có các gen đánh dấu
Bài 8: ADN nhiễm sắc thể và ADN plasmit có chung đặc điểm nào sau đây?
A. Nằm trong nhân tế bào
B. Có cấu trúc xoắn vịng
C. Có khả năng tự nhân đơi
D. Có số lượng nucleotit như nhau
Bài 9: Đặc điểm quan trọng nhất của plasmit mà người ta chọn nó làm vật thể truyền gen là
A. Chứa gen mang thơng tin di truyền quy định một số tính trạng nào đó
B. Chỉ tồn tại trong tế bào chất của vi khuẩn
C. ADN plasmit tự nhân đôi độc lập với ADN của nhiễm sắc thể
D. ADN có số lượng cặp nucleotit ít
Bài 10: Người ta dùng kỹ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxilin vào vi khuẩn

E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp
mong muốn, người ta đem ni các dịng vi khuẩn này trong một mơi trường có nồng độ tetraxilin thích
hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ:
A. Tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển
B. Sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh khác
C. Sinh trưởng và phát triển bình thường
D. Bị tiêu diệt hồn tồn
d. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO
Bài 1: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là
A. Tạo ADN tái tổ hợp đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
B. Tách gen và thể truyền và nối tạo ADN tái tổ hợp, đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
C. Tạo ADN tái tổ hợp phân lập dòng ADN tái tổ hợp đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
D. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp, tạo ADN tái tổ hợp, chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào
nhận.
Bài 2: Những thành tựu nào sau đầy là thành tựu của công nghệ gen?
(1) Tạo giống bông kháng sâu bệnh
(2) Sản xuất các loại thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bọ gây hại
(3) Giống cà chua có gen sản sinh etilen bất hoạt
(4) Chuột nhắt mang gen tăng trưởng của chuột cống
(5) Cừu Đôly


(6) Dê sản xuất ra tơ nhện trong sữa
(7) Tạo giống cừu có gen protein huyết tương người
A. 1, 4, 6, 7
B. 1, 3, 4, 6, 7
C. 1, 4, 5, 7
D. 1, 2, 4, 5, 7
Bài 3: Cho các dòng sau
(1) Cắt ADN của tế bào cho và mở plasmit bằng enzym đặc hiệu

(2) Tách ADN ra khỏi tế bào cho và tách plasmit từ tế bào vi khuẩn
(3) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
(4) Nối đoạn ADN của tế bào cho vào plasmit
(5) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mong muốn
Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là:
A. 2 4 1 3 5
B. 1 2 4 3 5
C. 5 1 4 2 3
D. 2 1 4 3 5
Bài 4: Cho các thành tựu sau
(1) Tạo chủng vi khủẩn E. coli sản xuất Insulin của người
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường
(3) Tạo ra giống bơng và đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không hạt, hàm lượng đường cao
(5) Tạo giống cừu mà trong sữa có chứa protein của người
(6) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt
(7) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β - caroten trong hạt
Có bao nhiêu thành tựu là của công nghệ gen
A. 2
B. 3
C. 5
D. 6
Bài 5: Cho các thành tựu sau
(1) Tạo giống lúa gạo vàng, có khả năng tổng hợp β - caroten trong hạt
(2) Tạo ra giống cà chua có gen làm chín, bị bất hoạt
(3) Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
(4) Tạo ra giống cừu sản sinh protein huyết thanh của người trong sữa
(5) Tạo giống dưa hấu đa bội



