Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Chuyên đề Văn 11 Bộ đề kiểm tra Văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.79 KB, 45 trang )

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
ĐỀ SỐ 1
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xn lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
(Tự tình, Hồ Xuân Hương)
Câu 1: Liệt kê các động từ. Giải thích cách dùng các động từ với sắc thái mạnh, gay gắt
của tác giả.
Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong đoạn thơ trên.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Các động từ: Xiên, đâm, ngán, lại, san sẻ.
Biện pháp đảo ngữ cùng những động từ mạnh “xiên”, “đâm” được đặt lên đầu câu thơ
thể hiện cao độ sự phẫn uất trong lịng nữ sĩ. Biện pháp nhân hóa khiến cho thiên nhiên
cựa quậy trên trang giấy như mang linh hồn của con người. Đá đã rắn chắc giờ lại phải
nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”.
Câu 2:
Bài thơ mở ra bằng thời gian vắng lặng và không gian cô liêu của một đêm sắp tàn:
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn. Đây là thời gian và không gian gợi tình, gợi cảm.
Con người khi được đặt vào đó thường tự thấy mình nhỏ bé, bơ vơ đêm khuya làm cho
tiếng trống cầm canh thêm rõ và ngược lại nó cũng làm cho màn đêm trở nên hoang vắng,
rợn ngợp tới vô bờ.
Bài thơ diễn tả một cách hài hịa ngoại cảnh và tâm cảnh, “tình trong cảnh ấy, cảnh
trong tình này”. Tác giả nhìn lên vầng trăng mong nhận được sự tròn đầy viên mãn vậy mà
trăng “khuyết chưa trịn”. Hình ảnh thơ vừa là cảnh thực của đời sống vừa là ẩn dụ cho
thân phận và tình duyên của Hồ Xuân Hương.


Thiên nhiên cựa quậy trên trang giấy như mang linh hồn của con người. Rêu vốn là lồi


yếu đuối, cịn hèn mọn hơn cả “cỏ nội hoa hèn” vậy mà ở đây cũng từng đám cũng phải
mọc xiên lên mà “xiên ngang mặt đất”. Đá đã rắn chắc giờ lại phải nhọn hoắt lên để “đâm
toạc chân mây”. Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương không bao giờ là thứ thiên nhiên
bình bình lặng lặng. Nó phải là những hình ảnh có màu có sắc, có hơi thở phập phồng trên
trang giấy. Rêu và đá hay cũng chính là sức sống và nỗi niềm của nữ sĩ.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Liệt kê các từ chỉ màu sắc trong bài Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến). Các từ ngữ
đỏ diễn tả bức tranh thu như thế nào?
Câu 2: Câu thơ “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” trong bài thơ Câu cá mùa thu của
Nguyễn Khuyến được viết bằng thủ pháp nào? Hiệu quả nghệ thuật của cách viết đó ra
sao?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Sóng biếc, lá vàng, xanh ngắt. Màu xanh là gam màu chủ đạo của bài thơ với sắc xanh
của trúc, bầu trời xanh ngắt, nhuốm màu lên từng con sóng. Lá vàng cũng là tín hiệu quen
thuộc của mùa thu. Một chiếc là vàng giữa nền trời xanh, sóng biếc càng làm nổi bật sắc
xanh của đất trời. Đó là thủ pháp gợi tả quen thuộc của thơ ca trung đại.
Câu 2:
Câu thơ được viết bằng thủ pháp “dùng động tả tĩnh”: dùng cái động nhỏ giữa không
gian tĩnh mịch để làm nổi bật tĩnh lặng. Tư thế “tựa gối ôm cần” là tư thế của con người
đầy tâm trạng và nặng trĩu suy tư. Con người ấy dường như khơng để tâm vào cơng việc
của mình vì vậy chỉ một tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo” cũng đủ làm nhà thơ giật
mình. “Đâu” có thể hiểu theo hai nghĩa: Là từ phủ định (Đâu có cá) và là từ chỉ vị trí (có
cá đớp động ở đâu đó). Thủ pháp dùng động tả tĩnh đã thể hiện thứ âm thanh nhỏ bé đó đã
phá tan cái tĩnh lặng của cảnh vật cũng như của người đi câu. Nguyễn Khuyến có khác gì
Lã Vọng xưa kia, đi câu cá với chiếc giỏ rỗng để suy ngẫm về thời cuộc, về nhân sinh.
Người câu nhưng không để tâm vào chuyện câu cá mà suy ngẫm sự đời.
ĐỀ SỐ 3



Hình ảnh nào được miêu tả lặp đi lặp lại nhiều lần trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”? Tác
dụng của chi tiết nghệ thuật đó như thế nào với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
ĐÁP ÁN
Giới thiệu chung:
Chi tiết được miêu tả lặp đi lặp lại trong tác phẩm là bóng tối.
Bóng tối bao trùm lên phố huyện nghèo.
- Bóng tối xuất hiện nhiều lần trong truyện (gần 30 lần). Sự xâm lấn của bóng tối thể
hiện qua sự vận động của thời gian từ chiều đến đêm.
- Bóng tối khơng cịn là hiện tượng tự nhiên đơn thuần nữa, nó đã thâm nhập vào cuộc
sống con người, mang theo cái buồn gieo vào cuộc đời họ. Trong bóng tối con người chỉ
cịn là những cái bóng dật dờ...
Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối
- Buổi chiều: Cịn sót lại chút ánh sáng nhưng rất yếu ớt, đang lụi tàn dần.
+ Ánh sáng: "Mặt trời đỏ rực như lửa cháy; Đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn,
Đèn hoa kì leo lét".
+ Bóng tối: Dãy tre làng đen lại, Bóng tối đầy dần trong mắt Liên.
- Khi đêm về: Sự tương phản thể hiện rõ nhất, bóng tối ngự trị khắp phố huyện.
+ Ánh sáng: Ánh sáng lấp lánh của hàng ngàn ngôi sao, vệt sáng của những con đom
đóm, quầng sáng của ngọn đèn chị Tí, Bếp lửa bác Siêu - một chấm lửa nhỏ, ngọn đèn của
Liên - một hột sáng.
+ Bóng tối: Bầu trời đêm, Bóng tối trên đường ra chợ, Bóng tối trên đường ra sơng,
Bóng tối trên các ngõ làng.
Ỷ nghĩa
- Ý nghĩa biểu trưng: Nhà văn cảm nhận được trong cuộc sống tĩnh lặng đến vơ cảm đó
có những tâm hồn, những số phận đang tàn lụi. Bóng tối xâm lấn, che mờ hết con người,
cuộc đời mờ mịt, không chút ánh sáng và tương lai.
- Thủ pháp miêu tả tương phản, được lặp đi lặp lại nhiều lần càng khắc sâu, ám ảnh
người đọc, từ đó giá trị nhân văn của tác phẩm hết sức lớn lao: cần cứu lấy những tâm hồn
trẻ thơ, những con người đang ngày một tàn lụi trong xã hội xưa.



