Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KĨ THUẬT CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.75 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ- LUẬT

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN

ĐỀ TÀI:
CHỌN MỘT CƠNG TY ĐÃ NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN TP.HCM ĐỂ ĐƯA RA CÁC PHÂN TÍCH CƠ BẢN
VÀ PHÂN TÍCH KĨ THUẬT CỔ PHIẾU CƠNG TY ĐĨ

Lớp học phần: 2119BKSC2311
Nhóm: 05
GVHD: Đặng Thị Lan Phương

Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2021


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết....................................................................................................1
2. Bố cục đề tài......................................................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................3
2. PHÂN TÍCH CƠ BẢN.....................................................................................3
2.1. Phân tích kinh tế vĩ mơ và phân tích ngành ( phân tích mơi trường đầu tư ) 3
Phân tích nền kinh tế tồn cầu.............................................................................3
2.2. Phân tích doanh nghiệp................................................................................4
3. PHÂN TÍCH KĨ THUẬT.................................................................................6
3.1. Các nguồn thơng tin được sử dụng trong phân tích kỹ thuật........................6
3.2. Các chỉ số của thị trường chứng khoán........................................................6


3.3. Một số chỉ số giá cổ phiếu...........................................................................8
4. SO SÁNH PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KĨ THUẬT.................9
5. MỐI QUAN HỆ GIỮA 2 PHƯƠNG PHÁP.................................................10
6. KẾT LUẬN.....................................................................................................11
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KĨ THUẬT CỔ PHIẾU CỦA
CÔNG TY FPT......................................................................................................12
1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHỐN FPT.............12
2. PHÂN TÍCH CƠ BẢN CỔ PHIÊU CƠNG TY FPT...................................12
2.1. Phân tích điều kiện kinh tế vĩ mơ..............................................................12
2.2. Phân tích thị trường tài chính chứng khốn................................................13
2.3 Phân tích ngành mà cơng ty đang hoạt động...............................................14
2.4. Phân tích cơng ty FPT................................................................................16
2.5. Phân tích cổ phiếu FPT..............................................................................17
3. PHÂN TÍCH KĨ THUẬT CỔ PHIẾU FPT..................................................18
3.1. Đường chỉ báo RSI ( Relative Strength Index ):........................................18
3.2. Đường chỉ báo MACD:..............................................................................19
3.3. Đường chỉ báo Bollinger Bands:................................................................20
3.4. Nhận định xu hướng trong thời gian tới:....................................................21
KẾT LUẬN............................................................................................................22


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong thời kỳ nền kinh tế đầy biến động. Nếu như bạn có một khoản tiền nhàn
rỗi bạn sẽ làm gì? Có lẽ đó là câu hỏi mà khơng ít người mắc phải! Gửi tiền tiết
kiệm, đầu tư vàng, thực hiện công việc kinh doanh là ước mơ của chính mình hoặc
đơn giản là để tiền ở trong két sắt và khơng làm gì cả…?
Cịn nhóm, những con người trẻ tuổi, thích sự phiêu lưu mạo hiểm, sẵn sàng chấp
nhận rủi ro. Câu trả lời của nhóm là đầu tư chứng khốn! Và cũng giống như vấn đề
mà mọi nhà đầu tư mắc phải khi bước mới bước vào mơi trường đầu tư hồn tồn

mới này, câu hỏi: “Vậy bạn biết gì về chứng khốn?”!
Chứng khốn là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu
đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện
bằng hình thức chứng chỉ, bút tốn ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao
gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khốn phái sinh. Và
có thể nói thực chất chứng khốn là một loại hàng hóa.
Có rất nhiều quan điểm về chức năng của thị trường chứng khoán theo nhiều tiêu
thực và cách đánh giá khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thị trường chứng khốn có
những chức năng chủ yếu sau đây: Là kênh huy động và phân bổ nguồn vốn cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh, công cụ để ổn định kinh tế vĩ mô và cung cấp khả
năng thanh khoản cho các chứng khoán.
Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khốn có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký
và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung (Trung tâm Giao dịch Chứng khoán,
Sở Giao dịch Chứng khốn). Hay nói cách khác, để có thể được niêm yết tại một Sở
Giao dịch chứng khốn nào đó thì công ty niêm yết phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn
do Sở đó đặt ra. Mỗi Sở giao dịch chứng khốn có những điều kiện đặt ra khác nhau
để đảm bảo cho sự hoạt động an toàn đồng thời phù hợp với mục đích hoạt động
của Sở giao dịch đó.
Có rất nhiều chứng khoán đã được niêm yết trên sàn giao dịch Tp.HCM
(HOSE). Với quy mơ cũng như uy tín đã được khẳng định, nhóm 05 đã lựa chọn

1


Công ty cổ phần FPT là một công ty đã được niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, để
đưa ra được các phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật cổ phiếu của cơng ty từ đó lý
giải được sự tăng trưởng lớn mạnh về thị trường chứng khoán của Công ty, đồng
thời giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn để quyết định nên hay
không đầu tư vào Công ty này.
2. Bố cục đề tài

- Lời mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lí thuyết
- Chương 2: Phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật của công ty FPT
- Kết luận

