Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Chuyên đề 1 Văn học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.73 KB, 33 trang )

NỘI DUNG KIẾN THỨC
HỌC KÌ I
Chuyên đề 1.
1. Tổng quan văn học Việt Nam
2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam
3. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
4. Văn bản
Chuyên đề 2
5. Chiến thắng Mtao Mxây
6. Uy-lít-xơ trở về
7. Lập dàn ý bài văn tự sự
8. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
Chuyên đề 3.
9. Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
10. Tấm Cám
11. Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày
12. Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
Chuyên đề 4.
13. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
14. Ca dao hài hước
15. Ơn tập văn học dân gian Việt Nam
16. Đặc điểm của ngơn ngữ nói và ngôn ngữ viết
17. Luyện tập viết đoạn văn tự sự
Chuyên đề 5.
18. Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX
19. Tỏ lòng
20. Cảnh ngày hè
21. Nhàn
22. Đọc Tiêur Thanh kí
Chuyên đề 6.
23. Thu hứng


Trang 1


24. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
25. Thực hành về phép tu từ ẩn dụ, hốn dụ
26. Tóm tắt văn bản tự sự
27. Trình bày một số vấn đề
28. Lập dàn ý và các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
HỌC KÌ II
Chun đề 7.
29. Phú sơng Bạch Đằng
30. Đại cáo bình Ngơ
31. Khái qt lịch sử Tiếng Việt
32. Tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh
Chuyên đề 8.
33. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
34. Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt
35. Phương pháp thuyết minh
6. Tóm tắt văn bản thuyết minh
37. Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
Chuyên đề 9.
38. Hồi trống cổ thành
39. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
40. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
41. Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh
Chuyên đề 10.
42. Trao duyên
43. Chí khí anh hùng
44. Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối
45. Lập luận trong văn nghị luận

Chuyên đề 11.
46. Văn bản văn học
47. Nội dung và hình thức của văn bản văn học
48. Tổng kết phần văn học
Trang 2


49. Các thao tác nghị luận
50. Văn bản quảng cáo

CHUYÊN ĐỀ 1
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Phác thảo diện mạo văn học Việt Nam qua q trình phát triển, mơ tả được hình
tượng trung tâm trong văn học Việt Nam.
+ Trình bày đặc điểm văn học dân gian và giới thiệu các thể loại văn học dân gian
Việt Nam.
+ Mô tả được hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: tạo lập và tiếp thu văn bản.
+ Trình bày được cách tổ chức văn bản: chủ đề, liên kết, thống nhất về nội dung,
mục đích giao tiếp của văn bản.
 Kĩ năng
+ Tóm tắt các giai đoạn văn học, các bộ phận của nền văn học
+ Sơ đồ hóa q trình phát triển văn học, hệ thống thể loại.
+ Xác định được các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp: nhân vật, hồn cảnh, nội
dung, mục đích, phương tiện, cách thức.
+ Nhận biết, phân biệt được các loại văn bản thuộc 6 phong cách ngôn ngữ thường
gặp.

Trang 3



A. VĂN BẢN VĂN HỌC
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
a. Các bộ phận hợp thành
- Văn học dân gian:
+ Khái niệm: Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
+ Thể loại: Gồm 12 thể loại: Thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, ca
dao, tục ngữ, truyện ngụ ngơn, truyện cười, câu đố, vè, truyện thơ, chèo.
+ Đặc trưng:
 Tính truyền miệng
 Tính tập thể
 Gắn bó với các sinh hoạt đời sống cộng đồng.
- Văn học viết:
+ Khái niệm: Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn của
tác giả.
+ Thể loại:
 TK X đến TK XIX: văn xuôi, thơ, văn biểu ngẫu.
 Đầu TK XX đến nay: tự sự, trữ tình, kịch…
+ Chữ viết:
 Chữ hán
 Chữ nôm
 Chữ quốc ngữ
b. Quá trình phát triển
- Văn học trung đại (Từ thế kỉ X → hết thế kỉ XIX)
+ Bối cảnh ra đời:
 Thế kỉ X, đất nước giành độc lập.
 Giao lưu văn hóa, đặc biệt là văn học Trung Quốc.
+ Chịu ảnh hưởng:
 Văn hóa, văn học Trung Quốc

 Văn học dân gian.
Trang 4


+ Chữ viết:
 Chữ Hán.
 Chữ Nôm.
+ Hiện tượng:
 Chữ Hán: thơ, truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi…
 Chữ Nơm: truyện thơ, thơ nơm, hát nói, khúc ngâm…
- Văn học hiện đại (Từ thế kỉ XX → hết thế kỉ XX)
+ Bối cảnh ra đời:
 Đầu thế kỉ XX, sau khi thực dân Pháp đô hộ.
 Giao lưu văn hóa, tiếp nhận tinh văn hoa văn học thế giới.
+ Chịu ảnh hưởng:
 Văn hóa, văn học phương Tây, nhất là Pháp.
 Văn hóa, văn học tồn cầu.
+ Chữ viết: Chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.
+ Hiện tượng: Thơ mới, văn học lãng mạn, văn học hiện thực, văn học yêu nước và
cách mạng…
c. Con người Việt Nam qua văn học
+ Trong quan hệ với thế giới tự nhiên: Tình yêu thiên nhiên thể hiện qua hình ảnh
thiên nhiên tươi đẹp, thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ, tình u đơi lứa…
+ Trong quan hệ với quốc gia, dân tộc: Chủ nghĩa yêu nước: tình yêu quê hương,
tự hào dân tộc, ý chí căm thù giặc, tinh thần hi sinh vì độc lập…
+ Trong quan hệ xã hội:
 Nhận thức, phê phán, cải tạo hiện thực.
 Đồng cảm, yêu thương, ngợi ca con người.
 Mơ ước xã hội công bằng, tốt đẹp.
+ Trong quan hệ với bản thân:

 Đề cao ý thức cộng đồng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thiên tai.
 Đề cao cá nhân về quyền sống, hạnh phúc…
2. KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
a. Khái niệm:
Trang 5


- Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
- Sản phẩm của quá trình sáng tạo tập thể.
- Thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động.
- Nhằm phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt cộng đồng khác nhau.
b. Đặc trưng
- Tính truyền miệng
+ Ghi nhớ, phổ biến bằng lời nói.
+ Truyền từ người này sang người khác, qua nhiều thế hệ và địa phương khác nhau.
+ Thực hiện qua diễn xướng dân gian.
- Tính tập thể
+ Kết quả của sáng tác tập thể.
+ Tài sản chung của tập thể.
+ Mỗi người đều có thể tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ sung.
c. Thể loại:
- Thần thoại
- Sử thi
- Truyền thuyết
- Truyện cổ tích
- Truyện ngụ ngơn
- Truyện cười
- Tục ngữ
- Ca dao
- Vè

- Câu đố
- Truyện thơ
- Chèo.
d. Giá trị:
- Nhận thức: Kho tri thức phong phú về tự nhiên, xã hội, con người.
- Giáo dục: Giáo dục đạo lí làm người: tình thương, tinh thần đấu tranh với bất cơng, niềm
tin vào cái thiện...

Trang 6


- Thẩm mĩ: Nhiều tác phẩm là mẫu mực nghệ thuật, nguồn nuôi dưỡng giúp văn học phát
triển.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Cho biết cấu tạo của văn học Việt Nam. Hãy vẽ sơ đồ minh họa.
Gợi ý làm bài
- Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn, có quan hệ mật thiết với nhau là: văn học dân
gian và văn học viết.
- Sơ đồ cấu tạo văn học Việt Nam: Dựa vào phần Kiến thức trọng tâm.
Bài 2: Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của anh/chị về lịch sử phát triển của văn học
viết Việt Nam.
Gợi ý làm bài
- Văn học viết Việt Nam phát triển qua ba thời kì lớn:
+ Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
+ Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Hai thời kì sau, tuy có một số đặc điểm riêng biệt nhưng đều nằm trong q trình hiện đại
hóa văn học nên có thể gọi chung là văn học hiện đại.
- Các thời kì văn học: dựa vào mục 2 phần Kiến thức trọng tâm.
Bài 3: Chỉ ra những điểm khác biệt nổi bật giữa văn học trung đại và văn học hiện đại.

Gợi ý làm bài
Những điểm khác biệt nổi bật giữa văn học trung đại và văn học hiện đại:

Phương diện so
sánh
Tác giả

Văn học trung đại

Văn học hiện đại

- Trí thức phong kiến, chủ yếu là - Đội ngũ nhà văn, nhà thơ
vua quan, nhà nho... (những người chuyên nghiệp.

sáng tác không chuyên).
Đời sống văn học - Bình lặng, tác phẩm văn học - Sôi nổi, năng động, mối quan hệ
không phổ biến rộng rãi trong đời giữa độc giả và tác giả mật thiết
sống.

hơn nhờ báo chí và kĩ thuật in ấn
Trang 7


Thể loại

hiện đại.
- Hệ thống thể loại đặc trưng của - Hệ thống thể loại mới dần thay
văn học trung đại: văn xuôi, thơ, thế thể loại cũ: Thơ mới, tiểu

Thi pháp


văn biền ngẫu,...
thuyết, kịch nói...
- Thi pháp trung đại: lối viết ước - Thi pháp hiện đại: lối viết hiện
lệ, sùng cổ, phi ngã...

thực, đề cao cá tính sáng tạo, đề

cao cái tơi cá nhân...
Bài 4: Trình bày những hiểu biết của anh/chị về văn học trung đại Việt Nam. Anh/chị có
thích văn học trung đại khơng? Vì sao?
Gợi ý làm bài
- Văn học trung đại Việt Nam (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX).
+ Hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đơng Á, Đơng
Nam Á có quan hệ giao lưu chủ yếu với văn học các nước trong khu vực, đặc biệt là văn
học Trung Quốc.
+ Được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Văn học chữ Hán chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo, Lão - Trang và thi pháp văn
học cổ - trung đại của Trung Quốc. Văn học chữ Hán có nhiều thành tựu như: thơ văn yêu
nước, thơ thiền đời Lí - Trần, kí sự, tiểu thuyết chương hồi... Những tác giả tiêu biểu:
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Ngô gia văn phái..
Văn học chữ Nôm phát triển mạnh từ thế kỉ XV, đạt đỉnh cao ở cuối thế kỉ XVIII - đầu thế
kỉ XIX, chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện của văn học dân gian. Văn học chữ Nôm là
bằng chứng cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập của nước ta. Thành tựu chính:
thơ Nơm (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...);
truyện thơ (Phạm Thái, Nguyễn Du); khúc ngâm, hát nói...
+ Những truyền thống lớn của văn học trung đại: lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo,
tính hiện thực...
- Ý kiến cá nhân về văn học trung đại: thích/ khơng thích. Vì sao? (Gợi ý: thích vì hiểu
thêm về văn học cha ông trong quá khứ. Hiểu thêm về lịch sử, tâm hồn của người Việt ở