ĐỀ SỐ 4
Nêu những nét chính về sự nghiệp sáng tác văn chương của Nam Cao trước Cách mạng?
Đánh giá vị trí của Nam Cao trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (2,0 điểm):
1. Nam Cao là nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. ông viết văn từ năm
1936 cho đến lúc hi sinh (năm 1951) nhưng những thành tựu nổi bật của ông chủ yếu là
những sáng tác trong giai đoạn trước năm 1945.
2. Trước Cách mạng: lúc bắt đầu cầm bút Nam Cao sáng tác nhiều thể loại, với nhiều
trường phái phong cách khác nhau, có cả thơ trữ tình lãng mạn. Từ sau 1941, với việc tác
phẩm Chí Phèo được công bố, ông trở thành nhà văn hiện thực chủ nghĩa tiêu biểu của văn
học Việt Nam trước Cách mạng. Tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tập trung vào 2
mảng đề tài:
- Đề tài người nông dân: quan tâm đến cảnh ngộ, số phận của người nông dân trong xã
hội xưa, trên con đường tha hóa. ơng khám phá và trân trọng những giá trị nhân phẩm, bản
tính tốt đẹp của con người đang bị giằng xé bởi cái đói, sự tha hóa và sự áp bức bóc lột tàn
nhẫn. Các tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Lão Hạc, Lang Rận, Tư cách mõ, Một bữa no...
- Đề tài người trí thức tiểu tư sản: phạm vi đời sống của người trí thức cũng đầy sự cang
thẳng, dằn vặt đấu tranh giữa lí tưởng, khát vọng sống tốt đẹp, sáng tạo nghệ thuật chân
chính và những lo toan tủn mủn vun vặt của đời thường. Những sự lo toan cơm áo ghì sát
đất đã khiến cho người trí thức khơng cịn là chính mình, họ sống mịn, bị tha hóa, dần dần
mất hết lí tưởng và đời sống hiện thực cũng bế tắc. Những cảnh ngộ của họ trong tác phẩm
Sống mòn, Đời thừa, Giăng sáng... thực sự là những cảnh đời sinh động, xót xa, thể hiện
sự cảm thông, trân trọng của nhà văn.
3. Sau Cách mạng: Nam Cao tích cực tham gia cách mạng, đem ngịi bút phục vụ Cách
mạng, nhân dân và cuộc kháng chiến, ơng hịa mình vào đời sống nhân dân, sơi nổi tham
gia cách mạng, ông sáng tác văn chương cổ vũ cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Đáng
chú ý Nam Cao có truyện ngắn “Đơi mắt” - Tơ Hồi gọi đó là bản tun ngơn nghệ thuật
của các nhà văn cùng thời.



Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật.

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Trong bài thơ Thương vợ (Tú Xương) có nhiều hình ảnh cũng xuất hiện trong ca
dao, dân ca như: “thân cị, đị đơng, dun - nợ”. Chép lại một số câu ca dao có các từ ngữ
đó mà em biết.
Câu 2: Trong bài thơ Thương vợ, nhà thơ Tú Xương đã nhiều lần dùng số từ (năm - một;
một - hai; năm -mười). Phân tích giá trị biểu đạt của việc dùng số từ trong các trường hợp
đó.
Câu 3: Phân tích bài thơ Thương vợ để làm rõ tình cảm của nhà thơ Tú Xương dành cho
người vợ của mình.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Trong bài Thương vợ Tú Xương đã dùng một số ngữ liệu, ý tứ từ ca dao:
- Con cị lặn lộ bờ sơng
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
- Con ơi mẹ dặn câu này
Sơng sâu chớ lội đị đầy chớ qua
- Chồng gì anh, vợ gì tơi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
Câu 2:


Nhà thơ sử dụng con số “một duyên - hai nợ”. Trong dân gian, số một, hai chỉ là số thứ
tự để nói cái may rủi của đời người con gái nhưng trong thơ Tú Xương, chúng khơng cịn
là thứ tự ngẫu nhiên nữa mà đã trở thành cấp số nhân. Duyên chỉ có một mà nợ đến gấp

hai.
Câu thơ “nuôi đủ năm con với một chồng”, nhà thơ dùng con số “một - năm” để chỉ về
số lượng. Bà Tú đứng giữa cái gánh nặng ở hai đầu: một bên là năm con, bên kia là một
chồng, ông chồng tương ứng với năm đứa con, vừa làm nổi bật nỗi vất vả của bà Tú, vừa
cho thấy sự trớ trêu của số phận.
Ông Tú đã vừa thương vợ, vừa trách mình, tự đem mình ra mà cười nhạo.
Câu 3:
Qua bài thơ, người đọc nhận thấy tình cảm của ơng Tú dành cho vợ trước hết là sự cảm
thông, thấu hiểu công việc và trách nhiệm của bà. Nỗi đau đớn xót xa nhất trong lịng ơng
Tú chính là ơng thấu hiểu nỗi khổ của vợ mà đành buông tay bất lực. ơng mượn tiếng chửi
“thói đời” là chửi cái chung, chửi những thói tật của cả xã hội thì “ăn ở bạc” lại đã chỉ rõ
trách nhiệm của cá nhân, ông không đổ thừa cho cái chung vô thưởng vơ phạt mà đã dám
nhận lỗi về chính mình thật là rạch rịi, chân thành và trung thực, ơng thấy mình hờ hững
bởi con - ơng trút cho bà, đến thân ông- ông cũng trút cho bà. ông thấy công vơ trách
nhiệm với vợ nên tự kết tội mình: “Có chồng hớ hững cũng như khơng”. Có mà cũng như
khơng thì cịn tệ hơn là khơng có hẳn, là chết ngay trong lúc sống. Lời thơ, bởi vậy, như lời
tự kiểm điểm, nhận lỗi về mình.
“Thương vợ” là bài thơ chữ nghĩa giản dị mà ý tình thật sâu sắc. Tác phẩm cho thấy cái
tình của Tú Xương thật sâu nặng. Nói như Nguyễn Tuân, bài thơ gớp vào “bảo tàng con
người Việt Nam” hai mẫu người: bà Tú- một người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó,
giàu đức hi sinh và một ơng Tú rất mực chân tình. Đây là những mẫu người rất nhân bản,
rất Việt Nam.
ĐỀ SỐ 2
Phần I (5,0 điểm): “Cuộc sống ngày nay tuy có nhiều phương tiện truyền thông như điện
thoại thông minh, mạng xã hội... nhưng càng ngày thì sự truyền thơng giữa vợ và chồng,


bố mẹ và con cái, thầy cô và học sinh... lại càng trở nên khó khăn. Điều đó nói lên rằng
các phương tiện truyền thông hiện đại không hề giúp ta truyền thông tốt hơn”.
Câu 1: Từ “truyền thông” được in đậm có nghĩa là gì?

Câu 2: Viết đoạn văn trình bày quan điểm của anh (chị) về nội dung đoạn trích trên, trong
đó có sử dụng một thành ngữ.
Phần II (5,0 điểm): Anh (chị) cảm nhận như thế nào về giọng điệu, chân dung của tác giả
qua “Bài ca Ngất ngưởng”?
ĐÁP ÁN
Phần I:
Câu 1:
Từ “truyền thông” được sử dụng có nghĩa là sự kết nối, sự giao tiếp, tương tác giữa con
người với con người.
Câu 2:
Vấn đề của bản của đoạn trích trên là sự ra đời của cơng nghệ hiện đại để giúp con
người liên lạc, thông tin. Tuy nhiên, sự ỷ lại vào công nghệ khiến những kênh giao tiếp
trực tiếp bị giảm nhẹ, từ đó mối liên hệ giao tiếp, tình cảm giữa con người, giữa người
thân bị xem nhẹ.
Phần II:
Đề bài yêu cầu phân tích bài thơ để làm nổi bật bức chân dung tinh thần của tác giả,
đồng thời cho thấy giọng điệu của bài thơ. Cho nên học sinh có thể phân tích kết hợp hình
tượng tác giả và giọng điệu theo trình tự bài thơ hoặc có thể tách riêng từng phần.
1. Mở bài
Qua bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” là một sáng tác độc đáo của Nguyễn Cơng Trứ. Tồn
bộ bài thơ đã thể hiện một giọng điệu và phong cách thống nhất của nhà thơ: thái độ ngông
với cuộc đời.
Thể hát nói tài tử đã góp phần tơ đậm bức chân dung tinh thần tác giả.
2. Thân bài
- Giới thiệu về thể hát nói:


