Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

(Bài thảo luận) Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.9 KB, 23 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHĨM 05
(Lần 1)

Hình thức họp nhóm: Online
Thời gian: 08/04/2021
Thành phần tham gia:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Nguyễn Việt Hưng (Nhóm trưởng)
Lê Thị Hường (Thư kí)
Vũ Tun Hồng
Phan Thị Huệ
Nguyễn Văn Hùng
Vũ Thị Hương
Bùi Thanh Hương
Nguyễn Ngọc Hưng
Nguyễn Linh Hương

Vắng mặt: 0
Nội dung họp: Các thành viên cùng nhau chọn một đề tài. Nhóm trưởng lên đề cương


tạm thời, các thành viên cùng phân tích và chỉnh sửa, và chốt đề cương cuối cùng của
đề tài.
Nhóm trưởng phân cơng nhiệm vụ, các thành viên trong nhóm xác nhận, nhất trí với
nhiệm vụ của mình và tiến hành làm việc cá nhân.

Thư kí
Lê Thị Hường

Nhóm trưởng
Nguyễn Việt Hưng


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHĨM 05
(Lần 2)

Hình thức họp nhóm: Online
Thời gian: 15/04/2021
Thành phần tham gia:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.


Nguyễn Việt Hưng (Nhóm trưởng)
Lê Thị Hường (Thư kí)
Vũ Tun Hồng
Phan Thị Huệ
Nguyễn Văn Hùng
Vũ Thị Hương
Bùi Thanh Hương
Nguyễn Ngọc Hưng
Nguyễn Linh Hương

Vắng mặt: 0
Nội dung họp: Nhóm trưởng nêu những lưu ý về đề tài. Các thành viên trong nhóm
xem xét và nêu những vướng mắc về phần làm cá nhân của mình.
Nhóm trưởng xem xét và chỉnh sửa phần làm của các thành viên, nhóm tiếp tục hồn
thành phần nội dung.

Thư kí
Lê Thị Hường

Nhóm trưởng
Nguyễn Việt Hưng


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHĨM 05
(Lần 3)


Hình thức họp nhóm: Online
Thời gian: 22/04/2021
Thành phần tham gia:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Nguyễn Việt Hưng (Nhóm trưởng)
Lê Thị Hường (Thư kí)
Vũ Tun Hồng
Phan Thị Huệ
Nguyễn Văn Hùng
Vũ Thị Hương
Bùi Thanh Hương
Nguyễn Ngọc Hưng
Nguyễn Linh Hương

Vắng mặt: 0
Nội dung họp: Tập trung tập hợp bài các thành viên, chỉnh sửa những thiếu sót dựa
vào những góp ý của các thành viên để tạo thành bài hồn chỉnh.

Thư kí
Lê Thị Hường


Nhóm trưởng
Nguyễn Việt Hưng

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN


STT

MÃ SINH
VIÊN

HỌ TÊN

CHỨC VỤ

1

18D160305

Nguyễn Việt Hưng

Nhóm trưởng, thuyết
trình

2

18D160167

Lê Thị Hường


3

18D160162

Vũ Tuyên Hoàng

4

18D160021

Phan Thị Huệ

5

18D160023

Nguyễn Văn Hùng

6

18D160096

Vũ Thị Hương

7

Bùi Thanh Hương
18D160166

8


18D160025

Nguyễn Ngọc Hưng

9

18D160094

Nguyễn Linh Hương

Thư kí

NHĨM
ĐÁNH
GIÁ

Thư kí, làm
powerpoint trình
chiếu
Xử lí Word

Nghiên cứu tài liệu,
hoàn thành Chương 1,
phản biện
Nghiên cứu tài liệu,
hoàn thành Chương 2
Nghiên cứu tài liệu,
hồn thành Chương 3,
phản biện

Tìm hiểu vấn đề
nghiên cứu, hoàn
thành chương 1 và
Kết luận
Nghiên cứu tài liệu,
hồn thành Chương 2
Nội dung Chương 1,
phản biện

Nhóm trưởng


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Bố cục đề tài.............................................................................................................2
B. NỘI DUNG............................................................................................................... 3
I. Cơ sở lý luận chung về Chiến lược kinh doanh quốc tế........................................3
1. Khái niệm chiến lược kinh doanh..........................................................................3
2. Vai trò chiến lược kinh doanh quốc tế...................................................................3
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh quốc tế...................................3
4. Các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế.........................................................4
4.1. Chiến lược quốc tế...............................................................................................4
4.2. Chiến lược toàn cầu.............................................................................................4
4.3. Chiến lược đa quốc gia........................................................................................4
4.4. Chiến lược xuyên quốc gia..................................................................................5
5. Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế......................................5
5.1. Mơ hình cấu trúc theo chức năng.......................................................................5
5.2. Mơ hình theo cấu trúc sản phẩm........................................................................5

5.3. Mơ hình theo cấu trúc theo khu vực địa lý........................................................5
5.4. Mơ hình theo sản phẩm-khu vực địa lý.............................................................6
6. Nguyên tắc quản lý trong doanh nghiệp kinh doanh quốc tế...............................6
6.1. Nguyên tắc quản lý tập trung.............................................................................6
6.2. Nguyên tắc quản lý phân quyền.........................................................................6
II.Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola......................................6
1. Những chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-cola từ trước những năm 1980
đến năm 2004...............................................................................................................6
1.1. Giai đoạn trước năm 1980..................................................................................6
1.2. Giai đoạn từ năm 1981-2000...............................................................................7
1.3. Giai đoạn từ năm 2000-2004...............................................................................9
2. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-cola hiện nay.......................................9
2.1. Phân tích cơ sở lựa chọn chiến lược...................................................................9
2.2. Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế.........................................................11
3. Cơ hội.…………....................................................................................................13
4. Khó khăn................................................................................................................ 13
III. Giải pháp về chiến lược kinh doanh của công ty Coca Cola..........................14
1. Chiến lược giá........................................................................................................14
2. Chiến lược sản phẩm.............................................................................................14
3. Chiến lược phân phối............................................................................................14
4. Chiến lược marketing............................................................................................14
5. Cá nhân hóa...........................................................................................................15
6. Xã hội hóa..............................................................................................................15
C. KẾT LUẬN............................................................................................................16

