Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hoàng minh tường qua hai tập truyện ngắn ngọc đất và nàng eva mù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.16 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HOÀNG
MINH TƯỜNG QUA HAI TẬP TRUYỆN NGẮN
“NGỌC ĐẤT” VÀ “NÀNG EVA MÙ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn:
GVC. T.S Nguyễn Thanh Trường

Người thực hiện:
Huỳnh Quân
(Khóa: 2012 – 2016)
ĐÀ NẴNG, THÁNG 05 NĂM 2016


1

MỤC LỤC
MỤC LỤC -------------------------------------------------------------------------------------------------- 1
MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 3
1. Lí do chọn đề tài--------------------------------------------------------------------------------------- 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ------------------------------------------------------------------------ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------------- 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------- 5
4. Giới thuyết thuật ngữ -------------------------------------------------------------------------------- 6


5. Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------- 7
6. Bố cục khóa luận -------------------------------------------------------------------------------------- 9
NỘI DUNG ----------------------------------------------------------------------------------------------- 10
Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật trong “Ngọc đất” và “Nàng Eva mù”
của Hoàng Minh Tường --------------------------------------------------------------------------- 10
1.1
Về hiện thực cuộc sống------------------------------------------------------------------- 10
1.1.1. Cuộc sống nông thôn trong sự chuyển mình ------------------------------------ 10
1.1.2. Cuộc sống thị thành trong vòng xoay thế sự ------------------------------------ 17
1.2.
Về chân dung con người ----------------------------------------------------------------- 25
1.2.1. Hình ảnh người nơng dân lao động ------------------------------------------------- 26
1.2.2. Hình ảnh người trí thức nơi phố thị ------------------------------------------------- 30
Chương 2: Không - Thời gian nghệ thuật trong “Ngọc đất” và “Nàng Eva
mù”của Hồng Minh Tường -------------------------------------------------------------------- 35
2.1.
Khơng gian nghệ thuật-------------------------------------------------------------------- 35
2.1.1. Không gian nơi làng quê ----------------------------------------------------------------- 35
2.1.2. Không gian nơi thị thành ---------------------------------------------------------------- 38
2.2.

Thời gian nghệ thuật----------------------------------------------------------------------- 41

2.2.1. Thời gian đồng hiện ----------------------------------------------------------------------- 42
2.2.2. Thời gian đảo ngược----------------------------------------------------------------------- 43
Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trong “Ngọc đất”và “Nàng Eva mù”
của Hồng Minh Tường. -------------------------------------------------------------------------- 46
3.1.

Ngơn ngữ --------------------------------------------------------------------------------------- 46


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


2

3.1.1. Ngơn ngữ giàu hình tượng cảm xúc ------------------------------------------------ 46
3.1.2. Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ --------------------------------------------------------- 49
3.2.
Giọng điệu ------------------------------------------------------------------------------------- 51
3.2.1. Giọng mềm mại, tha thiết. -------------------------------------------------------------- 52
3.2.2. Giọng triết lí, suy tưởng------------------------------------------------------------------ 53
3.2.3. Giọng vơ âm sắc----------------------------------------------------------------------------- 55
KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------------------------- 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------------ 60

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


3

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sau 1975, lịch sử Việt Nam bước sang trang mới, thời kỳ đất nước
độc lập, thống nhất tồn vẹn. Theo đó, cùng với sự đổi mới mọi mặt của đời
sống, sự đổi mới trên lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng diễn ra mạnh mẽ, các

thế hệ nhà văn đã nhanh chóng hướng ngòi bút tới nhiều phạm vi phản ánh
khác nhau, tác giả Hồng Minh Tường cũng khơng nằm ngồi số đó. Ông đến
với văn chương bằng tất cả nhiệt huyết và trách nhiệm của người sáng tác. Từ
khi cầm bút đến nay Hoàng Minh Tường đã cho ra đời một số lượng lớn
những tác phẩm, ba mươi cuốn tiểu thuyết, mười tập truyện ngắn và một số
những tập bút kí, phóng sự.
1.2. Đến với thế giới truyện ngắn của Hoàng Minh Tường là đến với
những bức tranh phong phú về đời sống xã hội Việt Nam thời hậu chiến,
trong đó nhà văn đi sâu khám phá bản chất con người gắn với môi trường
sống và hoạt động, được tập trung soi sáng ở nhiều bình diện: tự nhiên, xã
hội, cá nhân và cách ứng xử của con người. Tất cả đã góp phần tạo điểm nhấn
trong hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ.
1.3. Chọn đề tài (Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Hoàng Minh
Tường qua hai tập truyện ngắn “Ngọc đất” và “Nàng eva mù”) chúng tôi
hướng tới nhận diện nội dung phản ánh và hình thức thể hiện để thấy được
những nét mới mẻ độc đáo trong cá tính sáng tạo của nhà văn. Đồng thời
thơng qua khóa luận này chúng tơi mong muốn góp thêm cái nhìn mới về nhà
văn Hoàng Minh Tường và khẳng định được sự đóng góp của ơng cho nền
truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


4

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi được giải thưởng của Hội Nhà văn với tiểu thuyết “Thủy hỏa đạo
tặc”, trong một cuộc phỏng vấn, Hoàng Minh Tường đã tự bạch: “Cứ hai năm

thì có một đầu sách”. Cái tên Hoàng Minh Tường đều đặn xuất hiện trên văn
đàn. Người ta biết đến anh như một cây tiểu thuyết, một cây phóng sự văn
chương. Tuy nhiên, Hồng Minh Tường cịn là một cây truyện ngắn.
Nhà văn Vũ Bão đánh giá Hoàng Minh Tường như một anh thợ cày
“dong từng con chữ vượt qua miền đất trắng rợn ngợp” Mê mải say sưa trên
cánh đồng tiểu thuyết, nhà văn vẫn dành nhiều tâm sức cho truyện ngắn,
những thửa ruộng phần trăm nho nhỏ nhưng hiệu quả kinh tế không thể xem
thường.” [18].
Nhà văn Vũ Nho có một bài viết nói về “Hoàng Minh Tường với Gã
viết thuê” trong tập truyện “Gã viết thuê” đó có một số tác phẩm xuất hiện
trong hai tập “Ngọc đất” và “Nàng Eva mù” Vũ Nho đã nói về sự tài năng của
Hồng Minh Tường: “đã phản ánh được nhiều mặt trái của xã hội lúc bấy giờ
từ sự xuống cấp mối quan hệ con người” [18] đến thời buổi kinh tế thị trường
cái gì cũng có thể mua bán, thuê mướn.
Vũ Nho cũng khẳng định Hồng Minh Tường đã chứng tỏ rằng anh có
thể viết được đủ các cỡ trong khuôn khổ truyện ngắn. Và anh là một trong số
không nhiều cây bút văn xuôi có thành tựu ở cả ba thể loại tiểu thuyết, phóng
sự và truyện ngắn.
Trong cuốn Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỉ XX, nhà văn Ma
Văn Kháng đã đánh giá: văn Hồng Minh Tường ln được thể hiện một cách
chân xác và tinh tế. [7]

