Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

ĐỘNG từ có THỂ và KHÔNG THỂ TRONG TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGHĨA học và DỤNG học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.89 KB, 45 trang )

ĐỘNG TỪ CĨ THỂ VÀ KHƠNG THỂ TRONG TIẾNG
VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGHĨA HỌC VÀ DỤNG HỌC

Từ những đặc điểm của hai động từ “có thể” và
“khơng thể” trên bình diện kết học đã được phân tích ở
chương 2, chúng tơi tiếp tục nghiên cứu hai động từ này
trên bình diện nghĩa học và dụng học. Lí do chúng tơi đưa
cả hai bình diện nghĩa học và dụng học vào trong cùng một
chương vì phương diện nghĩa tình thái của bình diện nghĩa
học có liên quan mật thiết đến những yếu tố thuộc lĩnh vực
sử dụng ngôn ngữ của phương diện dụng học. Trên bình
diện nghĩa học, chúng tơi sẽ phân tích những đặc điểm của
chúng trong cấu trúc nghĩa miêu tả và vai trò của chúng
trong việc biểu đạt nghĩa tình thái. Trên bình diện dụng học,
những đặc điểm của động từ “có thể” và “khơng thể” trong
việc thể hiện mục đích phát ngơn và trong việc thể hiện
nghĩa hàm ẩn của câu sẽ được chúng tôi lần lượt làm rõ.
Động từ “có thể” và “khơng thể” trên bình diện nghĩa
học
Động từ “có thể” và “khơng thể” trong cấu trúc nghĩa
miêu tả


Động từ “có thể” và “khơng thể” làm vị tố
Hai động từ “có thể” và “khơng thể” có thể giữ vai
trò là vị tố trung tâm trong cấu trúc vị tố - tham thể. Hoạt
động quanh nó là các tham thể.
Xét về mặt ý nghĩa, ĐT “có thể” và “khơng thể”
thuộc nhóm vị tố chỉ sự cần thiết, khả năng; loại vị tố đòi
hỏi 2 tham thể bắt buộc. Hai vị tố này thể hiện rõ đặc trưng
(+ chủ ý) vì nó biểu hiện thái độ đánh giá chủ quan của


người nói đối với hiện thực được phản ánh trong câu, tuy
nhiên, chúng không thể hiện rõ đặc trưng (± động). Vì vậy,
khó có thể xếp chúng vào loại vị tố nào dựa trên tiêu chí (±
động), (±) chủ ý.
Nguyễn Văn Hiệp dựa vào nghĩa tình thái xếp hai
động từ này vào nhóm vị từ vơ hàm. Nhóm này “khơng giả
định hành động, trạng thái, tính chất... mà vị từ bổ ngữ của
chúng biểu thị là tồn tại hay không tồn tại (muốn, mong,
ước, ngại, lo, dự tính, dự định, quyết, định bụng, có thể,
khơng thể,…).” [12; 142]
VTTT “có thể” và “khơng thể” ln địi hỏi hai
TTBB, một TTBB chỉ chủ thể khả năng, một TTBB chỉ nội
dung.


VD:
(1) Nó khơng thể từ chối. [4; 206]
Ví dụ này được phân tích theo cấu trúc nghĩa miêu tả như
sau:


khơng thể

từ chối

TTBB1

VTTT

TTBB2


Chủ thể khả năng

Vị tố khả năng

Thể nội dung

Ngoài hai tham thể bắt buộc, hai VTTT “có thể” và
“khơng thể” cịn có thể có một số tham thể khơng bắt buộc,
hay còn gọi là tham thể mở rộng (TTMR) như:
- Tham thể chỉ thời gian: bổ sung ý nghĩa thời gian cho
sự tình được nói đến trong câu.
VD:
(2) Lúc bấy giờ, ơng ta có thể làm gì Sáng cũng được. [4;
361]

Lúc bấy giờ

ơng ta

có thể

làm gì Sáng
cũng được.


TTMR

TTBB1


VTTT

Thể thời

Chủ thể khả

Vị tố khả

gian

năng

năng

TTBB2
Thể nội dung

- Tham thể chỉ không gian: bổ sung ý nghĩa không gian
cho sự tình được nói đến trong câu.
VD:
(3) Ơi, cái mái nhà dốc bốn chiều mái, nhô cao giữa đêm
đen thăm thẳm, với nó thật là một khoảng khơng vắng vẻ,
giữa vũ trụ mịt mùng; ở đây nó có thể tha hồ lăn lóc, thả
sức kêu gào. [5; 173]
tha hồ lăn lóc,
Ở đây



có thể


thả sức kêu
gào.

