Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY THĂNG LONG TẠI THỊ TRƯỜNG EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.56 KB, 61 trang )

Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY THĂNG LONG TẠI
THỊ TRƯỜNG EU
Nhóm: 07
Lớp HP:1402SMGM2111

MỤC LỤC

Page 1


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO
EU
XK
KNXK
DTXK
CBCNV
GSP
TSLĐ
TL
TT
ĐVT
SL
XHCN

: Tổ chức Thương mại thế giới
: Liên minh Châu Âu
: Xuất khẩu
: Kim ngạch xuất khẩu


: Doanh thu xuất khẩu
: Cán bộ công nhân viên
: Thuế suất ưu đãi thuế quan
: Tài sản lưu động
: Tỷ lệ
: Tỷ trọng
: Đơn vị tính
: Số lượng
: Xã hội chủ nghĩa

Page 2


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) đã tác động rất lớn tới
mọi ngành kinh tế của nước ta, kể cả ngành da giày. WTO đem lại những cơ hội lớn cho
các ngành nghề xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời bên cạnh nhưng cơ hội lớn là những
thách thức không nhỏ. Gia nhập WTO, điều đó có nghĩa là chúng ta đã hội nhập sâu hơn
vào nền kinh tế thế giới, tạo ra cho chúng ta nhiều cơ hội để phát triển ngành da giày, đặc
biệt là cánh cửa xuất khẩu (XK) ngày càng được mở rộng hơn. Bước vàosân chơi WTO
không chỉ đem lại những cơ hội lớn mà cịn có rất nhiều những khó khăn, thách thức
trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của ngành da giày nói riêng. Các
doanh nghiệp xuất khẩu da giày của Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với các
doanh nghiệp xuất khẩu của nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia có thế mạnh trong lĩnh
vực này. Chính vì vậy, ngành xuất khẩu da giày của Việt Nam cần phải nhận
thức rõnhững cơ hội và thách thức đó cũng như xác định đúng đượchướng đi của
mình trong tương lai.
Cơng ty Cổ phần Giầy Thăng Long là một trong những con chim đầu đàn của Tổng
Công ty Da – Giầy Việt Nam, chuyên sản xuất và kinh doanh xuất khẩu giầy dép sang

nhiều nước trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, khi xu hướng khu vực hóa và tồn cầu
hóa đang trở nên phổ biến thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đóng một vai trị
quan trọng. Cơng ty Giầy Thăng Long với chức năng sản xuất kinh doanh, xuất khẩu
giầy dép đã và đang phát triển đi lên trong điều kiện khó khăn nhiều mặt, đặc biệt là chịu
sức ép của sự cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính
thế giới, phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, thị trường truyền thống chịu
nhiều biến động và chịu sức ép từ các rào cản thuế quan, phi thuế quan… Do vậy trong
giai đoạn tới, để có thể đứng vững và phát triển, Cơng ty cần khơng ngừng hồn thiện
chiến lược phát triển lâu dài, đề ra phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giầy
dép trong từng giai đoạn cụ thể.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DA GIÀY VIỆT NAM

Page 3


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
1.1.Tình hình xuất khẩu da giày của Việt Nam
Ngành da giày Việt Nam cung cấp khoảng 670.000 việc làm trực tiếp và 500.000
việc làm trong các ngành phụ trợ.
Theo rà soát của Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFACO) năm 2008, ngành da giày
có 825 doanh nghiệp vừa và nhỏ, cộng thêm ước tính khoảng 1.000 hộ sản xuất.
Năng lực sản xuất khoảng 1.600 day truyền sản xuất hồn chỉnh có snr lượng hàng
năm khoảng 800 triệu dôi giày dép, 120 triệu túi xách, 270 triệu dôi giày da thành phẩm.
Tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 9% tổng sản lượng trong năm 2010, qua đó khẳng
định da giày là một ngành xuất khẩu quan trọng. Hầu hết các công ty Việt Nam hoạt động
theo hợp đồng thầu phụ và gia cơng, cịn lại doanh nghiệp FDI sẽ cung cấp nguyên vật
liệu, phụ kiện. Khoảng 80% nguyên liệu là nhập khẩu. Các doanh nghiệp FDI của Đài
Loan và Hàn Quốc chiếm hơn một nửa tổng doanh thu xuất khẩu. (Báo cáo của EU về
Việt Nam, 2011; LEFACO;Vietnamca)
Vị trí vững chắc của xuất khẩu Việt Nam trong các thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật

Bản cho thấy ngành này có tính cạnh mạnh, mặc dù dựa vào lợi thế lao động rẻ với kỹ
năng cơ bản.
Ngành da giày Việt Nam không thể cạnh tranh với Trung Quốc về giá thành trên thị
trường trong nước do chi phí nguyên vật liệu cao, năng lực thiết kế mẫu mã hạn chế và
năng suất nhìn chung thấp. Tuy nhiên, theo LEFACO, chất lượng da giày Việt Nam cơ
bản tốt hơn Trung Quốc.
Ngành da giày Việt Nam gần như phụ thuộc hoàn toàn vào các phân khúc thị trường
trong nước không bị sản phẩm của Trung Quốc chiếm lĩnh.
Doanh thu xuất khẩu 10 năm qua gia tăng một cách vững chắc. Tỷ trọng xuất khẩu
da giày sang EU là 47%, sang Hoa Kỳ là 27% tổng xuất khẩu.
Năm 2010, tổng nhập khẩu da giày EU là 13,5 tỷ euro (khoảng 18 tỷ USD theo tỷ
giá hiện hành), tương đương 10% tổng nhập khẩu da giày của EU. Hiện này, EU đánh
thuế ở mức 16,5% trên giá cập cảng đối với da giày xuất khẩu Việt Nam, do đó việc có
được FTA với EU sẽ có nhiều lợi ích.

