Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giải quyết đơn khiếu nại về dạy thêm học thêm trái quy định tại trường tiểu học a, thành phố bảo lộc tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.36 KB, 16 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤ
THÀNH PHĨ HƠ CHÍ MINH eoQcs
Y

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
“GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU
NẠI
VỀ DẠY THÊM HỌC THÊM
TRÁI QUY ĐỊNH TẠI TRƯỜNG
TIỂU HỌC A, THÀNH PHÔ'
BẢO LỘC, TỈNH LÂM ĐồNG”
Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Hương
Chức vụ: Trưởng phịng
Đơn vị cơng tác: Phòng GD&ĐT Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đầ
LỜI MỞ ĐẦU

Dạy thêm, học thêm là một hiện tượng xã hội đã có từ lâu, được xã hội quan
tâm nhiều và cũng đã trở thành đề tài bàn luận của nhiều diễn đàn. Xuất phát từ nhu cầu
thực tể của rất nhiều phụ huynh học sinh, của người học khiến cho nó trở nên phổ biến
hơn bao giờ hết. Mặt tích cực của dạy thêm, học thêm ít được nói tới, mà chủ yếu nói về
mặt trái, mặt biến tướng của việc dạy thêm, học thêm. Từ chuyện dạy thêm, học thêm
mà nảy sinh rất nhiều những bất đồng, mâu thuẫn giữa phụ huynh và học sinh, giữa giáo
viên với giáo viên, giữa giáo viên với cán bộ quản lý, giữa học sinh và giáo viên ..,


Những mâu thuẫn ấy dẫn đến những khiếu nại, tố cáo trong tập thể sư phạm của một
đơn vị trường học, hay thậm chí xa hơn tới thanh tra nhà nước hay thanh tra ngành Giáo
dục; gây chia rẽ, mất đồn kết nội bộ, mất uy tín của nhà giáo và công chức nhà nước.
Là một cán bộ công chức, công tác trong ngành giáo dục và cũng là phụ huynh học
sinh có con đang đi học. Vì vậy tơi được nhìn nhận vấn đề dạy thêm, học thêm rất rõ


ràng từ hai góc độ. Vậy vấn đề dạy thêm, học thêm đang diễn biến như thế nào? Nhà
trường, xã hội phụ huynh học sinh cần phải làm gì và làm như thế nào để được xã hội
chấp nhận. Tôi khơng phủ nhận những mặt tích cực của việc dạy thêm, học thêm đã đem
lại cho con tôi và các học sinh khác. Nhưng tôi cũng luôn phản đối, đấu tranh với những
hình thức dạy thêm, học thêm mang tính bắt buộc và khơng có hiệu quả.


NỘI DUNG CHÍNH.
I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG.

Tháng 10 năm 2017, tôi nhận được tin nhắn từ một số điện thoại lạ với nội dung thông
tin cho tôi được biết về tình trạng dạy thêm trái phép của một cơ giáo tại một trường tiểu
học trên địa bàn thành phố. Tin nhắn cho biết rõ địa chỉ nơi cô giáo đang dạy thêm trái
phép dưới hình thức trơng trẻ vào buổi trưa của các ngày trong tuần. Đồng thời người
nhắn tin cũng cho hay địa chỉ này gần với nhà của Cô hiệu trưởng của nhà trường nhưng
cô này cứ làm ngơ để cho giáo viên nọ dạy thêm trái phép và rằng mong muốn phòng
giáo dục kiểm tra để bắt tận tay việc dạy thêm của cô giáo nọ.
Tôi liền yêu cầu chuyên viên phụ trách bậc học tiểu học và chuyên viên phụ trách dạy
thêm của phòng xuống cơ sở để xác minh thông tin. Sau khi làm việc với hiệu trưởng
nhà trường về địa chỉ theo trong tin nhắn thì hiệu trưởng nhà trường xác nhận có Cơ
giáo tên là Nguyễn Thị X hiện đang ngụ tại địa chỉ này. Hiệu trưởng cũng trình cho hai
chuyên viên bản cam kết không dạy thêm của cô giáo Nguyễn Thị X. Cùng thời điểm
này, cô giáo X đang tham gia chăm sóc bán trú đối với học sinh lớp chủ nhiệm trong bếp
ăn bán trú của nhà trường. Hai chuyên viên cũng nhắc nhở hiệu trưởng nhà trường về
công tác quản lý dạy thêm học thêm của trường do mình trực tiếp quản lý.
Sau đó hai hơm, tơi nhận được đơn khiếu nại về việc dạy thêm của cô giáo Nguyễn Thị
X từ một phụ huynh của nhà trường. Đơn nêu lên việc cô giáo o ép học sinh là con của
bà phải đi học thêm nhưng cháu không đi và thường xuyên bị Cô giá X la mắng, trấn áp
về mặt tinh thần khiến cháu rất lo sợ khi đến trường và muốn nghỉ học.
Tôi liền yêu cầu triệu tập phó trưởng phịng, chun viên bậc học, chun viên phụ

