Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN PP DAY HOC MON SINH THUC HANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.02 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT CÁC TIẾT THỰC HÀNH </b>


<b> MÔN SINH HỌC 9</b>



<b>I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>


1.Lý do khách quan:


Nhiệm vụ ở trường THCS là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người làm
chủ đất nước trong tương lai. Đây là những chủ nhân tương lai có trình độ văn hố,
khoa học kỹ thuật tồn diện, có sức khoẻ, sự thông minh, cần cù, sáng tạo để xây
dựng XHCN.


Để có được điều đó cần đến vai trò rất quan trọng của người thầy. Thầy phải là
người có trình độ chun mơn, nghiệp vụ vững vàng, có lịng nhiệt tình, tâm huyết
nghề nghiệp, bên cạnh đó thầy phải biết vận dụng phù hợp các phương pháp dạy –
học với từng kiểu bài, từng nội dung kiến thức để giúp học sinh vận dụng tốt kiến
thức lí thuyết vào thực hành và thực tiễn cuộc sống.


2. Lý do chủ quan


Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học trong nhiều năm liền tôi
nhận thấy việc vận dụng lý thuyết học tập của học sinh vào các bài thực hành và thực
tiễn cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.Từ đó tơi suy nghĩ,tìm tịm phương pháp dạy
học phù hợp cho kiểu bài thực hành. Khi tôi áp dụng phương pháp này dạy thử vài tiết
thực hành thì đạt kết quả rất khả quan. Vì vậy tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.


3. Mục đích nghiên cứu:


Qua nghiên cứu tôi muốn nêu lên vấn đề là làm thế nào để 1 tiết dạy thực hành
đạt hiệu quả cao, giúp HS khơng khó khăn vướng mắc khi làm thực hành. Ta đã biết
mục đích của giáo dục không chỉ đơn thuần là giúp HS nắm bắt tri thức mà phải


hướng dẫn các em cách tiếp thu và vận dụng tri thức như thế nào.


Vì vậy, qua nghiên cứu tôi muốn nêu ra một vài ý kiến về vấn đề dạy một tiết
thực hành sinh học như thế nào để thu được hiệu quả cao nhất.


4. `Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu ở đây là vấn đề dạy 1 tiết thực hành trong chương trình sinh
học lớp 9 - Đối tượng nhận thức là học sinh lớp 9 do tôi trực tiếp giảng dạy.


*Phạm vi nghiên cứu.


Vấn đề tơi trình bày được hình thành qua 13 bài thực hành đã học trong chương
trình sinh học lớp 9:


Bài 1: Tính xác suất xuất hiện trong các mặt của đồng xu.


(Vận dụng giải thích quy luật Di truyền của MenĐen)
Bài 2: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể.


Bài 3: Quan sát và lắp mơ hình ADN.
Bài 4: Nhận biết một vài dạng đột biến.
Bài 5: Quan sát thường biến.


Bài 6: Tập dượt thao tác giao phấn.


Bài 7: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật ni và cây trồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Bài 10 + 11: Hệ sinh thái.



Bài 12 + 13: Tìm hiểu tình hình mơi trường địa phương.
5.Phương pháp nghiên cứu.


- Các phương pháp: Quan sát, mơ tả, thí nghiệm, thực nghiệm.


- Phương pháp tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu các hiện tượng
sinh học.


- Phương pháp hướng dẫn HS tự lực tham gia vào các hoạt động học tập.


- Tạo điều kiện cho HS bộc lộ khả năng nhận thức, trình bày và tự bảo vệ ý kiến
của mình khi thảo luận, tranh luận.


- Khuyến khích HS thắc mắc, nêu tình huống có vấn đề và tham gia giải quyết
vấn đề khi quan sát cũng như khi tiến hành thực hành, thí nghiệm, làm báo cáo.


<b>II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.</b>


1/<i><b>Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu</b></i>


a. Cơ sở pháp lý


- Thực hành, thí nghiệm (THTN) theo lơ gíc nghiên cứu thì bản thân nó là
nguồn tri thức mới cho HS, nó là điểm xuất phát cho q trình tìm tịi của HS để đi
đến việc hình thành kiến thức mới.