+ “Bài ca ngất ngưởng” là bài hát nói dơi khổ, có niêm luật tự do, phóng túng, kết hợp
nhiều thế loại với cả hai thứ văn tự : Nôm và Hán. Tác phẩm vừa mang phong cách bình
dân vừa mang phong cách bác học, dành cho người biết thú chơi, rất phù hợp với phong

cách Nguyễn Công Trứ.
+ Nhan đề: bài thơ đã thể hiện thái độ ngông ngạo, không thèm quan tâm tới mọi điều
tiếng khen chê. Như vậy, Nguyễn Công Trứ đã chọn từ “ngất ngưởng” để vừa chỉ nói một
tư thế vừa chỉ một thái độ sống, một phong cách sống.
a. Chân dung nhà thơ với lí tưởng, chí nam nhi và làm quan trong triều
- Nhà thơ là người có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình: Câu thơ mở đầu "Vũ trụ
nội mạc phi phận sự” là một câu thơ toàn âm Hán Việt, gợi âm hưởng trang trọng, thiêng
liêng, có nghĩa: Mọi việc trong khoảng trời đất này đều thuộc phận sự của ta. Giọng thơ
đầy kiêu bạc thể hiện thái độ tự tin, kiêu hãnh và một ý thức rất sâu sắc về trách nhiệm của
chính mình.
- Ơng cũng là người kiêu hãnh, tự tin vào tài năng nhưng lại mang niềm bất đắc chí với
thời cuộc, ơng Hi Văn tài bộ đã vào lồng. Nguyễn Công Trứ không chỉ xưng tên mình mà
cịn tự nhận là “ơng” (ơng Hi Văn). Đây là sự tự khẳng định mình trong một tư thế đứng
cao hơn tất cả. Chốn quan trường vốn đầy bon chen danh lợi, nhơ nhuốc, xấu xa không
phải chỗ để một người tính tình tài hoa, phóng túng như Nguyễn Cơng Trứ neo đậu. Bởi
vậy, ơng hình dung ra việc mình làm quan giống như mắc phải chiếc lồng tù túng, ngột
ngạt. Điều này được rút ra từ chính cuộc đời làm quan của tác giả nên nó thấm thìa và có
phần xót xa.
- Nguyễn Cơng Trứ là người thành đạt trên con đường hoạn lộ, dẫu có thăng trầm nhưng
ông vẫn không thể giấu được niềm tự hào, kiễu hãnh về những gì đã đạt được. Biện pháp
liệt kê phát huy tác dụng triệt để trong đoạn thơ này. Như vậy, “Ngất ngưởng” của Nguyễn
Công Trứ trong triều là tư thế ngất ngưởng của một người có tài năng.
b. Chân dung nhà thơ khi lui về ở ẩn
- Nhà thơ sảng khoái, sung sướng khi thoát khỏi chốn quan trường, như con chim bay
khỏi chiếc lồng chật hẹp. “Đô môn giải tổ chi niên” - câu thơ giống như một tiếng thở
phào nhẹ nhõm.


- Lúc làm quan, Nguyễn Công Trứ đã ngất ngưởng, khi từ giã chốn quan trường, ông
cũng sống khác đời, khác người: "Đạc ngự bò vàng đeo ngất ngưởng". Việc cưỡi bị về

khơng chỉ như một hành vi ngất ngưởng mà cịn là một cách Nguyễn Cơng Trứ nhạo đời,
xem thường thế tục, khinh thị thế gian. Nó cũng khơng phải là một lối sống lập dị mà
chính qua hành vi ngông ngạo này, tác giả bày tỏ thái độ chế giễu lối sống sáo mịn của
nhà nho.
- Nguyễn Cơng Trứ cịn thể hiện ở việc ơng đùa cợt ngay ở chốn trang nghiêm như cửa
Thiền. Nhà thơ muốn đề cập tới chính là sự đối lập với xã hội phong kiến đầy phép tắc, tơn
ti, trói buộc con người. Đoạn thơ cho ta thấy một tâm hòn tài hoa, phóng túng và hóm hỉnh
của Nguyễn Cơng Trứ. ơng cho rằng lối chơi của ông khiến ngay đến Bụt cũng phải bật
cười. Không phải là cái cười chế giễu mà cười vì nể sợ bản lĩnh táo tợn của con người này.
- Kết thúc bài thơ là hoàn thiện bức chân dung ngơng nghênh của nhà thơ. ơng bỏ ngồi
tai tiếng thị phi vì lịng đã an lạc, đã biết việc đời và hiểu mệnh trời.
- Ba câu cuối thể hiện sự tự ý thức về tài năng, phẩm giá của bản thân tác giả. Quan
điểm của Nguyễn Công Trứ giản dị mà cũng hết sức rõ ràng. Với ông, dù ngất ngưởng
trong triều hay khi đã hưu quan, dù “khơng Phật, khơng Tiên, khơng vướng tục” thì cũng
vẫn phải giữ trọn được đạo nghĩa vua tôi. Như vậy, ngất ngưởng chỉ là bề nổi cịn sâu thẳm
bên trong “ơng Hi văn” vẫn là một con người luôn trăn trở với những đạo lí ở đời.
3. Kết luận
Bài thơ thể hiện chân dung tinh thần của Nguyễn Công Trứ tương đối trọn vẹn với tài
năng cá nhân và tính cách ngất ngưởng. Đây là một chân dung lớn, hiếm có trong văn học
trung đại nước ta. Chân dung ấy được hoàn thiện và nổi bật nhờ giọng điệu khinh đời, cao
ngạo của tác giả.
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Trên mạng xã hội, nhiều bạn trẻ sẵn sàng phê phán hay chỉ trích thậm tệ một cá
nhân nào đó nhưng ở ngồi đời sống thì khơng sẵn sàng chờ đợi khi xếp hàng.
Viết bài văn ngắn (1 trang giấy) trình bày quan điểm của anh (chị) về tình trạng đó
Câu 2: Truyện ngắn Chữ người tử tù đã thể hiện phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
- tài hoa, uyên bác và ngông - như thế nào?


ĐÁP ÁN

Câu 1: về hình thức: Bài văn ngắn (đủ 3 phần)
Về nội dung: nghị luận về hiện tượng xã hội, một thái độ sống: giới trẻ tự do phát ngôn
và hành động trên mạng xã hội nhưng không sẵn sàng xếp hàng chờ đợi. Đây là sự mâu
thuẫn giữa thế giới thực và thế giới ảo:
- Nhiều bạn trẻ dành nhiều thời gian và sự quan tâm đến mạng xã hội.
- Dễ dàng bình luận, phán xét hay chê trách một ai đó trên mạng xã hội; ln nói những
điều tốt đẹp về bản thân.
- Tuy nhiên nhiều cá nhân khơng ứng xử văn minh ở ngồi đời, thiếu sự kiên nhẫn và
chờ đợi: đơn giản như chuyện xếp hàng để chờ đến lượt mình cũng rất khó thực hiện.
Từ đó, cần đề cao lối sống văn minh, lịch sự ở đời thực.
Câu 2:
Giới thiệu chung
Phong cách nghệ thuật là nét cá tính riêng biệt của tác giả, làm nên cái riêng, đặc sắc
của nhà văn thể hiện qua nhiều phương diện: Ngôn từ, giọng điệu, cách thức tổ chức câu...
Phong cách nghệ thuật của ông thống nhất trong 1 chữ ngông: tài hoa, uyên bác. Truyện
ngắn “Chữ người tử tù” thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật đó.
Phân tích cụ thể
a. Độc đáo về đề tài
- Nguyễn Tuân chọn đề tài về những giá trị xưa, của một thời vang bóng. Tập truyện
ngắn trước Cách mạng đã thể hiện rõ quan niệm về đời sống, cách khám phá rất riêng của
nhà van. Trở về thời quá khứ, chọn một nhân vật Huấn Cao - người vừa nổi danh tài hoa
viết chữ đẹp vừa có khí phách của kẻ chống đối triều đình; vừa là sự sáng tạo hư cấu của
nhà văn, vừa có hình mẫu Cao Bá Qt ngồi đời sống...
- Đề tài như thế địi hỏi ở nhà văn sự hiểu biết, vốn tri thức vô cùng phong phú. Không
am hiểu nghệ thuật thư pháp, sẽ khơng cảm nhận được ý nghĩa của hình tượng và các chi
tiết trong truyện.
b. Về nghệ thuật tạo tình huống


- Nguyễn Tuân không chú ý xây dựng cốt truyện, truyện chỉ là tình huống gặp gỡ giữa