1


A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đối với các cơng ty trong điều kiện tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thị
trường toàn thế giới hiện nay, việc thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế khơng
cịn là một lựa chọn mà là một điều tất yếu. Thực hiện chiến lược kinh doanh quốc
tế nhằm khai thác và phát triển lợi thế cạnh tranh của cơng ty.
Khi nói đến thị trường nước giải khát nói chung và thị trường nước ngọt có gas
nói riêng, Coca Cola được hầu hết người tiêu dùng nghĩ tới đầu tiên. Ngày nay,
Coca Cola được biết đến là thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, có mặt tại hơn 200
quốc gia. Với mạng lưới phủ khắp toàn cầu tập đoàn nước giải khát này ngày càng
khẳng định vị thế của mình trên tồn thế giới. Khơng chỉ được biết đến về các sản
phẩm, Coca Cola còn là nhà tài trợ cho những hoạt động cộng đồng, cam kết mang
lại những điều tốt nhất cho khách hàng. Vậy điều gì đã mang lại thành cơng của
Coca Cola? Đó cũng chính là lý do nhóm 5 thực hiện thảo luận đề tài “ Phân tích
chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola ” để từ đó đưa ra những giải pháp để
phát triển thị trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định tác động của chính sách kinh doanh quốc tế đối
với tập đồn Coca Cola. Từ đó đưa ra những giải pháp mang tính chiến lược cho tập
đoàn để khắc phục và phát triển trong những năm tới để đạt được mục tiêu đề ra.
3. Bố cục đề tài.
Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh quốc tế
Chương II: Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola
Chương III: Giải pháp về chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn Coca Cola.

2


B. NỘI DUNG.
I. Cơ sở lý luận chung về Chiến lược kinh doanh quốc tế
1. Khái niệm chiến lược kinh doanh
“Chiến lược” là phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn, chiến

lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực
trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và kỳ vọng của
các nhà góp vốn.
Một chiến lược của doanh nghiệp có thể định nghĩa như các hoạt động mà nhà
quản lý thực hiện để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh quốc tế là :
-

Là tập hợp các mục tiêu, chính sách và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp
nhằm đảm bảo sự phát triển quốc tế của doanh nghiệp

-

Là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh và phát triển của cơng ty, nó bao
gồm các mục tiêu dài hạn mà công ty cần phải đạt được thông qua các hoạt động
kinh doanh quốc tế, các chính sách và các giải pháp lớn nhằm đưa hoạt động
quốc tế hiện tại của công ty phát triển lên một trạng thái mới cao hơn về chất.

2. Vai trò chiến lược kinh doanh quốc tế.
- Giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích, hướng đi của mình trong tương
lai, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp
- Giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời có
biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe dọa trên thương trường
kinh doanh.
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường vị thế của doanh
nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và bền vững.
- Tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra các quyết định phù hợp với
sự biến động của thị trường
- Là công cụ chia sẻ tầm nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp đối với các cấp quản lý
trực thuộc có thẩm quyền liên quan

- Thể hiện tính nhất quán & sự tập trung cao độ trong đường lối kinh doanh của
công ty, tránh lãng phí nguồn lực vào các hoạt động khơng trọng tâm.

3


- Là công cụ quản lý trong việc đánh giá tính khả thi/ xác định mức ưu tiên/ phân bổ
nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh chiến lược.
- Là cơ sở để xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, có
khả năng tự vận hành hướng tới các mục tiêu chiến lược đặt ra
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh quốc tế
-

Sức ép liên kết toàn cầu, tăng hiệu suất, giảm chi phí:
+ Tồn cầu hóa thị trường
+ Lợi ích hiệu quả của tiêu chuẩn hóa

-

Sức ép đáp ứng nhu cầu địa phương, địa phương hóa:
+ Sự khác biệt trong thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng.
+ Chính sách của chính phủ nước sở tại:


Chiến lược quốc tế (international strategy)



Chiến lược toàn cầu (global stategy)






Chiến lược đa nội địa/ chiến lược đa quốc gia
(multidomestic strategy/ multinational)
Chiến lược xuyên quốc gia (transnational strategy)

4. Các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế.
4.1. Chiến lược quốc tế
Các công ty theo đuổi chiến lược quốc tế sẽ cố gắng tạo ra giá trị bằng cách đưa
các kỹ năng giá trị và các sản phẩm đến thị trường nước ngoài, nơi mà các nhà cạnh
tranh bản địa thiếu những kỹ năng và sản phẩm này.
Điều khác biệt của các công ty này là họ kinh doanh sản phẩm phục vụ nhu cầu
của tồn thế giới nhưng họ khơng gặp phải các vấn đề về đối thủ cạnh tranh lớn hay
sức ép giảm chi phí. Các cơng ty này có xu hướng tập trung hóa hoạt động phát
triển sản phẩm như hoạt động nghiên cứu và phát triển tại nước sở tại. Tuy nhiên,
hầu hết các công ty áp dụng chiến lược quốc tế, trụ sở chính thường giữ sự kiểm
sốt tương đối chặt chẽ với chiến lược marketing và sản xuất.
Điều kiện áp dụng:
- Cơng ty có tiềm lực tài chính vững mạnh để có thể xây dựng lại tồn bộ hệ
thống sản xuất và phân phối ở thị trường nước ngồi đồng thời để tồn tại và đối phó

4


với các đối thủ cạnh tranh khi họ có những hành động làm ảnh hưởng tới công ty
như: giảm giá, khuyến mại…
- Cơng ty có khả năng tạo ra các sự khác biệt về kỹ năng sản xuất, sản phẩm mà
các đối thủ nội địa khó đáp ứng.

