Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Chuyên đề Văn 11 CHUYÊN đề 3 văn NGHỊ LUẬN TRUNG đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.81 KB, 31 trang )

CHUYÊN ĐỀ 3
VĂN NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nói được các nét chính về tác giả (Ngơ Thi Nhậm) và các thể văn (chiếu, văn tế)
- Khai thác giá trị lịch sử, văn học của các văn bản, làm rõ giá trị của văn bản đối với
đương thời và hiện nay.
- Phân biệt thành ngữ, điển cố trong văn học.
- Phân tích nghĩa của từ trong hồn cảnh sử dụng: đời sống và văn học.
- Đánh giá thao tác so sánh trong văn bản văn học, văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng
- Phác họa cấu trúc của các thể văn chiếu, văn tế.
- Chỉ rõ các lập luận, dẫn chứng trong văn bản nghị luận trung đại.
- Giải mã điển cố, điển tích; làm rõ vai trị ngữ nghĩa thành ngữ trong tác phẩm văn học.
- Nhận biết nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
- Biết phân tích nghĩa từ, làm rõ nghĩa của từ trong văn bản văn học.
- Vận dụng thao tác so sánh trong bài văn nghị luận.
A. VĂN BẢN VĂN BẢN
I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Nguyễn Đình Chiểu
1. Giới thiệu
+ Hồn cảnh sáng tác
- Bối cảnh lịch sử xã hội: nửa cuối TK XIX, đất nước đứng trước nguy cơ xâm lược của
thực dân Pháp.
- Hoàn cảnh cụ thể: theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định Đỗ Quang, viết tưởng niệm
những nghĩa sĩ hi sinh trong trận Cần Giuộc (18/12/1861)
+ Chủ đề: Tôn vinh tấm gương hi sinh của những nghĩa sĩ, luận giải về lẽ sinh tử, cổ vũ
tinh thần yêu nước chống ngoại xâm.



2. Bàn về lẽ sinh tử
- Người xưa quan niệm “Chết vinh cịn hơn sống nhục”, có những giá trị đáng để hi sinh
mạng sống mà bảo vệ.
- Nhà Nho càng ủng hộ tinh thần “sát thân thành nhân”, “xả thân chủ nghĩa”.
- Những nghĩa sĩ Cần Giuộc đã chết, nhưng chiến tích và danh tiếng của họ cịn sống
mãi, do vậy cái chết của họ khơng bi lụy.
3. Hình tượng người nghĩa sĩ
- Xuất thân nông dân, xưa nay không biết đến việc binh đao tự nguyện chiến đấu vì lịng
căm phẫn.
- Chiến đấu quyết liệt, dũng cảm làm cho kẻ thù khiếp sợ.
- Sự hi sinh anh dũng để lại bao đau thương cho người thân.
- Tuy đã khơng cịn, nhưng tinh thần, anh linh của họ là bất diệt.
4. Chủ nghĩa yêu nước
- Kiên định chữ “trung” của Nho giáo, đề cao tinh thần trung quân ái quốc.
- Sự hi sinh của những nghĩa sĩ nhắc nhở chúng ta về lý do và ý nghĩa cuộc chiến.
- Sự đau xót, cũng là lời chất vấn hướng đến thái độ của triều đình nhà Nguyễn lúc bấy
giờ.
5. Đặc sắc nghệ thuật
- Thể văn tế với tính chất trang nghiêm, giàu cảm xúc phù hợp với nội dung tác phẩm.
- Những cách tân thể loại của Nguyễn Đình Chiểu (hình tượng nhân vật trung tâm, cách
sử dụng ngơn từ mộc mạc, bình dị).
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngơ Thì Nhậm
1. Giới thiệu
+ Hoàn cảnh sáng tác: Những năm đầu của nhà Tây Sơn (1788 - 1789), Ngơ Thì Nhậm
nhận lệnh của Hồng đế viết “Chiếu cầu hiền”.
+ Chủ đề
- Nhận thức đúng đắn vai trò của người tài với quốc gia.



- Bày tỏ thiện chí chiêu mộ người tài của triều đình Tây Sơn, thể hiện tấm lịng lo nghĩ
cho dân tộc của người lãnh đạo.
2. Vai trò của người hiền tài
- Đề cao tầm quan trọng của nhân tài với quốc gia, coi họ là tầng lớp tinh hoa của xã
hội.
- Khẳng định trách nhiệm của người tài với dân, với nước, trách nhiệm phụng sự cho
triều đình, cho nhà vua của người hiền tài.
- Bày tỏ sự tiếc nuối cho những người tài khơng được thể hiện, có khả năng nhưng bị
vùi lâp, không thê giúp nước cứu đời.
3. Thái độ của người hiền tài
- Tán dương thái độ hành xử của kẻ sĩ trong thời buổi loạn lạc: ở ẩn giữ vững phẩm chất
đạo đức trong sạch.
- Chỉ ra thái độ đó hiện tại đã khơng cịn phù hợp với thời bình, yêu cầu kẻ sĩ phải thể
hiện tài năng của bản thân mình.
- Trấn an những người còn nghi ngờ, bày tỏ sự chân thành của triều đình, cho thấy tính
cấp thiết của hiền tài trong hồn cảnh hiện tại.
4. Cách thức cầu hiền
- Trình bày rõ ràng điều kiện và chính sách của triều đình trong việc tuyển lựa nhân tài:
cởi mở, khoan dung, hào phóng.
- Lời hứa, lời tuyên bố về một xã hội mới, triệu đại mới phồn thịnh trong đó người tài là
trụ cột quốc gia, được tưởng thưởng xứng đáng.
II. BÀI TẬP CŨNG CỐ
Bài 1: Hình tượng những người nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện trong tác phẩm Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc như thế nào?
Gợi ý trả lời: Học sinh tự trả lời, chú ý cần nhấn mạnh những điểm sau đây:
- Họ vốn là những nông dân, không quen chiến đấu, khơng biết chiến đấu và cũng
khơng hề thích chiến tranh.
- Sự căm phẫn của họ đối với kẻ xâm lược phương Tây là rất lớn, được Nguyễn Đình
Chiểu (trong tác phẩm) nhìn nhận như là sự bài xích văn hóa mạnh mẽ.



