Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Chuyên đề Văn 11 CHUYÊN đề 1 THƠ văn VIỆT NAM TRUNG đại (THẾ kỷ XVII – XIX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.17 KB, 52 trang )

CHUYÊN ĐỀ 1
THƠ VĂN VIỆT NAM TRUNG ĐẠI (THẾ KỶ XVII – XIX)
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
♦ Giới thiệu được những nét cơ bản về tác giả (Lê Hữu Trác, Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Khuyến)
♦ Trình bày được về đặc điềm, giá trị thơ Nôm Đường luật qua các sáng tác Tự tình,
Câu cá mùa thu...
♦ Phác họa đời sống cung đinh xưa qua truyện kí.
♦ Phân biệt ngơn ngữ chung và ngôn ngữ cá nhân về ngữ âm, từ vựng, cú pháp.
♦ Phát hiện đề, phác thảo dàn ý cho bài văn nghị luận; làm rõ các thao tác phân tích
trong bài nghị luận.
2. Kĩ năng
♦ Phát hiện vẻ đẹp của thơ Nơm Đường luật, cái tơi trữ tình của nhà thơ, ngơn ngữ tiếng
Việt, tả cảnh ngụ tình trong thơ.
♦ Chia sẻ về tâm sự của nhà thơ với các vấn đề thân phận, thời cuộc.
♦ Khai thác tri thức về lịch sử, đời sống xã hội cung đình xưa.
♦ Sử dụng và phát triển ngôn ngữ cá nhân, tạo ra từ ngữ, sắc thái cá nhân và văn hóa
giao tiếp.
♦ Tạo ra văn bản sử dụng thao tác phân tích (đoạn văn, bài văn).
A. VĂN BẢN VĂN HỌC
I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
Trích “ Thượng kinh kí sự”, Lê Hữu Trác
1. Giới thiệu
+ Tác giả
- Lê Hữu Trác (1720 - 1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông
-Thầy thuốc nổi tiếng, không ra làm quan, sống ẩn dật
+ Hoàn cảnh sáng tác



- Năm 1782, thời Lê Trung Hưng, thời điểm gần khủng hoảng của triều đình Lê-Trịnh,..
- Nhân chuyến ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán.
+ Nội dung
- Ghi chép sự thực về quang cảnh và cuộc sống trong phủ chúa
- Khắc họa chân dung những nhân vật lịch sử
- Bày tỏ tấm lòng với nghề, xem thường danh lợi...
2. Quang cảnh
- Lối kiến trúc và bài trí trong phủ chúa thể hiện vẻ đẹp, sự giàu sang phú quý tột bậc
(có thể thấy qua các chi tiết tả thực).
- Sự xa hoa tráng lệ của phủ chúa cịn lớn hơn hồng cung: “cảnh giàu sang của vua
chúa thực khác hẳn người thường”.
3. Nhân vật
+ Chánh đường
- Nhân vật có quyền lực, được Chúa tin cậy, được Chúa giao phó nhiều cơng việc.
- Cố chấp, độc đốn (khơng biết nghề thuốc vẫn muốn can dự, hướng người khác theo ý
mình).
+ Thế tử
- Cịn những nét hồn nhiên trẻ con.
- Sống trong chốn “màn che trướng phủ” thân thể yếu ớt, mang nhiều bệnh tật.
4. Con người Lê Hữu Trác
- Coi thường danh lợi, yêu tự do, phê phán lối sống trụy lạc; thường tự gọi mình là kẻ
“quê mùa”, tỏ ra ngạc nhiên trước cảnh sống “đại gia”.
- Là một thầy thuốc tận tâm, có trách nhiệm với nghề, dù e sợ chữa khỏi bệnh sẽ bị danh
lợi ràng buộc nhưng đặt người bệnh lên trên hết.
- Là một nhà Nho kiên định lập trường trung quân ái quốc, kín đáo bày tỏ sự khơng hài
lịng với hành động lấn quyền của Chúa Trịnh.
TỰ TÌNH
Bài II, Hồ Xuân Hương
1. Giới thiệu



+ Tác giả
- Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh, năm mất)
- Mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm”
+ Chủ đề
- Tâm trạng đau buồn, cô đơn, phẫn uất khi rơi vào nghịch cảnh
- Khát khao được sống tự do, hạnh phúc bất chấp nghịch cảnh
+ Nhận định
GS Nguyễn Đăng Mạnh: “...ba bài Tự tình đều làm khi nhà thơ tuổi đời đã xế tà và, vì
thế đã từng phải nếm vị chua chát, nỗi chán chường của phận lẽ mọn và cảnh góa bụa...
Nhưng khác Nhận với Thúy Kiều, cái tơi Xn Hương, dù bế tắc vẫn khơng hồn tồn
khuất phục, dù bất lực, vẫn khơng chịu bng xi”
(Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 11 nâng cao, Nxb Giáo dục, 2009, tr 23)
2. Khung cảnh và quang cảnh (4 câu đầu)
- Thời gian: đêm khuya, không gian vắng lặng khiến con người cảm thấy cô quạnh.
- Sự cô độc xuất phát từ ý thức về số kiếp hẩm hiu lỡ làng (vầng trăng bóng xế), ý thức
về tình cảnh tù hãm, những chuỗi ngày lặp đi lặp lại (say lại tỉnh).
- Trong nỗi buồn vẫn toát lên nét ngạo nghễ khác người (“trơ cái hông nhan với nước
non”)
3. Khát khao phản kháng (2 câu tiếp)
- Nửa đầu bài thơ là “tĩnh”, đến hai câu luận là “động”; cái động phá vỡ sự tĩnh tại
- Những sự vật tự nhiên như “rêu” và “đá” mang trong mình sức sống mãnh liệt trước
nghịch cảnh, “xiên ngang”, “đâm toac”.
- Hai câu thơ mượn thiên nhiên để bày tỏ khát vọng hạnh phúc, chống lại số mệnh, đả
phá lễ giáo phong kiến
4. Ý thức thân phận (4 câu ký)
- Khát khao cang lớn thực tại càng phủ phàng. Con người phải đối diện với thời gian
chảy trôi, chứng kiến tuổi xuân qua đi trong vô vọng (xuân đi xuân lại lại)
- Chữ “ngán” cho thấy sự mỏi mệt khi càng nỗ lực càng rơi vào bi kịch. Hạnh phúc
người phụ nữ tìm kiếm chỉ cịn “mảnh tình san sẻ tí con con”.