Huấn Cao - tử tù và viên quan ngục. Trong tư thế người bị tội chết nhưng Huấn Cao lại đại
diện cho cái Đẹp, sức mạnh cao cả của thiên lương. Quản ngục là đại diện cho quyền lực
của chế độ thì lại quỳ gối trước viên quản ngục. Điều đó cho thấy, cái Đẹp có sức mạnh
cứu rỗi thế giới, khơng phân biệt giai cấp, địa vị. Cảnh cho chữ trở thành “cảnh tượng xưa
nay chưa từng có”.
- Tài năng của nhà văn tạo dựng tình huống bất ngờ nhưng hợp lí, để thể hiện tư tưởng:
Cái Đẹp ngự trị trong cuộc sống, ngay cả ở chốn lao tù, nó sẽ chiến thắng cái chết, chiến
thắng sự tầm thường.
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Huấn Cao mang vẻ đẹp lí tưởng: Anh hùng và tài hoa, hình mẫu cổ điển lí tưởng mà
Nguyễn Tuân theo đuổi.
- Quản ngục cũng là người biết trọng cái đẹp, trọng giá trị con người, có “tấm lòng biệt
nhỡn liên tài, là thanh âm trong trẻo chen giữa vào một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn
xô bồ” giữa cuộc đời hỗn tạp.
- Nhà văn đã rất cao tay, đặt quản ngục trong sự thử thách gay go giữa trách nhiệm và
khát vọng. Khát vọng vươn tới cái đẹp đã chiến thắng nỗi sợ hãi, sự sỉ nhục. Trong sự đấu
tranh tư tưởng đó, quản ngục hướng theo cái đẹp và như vậy bộc lộ được bản chất trong
sáng của mình. Từ đó cách dẫn chuyện của tác giả cũng hết sức tự nhiên: Huấn Cao là
nhân vật trung tâm nhưng hoàn toàn được cảm nhận qua con mắt của “phía bên kia”- quản
ngục.
d. Ngơn ngữ
Nguyễn Tuân tỏ ra là người vô cùng am hiểu về ngơn ngữ thời xưa: những ngơn từ của
giới trí thức, quan lại. Ồng cũng có vốn từ vựng, sự tường tận về nghệ thuật thư pháp.
Những trang văn, những cảnh tượng miêu tả hết sức tinh tế, cô đúc: Chỉ một cái rỗ gơng
nói lên khí phách của Huấn Cao, một lời thầy thư lại cho thấy phẩm chất của ông...
Kết luận: Với những yếu tố trên, chúng ta thấy rõ nét phong cách nghệ thuật Nguyễn
Tuân: tài hoa trong cách viết, uyên bác trong kiến thức, ngông về ý tưởng, đề cập tuyệt đối
cái Đẹp trong đời sống.



ĐỀ SỐ 4
Phần I (4,0 điểm): Trong bức thư gửi cho thầy Hiệu trưởng, một học sinh lớp 5 viết “Con
được biết là hằng năm khi bắt đầu khai giảng, nhà trường thường cho các lớp thả bóng
bay lên trời... Nhưng khi thả bóng lên thì các chú chim hoặc động vật khác nuốt vào, nó
có thể bị chặn đường ruột và dẫn đến chết đói. Cịn khi bóng bay rơi xuống đất hoặc biển
thì những chú rùa biển và các loài sinh vật biển khác sẽ bị nhầm lẫn giữa bóng bay và sứa
biển. Con nghĩ rằng trường mình có thể đừng thả bóng bay vào hơm khai giảng hoặc hạn
chế số lượng bóng bay, có được khơng ạ?”
Câu 1: Hãy dùng một câu tóm tắt ý chính của văn bản trên.
Câu 2: Trình bày quan điểm của anh (chị) về đề nghị của học sinh trên bằng một bài văn
ngắn
Phần II (6,0 điểm): Qua việc miêu tả những con người và cảnh vật ở phố huyện nghèo
trong truyện Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã thể hiện thái độ và tư tưởng như thế nào về vấn đề
thân phận con người?
ĐÁP ÁN
Phần I:
Câu 1: Ý kiến của em học sinh Tiểu học đặt ra vấn đề khiến nhiều cá nhân và trường học
phải suy nghĩ và hành động:
Việc thả bóng bay gửi ước mơ là hoạt động thường thấy ở trong lễ khai giảng hoặc các
sự kiện của cộng đồng. Tuy nhiên, việc thả quá nhiều bóng bay có thể gây ra một số hậu
quả cho mơi trường. Vì thế, đề nghị của em học sinh đó là hồn tồn hợp lí, đúng đắn. Đó
là ý thức của một thế hệ trẻ đối với vấn đề bảo vệ môi trường, từ đó cần có những hành
động tích cực, thiết thực, có ý nghĩa.
Phần II:
1. Mở bài
- Thạch Lam là một cây bút mang phong cách đặc biệt trong tự trong Tự lực văn đoàn
với văn phong điềm tĩnh, nhẹ nhàng mà truyền cảm lạ lùng. Thạch Lam thường quan tâm
đến những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội.



- Truyện “Hai đứa trẻ” rất tiêu biểu cho phong cách văn chương này của tác giả. Qua
cảnh phố huyện nghèo, cảnh những đứa trẻ chờ tàu, tác giả thể hiện tấm lòng và những
quan điểm hết sức nhân văn về con người.
2. Thân bài
* Giới thiệu về truyện “Hai đứa trẻ” và bút pháp nghệ thuật của nhà văn:
+ Đây là truyện ngắn xuất sắc của cây bút văn xuôi lãng mạn Thạch Lam,được rút từ tập
truyện ngắn “Nắng trong vườn” (1938).
+ Nét đặc sắc trong văn chương của Thạch Lam là bút pháp tâm lí trữ tình, khơng thiên
về miêu tả những xung đột gay gắt của hiện thực mà quan tâm tới những rung động tinh vi
“như cánh bướm non” trong tâm hồn con người. Truyện của ông thường không có chuyện,
tất cả cứ nhẹ nhàng, mơn man “như một bài thơ trữ tình đượm buồn”.
2.1. Hình ảnh phố huyện nghèo:
+ Bức tranh phố huyện được đặt trên nền thiên nhiên lúc chiều muộn và đang đi dần vào
đêm. Những câu văn dài, chậm buồn đã bắt được đúng cái hồn của buổi chiều quê nơi phố
huyện. Đây là một thiên nhiên đẹp nhưng tàn và buồn. Tất cả đều được mô tả ở độ sắp sửa
lụi tàn, sắp sửa biến mất.
+ Phiên chợ tàn: “chợ về hết và và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ
bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía... Mùi ẩm mốc bốc lên.”. Thiên nhiên trong “Hai đứa trẻ”
khơng chỉ buồn và tàn mà cịn thấm đẫm chất thơ và êm dịu. Khung cảnh phố huyện trong
một buổi chiều tàn của “Hai đứa trẻ” tuy có buồn nhưng không khiến cho người đọc cảm
thấy chán nản. Ngay trong nhịp điệu u buồn đó ta vẫn nhận ra những ý vị thật thân quen
của hơi thở quê hương, của hồn Việt bình dị.
+ Thiên nhiên trong tác phẩm mang tính lưỡng giá, vừa khơi gợi, vỗ về tâm hồn người
đọc trong những cảm xúc bâng khuâng, dịu dàng lại vừa đánh lạc hướng cảm xúc. Người
đọc bị bẫy vào một thế giới êm ái, tưởng chẳng có gì để rồi lại bị sa ngay vào sợi tơ nhện
của sự day dứt trước những mảng đời nơi phố huyện lầm than.
2.2. Những kiếp người cũng mỏi mòn, quẩn quanh.
+ Truyện dường như khơng có gì để kể, chỉ là cuộc sống uể oải của con người nơi một
phố huyện heo hút và những buồn vui âm thầm của hai đứa trẻ - những chuyện vặt vãnh



