Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch biển thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Lê Vi Trinh
Chuyên ngành

: Việt Nam học

Lớp

: 12CVNH

Người hướng dẫn

: T.s Trần Thị Mai An

Đà Nẵng, tháng 05/2016

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG, BIỂU


PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
5. Ng̀n tư liệu ....................................................................................................... 4
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 5
7. Cấu trúc đề tài ..................................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG .............................................................. 6
1.1. Cơ sở lí thuyết................................................................................................. 6
1.1.1. Tổng quan về du lịch ...................................................................................... 6
1.1.2 Cộng đồng địa phương.................................................................................. 13
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 18
1.2.1. Khái quát cộng đồng địa phương tại ĐN ...................................................... 18
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 26
CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .......................................... 27
2.1 Sự phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng ...................................... 27
2.1.1. Tiềm năng phát triển của thành phố Đà Nẵng .............................................. 27
2.1.2 Tình hình phát triển du lịch biển ĐN............................................................. 31
2.1.3 Các bãi biển tại Đà Nẵng .............................................................................. 33
2.1.4 Các loại hình du lịch biển tại Đà Nẵng .......................................................... 39
2.2 Vai trò của cộng đồng địa phương ................................................................ 43
2.2.1 Chính quyền địa phương ............................................................................... 44
2.2.2 Dân cư địa phương ....................................................................................... 56


2.3 Đánh giá vai trò của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch ....... 59
2.3.1 Cơ sở đánh giá .............................................................................................. 59

2.3.2 Kết quả đánh giá ........................................................................................... 62
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 63
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.................................................................................... 64
3.1. Định hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng địa phương
trong phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng. ............................................. 64
3.1.1. Cơ sở đề ra định hướng và giải pháp ............................................................ 64
3.1.2. Giải pháp cụ thể ........................................................................................... 73
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 83
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 85


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1: Dân số 7 quận, huyện Đà Nẵng năm 2011 ............................................. 19
Bảng 2.1: Khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2015 ............................... 31
Bảng 2.2: Doanh thu từ du lịch của Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2015 ..................... 32
Bảng 2.3: Thống kê các bãi biển Đà Nẵng với địa chỉ cụ thể ................................. 39
Bảng 2.4: Thống kê từ Phòng quản lý cơ sở lưu trú Đà Nẵng ................................ 57
Bảng 2.5: Bảng báo cáo chỉ tiêu du lịch giai đoạn 2011 - 2015 .............................. 59
Biểu đồ 3.1: Nguồn cung hiện tại- Phân khúc khách sạn, Q2/ 2015 ....................... 72
Biểu đờ 3.2: Tình hình hoạt động- Phân khúc khách sạn, Q2/ 2015 ....................... 73


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Ngày nay, tốc độ phát triển đã nhanh đến nỗi nó như đẩy chúng ta băng băng
đến tương lai. Nhưng tương lai không thể là điều gì đó định sẵn, tương lai phải là

điều mà chúng ta muốn nó như thế, phải thế. Sự phát triển trong kinh tế xã hội phải
là những thứ mà chúng ta phấn đấu có được, khơng thể là những thứ vượt ngồi tầm
kiểm sốt để rời buộc chúng ta phải chấp nhận”. [1,tr.5]
Thật vậy, xã hội hiện đại phát triển ngày nay là thành quả lao động khơng
ngừng của con người và chúng ta có quyền hưởng thụ cuộc sống này. Trên thế giới,
từ ngàn xưa du lịch đã trở thành một hoạt động đáp ứng thỏa mãn nhu cầu sở thích
của các vua quan, thì bây giờ du lịch được coi là nhu cầu không thể thiếu trong đời
sống của mỗi con người. Bên cạnh đó, du lịch đang dần trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn ở nhiều quốc gia, đem lại sự phát triển kinh tế xã hội to lớn và là cầu nối
hòa bình hữu nghị giữa các nước.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Trong đó, con người là yếu tố quan
trọng nhất trong việc hình thành và phát triển, vừa là nhân tố thưởng thức những cái
đẹp, thỏa mãn bản thân cũng vừa là nhân tố xây dựng những kế hoạch, chương trình
để thỏa mãn chính nhu cầu đó.
Đà Nẵng có tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch biển: vị trí địa lý vơ cùng
thuận lợi, với bãi biển dài hơn 60km chạy dọc từ đèo Hải Vân đến Ngũ Hành Sơn,
tạo thành một đường vòng cung bao quanh thành phố, bãi cát trắng, mịn cùng với
khí hậu ơn hịa mát mẻ. Chính những điều đó đã khiến cho Đà Nẵng lọt vào trong
top 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh. Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng đã có những
chính sách cụ thể để phát triển loại hình du lịch biển như: “Du lịch biển hè”, “Dù
bay trên biển”, “Lặn ngắm san hô”... Tuy nhiên, vẫn cịn những bất cập: ơ nhiễm
mơi trường biển, du khách bị chặt chém, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa khai
thác tối đa tiềm năng sẵn có… Để khắc phục được điều đó cũng như nâng cao hơn
nữa hình ảnh du lịch biển thì ngành du lịch Đà Nẵng phải chú trọng hơn tới bộ phận
vô cùng quan trọng và then chốt trong nguồn nhân lực du lịch là cộng đờng địa
phương. Bởi chính họ là người tạo ấn tượng đầu tiên, trực tiếp và là nhân tố đem lại


thành công trọn vẹn cho sự phát triển du lịch tại địa phương đó. Thêm vào đó, yêu
cầu về cuộc sống ngày càng cao, đòi hỏi những nhân tố then chốt cũng phải nâng