Page 4


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
EU áp thuế chống phá giá năm 2006, kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2011. Kể từ
tháng 4 năm 2011, xuất khẩu sang EU đã tăng lên đáng kể. Điều thú vị là Hiệp hội các
nhà nhập khẩu và chuỗi bán lẻ da giày châu Âu cho rằng điều tra chống bán phá giá EU
đối cới da giày Việt Nam là một việc làm sai lầm và định kiến”. Hiệp hội này cho rằng sự
khác biệt lớn giữa giá nhập khẩu trung bình của 9euro và giá bán trung bình là 30 euro
chỉ phản ánh chi phí lao động và nguyên vật liệu. Mức gia tăng đến 300% từ giá FOB tới
giá CIF là do chi phí phân phối, tiếp thị thương hiệu, thiết kế, phát triển cơng nghệ, kiểm
sốt chất lượng, hoạt động tiếp thị, chi phí điểm bán hàng và lợi nhuận cũng như biên lợi
của nhà nhập khẩu và bán lẻ.
1.2. Khái quát về thị trường da giày EU
Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Long An giới thiệu đến các doanh nghiệp về thị

trường giày dép của Liên minh châu Âu (EU). Đây là thị trường tiêu thụ giày dép lớn
nhất thế giới, chiếm khoảng 1/3 giá trị thị trường toàn thế giới, mức tiêu thụ bình quân
đầu người vẫn tiếp tục tăng ổn định trong những năm gần đây.
Năm nước tiêu thụ giày dép lớn nhất là thị trường Đức (17,4%), Pháp (17%), Anh
(16,1%), Italy (12,6%), Tây Ban Nha (8,3%), ở các nước khác nhu cầu thấp hơn. Tuy
nhiên, tiêu thụ giày dép ở các nước Ba Lan, Séc, Romania, Bulgaria cũng đang tăng
mạnh do tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và ngày càng nhiều phụ nữ làm việc độc lập
cũng khiến nhu cầu tiêu thụ giày dép tăng lên.
Xu hướng sử dụng nhiều loại giày dép nhập khẩu giá rẻ hơn từ Trung Quốc và Việt
Nam với vật liệu không phải da thuộc như nylon, PVC, sợi, vải đang được người tiêu
dùng ưa chuộng.
Để xuất khẩu thành công vào EU, việc tuân thủ các yêu cầu về pháp luật thông qua
nhãn hiệu, mã số…các yêu cầu đặt ra dựa trên sức khỏe và an tồn mơi trường mà xã hội
quan tâm là điều hết sức quan trọng.
Đối với đóng gói: sản phẩm giày da thường được đóng gói trong những bao bì riêng
biệt, với khoảng 12-18 đôi trong một thùng carton, với những loại giày vải, giày dép
nhựa có thể đóng gói trong các túi nhựa hoặc đóng gói hàng loạt, đặc biệt lưu ý các loại

Page 5


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
bao bì phải là có chất liệu thân thiện với mơi trường (Các loại túi có chưa DMF - một loại
chất diệt khuẩn, nấm mốc thường dùng trong các loại túi đựng giày da đã bị EU cấm sử
dụng từ năm 2009).
Kênh phân phối: mặc dù các nhà nhập khẩu vẫn là đầu mối nhập hàng từ các nhà
sản xuất và phân phối cho thị trường, nhưng tại EU các nhà bán lẻ chuyên ngành lớn
cũng thường lấy hàng trực tiếp và phân phối qua các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị. Các
nhà bán lẻ chuyên ngành chiếm tới 58% thị trường phân phối của EU, tiếp cận được
những nhà phân phối này đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển thị trường tại EU.

EU là thị trường nhập khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Trong quý I/2011, kim
ngạch xuất khẩu sang các nước này đạt 504,79 triệu USD, chiếm khoảng 50% giá trị xuất
khẩu giày dép. Nhìn chung, đầu năm 2011 xuất khẩu giày dép đạt kết quả tốt, hầu hết các
mặt hàng đều có giá đơn hàng tăng. Hết năm 2011, mục tiêu xuất khẩu 5,5 tỷ USD cho
mặt hàng giày dép có thể thực hiện được.
Doanh thu bán hàng da giày phần lớn phụ thuộc vào tâm lý người tiêu dùng hiện tại
vì giày dép không phải mặt hàng cần thay thế thường xuyên. Tương tự như phân loại của
Việt Nam, giày dép châu Âu đa phần nhóm theo loại thơng thường,loại thể thao và loại
buổi tối. Các nước EU khác nhau có phân loại sản phẩm hơi khác biệt, căn cứ vào hành
vi tiêu dùng (tùy thuộc thời tiết, thu nhập, ý nghĩa văn hóa, v.v.). Phân loại có thể đi sâu
theo người sử dụng (đàn ông, phụ nữ, trẻ em) và vật liệu (da, dệt may, cao su).
Một phần nữa cũng rất quan trọng đối với thị trường giày dép EU đó là kích thước
giày dép, sản xuất giày đúng kích thước vơ cùng quan trong. Trong khi đó, thị trường EU
là một thị trường rộng lớn với hệ thống kích thước giày dép phức tạp, tạo ra một thách
thức cũng vô cùng lớn đối với các nhà xuất khẩu da giày của thị trường EU, trong đó có
Việt Nam.
Thị trường da giày EU đặt ra một hệ thống pháp luật và các chỉ thị trong ngành, bao
gồm:
-

Hóa chất REACH

Page 6


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
-

Thuốc nhuộm azo, Nickel và Cadmium, sulfonates Perfluorooctane, Penta và Octa


trong các sản phẩm dệ may và da – 1907/2006/EC
-

Chất làm chậm bén lửa – 67/548/EC

-

Ghi nhãn – 94/11/EC

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN GIÀY THĂNG LONG TẠI THỊ TRƯỜNG EU
2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần giày Thăng Long
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Page 7


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
Cơng ty Giầy Thăng Long nguyên là Nhà máy Giầy Thăng Long được thành lập
theo Quyết định số 397 CNN/TCLĐ ngày 29/4/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ
(nay là Bộ Công nghiệp), là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Da Giầy
Việt Nam. Theo Quyết định 39/2003/QĐ-BCN ngày 06/03/2003 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp, nhà máy được chuyển đổi thành Công ty Giầy Thăng Long, là doanh nghiệp hạch
tốn độc lập trực thuộc Bộ Cơng nghiệp.
 Tên tiếng việt: Công ty Giầy Thăng Long
 Tên giao dịch quốc tế: THANG LONG SHOES COMPANY
 Tên viết tắt : THASHOCO
 Trụ sở chính: 411 Đường Tam Trinh, Quận Hồng Mai, Hà Nội
 ĐT: (04) 8625016