- Cơng ty hoạt động trong lĩnh vực có sức ép giảm giá thấp
- Sức ép yêu cầu đáp ứng địa phương thấp
4.2. Chiến lược toàn cầu.
Là chiến lược tung ra các sản phẩm giống nhau và sử dụng cùng một chiến lược
marketing ở các thị trường quốc gia.
Mục tiêu chiến lược của họ là nhằm thực hiện chiến lược chi phí thấp trên quy
mơ tồn cầu. Khi đó, hoạt động sản xuất, marketing, nghiên cứu và phát triển sẽ
được đặt tại một số điểm thuận lợi.
Điều kiện áp dụng:
- Doanh nghiệp đủ tiềm lực về tài chính, nguồn nhân lực có chun mơn, kinh
nghiệm cao, trình độ quản lý chun nghiệp, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế
như am hiểu về văn hóa, pháp luật và chính trị của quốc gia sẽ kinh doanh.
- Chiến lược toàn cầu khả thi khi áp lực về đòi hỏi đáp ứng địa phương thấp
- Khi doanh nghiệp gặp sức ép giảm chi phí cao
4.3. Chiến lược đa quốc gia.
Chiến lược đa quốc gia có mục tiêu tăng khả năng sinh lời bằng cách khác biệt
hóa sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và thị hiếu khác nhau
của từng quốc gia.
Chiến lược này khiến các doanh nghiệp phải thực hiện một số hoạt động lặp đi
lặp lại, vòng đời sản phẩm ngắn, do đó rất khó để đạt được mục tiêu chi phí giảm.
Điều kiện áp dụng:
- Chiến lược đa quốc gia khơng thích hợp với các ngành mà cơng cụ cạnh tranh
bằng giá cả
- Thâm nhập vào các thị trường mà sức ép về địa phương hóa cao
4.4. Chiến lược xuyên quốc gia.
Chiến lược xuyên quốc gia là chiến lược giữa chiến lược đa quốc gia và chiến
lược toàn cầu.
Trong công ty xuyên quốc gia hiện tại, năng lực và kỹ năng cốt lõi khơng chỉ
thuộc về trụ sở chính mà có thể phát triển ở bất kỳ chi nhánh nào thuộc cơng ty trên
thế giới.

Sự khác biệt hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của thị trường từng khu vực
sẽ dẫn đến tăng chi phí, điều đó đi ngược lại với mục tiêu giảm chi phí của doanh
nghiệp.

5


Điều kiện áp dụng:
- Chiến lược xuyên quốc gia tập trung các nỗ lực chuyển giao các kỹ năng và
cung cấp theo nhiều chiều giữa các công ty con trên tồn cầu.
- Một cơng ty áp dụng chiến lược xun quốc gia phải cố gắng đạt được mục tiêu
chi phí thấp và lợi thế khác biệt.
5. Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
5.1. Mơ hình cấu trúc theo chức năng.
- Cách thức tổ chức công việc của doanh nghiệp khi sản phẩm của doanh nghiệp
có cùng công nghệ và các áp lực cạnh tranh phải theo đuổi chiến lược quốc tế
- Mơ hình này cho phép thành lập các bộ phận riêng biệt tập hợp nhân sự theo
chức năng truyền thống của doanh nghiệp nhưng ở các khu vực địa lý khác nhau
Hạn chế:
- Doanh nghiệp khơng thể thích nghi kịp theo các thay đổi của thị trường địi hỏi
có sự phối hợp giữa nhiều chức năng
- Khó xây dựng được mối quan hệ hiệu quả giữa việc sáng tạo tri thức với việc ra
quyết định nhằm tạo điều kiện cho sự phối hợp giữa các chức năng
- Việc ra quyết định phải dịch chuyển chậm vì thơng tin phải trải rộng tới hầu
khắp các cấp bậc cần xử lý thơng tin.
5.2. Mơ hình theo cấu trúc sản phẩm.
- Là cấu trúc tổ chức phân chia các hoạt động của cơng ty trên tồn thế giới theo
nhóm sản phẩm
- Cấu trúc này thích hợp đối với công ty cung các sản phẩm và dịch vụ đa dạng
- Mơ hình cấu trúc theo sản phẩm được thiết kế phù hợp với chiến lược tồn cầu.

5.3. Mơ hình theo cấu trúc theo khu vực địa lý.
- Theo cấu trúc này, mỗi bộ phận theo khu vực địa lý hoạt động như là một đơn
vị độc lập, với hầu hết các quyết định được phân chia cho người quản lý khu vực
hoặc quốc gia. Mỗi đơn vị có các phịng ban riêng
- Trụ sở chính của cơng ty mẹ ra quyết định về chiến lược tổng thể của công ty và
phối hợp các hoạt động của các cơ sở khác nhau.
- Cấu trúc theo khu vực là phù hợp nhất đối với các công ty coi mỗi thị trường
khu vực hay quốc gia là duy nhất.

6


- Phù hợp với chiến lược nội địa, đa quốc gia.
5.4. Mơ hình theo sản phẩm-khu vực địa lý.
- Cấu trúc này phù hợp với doanh nghiệp theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia.
6. Nguyên tắc quản lý trong doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
6.1. Nguyên tắc quản lý tập trung.
Quyết định được ban hành tập trung tại cấp cao nhất trong hệ thống quản lý và tại
một điểm, thường là ở trụ sở chính.
-Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp
- Đảm bảo các quyết định đưa ra thích hợp với các mục tiêu của cơng ty
- Cho phép những người có thẩm quyền thực hiện những thay đổi chủ yếu cần
thiết về cơ cấu tổ chức.
- Tránh được sự trùng lặp hoạt động khi các bộ phận khác nhau trong tổ chức tiến
hành những công việc tương tự nhau.
Hạn chế:
-

Nó khơng khuyến khích được ý tưởng của các nhân viên cấp dưới


- Không tạo được động lực phấn đấu cho nhân viên cấp dưới
6.2. Nguyên tắc quản lý phân quyền.
Quyết định được thực hiện ở các cấp thấp hơn trong hệ thống quản lý, thường là
ở các công ty lép vốn quốc tế (công ty bị một cơng ty nước ngồi khác có q nửa
số cổ phần kiểm soát). Tất nhiên là phân cấp ra quyết định tạo cho các công ty lép
vốn quyền tự chủ lớn hơn trong việc quản lý các hoạt động của mình.
Ưu điểm:
- Cho phép cấp quản lý cao nhất có thời gian để tập trung vào các vấn đề cốt yếu
và ủy quyền cho các cấp quản lý thấp hơn xử lý những vấn đề thơng thường
- Phát huy tính sáng tạo
- Tạo ra mức độ linh hoạt cao hơn, phản ứng nhanh hơn đối với những biến động
của môi trường
- Giúp tăng cường sự kiểm sốt
Hạn chế:
- Có thể xảy ra rủi ro cho tổ chức nếu cấp dưới có nhiều quyết định sai lầm
- Hạn chế việc phối hợp chéo giữa các đơn vị và khai thác được các lợi ích chiến
lược