CÂU CÁ MÙA THU
Nguyễn Khuyến
1. Giới thiệu
+ Tác giả
- Nguyễn Khuyến (1835- 1909)
- Mệnh danh “thi sĩ của làng cảnh Việt Nam”
+ Nhận định về tác phẩm
Xuân Diệu: Bài thơ Thu vịnh là có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận định bài Thu
điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam [...] Cái thú vị của bài Thu
điếu là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có
một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi...
2. Bức tranh mùa thu
- Bức tranh thu đặc trưng cho cảnh thu ở vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ (Làng
Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam là quê nội nhà thơ)
- Màu sắc chủ đạo là màu xanh (mặt nước, bầu trời, ngõ trúc, cánh bèo), đó là màu sắc
của thu Việt Nam
- Thiên nhiên mùa thu trong bài thơ trong trẻo và tĩnh lặng, hòa hợp, hầu như khơng có
chuyển động, cũng khơng thấy sự xuất hiện của con người.
3. Tâm trạng nhân vật trữ tình
- Người ngắm cảnh là một tâm hồn yêu thiên nhiên, trân trọng cảm nhận và lưu giữ từng
rung động tinh tế của sự vật (chiếc lá thu rơi, tiếng cá đớp động chân bèo)
- Ẩn sau bức tranh thiên nhiên, ta thấy thấp thống nỗi cơ đơn, nỗi niềm u uẩn (cơn gió
se lạnh, chiếc lá vàng “khẽ đưa vèo”, bầu trời trong xanh “lơ lửng”, ngõ trúc “quanh co)
- Người đi câu chẳng cần được cá, có cá hay khơng cũng khơng để tâm, bởi trong lịng
cịn nặng tâm tư ưu thời mẫn thế, đã về ở ẩn, nhưng canh cánh những suy tư thời cuộc.
4. Đặc sắc nghệ thuật
- Vần “eo” được coi là “tử vận” lại trở thành yếu tố đặc biệt diễn tả cảm giác nhỏ bé, xa
vắng (tẻo teo, trong veo, vèo, vắng teo, bèo).



- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật vẫn giữ được nét cổ điển. Bút pháp tả cảnh ngụ
tình; động tả tĩnh và chấm phá, cùng với việc sử dụng điển tích, điển cố.
- Nghệ thuật sử dụng tiếng Việt xuất sắc, những từ ngữ giản dị vào tay Nguyễn Khuyến
lại trở nên rất gợi. Nguyễn Khuyến cũng là bậc thầy sử dụng từ láy.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Trình bày về tác giả Lê Hữu Trác, về hoàn cảnh ra đời tác phẩm Thượng kinh ký sự,
đồng thời tóm tắt nội dung tác phẩm.
Gợi ý trả lời:
- Tác giả: Lê Hữu Trác.
- Hoàn cảnh ra đời: 1782, thời Lê Trung Hưng, tập đoàn phong kiến Lê Trịnh bước vào
những ngày cuối; Lê Hữu Trác được lệnh ra Thăng Long chữa bệnh cho Đông cung thế tử
Trịnh Cán.
- Tóm tắt nội dung: HS tự làm.
Bài 2: Qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, anh (chị) thấy chân dung tác giả Lê Hữu Trác
hiện lên như thế nào? Viết một đoạn văn để trình bày suy nghĩ của anh (chị).
Gợi ý trả lời:
Chân dung Lê Hữu Trác qua đoạn trích:
- Một thầy thuốc giỏi, tận tâm với nghề.
- Một nhà Nho tiết tháo, kiên định trung quân ái quốc.
- Một con người coi thường danh lợi, yêu thích đời sống tự do.
Bài 3: Chỉ ra một số chi tiết nhỏ trong văn bản cho thấy tài quan sát tinh tế của tác giả.
Phân tích hàm ý của những chi tiết đó.
Gợi ý trả lời:
Một số chi tiết nhỏ, nhưng thể hiện tài quan sát tinh tế của tác giả.
- Cáng chạy như ngựa lồng (rất vội) nhưng Lê Hữu Trác phải đợi rất lâu mới gặp được
chúa (rất đủng đỉnh).
- Phủ chúa kiêng danh từ thuốc, gọi thành “trà”; sự kiêng kị cho thấy khơng khí bệnh tật
mục ruỗng là điều ai cũng biết nhưng không ai dám nhắc tới.



- Chỗ xem bệnh của Trịnh Cán cũng chính là chỗ chúa thường hay ngự (nếp sống bừa
bãi buông thả).
- Thái độ và lời nói của quan Chánh đường về phương thuốc của Lê Hữu Trác (đút túi
không cho ai xem, chỉ mình mình biết, tự quyết định).
Bài 4: Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình (bài II).
Gợi ý trả lời: Học sinh tự làm
Bài 5: Cho bốn câu thơ sau
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa trịn
(Tự tình II, Hồ Xn Hương)
a. Phân tích giá trị biểu đạt của các từ “văng vẳng”, “trơ”, “dồn” trong việc thể hiện cảm
xúc của nhân vật trữ tình
b. Những hình ảnh “chén rượu” và “vầng trăng” trong hai câu thơ 3 - 4 là hình ảnh tả thực
hay ước lệ? Nhà thơ có dụng ý gì khi đưa những hình ảnh này vào câu thơ?
c. Hãy viết bài văn phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình trong bốn câu thơ trên của Hồ
Xuân Hương, qua đó thấy được tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện trong đoạn thơ.
Gợi ý trả lời:
a. “Văng vẳng” là âm thanh mơ hồ từ xa vọng lại, không rõ, nhưng có dư ba, ám ảnh;
“trơ” mang nghĩa kép, vừa là “trơ lỳ”, vừa là “bẽ bàng tủi hổ”, cho thấy tâm trạng mâu
thuẫn; “dồn” thể hiện cảm giác gấp gáp, ý thức về sự chảy trôi của thời gian. Hai câu thơ
không hề nhắc đến tâm trạng nhưng trĩu nặng tâm trạng: cô đơn tột cùng, đau đớn tột
cùng, kiêu hãnh vô cùng.
b. “Chén rượu” và “vầng trăng” vừa tả thực (những hoạt động giải sầu thường thấy của
người xưa) vừa là ước lệ; “chén rượu hương đưa say lại tỉnh” chỉ là vòng lặp luẩn quẩn
của người muốn quên đi đau khổ mà không thể quên; “vầng trăng bóng xế khuyết chưa
trịn” là ẩn dụ cho thân phận người phụ nữ đã xế chiều mà tình dun cịn lỡ dở.

