CHUYÊN ĐỀ 2
Mục tiêu
Kiến thức
+ Giới thiệu được thể loại sử thi là thành tựu văn học vĩ đại, là bách khoa tri thức,
tập đại thành nghệ thuật của các cộng đồng.
+ Phát hiện vẻ đẹp của tác phẩm sử thi qua việc xây dựng nhân vật anh hùng, thủ
pháp kì vĩ, ngơn ngữ tráng lệ, hào hùng.
+ Nhận biết cấu trúc bài văn tự sự về cốt truyện, tình tiết, diễn biến, chi tiết.
+ Xác định được các chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự.
Kĩ năng
+ Tái hiện được thời đại bối cảnh ra đời sử thi, đặt sử thi trong hoàn cảnh diễn
xướng.
+ Giải mã các biểu tượng, hình ảnh biểu trưng trong sử thi.
+ Tạo ra các mơ hình cốt truyện để viết bài văn kể chuyện: tạo tình huống, nhân vật,
tình tiết, diễn biến...
+ Phác thảo văn bản tự sự từ những chi tiết tiêu biểu.
+ Phân tích vai trị chi tiết trong văn tự sự.
Trang 1
A. VĂN BẢN VĂN HỌC
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
Trích Đăm Săn, sử thi Tây Nguyên
a. Sử Thi
- Sử thi dân gian
+ Sử thi thần thoại
+ Sử thi anh hùng.
- Nghệ thuật sử thi
+ Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu.
+ So sánh, phóng đại
+ Sắc thái văn hóa cộng đồng.
- Sử thi Đăm Săn
+ Sử thi anh hùng Tây Nguyên
+ Kể về cuộc đời, chiến công người anh hùng Đăm Săn.
- Chiến thắng Mtao Mxây
+ Kể chuyện Đăm Săn đánh Mtao Mxây cứu vợ về.
b. Người anh hùng Đăm Săn
- Trong trận chiến với Mtao Mxây
+ Đăm săn
Bình tĩnh, tự tin, chủ động khiêu chiến trên đất của Mtao Mxây.
Tài năng, sức mạnh phi thường.
Được Hơ Nhị và ông trời giúp sức.
Chiến thắng vẻ vang, trở nên giàu có và hùng mạnh hơn.
+ Mtao Mxây
Hèn nhát, do dự, sợ hãi ngay trong chính nhà nhà mình.
Bất tài, kiêu căng, ngạo mạn.
Đơn thương độc mã
Thua trận, hèn nhát xin tha mạng, trả giá bằng mạng sống.
- Trong lễ ăn mừng chiến thắng
Trang 2
+ Lễ ăn mừng
Tiệc tùng, ăn uống linh đình cả mùa khô.
Rộn rã âm thanh cồng chiêng.
Khách khứa đông nghịt, nhiều tù trưởng phương xa tới.
Cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
+ Đăm Săn
Giàu có, hiếu khách, bạn bè như nêm, xếp.
Quyền uy, danh vang đến thần, tiếng tăm lừng lẫy.
Có vẻ đẹp và sức mạnh phi thường.
Tiêu biểu cho vẻ đẹp, sức mạnh, khát vọng của cộng đồng người Ê-đê.
2. UY-LIT-XƠ TRỞ VỀ
Trích Ơ-đi-xê, sử thi Hi lạp
a. Sử thi Ơ-Đi-Xê
- Tác giả
+ Hô-me-rơ, nhà thơ mù.
+ Sống vào khoảng thế kỷ IX - VIII trước Công nguyên
+ Mang tên Mê-lê-xi-gien (con của dịng Mê-lét)
- Hồn cảnh ra đời
+ Chiến tranh kết thúc, người Hi Lạp bắt đầu xây dựng hòa bình và mở rộng địa bàn
cư trú ra biển.
- Chủ đề
+ Chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu.
+ Tái hiện xung đột giữa các nền văn minh, trình độ văn hóa.
+ Cuộc đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia đình.
+ Ngợi ca hai mẫu anh hùng tiêu biểu của văn hóa Hi Lạp: A-Sin biểu tượng cho
sức mạnh thể chất và Uy-lít-xơ biểu tượng cho sức mạnh trí tuệ của người Hi Lạp.
b. Uy-Lít-Xơ trở về
- Pê-nê-lốp
+ Hoàn cảnh hiện tại: éo le (chờ đợi chồng 20 năm đằng đẵng; phải đối mặt với 108
kẻ cầu hôn).
Trang 3
+ Thận trọng, khơn ngoan, tỉnh táo, bình tĩnh kìm nén cảm xúc.
+ Thủy chung, kiên trinh bảo vệ phẩm giá, hạnh phúc gia đình.
- Uy-lít-xơ
+ u thương, tin tưởng vợ con.
+ Bình tĩnh, nhẫn nại.
+ Thơng minh, trí tuệ.
- Nghệ thuật
+ Miêu tả tâm lý nhân vật cụ thể, chi tiết.
+ Lối so sánh có đơi giàu hình ảnh.
+ Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Sử thi dân gian có mấy loại, đó là những loại nào?
Gợi ý làm bài
Có hai loại sử thi dân gian: sử thi thần thoại và sử thi anh hùng.
+ Sử thi thần thoại: như Đẻ đất đẻ nước (Mường), Ẩm ệt luông (Thái), Cây nêu thần
(Mnông)... kể về sự hình thành thế giới, sự ra đời của mn lồi, sự hình thành các dân tộc
và các vùng cư trú cổ đại, sự xuất hiện nền văn minh buổi đầu...
+ Sử thi anh hùng: như Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú (Ê-đê), Đăm Noi (Bana)... kể về cuộc đời và sự nghiệp của các tù trưởng anh hùng.
Bài 2: Tóm tắt đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây trong khoảng 8-10 câu.
Gợi ý làm bài
Tóm tắt đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây:
Đăm Săn khiêu chiến và Mtao Mxây đáp lại.
Mtao Mxây múa khiên trước. Hắn múa vụng về, kém cỏi nhưng huênh hoang, khoác
loác.
Đăm Săn múa khiên và chạy nhanh vun vút khiến Mtao Mxây chém trượt.
Mtao Mxây bảo Hơ Nhị ném cho hắn miếng trầu nhưng Đăm Săn đớp được, sức chàng
tăng lên gấp bội. Đăm Săn múa khiên như bão, như lốc và đuổi theo Mtao Mxây. Chàng
đâm trúng kẻ thù nhưng áo hắn không thủng.
Trang 4
Được ông Trời báo mộng, Đăm Săn lấy chày mòn ném vào vành tai Mtao Mxây.