2


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. CÁC KHÁI NIỆM
- Công ty niêm yết: là một công ty công cộng mà trong đó cổ phiếu được phép
mua bán trên các thị trường chứng khốn. Đây được xem là một hình thức phát triển
cao nhất của một công ty. Bởi sau khi đã trở thành công ty niêm yết, tức sẽ phải
chịu sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước.
Đồng thời với việc công ty phải công bố minh bạch các thông tin và nguyên tắc
phát hành các loại chứng khốn để huy động vốn. Do đó, động lực để trở thành
cơng ty niêm yết chính là khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán.
- Sàn giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh ( HOSE): được thành lập
vào 07/2000 là một đơn vị trực thuộc ủy ban chứng khoán nhà nước và quản lý hệ
thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam. Chỉ số giá cổ phiếu trong
phiên giao dịch của tất cả các công ty niêm yết tại HOSE được gọi chung là chỉ số
VN-Index. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như một
cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà Nước với số vốn điều lệ 1000 tỷ
đồng. Cũng giống như các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới hiện nay thường
hoạt động dưới dạng cơng ty cổ phần.
2. PHÂN TÍCH CƠ BẢN
Phân tích cơ bản bao gồm các hoạt động phân tích mơi trường đầu tư ( như phân
tích nền kinh tế tồn cầu , phân tích nền kinh tế quốc gia , phân tích ngành ) . Và
phân tích doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định thị trường đầu tư , lĩnh vực
và danh mục các loại chứng khốn đầu tư .

2.1. Phân tích kinh tế vĩ mơ và phân tích ngành ( phân tích mơi trường đầu tư )
Phân tích nền kinh tế tồn cầu
- Mức tăng trưởng kinh tế, các vấn đề chính trị nhạy cảm
- Chính sách bảo hộ, chính sách tự do hóa tài chính, chính sách tiền tệ (3 cơng cụ:
nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu, dự trữ bắt buộc)
- Chính sách thương mại ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích nền kinh tế quốc gia và Phân tích chính sách của chính phủ
- Mơi trường chính trị xã hội
3


- Môi trường pháp luật.
- Các điều kiện kinh tế vĩ mô: GDP, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỉ giá, sức chi
tiêu (sức mua),..
 Các dự đốn về tình hình kinh tế và xu hướng của thị trường: quan hệ giữa
thực trạng nền kinh tế với diễn biến chung của TTCK không phải lúc nào
cũng diễn ra cùng chiều và nếu có thì chúng có thể xảy ra theo các chiều
hướng và trật tự khác nhau.
 Diễn biến của chỉ số giá trên thị trường
 Diễn biến giao dịch: chênh lệch cung cầu, chênh lệch khối lượng giữa các
mức giá, tỉ lệtham gia đặt lệnh,...
 Hành vi của nhà đầu tư CK: có phải là nhà đầu tư theo lí trí, nhà đầu tư tích
cực hay thụ động, có phải là nhà đầu tư ngắn hạn,...
Phân tích ngành
- Phân tích thị trường: định vị giai đoạn phát triển của ngành
- Mơ hình vịng đời sản phẩm.
- Các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành: nhà cung cấp, khách hàng hay
người tiêu dùng, hàng hóa và dịch vụ thay thế, sự đe dọa gia nhập thị trường, chính
sách đối với ngành của Chính phủ
- Phân tích đối thủ cạnh tranh

2.2. Phân tích doanh nghiệp
- Phân tích chiến lược phát triển của doanh nghiệp
- Phân tích tài chính doanh nghiệp
 Nguồn thơng tin
 Nội dung phân tích phân tích tài chính doanh nghiệp
- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh tốn
- các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn và tình hình tài sản
- Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản
- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và phân phối thu nhập

4


- Các chỉ tiêu về triển vọng phát triển công ty

- Quy trình và kĩ thuật phân tích đầu tư chứng khốn qua các chỉ số tài chính
 Lựa chọn 1 vài doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ( ngành ) mà mình quan
tâm để tìm thơng tin
 Phân tích so sánh tình hình tài chính của doanh nghiệp giữa các thời kỳ và
với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành , hoặc số trung bình của ngành
 Đánh giá tổng quát về các cổ phiếu , trái phiếu đã phân tích , so sánh đối
chiếu với mục tiêu đã xác định để ra quyết định đầu tư .

5


3. PHÂN TÍCH KĨ THUẬT
Phân tích kỹ thuật là phương pháp dự đoán sự biến động của giá cả chứng khoán và
các xu hướng thị trường trong tương lai trên cơ sở nghiên cứu các dữ liệu của thị
trường trong quá khứ và hiện tại.

3.1. Các nguồn thông tin được sử dụng trong phân tích kỹ thuật
- Thơng tin từ SGDCK về tình hình giao dịch
- Thơng tin từ các tổ chức niêm yết , kinh doanh , dịch vụ chứng khoán , sự tham
gia của các quỹ đầu tư , giao dich của cổ đơng nước ngồi .
3.2. Các chỉ số của thị trường chứng khoán
3.2.1. Chỉ số giá cổ phiếu
- Khái niệm: là chỉ số phản ánh mức giá bình qn của chứng khốn tại một ngày
nhất định so với ngày gốc
3.2.2. Các phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu
- Phương pháp tính chỉ số giá chứng khốn:
 Phương pháp bình qn đơn giản:

Trong đó: It là chỉ số giá bình quân
Pit là giá cổ phiếu i kỳ nghiên cứu
Pi0 là giá cổ phiếu I kỳ gốc
I0 là chỉ số giá cơ sở, thường là 100
 Phương pháp Laspeyres:

Trong đó: Qi0 là khối lượng cổ phiếu kỳ gốc.
Qit là số lượng cổ phiếu kỳ nghiên cứu
 Phương pháp Paascher:

6


3.2.3. Một số chỉ số giá cổ phiếu khác
 Chỉ số chứng khoán Việt Nam : VN index

VN index =
Trong đó:

Qit là số lượng cổ phiếu i đang niêm yết trên thị trường
Pit là giá cổ phiếu i niêm yết trên thị trường
Qio là khối lượng cổ phiếu i kỳ gốc
Pio là giá cổ phiếu i kỳ gốc , Io = 100
 Một số trường hợp điều chỉnh VN-Index
Trường hợp 1: Khi có cổ phiếu mới niêm yết giao dịch
Điều chỉnh số chia mới (số chia cũ d0 : ∑Qi0Pi0)

Trường hợp 2: tổ chức niêm yết tăng vốn điều lệ

7


Trường hợp 3: Hủy niêm yết, giảm vốn điều lệ

3.3. Một số chỉ số giá cổ phiếu
- Chỉ số Dow Jones
- Một số chỉ số khác:
 Chỉ số KOSPI của Hàn quốc
 Chỉ sổ Nikkei của Nhật Bản là số bình quân của 225 cổ phiếu thuộc
SGDCK ToKYo và 250 cổ phiếu của SGDCK osaka….
- Các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật :
 Quy mô thị trường :Biểu hiện thông qua tổng giá trị thị trường , khối
lượng và giá trị giao dịch
 Nhịp độ hoạt động của thị trường
 Tỷ số quyền chọn bán / quyền chọn mua
- Một số chỉ báo dùng trong phân tích kỹ thuật
 Đường trung bình động (MA Moving Average): thể hiện giá trung bình của
giá chứng khốn trên số phiên giao dịch được xét, được dùng để đo lường
tăng giá hay giảm giá chứng khoán và đưa ra các dấu hiệu mua bán.

 SMA: trung bình động giản đơn

 Chỉ báo MACD và EXP:
 MACD là đường phân kỳ hội tụ của đường trung bình động.

8


 Đường di động nhanh (MACD) là sự chênh lệch của đường trung bình động
giá đóng cửa 26 ngày và 12 ngày.
 Đường di động chậm (EXP) là đường trung bình động 9 kỳ của đường
MACD
 Chỉ báo chỉ số sức mạnh tương đối
 RSI là chỉ số đo độ mạnh độ yếu của một chứng khoán khi đem so sánh với
chính nó trong một khoảng thời gian (14 ngày)

 Cách tính:
4. SO SÁNH PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KĨ THUẬT
Các chỉ tiêu
Phân tích cơ bản
Phân tích kỹ thuật
Là một chiến lược phân tích đầu tư
cổ phiếu hoặc chứng khoán bằng

Định nghĩa

cách xác định giá trị nội tại của nó.

Là phương pháp dựa vào


Phân tích cơ bản bao gồm các hoạt

những biến động và mơ hình

động phân tích môi trường đầu tư và

về giá cả, khối lượng giao

phân tích doanh nghiệp làm cơ sở

dịch trên biểu đồ để dự đoán

cho việc ra quyết định thị trường đầu

biến động giá trong tương lai

tư , lĩnh vực và danh mục các loại
chứng khoán đầu tư
dùng để xác định thời điểm
Mục tiêu

tìm ra giá trị nội tại của một cổ phiếu

chính

nhất định

Mục đích
Dữ Liệu Lấy
Từ


thích hợp để mua và bán dựa
trên xu hướng về giá và khối
lượng giao dịch trong cả quá

Mua đúng cổ phiếu tốt
 Báo cáo kinh tế
 Sự kiện tin tức
 Thống kê trong ngành

9

khứ và hiện tại
Mua đúng thời điểm
 Phân tích biểu đồ


Đối tượng

Thông thường là các nhà đầu tư dài

Thường là những người giao

hạn

dịch tự do và nhà đầu tư ngắn

nhà đầu tư
Thời gian


Thường giữ cổ phiếu trong nhiều

nắm giữ cổ

ngày, tuần, hoặc thậm chí nhiều

phiếu

tháng

Tín hiệu gia
nhập thị

hạn
Có thể là dài hạn, nhưng hầu
hết chỉ giữ cổ phiếu trong vài
ngày, phút, thậm chí chỉ vài
giây
Khi các nhà đầu tư nhận thấy
một sự hình thành về giá có

Mua (bán) khi tài sản ở dưới (trên)

khả năng chuyển thành lợi

giá trị

nhuận cao trong tương lai gần

trường


Thông tin giá và các dấu hiệu

Khái niệm

Báo cáo kỳ vọng so với kết quả thực

chỉ số kỹ thuật
Xu hướng, hỗ trợ và kháng

được sử

tế, các sự kiện tin tức hiện tại so với

cự (cung và cầu), lý thuyết cơ

dụng

các sự kiện lịch sử
- Phân tích kinh tế vĩ mơ: đánh giá

bản, các mơ hình giá

mơi trường kinh tế hiện tại và những
Phương
pháp phân
tích

ảnh hưởng lên ngành và cơng ty.


Phân tích dựa trên các chỉ số

- Phân tích ngành: đánh giá triển

(RSI, MACD, Oscillator,…),

vọng cho ngành cụ thể.

phân tích dựa trên hành động

- Phân tích cơng ty: đánh giá những

giá

điểm mạnh của công ty và những
yếu kém trong ngành
5. MỐI QUAN HỆ GIỮA 2 PHƯƠNG PHÁP
- Chính nhờ vào sự khác nhau cơ bản của hai phương pháp phân tích, việc kết hợp
giữa hai phương pháp sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định khôn ngoan.
- Các nhà đầu tư dựa vào phân tích cơ bản để đưa ra các quyết định đầu tư. Tuy
nhiên, trong việc xác định thời điểm ra vào thị trường, các nhà đầu tư lại dựa vào
phân tích kỹ thuật.

