Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nâng cao khả năng viết văn cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ƢỜN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
------------------

NÂNG CAO KHẢ NĂN VIẾ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5
HEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂN LỰC

iáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga
Sinh viên thực hi n : Nguyễn Trần Thanh Thanh
Lớp
: 12STH1

Nẵng, tháng 5/2016



Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ. Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến cơ Nguyễn Thị Thúy Nga, người đã tận tình hướng dẫn em nghiên
cứu và hoàn thành đề tài này. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô
trong khoa Giáo dục Tiểu học và trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã
truyền đạt cho em những tri thức sâu sắc để em có thể học tập và hồn thành tốt đề
tài khóa luận tốt nghiệp.
Để hoàn thành được đề tài này, em cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện
tốt nhất từ phía Ban giám hiệu nhà trường, các em học sinh trường tiểu học Ngô
Quyền, trường tiểu học Nguyễn Như Hạnh và trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ.
Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người đã ln giúp đỡ, động viên
em trong suốt thời gian qua.
Do khả năng và thời gian còn hạn chế nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu


sót, kính mong q thầy cơ đóng góp ý kiến, bổ sung để bài làm của em được hồn
thiện hơn và có thể ứng dụng vào hoạt động giảng dạy thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn rần hanh hanh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu........................................................................4
4. Giả thiết khoa học ...................................................................................................4
5. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................4
6. Các nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................4
8. Cấu trúc đề tài .........................................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................6
1.1. Khái ni m năng lực ............................................................................................6
1.2. Một số năng lực chung cần thiết cho học sinh tiểu học (HSTH)....................6
1.2.1. Nhóm năng lực làm chủ, phát triển bản thân ....................................................6
1.2.1.1. Năng lực tự học ..............................................................................................6
1.2.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề.............................................................................6
1.2.1.3. Năng lực sáng tạo ...........................................................................................7
1.2.1.4. Năng lực tư duy logic .....................................................................................7
1.2.2. Nhóm năng lực xã hội .......................................................................................7
1.2.2.1. Năng lực giao tiếp ..........................................................................................7

1.2.2.2. Năng lực hợp tác ............................................................................................7
1.2.2.3. Năng lực cảm thụ ...........................................................................................8
1.2.2.4 Năng lực tạo lập ngơn bản ..............................................................................8
1.2.3. Nhóm năng lực cơng cụ ....................................................................................8
1.2.3.1. Năng lực sáng tạo ...........................................................................................8
1.2.3.2. Năng lực sử dụng ngôn ngữ ...........................................................................8
1.2.3.3. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ..........................................8
1.3. Những năng lực cần thiết cho HSTH khi học phân môn tập làm văn (TLV) .....9
1.3.1. Năng lực giải quyết vấn đề................................................................................9



1.3.2. Năng lực sáng tạo ..............................................................................................9
1.3.3. Năng lực hợp tác .............................................................................................10
1.3.4. Năng lực tự học ...............................................................................................10
1.3.5. Năng lực sử dụng ngôn ngữ ............................................................................11
1.3.6. Năng lực cảm thụ ............................................................................................11
1.3.7. Năng lực tạo lập ngôn bản ..............................................................................11
1.3.8. Năng lực quan sát ............................................................................................12
1.4. Nội dung chƣơng trình phân mơn LV lớp 5 ...............................................12
1.4.1. Mục đích của phân mơn TLV lớp 5 ................................................................12
1.4.2. Vai trị của phân mơn TLV lớp 5 ....................................................................12
1.4.3. Mục tiêu của môn TLV lớp 5 ..........................................................................12
1.4.4. Nội dung của môn TLV lớp 5 .........................................................................13
1.4.4.1. Kiến thức, kĩ năng làm văn ..........................................................................13
1.4.4.2. Các kiểu bài học TLV ..................................................................................16
1.4.4.3. Nội dung chương trình phân mơn TLV lớp 5 ..............................................17
1.5. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 5 .........................................................19
1.5.1. Đặc điểm nhận thức ........................................................................................19
1.5.2. Đặc điểm nhân cách ........................................................................................21