Có bao nhiều thành tựu là ứng dụng của cơng nghệ gen
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
HƯỚNG DẪN GIẢI – ĐÁP ÁN
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT
Bài 1: Chọn đáp án B
Bài 2: Chọn đáp án C
Bài 3: Chọn đáp án B
Bài 4: Chọn đáp án C
Bài 5: Chọn đáp án A
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU
Bài 1: Chọn đáp án D
Bài 2: Chọn đáp án A
Bài 3: Chọn đáp án A
Bài 4: Chọn đáp án A
Bài 5: Chọn đáp án C
Bài 6: Chọn đáp án A
C. BỨT PHÁ – VẬN DỤNG
Bài 1: Giải: Chọn đáp án B
Ở vi sinh vật, đối tượng được sử dụng phổ biến nhất chính là vi khuẩn
Bài 2: Giải: Chọn đáp án D
Thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu để có thể nhận biết được các tế bào có chứa ADN tái tổ
hợp, vì khi chuyển gen các tế bào nhận có thể nhận được ADN tái tổ hợp, plasmit chưa tái tổ hợp, hay tế
bào không chứa ADN nào.
Bài 3: Giải: Chọn đáp án B
Có 2 phương pháp dùng để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận:
+ Phương pháp biến nạp: đối với thể truyền là plasmit, dùng dung dịch muối CaCl 2 hoặc dùng xung
điện cao áp làm giãn màng sinh chất của tế bào khiến cho ADN tái tổ hợp dễ dàng chui qua màng vào

trong tế bào.
+ Phương pháp tải nạp: Nếu thể truyền là thực thể khuẩn, chúng mang gen cần chuyển và xâm nhập vào
tế bào vi khuẩn chủ.
Bài 4: Giải: Chọn đáp án A
ADN tái tổ hợp là phân từ ADN nối giữa ADN của plasmit và ADN của tế bào cho


Bài 5: Giải: Chọn đáp án C
Giống ngơ DT6 có năng suất cao, hàm lượng protein cao là ứng dụng của phương pháp chọn giống bằng
phương pháp gây đột biến.
Bài 6: Giải: Chọn đáp án B
Cừu Đôly là ứng dụng của công nghệ tế bào, cụ thể là nhân bản vơ tính ở động vật.
Bài 7: Giải: Chọn đáp án D
Để nhận biết các tế bào nhận có chứa ADN tái tổ hợp, người ta thường dùng thể truyền có gen đánh dấu;
thơng thường trên plasmit có chứa gen kháng sinh, đây là một cách cơ bản để nhận biết dịng vi khuẩn có
chứa ADN tái tổ hợp.
Bài 8: Giải: Chọn đáp án C
Đặc điểm chung của hai loại ADN này đều có khả năng nhân đơi.
Ta xét các đáp án khác.
A: Sai. ADN của nhiễm sắc thể nằm trong nhân (hoặc vùng nhân), ADN của plasmit nằm trong tế bào
chất của vi khuẩn.
B: Sai. ADN của nhiễm sắc thể có cấu trúc xoắn kép, thẳng; cịn ADN của plasmit là ADN dạng vòng,
xoắn kép.
D: Sai. Số lượng Nu ở mỗi loài là khác nhau, tùy từng loài.
Bài 9: Giải: Chọn đáp án C
Đặc điểm của thể truyền cần có là:
+ Có khả năng mang ADN ngoại lai, gen cần chuyển
+ Có khả năng tự nhân đơi, tồn tại độc lập trong tế bào
Trong đó có khả năng tự nhân đôi độc lập là yếu tố quan trọng nhất.
Bài 10: Giải: Chọn đáp án C

Vì vi khuẩn có mang gen kháng thuốc nên khi ở trong mơi trường có tetraxilin thì loại vi khuẩn này vẫn
có thể sinh trưởng và phát triển bình thường.
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO
Bài 1: Giải: Chọn đáp án A
Quy trình chuyển gen gồm các bước sau:
+ Tạo ADN tái tổ hợp
+ Chuyển ADN vào tế bào nhận
+ Tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
Bài 2: Giải: Chọn đáp án B
Ta xét các thành tựu:
(1) Đây là ứng dụng của công nghệ gen
(2) Sản xuất thuốc trừ sầu hóa học là sản xuất công nghiệp, không phải là thành tựu của công nghệ gen