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


5

Tác giả Đỗ Trường cho rằng Hoàng Minh Tường là người làm sống lại

dòng văn học hiện thực nhân đạo.
Từ những bài viết nghiên cứu của các tác giả trên, chúng tôi thấy thể loại
truyện ngắn và tác giả của nó được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, các ý kiến
đánh giá mới dừng lại ở việc giới thiệu và đưa ra những nhận xét chung mang
tính khái quát, chưa có cơng trình nào đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống. Trên
cơ sở tiếp thu có chọn lọc ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, khóa luận của
chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát những đặc sắc trong thế giới nghệ thuật “Ngọc đất”
và “Nàng Eva mù”, nhằm qua đó chỉ ra những thành cơng và cả những hạn chế
của tác giả, tác phẩm đáng chú ý này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này đối tượng mà chúng tôi khảo sát là “Thế giới nghệ
thuật truyện ngắn Hoàng Minh Tường qua hai tập truyện ngắn “Ngọc đất” và
“Nàng Eva mù”. Ngồi ra cịn tìm hiểu thêm một số tác phẩm truyện ngắn
khác bên ngoài hai tập truyện cũng như khảo sát thêm những tác phẩm của
các nhà văn khác đi trước và cùng thời để thấy được những nét giống nhau,
khác nhau cũng như thấy được những đổi mới, phát triển của Hồng Minh
Tường từ đó khẳng định phong cách của mình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là hai tập truyện ngắn
“Ngọc đất” (NXB thời đại, 2013) và “Nàng Eva mù”, (NXB Lao động, 2006)
và những sáng tác của một số nhà văn khác liên quan trong q trình khảo sát.

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


6


4. Giới thuyết thuật ngữ
- Thế giới nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật là khái niệm của tính chỉnh thể. Theo Từ điển văn
học bộ mới (Đỗ Đức Hiểu chủ biên, NXB Thế giới, 2004), thì “Thế giới nghệ
thuật trước hết xác nhận tính độc lập tương đối của sáng tạo nghệ thuật so với
thế giới tự nhiên hay thực tại xã hội, là sự thừa nhận quyền sáng tạo của nghệ
sĩ đối với tác phẩm, không phải sao chép, lệ thuộc máy móc vào thực tại vật
chất bên ngồi nghệ thuật. Thứ hai, thế giới nghệ thuật là sản phẩm tinh thần,
kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo, chỉ có trong tác phẩm nghệ thuật. Thứ ba,
thế giới này là một mơ hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, qui luật riêng, thể
hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, khơng gian, thời gian, đồ vật, xã hội…, gắn
liền với một quan niệm nhất định về chúng của tác giả…Thứ tư, thế giới nghệ
thuật là thực tại tinh thần mà người đọc ở vào khi sống với tác phẩm…” [6,
tr.1660]. Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên, NXB GD, 2007) cũng khẳng định rằng “thế giới nghệ thuật
nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra
theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới
tâm lí của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy” [3, tr.302-303]. Và
“mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một quan niệm về thế giới; một cách cắt nghĩa
về thế giới”… “Như vậy, khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính
độc đáo về tư duy nghệ thuật của sáng tác nghệ thuật, có cội nguồn trong thế
giới quan, văn hóa chung, văn hóa nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ”
[3, tr.303]. Ở cả hai quan niệm trên của các tác giả đều thống nhất thế giới nghệ
thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể và mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một
quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới. Thế giới nghệ thuật gắn
với hình tượng của tác phẩm. Khái niệm thế giới nghệ thuật cung cấp cơ sở lí

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Qn



7

luận để khám phá tính sáng tạo độc đáo tồn vẹn của các sáng tác nghệ thuật, cá
tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Cảm hứng sáng tác
Các nhà nghiên cứu khi bàn về cảm hứng sáng tác đã đưa ra một số cách
nhận diện như sau: Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, NXB GD, 2007 định nghĩa: Cảm
hứng là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt trong tác phẩm
nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định gây
tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm” [3, tr.44]
Trong cuốn Lí luận văn học của tập thể tác giả do Phượng Lựu chủ biên
cho rằng: “Cảm hứng sáng tác là một thứ vô thức phi lý mà nhà văn không tự
giác được”, “Cảm hứng là một trạng thái tâm lý căng thẳng nhưng say mê
khác thường. Sự căng thẳng của ý chí và trí tuệ, sự dồi dào về cảm xúc, khi đã
đạt đến sự hài hòa, kết tinh, sẽ cháy bùng trong tư duy nghệ thuật của nhà văn”
[9, tr.210-308].
Nhìn chung ở hai khái niệm, ý kiến trên dù xét ở mức độ khái quát hay
cụ thể thì đều đi đến khẳng định cảm hứng là trạng thái tâm lí đặc biệt khi có
cảm xúc và là sự hưng phấn cao độ để kích thích sự sáng tạo của chủ thể sáng
tác. Cảm hứng là một hiện tượng độc đáo, nó thể hiện tư tưởng, tình cảm của
nhà văn, của tác giả góp phần khẳng định phong cách và cá tính sáng tạo của
người nghệ sĩ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng những phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp hệ thống

Khóa luận tốt nghiệp


SVTH: Huỳnh Quân


8

Khi nghiên cứu các tác phẩm truyện ngắn trong hai tập truyện “Ngọc
đất” và “Nàng Eva mù” của Hoàng Minh Tường, chúng tơi sẽ đặt ra các tiêu chí
khảo sát trong hệ thống theo một trật tự nhất định để có thể đưa ra cái nhìn tồn
diện và bao qt về vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Qua việc phân tích cụ thể từng phương diện để tìm ra cái hay, cái đặc
điểm, từ đó tổng hợp các khái quát để đưa ra nhận định chung về thế giới nghệ
thuật của tác phẩm.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Chúng tôi sẽ thực hiện so sánh ở hai mức độ, so sánh nội tại những
phương diện sáng tác trong tác phẩm, đặt chúng trong mối tương quan; đồng
thời so sánh những thủ pháp, đổi mới xây dựng thế giới nghệ thuật của Hoàng
Minh Tường so với các nhà văn khác để tìm ra sự riêng biệt, những cách tân có
giá trị.
- Phương pháp chứng minh
Với phương pháp này, chúng tơi sẽ tiến hành phân tích chứng minh
những truyện ngắn trong hai tập truyện “Ngọc đất” và “Nàng Eva mù” để thấy
rõ hơn cách xây dựng thế giới nghệ thuật độc đáo của Hoàng Minh Tường qua
các chi tiết cụ thể.
- Phương pháp liên ngành
Vận dụng tích hợp các lí thuyết thi pháp học, tự sự học nhằm làm sáng rõ
hơn về bản chất của thế giới nghệ thuật trong hai tập truyện ngắn. Ngồi ra,
thống kê phân tích theo những vấn đề cụ thể cũng là phương pháp được chúng
tơi lựa chọn trong đề tài này.