Mtao Mxây chết, tôi tớ của hắn tự nguyện mang của cải theo Đăm Săn trở về.
Đăm Săn tổ chức lễ cúng thần linh và ăn mừng chiến thắng linh đình, tiếng tăm chàng
vang dội khắp nơi.
Bài 3: So sánh hai nhân vật Đăm Săn và Mtao Mxây trong trận chiến. Những nghệ thuật
nào được sử dụng để làm nổi bật hình tượng hai nhân vật này?
Gợi ý làm bài
So sánh Đăm Săn và Mtao Mxây trong trận chiến:
Đăm Săn
Mtao Mxây
Thái độ: chủ động, bình tĩnh, thản nhiên Thái độ: do dự, đầy lo âu, sợ hãi ngay trong
ngay trên đất của kẻ thù.
nhà mình, trên đất đai của mình
+ Một mình đứng dưới chân cầu thang nhà + Không dám nhận lời thách đấu của Đăm
Mtao Mxây lớn tiếng thách đọ dao.
Săn
+ Dọa bổ đôi sàn hiên, chẻ cầu thang, đốt + Khơng dám xuống nhà vì sợ bị đâm trộm
nhà nếu Mtao Mxây không xuống.
+ Khi phải xuống, dáng tần ngần do dự,
bước đi đắn đo giữa đám đông mịt mù như
trong sương sớm.
Có phong thái trượng phu, có tài năng và Khả năng: bất tài nhưng lại huênh hoang,
sức mạnh phi thường:
khoác loác
+ Nhường Mtao Mxây múa khiên trước.
+ Múa khiên kêu lạch xạch như quả mướp
+ Có tài chạy nhanh vun vút: một lần xốc khô.
tới vượt một đồi tranh, một lần xốc tới nữa, + Khoe học múa từ thần Rồng, khoe đã từng
vượt đồi lồ ô...
đi xéo nát đất đai thiên hạ.
+ Có tài múa khiên nhanh, mạnh, lay trời + Chém Đăm Săn trượt, chém trúng chão
chuyển đất: múa trên cao gió như bão, múa cột trâu
dưới thấp, gió như lốc, múa chạy nước kiệu + Đớp trượt miếng trầu của Hơ Nhị.
khiến núi nứt rạn, đồi tranh bật rễ bay
tung...
Dù chiến đấu một mình nhưng được cả Hơ Không nhận được sự trự giúp của Hơ Nhị và
Nhị và Ơng Trời trợ giúp.
ơng Trời.
Trang 5
Kết thúc trận chiến; chiến thắng vẻ vang, có Kết cục: thua trận thảm hại, van xin tha
thêm nhiều của cải, tôi tớ, đất đai được mở mạng, bị bêu đầu ngoài đường.
rộng, tiếng tăm vang xa.
→ Đăm Săn ỉà một tù trưởng anh hùng, → Mtao Mxây đại diện cho kẻ phi nghĩa,
chiến đấu vì chính nghĩa, có tài năng và sức xấu xa, không nhận được nhân dân ủng hộ.
mạnh phi thường, được cả con người và Hắn phải trả giá đắt cho những hành động
thần linh ủng hộ.
Nghệ thuật miêu tả hai nhân vật:
phi nghĩa của mình.
+ Đối lập, tương phản trong xây dựng chân dung hai nhân vật:
Ngoại hình: khơng miêu tả ngoại hình >< tập trung miêu tả ngoại hình với khiên,
gươm, quần áo, dáng vẻ như một vị thần...
Thái độ: bình tĩnh, tự tin, chủ động >< sợ hãi, do dự, lo lắng.
Lời nói: mạnh mẽ, dứt khốt >< vừa sợ hãi vừa huênh hoang.
Tài năng: xuất chúng, phi thường >< bất tài, kém cỏi.
Trợ giúp: được con người và thần linh phù trợ >< không được ai giúp đỡ...
+ So sánh, phóng đại, trùng điệp:
Khiên trịn như đầu cú, gươm óng ánh như cái cầu vồng, trơng dữ tợn như một vị
thần.
Khiên kêu lạch xạch như quả mướp khơ.
Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Khi chàng
múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần nứt rạn, ba đồi tranh bật rễ bay tung...
Bài 4: Vì sao Hơ Nhị và ông Trời lại trợ giúp cho Đăm Săn trong cuộc chiến? Theo
anh/chị, sự trợ giúp này có ý nghĩa như thế nào đối với Đăm Săn?
Gợi ý làm bài
Hơ Nhị và ông Trời lại trự giúp cho Đăm Săn trong cuộc chiến vì những lí do sau:
+ Đăm Săn bị cướp vợ, chàng chiến đấu để giành lại vợ, bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ
danh dự của một tù trưởng lẫy lừng cũng là đảm bảo sự an toàn cho thị tộc. Như vậy, Đăm
Săn chiến đấu vì chính nghĩa.
Trang 6
+ Hơ Nhị đại diện cho con người, ông Trời đại diện cho thần linh. Cả hai lực lượng này
đứng về phía Đăm Săn vì cuộc chiến của chàng là vì chính nghĩa, bảo vệ sự n vui cho
dân làng.
+ Sự trợ giúp này có ý nghĩa đối với Đăm Săn:
+ Nhờ miếng trầu của Hơ Nhị mà sức Đăm Săn tăng lên gấp bội.
+ Nhờ ông Trời mách kế, Đăm Săn mới có thể kết thúc cuộc chiến.
+ Thể hiện sự ủng hộ của cộng đồng với người anh hùng.
Tài năng và sự tự tin không đủ để người anh hùng chiến thắng. Sự trợ giúp của con người
và thần linh là những yếu tố quan trọng giúp người anh hùng trở nên mạnh mẽ hơn và
giành được thắng lợi quyết định. Tuy nhiên, sự trợ giúp đó chỉ mang tính hỗ trợ, kết quả
cuộc chiến vẫn hồn tồn phụ thuộc vào hành động của người anh hùng. Sự giúp đỡ này
thể hiện thể hiện sự ủng hộ của cộng đồng với người anh hùng.
Bài 5: Sau trận chiến, Đăm Săn làm gì đối với dân làng của Mtao Mxây? Thái độ và hành
động của dân làng giúp anh/chị hiểu gì về tình cảm của người Ê đê đối với người anh hùng
của sử thi?
Gợi ý làm bài
Sau trận chiến, Đăm Săn đến từng nhà kêu gọi mọi người đi theo mình.
+ Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và tôi tớ: gồm ba nhịp hỏi - đáp. Lần 1: Đăm Săn chỉ gõ
vào một nhà trong làng, lần 2 - gõ vào tất cả các nhà, lần 3 - gõ vào mỗi nhà trong làng.
