Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

(Thảo luận Định giá tài sản) Vận dụng phương pháp giá trị tài sản thuần để định giá giá trị của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.11 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Tài Chính - Ngân Hàng
--------

BÀI THẢO LUẬN
Môn: Định Giá Tài Sản

ĐỀ TÀI:

Vận dụng phương pháp giá trị tài sản thuần để định
giá giá trị của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt
Nam
Lớp HP: 2103EFIN3011
Nhóm 13
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Hạnh

1


MỤC LỤC


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊNH GIÁ
GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
1. GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
1.1.
Các nhận định cơ bản về giá trị doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp là một khái niệm cơ bản khác với giá bán doanh
nghiệp trên thị trường. Giá trị doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của các khoản
thu nhập mà doanh nghiệp đem lại cho nhà đầu tư. Giá bán doanh nghiệp là mức


giá được hình thành trên thị trường nó cịn chịu sự tác động của các yếu tố cung
cầu hàng hóa doanh nghiệp và cung cầu về tiền tệ trên thị trường.
Giá trị doanh nghiệp chỉ đơn giản là một khái niệm được các nhà đầu tư
chuyên gia sử dụng trong việc đánh giá tổng thể các khoản thu nhập mà doanh
nghiệp có thể đem lại. Giá trị doanh nghiệp vẫn tồn tại ngay cả khi khơng có việc
mua bán và chuyển nhượng.
Xác định giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn giản để mua bán sát nhập
hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp mà còn nhằm phục vụ cho nhiều hoạt động
giao dịch kinh tế khác như: xác định vị thế tín dụng, cung cấp các thông tin cho
hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô, cho hoạch định chiến lược doanh nghiệp,…
1.2.

Khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp

Xác định giá trị doanh nghiệp là ước tính với độ tin cậy cao nhất các
khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thông thường của thị trường.
Nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, mọi chủ thể kinh tế xã hội đều quan tâm đến
doanh nghiệp từ người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ đến các nhà đầu tư và Nhà
nước, tổ chức xã hội và nhà quản lý doanh nghiệp Đặc biệt là nhà đầu tư, nhà
quản trị doanh nghiệp và nhà nước nói riêng. Họ ln ln và cần thiết nắm vững
các thơng tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh

3


nghiệp, trong đó giá trị của doanh nghiệp được họ quan tâm hàng đầu, vì vậy cần
thiết phải xác định giá trị doanh nghiệp.
Xác định được giá trị doanh nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu giao dịch: mua,

bán, chuyển nhượng, sát nhập, chia tách doanh nghiệp. Nhu cầu giao dịch về tài
chính doanh nghiệp diễn ra thường xuyên và phổ biến trong nền kinh tế thị
trường. Trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhu cầu tài trợ vốn
cho phát triển là một nhu cầu tất yếu khách quan đối với một doanh nghiệp. Để
mở rộng quy mô hoạt động sản xuất khi doanh tăng lợi nhuận, tăng sức mạnh của
doanh nghiệp trên thị trường, doanh nghiệp phải huy động vốn đầu tư trên thị
trường nói chung, thị trường tài chính nói riêng. Mặt khác việc di chuyển vốn của
các nhà đầu tư trực tiếp và nhà đầu tư giản tiếp vào doanh nghiệp cũng diễn ra
thường xuyên theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của họ. Vì vậy cần nắm rõ và
xác định được hay dự báo được các lợi ích mà doanh nghiệp đem lại cho họ từ
việc họ đầu tư vốn vào doanh nghiệp, nói cách khác họ phải biết được già trị của
doanh nghiệp từ đógiúp họ đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất.
2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

Một là khả năng sinh lời của doanh nghiệp và xu thể tăng trưởng trong
tương lai.
Chỉ có xu thế tăng trưởng của lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra trong
tương lai cao hơn mức lợi tức hiện tại mới hấp dẫn nhiều nhà đầu tư hơn. Như
vậy sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp.
Hai là, tình hình tài chính
Một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh sẽ làm giảm rủi ro của
đồng vốn đầu tư, hay nói cách khác, nhà đầu tư đánh giá cao các cơ hội đầu tư
tương đối an toàn.
Ba là, mức độ tin cậy của báo cáo tài chính
Nếu báo cáo tài chính của doanh nghiệp khi cơng bố khơng đảm bảo được
tính tin cậy, chỉnh xác thì sẽ làm doanh nghiệp mất uy tín trên thị trưởng và ảnh
hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư vào doanh nghiệp.
4