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


9

6. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, phần nội
dung của đề tài được chia thành ba chương:
Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật trong “Ngọc đất” và “Nàng Eva mù” của
Hoàng Minh Tường
Chương 2: Không – Thời gian nghệ thuật trong “Ngọc đất” và “Nàng Eva
mù” của Hoàng Minh Tường
Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trong “Ngọc đất”và “Nàng Eva mù” của
Hồng Minh Tường

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Qn


10

NỘI DUNG
Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật trong “Ngọc đất” và “Nàng Eva mù”
của Hoàng Minh Tường
1.1


Về hiện thực cuộc sống
Mỗi nhà văn trong nghiệp cầm bút của mình đều hướng tới một quan

điểm viết, một lí tưởng thẩm mĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Cho dù anh ta có
viết theo xu hướng lãng mạn hay hiện thực thì những đứa con tinh thần đều
lấy cảm hứng từ hiện thực cuộc sống. Và ở mỗi phương diện phản ánh, người
nghệ sĩ luôn gắn với những mảng đề tài vô cùng phong phú. Khơng ngồi
giao diện đó, nhà văn Hồng Minh Tường đã đem đến cho bạn đọc nhiều
dòng tâm sự nóng bỏng và đầy suy tư về hiện thực đời sống ở nông thôn và
nơi phố thị.
1.1.1. Cuộc sống nông thơn trong sự chuyển mình
Hồng Minh Tường là một cây bút luôn tâm đắc với đề tài nông thôn.
Đặc biệt trong nhiều trang viết của ông luôn in đậm dấu ấn nơi thôn quê. Đến
với truyện ngắn của nhà văn này, người đọc như được lắng đọng trong ánh
nhìn sâu sắc về những góc khuất của đời sống xã hội, để rồi trượt theo những
phút giây dung dị, hồn hậu của cuộc sống đời thường tràn đầy cảm xúc như
đánh thức trong mỗi con người những nỗi lòng trắc ẩn khơn ngi.
Đất nước giải phóng, con người trở về xây dựng quê hương và sinh
sống trong thời bình. Tuy nhiên dư âm đắng chát của một thời bão lửa, gắn
với những mất mát, khổ đau và huy hồng thì khó có thể phai mờ trong kí ức
mỗi con người. Đấy là những tháng năm, cuộc sống ở nhiều vùng quê chìm
trong bom lửa nhưng những người con kiên trung bất khuất vẫn hết mình
hướng về tiền tuyến, làm tất cả những gì có thể của một hậu phương vững

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


11


chắc, góp phần vào cơng cuộc giải phóng, thống nhất đất nước. Giờ đây, đất
nước đã thanh bình, cuộc sống thôn quê lại trở về với bản chất dung dị thường
nhật như nó vốn có. Tuy nhiên, khơng gian bình lặng đó tồn tại khơng lâu.
Chịu tác động của cơng cuộc đổi mới, nếp sống giản dị nơi làng quê đã nhanh
chóng cuốn theo dịng chảy của cuộc sống hiện đại. Mọi thứ thay đổi quá
nhanh khiến cho nhiều giá trị truyền thống mai một theo, khơng cịn những
mái nhà tranh, những bờ tre, bến nước…mà thay vào đó là những ngôi nhà
cao tầng hay những quán xá chứa đầy những tệ nạn và ung nhọt nhức nhối.
Một sự dịch chuyển trong tỉ lệ nghịch cho những nấc thang giá trị, mọi
thứ dường như bị xới tung trong chao đảo. Nhiều người con người chân chất
của vùng quê ngày nào, nay cũng bị làn gió nhớp nháp của đồng tiền lay
chuyển. Cơn bão đổi mới vụt đến quá nhanh. Con người chưa kịp thích nghi,
chưa kịp ý thức về sự mất mát đã vội vã dấn thân vào làn gió thị trường với
mong muốn kiếm tìm vận may. Và phần nhiều trong số họ đã trở thành nạn
nhân của những chiếc áo mới chật trội và xa lạ. Viết về những cảnh huống trớ
trêu mà con người đang phải đối diện, con người đang phải gánh chịu cũng là
cách Hoàng Minh Tường thể hiện trong truyện ngắn “Những khúc tình ái thơn
q”. Trong những trang viết nóng hổi này, từ bối cảnh không - thời gian đến
các sự kiện đều gắn trực tiếp với sức nóng của cuộc sống đang ngày đêm bị
tước mất đi cái n bình vốn có của nó. Và thay vào đó là cảnh sống nơm nớp
của người dân trước sự vây bủa của những lớp sương mù độc hại do vấn nạn
trộm cắp, mại dâm, ma túy đem lại. Đau đớn hơn, những góc sinh phần của
mỗi gia đình, thơn xóm, làng trên, ngõ dưới đang bị bóc mất đi theo năm
tháng. Hay ở truyện ngắn “Khách đến Nha Trang”, người đọc khơng khỏi
chạnh lịng khi chứng kiến cảnh những đứa con của làng quê bất lực trước
những mảnh vườn của cha ơng mình cứ dần bị thu hẹp lại, thay vào đó là
những ngơi nhà cao tầng mọc san sát nhau cao ngất ngưởng trong vơ hồn.