mà chỉ một chút lơ đễnh thôi người đọc sẽ rất dễ lãng quên. Nếu cái nghèo mới chỉ là cái
đói về vật chất thì cái buồn chán lại là cái đói về tinh thần. Nó âm ỉ và tê tái hơn gấp nhiều
lần sự thiếu ăn, thiếu mặc.
+ Con người phố huyện hiện lên trong bóng tối: Cách miêu tả bóng tối của Thạch Lam
rất lạ. Nó dường như không xuất phát từ thiên nhiên mà ra đi từ đối mắt của thiếu nữ:
“Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen, đơi mắt chị bóng tối ngập đầy dần”. Đây
khơng chỉ giản đơn là thứ bóng tối vật lí mà cịn là thứ bóng tối thân phận và số phận.
+ Nhà văn sử dụng nghệ thuật tương phản đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn khi miêu tả
ánh sáng - bóng tối. Đặc biệt nhất là ánh sáng ngọn đèn trên chõng hàng chị Tý, nó được
nhắc tới bảy lần, khi là “hột sáng”, “giọt sáng” lúc lại là “đốm” sáng. Đây là một ám ảnh
nghệ thuật mạnh mẽ, gây ấn tượng sâu sắc về sự đậm đặc của bóng tối và những kiếp
người cũng nhỏ nhoi, leo lét như ngọn đèn nơi chõng hàng chị Tý.
+ Mỗi người mỗi cuộc sống khác nhau song đều gặp nhau ở sự lam lũ mưu sinh và vật
vờ tồn tại. Đó là lũ trẻ con bới nhặt những thứ người ta đã bỏ đi sau phiên chợ, là gia đình
chị Tý, gia đình bác xẩm.... Ám ảnh nhất có lẽ là tiếng cười giòn, vang của cụ Thi điên cứ
tắt dần trong ngõ vắng.
2.3. Tư tưởng của nhà văn về vấn đề thân phận con người
+ Thạch Lam không chú tâm miêu tả số phận bi đát của con người trong nghèo khổ mà
ông suy tư nhiều đến đời sống tinh thần của họ. Những con người sống buồn tẻ, nhợt nhạt,
mòn mỏi qua năm tháng. Tinh thần nhân đạo ấy tốt lên trước hết ở niềm xót thương chân
thành của nhà văn trước những cảnh đời tội nghiệp, nhỏ bé, mong manh nơi phố huyện.
Thạch Lam đã viết về cuộc sống nghèo nàn của họ với tình yêu thương và cảm thông sâu
sắc. Đây cũng là điểm gặp gỡ của nhà văn với các cây bút đương thời như Xuân Diệu (Toả
Nhị Kiều), Nam Cao (Sống mòn, Đời thừa).
+ Thạch Lam cịn muốn gióng lên trong tâm trí con người một hi vọng mong manh về
cuộc sống. Niềm hi vọng ấy được nhà văn gửi vào việc chờ đợi đoàn tàu đi qua phố huyện
của hai chị em Liên.



Đặt trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam những năm 1930-1945, đó chính là sự thức tỉnh
của ý thức cá nhân mới mẻ. Nói lên điều này, tác phẩm của Thạch Lam đã có sự đóng góp
đáng kể làm phong phú hơn tư tưởng nhân đạo thời kì này.
3. Kết luận
Hai đứa trẻ là một sáng tác độc đáo của Thạch Lam, ơng đã gửi gắm trong đó tư tưởng
nghệ thuật của mình. Đó là tấm lịng u thương, trân trọng những con người nhỏ bé, là sự
thức tỉnh về cuộc sống buồn tẻ, vô vị đang giết chết con người.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (5,0 điểm):
“Khi được hỏi: Theo cháu ở tuổi teen, đâu là điều tốt nhất với cháu? Một bạn học sinh
đã trả lời:
- Có nhiều đặc quyền hơn, ít những giới hạn và ràng buộc hơn
- Vui chơi và làm những gì mình thích
- Vào dịp cuối tuần, được đi chơi và về nhà trễ hơn, đi shopping cùng bạn bè
- Tận hưởng cuộc sống mà không phải gánh chịu trách nhiệm gì, những thứ mà cháu
biết sau này sẽ có
- Sắp đến tuổi được phép lái xe
- Được tự do trải nghiệm những điều mới lại, nhưng vẫn còn một gia đình tràn đầy u
thương và an tồn để quay về nếu điều khơng may xảy ra”.
(Adele Faber&Alaine Mazlish: Nói teen, teen nghe - Nghe teen, teen nói”)
Nếu được hỏi, em sẽ trả lời câu hỏi đó như thế nào? Bày tỏ ý kiến của em bằng một bài
văn ngắn


Câu 2 (5,0 điểm): Có người cho rằng: Nét độc đáo trong truyện ngắn Chữ người tử tù là:
vẻ đẹp về tài năng và khí phách của Huấn Cao đều được cảm nhận qua con mắt và sự đánh
giá của quản ngục. Anh (chị) hãy chứng minh điều đó và cho biết, dụng ý của Nguyễn
Tuân thông qua cách miêu tả đó.

ĐÁP ÁN
Câu 1:
Học sinh có thể lựa chọn một trong số ý kiến đã nêu hoặc đưa ra ý kiến của riêng mình.
Điều quan trọng là diễn giải ý kiến một cách rõ ràng, thể hiện sự chủ động, quan điểm
riêng, phù hợp với lứa tuổi và chuẩn mực của cộng đồng.
Câu 2:
Gợi ý: đề bài yêu cầu phân tích hình tượng Huấn Cao với hai đặc điểm nổi bật: Tài năng
và khí phách. Chú ý nét đặc sắc trong cách kể chuyện của tác giả là vẻ đẹp đó được cảm
nhận qua cái nhìn của quản ngục, tạo nên sự tỏa sáng của nhân vật một cách khách quan.
1. Mở bài:
- “Vang bóng một thời” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân xuất bản năm 1938.
“Chữ người tử tù” nằm trong tập truyện này.
- Truyện ngắn đã khắc hoạ được một hình tượng đẹp: Hình tượng Huấn Cao. Đặc biệt,
chân dung nhân vật ông Huấn lại luôn được đặt trong sự quan sát, đánh giá của viên quản
ngục.
2. Thân bài:
* Giới thiệu hình tượng Huấn Cao - nhân vật trung tâm của tác phẩm. Hình tượng nhân
vật này được xây dựng từ nguyên mẫu Cao Bá Quát - một danh sĩ thế kỉ XIX, nổi tiếng về
tài viết chữ đẹp và khí phách lừng lẫy. Nguyễn Tuân đã khai thác triệt để đặc điểm này khi
xây dựng nhân vật Huấn Cao, biến Huấn Cao trở thành một ẩn dụ nghệ thuật, bộc lộ ý đồ
tư tưởng của mình: Sự trân trọng, tơn thờ cái đẹp như một báu vật thiêng liêng vượt lên
trên cõi đời phàm tục. ở Huấn Cao có sự kết tụ, hồi hồ giữa tài năng, khí phách và thiên
lương.
2.1. Huấn Cao là người có tài năng khác thường:


+ Nét tài hoa này trước hết thể hiện ở tài viết chữ đẹp. Tuy chưa xuất hiện nhưng tài viết
chữ đẹp của Huấn Cao đã được viên quản ngục và thầy thơ lại nhắc đến với sự ngưỡng
mộ. ông là người viết chữ đẹp “nổi tiếng cả tỉnh Sơn. Chữ ơng Huấn Cao đẹp lắm, vng
lắm”.