- Chân dung người nghĩa sĩ được mô tả chân thực, có phần trần trụi so với cách mơ tả
người anh hùng trong văn học cổ.
- Sự hi sinh của họ không được mô tả kĩ, nhà thơ quan tâm đến những âm vang còn lại
sau cái chết, sự đau xót của thân nhân, của xứ sở trước cái chết của họ.
Bài 2: Có người nhận xét “Đằng sau hình tượng kì vĩ của người nghĩa sĩ nơng dân”, bài
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thấp thoáng chân dung một triều đình phong kiến đáng thất
vọng”. Viết bài văn bày tỏ quan điểm của anh (chị) về ý kiến trên.
Gợi ý trả lời:
Đây là nhận định chính xác, tuy khơng phải hình tượng trung tâm, nhưng triều đình nhà
Nguyễn được nhắc đến khá nhiều trong tác phẩm.
- Quan lại ngó lơ tình cảnh của người dân: “tiếng phong hạc phập phồng hơn mười
tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa”.
- Binh sĩ triều đình được tập rèn “mười tám ban võ nghệ”, “chín chục trận binh thư”,
trang bị “bao tấu”, “bầu ngịi”, “dao tu”, “nón gõ”, nhưng người chiến đấu lại là những
người nông dân.
- Người nghĩa sĩ đã hi sinh để chiến đấu vì đất nước nhưng tình cảnh đất nước vẫn cịn
nguy nan “Binh tướng nó hãy đóng sơng Bến Nghé..., ai cứu đặng một phường con đỏ”.
- Thương xót người nghĩa sĩ, cũng là chất vấn trách nhiệm người đứng đầu “Nước mắt
anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân; cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm,
cám bởi một câu vương thổ” (“vương thổ” là đất của vua, “thiên dân” là dân của trời
hoàng đế tự xưng thiên tử cai quản thần dân, coi khắp thiên hạ đều là đất của mình, nhưng
khi đất bị cướp, người dân bị hại thì thiên tử khơng bảo vệ).
=> Nguyễn Đình Chiểu vẫn kiên định lập trường trung quân ái quốc, nhưng tư tưởng
thân dân thể hiện rõ nét.
Bài 3: Hoàn cảnh ra đời của Chiếu cầu hiền có điểm gì đặc biệt chi phối mục đích của văn
bản này?
Gợi ý trả lời:
Chiếu cầu hiền ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt:



- Quang Trung vừa đại phá quân Thanh, sĩ khí quân dân Đại Việt đang hừng hực, Hoàng
đế cũng mang nhiều hoài bão.
- Đất nước điêu tàn sau nhiều năm nội chiến giữa các phe phái.
- Nhà Thanh chưa từ bỏ hồn tồn ý định can thiệp cơng việc nội bộ của Đại Việt, nguy
cơ xâm lược vẫn còn trước mắt; phía Nam thế lực Nguyễn Ánh nổi lên mạnh mẽ, chưa thể
đánh dẹp.
- Nghĩa quân Tây Sơn ra Bắc nhiều lần, nhưng chưa lần nào thực sự được sự ủng hộ của
sĩ phu Bắc Hà.
- Hoàng đế đánh dẹp các thế lực đối lập, thống nhất đất nước bằng vũ lực không khỏi
khiến cho nhiều người ấn tượng ông là người thô lỗ, tàn bạo, không hiểu nghĩa lý, khơng
có học vấn.
- Lịng người vẫn cịn hướng về nhà Lê, thương tiếc cho sự sụp đổ của triều đại cũ,
trong khi triều đình mới cịn non trẻ chưa được tin tưởng, nhiều người con nghi kị, dè dặt.
=> “Chiếu cầu hiền” ban bố ra có 4 mục đích: thứ nhất ổn định bộ máy nhà nước, thứ
hai xây dựng đất nước từ điêu tàn, thứ ba khiến cho sĩ phu tin tưởng thần phục, thứ tư
hướng đến bảo vệ bờ cõi dân tộc. Đây là một văn bản chính trị có u cầu nghiêm ngặt
khơng thua kém gì Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi.
Bài 4: Chỉ ra lập luận của Ngơ Thì Nhậm trong Chiều cầu hiền
Gợi ý trả lời: học sinh tự làm.
B. TIẾNG VIỆT
- Thực hành về thành ngữ, điển cố.
- Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng.
I. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn cách hiểu về hai khái niệm “thành ngữ” và “điển
cố”. Với mỗi khái niệm, Lấy một ví dụ và cho biết ý nghĩa của các ví dụ ấy.
Gợi ý trả lời:
- Thành ngữ là những cụm từ mà được sử dụng để chỉ một ý cố định, thường khơng tạo
thành một câu có ngữ pháp hồn chỉnh nên khơng thể thay thế hay sửa đổi về kết cấu. Ví



dụ: “Ba chìm bảy nổi” là thành ngữ có ý nghĩa thể hiện cuộc sống lận đận, vất vả, gian
khổ.
- Điển cố là những tích truyện xưa; thường là kể về các tấm gương hiếu thảo, anh hùng
liệt sĩ, các tấm gương đạo đức, hoặc những truyện có tính triết lý nhân văn trong lịch sử,
những câu thơ, văn kinh điển trong các tác phẩm văn học có trước. Ví dụ: “bàn tay Midas”
là điển cố về ông vua chạm vào bất cứ thứ gì cũng hóa thành vàng, có ý nghĩa ám chỉ một
người có khả năng thực hiện thành công nhiều công việc.
Bài 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Năm thì mười họa chăng hay chớ
Một tháng đơi lần có cũng khơng
Cố đấm ăn xơi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
(Lấy chồng chung, Hồ Xuân Hương)
a) Tìm những thành ngữ trong đoạn thơ trên.
b) Những thành ngữ trên có ý nghĩa gì?
c) Việc sử dụng thành ngữ tạo ra hiệu quả giao tiếp như thế nào?
Gợi ý trả lời:
a) Các thành ngữ trong đoạn thơ: “Năm thì mười họa”, “Cố đấm ăn xơi”.
b) Thành ngữ “năm thì mười họa” gợi tả mức độ hiếm khi xảy ra, sự cách quãng của
một sự việc hiện tượng nào đó. Thành ngữ “cố đấm ăn xôi” đã được giản lược từ “Cố chịu
đấm ăn xôi”, diễn tả việc khi thực hiện một điều gì đó, ta phải chấp nhận đánh đổi hoặc
chịu khổ, chịu mất mát.
c) Việc sử dụng những thành ngữ nói trên đã gia tăng sức gợi hình và sự biểu cảm cho
câu thơ. Nó chứa đựng những hàm ý sâu sắc hơn so với những từ đồng nghĩa. Đồng thời
tạo ra âm hưởng dân gian Việt Nam cho thơ ca Hồ Xuân Hương - một yếu tố nghệ thuật
đáng quan tâm khi khám phá thơ của nữ sĩ họ Hồ.
Bài 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng điển cố trong các ví dụ
sau:



a) “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng
vui lịng”.
(Hịch tướng sĩ, Trần Hưng Đạo)
b) Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ, khắp đòi phương.
(Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi)
c) Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Gợi ý trả lời:
a) Điển cố “da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ, nói về việc kẻ làm
tướng sẵn sàng hi sinh ngồi mặt trận. Điển tích được Trần Hưng Đạo nâng tầm thành
“trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” để
thể hiện tinh thần quyết tử cho đất nước quyết sinh, dẫu phải chết trăm nghìn lần cũng
được miễn là tiêu diệt được giặc.
b) Điển cố “Ngu cầm” là cây đàn của vua Nghiêu cất lên trong buổi thái bình thịnh trị.
Nguyễn Trãi viện dẫn điển cố ấy như một mong ước cao đẹp: làm sao cho dân ta giàu
nước ta mạnh, thái bình vạn thọ vơ cương giống như thời vua Nghiêu vua Thuấn.
c) Điển cố về một người nằm ngủ dưới gốc cây mơ thấy được phú quý, sau đó tỉnh
mộng mới biết là chiêm bao đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng để làm nổi bật phong
thái thanh cao, không màng vinh hoa phú quý hay sự đời bon chen. Cụ Trạng coi tất cả
phù hoa diễm lệ ngoài kia chỉ là giấc chiêm bao, là ảo mộng khơng có thực. Bởi vậy cụ
sống nhàn tản, ung dung, một bậc ẩn sĩ hiền triết đích thực.
Bài 4: Anh (chị) hãy chỉ ra thành ngữ trong các ví dụ sau. Thử thay thế các thành ngữ vừa
tìm được bằng những từ đồng nghĩa thông thường. Theo anh (chị), trường hợp nào câu văn
đạt hiệu quả giao tiếp cao hơn? Vì sao?
a) Những kẻ lịng lang dạ thú thường sử dụng nhiều mưu mô để hãm hại người lương
thiện.



b) Hồi cịn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm
mươi đồng bạc tậu.
(Lão Hạc, Nam Cao)
c) Có hay chi cõng rắn cắn gà nhà, phong lưu chú Bát, phú q dì Tư, mây nổi đã từng qua
trước mắt;
Thơi đừng có rước voi giày mả tổ, sự nghiệp bà Bơng, thơ từ ơng Húng, gió bay đành lẽ
gác ngồi tai.
(Nguyễn Khuyến)
Gợi ý trả lời:
a) Thành ngữ: Lòng lang dạ thú (chỉ kẻ độc ác, vơ nhân đạo, lịng dạ hiểm ác như loài
cầm thú). Các từ tương đương: độc ác, xảo quyệt, hiểm độc,...
b) Thành ngữ: Thắt lưng buộc bụng (chỉ hành động chi tiêu tiết kiệm, dè sẻn vì một mục
đích nào đó). Các từ tương đương: tiết kiệm, chi li, tính tốn, dẻ sẻn,...
c) Thành ngữ: Cõng rắn cắn gà nhà, Rước voi giày mả tổ (chỉ hành động phản bội cộng
đồng, tổ chức, dân tộc, đất nước). Các từ tương đương: phản bội,...
=> Nếu thay thế các thành ngữ nói trên bằng các từ tương đương, người đọc tuy có thể
nhận ra nội dung nhanh chóng hơn nhưng hiệu quả giao tiếp giảm xuống. Các thành ngữ
cho thấy sắc thái nghĩa ở mức độ cao, lại bao gồm nhiều nét nghĩa liên quan nên đủ sức
gây ấn tượng với người đọc, người nghe hơn những từ tương đương thông thường.
Bài 5: Anh (chị) hãy đặt câu với mỗi thành ngữ sau:
a) Nước đổ đầu vịt.
b) Hai năm rõ mười.
c) Ba chìm bảy nổi.
d) Vắt cổ chày ra nước.
e) Dĩ hòa vi quý.
Gợi ý trả lời:
a) Các bạn đi học nhưng khơng chịu làm bài tập thì kiến thức cũng chỉ như nước đổ đầu
vịt mà thôi!
b) Đợi lát nữa, mọi chuyện sẽ hai năm rõ mười ngay thôi bác ạ.



c) Cuộc đời cơ ấy cứ ba chìm bảy nổi như thế, tôi thương lắm ông ạ.
d) Gã phú hộ đó đúng là một kẻ vắt cổ chày ra nước, ki bo hết sức!
e) Trong cuộc sống, các bạn hãy cố gắng dĩ hòa vi quý để hạn chế kẻ thù và tăng thêm
bằng hữu cho bản thân.
Bài 6: Anh (chị) hãy đặt câu với mỗi điển cố sau:
a) Nợ như chúa Chổm.
b) Hồng nhan bạc phận.
c) Mạnh Thường Quân.
d) Dã Tràng.
e) Bàn tay Midas.
Gợi ý trả lời:
a) Cậu đừng nên cho hắn vay thêm tiền nữa vì hắn đang nợ như chúa Chổm rồi.
b) Thúy Kiều quả là một người có số kiếp hồng nhan bạc phận.
c) Các Mạnh Thường Quân đang chung tay hỗ trợ VTV đàm phán mang bản quyển
World Cup về Việt Nam.
d) Chăm sóc cơ ấy từ thuở hàn vi, nay cô ấy bỏ tôi theo người khác, đúng là công Dã
Tràng!
e) Pep Guardiola quả có bàn tay Midas, ơng đi đến đâu là danh hiệu theo ông đến đấy.
Bài 7: Anh (chị) hãy cho biết thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
Gợi ý trả lời:
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng từ thay đổi nghĩa, tạo ra từ nhiều nghĩa.
Trong đó nghĩa phát sinh phải có mối liên hệ căn bản về nghĩa đối với nghĩa gốc.
Bài 8: Anh (chị) hãy cho biết từ đồng âm, từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa khác nhau như
thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về hình thức ngữ âm (âm thanh, chữ viết) nhưng
hồn tồn khơng có mối liên hệ về nghĩa.
- Từ đồng nghĩa là những từ có thể khác nhau về hình thức ngữ âm nhưng có sự tương

địng về nghĩa.