+ Cả ba lần hỏi - đáp cho thấy lòng trung thành tuyệt đối của nô lệ đối với Đăm Săn.
+ Mọi người cùng Đăm Săn ra về, đông và vui như đi hội.
Ý nghĩa: thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng
với quyền lợi, khát vọng của cả cộng đồng. Thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục, suy tôn
của tập thể đối với cá nhân người anh hùng.
Bài 6: Phần cuối đoạn trích tác giả dân gian miêu tả cảnh chết chóc hay cảnh ăn mừng
chiến thắng? Chỉ ra ý nghĩa của việc miêu tả cảnh tượng này.
Gợi ý làm bài
Phần cuối đoạn trích, tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng tấp nập,
linh đình, khách khứa đơng nghịt, nhiều tù trưởng từ phương xa đến.
Trang 7
Ý nghĩa của việc miêu tả cảnh tượng này:
+ Tuy kể về chiến tranh nhưng nghệ nhân dân gian hướng đến lại là cuộc sống hịa bình,
ấm no, thịnh vượng, đồn kết, thống nhất.
+ Cuộc chiến chỉ đóng vai trị là “bà đỡ lịch sử” cho sự phát triển, lớn mạnh của cộng đồng
Bài 7: Cảm nhận của anh/chị về Đăm Săn trong lễ ăn mừng chiến thắng. Nhân vật được
khắc họa thông qua những nghệ thuật nổi bật nào?
Gợi ý làm bài
Hình tượng Đăm Săn trong lễ ăn mừng chiến thắng:
+ Lời nói: là những lời hiệu triệu, ra lệnh đầy quyền uy: “ơ các con”, “ơ các con...”, “hỡi
anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng”...
+ Ngoại hình: “nằm trên võng”, “tóc thả xuống sàn”, “đơi mắt long lanh như mắt chim
ghếch ăn hoa tre”, “bắp chân to bằng cây xà ngang”...
+ Trang phục: “ngực quấn một tấm mền chiến”, “mình khốc một tấm áo chiến”, “tai đeo
nụ”...
+ Sức mạnh: “nằm sấp thì gãy rầm sàn”, “nằm ngửa thì gãy xà dọc”...
→ Hình tượng Đăm Săn hiện ra lớn lao, kì vĩ, bao trùm lên tồn bộ buổi lễ, bao trùm lên
toàn bộ thiên nhiên và xã hội Ê-đê.
Nghệ thuật khắc họa nhân vật: chủ yếu là nghệ thuật liệt kê, so sánh, phóng đại:
+ Liệt kê: “đầu đội khăn nhiễu”, “vai mang vải hoa”, “đánh đâu đập tan đó”, “vây đâu phá
nát đó”...
+ So sánh phóng đại: “bắp chân chàng to bằng cây xà ngang”, “bắp đùi chàng to bằng ống
bế”, “sức chàng ngang sức voi đực”, “hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy”, “chàng nằm sấp
thì gãy rầm sàn”, “chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc”,...
Bài 8: Theo anh/chị vẻ đẹp của nghệ thuật sử thi thể hiện qua những yếu tố nào? Chọn
phân tích một vài câu văn mà anh/chị thấy hấp dẫn, thú vị.
Gợi ý làm bài
Vẻ đẹp của nghệ thuật sử thi thể hiện qua những yếu tố:
+ Hình tượng nghệ thuật hồnh tráng, hào hùng.
+ Ngơn ngữ: trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu.
Trang 8
+ Phép so sánh, phóng đại.
Học sinh có thể lựa chọn một số câu văn có chứa một trong các yếu tố trên để nêu cảm
nhận.
Ví dụ:
Cả miền Ê-đê Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không
lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khốc một tấm áo chiến, tai đeo nụ,
sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đơi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa
tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu tên, đang tràn đầy sức trai,
tiếng tăm lừng lẫy. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ,
sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy
rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ.
+ Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp kì vĩ, phi thường, hoành tráng của người anh hùng sử thi với
phép so sánh, phóng đại; những câu văn giàu hình ảnh và nhịp điệu.
+ Qua đó, ta thấy được thái độ ngưỡng mộ, ngợi ca của tác giả dân gian với hình ảnh
người anh hùng.
Bài 9: Lập bảng ghi lại những hình ảnh đậm đà màu sắc núi rừng trong đoạn trích. Anh/chị
có thích những hình ảnh này khơng? Vì sao?
Gợi ý làm bài
Hình ảnh đậm đà màu sắc núi rừng:
+ Hình ảnh ngơi nhà sàn: “Đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng”, “đầu cầu thang đẽ hình chim
ngói”; “cầu thang rộng một lá chiếu”, “người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một
chiếc ché đ vẫn khơng sợ chật”.
+ Hình ảnh nghi lễ tế thần: “rượu bảy ché”, “trâu bảy con”, “lợn thiến bảy con”, “chiêng
trống”, “chuỗi thịt trâu thịt bò treo đầy nhà”, “chậu thau”, “âu đồng nhiều khơng cịn chỗ
để”.
+ Trang phục của Đăm Săn: “đầu đội khăn nhiễu”, “vai mang nải hoa”, “ngực quấn chéo
một tấm mền chiến”, “mình khốc một tấm áo chiến”, “sát bên mình nghênh ngang đủ
giáo gươm”,...
Nếu học sinh thích những hình ảnh này, có thể lí giải theo hướng sau:
+ Những hình ảnh đó góp phần nhấn mạnh, tơ đậm văn hóa dân tộc.
Trang 9
+ Tạo bầu khơng khí sử thi cho tác phẩm.
Bài 10: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Hô-me-rơ và sử thi Ơ-đi-xê cũng như đoạn trích
Uy-lít-xơ trở về?
Gợi ý làm bài
Học sinh dựa vào phần Kiến thức trọng tâm để trả lời.
Bài 11: Hãy tóm tắt nội dung chính của sử thi Ơ-đi-xê?