trách thanh kiểm tra họp.Tôi thông báo lý do triệu tập họp đột xuất vì tơi nhận được đơn
của phụ huynh học sinh khiếu kiện về việc dạy thêm sai quy định của cô giáo X.
Tôi thông qua Quyết định số 07/ QĐNT ngày 14 tháng 10 năm 2017 của Phòng Giáo
dục đào tạo Thành phố về việc thành lập đoàn kiểm tra theo đơn khiếu nại của phụ
huynh học sinh. Sau khi đọc quyết định xong tôi đề nghị các đồng chí có tên trong quyết


định làm việc trên tinh thần khẩn trương. Đảm bảo điều tra cơng bằng thu thập thơng tin
chính xác và hồn tồn chịu trách nhiệm với phẩn việc của mình.
Trong quá trình làm việc, tổ điều tra đã thu thập đầy đủ chứng cứ và có xác nhận
của hàng xóm, phụ huynh học sinh và học sinh đang theo học. Như vậy, việc tổ chức
dạy thêm của cô giáo X ở ngoài trường học, như đơn tố cáo của phụ huynh là hồn tồn
có thật. Nó đã và đang diễn ra...
Sau khi tổng hợp các ý kiến của phụ huynh và học sinh Tổ điều tra kết luận'.
- Cô X là một người đảng viên, một người giáo viên, nhưng không gương mẫu,
đã tổ chức dạy thêm sai quy định của ngành giáo dục
- Tổ chức dạy thêm ở ngoài nhà trường .
- Tổ chức dạy thêm khơng có hiệu quả, để lại dư luận rất xấu về hình ảnh người
thày nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường sư phạm trong Nhà trường.
- Để lấy lại uy tín, danh dự của nhà trường, đoàn kiểm tra đề nghị Nhà Trường
xử lý nghiêm khắc cô giáo X.

II. XẢC ĐỊNH MỤC TIÊU xử LỶ TÌNH HNG
- Giải quyết vụ việc ép học sinh học thêm trái với quy định của Luật Giáo dục,
Điều lệ trường Tiểu học của cô giáo X một cách nhanh chóng, cơng minh, dứt điểm,
đúng quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà trường;
- Giải quyết các đơn tố cáo của cha mẹ học sinh một cách thoả đáng, kịp thời,
không để gây dư luận xã hội xấu đối với đội ngũ nhà giáo xung quanh vấn đề ép học
sinh học thêm trái với quy định pháp luật nhằm tăng cường đoàn két, tạo niềm tin của

nhân dân vào nhà trường, vào ngành giáo dục ;
- Xử lý nghiêm minh, đúng Luật Giáo dục đối với trường hợp vi phạm những
quy định pháp luật về dạy thêm, học thêm trong các trường phổ thông;
- Bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh, cha mẹ học sinh; đặc


