Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện ung bướu đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
----------------

ĐẶNG THỊ THÚY

NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ CỦA BỆNH NHÂN
UNG THƯ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN
UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN TÂM LÝ HỌC

Đà Nẵng, tháng 5/2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
----------------

ĐẶNG THỊ THÚY

NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ CỦA BỆNH NHÂN
UNG THƯ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN UNG
BƯỚU ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN TÂM LÝ HỌC


Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Quang Sơn

Đà Nẵng, tháng 5/2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài này là trung thực, chưa được ai công bố trong bất cứ cơng trình nào.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết
quả bài nghiên cứu của mình.


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến giáo viên PGS. TS Lê Quang Sơn và cán bộ tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài khóa luận. Bên cạnh đó, em
xin chân thành cảm ơn các người nhà bệnh nhân, bệnh nhân tại Bệnh viện đã nhiệt
tình giúp đỡ để em hồn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng cũng khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Với đề tài nghiên
cứu này, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Thúy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Đối tượng khách thể nghiên cứu .............................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
5. Giả thuyết khoa học.................................................................................................2
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2
7. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
8. Câu trúc đề tài .........................................................................................................3
NỘI DUNG ................................................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ ......................4
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về nhu cầu hỗ trợ tâm lý ......................................4
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước...............................................................................4
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ...............................................................................6
1.2. Lý luận về nhu cầu hỗ trợ tâm lý ......................................................................8
1.2.1. Lý luận về nhu cầu ............................................................................................9
1.2.1.1. Khái niệm nhu cầu .........................................................................................9
1.2.1.2. Các đặc điểm của nhu cầu ...........................................................................10
1.2.1.3. Phân loại nhu cầu .........................................................................................13
1.2.1.4. Sự hình thành nhu cầu .................................................................................14
1.2.1.5. Vai trò của nhu cầu ......................................................................................16
1.2.2. Hỗ trợ tâm lý ...................................................................................................17
1.2.2.1. Khái niệm hỗ trợ tâm lý ...............................................................................17
1.2.2.2. Nội dung hỗ trợ tâm lý .................................................................................17
1.2.2.3. Các hình thức hỗ trợ tâm lý .........................................................................18
1.2.2.4. Nguyên tắc hỗ trợ tâm lý .............................................................................20
1.2.2.5. Những phẩm chất nghề nghiệp của nhà hỗ trợ tâm lý .................................21
1.2.3. Nhu cầu về hỗ trợ tâm lý .................................................................................21


1.2.3.1. Khái niệm .....................................................................................................21
1.2.3.2. Các đặc điểm của nhu cầu hỗ trợ tâm lý ......................................................22

1.3. Bệnh nhân ung thư và nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư. ......24
1.3.1. Đặc điểm của bệnh nhân ung thư ....................................................................24
1.3.2. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư ................................................25
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................25
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................27
2.1. Tổ chức nghiên cứu ..........................................................................................27
2.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu..........................................................................27
2.1.1.1. Tổng quan địa bàn thành phố Đà Nẵng........................................................27
2.1.1.2. Tổng quan đặc điểm bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng ....................................28
2.1.2. Quy trình tiến hành nghiên cứu .......................................................................29
2.1.2.1. Mục đích.......................................................................................................29
2.1.2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................29
2.1.2.3. Chọn mẫu .....................................................................................................30
2.1.2.4. Các bước tiến hành .......................................................................................30
2.2. Các phương pháp khảo sát thực trạng hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư
tại bệnh viện .............................................................................................................30
2.2.1. Mô tả các phương pháp nghiên cứu ................................................................30
2.2.1.1. Phương pháp kê khai ....................................................................................30
2.2.1.2. Phương pháp trò chuyện .............................................................................31
2.2.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ........................................................................32
2.2.1.4. Phương pháp hỗ trợ .....................................................................................32
2.2.2. Thiết kế công cụ nghiên cứu ...........................................................................32
2.2.2.1. Bệnh nhân .....................................................................................................32
2.2.2.2. Người nhà bệnh nhân ...................................................................................36
2.2.2.3. Cán bộ y tế ...................................................................................................36
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................37
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.......................................38
3.1. Đặc điểm nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư. ............................38



3.1.1. Cường độ nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư. ...............................38
3.1.2. Nội dung nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân. .............................................40
3.1.2.1. Những khó khăn của bệnh nhân ung thư .....................................................40
3.1.2.2. Nội dung nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư ..............................42
3.1.3. Mức độ bền vững của nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân. .........................49
3.1.4 Phương thức thõa mãn nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư.............50
3.1.4.1 Phương thức thõa mãn nhu cầu hỗ trợ tâm lý mà bệnh nhân đã sử dụng .....50
3.1.4.2. Phương thức thõa mãn nhu cầu mà bệnh nhân mong đợi ............................51
3.2. Định hướng công tác hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân. ......................................52
3.2.1. Xây dựng phòng hỗ trợ tâm lý trong bệnh viện ..............................................52
3.2.2. Bổ sung nguồn nhân lực Hỗ trợ tâm lý ...........................................................53
3.2.3. Tập huấn cho cán bộ kiêm nhiệm ...................................................................56
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................56
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1 Cường độ nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư...........................38
Bảng 3.2 Những khó khăn của bệnh nhân ung thư ...................................................40
Bảng 3.3 Nội dung nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư............................42
Bảng 3.4 Tính bền vững về nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân............................50
Bảng 3.5 Phương thức thõa mãn nhu cầu hỗ trợ tâm lý mà bệnh nhân đã sử dụng.........50
Bảng 3.6 Phương thức thõa mãn nhu cầu mà bệnh nhân mong muốn......................51
Biểu đồ 3.1 Cường độ nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư ......................38
Biểu đồ 3.2 Những khó khăn của bệnh nhân ung thư ...............................................41
Biểu đồ 3.3 Nội dung nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư .......................43