TTMR

TTBB1

Thể khơng

Chủ thể khả

gian

năng

VTTT

TTBB2

Vị tố khả năng

Thể nội dung

- Tham thể chỉ mục đích: bổ sung ý nghĩa mục đích của
sự tình được nói đến trong câu.


VD:
(4) Rửa mặt xong, tơi có thể đi đi lại lại để xỉa răng. [4;

199]
Rửa mặt

tơi

xong

có thể

TTMR1

TTBB1

VTTT

Thể thời

Chủ thể

Vị tố khả

gian

khả năng

năng

đi đi lại lại
TTBB2
Thể nội

dung hành
động

để xỉa
răng.
TTMR2
Thể mục
đích

- Tham thể chỉ điều kiện: nêu điều kiện để có được sự
tình được nói đến trong câu.
VD:
(5) Nếu dân trơng thấy quần áo vàng, họ cũng có thể
đốn được. [4; 35]
Nếu dân
trơng thấy

họ

quần áo vàng
TTMR

TTBB1

(cũng) có
thể
VTTT

đốn được.


TTBB2


Thể điều kiện

Chủ thể

Vị tố khả

khả năng

năng

Thể nội dung

- Tham thể chỉ phương tiện: nêu phương tiện để có được
sự tình được nói đến trong câu.
VD:
(6) Chỉ bằng một nụ cười, cơ ấy có thể làm chàng say mê.
Chỉ bằng một nụ
cười
TTMR
Thể phương tiện

cơ ấy

có thể

TTBB1


VTTT

Chủ thể khả

Vị tố khả

năng

năng

làm chàng say mê.

TTBB2
Thể nội dung

- Tham thể chỉ nguyên nhân: nêu ngun nhân dẫn
đến sự tình được nói đến trong câu.
VD:
(7) Tơi càng sợ, mà khơng thể đốn được ra sao, vì xem
ra bọn họ, anh nào bề ngồi cũng ôn tồn nhã nhặn như anh
Lý trưởng đương thứ cả. [4; 196]


khơng thể

đốn được ra vì xem ra bọn họ, anh nào
sao

bề ngồi cũng ơn tồn nhã
nhặn như anh Lý trưởng

đương thứ cả

VTTT

TTBB2

TTMR

Vị tố khả

Thể nội dung

Thể nguyên nhân

năng

Động từ “có thể” và “khơng thể” trong vai trị tham thể
Trong hệ thống ngữ liệu mà chúng tôi đã khảo sát
được, chúng tơi cũng tìm thấy trường hợp nào ĐT “có thể”
và “không thể” xuất hiện trong tham thể bắt buộc hay tham
thể mở rộng. Đó là những trường hợp mà ĐT “có thể” và
“khơng thể” làm thành tố phụ trong cụm động từ hoặc cụm
tính từ.
- ĐT “có thể” và “khơng thể” xuất hiện trong TTBB
(8) Chắc lúc ấy, con ngựa tưởng có thể chạy trốn sự đau
đớn, nên nó dùng hết sức tàn để băm bằng bốn cẳng cụt. [4;
259]


có thể chạy trốn sự


Lúc ấy

con ngựa

tưởng

TTMR1

TTBB1

VTTT

TTBB2

Thể thời

Thể cảm

Vị tố cảm

Thể nội dung cảm

gian

nghĩ

nghĩ

nghĩ


-

đau đớn

ĐT“có thể” và “khơng thể” xuất hiện trong

TTMR
(9) Tôi sẽ cố gắng hết sức trong phạm vi có thể.
Tơi

(sẽ) cố gắng

hết sức

trong phạm vi
có thể

TTBB1
Thể
động

VTTT

hành Vị

tố

động


TTMR1
hành Thể

TTMR2
tính Thể giới hạn

chất

Động từ “khơng thể” và “có thể” trong việc biểu đạt
nghĩa tình thái
Vì bản thân hai ĐT “có thể” và “khơng thể” là ĐTTT
nên hai ĐT này cũng là phương tiện để biểu đạt ý nghĩa tình
thái. Tuy nhiên để xác định đúng nghĩa tình thái của hai ĐT