một thời điểm rất xa hiện tại mà nếu chỉ dùng các tài liệu lịch sử hoặc khảo cổ học sẽ
khơng thể hình dung được... Khơng thích vì: khơ khan, khó học, khó hiểu, học vất vả...)

Trang 8


Bài 5: Kể tên những tác phẩm văn học hiện đại mà anh/chị đã học và đã đọc. Qua những
tác phẩm đó, anh/ chị hãy cho biết những đặc điểm cơ bản của văn học hiện đại Việt Nam.
Gợi ý làm bài
Những tác phẩm văn học hiện đại đã học và đã đọc: Đồng chí (Chính Hữu), Nói với con
(Y Phương), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Con cò (Chế Lan Viên), Tắt đèn (Ngô Tất
Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê), Làng (Kim Lân)...
Những đặc điểm cơ bản của văn học hiện đại Việt Nam:
- Hình thành và phát triển trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học rộng mở. Chịu ảnh
hưởng chủ yếu của văn hóa, văn học phương Tây, đặc biệt là Pháp.
- Chữ viết: chữ quốc ngữ.
- Có nhiều cơng chúng nhất trong lịch sử, có lượng tác giả và tác phẩm đạt quy mơ chưa
từng có.
- Đặc điểm nổi bật: Nền văn học được hiện đại hóa trên cơ sở kế thừa tinh hoa văn học
truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn học thế giới.
- Các khuynh hướng sáng tác chính: Thơ mới, văn xi lãng mạn, văn xuôi hiện thực, văn
học yêu nước và cách mạng...
Bài 6: "Tình yêu thiên nhiên, là một trong những nội dung quan trọng của văn học Việt
Nam". Tìm dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định trên.
Gợi ý làm bài
Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung quan trọng của văn học Việt Nam. Biểu
hiện:
- Trong văn học dân gian: hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp với núi, sông, cánh đồng, vầng
trăng, cây đa, bến nước... trong ca dao, dân ca.
Ví dụ:

- Đường vơ xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

- Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Trang 9


Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

- Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
Chân trời thảm lúa mênh mơng
Cị bay mỏi cánh mà khơng thấy bờ.
- Trong văn học trung đại: mượn thiên nhiên để nói về con người: các hình tượng tùng,
cúc, trúc, mai thường tượng trưng cho nhân cách cao thượng; các đề tài ngư, tiều, canh,
mục thường thể hiện lí tưởng sống thanh cao, khơng màng danh lợi của nhà nho...
Ví dụ:
Thu đến cây nao chẳng lạ lùng
Một mình lạt thủa ba đơng
Lâm tuyền ai rặng già làm khách
Tài đống lương cao ắt cả dùng.
(Tùng, Nguyễn Trãi)

Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
(Chiều hôm nhớ nhà, Bà Huyện Thanh Quan)

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Trong văn học hiện đại: hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước,
u cuộc sống, tình u lứa đơi... Ví dụ: Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh), Quê hương
(Đỗ Trung Quân), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Sang thu (Hữu Thỉnh), Cô Tô (Nguyễn Tuân).
Bài 7: Qua văn học, con người Việt Nam thể hiện ý thức về bản thân như thế nào?
Trang 10


Gợi ý làm bài
- Văn học là nhân học. Trong những hồn cảnh lịch sử khác nhau, có thể thấy con người
Việt Nam có những nhận thức riêng về giá trị bản thân:
+ Khi phải đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, người Việt
Nam thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân. Nhân vật trung tâm của văn học
trong những hoàn cảnh này thường đề cao trách nhiệm công dân, hi sinh cái tôi cá nhân,
xem nhẹ mọi cám dỗ vật chất... Có thể kể đến: Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Bình Ngơ
đại cáo (Nguyễn Trãi), Làng (Kim Lân), Đồng chí (Chính Hữu), Những ngơi sao xa xơi
(Lê Minh Kh)...
+ Trong những hoàn cảnh khác, con người cá nhân lại được đề cao như giai đoạn
cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, giai đoạn 1930 - 1945, giai đoạn từ sau 1986 đến nay.
Ý thức về quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu, ý nghĩa của cuộc đời
trần thế... được đặt ra và đề cao trong các sáng tác văn học. Ví dụ: thơ Hồ Xuân Hương,
Truyện Kiều (Nguyễn Du), văn xi Tự lực văn đồn, Thơ mới, văn học hiện thực giai
đoạn 1930 - 1945, văn học thời kì Đổi mới...
- Văn học Việt Nam nói chung, hướng tới xây dựng hình tượng con người với những phẩm
chất tốt đẹp: nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, giàu đức hi sinh, có ý thức sâu sắc về
quyền sống của con người cá nhân.
Bài 8: Văn học thể hiện sống động chân dung con người Việt Nam trong nhiều mối quan
hệ đa dạng. Anh/chị có đồng tình với nhận định trên hay khơng? Hãy làm sáng tỏ ý kiến
của mình.