1.5.3. Sự phát triển nhân cách của học sinh lớp 5 .....................................................22
Tiểu kết .....................................................................................................................22
Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIẾT VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 5......23
2.1. Mục đích điều tra .............................................................................................23
2.2. Đối tƣợng điều tra ............................................................................................23
2.3. Phƣơng pháp điều tra ......................................................................................23
2.4. Nội dung điều tra ..............................................................................................23
2.5. Tiêu chí khảo sát...............................................................................................24
2.5.1. Tiêu chí viết bài văn đạt yêu cầu.....................................................................24
2.5.2. Tiêu chí phát triển năng lực cho học sinh trong phân môn TLV lớp 5 ...........24
2.6. Kết quả điều tra ................................................................................................26
2.6.1. Khảo sát bài văn viết của học sinh lớp 5 theo chuẩn kiến thức kĩ năng .........26



2.6.2. Điều tra, khảo sát bài văn viết của học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển
năng lực .....................................................................................................................33
Tiểu kết .....................................................................................................................37
Chƣơng 3. XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO
KHẢ NĂN

VIẾ

PHÁT TRIỂN NĂN

VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5

HEO ĐỊNH HƢỚNG

LỰC ...................................................................................38


3.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập ...........................................................................38
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp nội dung bài học.......................................38
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính vừa sức ...................................................................38
3.1.3. Ngun tắc bảo đảm tính tồn diện và cân đối ...............................................39
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp ..................................................................39
3.2. Quy trình xây dựng bài tập .............................................................................40
3.2.1. Quy trình chung...............................................................................................40
3.2.2. Phân tích quy trình ..........................................................................................40
3.2.2.1. Phân tích nội dung bài học ...........................................................................40
3.2.2.2. Xác định các mục tiêu nhận thức .................................................................40
3.2.2.3. Thiết lập dàn bài câu hỏi, bài tập .................................................................41
3.2.2.4. Biên soạn câu hỏi, bài tập ............................................................................41
3.3. Một số yêu cầu trong vi c xây dựng bài tập theo định hƣớng phát triển
năng lực trong phân môn tập làm văn ..................................................................43
3.3.1. Bài tập phải có mục đích rõ ràng ....................................................................43
3.3.2. Bài tập phải đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng đã đặt ra ................................43
3.3.3. Bài tập phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh..............................44
3.3.4. Bài tập phải có tác dụng huy động được nhiều năng lực cần thiết khi viết văn .....44
3.3.5. Bài tập phân hóa 3 mức độ nhận thức của học sinh ........................................45
3.3.6. Bài tập phải sử dụng ngôn từ dễ hiểu, ngắn gọn .............................................45
3.3.7. Bài tập phải có khả năng phân loại các nhóm học sinh ..................................45
3.3.8. Bài tập không được đánh đố học sinh .............................................................46
3.4. Mục đích xây dựng bài tập ..............................................................................46
3.5. Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao khả năng viết văn cho học sinh lớp 5
theo định hƣớng phát triển năng lực .....................................................................46



3.5.1. Một số bài tập ở mức độ nhận biết ..................................................................46

3.5.1.1. Mục đích.......................................................................................................46
3.5.1.2. Nội dung bài tập ...........................................................................................47
3.5.1.3. Hướng dẫn cách thực hiện ...........................................................................52
3.5.1.4. Gợi ý đáp án .................................................................................................54
3.5.2. Một số bài tập ở mức độ thơng hiểu................................................................57
3.5.2.1. Mục đích.......................................................................................................57
3.5.2.2. Nội dung bài tập ...........................................................................................57
3.5.2.3. Hướng dẫn cách thực hiện ...........................................................................62
3.5.2.4. Gợi ý đáp án .................................................................................................63
3.5.3. Một số bài tập ở mức độ vận dụng – sáng tạo ................................................66
3.5.3.1. Mục đích.......................................................................................................66
3.5.3.2. Nội dung bài tập ...........................................................................................67
3.5.3.3. Hướng dẫn cách thực hiện ...........................................................................70
3.5.3.4. Gợi ý đáp án .................................................................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
ÀI LI
PHỤ LỤC

HA

HẢO ......................................................................................76



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các tiêu chí khảo sát bài văn viết của học sinh lớp 5 ...............................24
Bảng 2.2: Các tiêu chí khảo sát các năng lực cần phát triển trong phân môn TLV ..25
Bảng 2.3: Kết quả điều tra, khảo sát chất lượng bài văn viết của học sinh lớp 5. ....26
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát chất lượng bài văn viết đạt yêu cầu của học sinh lớp 5 27
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát chất lượng bài văn viết chưa đạt yêu cầu của học sinh lớp 5 ..28