+ Tình cảm, thái độ của quản ngục ngay từ khi mới gặp Huấn Cao: thầy quản đã quên đi
chức trách của một nhà hành pháp để đau đớn, khát khao có được chữ ông Huấn về treo.
Thái độ của viên quản ngục tạo ra hai cái khác thường: Tài hoa của Huấn Cao đạt đến mức
khác thường và niềm đam mê cái đẹp của thầy quản cũng đạt tới mức khác thường. Cái
khác thường sau tôn cao cái khác thường trước khiến vẻ đẹp của ông Huấn càng trở nên
rực rỡ.
2.2. Huấn Cao là người có khí phách khác thường. Với cảm hứng lãng mạn, Nguyễn
Tuân đã tô đậm nhân vật tới mức khác thường và lớn lao.
+ Huấn cao lớn về tầm vóc tư tưởng, ơng là người dám từ bỏ cơng danh để xả thân vì
nghĩa lớn, phất cờ dấy binh, chống lại triều đình, trở thành kẻ đại nghịch.
+ Huấn Cao lớn lao và bất khuất trong tư thế: bị bắt, bị khép vào tội đại hình nhưng ơng
vẫn giữ tư thế đàng hoàng, ung dung đến khinh bạc.
+ Sự xuất hiện của Huấn Cao trong nhà ngục tỉnh Sơn: hành động “rỗ gơng” cho thấy
khí phách phi thường của Huấn Cao, chứng tỏ thái độ coi khinh cường quyền của một con
người tuy bị cầm tù về thể xác nhưng lại hoàn toàn tự do về mặt tinh thần.
+ Trước cái uy của Huấn Cao, quản ngục không chỉ kính nể mà cịn khiếp hãi. Bị Huấn
Cao xua đuổi, kẻ nắm trong tay quyền lực chốn lao tù chỉ dám khúm núm: “xin lĩnh ý”. Đó
cũng là sự khuất phục của quyền lực trước cái đẹp khiến hình tượng Huấn Cao cứ sừng
sững suốt cả thiên truyện.
2.3. Thiên lương trong sáng của Huấn Cao
+ Bức chân dung ông Huấn chỉ được hoàn thiện khi nhà văn chấp bút đưa ra vẻ đẹp thứ
ba: thiên lương trong sáng tạo thành thế liên hồn giữa tài hoa - khí phách - thiên lương.
Huấn Cao cịn có một tấm lịng “biệt nhỡn liên tài”, biết quý cái đẹp trong tâm hồn người
khác.


+ Cảnh cho chữ: vẻ đẹp của Huấn Cao được khắc hoạ nổi bật nhất, toàn diện nhất, sinh
động nhất. Đây chính là sự thống nhất hài hồ đến cao độ của cái tài và cái tâm, của khí
phách anh hùng và thiên lương trong sáng, ở đây nhân vật khơng cịn là một tù nhân nữa
mà là một nghệ sĩ đang sáng tạo ra cái đẹp.

+ Kết thúc tác phẩm là lời khuyên của Huấn Cao dành cho quản ngục. Trong lời khuyên
ấy ta nhận thấy vẻ đẹp của nhân cách. Cái đẹp có thể nảy sinh từ cái chết nhưng cái đẹp
không bao giờ song hành cùng cái ác. Giữ lấy thiên lương cho lành vững cũng chính là giữ
được cái thiện ở đời. Lời khuyên cùng những hoài bão tung hoành của cả đời Huấn Cao đã
cảm hoá được viên quản ngục: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
* Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân: Tác giả đã chọn được một chi tiết
nghệ thuật hết sức độc đáo để phô diễn quyền uy của cái đẹp trong việc khuất phục quyền
lực của cái ác, cái xấu.
Nguyễn Tuân chọn thời điểm người anh hùng sa cơ để bộc lộ bản lĩnh của mình. Đấy
cũng là chỗ độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Tuân - tước bỏ những thước đo
bên ngoài để miêu tả người anh hùng với thước đo mới từ bên trong. Cái “hùng” của nhân
vật được toát lên từ thái độ và con mắt đánh giá của người khác.
3. Kết luận:
Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công khi xây dựng một chân dung con người rất mực
tài hoa, khí phách và có thiên lương trong sáng như Huấn Cao. Nguyễn Tuân chứng minh
bằng cách đưa Huấn Cao vào tận ngục tù mà toả sáng. Hình ảnh lồng lộng của ông Huấn
chính là biểu tượng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, là lời tụng ca bất tận cho cái đẹp vĩnh cửu
của cuộc đời này.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (4,0 điểm): Nếu có một người tư vấn, sẵn sàng lắng nghe anh (chị) chia sẻ, hãy viết
một bức thư cho người tư vấn đó bày tỏ một số vấn đề khiến anh (chị) lo lắng, quan tâm:
về điểm số/về lựa chọn nghề nghiệp tương lai/sự hòa hợp - hợp tác với bạn bè/khác biệt
với số đơng/diện mạo bên ngồi...


Câu 2 (6,0 điểm): Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đã thể hiện xung đột giữa nghệ
thuật muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân thể hiện như thế nào? vấn đề có có ý
nghĩa với văn học nghệ thuật đương thời và muôn đời như thế nào?
ĐÁP ÁN
Câu 1: Hình thức: viết thư

Nội dung: bày tỏ được suy tư, trăn trở của cá nhân trước các vấn đề lựa chọn nghề
nghiệp / sự hòa hợp lứa tuổi - những vấn đề của tuổi thanh thiếu niên. Từ thực tiễn bản
thân, người viết có thể trình bày quan điểm, tâm sự, cũng có thể đưa ra các câu hỏi, sự lựa
chọn hay giải pháp của riêng mình và trao đổi xin ý kiến tư vấn
Câu 2:
Nguyễn Huy Tưởng (1912- 1960) là nhà nhà văn có thiên hướng viết về đề tài lịch sử và
thành công ở thể loại tiểu thuyết và kịch.
“Vũ Như Tô” thuộc thể loại bi kịch lịch sử, sáng tác năm 1941, có 3 hồi sau đó tác giả
sửa chữa lại thành vở kịch 5 hồi. Nội dung tác phẩm ghi lại những sự kiện xảy ra ở Thăng
Long khoảng năm 1516 -1517 ở thời Lê Tương Dực. Tác phẩm đặt ra nhiều mâu thuẫn
xung đột trong xã hội phong kiến và ẩn chứa tư tưởng nghệ thuật sâu sắc: đó là mối quan
hệ giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh.
Phân tích cụ thể
1. Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động và bạo chúa
- Đoạn trích xây dựng mâu thuẫn: Tình huống kịch xảy ra trong hồi V xuất phát từ mâu
thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ lầm than và bọn hôn quân bạo chúa cùng các phe
cánh của chúng.
+ Mục đích xây Cửu Trùng Đài nguy nga tráng lệ để ăn chơi hưởng lạc.
+ Nguyên liệu và công sức để xây Cửu Trùng Đài, là tiền bạc, của cải mà vua đã ra sức
bắt thuế, tróc thợ từ dân lành, làm cho nhân dân vất vả, đói khát, chết vì bệnh dịch, tai nạn.
Tương Dực khơng phải là một ông vua yêu nước, thương dân. Điều này tất yếu dẫn đến
“loạn” và “biến”. Kết quả : hơn qn bị giết, hồng hậu nhảy vào lửa... Cửu Trùng Đài
hiện thân cho tham vọng ăn chơi của Lê Tương Dực bị đốt thành tro.
2. Mâu thuẫn giữa sáng tạo nghệ thuật và đời sống con người


Mâu thuẫn chìm sâu dưới bề mặt văn bản và cũng là tư tưởng nghệ thuật của tác giả:
Xung đột giữa nghệ thuật muôn đời và đời sống. Mâu thuẫn này thể hiện qua cặp nhân vật
Vũ Như Tô và Đan Thiềm.
a. Nhân vật Vũ Như Tơ:

