CHUYÊN ĐỀ 7
Mục tiêu
Kiến thức
+ Trình bày được đặc trưng các thể văn nghị luận trung đại (phú, cáo) về mặt kết
cấu, hình tượng, lời văn, lập luận.
+ Khai thác giá trị văn học, lịch sử của các văn bản, thấy được niềm tự hào về
truyền thống, văn hóa, lịch sử dân tộc; ý thức về chủ quyền bảo vệ lãnh thổ.
+ Phác thảo lịch sử tiếng Việt từ nguồn gốc, các quan hệ tiếp xúc, hệ thống chữ viết
tiếng Việt.
+ Đánh giá vai trò tiếng Việt trong lịch sử đất nước.
+ Làm rõ tính quan trọng của văn bản thuyết minh.
Kĩ năng
+ Nhận biết và mô tả vai trò của văn biền ngẫu trong việc thể hiện các luận điểm
của tác giả.
+ Thu nhập các điển cố, điển tích trong việc thể hiện các nội dung của tác giả.
+ Viết/ nói về giá trị của văn bản nghị luận trung đại.
+ Sử dụng tiếng Việt đảm bảo tính chính xác, tính thẩm mĩ và văn hóa giao tiếp.
+ Vận dụng thao tác, phương pháp thuyết minh để tạo ra bài văn thuyết minh.
Trang 1
A. VĂN BẢN VĂN HỌC
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
PHÚ SƠNG BẠCH ĐẰNG (Bạch Đằng giang phú, Trương Hán Siêu)
1. Giới thiệu chung
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Được viết khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi.
- Viết bằng chữ Hán, thể phú (phú cổ thể).
b. Đề tài
Đề tài: sông Bạch Đằng, nơi ghi dấu nhiều chiến công trong lịch sử giữ nước của dân tộc.
c. Nội dung
- Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
- Tư tưởng nhân văn cao đẹp.
Tiêu biểu cho văn học yêu nước thời Lí – Trần.
d. Nghệ thuật
- Câu từ đơn giản, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt.
- Hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa cụ thể vừa khái quát.
- Ngôn từ trang trọng, hào sảng và gợi nhiều cảm xúc.
2. Nhân vật khách và cuộc du ngoạn (Đoạn mở)
a. Nhân vật khách
- Là sự phân thân của tác giả.
- Là người yêu thiên nhiên, ham du ngoạn, tâm hồn phóng khống.
- Là người có hiểu biết sâu rộng, có tráng chí bốn phương.
b. Cuộc du ngoạn
- Cảnh sắc Bạch Đằng:
+ Hùng vĩ, hoành tráng và thơ mộng: sóng kình mn dặm, đi trĩ một màu…
+ Ảm đạm hiu hắt: bờ lau, bến lách, gò đầy xương khô…
- Tâm trạng khách:
+ Tự hào, say đắm trước thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng.
+ Buồn đau, nuối tiếc, nhớ thương những anh hùng năm xưa.
3. Câu chuyện của các Bơ Lão (Đoạn giải thích)
a. Nhân vật khách
Trang 2
- Là người dân địa phương hoặc sự phân thân của tác giả.
- Là người yêu thiên nhiên, ham du ngoạn, tâm hồn phóng khống.
- Là người có hiểu biết sâu rộng, có tráng chí khắp bốn phương.
b. Trận chiến Bạch Đằng
- Lực lượng hai bên hùng hậu: hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.
- Thế trận quyết liệt, giằng co: được thua chửa phân, bắc nam chống đối.
- Làm kinh thiên động địa: nhật nguyệt phải mờ, trời đất chừ phải đổi.
- Kết cục: hung đồ hết lối, nhục quân thù khôn rửa nổi.
c. Nghệ thuật: So sánh, phóng đại, đối, câu văn dài ngắn linh hoạt.
4. Bình luận của các Bơ Lão (Đoạn bình luận)
Ngun nhân làm nên chiến thắng:
- Thiên thời: trời cũng chiều người.
- Địa lợi: trời đất cho nơi hiểm trở.
- Nhân hòa: nhân tài giữ cuộc điện an.
Nhấn mạnh vai trò của con người: bởi đại vương coi thế giặc nhàn.
5. Bài ca của các Bô Lão và khách (Đoạn kết)
- Bài ca của các Bô Lão khẳng định: kẻ bất nghĩa tiêu vong, anh hùng lưu danh thiên cổ.
- Bài ca của khách: nhấn mạnh nhân tố quyết định chiến thắng là con người, là nhờ công
đức của các vị vua Trần.
Niềm tự hào dân tộc và cảm hứng nhân văn sâu sắc.
ĐẠI CÁO BÌNH NGƠ (Bình Ngơ đại cáo, Nguyễn Trãi)
1. Tác giả Nguyễn Trãi
a. Cuộc đời
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu Ức Trai.
- Quê gốc: làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà
Nội).
- Gia đình: có truyền thống u nước, văn hóa, văn học.
- Các giai đoạn trong cuộc đời:
+ Thuở thiếu thời chịu nhiều đau thương, mất mát.
+ Thời thanh niên nhiều sóng gió: làm quan, bị bắt giam rồi không được tin dùng...
+ Thời trung niên: xin về ở ẩn, cuối đời chịu án oan, bị khép vào tội “tru di tam tộc”.
Trang 3
b. Sự nghiệp
- Tác phẩm chính:
+ Chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngơ đại cáo, Ức trai thi tập, Chí Linh Sơn
Phú, Lam Sơn thực lục...
+ Chữ Nơm: Quốc âm thi tập.
- Đặc điểm thơ văn:
+ Nhà văn chính luận kiệt xuất:
Tư tưởng chủ đạo: nhân nghĩa, yêu nước, thương nhân.
Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
+ Nhà thơ trữ tình sâu sắc:
Hình tượng người anh hùng vĩ đại: ngay thẳng, nhân nghĩa.
Yêu thiên nhiên, đất nước...
- Đóng góp:
+ Nội dung: văn chương Nguyễn Trãi hội tụ cảm hứng yêu nước và nhân đạo.
+ Nghệ thuật:
Thể loại: nhà văn chính luận kiệt xuất.
Ngôn ngữ: khai sáng văn học tiếng Việt.
→ Là nhà văn, nhà thơ kiệt xuất, là danh nhân văn hóa thế giới có đóng góp lớn cho sự
phát triển của văn hóa, văn học dân tộc.
2. Tác phẩm
- Hồn cảnh sáng tác:
+ Sau khi đại thắng giặc Minh.
+ Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngơ, công bố vào đầu năm 1428
như bản tuyên ngôn độc lập.
- Thể cáo: Thể văn nghị luận cổ thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày
những vấn đề quan trọng với dân chúng.
3. Luận đề chính nghĩa
a. Nguyên lí nhân nghĩa
- Nhân nghĩa là yên dân, là trừ bạo.
- Chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ cuộc sống yên ổn của nhân dân là nhân nghĩa.
Trang 4
b. Khẳng định độc lập
Độc lập, chủ quyền của Đại Việt như một chân lí khách quan: có tên nước, nền văn
hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán riêng; có lịch sử lâu đời, có anh hùng hào
kiệt...
