Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Chuyên đề Văn 11 CHUYÊN đề 2 THƠ văn VIỆT NAM TRUNG đại (THẾ kỷ XVII – XIX) – (tiếp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.34 KB, 12 trang )

CHUYÊN ĐỀ 2
THƠ VĂN VIỆT NAM TRUNG ĐẠI (THẾ KỶ XVII – XIX) – (tiếp)
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giới thiệu các nét chính về tác giả (Cao Bá Quát, Nguyễn Cơng Trứ, Nguyễn Đinh
Chiểu) và các thể hát nói, truyện Nơm, thể hành.
- Thảo luận, làm rõ triết lí, quan niệm sống tích cực của các nhà thơ: Khao khát lập cơng
danh, khẳng định bản lĩnh, cái tơi của mình; khơng ngại gian khó trên đường đời; đề cao
đạo đức, nhân nghĩa
2. Kĩ năng
- Làm rõ đặc điểm thể loại hát nói, thể hành, truyện Nơm.
- Nói/ viết được đoạn văn/bài văn phân tích nhân vật trữ tình trong tác phẩm.
- Biết giải mã các từ ngữ khó, hình ảnh ẩn dụ, điển cố trong thơ ca
A. VĂN BẢN VĂN HỌC
I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
BÀI CA NGẤT NGƯỠNG
Nguyễn Công Trứ
1. Ngất ngưỡng khi làm quan
- Ý thức rõ về trách nhiệm với đời; mà muốn thực thi trách nhiệm cần có vị trí tương
xứng, vì thế ơng quyết định ra làm quan dù biết làm quan là mất tự do.
- Tự nhận là “tài bộ” Tài năng đó được minh chứng bằng chính cuộc đời oanh liệt hiển
hách mà nhà thơ vô cùng tự hào (thủ khoa, tham tán, tổng đốc Đơng, đại tướng, Phủ Dỗn
Thừa Thiên).
- Lúc làm quan thì hiển hách, lúc từ quan thì đơn giản, khơng cần nghi lễ, chỉ có “đạc
ngựa bị vàng đeo ngất ngưởng”.
2. Ngất ngưỡng khi về hưu
- Xác định ra làm quan là để cống hiến, nhưng cống hiến phải đi đôi với hưởng thụ;
- Nguyễn Công Trứ làm quan nhưng sống thoải mái, giữ ngun cá tính, khơng cố tỏ ra
đạo mạo theo phép tắc.



- Cuộc sống cá nhân với lối sống phóng túng, vượt ngồi khn khổ dẫn đến những
hành động bị coi là phản cảm.
- Những hành động đó đều là cách thách thức, chế giễu những lễ nghi hà khắc, ủng hộ
đời sống tự do.
3. Lẽ sống ngất ngưỡng
- “Ngất ngưỡng” là lối sống của kẻ tự tin; dám tự tin là vì: có tài năng hơn người, và tài
năng đó đã dùng vào việc giúp đời.
- Kẻ có tài dám sống, dám hưởng thụ cuộc sống của mình, dám “chơi” hết mình, chơi
cũng phải khác người.
- Sống “ ngất ngưỡng”, con người coi nhẹ chuyện được – mất, không bận lòng lời khen
– chê của người đời.
- Lối sống ngất ngưỡng phải tuân theo những nguyên tắc đạo đức nền tảng (nghĩa vua
tôi cho vẹn đạo sơ chung); cần bản lĩnh thực sự.
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
Cao Bá Quát
1. Giới thiệu
+ Tác giả
- Cao Bá Quát (1809? - 1855), được xưng tụng là Thánh Quát.
- Thơ ca trữ tình, nội dung và ngơn từ táo bạo, khuynh hướng phê phán.
+ Hoàn cảnh sáng tác
- Bối cảnh lịch sử: xã hội bảo thủ trì trệ, lối học khoa cử tầm chương trích cú, con người
chỉ nghĩ đến quan trường để kiếm tìm danh lợi.
- Hồn cảnh cụ thể: hình thành trong những lần từ Hà Nội vào Huế thi Hội, băng qua
các tỉnh miền Trung đầy cát trắng.
+ Chủ đề: Sự chán ghét con đường mưu cầu danh lợi, và khao khát một xã hội mới tiến bộ
hơn.
2. Hình tượng bãi cát – con đường danh lợi
- Bãi cát tượng trưng cho con đường danh lợi - con đường mà xã hội đang nô nức theo
đuổi (đèn sách, đi thi, làm quan).