Khóa luận tốt nghiệp


SVTH: Huỳnh Qn


12

Nhưng đau đớn hơn, sự mất mát trong cuộc chuyển mình đó chính là cái
phơng văn hóa nơi cây đa, bến nước, ao làng phải nhường chỗ cho chợ tạm/
bến cóc/ nhà lấn chiếm; cho những dãy quán thịt chó, bia hơi, cháo lòng, tiết
canh, suốt ngày ầm ĩ trong tiếng cãi lộn sặc mùi cống rãnh của những thị phần
nửa tỉnh, nửa quê. Rồi cả những cánh đồng thẳng cánh cị bay, ẩn hiện thấp
thống sau lũy tre, bờ đê, con nước…giờ bị san lấp không thương tiếc. Đổi
mới, chuyển mình, thay đi tất cả… những âm thanh sắc lạnh đó cứ ngân vang
lên, trùng phùng trong vơ số tạp âm cũ, mới khiến cho người đọc không khỏi
bất an trước những chân giá trị của cuộc sống nơi thơn q đang ngày đêm bị
mai một đi.
Từ góc nhìn trực diện, trong nhiều trang viết của nhà văn tiếp tục cho
thấy, trước sức lan tỏa đến chóng mặt của thời buổi kinh tế thị trường, cái
được ở công cuộc “hiện đại hóa” trong chốc lát là khơng phủ nhận nhưng cái
mất thì khơng thể cân, đo, đếm. Bởi giá trị biểu tượng tinh thần vốn dĩ được
tạo dựng trong cả một thời rất xa, rất dài…thì nay trong giây phút tan biến
như bong bóng xà phịng. Có thể nói, những mất mát đó đã kéo theo bao hệ
lụy, làm mất đi rất nhiều cái hồn quê, cái nghĩa tình làng nghĩa xóm. Bởi vậy,
gióng lên những hồi chng cảnh tỉnh, cũng là cách nhà văn Hoàng Minh
Tường thể hiện thái độ và thiên chức của người nghệ sĩ với cuộc đời.
Sự chuyển mình nơi làng quê trong các sáng tác của Hồng Minh
Tường khơng chỉ là cuộc sống vốn bình dị những mái nhà tranh thành những
nhà lầu, quán xá chứa tệ nạn xã hội mà trong sự chuyển mình đó cịn xói mịn
đi rất nhiều nét đẹp trong lối ứng xử truyền thống của người Việt. Nếu những
lời nói từ tốn, nhẹ nhàng chân chất dễ nghe vẫn ln là niềm tự hào của

những người dân q thì giờ được thay bằng những chuỗi lời độc địa. Vấn
nạn đó được tác giả chạm khắc khá sinh động trong sáng tác cùng tên “Nàng

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


13

Eva mù”. Trong đó, hình bóng con người được phóng chiếu qua nhiều hành
vi giao tiếp vô cùng phản cảm. Họ đâu cịn là người nơng dân biết san sẻ ngọt
bùi, cay đắng mà thay vào đó là cái nhìn thiếu niềm tin, cái nhìn xăm soi, cái
nhìn đồng hành với loạt lời thiếu tình làng nghĩa xóm đã vơ tình làm mất đi
cuộc sống yên ấm của đồng loại. Họ đã nhanh chóng trở thành “Những người
“bn dưa lê” được dịp bàn tán: Phải xem lại mồ mả, long mạch đi. Cung
phúc đức có vấn đề” [17, tr.19]. Rõ ràng miệng lưỡi thế gian giờ đã xâm thực
tận mọi ngõ ngách. Âm hưởng xấu của nó vơ tình nhấn chìm đi tình thân,
khiến con người mất đi niềm tin vào nhau. Hay đó cịn là hình ảnh nhân vật
Hàn “thừa nước đục thả câu”, tìm cách dối lừa người thương. Và rồi, khi đã
thỏa mãn ham muốn dục vọng tầm thường, hắn đã quay ra phụ tình người con
gái mù lòa. Viết lên những tiếng nấc nghẹn đắng lòng sau mỗi phận người, tác
giả không chỉ sẻ chia với nỗi đau của con người bé nhỏ bị cái xấu, cái ác băng
hoại. Có lẽ xa hơn, nhà văn của tình người cịn thẳng thắn đặt ra những đối
thoại cho mỗi con người sống trên cõi đời cần ý thức được cái gọi là lương
tâm, cái gọi là “bổn phận trách nhiệm”.
Một tác phẩm nghệ thuật không đơn giản chỉ là tấm băng chuyển tải
thông điệp nhức nhối của hiện thực cuộc sống lên bề mặt như những tin tức
thời sự. Điều quan trọng, đằng sau những con chữ ẩn mình ấy là những cảm
xúc lắng sâu được lan tỏa bằng nhiều cung bậc để chạm tới cuộc đời. Đó cũng

chính là thơng điệp được nhà văn gửi gắm trong “Chuyện tình cuối thế kỷ”, ở
đó người đọc thấy sức nóng, sự băng hoại của đồng tiền thật gớm ghê. Nó làm
lóa mắt người dân vốn quen lấy bùn đất làm thước đo nghiệp chướng thì nay
lại coi đồng tiền là bản mệnh cho mình. Nó mê hoặc con người, làm cho con
người mất dần đi ý thức, mất dần đi khoảng cách trong cái nhân cách làm
người, làm mẹ, làm cha. Nó khiến cho “Vợ chồng anh Cu Sến ngớ người,
đứng như trời trồng. Người đàn ông mà con gái họ đang ào tới khơng phải là

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


14

chàng trai Việt Kiều mà Lim đưa ra mắt bố mẹ hơm nào. Ơng ta trơng già
hơn cả anh Cu Sến” [16, tr. 139]. Đặt ra cảnh huống trớ trêu đó, nhà văn đâu
có ý trách cơ gái Lim thơn quê và bố mẹ cô chấp nhận cho cô lấy chồng già.
Điều đáng bàn tới chính là sự bình n của mọi miền quê giờ đã bị đồng tiền
hủy hoại. Đồng tiền ma mị lấn át đi tất cả, khiến cho cái tồn hữu trong nếp
phẩm tính người ngày càng bị mai một đi. Khơng dừng lại đó, nhà văn cịn
chua xót khi trải lịng với bạn đọc trong truyện ngắn “Giọt nước mắt phút
giao thừa”, ở đó là bóng dáng của một con người đáng lẽ trong thời khắc linh
thiêng anh ta phải nghiêng mình tri ân tổ tiên… thì đổi lại Võ Nghiệp lại ngập
ngụa trong làn gió độc hại của nàng tiên nâu mà quên đi bổn phận, trách
nhiệm của một người con, một người chồng, một người cha. Anh đã đánh đổi
tất cả hạnh phúc chỉ để thỏa mãn cho cơn khát mỗi khi đói thèm thuốc. Âm
thanh của cuộc sống đích thực ngày càng xa rời anh. Và khi con người nhận
ra, con người thức tỉnh thì đã quá muộn. Vợ con Võ Nghiệp và người thân bỏ
anh ra đi. Trước mắt anh chỉ là những bóng ma hiện hữu của những kẻ lừa

gạt, dối trá, ti tiện chỉ biết rình rập đẩy người khác vào vịng xốy tội lỗi. Con
người thất vọng và đổ vỡ. Tuy nhiên trong phút giây tuyệt vọng nhất, Võ
Nghiệp như được tái sinh lại với đời lần thứ hai, được chạm vào cái gọi là giá
trị tình người, tình yêu thương con người “Vào đúng lúc đó, y cảm thấy có
một bóng người bước đến bên y, quỳ xuống cạnh y. Như có phép lạ, chiếc
khóa Minh Khai to nặng đã được mở ra. Chân y thoát khỏi xiềng xích, như
muốn bay lên” [16, tr.91]. Người đó khơng ai khác chính là Sim, vợ anh đã
trở về mở khóa cho anh, giọt nước mắt lăn dài nhìn người vợ mà lòng anh trĩu
nặng. Viết đến đây, nhà văn của tình u thương con người, dường như muốn
nói hộ Võ Nghiệp, rằng anh đang rất cần một vòng tay, một động lực khơng
phải ở đâu xa mà ngay chính mảnh đất của ơng cha, của sự sum vầy trong tình