biệt là bảo vệ những quyền học tập, vui chơi, giải trí...theo đúng những qui định của
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, những quy định về quyền trẻ em trong Công
ước quốc tế về quyền trẻ em mà nhà nước Việt Nam đã gia nhập.
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của chính quyền
địa phương nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý giáo dục, tăng cường pháp chế
XHCN trong lĩnh vực giáo dục, thắt chặt kỷ luật, kỷ cương trong xã hội.
ĨIL PHÂN TÍCH NGUYÊN NHẨN VÀ HIỆU QUẢ
A. Cơ sở pháp lý
Hiến pháp năm ỉ992, Điều 65
Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
- Luật Giáo dục năm 2005, Quốc hội thông qua năm 2005:
- Luật Giáo dục, Điều 3. Tính chất, nguyên lý GD
... Hoạt động GD phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, GD
kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, GD nhà trường kết hợp với
GD gia đình và GD xã hội.
Luật Giáo dục, Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo Nhà giáo giữ vai trò
quyết định trong việc bảo đảm chất lượng GD.
Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.
Luật Giáo dục, Điều 20. cấm lợi dụng các hoạt động GD
cấm lợi dụng các hoạt động GD vì mục đích vụ lợi.
Luật Giáo dục, Điều 27. Mục tiêu của GD phổ thông
1. Mục tiêu của GD phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng

tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào
cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luật Giáo dục, Điều 70, Nhà giáo


2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
Luật Giáo dục, Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo:
1. GD, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý GD, thực hiện đầy đủ và có chất
lượng chương trình GD;
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều
lệ nhà trường;
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tơn trọng nhân cách của
ngời học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của
người học;
4. Khơng ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ
chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho
người học;
3. Xuyên tạc nội duns GD;
4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Luật Giáo dục, Điều 99. Nội dung quản lý nhà nước về GD
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GD; giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về GD.
Luật Giáo dục, Điều 118. Xử lý vi phạm
h) Làm thất thốt kinh phí GD; lợi dụng hoạt động GD để thu tiền sai quy định;
b- Điều lệ Trường tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số: 51/2007/QĐ- BGDĐT
ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều 31. Nhiệm vụ của giáo
viên trường tiểu học
Điều 35. Các hành vi giáo viên không được làm

Giáo viên khơng được có các hành vi sau đây:
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh, đồng nghiệp,


người khác.
- Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức, không đúng với quan
điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam
- Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
c- Chỉ thị số 15 của Bộ GD&ĐT.
Bộ GD&ĐT đã có Chỉ thị số 15/2000/CT-BGD-ĐT ngày 17 tháng 5 năm 2000
nhằm chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm một cách ồ ạt. Trong đó Chỉ thị nêu rõ:
* Mục đích, yêu cầu của việc tăng cường quản lý việc dạy thêm, học thêm:
- “Phải tập trung chỉ đạo trong thời gian ngắn nhất khắc phục biểu hiện tiêu cực trong
viêc dạy thêm của giáo viên các trường phổ thông công lập theo quy định của Quyết
định 242/TTg. Xử lý kịp thời mọi sai phạm, nhất là việc bẳt ép học sinh học thêm để thu
tiền, người cổ tình táỉ phạm phải được xử lỷ nghiêm khắc, kế cả buộc thôi viêc;
* Các biên pháp tăng cường quản ỉỷ việc dạy thêm, học thêm:
- Tổ chức tốt để thu hút tối đa học sinh vào các lớp học 2buổi/ngày theo nguyện vọng
của gia đình học sinh, đảm bảo cho học sinh được nghỉ 2 ngày mỗi tuần. Không tổ chức
dạy thêm trong kỳ nghỉ hè.
d- Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định dạy thêm học thêm, ban hành kèm theo Quyết định
số 03/2007/QĐ-BGDDT của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 31 tháng 01 năm 2007.
Ba nguyên tắc thực hiện dạy thêm hoặc thêm được quy định tại Điều 2 của
Quy định dạy thêm học thêm như sau:
1. Nội dung và phương pháp dạy thêm học thêm phải góp phần củng cổ, nâng cao
kiến thức kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh; phải phù hợp với chương trình giáo
dục phổ thơng và đặc điểm tâm lý của người học; không gây tình trạng học quá nhiều và
vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Hoạt động dạy thêm có thu tiền chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan có

thẩm quyền cấp giấy phép, trừ trường họp khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quy định miễn giấy phép.