- Cuộc hành trình trên bãi cát cũng chính là cuộc hành trình của con người trên đường
đời: vất vả chỉ vì mù qng theo đuổi những mục tiêu vơ nghĩa.
3. Khao khát thốt khỏi vịng danh lợi
- Nhà thơ thấy rõ thế lưỡng nan của mỗi người: con đường bằng phẳng (danh lợi) thì mờ
mịt, con đường khác thì nhiều nguy cơ bất trắc.
- Nhận ra con đường mình đang đi là “cùng đồ” (đường cùng), con người khao khát
thốt khỏi nó, tự do đi con đường của mình.
- Câu hỏi cuối bài vừa là tự chất vấn, vừa chất vấn mỗi người về cách sống, về lựa chọn.
4. Nghệ thuật
- Hình tượng bãi cát ẩn dụ cho con đường danh lợi tạo ấn tượng trực quan mà có ý
nghĩa sâu sắc.
- Thể ca hành (hành) với nhịp điệu độc đáo mơ phỏng hình tượng bãi cát và những bước
chân nặng nề.
LẼ GHÉT THƯƠNG
Nguyễn Đình Chiểu
1. Giới thiệu
+ Tác giả
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), là thầy thuốc, thầy giáo đồng thời là một nhà thơ
xuất sắc.
- Thơ văn đề cao đạo đức làm người, khơi dậy lòng yêu nước và ý chí chiến đấu chống
ngoại xâm.
- Lời thơ mộc mạc, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
+ Xuất xứ: Trích “Truyện Lục Vân Tiên” (câu 473 - 504), kể lại cuộc hội thoại giữa ông
Quán và nhóm Vân Tiên trước lúc họ vào trường thi.
2. Đối tượng ghét – thương
- Đối tượng bị căm ghét: những đời vua, triều đại khi cai trị đã gây đau thương cho
người dân (Kiệt, Trụ, U, Lệ, Ngũ Bá, Thúc Quý).
- Đối tượng thương xót là những người có tài, có tâm giúp dân nhưng khơng được trọng
dụng: (Khổng Tử, Hàn Dũ, Đổng Trọng Thư, Gia Cát Lượng, Đào Tiềm)…



- Đối tượng ghét - thương không phải là cá nhân ngoài đời, mà là những triều đại, nhân
vật lịch sử có thật.
3. Lẽ ghét – thương
- Ơng Qn là con người phân minh, yêu ghét rõ ràng, đã ghét là “ghét cay, ghét đắng,
ghét vào tận tâm”.
- Quan tâm đến số phận của người dân, của những cá nhân bất hạnh hơn là chuyện thịnh
suy của các triều đại.
- Mặc dù nói “vì chứng hay ghét cũng là hay thương”, nhưng rõ ràng phần “thương” của
ông Quán vẫn nhiều hơn.
4. Nghệ thuật
- Màu sắc Nam Bộ thể hiện qua các từ địa phương.
- Cách sử dụng điển tích điển cố hàm súc, giàu giá trị.
- Thể thơ lục bát có ưu thế khi thể hiện cảm xúc sơi nổi, nhiệt tình, bộc trực.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
(Bài ca ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ)
Hai câu thơ thể hiện một triết lý sống, đó là gì? Phân tích hai câu thơ để làm rõ. Anh/ chị
đánh giá như thế nào về triết lý sống ấy?
Gợi ý trả lời:
- Triết lý sống: cống hiến, tận hiến cho xã hội, làm những điều phi thường xứng đáng
với tài năng phi thường.
- Đánh giá: triết lý sống giản dị, tích cực, lạc quan, tuy nhiên chỉ có những người có bản
lĩnh và ý thức sâu sắc về giá trị cá nhân mới có thể sống như vậy.
- Hai câu thơ không chỉ cho thấy một con người cao cả mà còn thể hiện tâm hồn yêu tự
do, ghét cuộc sống gị bó khn thúc, hồn tồn tự tin vào khả năng của mình, quyết đốn
khi hành xử và dám chấp nhận hậu quả của mình.