(3) Đây là ứng dụng của công nghệ gen
(4) Đây là ứng dụng của công nghệ gen
(5) Cừu Đôly là thành tựu của công nghệ tế bào, cụ thể là nhân bản vơ tính ở động vật
(6) Đây là ứng dụng của công nghệ gen
(7) Đây là ứng dụng của cơng nghệ gen
Bài 3: Giải: Chọn đáp án D
Trình tự các bước như sau:
(2) Tách ADN ra khỏi tế bào cho và tách plasmit từ tế bào vi khuẩn
(1) Cắt ADN của tế bào cho và mở plasmit bằng enzym đặc hiệu
(4) Nối đoạn ADN của tế bào cho vào plasmit
(3) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
(5) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mong muốn
Bài 4: Giải: Chọn đáp án D
Ta xét các thành tựu:
(1) Đây là thành tựu của công nghệ gen
(2) Đây là thành tựu của chọn giống bằng phương pháp đây đột biến

(3) Đây là thành tựu của công nghệ gen
(4) Đây là thành tựu của chọn giống bằng phương pháp gây đột biến
(5) Đây là thành tựu của công nghệ gen
(6) Đây là thành tựu của công nghệ gen
Bài 5: Giải: Chọn đáp án C
Ta xét các thành tựu:
(1) Đây là ứng dụng của công nghệ gen
(2) Đây là ứng dụng của công nghệ gen
(3) Đây là ứng dụng của phương pháp nuôi cấy hạt phấn, từ dịng đơn bội lưỡng bội hóa tạo ra cây lưỡng
bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen
(4) Đây là ứng dụng của công nghệ gen
(5) Đây là ứng dụng của chọn giống bằng gây đột biến.
ĐỀ LUYỆN TẬP
Bài 1: Để tạo các được các giống đều thuần chủng, có khả năng chịu lạnh, chịu hạn, chịu phèn các nhà
tạo giống đã sử dụng phương pháp:
A. Tạo mô sẹo
B. Nuôi cấy hạt phấn
C. Dung hợp tế bào trần
D. Chọn dịng tế bào xơma


Bài 2: Trong kỹ thuật chuyển gen, để đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận người ta dùng:
A. Các loại enzym thích hợp
B. Dùng virus thích hợp xâm nhập vào tế bào
C. Muối CaCl2 hoặc xung điện để giãn màng sinh chất
D. Các hoocmon thích hợp
Bài 3: Một trong những thành tựu của công nghệ gen đã đạt được là:
A. Tạo được giống lúa “gạo vàng” chứa p - caroten trong hạt
B. Tạo được giống lúa lùn IR8 cho năng suất cao
C. Tạo giống cừu Đôly

D. Tạo được giống tằm tam bội có năng suất lá cao
Bài 4: Trong nhân bản vơ tính động vật, phơi được phát triển từ
A. Tế bào sinh trứng
B. Tế bào sinh tinh
C. Trứng mang nhân tế bào sinh dưỡng
D. Tế bào sinh dưỡng
Bài 5: Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì ở các thế hệ sau
A. Tỷ lệ thể đồng hợp và dị hợp đều tăng dần
B. Tỷ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp đều giảm dần
C. Tỷ lệ thể đồng hợp tăng dần, tỷ lệ thể dị hợp giảm dần
D. Tỷ lệ thể đồng hợp giảm dần, tỷ lệ thể dị hợp tăng dần
Bài 6: Để nhân nhanh các giống lan quý, các nhà nghiên cứu đã áp dụng phương pháp
A. Nhân bản vơ tính
B. Dung hợp tế bào trần
C. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật
D. Nuôi cấy hạt phấn
Bài 7: Trong kỹ thuật cấy gen, đối tượng thường được sử dụng làm “nhà máy” sản xuất các sản phẩm
sinh học là:
A. Virus
B. Vi khuẩn E. coli
C. Plasmit
D. Thể thực khuẩn
Bài 8: Các nhà khoa học đã tạo được cừu cho sữa có chứa protein của người bằng
A. Gây đột biến gen
B. Công nghệ gen
C. Gây đột biến chuyển đoạn
D. Công nghệ tế bào