- Trong bài thực hành thì TN lại là nguồn kiến thức vừa có vai trị xây dựng cái
mới, vừa có vai trị củng cố, hoàn thiện và kiểm chứng, chứng minh một vấn đề đã
được nhắc đến.



- Bằng hệ thống câu hỏi có tính chất định hướng GV đã kích thích hứng thú, sự
tìm tòi độc lập sáng tạo của HS.


- Bằng tài liệu quan sát được từ TN do GV biểu diễn hoặc bản thân HS tự tiến
hành, giúp HS có thể phân tích, so sánh, thiết lập mối quan hệ nhân quả, trả lời các
câu hỏi để đi tới các kết luận khái quát, phản ánh bản chất của vấn đề hay hiện tượng
sinh học.- Biểu diễn thí nghiệm là phương pháp quan trọng nhất để tổ chức học sinh
nghiên cứu, giải thích các hiện tượng sinh học.


b. Cơ sở lí luận


- TN là mơ hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá
trình nhận thức của HS.


- TN là cầu nối giữa lí thuyết và thực hành để đi đến thực tiễn. Vì vậy nói là
phương pháp, phương tiện duy nhất giúp hình thành ký năng, kĩ xảo thực hành là cơ
sở của tư duy kĩ thuật.


- TN giúp HS đi sâu tìm hiểu bản chất các hiện tượng, các quá trình sinh học.
- TN do GV biểu diễn là mẫu mực về thao tác là cơ sở chuẩn kiến thức để HS
quan sát, nhận xét và bắt chước. Dần dần, khi HS biết cách và tự tiến hành được TN
đó là cơ sở đối chứng giúp HS hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành TN, phát hiện
kiến thức.


- TN có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức của HS với các mức
độ khác nhau: Thông báo, tái hiện (bắt chước) tìm tịi bộ phận, giải thích, chứng minh,
nghiên cứu tìm kiến thức mới…


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

TN có thể tiến hành trên lớp, trong phịng TN, ngồi vườn, ngoài đồng ruộng hoặc tại


nhà.


c. Cơ sở thực tiễn


Thực hành thí nghiệm nghiên cứu gồm các bước sau:
+ Giới thiệu mục đích, yêu cầu TH – TN


+ Tổ chức phân tích các điều kiện TN.


+ Giới thiệu các bước, các thao tác tiến hành TN.


+ Giới thiệu các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá trình TN.
+ Thiết lập các mối quan hệ nhân – quả từ kết quả TN.


- Để HS nắm được mục đích, điều kiện THTN, GV nên giới thiệu trước cho HS,
cách tốt nhất là để HS tự xác định. Quan sát TN là hoạt động nhận thức tự lực của HS
ở đây, thầy chỉ có vai trị là người cố vấn, theo dõi, giám sát và là trọng tài ghi nhận
những thành tích phát hiện tri thức của HS.


- Việc rút ra kết luận, báo cáo thu hoạch là giai đoạn cuối cùng, quan trọng nhất
trong quá trình THTN tức là sau khi HS THTN giải thích các hiện tượng, quá trình SH
xảy ra 1 cách phù hợp lơ gíc đáp ứng mục đích, u cầu đề ra ban đầu thì vấn đề đã
được giải quyết.


Mong muốn duy nhất của tơi là có được phương pháp giảng dạy tốt nhất cho
mình, các giáo viên khác và HS cùng tham khảo để có được kết quả cao nhất trong
giảng dạy và học tập.


2/ <i><b>Thực trạng của đề tài nghiên cứu </b></i>



a. Khái quát phạm vi


Vấn đề tơi trình bày được hình thành qua 13 bài thực hành đã học trong chương
trình sinh học lớp 9:


Bài 1: Tính xác suất xuất hiện trong các mặt của đồng xu.
(Vận dụng giải thích quy luật Di truyền của MenĐen)
Bài 2: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể.


Bài 3: Quan sát và lắp mơ hình ADN.
Bài 4: Nhận biết một vài dạng đột biến.
Bài 5: Quan sát thường biến.


Bài 6: Tập dượt thao tác giao phấn.


Bài 7: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật ni và cây trồng.


Bài 8 + 9: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên
đời sống sinh vật.