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


15

làng nghĩa xóm, của những người thân yêu, sẽ là động lực vô cùng lớn để con
người vượt qua và trở về với cuộc sống đời thường.
Viết về sự cám dỗ của đồng tiền, của dục vọng hay những vấn nạn ma
túy, mại dâm, nhà văn đã trực tiếp chỉ ra nguyên nhân khiến cho cuộc sống
nông thôn bị băng hoại là bởi một phần nguyên do ở sự “chuyển mình” đột
ngột trong bế tắc. Đây cũng là cách Hồng Minh Tường muốn nhắn gửi bạn
đọc, nhắn gửi cuộc đời này cần ý thức gìn giữ và trân trọng những chân giá trị
của cuộc sống đích thực.
Cuộc sống nơi làng q khơng chỉ có những con người xuất thân từ
nơng dân mà còn là sự trở về từ cuộc chiến của những con người đã từng đem
máu xương mình ra bảo vệ đất nước nhưng ngày trở về những tưởng sẽ được

sống hạnh phúc nhưng sự thật họ phải đối diện với nhiều đau đớn, mất mát.
Trong “Ngoại ô trăng lạnh” phơi hiện cả hai mặt của một nông thôn đang
chuyển mình khi mà nơi đây có những người lính trở về từ những cuộc chiến
với biết bao nhiêu huân chương danh hiệu. Họ cịn đó lịng quả cảm, cịn đó
những ánh hào quang của người chiến thắng nhưng giơ đây trở về, họ phải đối
diện với cuộc sống thật phũ phàng, đối diện sự thật khi tình nghĩa vợ chồng
đã cạn, mà nguyên nhân do là cơn bão thời gian đã xóa nhịa đi tất cả. Hay
cũng là người lính trở về sau chiến tranh mong được mang hài cốt của đồng
đội về chôn cất trong nghĩa trang liệt sĩ nhưng lại bị chính tình người khước
từ “Anh đã phạm phải một sai lầm là dám đụng đến bát hương của các Thành
Hồng. Một ơng giữ đền như anh không bao giờ được quyền mang một bát
hương của người thường vào trong đền” [16, tr. 105]. Có thể thấy rằng ngay
cả những đứa con bỏ mình vì nghĩa lớn mà khi chết rồi cũng cịn bị chính
đồng loại mình chối bỏ thì quả thật đau lịng vơ cùng. Cuộc sống nơng thơn
trong sự chuyển mình đã được nhà văn khắc tạc như những gì nó vốn có. Bởi

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


16

vậy, bằng cái nhìn xuyên thấu vào bản chất của đời sống, Hồng Minh Tường
đã cắt nó thành những lớp, mảng trong các giao diện khác nhau để qua đó lí
giải sâu hơn hiện thực, và cũng là giúp bạn đọc thấy rõ hơn bước đường nơng
thơn hóa. Tuy nhiên, đằng sau sự chuyển mình cuộc sống mang những mảng
tối kia nhà văn vẫn thắp lên những tia sáng của những người con cịn đó rất
nhiều tình cảm gắn bó với làng quê; vẫn giữ cho mình sự bình dị, yên vui.
Trong “Hoa chanh nở giữa vườn chanh” chúng ta bắt gặp hình ảnh con

người thủy chung, khơng bị lung lay bởi sức hút của đồng tiền, của danh
vọng, của cuộc sống phồn hoa đô thị. Đổi lại, là tiếng gọi luôn thôi thúc cho
anh nhận thức được cái giá trị khơng gì có thể thay thế, hai tiếng thiêng liêng:
“làng quê” anh. Nơi đã ấp iu nồng đượm cái tình làng nghĩa xóm, nơi ấy đã
thắp lên mối tình duyên kết bền cho anh với người con gái tên Xoan bằng cả
trăm ngàn sợi chỉ sợi tơ óng vàng hằng tại đầy tràn hơi ấm yêu thương.
Đề tài nông thơn có khi khơng thu hút được như những mảng đề tài
khác nhưng những sự chuyển đổi đi từ nông thôn lên thành thị, sẽ xuất hiện
những hiện thực cần phản ánh, cần được tồn hữu trong đời sống văn chương.
Theo đó, Hồng Minh Tường đã thành cơng khi khai thác mảng đề tài này
một cách triệt để ở phương diện cuộc sống làng quê trong sự chuyển mình.
Như vậy, có thể thấy viết về những người dân nơng thơn hay xã hội nơng thơn
thì Hồng Minh Tường đã hướng người đọc đến sự cảm nhận về sự đổi thay
của cuộc sống nơi này trong lối tư duy mở, tìm kiếm về nhiều miền giá trị
khác nhau: sự phát triển của đơ thị hóa, vấn đề nơng thơn hóa và cả sự xâm
thực thế lực đồng tiền làm thối hóa, biến chất nhân cách người. Nhưng hơn
hết, chính phạm vi hiện thực đó là những cảm hứng, động lực cho bút lực của
Hoàng Minh Tường viết nên những trang văn giàu cảm xúc phê phán, lên án.

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


17

1.1.2. Cuộc sống thị thành trong vòng xoay thế sự
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc đã mở ra cho đất nước một kỉ
nguyên mới - đất nước thống nhất liền một dãy và lúc này mọi người dân đất
Việt hào hứng bắt đầu chung tay xây dựng lại cuộc sống, cải tạo nơi ở dần đi

từ lạc hậu đến hiện đại, từ nông thôn đến thành thị. Cuộc sống ở mỗi nơi sẽ có
những chuyển biến khác nhau tùy vào điều kiện sống cũng như môi trường
sống. Nếu cuộc sống nơng thơn trong sự chuyển mình thì cuộc sống nơi phố
thị cũng náo nhiệt không kém trong vịng xoay thế sự. Đó là sự pha trộn nhiều
lối sống - sự di cư/ dịch chuyển của con người các vùng miền về quy tụ trong
không gian chật hẹp đã tạo ra nhiều hơn cho những sự khác biệt về quan niệm
sống, lối ứng xử, cách giao tiếp, hay những sắc màu trong phơng văn hóa
cách biệt…Tất cả làm cho cuộc sống nơi phồn hoa đơ thị thật khác.
Vịng xoay thế sự nơi thành thị nó ép buộc con người phải tự thay đổi
mình để bắt nhịp kịp với lối sống nhanh vồ vập của chốn phồn hoa đô hội.
Bước chân vào cuộc sống thành thị rõ ràng ai cũng cho rằng là có điều kiện và
sự sung sướng nhưng đằng sau đó liệu rằng có sung sướng như trên lí thuyết
đã nói. Nơi đây cuộc sống kim tiền khiến tất cả con người chạy theo như một
guồng máy đã lập trình sẵn, có cuộc sống vì tiền mà đánh mất mình như anh
Nguyễn Cao trong “Nghệ thuật thị trường” dẫu không không muốn đánh mất
giá trị bản thân vào một bộ phim dở hơi nhưng vì đồng tiền và một nơi ở đàng
hoàng anh đã chấp nhận làm đạo diễn cho một kịch bản không phải do anh
viết, thế rồi người xem phản ánh, báo chí phản ánh nhưng giờ mọi việc cũng
đã rồi, Nguyễn Cao có hối lỗi cũng đã muộn, vì anh đã chót lỡ nhận tiền. Đây
sẽ là bài học cho riêng anh nhưng cũng là bài học mà Hoàng Minh Tường
muốn gửi gắm đến bạn đọc đừng vì tiền mà đánh mất mình. Hay cũng là vấn
nạn trong xã hội đồng tiền, nhưng ở đây đồng tiền là dùng để mua bán chất

