Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Phân tích cổ phiếu ngành nông nghiệp và cổ phiếu Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.53 KB, 26 trang )

Mục lục

Mở đầu
Trong sự nghiệp đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế
nước ta liên tục tăng trưởng và ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch ngày càng hợp
lý, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thì hoạt động của thị trường chứng khoán ngày
càng phát triển và vai trị của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ngày càng
quan trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trên thế giới, thị
trường chứng khốn Việt Nam cũng đang có những bước chuyển đổi mạnh mẽ của thị
trường chứng khoán thế giới và đó cũng là xu thế tất yếu khi Việt Nam chủ động bước
vào hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Do đó, việc phân tích cổ phiếu niêm yết trên thị
trường chứng khoán là điều cần thiết đối với nhà đầu tư. Trong khi đó, nơng nghiệp vốn
là lĩnh vực kinh doanh truyền thống của Việt Nam và đây cũng là hướng đi chủ đạo trong
nền kinh tế thì lại ít được các nhà đầu tư quan tâm.
Vì vậy, nhóm 12 đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích cổ phiếu ngành nơng nghiệp và cổ
phiếu Cơng ty Cổ phần Nơng nghiệp Quốc tế Hồng Anh Gia Lai” để giúp cho nhà đầu
tư đưa ra được những quyết định đúng đắn cho việc đầu tư của mình.

1


Nội dung
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái nhiệm và đặc điểm của cổ phiếu
a, Khái niệm
Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ
phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở
hữu một hoặc một số cổ phần của cơng ty đó. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ
đông và đồng thời là chủ sở hữu của cơng ty phát hành.
b, Đặc điểm
- Khơng hồn vốn và không kỳ hạn


Cổ phiếu thực chất là chứng nhận số vốn đã góp của các cổ đơng vào doan nghiệp.
Chỉ có thể góp vốn mà khơng thể hồn lại vốn, đặc biệt khơng có kỳ hạn, nghĩa là chỉ khi
cơng ty phá sản, giải thể thì sẽ khơng cịn cổ phiếu tồn tại.
- Giá cổ phiếu biến động theo từng thời điểm

2


Giá cổ phiếu chịu rất nhiều biến động trên thị trường, trong đó các nhân tố quan
trọng có thể kể đến như kết quả kinh doanh. Vậy nên, chủ sở hữu cần theo dõi kịp thời và
sát sao để đưa ra những cân nhắc, quyết định sáng suốt.
- Tính thanh khoản
Mặc dù cổ phiếu dễ dàng chuyển hóa thành tiền mặt nhưng vẫn phụ thuộc vào
những yếu tố dưới đây:
+ Kết quả kinh doanh của nhà phát hành: Nếu nhà phát hành hoạt động kinh doanh
tốt, cổ tức cao thì công ty sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư và dễ mua bán hơn trên thị trường.
Ngược lại nếu công ty làm ăn kém thì cổ phiếu sẽ khó bán.
+ Ưu điểm của cổ phiếu ưu đãi: Tất các các thị trường khác đều chịu sự chi phối của
quy luật cung và cầu. Khi thị trường bão hịa thì giá cổ phiếu rất khó tăng và ngược lại
khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì dù cổ phiếu kém chất lượng đến đâu cũng đều
được bán ra dễ dàng.
+ Cổ phiếu có tính lưu thơng
Vì tính lưu thơng này mà cổ phiếu trở nên rất có giá trị như tài sản thực sự. Nếu tính
thanh khoản giúp người giữ cổ phiếu có thể chuyển cổ phiếu thành tiền mặt thì tính lưu
thơng lại giúp cổ phiếu có nhiều hoạt động hơn như tặng, thừa kế.
- Tính tư bản và rủi ro cao
Tính tư bản là cổ phiếu có giá trị như tiền. Nhưng cổ phiếu chỉ có giá trị như tiền và
được đảm bảo bằng tiền. Mặt khác, mệnh giá cổ phiếu không thể hiện đúng giá trị cổ
phiếu. Tùy vào tình hình kinh tế xã hội mà giá trị cổ phiếu sẽ biến động khác nhau. Vậy
nên tính rủi ro của cổ phiếu khá cao