- Từ nhiều nghĩa là những từ có nhiều hơn một nghĩa (có nghĩa gốc và một số nghĩa
chuyển), trong đó nghĩa chuyển bắt buộc phải có mối liên hệ về nghĩa đối với nghĩa gốc.
Bài 9: Anh (chị) hãy cho biết trong các trường hợp sau, từ “chân” được sử dụng theo nghĩa
gốc hay nghĩa chuyển? Nếu sử dụng theo nghĩa chuyển, chỉ ra ý nghĩa được chuyển hóa
của từ “chân”.
a) Ơng bị đau chân
Nó sưng nó tấy.
(Thương ơng, Tú Mỡ)
b) Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
c) Chiếc com-pa bố vẽ
Có chân đứng, chân quay.
(Những cái chân, Vũ Quần Phương)
Gợi ý trả lời:
a) Từ “chân” được dùng theo nghĩa gốc: bộ phận dưới cùng của con người, dùng để đi
lại.
b) Từ “chân” trong “chân trời” được dùng theo nghĩa chuyển: bộ phận dưới cùng của
một số sự vật, có sự tiếp giáp với nền.
c) Từ “chân” trong “chân sút” được dùng theo nghĩa chuyển: bộ phận dưới cùng của
một số sự vật, có tác dụng nâng đỡ cho sự vật.
Bài 10: Anh (chị) hãy tìm thêm 2 từ chỉ bộ phận cơ thể người có khả năng chuyển nghĩa, ở
mỗi từ, lấy từ 2 đến 3 nét nghĩa chuyển và chỉ ra nghĩa chuyển đó là gì?
Gợi ý trả lời:
1. Đầu:
- Nghĩa gốc: bộ phận phía trên cùng của cơ thể (đầu tóc, đau đầu).
- Nghĩa chuyển:

+ Phần xuất phát của một sự vật (đầu sông).
+ Người đứng ở vị trí cao nhất trong một đồn thể (đầu sỏ, đầu lĩnh).


2. Mũi:
- Nghĩa gốc: bộ phận trên mặt người, có đỉnh nhọn (mũi tẹt).
- Nghĩa chuyển:
+ Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thuỷ (mũi tàu, mũi thuyền).
+ Bộ phận sắc nhọn của vũ khí (mũi dao, mũi kim).
Bài 11: Những từ in đậm có được sử dụng theo nghĩa gốc hay không? Nếu không, ý nghĩa
của chúng là gì? Chúng được chuyển nghĩa thơng qua việc sử dụng biện pháp nghệ thuật
nào?
a) Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính, Phạm Tiến Duật)
b) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)
c) Thơn Đồi ngồi nhớ thơn Đơng
Một người chín nhớ mười mong một người.
(Tương tư, Nguyễn Bính)
Gợi ý trả lời:
a) Từ “trái tim” không được dùng theo nghĩa gốc. Tác giả sử dụng biện pháp hốn dụ để
thể hiện lịng u nước và tinh thần quyết tâm của người lính lái xe Trường Sơn.
b) Từ “mặt trời” không được dùng theo nghĩa gốc. Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ, so
sánh Bác Hồ như mặt trời nhằm khẳng định sự vĩ đại của Bác, cho thầy lịng biết ơn vơ
hạn của nhân dân Việt Nam đối với Bác.
c) Từ “thôn Đồi”, “thơn Đơng” khơng được dùng theo nghĩa gốc. Tác giả sử dụng biện
pháp hốn dụ để nói về tâm trạng tương tư, bâng khuâng, xao xuyến của chàng trai (người
thơn Đồi) nhớ về cơ gái trong mơ (người thơn Đông).

Bài 12: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Bà già đi chợ cầu Đơng
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng


Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
(Ca dao)
a) Trong ngữ liệu trên, từ “lợi” xuất hiện bao nhiêu lần? Trong mỗi lần xuất hiện, ý nghĩa
của các từ “lợi” có giống nhau hay khơng? Chỉ rõ ý nghĩa của từng từ.
b) Việc sử dụng từ “lợi” như trên là hiện tượng chuyển nghĩa hay đồng âm? Vì sao?
c) Hiện tượng ấy đem lại hiệu quả giao tiếp như thế nào?
Gợi ý trả lời:
a) Từ “lợi” xuất hiện 3 lần. Ý nghĩa của chúng không giống nhau. Từ “lợi” đầu tiên có
nghĩa là lợi ích, 2 từ “lợi” sau để chỉ bộ phận cơ thể người - răng lợi.
b) Việc sử dụng từ “lợi” như trên là hiện tượng đồng âm vì ý nghĩa của hai loại từ “lợi”
hồn tồn khơng có sự liên hệ.
c) Hiện tượng đồng âm mang lại tiếng cười dí dỏm: ông thầy bói có hàm ý trêu đùa nhẹ
nhàng rằng người khách đã già rồi, cớ sao còn hỏi lấy chồng có ích lợi gì khơng.
Bài 13: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết:
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lịng bốn phương.
a) Tìm một số từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ “thoắt” trong đoạn thơ trên.
b) Có thể thay thế từ “thoắt” trong câu thơ bằng những từ đồng nghĩa / gần nghĩa em vừa
tìm ra được khơng? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
a) Các từ tương đương với từ “thoắt”: mau, chóng, nhanh,...
b) Khơng thể thay từ “thoắt” bằng những từ tương đương như trên. Vì chỉ có từ “thoắt”
mới đủ sắc thái diễn tả sự thay đổi nhanh chóng trong suy nghĩ và hành động của nhân vật.
Đồng thời nó cịn thể hiện sự quyết đốn, tinh thần lập cơng danh và chí làm trai vẫy vùng

của Từ Hải. Miêu tả hành động, suy nghĩ của một đấng anh hào, phải sử dụng một từ vừa
có sắc thái đậm, vừa có tính chất mạnh mẽ mới là điều hợp lý.
C. TẬP LÀM VĂN
I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM


THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
1. Khái niệm: Là theo tác nhằm đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và
khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.
2. Phân loại
♦ Tương đồng (chỉ ra nét giống nhau).
♦ Tương phản (chỉ ra nét khác nhau).
3. Yêu cầu
♦ Đối tượng đưa ra so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt, một phương
diện nào đó.
♦ So sánh phải dựa trên tiêu chỉ rõ ràng.
♦ Kết luận rút ra từ sự so sánh phải cụ thể, chân thực.
4. Mục đích
♦ Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.
♦ Làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
“Ở các nước Âu - Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc
tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên
tới 30-50 cuốn/năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: cần những chính sách
để thay đổi toàn diện”).
Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách Minh Trị, chỉ với 30 triệu dân mà tiêu
thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách dạng tinh hoa, “khó nhằn”, ở một quốc gia gần hơn
trong cộng đồng ASEAN, đó là Malaysia, số lượng sách được đọc trên đầu người là 10-20
cuốn/người/năm (2012, số liệu từ ông Trần Trọng Thành, công ty sách điện tử Aleeza). Và

ở Việt Nam, theo con số do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/04/2013
ngay trước thềm sự kiện “Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc”, số lượng sách một người Việt
đọc trong một năm là... 0,8 cuốn, nghĩa là người Việt Nam đọc chưa đầy một cuốn sách
trong một năm.


