Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

(marketing quốc tế) Đánh giá các yếu tố môi trường, thị trường và cạnh tranh của tập đoàn thủy sản Minh Phú tại thị trường Mỹ trong việc xuất khẩu tôm? Đề xuất các giải pháp đối với chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với các các điều kiện kinh d

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.04 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ& KINH DOANH QUỐC TẾ
----------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: MARKETING QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: Đánh giá các yếu tố môi trường, thị trường và cạnh tranh của tập
đoàn thủy sản Minh Phú tại thị trường Mỹ trong việc xuất khẩu tôm? Đề xuất
các giải pháp đối với chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với các
các điều kiện kinh doanh quốc tế trên của cơng ty?

Giáo viên hướng dẫn: Vũ Phương Anh
Mã LHP: 2109MAGM0211
Nhóm SV thực hiện: Nhóm 01


HÀ NỘI – 2021


MỤC LỤC

3


LỜI MỞ ĐẦU
Ngành thủy sản hiện tại đang là một ngành mũi nhọn, đóng vai trị quan trọng
trong nền kinh tế Quốc dân, sản xuất trong lĩnh vực này tăng trưởng nhanh, kim ngạch
xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, tạo
điều kiện cho kinh tế phát triển, thu hút nhiều lao động, từ đó góp phần làm cân bằng
cán cân xuất nhập khẩu. Song song với nó, thủy sản là ngành kinh tế đang được Nhà


nước đầu tư phát triển mạnh.
Xuất khẩu nói chung, xuất khẩu thủy sản vào Mỹ nói riêng, là một trong những
hoạt động quan trọng của Đất Nước và Ngành thủy sản. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản
sang Mỹ trong thời gian qua còn gặp nhiều bất cập và hạn chế. Để góp phần giúp
ngành thủy sản ngày càng phát triển vươn xa ra các nước trên thế giới và tháo gỡ
những khó khăn, Nhóm chúng em đã chọn Cơng ty cổ phần Tập đồn Thủy sản
Minh Phú đi đầu trong việc xuất khẩu tôm vào Mỹ để tiến hành nghiên cứu.
Việc xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ bị tác động tới nhiều yếu tố, từ kinh tế,
văn hóa, mơi trường,… Nhưng khía cạnh tác động sâu sắc mà chúng em mong muốn
làm rõ các yếu tố môi trường, thị trường và cạnh tranh của tập đồn thủy sản Minh Phú
tại thị trường Mỹ. Vì vậy, đề tài sau cùng mà nhóm lựa chọn nghiên cứu đó chính là:
“Đánh giá các yếu tố mơi trường, thị trường và cạnh tranh của tập đoàn thủy sản
Minh Phú tại thị trường Mỹ trong việc xuất khẩu tôm? Đề xuất các giải pháp đối với
chương trình sản phẩm quốc tế nhằm thích ứng với các các điều kiện kinh doanh quốc
tế trên của công ty?”

4


Chương 01: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG, THỊ TRƯỜNG VÀ
CẠNH TRANH TẠI MỸ.
1.1.
-

Đánh giá môi trường tác nghiệp
Khách hàng
Các sản phẩm tôm chế biến và tôm đông lạnh ngày càng được người tiêu dùng
Mỹ ưa chuộng. Trong thực đơn của nhiều nhà hàng, các món ăn chế biến từ tơm ngày
càng phổ biến và sáng tạo
Nhưng khơng vì thể mà thị trường tiêu dùng ở Mỹ bớt khó tính. Hầu như người

tiêu dùng Mỹ ngày càng quan tâm đến việc đánh bắt thủy hải sản và hậu quả đối với
môi trường và xã hội của việc đánh bắt nó. Vấn đề quan tâm này thường được hướng
vào các nhà bán lẻ chính và các nhà bán lẻ này phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp
chứng minh được nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm được sản xuất

-

Nhà cung cấp
Người Mỹ khơng có những trang trại ni tơm thâm canh quy mô lớn mà chủ
yếu nuôi trong nhà hay là nuôi tơm trên cạn. Điển hình như Cơng ty Blue Oasis, trang
trại Karlanea Brown... Xung quanh các công ty, trang trại này đều khơng có biển
nhưng họ lại đảm bảo cung cấp tôm siêu sạch, giá rẻ, bền vững với nguồn gốc xuất xứ
minh bạch cho các nhà hàng và người tiêu dùng tại Mỹ
Ngoài các nhà cung cấp trong nước, Mỹ cũng lựa chọn nhập khẩu số lượng lớn
tôm từ các cơng ty, doanh nghiệp nước ngồi. Các cơng ty này phải đáp ứng được các
yêu cầu quốc tế về chất lượng, mức độ an tồn hải sản, có kinh nghiệm trong đánh bắt
và nuôi tôm...

-

Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Trong tháng 1/2021, Mỹ đã nhập khẩu 69.653 tấn tôm trị giá 601,6 triệu USD,
tăng 7% về lượng và tăng 6% về giá trị so với tháng 1/2020.
Nguồn nhập khẩu tôm lớn nhất của Mỹ vẫn là Ấn Độ, chiếm 39% lượng tôm
nhập khẩu vào tháng 1/2020. Ấn Độ đã xuất khẩu sang Mỹ 27.458 tấn tôm, trị giá
233,4 triệu USD.
Indonesia, nguồn cung tôm lớn thứ 2 của Mỹ (chiếm 23% trong tháng 1/2021),
tiếp tục bù đắp một phần lớn vào phần sụt giảm từ Ấn Độ vào thị trường Mỹ.
Indonesia đã xuất khẩu sang Mỹ 16.607 tấn, trị giá 139,7 triệu USD trong tháng
1/2021.

5


Educator vẫn là nguồn cung tôm lớn thứ 3 cho Mỹ. Tiếp theo sau đó là Việt Nam,
Thái Lan, Mexico....
-

Sản phẩm thay thế
Người Mỹ có thu nhập cao và nhu cầu sử dụng thủy hải sản rất đa dạng và phong
phú. Thông thường, tiêu thụ tôm giảm từ tháng 1 đến tháng 5, và sau đó thì sức tiêu
thụ tăng cao hơn đến tháng 12, kéo theo đó là những mặt hàng thủy sản thay thế khác
như: cá da trơn, cá ngừ, cua....
Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng chậm của nền kinh tế Mỹ đã làm ảnh hưởng đến
ngành dịch vụ nhà hàng, một trong những kênh tiêu thụ chính yếu đối với các sản
phẩm tơm, và vì thế đã làm thay đổi sở thích, hành vi tiêu dùng các món ăn của người
dân Mỹ

-

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đó là các đối thủ tiềm ẩn sắp thâm nhập vào thị trường tơm ở Mỹ. Nhưng thuận
lợi mà Mỹ có chính là một nền kinh tế phát triển nhất thế giới, ln có đủ khả năng
gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới. Các đối thủ tiềm ẩn
cũng có thể là những nước phụ thuộc hồn tồn vào việc nhập khẩu tơm thủy sản từ
nước ngồi. Họ sẽ lơi kéo nhà cung ứng, khách hàng về phía họ. Đây là một đối thủ ẩn
mà Mỹ cũng đặc biệt cần phải quan tâm

 Đánh giá:

- Mỹ có một thị trường mở và rất tiềm năng nên cơ hội của Tập đoàn thủy sản

Minh Phú cũng rất nhiều. Tuy nhiên, để thành cơng thì phải biết khách hàng muốn gì
và mình phải đáp ứng được những nhu cầu của người tiêu dùng ở Mỹ, chứ không lấy
cái chuẩn nhu cầu tiêu dùng của người Việt để mang đi xuất khẩu. Biết rõ điều đó nên
các sản phẩm tôm của Minh Phú ngày càng đa dạng và làm hài lịng người tiêu dùng
Mỹ.
- Là tập đồn chuyên sản xuất chế biến xuất khẩu tôm số 1 Việt Nam và chiếm
khoảng 4% thị phần tôm trên thế giới nhưng Minh Phú vẫn ln khơng ngừng tìm tịi,
nghiên cứu và mục tiêu chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để nâng cao sức
cạnh tranh đối với thị trường quốc tế.
- Nhận ra những điểm hạn chế của mình, Minh Phú đứng trước bài tốn phải
nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh trên thị trường cả về chất lượng, giá thành đến
truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Bốn vấn đề cấp bách cần phải được giải quyết một
cách hiệu quả mà lãnh đạo Minh Phú đặt ra là tự động hóa trong sản xuất; xây dựng
6


kho dữ liệu lớn (Big Data) cho ngành Tôm; xây dựng hệ thống liên kết chặt chẽ thông
tin cũng như hoạt động trong chuỗi giá trị kinh doanh của cả tập đồn Minh Phú và áp
dụng cơng nghệ truy xuất nguồn gốc.
1.2.