Bảng 2.6: Kết quả tỉ lệ mắc các lỗi viết văn về nội dung của học sinh lớp 5 ...........30
Bảng 2.7: Kết quả về tỉ lệ mắc các lỗi viết văn về hình thức của học sinh lớp 5 .....31
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát các năng lực cần phát triển trong phân môn TLV ........34



DANH MỤC BIỂ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kết quả điều tra, khảo sát chất lượng bài văn viết của học sinh lớp 5 .26
Biểu đồ 2.2: Kết quả khảo sát chất lượng bài văn viết đạt yêu cầu của học sinh lớp 5 ......28
Biểu đồ 2.3: Kết quả khảo sát chất lượng bài văn viết chưa đạt yêu cầu của học sinh lớp 5 .29
Biểu đồ 2.4: Kết quả tỉ lệ mắc các lỗi viết văn về nội dung của học sinh lớp 5 .......30
Biểu đồ 2.5: Kết quả về tỉ lệ mắc các lỗi viết văn về hình thức của học sinh lớp 5 .32
Biểu đồ 2.6: Kết quả khảo sát các năng lực cần phát triển trong phân môn TLV ....34


DANH MỤC VIẾT TẮT

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

HSTH

: Học sinh tiểu học

SGK


: Sách giáo khoa

TLV

: Tập làm văn

TP

: Thành phố


Ở ĐẦ
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một
quốc gia. Trong nền giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học được xem là nền tảng, các
em học sinh tiểu học được ví như những búp măng non của đất nước. Lúc sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay
khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc
năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" [4tr.33]. Vậy nhiệm vụ giáo dục uốn nắn và giúp học sinh có hành trang vững vàng về cả
kiến thức lẫn kĩ năng để trở thành công dân tốt, trụ cột cho nước nhà phải được tiến
hành ngay từ cấp tiểu học.
Ở tiểu học, học sinh được học rất nhiều môn, được trang bị rất nhiều kĩ năng cơ
bản làm tiền đề cho sự phát triển của các em trong tương lai. Như chúng ta đã biết,
tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam. Do đó, mơn Tiếng Việt được coi trọng
xuyên suốt quá trình giáo dục tiểu học. Để học tốt mơn tiếng Việt địi hỏi ở học sinh
rất nhiều kĩ năng và độ sâu rộng, vững chắc về kiến thức.
Môn Tiếng Việt ở tiểu học bao gồm 7 phân môn: học vần, tập làm văn, tập đọc,
tập viết, luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện. Trong đó, tập làm văn được coi là phân
mơn khó nhất vì nó mang tính tổng hợp, góp phần cùng các môn học khác mở rộng

vốn sống, rèn luyện tư duy logic, tư duy trừu tượng; bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm
mỹ và hình thành nhân cách cho học sinh. Trong quá trình viết văn học sinh cần phải
vận dụng nhiều kĩ năng: quan sát, phân tích, tổng hợp, xâu chuỗi các kiến thức trong
quá trình học tập... kết hợp với một số khả năng vốn có của các em như: quan sát, phán
đốn... Tập làm văn góp phần phát hiện cũng như phát triển rất nhiều năng lực cho học
sinh.
Học sinh tiểu học được tiếp xúc với phân môn tập làm văn từ năm lớp 2, khi học
phân môn tập làm văn ở lớp 2, các em được học về nghi thức lời nói; kĩ năng làm việc
và cách tổ chức đoạn bài. Cùng với tập làm văn, ở lớp 3, các em được hướng dẫn rèn
luyện cách nói, viết phục vụ cuộc sống hằng ngày; cách kể chuyện hay nói theo chủ
đề. Bước sang giai đoạn thứ hai của cấp tiểu học (lớp 4,5), là lúc các em vận dụng
những kiến thức, kĩ năng có được ở các lớp trước để viết đoạn văn, bài văn hoàn thiện