4. Tố cáo tội ác của giặc
a. Tội ác của giặc
- Tán sát dã man người vơ tội.
- Thuế khóa nặng nề.
- Vơ vét sản vật, tàn hại môi trường sống.
- Bắt nhân dân phục dịch, phu phen liên miên.
- Trúc Lam Sơn không ghi hết tội, nước Đông hải không rửa sạch mùi.
b. Nghệ thuật
- Nghệ thuật: liệt kê, ẩn dụ, đối, câu hỏi tu từ...
- Lời văn lúc uất hận, trào sôi, khi đau đớn, nghẹn ngào... như một bản tuyên ngon nhân
quyền của thời đại.
5. Quá trình kháng chiến và thắng lợi
a. Khó khăn, gian khổ
- Những khó khăn buổi đầu chất chồng: thiếu niên thời, địa lợi, nhân hịa.
- Vượt qua nhờ tinh thần đồn kết và lối đánh du kích: nhân dân bốn cõi một nhà, thế trận
xuất kì...
b. Phản cơng thắng lợi
- Chiến thắng của ta được đo bằng sự rộng lớn, kì vĩ của thiên nhiên: trúc chẻ tro bay, tan
tác chim muông...
- Thất bại của địch được miêu tả qua nghệ thuật liệt kê, phóng đại: tanh trơi vạn dặm, thây
chất đầy núi...
c. Nghệ thuật
- Câu văn dài ngắn, biến hóa linh hoạt.
- Âm điệu nhanh, mạnh, gấp như sóng trào, bão cuốn...
- Đối lập: sự thảm bại, nhục nhã của giặc >< bản anh hùng ca dao hào sảng của khởi nghĩa
Lam Sơn.
6. Lời tuyên bố: Tuyên bố chiến thắng, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa
Trang 5
- Tuyên bố nền độc lập của dân tộc đã được lập lại: xã tắc từ đây vững bền...
- Viễn cảnh đất nước tươi sáng, huy hoàng: bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy
tân khắp chốn.
- Cảm hứng về sự vận động tất yếu từ “bĩ” đến “thái”, niềm tin vào tương lai thái bình,
tươi sáng của đất nước.
HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA (Thân Nhân Trung)
1. Giới thiệu
a. Tác giả
- Thân Nhân Trung (1418 – 1499)
- Quê quán: làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
- Đỗ tiến sĩ năm 1469, nổi tiếng về tài văn chương, là phó nguyên súy của hội Tao đàn.
b. Tác phẩm
- Do Thân Nhân Trung soạn năm 1484.
- Là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội).
2. Nội dung
a. Vai trò của hiền tài
- Hiền tài là ngun khí của quốc gia.
- Hiền tài có quan hệ lớn tới sự thịnh suy của đất nước.
b. Chính sách nhà nước với hiền tài
- Trọng đãi bằng nhiều cách: ban khoa danh, chức tước, ghi tên ở bảng vàng, ban yến
tiệc,... nhưng vẫn là chưa đủ.
- Cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách.
c. Ý nghĩa việc khắc bia
- Khuyến khích nhân tài.
- Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác.
- Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững lâu dài.
3. Nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc chiết, giàu sức thuyết phục.
Bài 1: Trình bày những hiểu biết của anh/chị về thể phú và địa danh sông Bạch Đằng. Bài
Phú sông Bạch Đằng ra đời trong hoàn cảnh nào?
Gợi ý làm bài:
Trang 6
Thể phú:
+ Là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục,
kể sự việc hoặc bàn chuyện đời…
+ Có hai loại: phú cổ thể (có trước thời Đường) và phú Đường luật.
+ Bố cục: thường gồm 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận, đoạn kết.
Sơng Bạch Đằng:
+ Một nhánh sông đổ ra biển Đông, nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phịng, nơi ghi dấu
nhiều chiến cơng trong lịch sử giữ nước của dân tộc.
+ Là địa danh gợi nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều tác giả: Trần Minh Tông (Bạch
Đằng giang), Nguyễn Sưởng (Bạch Đằng giang), Nguyễn Trãi (Bạch Đằng hải khẩu)...
Bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu chưa rõ được viết năm nào, có lẽ
khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi.
Bài 2: Bài Phú sông Bạch Đằng mở ra với hình tượng nhân vật khách được khắc họa rõ
nét. Qua chín câu đầu, anh/ chị nhận ra khách là người như thế nào?
Gợi ý làm bài:
Hình tượng nhân vật khách qua chín câu đầu:
+ Là sự phân thân của tác giả
+ Có tâm hồn phóng khống, yêu thiên nhiên, ham thích việc du ngoạn: giương buồm
dong gió, lướt bể chơi trăng mải miết…
+ Là người từng trải, có hiểu biết sâu rộng (sách vở và thực tế): đâu mà chẳng biết,
đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ..
+ Có tráng chí bốn phương: ln khao khát lên đường, khao khát được mở rộng tầm
mắt và tâm hồn.
→ Một trí thức phong kiến có tầm hiểu biết rộng, có tâm hồn phóng khống.
Bài 3: Trong bài Phú sơng Bạch Đằng, vì sao khách lại chọn sơng Bạch Đằng để du
ngoạn? Cảnh sắc thiên nhiên nơi đây tác động đến cảm xúc của khách như thế nào? Qua
đó, anh chị hiểu thêm điều gì về nhân vật khách?
Gợi ý làm bài:
Khách chọn sông Bạch Đằng để du ngoạn vì: Bạch Đằng khơng chỉ gắn với cảnh đẹp,
thiên nhiên phóng khống mà cịn gắn với những chiến cơng hiển hách của dân tộc trong
Trang 7
lịch sử. Đến Bạch Đằng, “khách” có thể thỏa sức ngắm cảnh, đắm mình trong thiên nhiên
đồng thời nhớ lại và tìm hiểu thêm về lịch sử dân tộc, thỏa “tráng chí” bốn phương.
Cảnh sắc thiên nhiên Bạch Đằng:
+ Bát ngát, hùng vĩ: sóng kình mn dặm, đi trĩ một màu.
+ Trong sáng, nên thơ: nước trời một sắc, phong cảnh ba thu.
+ Ảm đạm, hiu hắt: bờ lau, bến lách, sơng chìm, giáo gãy…
Tâm trạng khách: ngây ngất, say đắm khi đối diện với trước thiên nhiên ban đầu nhưng
chạnh buồn vì cảnh vật gợi nhắc dấu tích chiến trường xưa, nhớ những anh hùng nay vắng
bóng.
→ Khách cịn là người yêu đất nước, gắn bó với lịch sử dân tộc.
Bài 4: Trong bài Phú sông Bạch Đằng, các bơ lão là ai? Có vai trị như thế nào trong bài
phú? Qua lời kể của các bô lão, trận chiến năm xưa hiện lên như thế nào? Tác giả đã sử
dụng nghệ thuật gì trong đoạn này?
Gợi ý làm bài:
Các bơ lão: có thể là người dân địa phương, cũng có thể là sự phân thân của tác giả.
Vai trị: người kể lại và bình luận về trận nhị thánh bắt Ơ Mã, trận Ngơ chúa phá Hoằng
Thao trên sông Bạch Đằng xưa.
