Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN phat huy tinh tich cuc cua tat ca hoc sinh trongtiet hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.79 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>A. ĐẶT VẤN ĐỀ:</b>


Dạy học môn Tiếng Anh, ngoài việc phải xác định rõ chuẩn kiến thức, kĩ
năng để thiết kế bài giảng, tổ chức việc học tập, giáo viên còn phải sử dụng kỹ
năng và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp. Khi lên lớp,
giáo viên đã có giáo án đầy đủ, nắm được phương pháp cho từng thể loại bài dạy,
kiến thức bộ môn vững vàng và trong các hoạt động của tiết dạy, giáo viên cũng
cho học sinh luyện tập rất nhiều như: luyện phát âm, luyện ngữ điệu, luyện kĩ
năng đọc hiểu, luyện nói, luyện viết,.. Các hoạt động được tiến hành một cách
suôn sẻ, các bài tập đều được giải quyết, tiết học có vẻ rất thành công. Thế nhưng
chất lượng bộ môn Tiếng Anh trong nhiều năm nay vẫn thấp, nhiều học sinh
không đọc được Tiếng Anh một cách trôi chảy. Nhiều cuộc hội thảo được tổ chức
quy mơ để tìm ra ngun nhân và biện pháp. Nguyên nhân thì nhiều và biện pháp
chủ yếu là phụ đạo học sinh yếu kém. Nhưng các em này cũng khơng muốn đi
học và nếu có đi thì cũng rất thụ động. Cuối cùng cũng khơng cải thiện được bao
nhiêu. Vậy để giải quyết tình hình trên, chúng ta phải tạo điều kiện cho tất cả học
sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém bộ môn tự giác học tập một cách tích cực ở
trong các tiết dạy chính khố. Để làm được điều này giáo viên phải có giải pháp
cho các hoạt động trong các tiết dạy. Chính vì lí do đó mà bản thân tìm tòi, áp
dụng và học hỏi từ các tiết dạy của đồng nghiệp để tìm ra các giải pháp nhằm
phát huy tính tích cực của tất cả học sinh trong tiết học.


<b>B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:</b>
<b>I. Cơ sở lí luận: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

và tạo môi trường cho phương pháp học tích cực, khuyến khích, ủng hộ, hướng
dẫn hoạt động của học sinh, tạo động cơ học tập cho học sinh.


<b>II. Cơ sở thực tiễn:</b>


<b>1. Tình hình trước khi thực hiện đề tài:</b>



- Ở trường bản thân thường được phân công giảng dạy học sinh lớp 9. Như
đã trình bày ở trên, nhiều năm trước đây, học sinh các lớp do tôi phụ trách học
yếu bộ môn rất nhiều, điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 rất thấp. Bản thân có tổ
chức phụ đạo cho các em, ơn tập rất kĩ. Nhưng tình hình vẫn khơng cải thiện
được. Các em phát âm rất khó khăn, nói Tiếng Anh khơng có ngữ điệu và đặc
biệt rất ngại nói Tiếng Anh. Qua tìm hiểu từ học sinh, nghe các em- nhất là các
em yếu kém bộ môn thổ lộ các vướng mắc của bản thân, các khó khăn và mong
muốn của mình, bản thân dần dần nhận ra rằng: khi lên lớp, giáo viên chỉ chú
trọng tới việc chuyển tải hết nội dung đã được thiết kế trong giáo án và chỉ tính
tới việc làm thế nào để tiến hành đầy đủ các bước lên lớp mà quên chú trọng đến
hiệu quả. Theo thói quen, chúng ta chỉ gọi các học sinh đưa tay phát biểu. Do
vậy, chỉ các học sinh có khả năng về bộ môn là được hoạt động nhiều, chúng ta ít
tạo cơ hội cho đối tượng học sinh yếu kém, đối tượng được xem là ít tích cực
nhất trong tiết học.


<b>2. Các giải pháp đã được áp dụng:</b>


<b>a. Tạo khơng khí thoải mái trong tiết học:</b>


- Cho phép các em được lựa chọn cặp, nhóm để luyện tập chung. Vì tâm lí
chung của lứa tuổi THCS là thích ngồi chung với bạn mà mình thường chơi hàng
ngày. Giáo viên cũng nên thường xuyên khuyến khích các em thay đổi cặp, nhóm
của mình để tạo cơ hội cho các em được luyện tập với nhiều đối tượng khác
nhau. Từ đó các em sẽ có cơ hội giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau.