Bốn là tài sản hữu hình của doanh nghiệp
Như vậy ta đã biết là tài sản hữu hình của doanh nghiệp bao gồm cả nhà
xưởng, máy móc, trang thiết bị cũ, mới, … Vì vậy, khi giá trị tài sản hữu hình của
doanh nghiệp càng lớn thì giá trị doanh nghiệp càng cao. Mặt khác, tài sản hữu
hình của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất ra các sản phẩm và
dịch vụ hiện tại và tương lai, cũng như khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh
nghiệp trên thị trường. Điều này sẽ quyết định thị phần của doanh nghiệp và trực
tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận kì vọng của nhà đầu tư.
Năm là nguồn nhân lực
Nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của doanh
nghiệp để đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp là tốt hay xấu thì thẩm định
viên cần đánh giá trên các mặt sau: văn hóa của doanh nghiệp thể hiện qua triết
lý kinh doanh, chính sách phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, tiềm năng
nhân sự của doanh nghiệp, năng lực của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là
những lợi thế để hình thành nên giá trị vơ hình của doanh nghiệp.
Sáu là trình độ quản lý
Trong phần này ta cần xem xét bộ máy quản trị của doanh nghiệp xem xét
trình độ quản lý của nhân viên thông qua việc xem xét kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp qua các năm
Bảy là chiến lược kinh doanh
Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần có chiến lược
kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn nhất định nhằm đạt được hiệu quả kinh
doanh cao nhất. Vì vậy các thẩm định viên cần đánh giá chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp, đây là cơ sở để hình thành giá trị của doanh nghiệp, đó là:
chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược hỗ trợ
bán hàng.

5



Tám là các khoản đầu tư của doanh nghiệp
Khi đánh giá doanh nghiệp, ta cần xem xét các khoản đầu tư ngắn hạn và
dài hạn của doanh nghiệp và tỷ suất lợi nhuận của các khoản đầu tư đó trong
tương lai để điều chỉnh cho phù hợp.
3. PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN THUẦN
3.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Phương pháp giá trị tài sản thuần là phương pháp ước tính giá trị doanh
nghiệp dựa trên tổng giá trị tài sản thực tế mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng
vào sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi khoản nợ phải trả.
Để xác định giá trị doanh nghiệp, ta đi tính tổng giá trị thị trường của số
tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Để xác định
giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu, áp dụng công thức sau:
VE = VA – VD
Trong đó:
VE: Giá trị doanh nghiệp thuộc về chủ sở hữu;
VA: Tổng giá trị tài sản;
VD: Giá trị các khoản nợ (được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán
vào thời điểm thẩm định giá).

3.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

Bước 1: Kiểm kê tài sản của doanh nghiệp
Bước 2: Dựa vào kết quả kiểm kê tiến hành phân loại tài sản. Tùy theo
mục đích thẩm định giá mà có những cách phân loại tài sản khác nhau. Thẩm
định viên lựa chọn những danh mục tài sản cần thiết có khả năng đáp ứng yêu
6


cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và loại bỏ những tài sản không cần

thiết dùng đến trong quá trình thẩm định giá doanh nghiệp.
Bước 3: Thẩm định viên đánh giá số tài sản còn lại theo thị trường, tính
trên cơ sở tổng giá trị thị trường tồn bộ tài sản của doanh nghiệp. Việc tính tốn
cụ thể giá trị thị trường của các tài sản trong doanh nghiệp được thực hiện như
sau:


Đối với tài sản cố định và tài sản lưu động là hiện vật (bất động sản, máy
móc thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu…) sẽ được đánh giá lại giá trị theo
phương pháp thẩm định giá phù hợp: Phương pháp so sánh; Phương pháp
chi phí; Phương pháp thu nhập…



Đối với các tài sản bằng tiền sẽ tiến hành kiểm quỹ, đối chiếu số dư tài
khoản. Còn nếu là các loại giấy tờ có giá, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý…sẽ
được quy đổi về đồng tiền quy định theo giá thị trường tại thời điểm thẩm
định giá. Tỷ giá ngoại tệ được xác định theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân
hàng thương mại nơi doanh nghiệp có giá trị giao dịch ngoại tệ lớn nhất
tại thời điểm thẩm định giá. Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá
khơng có giao dịch ngoại tệ tại thời điểm thẩm định giá thì xác định theo
tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng tại thời điểm
thẩm định giá.