Các bô lão hồi tưởng lại trận: nhị thánh bắt Ô Mã năm 1288:
+ Lực lượng hai bên hùng hậu: hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.
+ Thế trận quyết liệt, giằng co: được thua chửa phân, bắc nam chống đối.
+ Làm kinh thiên động địa: nhật nguyệt phải mờ, trời đất sắp đổi.
+ Kết cục: hung đồ hết lối, nhục quân thù khôn rửa nổi.
+ Câu văn dài, ngắn linh hoạt, giọng kể nhiệt huyết, thái độ tự hào, các bô lão đã tái
hiện sinh động diễn biến của trận chiến năm xưa.
Nghệ thuật: so sánh, phóng đại, đối, câu văn dài ngắn khác nhau.
Bài 5: Qua lời bình luận của các bơ lão trong bài Phú sông Bạch Đằng, đoạn 3, theo anh/
chị, những yếu tố nào làm nên chiến thắng Bạch Đằng? Yếu tố nào giữ vai trò quan trọng
nhất?
Gợi ý làm bài:
Những yếu tố làm nên chiến thắng Bạch Đằng dựa vào phần lí thuyết trọng tâm.
Trang 8
Bài 6: Suy nghĩ của anh/ chị về bài ca của các bô lão và khách ở đoạn kết trong bài Phú
sông Bạch Đằng.
Gợi ý làm bài:
Bài ca của các bơ lão và khách: sâu sắc, giàu triết lí, được đúc rút từ đời sống, từ lịch sử
dân tộc:
+ Bài ca của các bơ lão khẳng định chân lí: bất nghĩa tiêu vong, anh hùng để tiếng, đó
là quy luật tất yếu của đời sống như quy luật của tự nhiên là sông luôn đổ ra biển rộng.
+ Bài ca của khách: khẳng định: con người luôn là yếu tố quan trọng nhất làm nên
chiến thắng. Nhờ những vị vua tài đức (anh minh) mà đất nước mới thanh bình, phát triển
và vững mạnh.
→ Những triết lí đó vẫn cịn nguyên giá trị trong đời sống hôm nay.
Bài 7: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Phú sông Bạch Đằng. Bài phú được đánh
giá như thế nào trong văn học trung đại?
Gợi ý làm bài:
Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Phú sông Bạch Đằng: dựa vào mục 5 phần Nội
dung bài học.
Bài 8: Nguyễn Trãi là một nhân vật tồn tài hiếm có nhưng cũng là một con người phải
chịu những oan khiên hiếm có trong thời phong kiến. Anh/ chị suy nghĩ gì về nhận định
nêu trên?
Gợi ý làm bài:
Nguyễn Trãi là một nhân vật tồn tài hiếm có nhưng cũng là một con người phải chịu
những oan khiên hiếm có trong thời phong kiến.
Gợi ý:
+ Nhận định đúng và sâu sắc. Có thể thấy rõ qua toàn bộ cuộc đời và con người
Nguyễn Trãi.
+ Nhân vật tồn tài hiếm có: là nhà quân sự, nhà chính trị, ngoại giao, nhà văn chính
luận kiệt xuất, nhà thơ lớn của dân tộc, một nhà văn hóa lớn...
+ Oan khiên hiếm có: đang hăm hở đứng ra gánh vác việc nước thì bị khép vào đại
tội: giết vua, phải chịu án: tru di tam tộc (giết cả ba họ).
Bài 9: Tìm những dẫn chứng cho thấy Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận kiệt xuất,
đồng thời cũng là một nhà thơ trữ tình sâu sắc.
Trang 9
Gợi ý làm bài:
Nguyễn Trãi vừa là nhà văn chính luận kiệt xuất vừa là nhà thơ trữ tình sâu sắc của dân
tộc:
+ Nhà văn chính luận kiệt xuất:
Khối lượng văn chính luận lớn: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngơ đại cáo, chiếu
biểu viết dưới thời Lê...
Tư tưởng chủ đạo: nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
Nghệ thuật đạt trình độ mẫu mực: kết cầu chặt chẽ, lập luận sắc bén...
+ Nhà thơ trữ tình sâu sắc:
Số lượng: Ức Trai thi tập (khoảng 105 bài), Quốc âm thi tập (254 bài).
Hình tượng người anh hùng vĩ đại: ngay thẳng, nhân nghĩa, yêu nước, thương dân,
khao khát một xã hội thái bình, thịnh trị.
Một con người trần thế yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, cuộc sống.
→ Hai tập thơ ghi lại hình ảnh Nguyễn Trãi vừa là người anh hùng vĩ đại vừa là một con
người trần thế.
Bài 10: Chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Trãi cho văn học nước nhà.
Gợi ý làm bài:
Dựa vào phần Kiến thức trọng tâm.
Bài 11: Vì sao đoạn mở đầu bài cáo có ý nghĩa giống như một bản tuyên ngôn độc lập?
Gợi ý làm bài:
Đoạn mở đầu bài cáo có ý nghĩa giống như một bản tun ngơn độc lập vì:
+ Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
Nhân nghĩa cốt ở yên dân. Muốn yên dân thì phải “trừ bạo”.
Đánh đuổi giặc Minh xâm lược, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân là thực
hiện nhân nghĩa.
+ Khẳng định sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của Đại Việt:
Đó là chân lí khách quan, là sự thật hiển nhiên vốn có từ lâu đời: bản dịch cố gắng
lột tả điều đó qua các từ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác...
Trang 10
Những căn cứ xác định độc lập, chủ quyền dân tộc là rõ ràng, không thể phủ nhận:
tên gọi, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử dân tộc, thể
chế riêng với “hào kiệt đời nào cũng có”.
→ Nếu Sơng núi nước Nam khẳng định độc lập dựa vào lãnh thổ và chủ quyền thì Đại cáo
bình Ngơ bổ sung thêm văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. Đó là bước tiến của tư tưởng
thời đại và cho thấy tầm cao nhận thức của Nguyễn Trãi.
Bài 12: Tác giả đã tố cáo những tội ác nào của giặc Minh? Tội ác thâm độc và man rợ nhất
là gì? Nguyễn Trãi đã sử dụng những nghệ thuật nào để lay động nhận thức và trái tim
người đọc?
Gợi ý làm bài:
Bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh:
+ Tàn sát dã man người vô tội: nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ
xuống dưới hầm tai vạ.
+ Thuế khóa nặng nề: sạch khơng đầm núi.
+ Vơ vét sản vật quý hiếm, tàn hại môi trường sống: người bị ép xuống biển, kẻ vào
núi đãi cát tìm vàng, chốn chốn lưới chăng, nơi nơi cạm đặt...
+ Bắt nhân dân phục dịch, phu phen liên miên: xây nhà, đắp đất, phục dịch, tan tác cả
nghề canh cửi...
Tội ác man rợ nhất là tội tàn sát người vô tội bằng cách thiêu hoặc chơn sống. Hình
ảnh: “Nướng dân đen, vùi con đỏ..." vừa có ý nghĩa tả thực vừa có tính khái quát cao tố
cáo những tội ác khủng khiếp của giặc Minh khiến trời không dung, đất không tha.