3. Không ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

Quy định dạy thêm học thêm, Điều 12. Xử lý vi phạm:
“1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định và dạy thêm học thêm, tuỳ theo tính chất và
mức độ vị phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 49/2005/NĐ- CP ngày 11
tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo
dục.
2. Cán bộ, cơng chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm
học thêm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định 35/2005/NĐ- CP ngày 17
tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý cán bộ, cơng chức.
B. Phân tích ngun nhân
Nghiên cứu tồn bộ q trình và diễn biến của vụ việc chúng ta nhận thấy vụ việc trên
xảy ra từ rất nhiều nguyên nhân:
1. Những nguyên nhân khách quan
- Tác động của cơ chế thị trường đến các nhà trường phổ thơng
Trước hết phải nói đến sự phát triển q nóng của nền kinh tế thị trường, nó tác động
mạnh mẽ đến từng gia đình; nó địi hỏi sự thoả mãn đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần...
cả về các mối quan hệ xã hội. Các bậc phụ huynh khơng những có điều kiện cho con
mình ãn ngon, mặc đẹp mà cịn ln ln mong muốn cho con mình học giỏi. Những
gia đình có điều kiện về kinh tế, ln ln tìm mọi cách, chạy ngược, chạy xi mọi nơi
để tìm thầy dạy giỏi dạy cho con mình.
-

Nội dung chương trình sách giáo khoa các cấp phổ thơng cũng là vấn đề nổi cộm. Mặc
dù Bộ GD&ĐT đã thường xuyên chỉnh lý đổi mới,giảm tải nhưng vẫn còn nhiều bất
cập, còn nặng nề, còn nhiều phần chưa phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, để học và hiểu

hết được hết nội dung mà sách giáo khoa đề ra thì học sinh phải nhớ, phải học thuộc quá
nhiều... vì vậy giờ dạy chính khố thầy rất khó truyền tải hết chương trình sách giáo
khoa; Thực tiễn ấy cũng thúc đẩy việc dạy thêm phát triến.


-

Chế độ tiền lương của giáo viên trong những năm qua còn thấp, chưa đủ đảm bảo cho
cuộc sống của cá nhân và gia đình, cho nên ngồi giờ dạy chính khố, con đường tốt
nhất, nhẹ nhàng nhất để tăng thu nhập là tổ chức dạy thêm.

-

Và tất nhiên không thể khơng nói đến căn bệnh thành tích của xã hội hiện nay. Một căn
bệnh quá nguy hại đến thế hệ trẻ của chúng ta. Nó đã tồn tại một thời gian khá dài mà
bây giờ mới có một vài người mạnh dạn nói ra...

-

Do nhu cầu muốn cho con được học thêm của các bậc cha mẹ học sinh

-

Một số vị thấy việc cho con được học thêm là cần thiết, là cấp thiết. Nhưng khi họ chưa
tìm được thày dạy như họ mong muốn thì đưong nhiên cơ giáo dạy chính khố ở trường
có nhiều cơ hội để dạy thêm. Chính vì vậy mà những giáo viên này phải lo lắng tìm biện
pháp để giữ học sinh cho mình.

2. Những nguyên nhân chủ quan
-


Phần lớn các giáo viên đều được phân công làm giáo viên chủ nhiệm, quản lý từ 35 - 40
em học sinh. Những em học sinh này chịu sự ràng buộc nhất định của các thầy cơ chủ
nhiệm. Do đó chính các em đó sẽ là đối tượng trực tiếp để các thầy chủ nhiệm dạy thêm.