Fax: ( 04) 8623768

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp nhà nước số 100152 của
Ủy ban Kế hoạch thành phố Hà Nội (nay là Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội)
cấp ngày 23/08/1994, ngành nghề kinh doanh của Công ty Giầy Thăng Long bao gồm:
- Sản xuất giầy dép các loại;
- Xuất nhập khẩu trực tiếp giầy dép, túi cặp các loại.
 Các hoạt động kinh doanh chiến lược của công ty:
 Sản xuất các sản phẩm từ da, giả da, vải, nhựa, cao su:Sản phẩm chính là giày
vải xuất khẩu (giày basket, giày cao cổ…), giày thể thao, giầy vải phục vụ lao động, giầy
dép giả da, giầy dép nam nữ thời trang, sandal và dép đi trong nhà…theo đơn đặt hàng
với công ty nước ngồi FOOTTECH, NOVI, YENBONG…Ngồi ra, Cơng ty cịn sản
xuất các kiểu giày thể thao với mẫu mã đẹpđể tiêu thụ trong nước.
 Kinh doanh dịch vụ thương mại.
 Kinh doanh xuất - nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
 Q trình phát triển của cơng ty:
Q trình phát triển của Cơng ty Cổ phần Giầy Thăng Long có thể tóm tắt qua ba
giai đoạn chính sau đây:

Page 8


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
 Giai đoạn từ năm 1990 – 1992: Bước đầu xây dựng và phát triển mơ hình sản
xuất kinh doanh
Theo luận chứng kỹ thuật đã xét duyệt, Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long khi mới
thành lập có số vốn điều lệ là 3.000.000.000 đồng. Mục tiêu của Công ty là gia công mũi
giầy cho các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà chủ yếu là Liên Xô cũ với công
suất là 4.000.000 đôi mũi giầy/năm. Trong những năm đầu, Công ty đã xây dựng được

hai xưởng sản xuất và một số cơng trình phục vụsản xuất kinh doanh.
 Giai đoạn từ năm 1993 – 2005: Tăng cường đầu tư và mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh
Đây là giai đoạn Công ty thực sự chuyển đổi từ sản xuất kinh doanh theo cơ chế bao
cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Cơng ty đã chủ động tìm kiếm thị
trường xuất khẩu, ký kết hợp đồng trực tiếp với các Cơng ty nước ngồi: Hàn Quốc, Đài
Loan, Hồng Kụng, Nhật Bản…và một số thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ…Kể từ năm 1996,
Công ty cũng đã bắt đầu làm ăn có lãi với những bạn hàng lớn, tên tuổi giầy dép của
Cơng ty ngày càng có uy tín lớn trong và ngồi nước.
Trong giai đoạn này Cơng ty Giầy Thăng Long gồm 3 xí nghiệp trực thuộc. Tất cả
các xí nghiệp, nhà máy đều thực hiện sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Công ty.
Công ty chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, còn các đơn vị
thành viên chỉ đóng vai trị tổ chức sản xuất và hạch toán nội bộ trên cơ sở được giao.

 Giai đoạn từ 2006 đến nay: Thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế
Kể từ ngày 14/02/2006, Cơng ty Giầy Thăng Long chính thức chuyển đổi lại tên
thành Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long. Thời điểm này được coi là một bước ngoặt lớn
trong quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty.
Nhờ tích cực chủ động nắm bắt những cơ hội và thách thức đặt ra cho Việt Nam khi
gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, chuẩn bị sẵn sàng tiếp cận thị trường toàn

Page 9


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
cầu, trong đó hiểu sâu sắc và nghiêm túc thực hiện những quy định trong kinh doanh
thương mại Quốc tế như vấn đề về bản quyền, tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm quyền lợi
người tiêu dùng…đồng thời chủ động được khách hàng và thị trường xuất khẩu trực tiếp,
năm 2006 Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long tiếp tục chuyển đổi một phần từ hình thức
sản xuất gia cơng sang hình thức mua bán trực tiếp. Như vậy, từ một doanh nghiệp phần

lớn là sản xuất gia công đến nay Công ty đã mạnh dạn chuyển đổi sang sản xuất theo
hình thức mua bán trực tiếp.
2.1.2 Triết lý kinh doanh
 Tầm nhìn chiến lược : Trở thành một trong những công ty giày dép giầy da hàng
đầu Việt Nam,và xuất khẩu sang các thì trường nước ngồi.
 Sứ mạng kinh doanh :. hướng mục tiêu chất lượng, đa dạng, tinh tế, thân
thiện,hướng tới sự đổi mới và phát triển không ngừng, trở thành người bạn đồng hành
thân thiết góp phần vào sự thành đạt, hạnh phúc và thịnh vượng của mọi người việt Việt
Nam.
2.1.3 Tình hình kinh doanh
Những năm sau khi được cổ phần hố, cơng ty giầy Thăng Long hoạt động trong
lĩnh vực giầy, dép kinh doanh trong nước và xuất khẩu. Trong thời kỳ hội nhập với rất
nhiều khó khăn như: quy định mới về rào cản thuế, phi thuế quan; ảnh hưởng từ sự kiện
các công ty da giầy Việt Nam bị kiện bán phá giá vào EU; thay đổi về chính sách xuất,
nhập khẩu của các quốc gia; ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế,... Mặc dù vậy, công ty
vẫn đạt được những kết quả kinh doanh đáng khích lệ, góp phần khẳng định vị thế của
cơng ty.
Bảng1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty trong 3 năm
2011-2013
STT

Các chỉ tiêu
tài chính

Đơn vị
tính

Năm
2011


Năm
2012

Năm
2013

1

Giá trị tổng
sản lượng

Triệu
đồng

71647

70541

72320

So sánh
So sánh
tuyệt đối
tuyệt đối
2012/2011 2013/2012
-1106

1779

Page 10



Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
2
3
4
5

Doanh thu
tiêu thụ
Tổng vốn
kinh doanh
bình quân
Vốn cố định
bình quân
Vốn lưu động
bình quân

6

Lợi nhuận

7

Nộp NSNN

8

Tỷ suất
LN/DT

Tỷ suất
LN/Vốn kinh
doanh
Số vòng quay
vốn lưu động

9
10

Triệu
đồng
Triệu
đồng

75512,7

74211,4

76466,5

-1301,2

2255,1

51585

58740

64413


7155

5673

Triệu
đồng
Triệu
đồng
Triệu
đồng
Triệu
đồng
Chỉ số

30264

28804

31640

-1460

2836

21321

29936

32773


8615

2836

3864,73

3670,25

4145,12

-194,5

474.84

1186

1160

1207

-26

47

0.051

0.049

0.054


-0.002

0.005

0.075

0.062

0.064

-0.013

0.002

3.54

2.48

2.33

-1.06

-0.15

Chỉ số
vịng

( Nguồn phịng kế tốn- tài chính)
Nhận xét:
Từ bảng trên thấy được hầu hết các chỉ tiêu tài chính của năm 2012 thấp hơn so với

2011, sang năm 2013 thì tăng lên, các số liệu cụ thể được phản ánh rõ trên bảng.