1


theo yêu cầu. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng tôi thấy vẫn có những em học sinh lớp 5
chưa có nhiều kĩ năng viết văn hoặc nếu có cũng chỉ mang tính rập khn, chất lượng
bài viết chưa cao.
Để đáp ứng nhu cầu đổi mới toàn diện, căn bản đặc biệt là đổi mới về phương
pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học, đòi hỏi khi dạy học phân
môn tập làm văn cũng như các môn học khác, giáo viên cần nắm được những năng lực
học sinh đã có và năng lực cần bổ sung để có kế hoạch giáo dục phù hợp. Muốn thực
hiện được nhiệm vụ này, giáo viên phải thực sự đi sâu, đi sát học sinh, nhạy bén trong
quá trình sư phạm và quan trọng là nắm vững kiến thức, không ngừng nghiên cứu để
tìm ra những nguyên nhân và biện pháp thích hợp giúp học sinh hồn thành nhiệm vụ
mơn học theo định hướng phát triển năng lực.
Hình thành năng lực không phải chỉ trong ngày một ngày hai mà cần cả một quá
trình. Dạy học tập làm văn cũng là quá trình hình thành và phát triển năng lực cho học
sinh. Là một giáo viên tiểu học tương lai muốn hướng đến mục đích giúp các em học

sinh nâng cao khả năng viết văn, chúng tôi chọn đề tài: "Nâng cao khả năng viết văn cho
học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực" để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về vấn đề nâng cao khả năng viết văn cho học sinh lớp 5 theo định
hướng phát triển năng lực phải kể đến một số tài liệu sau:
- Tài liệu tập huấn:

học và iểm tr , đánh giá ết quả học tập theo định

hướng phát triển năng lực học sinh – m n Ng văn của Bộ giáo dục và đào tạo, NXB
Giáo dục.
Sau khi tập huấn, nhiều nhà sư phạm đã cùng nhau biên soạn tập tài liệu này, nội
dung trong tài liệu đã hỗ trợ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp về nhận thức
và kỹ thuật biên soạn câu hỏi, bài tập để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng năng lực. Tài liệu gồm 4 phần:
Phần thứ nhất, các tác giả viết về vấn đề về đổi mới đồng bộ phương pháp dạy
học, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục trung học phổ thông theo định hướng tiếp cận
năng lực.
Phần thứ hai, nhóm biên soạn đã trình bày về hoạt động dạy - học môn ngữ văn
theo định hướng phát triển năng lực.

2


Phần thứ ba là hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn theo
định hướng phát triển năng lực thông qua những câu hỏi, bài tập xoay quanh nội dung
chương trình, ở nhiều mức độ khác nhau.
Phần cuối cùng, tiến hành hướng dẫn tổ chức thực hiện tại địa phương.
- Năm 2006, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành cuốn sách


hư ng tr nh giáo d c

ph th ng c p tiểu học , NXB Giáo dục.
Tác giả trình bày mục tiêu giáo dục tiểu học, chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu
cầu về thái độ học sinh tiểu học cần đạt trong quá trình học chương trình tiểu học và
phương thức đánh giá kết quả giáo dục Tiểu học.
- Năm 2001, Lê Phương Nga và Nguyễn Trí, "Phư ng pháp d y học tiếng Việt ở
tiểu học", NXB Giáo Dục đã đề cập đến chương trình dạy học tiếng Việt ở tiểu học nói
chung, cũng như một số vấn đề về phân môn Tập làm văn lớp 5.
- Năm 2001, Nguyễn Trí với tài liệu "D y tập làm văn ở trường tiểu học", NXB
Giáo Dục đã đề cập đến phương pháp dạy học tập làm văn ở tiểu học nói chung và tập
làm văn lớp 5 nói riêng.
- Năm 2009, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành cuốn sách "Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, ĩ năng các m n học ở tiểu học lớp 5", NXB Giáo dục đã nêu ra
chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định theo từng bài học, nêu ra yêu cầu học sinh cần
đạt ở mỗi bài học. Ngồi ra, mục ghi chú cịn đề cập đến những chú ý cụ thể nhằm làm
rõ mức độ cần đạt hoặc phạm vi cần mở rộng, phát triển đối với học sinh khá, giỏi.
Ngồi ra, cịn có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về biện pháp nâng cao hiệu quả
học tập môn tập làm văn cho học sinh lớp 5.
Điểm qua những tài liệu nêu trên có thể thấy rằng, các tác giả đã có những cơng
trình nghiên cứu, biên tập những tài liệu về việc nâng cao khả năng viết văn cho học
sinh lớp 5 cũng như đề cập đến việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho
học sinh. Tuy nhiên, vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu đề tài nâng cao khả năng viết
văn cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực. Những cơng trình nghiên
cứu, những tài liệu đó đã trở thành nguồn tri thức vơ giá, nó giúp cho chúng tơi có cơ
sở để tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu đề tài "Nâng cao khả năng viết văn cho học sinh
lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực".