7


- Các công ty con sẽ ưu tiên các dự án và hoạt động riêng của mình với mức cái
giá phải trả của hoạt động toàn cầu hay hoạt động chung
II. Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola
1. Những chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-cola từ trước những năm
1980 đến năm 2004.
1.1. Giai đoạn trước năm 1980
Coca-cola bắt đầu thâm nhập vào thị trường nước giải khát từ năm 1886. Với sự
thành công trên thị trường nước Mĩ, Coca Cola bắt đầu mở rộng hoạt động ra các
nước bên ngoài. Đến năm 1960, Coca Cola đã tăng gấp đơi số nhà máy đóng chai

và thâu tóm trên 60% thị trường nước ngọt thế giới. Vào thời gian này, Coca Cola là
thương hiệu dẫn đầu và đang thống lĩnh thị trường nước giải khát trên thế giới.
- Phân tích áp lực chi phí
Với sự thành công của các chiến lược Marketing, Coca Cola đã vượt xa các đối
thủ trong ngành. Ngoài ra, trong giai đoạn này, Pepsi-cola, được coi là đối thủ cạnh
tranh trực tiếp của Coca Cola trong ngành, đang gặp rất nhiều khó khăn. Một điều
quan trọng hơn hết, Coca Cola đã định vị thương hiệu của mình trong lịng khách
hàng. Trong giai đoạn này, Coca Cola đã bám rễ sâu trong tâm trí khách hàng và
khơng thể nào thay đổi. Do đó, áp lực giảm chi phí của Coca Cola vào giai đoạn này
không cao.
- Áp lực đối với yêu cầu của địa phương
Do lúc này Coca Cola mới bắt đầu xâp nhập vào thị trường nội địa của các quốc
gia khác. Để có những bước đi chắc chắn, tạo sự thuận lợi khi đặt chân lên các quốc
gia này, Coca Cola cần đáp ứng tốt nhu cầu ở từng địa phương để tạo sự chấp nhận
đối với sản phẩm này. Coca Cola đã nghiên cứu và đưa ra các dòng sản phẩm có
mức độ phù hợp cao với khẩu vị và thị hiếu của người dân địa phương.
- Kết luận
Qua phân tích hai nhóm áp lực trên, vào giai đoạn này, Coca Cola áp dụng
Chiến lược đa thị trường nội địa. Các hoạt động kinh doanh được cấp cho một mức
độ độc lập cao để quản lý các hoạt động của chính họ khi họ thấy phù hợp. Do đó,
các cơng ty ở nội địa đã đáp ứng tốt yêu cầu địa phương.
1.2. Giai đoạn từ năm 1981-2000
- Phân tích áp lực giảm chi phí
Vào thời gian này, các đối thủ của Coca Cola đã lần lượt tấn công vào thị
trường nước giải khát mà Coca Cola đang thống trị. Đặc biệt là Pepsi-cola. Trong
giai đoạn này, thị phần của Coca Cola vẫn đứng yên trong khi Pepsi lại liên tục tăng
trưởng .
Sau thất bại của Coca Cola qua việc tung ra thị trường dòng sản phẩm mới:
New Coke, Coca Cola đứng trước nguy cơ rất lớn trong việc đánh mất thương hiệu
của mình trong tâm trí khách hàng cũng như đánh mất thị phần vào tay đối thủ..

Do đó, điều quan trọng nhất đối với Coca Cola lúc này là giành lại thị phần. Đối
với mặt hàng nước giải khát, cạnh tranh chủ yếu dựa trên chi phí thấp nên Coca

8


Cola phải đối mặt với áp lực giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh
tranh so với đối thủ.
- Phân tích áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương
Trong giai đoạn này, khi sản phẩm nước giải khát của Coca Cola đã chiếm được
thị trường rộng khắp thế giới, nhu cầu về sản phẩm của Coca Cola rất lớn. Ở giai
đoạn này, người ta sử dụng Coca Cola như một thức uống toàn cầu, một cách thức
để hòa nhập vào với xu hướng của thế giới.
- Kết luận
Qua phân tích hai nhóm áp lực cạnh tranh: áp lực giảm chi phí cao, và áp lực
đáp ứng yêu cầu địa phương thấp, từ đó, Coca-cola đã lựa chọn Chiến lược Toàn
cầu. Chiến lược này cùng với khẩu hiệu: “Think global, act global”, đã đẩy Cocacola trở thành một cơng ty tồn cầu, tập trung rất nhiều các hoạt động quản lý và
tiếp thị tại các trụ sở công ty, tập trung vào thương hiệu cốt lõi, và mua cổ phần sở
hữu các cơng ty đóng chai nước ngồi.
Chiến lược tồn cầu hóa giúp Coca-cola khai thác thị trường quốc tế đầy tiềm
năng. Hơn nữa, áp dụng chiến lược tồn cầu hóa, Coca-cola có thể quản lí được chất
lượng sản phẩm và tạo được thương hiệu bền vững. Từ đó, tăng lợi thế cạnh tranh,
dần dần giành lại thị phần. Với chiến lược này, Coca-Cola đã thu được 67% trong
tổng thu nhập và 77% lãi từ các quốc gia ngoài lãnh thổ Bắc Mỹ.