Gợi ý làm bài
Chân dung con người Việt Nam, trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau đều được thể
hiện sống động, rõ nét qua văn học. Nếu bản chất con người là “tổng hòa các quan hệ xã
hội” (Mác), thì có thể thấy, chân dung con người Việt Nam được hiện lên thông qua nhiều
mối quan hệ khác nhau:
Dựa vào phần Kiến thức trọng tâm làm rõ:
+ Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên
+ Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc
+ Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội
Trang 11


+ Con người Việt Nam và ý thức về bản thân.
Bài 9: Văn học dân gian là gì? Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt
Nam.
Gợi ý làm bài
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá
trình sáng tác tập thể, thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động nhằm
phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt cộng đồng khác nhau.
Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
+ Tính truyền miệng
+ Tính tập thể.
Là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm
văn học dân gian.
Bài 10: Văn học dân gian có những thể loại nào? Lấy ví dụ cho một số thể loại mà anh/chị
biết.
Gợi ý làm bài
Văn học dân gian có 12 thể loại chính:
1. Thần thoại: Thần trụ trời, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Con Rồng cháu Tiên...
2. Sử thi: Đẻ đất đẻ nước (Mường), Cây nêu thần (Mnông), Đăm Săn (Ê-đê), Đăm Noi

(Ba-na)...
3. Truyền thuyết: Thánh Gióng, Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy...
4. Truyện cổ tích: Cây khế, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám...
5. Truyện ngụ ngơn: Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng, Lợn cưới áo mới...
6. Truyện cười: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày, truyện Trạng Quỳnh...
7. Tục ngữ: Ở bầu thì trịn, ở ống thì dài; Chớp đơng nhay nháy, gà gáy thì mưa; Thuận vợ
thuận chồng, tát bể Đơng cũng cạn...
8. Câu đố: Ngả lưng cho thế gian ngồi/ Rồi ra mang tiếng con người bất trung (cái phản),
Vừa bằng thằng bé lên ba/ Thắng lưng con cón chạy ra ngồi đồng (bó mạ), Một cây mà
có năm cành/ Nhúng nước thì héo, để dành thì khơ (bàn tay)...

Trang 12


9. Ca dao: Đi đâu cho thiếp theo cùng/Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam; Thân em
như hạt mưa sa/ Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày...
10. Vè: Vè rau, Vè con dao...
11. Truyện thơ: Tiễn dặn người yêu (Thái), Nam Kim - Thị Đan (Tày), Út Lót - Vi Điêu
(Mường)...
12. Chèo: Lưu Bình - Dương Lễ, Súy Vân giả dại...
Bài 11: Chỉ ra những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.
Gợi ý làm bài
Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
• Giá trị nhận thức
• Giá trị giáo dục
• Giá trị thẩm mĩ.
Lấy những tác phẩm văn học dân gian đã học để làm rõ hơn những giá trị này.
Bài 12: Theo anh/chị, những câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, “Tốt gỗ hơn tốt
nước sơn”, “Quen chuộng dạ, lạ chuộng áo”... cịn có thể áp dụng trong đời sống hiện nay
hay khơng? Vì sao?

Gợi ý làm bài
- Trình bày quan điểm cá nhân.
- Có thể dựa trên gợi ý sau:
+ Những câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”,
‘Quen chuộng dạ, lạ chuộng áo”... nhấn mạnh vẻ đẹp nội tâm quan trọng hơn vẻ đẹp hình
thức, chất lượng sản phẩm được đánh giá cao hơn mẫu mã, nội tâm con người quan trọng
hơn trang phục, vẻ bên ngoài...
+ Những câu tục ngữ này vẫn có thể áp dụng trong đời sống hiện nay, nhất là trong
những mối quan hệ bạn bè thân thiết hay khi lựa chọn cộng sự làm việc, vẻ đẹp bên trong
của con người luôn được đề cao, được xem như yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhưng xã hội
hiện nay có nhiều thay đổi so với xã hội xưa nên những câu tục ngữ này chỉ là một kinh
nghiệm tham khảo của ông cha ta xưa. Hiện nay, vẻ đẹp hình thức cũng là một yếu tố quan

Trang 13


trọng, con người hiện đại cố gắng hướng tới sự hồn thiện nên đề cao vẻ đẹp cả hình thức
và nội dung, cả bên trong và bên ngoài…
B. TIẾNG VIỆT
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGƠN NGỮ
a. Khái niệm:
- Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội
- Sử dụng phương tiện ngơn ngữ (dạng nói, dạng viết)
- Thực hiện mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động…
b. Quy trình:
- Tạo lập văn bản
- Lĩnh hội văn bản
c. Nhân tố:
- Nhân vật giao tiếp