Bài 10 + 11: Hệ sinh thái.


Bài 12 + 13: Tìm hiểu tình hình mơi trường địa phương.
b. Thực trạng của đề tài nghiên cứu


Thực trạng của quá trình dạy tiết thực hành sinh học ở trường THCS Nguyễn văn
Tố


- GV và HS phải tận dụng triệt để 45’ trên lớp để tổ chức giảng dạy và học tập,
có như vậy mới phát huy hết vai trị tổ chức, hướng dẫn của GV, mới đảm bảo cho HS


tiếp thu hết kiến thức của tiết học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hoạt động, sau khi đã nhận được mục đích, yêu cầu của tiết thực hành HS lập tức hoạt
động nhóm để tiến hành các TN tìm tịi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.


Đối với môn sinh học việc chuẩn bị tốt đồ dùng, mẫu vật cho 1 tiết thực hành là
yếu tố quan trọng quyết định sự thành cơng của bài học.


- Qua q trình học tập kết quả thu được có tới trên 90% số học sinh thực hiện
tốt các yêu cầu, viết được báo cáo thu hoạch, được giáo viên đánh giá, cho điểm ghi
nhận kết quả hoạt động.


c.Nguyên nhân thực trạng:


Từ thực tế điều kiện dân trí và kinh tế của một xã thuộc khu vực nông thôn,
điều này dẫn tới HS cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện 1 tiết thực hành.
Giáo viên cũng gặp khó khăn trong giảng dạy. Nguyên nhân dẫn đến kết quả của các
bài thực hành chưa đạt được đến mức mong muốn là do: Thiếu đồ dùng, trang thiết bị
thiết yếu cho một số tiết thực hành, HS khó khăn về kinh tế nên chưa chuẩn bị tốt
các mẫu vật theo u cầu.


Do chương trình có sự phân phối ở một số bài chưa phù hợp với thực tế, tình
hình mùa vụ của địa phương.


Mặt khác môn sinh học là một khoa học thực nghiệm, môn khoa học mở, luôn
luôn mới và rất trừu tượng.


Các em phải tự làm TN để tìm kiến thức, qua phương pháp hoạt động nhóm,
HS phải tích cực để tìm tịi, làm TN để đi đến kết luận, giải quyết các vấn đề đặt ra
một cách độc lập sáng tạo, làm được báo cáo thu hoạch theo yêu cầu tránh những hạn


chế trong học tập. Tuy nhiên không phải tất cả các em đều làm được TN, đều viết
được báo cáo, không phải giáo viên nào cũng dạy thành công các bài thực hành theo
yêu cầu.


3/ <i><b>Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài </b></i>


a.Cơ sở đề xuất các giải pháp


Qua nghiên cứu tôi muốn nêu lên vấn đề là làm thế nào để 1 tiết dạy thực hành đạt
hiệu quả cao, giúp HS thốt khỏi những khó khăn vướng mắc khi làm thực hành. Ta
đã biết mục đích của giáo dục không chỉ đơn thuần là giúp HS nắm bắt tri thức mà
phải hướng dẫn các em cách tiếp thu và vận dụng tri thức như thế nào.


Những yêu cầu sư phạm của thực hành & thí nghiệm.Khi tiến hành biểu diễn TN –
THTN, GV phải đặt vấn đề rõ ràng, giải thích cụ thể mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của
TN.


b.Các giải pháp chủ yếu


- Cần hướng dẫn HS ghi chép vào vở những hiện tượng xảy ra trong quá trình
THTN. Những tài liệu ghi chép được trong quá trình quan sát là rất cần thiết để HS có
các dữ kiện làm cơ sở giải thích, khái quát rút ra những kết luận đáp ứng mục tiêu,
yêu cầu của bài đồng thời trả lời các câu hỏi và bài tập đề ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Sau khi THTN cần tổ chức cho HS thảo luận theo hệ thống câu hỏi và kết quả
quan sát thu được sau khi THTN. Sau khi thảo luận nhất thiết GV phải nhận xét, đánh
giá và kết luận kiến thức chuẩn để HS điều chỉnh nhận thức nếu cần.