cao để phù hợp. Vì vậy, địi hỏi ngành du lịch biển Đà Nẵng phải có những chính
sách và chiến lược phát triển được vai trị của cộng đồng địa phương một cách phù
hợp nhất.
Nhận thấy được những vấn đề đó, tơi quyết định chọn đề tài “Vai trò của
cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng” để làm
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề phát triển du lịch biển là một vấn đề rất được quan tâm tại Việt Nam
nói chung và Đà Nẵng nói riêng, tuy nhiên vấn đề nghiên cứu phát triển du lịch dựa
vào cộng đờng địa phương thì cịn khá ít. Các cơng trình nghiên cứu đa phần tiếp
cận theo phương thức truyền thống, tức là dựa vào những nhân tố bên ngoài để phát
triển du lịch biển mà bỏ quên nhân tố cụ thể và cốt yếu là cộng động địa phương.
Có thể kể đến như :
- Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng” của
tác giả Huỳnh Thị Mỹ Lệ. Nghiên cứu thực trạng du lịch biển tại thành phố Đà
Nẵng và đề xuất một số giải pháp trong giai đoạn 2005- 2011 và có ý nghĩa trong
2020. Cho ta thấy bức tranh du lịch biển toàn diện của thành phố và hướng phát
triển trong tương lai. [23]
- Luận văn thạc sĩ “Chiến lược phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến
năm 2015” của tác giả Lê Đức Viên (2008), đã hệ thống hóa về mặt lý luận những
nội dung liên quan đến du lịch và chiến lược phát triển du lịch, phân tích thực trạng
phát triển của du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn 2001– 2007, đồng thời đề xuất chiến
lược phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng đến 2015.
- Đề tài “Phát huy vai trị của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng
đồng dân cư trong phát triển sản phẩm du lịch” của Phạm Phước Như, chủ tịch
Hiệp hội Du lịch đờng bằng sơng Cửu Long có đề cập đến vai trị lớn lao của cộng
đờng dân cư tại địa phương. [28]


- Cơng trình “Tourism Certification and Community-based Ecotourism as

Tools for Promoting Sustainability in the Greek Tourism Sector” (Tạm dịch:
“Chứng nhận du lịch và du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng như một công cụ thúc
đẩy phát triển bền vững nền du lịch Hy Lạp”) của Tiến sĩ khoa học mơi trường
Athanasia Drakopoulou, đại học Lund, Thụy Điển. [4]
Nhìn chung, phần lớn các cơng trình nghiên cứu, luận văn trên đều chưa đề
cập cũng như chưa làm sáng rõ nhiều đến vai trị của cộng đờng địa phương trong
sự phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng, dù vậy đây vẫn sẽ là nguồn tư liệu
quý báu để chúng tơi tìm hiểu, nghiên cứu, bổ sung vào đề tài khóa luận của mình.
3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu vai trị của cộng đờng địa phương đối với sự phát triển
du lịch biển thành phố Đà Nẵng nhằm thấy rõ vai trị quan trọng của bộ phận này.
Đờng thời góp phần đưa ra giải pháp phát triển được vai trị của bộ phận cộng đờng
địa phương.
Góp phần thúc đẩy du lịch biển Đà Nẵng nói riêng và du lịch Đà Nẵng nói
chung thơng qua mơ hình du lịch dựa vào ng̀n lực cộng đờng.
Góp phần bảo vệ, gìn giữ các giá trị văn hóa, cảnh quan mơi trường.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Cộng đồng dân cư và du lịch biển thành phố Đà Nẵng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016
Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi thành phố Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này sẽ sử dụng lồng ghép nhiều phương pháp nghiên cứu khoa
học nhưng trọng tâm sử dụng một số phương pháp quan trọng như:


4.1. Phương pháp thu thập, điều tra và xử lý số liệu
Khảo sát, đánh giá thực trạng du lịch biển là một cơng việc hết sức phức tạp vì
vậy phương pháp xử lý số liệu là rất quan trọng và cần thiết. Nguồn tư liệu được

thu thập từ các cơ quan ban ngành, từ du khách, dân cư sẽ được xử lý, phân tích để làm
rõ thực trạng hoạt động du lịch của thành phố từ đó rút ra những nhận xét đúng đắn.
4.2. Phương pháp điền dã
Đi thực địa tại một số bãi biển Đà Nẵng, để có cái nhìn thực tế đối chiếu với
phần tư liệu lý thuyết thu thập được. Trong quá trình đi thực địa tiến hành chụp ảnh
để tăng tính khoa học, độ tin cậy của đề tài và từ đó đưa ra các kết luận đúng đắn.
4.3. Phương pháp quan sát khoa học
Là phương pháp ghi lại có kiểm sốt các biến cố, hoạt động của các sự vật,
hiện tượng từ đó có thể lượng định được các sự kiện đang xảy ra theo cảm tính.
4.4. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến của các lãnh đạo, chính quyền, các cán bộ nghiên cứu du lịch là
những kinh nghiệm quý báu vận dụng vào quá trình nghiên cứu. Cơng việc này sẽ
màng lại ng̀n thơng tin chính xác hơn cho đề tài.
5. Nguồn tư liệu
Để hồn thành đề tài này tơi đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu, tài liệu khác nhau
Tài liệu thành văn:
- Các bài viết trên sách báo
- Sách chuyên ngành
- Các báo cáo tổng kết của Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch Đà Nẵng
- Các Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị của Thành phố Đà Nẵng
- Nguồn tư liệu trên Internet
Tài liệu thực địa: Phỏng vấn, khảo sát thực tế…Đây là nguồn tư liệu quan
trọng cho thành công của đề tài.