Nguyên nhân:
Năm 2012, kinh tế - tài chính của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của
kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và nợ cơng ở châu Âu chưa được giải quyết.
Suy thoái tại khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp
gia tăng, khiến cho hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả
hàng hóa diễn biến phức tạp.
Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động
sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu

Page 11


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức
đáng lo ngại. Nhiều DN, nhất là DN nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động
hoặc giải thể.
⇒ Do vậy mà ảnh hưởng đến việc xuất khẩu giầy của công ty gặp nhiều khó khăn
Sang năm 2013,thì các chỉ tiêu tài chính tăng nhẹ so với 2012 do nền kinh tế bắt đầu
hồi phục, nhà nước có các chính sách, giải pháp hỗ trợ, đẩy mạnh việc xuất khẩu.
2.2 Phân tích mơi trường kinh doanh
2.2.1 Tốc độ tăng trưởng những năm gần đây
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng những năm gần đây:
Tốc độ tăng trưởng ngành

Tồn ngành

Cơng ty Thăng Long


2011

25.5%

7.5%

2012

7.5%

3.2%

2013

18%

4.5%

Năm

(Nguồn: />
Bảng 3: Tình hình xuất khẩu của cơng ty trong giai đoạn 2010- 2012
Năm
Thị
trường

2010
Giá trị
Tỷ trọng
(USD)

(%)

2011
Giá trị
Tỷ trọng
(USD)
(%)

2012
Giá trị
(USD)

Tỷ trọng
(%)

EU

4. 090. 000

65.44

4.523.250

60.31

5. 286. 450

54, 22

Nhật Bản


295. 000

4, 72

395. 250

5,27

616. 200

6,32

Page 12


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
Mỹ

678. 750

10,86

1. 089. 000

14,52

1. 827. 150

18,74


Đông Âu

722. 500

11,56

1. 146. 000

15, 28

1. 680. 900

17,24

Nga

463. 750

7, 42

346. 500

4,62

339. 300

3,48

Tổng số


6.250.000

100
7. 500. 000
100
9. 750. 000
100
(Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của Cơng ty)

Nhận xét chung:
Căn cứ vào Bảng 3 trên ta thấy, hiện nay thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long là các nước thuộc khối EU,
Mỹ và Đông Âu. Trị giá xuất khẩu sang các nước thuộc khối EU thường chiếm tỷ trọng
lớn khoảng 70 – 75% (bình quân 72,5%/năm), các nước Mỹ chiếm khoảng 10 –
15% (bình quân 12,5%/năm), Đơng Âu chiếm khoảng 8 – 12% (bình qn 10
%/năm) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Cơng ty, cịn lại là thị phần xuất khẩu sang
các nước khác(bình quân 5%/năm).
Trong giai đoạn 2010– 2012, tỷ trọng cơ cấu thị trường xuất khẩu của Cơng ty
Giầy Thăng Long có nhiều biến động. Nhìn chung tình hình xuất khẩu giữ ở mức ổn định
qua các năm.
2.2.2 Phân tích các giai đoạn quốc tế hóa của cơng ty giày Thăng Long
2.2.2.1

Trước khi quốc tế hóa - tập trung nội địa

Do lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là giầy xuất khẩu, do vậy khách hàng
chủ yếu của công ty là khách hàng ngoại quốc. Ngồi ra sảng phẩm của cơng ty cũng có
mặt trên thị trường nội địa, song chưa nhiều so với hàng xuất khẩu. Hiện nay công ty
cũng đang xúc tiến nghiên cứu mở rộng thị trường nội địa, cơng ty đã có một số hoạt

động xúc tiến thương mại ở thị trường trong nước, tham gia các cuộc triển lãm hàng cơng
nghiệp tại Việt Nam, tìm kiếm các đơn vị hoặc cá nhân làm đại lý cho công ty….

Page 13


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
Cơng ty hiện đang có một số của hàng tại Hà Nội như ở Mỹ Đình, Hà Đơng, Thanh
Xn,.. Ngồi ra mặt hàng giày của cơng ty cũng có mặt trong nhiều cửa hàng giầy thể
thao trên cả nước.
 Động lực châm ngịi cho giai đoạn sau: q trình nghiên cứu thị trường và xúc
tiến sản phẩm trong nước đã giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được thị hiếu của người
tiêu dùng trong và ngồi nước, từ đó có các chính sách marketing phù hợp.
Dây chuyền công nghệ được cải thiện, chất lượng sản phẩm được nâng cao giúp
cho doanh nghiệp dễ dàng xâm nhập và đứng vững trên thị trường quốc tế.
2.2.2.2 Giai đoạn 1: Bước đầu xâm nhập
 Lựa chọn quốc gia để xâm nhập.
Với năng lực hiện tại của mình tại thị trường trong nước, Thăng Long muốn
vươn mình ra nước ngồi để mở rộng thị trường của mình. Cũng như những công ty da
giầy khác của Việt Nam Thăng Long đã lựa chọn xâm nhập vào thị trường EU một thị
trường truyền thống của ngành da giầy Việt Nam.
EU là trung tâm hàng đầu thế giới về văn hóa, chính trị, kinh tế, thương mại, tài
chính, khoa học kĩ thuật.
Về văn hóa: EU có một nền văn hóa văn minh bậc nhất trên thế giới, do có nhiều
quốc gia nên văn hóa nơi đây cũng rất đa dạng.
 Lợi thế: vì nền văn hóa tiên tiến nên văn hóa kinh doanh của họ cũng rất tốt, các
cơng ty ln cạnh tranh một cách lành mạnh, khơng có sự gian lận trong kinh doanh.
Về kinh tế: EU là một cường quốc phát triển kinh tế bậc nhất thế giới với hệ thống
tiền tệ chung euro, những chính sách phát triển kinh tế đồng nhất giữa các nước thành
viên, sự cạnh tranh trong nền kinh tế là sự cạnh tranh lành mạnh.