- Phối hợp một cách hợp lí THTN với lời nói của GV, tuỳ theo lơ gíc của sự
phối hợp này mà tính chất hoạt động nhận thức của HS khác nhau. Nếu ở phương


pháp THTN - nghiên cứu thì TN là nguồn thơng tin cho HS cịn lời nói của giao viên
giữ vai trị hướng dẫn thì trong phương pháp THTN - thơng báo tái hiện, lời nói của
GV là những thơng tin chính xác cịn TN chỉ là để minh hoạ, chứng minh, xác nhận
thông tin.


- Việc lựa chọn lơ gíc phối hợp giữa lời nói của giáo viên và THTN là tuỳ thuộc
vào mức độ phức tạp của nội dung nghiên cứu, vào năng lực tư duy và trình độ của
mỗi HS.


- Đối với những sự kiện, hiện tượng hay cơ chế đơn giản có thể rút ra kết luận
nhờ sự quan sát trực tiếp không cần suy luận bằng các thao tác lơ gíc phức tạp thì lời
nói của giáo viên chỉ có tính chất hướng dẫn sự quan sát chứ không phải là nguồn
cung cấp thông tin dạy - học.


- Như vậy, trong trường hợp nội dung bài đơn giản thì GV dùng lời nói giới
thiệu trước, sau đó biểu diễn TN minh hoạ hoặc cho HS tự làm TN - quan sát để nhận
biết kiến thức.


Còn đối với những hiện tượng phức tạp thì nên tổ chức cho HS quan sát THTN
theo lơ gíc nghiên cứu, như vậy sẽ có hiệu quả rèn luyện trí thơng minh, tư duy sáng
tạo để hình thành kĩ năng, kĩ xảo do HS phải sử dụng các biện pháp trí tuệ, HS sẽ lĩnh
hội tri thức một cách chủ động, sâu sắc hơn. Đây chính là hiệu quả của THTN trong
dạy tiết thực hành sinh học 9.


Trong phương pháp này lời nói của GV có 3 chức năng:


+ Hướng dẫn HS quan sát để nắm vững những giai đoạn chính của hiện tượng.
+ Hướng dẫn HS chủ động kiến thức lí thuyết đã học để giải thích, kết luận hiện
tượng quan sát được trong bài thực hành.



+ Trên cơ sở thu được kết quả quan sát TN, HS tự rút ra kết luận.
* Các bước lơ gíc khi thực hành – thí nghiệm.


- Bước 1: Đặt vấn đề.


Thông báo đề tài nghiên cứu, nêu mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu để kích thích sự
tự giác và hứng thú ban đầu của người học.


- Bước 2: Phát hiện vấn đề.


Nêu mục đích cụ thể hơn, vạch rõ những thành phần cấu thành chủ đề nghiên
cứu để có sự định hướng cụ thể.


- Bước 3: Đề xuất giả thiết của đề tài, dự đoán các phương án giải quyết, vạch
ra kế hoạch giải quyết.


- Bước 4: Thực hiện kế hoạch giải quyết.
- Bước 5: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch.


Nếu kết quả thực hiện kế hoạch không phù hợp với giả thiết khoa học đã nêu ra
thì quay lại bước 3, đề xuất giả thiết khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Bước 6: Phát biểu kết luận.


c. Những điều cần lưu ý khi THTN.


- TN nghiên cứu nhất thiết phải có phần đối chứng để kiểm tra kết quả TN, giúp
HS tìm được mối quan hệ nhân quả của các hiện tượng xảy ra trong TN. Việc xác định
yếu tố TN và đối chứng được thực hiện ở bước 4&5 với các TN minh hoạ thì đơn giản
hơn khơng nhất thiết phải có đối chứng.



- Phải đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học của việc biểu diễn TN như: Nơi bối trí
TN phải đủ ánh sáng, cả lớp phải quan sát rõ được, các thao tác TN phải thành thạo,
bảo đảm TN thành cơng, dự đốn trước những thắc mắc của HS có thể đưa ra khi
quan sát TN, lường trước những thất bại có thể xảy ra để giải thích cho HS rõ nguyên
nhân, tránh làm mất lòng tin đối với HS.