- Hoàn cảnh giao tiếp
- Nội dung giao tiếp
- Mục đích giao tiếp
- Phương tiện giao tiếp
- Cách thức giao tiếp
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao bằng việc trả lời các câu hỏi ở
dưới:
Ước gì sơng rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?
b. Hoạt động giao tiếp diễn ra trong không gian nào? Khơng gian đó ảnh hưởng thế nào tới
hoạt động giao tiếp?
c. Nhân vật đóng vai nói nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?
d. Cách nói của nhân vật trong câu ca dao có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp
khơng?
Trang 14


Gợi ý làm bài
a. Nhân vật giao tiếp có thể là một chàng trai và một cô gái. Cả hai đều cịn đang ở độ tuổi
trẻ trung.
b. Khơng gian giao tiếp ở đây có thể là khơng gian làng q. Tuy nhiên hai nhân vật giao
tiếp có thể bị ngăn cách bởi một con sông. Không gian ấy vừa là một không gian quen
thuộc, gần gũi với cuộc sống của con người, nhưng con sông cũng tạo nên một khoảng
cách nhất định về mặt địa lí giữa những nhân vật giao tiếp, từ đó tạo nên nhu cầu thu hẹp
khoảng cách lại giữa hai nhân vật giao tiếp.
c. Nhân vật nói ở đây là cơ gái. Cơ nói về ước muốn của bản thân là “sơng rộng một gang”
để có thể “bắc cầu” cho “chàng sang chơi”.
Mục đích: tỏ tình, bày tỏ tình cảm với chàng trai.

d. Mục đích giao tiếp là giao dun, tỏ tình. Cách nói của cơ gái rất tế nhị, nhẹ nhàng
nhưng cũng vô cùng chân thành, đằm thắm. Cô đưa ra đủ những thông tin cần thiết, phù
hợp một cách khéo léo (cầu dải yếm, chàng, chơi) để có thể khiến chàng trai hiểu được
mục đích của mình.
Bài 2: Đọc đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi:
Đăm Săn - Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy!
Mtao Mxây - Ta không xuống đâu, diêng ơi. Tay ta đang cịn bận ơm vợ hai chúng ta ở
trên nhà này cơ mà.
Đăm Săn - Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của
nhà ngươi bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà ngươi ta chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà
của nhà ngươi cho mà xem!
Mtao Mxây - Khoan, diêng, khoan! Để ta xuống. Ngươi không được đâm ta khi ta đang đi
xuống đó, nghe!
Đăm Săn - Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái
của nhà ngươi ở dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!
(Chiến thắng Mtao Mxây, Ngữ văn 10, tập 1)
a. Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngơn ngữ những hành động
nói nào?
Trang 15


b. Câu “Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang xuống nhỉ?” của Đăm Săn có hình thức câu
hỏi, nhưng có phải dùng để hỏi khơng? Nêu mục đích giao tiếp của câu.
c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, quan hệ trong giao tiếp như thế nào?
Gợi ý làm bài
a. Hành động nói: gọi - đáp, thách thức, yêu cầu, từ chối, bác bỏ.
b. Câu nói của Đăm Săn không phải dùng để hỏi mà dùng để bác bỏ, phủ định nghi ngờ
của Mtao Mxây về việc Đăm Săn sẽ đâm Mtao Mxây khi hắn xuống nhà.
c.  Thái độ của Đăm Săn: giận dữ, quyết liệt, khẳng khái.
 Thái độ của Mtao Mxây: sợ hãi, nghi ngờ.

 Mối quan hệ: Hai người có mối quan hệ mâu thuẫn với nhau, là kẻ thù của nhau.
Bài 3:
Làng kia có một tên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho
thầy lí năm đồng. Ngơ biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói:
- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm:
- Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói:
- Tao biết mày phải... nhưng nó lại phải... bằng hai mày!
(Nhưng nó phải bằng hai mày, Ngữ văn 10, tập 1)
a. Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào?
Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai
người nghe) cho nhau như thế nào?
c. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào?
d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?
Gợi ý làm bài
a. Nhân vật giao tiếp: Cải và thầy lí.
Trang 16


Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ giữa quan với nhân dân. Trong đó thầy lí là quan có
cương vị cao hơn, Cải với cương vị là người dưới quyền.
b. Ban đầu thầy lí đóng vai người nói đưa ra phán quyết của mình. Cải sau đó từ vai người
nghe có sự phản hồi, đặt lại câu hỏi cho thầy lí trở thành vai người nói. Cuối cùng thầy lí
đang ở vai người nghe một lần nữa quay trở lại vai người nói để trả lời Cải.
c. Hồn cảnh: một buổi xử án thời phong kiến, không gian là nơi đông người.
d. Nội dung giao tiếp: quyết định về hình phạt dành cho Cải
Bài 4: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà khơng biết thẹn.
Làm tướng triều đình đứng hầu qn man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi
yến sứ ngụy mà khơng biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm
thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để
thỏa lịng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà qn việc nước; có kẻ ham trị săn bắn
mà trễ việc qn. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm.
Nếu bất chợt có giặc Mơng Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp
của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không
chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận khơng ích gì cho việc qn quốc. Tiền của dẫu
lắm khơng mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt
ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai.
Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, dau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta
khơng cịn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của
ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ
khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân
ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khơn rửa, tên xấu cịn lưu, mà gia thanh
các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn
vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?
(Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn)
a. Vấn đề đặt ra đối với người nghe trong văn bản trên là gì?
b. Phân tích các phương tiện ngơn ngữ được sử dụng để hướng tới người nghe trong văn
bản trên.
Trang 17