Gợi ý làm bài
Tóm tắt nội dung chính của sử thi Ơ-đi-xê
Câu chuyện được kể từ thời điểm Uy-lít-xơ sau mười năm rời thành Tơ-roa vẫn chưa thể
đặt chân lên quê hương và đang bị nữ thần Ca-líp-xơ cầm giữ. Các thần cầu xin Dớt cho
Uy-lít-xơ được sum họp với gia đình. Dớt đồng ý. Trong khi đó, tại q nhà, Pê-nê-lốp, vợ
của Uy-lít-xơ, phải đối mặt với nhiều người quyền quý trong vùng đến cầu hôn. Tê-lêmác, con trai Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp, phải đương đầu với chúng để bảo vệ gia đình. Tuân
lệnh Dớt, nữ thần Ca-líp-xơ buộc phải để Uy-lít-xơ rời đảo. Sau vài ngày, gặp bão lớn,
chiếc bè bị đánh tan tác, Uy-lít-xơ may mắn dạt vào xứ sở của vua An-ki-nơ-ốt. Tại đây,
Uy-lít-xơ kể lại cuộc hành trình phiêu lưu mạo hiểm trong suốt 10 năm qua các miền đất lạ
cho nhà vua. Được An-ki-nơ-ốt giúp đỡ, Uy-lít-xơ trở về q hương sau 20 năm xa cách
nơi chàng phải đối mặt với hiểm nguy mới là bọn cầu hôn xảo quyệt, hung hãn đang rắp
tâm chiếm đoạt tài sản gia đình. Uy-lít-xơ cùng con trai và gia nhân trung thành lập mưu
trừng trị bọn chúng. Cuộc sống mới bắt đầu trên xứ sở Ithaca.
Bài 12: Khi được nhũ mẫu Ơ-ri-clê báo tin Uy-lít-xơ đã trở về, Pê-nê-lốp đang ở trong
hoàn cảnh như thế nào?
Gợi ý làm bài
Học sinh dựa vào phần Kiến thức trọng tâm để trả lời.
Bài 13: Nhũ mẫu đã có những tác động gì đến Pê-nê-lốp? Trước những tác động này Pênê-lốp có tâm trạng và thái độ ra sao?
Gợi ý làm bài
Nhũ mẫu
Pê-nê-lốp
Trang 10
- Báo tin: Uy-lit-xơ trở về
- Không tin, nghi ngờ.
- Phán đốn: một vị thần; Uy-lít-xơ đã chết.
→ Là người thận trọng, chung thuỷ với chồng, luôn tỉnh
táo, đề cao cảnh giác.
- Thuyết phục:
- Phân vân, xúc động.
+ Đưa bằng chứng: vết sẹo.
+ Khơng bác bỏ → thần bí hóa câu chuyện.
+ Đánh cược bằng tính mạng.
+ Xuống lầu: khơng biết ứng xử như thế nào; lặng thinh;
sửng sốt; đăm đăm, âu yếm...
→ Đoạn đối thoại như là một màn kịch nhỏ thể hiện những xung đột trong tình cảm của
Pê-nê-lốp - tơ đậm cá tính: thận trọng, tỉnh táo, biết kìm nén tình cảm.
Bài 14: Tại sao Tê-lê-mác lại trách mẹ tàn nhẫn, độc ác, sắt đá? Pê-nê-lốp có tâm trạng,
thái độ gì trước lời trách móc ấy của con trai?
Gợi ý làm bài
Tê-lê-mác trách mẹ tàn nhẫn, độc ác, sắt đá là bởi:
+ Tê-lê-mác đã biết Uy-lít-xơ đích thực là cha mình.
+ Rất thương yêu cha.
+ Nhưng cũng rất nóng nảy, bộc trực và thiếu kiên nhẫn.
Thái độ của Pê-nê-lốp trước những lời trách móc của con trai:
+ Thận trọng giải thích; phân vân cao độ, xúc động.
+ Không thay đổi cách cư xử.
+ Tỉnh táo, khôn ngoan chuẩn bị thử thách chồng.
Bài 15: Việc chọn cách thử “bí mật của chiếc giường” cho thấy vẻ đẹp nào của Pê-nê-lốp?
Từ đây, em có cảm nhận gì về hình tượng nhân vật này?
Gợi ý làm bài
Vẻ đẹp của Pê-nê-lốp qua việc chọn cách thử “bí mật chiếc giường”:
+ Thủy chung với chồng.
+ Sự kiên trinh cũng như sự bền vững trong tình cảm gia đình của nàng.
+ Thơng minh và thận trọng để biết đó chính xác là chồng mình.
Trang 11
Cảm nhận chung về hình tượng nhân vật: Pê-nê-lốp là hình tượng phụ nữ đầu tiên trong
văn học thế giới: thủy chung, sắt son với chồng, thông minh, thận trọng, khôn ngoan trong
cách ứng xử, bản lĩnh vô ngần.
Bài 16: Trước sự lạnh nhạt của người vợ, Uy-lít-xơ có thái độ gì?
Gợi ý làm bài
Thái độ của Uy-lít-xơ trước sự lạnh nhạt của người vợ:
+ Chàng luôn rất yêu thương, thấu hiểu và tin tưởng vợ con: “Thế nào mẹ con cũng nhận
ra cha, chắc chắn như vậy”.
+ Nhẫn nại, cao quý và mỉm cười.
+ Sớm nhận ra ý định thử thách của vợ và dù chưa biết là thử thách gì nhưng chàng sẵn
sàng chấp nhận
+ Hết sức bản lĩnh, kiềm chế tình cảm để có được sự sáng suốt, chín chắn.
+ Hiểu rõ khả năng của mình, tin vào mình.
Bài 17: Việc vượt qua được thử thách mà người vợ đặt ra đã tô đậm vẻ đẹp nào của người
anh hùng Uy-lít- xơ?
Gợi ý làm bài
Vẻ đẹp của người anh hùng Uy-lít-xơ khi vượt qua được thử thách mà người vợ đặt ra:
+ Chàng tự tin giải mã được bí mật, vượt qua thử thách một cách dễ dàng.
+ Tình cảm vợ chịng, gia đình ln đậm sâu trong chàng dù thời gian 20 năm có khắc
nghiệt xảy ra.
+ Thơng minh, trí tuệ; nhờ có trí tuệ nhạy bén mà chàng đã vượt qua được thử thách.
Bài 18: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ
cuối của đoạn trích (Dịu hiền thay mặt đất... không nỡ buông rời).
Gợi ý làm bài
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ cuối của đoạn trích (Dịu hiền thay mặt
đất... khơng nỡ bng rời): so sánh có đi dài (so sánh mở rộng), vế so sánh được nói
trước, dài hơn.
Trang 12
Tác dụng: giúp xây dựng hình ảnh cụ thể, sinh động như đòn bẩy nghệ thuật, tạo hiệu
quả cho câu văn. Góp phần diễn tả cụ thể tâm trạng vui sướng vơ bờ bến của Pê nê-lốp khi
được đồn viên cùng chồng.
Bài 19: So sánh sử thi Đăm Săn của Việt Nam với sử thi Ô-đi-xê của Hi Lạp.
Gợi ý làm bài
So sánh sử thi Đăm Săn của Việt Nam và sử thi Ô-đi-xê của Hi Lạp:
- Giống nhau:
+ Nhân vật trung tâm đều là những anh hùng hội tụ đầy đủ sức mạnh, trí tuệ của cộng
đồng và gắn bó với ước mơ cộng đồng.