Phân tích thị trường, nhu cầu thị trường và đặc điểm nhu cầu
Dù được ca tụng là sản phẩm tốt cho sức khỏe nhờ thành phần dinh dưỡng cao và
hương vị đa dạng, nhưng với đại đa số khẩu vị của người Mỹ, thủy sản luôn đứng sau
thịt gà, bị và thịt heo. Tơm cũng là một trong số những loại thủy sản đó.
Tuy nhiên thì theo bảng xếp hạng mà Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) công bố,
tơm vẫn là lồi thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ kể từ năm 2007 khi người Mỹ
ăn trung bình 4,1 pounds mỗi năm và đã tăng lên mức 4,6 pounds/người/năm vào năm
2018.
Theo Cục Xúc tiến Thương mại, tơm đơng lạnh nhập khẩu được người Mỹ ưa

thích cả về hình thức và kích cỡ phổ biến. Người tiêu dùng thường mua tôm với nhiều
cỡ khác nhau, thông dụng nhất là cỡ 26-30 con/pound (pound ≈ 0,45kg) và 36-40
con/pound. Ngồi ra, tơm sú, tơm nâu, tơm hùm cũng là mặt hàng tiêu thụ nhiều ở Mỹ.
Thị trường tôm của Mỹ có xu hướng rất rõ ràng theo yêu cầu về sức khỏe và thuận lợi
cho người tiêu dùng.
Ngoài ra thì người dân Mỹ cũng tập trung tiêu thụ nhiều hơn các chủng loại tôm
cỡ nhỏ, giá rẻ và những chủng loại tơm có giá trị gia tăng như đã chế biến sẵn rất tiện
lợi, và tốn ít thời gian chế biến.Người tiêu dùng thường mua sản phẩm tôm được đóng
gói thành từng phần nhỏ và tơm được chế biến sẵn để giảm bớt thời gian nấu ăn.

1.3.
1.3.1.

Xác định và đánh giá mức độ tác động của đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
Về xuất khẩu, trong năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam tăng trưởng cao và ổn
định ở thị trường Mỹ. Đặc biệt, tại thị trường Mỹ, mặc dù dịch bệnh Covid - 19 phức
tạp, nhưng nhu cầu tiêu thụ tôm tại phân khúc bán lẻ vẫn tăng, nhu cầu NK tôm của
Mỹ từ Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt.
Năm 2020, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã tích cực, chủ động xoay
chuyển thị trường, tận dụng cơ hội từ những thay đổi tạo ra trên thị trường do dịch
bệnh Covid - 19, đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khác nhau.
So với các nước đối thủ, Việt Nam có lợi thế hơn do kiểm sốt tốt hơn dịch bệnh
Covid - 19, các thị trường tiêu thụ nước Mỹ ưu tiên chọn mua tôm của Việt Nam.
Trong khi các nước sản xuất tơm chính như Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan... đều phải chịu

7


những ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid - 19 như sản xuất, vận chuyển hàng hóa

đình trệ, giả tôm giảm khiến hoạt động thả nuôi chậm, sản lượng tôm giảm.
- Ấn Độ, nguồn cung tâm lớn nhất cho Mỹ trong nhiều năm qua, chiếm 40 %
tổng NK tôm vào Mỹ, tụt xuống là nguồn cung lớn thứ 2 sau Indonesia trong tháng
5/2020. XK tôm Ấn Độ sang Mỹ trong tháng 5/2020 đạt 8.560 tấn, trị giá 72,1 triệu
USD, giảm 58 % về khối lượng và 56 % về giá trị so với tháng 5/2019.
- Indonesia XK 13.000 tấn tôm sang Mỹ trong tháng 5/2020, trị giá 111,4 triệu
USD, tăng 10 % về khối lượng và 13 % về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
- Ecuador vẫn là nguồn cung tâm lớn thứ 3 cho Mỹ trong tháng 5/2020, XK sang
Mỹ 5.773 tấn tôm, trị giá 33,6 triệu US, giảm 25 % về khối lượng và 32 % về giá trị so
với tháng 5/2019.
- Từ năm 2019, Thái Lan đang mất dần thị phần trên thị trường Mỹ do những vi
phạm về vệ sinh, uy tín sụt giảm trong khi giá tôm cao, thuế CBPG cao.
- NK từ Trung Quốc vàc Mỹ giảm mạnh do chiến tranh thương mại giữa Mỹ và
Trung Quốc khiến tôm Trung Quốc xuất sang Mỹ phải chịu thuế suất cao.
- Ít nhất 17 nguồn cung đã giảm XK tôm sang Mỹ trong tháng 5/2020 so với
tháng 5/2019
- Một số nguồn cung như Nicaragua, Bangladesh, Saudi Arabia, Sri Lanka và Na
Uy không xuất tôm sang Mỹ trong tháng 5/2020 .
Trong khi các nguồn cung đối thủ gặp khó khăn do ảnh hưởng của Covid - 19 và
tình hình được dự báo chưa thể khả quan hơn cho tới quý 1/2021. XK tôm Việt Nam
nếu đảm bảo tốt khâu ni trồng, chế biến thì sẽ tiếp tục đạt được các mốc tăng trưởng
trong năm 2021. Vaccine phòng Covid ra đời cùng với lợi thế từ các Hiệp định thương
mại tự do (FTA) đang được DN tận dụng sẽ là động lực cho hoạt động XK tôm năm
2021.

8


1.3.2.


Các đối thủ lớn trong nước
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2021 có khoảng 680 doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản, trong đó có 10 doanh nghiệp trong top xuất khẩu
thủy sản lớn chiếm 24,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bao gồm:Công ty CỔ PHẦN Thủy sản Sóc Trăng, Cơng ty CỔ PHẦN Vĩnh
Hồn, Cơng ty CỔ PHẦN thực phẩm Sao Ta, Công ty CỔ PHẦN Chế biến và Dịch vụ
Thủy sản Cà Mau, Công ty TNHH Thủy sản Hải Long, Nha Trang, Công ty TNHH
Highland Dragon, Công ty CỔ PHẦN Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, Công ty
TNHH Mariso Việt Nam.
Trong top 10 DN này, có nhiều cơng ty có doanh số tăng so với cùng kỳ năm
trước, như: Công ty CỔ PHẦN Thực phẩm Sao Ta, Cơng ty Minh Phú, Vĩnh Hồn,
CỔ PHẦN Thủy sản Sóc Trăng, Thuận Phước, Highland Dragon, Mariso Việt Nam.
Chẳng hạn, Công ty CỔ PHẦN thực phẩm Sao Ta, trong tháng 2 đạt sản lượng
tôm thành phẩm 1.185 tấn, bằng 132% cùng kỳ năm vừa qua; doanh số tiêu thụ 11,1
triệu USD, trong khi cùng kỳ năm vừa qua là 10,1 triệu USD. Hiện công ty này đang
xây dựng hai nhà máy mới để mở rộng sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Ngồi ra, cịn có một số cơng ty khác có doanh số cao hơn đáng kể so với tháng
2/2020 như Công ty TNHH chế biến thực phẩm XK Vạn Đức (tăng 26%, từ vị trí 28
lên vị trí thứ 13), Công ty CỔ PHẦN chế biến Thủy sản Út Xi (tăng 43%, từ vị trí 49
lên 19)…

 Một số doanh nghiệp đối thủ xuất khẩu tôm tiêu biểu
1. Cơng ty cổ phần Thủy Sản Sóc Trăng