9


1.3. Giai đoạn từ năm 2000-2004.
Xét giai đoạn từ 2000-2002

- Phân tích áp lực giảm chi phí
Khi xem xét tồn bộ chiến lược trong thời kì trước, có thể rút ra nguyên nhân
dẫn đến thất bại là do chiến lược tốn quá nhiều chi phí trong khi áp lực từ phía các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường cao, cùng với việc phân bổ nguồn lực ở địa
phương gây ra việc khó kiểm sốt. Do đó, đối với Coca-cola lúc này, áp lực giảm
chi phí cao.
- Phân tích áp lực đối với yêu cầu địa phương
Ở giai đoạn này, mức độ phủ sóng và sự nhận diện thương hiệu của Coca-cola
ngày càng được nâng cao và phát triển mạnh mẽ. Sự hiện diện các sản phẩm của
Coca-cola với mật độ dày đặc khắp toàn cầu, nhất là sản phẩm nước giải khát có ga
cùng tên của hãng đã mang đến một định vị thương hiệu vững chắc cho hãng. Mặc
dù trong thời gian này, hàng loạt các sản phẩm cạnh tranh của các công ty địa
phương được đưa vào thị trường, nhưng mới chỉ len lỏi ở thị trường ngách, chưa
thể lay động được vị trí gần như độc tơn của Coca-cola trên tồn cầu. Do đó, áp lực
đối với yêu cầu địa phương trong giai đoạn này thấp.
- Kết luận
Vào thời gian này, các đối thủ cạnh tranh của Coca-cola đang dần khẳng định
được vị trí của mình. Mặc dù Coca-cola bỏ ra rất nhiều chi phí để đáp ứng nhu cầu
địa phương, nhưng lại không đem lại kết quả như mong muốn. Do đó, Coca Cola đã
quyết định quay trở lại với Chiến lược tồn cầu hóa.
2. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola hiện nay
2.1. Phân tích cơ sở lựa chọn chiến lược.
 Áp lực giảm chi phí
Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các thương hiệu trong thị trường nước giải khát
hiện nay, Coca-cola hiểu rõ, áp lực giảm chi phí là rất cao để giữ vững doanh số và
thị phần. Năm 2012, Coca-cola chỉ chiếm 37.1%, theo sát là Pepsico với 30.2%,
21.4% là Dr.Pepper Snapple Group, còn lại 11.3% là thị phần của các cơng ty khác.
Thêm vào đó, sản phẩm nước giải khát khơng có sự khác biệt nhiều giữa các
thương hiệu; các đối thủ cạnh tranh với nhau chủ yếu về chi phí thấp. Tuy nhiên, chi
phí cần sử dụng cho các hoạt động marketing, sản xuất và R&D của Coca-Cola là

khá cao bởi vì:
- Về R&D và sản xuất:
 Nguồn nguyên vật liệu có hạn trong khi nhu cầu sản xuất tăng cao làm cho giá
nguyên liệu đầu vào tăng.
 Chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm ngày càng cao.
- Về Marketing:
 Về hoạt động phân phối: mạng lưới phân phối phải đảm bảo đưa sản phẩm đến
tay khách hàng một cách dễ dàng nhất.

10


- Về chiêu thị: hoạt động chiêu thị sẽ giúp tạo hình ảnh tốt trong tâm trí khách
hàng, thúc đẩy khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Do vậy, chi phí dành cho marketing
của các sản phẩm tiêu dùng khá lớn.
Từ các yếu tô nêu trên, ta thấy áp lực giảm chi phí của cơng ty Coca-cola khá
cao và đó cũng là yếu tố quan trọng mà Coca-Cola phải đáp ứng để tồn tại trên thị
trường.
 Áp lực đối với yêu cầu của địa phương
- Sự khác biệt về nhu cầu
 Bắc Mỹ: Người dân Bắc Mỹ ưa chuộng các sản phẩm cung cấp nhiều vitamin,
khống chất. Cịn các sản phẩm nước ngọt có gas chứa nhiều đường và calorie đang
phải vật lộn để tồn tại.
 Mỹ Latinh: Nước ép rau quả, hoặc các loại đồ uống có hương vị trái và các loại
nước ép là những mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất. Braxin có nền văn hóa nước
giải khát có gas đầu tiên và quan trọng nhất, mặt hàng này chiếm hơn 2/3 lượng tiêu
thụ nước giải khát không cồn.
 Châu Âu: xu hướng giữ gìn sức khỏe cùng với sự phát triển sản phẩm mới tiếp
tục dấy lên nhu cầu đối với đồ uống lành mạnh như nước trái cây/rau quả nguyên
chất cũng như các thức uống khác.

 Âu - Á và Trung Đông: Tỷ lệ người dân khơng dùng đồ uống có cồn ngày càng
tăng, Trung Đơng đại diện cho một cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ cho các nhà sản
xuất nước ngọt trong nước và quốc tế.
 Châu Á Thái Bình Dương: Khí hậu góp phần rất nhiều vào nhu cầu mạnh mẽ
đối với nước ngọt của khu vực này, khi thời tiết nóng liên tục dẫn đến tiêu thụ nhiều
các loại đồ uống với mục đích dập tắt cơn khát. Nước ngọt, chẳng hạn như nước
giải khát và trà uống liền, cũng được mua trong mùa lễ hội và được phục vụ cho
khách.
 Châu Phi: nhiều người tiêu dùng chuyển đổi theo hướng đồ uống cacbonat ít
calo. Xu hướng quan tâm sức khỏe tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ lên sở thích của
người tiêu dùng và phát triển sản phẩm mới trên thị trường nước giải khát, nhu cầu
đối với các loại sản phẩm lành.
- Sự khác biệt về kênh phân phối và cơ sở hạ tầng
 Bắc Mỹ: Hệ thống bán lẻ hiện đại rất phát triển, cơ sở hạ tầng về dịch vụ hiện
đại và linh hoạt.
 Mỹ Latinh: Siêu thị, đại siêu thị và các cửa hàng thực phẩm độc lập chiếm tỉ
trọng lớn. Trong đó sự phát triển của siêu thị và đại siêu thị cao hơn nhiều và ngày
càng lấn áp các cửa hàng thực phẩm độc lập (ví dụ như tại Chile).
 Châu Âu: Ở Châu Âu, các đại lý được bảo vệ rất chặt chẽ. Khi đã giao kết với
họ, sẽ rất khó qua mặt họ để giao dịch trực tiếp với các khách hàng mà họ đã thiết
lập được mối quan hệ.

11


 Âu Á và Trung Đông: Các cửa hàng thực phẩm nhỏ, độc lập chiếm tỉ trọng lớn.
Tuy nhiên, các kênh bán hàng hiện đại khác đang dần phát triển, thêm vào đó là sự
phát triển nhen nhóm của bán hàng trực tuyến.
 Châu Á Thái Bình Dương: Hệ thống cửa hàng tiện lợi, siêu thị và đại siêu thị có
tốc độ phát triển nhanh. Cửa hàng bán lẻ với mật độ rất dày đặc nhưng quy mô nhỏ.