3



hách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.

Tìm hiểu thực trạng viết văn của học sinh lớp 5 ở một số trường tiểu học trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng. Qua đó, tiến hành phân tích, tổng hợp những mặt ưu điểm và
hạn chế của học sinh qua bài làm của các em.
iả thiết khoa học

4.

Nếu các biện pháp chúng tôi đưa ra phù hợp với tình hình thực tế, mục tiêu môn
học và đảm bảo các yêu cầu về phát triển năng lực thì sẽ góp phần trang bị cho HS
những kĩ năng cơ bản khi học tập làm văn giúp các em viết văn tốt hơn.
ục đích nghiên cứu

5.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng viết văn của học sinh lớp 5
ở các trường tiểu học. Trên cơ sở đó, xây dựng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao
khả năng viết văn cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực.
6. Các nhi m vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
6.1. Nhi m vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tơi cần thực hiện một số nhiệm vụ như
sau:
- Tìm hiểu về cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng viết văn của học sinh lớp 5 ở một số trường tiểu học.
- Xây dựng một số bài tập bổ trợ nâng cao khả năng viết văn cho học sinh lớp 5
theo định hướng phát triển năng lực.

6.2. Phạm vi nghiên cứu
Bài văn viết của học sinh lớp 5 ở một số trường tiểu học:
 Trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ - Quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng
 Trường tiểu học Nguyễn Như Hạnh - Quận Cẩm Lệ - TP Đà nẵng
 Trường tiểu học Ngô Quyền - Quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng
Nội dung chương trình mơn tập làm văn lớp 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Một số phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu:
Phư ng pháp nghiên cứu lý thuyết

4


Đọc, nghiên cứu các tài liệu về định hướng phát triển năng lực, chương trình sách
giáo khoa, sách giáo viên tiếng Việt lớp 5 và tham khảo một số đề tài xoay quanh môn
tập làm văn ở tiểu học.
Phư ng pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng để phân tích, tổng hợp rồi từ đó thống kê kết quả
các bài viết của HS lớp 5 ở các trường tiểu học.
Phư ng pháp nghiên cứu các sản phẩm của ho t động giáo d c
Thông qua bài làm của HS, chúng tơi phân tích năng lực viết văn của các em.
Phư ng pháp điều tra Anket
Qua khảo sát, điều tra,... chúng tơi thu được những thơng tin cần xử lí để tạo
thành các tham số đặc trưng và dựa vào đó để rút ra những kết luận tương ứng.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có ba chương.
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng viết văn của HSTH lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực
Chương 3: Xây dựng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao khả năng viết văn cho học

sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực.

5


NỘI D N
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ L ẬN CỦA ĐỀ ÀI
1.1. Khái ni m năng lực
Theo tài liệu "D y học và kiểm tr , đánh giá ết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực học sinh - Môn Ng văn", NXB Giáo dục: Năng lực là sự kết hợp
một cách linh ho t và có t chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động
c cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của ho t động trong bối
cảnh nh t định 1-tr.49. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm
chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua hoạt động của
cá nhân nhằm thực hiện một loại cơng việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ
bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung
cốt lõi.
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với những
yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó đạt được kết quả cao.
Trong hoạt động dạy học, năng lực của học sinh được đánh giá theo cả 3 phương
diện: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
1.2. Một số năng lực chung cần thiết cho học sinh tiểu học (HSTH)
1.2.1. Nhóm năng lực làm chủ, phát triển bản thân
1.2.1.1. Năng lực tự học
Năng lực này thể hiện ở khả năng mỗi học sinh trong việc kiểm soát bản thân,
xây dựng kế hoạch học tập và sinh hoạt phù hợp với khả năng, tình hình thực tế. Bên
cạnh đó, năng lực tự học cịn là khả năng nhận thức và tự điều chỉnh hành vi cá nhân.
Tự học giúp mỗi người chủ động và có trách nhiệm trong các hoạt động học tập cũng
như những hoạt động khác.