10


- Phương pháp phân tích cơ bản là nền tảng. Hai phương pháp phân tích khơng
xung đột với nhau.
- Phương pháp kỹ thuật khắc phục được một số hạn chế của Phân tích cơ bản như:
+ Khó tính chính xác giá trị nội tại

+ Bỏ qua vai trò của yếu tố tâm lý của các bên tham gia thị trường
+ Hạn chế xác định thời điểm ngắn hạn.TRẢI NGHIỆM ĐẦU TƯ
6. KẾT LUẬN
Mỗi phương pháp phân tích đều có những ưu, nhược điểm khác nhau nên không thể
xác định phương pháp nào vượt trội hơn trong đầu tư chứng khoán. Việc lựa chọn
phương pháp phân tích nào phụ thuộc vào thời gian và mục tiêu của mỗi nhà đầu tư.
Trong khi một số nhà đầu tư thích sử dụng một phương pháp phân tích duy nhất để
đánh giá các khoản đầu tư thì sự kết hợp của phân tích cơ bản và kỹ thuật có thể
đem lại kết quả tốt nhất.
Phân tích cơ bản thường được sử dụng khi xác định chất lượng của các khoản đầu
tư dài hạn vào một loạt các chứng khoán và thị trường, trong khi phân tích kỹ thuật
được sử dụng nhiều hơn trong việc xem xét các quyết định đầu tư ngắn hạn như
trong các giao dịch chủ động.

11


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KĨ THUẬT CỔ
PHIẾU CỦA CÔNG TY FPT
1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
CÔNG TY CỔ PHẦN FPT (tên viết tắt FPT)
- Ngày thành lập: 13 tháng 9 năm 1988
+ FPT được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) từ tháng 12/2006.
+ Mã chứng khoán: FPT
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0101248141
+ Vốn Điều lệ: 7.839.874.860.000 VNĐ
+ Vốn chủ sở hữu: 18.605.667.400.728 VNĐ
- Trụ sở chính: Số 17 Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu
Giấy, Thành Phố Hà Nội

- Nghiệp vụ kinh doanh:
+ Công nghệ
+ Viễn thông
+ Giáo dục
- Tầm nhìn: “FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, hùng mạnh
bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách
hàng hài lịng, góp phần hưng thịnh quốc gia,đem lại cho mỗi thành viên của mình
điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong
phú về tinh thần.”
- Giá trị cốt lõi: Những giá trị cốt lõi Tôn trọng – Đổi mới – Đồng đội – Chí
cơng – Gương mẫu – Sáng suốt được xem là một phần không thể thiếu kiến tạo nên
bộ GEN của FPT, là Tinh thần FPT, là sức mạnh thúc đẩy lãnh đạo, CBNV của Tập
đồn khơng ngừng nỗ lực, sáng tạo vì lợi ích chung của cộng đồng, khách hàng, cổ
đông và các bên liên quan khác.
2. PHÂN TÍCH CƠ BẢN CỔ PHIÊU CƠNG TY FPT
2.1. Phân tích điều kiện kinh tế vĩ mô
Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối
với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới bị tàn phá
12


nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do
ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Để thúc đẩy nền kinh tế, chính phủ các nước
thực hiện nhiều gói cứu trợ dành cho doanh nghiệp và người dân, các ngân hàng
trung ương cũng giảm mạnh lãi suất.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội
của các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn.
Trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh
tế và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Tuy
nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép

“vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn
đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng. Mặc dù tăng trưởng GDP năm
2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 với tốc độ tăng trưởng GDP đạt
2,91%, nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành
cơng của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Cùng với
Trung Quốc và Myanmar, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng
trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mơ nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ
USD, vượt Singapore (337,5 tỷ USD) và Malaysia (336,3 tỷ USD), đưa Việt Nam
trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á.
Trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã liên tục nới lỏng chính
sách tiền tệ, giảm hàng loạt các lãi suất cho vay làm thúc đẩy chi tiêu trong dân
chúng và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì thế, một dòng tiền khổng
lồ đã được đẩy vào thị trường chứng khoán thay thế cho các kênh đầu tư truyền
thống như gửi tiết kiệm hay bất động sản. Sự gia nhập mạnh mẽ của các nhà đầu tư
mới (F0) tạo nên sự sôi động của thị trường trong nửa cuối năm. Năm 2020, nhà
đầu tư trong nước đã mở thêm 393.659 tài khoản giao dịch chứng khoán, chiếm gần
11% tổng số tài khoản đăng ký giao dịch chứng khoán. Nhờ sự dịch chuyển dòng
tiền này nên chỉ số VN – Index đã tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020, kết thúc
năm với 1103,87 điểm, tăng gần 15% so với cuối năm 2019.
2.2. Phân tích thị trường tài chính chứng khốn
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, năm 2020, chỉ số VN-Index vượt 1.100
điểm, đạt 1.103,87 điểm, tăng mạnh tới 67% so với thời điểm thấp nhất của năm

13


2020, tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm 2019; chỉ số HNX-Index tăng gần
119% so với thời điểm cuối quý I/2020 và tăng 98,1% so với cuối năm 2019. Nhờ
đó, TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 thị trường chứng khốn có sức
chống chịu với đại dịch và phục hồi tốt nhất thế giới. Số liệu thống kê cũng cho