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


18


xám, mua bán trí tuệ. Tiền bạc dù chỉ là phương tiện hỗ trợ trong đời sống của
con người, vậy mà giờ đây nó mua được cả những gì gọi là văn hóa tri thức.
Trong “Gã viết th” Hồng Minh Tường đã cho độc giả thấy sức mạnh đồng
tiền thao túng con người, ở đó ta bắt gặp hình ảnh Đặng Trần Nguyễn – một
tay viết phóng sự có hạng trong làng văn, làng báo nhưng lại không nuôi nổi
vợ con bằng đồng tiền lương chân chính. Sống trong nghèo khó, trước sức ép
của cơm áo gạo tiền người trí thức ấy bán đã bán chất xám của mình bằng
cách nhận viết luận án thuê. Việc làm đó có thể cải thiện mức sống gia đình
nhưng vơ hình chung, Nguyễn đã giết chết đi một thế hệ. Ở đây Hoàng Minh
Tường không đơn giản ám chỉ lối sống của một con người mà vấn đề xa hơn,
là sự tha hóa, xuống cấp của văn hóa giáo dục. Đó chính là hình ảnh những
ơng “Tiến sĩ giấy (…) háo danh và chuộng hình thức dỏm của con người đã
làm cho tiến trình phát triển của đất nước chậm lại rất nhiều…” [17, tr. 194].
Tiếp tục trượt đi trong vịng xốy của đồng tiền, người đọc được chứng kiến
trong “Thương vụ ái tình” là sức mạnh ghê gớm của đồng tiền đã xóa nhịa đi
ranh giới hạnh phúc, khi nó biến con người trở thành cơng cụ phục vụ lợi ích
riêng. Đồng tiền khiến cho con người khơng định dạng được đích tới của
niềm tin là đâu? Và như thế nào là hạnh phúc. Đến đây, nhà văn đã bóc mẽ
tận cùng những sai lầm trong ý niệm của con người khi cho rằng tiền bạc sẽ
mua được hạnh phúc. Không dừng lại đó, trong “Món hồi mơn”, ta lại được
xem những góc tối của vấn nạn tiền bạc khi bỗng chốc nó trở thành gánh nặng
cắt đứt đi khát vọng chân chính, để rồi thế vào đó là những ước mơ ảo, biến
con người thành những kẻ hẹp hòi và đầy toan tính, thủ đoạn. Với cách lão
Xung chấp nhận hạ thấp mình làm người đi ở chỉ để mong thằng con trai
mình có thể kiếm được cơ cái gái độc nhất vơ nhị của gia đình ơng chủ Kha
để đổi đời. Ngun do cũng vì ham tiền, ơng lão Xung và con trai lão đã
không từ bất cứ thủ đoạn nào. Thế mới biết, sức mạnh đồng tiền đã làm thay

Khóa luận tốt nghiệp


SVTH: Huỳnh Quân


19

đổi đi cả nhân cách, cái vốn hằng tại trong chiều sâu nhân bản người. Nó đẩy
con người chìm sâu vào những vịng xốy đạo đức giả.
Thời buổi của xã hội đồng tiền lên ngơi, đồng tiền có thể giết chết bất
kì ai đam mê nó, trong “Ngọc đất” ta thấy hình ảnh người bán thịt chó tên
Mít là anh cả trong một gia đình, được sở hữu rất nhiều đất đai nhưng vì sự
hơn thiệt và mờ mắt vì tiền bạc mà chọn lối sống vô cảm với người thân, thậm
chí vơ cảm ngay cả với người đã sinh thành ra mình. Gióng lên những nỗi
buồn ề chề xun thấu giá trị nhân sinh - nhà văn đã phơi bày cho ta thấy một
lối sống vô cảm sẽ vô cùng nguy hại. Nhưng điều quan trọng, Hoàng Minh
Tường cho ta thấy đồng tiền đã làm con người tha hóa như thế nào? Tính chất
nguy hại của đồng tiền đã len lỏi vào mọi ngõ ngách đời sống của con người.
Nó cũng chính là tác nhân nảy sinh những thói hư tật xấu.
Trở về từ cuộc chiến, mang trong mình dịng máu tình u thương,
nhiều người lính đã và đang sống lao động hết mình nhưng sự nghiệt ngã của
của cuộc sống mưu sinh khiến họ gặp chìm khuất trong cảnh thiếu thốn. Và
đây cũng là thời điểm trong con người để cho những ham muốn về vật chất,
tiền bạc lấn át đi phần nhân tính trong họ. Con người mất đi tỉnh táo, lao vào
những cuộc tranh giành phần hơn thiệt khơng ngồi ham muốn có thật nhiều
tiền. Tiền bạc đã ảnh hưởng trực tiếp đến cả lối sống, khiến họ ích kỉ, thù hận
ganh đua nhau. Tuy nhiên trong những góc tối vẫn cịn những con người biết
giữ phần thiên lương trong nhân cách “đói cho sạch, rách cho thơm”. Đó là
thiếu tá Tít, cuộc sống nghèo khó, túng quấn nhưng quyết khơng bán mình.
Anh đã dạy cho binh nhì Lâm ngổ ngáo một bài học về lẽ sống và nhân cách
của người lính. Anh cũng chỉ cho người lính trẻ ấy thấy được giá trị của cuộc
sống. Có được chiến thắng, được sống hạnh phúc hịa bình như ngày hôm nay