6. Đóng góp của đề tài
Với mục đích mang lại một cách tiếp cận mới trong quá trình phát triển du lịch
thành phố biển Đà Nẵng đó là tiếp cận dựa trên nguồn lực của cộng đồng dân cư địa
phương, phát triển từ chính những tài sản của cộng đờng (con người, xã hội, tài
chính, vật chất…) sẽ khắc phục những hạn chế của cách tiếp cận của trước đây, từ

đó góp phần khai thác tối đa tiềm năng to lớn ở nơi đây.
Thơng qua đề tài sẽ có một số biện pháp bảo tờn và phát huy vai trị của cộng
đồng dân cư bản địa, nâng cao được đời sống của cư dân. Từ đó, góp phần nâng cao
du lịch biển. Bên cạnh đó, đề tài sẽ là ng̀n tham khảo hữu ích cho những ai quan
tâm đến vấn đề này.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
Chương 2: Vai trò của cộng đồng địa phương trong sự phát triển du lịch
biển thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng
địa phương trong sự phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Cơ sở lí thuyết
1.1.1. Tổng quan về du lịch
Du lịch là một trong những ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ hiện nay. Trải
qua quá trình hình thành từ việc đáp ứng nhu cầu sơ khai là đi lại, ngủ nghỉ của con
người đối với những địa điểm mới đến sự phát triển thành một hệ thống, mạng lưới
chuyên nghiệp bao gờm tất cả các dịch vụ, loại hình du lịch của con người hiện nay,
tùy theo quốc gia, mục đích, lĩnh vực nghiên cứu, cách thức tổ chức… mà con
người sẽ có các định nghĩa khác nhau về du lịch.
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Thuật ngữ “Du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp
với nghĩa là đi một vịng. Thuật ngữ này được La Tinh hố thành tornus và sau đó
thành tourisme (tiếng Pháp), và tourism (tiếng Anh).
Ở Việt Nam, thuật ngữ Du lịch được dịch thơng qua tiếng Hán. Du có nghĩa là
chơi, cịn lịch có nghĩa là từng trải. Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều các khái

niệm khác nhau về du lịch. Dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau về du lịch dẫn
đến các định nghĩa khác nhau về du lịch.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hố, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch
họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên
của họ hay ngồi nước họ với mục đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là
nơi làm việc của họ”.
Theo tác giả Guer Freuler trong cuốn Nhập môn khoa học du lịch: “Du lịch là
quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích
chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác
lạ với q hương, khơng nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”.
Kaspar cho rằng du lịch khơng chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải
là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Hienziker và Kraff cũng đờng


quan điểm đó “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi
ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”.
Theo tác giả Nguyễn Cao Thường và Tơ Đăng Hải trong giáo trình Thống kê
du lịch: “Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu
tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc khơng kết hợp với các hoạt động chữa bệnh,
thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà
nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra định
nghĩa: “Du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó khơng chỉ về
phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của
những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián
tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Để có cái nhìn tổng qt và hồn thiện nhất du lịch có thể được hiểu là:

 Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngồi nơi cư trú nhằm mục đích phục hời sức khoẻ, nâng cao tại
chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc khơng kèm theo việc tiêu thụ một số
giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.
 Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong
quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hời sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại
chỗ về thế giới xung quanh.
Du lịch vừa là hoạt động của con người vừa là một ngành kinh tế đem lại lợi
nhuận to lớn. Chỉ khi nhìn nhận du lịch dưới hai khía cạnh này mới có thể đánh giá,
xem xét tổng quát nhất các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.
1.1.1.2. Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu
chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại
hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây.
* Môi trường tài nguyên


Du lịch sinh thái




Du lịch văn hố

* Mục đích chuyến đi


Du lịch tham quan, giải trí




Du lịch nghỉ dưỡng



Du lịch khám phá



Du lịch thể thao



Du lịch tôn giáo



Du lịch nghiên cứu (học tập)



Du lịch hội nghị



Du lịch chữa bệnh




Du lịch thăm thân

* Lãnh thổ hoạt động


Du lịch quốc tế



Du lịch nội địa

* Đặc điểm địa lý của điểm du lịch


Du lịch miền biển



Du lịch núi



Du lịch đô thị



Du lịch thôn quê

* Phương tiện giao thông



Du lịch xe đạp



Du lịch ô tô



Du lịch bằng tàu hoả



Du lịch bằng tàu thuỷ



Du lịch máy bay


* Loại hình lưu trú


Khách sạn



Nhà trọ thanh niên




Camping



Bungaloue



Làng du lịch

* Độ dài chuyến đi


Du lịch ngắn ngày



Du lịch dài ngày

* Hình thức tổ chức


Du lịch tập thể



Du lịch cá thể




Du lịch gia đình

* Phương thức hợp đồng


Du lịch trọn gói



Du lịch từng phần

Đà Nẵng là một trong số 28 thành phố ven biển của cả nước và là một trong số
14 tỉnh, thành phố có bờ biển của khu vực miền Trung, có 6/8 quận, huyện của
thành phố tiếp giáp với biển, trong đó có hụn đảo Hồng Sa. Thành phố có hơn
92 km bờ biển, với 80% dân số đang sinh sống tại các quận, huyện. Biển đã và sẽ
tạo ra vị thế phát triển cho thành phố Đà Nẵng thông qua các lĩnh vực khai thác
thủy sản, cơng nghiệp cơ khí và chế biến, vận tải biển và đặc biệt là du lịch. Du lịch
biển tại Đà Nẵng luôn được chú trọng phát triển.
1.1.1.3. Nguồn nhân lực du lịch
Dưới góc độ tiếp cận ngành du lịch thì khái niệm nguồn nhân lực du lịch
(tourism human) được hiểu:“Là nguồn lực quan trọng tham gia vào quá trình lao