Gợi ý làm bài
a. Vấn đề đặt ra cho người nghe trong văn bản: Sự đáng trách và hậu quả của việc không
biết quan tâm đến việc nước, không lo đến nạn ngoại xâm mà chỉ biết đến thú vui riêng
của những người tì tướng.
b. Các phương tiện ngơn ngữ được sử dụng:

 Từ ngữ: Sử dụng nhiều động từ, từ phủ định và khẳng định (khơng - có), các quan hệ từ
(mà, nếu, thì, chẳng những).
 Câu: Sử dụng nhiều câu ghép với nhiều kiểu quan hệ giữa các vế câu: tương phản, giả
thiết - kết quả, tăng tiến.
 Các từ phủ định, khẳng định cùng các câu ghép được sử dụng liên tiếp tạo nhịp điệu, ngữ
điệu căng thẳng, dồn dập nhằm mục đích tác động mạnh tới nhận thức của người nghe,
người đọc.
Bài 5: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Người nhà lý trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự
gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà khơng dám nói.
Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này, tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức q khơng thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chỗ anh Dậu .
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)
a. Nhân vật giao tiếp gồm những ai?
b. Mục đích giao tiếp của mỗi bên là gì?
c. Nhận xét về thái độ, cử chỉ, điệu bộ khi giao tiếp của cai lệ và chị Dậu.
Trang 18


Gợi ý làm bài
a. Nhân vật giao tiếp: Cai lệ và chị Dậu.
b. Mục đích giao tiếp:

 Cai lệ: từ chối sự van xin của chị Dậu nhằm bắt chồng của chị.
 Chị Dậu: bảo vệ chồng của mình, ngăn không cho cai lệ bắt chồng đi.
c.
 Thái độ của chị Dậu có sự thay đổi trong q trình giao tiếp. Ban đầu chị có thái độ lo sợ,
khẩn cầu, nhún nhường trước tên cai lệ nhưng sau đó chị đã có thái độ bức xúc, phản ứng
quyết liệt, giận giữ với hắn.
 Cử chỉ, điệu bộ của chị cũng thay đổi cùng với thái độ của chị. Khi còn giữ thái độ lo sợ,
nhún nhường chị có cử chỉ luống cuống, cẩn trọng như “đỡ lấy tay” cai lệ. Nhưng sau đó
khi đã thay đổi sang thái độ giận dữ, chị lại có những cử chỉ, điệu bộ hết sức mạnh mẽ như
“cự”, “nghiến hai hàm răng”.
Bài 6: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hơi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bất cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
a. Câu ca dao trên là lời của ai nói với ai?
b. Câu ca dao trên gồm mấy nội dung chính? Hãy chỉ ra những nội dung ấy.
c. Khi sử dụng câu ca dao trên vào hoạt động giao tiếp, mục đích của người nói có thể là
gì?
d. Tác giả sử dụng cách nói như thế nào? Cách nói ấy có đạt hiệu quả trong giao tiếp ngơn
ngữ hay không?
Gợi ý làm bài
a. Câu ca dao trên là lời của tác giả dân gian, lời nói hướng đến mọi người.
b. Câu ca dao trên gồm hai nội dung: miêu tả sự khó nhọc, vất vả trong q trình làm ra
hạt gạo và nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng hạt gạo vì để có được hạt gạo, phải
đánh đổi rất nhiều công sức.
Trang 19


c. Câu ca dao trên nhằm mục đích: khuyên bảo con người cần nâng niu, trân trọng hạt gạo

và công sức của người nông dân.
d. Tác giả sử dụng lối nói dân ca, thể thơ lục bát giàu nhạc tính, sử dụng phép so sánh “mồ
hơi thánh thót như mưa ruộng cày”, những từ có tính biểu cảm cao như “ai ơi”. Vận dụng
cách thức giao tiếp trên đã đem lại hiệu quả lớn, khiến lời khuyên nhủ nhẹ nhàng thấm thìa
vào tâm trí người nghe.

C. TẬP LÀM VĂN
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. VĂN BẢN
a. Khái niệm:
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Văn bản thường gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn kết hợp với nhau tạo thành một
chỉnh thể.
b. Đặc điểm:
- Nội dung:
+ Thống nhất về chủ đề.
+ Các từ, các câu, các đoạn của văn bản phải liên kết với nhau về mặt nội dung,
cùng tập trung khai thác một chủ đề.
- Hình thức:
+ Hồn chỉnh về hình thức.
+ Hình thức văn bản yêu cầu một kết cấu hoàn chỉnh, chặt chẽ, phù hợp với đặc
điểm từng loại văn bản.
- Mục đích: Mỗi văn bản nhằm thực hiện mục đích giao tiếp nhất định.
c. Phân loại:
- Theo phong cách ngôn ngữ
+ Văn bản phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
+ Văn bản phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
+ Văn bản phong cách ngôn ngữ khoa học
+ Văn bản phong cách ngôn ngữ hành chính
Trang 20