Tiền thân Cơng ty là doanh nghiệp nhà nước và được thành lập từ năm 1978. Đến
năm 1993, công ty đổi tên thành Cơng ty Thủy sản xuất nhập khẩu Tổng hợp Sóc
Trăng. Vào ngày 01/06/2006, cơng ty chính thức cổ phần hóa trở thành công ty cổ
phần, lấy tên là Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng. Với lịch sử phát triển hơn 40
năm, Cơng ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (STAPIMEX) hiện được đánh giá là một
trong những doanh nghiệp thủy sản hàng đầu của Việt Nam về chế biến và xuất khẩu

tôm sú. Sản phẩm của STAPIMEX được khách hàng đánh giá cao và luôn là sự lựa
chọn hàng đầu nhờ vào chất lượng tốt, an toàn và ổn định. STAPIMEX chủ yếu là chế
biến và xuất khẩu tôm sú với các sản phẩm đa dạng như tôm NOBASHI, tẩm bột chiên
và tươi (breaded shrimp), sushi, raw PTO, CỔ PHẦNTO, HLSO, RING shrimp,
HLSO, xuyên que (skewer), raw PD… Tất cả đều được đóng gói dưới dạng block,
9


IQF, hút chân khơng hoặc hình thức đóng gói bán lẻtheo yêu cầu của khách hàng. Từ
năm 2003, công ty đã áp dụng thành công hệ thống truy xuất nguyên liệu đến tận ao
nuôi. Công ty đã tạo việc làm ổn định cho trên 3.500 lao động. Hiện nay sản phẩm của
Cơng ty đã có mặt ở khoảng 20 quốc gia trên thế giới và trong đó Mỹ và Nhật là hai
thị trường xuất khẩu lớn nhất. Kim ngạch xuất khẩu bình qn của cơng ty đạt trên 70
triệu USD/năm.
2. Công ty cổ phần Thực Phẩm Sao Ta

Tiền thân là doanh nghiệp 100% vốn Ban TCQT Tỉnh uỷ Sóc Trăng, thành lập
ngày 20/1/1995, đi vào hoạt động 3/2/1996 chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu.
Đến 1/1/2003 doanh nghiệp được cổ phần và đổi tên là Công ty cổ phần thực phẩm
Sao Ta, tên thương mại FIMEX VN. Ngày 7/12/2006 cổ phiếu FIMEX VN lên sàn
giao dịch chứng khoán TP.HCM với mã tên FMC và phần vốn Văn phòng Tỉnh uỷ Sóc
Trăng sở hữu đến nay chỉ cịn dưới 4%.
Với vị trí nhà máy chế biến đặt tại TP Sóc Trăng, gần trục lộ giao thơng chính, kề
bên khu dân cư và cách vùng nguyên liệu tôm trọng điểm của tỉnh từ 20-30 km, FMC
thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm, thu hút lao động cũng như mở
rộng ngành nghề sau này. Qua hơn 23 năm hoạt động, FMC đã đặt được nền tảng vững
chắc ở các thị trường lớn là EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ; đồng thời giữ một thị phần khá
tốt ở Hàn Quốc, Úc. Trình độ chế biến sản phẩm tơm ở FMC thuộc hàng đầu ở Việt
Nam và đã được tiêu thụ ở các hệ thống nhà hàng, hệ thống phân phối lớn. Từ năm
2008, FMC đã lập thêm nhà máy chế biến nông sản (Nhà máy Thực phẩm An San),

tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Nhật Bản với các sản phẩm chính là kakiage, rau củ trộn
(vegetable mixed), khoai lang, đậu bắp, cà tím, ớt chng…, ở dạng hấp, chiên, tươi,
phối chế…Nhận thấy tình hình ni tơm đang phát triển, từ đầu năm 2015, FMC đưa
thêm nhà máy chế biến tôm đông lạnh mới xây xong vào hoạt động (Nhà máy Thủy
sản Sao Ta – STSF), tăng công suất chế biến thêm 60%. Từ cuối năm 2018 Nhà máy
Tin An chuyên chế biến tôm bao bột đi vào hoạt động.
FMC có vùng ni tơm riêng rộng 190 hecta, đạt chuẩn BAP, ASC tạo thêm an
tâm về tôm sạch tới khách hàng. Hàng trăm hecta hợp tác nông dân để gieo trồng nông
sản phục vụ chế biến xuất khẩu. Năm 2013, FMC vượt mốc 100 triệu USD doanh số.
Dự kiến năm 2020 sẽ vượt mốc 200 triệu USD. Với thành tích hơn 23 năm hoạt động

10


hiệu quả cao, Cơng ty đã được Chính phủ 9 lần tặng thưởng cờ thi đua, danh hiệu Anh
hùng lao động và huân chương lao động hạng I, II, III.
Trong chiến lược phát triển của mình, đến năm 2025 FMC sẽ tăng gấp đơi diện
tích ni tơm, tranh thủ mọi cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại để mở rộng quy
mô kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động và nằm trong tốp 2 những nhà chế biến tôm
lớn nhất Việt Nam.
3. Công ty Cổ phần Thủy sản và thương mại Thuận Phước

Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước được thành lập tháng 6
năm 1987, hiện đang hoạt động trong KCN Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang, Sơn Trà,
TP. Đà Nẵng.
Công ty là một trong những Nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn, nằm trong
Top 20 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu Việt Nam và Top 500 doanh nghiệp lớn nhất
Việt Nam.
Công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đông lạnh, nông sản
thực phẩm và thực phẩm cơng nghệ. Nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ,

phương tiện giao thông vận tải và hàng tiêu dùng.
1.4. Đánh giá nguồn cung cấp và phương tiện vận chuyển
1.4.1. Cơ sở ni tơm



1. Vùng ni tơm cơng nghiệp:
- Công ty Cổ phần Thuỷ sản Minh Phú Lộc An
Đưa vào hoạt động năm 2011, diện tích 302 ha, gồm 250 ao.
Mơ hình ni thâm canh 2 vụ/năm.
Quy trình kiểm sốt an tồn sinh học chặt chẽ, đảm bảo chất lượng tơm khơng



kháng sinh và hố chất.
- Cơng ty Cổ phần Thuỷ sản Minh Phú Kiên Giang
Đạt chứng nhận Global GAP, BAP, ASC, BIO-SUISSE, MANGROVE








SHRIMP, ORGANIC EU.
Đưa vào hoạt động năm 2006, diện tích 600 ha, gồm 900 ao...
Mơ hình ni thâm canh 2 vụ/năm.
Quy trình kiểm sốt an tồn sinh học chặt chẽ, đảm bảo chất lượng tôm không
kháng sinh và hố chất.


2.



Vùng ni tơm sinh thái:
- Vùng ni tơm sinh thái 1
Tổng diện tích 50,000 ha tham gia chuỗi cung ứng Minh Phú.
Có 4,500 ha với sản lượng 2,500 tấn được chứng nhận bởi BAP****, ASC,
MSC.
11





Mơ hình tập trung ni quảng canh: Tơm Sú.
Cơng nghệ nuôi thân thiện với môi trường, tôm không dùng thức ăn mà ăn thức
ăn tự nhiên nên đảm bảo tôm khơng có dư lượng hóa chất và kháng sinh.
1.4.2. Cơ sở chế biến



- Cơng ty Minh Phú Cà Mau: Trụ sở chính & Nhà máy chế biến
Khánh thành năm 1999. Công suất 36,000 tấn thành phẩm mỗi năm.
Nhân công: 200 kĩ sư chuyên ngành; 5,000 công nhân lành nghề.
Trang thiết bị hiện đại và không ngừng được cải tiến để đáp ứng yêu cầu ngày




càng tăng về chất lượng và số lượng của thị trường.
Đạt chứng nhận: BAP, ASC, Global G.A.P., ISO 14000, ISO 22000, BSCI,



WRC, HALAL,…
- Cơng ty CỔ PHẦN Thuỷ sản Minh Phú Hậu Giang
Khánh thành năm 2011 - là một trong những nhà máy chế biến lớn và hiện đại



nhất Đơng Nam Á.
Đặt tại vị trí chiến lược để phát triển dịch vụ vận tải và kho vận đường bộ lẫn