động trong du lịch. Nguồn lực quan trọng ở đây là nguồn lực của con người được
hiểu là tổng thể của trí lực và thể lực”. [22]
Trong ngành du lịch, xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, ng̀n
nhân lực có thể được phân chia thành 04 loại như sau: Nhân lực trong lĩnh vực quản
lý Nhà nước; Doanh nhân và những người kinh doanh du lịch; Nhân lực chuyên
môn nghiệp vụ trong ngành kinh doanh du lịch; Những người làm nghề tự do và

Người dân tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Nhân lực ngành du lịch có một số đặc điểm sau:
Lao động du lịch có sự am hiểu rộng
Khách du lịch hết sức đa dạng về tơn giáo, quốc gia, văn hóa, giới tính, sở
thích,… lao động trong ngành du lịch cần am hiểu rộng để hiểu rõ khách du lịch
mình đang phục vụ, cung cấp các sản phẩm, những điều họ ưa thích hay kiêng kỵ,...
để tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất, mang lại sự hài lòng, thỏa mãn cho du khách.
Bên cạnh đó, nhờ sự am hiểu rộng trên nhiều lĩnh vực của lao động du lịch, đã tạo
nên sự tin tưởng, an tâm của khách du lịch vào chất lượng dịch vụ trong suốt hành
trình của mình.
Khả năng thích ứng cao và sức ép tâm lý lớn
Khả năng thích ứng cao là đặc điểm rất cần có ở lao động du lịch. Thích ứng
với mơi trường làm việc đầy phức tạp với nhiều luồng khách khác nhau và thích
ứng với cường độ cơng việc cao nhằm giải quyết cơng việc một các nhanh chóng và
hiệu quả. Bên cạnh đó, lao dộng du lịch cần có sự thích ứng với môi trường, thời
tiết khác nhau để không lúng túng trong quá trình làm việc, thay đổi thời tiết ảnh
hưởng đến tâm sinh lý lao dộng du lịch gây tác động đến chất lượng phục vụ khách
du lịch.
Đối với việc chịu sức ép lớn nhất phải kể đến chính là từ khách du lịch. Đặc
tính đa dạng về tơn giáo, quốc gia, văn hóa, giới tính, sở thích,... địi hỏi người lao
động du lịch phải am hiểu rộng cũng như sức chịu đựng cao mới đáp ứng đủ các
yêu cầu từ phía khách du lịch đưa ra, bởi họ rất dễ tỏ thái độ khơng hài lịng khi chất
lượng dịch vụ và thái độ phục vụ không vừa ý họ... Bởi thế cho dù khách du lịch có
tỏ rõ thái độ của mình như thế nào đi chăng nữa thì lao động du lịch ln phải có


thái độ hịa nhã, thân thiện đặc biệt là khơng thể hiện thái độ cá nhân (mệt mỏi, bực
tức...) ra bên ngồi.
Mức độ chun hóa cao
Mức độ chun mơn hóa cao gắn liền với mức độ độc lập ở mỗi bộ phận kinh

doanh du lịch. Sự chun mơn hóa cao là để tạo ra hiệu quả tốt trong công việc và
chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng, với phương châm “khách hàng là
thượng đế” và “khách hàng luôn đúng”. Ta thấy rằng ở mỗi bộ phận sẽ có những
công việc chuyên môn khác nhau trong từng lĩnh vực của mình, nhưng tất cả các bộ
phận ln có sự phối hợp ăn ý với nhau trong phục vụ du khách cách hiệu quả nhất.
Lao động du lịch có sự phân hóa cao về trình độ học vấn
Trong hoạt động du lịch có những bộ phận khơng cần có trình độ học vấn cao
như: b̀ng phịng, bar, phục vụ bàn,...nhưng điều quan trọng nhất với họ là trình độ
chun mơn cao. Khi đó, đối với bộ phận lao động du lịch thuộc lĩnh vực quản lý
nhà nước, bộ phận sự nghiệp du lịch hay quản lý doanh nghiệp du lịch thì cần phải
có trình độ học vấn cao. Tuy bộ phận lao động này thường chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại
rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch, ảnh hưởng đến chiến lược
phát triển lâu dài. Họ cần có trình độ học vấn cao, sự am hiểu rộng về ngành du lịch
để có sự quản lý tốt cũng như làm tốt vai trò của của mình.
Do hoạt động du lịch mang tính tổng hợp từ nhiều ngành nghề và từ chính đặc
tính riêng của nó nên đòi hỏi lao động ngành du lịch cũng phải mang những đặc
điểm tương ứng cho phù hợp. Lao động du lịch ngồi việc phải có đủ trình độ kiến
thức, kĩ năng chun mơn thì phải ln khơng ngừng học hỏi nhiều lĩnh vực khác
để bổ trợ thêm trong quá trình cơng tác của mình nhằm mang lại hiệu quả công việc
tốt nhất.
Phân loại nguồn nhân lực du lịch
Dựa trên đề tài của tác giả Nguyễn Hoài Lam “Phát triển nguồn nhân lực cho
du lich Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, xét trên mức độ tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch và của mỗi doanh nghiệp, lao động
trong lĩnh vực du lịch có thể được phân chia thành 03 loại như sau:


Nhân lực trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về du lịch: gồm những người làm
việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương
như: Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch, Sở Thương mại du lịch ở các tỉnh, thành phố,