→ Khái quát tội ác: trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
→ Lời văn lúc uất hận, trào sôi, khi đau đớn, nghẹn ngào... như một bản tuyên ngôn nhân
quyền của thời đại.
Nghệ thuật: liệt kê, ẩn dụ, đối, câu hỏi tu từ...
Bài 13: Tìm những chi tiết tái hiện giai đoạn khó khăn buổi đầu của khởi nghĩa Lam Sơn.
Lê Lợi và nghĩa quân đã vượt qua bằng cách nào?
Gợi ý làm bài:
Những khó khăn buổi đầu của khởi nghĩa Lam Sơn:
+ Thiếu thiên thời: cờ nghĩa dấy lên... lúc quân thù đương mạnh.
+ Thiếu địa lợi: Núi Lam Sơn, chốn hoang dã.
Trang 11
+ Thiếu nhân hòa: tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu, việc bôn tầu
thiếu kẻ đỡ đần...
→ Tình thế nghĩa qn đơi khi ngàn cân treo sợi tóc: Linh Sơn lương hết mấy tuần, Khơi
Huyện qn khơng một đội.
Khắc phục:
+ Tinh thần đồn kết: Nhân dân bốn cõi một nhà, tướng sĩ một lòng phụ tử.
+ Chọn chiến thuật đánh du kích: thế trận xuất kì, dùng qn mai phục lấy ít địch
nhiều...
→ Phát động một cuộc chiến tranh nhân dân, Lê Lợi đã lãnh đạo nghĩa quân vượt qua khó
khăn, thử thách và đi đến thắng lợi.
Bài 14: Q trình phản cơng và đi đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn được tái hiện
thơng qua những nghệ thuật nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật.
Gợi ý làm bài:
Nghệ thuật miêu tả quá trình phản công và đi đến thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn:
+ Chiến thắng của ta được đo bằng sự rộng lớn, kì vĩ của thiên nhiên: sấm vang chớp
giật, trúc chẻ tro bay, tan tác chim muông...
+ Thất bại của địch được miêu tả qua nghệ thuật liệt kê, phóng đại: máu chảy thành
sơng, tanh trơi vạn dặm, thây chất đầy nội...
+ Câu văn dài ngắn, biến hóa linh hoạt.
+ Âm điệu nhanh, mạnh, gấp như sóng trào, bão cuốn...
→ Đối lập: sự thảm bại, nhục nhã của giặc >< bản anh hùng ca hào sảng của khởi nghĩa
Lam Sơn.
Bài 15: Ở đoạn 4, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi tuyên bố điều gì? Bài học lịch sử nào được rút
ra ở đây.
Gợi ý làm bài:
Nguyễn Trãi thay Lê Lợi tuyên bố: nền độc lập của dân tộc được khôi phục. Đất
nước đi vào công cuộc đổi mới: Xã tắc từ đây vững bền/ Giang sơn từ đây đổi mới.
Bài học lịch sử: bĩ rồi lại thái, hối rồi lại minh - vận động, thay đổi là quy luật tất
yếu của đời sống, quy luật chung là hướng tới sự ổn định và phát triển tốt đẹp hơn.
→ Tin vào tương lai phục hưng tươi sáng của đất nước.
Trang 12
Bài 16: Hiền tài có vai trị như thế nào đối với mỗi quốc gia? Nhà nước phong kiến đã làm
những việc gì để thể hiện sự trọng đãi hiền tài?
Gợi ý làm bài:
Vai trò của hiền tài đối với quốc gia:
+ Hiền tài: người tài cao, học rộng, có đạo đức.
+ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: Hiền tài là khí chất ban đầu làm nên sự sống
còn và phát triển của đất nước, xã hội.
+ Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh, suy của đất nước.
+ Nhà nước phong kiến đã làm nhiều việc để thể hiện sự trọng đãi hiền tài:
+ Trọng đãi bằng nhiều cách, làm đến mức cao nhất để khích lệ nhân tài: ban khoa
danh, chức tước, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc...
→ Nhưng những việc đã làm, triều đình vẫn thấy là chưa đủ, chưa thật xứng đáng với vai
trị, vị trí của hiền tài. Vì vậy, cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách.
Bài 17: Việc khắc bia tiến sĩ có ý nghĩa, tác dụng gì?
Gợi ý làm bài:
Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ:
+ Khuyến khích nhân tài “khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện
danh tiết, gắng sức giúp vua...
+ Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác “kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó
mà cố gắng”.
+ Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu “dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai,
vừa để rèn giữa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước”.
→ Như vậy, việc khắc bia tiến sĩ là một việc làm quan trọng, thể hiện sự trọng đãi hiền tài
của nhà nước phong kiến đồng thời thể hiện khát vọng về sự phát triển bền vững của quốc
gia.
Bài 18: Anh/ chị rút ra bài học lịch sử gì từ việc khắc bia tiến sĩ được đặt ra từ thể kỉ XV?
Gợi ý làm bài:
Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia tiến sĩ từ thế kỉ XV:
+ Cần biết quý trọng hiền tài vì thời đại nào hiền tài cũng ln là “ngun khí quốc
gia”.
Trang 13
+ Hiền tài quyết định sự thịnh suy của đất nước. (Triều Lê Thánh Tông quý trọng hiền
tài, biết dùng nhân tài nên là một trong những triều đại hoàng kim nhất trong lịch sử chế
độ phong kiến Việt Nam). Một quốc gia khơng trọng dụng hiền tài, khó có thể ổn định và
phát triển.
+ Người xưa đã biết quý trọng hiền tài bằng những việc làm cụ thể, ngày nay, cần có
những chính sách rõ ràng thể hiện rõ sự trân trọng đối với người tài, để người tài có cơ hội
được làm việc và được cống hiến chứ không nên chỉ dừng lại ở những kêu gọi, động viên
chung chung, thiếu thuyết phục.
Bài 19: Vẽ sơ đồ kết cấu của bài văn bia nói trên.
Gợi ý làm bài:
Học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy theo sáng tạo riêng của mình dựa trên kết cấu bài học có
những ý lớn sau:
Vai trò của hiền tài đối với quốc gia
Khuyến khích hiền tài
Việc tiếp tục làm: khắc bia
Việc đã làm
tiến sĩ
Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ
B. TIẾNG VIỆT
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VIỆT NAM
1. Thời kì dựng nước
- Nguồn gốc bản địa: Quá trình phát sinh, phát triển, tồn tại của tiếng Việt song hành với
quá trình hình thành, phát triển, tồn tại của dân tộc Việt Nam.
- Quan hệ họ hàng: Tiếng Việt thuộc họ ngơn ngữ Nam Á, dịng Mơn – Khmer, có quan hệ
gần gũi với tiếng Mường.
2. Thời kì Bắc thuộc, chống Bắc thuộc
- Vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán bằng cách Việt hóa âm đọc, ý nghĩa và phạm vi sử dụng.
- Cách thức vay mượn: Vay mượn trọn vẹn từ Hán, chỉ Việt hóa âm đọc; rút gọn từ Hán;
đảo lại vị trí các yếu tố, đổi yếu tố trong từ ghép; đổi nghĩa, thu hẹp, hoặc mở rộng nghĩa
của từ Hán.