này không phải là việc đơn giản. Nguyên nhân là do sự “mơ
hồ về tình thái” theo cách nói của tác giả Nguyễn Văn Hiệp.
Trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp,
Nguyễn Văn Hiệp đã khẳng định “mơ hồ tình thái là một
hiện tượng mang tính phổ qt, được thấy ở tất cả các ngôn
ngữ tự nhiên.” [12; 159]. Hiện tượng mơ hồ về tính thái là
hiện tượng cùng một biểu thức tình thái có thể được hiểu
theo nhiều nghĩa khác nhau. Phổ biến nhất là sự mơ hồ giữa
tình thái căn bản (tình thái đạo nghĩa và tình thái trạng
huống) và tính thái nhận thức. Cả ba loại tình thái này đều
liên quan đến tính tất yếu, tính khả năng và tính hiện thực.
- Tình thái đạo nghĩa là tình thái có liên quan đến ý
chí của người nói, liên quan đến tính hợp thức về đạo đức
hay các chuẩn mực xã hội khác đối với hành động do một
người nào đó hay chính người nói thực hiện.

- Tình thái nhận thức chỉ sự hiểu biết của người nói,
bao gồm cả sự xác nhận cũng như những cam kết cá nhân
của người nói đối với điều anh ta nói ra.
- Tình thái trạng huống lại mang tính khách quan, nó
khơng liên quan đến các yếu tố cảnh huống có tính chất vật


lí bên ngồi, khơng có sư can thiệp của nhân tố ý chí hay
mong muốn của người nói đối với hiện thực hành động.
Nguyễn Văn Hiệp cũng đưa ra một ví dụ minh chứng
cho hiện tượng mơ hồ về tình thái trong câu có chứa ĐT
“có thể”. Câu “Nó có thể làm việc vào ngày nghỉ” có sự
mơ hồ về tình thái.
- Hiểu theo tình thái đạo nghĩa, câu này có thể được khúc
giải là: Tơi cho rằng nó được phép làm việc cả vào ngày nghỉ
(chẳng hạn để có thể có thu nhập thêm).
- Hiểu theo tình thái trạng huống (hay tình thái hướng
tác thể), câu này có thể được khúc giải: Nó có khả năng,
chẳng hạn có sức khoẻ, để làm việc vào cả ngày nghỉ.
- Hiểu theo tình thái nhận thức, câu này có thể được
khúc giải: Với những bằng chứng hoặc suy luận cá nhân
của tôi (chẳng hạn: nó thường đến xí nghiệp vào những
ngày nghỉ, nó từ chối đi chơi vào những ngày nghỉ,…) tơi
cho rằng có khả năng nó làm việc cả vào những ngày nghỉ.
[12]
Trong những trường hợp mơ hồ về tình thái, muốn xác
định đúng nghĩa tình thái của một câu chứa ĐT “có thể” và
“khơng thể”, ta phải đặt chúng vào trong ngữ cảnh nhất định.



Điều này chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa bình diện
nghĩa học và bình diện dụng học của câu. Đây cũng là nguyên
nhân mà chúng tôi kết hợp hai bình diện nghĩa học và dụng
học vào trong một chương.
Như đã giới thuyết chương 1, chúng tôi sẽ theo quan
niệm của tác giả Cao Xuân Hạo chia nghĩa tình thái ra thành
2 loại: tình thái của hành động phát ngơn và tình thái của
lời phát ngơn và áp dụng cách phân chia này để phân tích
động từ “khơng thể” và “có thể” trong việc biểu đạt nghĩa
tình thái.
Động từ “khơng thể” và “có thể” trong việc biểu
hiện nghĩa tình thái của hành động phát ngơn
Hành động nói bao giờ cũng thể hiện ý định, mục đích
của người nói. Vì vậy, thơng qua hành động nói, người nói
đồng thời thực hiện suy nghĩ, thái độ của mình với người
nghe, với nội dung câu và với hiện thực khách quan.
- Động từ “có thể” và “khơng thể” tham gia thực hiện
hành động tái hiện (trình này), biểu đạt tình thái kể (trần
thuật).
VD:


(10) Vườn ấy khơng thể trồng trọt. [4; 144]
Trong ví dụ trên, ĐT không thể tham gia việc đưa ra
một thông báo về khả năng trồng trọt ở khu vườn ấy là
không thực hiện được để người nghe biết được sự tình đó.
Hay trong trường hợp:
(11) Tơi khơng thể đến lớp với bộ mặt như thế. [2;
67]
ĐT “không thể” thực hiện hành động trình bày việc

tơi (Ngạn) khơng có khả năng đến lớp học suốt một tuần lễ
với một bộ mặt đang sưng vù do đánh nhau với Dũng.
- Khi thực hiện hành động nói, ĐT “có thể” và
“khơng thể” giữ vai trị là ĐT ngữ vi. Khi người nói (Sp1)
phát âm ĐT này thì có nghĩa là người nói đã đồng thời thực
hiện một hành động nào đó với người nghe (Sp2).
ĐT ngữ vi “có thể” và “khơng thể” còn thực hiện
hành động cam kết/ bảo đảm về khả năng thực hiện một
hành động nào đó được nêu ra trong biểu thức ngữ vi của
Sp1 mà Sp1 mong muốn hay có ý định thực hiện hành động
đó trong tương lai.
(12) Tơi có thể can thiệp để dừng ngay sự việc hôm


nay lại, nhưng chúng ta phải tôn trọng pháp luật. [10; 259]
ĐT “có thể” đóng vai trị là ĐT ngữ vi trong biểu thức
ngữ vi “có thể can thiệp để dừng ngay sự việc hôm nay
lại”. ĐT này thực hiện một hành động bảo đảm về khả năng
dùng quyền hạn để can thiệp vào một sự việc hơm nay để
nó dừng lại của Sp1 trong hôm nay.
(13) Tôi không thể hại con người đã giúp tôi biết
sống cho ra sống! [10; 246]
Trong trường hợp này Sp1 là nhân vật Khánh cam kết
về việc khơng có khả năng thực hiện hành động hãm hại
anh Việt – một người có ơn với Khánh.
Khi thực hiện những hành động phát ngơn này, ĐT
“có thể” và “khơng thể” biểu đạt tình thái cam kết.
- ĐT “có thể” và “khơng thể” thực hiện hành động phát
ngôn điều khiển
Hành động phát ngôn điều khiển đặt Sp2 vào trách

nhiệm thực hiện một hành động nào đó trong tương lai. Trong
đó, Sp1 thực sự mong muốn Sp2 thực hiện hành động trong
biểu thức ngữ vi trong tương lai. Trong phạm trù này, có các
hành động ở lời hỏi, xin phép, cho phép, khuyên, yêu cầu,…


Khi thực hiện hành động phát ngơn này, ĐT “có thể” và
“khơng thể” biểu đạt tình thái điều khiển.
+ ĐT “có thể” và “khơng thể” thực hiện hành động
phát ngơn hỏi, biểu đạt tình thái hỏi
 Khi biểu đạt tình thái này, “có thể” thường đi liền với
từ “khơng” hoặc “được không” để tạo thành một một cặp phụ
từ nghi vấn: có thể … (được) khơng?
VD:
(14) Này, bác có thể gánh thuê cho tôi hai cái vali
này đến ga được không? [4; 373]
(15) Những việc chúng ta làm, mọi người liệu có thể
chấp nhận khơng anh? [10; 225]
 Cịn ĐT “không thể” thường kết hợp với các đại từ
nghi vấn “sao” hoặc “hay sao” để tạo thành một cặp phụ
từ nghi vấn: không thể … (hay) sao?
VD:
(16) Các người, các người là những kẻ độc ác, tàn
nhẫn, khơng ai có thể sống yên ổn, sống tốt đẹp với các
người sao? [10; 248]


Khi những phát ngơn này được thực hiện, người nói
đặt người nghe vào trách nhiệm phải thực hiện hành động
trả lời trong tương lai.

+ ĐT “có thể” thực hiện hành động phát ngôn xin
phép và cho phép, động từ “không thể” thực hiện hành động
phát ngơn từ chối
(17) Con có thể uống nước lạnh được không mẹ?
Khi Sp1 (con) phát ngôn ra câu này cũng tức là thực
hiện xin phép Sp2 (mẹ) để được uống nước lạnh. Khi ấy,
con rất mong muốn được mẹ cho phép uống nước lạnh và
đặt mẹ vào trách nhiệm phải thực hiện hành động trả lời
trong tương lai.
Câu trả lời của mẹ có thể sẽ là hành động phát ngôn cho
phép hoặc từ chối.
Cho phép:
(18) Con có thể uống.
Từ chối:
(19) Con khơng thể uống, con đang bị đau họng.
+ Trong một số trường hợp, ĐT “có thể” và “khơng