Phòng quản lí du lịch các quận huyện...
Nhân lực trong sự nghiệp ngành giáo dục: bao gồm những người làm việc tại
các cơ sở giáo dục, đào tạo như cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trương đại học,
cao đẳng, trung học và cán bộ nghiên cứu khoa học ở các viện khoa học về du lịch.
Nhân lực trong kinh doanh du lịch gồm những người tham gia vào vào hoạt
động kinh doanh du lịch: doanh nhân, đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp kinh
doanh du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên, lực lượng lao động nghiệp vụ: lễ tân, b̀ng,
bàn, bếp,... [22]
Tuy nhiên chỉ nhìn nhận ng̀n nhân lực trong du lịch như trên là chưa đủ và
hoàn chỉnh. Xét dưới nhiều phương diện từ khả năng về sức lực và trí lực thì ta có
thể chia ng̀n nhân lực trong du lịch thành hai loại:
Nguồn nhân lực chính: bao gồm những thành phần đã liệt kê trên.
Nguồn nhân lực phụ (bổ sung): đây là nguồn nhân lực tùy theo sức của mình
có thể tham gia vào các hoạt động du lịch với thời gian nhất định, được bổ sung từ
nhiều nguồn khác nhau, sẵn sàng tham gia làm việc. Đây được xem như một nguồn
nhân lực dự trữ nhưng chưa được khai thác hiệu quả, bao gồm người dân địa
phương tại nơi diễn ra hoạt động du lịch, là những người yêu thích du lịch, mong
muốn tham gia vào hoạt động du lịch, giúp đỡ khách du lịch, góp phần tăng trưởng
kinh tế.
Đáp ứng cho những mục đích khác nhau trong hoạt động của ngành du lịch,
việc phân loại nguồn nhân lực du lịch giúp cho công tác quản lý, phân bố lao động
trong ngành du lịch được hiệu quả, đảm bảo cho sự chun mơn hóa tối ưu trong
từng lĩnh vực.


1.1.2. Cộng đồng địa phương
1.1.2.1. Khái niệm
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, tổng hợp từ dịch vụ đến thành phần
tham gia. Từ dịch vụ cơ bản như ăn uống, ngủ nghỉ, tham quan, giải trí đến các dịch
vụ bổ sung như giặt ủi, đưa đón, gửi thư… Một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh cần sự

tham gia của nhiều bộ phận từ người thiết kế sản phẩm, người điều hành dịch vụ,
người thực hiện dịch vụ đến người góp phần tham gia vào hoạt động du lịch như
cộng đồng dân cư tại địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch. Cộng đồng địa
phương là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch tại nơi họ đến. Một sản phẩm
du lịch dù được tổ chức tốt thì nó cũng là một sản phẩm du lịch có sự sắp xếp, lên
kế hoạch hồn chỉnh. Cộng đờng địa phương có ưu điểm hơn vì bản thân họ đã là
một sản phẩm du lịch, mang đặc trưng vùng miền rõ rệt. Du lịch lấy sự đặc trưng
văn hóa làm nhân tố khai thác trọng yếu. Vì vậy cộng đờng địa phương có vai trị vơ
cùng quan trọng. Trước hết cần hiểu một cách khái quát về cộng đồng địa phương.
Theo Từ điển Việt Nam, cộng là sự kết hợp, thêm vào; đồng là cùng (cùng
nhau, cùng nơi, cùng sống…). Địa phương là vùng, khu vực trong quan hệ với
vùng, khu vực khác trong nước hoặc trong quan hệ với trung ương, với cả nước.
Cộng đồng địa phương là tồn thể những người cùng sống, có những điểm giống
nhau, gắn bó với nhau thành một khối sinh hoạt xã hội trong một nơi nhất định.
Theo Tô Duy Hợp và cộng sự thì cộng đờng là một thực thể xã hội có cơ cấu
tổ chức (chặt chẽ hoặc khơng chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu
ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và
trao đổi giữa các thành viên. [26]
Một cộng đờng địa phương là một nhóm các tương tác của những người cùng
một môi trường. Trong cộng đồng con người, ý định, niềm tin, nguồn lực, sở thích,
nhu cầu, rủi ro và một số điều kiện khác có thể có mặt và phổ biến, ảnh hưởng đến
danh tính của những người tham gia và mức độ của sự cố kết.
Từ thời nguyên thủy, con người sống với nhau theo hình thức bầy đàn, người
mạnh nhất có quyền lực cao nhất, cai quản tất cả… Trải qua quá trình phát triển,
đào thải của quy luật tự nhiên và xã hội, lồi người dần hình thành nên bộ máy quản


lý, chịu trách nhiệm quản lý xã hội dựa theo các quy định được đặt ra để đảm bảo
xã hội phát triển bền vững, ổn định đó là nhà nước. Dân cư là tầng lớp chịu sự quản
lý của nhà nước, được nhà nước bảo vệ.

Trong lĩnh vực du lịch, dân cư địa phương góp phần trực tiếp vào hoạt động
du lịch. Ngồi ra, chính quyền các cấp cũng tham gia vào hoạt động du lịch thơng
qua các hình thức gián tiếp khác nhau tạo điều kiện thuận lợi để ngành cơng nghiệp
khơng khói phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, có thể nhận thấy cộng đờng địa phương tại
một điểm du lịch bao gờm cư dân địa phương và chính quyền địa phương.
1.1.2.2. Đặc trưng
Cộng đồng địa phương là những người sống cùng sống chung trong một vùng
đất. Qua thời gian sẽ hình thành nên tầng văn hóa đặc trưng. Do đó, cộng đờng tại
một địa phương sẽ có những đặc điểm chung.
- Đặc trưng về kinh tế, xã hội
Mỗi một cộng đờng sẽ có đặc trưng về kinh tế, xã hội khác nhau
Ví dụ: Cộng đờng địa phương tại vùng biển sẽ phát triển nền kinh tế biển, ngư
nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản… Cộng đồng địa phương tại vùng nơng
thơn thì nơng nghiệp sẽ là ngành phát triển chính, chăn ni, trờng trọt được chú
trọng. Mọi người cùng chọn hình thức sinh hoạt kinh tế phù hợp với điều kiện tự
nhiên và điều kiện xã hội để phát triển an sinh. Một cộng đồng không thể tờn tại hai
hình thức kinh tế đối lập hồn tồn, các hình thức kinh tế khác nhau có thể cùng tờn
tại trong một cộng đờng nhưng với tính chất là chính phụ hoặc bổ trợ lẫn nhau. Nền
kinh tế là nhân tố hình thành nên bản chất xã hội.
Kinh tế nơng nghiệp tại nơng thơn người dân đồn kết, sống tình nghĩa, giúp
đỡ lẫn nhau để đối phó với thiên nhiên, giúp đỡ nhau trong cơng việc, hình thành
nên thói quen, cách sống lâu dài.
Nền kinh tế công nghiệp tại các đô thị coi trọng phát triển cá nhân, đời sống xã
hội cá thể, độc lập, ít giao du, gắn bó…
Cộng đờng dân cư mang đặc trưng riêng về kinh tế, xã hội. Mỗi cộng đờng sẽ
có những nét khác nhau về kinh tế, xã hội.