thấy, quy mô thị trường cổ phiếu vượt mục tiêu Chính phủ đề ra cho đến năm 2020
và thị trường trái phiếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Quy mơ vốn hóa thị trường
cổ phiếu đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng, tăng 69% so với thời điểm cuối quý I và tăng
20,8% so với cuối năm 2019, tương đương với 87,7% GDP năm 2019 và 84,1%
GDP năm 2020, vượt mục tiêu đề ra. Thị trường trái phiếu có 477 mã trái phiếu
niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.388 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với cuối năm
2019 (tương đương 23% GDP). Một điểm ấn tượng khác là thanh khoản của thị
trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục. Điều này phần nào cho thấy sức hấp dẫn của
TTCK Việt Nam dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cụ thể, giá trị giao dịch
bình quân năm 2020 đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng 59,3% so với bình quân năm
2019. Thanh khoản trên thị trường trái phiếu tiếp tục tăng trưởng mạnh, bình quân
đạt trên 10.393 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với năm 2019. Bên cạnh đó, số liệu
thống kê cũng cho thấy, số lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới trong năm cũng tăng
mạnh. Cụ thể, số tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới năm 2020 đạt 393.659 tài
khoản, tăng 94% so với số lượng tài khoản mở mới trong năm năm 2019, khối
ngoại mở mới 2.856 tài khoản. Như vậy, lũy kế tới hết tháng 12/2020, tổng số lượng
tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn 2,77 triệu tài khoản, tăng 16,7% so với
cuối năm 2019. Bất chấp đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng đáng kể tới
hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, song nhiều doanh
nghiệp niêm yết/đăng kí giao dịch vẫn có kết quả kinh doanh khả quan. Số lượng
doanh nghiệp báo cáo có lãi vẫn chiếm 84% tổng số cơng ty đã thực hiện báo cáo
trong quý III/2020, điều này thể hiện doanh nghiệp đã có sức chịu đựng khá tốt dù
trải qua dịch Covid-19.
2.3 Phân tích ngành mà cơng ty đang hoạt động
Trải qua 33 năm thành lập và phát triển, FPT đã vươn mình trở thành một
trong những cơng ty hàng đầu tại Việt Nam trong các lĩnh vực: Công nghệ, Viễn
thông.
14



Đối với mảng Công nghệ, FPT được biết đến với bề dày kinh nghiệm với hoạt
động kinh doanh trải rộng 22 quốc gia, đối tác chiến lược của trên 100 doanh
nghiệp trên danh sách Fortune Global 500. Với các doanh nghiệp trên sàn, vị thế và
quy mô của FPT lớn hơn rất nhiều so với đối thủ. Hệ sinh thái công nghệ của FPT
tiếp tục là điểm sáng đem lại lợi thế cạnh tranh cao.
Đối với mảng Viễn thông, FPT tiếp tục là doanh nghiệp tư nhân hiếm hoi nổi
bật bên cạnh các tên tuổi viễn thông lớn khác như Viettel, VNPT với mức độ bao
phủ là 63/64 tỉnh thành cả nước. Đây cũng được xem là một ngành chủ lực của FPT.
Với sứ mệnh tiên phong mang Internet, mang kết nối đến với người dân Việt Nam
cùng mong muốn lớn lao mỗi gia đình Việt Nam đều sử dụng ít nhất một dịch vụ
của Công ty, FPT Telecom đang nỗ lực thực thi Chiến lược “Amazing Customer
Experience - Đem tới các trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng” trên cơ sở phát huy
giá trị văn hóa cốt lõi “Lấy khách hàng làm trọng tâm” và nền tảng sức mạnh cơng
nghệ FPT, từ đó tiên phong trở thành Digital Service Provider có trải nghiệm khách
hàng vượt trội, tốt nhất tại Việt Nam.
Dù là công ty Công nghệ - Viễn thông, FPT còn vận hành hỗ trợ nhiều ngành
khác như bán lẻ, phân phối, ngân hàng, chứng khoán và giáo dục… Đến tận năm
2017, hơn một nửa doanh thu đến từ mảng Phân phối và Bán lẻ (~56%). Sau năm
2018 (thoái vốn khỏi FPT Trading và FPT Retail), cơ cấu doanh thu và lợi nhuận
của FPT có sự thay đổi rõ rệt (tăng tỷ trọng mảng Cơng nghệ), cùng với đó là một
mức định giá cải thiện (mức PE nâng từ 8 – 9 lên 11 – 13). Bất chấp các tác động
tiêu cực của COVID-19, hoạt động Giáo dục của FPT tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ
nhờ vào nhu cầu cao cho giáo dục tư nhân, đặc biệt là về ngành Công nghệ thông
tin, nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cao đáp ứng nhu cầu xã hội,
đóng góp mức doanh thu cao.
FPT đang đứng trước giai đoạn Chuyển dịch trong chuỗi giá trị công nghệ: từ
xuất khẩu phần mềm cho khách hàng (làm thuê) sang tự tạo ra các sản phẩm Made
by FPT (làm chủ). Cơ hội đấy đến từ xu hướng Chuyển đổi số. Chuyển đổi số là cơ
hội để FPT nâng tầm vị thế, vươn lên phân khúc có giá trị cao trong chuỗi giá trị
dịch vụ công nghệ thông tin thông qua hoạt động tư vấn chuyển đổi số. Nhờ đó,