- Khi các em hoạt động tốt hoặc có sự cố gắng, giáo viên phải kịp thời tuyên
dương và có lời khen ngợi kịp thời, nhất là đối với các em yếu kém. Đây là chất
xúc tác rất tốt để giúp các em hứng thú.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Khuyến khích các em phát biểu với sự giúp đỡ của bạn bên cạnh hoặc của
giáo viên.


Các học sinh học yếu rất hay e ngại và thiếu tự tin nhưng nếu giáo viên cho
phép bạn giúp đỡ hoặc chính giáo viên giúp đỡ thì các em sẽ vững tâm hơn. Khi
đã nói thành cơng được vài lần và được động viên các em sẽ cảm thấy hào hứng
và tự tin hơn.


- Khơng chỉ trích hoặc nói nặng lời khi các em khơng hồn thành u cầu
của giáo viên. Vì như vậy sẽ làm cho các em thêm mặc cảm.


- Khi học sinh trình bày, giáo viên phải quán triệt để tất cả học sinh phải chú
ý nghe. Làm như vậy các em sẽ cảm thấy mình được mọi người quan tâm và
khích lệ.


<b>b. Giao bài tập phù hợp và thiết kế bài tập cho các đối tượng học sinh:</b>
Trong tiết học giáo viên cho phép học sinh tự lựa chọn cặp, nhóm luyện
tập chung nên có thể có cặp, nhóm gồm các em học tốt và có cả cặp, nhóm tồn
các em học khơng tốt. Vì vậy có thể các em sẽ không làm tốt tất cả các bài tập mà
giáo viên yêu cầu. Do đó, giáo viên phải lựa chọn bài tập cho các cặp, nhóm này
hoặc phải thiết kế lại cho phù hợp với các em.


Ví dụ 1: Unit 3: Listen and read


*Thiết kế và giao bài tập (a) True or false? (Dành cho nhóm yếu, kém)
2. Many people go to the village on the weekends.


3. Everyone felt hungry so they sat down and had a snack at the house of
Ba’s uncle.



4. Everyone visited a shrine on the mountain.


* Thiết kế lại bài tập (b) Answer (Dành cho cặp các học sinh yếu, kém)
1. Is Ba’s about 60 kilometers to the north of Ha Noi?


2. Did Ba and his family get to the village by bus or by train?


3. Where is the banyan tree? – (At the antrance to the village/At the foot of
the mountains)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

6. What did Liz do to show the trip to her parents? – She took a ………to
show the trip to her parents.


Ví dụ 2: Thiết kế bài nói cho học sinh yếu kém
Unit 5: Speak (Thiết kế bài tập thay thế)


Student 1: You like watching sports, don’t you?


Student 2: Not really. Some sports are so violent. I prefer documentaries.
Student 1: I’m opposite. I love watching sports, and documentaries seem
quite boring to me.


Student 2: You like watching news, don’t you?
Student 1: Yes. It’s very informative.


GV cung cấp thêm một số tính từ:


+ Dùng để thay thế cho từ “informative”: interesting, exciting, amusing.
<b>c. Luyện phát âm cho học sinh:</b>



Các học sinh học không tốt bộ môn thường là do các em phát âm không
tốt, các em không thể nói Tiếng Anh. Có đơi khi các em cũng tìm được đáp án
cho các bài tập do giáo viên giao nhưng do không đọc được hoặc phát âm sai
nhiều quá nên ngại. Lâu dần các em sẽ mất đi sự tích cực của mình. Hướng các
em yếu kém tích cực trong hoạt động này cũng là điểm giáo viên phải đặc biệt
chú trọng nhằm giúp các em phát âm tốt. Giáo viên nhất định phải kiểm tra việc
luyện tập của học sinh, càng nhiều em được kiểm tra càng tốt, nhất là học sinh
yếu kém. Theo bản thân tôi, hoạt động này rất quan trọng. Khi các em luyện đọc,
nếu giáo viên không kiểm tra các em sẽ không chú ý và sẽ quên ngay cách đọc
sau đó. Nhưng thời gian dành cho phần này khơng nhiều, do đó để có thể kiểnm
tra được nhiều học sinh, chúng ta phải chia nhỏ kiến thức ra và không để thời
gian chết.


<i><b>* Kiểm tra cách phát âm từ vựng:</b></i>


- Thông thường giáo viên thường dạy phần này như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

2-3 lần. Đợi học sinh đưa tay phát biểu thì gọi vài em đọc lại (chủ yếu là các em
khá, giỏi).