c. Học sinh tự làm


Bài 6: Cho hai câu thơ sau trích Tự tình (bài II) - Hồ Xuân Hương
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hịn
Hãy phân tích hai câu thơ qua đó thấy được đằng sau bức tranh thiên nhiên là khát khao
hạnh phúc rất nhân bản của con người, khát khao muốn vượt thoát ràng buộc của chế độ
phong kiến, không chấp nhận cam chịu số phận.
Gợi ý trả lời:
- Rêu, đá là những sự vật tầm thường, bé mọn, thường bị bỏ qua, không ai để tâm,
nhưng ẩn chứa trong mình sức sống mạnh mẽ, phẩm chất ngoan cường.
- “Xiên ngang”, “đâm toạc” đều là những động từ mạnh, thể hiện khát khao hành động,
khát khao phá bỏ rào cản.
- Người con gái xưa được giáo dục về đức tính an phận, đặt đâu ngồi đấy, biết tự hài
lịng với cuộc sống, khơng than thở dù có gặp bất hạnh.
- Nhà thơ mượn sự vật tự nhiên để diễn tả khát vọng cá nhân: người phụ nữ có quyền
được hạnh phúc thực sự, có quyền tự do tìm kiếm hạnh phúc.
- Nhà thơ cũng phản đối sự cam chịu, phản đối những lề thói, luật lệ hà khắc ngăn cấm
người phụ nữ tìm kiếm hạnh phúc.
Bài 7: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ
Xuân Hương.
Gợi ý trả lời:
Diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình trải qua nhiều giai đoạn phức tạp:
- Nỗi cô đơn, bồn chồn trong đêm khuya.
- Cảm nhận sâu sắc về tình cảnh, thân phận.
- Khát khao muốn phản kháng, chống lại số mệnh.
- Đau đớn vì thực tại phũ phàng.
Bài 8: Hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Mùa thu câu cá. Nêu
những chi tiết về hoàn cảnh ra đời của bài thơ và tiểu sử tác giả có liên quan mật thiết đến

nội dung bài thơ.
Gợi ý trả lời:


Hs tự làm. về tiểu sử nhà thơ cần lưu ý những điểm sau đây:
- Đỗ đạt rất cao, nổi tiếng là Tam nguyên Yên Đổ.
- Con đường hoạn lộ hanh thông, không gặp trắc trở nhiều.
- Thái độ với những quyết sách của triều đình và với những kẻ xâm lược là gay gắt,
châm biếm.
- Cái nhìn về thời cuộc, về khoa cử lúc bấy giờ tương đối chua chát, bi quan.
Bài 9: Vần “eo” trong bài thơ Mùa thu câu cá có hiệu quả thẩm mỹ như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Vần “eo” kết hợp với hàng loạt tính từ (tẻo teo, trong veo, vắng teo) khiến cho những sự
vật trở nên nhỏ bé nhưng toát ra vẻ đẹp của sự khiêm nhường, thân thuộc. Đó cũng là yếu
tố khiến cho bài thơ có một khơng khí rất Việt, dân dã, bình dị, thân thương.
Bài 10: Phân tích bài thơ Mùa thu câu cá để thấy được tâm trạng của nhân vật trữ tình,
qua đó hình dung về con người tác giả Nguyễn Khuyến.
Gợi ý trả lời:
- Tâm hồn yêu thiên nhiên nắm bắt những rung động tế vi của thiên nhiên: Khoảnh khắc
chiếc lá vàng rơi, khoảnh khắc tiếng cá đớp động chân bèo (bút pháp chấm phá, lấy động
tả tĩnh).
- Nỗi cô đơn, nỗi niềm u uẩn:
+ Chỉ nói đến cơn gió, ao thu lạnh lẽo, mà thể hiện được cái rùng mình của con người.
+ Nói đến chiếc lá vàng rơi, cũng là nói đến tâm sự tuổi già, nỗi buồn thế hệ.
+ Nói đến tầng mây lơ lửng mà thể hiện được tâm trạng chơi vơi, mơng lung.
+ Nói đến cái quanh co của ngõ trúc mà cảm nhận cái ngoắt ngoéo, xa cách của lịng
người.
+ Nói “khách vắng teo” vừa cho thấy khung cảnh tĩnh lặng, vừa cho thấy sự trống vắng
cô đơn.
- Tâm tư ưu thời mẫn thế:

+ Đi câu không để tâm vào việc câu, ngắm cảnh nhưng cảnh mang tâm sự thời thế, canh
cánh nỗi niềm với dân tộc.


+ Tiếng “đâu” vừa là phủ định sự tồn tại (đâu có), vừa là nghi hoặc sự tồn tại (đâu đó),
cho thấy bản thân con người cũng mơ hồ, đó là sự mơ hồ của kẻ ngồi câu, nhưng “chí”
khơng ở việc câu cá.
+ Câu cá đối với người xưa cũng là hình thức đợi thời, chờ thời, khơng thực sự câu cá
mà là suy tư về thời thế, vẫn chờ thời để giúp đời (điển tích Lã Vọng).
B. TIẾNG VIỆT
I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NĨI CÁ NHÂN
1. Ngơn ngữ
- Tài sản chung của xã hội
- Tính chung của ngơn ngữ
+ Yếu tố ngơn ngữ chung: âm thanh, âm tiết, ngữ cố định
+ Các quy tắc chung: quy tắc cấu tạo các đơn vị từ, ngữ, câu, đoạn, văn bản.
+ Các phương thức chung: phương thức chuyển nghĩa từ, phương thức chuyển loại từ.
2. Lời nói
- Sản phẩm riêng của cá nhân
- Tính riêng của lời nói
+ Giọng nói cá nhân
+ Vốn từ ngữ cá nhân
+ Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung
+ Việc tạo ra các từ mới.
+ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc, phương thức chung