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ung thư là một căn bệnh ác tính đang trở thành mối lo ngại của con người. Tỷ
lệ người mắc các bệnh về ung thư ngày càng tăng lên và tình trạng bệnh phức tạp
hơn. Hiện nay ung thư đang trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu trên toàn cầu và được hầu hết các quốc gia trên thế giới cảnh báo. Có khoảng
20 triệu người đang sống chung với bệnh ung thư, nếu khơng có biện pháp can thiệp
kịp thời thì con số này sẽ lên tới 30 triệu vào năm 2020.
Tại Việt Nam, dù chưa có số liệu chính thức do số lượng bệnh nhân có thể
nhập viện ở nhiều tuyến, tuy nhiên theo thông tin được đưa ra tại hội thảo khoa học
Ung bướu quốc gia lần thứ VII vào năm 2013, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000
người mới mắc ung thư và 75.000 người tử vong vì căn bệnh này, tức 205 người/ngày
và con số này dự báo sẽ ngày càng tăng cao. Điều trị ung thư là một q trình địi hỏi
bệnh nhân phải có sự kiên trì, niềm tin và nỗ lực rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần.
Trong các loại bệnh nan y, ung thư là loại bệnh đáng sợ nhất vì căn bệnh âm thầm
lặng lẽ phát triển trong cơ thể người bệnh, khơng hề có triệu chứng rõ ràng; đến khi
bệnh phát tác thì cũng là lúc đa phần bệnh nhân sắp phải lìa đời, tâm lý chung của
người bệnh ung thư là lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, có thể rơi vào trầm cảm, hay cáu
giận, thậm chí đâu đớn đến tuyệt vọng làm ảnh hưởng xấu đến quá rình điều trị. Do
vậy, họ rất cần đến sự nâng đỡ cảm xúc của người thân trong gia đình, chuyên gia
tâm lý để giải tỏa lo lắng, thay đổi tâm trạng, lạc quan và biết cách chấp nhận, vượt
qua khó khăn, tạo mơi trường tích cực… giúp bệnh nhân tìm lại chính mình, có ý chí
và quyết tâm đấu tranh với bệnh tật, gạt bỏ ám ảnh về cái chết đang lơ lửng trên đầu
để tự giải thoát cho bản thân, giúp họ sống vui, khỏe lạc quan và sảng khoái, phát huy
sức mạnh nội lực giành giật được sự sống.
Hiện nay Y học trên thế giới cũng như Y học Việt Nam đã và đang ứng dụng
mô hình chăm sóc giảm nhẹ, hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân ung thư nhằm cải thiện chất
lượng đời sống của bệnh nhân. Tại bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng, mơ hình chăm sóc

giảm nhẹ đã được áp dụng nhưng cũng chỉ đề cập đến y học, về hỗ trợ tâm lý cho
bệnh nhân thì chưa được áp dụng vì cịn gặp nhiều khó khăn và đặc biệt, chưa có


2
nghiên cứu nào đánh giá về vấn đề nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư hay tìm
hiểu về những vấn đề mà bệnh nhân ung thư cần được hỗ trợ tại đây.
Vì những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nhu cầu hỗ trợ tâm lý
của bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng” với mục
đích tìm hiểu những vấn đề mà bệnh nhân ung thư cần được trợ giúp về mặt tâm lý,
giúp cho lĩnh vực Y tế hiểu rõ hơn về bệnh nhân. Từ đó có những giải pháp thích hợp
trợ giúp họ, thúc đẩy việc điều trị cho bệnh nhân hiệu quả hơn.

2. Mục đích nghiên cứu
Xác định đặc điểm nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư đang điều trị
tại bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng

3. Đối tượng khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện Ung

-

Bướu Đà Nẵng
3.2. Khách thể nghiên cứu
Bệnh nhân ung thư

-

4. Phạm vi nghiên cứu

-

Thời gian nghiên cứu: từ 1/2016 đến 5/2016

-

Nhu cầu hỗ trợ tâm lý được nghiên cứu ở các phương diện sau: cường độ;

nội dung; tính bền vững và phương thức thõa mãn nhu cầu hỗ trợ tâm lý.

5. Giả thuyết khoa học
-

Tại bệnh viện Ung Bứơu Đà Nẵng, bệnh nhân có nhu cầu hỗ trợ tâm lý cao.

-

Bệnh nhân có nhu cầu cao về hỗ trợ giảm căng thẳng lo sợ và hỗ trợ niềm

tin vào cuộc sống.
-

Nhu cầu của bệnh nhân có tính bền vững.

-

Phương thức thõa mãn nhu cầu của bệnh nhân là được hỗ trợ cách giải quyết

bởi chuyên viên tâm lý


6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư tại bệnh
viện Ung Bướu Đà Nẵng.


3
- Đánh giá thực trạng nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư tại bệnh
viện Ung Bướu Đà Nẵng.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm định hướng công tác hỗ trợ tâm lý cho bệnh
nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng

7. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, trong đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phân tích - tổng hợp lý thuyết
- Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp kê khai
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp phỏng vấn sâu
7.3. Phương pháp hỗ trợ
- Sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

8. Câu trúc đề tài
Bài nghiên cứu gồm 3 phần chính:
8.1 Phần mở đầu
8.2 Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhu cầu hỗ trợ tâm lý
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

8.3 Phần kết luận và khuyến nghị


4

NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về nhu cầu hỗ trợ tâm lý
Trong nhiều năm nay đã có khơng ít các nghiên cứu về bệnh ung thư nói chung
và nhu cầu hỗ trợ của bệnh nhân ung thư nói riêng. Đây là vấn đề thu hút nhiều sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu từ những lĩnh vực khác nhau. Mỗi ngành nghề
lại có những nghiên cứu với chủ đề, hướng tiếp cận và phương pháp khác nhau. Song
mục tiêu của các nghiên cứu này đều hướng đến cung cấp cho người bệnh cũng như
gia đình họ những cách thức hỗ trợ, can thiệp hiệu quả nhất; giảm nhẹ đến mức tối
đa các khó khăn đối với họ.
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của Warner JE (1992) đã chỉ ra những căng thẳng của bệnh nhân
và người nhà bệnh nhân trong gia đình họ phải trải qua. Mục tiêu trợ giúp kiểm soát
đau và các vấn đề liên quan được thực hiện bằng cách giáo dục, nâng cao kỹ năng ra
quyết định, sự quyết đoán và giảng dạy các kỹ thuật cụ thể về quản lý đau đớn và
căng thẳng, bao gồm cả sử dụng thuốc giảm đau thích hợp, thư giãn tiến bộ, hình ảnh,
kỹ thuật phân tâm, và quản lý thời gian.
Vào năm 2006, Trường Cao đẳng Điều dưỡng, Đại học Nam Florida Hoa Kỳ
đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng với 354 bệnh nhân. Kết quả của nghiên cứu
cho biết các kỹ năng đối phó can thiệp có hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng
cuộc sống của những chăm sóc, giảm gánh nặng liên quan đến các triệu chứng của
bệnh nhân.
Nếu như nghiên cứu của Đại học Nam Florida đi vào tìm hiểu kỹ năng ứng
phó, thì nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu ung thư Memorial Sloan-Kettering,

New York (2009) lại đi sâu tìm hiểu kỹ năng giao tiếp, truyền thơng chuyên nghiệp,
trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ. Từ đó xây dựng các mơ-đun
đào tạo kỹ năng.