đường thuỷ trong va ngồi nước.
Diện tích 10 ha: Nhà máy chế biến, Kho lạnh, Văn phòng, Kho cảng, khu vực






đóng gói.
Năng suất đạt 40,000 tấn thành phẩm mỗi năm.
Nhân công: 250 kĩ sư chuyên ngành; 5,000 cơng nhân lành nghề và tương lai sẽ




tăng lên 7,500 người.
Đạt chứng nhận: BAP, ASC, Global G.A.P., ISO 14000, ISO 22000, BSCI,



WRC, HALAL,…
1.4.3. Phương tiện vận chuyển






Vận chuyển đường biển qua dịch vụ của Công ty Cổ phần Mekong Logistics:
Kinh doanh kho lạnh 50,000 pallets.
Kinh doanh kho khô 20,000 tấn.
Kinh doanh dịch vụ cầu cảng, bãi container.
Vận chuyển hàng hoá nội địa và quốc tế.
Khả năng tiếp vận tàu 20,000 tấn.
1.5. Đánh giá các loại hình trung gian có trên thị trường
Hệ thống phân phối hàng thủy sản của Mỹ gồm mạng lưới bán buôn và mạng
lưới bán lẻ:

-

Mạng lưới bán lẻ: chiếm đến trên 50% giá trị tiêu thụ thủy sản tại Mỹ, gồm các công
ty bán lẻ độc lập, các hệ thống siêu thị và các nhà hàng.
Bán qua siêu thị: Qua hệ thống siêu thị, thuỷ sản được tiêu thụ trên 40 % giá trị
bán lẻ của thuỷ sản. Các quầy tiêu thụ hải sản trong các siêu thị được sắp xếp sạch sẽ,
12



ngăn nắp, nhiều mặt hàng, chẳng những thuỷ sản đông lạnh mà cịn có nhiều mặt hàng
tươi sống thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tiêu dùng
Bán cho các nhà hàng, nhà ăn công cộng và phục vụ nhanh: Doanh số bán thuỷ
sản cho hệ thống này chiếm đến 60 % trị giá bán lẻ và có xu hướng ngày một tăng vì
người Mỹ có thói quen ăn tại các nơi công cộng như nhà hàng, căn tin, trường học, nơi
làm việc... hơn là ăn ở gia đình để tiết kiệm thời gian.
Bán cho các tiệm ăn của người Việt tại Mỹ: Tại mỹ có cơng đồng trên 1,5 người
Việt Nam và ngành kinh doanh thực phẩm, mở nhà hàng, các tiệm ăn là sở trường của
họ. Cho nên, đẩy mạnh tiếp thị bán hàng thuỷ sản qua hệ thống kinh doanh thực phẩm
của người Việt tại Mỹ cũng là giải pháp đẩy mạnh xuất khảu trên thị trường Mỹ
-

Mạng lưới bán buôn:
Các công ty kinh doanh thủy sản hàng đầu của Mỹ nhập khẩu thủy sản từ các
nước, sau đó cung cấp cho hệ thống các siêu thị, cửa hàng và các cơ sở chế biến. Đặc
điểm cung cấp hàng thuỷ sản qua các kênh bán sỉ của Mỹ là:
- Khả năng cung cấp hàng phải lớn và ổn định.
- Mặt hàng thuỷ sản đa dạng để họ cung cấp cho các đối tượng khác nhau, vùng
khu vực khác nhau của nước Mỹ.
- Giá cả cạnh tranh.
- Nhà cung cấp phải tin cậy và trung thành
=>Đánh giá: Người tiêu dùng Mỹ chủ yếu mua thủy sản tại các nhà hàng, siêu
thị, nơi họ tin tưởng về chất lượng và các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Các
kênh tiêu thụ thủy sản trên thị trường Mỹ có mối quan hệ rất chặt chẽ, mang tính
chun mơn hóa cao, hiếm có trường hợp các siêu thị lớn hoặc các công ty bán lẻ độc
lập mua hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngoài. Mối quan hệ bạn hàng giữa
các nhà bán buôn bán lẻ trên thị trường Mỹ phần lớn là do có quan hệ tín dụng và mua
cổ phần của nhau. Các nhà bán buôn bán lẻ trong hệ thống phân phối trên thị trường

Mỹ thường có quan hệ làm ăn lâu dài liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các hợp
đồng kinh tế. Nếu hợp đồng nhập khẩu với nhà xuất khẩu nước ngồi khơng được thực
hiện sẽ ảnh hưởng đến hợp đồng cung ứng cho các nhà bán lẻ. Vì vậy các công ty nhập
khẩu hàng thủy sản trên thị trường Mỹ có yêu cầu cao đối với các đối tác xuất khẩu về
việc tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của hợp đồng, đặc biệt là các điều kiện về chất
lượng hàng hóa và thời hạn giao hàng. Hệ thống phân phối của Mỹ được hình thành và
tổ chức chặt chẽ. Do đó sẽ khó khăn cho các nhà nhập khẩu đơn lẻ muốn thâm nhập hệ
thống phân phối này.
13


 Ưu nhược điểm của các kênh phân phối thuỷ sản vào thị trường Mỹ

+Thông qua các nhà bán lẻ cơng ty có thể tiêu thụ sản phẩm và mở rộng quan hệ
với nhiều khách hàng Mỹ. Tuy nhiên với kênh phân phối này, công ty lại phụ thuộc
vào trung gian làm giảm lợi nhuận của công ty đồng thời khó nắm bắt được thay đổi
của nhu cầu thị trường tiêu thụ Mỹ. Nhưng thay vào đó chất lượng sản phẩm đưa đến
người tiêu dùng đạt rất cao, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
+ Thông qua các nhà bán buôn giúp công ty phân phối với số lượng lớn hơn và
khoảng cách rộng hơn so với mạng lưới bán lẻ. Tuy nhiên sử dụng kênh phân phối này
công ty khó kiểm sốt hơn và sản phẩm có khả năng bị hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng
do quá trình vận chuyển.
 Kết luận về cơ hội chủ yếu

- Người Mỹ ngày càng quan tâm đến tôm đông lạnh và tôm chế biến. Theo Cục
Xúc tiến Thương mại, tôm đơng lạnh nhập khẩu được người Mỹ ưa thích cả về hình
thức và kích cỡ phổ biến. Ngồi ra, tơm sú, tôm nâu, tôm hùm cũng là mặt hàng tiêu
thụ nhiều ở Mỹ. Thị trường tơm của Mỹ có xu hướng rất rõ ràng theo yêu cầu về sức
khỏe và thuận lợi cho người tiêu dùng.
- Ngồi ra thì người dân Mỹ cũng tập trung tiêu thụ nhiều hơn các chủng loại tôm

cỡ nhỏ, giá rẻ và những chủng loại tơm có giá trị gia tăng như đã chế biến sẵn rất tiện
lợi, và tốn ít thời gian chế biến. Người tiêu dùng thường mua sản phẩm tơm được đóng
gói thành từng phần nhỏ và tôm được chế biến sẵn để giảm bớt thời gian nấu ăn. Do
đó, tập đồn Minh Phú khi xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ cần lưu ý những đặc
điểm tiêu dùng trên để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất.
- Ngoài các nhà cung cấp trong nước, Mỹ cũng lựa chọn nhập khẩu số lượng lớn
tôm từ các công ty, doanh nghiệp nước ngồi. Các cơng ty này phải đáp ứng được các
yêu cầu quốc tế về chất lượng, mức độ an tồn hải sản, có kinh nghiệm trong đánh bắt
và ni tôm...
- Về các đối thủ cạnh tranh: Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Ecuador là
các nguồn cung cấp tơm chính cho thị trường Mỹ trong những tháng đầu năm nay và
hầu hết các nước đều bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá. Thế nhưng, do mức thuế chống
bán phá giá (CBPG) Mỹ áp cho tôm Việt Nam cao nên sức cạnh tranh tôm của Việt
Nam ở thị trường Mỹ kém hơn. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam trong đó có cơng ty
Minh Phú cũng cần đảm bảo tuân thủ quy định của Mỹ về chất lượng sản phẩm, quy
trình sản xuất đồng thời chủ động phối hợp tích cực với cơ quan Nhà nước trong đàm
14