FPT có được những hợp đồng giá trị cao với các doanh nghiệp Top 500 doanh

15


nghiệp hàng đầu thế giới (Fortune Global 500). Covid – 19 là đòn bẩy đẩy nhanh xu
hướng Chuyển đổi số, quá khứ cũng cho thấy các đợt khủng hoảng lại là cơ hội để
ngành cơng nghệ phát triển (ví dụ: khủng hoảng 2YK). Nhận thấy sự thay đổi này,
Tập đoàn đã hành động và có một số thành tựu (dù ở giai đoạn đầu) trong việc tận
dụng làn sóng này để chuyển mình:
+ Tiếp tục chú trọng đến các dự án Chuyển đổi số phục vụ nhu cầu khách
hàng: mở rộng chi nhánh hoạt động trên thế giới (năm 2020: Ấn Độ và Brazil);
thành lập FPT Digital cung cấp dịch vụ tư vấn lộ trình Chuyển đổi số
+ Thành lập FPT Smart Cloude Ltd: tập trung vào dịch vụ Điện toán đám mây
với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng.
+ Phát triển các sản phẩm Made by FPT : AkaBot, AkaDoc, Aka Trans,… Năm
2020, doanh thu sản phẩm Made by FPT đạt 500 tỷ, tăng trưởng 51% so với cùng kỳ.
2.4. Phân tích cơng ty FPT
Về doanh thu và lợi nhuận: Năm 2020, doanh thu và LNTT của FPT lần lượt
đạt 29.830 tỷ đồng và 5.263 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 7,6% và 12,8% so với
cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lần lượt
đạt 4.424 tỷ đồng và 3.538 tỷ đồng, tăng trưởng 13,1% và 12,8% so với năm 2019.
Về tỷ suất lợi nhuận và chi trả cổ tức: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế của FPT
tiếp tục được cải thiện so với cùng kỳ, đạt 17,6% (năm 2019 đạt 16,8%). Lãi cơ bản
trên cổ phiếu (EPS) đạt 4.120 đồng, tăng 12,4%. Trong năm 2020, FPT đã thực hiện
chi trả 1.466 tỷ đồng, gồm 10% cổ tức còn lại năm 2019 và tạm ứng 10% cổ tức đợt
1 năm 2020. Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức năm 2020 đạt trên 40%.
Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu:
- Chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Tại thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của
FPT ghi nhận 41.734 tỷ đồng, tăng 25,0% so với thời điểm cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, tiền và các khoản tương ương tiền tăng 1.233 tỷ đồng. Trong các khoản
đầu tư tài chính ngắn hạn, tiền gửi có kỳ hạn tăng từ mức 6.701 tỷ đồng lên 12.423
tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 85,4%. Tài sản cố định tăng nhẹ 826 tỷ đồng
do FPT đã triển khai giảm tốc đầu tư tài sản trong thời gian dịch bệnh diễn biến
phức tạp. Cùng lúc đó, dư nợ vay ngắn và dài hạn tăng 62,0%, làm tăng hệ số
Nợ/Tổng tài sản và Nợ/Vốn chủ sở hữu lên 30,5% và 68,5%, từ mức 23,5% và

16


46,8% của năm 2019. Tuy nhiên, với nợ thuần đạt mức âm 4.369 tỷ đồng, hệ số Nợ
thuần/Vốn chủ sở hữu cũng giảm xuống mức âm 23,5% (từ mức âm 13,6% của năm
2019) nhờ vào nguồn tiền mặt và tiền gửi tăng cao từ hoạt động kinh doanh và kiểm
soát dòng tiền hiệu quả.
- Chỉ tiêu về cơ cấu vốn: Vòng quay tiền mặt của FPT giảm từ 59,5 ngày
xuống chỉ cịn 50,0 ngày nhờ vào việc thắt chặt chính sách hàng tồn kho, công nợ,
giảm thiểu tối a rủi ro về dòng tiền trong mùa dịch. Nhờ vậy, dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh tăng từ 3.899 tỷ đồng lên 6.340 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng
62,6%.
- Chỉ tiêu về năng lực hoạt động: Trong năm 2020, nhờ vào việc kiểm sốt chi
phí tốt, FPT gia tăng hầu hết các chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Trong đó, chỉ số tỷ
suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế
tăng lên lần lượt ở mức 17,4%, 17,6% và 14,8% nhờ vào việc kiểm sốt chi phí hiệu
quả cũng như tập trung hơn vào các mảng kinh doanh em lại biên lợi nhuận cao. Tỷ
suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng nhẹ 0,1% trong khi tỷ suất sinh lời trên vốn
đầu tư và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm do việc gia tăng nợ vay
2.5. Phân tích cổ phiếu FPT
Thời gian gần đây, cổ phiếu FPT của Công ty Cổ phần FPT tăng khá mạnh.
Thống kê cho thấy trong vòng 3 tháng qua, thị giá FPT đã tăng tới 37%, trong khi
chỉ số VN-Index chỉ tăng 19%. Xét từ đầu năm đến nay, thị giá FPT tăng tới 23% so

với mức tăng chưa đến 1% của VN-Index (chốt phiên 5/2/2021).
Quá trình tăng trưởng lợi nhuận bền bỉ bất chấp giai đoạn đầy bất ổn gây ra
bởi dịch Covid-19 được cho là yếu tố chính dẫn dắt đà tăng thị giá mạnh mẽ thời
gian qua của FPT, cùng với yếu tố điều chỉnh định giá chung toàn thị trường khi lãi
suất giảm.
Năm 2020, FPT ghi nhận 29.830 tỷ đồng doanh thu thuần và 5.260 tỷ đồng lợi
nhuận trước thuế, tăng lần lượt 7,6% và 13% so với năm 2019, với động lực tăng
trưởng chính vẫn đến từ gia công phần mềm và chuyển đổi số.
Năm 2021, FPT đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu 16% và tăng trưởng lợi
nhuận 28% so với năm ngoái. Với triển vọng tăng trưởng cao, FPT sẽ thực hiện
tuyển mới 7,000 nhân lực trong năm 2021 để đáp ứng nhu cầu công việc. Có thể