II. BÀI TẬP CỦNG CỐ



Bài 1: Thế nào là ngôn ngữ chung? Thế nào là lời nói cá nhân? Bên cạnh những đặc điểm
của ngơn ngữ chung, lời nói cá nhân cịn mang những đặc điểm nào khác?
Gợi ý trả lời:
- Ngôn ngữ chung là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã
hội.
- Lời nói cá nhân là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn
ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.
- Đặc điểm riêng của lời nói cá nhân:
+ Giọng nói cá nhân: mỗi người có một âm vực riêng, trở thành dấu hiệu phân biệt
người này với người khác.
+ Vốn từ ngữ cá nhân: cá nhân sử dụng một số lượng từ trong vốn từ chung, tùy theo sở
thích, giới tính, lứa tuổi, xuất thân,...
+ Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc: cá nhân có sự chuyển
đổi, sáng tạo trong nghĩa của từ, tạo ra cách kết hợp mới, chuyển loại từ,...
+ Tạo ra các từ mới: cá nhân sử dụng chất liệu có sẵn và các phương thức chung để tạo
ra các từ mới.
Bài 2: Anh (chị) hãy trình bày mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. Cá
nhân có được quyền biến đổi, sáng tạo ngôn ngữ chung khi sử dụng hay không? Anh (chị)
hãy nêu ngắn gọn tác dụng của việc sáng tạo trên và lấy ví dụ minh họa.
Gợi ý trả lời:
- Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân. Ngược lại
trong lời nói cá nhân vừa biểu hiện ngơn ngữ chung, vừa có những nét riêng.
- Cá nhân có quyền biến đổi, sáng tạo trên cơ sở ngôn ngữ chung khi sử dụng. Sự biến
đổi, sáng tạo của cá nhân vừa thể hiện cá tính riêng của người sử dụng, vừa góp phần làm
phong phú vốn ngơn ngữ chung của xã hội.
- Ví dụ: Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Bánh trôi nước” đã khéo léo biến đổi thành ngữ
“ba chìm bảy nổi” trong dân gian thành kết cấu “Bảy nổi ba chìm với nước non” nhằm thể
hiện cuộc đời người phụ nữ có sự chìm nổi long đong như ý nghĩa câu thành ngữ, nhưng
đồng thời cho thấy sự kiêu hãnh về phẩm giá khi đặt cụm từ “bảy nổi” lên trên.



Bài 3: Những từ in đậm trong các ví dụ sau được dùng theo nghĩa như thế nào? Những từ
ấy góp phần giúp tác giả biểu đạt nội dung gì?
a) Lịng này gửi gió đơng có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non n.
(Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Cơn - Đồn Thị Điểm)
b) Ngày xn em hãy cịn dài
Xót tình máu mủ, thay lời nước non
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
c) Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
(Tương tư, Nguyễn Bính)
Gợi ý trả lời:
a) Từ “nghìn vàng” được dùng theo ý nghĩa: tấm lòng của người chinh phụ đáng quý, đáng
trân trọng như nghìn vàng. Cách dùng từ này càng khắc sâu thêm tình cảm thương nhớ,
thủy chung, sự quan tâm lo lắng của người vợ có chồng đi lính ải xa.
b) Ví dụ (b)
- Từ “ngày xuân” được dùng theo ý nghĩa: tuổi trẻ, thời trẻ trung của người con gái.
- Cụm từ “lời nước non” được dùng theo ý nghĩa: lời thề nguyền chung thủy bền vững
như sông như núi.
- Những từ, cụm từ trên có tác dụng gia tăng sắc thái trang trọng, phù hợp với khơng khí
trang nghiêm của lời nhờ cậy và buổi trao duyên. Đồng thời, cụm từ “lời nước non” cịn
khẳng định sự bền chặt, vững vàng trong tình dun đơi lứa.
c) Ví dụ (c)
- Từ “đị”, “bướm giang hị” được dùng theo ý nghĩa: hàm ý chỉ người con trai trong
chuyện tình cảm.
- Từ “bến”, “hoa khuê các” được dùng theo ý nghĩa: hàm ý chỉ người con gái trong
chuyện tình cảm.
- Việc sử dụng các từ nói trên có tác dụng dân gian hóa lời thơ (tạo nên phong cách
nghệ thuật của Nguyễn Bính), khiến câu thơ như lời thủ thỉ tâm tình đầy duyên dáng.



Ngồi ra, những từ và cụm từ kể trên cịn góp ý làm rõ thêm đặc điểm của hai giới tính:
người con trai thường mang vẻ phong trần, thích xơng pha mà dạt dào tình cảm; người con
gái mang vẻ đẹp cao quý đài các nhưng rất mực chung thủy.
Bài 4: Anh (chị) hãy cho biết cách sắp xếp từ ngữ trong các ví dụ sau đã đem lại hiệu quả
giao tiếp như thế nào?
a) Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
(Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan)
b) Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
(Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Cơn - Đồn Thị Điểm)
c) Buồn mọi nỗi lịng đà khắc khoải
Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ.
(Cung oán ngâm, Nguyễn Gia Thiều)
Gợi ý trả lời
a) Trong hai câu thơ, tác giả đã sử dụng phép đảo vị trí hai lần. Nhà thơ đảo kết cấu
trong cụm danh từ (vài chú tiều -> tiều vài chú; chợ mấy nhà -> mấy nhà chợ); đồng thời
đảo vị trí bộ phận câu (kết cấu vị ngữ -chủ ngữ). Việc đảo vị trí có tác dụng nhấn mạnh chi
tiết được đưa lên đầu câu: dáng vẻ lom khom của con người, sự thưa thớt của mấy nhà
chợ. Tất cả đều gợi cảm giác con người vô cùng bé nhỏ trước thiên nhiên khoáng đạt nơi
Đèo Ngang hùng vĩ.
b) Trong hai câu thơ, tác giả đã lặp lại nhiều lần từ “hoa”, “nguyệt” đồng thời có cách
sắp xếp đan xen “nguyệt hoa - hoa nguyệt - trước hoa dưới nguyệt”. Cách tổ chức ngơn từ
tạo ra sự hịa quyện, trộn lẫn, giao hịa tuyệt đối trong cảnh tượng thiên nhiên. Nhưng thiên
nhiên càng giao hịa, lịng người cơ liêu, cơ sầu cơ lẻ càng trở nên đau đớn, xót xa.
c) Trong hai câu thơ, tác giả đều đặt ở hai đầu câu thơ những cụm từ gợi tả nỗi buồn tủi,
chán nản. Hai tính từ “buồn”, “ngán” hiện diện đầu câu; hai động từ “khắc khoải”, “ngẩn
ngơ” xuất hiện cuối câu. Cách bố trí gợi cảm giác chủ thể trữ tình bị khóa chặt, đóng kín