phán tháo gỡ thị trường và đấu tranh với những quy định của Mỹ có tác động bất lợi
tới xuất khẩu của Việt Nam để từ đó duy trì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường chủ
lực này.
- Năm 2020, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã tích cực, chủ động xoay
chuyển thị trường, tận dụng cơ hội từ những thay đổi tạo ra trên thị trường do dịch
bệnh Covid - 19, đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khác nhau.
So với các nước đối thủ, Việt Nam có lợi thế hơn do kiểm soát tốt hơn dịch bệnh
Covid - 19, các thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, EU, Trung Quốc ưu tiên chọn mua
tôm của Việt Nam. Trong khi các nước sản xuất tơm chính như Ấn Độ, Ecuador, Thái
Lan... đều phải chịu những ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid - 19 như sản xuất,
vận chuyển hàng hóa đình trệ, giả tôm giảm khiến hoạt động thả nuôi chậm, sản lượng

tôm giảm. Trên thị trường Mỹ, trong 6 tháng đầu năm nay, tơm Việt Nam có lợi thế
cạnh tranh hơn so với các nguồn cung đối thủ nhờ ổn định lại sản xuất nhanh hơn sau
dịch COVID-19 trong khi các nguồn cung như Ấn Độ và Ecuador vẫn còn đang phải
chịu tác động nặng nề.
Trong khi các nguồn cung đối thủ gặp khó khăn do ảnh hưởng của Covid - 19 và
tình hình được dự báo chưa thể khả quan hơn cho tới quý 1/2021. Xuất khẩu tôm Việt
Nam nếu đảm bảo tốt khâu ni trồng, chế biến thì sẽ tiếp tục đạt được các mốc tăng
trưởng trong năm 2021.
- Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng là một cơ hội cho các doanh
nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này do Mỹ áp
thuế cao với các mặt hàng của Trung Quốc. Hiện Mỹ vẫn áp dụng mức thuế từ 0-5%
đối với một số sản phẩm tôm nhập khẩu từ Trung Quốc.Theo VASEP, những mặt hàng
tơm mà phía Mỹ dự kiến áp thuế lại là các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam. Đây
là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh về giá và thuế suất với Trung Quốc trên thị
trường Mỹ nên có thể được coi là lợi thế cho Việt Nam tăng xuất khẩu sang Mỹ. Thêm
vào đó, tơm Việt Nam đã có một vị thế nhất định với người tiêu dùng Mỹ nên khi
nguồn cung từ Trung Quốc sụt giảm, nhà nhập khẩu Mỹ sẽ chọn Việt Nam là nguồn
cung thay thế. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có tập đồn Minh Phú cần
nắm bắt tốt thời cơ này để thâm nhập sâu vào thị trường Mỹ.

15


Chương 2: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH SẢN PHẨM QUỐC TẾ CỦA TẬP
ĐỒN THỦY SẢN MINH PHÚ
2.1.

Giới thiệu về cơng ty
Trích dẫn và tham khảo từ Website chính thức của Tập đồn Minh Phú
- Tên chính thức: “Cơng ty Cổ phần Tập đồn Thủy sản Minh Phú”

- Tầm nhìn:Thơng qua việc sở hữu các chuỗi giá trị khép kín và có trách nhiệm,
Minh Phú đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh, mang lại những giá trị
tốt đẹp cho tất cả các thành viên liên quan, đưa Việt Nam lên bản đồ thế giới với vị thế
là nhà cung ứng tôm chất lượng hàng đầu.
- Sứ mệnh chung của Minh Phú:
“Tại Minh Phú, chúng tôi không ngừng kết hợp kinh nghiệm, sự sáng tạo, và
trách nhiệm trong toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất tôm, từ khâu đầu đến khâu cuối. Sứ
mệnh của chúng tôi là cung cấp cho thị trường tồn cầu những sản phẩm tơm Việt
Nam tốt nhất, sạch nhất, và dinh dưỡng nhất; đồng thời mang đến cho người tiêu dùng
sự an tâm và trải nghiệm tuyệt vời nhất trên từng bàn ăn, trong từng bữa ăn.”
- Mặt hàng kinh doanh
+ Sản phẩm chủ lực:
Tôm Sú (Black Tiger) và Tôm thẻ chân trắng (White Vannamei) chính là hai sản
phẩm chủ lực tạo nên danh tiếng của tập đoàn thuỷ sản Minh Phú.
+ Sản phẩm tươi, hấp, sản phẩm giá trị gia tăng:
Minh Phú luôn cung cấp cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng chất lượng
quốc tế, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng tiêu dùng với các sản phẩm đa dạng về
quy cách, mẫu mã, và chứng nhận, gắn liền với các 3 dịng sản phẩm chính: sản phẩm
tươi, sản phẩm hấp, sản phẩm giá trị gia tăng
- Tình hình xuất khẩu tơm sang thị trường Mỹ
Năm 2018, Minh phú có nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh hơn so với
các doanh nghiệp cùng ngành khác trong nước. Tuy nhiên, do hoạt động chủ yếu là
xuất khẩu nên cơng ty cịn phải chịu cạnh tranh từ những nước khác đặc biệt là Ấn Độ,
Indonesia. Thêm nữa, rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu ngày càng tăng khiến
cho chi phí sản xuất, bán hàng, kiểm soát chất lượng sản phẩm tăng lên. Những
nguyên nhân đó ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch sản xuất và lợi nhuận của Minh
Phú.
Theo báo cáo của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, doanh thu xuất khẩu trong tháng
5/2019 của doanh nghiệp này tăng 7% lên 57,6 triệu USD với thị trường chính vẫn là
Mỹ với 23,42%, chiếm tỷ trọng hơn 43%, tăng 13,2% so với cùng kỳ.


16


Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 diễn biến nghiêm trọng, Tập
đồn Minh Phú gặp nhiều khó khăn trong suốt khẩu các mặt hàng thủy sản nói chung
và tơm nói riêng. Nhưng Minh Phú vẫn xuất khẩu được 55 ngàn tấn tôm thành phẩm,
với kim ngạch đạt 580 triệu USD.
2.2.

Thực trạng chương trình sản phẩm quốc tế của công ty
2.2.1.Đặc điểm của tuyến sản phẩm và quản trị tuyến sản phẩm tôm trên thị
trường Mỹ
2.2.1.1. Đặc điểm của tuyến sản phẩm
- Cơ cấu sản phẩm: Gần đây, thay vì chỉ tập trung xuất khẩu một mặt hàng chủ
lực là tơm sú thì tập đồn đã đa dạng hóa mặt hàng tơm xuất khẩu để làm gia tăng khả
năng cạnh tranh khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Ví dụ như các mặt hàng tơm chế
biến và các mặt hàng giá trị gia tăng từ hôm như Tôm Ring, Tôm Nobashi, Tôm Sushi,
Tôm tẩm bột, Tôm Tempura, Tôm tẩm gia vị... Ngoài ra, Minh Phú đã đẩy mạnh sản
xuất và xuất khẩu vào tôm thẻ chân trắng thay vì tơm sú nhiều rủi ro.
- Chất lượng: Sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng tốt và phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng tại Hoa Kỳ, do tập đồn ln chú trọng đầu tư chất lượng sản
phẩm. Tập đoàn đã liên kết với tập đoàn Grobest – nhà sản xuất thức ăn thủy sản hàng
đàu châu Á thu mua tôm nguyên liệu sạch nhằm đảm bảo nguồn tôm sạch đáp ứng nhu
cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Ngoài ra, các nhà máy của Minh Phú đều được thiết
kế hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, đặt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như
HACCP, GMP, ISO 9001,...
- Bao bì nhãn hiệu: Bao bì tập đoàn sử dụng khá đa dạng về kiểu dáng và kích
cỡ, phù hợp với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau từ sản phẩm tươi sống, sản
phẩm đông lạnh đến các sản phẩm giá trị gia tăng từ tôm. Nhãn hiệu ghi rõ ràng nguồn

góc, xuất xứ, phù hợp với tiêu chuẩn của thị trường Mỹ.
2.2.1.2. Quản trị tuyến sản phẩm
Minh Phú là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản
lớn nhất tại Việt Nam và hàng đầu thế giới. Để có thể cạnh tranh và giữ vững vị thế
của mình, Minh Phú cần phải duy trì một tuyến sản phẩm linh hoạt và thích ứng, chú
trọng vào các tuyến sản phẩm của mình và của các đối thủ, cũng như nguy cơ và cơ
hội sản phẩm mới xuất hiện.
Tập đoàn đã phát triển 3 dịng sản phẩm chính theo chiều sâu, cụ thể:

17


- Dịng sản phẩm tươi: Tơm thẻ PD Block, Tơm thẻ nguyên con, Tôm thẻ PTO,
Tôm thẻ Nobashi, Tôm sú PD, Tôm sú nguyên con Semi-Block, Tôm sú PTO,Tôm sú
nguyên con HOSO…
- Dòng sản phẩm hấp: Sú PTO hấp, Sú HLSO hấp, Sú PTO HALF-RING, Sú
PTO RING, Thẻ PTO hấp, Thẻ BIKINI hấp, Thẻ RING, Thẻ HOSO hấp…
- Dòng sản phẩm giá trị gia tăng: Thẻ PTO xiên que, Thẻ PTO tẩm gia vị xiên
que, Thẻ tẩm bột, Thẻ PD BBQ, Sú Sushi hấp, Sú Cherry Pop, Sú tẩm tỏi, Sú Lemon
Grass, Sú cuộn khoai tây, Sú tempura, Sú Sushi chân, Sú cuộn Fillo, Bánh tôm tẩm
bột…
2.2.1
2.2.2.1.

Triển khai sản phẩm và sản phẩm mới cho thị trường Mỹ
Các chiến lược phát triển sản phẩm
Bằng sự kết hợp giữa kinh nghiệm, sự sáng tạo, và trách nhiệm, Minh Phú tự hào
mang đến cho người tiêu dùng sự an tâm và trải nghiệm tuyệt vời nhất trên từng bàn
ăn, trong từng bữa ăn. Minh Phú luôn cung cấp cho khách hàng những giải pháp dinh
dưỡng chất lượng quốc tế, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng tiêu dùng với các sản

phẩm đa dạng về quy cách, mẫu mã, và chứng nhận, gắn liền với các 3 dịng sản phẩm
chính: sản phẩm tươi, sản phẩm hấp, sản phẩm giá trị gia tăng.
Tôm Sú (Black Tiger) và Tôm thẻ chân trắng (White Vannamei) chính là hai sản
phẩm chủ lực tạo nên danh tiếng của tập đoàn thuỷ sản Minh Phú.
Năm 2018, Tập đoàn tiếp tục triển khai nhiều kế hoạch lớn nhằm hoàn thiện
chuỗi cung ứng tôm bền vững để đủ cung cấp tôm chất lượng cao cho Minh Phú chế
biến xuất khẩu. Cụ thể là việc đầu tư trung tâm nghiên cứu gia hóa và tuyển chọn tơm
sú, tơm thẻ chân trắng, bố mẹ sạch bệnh, có khả năng tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống
cao, giúp giảm giá thành tôm nuôi, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tiến tới
chủ động được hồn tồn nguồn tơm bố mẹ có chất lượng cao. Đồng thời, Minh Phú
cùng với các nhà khoa học, các công ty hàng đầu thế giới về vi sinh để liên kết sản
xuất chế phẩm sinh học để phục vụ cho các công ty thành viên nuôi trồng thủy sản và
bán cho các hộ ni trồng. Bên cạnh đó, Minh Phú cũng liên kết với các đơn vị sản
xuất thức ăn tôm hàng đầu của thế giới, để sản xuất thức ăn tơm có chất lượng cao, tạo
ra con tơm có sắc đỏ đẹp và thịt tơm có giá trị dinh dưỡng cao hơn, cung cấp cho các
công ty ni tơm của Minh Phú.
Theo mơ hình mới, ao ni khung thép ống, thiết kế nổi, dễ xử lý tạp chất, dễ
thay nước, dễ kiểm sốt mơi sinh, tỉ lệ tơm sống lên tới 90%. Chi phí đầu tư cho ao nổi
thể tích 1.000 m3 khoảng 100 triệu đồng, thấp hơn suất đầu tư ao đất có thể tích tương
18


đương. Đợt một, sau 60 – 65 ngày nuôi, với mật độ thả 350 con/m3 , tôm đạt cỡ 65 –
75 con/kg, kích cỡ mà nhu cầu thị trường khá cao, Minh Phú thu hoạch khoảng 50%
số tôm trong ao nuôi. Đợt hai, sau khoảng 80 – 85 ngày nuôi, tơm đạt kích thước 40 –
45 con/kg, kích cỡ sức cầu thị trường cao nhất, công ty thu hoạch một nửa số tơm cịn
lại trong hồ ni. Đợt cuối, sau khoảng 110 ngày, tơm đạt kích cỡ 18 – 22 con/kg, nhu
cầu của khách sạn, nhà hàng, đợt cuối thu hoạch vét. Điều này nhằm tối ưu hóa, đảm
bảo đáp ứng nhu cầu thị trường. Ở góc độ kinh doanh, người ni thích ni tơm tới
110 ngày tuổi vì giá cao nhất. Với nhà sản xuất như Minh Phú, còn cân nhắc giải quyết

các vấn đề cân đối của thị trường. “Bài toán Minh Phú cần giải quyết là đủ nguyên liệu
cho các nhà máy chế biến và giá nguyên liệu thấp nhất. Nếu tất cả sản xuất cỡ 18 – 22
con/kg, cung vượt cầu không bán được, giá giảm, tất cả cùng thiệt hại.”
Trước sự hoành hành của dịch EMS, Minh Phú đã thành lập Minh Phú
AquaMekong nhằm nghiên cứu chuẩn đốn tìm mầm bệnh và các bệnh hiện có trên
tơm. Nỗ lực này khơng chỉ phục vụ việc nâng cao hiệu quả các công ty nuôi và tôm
giống post của riêng Tập đồn mà cịn hỗ trợ sự phát triển bền vững cho cả ngành tôm
Việt Nam, phát triển chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng tôm đầu vào, đáp ứng
nhu cầu chất lượng của thị trường khó tính như Mỹ.
Sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường phát triển như Mỹ, Nhật, EU… nên
Minh Phú luôn đặt mục tiêu quản lý chất lượng lên hàng đầu và xây dựng yêu cầu này
thành văn hóa doanh nghiệp trong toàn bộ người lao động. Từ rất sớm, Tập đoàn đã
đạt được chứng chỉ ACC 3 sao: Sao trại tôm giống, Sao đầm nuôi tôm và Sao nhà máy
chế biến “Sản phẩm được phép bán trong các siêu thị tại thị trường Hoa Kỳ”, đạt được
chứng chỉ Global Gap “Sản phẩm được phép bán trong các siêu thị tại thị trường
EU”…
2.2.2.2.
-

Các phương pháp phát triển sản phẩm mới
Chất lượng tôm xuất khẩu
Với mong muốn nâng tầm con tôm Việt trên thị trường thế giới, Minh Phú sớm
đầu tư sản xuất những mặt hàng giá trị gia tăng như tôm Ring, tôm Nobashi, tôm
Sushi, tôm tẩm bột, tôm Tempura, tôm tẩm gia vị... Số lượng các đơn hàng này tăng
mạnh cho thấy, khách hàng ưa chuộng hàng chế biến sâu và giúp tôm Minh Phú tăng
khả năng cạnh tranh trên các thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc.