Có sự tương quan rõ ràng giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia. Với
những con số ở trên, dễ hiểu vì sao nước Pháp lại có một nền kinh tế, văn hóa và nghệ
thuật rạng rỡ như vậy Và nước Nhật có thể đứng dậy thần kỳ sau Thế chiến 2 cũng như
vươn lên quật khởi sau bao thiên tai liên miên, hiện đang là nền kinh tế đứng thứ hai thế
giới với nền khoa học - công nghệ tiên tiến bậc nhất. Malaysia đang là ngơi sao mới ở khu
vực ASEAN với những chính sách đổi mới và mở cửa đột phá gần đây. Và người Do Thái
với câu chuyện ở đầu bài, “Một dân tộc 13 triệu dân nhưng sinh ra gần 40% chủ nhân
của các giải Nobel; 1/3 trên tống số các nhà triệu phú đang sống và làm việc tại Mỹ là
người Do Thái; 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu hiện nay; 3 nhân vật sau
Công nguyên cho đến hiện tại có tác động lớn nhất đến lịch sử nhân loại là Chúa Jesus,
Karl Marx và Alber Einstein...là người Do Thái.
Mỗi người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/năm, ai có thể khẳng định khơng liên quan
đến tình trạng suy thối tồn diện từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cũng như nhân
cách con người hiện nay ở Việt Nam?”
(Ngẫm về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, theo Báo mới)
a. Trong đoạn trích trên, tác giả đã đề cập đến vấn đề chính nào?
b. Để thuyết phục người đọc về vấn đề trên, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, lập luận nào?
Hãy nhận xét về cách lập luận của tác giả.
c. Chỉ rõ những biểu hiện của thao tác lập luận so sánh được thể hiện trong đoạn trích.
d. Những số liệu mà tác giả đưa ra trong văn bản cho anh/chị hiểu thêm điều gì về hiện
trạng mà văn bản đề cập tới?
e. Văn bản trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa văn hóa đọc với lối sống
và nhận thức của giới trẻ hiện nay? Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ), trình bày suy
nghĩ của anh/chị.

Gợi ý trả lời:
a. Tác giả đưa ra ý kiến về thực trạng đọc sách của người Việt trong tương quan với các
nước khác trên thế giới.
b. Hệ thống các ý mà tác giả triển khai:


- Tỉ lệ đọc sách trên một năm của người dân các nước Âu - Mỹ và một số nước khác
trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Mối tương quan giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia.
- Suy ngẫm về thực trạng đọc sách của người Việt Nam trong tương quan với sự phát
triển về mọi mặt của đất nước.
c. Học sinh tự làm.
d. Tác dụng của việc đưa ra những số liệu trong văn bản:
- Giúp người đọc có cái nhìn chính xác, chân thực về thực trạng văn hóa đọc giữa các
quốc gia. Việc “người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/ năm” cho thấy văn hóa đọc của
nước ta ở mức rất thấp. Đó là một điều đáng buồn, đáng suy ngẫm bởi văn hóa đọc có ảnh
hưởng lớn tới sự phát triển đất nước. Điều đó đi ngược với xu thế phát triển của đất nước.
- Nhấn mạnh mong muốn của tác giả là thức tỉnh mỗi con người Việt Nam, nhất là thế
hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước về việc hình thành thói quen đọc sách.
e. Những suy nghĩ được gợi lên từ mối quan hệ giữa văn hóa đọc và lối sống nhận thức,
thái độ của giới trẻ là:
- Văn hóa đọc được hiểu là đọc sách một cách có văn hóa. Nghĩa là phải biết chọn lựa
sách để đọc, đọc đúng cách để có hiệu quả, từ đó vận dụng vào cuộc sống. Để việc đọc
sách trở thành một nét đẹp văn hóa cần hình thành thói quen đọc sách, sở thích và kĩ năng
đọc sách ở mỗi cá nhân và trong cả cộng đồng.
- Hiện nay, văn hóa nghe - nhìn ngày càng thu hút giới trẻ, trong khi đó văn hóa đọc ở
họ lại ngày càng trở nên yếu kém.
- Những chủ nhân tương lai của đất nước rất cần học hỏi, trau dồi cả đức và tài. Hậu quả
là họ rỗng nhiều kiến thức, kĩ năng thiếu và yếu, nhận thức sai lệch, khơng làm được
việc... Đó là một thực trạng đáng buồn, đáng báo động.

Bài 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
“... Nhưng khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ những trang sách của nhà văn Nam
Cao, thì người ta mới nhận ra rằng đây mới là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ,
tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa: bị dày đạp, bị cào xé, bị huỷ hoại
từ nhân tính đến nhân hình. Chị Dậu bán con, bán chó, bán sữa,... nhưng chị còn được gọi


là người. Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình đi để trở thành con quỷ dữ
của làng Vũ Đại."
(Nhớ Nam Cao và những bài học của ông, Nguyễn Đăng Mạnh)
a. Những đối tượng được so sánh trong tác phẩm là gì?
b. Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong đoạn trích trên.
Gợi ý trả lời:
a. Tác giả đã so sánh sự khốn khổ của Chị Dậu trong Tắt đèn của Ngơ Tất Tố và sự
khốn khổ của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
b. Nhấn mạnh về nỗi khổ, sự bất hạnh, khốn cùng của nhân vật Chí Phèo - “đây mới là
hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước
thuộc địa”.
Bài 3: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
“Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ tới ‘Bình Ngơ đại cáo” của Nguyễn
Trãi. Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn
Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương
chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là khúc ca những
người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc ...
muôn kiếp nguyện được trả thù kia...”
(Nguyễn Đình Chiểu, Ngơi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng)
a. Xác định đối tượng được so sánh trong đoạn trích.
b. Phân tích những điểm giống và khác nhau của những đối tượng được so sánh trong đoạn
trích trên.
c. Phân tích mục đích so sánh của tác giả thể hiện trong đoạn trích.

d. Từ những nhận xét trên, chỉ ra yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
Gợi ý trả lời:
a. Đối tượng được so sánh: Hai tác phẩm Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi và Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
b. Hai đối tượng được đặt ra có những điểm giống và khác nhau như sau:
- Giống nhau: Cùng nói về những chiến thắng anh hùng của dân tộc Việt Nam.