+ Đề cao sự tự chủ của con người, thể hiện sự chuyển tiếp từ tư duy thần thoại sang tư duy
sử thi.
+ Nhân vật chủ yếu xây dựng trên hành động, đối thoại nên nghệ thuật sử thi giống như
các màn kịch đầy kịch tính.
+ Ngơn ngữ giàu nhạc điệu, nhiều hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động.
+ Giọng điệu ngợi ca, tự hào.
- Khác nhau:
Thời đại
Sử thi Đăm Săn
- Thời kì chiến tranh thị tộc
Sử thi ô-đi-xê
- Kết thúc chiến tranh thị tộc và
→ Khát vọng hịa bình, thịnh vượng. dần chuyển sang chế độ chiếm hữu
nô lệ.
→ Khát vọng khám phá, mở mang
bờ cõi.
Vẻ đẹp nổi - Đề cao vẻ đẹp sức mạnh, nhân cách - Đề cao vẻ đẹp sức mạnh, đặc biệt
bật của nhân và sự giàu có.
là vẻ đẹp trí tuệ.
vật trung tâm
Mối quan hệ - Thần linh vẫn chi phối rất nhiều - Uy-lít-xơ dám chống lại những vị
với thần linh
đến con người.
thần tối cao.
→ Tư duy văn hóa nơng nghiệp: phụ → Tư duy văn hóa du mục: muốn
thuộc và tơn trọng thiên nhiên.
chinh phục và cải tạo tự nhiên.
Tình u và - Cuộc hơn nhân theo tục lệ nối dây - Cuộc hôn nhân trên cơ sở tình yêu
Trang 13
hôn nhân
của thị tộc.
một vợ một chồng chung thủy.
- Coi trọng con người cộng đồng, - Coi trọng con người cá nhân, con
con người tập thể.
người đời tư.
B. TẬP LÀM VĂN
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. LẬP DÀN Ý VĂN BẢN TỰ SỰ
a. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
- Ý tưởng
+ Đề tài, chủ đề
+ Hoàn cảnh
+ Nhân vật
+ Mục đích
- Cốt truyện
+ Truyền thống: Trình bày → Triển khai → Phát triển → Đỉnh điểm → Giải quyết
→ Kết thúc →
+ Hiện đại: Người viết sáng tạo theo ý tưởng của mình
b. Lập dàn ý
- Khái niệm: Nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện dự định viết
- Quá trình
+ Chọn đề tài
+ Tưởng tượng, phác ra nét chính của cốt truyện
- Bố cục
+ Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật.
+ Thân bài: Sự việc, chi tiết chính theo diễn biến.
+ Kết bài: Cảm nghĩ của nhân vật và chi tiết đặc sắc.
2. CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
a. Sự việc
- Định nghĩa: Là những việc làm của nhân vật hoặc những việc xảy ra với nhân vật.
- Sự việc tiêu biểu: Là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.
b. Chi tiết
Trang 14
- Định nghĩa: Là một lời nói, một cử chỉ, hành động của nhân vật hoặc một sự vật, một
hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung.
- Chi tiết tiêu biểu: Là chi tiết góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật và tạo bước
ngoặt góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.
c. Vai tro
- Dẫn dắt, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện.
- Tô đậm đặc điểm, tính cách của nhân vật.
- Góp phần thể hiện ý nghĩa, chủ đề của văn bản.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Cho các sự việc sau đây, anh/chị hãy sắp xếp theo đúng trình tự của truyện và cho
biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó.
(1) Sau đó, Tê-lê-mác rất ngạc nhiên khi Pê-nê-lốp đưa ra phép thử là chiếc giường làm
bằng gốc ô-liu do chính tay Uy-lít-xơ đóng. Từ đó, Pê-nê-lốp mới dám tin người đó thực
sự là chồng mình.
(2) Tê-lê-mác rất vui sướng khi Uy-lít-xơ trở về và trừng trị bọn cầu hơn. Sau đó, Uy-lítxơ đi với Tê-lê-mác đến gặp Pê-nê-lốp.
(3) Tê-lê-mác vui sướng khi thấy bố mẹ mình đồn tụ hạnh phúc. Hai người cùng khóc vì
được trở về bên nhau.
(4) Mặc dù nhũ mẫu Ơ-ri-clê và Tê-lê-mác cùng khẳng định Uy-lít-xơ đã trở về nhưng Pênê-lốp vẫn khơng tin vì nàng cho rằng đó là một thần linh nào cải trang. Tê-lê-mác thấy
vậy bèn lên tiếng trách móc mẹ mình có trái tim q sắt đá.
Gợi ý làm bài
Trình tự đúng của truyện (2) - (4) - (1 ) - (3).
Theo trình tự chuỗi sự việc trên truyện được kể theo ngôi thứ ba, nhân vật Tê-lê-mác là
người kể chuyện. Sử dụng ngôi kể này giúp cho câu chuyện trở nên khách quan, người kể
giấu mặt nhưng có mặt khắp mọi nơi trong văn bản.
Bài 2: Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Xưa có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay khoe chữ”,
đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
Trang 15
Một hôm, dạy sách “Tam thiên tự”, sau chữ “tước” là chim sẻ đến chữ “kê” là gà, thầy
thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, khơng biết chữ gì, học trị lại hỏi gấp, thầy cuống nói liều:
“Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khơn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học
trị đọc khe khẽ. Tuy vậy trong lòng vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ Thổ cơng, thầy mới đến khấn thầm, xin ba đài âm dương để
xem chữ ấy có phải là “dù dì” khơng. Thổ cơng cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy thầy đắc chí lắm, hơm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo học trò đọc to. Trò vâng
lời thầy, gân cổ lên gào:
- Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì...
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng đọc, ngạc nhiên, bỏ cuốc chạy vào, giở
sách ra xem hỏi thầy:
- Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy là “dủ dỉ” là con “dù dì”?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, Thổ cơng nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh
trí, thầy vội nói gỡ:
- Tơi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là gà, nhưng tơi dạy cháu thế là để nó biết
tận tam đại con gà cơ. Nhà chủ càng không hiểu, hỏi:
- Tam đại con gà nghĩa là sao?
- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà.
(Tam đại con gà, Ngữ văn 10, tập 1 )
a. Anh/chị hãy rút ra dàn ý cho câu chuyện trên.
b. Cũng từ câu chuyện này, anh/chị viết thêm phần kết cho câu chuyện.
Gợi ý làm bài
a. Rút ra dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật anh học trò dốt mà lại hay khoe chữ.
- Thân bài:
+ Có người tưởng anh ta hay chữ nên đón về dạy trẻ.