Bài 2: Ý nghĩa của hình ảnh “Đạc ngựa bị vàng đeo ngất ngưởng” trong bài Bài ca ngất
ngưởng.
Gợi ý trả lời:
- Màn từ quan không kèn không trống, không nghi thức rườm rà, đúng với triết lý sống
“vũ trụ nội mạc phi phận sự”, không ham hư vinh.
- Thời trẻ Nguyễn Công Trứ từng làm tướng quân xông pha trận mạc, cưỡi ngựa oai
phong, về già khơng cịn sức cưỡi ngựa cho nên cưỡi bò, nhưng vẫn đeo nhạc ngựa cho bị.
- Hình ảnh thống trơng có vẻ hài hước, chính là một hình thức giễu nhại, thách thức dư
luận thường coi “một khiêm tốn bằng bốn tự kiêu”.
- Lấy mo cau che mơng bị, gọi là “che miệng thế gian”: thể hiện rõ ràng thái độ kiêu
ngạo, xem thường thị phi, nhưng đó là sự kiêu ngạo có cơ sở.
Bài 3: “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”, có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- “Bụt” có thể xem là nói chung các thần thánh, các thế lực siêu nhiên vượt ngoài suy
nghĩ của con người.
- “Bụt” ở đây hiện lên với một chân dung gần gũi, thân thiện, không kiểu cách, thái độ
của “Bụt” cũng khoan hòa, hiền từ khi chứng kiến những hành động của con người.
- Liên kết với hai câu thơ trên, hình ảnh “Bụt cũng nực cười ơng ngất ngưởng” đối lập
hai chân dung: một bên là dư luận (người thường) tỏ ra gay gắt đến mức đạo đức giả, một
bên là những thánh thần thực sự lại vô cùng khoan dung, cởi mở với con người.
- Câu thơ ẩn chứa một cái cười nhẹ, cũng là sự chế giễu sâu cay những lề luật hà khắc
vô lối trong xã hội.
Bài 4: Chân dung Nguyễn Công Trứ hiện lên như thế nào trong tác phẩm Bài ca ngất
ngưởng?
Gợi ý trả lời:
Chân dung Nguyễn Công Trứ, giống như nhan đề bài thơ, là chân dung “ngất ngưởng”.
- Vô cùng kiêu ngạo, nhưng là sự kiêu ngạo của kẻ có tài, sống ngay thẳng và có sự
nghiệp lẫy lừng.



- Con người tự nhiệm, tự nhận lãnh lấy trách nhiệm với cuộc đời, trách nhiệm với
những quyết định của mình.
- Cuộc sống cá nhân nhiều thị phi, có đơi lúc hành xử không theo lẽ thường.
- Thường không quan tâm đến dư luận thị phi, thậm chí có xu hướng thức thức dư luận.
- Bề ngồi hành xử phóng khống, bên trong vẫn có những quy tắc đạo đức cơ bản làm
“kim chỉ nam” cho hành động.
=> “Ngất ngưởng” không phải vô tổ chức, tùy tiện, muốn sống “ngất ngưởng” con
người càng cần có bản lĩnh lớn hơn ai hết.
Bài 5: Phân tích hình tượng bãi cát trong Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát.
Gợi ý trả lời:
Hình tượng bãi cát vừa là hình ảnh tả thực, vừa ẩn dụ cho con đường danh lợi, con
đường khoa cử.
- Những bãi cát dài nối tiếp nhau (trường sa, phục trường sa), con người đi mãi không
thấy điểm dừng.
- Cuộc hành trình nhọc nhằn vơ nghĩa vì khơng thể tiến bộ, mãi dậm chân một chỗ (đi
một bước như lùi một bước).
- Không thể dừng lại nghỉ ngơi, đến lúc xế chiều, khi về già vẫn phải bước tiếp, “khách
nước mắt lã chã rơi”.
- Con người muốn quên đi cuộc hành trình vơ nghĩa đó, cứ bước tiếp (học tiên ông phép
ngủ kĩ), nhưng không thể được, ta phải thức nhận mà chịu đựng đau khổ vơ nghĩa.
- Đích đến “qn rượu đầu gió có rượu ngon”, chính là bả vinh hoa phú q, làm con
người nhụt chí, tha hóa, quên mất ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
=> Bãi cát là nơi con người dễ sa lầy, cũng giống như con đường danh lợi là nơi làm
hỏng con người.
Bài 6:
Trường sa, trường sa nại cừ hà
Thản lộ mang mang úy lộ đa.
Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca

Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp


Nam sơn chi nam ba vạn cấp
Quân hồ vi hồ sa thượng lập.
Mạch thơ có sự chuyển biến như thế nào ở đoạn thơ này? Sự chuyển biến đó thể hiện ở
các yếu tố không gian, thời gian, cảm xúc của nhân vật trữ tình...v.v như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Nửa đầu bài thơ là nỗi chán chường, thất vọng vì con đường danh lợi, nửa sau bài thơ là
nỗi phẫn uất, hoang mang, và nhu cầu khao khát vượt thoát.
- Nhịp thơ nhanh, gấp, hào hứng, giàu cảm xúc.
- Bãi cát khơng cịn thuần túy là khách thể đối tượng mô tả, mà trở thành chủ thể ngang
hàng với nhân vật trữ tình, để con người dốc bầu tâm sự.
- Phần trên, nhà thơ chỉ thấy một con đường, đến đây nhà thơ thấy hai con đường: thản
lộ (con đường bằng phẳng) và úy lộ (con đường gian khổ, nhiều bất trắc)
- Sự bế tắc lên đến đỉnh điểm khi nhà thơ khao khát hát khúc “đường cùng”, nhưng bế
tắc chỉ là xúc tác để con người nhận ra phương hướng đúng đắn.
- Ba câu thơ cuối mở ra khơng gian khống đạt cao rộng; phép đối có tác dụng kéo dãn,
kéo căng khơng gian, mở rộng tầm nhìn của con người, cũng là cho thấy thế giới rộng lớn
bao la khơng bó hẹp ở một con đường nào.
- Câu hỏi “Quân hồ vi hồ sa thượng lập?”: “quân” là tiếng gọi trân trọng dành cho người
khác, dịch là “anh” thể hiện sự đối thoại; câu hỏi này vừa là tự hỏi, vừa hướng đến những
kẻ khác - những người cũng thức nhận bản chất của con đường danh lợi - nhưng chưa có
dũng khí hành động, hãy dám thay đổi, dám từ bỏ để tự do sống cuộc đời ý nghĩa hơn.
Bài 7: Ơng Qn trong đoạn trích Lẽ ghét thương liệt kê 4 lần “ghét”, bao gồm những đối
tượng nào? Nhận xét về những đối tượng đó?
Gợi ý trả lời:
- Đối tượng căm ghét là những triều đại/ thời kì lịch sử: Kiệt, Trụ, U, Lệ, Ngũ Bá, Thúc
Quý.
- Kiệt, Trụ, U, Lệ là bốn hoàng đế nổi tiếng trong sử sách là hôn quân bạo chúa, cách

nhìn của ơng Qn tương đồng với cách nhìn của Nho gia.


- Ngũ Bá, Thúc Quý không phải là đối tượng phê phán quá gay gắt của sử sách, nhưng
theo quan điểm của ơng Qn đó cũng là những thời đại đáng căm giận vì “chuộng bề dối
trá làm dân nhọc nhằn”, “sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân”.
- Như vậy, ông Quán không đánh giá lịch sử dựa trên quan điểm Nho giáo thuần túy,
điều ông quan tâm trước nhất là đời sống nhân dân của một triều đại/ thời kì lịch sử, lấy đó
làm tiêu chí đánh giá.
Bài 8: Tình thương của nhân vật ơng Qn trong (Lẽ ghét thương) dành cho những ai?
Anh (chị) có nhận xét gì về tình thương của ơng Qn?
Gợi ý trả lời:
- Ông Quán dành 16 câu để kể về những người đáng thương trong sử sách, như: Khổng
Tử, Nhan Hồi, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Đào Tiềm, Hàn Dũ, Chu Đơn Di, Trình
Hạo.
- Tất cả những nhân vật được kể tên đều là những nhân vật lịch sử nổi tiếng với tài năng
hơn người, sự nghiệp lớn lao vĩ đại, danh tiếng lẫy lừng, thường được người đời tơn kính/
sùng bái, coi như bậc thầy.
- Ơng Qn nhìn những nhân vật lịch sử này ở khía cạnh khác: họ đều là những người
bất đắc chí, lỡ dở sự nghiệp, có những người qua đời mà vẫn chưa đạt được ước nguyện
của mình, sau khi qua đời mới được thừa nhận.
=> Đều là những người đau khổ lúc sinh thời, sự nghiệp có thể lớn nhưng khơng trọn
vẹn vì hồi bão không thành, tài năng càng lớn, đau khổ càng nhiều.
- Tình thương của ơng Qn xuất phát từ chính cảnh ngộ của tác giả Nguyễn Đình
Chiểu (muốn làm quan, giúp nước cứu đời nhưng hồn cảnh khơng cho phép).
=> Giữa Nguyễn Đình Chiểu và những nhân vật kia nảy sinh lòng đồng cảm của những
người chung cảnh ngộ.
- Phẩm chất chung của những nhân vật được nhắc tới ngoài tài năng xuất chúng cịn có
tấm lịng ưu dân ái quốc, khát vọng giúp nước cứu đời.
=> Đời sống người dân vẫn là tiêu chí hàng đầu để đánh giá một con người.