 Lợi thế: đây là thị trường có sức tiêu thụ khá là mạnh và các đối thủ cạnh tranh
lành mạnh vì vậy khả năng phát triển của doanh nghiệp là rất lớn
Về chính trị: Liên minh EU có một nền chính trị ổn định, các chính sách ln được
đưa ra để đảm bảo sự ổn định hợp tác giữa các nước thành viên và sự phát triển kinh tế
như các quy định về thuế, chính sách xuất nhập khẩu,…

Page 14


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
 Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) được áp dụng đối với tất cả các mặt
hàng của Việt Nam. Theo đó, EU sẽ hỗ trợ cho các nước kém phát triển và đang phát
triển thông qua việc tạo thuận lợi cho các quốc gia này xuất khẩu mặt hàng của mình vào
thị trường EU dưới hình thức giảm thuế.
Giai đoạn bước đầu xâm nhập có ý nghĩ vơ cùng quan trọng tới chiến lược kinh
doanh cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Điều đó địi hỏi doanh nghiệp phải phân
tích kỹ tình hình kinh tế, văn hóa của các quốc gia, từ đó lựa chọn quốc gia phù hợp nhất
để phát triển sản phẩm của mình. Căn cứ vào tình hình kinh tế để lựa chọn thời gian cũng
như phương thức xâm nhập để sản phẩm được phát triển một cách tốt nhất.
 Xác định thời điểm xâm nhập
Thị trường EU là một thị trường khó tính nên muốn xâm nhập được vào thị trường
này cần phải lựa chọn thời gian thích hợp.
ViệcViệt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày
11/1/2007. Đã tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và vươn ra thị
trường thế giới. Công ty giày Thăng Long cũng không phải là ngoại lệ. Qua nghiên cứu
thị trường công ty đa quyết định gia nhập vào thị trường thế giới vào thời điểm này do:
- Khi gia nhập WTO thị trường hàng hóa sẽ được mở cửa tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp tiến ra nước ngồi.
- mơi trường cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế.
Khi gia nhập vào WTO và cam kết thực hiện các nguyên tắc tự do hóa thương mại giữa

các thành phần kinh tế, giữa trong nước và nước ngoài, Việt Nam sẽ phải cải cách mạnh
hơn các luật lệ sao cho phù hợp với thơng lệ chung của quốc tế. Qua đó, tạo mơi trường
kinh doanh bình đẳng và thơng thống cho mọi thành phần kinh tế.
- Các nước là thành viên của WTO cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt
Nam trong quá trình xâm nhập vào thị trường của họ như các chính sách về thuế sẽ được
cắt giảm, hàng rào thuế quan dần dần được gỡ bỏ,…
=> Đây là thời điểm thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam có những bước tiến
vào thị trường thế giới.

Page 15


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
 Phương thức xâm nhập
Mới bước đầu gia nhập thị trường quốc tế nên doanh nghiệp cần phải lựa chọn một
phương thức xâm nhập an toàn nhất để tránh những rủi ro khơng đáng có.
Căn cứ vào tình hình sản xuất, nguồn lực của mình cơng ty Thăng Long đã quyết
định lựa chọn phương thức xuất khẩu sang thị trường EU.
• Ưu điểm của hình thức xuất khẩu:
- Ít rủi ro.
- Có tính linh hoạt cao: Doanh nghiệp có thể tham gia hoặc dễ dàng rút lui khỏi thị
trường mà khơng có q nhiều rang buộc.
- Khơng địi hỏi vốn lớn cũng như kinh nghiệm, công ty nhập khẩu ở nước bạn sẽ
chịu trách nhiệm về việc marketing, phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại quốc gia đó.
• Nhược điểm
- Cơng ty khó có thể kiểm sốt việc tiêu thụ hàng hóa ở nước ngồi
- Khoảng cách từ Việt Nam tới EU là xa, do vậy việc vận chuyển hàng hóa là khó
khan.
2.2.1.3 Giai đoạn 2: Mở rộng thị trường địa phương
Sản phẩm chính của cơng ty giầy Thăng Long tại thị trường nước ngoài là giầy

vải ( giầy basket, giày cao cổ, giầy thể thao,…) được sản xuất theo đơn đặt hàng với các
cơng ty nước ngồi Foottech, Novi, yeonbong,… Do vậy, các yêu cầu về tiêu chuẩn đối
với các loại giày là khá cao về chất lượng, về mẫu mã và sản xuất phải đúng theo yêu cầu
của khách hàng.
Để làm chủ được thị trường Thăng Long không ngừng nghiên cứu thị trường tại
nước ngoài và thị hiếu tiêu dùng của người dân để đưa ra những sản phẩm đáp ứng được
nhu cầu của người tiêu dùng.
Không chỉ chú trọng hợp tác với các công ty hiện tại Thăng Long còn đẩy mạnh
quan hệ ngoại giao để mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quôc gia khác của EU.
2.2.3 Phân tích mơi trường bên ngồi
2.2.3.1 Các giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành Da Giầy.
 Giai đoạn mới xuất hiện

Page 16


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
Đây là giai đoạn đầu khi ngành mới hình thành và bắt đầu xuất hiện. Trong giai
đoạn mới xuất hiện, ngành tăng trưởng rất chậm vì nhiều lý do như là: người tiêu dùng
hầu như chưa biết đến sản phẩm, các doanh nghiệp trong ngành chưa được hưởng tính
kinh tế theo quy mơ; các kênh phân phối chưa được hồn thiện…
Giầy dép là một trong những đồ dùng thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống con
người. Ngay từ thế kỷ XV, ngành da giầy Việt Nam đã được hình thành dựa trên sự kiên
trì học hỏi kinh nghiệm từ người Trung Quốc cùng sự sáng tạo của người dân Việt. Trải
qua bao thời gian và biến động của lịch sử, ngành da giầy Việt Nam đã khẳng định mình
và trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Cách đây gần 22 năm, ngày
11/10/1986, Liên hiệp các xí nghiệp Da-Giầy Việt Nam, tiền thân của tổng công ty DaGiầy Việt Nam ngày nay đã được thành lập, đánh dấu sự xuất hiện của ngành Da Giầy.
Trong giai đoạn mới xuất hiện này, các rào cản gia nhập ngành thấp, vì các doanh
nghiệp chưa tìm cách nâng cao rào cản gia nhập ngành và chính phủ cũng ít can thiệp.
Rào cản chủ yếu là bí quyết cơng nghệ , nghĩa là những ai có được bí quyết cơng nghệ

của ngành là có thể nhập cuộc. Nếu doanh nghiệp có bí quyết các mạnh thì càng có lợi
thế trong việc gia nhập ngành.
Cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành lúc này khơng cao, các doanh nghiệp
ít cạnh tranh nhau mà chủ yếu là hồn thiện bí quyết cơng nghệ và hồn thiện kênh phân
phối. Sự ganh đua trong giai đoạn mới phát triển thường không hướng nhiều vào giá mà
định hướng vào người tiêu dùng, mở rộng kênh phân phối, hoàn thiện sản phẩm.
Trong giai đoạn này, ngành chỉ có một số ít doanh nghiệp, trong đó phần lớn là các
doanh nghiệp nhà nước, có thể kể đến một số doanh nghiệp đời đầu như: Liên hiệp các xí
nghiệp Da-Giầy Việt Nam.
 Giai đoạn tăng trưởng:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngày Da Giầy Việt Nam, cũng ngày càng
phát triển. Khi nhu cầu về sản phẩm của ngành tăng, ngành sẽ bước sang giai đoạn tăng
trưởng. Ngành Da giầy Việt Nam với ưu thế là một ngành kinh tế kỹ thuật thu hút được
nhiều lao động, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho xã hội, tham gia vào quá trìn

