Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

DE THI HSG 20112012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.29 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>ĐƠN VỊ TRƯỜNG THCS VINH XUÂN</b></i>
<b> ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN-MÔN NGỮ VĂN 8</b>


<b>Năm học 2011-2012</b>


<b>Câu 1: (5,0 điểm)</b>


Với câu chủ đề sau:


<i><b>Thơ Bác là sự kết hợp hài hoà giữa chất cổ điển và nét hiện đại.</b></i>


Em hãy viết một đoạn văn có từ 7 đến 10 câu (theo kiểu diễn dịch, có một câu nghi
vấn) để triển khai chủ đề trên.


<b>Câu 2 ( 3,0 điểm)</b>


Từ cảnh ngộ của cô bé bán diêm ( trong “ Cô bé bán diêm” - Ngữ Văn 8, Tập
một), em có suy nghĩ gì về tình người trong cuộc sống.




<b>Câu 3: (12 điểm)</b>
Nhân dân ta có câu:


<b>Một cây làm chẳng nên non,</b>
<b>Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.</b>


Dựa vào lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước và sự nghiệp lao động xây dựng đất
nước của nhân dân ta để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM</b>


<b>Câu 1: (5,0 điểm)</b>


Học sinh viết đúng kiểu đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề cho trước, về số câu
có thể co giãn nhưng tối thiểu phải là 7 câu:


+ Phát hiện được chất cổ điển: Toát lên từ thể thơ, đề tài, tư thế, bút pháp nghệ
thuật, phong thái thi nhân…tất cả đều mang đậm phong cách cổ điển (2 điểm)


+ Chỉ ra nét hiện đại: Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai; chất “thép”
trong tâm hồn người chiến sĩ Cộng sản, ngôn ngữ diễn đạt, sự vận động của cảnh…


<i>(2 điểm).</i>


+ Dùng câu nghi vấn hợp lí: (0,5 điểm); văn viết giàu hình ảnh, có cảm xúc, liên
kết chặt chẽ, triển khai hợp lí: (0, 5 điểm).


<i>Học sinh dùng các bài thơ đã học để chứng minh: “Ngắm trăng”, “Đi đường”,</i>
<i>“Tức cảnh Pác Bó”, “Nguyên tiêu”…Có thể dùng các bài thơ khác.</i>


<b>Câu 2 ( 3.0 điểm): </b>


<b>a) Đáp án: Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau:</b>


- Về kiến thức: Đây là một đề nghị luận có tính chất tương đối mở. Tuy nhiên,
cơ sở xuất phát của các luận điểm lại là cảnh ngộ của cô bé bán diêm trong truyện
ngắn cùng tên của An-đéc-xen. Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày luận điểm
miễn là đáp ứng yêu cầu của đề.


* Có thể thí sinh trình bày theo các gợi ý sau đây:



- Khái quát được về cảnh ngộ của cô bé bán diêm ( cảnh ngộ của cô bé bán
diêm trong truyện thật thương tâm (...). Em đã sống trong cảnh thiếu tình thương và
chết trong sự lạnh lùng, vô cảm của người đời. Cảnh ngộ ấy khơng chỉ khiến mọi
người động lịng trắc ẩn mà còn gợi lên cho nhiều suy nghĩ về tình người trong cuộc
sống...).


- Hiểu biết chung về tình người trong cuộc sống ( ...).


- Ý nghĩa của tình người trong cuộc sống ( lập luận rõ tình người làm cho cuộc
sống tốt đẹp lên như thế nào đối với cá nhân và cộng đồng, cịn nếu thiếu tình người
thì cuộc sống của cá nhân và cộng đồng sẽ như thế nào....).


- Biểu hiện của tình người trong cuộc sống.
- Định hướng về cách sống của bản thân.


* Cũng có thể thí sinh sẽ lựa chọn những cách lập luận khác với một trình tự luận
điểm khác, miễn là bảo đảm yêu cầu của đề và có sức thuyết phục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Viết được bài văn nghị luận với hệ thống luận điểm mạch lạc, giàu sức
thuyết phục.


+ Biết kết hợp nhiều thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận… Biết
kết hợp một cách tự nhiên các phương thức biểu đạt khác nhau: Nghị luận, tự sự, biểu
cảm…


+ Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy.
+ Dùng từ, đặt câu, chính tả đúng.
b) Biểu điểm:


+ Đạt được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 4.0 điểm.


+ Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng làm bài còn hạn chế =>
3.0 điểm.


+ Hiểu được vấn đề nghị luận nhưng hệ thống luận điểm chưa có sức thuyết
phục và còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả...=> 2.0 điểm


+ Nội dung bài viết sơ sài=> 1.0 điểm


<i><b>Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.</b></i>


<b>Câu 3 : (12 điểm)</b>
 Hình thức:


<b> - Viết đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh. (1 điểm).</b>
- Bố cục hợp lí, lời văn mạch lạc, trong sáng. (0,5 điểm).


- Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.( 0,5 điểm).
 Nội dung:


<b>- Mở bài: ( 1 điểm).</b>


+ Dân tộc ta có truyền thống đồn kết trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
+ Dẫn câu tục ngữ.


+ Luận điểm khái quát: Sức mạnh lớn lao của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự
nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc ta.


<b> - Thân bài: ( 8 điểm).</b>



+ Lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta đã chứng minh cho sự
đúng đắn của câu tục ngữ :


 Sức mạnh đoàn kết đã đưa dân tộc ta chiến thắng quân Nguyên Mông
( thế kỉ XIII), quân Minh ( thế kỉ XV), quân Thanh ( thế kỉ XVIII). . (3 điểm).


 Sức mạnh đoàn kết đã đem lại chiến thắng hai đế quốc Pháp và Mĩ. . (3
điểm).


+ Lịch sử lao động xây dựng tổ quốc của dân tộc ta cũng chứng minh cho sự
đúng đắn của câu tục ngữ: Nhờ có tinh thần đồn kết dân tộc to lớn mà chúng ta đã
làm nên những thành tựu vĩ đại:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

 Ngày nay, Các cơng trình vĩ đại: Thuỷ điện sông Đà, Trị An; đường dây 500 KV
xuyên Bắc – Nam, dầu khí Vũng Tàu, đường Hồ Chí Minh, xây dựng biển đảo
Trường Sa… . (1 điểm).


-Kết bài: ( 1 điểm).


+ Nhấn mạnh lại vấn đề. . (0,5 điểm).


+ Liên tưởng đến những câu nói của Bác Hồ về tinh thần đồn kết. . (0,5 điểm).


... Hết ...


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×