- Huyết thống
Con người có đặc tính ln tìm chỗ cư trú tốt hơn, phù hợp hơn để an cư lạc

nghiệp. Q trình đó gọi là di cư. Những người sống gần nhau, có mối quan hệ thân
thuộc thường di cư cùng nhau. Lâu ngày tạo thành một cộng đồng có mối quan hệ
huyết thống gần gũi. Điều này thể hiện rõ nét tại các cộng đờng nơng thơn có các họ
tộc: tộc Trần, tộc Nguyễn, tộc Lê… những tộc họ này sống gần nhau, giúp đỡ lẫn
nhau. Hàng năm, cứ vào cuối tháng Chạp, sau khi làm lễ tiễn ông Công - ông Táo
về chầu trời là các dòng họ ở các thôn làng lại chuẩn bị tiến hành tổ chức ngày
“Chạp họ”. Tùy theo mỗi địa phương hay mỗi tộc họ, “Chạp họ” được định vào
những ngày khác nhau, nhưng thường vào cuối tháng Chạp, cận kề Tết Nguyên đán.
Đến ngày đó con cháu trong họ tộc ở tại quê nhà hay đi làm ăn xa cũng đều nhớ về
làng tham gia “Chạp họ”, để cùng nhau đi thăm viếng và sửa sang lại mồ mả, làm lễ
cúng giỗ tổ tiên, ơng bà của dịng họ. Ngày “Chạp họ” cũng được coi là ngày giỗ họ
để bà con họ tộc gặp gỡ nhau, có dịp tâm sự, ơn lại truyền thống của gia đình, của
họ tộc, để truyền đời cho lớp con cháu gắn bó, nối tiếp nhau gìn giữ gia phong.
- Nhân văn, mối quan tâm và quan điểm.
Federico Mayor – Tổng Giám đốc UNESCO đã định nghĩa: "Văn hóa phản
ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi
cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong
hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền
thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng
của mình" (Trích lượt từ bài báo :Văn hóa và con người)
Mỗi cộng đờng đều có thế giới quan, nhân sinh quan riêng. Cộng đồng địa
phương vùng biển quan tâm đến các vấn đề về thời tiết, thủy lợi, các phong tục, lễ
hội đều nhằm mục đích mưa thuận gió hịa, ngư dân đi đường được bình an, thuận
lợi… Cộng đồng dân cư đô thị lớn kinh tế cơng nghiệp, dịch vụ có độ hịa nhập cao,
tư duy nhanh nhẹn, nhạy bén, nếp sống hiện đại. Mối quan tâm của họ là các vấn đề
về kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, các vùng miền khác từ đó đề ra chiến
lược phát triển phù hợp.


- Môi trường

Đây là đặc điểm dễ nhận thấy nhất của cộng đồng. Cộng đồng là những người
cùng sinh sống với nhau tại một vị trí địa lý nhất định. Vì vậy mơi trường sống chắc
chắn sẽ khác nhau tùy vùng đất, địa danh. Ví dụ: Cộng đờng đờng bào dân tộc Vân
Kiều tại huyện Hướng Hóa, và các đặc điểm khác như tổ chức, vùng địa lý hoặc các
khía cạnh về tâm lý, v.v… Những cộng đồng sống tại mơi trường khắc nghiệt sẽ
hình thành nên văn hóa sống khác biệt so với cộng đờng tại những nơi có điều kiện
sống thuận lợi. Người dân tại vùng núi Tây Bắc đời sống khó khăn, cách biệt người
dân chi tiêu tiết kiệm, tính cách nhút nhát, ít giao tiếp với bên ngoài, tiếp xúc với
các phương tiện hiện đại, phụ thuộc… Ngược lại, dân cư tại các thành phố lớn, có
đời sống vật chất và tinh thần vơ cùng phong phú, đa dạng.
1.1.2.3. Vai trò
Kinh tế - xã hội
Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã
hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người
trong một xã hội với một ng̀n lực có giới hạn.
Bản chất, nguồn gốc của kinh tế là hoạt động trao đổi hàng hóa của con người
nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Nếu khơng có con người thì hoạt động kinh tế sẽ
không diễn ra. Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, thúc đẩy các hoạt động kinh
tế diễn ra mạnh mẽ, có hiệu quả. Mặt khác, cộng đờng là nhân tố hình thành nên
nhu cầu cá nhân, từ đó tạo động lực để các ngành kinh tế sản xuất hàng hóa đáp ứng
nhu cầu đó.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng là nhân tố khách quan giúp cho
kinh tế phát triển thuận lợi và bền vững.
Các hoạt động của cộng đồng là nguồn gốc cho kinh tế, thì bản thân cộng
đờng hình thành nên xã hội. Cộng đờng có tổ chức, có chính quyền, bị ràng buộc
bởi những quy định, pháp luật là xã hội. Vì vậy, cộng đờng cấu thành nên xã hội, có
yếu tố quyết định sự sống còn của xã hội.