- Trong dạy- học sinh học có thể có những TN dài ngày nên có thể bố trí ở vườn
trường, góc sinh giới, trong chuồng trại, ruộng TN (loại TN trong bài TH “tập dượt
thao tác giao phấn”- Tiết 41 đầu học kỳ II). Có loại TN chỉ đòi hỏi thời gian ngắn (TN
về sinh lý - sinh hố) có thể thực hiện ngay tại lớp.


- Đối với TN diễn tả cùng một bản chất hay cùng một quy luật trong những điều
kiện khác nhau, GV nên biểu diễn song song để cho hiệu quả cao hơn hình thức biểu
diễn lần lượt từng TN.


*ứ ng dụng thực tiễn trong công tác giảng dạy.
Quá trình áp dụng của bản thân.


Trong thực tế giảng dạy, tôi đã vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong
dạy học sinh học, đặc biệt là bài thực hành. Biến HS thành chủ thể của quá trình học
tập, đưa các em vào vị trí chủ động, địi hỏi các em phải tích cực suy nghĩ, tư duy
bằng những câu hỏi có tính chất nêu vấn đề, gợi mở những tình huống có vấn đề được
đưa ra.


Ví dụ: Bài thực hành - Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng xu.
Thực chất vấn đề rất đơn giản:


- GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu của bài học.



- Hướng dẫn học sinh làm theo nhóm (trực tiếp TN)
+ Gieo 1 đồng kim loại.


+ Gieo 2 đồng kim loại.


- Thống kê kết quả vào bảng mẫu.


Vấn đề bắt đầu phát sinh ở chỗ GV yêu cầu HS.
- Từ kết quả trên bảng  liên hệ.


+ Kết quả gieo 1 đồng xu (Bảng 6.1) gợi cho ta điều gì về tỷ lệ các loại gia tử
sinh ra từ con lai F1 (A a).


+ Kết quả gieo 2 đồng xu (Bảng 6.2) gợi cho ta liên hệ tới điều gì về tỷ lệ kiểu
gen ở F2 trong lai 1 cặp tính trạng của MenĐen?


Qua đó từ kết quả của THTN đòi hỏi HS phải vận dụng tư duy liên hệ sang để
giải thích một vấn đề khác không nhắc đến khi THTN.


<b>III. PHẦN KẾT LUẬN</b>


1. Kết quả nghiên cứu


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Khi chưa áp dụng tôi dạy những bài thực hành đầu ở học kỡ I Số HS nắm bắt
kiến thức một cách hời hợt, thụ động, chủ yếu là trông dựa vào các bạn khác làm để
chép cho có đủ bài, khơng hiểu bản chất vấn đề, khơng giải thích được hiện tượng xảy
ra. Chỉ có khoảng 55% các em làm được THTN và tự viết được báo cáo.


- Khi áp dụng: Hầu hết các em được kích thích hứng thú học tập, chủ động
tham gia THTN và giải thích thảo luận kết quả.Số em viết hoàn thiện báo cáo thu


hoạch và giải thích một cách tương đối sâu sắc các vấn đề xảy ra là trên 95%. Các em
đều rất thích khi có giờ thực hành vì các em được làm chủ, được độc lập nghiên cứu,
tranh luận và bảo vệ vấn đề mình tranh luận.


2. Kiến nghị đề xuất


- Đề tài này của tôi gắn liền với thực tiễn cơng tác giảng dạy ở trường THCS.
Nó góp phần khắc phục những khó khăn, yếu kém của HS trong q trình học tập 1
tiết TH nói riêng và bộ mơn sinh học nói chung.


- Q trình thực nghiệm trong thực tế giảng dạy tôi đã thu được kết quả rất khả
quan, với rất nhiều đối tượng khác nhau.Vì vậy tơi nhận thấy chun đề này của tơi có
tính khả thi cao. Tơi tiếp tục áp dụng chun đề này để dạy ở học kì II.


Trên đây là những điều tôi thu được qua thực nghiệm nghiên cứu và thực tế
giảng dạy.Tuy nhiên trong q trình trình bày khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong sự đóng góp của BGH, tổ chun môn và bạn bè đồng nghiệp.


<i><b> </b></i>Nguyễn phích,ngày 26 tháng 12 năm 2010
Người viết




</div>

<!--links-->

×