Bài 9: Phương pháp tạo giống bằng đột biến nhân tạo có đặc điểm nổi bật là

A. Có biến dị tốt hơn đột biến tự nhiên
B. Chủ động tạo nguyên liệu cần
C. Tạo ra giống năng suất cao
D. Hình thành giống mới nhanh
Bài 10: Để chuyển gen từ tế bào cho vào tế bào nhận người ta sử dùng plasmit hoặc virus làm thể truyền
vì:
A. Thể truyền giúp đoạn gen mới có thể hoạt động như tự sao để nhân lên, sao mã và tồn tại mà không bị
tế bào chủ loại bỏ
B. Thể truyền có chứa các enzym cắt và nối cho phép tạo ra ADN tái tổ hợp
C. Thể truyền chính là ADN tái tổ hợp
D. Thể truyền chính là thành phần tạo nên cấu tạo vật chất di truyền của tế bào nhận
Bài 11: Gây đột biến bằng consixin thường tạo ra hiệu quả ở
A. Động vật bậc thấp
B. Động vật bậc cao
C. Vi sinh vật
D. Thực vật
Bài 12: Phương pháp nào sau đây có thể duy trì ưu thế lai
A. Lai ln phiên
B. Ni cấy mơ lai sau đó kích thích cho phát triển thành cơ thể mới
C. Cho con lai lai trở lại với P mang nhiều đặc tính tốt
D. Lai thuận nghịch
Bài 13: Trong công nghệ gen, các enzym được sử dụng trong bước tạo ADN tái tổ hợp là
A. Enzym restrictaza và enzym ADN - polimeraza
B. Enzym ligaza và enzym ADN - polimeraza
C. Enzym restrictaza và enzym ligaza
D. Enzym ADN - polimeraza và enzym ARN - polimeraza
Bài 14: Plasmit là những cấu trúc
A. Nằm trong tế bào chất của vi khuẩn, là ADN vòng, mạch kép
B. Nằm trong nhân của tế bào vi khuẩn, là ADN vòng, mạch kép
C. Nằm trong tế bào chất của vi khuẩn, là ADN mạch thẳng

D. Nằm trong nhân của tế bào vi khuẩn, là ADN mạch thẳng
Bài 15: Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của hai lồi khác nhau mà khơng qua sinh sản hữu tính
người ta sử dụng phương pháp
A. Lai tế bào
B. Đột biến nhân tạo


C. Kĩ thuật di truyền
D. Chọn lọc cá thể
Bài 16: Tạo nguồn biến dị trong chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính khác với phương pháp gây
đột biến nhân tạo ở điểm là:
A. Áp dụng được cả ở đối tượng vật nuôi và cây trồng nhưng kết quả thu được rất hạn chế
B. Cho kết quả nhanh hơn phương pháp gây đột biến khi đối tượng là cây trồng
C. Chỉ tạo được nguồn biến dị tổ hợp chứ không tạo đột biến
D. Chỉ áp dụng có kết quả trên đối tượng vật ni mà khơng có kết quả trên cây trồng
Bài 17: Khẳng định nào không đúng?
A. Ưu thế lai có tính di truyền khơng ổn định
B. Cơ thể lai khác dịng khơng đồng đều cao về phẩm chất và năng suất
C. Tiến hành tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ có thể khơng làm thối hóa giống
D. Hiện tượng ưu thế lai cũng biểu hiện khi tiến hành lai xa
Bài 18: Ứng dụng của công nghệ tế bào là:
1. Cấy truyền phôi
2. Dung hợp tế bào trần
3. Nhân bản vơ tính bằng kỹ thuật chuyển nhân
4. Ni cấy hạt phấn
5. Chọn dịng tế bào xoma có biến dị
6. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3, 4, 6
B. 2, 4, 5, 6