+ Một hơm, dạy đến chữ “kê”, học trị hỏi mà khơng biết, anh ta đành nói liều “Dủ dỉ là
con dù dì”.
Trang 16
+ Anh ta sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, dặn học trò đọc khẽ và đến bàn thờ thổ
công xin ba đài âm dương.
+ Xin ba đài âm dương đều được, anh ta đắc chí hơm sau bảo học trò đọc to lên.
+ Người bố nghe thấy, phát hiện ra cái sai của anh ta, anh ta liền chống chế bằng cách lý
sự cùn, dạy thế để biết đến tam đại con gà.
- Kết bài: khơng có.
b. Viết kết bài
Có thể viết theo những hướng sau:
Chủ nhà nghe thấy cũng bán tín bán nghi, hơm sau vác sách đi hỏi thầy đồ khác. Biết
rằng mình đúng, tức giận chủ nhà đuổi thầy đi. Từ đó, anh học trị ấy khơng bao giờ dám
khoe chữ nữa.
Chủ nhà tin theo, cũng gật gù cho phải. Anh học trị đắc chí, liền vênh mặt lên dạy tiếp.
Sau lần đó, con chủ nhà đi thi. Chúng viết lại y nguyên những lời anh học trò dốt dạy.
Quan trên lấy làm lạ và tức giận về những sự vô lý trong bài thi, bèn truyền gọi đến để hỏi.
Cuối cùng anh học trò, bị đánh năm mươi trượng và phải đền bù hoàn toàn số tiền chủ nhà
bỏ ra cho con học.
Cũng có thể viết kết bài theo một hướng khác tùy vào sự sáng tạo của từng người nhưng
phải phù hợp với logic của câu chuyện.
Bài 3: Cho văn bản sau
CON SẺ
Tôi đi săn về và đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tơi. Chợt nó dừng chân và bắt
đầu bò, tuồn như đánh hơi được vật gì. Tơi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép
vàng óng, trên đầu có một nhúm lơng tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống. Con chó săn lại gần,
chậm rãi. Bỗng một con sẻ già có bộ ức đen nhánh, từ một cái cây gần đó lao xuống như
một hịn đá ngay trước mõm nó. Lơng dựng ngược, thét lên một tiếng tuyệt vọng và thảm
thiết, con sẻ nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng. Con sẻ già lao đến cứu
con, thân mình phủ kín sẻ con, nhưng cả người nó run lên vì khiếp sợ. Cái giọng nhỏ bé
của nó nghe hung dữ và khản đặc: nó tê dại đi vì hãi hùng, nó sẽ hi sinh, trước mắt nó là
con chó như một con quỉ khổng lồ. Dầu sao thì sẻ già vẫn có thể náu kín trên cành cây cao
và chắc chắn kia. Song một sức mạnh lớn hơn ý muốn của nó đã cuốn nó xuống đất.Con
Trang 17
chó của tơi dừng lại và lùi... Phải hiểu cho nó, nó cũng biết là đằng trước nó có một sức
mạnh. Tơi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy và tơi lánh xa, lịng đầy thán phục.
Vâng, lịng tơi đầy thán phục, xin bạn chớ cười. Tơi kính cẩn nghiêng mình trước con
chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình u của nó.
(Truyện ngắn Ivan Turgenev, tr. 54, NXB Văn học, 1998)
a. Xác định đề tài và chủ đề của văn bản.
b. Trong truyện, nhân vật nào là nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật phụ?
c. Hoàn cảnh mà con chim sẻ già phải đối mặt trong văn bản là gì?
d. Thơng điệp của văn bản là gì?
Gợi ý làm bài
a. Đề tài: Những phẩm chất tốt đẹp
Chủ đề: Lịng dũng cảm, tình u thương.
b. Nhân vật chính: con chim sẻ già
Nhân vật phụ: con chim sẻ non, con chó săn.
c. Hồn cảnh con chim sẻ già phải đối mặt:
Con chim sẻ non bị rơi xuống đất.
Con chó săn lại gần có ý định làm hại con chim sẻ non.
Con chó săn rất hung dữ và con chim sẻ già cũng vơ cùng sợ hãi.
d. Thơng điệp:
Tình u thương giúp con người có sự dũng cảm, giúp con người vượt lên trên nỗi sợ hãi
và làm được những điều phi thường.
Bài 4: Lập dàn ý cho đề bài: “Kể về một việc làm tốt của em”
Gợi ý làm bài
a. Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện
Đề tài: Phẩm chất tốt đẹp của con người.
Chủ đề: Việc làm tốt.
Nhân vật: Chính bản thân mình.
Trang 18
Hồn cảnh: Đặt chính mình vào một hồn cảnh đặc biệt (có tình huống, có sự việc) để
nảy sinh việc tốt.
Mục đích: Chia sẻ kỷ niệm, nêu cao việc làm tốt, khích lệ người khác làm việc tốt.
b. Lập dàn ý
Dự kiến cốt truyện: cứu người đuối nước, đưa một bạn (em nhỏ) vơ tình gặp trên đường về
nhà, giúp đỡ những người có hồn cảnh khó khăn...
Dự kiến bố cục:
+ Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh nảy sinh việc làm tốt.
+ Thân bài:
Diễn biến sự việc:
Bắt đầu: sự việc bắt đầu từ đâu?
Diễn biến: sự việc diễn ra như thế nào?
Cao trào: đỉnh điểm của sự việc là gì?
Kết thúc: sự việc kết thúc như thế nào? (Lưu ý: vừa kể, vừa miêu tả hành động tâm lý
của bản thân và người được giúp đỡ, vừa bộc lộ cảm xúc của mình).
Cảm nghĩ sau khi làm được việc tốt ấy.
+ Kết bài: Suy nghĩ về việc làm tốt của mình.
Bài 5: Từ bài thơ sau của Trần Đăng Khoa, em hãy dự kiến một cốt truyện và lập dàn ý
cho cốt truyện ấy.
Bác Giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới gốc cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến già theo sau
Cầm hương, kiến Đất bạc đầu.
Khóc than, kiến Cánh khốc màu áo tang
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ đàng
Kiến Kim chống gậy, kiến càng nặng vai
Đám tang đi đến là dài
Trang 19
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
Kiến Đen uống rượu la đà
Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần.
(Đám ma bác Giun, Trần Đăng Khoa)
Gợi ý làm bài
a. Mở bài: Giới thiệu bác Giun và xóm Đất.
b. Thân bài:
Cuộc sống của các thành viên nơi xóm Đất.
Con người của bác Giun và tình cảm của mọi người dành cho bác.
Bác Giun chết bất ngờ, cả xóm tiếc thương bàng hoàng.