- Khác nhau: Khác về thời gian, cảnh ngộ.
c. Mục đích so sánh: Làm nổi bật vẻ đẹp của những sáng tác về chiến thắng dân tộc ta,
đặc biệt là chiến thắng được miêu tả trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
d. Có thể rút ra yêu cầu của phép lập luận so sánh như sau:
- Đối tượng đưa ra so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt, một phương diện
nào đó.
- So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng, cụ thể.
- Kết luận rút ra từ sự so sánh phải cụ thể, chân thực (mục đích rõ ràng).
Bài 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
“Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tơi có thể đọc
sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn
trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những cơng dân nước Nhật mỗi người một quyển
sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và
khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái
điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng
hiện nay”.
(Trích Suy nghĩ về đọc sách, Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục và Thời đại, Thứ hai ngày
13.4.2015)
a. Chỉ ra vấn đề chính được lập luận trong đoạn trích.
b. Vấn đề trên được triển khai thành những ý nào?
c. Chỉ ra đặc điểm của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh được sử dụng trong đoạn
trích trên.

d. Chỉ ra mục đích của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh được thể hiện trong đoạn
trích.
e. Bằng hiểu biết của anh/chị, viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) về vấn đề văn hoá đọc
của giới trẻ trong xã hội hiện đại.
Gợi ý trả lời:
a. Vấn đề được xây dựng trong đoạn trích: Thể hiện tầm quan trọng của việc đọc sách,
dù ở thời đại nào thì văn hố đọc sách vẫn cần được phát huy.


b. Tác giả triển khai bằng cách đưa ra những lí lẽ sau:
- Thời đại nào thì đọc sách cũng đều quan trọng: Ngày còn bé đọc trong lúc chờ mẹ về,
những công dân Nhật luôn cầm một quyển sách lúc chờ tàu xe.
- Ngày nay hình ảnh người đọc sách giảm đi nhiều do có sự xuất hiện của máy tính, điện
thoại nhưng đọc sách vẫn trở thành khơng thể thiếu.
c. Đặc điểm của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh: Có sự đối chiếu các đối tượng
trong đoạn vàn với nhau: hình ảnh tác giả khi xưa cịn bé giống với hỉnh ảnh những cơng
dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay, nhưng khác với con người ngày nay.
Người hiện nay lãng quên việc đọc sách.
d. Mục đích: So sánh để khẳng định dù thời nào, thái độ của con người ra sao với sách,
sách vẫn luôn quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống.
e. Học sinh xây dựng đoạn văn theo yêu cầu, có thể tham khảo các ý sau đây:
- Giải thích: Văn hố đọc là đọc sách một cách có văn hóa. Nói cách khác là ý thức đọc
sách đúng đắn của con người. Đó là việc con người dành một khoảng thời gian nhất định
để đọc sách, tạo thành thói quen trong đời sống.
- Bàn luận về vấn đề:
+ Việt Nam là một dân tộc yêu sách, yêu tri thức và luôn cầu tiến trên con đường tri
thức.
+ Ngày nay, văn hóa đọc của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ sa sút nghiêm trọng.
Ngày càng có ít bạn trẻ thích đọc sách và càng có ít người viết sách. Họ thích giải trí trên
các phương tiện nghe, nhìn hơn là cầm sách lên đọc.

+ Nguyên nhân khiến văn hoá đọc của giới trẻ bị giảm sút:
Với sự phát triển như vũ bão của nền công nghiệp hiện đại, đặc biệt là ngành công nghệ
thông tin, truyền thông, giải trí, các phương tiện nghe, nhìn khiến cho văn hố nghe, nhìn
phát triển mạnh hơn
Cơng nghệ in ấn phát triển, lượng sách được sản xuất hàng loạt, ít đổi mới.
Một số bạn trẻ sống hời hợt, tôn vinh những giá trị kém cỏi...
+ Giải pháp: Cần đưa văn hoá đọc tới giới trẻ bằng cách đưa ra những lựa chọn đúng
đắn về nội dung sách, tạo thói quen cho mỗi cá nhân...


- Rút ra bài học nhận thức và hành động.
Bài 5: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
“Thần Hê-ra-clet của Hi Lạp, chủ yếu là bắp thịt rắn chắc, có tài chiến đấu, nhưng
mục tiêu chiến đấu là gì thì bất cần, tâm địa thần tầm thường. Trong truyện “Thánh
Gióng” Việt Nam khơng thấy nói đến bắp thịt rắn chắc mà nói đến đức tính trước hết. Đức
tính nào cũng cao cả, hình tượng nào cũng phơi phới. Thần anh hùng của ta trí dũng kiêm
tồn, đạo đức khơng gợi một hạt bụi, mọi ý nghĩ và hành động đều tập trung vào một việc,
mà việc ấy là việc cứu nước. ”
(Truyện Thánh Gióng - Nguyễn Đổng Chi)
Chỉ ra đặc điểm của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh thể hiện trong đoạn trích trên
(gợi ý: chỉ ra dựa trên các ý như đối tượng so sánh, điểm giống và khác nhau của các đối
tượng, mục đích của việc so sánh).
Gợi ý trả lời:
- Đoạn trích trên được tác giả thực hiện bởi sự đối chiếu giữa hai hình ảnh có sự tương
đồng với nhau -hình ảnh hai vị thần trong truyện dân gian Việt Nam và trong thần thoại Hi
Lạp.
- Sự so sánh được trình bảy lần lượt theo các cấp độ khác nhau, thể hiện những điểm
giống và khác nhau giữa hai vị thần:
+ Giống nhau: thần Hê- ra-clét có tài chiến đấu, Thánh Gióng của ta cũng một mình
đánh đuổi lũ giặc Ân xâm lược.