1.2.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là năng lực chung thể hiện khả năng của học sinh trong việc
nhận thức, khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống mà
khơng có định hướng trước về kết quả. Từ đó, các em có thể tìm các giải pháp để giải
quyết những vấn đề đặt ra trong tình huống. Thơng qua giải quyết những vấn đề giúp
học sinh rèn luyện khả năng tư duy, hợp tác, tinh thần trách nhiệm.

6


1.2.1.3. Năng lực sáng tạo
Năng lực sáng tạo được hiểu là sự thể hiện khả năng của học sinh trong việc suy
nghĩ và tìm tịi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống. Từ
đó đề xuất giải pháp mới một cách thiết thực và có hiệu quả cao. Trong việc đề xuất và
thực hiện ý tưởng, học sinh bộc lộ óc tị mị, niềm say mê tìm hiểu, khám phá. Sự sáng
tạo của học sinh được thể hiện qua: biết hỏi, biết phân tích, tóm tắt vấn đề; đề xuất ý
tưởng, giải pháp mới phù hợp vấn đề; trình bày suy nghĩ và khái qt hóa tiến trình
thực hiện các cơng việc...
1.2.1.4. Năng lực tƣ duy logic
Tư duy là học sinh có thể hình thành mới hoặc tái tạo lại liên kết giữa các kiến
thức rồi tự sắp xếp theo trình tự hợp lí để ghi nhớ. Khả năng tư duy logic của học sinh
thể hiện qua việc các em xác lập được mối quan hệ nhân quả mang tính tất yếu, tính
quy luật của những vấn đề trong học tập cũng như đời sống. Qua đó, học sinh có thể
rút ra được những vấn đề cần thiết mà các em đang tìm hiểu.
1.2.2. Nhóm năng lực xã hội
1.2.2.1. Năng lực giao tiếp
Năng lực giao tiếp được hiểu là khả năng sử dụng các quy tắc ngôn ngữ để
chuyển tải, trao đổi thông tin về các phương diện của cuộc sống nhằm đạt đến mục
đích nhất định trong q trình thiết lập các mối quan hệ. Khả năng giao tiếp được thể
hiện ở: học sinh xác định được mục đích giao tiếp, có thái độ giao tiếp phù hợp bối

cảnh; các em biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt đúng ý tưởng và có thái độ
phù hợp với đối tượng, hồn cảnh giao tiếp.
1.2.2.2. Năng lực hợp tác
Năng lực hợp tác là năng lực học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để
hồn thành cơng việc và các thành viên đều có nhiệm vụ nhất định hỗ trợ lẫn nhau để
giải quyết những vấn đề. Hợp tác được thể hiện ở: tính trách nhiệm của mỗi cá nhân
trong cơng việc tập thể; chủ động đề xuất hợp tác khi được giao nhiệm vụ; phân công
nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên cùng hợp tác; chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong q
trình thực hiện cơng việc; hướng đến mục đích chung đã đề ra... Năng lực này giúp
cho học sinh xây dựng một khối đồn kết, gắn bó.

7


1.2.2.3. Năng lực cảm thụ
Năng lực cảm thụ là khả năng của mỗi cá nhân trong việc nhận ra được các giá trị
của sự vật, hiện tượng, con người, cuộc sống. Thơng qua đó, biết điều chỉnh hành vi
của mình hướng đến những điều tốt đẹp. Năng lực này thể hiện ở: nhận thức cảm xúc của
bản thân, làm chủ cảm xúc bản thân, nhận biết cái đẹp từ cuộc sống, làm chủ những giá trị
của cuộc sống và hướng nó đến cái hay cái đẹp, xa rời cái ác, cái xấu.
1.2.2.4 Năng lực tạo lập ngôn bản
Năng lực tạo lập ngơn bản là khả năng chuyển từ lời nói, từ dàn ý hay tóm tắt
sang viết câu, đoạn bài. Khi sử dụng năng lực này, HS cần phải huy động các năng lực
khác kết hợp với vận dụng các quy tắc dùng từ, quy tắc liên kết câu, liên kết đoạn;
cách chuyển ý... Ngôn bản được tạo ra phải mạch lạc, truyền tải đầy đủ nội dung, ý
nghĩa cần thiết và đặc biệt là đảm bảo các quy tắc sử dụng ngơn ngữ.
1.2.3. Nhóm năng lực cơng cụ
Đây là nhóm năng lực hỗ trợ cho các em học sinh trong quá trình học tập, rèn
luyện và tham gia các hoạt động khác.
1.2.3.1. Năng lực sáng tạo