trong nỗi buồn tủi khơng bao giờ có thể thốt ra. Đó là bi kịch của người cung nữ thất
sủng, hay cũng chính là bi kịch của người tài bất đắc chí.
Bài 5: Cùng một đối tượng là «nắng» nhưng trong từng tác phẩm khác nhau, việc miêu tả
đối tượng ấy lại có sự khác biệt. Anh (chị) hãy phân tích ngắn gọn nét đặc sắc riêng của
đối tượng “nắng” trong các ví dụ sau:
a) Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
(Thơ duyên, Xuân Diệu)
b) Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đơi mái nhà tranh lấm tấm vàng
(Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử)
c) Từ ấy trong tơi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
(Từ ấy, Tố Hữu)
Gợi ý trả lời:
a) Cái nắng ở đây là nắng trở chiều, nắng của buổi hoàng hơn. Đây là thứ nắng dịu ngọt,
khơng cịn sự gay gắt. Nó hồn tồn tương đồng với những chuyển động nhẹ nhàng trong
một buổi chiều lòng người bất chợp xao xuyến. Cái nắng trở chiều dịu ngọt được cảm
nhận bằng con mắt của một người đang trải qua phút giây xao lịng bởi thứ tình cảm trong
trẻo, nhẹ nhàng, tinh tế.
b) Cái nắng ở đây là nắng ửng - nắng khẽ ửng hồng trong buổi ban mai của mùa xuân.
Nắng được cảm nhận như người thiếu nữ, e ấp ngại ngùng khi bước vào mùa xuân cuộc
đời. Cái nắng ửng hay là gị má người thiếu nữ thơn q khẽ ửng hồng trong tiết trời vào
xuân.
c) Cái nắng ở đây là nắng hạ - nắng chói chang mãnh liệt vả ấm áp. ở đây phải là nắng
hạ vì chỉ có hình ảnh này mới đủ sức miêu tả sự thay đổi mãnh liệt trong tâm trí người
thanh niên yêu nước khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng. Lý tưởng cách mạng có vai
trị như nắng mùa hạ, sưởi ấm tâm hồn và soi sáng con đường tương lai của lớp thanh niên

Việt Nam những năm 30 thế kỷ trước.


Bài 6: Trong văn học, nhà văn thường có xu hướng kết hợp những từ ngữ quen thuộc theo
một cách kết hợp mới lạ để tạo ra sự thú vị cho tác phẩm. Anh (chị) hãy gạch chân cụm từ
được tạo nên bởi sự kết hợp mới lạ giữa các từ ngữ quen thuộc trong các ví dụ sau và phân
tích ngắn gọn hiệu quả nghệ thuật của sự kết hợp ấy.
a) Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sơng dài, trời rộng, bến cô liêu.
(Tràng giang, Huy Cận)
b) Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua.
(Nhớ rừng, Thế Lữ)
Gợi ý trả lời:
a) Ví dụ (a)
- Sự kết hợp mới lạ: sâu chót vót.
- Tác dụng: Người ta thường nói cao chót vót nhưng Huy Cận lại sử dụng cụm từ “sâu
chót vót”. Kết hợp này khiến cho lịng sơng trong buổi hồng hơn càng trở nên sâu hơn,
không gian tràng giang không chỉ dài và rộng, giờ đây còn trở nên cao với “trời lên” và
sâu với “sâu chót vót”. Kích cỡ khơng gian như được mở rộng gấp đơi, càng nhấn chìm
con người nhỏ bé trong cảm quan cô đơn, mơ hồ, vơ định.
b) Ví dụ (b)
- Sự kết hợp mới lạ: gậm một khối căm hờn.
- Tác dụng: Người ta thường dùng từ “gậm” đi kèm một vật thể có hình khối. Nay dùng
từ này với “một khối căm hờn”, có tác dụng hữu hình hóa một sự vật vơ hình (căm hờn).
Sự căm hờn của con hổ giờ đã có hình dạng, càng trở nên đè nặng trong lịng, tạo ra sự uất
ức mạnh mẽ hơn cho con hổ và gợi cảm giác bức bách trong lòng người đọc.
Bài 7: Anh (chị) hãy sưu tầm một đoạn trích ngắn từ một bài báo trên Internet và gạch
chân những từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây xuất hiện trong đoạn trích của anh
(chị). Những từ mới ấy được tạo ra bởi cách thức nào?

Gợi ý trả lời:


Học sinh tự sưu tập đoạn trích trên Internet. Chú ý các từ mới thường là những từ được
sản sinh trong thời đại cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và thời đại 4.0 hiện nay. Cách thức
kết hợp từ thường là người dùng kết hợp các yếu tố có sẵn với nhau theo quan hệ chính
phụ hoặc đẳng lập, hoặc dùng phương thức láy từ.
C. TẬP LÀM VĂN
I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Phân tích đề
+ Khái niệm: Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm
vi dẫn chứng của đề.
+ Phương pháp
- Đọc kĩ đề bài.
- Gạch chân các từ khóa, từ then chốt (những từ chứa đựng nội dung của đề).
- Chú ý các yêu cầu của đề qua các câu lệnh, phạm vi thao tác, nội dung vào đề.
- Xác định yêu cầu của đề:
+ Tìm hiểu nội dung của đề
+ Tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng.
+ Nội dung và hình thức
- Đối tượng
- Vấn đề cần nghị luận của đối tượng đó.
- Phạm vi kiến thức cần huy động.
- Yêu cầu cụ thể về hình thức trình bày.
2. Lập dàn ý
+ Khái niệm: Lập dàn ý là tổ chức, sắp xếp các ý, trình tự các bước làm bài.
+ Vai trị: Tránh thiếu ý, thừa ý, hệ thống ý không chặt chẽ hoặc sơ sài.
+ Các bước lập dàn ý
- Từ kết quả tìm hiểu đề để xác định luận điểm, luận cứ.