 Châu Phi: Nhà bán lẻ như siêu thị, cửa hàng thực phẩm nhỏ ưa thích hợp tác
với các nhà bán bn có thể cung cấp cho họ nhiều sản phẩm đa dạng khác nhau,
kèm theo giảm giá hấp dẫn.
- Một số sản phẩm có khả năng thay thế
 Mỹ: Pepsico: Pepsi; Campbell Soup: nước trái cây ướp lạnh cao cấp; Hain
Celestial: nước rau ép; Hangzhou Wahaha Group (Trung Quốc): Future Cola.
 Trung Quốc: công ty nước giải khát nội địa Wahaha chiếm lĩnh.
 Nhật: các nhà cạnh tranh nội địa tranh giành trong việc phục vụ trong từng
phân khúc thị trường nhỏ.
 Nga: Ochakovo MPBK ZAO nhanh chóng chiếm thị phần của Coca Cola do sự
tín nhiệm của người dân với Kvas Ochakovo.
 Trung Đơng: các cơng ty địa phương ví dụ: cơng ty nước giải khát Iran
Zamzam.
 Thái Lan: Dịng nước giải khát Est bởi SERM Suk. Mặt khác, sự cạnh tranh
trong mặt hàng trà uống liền cũng khốc liệt như nước uống có gas.
 Việt Nam: Tập đồn Tân Hiệp Phát: nước uống tăng lực Number 1,trà xanh
đóng chai. Với mảng nước giải khát không gas Tân Hiệp Phát đã đánh thẳng vào
các thị trường trọng điểm, thách thức cả Coca-Cola lẫn Pepsi.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể nhận ra rằng nhu cầu về nước giải khát
ở mỗi khu vực là rất đa dạng. Mặc dù theo xu hướng chung hiện nay, người tiêu
dùng ưa thích sử dụng các loại nước tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số khu vực
thích sử dụng nước uống chức năng trong khi khu vực kia thì khơng, một số nơi
thích sử dụng nước ép trái cây hay nước cốt nguyên chất, còn một số vùng khác lại
ưa chuộng trà hịa tan uống liền. Thậm chí khẩu vị của người tiêu dùng ở từng quốc
gia ở cùng một khu vực cũng khác nhau về mức độ ngọt ưa chuộng cũng như nồng
độ gas của nước ngọt. Ngoài ra, các yếu tố về kênh phân phối, sản phẩm thay thế và
các yêu cầu của chính phủ địa phương cũng buộc Coca Cola phải thay đổi sản phẩm
sao cho phù hợp nhất với thị trường mà nó hướng tới. Do đó có thể kết luận rằng, áp
lực yêu cầu địa phương đối với Coca Cola ở mức cao.
2.2. Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế.

Áp lực giảm chi phí cao và Áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương cao, từ đó, Cocacola, đã chuyển sang thực hiện Chiến lược xuyên quốc gia. Chiến lược này là sự kết
hợp giữa chiến lược toàn cầu và chiến lược đa quốc gia trước đây.
Để đáp ứng nhóm áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương, Coca Cola xem xét và
hướng dẫn việc phát triển và tiếp thị sản phẩm địa phương, cùng với chiến lược, bao

12


gồm giá cả, dịch vụ sản phẩm, và thông điệp tiếp thị, cần được thay đổi từ thị
trường này đến thị trường khác để phù hợp với các điều kiện địa phương.
Bằng cách kết hợp cả hai tính chất của từng chiến lược, Coca Cola không chỉ
tạo nên thương hiệu riêng biệt của nó mà cịn dành sự chú tâm của mình cho nhu
cầu thị trường địa phương.
a. Chiến lược tổ chức kinh doanh quốc tế
Coca-cola nhận ra rằng công ty cần phải đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách
hàng ở từng khu vực cũng như nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Công ty đã áp
dụng cấu trúc tổ chức phân quyền. Hoạt động kinh doanh được phân chia thành 5
khu vực: Khu vực Bắc Mỹ, Khu vực Mỹ Latinh, Khu vực Châu Âu, Khu vực Âu-Á
và Châu Phi, Khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
– Trụ sở chính: Trụ sở chính của cơng ty nằm ở Atlanta, bang Georgia. Đây là nơi
đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động của công ty trên phạm
vi toàn cầu.
– Hội đồng quản trị hiện nay của cơng ty gồm có 17 thành viên với Chủ tịch là
ông Muhtar Kent, kiêm Giám đốc điều hành của công ty. Những chiến lược, kế
hoạch của công ty được quyết định bởi Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị chịu
trách nhiệm hướng công ty đến mục tiêu chung và hỗ trợ hoạt động của các khu
vực.
– Cấu trúc tổ chức địa phương: Áp dụng chiến lược xuyên quốc gia, Coca-cola
đã gặt hái được những thành công dựa trên việc đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng
địa phương. Để làm được điều đó, Cocacola đã tổ chức cấu trúc theo khu vực, trong

đó kết hợp giữa tập trung hóa và địa phương hóa.
b. Chiến lược Marketing
 Chiến lược sản phẩm
Khơng chỉ cung ứng các sản phẩm nước có ga (mang nhãn hiệu Coca Cola hay
Coke), hãng còn mang đến cho khách hàng những loại nước uống khác như: nước
trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác. Sản phẩm
của hãng với nhiều mẫu mã, màu sắc và hương vị như : Fanta, Maaza, Limca,
sprite, Thums Up, Minute Maid, Nimbu Fresh hay Nested Iced Tea, nước uống
đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill…
Coca Cola luôn đổi mới mẫu mã sản phẩm đem đến cho khách hàng cảm giác
mới lại, bắt mắt, lạc quan và thuận tiện hơn khi sử dụng.
 Chiến lược giá
Coca Cola luôn điều chỉnh giá cả sản phẩm sao cho phù hợp với thu nhập người
tiêu dùng từng nước. Giá được tính tốn để mang lại lợi nhận cao nhất cho cơng ty.
Giá khơng có sự chênh lệch quá lớn so với đối thủ cạnh tranh.
 Chiến lược phân phối
Các sản phẩm của Coca-cola không bao giờ phải đi quá xa để tiếp cận với người
tiêu dùng cuối cùng. Đối với Coca Cola, các hệ thống phân phối đều theo mơ hình