19



Tôm hữu cơ, tôm sinh thái Minh Phú được thả ni tự nhiên trên hàng nghìn
hecta Rừng ngập mặn Cà Mau được phát triển bởi Tập đoàn Thủy sản Minh Phú - Nhà
sản xuất và xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới với một số tiêu chí cơ bản như sau :








Tơm được ni thả hồn tồn tự nhiên:
Thả tự nhiên tại khu bảo tồn rừng ngập mặn Cà Mau
Không cho thêm thức ăn - Tôm tự ăn thức ăn tự nhiên
Khơng sử dụng kháng sinh, thuốc thú y, hóa chất
Nguồn nước, nguồn giống đều được kiểm sốt
Tơm hữu cơ đảm bảo tươi ngon, sạch, đậm vị tự nhiên
Nhà máy chế biến công nghệ hiện đại: Tiêu chuẩn xuất khẩu. Đặc biệt áp dụng công
nghệ cấp đông nhanh từng cá thể giúp tôm tươi ngon.
Theo hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), doanh nghiệp
xuất khẩu sang thị trường Mỹ thì cần tập trung vào chế biến sâu, giá trị gia tăng như
tơm dễ bóc vỏ, tôm tẩm bột để phù hợp riêng với thị trường này.
Chuẩn bị xa hơn cho việc tiến sâu hơn vào thị trường Hoa Kỳ, “vua tôm” Minh
Phú chủ trương đầu tư xây dựng hai kho lạnh cùng công suất 10.000 pallet tại Los
Angeles và New York. “Bài toán cốt lõi của Minh Phú là luôn luôn đổi mới công nghệ
để nghiên cứu sản xuất nhiều hàng giá trị gia tăng, tăng cạnh tranh. Tất cả mục tiêu
đáp ứng nhu cầu của thị trường và phát triển trên quan điểm hai bên cùng có lợi, khách
hàng khơng bỏ mình đi,” ơng Lê Văn Quang – chủ tịch của công ty Minh Phú nói.

-


Truy xuất nguồn gốc
Hiện nay, Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Họ ngày càng
yêu cầu khắt khe đối với các sản phẩm tôm Việt Nam, đặc biệt là vấn đề truy xuất
nguồn gốc. Cụ thể:
Từ sau ngày 31/12/2018, Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) của
Mỹ yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ đối với hàng thủy sản nhập khẩu. Nhằm đảm
bảo yêu cầu này, Minh Phú đã thực hiện các biện pháp:
Đầu tiên, Minh Phú đã sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm: họ sẽ
đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nội dung bao gồm những thông tin về sản
phẩm gồm: nội dung sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, các giấy chứng nhận chất
lượng...lên trên hệ thống truy xuất, đồng bộ dữ liệu.
Sau đó, Minh Phú sẽ được cấp phát tem truy xuất nguồn gốc tách riêng cho từng
sản phẩm và từng lô sản xuất. Họ sẽ dán tem vào từng sản phẩm. Sau đó sản phẩm sẽ
được xuất khẩu sang Mỹ.

20


Hơn nữa, vào năm 2016, Minh Phú đã áp dụng mã QR code vào các sản phẩm
của mình. Nhờ đó có thể dễ dàng thơng qua các quy định khắt khe về vấn đề truy xuất
nguồn gốc ở Mỹ.
-

Yêu cầu về VSATTP
Pháp luật Mỹ có các quy định cụ thể về thủy sản nhập khẩu, ví dụ như về các
chất cấm trong Thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ:
Bảng 1: Chất cấm trong Tôm nhập khẩu tại Mỹ
STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Chất cấm
Chloramphenicol
Clenbuterol
Diethylstilbestrol (DES)
Dimetridazole
Ipronidazole
Các thuốc Nitroimidazoles khác
Furazolidone
Nitrofurazone
Nhóm Sulfonamide (trừ các chất
Sulfadimethoxine, Sulfabromomethazine
và Sulfaethoxypyridazine)
Fluoroquinolone
Glycopeptides

Nhằm đảm bảo nguồn tôm sạch đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang thị trường khó
tính này, Cơng ty CP Tập đoàn Minh Phú đã liên kết với Tập đoàn Grobest - Nhà sản
xuất thức ăn thủy sản hàng đầu châu Á để thu mua tôm nguyên liệu sạch với số lượng
ổn định, cỡ tôm đa dạng...

Grobest là doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản đầu tiên tại Việt Nam được Tổ
chức Liên minh Ni trồng Thủy sản tồn cầu (GAA) cấp chứng nhận BAP (Thực
hành Nuôi trồng Thủy sản tốt nhất). Trong khi đó, Minh Phú cũng là một trong những
Công ty đã tạo dựng được vị thế vững chắc trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu tôm
mà khó có cơng ty nào theo kịp. Cụ thể, Minh Phú là công ty chế biến xuất khẩu tôm
đầu tiên ở Việt Nam đạt chứng nhận ACC “Sản phẩm được phép bán trong các siêu thị
tại thị trường Mỹ”.
Ngoài ra, các nhà máy của Minh Phú được thiết kế hiện đại, đạt tiêu chuẩn
HACCP, GMP, SSOP, ISO 9001:2000, BRC, ACC, Global Gap… tạo môi trường làm
việc sạch sẽ, đảm bảo an tồn vệ sinh lao động. Cơng ty ln đặt mục tiêu quản lý chất

21


lượng lên hàng đầu trong tồn bộ cán bộ cơng nhân viên công ty. Với khẩu hiệu “Minh
Phú luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và thỏa mãn mọi yêu của khách hàng”
-

Yêu cầu về bao bì, nhãn mác
Với các sản phẩm tôm xuất khẩu của Minh Phú, phải ghi đúng tên chủng loại
thường dùng ở Mỹ. Các biện pháp thương mại được thực hiện nhằm ngăn chặn gian
lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận
dạng và các tiêu chuẩn đo lường.
Đối với Minh Phú, việc trang trí, trình bày bên ngồi của các loại bao bì cũng
được cơng ty rất chú ý vì nó cịn thực hiện nhiều chức năng như: chức năng thông tin,
chức năng quảng cáo....Mặt trước của thùng hàng luôn ghi rõ tên giao dịch MINH
PHU SEAFOOD CORP theo chuẩn ngôn ngữ phổ biến là Tiếng Anh và biểu tượng của
cơng ty, ngồi ra cịn in thêm hình 2 con tôm tượng trưng cho sản phẩm....Hai mặt bên
ghi các thơng tin về kích cỡ sản phẩm, hạn sử dụng, khối lượng thùng hàng, đơn. Và
tất cả các điều này đã được nghiên cứu phù hợp với tiêu chuẩn của thị trường Mỹ.


2.2.2.3.

Triển khai và ứng dụng sản phẩm mới
Các sản phẩm xuất khẩu của Minh Phú luôn đặt ra nhưng tiêu chuẩn rất cao về
chất lượng, đồng thời có giá thành hợp lý để sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng
trên khắp thế giới. Với sản phẩm tôm bột, Minh Phú chia sẻ đã dày công nghiên cứu,
kết hợp với nhiều chuyên gia hàng đầu của thế giới, đầu tư các thiết bị máy móc hiện
đại nhất. Đây chính là cơ sở để tạo ra những dịng sản phẩm uy tín, đáp ứng được
mong mỏi của khách hàng. Khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Minh Phú vẫn tiếp tục
đầu tư những máy móc, cơng nghệ cao phù hợp với mặt hàng tôm tẩm bột ở thị trường
Mỹ để tăng năng suất, giảm giá thành, có giá bán cạnh tranh để phục vụ tốt cho thị
trường này.
Hành vi tiêu dùng của người Mỹ ngày càng thay đổi thất thường theo giá cả quốc
tế và cấu trúc nhập khẩu của Mỹ. Tuy nhiên, mặt hàng tơm bóc vỏ ướp đá hoặc đông
lạnh vẫn là sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng Mỹ, và tập trung tiêu thụ nhiều hơn
các chủng loại tôm cỡ nhỏ, giá rẻ và những chủng loại tơm có giá trị gia tăng như đã
chế biến sẵn rất tiện lợi, và tốn ít thời gian chế biến.
Các sản phẩm tôm mới gần nhất của Minh Phú khi xuất khẩu sang Mỹ được
người dân khá ưa chuộng
 Tôm sú hữu cơ Mangrove đạt tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu (EU Organic Certified)
 Thả tự nhiên tại khu bảo tồn rừng ngập mặn Cà Mau
22


