Page 17


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước thông qua việc
đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy, nó có vai trị quan trọng trong giai đoạn đầu cả quá trình
phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, hiện nay đang được Chính phủ quan tâm và coi là
ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàng công nghiệp tiêu dùng hướng ra xuất
khẩu.
Trong giai đoạn tăng trưởng, ngành tăng trưởng rất nhanh, điều này do nhiều
nguyên nhân như là: người tiêu dùng đã biết nhiều đến sản phẩm của ngành, các doanh
nghiệp đã được hưởng tính kinh tế theo quy mơ; các kênh phân phối đã được hồn
thiện… Kiểm sốt cơng nghệ khơng cịn là một rào cản nhập cuộc quan trọng. Trong giai
đoạn này, rào cản gia nhập ngành tương đối thấp do nhu cầu rất lớn, các doanh nghiệp
trong ngành không cần phải tìm cách nâng cao rào cản nhập cuộc. Do đó, số lượng doanh

nghiệp trong ngành tăng mạnh, và xuất hiện rất nhiều công ty cổ phần và doanh nghiệp tư
nhân. Hiện nay ngành Da Giày có khoảng 148 doanh nghiệp với cơ cấu như sau: ngành
Giày có 122 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp trong nước là 78 và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% vốn nước ngồi và liên
doanh là 44, trong số này có 7 doanh nghiệp chuyên sản xuất nguyên phụ liệu và đế giày.
Ngành Da có tất cả 26 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhà nước là 16 và doanh
nghiệp nước ngoài, kể cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh là 10.
Trong giai đoạn tăng trưởng: năng lực sản xuất và thiết bị công nghệ của ngành
không ngừng được cải thiện và nâng cao. Tính đến cuối năm 1999 tồn ngành Da Giày
đã đầu tư 550 dây chuyền sản xuất đồng bộ các loại giày dép, trên 2000 máy may chuyên
dùng sản xuất túi, cặp da, sửa chữa gần 200000 m2 và xây dựng mới trên 240.000 m2
nhà xưởng. Hiện nay, năng lực sản xuất của toàn ngành đạt 380 triệu đơi giày dép/năm,
trong đó giày thể thao chiếm 48,5% – 148,3 triệu đôi, giày vải chiếm 18% – 68,4 triệu
đôi, giày da chiếm 1,5%- 5,7 triệu đôi, 30 triệu sản phẩm túi cặp…. Ngành này tạo việc
làm cho gần 300000 lao động (chưa kể số lao động làm việc trong các lĩnh vực phục vụ
cho ngành da giày).

Page 18


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
Khơng chỉ khẳng định vị thế trong nước, ngành Da giầy đã và đang phát triển mạnh
mẽ, lan rộng ra thị trường quốc tế bằng hoạt động xuất khẩu. Trước năm 1992 ngành Da
Giày Việt Nam chủ yếu thực hiện các hợp đồng gia công mũ giày cho Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Khi khối này tan rã, ngành Da Giày đã phải trải qua
một thời kỳ khó khăn do thiếu đơn đặt hàng. Tuy nhiên giai đoạn này kéo dài không lâu.
Bắt đầu từ năm1993, ngành Da Giày đã khởi sắc trở lại nhờ làn sóng di chuyển sản
xuất của các ngành cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động từ các nước công nghiệp phát
triển và các nước công nghiệp mới (NIEs) sang các nước đang phát triển. Ngành Da Giày
Việt Nam đã bắt đầu tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ từ các nước thơng qua đầu tư

trực tiếp từ nước ngồi (FDI), đặc biệt là các NIEs trong khu vực. Cùng với nó là sự dịch
chuyển các đơn đặt hàng từ những nước có truyền thống về sản xuất Da Giày như Đài
Loan, Hàn Quốc sang Việt Nam.
Sau những khó khăn do mất thị trường truyền thống của những năm 1988 –1990. Từ
năm 1993 trở lại đây, nhờ đầu tư đổi mới thiết bị cơng nghệ, tìm kiếm thị trường, xây
dựng danh mục mặt hàng… , nên xuất khẩu sản phẩm da giày đã đạt được tốc độ tăng
trưởng cao, trung bình trong giai đoạn 1993-1999 là hơn 50%/năm.
Năm 1996 toàn ngành đã xuất khẩu được 138 triệu đôi giày,dép các loại, 18 triệu
chiếc cặp, túi sách và120.000m2 da thuộc, đạt kim ngạch 533,28 triệu USD. Năm 1999,
toàn ngành xuất khẩu được 221 triệu đôi giày dép các loại, 28 triệu chiếc cặp, túi sách và
hơn 74.000 m2 da thuộc đạt kim ngạch 1344 triệu USD, tăng hơn năm trước 33,4% và
gáp 2,5 lần so với năm 1996.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành giày dép Việt Nam hiện nay là các nước
thuộc liên minh Châu Âu, chiếm tới 75% tổng kim ngạch . Nếu năm 1995, giày dép Việt
Nam xuất khẩu sang EU mới đạt 400 triệu USD, thì đến năm 1999 đã vọt lên gần 1 tỷ
USD. Cho đến nay sản phẩm giày dép đang chiếm vị trí hàng đầu trong số các mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam sang EU và tại thị trường EU, Việt Nam là nước xuất khẩu giày
dép đứng thứ hai sau Trung Quốc. Mỹ là nước nhập khẩu giày dép lớn nhất thế giới,
nhưng cho đến nay, giày dép Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này mới đạt 11,5%

Page 19


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
tổng kim ngạch xuất khẩu. Đối với thị trường Nhật Bản, xuất khẩu giày dép của Việt
Nam vẫn con chiếm tỷ trọng thấp, mới đạt gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xết về
khả năng cạnh tranh đối với hàng ngoại, sản phẩm giày dép Việt Nam đạt vào loại trung
bình, tương đương với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Inđônêxia, Philipin nhưng thấp
hơn hàng Trung Quốc. Thông thường giá bán hàng Trung Quốc nhập khẩu thấp hơn từ
20% đến 50% hàng Việt Nam cùng loại.