(Cần có kí hiệu trước mỗi đề mục để phân biệt luận điểm, luận cứ trong dàn ý, tránh
nhầm lẫn)


- Sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trình tự logic, chặt chẽ theo bố cục:
+ Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.
+ Thân bài: Sắp xếp luận điểm, luận cứ theo logic nhất định.
+ Kết bài: Nêu nhận định, bình luận gợi suy nghĩ cho người đọc.
THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
1. Khái niệm: Là thao tác chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố để đi sâu xem xét một
cách kĩ càng nội dung và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngồi của chúng.
2. Mục đích: Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên
trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng).
3. Yêu cầu
- Xác định vấn đề phân tích.
- Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ, dựa vào bản chất, đặc điểm, cấu trúc.
- Năng lực đánh giá, phân tích, giảng giải về đối tượng.
- Khả năng tổng hợp vấn đề.
4. Cách phân tích
- Cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ nhất định: Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối
tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ
giữa người phân tích với đối tượng phân tích.
- Phân tích cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa
chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Cho đề bài sau: Nhà thơ Xuân Diệu nhận xét Câu cá mùa thu là bài thơ “điển hình
hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”.
Bằng cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Câu cá mùa thu, hãy làm sáng tỏ nhận định
trên.
1. Hãy thực hiện bước tìm hiểu đề cho đề bài trên.

2. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên.
3. Chọn một trong số những luận điểm em đưa ra ở phần thân bài và triển khai thành
một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ). Nêu rõ cách thức xây dựng đoạn văn.


Gợi ý trả lời:
1. Tìm hiểu đề: học sinh chỉ ra được các yếu tố sau:
- Mệnh lệnh của đề: Làm sáng tỏ nhận định.
- Đối tượng cần nghị luận: Bài thơ Câu cá mùa thu.
- Vấn đề cần nghị luận của đối tượng ấy: vẻ đẹp điển hình cho mùa thu của làng cảnh
Việt Nam.
- Vùng kiến thức cần huy động: Bài thơ Câu cá mùa thu và các bài thơ thu trung đại
trước đó.
2. Lập dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu.
+ Nguyễn Khuyến là một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác
của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở
ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh.
+ Bài thơ Câu cá mùa thu: Là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác
trong thời gian tác giả ở ẩn.
- Trích dẫn ý kiến của Xuân Diệu, khẳng định ý kiến là đúng đắn, thể hiện cái nhìn tinh
tế của ơng về bài thơ.
b. Thân bài
- Giải thích ý kiến: Ý kiến thể hiện vị trí của bài thơ trong kho tàng thơ ca dân tộc viết
về đề tài mùa thu.
- Phân tích bài thơ:
+ Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc
thuyền câu” bé tẻo teo.
+ Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao => đặc trưng của

vùng đồng bằng Bắc Bộ. => Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và
của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường.
+ Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh: sóng biếc, lá vàng trước gió.


=> Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng q được gợi lên từ những hình ảnh bình dị,
đó chính là “cái hồn dân dã”.
+ Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: Khơng gian của bức
tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu. Không gian của mùa thu làng cảnh
Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng
và thanh vắng.
+ Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa
gối buông cần”: Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như
một thú vui làm thư thái tâm hồn. Đó là sự hịa hợp với thiên nhiên của con người.
- Liên hệ, mở rộng.
c. Kết bài: Khẳng định giá trị bài thơ trong kho tàng văn học dân tộc.
3. Viết đoạn văn: Học sinh tự lựa chọn một luận điểm sau đó xây dựng đoạn văn theo yêu
cầu. Lưu ý sau khi xây dựng xong đoạn văn cần chỉ rõ phương thức xây dựng đoạn văn đó.
Bài 2: Cho đề bài sau: Phân tích sự hịa quyện của chất thơ Nơm và chất Đường thi trong
bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương.
1. Chỉ ra các phương diện sau của đề bài trên: mệnh lệnh của đề, đối tượng cần nghị luận,
vấn đề cần nghị luận của đối tượng ấy, vùng kiến thức cần huy động, yêu cầu về hình thức.
2. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên.
Gợi ý trả lời:
1. Các phương diện được nhắc đến trong đề bài:
- Mệnh lệnh của đề: phân tích.
- Đối tượng cần nghị luận: bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương.
- Vấn đề cần nghị luận của đối tượng ấy: chất thơ Nôm và chất Đường thi.
- Vùng kiến thức cần huy động: bài thơ Tự tình II và đặc điểm thơ Nơm Đường luật.
- u cầu về hình thức: khơng có yêu cầu về mặt hình thức.

2. Lập dàn ý: học sinh tham khảo dàn ý sau:
a. Mở bài:
- Giới thiệu nhà thơ Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình II.
+ Hồ Xuân Hương là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX.