-

Số giáo viên cịn lại cũng đang dạy chính khố ở trường, số giáo viên đó cũng liên quan
đến vấn đề chất lượng học tập của các em,vì vậy, mục tiêu được thầy cô chọn để dạy
thêm là các em học sinh mà thầy đang dạy chính khố ở trường.
c. Phân tích hậu quả
- Ngồi thời gian học ở trường là 2 buổi/ngày, các em còn phải chuẩn bị bài học
tiếp theo ở nhà, lượng thời gian đó đã khá lớn. Nếu phải học thêm nữa các em sẽ chịu
một áp lực rất cao về thời gian học (trung bình là 10-12 giờ làm việc trong một ngày).
Do đó khi đến lớp các em đã quá mệt mỏi cho nên các em sẽ thụ động, mất dần tính
sáng tạo, không phát huy được hết khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức của mình.
- Vì đã được học thêm trước (về kiến thức) nên khi lên lớp các em tỏ ra lơ làtương
tác chưa tốt và hợp tác chưa hiệu quả, vì các em buộc phải nghe lại những kiến thức đó
ở lớp dạy thêm. Lý do đó cũng làm cho giáo viên dửng lớp giảm hửng thú khi giảng bài.


Việc học thêm không tự nguyên sẽ làm cho học sinh bị ức chế, dẫn đến việc tiếp
thu bài giảng trong giờ học chính khố rất hạn chế. Khi học sinh đấ khơng cịn tơn trọng
cơ nữa thì rất dễ sinh tâm lý chán nản không muốn học môn cô dạy nữa, như vậy thì hậu
quả tâm lý đối với các em sẽ rất nặng nề...
- Lớp học thêm của cô giáo X không đủ điều kiện về bàn ghế ( bàn ghế cao thấp
khơng đồng bộ, phịng học thiếu ánh sáng, ẩm thấp, lại chật trội (18 học sinh /10 m 2
phòng học) sẽ ảnh hưởng đếnsức khỏe của học sinh.
Hơn nữa nhiều học sinh vừa phải học chính khố, vừa phải học thêm khơng
chính khố, sẽ rất tốn kém về tiền học, rất nặng nề về tâm lý và mất rất nhiều thời gian

ảnh hưởng đến sức khoẻ của học sinh.
IV XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ẢN VÀ LựA CHỌN Phương án
1.
Yêu cầu hiệu trưởng nhà trường thực hiện những việc sau:
- Kiểm tra, nộp kết luận, biên bản,
- Xem xét két quả điều tra, cụ thể là việc ép buộc học sinh học thêm của cô giáo X.
- Tố chức họp liên tịch mời đại diện hội cha mẹ học sinh đe xem xét sự việc và đối
chiếu với kết quả điều tra.
-Yêu cầu cô giáo X làm bản kiểm điểm. Nghiêm khắc kiểm điểm cô giáo trước toàn thể
hội đồng.
- Căn cứ vào biên bản của các cuộc họp trên, hiệu trưởng xin ý kiến hội đồng sư phạm
nhà trường và ban liên tịch nhà trường (bằng hình thức bỏ phiếu) để ra quyết định kỷ
luật cô giáo X (với mức khiển trách, cảnh cáo hay hạ bậc lương). Yêu cầu cô giáo phải
chấm dứt việc dạy thêm tại địa điểm trên. Không được tổ chức dạy thêm dưới bất kỳ
hình thức nào.
Phương án 2
Yêu cầu hiệu trưởng nhà trường thực hiện những việc sau:
- Tổ chức họp hội đồng rút kinh nghiệm đối với tồn thể cán bộ giáo viên trong Nhà
trường. Cho cơ X kiểm điểm trước hội đồng. Cảnh cảo trước toàn thể hội đồng.