3. Thời kì độc lập tự chủ
- Chữ Hán nắm giữ vị trí chính thống tuy nhiên tiếng Việt vẫn tiếp tục phát triển.
Trang 14
- Việc tiếp xúc, ảnh hưởng, vay mượn tiếng Hán càng làm tiếng Việt trở nên phong phú,
tinh tế, uyển chuyển.
- Dựa vào văn tự Hán, người Việt đã xây dựng một hế thống chữ viết để ghi âm lại tiếng
Việt, đó là chữ Nơm.
4. Thời kì Pháp thuộc
- Tiếng Pháp thay cho chữ Hán nắm vị trí chính thống trong ngơn ngữ hành chính, ngoại
giao, giáo dục.
- Chữ quốc ngữ trở nên thơng dụng, tiếp nhận ảnh hưởng tích cực từ ngơn ngữ, văn hóa
phương Tây.
- Chữ quốc ngữ thúc đẩy sự hình thành, phát triển của nền văn xuôi tiếng Việt hiện đại.
5. Sau Cách mạng tháng Tám đến nay
- Tiếng Việt và chữ Quốc ngữ nắm vai trị chính thống, được sử dụng rộng rãi, ngày càng
hồn thiện, phong phú, chính xác.
- Hồn thiện, xây dựng các thuật ngữ tiếng Việt: Phiên âm thuật ngữ khoa học phương
Tây; vay mượn thuật ngữ khoa học – kỹ thuật qua tiếng Trung Quốc; đặt thuật ngữ thuần
Việt.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Lịch sử tiếng Việt trải qua mấy giai đoạn?
Gợi ý làm bài: Học sinh tự trả lời.
Bài 2: Vì sao tiếng Việt và tiếng Mường lại có quan hệ gần gũi với nhau?
Gợi ý làm bài:
Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, nằm trong họ ngơn ngữ Nam Á. Họ ngôn ngữ Nam Á
được chia ra một số dịng khác nhau, trong đó có dịng Mơn - Khmer. Từ dùng Môn Khmer đã tách ra tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) rồi sau này mới tiếp tục tách ra
thành tiếng Việt và tiếng Mường.
Bài 3: Chữ “thiên” trong các từ sau có gì khác nhau: thiên thu, thiên thư, thiên niên kỉ,
thiên phú, thiên thanh.
Gợi ý làm bài:
Chữ “thiên” trong các từ thiên thư, thiên phú, thiên thanh có nghĩa là trời trong
tiếng Việt.
Chữ “thiên” trong các từ thiên thu, thiên niên kỉ có nghĩa là nghìn trong tiếng Việt.
Trang 15
Bài 4: Truyện cười Tam đại con gà trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập một cho thấy
hiện tượng gì trong lịch sử phát triển tiếng Việt?
Gợi ý làm bài:
Truyện cười Tam đại con gà xoay quanh tình huống gây cười về một người thầy đồ
dạy chữ Hán cho trẻ con nhưng lại dốt nát, không nhớ được mặt chữ với nghĩa của chữ.
Tình huống trên được xây dựng dựa trên một hiện tượng có thật đó là vào thời trung
đại, ngơn ngữ chính thống của nước ta là tiếng Hán, bởi vậy khi đi học chữ, học trị sẽ phải
học chữ Hán để có thể đọc, viết chữ Hán thành thạo. Hiện tượng này đã phản ánh một
chặng đường trong lịch sử phát triển của tiếng.
Bài 5: Cho đoạn trích sau:
Khơng bao lâu, Đà cầu hơn. Vua vơ tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Đà là
Trọng Thủy. Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm làm một cái lẫy nỏ
khác thay cho vuốt Rùa Vàng, nói dối là về phương Bắc thăm cha. Nói rằng: “Tình vợ
chồng khơng thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu
như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại đi tìm nàng, lấy gì làm dấu?”.
Đáp: “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khơn xiết. Thiếp có áo gấm
lơng ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rút lông mà rắc ở ngã ba đường để làm
dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau”.
(Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, Ngữ văn 10, tập 1)
Hãy chỉ ra các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích trên. Cho biết tác dụng của việc
sử dụng các từ Hán Việt đó.
Gợi ý làm bài:
Các từ Hán trong đoạn trích: cầu hôn, nghĩa, thất hào, li biệt.
Các từ Hán Việt này giúp làm cho khơng khí của truyện có phần trở nên cổ kính
hơn, phù hợp với đặc trưng của truyện truyền thuyết luôn xoay quanh những vấn đề lịch
sử. Đồng thời hệ thống từ Hán Việt cũng giúp cho văn bản trở nên trang trọng hơn.
Bài 6: Phân loại các từ sau vào hai nhóm từ mượn tiếng Hán và từ mượn tiếng châu Âu:
mít tinh, văn hóa, hồng nhan, hi sinh, cát xét, cà phê, thiên thu, xăng đan, hồng đề, ti vi,
ghi đơng.
Gợi ý làm bài:
Trang 16
Từ mượn tiếng Hán: văn hóa, hồng nhan, hi sinh, thiên thu.
Từ mượn tiếng châu Âu: mít tinh, cát xét, cà phê, xăng đan, hoàng đề, ti vi, ghi
đơng.
C. TẬP LÀM VĂN
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Tính chuẩn xác
- Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
- Thu nhập đầy đủ tài liệu tham khảo có giá trị.
- Chú ý thời điểm xuất bản của tài liệu và những cập nhật mới.
2. Tính hấp dẫn
- Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác.
- So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc, người nghe.
- Kết hợp sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hóa linh hoạt.
- Phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng thuyết minh được soi rọi nhiều mặt.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Một văn bản thuyết minh như thế nào được coi là chuẩn xác?
Gợi ý làm bài:
Về nội dung: phải khách quan, khoa học, xác thực, phù hợp với chân lí và chuẩn
mực đã được thừa nhận
Về hình thức: rõ ràng, chặt chẽ, chính xác.
Bài 2: Trong văn thuyết minh, các kiểu câu nào được sử dụng?
A. Câu đơn, câu ghép, câu mở rộng thành phần
B. Câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu phủ định
C. Sử dụng kết hợp các kiểu câu.
Gợi ý làm bài:
Đáp án C.
Bài 3: Chỉ ra tính hấp dẫn của văn bản sau:
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát
ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê
Trang 17
nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm q sêu Tết. Khơng cịn gì hợp hơn
với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc nghi lễ. Hồng
cốm tốt đơi... Và khơng bao giờ có hai màu lại hịa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của
cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm,
một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta
thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần và những thức quý của đất mình thay dần bằng
những thức bóng bảy hào nháng và thơ kệch bắt chước người ngồi: những kẻ mới giàu
vơ học có biết đâu mà thưởng thức được những vẻ cao quý, kín đáo và nhũn nhặn?).
Cốm khơng phải thức q của người ăn vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và
ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của
lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và
trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi
hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày
mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh ra lá sen để bao bọc cốm, cũng như
trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.
(Một thứ quà của lúa non: Cốm, Thạch Lam)
Gợi ý làm bài:
Sự quan sát và cảm nhận tinh tế chính xác về màu sắc, hương vị của cốm kết hợp
với sử dụng biện pháp tu từ so sánh màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ
thắm của hồng như ngọc lựu già.