là nhờ một phần một phần xương máu của những đồng đội năm xưa đã đổ

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


20

xuống nơi chiến trường. Hiểu ra được giá trị đích thực của lẽ sống, trong con
người Lâm đã thay đổi và thêm kính trọng người chỉ huy Tít năm nào của
mình. Đây cũng là thời khắc người đọc thấy cái đẹp đã chiến thắng cái xấu xa,
khi những con người đã nhận diện được mặt trái của đồng tiền.
Cuộc sống thành thị đâu phải chỉ đồng tiền mới làm tha hóa con người
mà những nấc thang địa vị và danh hảo trong mỗi cá nhân con người cũng có
thể giết chết đi nhân cách và tình yêu thương. Nhà báo Phạm Trần với biệt
danh Trần Đời trong “Kẻ khất thực” là một ví dụ điển hình cho một người tài
hoa nhưng bị đẩy ra khỏi mép lề cuộc sống của con người. Anh bị mất việc và
trở thành người khất thực cũng là bởi anh dám đấu tranh, dám “bơi móc”
những thói hư tật xấu, những vụ lợi, lạm dụng chức quyền của những quan
tham ăn tiền của dân. Một con người mang tính cách cương trực và tự tin như
Trần Đời đã phải trả giá đắt cho hành động trách nhiệm cơng dân của mình.
Viết lên những dịng tâm trạng này, Hồng Minh Tường đau đớn nói thay cho
số phận con người đã phải chịu khổ đau, mất mát khi dám đứng lên chống cái
ác, cái bất công, cái suy đồi/ mục rỗng đang ngày đêm vây hãm cuộc sống của
những người dân lương thiện. Và anh cũng muốn phơi bày cho bạn đọc thấy,
giữa cuộc sống hối hả của thành thị mọi điều có thể được giải quyết trên đồng
tiền và địa vị.
Tiền tài và danh vọng đã hủy hoại đi nhân cách người, đẩy con người
vào vòng xóay những tội lỗi và dơ bẩn. Chắc hẳn khó ai tin một người chồng

“thủ tiết” 10 năm nuôi con để chờ vợ đi xuất ngoại làm ăn. Trần Tình trong
“Rồng ơi bay nhé” chính là con người như thế. Nhưng một sự thật nghiệt ngã,
sự chung thủy 10 năm đó nhận lại là một nỗi buồn vơ vọng, người vợ đã lấy
chồng khác và đến giờ anh chỉ biết gặm nhắm nỗi đau tức tưởi khi bị chính
người vợ của mình cướp đi con bé bỏng và bỏ anh bơ vơ giữa trời Âu. Thật

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


21

khủng khiếp, ranh giới giữa cám dỗ và sự chân thành trong tình yêu là rất
mong manh, viết đến đây nhà văn như muốn đặt ra những câu hỏi của lòng
trắc ẩn mà mong chờ câu trả lời ở bạn đọc. Cũng là niềm tin đặt nhầm chỗ, cô
gái Cầm trong “Hoa hồng trắng” đã hi sinh tuổi thanh xuân trao nhầm đời
cho một tên lừa đảo đã có vợ con nhưng lại nói dối là chưa vợ chưa con để rồi
Cầm phải đắng nghẹn xem hai đứa con riêng của kẻ lừa đảo là con của mình.
Thử cịn cay đắng nào khi người mẹ một thân, một mình ni con trong đơn
chiếc.., có lẽ lỗi lầm đó đâu phải do sự nhẹ dạ cả tin chị? Hoàng Minh Tường
đã khắc họa một cuộc sống nơi thành thị dẫu rộn ràng vui tươi nhưng cũng
lắm những cám dỗ lừa đảo mà không ai biết trước được hậu quả như thế nào.
Nơi thành thị xa hoa cuộc sống vợ chồng đôi khi vì một điều tưởng như
vơ hại lại nảy sinh những đổ vỡ trong tình cảm, dẫn đến việc chia tay, li biệt
là chuyện gặp khơng ít. Và khi đó, có người sung sướng sau chia tay, có
người chìm trong đau khổ tội lội và dằn vặt bản thân. Trong “Cưới lại” là xâu
chuỗi của nhiều âm thanh bế tắc đó. Lúc này, chốn phồn hoa đơ thị mĩ miều
và hấp dẫn đã xuất hiện nhiều khoảng trống âu lo. Ở đó, con người ganh ghét
nhau, ghen tng nhau rồi sẵn sàng đâm chém nhau, dẫn đến cảnh dắt nhau

vào vịng lao lý. Bên cạnh đó, cuộc sống xa hoa nơi đơ thị cịn ẩn chứa rất
nhiều cám dỗ dễ khiến con người sa vào tiền bạc mà biến thái đi nhân phẩm,
sứt mẻ đi tình cảm vợ chồng. Đặt ra những hình ảnh trực diện tác động vào
tâm trí bạn đọc như những thước phim quay chậm, nhà văn còn muốn tái hiện
những ngã rẽ khác nhau trong cuộc sống hối hả, cảm dỗ, phức tạp nơi phố thị.
Nơi đó nếu con người khơng tỉnh táo, khơng biết giữ mình sẽ dễ dàng bị cái
xấu xâm thực làm biến thái đi nhân cách. Một người vốn tính hiền lành tin
chồng như chị Huyên trong “Nữ Hoàng” cũng rất dễ bị dao động trước những
lời nói dèm pha nơi vỉa hè về người chồng mình, người này đêm đầu gối tay
ấp với mình, giờ đây anh đi “cặp bồ” với những cơ gái trẻ hơn mình. Vì tin

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


22

những lời ác ý đó Huyên đã đâm đơn ra tòa đòi li dị đến phút cuối cùng mới
biết được rằng người chồng mình hồn tồn trong sáng. Câu chuyện chỉ xoay
quanh cuộc sống gia đình hạnh phúc của Huyên và thiếu tá Trần Mạnh nhưng
điều đáng bàn là liệu con người sẽ đi về đâu, nếu trong mỗi con người khơng
cịn niềm tin về nhau, khơng ý thức được trách nhiệm bổn phận với cuộc sống
vốn lắm đa đoan và nhiều thị phi. Trong “Ông già lẫn thẫn” ta lại bắt gặp
một khía cạnh khác của cuộc sống thành thị. Ở đây là hình mẫu người thầy
Phan Kim – dạy môn thể dục, ông bị mọi người gán cho cái mác là “ơng già
lẫn thẫn vì đã 70 tuổi nhưng vẫn thích chơi với trẻ con” [17, tr. 43]. Là khùng
là gàn dở, là khơng biết sống cho mình. Tuy nhiên là một người thầy gắn bó
lâu năm với nghề, cái phận nghèo không làm ông hèn đi mà ngược lại, ơng
dành mọi sức lực, thậm chí cả chút tiền lương ít ỏi để chăm lo cho những học