+ Khác nhau: trong thần thoại Hy lạp, Hê-ra-clét là vị thần có vẻ đẹp. vẻ đẹp ấy được
thể hiện ở bắp thịt rắn chắc cịn vị thần của ta khơng được tập trung miêu tả về mặt hình
thể. Cịn trong truyện Thánh Gióng, đức Phù Đổng Thiên Vương của ta đẹp khơng phải ở
hình thể mà đẹp bởi đức tính. Đấy là một vị thần trí dũng kiêm tồn, đạo đức khơng gợn
một hạt bụi, mọi ý nghĩ và hành động đều tập trung vào việc cứu dân cứu nước.
- Tác dụng: đánh giá về vẻ đẹp của Thánh Gióng- một vị thần anh hùng, bất tử trong
truyện cổ dân gian Việt Nam với những phẩm chất cao đẹp mà vị thần của thần thoại Hi
Lạp khơng có được, đó là hình ảnh một vị thần đẹp người, đẹp nết, trí dũng kiêm tồn,
sống và làm việc vì nghĩa lớn nhưng lại rất bình dị, khiêm nhường.


Bài 6: Đọc đoạn trích dưới đây nói về việc so sánh thơ Thế Lữ và Xuân Diệu sau đó trả lời
câu hỏi:
“Thơ Thế Lữ rất giàu chất hoạ. Màu sắc trong thơ ơng thường rõ ràng, có thể gọi tên
ra được:
Ánh hồng tía rắc ngọc châu trên lá
Trời trong xanh, chân trời đỏ hây hây.
(...) Trời cao xanh ngắt. Ô kìa!
Hai con hạc trắng bay về bồng lai.
Nhưng trên những bức tranh của Xuân Diệu thì hình ảnh, đường nét rất khó định danh.
Có một cái gì đó khơng rõ đường viền, là một thứ màu sắc, ánh sáng đang chuyển, đang ở
dạng biến thái rất khó nắm bắt:
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Nhưng chính cái hay, cái tài của Xuân Diệu là ở đó, đúng như lời bình của “Thi nhân
Việt Nam”: “Cảnh như muốn theo lời thơ mà tan ra. Nó chỉ mất một tí rõ ràng để được
thêm rất nhiều thơ mộng”. Thơ Xuân Diệu tinh vi là vậy đấy. Vận dụng kinh nghiệm của
trường phái thơ tượng trưng Pháp, đặc biệt là của Baudelaire, Xuân Diệu muốn ghi lại
bằng ngôn ngữ thơ ca những biến thái tinh vi của tạo vật và người”.
(Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), Văn - bồi dưỡng học sinh giỏi THPT,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002)
a. Chỉ ra luận điểm chính được đặt ra trong đoạn trích trên.
b. Để làm sáng tỏ luận điểm đó, tác giả đã sử dụng những lập luận nào?
Gợi ý trả lời:
a. Luận điểm chính được đặt ra: Đặc sắc của những bức tranh thiên nhiên trong thơ
Xuân Diệu.
b. Để làm sáng tỏ luận điểm ấy, tác giả dùng cách so sánh thiên nhiên trong thơ Thế Lữ
và thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu. So sánh hai nhà thơ trong phong trào Thơ mới đều có
cách cảm nhận rất mới về thiên nhiên:


+ Thơ Thế Lữ giàu chất hoạ, màu sắc, đường nét có thể gọi tên ra được rất rõ ràng: “ánh
hồng tía”, “xanh ngắt”, “trời trong xanh”, “đỏ hây hây”. Tính chất rõ ràng làm nên nét đặc
biệt trong thơ Thế Lữ.
+ Thơ Xuân Diệu cũng giàu chất hoạ, nhưng đường nét và màu sắc rất khó định danh:
“con đường nhỏ nhỏ”, “gió xiêu xiêu”, “lả lả cành hoang nắng trở chiều” như thế mới làm
nổi bật sự tinh vi trong cách cảm nhận của thơ Xuân Diệu. Chính đặc điểm này tạo nên nét
đặc biệt rất riêng của Xuân Diệu.
Bài 7: Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu bên dưới.
“Trong cái vũ trụ nghệ thuật Xuân Diệu mà Xuân và Tình làm chủ, người ta thấy một
nguyên tắc mỹ học được xác định: vẻ đẹp của con người là chuẩn mực vẻ đẹp thế giới, vẻ
đẹp của vũ trụ. Nếu như chúng ta nhớ rằng trong văn chương xưa, người ta lấy vẻ đẹp của
thiên nhiên làm chuẩn cho vẻ đẹp của con người thì mới thấy nguyên tắc mỹ học nói trên
của Xuân Diệu là cả một cuộc đổi mới đáng kể trong thơ ca Việt Nam hiện đại”. Thơ xưa
viết về người đẹp thì nào là mặt hoa, tóc mây, này liễu, làn thu thuỷ, nét xuân sơn... Bây
giờ Xuân Diệu so sánh ngược lại: “Lá liễu dài như một nét mi”, “Hơi gió thổi như ngực
người u đến”, “Mây đa tình như thi sĩ đời xưa”... Quan niệm mỹ học ấy đã giúp ông
sáng tạo nên một câu thơ vào loại tuyệt vời của nền thi ca Việt Nam hiện đại: “Tháng
giêng ngon như một cặp môi gần”.
(Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), sđd)

a. Chỉ ra nội dung chính được đề cập đến trong đoạn trích trên.
b. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào? Anh/chị hãy chỉ ra biểu
hiện của việc sử dụng thao tác lập luận đó.
Gợi ý trả lời:
a. Ở ví dụ trên, luận điểm cơ bản là nói về cách tân của thơ Xuân Diệu so với thơ truyền
thống.
b. Thao tác lập luận được sử dụng: so sánh.
Biểu hiện:
- Đối tượng so sánh: Thơ Xuân Diệu và thơ truyền thống.
- Đặc điểm của các đối tượng được so sánh:


+ Thơ truyền thống: vẻ đẹp thiên nhiên được đặt làm chuẩn cho vẻ đẹp của con người.
+ Thơ Xuân Diệu: Lấy hình ảnh con người làm trung tâm, con người trở thành vẻ đẹp
chuẩn mực của thế giới.
Bài 8: Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu bên dưới.
“Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan
hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan
hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng khơng bao giờ quảng cáo thương
mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước
ngồi, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên.
Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở
một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở
của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như
mình lạc sang một nước khác”.
(Chữ ta, trích trong Bản lĩnh Việt Nam, Hữu Thọ)
a. Chỉ ra biểu hiện của thao tác lập luận so sánh được thể hiện trong đoạn trích trên.
b. Bằng hiểu biết của anh/chị, viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) về vấn đề tầm quan
trọng của việc gìn giữ nét đẹp văn hoá của giới trẻ đối với việc phát triển tương lai của đất
nước.