Sử dụng nhiều kiểu câu đặc biệt là câu ghép.
Kết hợp nhiều kiến thức: ẩm thực, hội họa và văn hóa: Lúc bấy giờ ta mới thấy thu
lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu
xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm
của loài thảo mộc...
Có sự kết hợp của các giác quan: thị giác, vị giác...
Có câu văn thể hiện cảm xúc một cách trực tiếp: Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy
những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần và những thức q của đất mình thay dần bằng những
thức bóng bảy hào nháng và thơ kệch bắt chước người ngồi: những kẻ mới giàu vơ học
có biết đâu mà thưởng thức được những vẻ cao quý, kín đáo và nhũn nhặn?
Trang 18
Bài 4: Cho văn bản sau
RAU KHÚC
Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh, sương xuống nhiều nhưng cũng bắt đầu của
những trận mưa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hái rau khúc. Khúc mọc nhiều nhất ở
những chân ruộng mạ bỏ rờm, dọc theo bờ sông... Khúc có hai loại: khúc tẻ và khúc nếp.
Chúng chỉ khác nhau ở chỗ, khúc nếp mập hơn, lá to bản hơn, nhiều lông hơn. Mùa rau
khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. Khi đó mặt ruộng lắp ló màu trắng
bạc.
Rau khúc vừa dai lại vừa dẻo. Khúc nếp đưa lên miệng nhai chẳng khác gì kẹo cao su
bây giờ. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay. Món trứ danh nhất, quái lạ nhất từ
rau khúc là bánh khúc. Như bất cứ món bánh dân dã nào, nguyên liệu làm bánh khúc chỉ
gồm: bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng gia vị. Nó khác với tất cả các loại bánh khác chính là
có thêm rau khúc. Rau khúc giã nhuyễn với bột gạo làm vỏ bánh, màu xanh nhạt, dẻo và
dai...
Vào mùa bánh khúc nhà nào cũng như cỗ đám. Người đốt lò, người xay bột, người giã
khúc... Tiếng thậm thình to nhỏ, thanh trầm, trong đục... rộn rã khắp làng. Người ta mời
đổi nhau để thưởng thức tài nghệ của nhau.
Cho đến bây giờ tơi vẫn giữ y ngun trong kí ức cái háo hức, cái sống động của
những đêm làng giã khúc. Hồi hộp và mong mỏi nhất là mẻ bánh đầu tỏa hương thơm như
khía vào con tì, con vị. Chõ bánh hơi nóng bóc ngùn ngụt. Ấy thế mà những bàn tay lành
nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh ra ngồi. Mỗi chiếc bánh được đính bởi những
hạt xơi nếp căng mọng. Thơi thì xt xoa, thổi nóng phù phù, xoa tay lên tai... nhưng nhất
định phải đưa được bánh ra khi cịn nóng hơi hổi. Phải vừa ăn vừa thổi mới tận hưởng hết
hương vị và cảm giác lạ lùng từ cây rau khúc.
Bạn có thể lấy làm khó hiểu trước sự gắn bó bền chặt của người nơng dân với cuộc
sống q đơn sơ của họ. Cịn tơi thì khơng. Bởi vì ngay giờ đây tơi vẫn có thể sống lại cái
cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi buổi sáng nào đó tỉnh dậy đã thấy mẹ đặt sẵn phần một
đĩa bánh khúc - thứ bánh mà giờ đây đối với tơi thực sự chỉ cịn trong hoài niệm.
(Tạ Duy Anh)
a. Văn bản thuyết minh về vấn đề gì?
b. Sức hấp dẫn của văn bản thể hiện ở chỗ nào?
Trang 19
c. Chỉ ra một vài câu văn biểu cảm thể hiện sự hấp dẫn của văn bản trên.
Gợi ý làm bài:
a. Văn bản thuyết minh về rau khúc.
b. Sức hấp dẫn của văn bản thể hiện ở chỗ: thuyết minh rau khúc gắn liền với những kỉ
niệm thân thương của một thời làm bánh khúc ở làng quê cùng với những người thân yêu
của tác giả.
c. Học sinh tự làm.
Bài 5: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
Sử thi còn được gọi là anh hùng ca.
Thể loại tác phẩm tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học
dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính tồn dân và có ý nghĩa trọng đại với
dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử. Về kết cấu, sử thi là một câu chuyện được kể lại
có đầu có đi với qui mơ lớn, theo Hê-ghen “Nội dung và hình thức của nó thực sự là
tồn bộ các quan niệm, tồn bộ thế giới và cuộc sống của một dân tộc được trình bày dưới
hình thức khách quan của một biến cố thực tại”. Các nhân vật chính của sử thi là những
anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thơng
minh, lòng dũng cảm của cộng đồng được miêu tả khá tỉ mỉ, đầy đủ từ cách ăn mặc, trang
bị, đi đứng đến những trận giao chiến với kẻ thù, những chiến công lừng lẫy và đôi khi cả
những cái này đều được miêu tả trong vẻ đẹp kì diệu khác thường. Sở dĩ như vậy là vì sử
thi ra đời vào thời điểm nối tiếp sau thần thoại, tức là thế giới của các vị thần bắt đầu
chuyển sang thế giới của con người, do đó cái nhìn đậm màu sắc thần kì nói trên đối với
các nhân vật trong sử thi là không tránh khỏi. Mác đã từng nhấn mạnh rằng vẻ đẹp đặc
thù của sử thi thể hiện trong tính hài hịa đặc biệt của nó vốn có liên quan đến các mối
quan hệ xã hội chưa chín muồi lắm. Ông gắn sử thi với thời đại khởi thủy của sự sản xuất
nghệ thuật đích thực và đồng thời cho rằng sử thi trong hình thức cổ điển của nó đã tạo
nên một thời đại lịch sử trong văn hóa. Nhưng trong những câu chuyện kể, cốt truyện
thường được bổ sung thêm những mơ tả có tính chất tĩnh tại và những cuộc đối thoại
trang trọng có tính chất nghi thức.
Những tác phẩm sử thi nổi tiếng trong thế giới cịn lưu giữ được đến nay khơng nhiều.
Có thể kể tên những tác phẩm tiêu biểu như I-li-át và Ơ-đi-xê của Hi Lạp, Ê-nê-ít của La
Mã, Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, Bê-ô-vun-phơ của Anh... Bên cạnh
Trang 20
những tác phẩm sử thi đồ sộ nói trên, các dân tộc khác cũng có tác phẩm sử thi ngắn gọn
hơn dưới dạng những bài ca tráng sĩ hay dũng sĩ, nhưng khơng kém phần nổi tiếng. Ví dụ:
bài ca Rô-lăng của Pháp, I-li-a Mu-rô-métx của Nga, Ni-bê-lung-ghen của Đức... Về sau
này, những đặc trưng cơ bản của sử thi dần dần biến đổi và được tiểu thuyết hiện đại tiếp
nhận để trở thành một thể loại mới: tiểu thuyết sử thi. Ví dụ: tiểu thuyết Chiến tranh và
hịa bình của Lép Tôn-xtôi (1828 -1910), Con đường đau khổ của A-léch-xây Tôn-xtôi
(1882 -1945),...