+ Ơng là một bậc kiến trúc sư có “tài trời”, người mang một ước nguyện lớn lao: “xây
một lâu đài nguy nga tráng lệ, cùng với vũ trụ trường tồn”, một vị chỉ huy xây dựng quyết
đốn như ơng tướng cầm qn: “”kẻ nào trái lệnh chém bêu đầu”, và “quyết đánh tan hết
những kẻ thối chí”, một tổng cơng trình và sự sống chết với cơng trình của mình: khi
qn khởi loạn nổi lên tìm bắt chàng, Vũ Như Tơ khảng khái nói: “Tơi sống với Cửu
Trùng Đài, và chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước.
Hồn tơi để cả đây, thì tơi chạy đi đâu?”...
+ Vũ Như Tô coi Cửu Trùng Đài là cả phần xác và phần hồn của cuộc đời mình (vì đây
là cơng trình nghệ thuật tơ điểm cho vẻ đẹp của đất nước).Vì nó, ồng sẵn sàng chấp nhận
làm việc cho hôn quân bạo chúa; dù bị thương vẫn tiếp tục chỉ đạo công việc; trị tội những
thự bỏ trốn...
+ Ngược lại trong mắt dân chúng, Cửu Trùng Đài lồ hiện thân của sự ăn chơi hưởng lạc
của vua chúa. Do đó, cha đẻ của nó - Vũ Như Tơ - chính là kẻ thù của chơi xa xỉ, hiện thân
của tội ác họ cần phải bị trị tội. Họ vui mừng khi Cửu Trùng Đài cháy.
+ Vũ Như Tô ra pháp trường. Khi bị đưa ra pháp trường, Vũ Như Tô vẫn không thể trả
lời được câu hỏi: “Ta tội gi?” hay vẫn một câu “Các ngươi không hiểu được ta”. Vũ Như
Tô chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ thuần tuý, hết mình phụng sự cái đẹp. ơng
khơng đứng về phía Lê Tương Dực, nhưng lại muốn mượn uy quyền, tiền bạc của hắn để
thực hiện hồi bão nghệ thuật của mình. Nhưng lợi ích nghệ thuật mà Vũ Như Tô theo
đuổi đã mâu thuẫn với thực tế đời sống của nhân dân.
b. Nhân vật Đan Thiềm
+ Nàng là một cung nữ nhưng lại có “bệnh” đam mê , trân trọng, nâng niu cái đẹp, cái
tài của Vũ Như Tô -một kiến trúc sư biết sáng tạo cái đẹp. Vì mê đắm cái tài mà Đan
Thiềm không quản ngại những điều thị phi, quên cả nguy hiểm của bản thân để bảo vệ Vũ
Như Tô. Đan Thiềm là một người biết “ biệt nhỡn liên tài”.


+ Đan Thiềm là người khuyên Vũ Như Tô ở lại để xây Cửu Trùng Đài (ở hồi 1), nhưng
khi có biến lại tìm mọi cách thuyết phục ơng trốn đi.
Cả 2 lời khuyên này đều “có ý nghĩa” duy nhất: bảo vệ cái tài, cái đẹp (“khi trước trốn

đi thì ơng nguy, bây giờ trốn đi thì ơng thốt chết”).
Đan Thiềm là một người không mơ mộng mà tỉnh táo, thức thời, hiểu đời, hiểu người
(đây là điểm khác biệt giữa nàng và Vũ Như Tô).
+ Nàng đau đớn khi nghĩ đến sự sống chết của Vũ Như Tô. Có đến 20 lần nàng thúc
giục Vũ Như Tơ “trốn đi, lánh đi, đi đi, chạy đi”. Lời thúc giục vừa van xin, vừa khẩn
thiết, quyết liệt: “Ơng nghe tơi ! .... Đợi thời là thượng sách ! Đừng để phí tài trời. Trốn
đi!” Có đến 4 lần nàng nhắc lại yêu cầu khẩn thiết đó. Nàng sẵn sàng lấy tính mạng của
mình để đánh đổi sự sống cịn của Vũ Như Tô “Đừng giết ông Cả . Kẻo tướng quân mang
hận về muôn đời. Tha cho ông Cả. Tôi xin chịu chết”.
+ Đến khi “có trốn cũng khơng được nữa”, Đan Thiềm tìm mọi cách van xin tha tội cho
Vũ Như Tơ. “Ơng Cả! Đài lớn tanh tành! Ơng Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!”.
+ Kết thúc lớp kịch thứ VII, chỉ còn tiếng kêu thảng thốt, đau đớn, nghẹn ngào, nức nở
của Đan Thiềm.
+ Những đổ vỡ của một giấc mộng lớn bây giờ thật tan hoang : ông cả, Đài lớn, cái tài,
cái đẹp, tất cả đền tan tành trong cơn biến loạn.
Mọi cố gắng giữ gìn, bảo vệ khơng thành. Câu nói cuối cùng của Đan Thiềm là lời vĩnh
biệt mãi mãi Cửu Trùng Đài - vĩnh biệt một giấc mộng lớn trong máu và nước mắt.
c. Bi kịch Vũ Như Tô và quan niệm về nghệ thuật
- Vũ Như Tô đã chết trước khi ra pháp trường. Cái chết của ông đã thức tỉnh ý thức của
chúng ta về vấn đề muôn thuở : Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống - nghệ thuật
phải vị nhân sinh thì nghệ thuật mới tịn tại và được nhân dân tôn thờ, nâng niu, bảo vệ.
- Lời tựa đề của tác phẩm “.. .cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” có ý
nghĩa nói về mối quan hệ tương giao - đồng cảm của những người cùng yêu quý , trân
trọng cái đẹp, cái tài giữa Vũ Như Tô - Đan Thiềm - nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Kết luận:


Đặt vào thời điểm năm 1941, khi tác phẩm ra đời, lúc đó đời sống văn nghệ vẫn đang
diễn ra cuộc đấu tranh sôi nổi giữa Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh.
Tác phẩm lớn đầu tiên của Nguyễn Huy Tưởng đánh dấu bước nhận thức của ơng về nghệ

thuật. Tác phẩm sau Cách mạng cịn được sửa chữa nhiều lần, đưa vào nhiều tư tưởng mới
của ông, nhưng những vấn đề đặt ra từ lần xuất bản đầu tiên vẫn còn nguyên giá trị.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
ĐỀ SỐ 1
Có ý kiến cho rằng: Tản Đà là gạch nối của hai thời đại thơ ca: Thơ cổ điển và thơ hiện
đại.
Anh (chị) hãy làm rõ tính giao thời của hồn thơ Tản Đà qua bài Hầu trời.
ĐÁP ÁN
Giới thiệu chung
- Tản Đà là tài năng lớn trong nền thơ ca Việt Nam. Khi ông xuất hiện trên văn đàn,
cũng là lúc nền văn học cổ điển Việt Nam khép lại và mở ra một thời kì mới. Phong cách
thơ Tản Đà vì thế vừa mang tính cổ điển, vừa hiện đại.
- Bài thơ “Hầu trời” viết dưới dạng một câu chuyện tưởng tượng, trong đó nhà thơ thể
hiện ý thức cá nhân và ý thức về nghề văn một cách sâu sắc.
- Phân tích cụ thể.
1. Tính chất của thơ cổ điển
- Tản Đà sử dụng thể thơ thất ngôn cổ điển, cách gieo vần chân theo từng khổ.
- Sử dụng ngữ liệu cổ: Hằng Nga, Thiên Tào, Ngân Hà, chư tiên, Song Thành, Tiểu
Ngọc... gợi khơng khí du tiên cổ xưa. Nhiều từ Hán Việt sử dụng tăng thêm khơng khí
trang trọng, cổ kính.
2. Tính chất hiện đại trong bài thơ
- Tiêu biểu nhất là ý thức cá nhân mạnh mẽ của tác giả: Hình bóng tác giả hiển hiện rõ
nét trong bài thơ. Đặc biệt là ý thức về nghề văn: nhận mình là văn sĩ, tự hào về nghề văn


của mình “chơi văn ngâm’ “truyền cho văn sĩ đọc văn nghe”; truyền cho văn sĩ ngồi chơi
đó”; “Là việc thiên lương của nhân loại/Cho con xuống thuật cùng đời hay”... Đó là nét
mới mẻ trong tư tưởng của Tản Đà, tự hào và đầy tự tin khẳng định tư cách nhà thơ của
mình.