- Để có thể kiểm tra được nhiều học sinh đọc, giải pháp của tôi như sau:
+ Khi giới thiệu từ, giáo viên phải gọi học sinh đọc. Khi gọi học sinh đọc
đừng đợi các em đưa tay phát biểu, khơng cần nói u cầu mà gọi tên từng em và
ra hiệu cho các em đọc. Thao tác của giáo viên phải thật nhanh.


Ví dụ: Giáo viên giới thiệu từ “book” như sau:
GV đọc: book, book và gọi Nam.


Nam: book
GV lại gọi: Hoa


Hoa: book


+ Sau khi dạy xong các từ vựng và cho học sinh đọc vài lần, giáo viên kiểm
tra phát âm của học sinh như sau:


Lượt 1: Gọi học sinh thứ nhất (theo hàng ngang hoặc hàng dọc, hàng chéo)
đọc 1 hoặc 2 từ (Có thể thay đổi trong các tiết). Sau đó ra hiệu cho học sinh kế
tiếp. Các học sinh sau sẽ tự giác đứng lên đọc mà không đợi giáo viên gọi tên.


Lượt 2: (không đợi học sinh đưa tay phát biểu) Giáo viên gọi nhanh tên
học sinh thứ nhất và chỉ vào từ thứ 1,2,3,4 – Học sinh được gọi sẽ đọc theo tay
chỉ của giáo viên (không theo thứ tự trên bảng). Gv lại gọi tiếp tên học sinh thứ
hai và ra hiệu cho học sinh thứ nhất ngồi xuống. Học sinh thứ hai lại đọc theo tay
chỉ của giáo viên. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi thấy đã đủ. Thỉng thoảng gọi 1
em đọc 2 lượt để chắc chắn rằng các em vẫn đang theo dõi bạn đọc.


Ví dụ:


Trên bảng có bảng từ như sau:
a telephone


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

a television
a stereo


Lượt 1: Gọi theo hàng ngang (Có 8 học sinh)


Giáo viên gọi: “Nga” và chỉ vào “a telephone”
Nga: Đọc “a telephone”


Giáo viên ra hiệu cho học sinh kế tiếp và chỉ “a lamp”. Tiếp tục như vậy


cho đến hết lượt.


Lượt 2: Giáo viên gọi “Dung” và chỉ vào “a telephone, a chair, a lamp”
Dung: Đọc theo tay chỉ của giáo viên: a telephone, a chair, a lamp
Giáo viên gọi học sinh kế tiếp và tiếp tục chỉ vào các từ trên bảng.
<i><b>* Kiểm tra ngữ âm, ngữ điệu của học qua bài khoá hoặc hội thoại:</b></i>


- Chẻ nhỏ bài khoá hoặc bài đối thoại: ( Chủ yếu là tiết giới thiệu ngữ liệu)
Phần này thực hiện sau khi giáo viên đã cho học sinh lặp lại bài vài lần và
cho học sinh tự đọc. Thời gian cho phần tự luyện đọc có thể ít lại và dành thêm
thời gian cho phần kiểm tra vì các em sẽ vẫn đọc theo khi bạn em được giáo viên
mời đọc trước lớp.


Cách thực hiện:


+ Giáo viên yêu cầu học sinh hoặc cặp thứ nhất đọc, sau khi em/ cặp này
đọc được một đoạn thì gọi nhanh em hoặc cặp kế tiếp, em kế tiếp,... Cứ thế cho
đến hết bài. Nếu em kế tiếp khơng theo dõi bạn đọc thì sẽ khơng biết đoạn của
mình bắt đầu từ đâu, trong trường hợp này thì giáo viên gọi nhanh em khác đọc
(giáo viên sẽ nhắc nhở sự không tập trung của em này sau). Để có thể bắt kịp câu
của bạn, địi hỏi các em phải đọc nhẩm theo. Như vậy giáo viên không những
kiểm tra được nhiều em đọc mà còn tạo điều kiện để các em khác tích cực luyện
đọc.