Ở Việt Nam, những tác phẩm như “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh - Thủy Tinh”, “Trường
ca Đăm Săn”,... mang những đặc trưng khá rõ nét của thể loại sử thi.
(Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên),
Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2006)
a. Văn bản trên thuyết minh về vấn đề gì?
b. Tính chuẩn xác được thể hiện như thế nào trong văn bản?
Gợi ý làm bài:
a. Thuyết minh về thể loại sử thi.
b. Tính chuẩn xác:
Đưa ra lời dẫn trực tiếp
Đối tượng được nghiên cứu trong chiều dài thời gian vận động và phát triển với
những minh chứng rất cụ thể là những tác phẩm nổi tiếng của các nước.
D. HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Tư tưởng nhân văn cao đẹp của bài phú được thể hiện qua những câu văn nào?
Bài 2: Kết thúc bài phú, Trương Hán Siêu khẳng định: “Giặc tan muôn thưở thăng bình/
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”. Anh/ chị có đồng tình với nhận định trên hay khơng?
Vì sao?
Bài 3: Khơng chỉ được coi là bản tun ngơn độc lập, Đại cáo bình Ngơ cịn mang ý nghĩa
là một bản tuyên ngôn về quyền sống của con người. Anh/chị hãy làm rõ nhận định trên ?
Bài 4: Mở đầu bài cáo, Nguyễn Trãi viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Theo anh/chị,
tư tưởng này còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không?
Bài 5: Anh/chị hãy lựa chọn và trình bày ngắn gọn hiểu biết của anh/ chị về một trong bốn
thời kì phát triển của tiếng Việt dưới đây:
Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
Trang 21
Tiếng Việt trong thời kì độc lập tự chủ.
Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc.
Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.
Bài 6: Anh/chị hãy tìm từ 3 đến 5 ví dụ minh họa cho từng cách thức xây dựng hệ thống
thuật ngữ chuyên dùng của ngành khoa học kĩ thuật.
Bài 7: Anh/chị hãy liệt kê từ 8 đến 10 tác phẩm văn học viết bằng chữ Nơm trong thời kì
văn học trung đại. Chỉ ra tên tác giả và lựa chọn một tác phẩm (hoặc đoạn trích trong tác
phẩm đó) để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật.
Bài 8: Xác định tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh sau:
(Khoảng thế kỉ IX - VIII tr. CN) Bản anh hùng ca của Hôme, nhà thơ cổ Hi Lạp ra đời.
Ơ-đi-xê có nghĩa là bài ca về chàng Ô-đi-xê-uýt - một tên khác của Uy-lít-xơ, người anh
hùng Hi Lạp trí xảo. Tác phẩm gồm 12110 câu thơ được sắp xếp thành 24 khúc ca, kể về
câu chuyện trở về quê hương của Uy-lit-xơ. Cốt truyện lấy từ truyền thuyết về cuộc chiến
tranh thành Tơ-roa.
Sau khi kết thúc cuộc chiến với người Tơ-roa, quân Hi Lạp theo thuyền trở về quê
hương. Uy-lít-xơ cùng quân sĩ cũng ra về song họ gặp bão - gặp sự trừng phạt của các
thần nên bị trôi dạt khắp nơi. Đồn thuyền tan tác, Uy-lít-xơ một thân một mình dạt vào
đảo Ca-líp-xơ và bị tiên nữ này giữ lại. Đã mười năm trôi qua, các thần quyết định xin với
Dớt cho Uy-lít-xơ trở về đồn tụ với gia đình, bắt Ca-líp-xơ phải trả tự do cho Uy-lít-xơ
đồng thời cho người báo tin cho con trai Uy-lít-xơ là Tê-lê-mác đi tìm hỏi tung tích của
cha mình (khúc ca I). Lúc ra đi Tê-lê-mác mới mười ba tuổi, nay đã là chàng trai hai
mươi ba tuổi. Theo lời của các vị thần, Tê-lê-mác đến các thành bang khác tìm hỏi tung
tích người cha. Song các tướng lĩnh Hi Lạp đều không biết. Trong khi đó, ở đảo I-tác q
hương của Uy-lít-xơ, vợ của Uy-lít-xơ là Pê-nê-lốp đang bị 108 kẻ giàu có trong vùng đến
cầu hơn. Pê-nê-lốp phải tìm cách chống trả (Tấm thảm Pê-nê-lốp). Đối mặt với bọn cầu
hôn, Tê-lê-mác đã thẳng thắn xác nhận địa vị và trách nhiệm chủ nhân của anh ta (khúc
ca II - V). Tại đảo Ca-líp-xơ, tiên nữ được báo tin phải trả tự do cho Uy-lít-xơ. Tuy rất
buồn nhưng phải chấp nhận, Ca-líp-xơ chuẩn bị bè, thức ăn, nước uống và trao cho Uylít-xơ một chiếc khăn để hộ mệnh khi cần (khúc ca VI). Chiếc bè lênh đênh trên biển và lọt
vào mắt Pô-dê-i-đông, vị thần biển hung dữ mang mối hận thù vì Uy-lít-xơ đã làm mù mắt
Trang 22
con trai Xi-clốp của thần. Uy-lít-xơ bị bão đánh tơi bời. Nhờ chiếc khăn, Uy-lít-xơ buộc
mình vào một cây gỗ và mặc cho sóng biển xơ dạt. Cuối cùng dạt vào xứ sở của người
Phê-a-xi thuộc quyền cai trị của An-ki-ô-nốt. Con gái An-ki-ô-nốt là Nô-di-ca được báo
mộng đã ra bờ biển đón Uy-lít-xơ - người anh hùng trở thành khách của nhà vua (khúc ca
VII). Trong một bữa tiệc, Uy-lít-xơ được nghe bài hát ca ngợi chính mình, bài ca con ngựa
gỗ thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ cảm động khóc. Khi biết vị khách của mình chính là người anh
hùng trong bài hát, An-ki-ơ-nốt đã rất mừng và u cầu Uy-lít-xơ kể lại cuộc hành trình
phiêu lưu cho mình nghe. Câu chuyện được kể lại bởi chính Uy-lít-xơ, từ lúc rời thành Tơroa bị bão dạt vào xứ sở những người ăn thịt người, xứ sở của miền quả lú (Lô-tô-phagiơ), dạt về miền Tây rơi vào tay người khổng lồ Xi-clốp, thoát nạn rơi vào hang phù thủy
Xiếc-xê, lạc vào vùng biển của đàn tiên cá Xi-ren...đoàn thuyền dạt vào đảo của Thần Mặt
trời và vì đói q phải giết bị của thần ăn thịt. Thần trừng phạt, chơn vùi tất cả, trừ Uylít-xơ, xuống biển cả. Sau cùng Uy-lít-xơ dạt về đảo của Ca-líp-xơ (khúc ca VIII - XII).