Chính quyền có vai trị gìn giữ cho xã hội phát triển đúng cách, thúc đẩy các
hoạt động tích cực, kìm hãm triệt tiêu các hành động nguy hại cho sự phát triển của
xã hội. Những dân cư tiêu biểu được lựa chọn để đứng đầu chính quyền, giải quyết
tất cả vấn đề phát sinh.
Con người là sản phẩm cao nhất, tinh túy nhất của tự nhiên (tuổi của trái đất
4,5 tỉ năm, người vượn cổ có tuổi 3 triệu năm), là chủ thể của xã hội, là động lực
sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần và cũng là người hưởng thụ những sản phẩm
làm ra. [8]
Sự phát triển xã hội là sự phát triển của con người về thể trạng, nhận thức, tư
tưởng, quan hệ xã hội, khả năng tác động sâu sắc vào tự nhiên và về trình độ hưởng
thụ những sản phẩm do con người làm ra.
Dân số đơng thì sức lao động nhiều (lao động thủ công), sản xuất nhiều của cải
vật chất và cũng tiêu thụ nhiều của cải hơn. Dân số quá thấp thì sức lao động khơng
đủ, khơng thể có tờn tại và phát triển xã hội.
Mục tiêu đặt ra đối với quốc gia, lãnh thổ là đảm bảo dân số ổn định, phát
triển kinh tế xã hội bền vững đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt cho cộng đồng. Dân
số và phát triển tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Bước tiến của lĩnh vực này thúc
đẩy, tạo thuận lợi cho lĩnh vực kia. Giải quyết tốt dân số nhưng kinh tế xã hội khơng
phát triển thì chất lượng cuộc sống cũng không được đảm bảo. Ngược lại kinh tế xã hội
phát triển nhưng dân số tăng quá cao thì tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người (GDP)
sẽ sụt giảm và cuối cùng chất lượng cuộc sống vẫn cứ thấp. Vấn đề đặt ra cho toàn thế
giới là việc lồng ghép vấn đề dân số với phát triển để đảm bảo sự hài hịa.
Mơi trường
Những tính chất có sức mạnh nổi bật của cộng đờng là: tính đồn kết, gắn bó,
hỗ trợ lẫn nhau vì quyền lợi chung (sức mạnh tập thể bao giờ cũng lớn hơn sức
mạnh cá nhân); sự sáng tạo và duy trì các kiến thức bản địa (đây là một đặc trưng
văn hoá phi vật thể, lan truyền và bổ sung từ thế hệ này qua thế hệ khác, tạo ra sức
sống của cộng đờng trong q trình sản xuất và bảo vệ cuộc sống); lịng tự hào về
truyền thống của làng xóm, của q hương gắn với tình u dân tộc, đó cũng chính



là cuội nguồn lớn nhất của sức mạnh cộng đồng. Hiện nay công tác bảo vệ môi
trường đang đứng trước thách thức to lớn, khi mà nhu cầu về một mơi trường sống
trong lành và an tồn ln mâu thuẫn với nhu cầu hưởng thụ một đời sống vật chất
sung túc. Nói cách khác, cơng tác bảo vệ mơi trường đang phải đối mặt với các mẫu
thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về mơi trường giữa các nhóm người khác
nhau trong xã hội, giữa người này với người khác và ngay cả trong bản thân một
con người. Để quản lý mơi trường có hiệu quả, trước hết cần dựa vào các cộng
đồng. Các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường phải là thể thống nhất, hài hồ và
có sự tham gia của tất cả các cá nhân cũng như các tổ chức trong việc chăm sóc môi
trường ở cơ sở để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Bảo vệ môi trường ở cơ sở xã,
phường, thị trấn là một vấn đề còn mới mẻ, nhưng rất bức bách và gắn liền với lợi
ích của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ môi trường là một trong
những giải pháp quan trọng của cơng tác quản lý ở địa phương, vì qua các cấp quản
lý hành chính (từ Trung ương đến cơ sở) thì càng xuống cấp thấp hơn vai trị của
người dân càng trở nên quan trọng. Sự tham gia của cộng đồng không chỉ tạo thêm
nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp bảo vệ mơi trường, mà cịn là lực lượng giám sát
môi trường nhanh và hiệu quả, giúp cho các cơ quan quản lý môi trường giải quyết
kịp thời sự ô nhiễm môi trường ngay từ khi xuất hiện.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát cộng đồng địa phương tại ĐN
1.2.1.1. Giới thiệu dân cư
Đà Nẵng là đô thị lớn thứ 3 tại Việt Nam nhưng dân số lại ít hơn 7 lần so với
Hà Nội và ít hơn 8 lần so với thành phố Hờ Chí Minh. Theo số liệu thống kê mới
nhất của Sở Y tế Đà Nẵng thì dân số thành phố đạt 1.029.000 người. Dân số Đà
Nẵng khá ít, sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc phát triển kinh tế - xã hội.