B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Bài 1: Hình ảnh nhà nho Nguyễn Cơng Trứ có điểm gì giống và khác với những nhà nho
khác như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiêm? Phân tích tác
phẩm của họ trong chương trình để thấy được nét tương đồng và sự khác biệt?
Gợi ý làm bài:
- Điểm tương đồng: Đều là những hình mẫu nhà Nho điển hình, mang lý tưởng Nho gia,
dành cả cuộc đời để phấn đấu theo hình mẫu Nho giáo đề ra.
- Điểm khác biệt:
+ Nguyễn Trãi là nhà Nho hành đạo, dành cả cuộc đời để tham dự vào chính trị, sự
nghiệp chính trị được ơng chú trọng nhiều hơn sự nghiệp văn chương, mối quan tâm lớn
nhất là “ưu dân ái quốc”.
+ Nguyễn Bình Khiêm là nhà Nho ẩn dật, vì bất mãn với thời cuộc cho nên thối lui về
ở ẩn, “tạc tỉnh canh điền”, sống vui thú điền viên, thường có cái nhìn châm biếm nhẹ
nhàng và sâu cay dành cho thói đời ơ trọc, chốn quan trường trọng danh lợi.
+ Nguyễn Du và Nguyễn Công Trữ đều là nhà Nho tài tử, điểm chung của họ là thị tài,
khoe tài, có lối sống đơi lúc phóng túng hơn so với người bình thường, tuy nhiên cũng là
người cống hiến hết mình cho xã hội, có sự nghiệp lẫy lừng; những giá trị đạo đức truyền
thống với họ đôi lúc đáng bị nghi ngờ.
- Nguyễn Công Trứ là điển hình hơn cả cho lớp nhà Nho tài tử, và lối sống “ngất
ngưởng” của ông cũng là lối sống đặc trưng của những nhà Nho tài tử có sự nghiệp lẫy
lừng vĩ đại.
- Nguyễn Du lả trường hợp đặc biệt, tồn tại nhiều mâu thuẫn: đã từng “hành đạo” như
Nguyễn Trãi, ẩn dật như Nguyễn Bỉnh Khiêm, sau ra triều làm quan lớn và thăng tiến
nhanh như Nguyễn Công Trứ; thời trẻ ông là con người tài tử, nhưng trung niên và khi về
già lại sống tương đối điềm đạm, mực thước.
- Học sinh tự phân tích các tác phẩm trong nhà trường để thấy sự khác biệt của mỗi hình
mẫu nhà Nho trong cách định hình thế giới nghệ thuật và khắc họa cái “tơi” cá nhân.
Bài 2:

“Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi”.


(Bài ca ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ)
Anh (chị) hiểu “tay kiếm cung mà nên dạng từ bi” là gì? Quan niệm này của Nguyễn Cơng
Trứ có nhất qn với lối sống “ngất ngưởng” của ông hay không?
Gợi ý làm bài:
“Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi” có hai cách hiểu:
- Vốn là một võ quan (tay kiếm cung) nhưng ông đã lui về ở ẩn, lại lên chùa dạo chơi
(nên dạng từ bi), ý chỉ sự đời thay đổi, “thương hải tang điền”.
- Vốn là người đã từng đánh trận, làm tướng quân dẹp loạn, hạ lệnh giết hại nhiều
người, nhưng ơng vẫn tự xem mình là “nên dạng từ bi”, bởi với ơng đó là cái “từ bi lớn”,
đàn áp nội loạn để giữ vững trật tự quốc gia, bảo vệ độc lập dân tộc.
=> Dù theo cách hiểu nào câu thơ của Nguyễn Công Trứ cũng cho thấy quan điểm nhất
quán về lẽ sống, về đúng - sai, phải - trái, cho thấy ông đã sống một cuộc đời nhiều thăng
trầm, biến cố, nhưng không hối hận về những quyết định của mình.
Bài 3: Anh (chị) có nhận xét gì về lối sống, quan niệm sống của nhà thơ? Viết một bài luận
ngắn, chủ đề “Lối sống “ngất ngưởng” trong xã hội hiện đại”, bày tỏ quan niệm của mình.
Gợi ý làm bài:
Học sinh tự do bày tỏ quan điểm. Lưu ý, có thể để sống hồn tồn như Nguyễn Cơng
Trứ là khơng thể trong xã hội ngày nay, nhưng cách hành xử của ơng có những điểm đáng
để khâm phục, nhất là trong thời đại người trẻ đang lạc lối, hoang mang khi phải tìm ra
phương hướng của mình trong dịng đời thị phi.
Bài 4: Trong lịch sử, Cao Bá Quát vẫn thi đi, đỗ đạt, ra làm quan cho triều đình, rồi nổi
dậy khởi nghĩa chống triều đình. Từ bài thơ, hãy thử lý giải động cơ những lựa chọn của
ông.
Gợi ý làm bài:
Cần lưu ý Cao Bá Quát làm bài thơ khi còn trẻ, hơn hai mươi năm sau ông mới quyết
định lựa chọn một “con đường khác” đó là khởi nghĩa chống lại triều đình; nhưng bài thơ