Gợi ý trả lời:
a. Biểu hiện của thao tác lập luận so sánh được thể hiện trong đoạn trích:
- Đối tượng so sánh: Cách sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của nước ta và Hàn Quốc, Triều
Tiên.
- Điểm giống và khác nhau của các đối tượng so sánh:
+ Cùng sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống khác nhau một cách đa dạng.
+ Nước Hàn Quốc và Triều Tiên sử dụng tiếng mẹ đẻ nhiều hơn, ln để to hơn so với
tiếng nước ngồi
+ Nước ta lạm dụng sử dụng tiếng Anh ở khắp nơi, ít coi trọng tiếng mẹ đẻ.
- Mục đích so sánh: Nêu ra thực trạng đáng báo động về việc lạm dụng tiếng nước ngoài
ở nước ta.


Bài 9: Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu bên dưới.
“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngồi ngưỡng cửa nhà mình là một
cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh
vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể
làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh khơng cịn
làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dơng tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất,
hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không
thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương
mênh mơng bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước, số
phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng
thèm muốn”.
(Theo A.L. Ghec-xen, 3555 câu danh ngơn, NXB Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, 1997)
a. Nêu nội dung chính của văn bản trên.
b. Chỉ ra và nêu tác dụng của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong văn bản trên.
c. Theo quan điểm riêng của anh/chị, “cuộc sống riêng khơng biết đến điều gì xảy ra ở bên
ngồi ngưỡng cửa nhà mình” gây ra những tác hại gì? Trình bày thành đoạn văn nghị luận
ngắn khoảng 200 chữ.

Gợi ý trả lời:
a. Nội dung chính của văn bản trên: Khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì
xảy ra ở bên ngồi ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác bỏ một quan niệm
sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình, khơng trải nghiệm những khó khăn
của cuộc sống.
b. - Việc sử dụng thao tác lập luận so sánh được thể hiện thông qua các đối tượng được
so sánh: tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc
sống biệt lập; cuộc sống lúc sóng gió; ...) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóc
cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh
vườn lúc dơng tố nổi lên;...).


- Tác dụng: Việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm,
dễ hiểu, dễ hình dung hơn với người đọc, từ đó có sức thuyết phục cao chứ không khô
khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy.
c. Học sinh viết đoạn văn trình bày suy nghĩ và ý kiến riêng của mình, khơng nhắc lại
quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết
phục, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Có thể tham khảo các ý như sau:
+ Tác hại khi sống một cuộc sống “khơng gì khác ngồi ngưỡng cửa nhà mình”.
+ Cuộc sống đó sẽ trở nên nhàm chán vì con người đã bỏ lỡ rất nhiều điều thú vị, hấp
dẫn bên ngoài.
+ Các mối quan hệ xã hội không được mở rộng.
Bài 10: Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu bên dưới.
“Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta khơng cịn có thể vui cái
vui như ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét, giận hờn nhất nhất như ngày
trước. Đã đành ta chỉ có chừng ấy mối tình như con người mn nơi và mn thuở.
Nhưng ta sống trên đất nước Việt Nam ở đầu thế kỉ XX, những mối tình của ta khơng khỏi
có cái màu sắc riêng, cái dáng dấp của thời đại. ... Các cụ ta ưa cái màu đỏ choét, ta lại
ưa những màu xanh nhạt... Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta lại nao nao

vì tiếng gà đúng ngọ. Nhìn một cơ gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều
tội lỗi, ta thì ta cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ
thì chỉ là sự hơn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình mn trạng: cái tình say đắm, cái
tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xơi, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn
thu...”
(Thi nhân Việt Nam, Hồi Thanh - Hoài Chân, Lưu Trọng Lư)
a. Đoạn văn nêu ra các đối tượng để so sánh. Đó là những đối tượng nào?
b. Việc so sánh này đem lại hiệu quả biểu đạt như thế nào? Tác giả muốn khẳng định luận
điểm nào?
c. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của ý
thức thay đổi đối với đời sống mỗi con người.


Gợi ý trả lời:
a. Hai đối tượng được đem ra so sánh là: Tình cảm của thơ ca xưa và nay.
b. - Hiệu quả biểu đạt: Khiến câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, đem đến cho người
đọc những hình dung rõ ràng hơn về thơ ca xưa và nay, những tư tưởng của các nhà thơ
trước và sau khi nói về tình cảm con người.
- Luận điểm được nhắc đến ở đoạn trích: Tình cảm của các nhà thơ ngày nay có những
biến thái đa dạng hơn, nhiều màu sắc hơn, thể hiện cái tinh tế, nhạy cảm chứ không phải
cảm xúc nhất nhất như các nhà thơ xưa.
c. Học sinh viết đoạn văn theo nội dung yêu cầu, chú ý hình thức đoạn văn, tránh mắc
lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
D HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu về lẽ sinh tử, vinh nhục như thế nào? So sánh
với tư tưởng của cha ông trong văn học dân gian để thấy sự khác biệt.
Gợi ý làm bài:
- Quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu về lẽ sinh tử, vinh nhục:
+ Con người rồi ai cũng một lần phải chết, quan trọng là sống như thế nào, và chết ra
sao.

+ Cái chết khơng đáng sợ, ngược lại, có những cái chết làm cho con người trở thành bất
tử.
+ Ngược lại, có những kẻ còn sống nhưng sống hèn nhát, bạc nhược, cầu an, đời sống
đó cịn vơ nghĩa hơn.
- So sánh với quan niệm của cha ông ta:
+ Điểm tương đồng: Cha ông ta cũng đề cao tinh thần “chết vinh còn hơn sống nhục”,
“xả thân vì nghĩa”, khơng sự cái chết.
+ Điểm khác biệt: Cha ông ta chỉ khuyên con người giữ đạo đức, nhân phẩm được trong
sạch, mạng sống có thể được hi sinh để bảo vệ phẩm giá; còn Nguyễn Đình Chiểu là một
nhà Nho, quan niệm về “chí làm trai” “nợ cơng danh” cịn ảnh hưởng khiến ơng cho rằng
hi sinh tính mạng nơi sa trường, “lấy da ngựa bọc thây” (Mã Viện) là điều người anh hùng,
người nghĩa sĩ nên lấy làm tự hào.


×