- Nghiêm cấm không được tổ chức dạy thêm học sinh đang dạy chính khố ở ngồi
trường học. Bắt buộc cô giáo X phải làm cam kết. Đại diện chi bộ, Ban giám hiệu, Chủ
tịch cơng đồn, trực tiếp gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh để giải toả những
hoang mang, bức xúc và vận động họ rút đơn khiếu kiện. Yêu cầu cô giáo xin lỗi phụ
huynh và chấm dứt ngay việc dạy thêm . Mở hộp thư để tiếp nhận mọi thông tin phản
ánh của phụ huynh học sinh về vấn đề dạy thêm của Nhà trường.
PHÂN TÍCH ƯU, NHƯỢC ĐIÊM CỦA TÙNG PHƯƠNG ÁN
Phuong án 1:
* Giải quyết tình huống theo phương án ỉsẽ có những ưu điểm sau :

- Giải quyết đúng tinh thần của Luật giáo dục năm 2005 của Chính phủ, Thơng
tư số 15/2000/ của Bộ giáo dục và đào tạo và Quy định về quản lý dạy thêm học thêm
của Bộ trưởng.
- Quán triệt chủ trương của ngành giáo dục nhất là cuộc vận động nói khơng với
tiêu cực, bệnh thành tích và gian lận trong thi cử.
- Lập lại kỷ cương trong nhà trường ( Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm), và
từ việc làm kiên quyết này thì mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường sẽ phải tự hoàn
thiện mình hơn.
- Dư luận xã hội được nhiều người đồng tình ủng hộ. Các bậc phụ huynh học
sinh sẽ tin tường hơn vào đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường.
- Phần nào lấy lại được danh dự cho giáo viên trong trường nói riêng và ngành
giáo dục nói chung.
* Nhưng bên cạnh những mặt tích cực thì cũng cịn những tồn tại;
- Dư luận sẽ lan rộng đến các ban ngành liên quan; Các cơ quan cấp trên, các
trường trên địa bàn.
- Khi thực hiện phương án này sẽ để lại mâu thuẫn cá nhân của cô giáo X với
một số cán bộ giáo viên trong trường. Và khi cô giáo X hàng ngày vẫn phải đứng trên
bục giảng thì diễn biến tâm lý của cô sẽ rất phức tạp.


Phương án 2:
* Giải quyết theo phương án 2 có những ưu điểm sau:
- Dư luận xã hội chỉ tồn tại trong phạm vị hẹp, chỉ với một số phụ huynh và
CBGV trong Nhà trường.
- Không bị các cơ quan cấp trên can thiệp.
- Không để lại mâu thuẫn cá nhân của cô X với một số cán bộ giáo viên trong
trường. Tâm lý của Cô giáo X sẽ đỡ năng nề hơn mỗi khi lên lớp giảng bài.
Nhưng vần cịn nhiều tồn tại như;
Khơng giải quyết đúng tinh thần của Luật giáo dục năm 2005 của Chính phủ,
Thơng tư số 15 / 2000/ của Bộ giáo dục và đào tạo và Quy định về quản lý dạy thêm học

thêm của Bộ trưởng.
- Không quán triệt được chủ trương của ngành giáo dục nhất là cuộc vận động
nói khơng với tiêu cực, bệnh thành tích và gian lận trong thi cử.
- Không lập lại kỷ cương trong nhà trường.
- Dư luận xã hội khơng đồng tình ủng hộ. Các bậc phụ huynh học sinh sẽ không
tin tưởng hơn vào đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường.
- Không lấy lại được danh dự cho giáo viên trong trường nói riêng và ngành
giáo dục nói chung.
- Phụ huynh học sinh không yên tâm, chưa tin tưởng tuyệt đối khi gửi con cho
Nhà trường. Có thể họ sẽ gửi đơn vượt cấp lên cấp trên.
Trên cơ sở phân tích từng phương án, căn cứ vào mục tiêu xử lý tình huống và
kết quả phân tích ngun nhân và hiệu quả, tơi chọn phương án 1. Trong tình hình thực
tế của nền kinh tế thị trường, có rất nhiều trường cơng lập, dân lập có uy tín, có thương
hiệu nhiều năm nay. Tôi cho rằng phương án này là tốt nhất, đem lại hiệu quả. Nó đủ
sức để răn đe cô X và một số giáo viên khác không tái phạm. Giữ được kỷ cương phép
nước. Phụ huynh sẽ tin tưởng hơn khi gửi con cho chúng ta. Nó sẽ có tác động lớn đến
kỳ tuyển sinh năm học mới. Hình ảnh người thầy sẽ ngày càng được tôn vinh.