Người hành khất xin gặp Pê-nê-lốp để kể lại cuộc gặp gỡ giữa ơng ta và Uy-lít-xơ. Nhũ
mẫu Ơ-ri-clê nhận ra người hành khất là Uy-lít-xơ (khúc ca XIX-XXI). Sau khi nắm rõ mọi
tình hình, Uy-lít-xơ cùng con trai tiêu diệt bọn cầu hơn, trừng trị kẻ phản bội. Uy-lít-xơ
gặp lại vợ nhưng Pê-nê-lốp khơng chấp nhận đó là Uy-lít-xơ. Phải đến khi Uy-lít-xơ nói
ra bí mật về chiếc giường thì bà ta mới thừa nhận đó là chồng mình. Vợ chồng đoàn tụ
(khúc ca XXIII). Hai vợ chồng về thăm cha, cịn gia đình của những kẻ cầu hơn bị giết thì
kéo đến địi mạng. Nữ thần A-tê-na xuất hiện, hịa giải cho các bên (khúc ca XXIV).
Ơ-đi-xê được xây dựng từ câu chuyện trở về quê hương của Uy-lít-xơ, câu chuyện đó
được đan dệt thêm bằng các mơ típ “con tìm cha”, “vợ đợi chồng” vốn xuất hiện khá tập
trung trong một thời kì nhất định, trong văn học nhiều nước khác nhau. Câu chuyện đó
gắn liền với thời kì mở mang, giao lưu bn bán. Cuộc sống lao động cần các phẩm chất
mới. Bên cạnh sức khỏe, cần phải có trí tuệ; từ đó Uy-lít-xơ là biểu tượng cho sức mạnh
trí tuệ của người Hi Lạp. Cùng với A-sin - biểu tượng sức mạnh thể chất, Uy-lít-xơ - biểu
tượng cho sức mạnh trí tuệ, cả hai tạo thành chỉnh thể con người Hi Lạp. Cuộc sống lao
động trong hịa bình này gắn liền với một thời đại lịch sử mới, thời đại xác lập quyền tư
hữu tài sản, xác lập vị trí và quyền hạn của người đàn ông trong gia đình thay thế chế độ
mẫu quyền. Trong cùng điều kiện ấy, xã hội phân chia thành giai cấp, vai trị của các thần
ít đi, thay vào đó là vai trò quyết định của con người. Khối lượng sự kiện phong phú hơn,
Trang 23
nghệ thuật kể chuyện cũng khác với cách kể của I-li-át. Ở I-li-át, câu chuyện được kể theo
thời gian tuyến tính cịn ở Ơ-đi-xê có sự đảo ngược thời gian trần thuật. Cuộc trả thù của
những kẻ cầu hôn so với sự trả thù của A-sin không thua kém về mức độ dã man, song lại
được A-tê-na, Nữ thần công lí bênh vực. Tiếng nói của A-tê-na ở đây là tiếng nói của pháp
lí, của một chuẩn mực sống mới trong một giai đoạn mới.
(Tác giả tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, Lê Nguyên Cẩn, NXB Giáo dục,
1999)
Bài 9: Viết hoặc sưu tầm một văn bản thuyết minh về Hà Nội. Chỉ rõ tính chuẩn xác và
tính hấp dẫn của văn bản ấy.
Bài 10: Anh/chị có suy nghĩ gì về tư tưởng Hiền tài là ngun khí của quốc gia của tác giả
Thân Nhân Trung?
Bài 11: Làm thế nào để có thể giữ được hiền tài ở lại cống hiến cho đất nước trong bối
cảnh xã hội hiện nay?
Bài 12: Nếu là một “hiền tài”, anh/chị mong muốn điều gì?
ĐÁP ÁN
Bài 1:
Gợi ý làm bài:
Tư tưởng nhân văn của bài phú chủ yếu thể hiện qua bài ca của các bô lão và khách:
+ Những người bất nghĩa tiêu vong/ Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.
+ Giặc tan mn của thăng bình/ Bởi đâu đất hiếm cốt mình đức cao.
Bài 2:
Gợi ý làm bài:
Kết thúc bài phú, Trương Hán Siêu khẳng định: “Giặc tan muôn thưở thanh bình/ Bởi
đâu đất hiểm cốt mình đức cao”.
+ Nhận định sâu sắc bởi lẽ: địa thế (đất hiểm) chỉ là một trong những yếu tố góp phần
tạo nên chiến thắng. Có địa thế hiểm trở mà con người khơng phát hiện ra, khơng biết cách
tận dụng thì địa thế đó cũng trở nên vơ dụng.
+ Nhân tố quan trọng nhất là con người: (các vị vua Trần) tài giỏi (anh minh), đức độ
(đức cao), vì dân vì nước là nhân tố quan trọng nhất làm nên chiến thắng...
Bài 3:
Gợi ý làm bài:
Trang 24
Không chỉ được coi là bản tuyên ngôn độc lập, Đại cáo bình Ngơ cịn mang ý nghĩa là
một bản tuyên ngôn vệ quyền sống của con người. Điều này thể hiện rõ nhất ở đoạn 2: Tố
cáo tội ác của giặc Minh xâm lược
+ Tàn sát người vô tội bằng những cách thức dã man: nướng dân đen, vùi con đỏ...
+ Vơ vét của cải, sản vật quý hiếm bằng cách bức ép người dân săn lùng khắp nơi bất
chấp tính mạng: người bị ép xuống biển dịng lưng mị ngọc, kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm
vàng...
+ Tàn phá thiên nhiên, hủy hoại môi trường sống của con người: chốn chốn lưới
chăng, nơi nơi cạm đặt, tàn hại cả giống cơn trùng cây cỏ...
+ Thuế khóa, phu phen tạp dịch nặng nề khiến tan tác cả nghề canh cửi...
Dưới sự cai trị của giặc Minh, nhân dân khơng cịn được sống với những quyền cơ bản của
con người: được tự do, được vun đắp cho cuộc sống của chính mình.
→ Thiên nhiên, đất đai, cây cỏ, con người đều bị tàn phá, hủy diệt nặng nè.
→ Giặc Minh đã xâm phạm nghiêm trọng quyền sống của con người. Vì vậy, việc đánh
đuổi giặc Minh là điều tất yếu, để bảo vệ nhân quyền cho người dân Đại Việt.
Bài 4:
Gợi ý làm bài:
Mở đầu bài cáo, Nguyễn Trãi viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Tư tưởng này hiện
nay vẫn còn nguyên những giá trị sâu sắc, tích cực. Một quốc gia ổn định, bền vững trước
hết phải là một quốc gia lấy dân làm gốc. Chăm lo đời sống người dân, để dân được “yên”
chính là cốt lõi của một đất nước ổn định và phát triển bền vững...
Bài 5:
Gợi ý làm bài:
Đây là câu hỏi mang tính tái hiện và tổng hợp kiến thức trong SGK. Chú ý đọc kĩ các
thông tin về từng thời kì đã được cung cấp, có thể tìm hiểu thêm thơng tin về thời kì học
sinh lựa chọn từ các nguồn khác nhau. Việc trình bày nên ngắn gọn, tóm lược những ý căn
bản nhất trong SGK về thời kì cần trình bày.
Bài 6:
Gợi ý làm bài:
Có 3 cách thức xây dựng hệ thống thuật ngữ chuyên dùng của ngành khoa học kĩ thuật:
Trang 25