Đối với các tài sản cho thuê và quyền thuê bất động sản: Nếu doanh
nghiệp chọn thuê đất trả tiền hàng năm thì khơng tính giá trị quyền sử
dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, nhưng phải tính giá trị lợi thế đất thuê
vào giá trị doanh nghiệp. Đối với tiền thuê đất trả tiền một lần thì tính lại

tiền th đất theo số năm trả trước tiền thuê đất còn lại và giá thuê đất tại
thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; phần chênh lệch tăng so với tiền
thuê đất ghi trên sổ kế toán tính vào vốn chủ sở hữu.



Đối với các khoản phải thu cần tiến hành đối chiếu công nợ và xác minh
rõ tính pháp lý của các khoản nợ đó và phân chia thành 3 loại: Loại chắc
chắn đòi được; Loại khó địi; Loại khơng có khả năng địi được. Loại chắc
chắn đòi được sẽ được ghi vào giá trị, loại cơng nợ khó địi có thể ước tính
7


giá trị còn lại để ghi nhận vào giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó đối giá trị
tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn được xác định theo số dư thực
tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận vào thời điểm thẩm định giá.


Đối với các khoản mà doanh nghiệp đầu tư bên ngoài cần đi vào đánh giá
lại giá trị thị trường tại thời điểm thẩm định giá của các khoản đầu tư đó,
việc đánh giá được thực hiện tùy thuộc vào loại hình đầu tư, cách đầu tư
và phương pháp đầu tư. Về nguyên tắc phải đánh giá một cách toàn diện
về giá trị đối với doanh nghiệp hiện đang sử dụng các khoản đầu tư đó.
Tuy nhiên nếu các khoản đầu tư này khơng lớn và đáng tin cậy thì căn cứ
dựa vào số liệu của bên đối tác đầu tư để tính tốn.



Đối với các tài sản vơ hình: những tài sản vơ hình (tên thương mại, nhãn
hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, dữ liệu…) của doanh nghiệp đã

được ghi nhận trên sổ kế toán, việc xác định giá trị của loại tài sản này về
nguyên tắc cũng được xác định theo giá thị trường bằng các phương pháp
phù hợp với từng loại tài sản vơ hình.



Đối với các khoản nợ cũng cần tính tốn theo giá thị trường của các khoản
nợ này.



Tùy theo mục đích thẩm định giá, những tài sản không thỏa mãn quy định
về hạch tốn, kế tốn nên trong báo cáo tài chính, kế tốn hiện tại khơng
được đưa vào phân tích. Tuy nhiên trên thực tế hiện vẫn cịn có đóng góp
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vẫn được xem xét
để đưa vào tính giá trị doanh nghiệp. Ví dụ như tài sản vơ hình, giá trị tài
sản vơ hình của doanh nghiệp: theo phương pháp này, người ta chỉ thừa
nhận giá trị các tài sản vơ hình đã được xác định trên sổ kế toán (số dư
trên sổ kế toán vào thời điểm thẩm định giá) hoặc lợi thế về quyền th tài
sản và thường khơng tính đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp…
Bước 4: Xác định giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp bằng cách cộng tất

cả giá trị các tài sản đã được thẩm định giá lại theo giá trị thị trường theo đánh
giá ở Bước 3.

8


Bước 5: Xác định giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu bằng cách lấy
tổng giá trị tài sản đánh giá lại trừ đi nợ phải trả.


3.3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ

Phương pháp giá trị tài sản thuần đã chỉ ra giá trị của những tài sản cụ thể
cấu thành giá trị doanh nghiệp. Có thể nói, giá trị tài sản đó là một căn cứ cụ thể
có tính pháp lí rõ ràng nhất về khoản thu nhập mà người mua chắc chắn sẽ được
nhận khi sở hữu doanh nghiệp. Nó nói lên rằng, số tiền mà người mua bỏ ra luôn
được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thật.
Phương pháp xác định giá trị tài sản thuần xác định thị trường của số tài
sản có thể bán ra tại thời điểm đánh giá. Như vậy nó đã chỉ ra rằng có một khoản
thu nhập tối thiểu mà người sở hữu sẽ nhận được. Đó cũng là một mức đánh giá
thấp nhất, là cơ sở đầu tiên để các bên có liên quan đưa ra trong quá trình giao
dịch và đàm phán về giá bán của doanh nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp nhỏ mà số lượng tài sản khơng nhiều, việc
định giá tài sản khơng địi hỏi những kỹ thuật phức tạp, giá trị các yếu tố vơ hình
là khơng đáng kể, các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh không rõ ràng,
thiếu căn cứ xác định các khoản thu nhập trong tương lai thì giá trị tài sản thuần
sẽ trở thành tiêu chuẩn cơ bản và thích hợp nhất để các bên xích lại gần nhau
trong quá trình đàm phán.