17


thấy, đảm bảo nguồn nhân lực sẽ là vấn đề lớn cho câu chuyện tăng trưởng của FPT
trong dài hạn. Ngồi ra, lãnh đạo FPT chia sẻ trong tình hình dịch bệnh đang diễn
biến phức tạp, nguồn thu của các đối tác phần nào bị thu hẹp khiến phát sinh rủi ro
nguồn thu của các dự án triển khai không được đảm bảo.
ĐHCĐ thông qua phương án chia 20% cổ tức tiền mặt năm 2020 trong đó
10% đã được chi trả trong năm 2020, phần còn lại dự kiến trả trong 2Q2021; thông
qua phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%. Bên cạnh đó, Cổ phiếu FPT
dự kiến tiếp tục chia cổ tức bằng tiền mặt 20% cho năm 2021.
KẾT LUẬN: Từ những phân tích trên, nhóm 05 thấy rằng FPT là cơng ty có
chiến lược kinh doanh bài bản, các sản phẩm hướng tới xu hướng phát triển của nền
kinh tế tất yếu và cốt lõi và có triển vọng tăng trưởng bền vững ngay cả trong thời
kỳ khó khăn. Với sức khỏe tài chính tốt, doanh thu ổn định FPT đang có tiền đề rất
lớn để quay lại đà tăng trưởng tốt vào năm 2021. Nhóm 05 đưa ra khuyến nghị các
nhà đầu tư nên đầu tư đối với cổ phiếu FPT. Nhóm 05 tin tưởng vào khuyến nghị
của mình nhờ sự phát triển không ngừng của FPT từ một nhà cung cấp dịch vụ gia

công và trung gian CNTT trở thành một nhà đổi mới công nghệ và một đối tác công
nghệ lớn trên phạm vi tồn cầu.
3. PHÂN TÍCH KĨ THUẬT CỔ PHIẾU FPT
Bài phân tích trong giai đoạn 6 tháng gần đây ( tính đến ngày 15/4/2021)
3.1. Đường chỉ báo RSI ( Relative Strength Index ):

Chú thích: Đồ thị RSI của FPT trong 6 tháng gần đây
-

Khoảng giữa tháng 10/2020 : RSI vượt và dao động ở ngưỡng 70 tuy nhiên
chỉ trong thời gian ngắn chỉ khoảng 1 tuần rồi có xu hướng đi xuống => đòi
hỏi nhà đầu tư phải nhanh nhạy kịp thời để bán cổ phiếu FPT với mức giá
cao nhất

18


-

Thực tế giá cổ phiếu FPT thực sự đã giảm xuống ngưỡng 40 vào cuối tháng
10/2020 nhưng sau đó lại có dấu hiệu tăng lên.

-

Từ cuối tháng 10/2020 đến 1/1/2021 RSI tăng và dao động quanh ngưỡng
60-70

-

Từ 1/1/2021 đến 19/1/2021 RSI tăng mạnh vượt ngưỡng 70 có lúc hơn 80 =>

đây là ngưỡng lỗ mua - số lượng mua đã quá nhiều => dự báo giá FPT sắp
giảm => thời điểm thích hợp để bán ra.

-

Giai đoạn từ 19/ 1/2021 đến 9/4/2021 RSI giảm xuống ngưỡng 40 sau đó lại
tăng và dao động từ khoảng 50 -70, có lúc vượt ngưỡng 70

-

Từ 9/4/2021 đến 15/4/2021 RSI đi xuống và đang dao động ở mức 50 chưa
thấy dấu hiệu phá vỡ trendline kháng cự

3.2. Đường chỉ báo MACD:

Chú thích: Đồ thị MACD của FPT 6 tháng gần đây
Đường MACD, Đường tín hiệu (1), Biểu đồ tần suất
 Dựa vào MACD và (1) thì ta có:
-

Nhìn vào đồ thị ta thấy từ khoảng tháng 10/2020 đến cuối tháng 12/2020
hai đường MACD và (1) có xu hướng bám lấy nhau, khoảng cách 2
đường rất nhỏ nên khó có thể đưa ra quyết định đầu tư trong giai đoạn
này nếu chỉ dựa vào đồ thị này.

-

Đến khoảng giữa tháng 1/2021 đường MACD cắt (1) từ trên xuống cho
thấy xu hướng giảm giá => tín hiệu bán. Thực tế sau đó giá chứng khốn
FPT đã có xu hướng giảm.


-

Đến đầu tháng 2/2021 đường MACD cắt (1) từ dưới lên cho thấy xu
hướng tăng giá => tín hiệu mua. Thực tế sau đó giá chứng khốn FPT đã
có xu hướng tăng lên.

19


-

Đến 22/2/2021 đường MACD cắt (1) từ trên xuống cho thấy xu hướng
giảm giá. Thực tế giá chứng khoán FPT đã có xu hướng giảm. Cho đến
ngày 17/3/2021 đường MACD cắt (1) từ dưới lên cho thấy xu hướng tăng
giá nhưng chỉ một thời gian ngắn rồi lại giảm.

-

Giai đoạn đầu tháng 4 đến 15/4/2021 hai đường MACD và (1) lại có xu
hướng bám lấy nhau, các nhà đầu tư nên quyết định cẩn thận trong giai
đoạn này

3.3. Đường chỉ báo Bollinger Bands:

Chú thích: Đồ thị Bollinger Bands của FPT 6 tháng gần đây
-

Vào thời điểm đầu đến ngày 1/1/2021 hai đường upper band và lower band
thắt lại => đây là thời điểm thích hợp mua vào và chờ tăng giá.


-

Từ ngày 1/1/2020 đến ngày 14/1/2021 giá đóng cửa bám theo đường upper
band đồng thời hai đường upper band và lower band căng ra, giá cổ phiếu
FPT tăng, các nhà đầu tư nên chọn thời điểm thích hợp để bán ra.