5
Một nghiên cứu khác lại đưa ra sự so sánh thú vị về sự khác nhau trong kiến
thức về đau và nhận thức về những kinh nghiệm đau giữa các bệnh nhân ung thư
ngoại trú (Đại học Emory, Atlanta, 1999). Kết quả chỉ ra rằng: Khơng có sự khác biệt
đáng kể về điểm số kiến thức đã được phát hiện giữa các bệnh nhân. Nhưng nhận
thức về đau có sự khác biệt giữa bệnh nhân: bệnh nhân có mức độ đau đớn cao hơn
so với các báo cáo của bệnh nhân, bệnh nhân đã trải qua đau khổ lớn từ nỗi đau của
họ hơn so với bệnh nhân báo cáo về chính mình, và những người nhà bệnh nhân đã
trải qua đau khổ lớn hơn đáng kể từ những đau đơn của bệnh nhân hơn so với bệnh
nhân được báo cáo cho người nhà bệnh nhân của họ. Bệnh nhân ngoại trú và những
người nhà bệnh nhân của họ có kiến thức hạn chế về sự đau đớn và quản lý cơn đau
và cảm nhận được những kinh nghiệm đau cũng khác nhau. Vì vậy họ cần được đào
tạo tốt hơn về việc làm thế nào để quản lý cơn đau liên quan đến ung thư. Ngoài ra,
để giảm vấn nạn cho bệnh nhân, y tá khoa ung thư cần phải tạo điều kiện thuận lợi
cho thông tin liên lạc giữa các bệnh nhân về những kinh nghiệm đau.
Năm 2001, Viện Ung thư Welther Hoa Kỳ đã tiến hành một thử nghiệm lâm
sàng ngẫu nhiên: Cải thiện các triệu chứng trầm cảm trong số những bệnh nhân ung
thư. Tuổi trung bình của bệnh nhân được lựa chọn khảo sát là 55 - 73 tuổi, 55% bị
ung thư vú, và 76% là nữ giới. Kết luận của nghiên cứu đưa ra: Sự can thiệp có hiệu
quả hơn trong việc làm chậm tốc độ trở nên xấu hơn của các triệu chứng trầm cảm
hơn việc giảm mức độ trầm cảm trong số mẫu bệnh nhân này. Nó đã chỉ một nhiệm
vụ: Y tá phải thận trọng trong việc theo dõi những bệnh nhân cho các dấu hiệu trầm
cảm và phải can thiệp để cung cấp hỗ trợ tinh thần cho họ, để thúc đẩy các kết quả
tích cực cho bệnh nhân.
Nghiên cứu “Mối quan hệ giữa đau khổ tâm lý của bệnh nhân ung thư và

những người nhà bệnh nhân họ” (Đại học Mancheste, 1992) đã chỉ ra rằng các bệnh
nhân đã khơng có kinh nghiệm đáng kể nhiều hơn hoặc ít hơn về những đau khổ tâm
lý so với người kia. Bằng chứng sơ bộ của nghiên cứu cho thấy can thiệp sớm có thể
ngăn chặn sự phát triển sau này của đau khổ tâm lý.
Từ những vấn đề đó, một nghiên cứu của Đại học New York tiến hành vào
năm 2010 đã đánh giá mối quan tâm về tâm lý xã hội và nhu cầu của bệnh nhân ung


6
thư trong tất cả các giai đoạn của liên tục của bệnh, từ chẩn đốn đến chết hoặc sống
sót. Vai trị của văn hóa, tâm linh và tơn giáo được xem xét như là một phần của chăm
sóc tâm lý xã hội. Nghiên cứu kêu gọi cho một sự thay đổi một mơ hình mới về chăm
sóc thơng qua một cách tiếp cận tích hợp để xác định và đáp ứng nhu cầu tâm lý xã
hội của bệnh nhân ung thư và người sống sót như một phần của chăm sóc hỗ trợ trên
tồn thế giới
Một nghiên cứu khác đề cập trực tiếp đến “Đáp ứng nhu cầu hỗ trợ của bệnh
nhân trong chăm sóc giảm nhẹ: những thách thức cho các chuyên gia y tế” do Đại
học Melbourne (2004). Thơng thường, bệnh nhân chết vì bệnh ung thư đã thông báo
rằng họ cần hỗ trợ nhiều hơn và thông tin từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Hơn
nữa, một số bác sĩ lâm sàng và các nhà nghiên cứu chăm sóc giảm nhẹ đã kêu gọi can
thiệp để tăng cường sự hỗ trợ cung cấp cho bệnh nhân. Nghiên cứu hướng đến phá
bỏ rào cản, giải quyết những nhu cầu bệnh nhân, để từ đó có sự can thiệp hiệu quả
hơn với quá trình điều trị của bệnh nhân.
Nhìn chung những nghiên cứu trên đã đạt được những kết quả góp phần đáng
kể cho lĩnh vực nghiên cứu về bệnh nhân ung thư và vai trò, cũng như nhu cầu của
của họ trong việc điều trị ung thư.
Thứ nhất, các nghiên cứu này phần lớn là nghiên cứu ứng dụng, nhằm mục
đích tìm hiểu để đề xuất những can thiệp, hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị của
bệnh nhân và đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.
Thứ hai, các nghiên cứu này đã đưa ra những phát hiện và so sánh về mức độ

hiểu biết, những khó khăn về tâm lý giữa các bệnh nhân;
Thứ ba, các nghiên cứu này cũng đưa ra những đề xuất cho việc đáp ứng nhu
cầu của bệnh nhân. Các mô hình hỗ trợ như: hỗ trợ tăng cường kỹ năng giao tiếp, ứng
phó…
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay, tại Việt Nam, hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân ung thư ngày càng được
quan tâm. Hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân phần nào đã được đề cập đến trong các nghiên
cứu, hoạt động:


7
Để hiểu, đáp ứng tốt hơn và toàn diện hơn nhu cầu về chăm sóc giảm nhẹ trên
quy mơ tồn quốc, năm 2005, Vụ Điều trị - Bộ Y tế đã phối hợp với các tổ chức quốc
tế tiến hành một phân tích đánh giá nhanh (Rapid Situational Analysis - RSA) tại 5
tỉnh/thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh và An Giang.
Kế t quả điề u tra Đánh giá nhanh cho thấ y triệu chứng đau là biểu hiện thường
gặp ở người nhiễm HIV và bệnh nhân ung thư, đặc biệt là trên những người bệnh ở
giai đoạn cuối. Tuy nhiên các biện pháp xử trí đau cịn rất hạn chế. Qua điều tra cho
thấy rằng nhân viên y tế ít có cơ hội tiếp cận với các thuốc cần thiết dùng trong chăm
sóc giảm nhẹ để xử trí đau và các triệu chứng khác. Nhân viên y tế và nhân viên tại
các cơ sở y tế chăm sóc giảm nhẹ chưa được đào tạo đầy đủ về lý thuyết cũng như
thực hành chăm sóc giảm nhẹ. Chưa biết cách đánh giá đau và điều trị theo bậc thang
đau của Tổ chức Y tế Thế giới. Kết quả đánh giá cho thấy rằng sự đau đớn về tinh thần
rất hay gặp ở bệnh nhân ung thư và người có HIV. Vì thế tư vấn và hỗ trợ về mặt tinh
thần là rất cần thiết và nên được phát triển cũng như mở rộng các dịch vụ này ở những
trung tâm điều trị cho bệnh nhân ung thư và người có HIV.
Ngày 19/5/2006, Quyế t đinh
̣ 3483/BYT của Bô ̣ Y tế về viê ̣c ban hành "Hướng
dẫn Quố c gia về Chăm sóc giảm nhe ̣ đố i với người bê ̣nh ung thư và AIDS". Đây là
cơ sở pháp lý và là tài liê ̣u tham khảo mang tính thực tiễn để các nhà lâm sàng trên

toàn quố c triể n khai các hoa ̣t đô ̣ng chăm sóc và điề u tri ̣ cho bê ̣nh nhân HIV/AIDS,
bê ̣nh nhân ung thư và mắ c các bê ̣nh hiể m nghèo đe do ̣a tính ma ̣ng.
Chương trình Hỗ trợ tâm lý dành cho bệnh nhân nan y và bệnh nhân mắc các
bệnh mạn tính cùng thân nhân của họ với tên gọi “Nâng cao sức mạnh tinh thần”
thuộc Câu lạc bộ thiện nguyện Nụ Cười Trái Tim-Chi hội Tâm lý học Nụ Cười Trái
Tim đã được thực hiện từ cuối năm 2007 cho đến nay, với mong muốn đem lại cho
bệnh nhân sự bình an tâm trí và sự thích nghi tinh thần trước những đau khổ do bệnh
tật mang lại.
Tại bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt cũng đã triển khai mơ hình hỗ trợ nhu cầu
về tâm lý, đem lại sự thoải mái tốt nhất về mặt tâm lý cho người bệnh. Luôn hướng
đến mục tiêu sẵn sàng lắng nghe những tâm sự, lo toan, thắc mắc của bệnh nhân và
kịp thời giải đáp nên luôn đem lại sự tin tưởng, lạc quan & vui vẻ cho người bệnh.


8
“Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư và AIDS” (TS.
Nguyễn Thị Xuyến chủ biên), NXB Y học, 2006. Cuốn sách được coi là một cuốn
cẩm nang hướng dẫn cách thức thực hành chăm sóc người bệnh theo mơ hình chăm
sóc giảm nhẹ. Nội dung chủ yếu của chương 1 và chương 2 là những chỉ dẫn y học
về cách thức kiểm soát đau và xử lý triệu chứng cho bệnh nhân. Điều đáng chú là là
cuốn sách dành hẳn Chương 3 để đề cập đến “Chăm sóc tâm lý xã hội cho người bệnh
và người nhà bệnh nhân”. Đây là những hướng dẫn cụ thể về cách thức hỗ trợ tâm lý
xã hội cho nhóm đối tượng này.
Những nghiên cứu về Hỗ trợ tâm lý trong bệnh viện
Bài viết “Hỗ trợ tâm lý bệnh viện theo cách nhìn Hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp
và quản lý bệnh viện” – GS.TS. Phạm Huy Dũng và TS. Phạm Huy Tuấn Kiệt (Đăng
trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: 20 năm Khoa Xã hội học thanh tựu và thách thức 2011) đã chỉ rõ những công việc của nhân viên Hỗ trợ tâm lý bệnh viện chuyên nghiệp
có thể đảm nhận và lý do cần hay không cần nhân viên Hỗ trợ tâm lý bệnh viện chuyên
nghiệp từ góc nhìn của người đào tạo Hỗ trợ tâm lý và cán bộ quản lý bệnh viện. Tác
giả đã chỉ ra rằng nhân viên Hỗ trợ tâm lý có thể tham gia vào nhiều khâu trong khám

chữa bệnh và trong căm sóc bệnh nhân tại bệnh viện, từ khâu đón tiếp bệnh nhân
nhập viện, cho đến khâu chuẩn bị cho bệnh nhân xuất viện. Tác giả không đề xuất
một mô hình tổ chức Hỗ trợ tâm lý bệnh viện cụ thể mà chỉ đề nghị triển khai dần
một số hoạt động Hỗ trợ tâm lý bệnh viện.
ThS. Đặng Kim Khánh Ly với bài viết “Định hướng vai trò của nhân viên Hỗ
trợ tâm lý trong bệnh viện ở Việt Nam hiện nay” (Đăng trong Kỷ yếu hội thảo quốc
tế: Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về Hỗ trợ tâm lý và An sinh xã hội – 2012) đã chỉ ra
sự cần thiết của nhân viên Hỗ trợ tâm lý trong hệ thống bệnh viện ở Việt Nam bối
cảnh hiện tại, trong đó nêu rõ những khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ tại các cơ
sở y tế và lợi thế của việc xuất hiện nhân viên Hỗ trợ tâm lý trong bệnh viện. Từ đó
tác giả đề xuất vai trò của nhân viên Hỗ trợ tâm lý trong bệnh viện ở Việt nam, bài
học kinh nghiệm từ các hoạt động Hỗ trợ tâm lý trong bệnh viện của các nước trên
thế giới.
1.2. Lý luận về nhu cầu hỗ trợ tâm lý