9


CHƯƠNG II: VẬN DUNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ
TÀI SẢN THUẦN ĐỂ ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ
THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK)
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TECHCOMBANK

1.1.
TẦM NHÌN
“ Trở thành ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam ”
1.2.
SỨ MỆNH
 Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách

hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa
dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm.
 Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với
nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp
thành đạt.
 Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thơng qua việc triển
khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc
áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo
1.3.

tiêu chuẩn quốc tế.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Giá trị Techcombank cam kết mang lại cho khách hàng trong nhiều năm

qua bao gồm:
 Khách hàng là trọng tâm

“Vì chúng ta chỉ thành cơng khi khách hàng thành công”
 Đổi mới và sáng tạo

"Để luôn dẫn đầu"

10



 Hợp tác vì mục tiêu chung

“Tạo nên sức mạnh tập thể để mang lại kết quả vượt trội cho cả cá nhân
lẫn tổ chức"
 Phát triển bản thân

“Để có khả năng nắm bắt cơ hội phát triển cùng với tổ chức”


Làm việc hiệu quả
"Để mang lại thành công lớn hơn với nguồn lực phù hợp”

1.4.

LỊCH SỬ
Techcombank được thành lập năm 1993, trong bối cảnh nền kinh tế đang

chuyển mình từ chế độ kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Tại thời
điểm đó, Việt Nam thực hiện nhiều cải cách và đã cho thấy những thay đổi kinh
tế ngoạn mục, trong đó nổi bật là tăng trưởng GDP đã tăng gấp hai lần trong thập
kỷ trước.
Với số vốn điều lệ ban đầu chỉ 20 tỷ Việt Nam đồng, Techcombank hôm
nay đã trở thành ngân hàng lớn hàng đầu về vốn điều lệ. Sự thành công của
chúng tôi đến từ chiến lược tập trung giải quyết nhu cầu luôn thay đổi của khách
hàng. Đến nay, Techcombank đã cung cấp nhiều loại sản phẩm, dịch vụ đa dạng
cho hơn 6 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam.
Với 1 trụ sở chính, 2 văn phịng đại diện và 314 điểm giao dịch tại 45 tỉnh
thành trên cả nước, không chỉ đáp ứng nhu cầu giao dịch ngân hàng thơng

thường mà cịn đảm bảo nhu cầu an tồn tài chính cho người Việt. Năm 2018,
trong số 9 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) lớn nhất cả nước,
Techcombank là ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ doanh thu ngồi lãi, chi phí trên
doanh thu, lợi nhuận rịng trên tài sản, và thu nhập hoạt động trung bình trên mỗi
cán bộ nhân viên.
Với Techcombank, khi chúng tôi đặt ra tầm nhìn trong tương lai, thành
cơng khơng chỉ phải là đích đến cuối cùng mà cịn là dấu ấn của cả một quá trình
chuyển đổi. Năm 2018 cũng đánh dấu một cột mốc quan trọng, khi Techcombank
11


hoàn thành thương vụ IPO lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, và
tiến hành niêm yết trên Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Sự tham gia của các
nhà đầu tư chiến lược đã củng cố thêm vị thế của Techcombank. Chúng tôi xin
cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của họ trên chặng đường đi đến một tương lai lớn
mạnh hơn.
Techcombank sẽ không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Dù đó là khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp, mục tiêu của
Techcombank là trở thành điểm tập trung cho mọi giải pháp tài chính. Với tầm
nhìn và sứ mệnh của Techcombank là trở thành ngân hàng số 1 của Việt Nam,
đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp Việt Nam trên con đường chinh phục
những ước mơ.
1.5.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Chức vụ