+ Bài thơ Tự tình II nằm trong chùm ba bài thơ Tự tình của nhà thơ.
- Giới thiệu vấn đề: sự kết hợp giữa chất thơ Nôm và chất Đường thi trong bài thơ.
b. Thân bài:
- Giải thích ý kiến:
+ Bài thơ Tự tình II là hai bài thơ thuộc thể loại thơ trữ tình trung đại Việt Nam. Chất
trữ tình trong hai bài thơ đã được nhà thơ thể hiện rất rõ qua thiên nhiên và hình tượng
người phụ nữ. Đấy cũng chính là tiếng lịng đau đớn đến tê tái của họ.
+ Bài thơ có sự kết hợp của yếu tố dân gian và yếu tố thơ Đường rất rõ nét. Thơ Hồ
Xuân Hương là sự kết hợp của hai dòng chảy văn học dân gian và văn học bác học. Trong
đó tác giả sử dụng những yếu tố Nôm đặc trưng cho văn học dân gian và yếu tố Đường
luật đặc trưng cho văn học bác học.
- Phân tích:
+ Ngơn ngữ dân gian: Bài thơ được nhà thơ sử dụng ngôn ngữ dân gian, dễ hiểu, đơn
giản, dễ thuộc, dễ đi sâu vào lòng người, tạo ra được sự đồng cảm của người đọc. Bởi
ngôn ngữ dân gian lấy chất liệu từ hình ảnh đời sống hằng ngày nên khi đưa vào trong thơ
cũng trở nên gần gũi với đông đảo tầng lớp nhân dân. Ngôn ngữ đời sống của bà là ngôn
ngữ thông tục, mang tính dân tộc sâu sắc.
+ Cách gieo vần: Hồ Xuân Hương nổi tiếng là nhà thơ rất tài năng trong cách gieo tử
vận, ở đây là vần “eo”.
+ Thanh điệu: luật bằng trắc (ở bài thơ này, chữ thứ hai của câu 1 là vần bằng nên toàn
bộ bài thơ theo thể bằng).
+ Niêm: bài thơ tuân theo nguyên tắc niêm trong một bài thơ thất ngôn bát cú, không bị
thất niêm.
+ Đối: tuân thủ đúng nguyên tắc đối của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: câu 3 đối

câu 4, câu 6 đối câu 6. Chia làm 3 kiểu đối: đối thanh, đối từ loại và đối ý (đối tương
đồng).
+ Cách ngắt nhịp: cách ngắt nhịp lẻ trước, chẵn sau là cách ngắt nhịp quen thuộc và
cũng để phân biệt với cách ngắt nhịp trong nền văn học Trung Hoa. Cách ngắt nhịp tuân
theo nguyên tắc ngắt nhịp của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.


+ Biện pháp tu từ: tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ “trơ” nhấn mạnh nỗi trơ trọi, bẽ
bàng.
+ Nghệ thuật tiểu đối: tác giả sử dụng nghệ thuật tiểu đối lấy “cái hồng nhan” đem đối
với “nước non” càng làm nổi bật được tâm trạng cô đơn chán chường của mình.
+ Nghệ thuật tăng tiến: tác giả sử dụng nghệ thuật tăng tiến: “mảnh tình” - “san sẻ” - “tí
con con” làm nổi bật tâm trạng chua chát, buồn đau trước duyên phận lận đận nhưng cũng
làm nổi bật khát vọng hạnh phúc lứa đôi.
c. Kết bài: bài thơ là ghi lại dấu ấn thơ Hồ Xuân Hương, khẳng định vị thế của bà trong thi
đàn dân tộc -Bà chúa thơ Nôm.
Bàn 3: Cho đề bài sau: Anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (không quá 200 chữ) nêu suy
nghĩ của mình về hiện tượng trộm cắp vặt hiện đang tồn tại trong xã hội ta hiện nay. Lập
dàn ý cho đề bài trên.
Gợi ý trả lời: học sinh tham khảo dàn ý sau:
a. Mở bài: giới thiệu vấn đề nạn trộm cắp vặt đang trở thành một vấn đề nổi cộm trong xã
hội hiện nay.
b. Thân bài
- Giải thích, nêu thực trạng vấn đề: nạn trộm cắp vặt là một hiện tượng đáng buồn vẫn
đang tồn tại trong xã hội ta hiện nay (trộm cắp vặt ngồi xã hội, cơng sở, trường học, nơi
tham quan du lịch, trong và ngoài nước...).
- Biểu hiện: những kẻ lưu manh lợi dụng sơ hở thiếu cảnh giác hoặc hoàn cảnh éo le của
mọi người để thực hiện hành vi trộm cắp. Hành vị trộm cắp vặt có thể xảy ra ở ngồi
đường phố, trên xe bt... với nhiều hình thức và thủ đoạn khác nhau.
- Nguyên nhân: hành vi nảy sinh từ lòng tham, lười biếng, chỉ muốn hưởng thụ mà

không muốn lao động, làm việc. Nguyên nhân gián tiếp từ mơi trường, sự giáo dục của gia
đình, những ảnh hưởng không tốt từ những gương xấu...
- Đánh giá: đây là hành vị xấu, ảnh hưởng đến nhân cách con người, làm xấu đi hình
ảnh của cả một thế hệ, cả một dân tộc. Chỉ vì cái lợi trước mắt mà nhiều người sẵn sàng
bán rẻ nhân phẩm, nhân cách của chính mình.


- Giải pháp: cần có những giải pháp mạnh mẽ ngăn chặn, chấm dứt thực trạng đáng
buồn này: Xử phạt trực tiếp những trường hợp vi phạm, giáo dục ý thức công dân,...
c. Kết bài: rút ra bài học nhận thức và hành động, liên hệ bản thân về việc cố gắng ngăn
chặn việc xảy ra nạn trộm cắp vặt.
Bài 4: Cho đề bài sau:
Làm việc nhóm từ lâu đã trở thành một hình thức làm việc hiệu quả ở các nước phương
Tây nhưng ở Việt Nam, làm việc nhóm vẫn chưa phát huy hết vai trò và giá trị của nó.
Bằng một bài văn nghị luận khoảng 600 chữ, hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về
thực trạng trên.
Thực hiện tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài trên.
Gợi ý trả lời:
1. Tìm hiểu đề
- Mệnh lệnh của đề: trình bày suy nghĩ.
- Đối tượng cần nghị luận: làm việc nhóm.
- Vấn đề cần nghị luận của đối tượng ấy: làm việc nhóm vẫn chưa phát huy hết vai trò
và giá trị ở Việt Nam.
- Vùng kiến thức cần huy động: làm việc nhóm và đặc điểm làm việc nhóm; thực trạng,
nguyên nhân, giải pháp cho tình hình làm việc nhóm ở Việt Nam.
- u cầu về hình thức: bài văn khoảng 600 chữ.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: làm việc nhóm ở Việt Nam vẫn chưa phát huy hết tác
dụng.