+ Văn bản phong cách ngơn ngữ chính luận
+ Văn bản phong cách ngơn ngữ báo chí.
- Theo phương thức biểu đạt
+ Văn bản tự sự
+ Văn bản miêu tả
+ Văn bản biểu cảm
+ Văn bản hành chính - cơng vụ
+ Văn bản thuyết minh
+ Văn bản nghị luận.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Cho bài ca dao sau:
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngồi thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Ngẫm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
a. Văn bản trên được tạo ra trong hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì?
b. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? vấn đề đó được triển khai nhất qn trong tồn bộ
văn bản như thế nào?
Gợi ý làm bài
a. Hoạt động bày tỏ tâm tình, cảm xúc.
b. Vấn đề được đề cập: thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Vấn đề được triển khai nhất quán xuyên suốt tác phẩm. Ở câu thơ đầu nhân vật trữ tình ví
von thân phận của mình với “củ ấu gai”. Câu thơ sau miêu tả đặc điểm của “củ ấu gai”
nhưng đồng thời cũng phản ánh đặc điểm về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật trữ tình. Hai
câu tiếp bày tỏ mong muốn được người đời đánh giá đúng và biết trân trọng vẻ đẹp phẩm
chất đó của nhân vật trữ tình.
Bài 2: Cho đoạn trích sau:
Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. Cũng có

trường hợp người trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian, nhưng các sáng tác đó phải
Trang 21


tuân thủ những đặc trưng của văn học dân gian và trở thành tiếng nói tình cảm chũng của
nhân dân.
Văn học dân gian có các thể loại chủ yếu sau: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ
tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
Văn học dân gian có những đặc trưng tiêu biểu: tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn
bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
(Tổng quan văn học Việt Nam, Ngữ văn 10, tập 1)
a. Văn bản trên được tạo ra trong loại hoạt động nào?
b. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất qn trong toàn bộ
văn bản như thế nào?
Gợi ý làm bài
a. Hoạt động: nghiên cứu, học tập.
b. Vấn đề được đề cập: giới thiệu về văn học dân gian.
Vấn đề trên được triển khai một cách nhất quán trong văn bản nhờ vào sự liên kết giữa các
câu văn. Trong đó ta thấy được từng khía cạnh của vấn đề lần lượt được đề cập tới như:
định nghĩa về văn học dân gian, người sáng tác, quy tắc sáng tác và các thể loại của văn
học dân gian.
Bài 3: Sắp xếp những câu sau đây thành một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc.
(1) Lấy cảm hứng từ sự kiện lịch sử, Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
đã được dân gian hóa, được lưu truyền rộng rãi trong lòng dân tộc ta từ xưa đến nay.
(2) Lịch sử của dân tộc ta là lịch sử dựng nước và giữ nước.
(3) Qua câu chuyện giữ nước của An Dương Vương, câu chuyện để lại cho hậu thế nhiều
bài học sâu sắc giữa tình thân và đất nước, giữa bạn và thù cùng ý thức cảnh giác trước âm
mưu xâm lược của kẻ thù.
(d) Lịch sử ấy không những được lưu giữ cẩn thận trong nhân gian mà còn trở thành nơi
để gửi gắm tâm tư tình cảm, lẽ sống ở đời của nhân dân.

Gợi ý làm bài
Có thể sắp xếp các câu theo thứ tự: (2), (4), (1), (3).

Trang 22


Bài 4: Viết một số câu văn khác tiếp theo câu văn dưới đây để tạo thành một văn bản có
nội dung thống nhất, sau đó đặt nhan đề cho văn bản này.
Internet đang càng ngày chiếm một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta,
nhưng bên cạnh những lợi ích to lớn mà nó đem lại thì khơng phải khơng có những tác hại.
Gợi ý làm bài
Viết các câu tiếp theo nhằm triển khai nội dung một cách thống nhất, logic với câu văn cho
sẵn. Có thể tham khảo gợi ý sau:
Nếu chúng ta quá lạm dụng hoặc sử dụng sai cách, chúng ta sẽ khiến cho Internet phản tác
dụng từ việc hỗ trợ cuộc sống con người trở thành thứ gây hại cho con người. Có một thú
vui rất phổ biến trong thời đại Internet đó chính là các trị chơi Online. Chúng vốn được
tạo ra để giúp con người giải trí sau những giây phút học tập, làm việc căng thẳng. Nhưng
đã có nhiều người lạm dụng chúng để rồi trở nên “nghiện game” gây ảnh hưởng tới học
tập, công việc, sức khỏe. Internet được coi như một cuốn “Bách khoa toàn thư” với nguồn
dữ liệu khổng lồ chứa đựng rất nhiều thông tin. Nhờ nó, con người có thể tiếp cận thơng
tin nhanh chóng, dễ dàng hơn. Nhưng nếu quá ỷ lại vào đó, chúng ta cũng có thể trở nên trì
trệ bởi việc lười tư duy, sáng tạo khi luôn trông cậy vào Internet. Internet đã giúp nối gần
khoảng cách, xóa tan những khơng gian địa lí mà con người chưa bao giờ tưởng tượng tới
khi mà giờ đây, với một chiếc máy tính hoặc điện thoại thơng minh, một người ở châu Á
có thể dễ dàng trao đổi thơng tin với một người ở châu Mỹ hay châu Âu, châu Úc hay bất
cứ nơi đâu có Internet. Tuy nhiên, “thế giới phẳng” mà Internet tạo ra ấy dường như lại vơ
tình dựng nên những khoảng cách vơ hình giữa những con người vốn gần gũi trong cuộc
sống thật. Bạn bè khi gặp gỡ nhau khơng cịn trị chuyện rơm rả mà ai cũng nhìn vào màn
hình điện thoại, những người trong gia đình vào buổi tối khơng cịn qy quần với nhau
mà mỗi người lại chìm vào trong một thế giới riêng của mình trong những màn hình máy