-

Từ ngày 15/1/2021 giá đóng cửa dao động và 28/1/2021 giá đóng cửa nằm
trên đường lower band hai đường upper band và lower band có xu hướng
thắt lại nên có thể kì vọng giá tăng trong thời gian tới. Quả thật thị trường
dao động mạnh cho đến 17/2/2021 => có thể bán cổ phiếu vào lúc này

-

Ngày 17/2/2021 giá đóng cửa vượt quá đường upper band, từ ngày 18/2/2021
giá đóng cửa dao động nhẹ và đến ngày 15/3/2021 giá đóng của lại vượt quá
upper band lần nữa.

20


-

Ta có thể thấy từ 16/3/2021 giá đóng cửa giảm và những ngày tiếp theo có
tăng nhưng khơng thể vượt quá upper band lần nữa, hai đường upper band và
lower band thắt lại. Tuy nhiên độ thắt này chưa thực sự đủ tin tưởng có nên
mua vào hay khơng. Các nhà đầu tư cần kết hợp với các thông tin khác để
đưa ra quyết định đúng đắn


3.4. Nhận định xu hướng trong thời gian tới:
 Đối với đường chỉ báo RSI:
Hiện nay RSI đang dao động ở ngưỡng 50. Thật khó đốn RSI có thể vượt q
trendline kháng cự để lên ngưỡng 70 hay khơng vì chưa có dấu hiệu rõ ràng nào.
Tuy nhiên thị trường chứng khoán đang phát triển, FPT là cổ phiếu bứt phá trong
thời gian này, ta có thể tin rằng RSI sẽ khơng xuống ngưỡng 30 mà sẽ tăng từ từ lên
ngưỡng 70.
 Đối với đường chỉ báo MACD:
Dựa vào đồ thị trên ta thấy vào đầu tháng 4 hai đường MACD và (1) đã cắt
nhau. Vậy câu hỏi đặt ra là sau đó đường MACD sẽ cắt (1) theo chiều hướng đi lên
hay đi xuống ?
Nhìn vào quá khứ, đường MACD cắt (1) theo chiều hướng đi xuống rồi đi lên
luân phiên nhau. Ở giai đoạn này MACD và (1) đang bám lấy nhau với khoảng cách
rất nhỏ nên khó có thể dự đốn được lần tới MACD và (1) sẽ cắt nhau theo chiều
hướng nào. Tuy nhiên giá cổ phiếu FPT hiện nay khá cao, nhóm dự đốn 2 đường
MACD và (1) sẽ cắt nhau theo chiều hướng đi lên nhưng khoảng cách rất nhỏ, gần
như bám vào nhau.
 Đối với đường chỉ báo Bollinger Bands:
Đây là giai đoạn hai đường upper band và lower band đang thắt lại so với thời
điểm giữa tháng 2 đầu tháng 3 và đã thắt lại 1 khoảng thời gian khá dài do đó trong
tương lai khả năng dải băng Bollinger Bands sẽ nới rộng hơn.
Tổng kết: Qua các chỉ số phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng, trend tăng của xu
hướng vẫn duy trì. Và FPT đã có thời gian gần 7 tháng tăng 60% nên ngắn hạn có
thể có yếu tố rủi ro nhất định. Nhóm 05 đưa ra khuyến nghị mua vào cho các nhà
đầu tư. Nhưng bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng phải lựa chọn, suy nghĩ, cân nhắc

21



thật kĩ, phải kết hợp với các thông tin khác để quyết định có nên mua vào thời điểm
này hay khơng
KẾT LUẬN
Trong tiến trình cải cách nền kinh tế nước ta, thị trường chứng khốn đóng
vai trị rất quan trọng trong xây dựng nền kinh tế năng động, hiệu quả, nâng cao sức
cạnh tranh. TTCK không chỉ là kênh huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế,
từ người dân và xã hội, kể cả từ nước ngoài, tạo nguồn lực tài chính thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế mà còn thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt, hiệu quả; nâng
cao năng lực quản trị và công khai minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bước sang giai đoạn mới, trong bối cảnh kinh tế thế giới và đất nước có nhiều thuận
lợi, khó khăn đan xen, đặc biệt là những thách thức ngày càng lớn khi nền kinh tế
Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Theo đó, thị trường chứng khốn
Việt Nam định hướng phát triển bền vững, an toàn, minh bạch và hiệu quả, ngày
càng trở thành kênh huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế, đóng góp tích cực cho
sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Mã FPT ln có mặt trong nhóm những khoản đầu tư lớn nhất của các quỹ ngoại
hàng đầu thị trường. Tại thị trường trong nước, FPT đang khẳng định vị thế dẫn dắt
chuyển đổi số quốc gia, là đối tác tư vấn chiến lược – triển khai DX cho các công ty
hàng đầu lĩnh vực tài chính - ngân hàng, sản xuất, bất động sản, viễn thông, nông
nghiệp. Định hướng phát triển của Cơng ty FPT là hồn tồn phù hợp với xu thế
phát triển hiện nay.
Từ những điều kiện đó, nhóm 05 đánh giá Cơng ty FPT là một doanh nghiệp tăng
trưởng, đi đúng định hướng chuyển đổi số và hưởng lợi từ xu hướng cơng nghệ hóa
trong và ngồi nước. Nhóm đưa ra khuyến nghị mua vào cho các nhà đầu tư. Tuy
nhiên, các nhà đầu tư cũng phải lựa chọn, suy nghĩ, cân nhắc thật kĩ, phải kết hợp
với các thông tin khác để đưa ra quyết định đúng đắn.
Do những hạn chế nhất định về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, bài thảo luận
của nhóm em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự góp
ý của các thầy giáo, cơ giáo và mọi người.
Xin chân thành cảm ơn những đóng góp của quý thầy cô và các bạn!


22


23


×