V. LẬP KỀ HOẠCH TỎ CHỨC THựC HIỆN PHƯƠNG ẨN 1
- Bước 1:
- Tổng hợp kết quả điều tra của tổ điều tra. Xem xét toàn bộ sự việc. Yêu cầu tổ
điều tra nộp biên bản điều tra.
Thời gian thực hiện: đầu tháng 11 năm 2017
- Bước 2: Yêu cầu hiệu trưởng tổ chức họp liên tịch, mời đại diện hội cha mẹ học
sinh. Thông báo kết quả điều tra và kết luận sự việc ép học sinh học thêm của cô
giáo X lập biên bản cuộc họp.
Thời gian thực hiện: giữa tháng 11 năm 2017
- Bước 3:


Yêu cầu hiệu trưởng nhà trường thực hiện những việc sau:

- Yêu cầu cô giáo X làm bản kiểm điểm. Tổ chức cuộc họp hội đồng sư phạm để
kiểm điểm những sai phạm của cô giáo X trước tổ chuyên môn.
Thời gian thực hiện: cuối tháng 11 năm 2017
- Bước 4: Yêu cầu Hiệu trưởng báo cáo bàng vãn bản cho phòng giáo dục đào tạo về
xử lý sai phạm của Cô giáo X.


VL KÊTLUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
1. Ketluan
Việc dạy thêm học thêm do nhu cầu đòi hởi gần như tất yếu của cuộc sống, của
sự nghiệp giáo dục, một đòi hỏi tất yếu giữa cung và cầu. Nếu nó được diễn ra trơi chảy,
liên tục, bình thường với tính chất trong sáng, lành mạnh. Nhưng thực tế vài nãm gần
đây, việc dạy thêm học thêm đã bộc lộ nhiều mặt trái, dẫn đến phát sinh nhiều tiêu cực,
đã trở thành điều nhức nhối của tòan xã hội.
Cần phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với ngành chủ quản về
chun mơn trong việc quản lý, tổ chức và chỉ đạo việc triển khai dạy thêm học thêm.
Chính vì vậy, một lần nữa cần phải nhấn mạnh hơn đó là quản lý dạy thêm học thêm
phải phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa chun mơn với chính quyền, giữa ngành
giáo dục đào tạo với các tổ chức chính quyền địa phương nhằm góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo, góp phần thực hiện thành cơng mục tiêu giáo dục.
2. Kìêrt nghị
- Cải tiến phương pháp dạy và học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm; phát huy
tích cực chủ động,sáng tạo.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra và thanh tra các cơ sở dạy thêm. Phát huy cao vai
trò lên án những hình thức tổ chức dạy thêm sai quy định từ phía phụ huynh học
sinh.
Bảo Lộc, ngày 05 tháng 01 năm 2018
HỌC VIÊN .


Phạm Thị Thanh Hương


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật giáo dục năm 2005, Quốc hội thông qua năm 2005.

2. Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDDT của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 31 tháng
1 năm 2007. Ban hành quy chế về dạy thêm học thêm.

3. Chỉ thị số 15/2000/CT- BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo,
ngày 17 tháng 5 năm 2000 về các biện pháp cấp bách tăng cường quản lý dạy thêm
học thêm.

4. Công văn số 643/SGD&ĐT của Sử Giáo dục và Đào tạo về việc : Thực hiện
Quy định về dạy thêm học thêm của Bộ GD&ĐT.


MỤC LỤC

Trang
1 . Phần mở đầu;

1

2
I
II
III

IV
V
VI

2
2
12
13

. Nội dung;
- Mô tả tình huống và diễn biến của tình huống
- Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
- Phân tích ngun nhân và hậu quả của tình huống
- Xây dựng phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống26
- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã được lựa chọn. 30
- Kết luận và kiến nghị.

3. Tài liệu tham khảo

34



×