Về cơ bản có thể nói ngành Da Giày Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng
mạnh và trở thành nước xuất khẩu giày lớn ở Châu Á, cũng như trên thế giới. Trong
những năm tới, khả năng tiêu thụ ở các thị trường lớn như Bắc Mỹ, EU vãn ổn định ở
mức cao. Sản phẩm Da Giày của Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng như nhiều nước khác
không bị hạn chế bởi hạn ngạch, vẫn được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi, nên khuyến
khích các nhà đầu tư nước ngồi lập cơ sở sản xuất ở Việt Nam cả về sản xuất thành
phẩm cũng như nguyên liệu phụ để hưởng ưu đãi thuế quan theo giấy chứng nhận xuất xứ
(C/O). Với đặc điểm chi phí thấp, tạo nhiều cơng ăn việc làm và có lợi thế cạnh tranh,
ngành da giày sẽ vẫn là ngành được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu của q trình
cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu.
Hiện nay, ngành Da giầy Việt nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và chưa bước
sang giai đoạn bão hòa.
2.2.3.2 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô ( thị trường EU)

Page 20


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế

 Nhân tố kinh tế

Với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn trong việc thúc đẩy
mạnh mẽ xuất khẩu sang các thi trường trên thế giới, đặc biệt là EU. Bên cạnh đó, EU
cũng là nhà nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới với 27 quốc gia thành viên nên VN cũng
có nhiều khả năng tăng mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Các mặt hàng truyền thống
như giày da sẽ có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường EU.
Tuy nhiên, sự toàn cầu hóa và mở cửa thị trường đồng nghĩa với việc có rất nhiều
các cơng ty, doanh nghiệp giày da sẽ bước chân vào thị trường EU. Khi đó, cơng ty giày
Thăng Long sẽ đối mặt với thách thức không nhỏ từ các đối thủ cạnh tranh trên toàn thế
giới, đặc biệt là Trung Quốc.

 Chính trị- pháp luật
Trong thời đại hội nhập toàn cầu, các quốc gia đều mở cửa hội nhập giao lưu với
các quốc gia khác trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty giày Thăng Long có

Page 21


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
thể đưa mặt hàng da giày của mình thâm nhập vào các thị trường trên toàn cầu, tiêu biểu
là thị trường EU.
Từ năm 1971, EU đã có các quy tắc đảm bảo hàng hóa xuất khẩu từ các nước đang
phát triển chỉ phải chịu mức thuế thấp hơn trên một số hoặc tất cả những gì họ bán cho
EU. Điều này cho phép các nước đang phát triển cơ hội tiếp cận thị trường EU, góp phần
vào sự tăng trưởng nền kinh tế của họ. Từ đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam
tham gia xuất khẩu vào thị rường tiềm năng này để được hưởng các ưu đãi về thuế quan,
trong đó có cơng ty giày Thăng Long.
Ngồi ra, EU còn đưa ra những quy định đối với các nước xuất khẩu sang thị trường
này:
-

Khung pháp lý quốc tế về rào cản kỹ thuật: Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối

với Thương mại (TBT) trong WTO là khung pháp lý quốc tế đối với định chế và các yêu
cầu kỹ thuật. Các nguyên tắc chính trong TBT là hài hồ, minh bạch, vừa đủ và khơng
phân biệt đối xử.
Các doanh nghiệp Việt Nam thường yếu thế hơn so với các doanh nghiệp xuất khẩu
vào thị trường này, đặc biệt là đối thủ lớn như Trung Quốc. Vì thế, quy định này sẽ giúp
công ty giày Thăng Long được cạnh tranh công bằng với các đối thủ cạnh tranh lớn khác.
-


Thương mại công bằng: Tiêu chuẩn này nhằm bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển

về xã hội, kinh tế, môi trường của các nhà sản xuất và chủ đất quy mô nhỏ ở các nước
đang phát triển. Tổ chức thương mại công bằng sẽ dành cho các sản phẩm của họ một giá
“công bằng”, giúp sản phẩm tiêu thụ dễ dàng hơn.
-

Quản lý chất lượng: Chứng chỉ ISO được coi như tấm giấy thông hành, một tài sản

quan trọng của những doanh nghiệp sở hữu nó, mang lại ưu thế bán hàng khi hoạt động
kinh doanh tại các đối tác kinh doanh.
Tuy nhiên, đến năm 2014, khi cơ chế “trưởng thành” mới được hình thành sẽ khiến
một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta sẽ khơng được hưởng ưu đãi GSP nữa,
trong đó chủ yếu là giày dép. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp giày da của Việt Nam
gặp khó khăn hơn do chi phí thuế quan tăng cao hơn. Từ đó cơng ty sẽ phải hạn chế về số
lượng mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này.

Page 22


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ
môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ
sinh an tồn thực phẩm… ln được thực hiện nghiêm ngặt. Điều này gây khó khăn cho
cơng ty do các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng vẫn
còn bị xem nhẹ.
EU duy trì hạn ngạch áp dụng thuế quan đối với một số sản phẩm, giảm dần giá trị
và số lượng các sản phẩm được trợ cấp xuất khẩu.
 Văn hóa- xã hội
EU là một thị trường rộng lớn, hiện có 28 quốc gia, với hơn 500 triệu dân. Thị

trường EU thống nhất cho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hàng hóa, dịch vụ và vốn
giữa các thành viên. Thị trường này còn mở rộng sang các nước thuộc Hiệp hội mậu dịch
tự do châu Âu(EFTA) tạo thành một thị trường tiêu dùng rộng lớn.
EU là một trong những thị trường rộng lớn trên thế giới, sở thích và nhu cầu của họ
cũng cao, họ có thu nhập, mức sông cao, khá đồng đều và yêu câu rất khắt khe về độ an
toàn của sản phẩm. Yếu tố trước tiên quyết định tiêu dùng của người châu Âu là chất
lượng và thời trang của sản phẩm, sau đó mới đến giá cả của đại đa số mặt hàng tiêu dùng
trên thị trường này.
Đối với hàng giày dép, thị hiếu của người tiêu dùng trong thị trường EU được đánh
giá là khó tính và chọn lọc. Doanh thu bán hàng da giày phần lớn phụ thuộc vào tâm lý
người tiêu dùng hiện tại vì giày dép khơng phải mặt hàng cần thay thế thường xuyên.
Tương tự như phân loại của Việt Nam, giày dép châu Âu đa phần nhóm theo loại thông
thường,loại thể thao và loại buổi tối. Các nước EU khác nhau có phân loại sản phẩm hơi
khác biệt, căn cứ vào hành vi tiêu dùng (tùy thuộc thời tiết, thu nhập, ý nghĩa văn hóa,
v.v.). Phân loại có thể đi sâu theo người sử dụng (đàn ơng, phụ nữ, trẻ em) và vật liệu (da,
dệt may, cao su).
Người tiêu dùng EU đang có xu hướng đi giày vải. Xu hướng này ngày càng tăng
trong nhu cầu tiêu dùng giày dép hàng năm của EU. Người tiêu dùng ngày càng thích sử
dụng những sản phẩm có ngun liệu làm từ thiên nhiên, không gây nguy hiểm đến sức