13


phân phối hàng tiêu dùng nhanh. Khi vào thị trường các nước, công ty không xây
dựng một hệ thống phân phối hoàn toàn mới mà sử dụng các kênh phân phối có sẵn
và bổ sung vào đó các nhà phân phối của riêng mình.
 Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Từ khi mới ra đời phương châm của Coca Cola đã là khơng tiếc tiền cho quảng
cáo. Chính vì vậy, hàng năm, ngân sách quảng cáo của cơng ty Coca Cola lên đến
con số tỷ USD. Hãng còn là nhà tài trợ của các sự kiện lớn của thế giới như: World
Cup, thế vận hội, các giải thể thao và hàng trăm hội và câu lạc bộ khác.

3. Cơ hội.
Áp dụng chiến lược xuyên quốc gia, công ty đã liên tục cải tiến các chương trình
quảng, sản xuất, tài chính,…
- Doanh thu và thị phần
Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, tập đồn Coca Cola hiện
đang hoạt động trên 200 nước trên thế giới. Thương hiệu Coca Cola luôn là thương
hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu. Ngày nay, tập đoàn Coca Cola đã thành công
trong công cuộc mở rộng thị trường với hàng loạt đồ uống không cồn.
Coca Cola chiếm 34% trong tổng thị phần nước giải khát trên toàn thế giới.
Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca Cola sở
hữu tới 15 nhãn hiệu.
- Giá trị đối với khách hàng
Thực hiện chiến lược xuyên quốc gia, Coca Cola đã tạo ra giá trị khách hàng
bằng cách đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trong từng địa phương. Coca đặt
mục tiêu là cung cấp cho khách hàng và người tiêu thụ những thức uống chất lượng
cao, đậm đà.
- Tài chính: Có 1 sự hùng mạnh về mặt tài chính giúp coca-cola phát triển được
các chiến lược kinh doanh, cạnh tranh với đối thủ lớn như Pepsi về mẫu mã, dòng
sản phẩm…tạo vị thế đem lại lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu
coca-cola.
- Chiến lược marketing khá vững chắc (tạo sự khác biệt)
- Phân khúc thị trường giới trẻ lớn dễ tiếp cận mở rộng thị trưởng và đem đến
doanh thu cao.
4. Khó khăn
- Cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ
Pepsi là đối thủ lớn nhất của Coca-Cola. Nếu không phải là Pepsi, Coca-Cola sẽ
là công ty dẫn đầu thị trường rõ ràng về đồ uống.

14



Mặc dù cạnh tranh trực tiếp từ Pepsi là rõ ràng trên thị trường, tuy nhiên, có
nhiều cơng ty khác đang cạnh tranh gián tiếp với Coca Cola: Starbucks, Costa
Coffee, Tropicana, Lipton và Nescafe là những đối thủ cạnh tranh gián tiếp của
Coca Cola có thể đe dọa vị thế thị trường của nó.
- Đa dạng hóa sản phẩm
Coca Cola có sự đa dạng hóa sản phẩm thấp. Nơi Pepsi đã tung ra nhiều mặt
hàng đồ ăn nhẹ như Lays và Kurkure, Coca Cola đang tụt lại trong phân khúc
này. Nó mang lại cho Pepsi địn bẩy so với Coca Cola.
- Mối quan tâm về sức khỏe
Đồ uống có ga là một trong những nguồn cung cấp đường chính. Nó dẫn đến hai
vấn đề sức khỏe nghiêm trọng – béo phì và tiểu đường. Coca Cola là nhà sản xuất
đồ uống có ga lớn nhất. Nhiều chuyên gia y tế đã cấm sử dụng các loại nước ngọt
này. Đó là một vấn đề gây tranh cãi cho công ty. Tuy nhiên, dù Coca Cola đã phát
triển một số sản phẩm khơng đường nhưng có vẻ chưa thực sự hiểu quả.
III. Giải pháp về chiến lược kinh doanh của công ty Coca Cola.
1. Chiến lược giá.
Hoàn thiện chiến lược giá: Chiến lược định giá của Coca-Cola cần thúc đẩy lòng
trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu. Hơn nữa, do nhu cầu đối với các
sản phẩm đồ uống có ga ngày càng giảm, sự cạnh tranh về giá giữa Coca-Cola và
Pepsi thậm chí cịn trở nên gay gắt hơn. Chiến lược định giá khuyến mại đang được
áp dụng trong chiến lược marketing của Coca-Cola, tức là mua càng nhiều thì giá sẽ
càng giảm. Khi người tiêu dùng mua số lượng lớn sản phẩm thì giá của một đơn vị
sản phẩm sẽ thấp hơn đáng kể so với người mua từng sản phẩm đơn lẻ, từ đó
khuyến khích người mua mua nhiều hơn và trung thành hơn.
Trung thực là trên hết: Trung thực ở đây là trung thực về giá bán, trung thực về
chất lượng. Người tiêu dùng là những người lựa chọn thông minh, họ sẽ chỉ tin
tưởng sử dụng vào sản phẩm mà họ cho là có giá cả phù hợp với túi tiền cũng như
phù hợp với chất lượng.
Kết hợp hiệu quả với các chiến lược marketing khác: Ngồi củng cố chất lượng

và giá cả thì các chương trình marketing ảnh hưởng rất lớn đối với doanh thu cũng
như số lượng sản phẩm bán được của Coca-Cola.
2. Chiến lược sản phẩm.
Coca- Cola cần tạo ra thêm đa dạng các loại sản phẩm khác từ có ga, ít calo cho
đến khơng calo để khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn cũng như nhắm đến và lôi
kéo một lượng khách hàng nhiều hơn và phong phú hơn ( khách hàng có bệnh tiểu
đường nhưng vẫn muốn sử dụng nước ngọt của Coca- Cola).