Sáng tạo là khả năng mag tính chủ quan, khả năng này thể hiện qua sự nhìn nhận
sự vật hiện tượng theo những góc nhìn riêng, cách trình bày những suy nghĩ, cảm xúc
của các em về một vẻ đẹp, giá trị nào đó. Khi học sinh sáng tạo là lúc các em thực sự
đam mê, hứng thú với môn học và mong muốn được truyền tải những ý tưởng của
mình về những cái mà các em tri giác được.
1.2.3.2. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực sử dụng ngôn ngữ được hiểu là sử dụng các quy tắc của hệ thống ngôn
ngữ để chuyển tải, trao đổi thông tin về các phương diện của đời sống xã hội phù hợp
với bối cảnh thực tế. Năng lực sử dụng ngôn ngữ thể hiện ở một số khía cạnh như: xác
định được mục đích giao tiếp; nhận định được bối cảnh, đối tượng giao tiếp; biết sử
dụng ngơn ngữ chính xác, phù hợp với đối tượng và bối cảnh.
1.2.3.3. Năng lực ứng dụng công ngh thông tin (CNTT)
Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin là khả năng vận dụng những thành tựu
của ngành khoa học cơng nghệ vào q trình học tập của học sinh. Sự vận dụng này
thể hiện qua việc học sinh khai thác, tìm kiếm thơng tin phục vụ cho việc học thông

8


qua CNTT; học sinh cập nhật, tiếp nhận các thành tựu khoa học... Thơng qua đó, giúp
các em lĩnh hội các tri thức mới một cách chủ động, không phụ thuộc vào sách vở,
giáo viên. Ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng được nhu cầu khám phá cho bản
thân mỗi học sinh.
1.3. Những năng lực cần thiết cho HSTH khi học phân môn tập làm văn ( LV)
1.3.1. Năng lực giải quyết vấn đề
Phân mơn TLV có mối liên hệ nhất định với đời sống thực tiễn của học sinh nên
trong quá trình học thường nảy sinh những tình huống có vấn đề. Năng lực giải quyết
vấn đề khi học phân môn TLV là học sinh nhận thức, khám phá được những tình
huống có vấn đề rồi vận dụng hiểu biết thực tế, tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn
đề theo quy trình:

- Xác định vấn đề: chuyển vấn đề trong tình huống thực tế thành vấn đề đòi hỏi
khám phá, giải quyết;
- Thu thập và phân tích thơng tin, từ đó đưa ra các phương án giải quyết vấn đề;
- Chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa;
- Thực hiện phương án đã chọn và điều chỉnh trong quá trình thực hiện;
- Đánh giá hiệu quả của phương án và đề xuất để vận dụng vào tình huống mới.
1.3.2. Năng lực sáng tạo
Hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cũng là mục tiêu của phân môn TLV
hướng tới. Sáng tạo khi học TLV thể hiện ở việc học sinh nhìn nhận sự vật hiện tượng
theo những góc nhìn riêng, cách trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của các em về một
vẻ đẹp, giá trị nào đó. Khi học sinh sáng tạo là lúc các em thực sự đam mê, hứng thú
với môn học và mong muốn được truyền tải những ý tưởng của mình về những cái mà
các em tri giác được. Những biểu hiện của sự sáng tạo đó là:
- Biết đặt những câu hỏi về sự vật, hiện tượng; xác định, làm rõ thông tin, ý tưởng
mới; phân tích, khái qt những thơng tin thu thập được.
- Đề xuất được ý tưởng dựa trên nguồn thông tin đã có; đề xuất giải pháp mới sao
cho phù hợp; so sánh hiệu quả khi sử dụng giải pháp mới so với các giải pháp trước.
- Trình bày suy nghĩ, khái quát tiến trình thực hiện và rút ra kết luận.

9


×