Họ và tên
Ơng Hồ Hùng Anh


Chủ tịch

Phó chủ tịch

Ơng Đỗ Tuấn Anh

12

Tiểu sử
Tốt nghiệp kỹ sư điện tử tại
Liên Bang Nga, ông Hồ
Hùng Anh tham gia quản trị
Ngân hàng với các vị trí
khác nhau trong Hội đồng
Quản trị Ngân hàng từ năm
2004. Ông là Chủ tịch
HĐQT Techcombank từ
tháng 05/2008 tới nay
Tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý
tài sản đầu tư tại Đại học
tổng hợp Quản lý Singapore
và cử nhân Ngoại ngữ - Đại
học Ngoại ngữ Hà Nội. Ơng
Đỗ Tuấn Anh đã có nhiều
năm kinh nghiệm làm việc
trong lĩnh vực ngân hàng và
đảm nhiệm nhiều vị trí quản
lý tại Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, Techcombank và

các tổ chức, doanh nghiệp
khác. Ông Đỗ Tuấn Anh là
thành
viên
HĐQT
Techcombank từ tháng
12/2012, và Quyền Tổng
Giám đốc Techcombank từ


Ông Nguyễn Cảnh Sơn
Phó chủ tịch

Ông Nguyễn Thiều Quang
Phó chủ tịch

Ơng Nguyễn Đăng Quang
Phó chủ tịch thứ
nhất

Thành viên

Ơng Lee Boon Huat

13

tháng 08/2013 đến tháng
3/2015. Ông Đỗ Tuấn Anh
là thành viên thường trực
HĐQT Techcombank từ

tháng 04/2015 đến nay.
Tốt nghiệp Kỹ sư xây dựng
tại Liên Bang Nga, ông
Nguyễn Cảnh Sơn là thành
viên HĐQT Techcombank
từ 05/2008 tới 03/2009. Từ
tháng 04/2009 tới nay là
Phó chủ tịch HĐQT
Techcombank
Tốt nghiệp Kỹ sư xây dựng
tại Liên Bang Nga, ông
Nguyễn Thiều Quang tham
gia quản trị Ngân hàng tại
các vị trí khác nhau trong
Hội đồng Quản trị Ngân
hàng từ năm 1999. Ơng là
Phó chủ tịch HĐQT
Techcombank từ 05/2008
tới nay
Tốt nghiệp Tiến sỹ kỹ thuật
về vật lý hạt nhân và trình
độ sau đại học về Quản trị
Tài chính tại Liên Bang
Nga, ông Nguyễn Đăng
Quang tham gia điều hành
và quản trị Ngân hàng với
các vị trí khác nhau từ năm
1995. Ơng là Phó chủ tịch
thứ
nhất

HĐQT
Techcombank từ 05/2008
tới nay
Tốt nghiệp Cử nhân kinh
doanh (ngành kế tốn) tại
Viện Cơng nghệ Tây
Australia (nay là Đại học
Curtin). Ơng Lee Boon Huat
đã có nhiều năm kinh
nghiệm làm việc trong lĩnh
vực ngân hàng và đảm
nhiệm nhiều vị trí quản lý
tại Ủy ban tiền tệ Singapore
và các tổ chức tài chính lớn


Ông Saurabh Narayan Agarwal

Ông
Saurabh
Narayan
Agarwal là Thành viên
HĐQT Techcombank từ
tháng 4/2019. Ông có nhiều
năm kinh nghiệm làm việc
trong lĩnh vực tài chính, đầu
tư tài chính và đảm nhiệm
các vị trí quản lý sau: Giám
đốc Công ty McKinsey,
New Delhi, Ấn Độ và New

Jersey, Hoa Kỳ; Giám đốc
Warburg Pincus New York,
Hoa Kỳ và Singapore.

Thành viên

Thành viên

như: Ngân hàng Hồng Kông
Thượng Hải, Ngân hàng
Thương Mại Hồng gia,
Ngân hàng Hóa học, Ngân
hàng Standard Chartered.
Từ tháng 12/2012 đến tháng
04/2014, ông Lee Boon
Huat là thành viên HĐQT
độc lập. Từ tháng 05/2014
đến nay, ông là thành viên
HĐQT của Techcombank.
Tốt nghiệp Cử nhân chuyên
ngành Công nghệ, Kỹ thuật
Điện và Thạc sỹ Công nghệ,
Vi Điện tử Học viện Công
nghệ Ấn Độ Bombay; Thạc
sỹ Quản trị kinh doanh
(MBA) Trường Quản trị
kinh doanh Harvard, Hoa
Kỳ.

Ông Nguyễn Nhân Nghĩa


Tốt nghiệp Kỹ sư Thiết kế cơng
trình trên sơng Trường Đại học
Thủy Lợi và Thạc sỹ Kinh tế Tài
chính tại Trường Đại học Tổng
hợp London. Được cấp chứng chỉ
CFA
(Chartered
Financial
Analyst), chương trình Phân tích
Tài chính chun nghiệp quốc tế
tại
Viện
CFA,
US.
Ơng đã có nhiều năm làm việc tại
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

14


Việt Nam và từng đảm nhiệm các
vị trí quản lý: Phó giám đốc - Sở
giao dịch 3 - Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam, Phó Tổng
giám đốc, Tổng giám đốc - Công
ty Liên doanh Quản lý Đầu tư
BIDV- Vietnam Partners (BVIM).