thể” cũng thực hiện hành động phát ngôn phản đối, biểu đạt
tình thái phản đối
(20) Anh Việt, tơi đến gặp anh để đề nghị một ý kiến:
anh không thể cứ tăng mãi số thợ hợp đồng lên được. [10;
229]
Đây là lời của Thanh phản đối việc Việt sử dụng nhân
lực trong xí nghiệp, rằng khơng thể tăng số thợ làm hợp
đồng vì như vậy chất lượng làm việc sẽ khơng cao.
- ĐT “có thể” biểu đạt tình thái khẳng định. ĐT
“khơng thể” biểu đạt tình thái phủ định.
+ Khi biểu đạt tình thái khẳng định, Sp1 phải có bằng
chứng để tin rằng mệnh đề đó đúng, mệnh đề đó phải đại

diện cho một sự tình có thực mà cả Sp1 và Sp2 đều cho
rằng Sp2 khơng biết sự tình đó.
VD:
(21) Có những khâu sản xuất, những chi tiết khơng
cần dùng đến máy móc ta có thể giao về gia cơng cho các
gia đình, ơng già, trẻ con cũng có thể làm được. [10; 229]
Trong ví dụ trên, có hai lần từ có thể xuất hiện. Sp1
khẳng định việc gia cơng là có thể thực hiện được vì ai cũng


có khả năng làm được “ơng già, trẻ con cũng có thể làm
được”. Cịn sự khẳng định “ơng già, trẻ con cũng có thể làm
được” xuất phát từ bằng chứng là những chi tiết ấy khơng cần
dùng đến máy móc nên việc làm ra được những chi tiết ấy rất
đơn giản, không yêu cầu kĩ thuật cao.
+ Khi biểu đạt tình thái phủ định, Sp1 phải có bằng
chứng để tin rằng mệnh đề đó khơng đúng, mệnh đề đó
khơng đại diện cho một sự tình có thực và cả Sp1 và Sp2
đều cho rằng Sp2 khơng biết sự tình đó.
(22) Ngay lúc ấy, ngọn đèn tắt phụt, trong buồng tối
um, ông Trưởng không thể nhận rõ được ông Cửu làm
những gì cả. [4; 226]
- Ngồi ra, ĐT “có thể” cịn có khả năng biểu đạt tình
thái dự đốn, thực hiện hành động dự đốn, điều này khơng
có ở ĐT “khơng thể”.
(23) Tổ kỹ thuật của cậu rất có thể sẽ có thêm hai
người bạn nữa, hai tay nghề kỳ cựu của xí nghiệp ta:
Khánh và Hường. [10; 227]
Ta khơng thể thay thế từ “khơng thể” cho từ “có thể”
trong trường hợp này.



* Như vậy, động từ “khơng thể” và “có thể” cũng có
sự khác nhau trong việc biểu hiện nghĩa tình thái của hành
động phát ngôn. Chúng tôi sẽ tổng kết lại về sự giống và
khác nhau này qua bảng sau:
Hành
động

Trình bày

nói
Kiểu
tình
thái
Có thể
Khơng
thể

Cam
kết

Điều khiển

Biểu cảm

Kể
Phản
Xin
(trần Dự Đảm

đối, Cho
Hỏi
thuật đốn bảo
từ phép
phép
)
chối
+

+

+

+

+

-

+

+

-

+

+

-


+

-

Tổng hợp các kiểu tình thái ở câu chứa ĐTTT “có thể” và
“không thể” trong mối quan hệ với một số hành động nói
Trong đó: ( + ) có khả năng xuất hiện
( - ) khơng có khả năng xuất hiện
Động từ “khơng thể” và “có thể” trong việc biểu đạt
nghĩa tình thái của lời phát ngơn