Đám tang bác Giun diễn ra rất xúc động.
Đám tang ấy thể hiện sự thương tiếc bác Giun cũng như là con người, lối sống cao đẹp
của bác khiến cho mọi người đều phải đau xót.
c. Kết bài: Suy nghĩ về lối sống đẹp thơng qua hình ảnh bác Giun và những người yêu quý
bác.
Bài 6: Lập dàn ý cho đề bài:
Nhập vai nhân vật Trọng Thủy để kể lại truyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu
Trọng Thủy.
Gợi ý làm bài
a. Mở bài:
Cách 1: Giới thiệu trực tiếp mình tên là Trọng Thủy, con trai của Triệu Đà.
Cách 2: Không giới thiệu tên tuổi mà giới thiệu bằng suy nghĩ của nhân vật về trách nhiệm
là con trai của Triệu Đà trước âm mưu xâm lược Âu Lạc.
b. Thân bài:
Dò la tin tức về việc Âu Lạc lo phòng chống âm mưu xâm lược của Triệu Đà (kể xen
miêu tả tâm trạng suy nghĩ: lo lắng, nóng lịng muốn phá tan kế hoạch của Âu Lạc).
Trang 20
Để có được Triệu Đà, Trọng Thủy nghe theo lời sắp đặt của vua cha đi cầu hôn Mị Châu
- con gái của vua An Dương Vương (tâm trạng hồi hộp, muốn tìm cách nhanh chóng đánh
bại Âu Lạc, không mảy may quan tâm đến Mị Châu).
Trong thời gian sống ở Âu Lạc, bên cạnh tìm cách phá vỡ sự phòng thủ của Âu Lạc,
Trọng Thủy bị rung động thực sự trước tình cảm của Mị Châu (tâm trạng khó xử khi một
bên là nhiệm vụ của quốc gia với lời vua cha liên tục thôi thúc, một bên là tình cảm sâu
nặng với người vợ thủy chung hết lịng vì mình).
Những căng thẳng khi nịnh Mị Châu cho xem trộm nỏ thần và đánh tráo nó.
Tâm trạng dằn vặt khi trót lừa Mị Châu xen lẫn những trăn trở về nghĩa vợ chồng khi
cách xa và hai nước thất hòa.
Mang nỏ thần về Triệu Đà với tâm trạng bồn chồn lo lắng cho Mị Châu trước một cuộc
chiến tranh sắp xảy ra giữa hai nước.
Một mặt vẫn giúp vua cha thực hiện kế hoạch, mặt khác lại tìm cách liên lạc với Mị Châu
để ngầm báo và đón Mị Châu đi trốn nhưng kế hoạch thất bại.
Cuối cùng, chiến tranh kết thúc, theo dấu lơng ngỗng, Trọng Thủy tìm thấy xác Mị Châu
bên bờ biển.
Đau đớn, Trọng Thủy ôm xác đi chôn cất với những lời lẽ thú tội muộn màng.
Kể từ đó, cho dù đã có được Âu Lạc và lên ngai vàng nhưng Trọng Thủy vẫn nhớ đến Mị
Châu khôn nguôi.
Một hôm, dạo chơi trong vườn uyển, nhìn xuống giếng trong, tương tư tưởng bóng Mị
Châu dưới nước, Trọng Thủy liền nhảy xuống giếng.
c. Kết bài: Lời xin lỗi của Trọng Thủy.
Bài 7: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái,
cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái
vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hằng ngày nó
cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ
tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Trang 21
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngồi. Quen
thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so
với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta khơng tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó
cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở
lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã khơng chú
ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
(Ếch ngồi đáy giếng)
a. Xác định sự việc của văn bản trên.
b. Sự việc nào được coi là sự việc tiêu biểu và chi tiết nào được coi là chi tiết tiêu biểu? Sự
việc và chi tiết tiêu biểu ấy góp phần thể hiện tính cách gì của nhân vật và nội dung tư
tưởng của tác phẩm?
Gợi ý làm bài
a. Các sự việc:
Ếch sống lâu trong đáy giếng, tưởng trời chỉ bé bằng cái vung nên ra oai với các lồi vật.
Hằng ngày, nó cất tiếng kêu ra oai khiến các loài vật khác hoảng sự.
Trời mưa to, nước giếng dềnh lên đưa ếch ra ngồi miệng giếng.
Ếch khơng tin bầu trời rộng lớn nên cất tiếng kêu ra oai.
Ếch bị con trâu đi qua dẫm bẹp.
b. Sự việc tiêu biểu:
+ Ếch tưởng bầu trời bé bằng cái vung nên ra oai với các loài vật.
+ Trời mưa to, nước giếng dềnh lên đưa ếch ra ngồi miệng giếng.
Chi tiết tiêu biểu:
+ Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể.
+ Cịn con ếch vì mải nhìn lên trời đã khơng chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu
đi qua dẫm bẹp.
Sự việc và chi tiết tiêu biểu trên đã góp phần tơ đậm tính cách tự cao tự đại của nhân vật
ếch, thể hiện ý nghĩa của câu chuyện đó là phê phán tính tự cao tự đại, khuyên con người
ta cần biết khiêm tốn.
Trang 22
Bài 8: Xác định các sự việc và chi tiết tiêu biểu của truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn
Quang Sáng)
Gợi ý làm bài
Sự việc và chi tiết tiêu biểu:
Sự việc bé Thu nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là ba. Chi tiết: bé Thu hất cái trứng
cá mà ông Sáu gắp ra khỏi bát, nói trổng với ông Sáu.
Sự việc bé Thu nhận ra ông Sáu là ba. Chi tiết vết sẹo trên má ông Sáu và chi tiết bé Thu
chạy lại ôm hôn ông Sáu trước khi lên đường đi chiến đấu.
Sự việc ông Sáu ở chiến trường nhớ thương con. Chi tiết ông làm chiếc lược ngà để tặng
con.
Bài 9: Cho đề bài: “Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người thân”. Xác định các sự
việc cần kể, sự việc chi tiết tiêu biểu.
Gợi ý làm bài
Kỉ niệm đó là gì? Với ai? Để lại ấn tượng gì sâu sắc trong lòng em?
Các sự việc kể diễn ra theo trình tự thời gian: có sự việc bắt đầu, sự việc diễn biến, sự
việc cao trào và sự việc kết thúc.
Sự việc tiêu biểu và chi tiết tiêu biểu thường nằm ở sự việc cao trào
Bài 10: Truyện Tấm Cám có những sự việc nào?
Gợi ý làm bài
Các sự việc:
+ Ngày xưa, Tấm hiền lành chăm chỉ, xinh đẹp, mồ cơi cha mẹ từ nhỏ, phải sống với dì
ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ tên là Cám.