- Thiết kế phần kiểm tra đọc thành một trò chơi nhỏ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>d. Khuyến khích sự tích cực của học sinh trong các hoạt động:</b>


Trong tiết học, đôi khi giáo viên đưa ra u cầu có tính chất nâng cao kiến
thức cho các học sinh khá, giỏi mà các em thực hiện tốt hoặc để khuyến khích sự


tích cực của học sinh, của các cặp, nhóm xuất sắc, giáo viên có thể cho quà hoặc
cho điểm cộng. Quà có thể là một tràng pháo tay khích lệ, có thể là những viên
kẹo. Điểm cộng cho từ 0.25 điểm đến 1 điểm. Điểm cộng sẽ được tổ trưởng theo
dõi bằng sổ và sẽ được giáo viên cộng vào bài kiểm tra 15 phút hoặc 1 tiết. Được
nhận quà, đặc biệt là điểm cộng học sinh sẽ cảm thấy rất vui. Điều đó là động lực
giúp các em cố gắng hơn nữa. Tuy nhiên nếu giáo viên kiểm tra thấy điểm cộng
của học sinh nhiều thì cho đề kiểm tra 15 phút hoặc 1 tiết khó hơn bình thường.


Điểm cộng được tính như sau: Nếu học sinh A có 1 điểm cộng, thì em sẽ
được thêm 1 điểm vào bài 15 phút hoặc 0.5 vào bài 1 tiết.


Mẫu sổ theo dõi điểm cộng của tổ trưởng và cách theo dõi như sau:
(Tổ trưởng theo dõi 2 tuần/ bảng)


Tuần:………..


TT Họ tên Điểm cộng Được cộng vào bài


K.tra


GV ký xác
nhận
0,25 Tiết


ppct


0,5 Tiết
ppct


… 15ph/Tiết


ppct


1 tiết/tiết
ppct


Chú thích: Tuỳ theo mức độ hồn thành cơng việc của học sinh, giáo viên cho
điểm. Tổ trưởng sẽ đánh dấu (X) vào ơ điểm tương ứng. Ơ ghi tiết phân phối
chương trình (ppct) bên cạnh là tiết học mà học sinh được giáo viên cho điểm
cộng. Điểm cộng đã được cộng vào bài 15 phút hoặc 1 tiết thì đánh dấu (X) vào ơ
tương ứng, tiết ppct bên cạnh là tiết kiểm tra.


<b>III. Kết quả đạt được sau một thời gian áp dụng đề tài:</b>


- Các tiết dạy được đồng nghiệp đánh giá là sử dụng phương pháp phù hợp,
kĩ thuật dạy học tốt, điều khiển học sinh học tập tích cực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Tỉ lệ học sinh yếu kém được cải thiện đáng kể. Cụ thể điểm tuyển sinh lớp
10 của trường 2 năm gần đây như sau:


Năm
học
Số HS
dự thi
lớp 10
TB
môn
Tiếng
Anh


Điểm thi tuyển sinh vào lớp 10



TB cộng
điểm thi
toàn
huyện
TB
cộng
điểm
thi
Kém/
Tỉ lệ
Yếu/ Tỉ
lệ
TB/ Tỉ
lệ
Khá/
Tỉ lệ
Giỏi /
Tỉ lệ
2010-
2011


157 5.72 5.54 7.64% 33,76% 29.94% 17,83% 10.83% 5.15
22011-


2012


125 6.05 5.01 24,80% 23.20% 25.60% 16.80% 9.6% 4.00
<b>IV. Kết luận: </b>



Thiết kế bài giảng tốt, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp
kết hợp với việc điều khiển học sinh học tập tích cực sẽ tạo nên các tiết dạy hiệu
quả. Đôi khi một số giải pháp đơn giản, được áp dụng trong một thời gian dài có
thể giúp cải thiện vấn đề chất lượng.


<b>V. Bài học kinh nghiệm:</b>


Khi thiết kế bài dạy giáo viên phải nghiên cứu kĩ các bài tập trong sách
giáo khoa để biết bài tập khó, dễ hoặc thiết kế lại bài tập cho phù hợp với các đối
tượng học sinh trong lớp. Phải luôn luôn chú ý đến các học sinh yếu kém trong
khi giảng dạy, giúp các em có được sự tự tin và có nhiều cơ hội để thể hiện mình
trong lớp. Phải linh hoạt để hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi, tận
dụng thời gian cho học sinh luyện tập. Để xây dựng thói quen học tập tích cực
cho học sinh, nhất là học sinh yếu kém, giáo viên phải ln kiên nhẫn và nhiệt
tình.


<i>Đức Tân, ngày 15 tháng 4 năm</i>
<i>2012</i>


Người viết


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ</b>
<b>CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG</b>
<b>Nhận xét:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>

<!--links-->

×