- ĐTTT chỉ khả năng là ĐT “biểu thị thái độ của
người nói về khả năng thực hiện hay xảy ra một hành động,
sự việc nào đó được nói đến trong câu”. Vì vậy ĐT “có
thể” và “khơng thể” mang nét nghĩa tình thái chủ quan.
Khi tham gia biểu đạt nghĩa chủ quan, “có thể” và “khơng
thể” thể hiện thái độ hồi nghi, chưa chắc chắn của người
nói với sự tình được nói đến trong câu.
VD:
(24) Cái thang gỗ lim nặng, đóng khung lấy sáu cái
cổ phiến loạn, nếu đem bắt lên mỏ cân, có thể nặng đến bảy
tám tạ. [9; 83]
Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh thái độ, cách
đánh giá chủ quan của người nói đối với sự việc nêu ở trong
câu, ĐT “có thể” và “khơng thể” kết hợp với TTT “dường
như” đứng trước.
VD:
(25) Khơng khí trong sạch, tĩnh mịch lạ, đến nỗi thấy

phảng phất cả một dải hương hoàng lan từ đầu phố về họp
hội; và dường như có thể nghe thấy tiếng ngọn mướp
hương Phượng và chị Hồi gieo đêm ba mươi Tết vươn
mình, với những cánh tay mảnh như tơ, bắt cành leo lên
giàn. [5; 172]


- ĐT “có thể” và “khơng thể” cũng mang nét nghĩa
tình thái khách quan. Nghĩa tình thái khách quan là thái
độ, cách đánh giá của người nói có thể kiểm tra tính đúng/
sai trong thực tế khách quan. Để biểu đạt tối đa nghĩa tình
thái khách quan, hai động từ này thường đi với PT chỉ thời
gian “đã” hoặc tình thái từ “hồn tồn” đứng trước.
VD:
(26) Lý hồn tồn có thể trở nên một người vợ, một
phụ nữ hoàn hảo, một con người tốt đẹp, và vô cùng đáng
yêu. [5; 306]
(27) Người trên đã không thể trách mắng anh về một
lẽ gì, hẳn anh khơng phải lấy lịng và xu nịnh ai nữa. [4;
409]
Động từ “có thể” và “khơng thể” trên bình diện dụng
học
Động từ “có thể” và “khơng thể” trong việc thể hiện mục
đích phát ngơn
Xét theo mục đích phát ngôn, câu được chia thành 4
loại cơ bản: câu trần thuật (kể, tả, tường thuật); câu nghi
vấn (hỏi); câu cầu khiến; câu cảm thán.


ĐT “có thể” và “khơng thể” tham gia vào việc tạo mục

đích phát ngơn trực tiếp
- Phần lớn hai động từ này tham gia vào việc tạo mục
đích trần thuật cho phát ngơn trần thuật. Mục đích của
những phát ngơn này là phản ánh khả năng thực hiện hay
xảy ra một hành động, sự việc nào đó được nói đến trong
câu.
VD:
(28) Khơng biết một thứ bệnh gì hương hoả của cha
mẹ đã làm cho cả da chỗ ấy nhẵn thinh, bóng lộn, đỏ địng
đọc như cái mục đương lt khiến tóc nó chỉ có thể mọc lơ
thơ, như vầng cỏ trên tảng đá cằn. [4; 286]
Từ “có thể” trong câu này kể về khả năng mọc của tóc
nhân vật “nó”.
- ĐT “có thể” và “khơng thể” tham gia vào việc tạo
mục đích hỏi về khả năng cho phát ngơn hỏi. Khi thể hiện
mục đích này, “có thể” thường đi liền với từ “không” hoặc
“được không” để tạo thành một một cặp phụ từ nghi vấn:
có thể … (được) khơng?. Cịn ĐT “không thể” thường kết
hợp với các đại từ nghi vấn “sao” hoặc “hay sao” để tạo
thành một cặp phụ từ nghi vấn: không thể … (hay) sao?


VD:
(29) Anh Luận, hôm qua em đã viết thư cho chị Hồi,
hỏi xem chị ấy có thể giúp gì cho cô Cừ được không?
[5;239]
(30) Anh không thể quan tâm đến nó hay sao?
- ĐT “có thể” và “khơng thể” biểu thị mục đích cầu
khiến thơng qua hành động phát ngơn xin phép và cho phép.
- ĐT “có thể” và “khơng thể” tham gia vào việc tạo

mục đích cảm thán cho phát ngơn cảm thán qua các cách
kết hợp“có thể lắm” và “khơng thể nào”.
Động từ “có thể” và “khơng thể” tham gia vào việc tạo
mục đích phát ngơn gián tiếp
Khơng phải lúc nào phát ngôn được sinh ra cũng để
thực hiện mục đích phát ngơn trực tiếp. Trong trường hợp
người nói muốn tỏ thái độ lịch sự, tế nhị,… họ có thể tạo ra
một phát ngơn với mục đích phát ngơn gián tiếp. Có một số
trường hợp, câu có xuất hiện ĐT “có thể” và “khơng thể”
khơng được dùng theo mục đích phát ngơn theo lối trực tiếp
mà mục đích phát ngôn đã bị thay đổi theo một hướng khác.
- Câu trần thuật dùng theo mục đích gián tiếp