+ Tấm luôn bị mẹ con Cám ghen ghét và ngược đãi:
Tấm bị Cám lừa trút hết giỏ tép của mình sang giỏ của Cám để Cám giành chiến cơng
được cái yếm đỏ
Biết Tấm nuôi cá bống, mẹ con Cám đã lừa Tấm giết thit cá bống, cướp đi nỗi niềm bầu
bạn của Tấm
Ngày hội, dì ghẻ trộn gạo lẫn thóc bắt Tấm phải ở nhà nhặt xong mới được đi xem hội.
Trang 23
+ Mỗi lần Tấm bị mẹ con Cám ngược đãi, Tấm đều được Bụt hiện lên giúp đỡ:
Bụt bảo Tấm ni con cá bống cho có bạn.
Bụt bảo Tấm chôn xương cá bống để đến ngày hội Tấm có quần, giày đẹp đi chơi hội.
Bụt sai chim sẻ nhặt thóc cho Tấm.
+ Tấm đi xem hội, đến chỗ lội, đánh rơi một chiếc giày xuống nước. Nhờ chiếc giày đánh
rơi, Tấm được vua biết đến và lấy làm vợ.
+ Tấm về giỗ cha. Mẹ con Cám đã lập mưu giết Tấm rồi đưa Cám vào thay thế Tấm.
+ Tấm chết hóa thành chim vàng anh. Chim vàng anh bị Cám giết lại hóa thành cây xoan
đào. Khi Cám chặt cây xoan đào đóng thành khung cửi thì mỗi khi dệt cửi, con ác bằng
gôc trên khung cửi lại kêu “Cót ca cót két. Lấy tranh chồng chị/ Chị khoét mắt ra”. Cám
đốt khung cửi đổ tro ở nơi xa, từ đống tro mọc lên một cây thị lớn, chỉ có một quả. Một bà
cụ bán hàng nước được quả thị, mang về nhà.
+ Mỗi khi bà cụ đi vắng, một cô gái - Tấm từ quả thị chui ra dọn dẹp nấu ăn giúp bà cụ.
+ Một hôm, vua đi chơi ghé vào quán nước của bà cụ. Nhờ miếng trầu, vua đã gặp lại Tấm
và đưa Tấm về cung.
+ Tấm trở lại hạnh phúc bên vua cịn mẹ con Cám phải trả giá một cách đích đáng: Cám bị
dội nước sôi chết. Thấy Cám chết, mụ dì ghẻ cũng lăn đùng ra chết.
Bài 11: Tìm các sự việc được kể trong đoạn sau và cho biết đâu là sự việc và chi tiết tiêu
biểu:
Mẹ tôi là người hiền lành, nhu nhược, thích sống ỷ lại phụ thuộc. Bà quá tin vào sự bất
biến của tình yêu, tình thương của người chồng, đã từng hụt bước một lần suýt chết vì sự
cả tin ấy. Bài học đáng lẽ phải nhớ đời mà đến mau quên. Vì bà nghĩ rằng có người chồng
xấu và có người chồng tốt. Lúc ăn ở với nhau người chồng nào chả tốt, chả có những biểu
hiện cảm động về sự hi sinh và lịng chung thủy. Bà ngoại tơi thì khác, là một người đàn bà
hồn tồn khác. Cụ chỉ tin có chính mình, tháo vát và quyết đốn. Cụ lấy chồng năm mười
hai tuổi, sinh con đầu lòng năm mười ba tuổi, sống với ơng tơi được mười năm, đẻ chín
người con, mẹ tơi là con gái út thì cụ góa chồng. Cụ bán nhà bán ruộng ở quê lên Hà Nội
kiếm sống. Ba mươi năm sau cụ đã tạo dựng được một đại gia đình bề thế ở đất kinh kỳ.
Mà không nhờ một ai cả, không chịu ơn một ai cả, tự mình quyết định mọi việc. Nhưng cụ
cịn là một bà già độc tài. Mẹ đã ra lệnh, có lúc sai lúc đúng nhưng các con của bà phải
Trang 24
nhất nhất tuân theo, cấm cãi. Năm mẹ tôi đã ngót bốn mươi, tơi đã mười ba cịn được
chứng kiến bà ngoại bắt mẹ nằm dài trên tấm ngựa vừa đánh roi, vừa kể tội như đánh đứa
trẻ. Ấy là bà tơi đã thương mẹ tơi nhiều lắm vì đứa con gái út có số phận hẩm hiu nhất
trong chín người con của cụ. Bà tơi có vốn riêng, khơng nhiều cũng khơng ít, đến ở với
con nào cụ cũng đều đưa tiền ăn, mọi sự mua sắm, quà cáp đi chơi, đi lễ đều là tiền của cụ.
Cụ sống với mỗi con một năm, sống với mẹ tôi nhiều năm hơn. Cụ ở đâu thì người chủ gia
đình là cụ, các con các cháu làm gì đều phải trình bẩm, làm trái ý thì cứ việc nằm dài ra
nhận đòn đau.
(Mẹ và bà ngoại, Nguyễn Khải)
Gợi ý làm bài
- Các sự việc:
+ “mẹ tôi” là người hiền hành, nhu nhược, thích sống ỷ lại phụ thuộc.
+ “bà ngoại tơi” tháo vát, quyết đoán:
Chồng chết, bán nhà bán ruộng đem đàn con lên Hà Nội lập nghiệp.
Ba mươi năm sau tạo dựng được một gia đình bề thế ở đất kinh kỳ.
+ Bà ngoại còn là một người độc tài:
Bắt các con phải nghe theo bà.
Năm mẹ tơi đã ngót bốn mươi, tơi đã mười ba còn được chứng kiến bà ngoại bắt
mẹ nằm dài trên tấm ngựa vừa đánh roi, vừa kể tội như đánh đứa trẻ.
Đến ở với con nào bà cũng bỏ tiền chi tiêu tất cả.
Bà ở đâu là làm chủ gia đình đó.
- Sự việc và chi tiết tiêu biểu:
+ Bà ngoại bán nhà quê lên Hà Nội một mình mưu sinh ni một đàn con
+ Là người độc tài, bắt các con phải nghe theo, không nghe theo thì đánh địn cho dù cịn
trẻ hay đã già.
Bài 12: Với đề bài và dàn ý sau, chi tiết nào là chi tiết tiêu biểu cần kể tập trung?
Đề bài: Tưởng tượng mình là nhân vật Pê-nê-lốp, em hãy kể lại chuyện Uy-lít-xơ trở về
(trích sử thi Ơ-đi-xê).
Trang 25