C. 2, 3, 5, 6
D. 1, 2, 5, 6
Bài 19: Ưu thế lai được biển hiện rõ nhất trong phép lai nào sau đây?
A. Lai khác thứ
B. Lai khác dịng
C. Lai khác lồi
D. Lai cải tiến
Bài 20: Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết là bước trung gian tạo dòng thuần để chuẩn bị cho
việc
A. Tạo ưu thế lai
B. Lai khác thứ
C. Lai xa
D. Lai cải tiến giống


Bài 21: Trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu
để:
A. Giúp cho enzym restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit
B. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận được dễ dàng
C. Có thể biết được các tế bào có ADN tái tổ hợp
D. Plasmit có thể nhận ADN ngoại lai
Bài 22: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể ni cấy các mẩu mơ của một cơ thể thực vật sau
đó cho chúng tái sinh thành cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các
phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm
chung của hai phương pháp này là:
A. Đều tạo ra các cá thể con có kiểu gen thuần chủng
B. Đều tạo ra các cá thể con có kiểu gen đồng nhất
C. Đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN
D. Các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình
Bài 23: Cơng nghệ gen là quy trình tạo ra:

A. Những cơ thể sinh vật có mang gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới
B. Những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới
C. Những tế bào trên cơ thể sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới
D. Những tế bào hoặc sinh vật có gen bị đột biến dạng mất một cặp nucleotit
Bài 24: Để một plasmit ADN tái tổ hợp dễ dàng xâm nhập qua màng tế bào E. coli người ta sử dụng:
A. Enzym ADN restrictaza
B. Bóc tách màng của vi khuẩn
C. Xử lí bằng CaCl2 hoặc dùng xung điện để làm dãn màng sinh chất của vi khuẩn
D. Chiếu xạ tế bào vi khuẩn
Bài 25: Enzym restrictaza dùng trong kỹ thuật cấy gen với mục đích:
A. Cắt phân tử ADN ở những vị trí xác định
B. Nhận ra phần tử ADN mang gen mong muốn
C. Nối các đoạn ADN để tạo ra ADN tái tổ hợp
D. Phân loại ADN tái tổ hợp để tìm ra gen mong muốn
Bài 26: Quy trình cơng nghệ gen gồm các bước:
A. Tạo ADN tái tổ hợp phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
B. Tạo ADN tái tổ hợp đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
C. Tạo ADN tái tổ hợp đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận nuôi cấy ADN tái tổ hợp
D. Tạo ADN tái tổ hợp nuôi cấy ADN tái tổ hợp đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
Bài 27: Câu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai
A. Lai hai dịng thuần chủng với nhau sẽ ln cho con lai có ưu thế lai cao


B. Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí ln cho ưu thế lai cao
C. Ưu thế lai không thay đổi ở các thế hệ lai tiếp theo
D. Người ra không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai ở các thế hệ tiếp theo thường
không đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình
Bài 28: Các nhà khoa học đã tạo ra giống dâu tằm (3n) có năng suất lá cao bằng cách:
A. Dùng consixin gây đột biến giao tử được giao tử 2n, cho giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n
được giống 3n

B. Dùng consixin gây đột biến dạng lưỡng bội
C. Tạo giống tứ bội 4n bằng cách gây đột biến nhờ consixin, sau đó cho lai nó với dạng lưỡng bội để tạo
ra thể tam bội
D. Dung hợp tế bào trần của 2 giống lưỡng bội khác nhau
Bài 29: Điều nào không đúng với quy trình dung hợp tế bào trần thực vật?
A. Loại bỏ thành tế bào
B. Cho dung hợp tế bào trần trong môi trường đặc biệt
C. Cho dung hợp trực tiếp tế bào trong môi trường đặc biệt
D. Nuôi cấy các tế bào lai trong môi trường đặc biệt để chúng phân chia, tái sinh thành cây lai khác loài
Bài 30: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài?
A. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật
B. Cấy truyền phôi
C. Nuôi cấy hạt phấn
D. Dung hợp tế bào trần
Bài 31: Cho các thành tựu sau
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất Insulin của người
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có nắng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường
(3) Tạo ra giống bơng và đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không hạt, hàm lượng đường cao
(5) Tạo giống cừu mà trong sữa có chứa protein của người
(6) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt
(7) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp - caroten trong hạt
Có bao nhiêu thành tựu là thành tựu của công nghệ gen?
A. 2
B. 3
C. 5
D. 6
Bài 32: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói vẽ plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền
A. Là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng



B. Là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật
C. Là phân tử ADN mạch thẳng
D. Có khả năng nhân đơi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn
Bài 33: Người ta nuôi cấy các mẩu mô của thực vật hoặc từng tế bào trong ống nghiệm rồi sau đó cho
chúng tái sinh thành cây. Phương pháp này có ưu điểm nổi trội là
A. Nhân nhanh các giống cây quý hiếm từ một cây có kiểu gen quý và các cây này có kiểu gen khác nhau
tạo nên quần thể có tính di truyền rất đa dạng
B. Các cây con tất cả các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp tử nên có ưu thế lai cao
C. Các cây con con tất cả các cặp gen đều ở trạng thái đồng hợp tử nên tính di truyền ổn định
D. Nhân nhanh các giống cây quí hiếm từ một cây con có kiểu gen q và các cây này đều đồng nhất về
kiểu gen, sạch bệnh
Bài 34: Năng suất tối đa của một giống được quy định bởi
A. Điều kiện thời tiết
B. Chế độ dinh dưỡng
C. Kiểu gen
D. Kỹ thuật canh tác
Bài 35: Những quá trình nào sau đây không tạo ra được biến dị di truyền?
A. Chuyển gen từ tế bào thực vật vào tế bào vi khuẩn
B. Cho lai hữu tính giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau
C. Dung hợp tế bào trần, ni cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa
D. Cấy truyền phơi và nhân bản vơ tính động vật
Bài 36: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Việc cắt phân tử ADN trong kĩ thuật chuyển gen nhờ enzym ligaza
B. Việc nối các đoạn ADN trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp do enzym restrictaza
C. Vecto chuyển gen được dùng là plasmit cũng có thể là thể thực khuẩn
D. Vecto chuyển gen là phân tử ADN tồn tại độc lập trong tế bào nhưng khơng có khả năng tự nhân đơi.
Bài 37: Trong chọn giống cây trồng, hóa chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là
A. NMU
B. Consixin

C. EMS
D. 5 - BU
Bài 38: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 lồi?
A. Ni cấy tế bào, mô thực vật
B. Cấy truyền phôi
C. Nuôi cấy hạt phấn
D. Dung hợp tế bào trần


Bài 39: Cho các thành tựu giống sau:
(1) Tạo giống cà chua chín chậm
(2) Tạo giống táo má hồng từ giống táo Gia Lộc cho năng suất cao
(3) Tạo giống hạt gạo màu vàng
(4) Tạo giống cây pomato - cây lai giữa cà chua và khoai tây
(5) Tạo giống lúa MT1 chín sớm, thấp cây, chịu chua, phèn từ giống lúa Mộc Tuyền
Có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Bài 40: Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ
(2) Dung hợp tế bào trần khác lồi
(3) Lai giữa các dịng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1
(4) Ni cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các dịng đơn bội
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là
A. 2 và 3
B. 1 và 4
C. 1 và 3
D. 1 và 2

ĐÁP ÁN ĐỀ LUYỆN TẬP
1. B

2. C

3. A

4. C

5. C

6. C

7. B

8. B

9. B

10. A

11. D

12. B

13. C

14. A

15. A


16. A

17. B

18. A

19. B

20. A

21. C

22. B

23. B

24. C

25. A

26. B

27. D

28. C

29. C

30. D


31. C

32. D

33. D

34. C

35. D

36. C

37. B

38. D

39.D

40. B



×