Bảng 1.1: Dân số 7 quận, huyện Đà Nẵng năm 2011
Thứ tự


Quận

Tổng số

1

Hải Châu

197.922

2

Thanh Khê

179.810

3

Liên Chiểu

140.500

4

Sơn Trà

135.300

5


Hòa Vang

122.800

6

Ngũ Hành Sơn

69.500

7

Cẩm Lệ

69.300

( Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng)
Dân số Đà Nẵng tập trung đông tại các quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên
Chiểu, Sơn Trà. Đây cũng chính là những địa phương giáp biển, phát triển mạnh mẽ
các ngành kinh tế biển.
Đến 30/11/2011, lực lượng lao động toàn thành phố là 453.400 người, chiếm
48% tổng dân số của thành phố, trong đó:
- Cơng nhân kỹ thuật: 37.130 người
- Trung cấp: 25.580 người
- Đại học, cao đẳng: 81.770 người
- Khác: 309.000 người
Theo Quy hoạch phát triển nhân lực của thành phố đến năm 2020, Đà Nẵng có
70% lao động qua đào tạo, trong đó có 21% có trình độ đại học, cao đẳng; 16% trung cấp chuyên nghiệp và 33% công nhân kỹ thuật. Đà Nẵng là trung tâm giáo
dục - đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và là trung tâm lớn

thứ 3 của Việt Nam (sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Đà Nẵng có 01 Đại
học vùng là Đại học Đà Nẵng với 06 trường thành viên (04 trường đại học và 02


trường cao đẳng), 04 trường đại học độc lập, 13 trường cao đẳng, 7 trường trung
cấp nghề, 17 trung tâm dạy nghề và 33 cơ sở khác có dạy nghề.
Trong những năm gần đây, Đại học Đà Nẵng đã hợp tác và ký biên bản ghi
nhớ với nhiều trường đại học của các nước: Đại học Queensland (Úc), Ryukoku
(Nhật), Zealand, HAN (Hà Lan), Grenoble (Pháp),… trong đào tạo nguồn nhân lực
và nghiên cứu khoa học.
Theo Quy hoạch phát triển, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2015,
định hướng đến năm 2020, Đà Nẵng sẽ xây dựng một số trường đại học và viện
nghiên cứu: Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học
Y Dược (Nâng cấp từ khoa Y Dược hiện nay), Đại học Kỹ thuật Y tế (nâng cấp từ
trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế TW II), Đại học Mở, Viện Đào tạo Sau Đại học…
1.2.1.2. Sinh kế
Đà Nẵng là một trong số 28 thành phố ven biển của cả nước và là một trong số
14 tỉnh, thành phố có bờ biển của khu vực miền Trung, có 6/8 quận, huyện của
thành phố tiếp giáp với biển, trong đó có hụn đảo Hồng Sa. Thành phố có hơn
92 km bờ biển, với 80% dân số đang sinh sống tại các quận, huyện. Biển đã và sẽ
tạo ra vị thế phát triển cho thành phố Đà Nẵng thông qua các lĩnh vực khai thác
thủy sản, du lịch, cơng nghiệp cơ khí và chế biến, vận tải biển và đặc biệt là nhiệm
vụ quốc phòng an ninh vùng biển.
Trên cơ sở Nghị quyết số 09-NQ/TW về chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020, để sớm xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm các lĩnh vực liên quan đến
hoạt động kinh tế biển, Thành ủy Đà Nẵng ban hành Chương trình hành động số 13CTr/TU về thực hiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TW (khóa X) về Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020, với quan điểm: xây dựng thành phố Đà Nẵng
trở thành một trung tâm kinh tế biển có tốc độ phát triển cao trên cơ sở phát triển
kinh tế, xã hội đi đôi với bảo vệ mơi trường, đảm bảo phát triển bền vững; ưu tiên
thích đáng để tập trung thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế biển và bảo

vệ môi trường biển, tạo chuyển biến mạnh trên các lĩnh vực kinh tế theo hướng
Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa; tranh thủ sự hợp tác quốc tế phát triển kinh tế biển
trên ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi, giữ vững chủ quyền và an ninh trên biển;


phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với quốc phịng- an ninh, bảo vệ tồn vẹn chủ
quyền vùng biển, bảo vệ Tổ quốc.
Xác định được vị trí và tầm quan trọng chiến lược của thành phố, Đà Nẵng đã
ban hành Quy hoạch phát triển kinh tế vùng biển đảo thuộc địa bàn thành phố Đà
Nẵng đến năm 2020. Các mục tiêu chủ yếu bao gờm việc cụ thể hóa Chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020 tại vùng biển đảo, vùng ven biển thuộc địa bàn thành
phố Đà Nẵng nhằm thực hiện Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW
ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020: làm căn cứ phục vụ
công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội đối với các ngành, địa phương
tại địa bàn vùng biển, ven biển nhằm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; xây
dựng phương hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, gắn với bảo vệ an ninh
quốc phòng đối với vùng biển đảo, nhằm phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của
vùng biển đảo, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
trong thời gian tới, đồng thời định hướng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước về
các lĩnh vực, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh tại vùng biển đảo và ven biển của
thành phố.
Đà Nẵng có ng̀n tài nguyên biển nằm trong ngư trường trọng điểm của miền
Trung, với trữ lượng nguồn lợi thủy sản khoảng 1.140.000 tấn, chiếm 43% tổng trữ
lượng của cả nước, gồm trên 670 giống, lồi, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao
là 110 loài. Khu vực biển Nam Hải Vân – Bán đảo Sơn Trà có các hệ sinh thái với
tính đa dạng sinh học cao như rạn san hơ, thảm cỏ biển, rong biển và các chủng loại
sinh vật quý, là tài sản phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Những năm qua chính quyền thành phố đã có nhiều chủ trương, giải pháp

quản lý, bảo vệ, khai thác tiềm năng, thế mạnh của biển theo hướng bền vững, bảo
vệ môi trường sinh thái. Hằng năm, đội tàu khai thác thủy sản khai thác được 37
đến 40 nghìn tấn hải sản các loại phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Cơ sở
hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế biển được tập trung đầu tư theo hướng Cơng
nghiệp hóa-Hiện đại hóa: hệ thống cảng biển, khu công nghiệp, cảng cá, âu thuyền


×