9
1.2.1. Lý luận về nhu cầu
1.2.1.1. Khái niệm nhu cầu
Có nhiều quan niệm khác nhau về nhu cầu, tác giả A.V.Daparogiet cho rằng
“Nhu cầu là sự phản ánh vào óc người sự cần thiết mà người đó cảm thấy đối với một
vật thể nào đó. Nhu cầu kích thích con người hành động, buộc con người phải vươn
tới một đối tượng nhất định. A.N.Leonchiec thì cho rằng nhu cầu là một trạng thái
của con người, cần một cái gì đó cho cơ thể nói riêng con người nói chung, sống và
hoạt động. Trong từ điển tâm lý học GS. Vũ Dũng đã định nghĩa “nhu cầu là trạng
thái của cá nhân, xuất phá từ chỗ cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và phá
triển của mình, và đó là nguồn gốc tính tích cực của cá nhân”. Trong từ điển tâm lý
học (Nguyễn Văn Lũy – Lê Quang Sơn chủ biên) định nghĩa: “Nhu cầu là hình thức
liên hệ giữa cơ thể sống và thế giới bên ngồi, nguồn gốc tính tích cực của cơ thể
sống. Nhu cầu như là lực lượng bản chất bên trong thúc đẩy cơ chế tiến hành những

hình thức hoạt động có chất lượng nhất định cần thiết chho sự duy trì và phát triển
của cá thể và loài”.
PGS.TS Nguyễn Quang Uẩn định nghĩa “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con
người thấy cần được thõa mãn để tồn tại và phát triển”. Theo tác giả Phạm Minh Hạc,
“Nhu cầu là một thuộc tính của nhân cách, biểu thị mối quan hệ của cá nhân với hồn
cảnh, là những địi hỏi mà cá nhân thấy cần phải được thõa mãn trong điều kiện nhất
định để có thể tồn tại và phát triển.
Tóm lại có nhiều quan điểm khác nhau về nhu cầu nhưng có thể nhận định
khái quát về nhu cầu như sau:
Nhu cầu là nguyên nhân khởi đầu cho các hành động khác nhau của con người,
với tư cách là một hiện tượng tâm lý, nhu cầu chi phối mãnh liệt đến đời sống tâm lý
nói chung, đến hoạt động của con người nói riêng.
Nhu cầu là yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển cá nhân. Tùy vào ừng
thời ký lịch sử, trình độ nhận thức, môi trường sống, đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người
có đặc điểm nhu cầu khác nhau như người hiện đại có nhu cầu khác với người nguyên
thủy, trẻ em có nhu cầu khác với người lớn, nhu cầu nam giới khác nữ giới, nhu cầu cuản


10
gười trí thức khác với nhu cầu của nơng dân lao động và ở những vùng miền có điều
kiện kinh tế khác nhau thì mức độ nhu cầu cũng khác nhau.
Nhu cầu định hướng và quyết định cho mọi hoạt động của con người, nó sẽ
tạo ra cảm giác thoải mái khi được thõa mãn và có thể gây ra những hậu quả nghiêm
trọng khi không được thõa mãn. Nhu cầu là một cái gì đó mà thiếu nó sẽ gây ra các
hạn chế cho sự phá triển nhân cách của cá nhân.
Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực của cá nhân. Mọi hành vì của con
người đều do sự thúc đẩy của những nhu cầu nào đó. Nhu cầu của con người là biểu
hiện của xu hướng và ước muốn, nguyện vọng đòi hỏi cần được thõa mãn để sống và
hoạt động. Ngoài chức năng định hướng, nhu cầu và sự thõa mãn nhu cầu còn là yếu
tố kích thích bên trong, là nguồn gốc của tính tích cực và óc sang tạo, là động cơ thúc

đẩy con người hoạt động.
Như vậy có thể hiểu rằng, nhu cầu là thuộc tính tâm lý của cá nhân, là sự đòi
hỏi mà cá nhân thấy cần được thõa mãn trong những điều kiện nhất định để tồn tại và
phát triển. Đồng thời là nguồn gốc của tính tích cực và óc sáng tạo trong hoạt động
của con người.
1.2.1.2. Các đặc điểm của nhu cầu
a. Cương độ nhu cầu
Cường độ nhu cầu là độ gay gắt của sự đòi hỏi về một đối tượng nào đó, thể
hiện ở việc chủ thể ý thức được trạng thái thiếu thốn của chủ thể, đối tượng và phương
thức thõa mãn nó. X.L.Rubinstein đã chia nhu cầu thành 3 mức độ tương đương với
cường độ mạnh yếu của nhu cầu:
Ý hướng: là bước khởi đầu của nhu cầu. Ở mức độ này nhu cầu chưa được
phản ánh đầy đủ, rõ ràng vào trong ý thức con người, chủ thể mới ý thức được rạng
thái thiếu hụt của bản thân về một cái gì đó nhưng chưa ý thức được đối tượng và khả
năng thõa mãn nhu cầu. Ở mức độ này, nhu cầu chỉ mới tồn tại dưới dạng một cảm
giác thiếu hụt mơ hồ nào đó. Lúc này chủ thể đang trải nghiệm và ý thức được trạng
thái thiểu hụt về một cái gì đó nhưng chưa ý thức được thiếu hụt cái gì và bằng cách
nào để khỏa lấp trạng thái thiếu hụt đó. Ở mức độ này tương đương với nhu cầu được
thõa mãn ở mức độ thấp. Nếu đối tượng để thõa mãn nhu cầu được chủ thể ý thức,


11
nghĩa là tự trả lời câu hỏi “thiếu hụt về cái gì” thì lúc đó nhu cầu chuyển sang mức
độ cao hơn, ý muốn.
Ý muốn: là mức độ cao hơn của nhu cầu so với ý hướng. Ở giai đoạn này, chủ
thể đã ý thức được đối tượng để thõa mãn cũng như ý nghĩa của hoạt động thĩa mãn
nhu cầu, nhưng chủ thể lại chưa tìm được phương pháp, phương tiện để thõa mãn nhu
cầu và đang có khuynh hướng tìm kiếm phương thức, điều kiện để thõa mãn nhu cầu.
Ở mức độ này tương đương với cường độ nhu cầu ở mức trung bình. Ý muốn sẽ kết
thúc và chuyển sang mức độ cao hơn khi chủ thể ý thức được đầy đủ cách thức và