Không cho thêm thức ăn - Tôm tự ăn thức ăn tự nhiên
Không sử dụng kháng sinh, thuốc thú y, hóa chất
Nguồn nước, nguồn giống đều được kiểm sốt
Quy cách đóng gói* Tơm ngun con size 25con/kg: 235.000/gói 500gr
Tơm ngun con size 30con/kg: 220.000/gói 500g
Bảo quản: Ngăn đơng trong 12 tháng kể từ ngày sản xuất
Chế biến: Thuận tiện chế biến nhiều món ngon: Tơm hấp, tơm nướng muối ớt, salad...
Tơm bóc nõn hữu cơ đạt tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu (EU Organic Certified)
Thả tự nhiên tại khu bảo tồn rừng ngập mặn Cà Mau
Trọng lượng 300gr gồm cả lớp mạ băng
Không cho thêm thức ăn - Tôm tự ăn thức ăn tự nhiên
Không sử dụng kháng sinh, thuốc thú y, hóa chất
Nguồn nước, nguồn giống đều được kiểm sốt
Quy cách đóng gói* Size tơm: 31/40 - Đây là quy chuẩn tơm bóc nõn trên thế giới.
Quy ước size 31/40 có nghĩa: Khoảng 31-40 con/pound (lbs).

 Chế biến: Thuận tiện chế biến nhiều món ngon: Tơm rang, dim me, tôm hấp, ruốc tôm,

trộn salad....
 Bảo quản: Bảo quản ngăn đông và sử dụng 12 tháng kể từ ngày sản xuất

Theo báo cáo của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phú), doanh thu xuất khẩu
trong tháng 5/2019 của doanh nghiệp này tăng 7% lên 57,6 triệu USD với thị trường
chính vẫn là Mỹ với 23,42%, chiếm tỷ trọng hơn 43%, tăng 13,2% so với cùng kỳ.
Trong tháng 6/2020, Mỹ vươn lên vị trí dẫn đầu về nhập khẩu tơm Việt Nam, chiếm tỷ
trọng 21,2%. Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 6/2020 tăng
trưởng 54,4% so với cùng kỳ năm 2019. Mỹ cũng chính là bạn hàng lớn nhất của Minh
Phú
2.2.3.

Các vấn đề về dịch vụ trên thị trường Mỹ
Theo Cục Xúc tiến Thương mại, tôm đơng lạnh nhập khẩu được người Mỹ ưa
thích cả về hình thức và kích cỡ phổ biến. Người tiêu dùng thường mua tôm với nhiều
cỡ khác nhau, thông dụng nhất là cỡ 26-30 con/pound (pound ≈ 0,45 kg) và 36-40
con/pound. Ngồi ra, tơm sú, tơm nâu, tơm hùm cũng là mặt hàng tiêu thụ nhiều ở Hoa
Kỳ. Thị trường tôm của Mỹ có xu hướng rất rõ ràng theo yêu cầu về sức khỏe và thuận
lợi cho người tiêu dùng. Cũng như thế, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn
về việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, đảm bảo an toàn, sức khỏe cho
người sử dụng và bảo vệ mơi trường.
Người Mỹ có thu nhập cao và nhu cầu sử dụng thủy sản rất đa dạng. Các sản
phẩm thủy hải sản khi nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh
an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ. Chứng nhận được nhiều người biết đến là nhãn MSC
23


(Marine Stewardship Council, Hiệp hội quản lý hàng hải, ), được
dán trên cái túi bán lẻ và người tiêu dùng dễ dàng nhận thấy được.
Tiêu biểu là 13/10/2020, Cơ quan điều tra EAPA của CBP đã yêu cầu áp thuế
chống phá giá với tôm Ấn Độ với Minh phú dựa trên nhận định rằng, hệ thống truy
xuất của Minh Phú cịn có một số lỗi nhỏ, Minh Phú chưa hợp tác đầy đủ vì chưa cung
cấp được hồ sơ truy xuất chi tiết của từng loại nguyên liệu tôm tới từng chuyến hàng

xuất khẩu với thông tin và tài liệu như Cơ quan này yêu cầu.
CBP đã kết luận, MPC đã pha trộn tôm xuất xứ Ấn Độ và tôm xuất xứ Việt Nam
rồi xuất khẩu sang Mỹ những vì tin tưởng vào số liệu và hệ thống của mình, Minh Phú
đã quyết định nộp đơn khiếu nại vào ngày 10/11/2020
Cuối cùng nhờ sự nỗ lực và chứng minh được những số liệu và chất lượng sản
phẩm,ngày 12/02/2021 cho phép Minh Phú tiếp tục được xuất khẩu tôm đông lạnh vào
Hoa Kỳ mà không phải chịu thêm thuế chống phá giá áp dụng cho tôm Ấn Độ hay bất
kỳ loại thuế chống phá giá nào khác, đồng thời, Minh Phú cũng được hoàn lại các
khoản thuế chống phá giá đã phải tạm nộp trước đó theo Quyết định ngày 13/10/2020.
Thị trường Mỹ là thị trường có u cầu địi hỏi cao về chất lượng và dịch vụ vì
vậy để duy trì và phát triển được thì Minh Phú cần thắt chặt việc đảm bảo chất lượng
cũng như nắm bắt sự thay đổi của thị trường Mỹ.

24


Chương 3: GIẢI PHÁP
3.1.

Các giải đề xuất của nhóm
1. Cơng ty Minh Phú cần biết các quy định và tiêu chuẩn của Mỹ về chất lượng, kích cỡ,
đóng gói, nhãn mác, v.v… Từ đó, cơng ty nên có chính sách nuôi trồng theo công nghệ
cao đạt chuẩn để đem lại chất lượng sản phẩm tôm ở ngưỡng cao nhất đáp ứng nhu cầu
cao và khó tính của người dân Mỹ. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm để
tìm ra sản phẩm độc đáo được chế biến từ tơm hoặc thực hiện tối ưu hóa các thành
phần của tơm có giá trị thấp. Ví dụ như: Chiết xuất các sản phẩm từ đầu tơm có giá trị
cao (Minh Phú chủ yếu dừng ở việc bóc tách tơm lấy thịt).
2. Tìm hiểu, cập nhật liên tục các chính sách, pháp luật, thơng tư nghị định của Chính
phủ Mỹ, để đảm bảo ln ln chủ đơng trong mọi tình huống. Có sự liên kết chặt chẽ
với chỉnh phủ Việt Nam và các cơ quan tổ chức, hiệp hội và các doanh nghiệp khác để

có thể bảo vệ lợi ích của chính mình, cũng như là bảo vệ lợi ích của ngành tôm xuất
khẩu Việt Nam.
Lý giải nguyên nhân

3.2.

1. -

Mục tiêu chiến lược của công ty: Minh Phú luôn muốn tăng thị phần của mình tại

thị trường Mỹ để thực hiện mục tiêu chiếm lĩnh thị trường thông qua các kế hoạch như
-

xây dựng nhà máy tôm tẩm bột với công suất 40,000 tấn / năm.
Thực trạng môi trường xuất khẩu tại Mỹ: Thủy sản nói chung và mặt hàng tơm nói
riêng của cơng ty Minh Phú khi thâm nhập vào thị trường Mỹ phải đối mặt với hàng
rào kĩ thuật chặt chẽ, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, phải đáp ứng
tất cả các yêu cầu để qua được các điểm kiểm tra ở cửa khẩu của Mỹ, gây khó khăn
cho cơng ty.

2. Trong q khứ, Việt Nam đã từng kiện Mỹ lên WTO, đó là vụ kiện về thuế chống bán

phá giá và thuế trống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam
xuất khẩu sang Mỹ. Bên cạnh đó, mơi trường cạnh tranh về mặt hàng tơm diễn ra vô
cùng gay gắt, khốc liệt. Để đảm bảo quyền lợi, Minh Phú phải có sự hiểu biết rõ ràng
và sâu sắc về vấn đề này.

25



×