- Qua đó ơng cũng nêu quan niệm về văn chương: Có nhiều loại văn chương: Văn để
chơi, văn cứu đời, văn phục vụ công chúng...
- Tản Đà chia bài thơ thành nhiều khổ, mỗi khổ 4 dịng: Cách chia này tạo ra nhiều tình
tiết, đối thoại giữa các nhân vật, thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, khơng nhất
thiết gị bó vào niêm luật.
- Hình thức kể chuyện xen vào thơ (khơng dùng kiểu kể chuyện của thơ lục bát như
truyện Nôm) mở ra hướng vận động của thể loại: Văn xuôi xâm nhập vào thơ.
- Bên cạnh những từ Hán Việt, điển cố, bài thơ tràn ngập những từ ngữ dân gian, khẩu
ngữ, những ngôn từ đối thoại thông thường của cuộc sống hằng ngày. Qua đó, cảm xúc
được diễn tả hết sức sinh động, sơi nổi, mang tính hiện thực cao.
Nhận xét
Tản Đà đã làm mới thể thơ 7 chữ. Dùng hình thức câu chuyện tưởng tượng để bày tỏ về
cá nhân, sự nghiệp văn học của mình. Chúng ta thấy hiện lên chân dung văn sĩ Tản Đà từ
bút danh, tên thật, cuộc đời, sự nghiệp... tất cả được tổng kết trong bài thơ. Ý thức nghiêm
túc về nghề văn đó của Tản Đà thật đáng trân trọng, là nét mới trong tư tưởng và hình thức
thể hiện so với các nhà văn tiền bối và ngay cả đương thời.
ĐỀ SỐ 2
Nêu những đặc trưng về nội dung và phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu.
ĐÁP ÁN
1. Giới thiệu chung
Xuân Diệu sáng tác nhiều lĩnh vực nhưng thành tựu lớn hơn cả là thơ. Thơ của ơng có
thể chia thành hai giai đoạn trước Cách mạng và sau Cách mạng. Dù ở giai đoạn nào thì
thơ của ơng cũng nồng nàn một tình yêu đời, yêu người, khát khao giao cảm với cuộc đời.
a. Trước Cách mạng


- Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới, sáng tác của ơng đã góp phần
khẳng định sự thắng thế hoàn toàn của Thơ mới với thơ cũ. Thơ của ông khẳng định cái tôi
một cách mạnh mẽ “Ta là Một là riêng, là Thứ nhất/ Khơng có chi bè bạn nổi cùng ta”,
sống phải hết mình để khơng lẫn vào cuộc đời “Thà một phút huy hồng rồi chặt tối/ Cịn

hơn buồn le lói suốt trăm năm”. Do đó mỗi sáng tác của ơng đều mới mẻ trên từng câu
chữ, cách diễn đạt, giọng điệu và sự biểu hiện xúc cảm
- Thơ Xuân Diệu thoát ra khỏi quy phạm văn học trung đại, nhìn cuộc đời bằng con mắt
trần gian, lấy con người là chuẩn mực của vẻ đẹp và sự hồn thiện. Lí tưởng thẩm mĩ đó
đã khiến thơ ơng tràn đấy xn sắc, ánh sáng, âm thanh: cuộc sống tươi non, mời gọi... Từ
đó phương châm sống của ơng ln vội vàng, cuống quýt, tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc
đời, khát khao giao cảm, hịa mình và nhịp sống của cỏ cây, mn vật...
- Xn Diệu là nhà thơ của tình u. Tình yêu là niềm giao cảm lớn nhất, sâu sắc tồn
vẹn nhất cho nên nhà thơ tìm thấy sự địng cảm, chia sẻ và khát khao nhiều nhất trong
những vần thơ tình. Trong thơ, ơng u sơi nổi, cuồng nhiệt và khơng khỏi cảm thấy cơ
đơn, đau đớn khi tình cảm lớn lao đó khơng được đền đáp. Cho nên nhiều khi trong thơ
ơng ln có cảm giác cơ đơn, lạnh lẽo
- Câu thơ Xuân Diệu hiên đại, mang âm hưởng thơ tượng trưng Pháp. Cách đặt câu quá
Tây, cách diễn đạt nhấn mạnh cảm giác, hương vị, màu sắc khiến thơ ông rất gợi cảm, tăng
khả năng chiếm linh đời sống bằng sự huy động các giác quan.
b. Sau Cách mạng
- Xuân Diệu bắt nhịp nhanh vào đời sống kháng chiến và đóng góp lớn cho thơ ca Việt
Nam sau Cách mạng, ơng hào hứng, ca ngợi khơng khí mới của những con người tự do
dân chủ, của công cuộc lao động sản xuất xây dựng đất nước (“Ngói mới”). Năm 1960 tập
thơ Riêng chung ra đời đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng lớn lao của ông.
- Trước Cách mạng thơ ơng thường cơ đơn, lạnh lẽo thì giờ đây hồn thơ ấm áp trong sự
sum vầy và tình cảm chung thủy. Thơ của ơng tuy có chú ý gia công về câu chữ, ý tứ
nhưng cái vẻ đắm say, nồng nàn thì dường như đã kém so với trước. Đề tài tình yêu tiếp
tục được khai thác, bên cạnh dịng trữ tình cồng dân.
Nhận xét


Trong quá trình sáng tác, phong cách thơ Xuân Diệu khá thống nhất dù nội dung đề tài
của thơ có thay đổi theo từng thời kì. Trong thơ, chúng ta thấy một tâm hồn yêu cuộc đời,
gắn bó với con người, trân trọng từng xúc cảm và phút giây sống trên cõi đời.

Xuân Diệu có đóng góp to lớn cho sự phát triển của thơ hiện đại Việt Nam.
ĐỀ SỐ 3
Những nét chính trong cuộc đời và sáng tác của Victo - Huy gơ. Tóm tắt tiểu thuyết
Những người khốn khổ
ĐÁP ÁN
1. Vích-to Huy-gơ
Là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch lãng mạn nổi tiếng của Pháp, ông sinh ra sau
và lớn lên sau Cách mạng Tư sản Pháp. Tài năng thơ của ông sớm phát lộ, ngay từ thời đi
học: mười lăm tuổi được Viện Hàn lâm khích lệ, hai mươi tuổi in tập thơ đầu tay. Thời kì
này ơng chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng bảo hồng qua người mẹ.
Tư tưởng của Huy-gô chuyển biến mạnh mẽ cùng với phong trào cách mạng cuối thế kỉ
XIX ở Pháp. Sau cách mạng tháng bảy 1830 ông trở thành thủ lĩnh của dịng văn học lãng
mạn tích cực với nhiều tác phẩm thơ, truyện, tiểu thuyết.
Năm 1851, ông đứng về phía nền cộng hịa, sau sự kiện Lu-i Bơ-na-pác đảo chính, ơng
bị bắt và bị lưu vong 19 năm ở Bỉ và các hòn đảo của Anh. Đây là thời kì xuất hiện nhiều
kiệt tác. Năm 1870, nền cộng Hịa được khơi phục, ơng được trở về trong sự đón tiếp nồng
nhiệt của dân chúng.
Huy - gơ thành cơng ở nhiều thể loại nhưng trước hết ông là một nhà thơ. Các tập thơ
tiêu biểu như Lá thu (1831), Trừng phạt (1853), Mặc tưởng (1856)...
Các tiểu thuyết của ông hấp dẫn ở tính tư tưởng và tinh thần nhân đạo sâu sắc như Nhà
thờ Đức Bà Pari (1831), Những người khốn khổ (1862)...
2. Tiểu thuyết Những người khốn khổ
Tác phẩm kể về cuộc đời thăng trầm của Giăng van Giăng. Ơng là một người lao động
nghèo khổ, vì đập vỡ tủ kính cướp chiếc bánh mì ni cháu mà bị kết án 19 năm tù. Ra tù
nhờ sự cảm hóa của giám mục Mi-ri-en ơng trở thành người tốt. Ông đổi tên là Ma-đơ-len
mở nhà máy, trở nên giàu có. Ơng được bầu làm thị trưởng nhưng viên thanh tra Gia-ve


×