phần nào hé lộ động cơ đằng sau lựa chọn đó:
- Sớm nhìn thấy tính chất vô nghĩa của con đường khoa cử.
- Ý thức được rằng công danh lợi lộc làm cho con người mê muội, lầm lạc.


- Mơ hồ cảm thấy xã hội cần một sự thay đổi lớn, khác biệt hoàn toàn với con đường xã
hội vẫn đang theo đuổi
- Kết thúc bài thơ, nhà thơ tự hỏi mình “Anh cịn đứng làm chi trên bãi cát?”, cũng có
nghĩa chính nhà thơ sẽ là người đầu tiên dám bước trên con đường chơng gai đó.
Bài 5: Thông điệp của Sa hành đoản ca ngày nay cịn có ý nghĩa hay khơng? Hãy viết một
bài văn nghị luận bàn về vấn đề đó?
Gợi ý làm bài:
Học sinh tự làm. Tương tự như lối sống “ngất ngưởng” trong “Bài ca ngất ngưởng” của
Nguyễn Công Trứ, nếu chúng ta hiểu bài thơ, hiểu thông điệp nhân sinh một cách cởi mở
hơn, có thể sẽ có nhiều khía cạnh đáng suy ngẫm, đặt trong bối cảnh xã hội hiện đại.
Bài 6: Chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích, tiêu biểu cho phong cách sáng
tác của Nguyễn Đình Chiểu.
Gợi ý làm bài:
Những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích tiêu biểu cho phong cách sáng tác của
Nguyễn Đình Chiểu:
- Cách sử dụng điển tích điển cố giản dị, dễ hiểu nhờ ngữ cảnh đi kèm.
- Thể thơ lục bát thể hiện cảm xúc sôi nổi, nhiệt tình, bộc trực.
- Kể chuyện xen lẫn yếu tố bình luận, biến câu chuyện thành những bài học nhỏ về đạo
lý sống.
=> Học sinh có thể so sánh với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (sẽ tìm hiểu trong bài học
sắp tới) để thấy được dù sử dụng thể văn khác, phương thức sáng tác khác, nhưng giọng
điệu sôi nổi, bộc trực, cách viết giản dị, đề cao đạo đức nhân nghĩa,...v.v vẫn là hạt nhân
phong cách của Nguyễn Đình Chiểu.
Bài 7: Viết một bài văn nghị luận, bàn về “lẽ ghét thương” trong đời sống hiện đại.
Gợi ý làm bài: Lưu ý những điểm sau đây:

- Với Nguyễn Đình Chiểu thì “Lẽ ghét thương” là cách ứng xử của một nhà Nho, bàn
luận đánh giá về các nhân vật chính trị, lịch sử; đối với em, ghét thương thường đến từ
những xúc cảm trực tiếp trong đời sống thường ngày, gắn với những sự kiện mang tính cá
nhân.


- Điều chúng ta có thể suy ngẫm từ quan điểm ghét - thương của nhà thơ: có ghét tức là
có thương, biết căm ghét tức là biết yêu thương, ngược lại nếu biết thương yêu cũng cần
phải biết căm ghét, đấu tranh với cái xấu, cái ác; và hạt nhân của “lẽ ghét thương” nên xuất
phát từ tình yêu thương.



×