1.6.

Thành tựu

Năm 2020 Techcombank cũng đồng thời được vinh danh tại nhiều
giải thưởng uy tín như :





Ngân hàng cung cấp giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp vừa
và nhỏ;
Ngân hàng cung cấp sản phẩm cho vay mua nhà ở tốt nhất
Việt Nam 2020;
Ngân hàng có tỉ số ROA cao nhất hệ thống ngân hàng Việt
Nam;
Top 3 doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận tốt nhất 2019…

Bên cạnh đó, những thành tựu về quản trị hoạt động và quản trị rủi ro
của Techcombank cũng rất đáng ca ngợi.
McKinsey, công ty tư vấn quản trị hàng đầu thế giới đã xếp hạng
Techcombank trong top 25% doanh nghiệp đứng đầu về chỉ số sức khỏe tổ
chức (OHI - chỉ số theo dõi hiệu quả tài chính và hoạt động) tại khu vực
Đông Nam Á.
Trong 5 năm qua, Techcombank liên tục nâng cao tỉ suất sinh lời trên
tài sản (ROA) từ 0,8% trong năm 2015 lên 3% vào tháng 3/2020, đây là
mức cao nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Đồng thời, chi phí tín
dụng của Techcombank cũng được cải thiện mạnh mẽ từ 3,8% trong năm
tài chính 2015 xuống còn 0,5% vào cuối năm 2019.

Cuối tháng 7/2020, Techcombank là một trong những ngân hàng đầu
tiên của Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn của Basel II và đến hết quí I, tỉ lệ an
toàn vốn (CAR) của ngân hàng đạt 16,6%, mức cao nhất hệ thống.

15


2. ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK)
2.1.

Bảng cân đối kế toán hợp nhất

Đối với phương pháp định giá giá trị theo tài sản thuần:
Dữ liệu đầu vào được lấy từ báo cáo tài chính tại thời điểm định giá và
thực hiện đánh giá lại thông qua tài sản, công nợ hiện hữu của doanh
nghiệp. Để xác định giá trị tài sản thuần theo giá thị trường, cần loại bỏ
những tài sản khơng cần thiết và khơng có khả năng đáp ứng yêu cầu kinh
doanh ra khỏi danh mục đánh giá và tiến hành định giá tài sản ngân hàng
thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam:
Bảng cân đối kế toán hợp nhất
Đơn vị: (Triệu Đồng)

16


30/9/2020 Triệu VNĐ
A
I
II

III
1
2
IV
1
2
VI
1
2
VII
1
2
VII
I
1
2
3
IX
4
5
X
1
a
b
2
a
b
XI
a
b

XII
1
2
3
4

TÀI SẢN
Tiền mặt và vàng
4.205.407
Tiền gửi Ngân hang nhà nước (NHNN)
9.728.941
Tiền gửi và các cấp tín dụng cho các tổ 26.597.264
chức tín dụng (TCTD) khác
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác
22.303.474
Cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng khác
4.293.790
Chứng khốn kinh doanh
10.054.880
Chứng khốn kinh doanh
10.063.292
Dự phịng chứng khốn kinh doanh
(8.412)
Cho vay khách hàng
228.667.892
Cho vay khách hàng
230.715.706
Dự phòng rủi ro cho vay khách hang
(2.047.814)
Hoạt động mua vay nợ

_
Mua nợ
1.682
Dự phòng rủi ro hoạt động mua nợ
(1.682)
Chứng khoán đầu tư
94.911.279
Chứng khoán đầu tư sẵn sang để bán
95.198.963
Chứng khốn dầu tư giữ đến ngày đáo hạn
200.000
Dự phịng chứng khốn đầu tư
(487.684)
Góp vốn, đầu tư dài hạn
11.806
Đầu tư dài hạn khác
12.466
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
(660)
Tài sản cố định
4.272.535
Tài sản cố định hữu hình
1.184.445
Ngun giá
2.065.130
Hao mịn
(880.685)
Tài sản cố định vơ hình
3.088.090
Ngun giá

3.837.044
Hao mịn
(748.954)
Bất động sản đầu tư
1.133.674
Ngun giá
1.435.699
Hao mòn
(302.025)
Tài sản khác
21.878.051
Các khoản phải thu
14.800.995
Các khoản khoản lãi, phí phải thu
5.988.496
Tài sản khác
1.321.618
Các khoản dự phịng rủi ro cho các tài sản có (233.058)
nội bảng khác
TỔNG TÀI SẢN
401.461.729

17


B
II
1
2
III

IV
VI
VII
1
2

VII
I
1
a
b
2
3
4
5

2.2.

NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
NỢ PHẢI TRẢ
Tiền gửi và vay các tổ chức tài chính, các
TCTD khác
Tiền gửi của các tổ chức tài chính, các TCTD
khác
Vay của các tổ chức tài chính, các TCTD khác
Tiền gửi của khác hàng
Các cơng cụ tài chính phái sinh và các
khoản nợ tài chính khác
Phát hành giấy tờ có giá
Các khoản nợ khác

Các khoản lãi, phí phải trả
Các khoản phải trả và công nợ khác

42.459.349
16.856.490
25.602.859
252.572.479
425.907
22.784.847
12.610.794
3.736.099
8.874.695

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ

330.853.376

VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn và các quỹ
Vốn
Vốn cổ phần
Thặng dư và vốn cổ phần
Các quỹ
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Lợi nhuận chưa phân phối
Lợi nhuận cổ đơng khơng kiểm sốt

35.477.962
35.001.400
476.562

5.172.187
(1.749)
29.503.180
456.773

TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU

70.608.353

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ
HỮU

401.461.729

Quy trình xử lý và tính tốn số liệu định giá:
Quy trình này thể hiện qua sơ đồ sau:

18


Dự kiến: Tốc độ tăng trường trong dài hạn



Tổng hợp và dự đốn: Doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh, …



Dự kiến các số liệu tài chính, kế tốn: dự kiến chỉ số tài chính, bảng cân đối kế tốn,…




Tổng hợp tính tốn dữ liệu



Định giá doanh nghiệp



2.3.

Giả định chung:

1. Giá chứng khốn của cơng ty đang được đầu tư tại thời điểm đánh giá lãi

15% so với số tiền đã đầu tư.
2. Vàng giảm giá nên giá trị vàng bạc của công ty giảm 150 triệu.
3. Cho vay khách hàng rơi vào tình trạng khó địi, trong đó khơng địi được

là 10%
4. TSCĐ hữu hình đánh giá lại theo giá thị trường tăng lên 175 triệu đồng
5. Tài sản có khác được đánh giá lại tăng 205 triệu đồng.
6. Góp vốn đầu tư dài hạn bị rút vốn, số tiền rút vốn là 50 triệu đồng.
7. Bất động sản đầu tư đánh giá lại theo thị trường tăng lên 100 triệu
2.4.

Đánh giá lại giá trị tài sản sau giả định:

Dựa vào những thay đổi ở trên chúng ta có thể đánh giá lại giá trị của một số tài

sản như sau:
-

Giá trị chứng khoán đầu tư ở thời điểm hiện tại lãi 10%

94.911.279 x 15%=1.436.691,85 ( triệu đồng)
- Cho vay khách hang rơi vào tình trạng khó địi là 10%
19


228.667.892 x 10%= 22.866.789,2 ( triệu đồng)
- Đối với lợi thế quyền thuê tài sản, giả sử tỉ suất hiện tại hố là 15% thì giá
trị lợi thế của quyền th tài sản có thể tính như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Năm

1

Giá thuê hiện hành trên thị trường
Giá thuê theo hợp đồng
Khoản tiền tiết kiệm được

Căn cứ vào bảng trên, giá trị lợi thế của quyền thuê tài sản được tính
bằng giá trị hiện tại của dòng tiền tiết kiệm được trong 10 năm. Sử dụng cơng
thức tính giá trị hiện tại của dịng tiền đều cuối kì:

=> Giá trị lợi thế của quyền thuê tài sản là: 5* 5,0187 = 25,094 (triệu
đồng)
Vậy tổng tài sản của Ngân hàng sau khi đánh giá lại là
VT = 401.461.792 + 1.436.691,85 – 150 – 22.866.789,2 + 175 + 205 -50 +

100 + 25,094 = 380.031.999,7
Tổng giá trị tài sản thuần của Ngân hàng sau khi đánh giá lại
V o = V T - VN
= Tổng tài sản – Các khoản nợ phải trả
= 380.031.999,7 – 330.853.376
= 49.178.623,7 (triệu đồng)

20


CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP
HOÀN THIỆN VIỆC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
THEO PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN
THUẦN
1. Thành lập cơ quan độc lập chuyên thực hiện công tác định giá.