các phương tiện nhằm thõa mãn nhu cầu.
Ý định: là mức độ cao nhất của nhu cầu, khi chủ thể ý thức được đầy đủ về
mục đích, phương thức, phương tiện, điều kiện hoạt động nhằm thõa mãn nhu cầu và
sẵn sàng hoạt động để đạt tới mục đích. Ở mức độ này, nhu cầu trở thành sức mạnh
nội tại thúc đẩy mạnh mẽ chủ thể hoạt động nhằm thõa mãn nó, đồng thời chủ thể có
khả năng hình dung về kết quả của hoạt động.
Ý hướng, ý muốn, ý định biểu hiện nhu cầu từ yếu đến mạnh trên cơ sở kế
thừa và phát triển. Ý hướng là cơ sở của ý muốn, ý muốn kế thừa và phát triển ở mức
độ cao hơn so với ý hướng. Ý định là sự chuyển tiếp ừ ý hướng lên ý muốn và từ ý
muốn lên ý định.
- Căn cứ vào tính tích cực, nhu cầ u biể u hiê ̣n ở ba mức đô ̣: lòng ham muố n,
lòng say mê, đam mê.
- Ngoài ra nhu cầ u còn đươ ̣c biể u hiê ̣n ở hai mức đô ̣ cao, thấ p khác nhau:
+ Mức đô ̣ thấ p: chủ thể nhâ ̣n thức đươ ̣c đố i tươ ̣ng của nhu cầ u nhưng nhu cầ u
chưa đủ ma ̣nh để thúc đẩ y con người hoa ̣t đô ̣ng.
+ Mức đô ̣ cao: nhu cầ u đã đủ ma ̣nh, trở thành nô ̣i lực thúc đẩ y con người hoa ̣t
đô ̣ng.
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chọn cách phân loại cường độ của nhu
cầu gồm thấp và cao.
b. Đối tượng của nhu cầu


12
Khi nào chủ thể gặp đối tượng được ý thức về giá trị để thõa mãn nhu cầu và
có điều kiện thực hiện phương thức thõa mãn thì nhu cầu đó trở thành động cơ thúc
đẩy chủ thể hoạt động nhằm vào đối tượng. Đối tượng của nhu cầu càng được xác
định cụ thể, ý nghĩa của nhu cầu đối với cá nhân và xã hội càng được nhận thức sâu
sắc thì nhu cầu nhanh chóng nảy sinh, củng cố và phát triển. Đối tượng của nhu cầu
nằm ngoài chủ thể, đồng thời là cái chứa đựng khả năng thõa mãn nhu cầu.
Bản thân đối tượng đáp ứng nhu cầu luôn tồn tại khách quan và không bộc lộ

ra khi chủ thể tiến hành hoạt động. Nhờ vậy mà nhu cầu có tính đối tượng và chính
bản thân vật thể được nhận biết, nghĩa là được chủ thể hình dung, tư duy ra lại thành
động cơ có chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động. Khi đã xác định được hướng,
tức là đối tượng của nhu cầu được chủ thể ý thức thì nhu cầu thực sự là sức mạnh nội
tại, sức mạnh tâm lý kích thích và hướng dẫn hoạt động.
Tính đối tượng của nhu cầu xuất hiện trong hoạt động có đối tượng chủ thể.
Nhu cầu với tư cách là một năng lực hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động khi được “đối
tượng hóa” là điều kiện nảy sinh tâm thế. Với ý nghĩa đó, nhu cầu thực sự là một cấp
đội phản ánh tâm lý, ở cấp độ này, nhu cầu được phát triển thông qua sự phát triển
nội dung của đối tượng nhu cầu. Đây là đặc điển đặc trưng cho nhu cầu của con người.
Sự phát triển nhu cầu thực chất là quá trình phát triển của nội dung đối tượng
của nhu cầu và mức độ cao hơn của thế giới đối tượng là sự phát triển của các động
cơ cụ thể của con người, như vậy sự phát triển của các nhu cầu con người. Như vậy
sự phát triển của nhu cầu diễn ra theo con đường phát triển các hoạt động ương ứng
với một phạm vi đối tượng ngày càng phong phú và đa dạng.
c. Chu kì của nhu cầu
Khi nhu cầu nào đó thỏa mãn khơng có nghĩa là nhu cầu đó chấm dứt mà nó
tạm thời lắng xuống sau một khoảng thời gian lại tiếp tục tái diễn nếu ngươi ta vẫn ở
trong điều kiện và phương thức hoạt động cũ, sự tái diễn đó thường có tính chất chu
kì. Tính chất của nhu cầu này là do sự biến đổi có tính chất chu kì. Tính chất của chu
kì này là do sự biến đổi có tính chất chu kì của hoàn cảnh xung quanh và của cơ thể
gây ra.
d. Nội dung nhu cầu


13
Nội dung nhu cầu do điều kiện, hồn cảnh, mơi trường quy định. Kết quả
nghiên cứu Đacuyn cho thấy: Nếu chỉ dung một loại lá cây để nuôi một loại sâu thì
sau này con sâu đó khơng ăn loại lá cây khác, mặc dù loại lá cây đó rất thích hợp cho
việc ni sống nó. Trong phịng thí nghiệm của Pavlov, Xitovit cũng đã dung sữa bị

để ni một con chó từ khi lọt lịng đến khi lớn. Về sau con chó này chỉ biết ăn sữa
bị mà dửng dung, cự tuyệt với bánh mì và thịt. Như vậy, chính điều kiện sống đã quy
định nội dung đối tượng của nhu cầu. Nói cách khác, mọi nhu cầu đều là hình thưc
đặc biệt của sự phản ánh của điều kiện sống bên ngồi. Nội dung của con người cịn
phụ thuộc vào phương thức thõa mãn nó. C.Mác viết: “đói là cái đói song cái đói
được thõa mãn bằng thịt chín bằng cách dung dao và nĩa thì khác hẳn với cái đói bắt
buộc phải nuốt bằng tay, móng và răng”.
e. Tính bền vững của nhu cầu
Trong xu thế vận động, nhu cầu có thể xuất hiện lặp đi lặp lại (thơng thường
ở mức độ cao hơn) khi sự địi hỏi gây ra nhu cầu tái hiện. Một yêu cầu về một điều gì
đó chỉ xảy ra một lần mang tính chất riêng lẻ và khơng lặp lại nữa thì sẽ không biến
thành nhu cầu và không đặc trưng cho những đặc điểm tâm lý của con người. Tính
bền vững của nhu cầu được thể hiện ở cấp độ cao của nhu cầu: cấp độ tâm lý, nhu
cầu là một thuộc tính tâm lý. Nhu cầu càng phát triển ở mức độ cao thì càng ổn định,
bền vững.
f. Phương thức thõa mãn nhu cầu
Nhu cầu được thỏa mãn thông qua hoạt động. Chỉ có thơng qua họat động thì
đối tượng nhu cầu mới được bộc lộ và đáp ứng đòi hỏi của nhu cầu. Chỉ thơng qua
hoạt động có đối tượng thì nhu cầu mới được cụ thể hóa về mặt ttaam lý và mới được
thỏa mãn. Chính vì thế mà nhu cầu ln có mối quan hệ mật thiết với động cơ. Phương
thức thỏa mãn nhu cầu của chủ thể phụ thuộc vào sự phát triển, phong tục truyền
thống…của mỗi xã hội mà chủ thể đang sống, phụ thuộc vào trạng thái tâm lý nói
riêng cũng như khả năng hoạt động của chủ thể. Mỗi nhu cầu cụ thể được thỏa mãn
trong quá trình chủ thể tiến hành hoạt động tương ứng.
1.2.1.3. Phân loại nhu cầu
Có nhiề u cách phân loa ̣i nhu cầ u:


14
- Nhu cầ u vâ ̣t chấ t và nhu cầ u tinh thầ n:

+ Nhu cầ u vâ ̣t chấ t là những đòi hỏi về điề u kiê ̣n vâ ̣t chấ t tự nhiên chính đáng,
tấ t yế u như các điề u kiê ̣n ngoa ̣i cảnh, điạ lý, các cơ sở và yế u tố vâ ̣t chấ t đảm bảo cho
con người và xã hội có thể tồ n ta ̣i và phát triể n đươ ̣c.
+ Nhu cầ u tinh thầ n là sự đòi hỏi các giá tri ̣tinh thầ n làm cơ sở cho sự tồ n ta ̣i
và phát triể n của con người và xã hội. Ví du ̣: nhu cầ u nhâ ̣n thức, nhu cầ u thẩ m mi,̃
nhu cầ u lao đô ̣ng, nhu cầ u giao lưu, nhu cầ u hoa ̣t đô ̣ng xã hội…
Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tin
́ h chấ t tương đố i.
- Nhu cầ u cá nhân và nhu cầ u xã hội:
+ Nhu cầ u cá nhân là mô ̣t hiê ̣n tươ ̣ng tâm lý cá nhân, nó xuấ t hiê ̣n khi cá nhân
cảm thấ y cầ n phải có những điề u kiê ̣n nhấ t đinh
̣ nào đó để đảm bảo sự tồ n ta ̣i và phát
triể n cho bản thân miǹ h.
+ Nhu cầ u xã hội là hiê ̣n tươ ̣ng tâm lý xã hội tồ n ta ̣i ở nhiề u con người cu ̣ thể
khác nhau nhưng có tính phổ biế n và đồ ng nhấ t. Đó là nhu cầ u chung của nhóm có
nhiề u cá nhân là thành viên, trở thành của cả nhóm về những điề u kiê ̣n nhấ t đinh,
̣
đảm bảo sự tồ n ta ̣i, phát triể n của nhóm.
- Khi phân chia các mức đô ̣ của nhu cầ u, A. Maslow đã xem xét nhu cầ u con
người theo hiǹ h thái phân cấ p và sắ p xế p chúng theo thứ tự tăng dầ n từ thấ p đế n cao, bao
gồ m 5 loa ̣i nhu cầ u đó là: Nhu cầu sinh lý, nhu cầ u an toàn, nhu cầu được giao lưu tình
cảm và được lê ̣ thuộc, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu được thể hiện mình.
1.2.1.4. Sự hình thành nhu cầu
Theo quan niệm của tâm lý học Macxit, nhu cầu được hình thành và phát triển
trong chính hoạt động và trong q trình con người tích cực hoạt động nhằm vươn tới
sự thõa mãn nhu cầu thì nhu cầu mới cũng được hình thành và phát triển.
Nhu cầu của con người được hình thành trong quá trình phát triển của cá nhân
trên cơ sở những tiền đề bẩm sinh, những tiền đề này tạo ra khả năng tác động qua
lại khác nhau (của chủ thể) với thế giới và tạo ra sự cần thiết trong các hình thức của
tính tích cực được xác định bởi các chương trình của hoạt động sống sinh học và xã

hội.


15
A.N.Leonchiev đã đưa ra sơ đồ giải thích mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt
động như sau: thoạt đầu nhu cầu chỉ xuất hiện như một điều kiện, môt tiền đề cho họa
động. nhưng ngay khi chủ thể bắt đầu hành động thì ngay lập tức xảy ra sự biến hóa
của nhu cầu và cũng khơng cịn giống như khi nó tồn tại một cách tiềm tang, tồn tại
“tự nó” nữa. Sự phát triển của hoạt động này đi xa bao nhiêu thì cái tiền đề này của
hoạt động (tức là nhu cầu) cũng chuển hóa bấy nhiêu thành kết quả của hành động.
A.N.Leonchiev cho rằng vì bản thân thế giới đối tượng hàm chứa tiềm tang
những nhu cầu, nên trong q trình chủ thể hoạt động tích cực, tất yếu sẽ nhận thức
được những yêu cầu, đồi hỏi phải được thõa mãn để được tồn tại và phát triển, tức là
xuất hiện nhu cầu mới. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, một mặt thõa mãn
nhu cầu hiện tại, đồng thời lại xuất hiện nhu cầu mới, vì thế con người khơng ngừng
hoạt động tích cực lao động sản xuất qua đó thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Như vậy bản chất của nhu cầu là sự đòi hỏi của chủ thể về mặt đối tượng nào
đó cần được thõa mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu có quan hệ mật thiết với động
cơ. Động cơ là sự biểu hiện chủ quan của nhu cầu, là vị trí gián tiếp trong nhân cách
của xã hội, ngược lại nhu cầu là cơ sở của động cơ. Lý thuyết hoạt động khẳng định,
con người là chủ thể hoạt động luôn thực hiện các hành vi nhằm đạt những mục đích
hoặc những động cơ nhất định. Động cơ trong tâm lý học theo nghĩa chung nhất là
các thúc đẩy và quy định chiều hướng hoạt động nhằm đạt mục đích nào đó.
Nói về mối quan hệ giữa nhu cầu và động cơ, cả A.N.Leonchiev và
B.Ph.Bomov đều khẳng định rằng không thể tách biệt mà chúng luôn gắn liền với
nhau tạo thành lĩnh vực động cơ – nhu cầu: “lĩnh vực động cơ của nhân cách có liên
quan chặt chẽ với những nhu cầu, chế định hành vi con người một cách khách quan
và có quy luật. Động cơ là sự biểu hiện chủ quan của nhu cầu, là vị trí gián tiếp trong
nhân cách của xã hội, ngược lại nhu cầu là cơ sở của động cơ. Trên thực tế động cơ
và nhu cầu gắn bó mật thiết với nhau đến mức thường khơng thể phân tích chúng ra

được”. Vì vậy A.N.Leonchiev đã đưa ra kết luận có tính nguyên tắc: “sự phân tích các
nhu cầu trong tâm lý học khơng thể nào tránh khỏi các phân tích các động cơ. Và vê phía
đối tượng, trước hết ta có động cơ được thể hiện thành nhu cầu”.