Một số trường hợp câu trần thuật có ĐT “có thể” và
“không thể” không được dùng để kể, tả, tường thuật,… mà
dùng để cảnh báo/ đe doạ (“có thể”) hoặc ra lệnh/u cầu
(“khơng thể”)
VD:
(31) Anh có thể sẽ bị thương, hoặc cũng có thể sẽ
chết nếu cứ cố tình làm cái việc nguy hiểm ấy.
Câu này không được dùng theo mục đích trần thuật
thơng thường mà là lời cảnh báo “anh” sẽ gặp những điều
khơng may vì làm một việc nguy hiểm nào đó.
(32) Nếu khơng đồng ý với chức vụ ấy, đồng chí có
thể xin từ chức... [10; 203]
Đây là lời của Hồng Việt với Nguyễn Chính khi hắn ta
thắc mắc quyền hạn của mình để phản đối khi Việt nói biện
pháp thay đổi cơ chế quản lí cũ sẽ do giám đốc là Việt quyết
định. Việt đưa ra một lẽ thường là Nguyễn Chính là phó giám

đốc, Nguyễn Chính phải có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc
là Hồng Việt. Và nếu Nguyễn Chính khơng đồng ý với chức
vụ và nhiệm vụ ấy thì có thể xin từ chức. Lời nói của Việt
khơng chỉ để khun Nguyễn Chính mà cịn để cảnh báo/ đe
doạ Nguyễn Chính khi hắn không làm đúng phận sự của


mình.
Tuy khơng có sắc thái ra lệnh/u cầu mạnh như từ
“không được”, nhưng trong một số trường hợp, ĐT “không
thể” cũng có thể thay thế động từ “khơng được” để tạo ra
mục đích ra lệnh/u cầu của câu.
VD:
(33) Anh khơng được hút thuốc lá ở đây.  Anh
không thể hút thuốc lá ở đây.
- Câu nghi vấn dùng theo mục đích gián tiếp
+ Trong một số trường hợp, câu nghi vấn có chứa
động từ “có thể” có thể dùng để yêu cầu hoặc ra lệnh.
VD:
(34) Bạn có thể chuyển giúp mình quyển sách cho
Phương được khơng?
Đặt câu trên trong ngữ cảnh cả Sp1, Sp2 và Phương
đang ở một lớp học, Sp1 nhờ Sp2 chuyển một quyển sách
cho Phương. Sp2 chắc chắn đủ khả năng chuyển một quyển
sách cho Phương. Vì vậy, câu hỏi này khơng cịn là một câu
hỏi về khả năng nữa mà lại chuyển sang một câu yêu cầu


“Bạn hãy chuyển giúp mình quyển sách này cho Phương.”
(35) Đang trong rạp chiếu phim, có một vài người nói

chuyện rất to. Người ngồi ghế bên cạnh hỏi: “Các bạn có
thể giữ trật tự được khơng? Mọi người đang xem phim.”
Những người này chắc chắn đủ khả năng để giữ trật tự. Vì
vậy, câu hỏi về khả năng này đã ngầm chuyển sang một câu
mệnh lệnh “Đừng nói chuyện nữa, hãy giữ trật tự.”
+ Câu nghi vấn chứa động từ “không thể” không dùng
để yêu cầu hoặc ra lệnh như câu nghi vấn chưa động từ “có
thể”. Câu nghi vấn chứa động từ “khơng thể” có thể dùng
để trách móc.
(36) Con không thể thường xuyên về nhà ăn cơm
được hay sao?
Đặt trong cuộc nói chuyện giữa mẹ và con, mẹ trách
móc con vì con khơng thường xun về ăn cơm nhà. Thay
vì nói: “Mẹ khơng hài lịng vì con khơng thường xuyên về
nhà ăn cơm.” người mẹ dùng một câu nghi vấn để gián tiếp
biểu đạt ý trách móc tương đương.
Động từ “có thể” và “khơng thể” trong việc thể hiện
nghĩa hàm ẩn của câu


×