Page 23


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
khỏe người tiêu dùng, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng, vì những sản phẩm làm từ da
nói chung và những sản phẩm giày da nói riêng nếu cơng đoạn chế biến da khơng sạch sẽ
gây ra những bệnh ngồi da cho chân, giày dép thì hay hỏng, khơng bền.u cầu về mẫu
mốt và kiểu dáng hàng hóa thay đổi nhanh. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho
nghành giày da Việt Nam nói chung và cơng ty giày Thăng Long nói riêng có thể tận
dụng thời cơ và nắm bắt xu hướng thời trang để có được những sản phẩm đẹp và tốt nhất

sang thị trường này.
 Công nghệ
Nhân tố cơng nghệ có tác động làm tăng hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của
cơng ty. Trình độ thiết bị, công nghệ trong ngành công nghiệp EU hiện nay được xếp vào
loại hàng đầu thế giới. Ngành công nghiệp giày da của EU rất có thế mạnh trong ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm dệt may cao cấp. Điều này giúp
cho các doanh nghiệp da giày của EU nâng cao tính cạnh tranh trước các doanh nghiệp
xuất khẩu vào thị trường EU, đây là một thách thức lớn cho ngành xuất khẩu da giày của
Việt Nam sang thị trường EU.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển khơng ngừng về cơng nghệ viễn thông thế giới,
EU tạng một mạng lưới liên kết Internet rộng khắp trên tồn thế giới, nhờ có sự phát triển
này các cơng ty hợp tác có thể đàm phán trực tiếp với khách hàng trên thị trường EU
thơng qua telex, điện tín, fax, đặc biệt là Internet- cơng nghệ truyền tin nhanh nhất hiện
nay. Nó làm giảm thiểu chi phí đi lại, hơn nữa cơng ty có thể nắm bắt kịp thời được thông
tin mới nhất về các thi trường. Từ đó, cơng ty có thể đưa ra các quyết định để mang lại
hiệu quả nhất trong hoạt động xuất khẩu của mình.
Nhận xét: Trong các nhân tố trên thì nhân tố chính trị-pháp luật là nhân tố được xếp
đầu tiên ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu da giày của Việt Nam vào thị trường
EU hiện nay. Bởi vì, các quy định chặt chẽ về rào cản kỹ thuật, chất lượng cũng như các
chính sách hạn ngạch làm khó khăn cho việc xuất khẩu vào EU.Trong dài hạn, các ảnh
hưởng của yếu tố kinh tế ln có tác động lớn đến doanh nghiệp khi xuất khẩu vào EU.
Vì các doanh nghiệp phải tạo ra lợi thế cạnh tranh mới có thể đứng vững trên thị trường.

Page 24


Nhóm 7 – Chiến lược kinh doanh quốc tế
Bên cạnh đó, khi nền kinh tế thốt khỏi khủng hoảng, tiêu dùng tăng cao cũng giúp cho
các doanh nghiệp nâng cao kim ngạch xuất khẩu của mình sang nước ngồi khi thị trường
được mở rộng hơn.

2.2.2.2 Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành da giày tại thị trường EU
 Đe dọa gia nhập tiềm năng.
Đe dọa gia nhập tiềm năng mới đến từ những đối thủ canh tranh tiềm năng: đó chính
là những doanh nghiệp ngồi ngành có khả năng gia nhập vào ngành.
EU là một thị trường giàu tiềm năng với 27 nước thành viên. Hơn thế, EU là khu
vực nhập khẩu lớn nhất trên thế giới, và là thị trường tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới,
chiếm khoảng 1/3 giá trị thị trường toàn thế giới, mức tiêu thụ bình quân đầu người vẫn
tiếp tục tăng ổn định trong những năm gần đây.
Năm nước tiêu thụ giày dép lớn nhất là thị trường Đức (17,4%), Pháp (17%), Anh
(16,1%), Italy (12,6%), Tây Ban Nha (8,3%), ở các nước khác nhu cầu thấp hơn. Tuy
nhiên, tiêu thụ giày dép ở các nước Ba Lan, Séc, Romania, Bulgaria cũng đang tăng
mạnh do tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và ngày càng nhiều phụ nữ làm việc độc lập
cũng khiến nhu cầu tiêu thụ giày dép tăng lên. Việc xuất khẩu hàng da giày vào thị
trường EU trong những năm gần đây có những bước tiến mạnh mẽ, kim ngạch tăng lên
hàng năm, năm 2011 giá trị nhập khẩu da giày của EU là khoảng 23 tỷ USD , trong đó
Việt Nam có trị giá khoảng 5,5 tỷ USD, năm 2013 các doanh nghiệp xuất khẩu da giày,
túi xách của Việt Nam đã thu về 10,32 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2012, vượt 3% so
với kế hoạch đề ra. Và trong tháng 1 đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng da
giày, túi xách, vali, mũ, dù... đã đạt trên 1,3 tỷ USD với mức tăng trưởng trên 12%.
. Chỉ riêng tại Pháp, nền kinh tế đứng thứ hai châu Âu trong năm 2011 cũng có nhu
cầu tiêu thụ 470 triệu USD hàng da giày. Cơ hội tiêu thị ở thị trường này là rất lớn do dân
số của thị trường này là hơn 500 triệu dân, là một nền kinh tế thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ và
với các chính sách đối với các mặt hàng được lưu hành trong thị trường đó là nếu bất kỳ
một sản phẩm nào có thể vào được thị trường này thì có thể lưu hành tự do trên tất cả các
nước thành viên( 27 nước thành viên).

Page 25



×