sinh thân u của mình. Từ ý thức giản dị đó, người thầy giáo nhân dân đã
xây dựng lên chân lí trong giáo dục là “niềm say mê, tình yêu thương học trị”
sẽ mãi là triết lí sáng ngời tồn hữu trong nhân cách người.
Đặc biệt trong “Tổ ấm thời hiện đại”, một bộ phận không nhỏ những
con người nơi cuộc sống thị thành đang mải miết tan chảy vào thế giới riêng
của mình - ranh giới của những cái thật giả. Cặp vợ chồng Đức - Hạnh là típ
người đó. Những gì họ đang đối diện với nhau, đơn giản chỉ là những ham hố
cá nhân. Là chạy theo tiếng gọi của dục vọng tầm thường. Nhưng “Cây kim
trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Đức đau đớn khi phải chứng kiến người đàn
bà mà bấy lâu nay anh tôn thờ cái nhan sắc cũng như sự thủy chung dẫu
không phải là vợ mình đang thắm thiết trao nhau nụ hôn cho một gã đàn ông
lạ hoắc. Anh thật sự bị sốc, tất cả trược mắt anh giờ chỉ là khoảng trống trong
vô vọng. Mọi niềm tin đều bị đổ vỡ, anh ta đã nhận ra người con gái mà bấy
lâu nay anh cho là đức hạnh, thủy chung nhưng giờ nghĩ lại cơ ta đâu có thánh
thiện như anh từng nghĩ, chân tay anh như rã rời từng mảnh, miệng anh đắng

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


23

ngắt trong chuỗi âm thanh, xô bồ ngột ngạt nơi phố thị. Nhưng đâu phải tự
nhiên mà Hoàng Minh Tường đặt tên cho tác phẩm của mình là “Tổ ấm thời
hiện đại”, có lẽ điều mà nhà văn phác vẽ trong bức tranh toàn cảnh ấy là sự
đổ vỡ về niềm tin đều có nguyên do của nó. Cuộc sống hiện đại/ áp lực đồng
tiền/ danh vọng… đã khơi nguồn cho mọi ngã rẽ của những cuộc “sống mòn”
biến thái. Nó như như một căn bệnh truyền nhiễm ngày đêm len len lỏi trong
cuộc sống của thời hiện đại.

Cận cảnh hơn, người đọc lại được chứng kiến ở mặt khác của những
giao diện xã hội nơi thị thành. Đó là khi đồng tiền, sắc đẹp, tình bạn có thể
tan vỡ bất cứ lúc nào. Ở “Tứ giác tình yêu” là một ví dụ điển hình. Truyện kể
về một tình vợ chồng thắm thiết, nhưng rồi tình yêu đẹp giữa họ đã đổ vỡ, vì
mối tình tay ba, khi hai người vợ của mình đã chạy theo tiếng gọi của tiền bạc
đã bất chấp tất cả luân lí vợ chồng bỏ đi theo lão Viện phó. Một sự thật khắc
nghiệt cuộc sống nơi thành thị trong vòng xoay thế sự là sự vơ thường có thể
đến với bất kì ai, nếu trong ta thiếu đi niềm tin yêu vào những giá trị đích thực
của cuộc sống. Theo đó, qua “Tứ giác tình u” Hồng Minh Tường dường
như muốn nhắn gửi đến giới độc giả phải biết trân trọng tình bạn tri kỉ, tình
yêu vợ chồng và lớn hơn là trách nhiệm của con người với cuộc đời. Đó mới
chính là ngọn nguồn của của cái đẹp, cái đích cho con người hướng tới.
Mặt trước lung linh của cuộc sống phồn hoa nơi đô thị không thể che
khuất đi được những vết đen nhức nhức nhối trong lịng nó. Đó là cuộc sống
chạy theo vịng xốy của tiền bạc, địa vị, danh lợi khiến con người khó cưỡng
lại trước sức cám dỗ của nó. Tuy nhiên, cuốn theo dịng chảy ấy, vẫn cịn đâu
đó những con người biết giữ trọn được nhân cách cũng như đạo đức của
mình. Nơi thị thành xa hoa con người suốt ngày lặn lội làm ăn mà đơi khi mất
đi tình người, nhưng vẫn cịn những con người dù nghèo khó nhưng trong

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân


24

lịng họ vẫn chan chứa một tình cảm gọi là tình anh em. Trong “Nợ đồng
lần”, ở đây ta đã thấy hai hình ảnh đối lập nhau về địa vị tiền bạc nhưng cũng
là đối lập nhau về tình cảm, lòng thương người, sự thấu hiểu. Giữa một người

em tên Y với một gia đình ơng anh trai giàu có những vẫn để cho em mình
sống trong cực khổ suốt ngày vật vã với mồ hơi đạp xích lơ kiếm tiền ni cả
gia đình bốn đứa con và một người vợ nhưng đến khi gặp khó khăn con cái bị
tai nạn thương tích đầy mình thì những người anh giàu có kia mới tìm đến Y
để mong được lo lắng chăm sóc cho con của họ trong khi ở nhà vợ Y cũng
đang mang bầu chuẩn bị chuyển dạ nhưng Y đã nghĩ cho gia đình ơng anh khi
giàu có như vậy không lẽ suốt ngày vào viện ngủ dưới nền nhà thì khó coi q
“Ai lại để cho ơng phó tổng giám đốc phương phi, bệ vệ, trí thức như thế tối
tối nằm ngủ dưới sàn bệnh viện? Ai lại để cho vợ chồng ơng anh trai mình vật
vạ trước bàn dân thiên hạ? Đời Y đã đến nước đạp xích lơ thì cịn sĩ diện, tự
trọng cái nỗi gì?” [17, tr.181]. Đến đây bạn đọc dường như cảm thấy được sự
rung động trong lòng cho trái tim của Y khi nghĩ được như vậy bởi thân phận
Y giờ đã như vậy rồi nuối tiếc gì cái sĩ diện, tự trọng nữa. Hạnh phúc của con
người đôi khi là được làm một điều gì đó có ích cho mọi người xung quanh và
Y người giàu lòng thương đã làm được điều mà khó ai có thể làm được. Tiền
bạc đôi khi là không thể thiếu trong cuộc sống nhưng đó chỉ là đơi khi, cịn
tình cảm thì phải nói rằng là khơng thể thiếu bởi nó là nhân tố quyết định giá
trị của một con người ở đâu. Đồng thời cịn cho bạn đọc thấy rằng nghèo mà
có tình thì càng q hơn. Hay đó cịn là hình ảnh cơ gái trong “Hạn tình” là
minh chứng cho lẽ sống đó. Cơ khơng bị hút theo tiền bạc, bị cuốn vào danh
vọng ảo. Nhân cách đã định hình nhân cách cho con người này, cô đã chấp
nhận sống trong im lặng để đổi lại là người có nhân cách. Như vậy, giá trị làm
người đã giúp con người ý thức vượt thoát số phận, vượt qua rào cản cuộc
sống bon chen, nhỏ hẹp để làm nên những nấc thang giá trị “chân, thiện, mĩ”.

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Huỳnh Quân



×