15


3. Chiến lược phân phối.
Các đối tác đóng chai của Coca-Cola hợp tác chặt chẽ với khách hàng bao gồm
các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, đại lý bán lẻ, cửa hàng tiện lợi, rạp chiếu phim và
công viên giải trí, cùng nhiều đối tác khác, tạo thành một chuỗi cung ứng đưa CocaCola đi khắp mọi ngóc ngách đến tận tay của người tiêu dùng để bất cứ đâu trên thế
giới, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được sản phẩm của Coca- Cola.
4. Chiến lược marketing.
Coca-Cola sử dụng cả các kênh truyền thống và hiện đại để quảng bá thương
hiệu và sản phẩm của mình, phát động chiến dịch Taste the Feeling vào năm 2016
nhằm gộp tất cả các mặt hàng vào một thương hiệu. Phương pháp “một thương
hiệu” này của Coca-Cola đánh dấu một sự thay đổi đáng kể so với chiến lược tiếp
thị trước đây của hãng. Ngoài các quảng cáo trên TV và các chiến dịch quảng cáo
ngồi trời, cơng ty cũng sử dụng internet và trên các phương tiện truyền thông xã
hội, với các tài khoản mạng xã hội được lập ra để kết nối với người tiêu dùng và để
thu hút sự tham gia của khách hàng. Coca-Cola có hơn 1.250 video quảng cáo trên
kênh YouTube chính thức của hãng. Với chiến lược quảng bá này, chiến lược
marketing của Coca-Cola đã đạt được thành công đáng kể.

16



5. Cá nhân hóa.
Các chia sẻ các chiến lược của Coca Cola bằng việc cá nhân hóa hiện đã thành
cơng và được mở rộng đến hơn năm mươi quốc gia. Với mỗi quốc gia, thông điệp
được tùy chỉnh theo văn hóa và ngơn ngữ địa phương. Ngay cả tên phổ biến nhất
của những người sống ở mỗi vùng cũng được in trên lon và chai thay cho tên của
công ty. Chiến dịch tiếp thị này là một ví dụ hồn hảo về việc áp dụng hiệu quả
chiến lược định vị bản địa hóa cho thị trường tồn cầu.
6. Xã hội hóa.
Truyền thơng xã hội: Các kênh truyền thơng trực tuyến đại diện cho mạng xã hội
đã trở thành một trong những công cụ tiếp thị phát triển nhanh nhất. Như chúng ta
có thể mong đợi, Coca-Cola đã tận dụng lợi thế này và tạo “hồ sơ” trên tất cả các
nền tảng truyền thơng xã hội có uy tín.

 Fanpage
Các chiến lược của Coca Cola khá khác thường và độc đáo. Đặc biệt là xem xét
mức độ nổi tiếng của thương hiệu. Tương đối dễ dàng để công ty thu hút hàng chục
người hâm mộ mà không tốn nhiều công sức hay chi phí.
Với việc Coca-Cola khơng sở hữu bất kỳ cửa hàng nào để thu hút khách hàng,
mục đích là để mở rộng nhận diện thương hiệu, nhận thức cho các chiến dịch quảng
cáo trong tương lai và tăng cường uy tín.
 Twitter
Coca-Cola được cho là một trong những thương hiệu tích cực nhất trên nền tảng
này. Cơng ty có hơn ba triệu người theo dõi và đã gửi hơn 270 nghìn tweet. CocaCola sử dụng Twitter theo những cách độc đáo. Ví dụ: cơng ty chăm chỉ trả lời
@mentions trong các tweet của người hâm mộ.
 Pinterest
Coca-Cola sử dụng Pinterest theo một cách thú vị mà không tập trung vào các
thông điệp tiếp thị. Chiến lược của công ty là tập hợp những hình ảnh liên quan đến
thương hiệu lại với nhau. Những hình ảnh hiển thị khơng nhất thiết được đăng cho
mục đích quảng cáo, mà là để giải trí và vui vẻ. Với chiến lược này, cơng ty khuyến

khích mọi người tương tác với thương hiệu và nổi bật trên hồ sơ xã hội chính thức
của thương hiệu.

17


 Snapchat
Bắt đầu từ năm 2015, Coke đã chứng kiến sự gia tăng rõ rệt về mức độ tương tác
trên Snapchat . Bí quyết của nó là điều chỉnh nội dung quảng cáo của mình cho phù
hợp với ứng dụng nhắn tin cũng như nhân khẩu học của người dùng.

C. KẾT LUẬN
Coca cola cũng như các công ty đa quốc gia khác để thâm nhập thị trường, phát
triển sản phầm thì cơng ty phải xây dựng cho mình các chiến lược kinh doanh quốc
tế phù hợp. Nhưng bên cạnh đó ln tiềm ẩn những rủi ro cho cơng ty. Đó là một
quy luật tất yếu trong quá trình hình thành, hoạt động và phát triển.
Thực tế chiến lược xuyên quốc gia trong thời gian qua đã đem lại những thành
công nhất định cho tập đoàn Coca Cola. Tuy nhiên, để hồn thành mục tiêu phát
triển, Coca Cola cịn nhiều việc phải làm, trong đó cơng ty phải quan tâm đến nhu
cầu của khách hàng trong từng địa phương và yếu tố xã hội khi tiến hành hoạt động
kinh doanh quốc tế. Từ đó, cơng ty khơng chỉ tạo ra giá trị cho khách hàng mà cịn
góp phần phát triển cộng đồng.
Với đề tài “Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola”, nhóm
chúng em hy vọng có thể mang lại cái nhìn tổng thể nhất về chiến lược kinh doanh
của tập đoàn Coca Cola, cũng như đưa ra các giải pháp thiết thực để phát triển tập
đoàn. Những nghiên cứu của nhóm em có thể chưa hồn tồn chính xác và đầy đủ,
chúng em rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của cơ và các bạn. Nhóm 5
xin chân thành cảm ơn cơ Phan Thu Trang đã giúp nhóm chúng em hồn thành đề
tài này.


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh doanh quốc tế Thương mại - Trường Đại học Thương Mại.

2. Nhanh.vn (2019). Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola, từ
/>
3. Coca Cola Journey (2020). Chiến lược phát triển, từ
/>
4. Brands Vietnam (2021). Coca Cola và những chiến dịch quảng cáo tương tác đầy
cảm hứng, từ />
5. Vivu Content Marketing. Chiến lược Marketing của Coca Cola, từ
/>
19



×