- Khẳng định đây là một vấn đề bức thiết, cần nhận được sự quan tâm của xã hội.
b. Thân bài:
- Hiện trạng làm việc nhóm ở Việt Nam: làm việc nhóm diễn ra chưa hiệu quả, tính cá
nhân trong các nhóm làm việc cịn cao, chưa vì cơng việc chung của tập thể.
- Nguyên nhân của việc làm việc nhóm ở nước ta chưa hiệu quả: ý thức chung của mỗi
cá nhân, các cá nhân chưa hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm.


- Những giải pháp được đề xuất nhằm tăng hiệu quả làm việc nhóm trong nước.
- Rút ra những bài học nhận thức vả hành động.
c. Kết bài: khẳng định vấn đề cần nghị luận, cần phải thấy việc làm việc nhóm ở Việt Nam
cần có sự thay đổi để có thể phát huy vai trị và giá trị của nó.
Bài 5: Đọc đoạn trích:
Hãy thức dậy, đất đai!
cho áo em tơi khơng cịn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà khơng cịn thay bằng ngơ, khoai, sắn...
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn.
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sơng giàu đằng sơng và bể giàu đằng bể
cịn mặt đất hơm nay thì em nghĩ thế nào?
lịng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên...
(Trích Đánh thức tiềm lực, Ánh trăng - Cát trắng - Mẹ và em, Nguyễn Duy,

NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 289-290)
Từ nội dung bài thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay?
Lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên.
Gợi ý trả lời: học sinh tham khảo dàn ý sau:
a. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi
cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ.


b. Thân bài:
- Giải thích:
+ Tiềm lực đất nước là những nguồn lực khả năng tự nhiên và xã hội giúp đất nước có
thể huy động để tạo thành sức mạnh phát triển bền vững trong tương lai.
+ Đánh thức tiềm lực đất nước là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân thể hiện sự
cống hiến của cá nhân với cộng đồng. Mỗi người cần có ý thức sâu sắc về điều đó.
- Thực trạng:
+ Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm lực như có tài nguyên khống sản giàu phong
phú, đất đai, sơng ngịi, đại dương... đều thuận lợi cho phát triển kinh tế. Lực lượng lao
động trẻ, năng động có khả năng học hỏi tiếp thu khoa học kĩ thuật.
+ Tiềm lực chưa được khai thác hết như tài nguyên đất, tài nguyên biển. Một số tiềm lực
cịn lãng phí như đất đai và bị tổn hại như ơ nhiễm nước, ơ nhiễm khơng khí. Nguồn nhân
lực chất lượng cao chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại công nghệ.
- Bài học:
+ Trước tiên mỗi người cần phát huy tiềm năng của chính mình như trí tuệ, sức trẻ
khơng ngừng học tập và tiếp thu cái mới để bản thân không tụt hậu bởi vì tiềm lực con
người là quan trọng nhất.
+ Tiết kiệm những tiềm lực của đất nước đã từ những hành động đơn giản nhưng có sức
ảnh hưởng như tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, không xả rác bừa bãi... Chúng ta phải có
tiếng nói để đấu tranh bảo vệ khi những tiềm lực của đất nước bị tổn hại.
+ Để đánh thức tiềm lực của đất nước cần có sự chung tay của cả cộng đồng, cần có thời

gian để phát triển. Không chỉ phụ thuộc vào những tài nguyên thiên nhiên có sẵn mà nền
kinh tế cần phải khai thác, chế biến, chuyển hóa những tiềm lực đó thành sức mạnh kinh tế
giúp nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
c. Kết bài: Khẳng định vấn đề nghị luận đặt ra, rút ra bài học nhận thức và hành động cho
bản thân.
Bài 6: Sắp xếp các tiêu chí sau đây theo trình tự cần làm khi phân tích một đề văn nghị
luận. Theo anh/chị, tiêu chí nào là quan trọng nhất, quyết định đến việc thực hiện một đề
văn hiệu quả?


- Xác định vấn đề cần nghị luận của đối tượng được bàn đến.
- Xác định đối tượng cần nghị luận.
- Xác định vùng kiến thức cần huy động.
- Xác định mệnh lệnh của đề bài.
Gợi ý trả lời:
- Trình tự cần làm khi phân tích một đề văn nghị luận.
1. Xác định đối tượng cần nghị luận.
2. Xác định vấn đề cần nghị luận của đối tượng được bàn đến.
3. Xác định mệnh lệnh của đề bài.
4. Xác định vùng kiến thức cần huy động.
- Theo sắp xếp trên, việc xác định đối tượng cần nghị luận là quan trọng nhất trong việc
thực hiện một đề văn hiệu quả.
Bài 7: Cho đề bài sau:
Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân Hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...
bờ ao đom đóm chập chờn

trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ... mẹ ru con
liệu mai sau các con cịn nhớ chăng?
Nhìn về q mẹ xa xăm
lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương...


(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, trích Mẹ và Em, Nguyễn Duy, NXB Thanh Hoá, 1987)
Từ bài thơ trên, viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn (khoảng 200 chữ) về vấn đề lời hát ru
trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.
Phân tích đề và lập dàn ý cho đề bài trên.
Gợi ý trả lời:
1. Tìm hiểu đề:
- Đối tượng cần nghị luận: lời hát ru trong đời sống mỗi con người Việt Nam.
- Vùng kiến thức cần huy động: nội dung của bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, những
tri thức về ý nghĩa của lời ru trong đời sống mỗi người.
- Yêu cầu về hình thức: đoạn văn khoảng 200 chữ.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của lời hát ru trong đời sống mỗi con người
Việt Nam.
- Khẳng định đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người.
b. Thân bài
- Giải thích vấn đề: lời mẹ ru không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ
ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là
ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó cịn là lời u thương,

là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo.
- Bình luận về ý nghĩa của lời ru đối với đời sống con người:
+ Hát ru dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng đều là sự
chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó,
sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lịng và tình u.
+ Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru là cảm giác thấm thía
của người con qua trải nghiệm cuộc đời, để mỗi khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì
có được từ lời ru và tình u của người mẹ, người con lại vững bước trên đường đời.
+ Lời tri ân của người con với mẹ, đó là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu
tử mà mẹ dành cho con.


×