tính, điện thoại, ti vi. Những tác hại của Internet, nếu không tỉnh táo, thì sẽ trở nên vơ cùng
nghiêm trọng.
Có thể đặt nhan đề: Internet là con dao hai lưỡi.
Bài 5: Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Thân em vừa trắng lại vừa trịn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Trang 23


Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lịng son.
(Bánh trơi nước, Hồ Xn Hương)
a. Vấn đề được đề cập trong văn bản là gì?
b. Chỉ ra tính thống nhất, hồn chỉnh về mặt nội dung và hình thức của văn bản.
Gợi ý làm bài
a. Vấn đề được đề cập: vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
xưa.
b.  Sự thống nhất về nội dung: Cả bốn câu thơ đều tập trung triển khai vấn đề được đề
cập. Chủ đề của bài thơ gồm hai lớp nghĩa: miêu tả chiếc bánh trôi đồng thời miêu tả vẻ
đẹp của người phụ nữ. Câu thơ đầu tiên gợi mở hình ảnh của chiếc bánh trôi nhưng thực ra
là để gợi tả vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ. Hai câu thơ tiếp theo nói về đặc điểm về
q trình nấu bánh trơi qua đó nhận xét về số phận long đong của người phụ nữ trong xã
hội phong kiến xưa. Câu thơ cuối cùng miêu tả đặc điểm bên trong chiếc bánh hàm chứa
ngụ ý về vẻ đẹp phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
 Sự hồn chỉnh về hình thức: Cả bài thơ tuân thủ đúng cấu trúc của thể thơ thất ngôn
tứ tuyệt với đúng số câu, số chữ. Cấu trúc bốn câu thơ cũng được chia làm bốn phần: khai
- thừa - chuyển - hợp giúp hình thức bài thơ được mở đầu và kết thúc hoàn chỉnh phù hợp
với thể loại.
Bài 6: Đoạn văn sau có trình tự sắp xếp lộn xộn:
(1) Hình ảnh cây tre trong khổ thơ này vừa nhấn mạnh ấn tượng sâu sắc của tác giả về

hình ảnh hàng tre bên lăng Bác đã được miêu tả ở khổ 1, vừa có thêm ý nghĩa mới “cây tre
trung hiếu”.
(2) Sự lặp lại hình ảnh thơ như thế đã tạo cho bài thơ kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ,
làm đậm nét hình ảnh thơ, gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc của tác giả được diễn tả
trọn vẹn.
(3) Trong khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác, hình ảnh cây tre thêm một lần xuất hiện:
“Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.

Trang 24


(4) Muốn làm “cây tre trung hiếu” nghĩa là muốn làm một người lính kiên cường, cùng với
cả dân tộc, giữ gìn giấc ngủ bình yên cho Người.
(5) Nếu như hình ảnh hàng tre ở khổ 1 biểu tượng cho dân tộc Việt Nam kiên cường bất
khuất, thì hình ảnh cây tre ở khổ cuối là tấm lòng trung hiếu của tác giả, của đồng bào
miền Nam đối với Bác.
(6) Khi phải từ biệt Bác để trở về miền Nam, nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng
Bác.
a. Anh/chị hãy xác định câu chủ đề của đoạn văn trên.
b. Từ câu chủ đề, anh/chị hãy suy đoán đoạn văn trên nói về vấn đề gì?
c. Sắp xếp lại các câu văn theo cách lập luận hợp lý nhất. Theo anh/chị, đoạn văn trên
được triển khai theo cách lập luận nào?
Gợi ý làm bài
a. Câu chủ đề: Trong khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác, hình ảnh cây tre thêm một lần xuất
hiện: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
b. Đoạn văn nói đến vấn đề: Ý nghĩa của hình ảnh “cây tre trung hiếu” trong khổ thơ cuối
bài thơ Viếng lăng Bác.
c. Sắp xếp: 3-1 - 2 - 5 - 6 - 4. Đoạn văn được triển khai theo phép lập luận diễn dịch.

D. HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1: Vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam qua một số tác phẩm văn học đã học.
Bài 2: Văn học Việt Nam đã “bồi đắp” cho riêng anh/chị điều gì?
Bài 3: Trong hồn cảnh mơi trường bị tàn phá nghiêm trọng hiện nay, anh/chị nghĩ gì về
mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên được thể hiện qua văn học.
Bài 4: Theo anh/chị, văn học dân gian có ảnh hưởng tới những tác phẩm văn học, âm
nhạc, điện ảnh hiện đại ngày nay không? Nếu có, hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể.
Bài 5: Xem bộ phim Tấm Cám chuyện chưa kể, anh/chị có suy nghĩ gì về sức sống và ảnh
hưởng của của văn học dân gian trong xã hội ngày nay?

Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×