16
Trong hệ thống thứ bậc động cơ của con người, nhu cầu và hứng thú là hai thứ
bậc có quan hệ trực tiếp với nhau. Hứng thú là sự phát triển cao, mang màu sắc xúc
cảm của nhu cầu. Bản thân hứng thú luôn chứa đựng nhu cầu và nhu cầu là cơ sở để
hình thành hứng thú. Chính vì vậy để hình thành nhu cầu về một đối tượng nào đó
chúng ta phải làm cho chủ thể có cơ hội làm quen với đối tượng, thực hiện hoạt động
với đối tượng. Chính trong q trình trải nghiệm đó, chủ thể sẽ có cơ hội và điều kiện
để thấy được vai trò ý nghĩa của đối tượng với cuộc sống của bản thân, từ đó hình
thành mong muốn và đối tượng về nhu cầu sẽ xuất hiện.
1.2.1.5. Vai trò của nhu cầu
Nhu cầu có vai trị hết sức quan trọng đối với hoạt động của con người. Con
người không thể tồn tại mà thiếu nhu cầu, trước hết là những nhu cầu vật chất tối
thiểu như ăn, mặc, ở. C. Mác viết: “Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới làm
ra lịch sử. Nhưng muốn sống được trước hết phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần
áo”. Sự thỏa mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân và tập thể.
Nhu cầu quy định xu hướng lựa chọn ý nghĩ, tình cảm và ý chí của con người. Mặt
khác, nhu cầu quy định và tích cực hóa hoạt động của con người.
Nhu cầu chính là nguồn gốc, động lực thúc đẩy hoạt động và là một trong
những động cơ mạnh mẽ thúc đẩy chủ thể hoạt động nói chung và thực hiện các hành
vi ý chí nói riêng. Nhu cầu này được thỏa mãn, kích thích bị dập tắt, đồng thời xuất
hiện nhu cầu mới với những kích thích mới. Trong mỗi con người đều tồn tại một hệ
thống nhu cầu. Nhu cầu nào lớn hơn sẽ chi phối các nhu cầu khác và “địi” con người
phải đáp ứng nhu cầu đó. Trong cùng một thời điểm, con người không thể thỏa mãn
được đầy đủ các nhu cầu. Nhu cầu bao gồm những thang bậc, trình độ khác nhau làm
cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của con người. Có nhu cầu tích cực, thúc đẩy con

người phát triển theo hướng tích cực. Nhu cầu tiêu cực kìm hãm sự phát triển, đưa
con người đến sự suy thoái.
Nhu cầu thể hiện xu hướng có sự lựa chọn, các ý nghĩ, các rung cảm, và ý chí
của con người. Nó quy định các hoạt động xã hội của cá nhân và các nhóm xã hội.
Nhu cầu sống và phát triển của cá nhân và các nhóm xã hội là một tất yếu. Nhu cầu


17
xuất hiện, con người “đòi” phải được thỏa mãn. Quá trình “địi” thỏa mãn nhu cầu là
q trình thơi thúc con người hành động hướng tới sự phát triển toàn diện.
1.2.2. Hỗ trợ tâm lý
1.2.2.1. Khái niệm hỗ trợ tâm lý
Hỗ trợ tâm lý, có thể hiểu một cách đơn giản, là một hoạt động giúp đỡ cho
người đang có khó khăn tâm lý để họ thực hiện điều họ mong muốn trong cuộc sống.
Khái niệm hỗ trợ tâm lý bao hàm nhũng công việc của người giúp đỡ không chuyên
– tất cả mọi người, và công việc giúp đỡ cuả những nhà chuyên nghiệp – nhà tâm lý
học, nhà hỗ trợ, nhân viên Hỗ trợ tâm lý, bác sĩ tâm thần, nhà giáo dục. Với cách hiểu
như vậy, trong xã hội có rất nhiều kiểu người đang làm cơng tác trợ giúp và mức độ
hiệu quả giúp của họ là không giống nhau.
Trong phạm vi đề tài, hỗ trợ tâm lý được hiểu là hoạt động chuyên nghiệp của
nhà tâm lý trong việc sử dụng kiến thức, kỹ năng nhằm trợ giúp thân chủ có nhu cầu
được trợ giúp về mặt tinh thần. Người trợ giúp là những người được đào tạo sâu và
chuyên biệt về những kiến thức, kĩ năng tâm lý, hành vi con người, kỹ năng giao tiếp
và giải quyết các vấn đeè thoe chuyên ngành để có thể đáp ứng với đối tượng được
giúp đỡ, như làm nghề tâm lý học, nhà hỗ trợ, hỗ trợ tâm lý, tâm thần học. Hầu hết
những người hỗ trợ chuyên nghiệp đều có mối quan hệ hỗ trợ chính thức, có chức
danh rõ ràng.
Khái niệm hỗ trợ tâm lý còn được hiểu là sự giúp đỡ một cách có hệ thống và có
phương pháp. Người hỗ trợ chuyên nghiệp cần có kỹ năng và phẩm cách làm cho người
có nhu cầu hỗ trợ tìm hiểu, khám phá, hành động để giải quyết vấn đề của mình.

1.2.2.2. Nội dung hỗ trợ tâm lý
Con người thường khơng thể tự mình giải quyết tất cả những vấn đề của bản
thân, đặc biệt là những khó khăn tâm lý. Bởi vậy mỗi khi có những khúc mắc khơng
được giải quyết người ta thường nghĩ tới việc tìm lời khuyên, sự trợ giúp từ những
nhà tâm lý. Chính vì vậy, nội dung hỗ trợ tâm lý ngày càng được mở rộng ra trên
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội:
- Tình yêu – Hơn nhân – Gia đình: xung đột giữa nam và nữ, quan hệ tình dục
trước hơn nhân, mang thai, các bệnh lây qua đường tình dục, mặc cảm tình dục, xung


×