Thành lập doanh nghiệp định giá để đảm bảo và tăng độ chính xác cho
việc định giá doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thẩm định giá sẽ được quyền
yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thơng tin, tài liệu, số liệu, có liên
quạn đến tài sản thậm định giá. Các công ty này cũng phải tuân thủ các tiêu
chuẩn thẩm định giá do Việt Nam quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật và
trước khách hàng về kết quả định giá của mình. Trường hợp kết quả thẩm định
giá không đúng, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật. Ngồi ra chính phủ cũng phải hồn thiện
khung pháp lí về trách nhiệm của các doanh nghiệp chuyên thực hiện phương
pháp định giá. Nghiêm cấm việc doanh nghiệp thẩm định giá thông đồng với đơn
vị được thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá, gợi ý hoặc nhân
các lợi ích với bất kì hình thức nào ngồi giá dịch vụ thẩm định giá, dùng lợi ích
vật chất, gây sức ép, mua chuộc đối với đơn vị được thẩm định giá nhằm làm sai
lệch kết quả.

2. Xây dựng hệ thống thông tin giá cả thị trường.

Theo phương pháp giá trị tài sản thuần giá trị doanh nghiệp được xác định
giá thị trường thuộc toàn bộ giá trị tài sản hiện có phục vụ SXKD của doanh
nghiệp vì vậy hệ thống thông tin giá cả thị trường là rất quan trọng trong việc
định giá doanh nghiệp bằng phương pháp giá trị tài sản thuần.
3. Kết hợp với các phương pháp khác để định giá doanh nghiệp.

Trong thực tiễn áp dụng phương pháp giá trị tài sản thuần bộc lộ nhiều hạn
chế như việc xác định giá trị doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp lớn thường
phức tạp, tốn kém chi phí,…, chưa phản ánh các yếu tố phi vật chất của doanh
nghiệp như trình độ quản lí, điều hành,…, vì vậy khi tiến hành định giá doanh
21


nghiệp nên kết hợp phương pháp này với các phương pháp khác để tăng tính hiệu
quả của việc định giá.
4. Đào tạo các sinh viên thi tốt nghiệp đáp ứng các tiêu chí định giá viên,

đồng thời thực hiện đào tạo tại chỗ và nâng cao các cán bộ định giá
hiện có.
Một trong những nhân tố quyết định thành cơng trong quá trình định giá là
đội ngũ định giá viên. Vì là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên định giá
viên phải là người có kiến thức chuyên sâu về việc định giá, năng động trong
việc xử lí các mối quan hệ, các tình huống phát sinh. Ngồi ra, do tính chất đặc
biệt của việc định giá, ngồi những tố chất kể trên, định giá viên còn cần phải
đáp ứng một số yêu cầu đặc thù của nghề nghiệp.
 Thứ nhất: tính kỉ luật tuân thủ tiêu chuẩn về định giá, chịu trách nhiệm

trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá bảo

đảm tính độc lập về chun mơn nghiệp vụ và tính trung thực, khách quan
của hoạt động định giá bảo mật các thông tin của đơn vị được thẩm định
giá…
 Thứ hai: tính trung thực, định giá viên khơng được nhận bất kì một khoản
tiền hoặc các lợi ích nào khác từ tổ chức các nhân có nhu cầu thẩm định
giá ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định không
đúng các điều khoản của hợp đồng định giá,…
Đào tạo đội ngũ định giá viên hiện có đồng thời phải nâng cao chất lượng
cho sinh viên theo học chuyên ngành định giá. Đảm bảo cho sinh viên có các kĩ
năng về thu thập và phân tích thơng tin thị trường tài sản, xây dựng kế hoạch và
tổ chức việc thẩm định giá trong đó có thẩm định giá doanh nghiệp.

22


Biên bản đánh giá thành viên
ST
T

Họ và tên

108

Nguyễn Quốc Trung

109

Nguyễn Thành Trung

110


Đỗ Cẩm Tú

111

Trần Ngọc Tú

112

Đào Thị Thu Uyên

113

Lương Minh Vũ

114

Nguyễn Thị Lan Vy

115

Nguyễn Hương Xuân

Ghi chú

23

Điểm tự
đánh giá của
các cá nhân


Điểm nhóm
trưởng đánh
giá



×