1.2. Một số đặc trưng của cổ phiếu
- Tính thanh khoản cao
Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhiên, tính thanh
khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất là kết quả kinh doanh của tổ
chức phát hành. Thứ hai là mối quan hệ cung cầu trên thị trường. Thị trường cổ phiếu
cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của quy luật cung cầu. Giá cổ

3


phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của cơng ty, mà cịn
phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư.
- Tính lưu thơng
Tính lưu thơng khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sự, nếu như tính
thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết
thì tính lưu thơng giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện được nhiều hoạt động như thừa kế,
tặng, cho… để thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình.
- Tính tư bản giả
Cổ phiếu có tính tư bản giả, tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Tuy nhiên, cổ phiếu
không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền. Mệnh giá của cổ phiếu
cũng không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu.
- Tính rủi ro cao
Về lý thuyết, khi đã phát hành, cổ phiếu không đem lại rủi ro cho tổ chức phát hành,
mà rủi ro lúc này thuộc về chủ sở hữu cổ phiếu. Nguyên nhân là giá trị của cổ phiếu do
các nguyên nhân khách quan quyết định, như kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành,
tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia và toàn thế giới… Hơn nữa, giá trị cổ
phiếu còn bị ảnh hưởng bởi tâm lý của số đông nhà đầu tư khi nắm bắt các thơng tin
khơng chính xác hay chính sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư cũng khiến cổ phiếu rủi ro
hơn.


1.3. Điều kiện phát hành
- Về vốn điều lệ: Trong thời điểm đăng ký chào bán, mức vốn điều lệ đã góp của
cơng ty phải đạt từ 10 tỷ đồng trở lên (theo như giá trị trên sổ kế toán ghi nhận)
- Về tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty: phải có lãi trong năm liền trước
của năm đăng ký chào bán; bên cạnh đó tính đến thời điểm năm đăng ký để chào bán thì
cơng ty cũng khơng được có lỗ lũy kế.
- Về cách thức phát hành và kế hoạch sử dụng vốn sau khi thu được từ việc chào
bán thì phải được Đại hội đồng thơng qua trước đó.
4


1.4. Phân loại cổ phiếu
- Dựa trên quyền lợi của người nắm giữ gồm:
+ Cổ phiếu thường: là loại cổ phiếu có thu nhập phụ thuộc vào hoạt động kinh
doanh của công ty.
+ Cổ phiếu ưu đãi. là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty, đồng
thời, cho phép người nắm giữ cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên so với
cổ phiếu thường. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi của công ty.
- Phân loại dựa trên tình trạng lưu hành gồm:
+ Cổ phiếu được phép phát hành: Là tổng số cổ phiếu đăng ký phát hành để huy
động vốn và được ghi trong điều lệ công ty.
+ Cổ phiếu đã phát hành: Là cổ phiếu mà công ty được chào bán ra cho các nhà đầu
tư trên thị trường và công ty đã thu về tồn bộ số tiền bán cổ phiếu đó.
+ Cổ phiếu quỹ: Là cổ phiếu được giao dịch trên thị trường và được chính tổ chức
phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình.
+ Cổ phiếu đang lưu hành: Là cổ phiếu đã phát hành và đang được lưu hành trên thị
trường do các cổ đông nắm giữ.
+ Cổ phiếu chưa phát hành: Là cổ phiếu mà công ty chưa bao giờ bán ra cho các
nhà đầu tư trên thị trường.

- Phân loại dựa trên hình thức cổ phiếu gồm:
+ Cổ phiếu vô danh: Là cổ phiếu ghi tên người sở hữu, loại cổ phiếu này được
chuyển nhượng tự do mà không cần thủ tục pháp lý.
+ Cổ phiếu ghi danh: Là loại cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu. Cổ
phiếu ghi danh phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được HĐQT của công ty cho
phép mới được chuyển nhượng.
- Phân loại theo tình trạng niêm yết gồm:
+ Cổ phiếu chưa niêm yết: Là những cổ phiếu đã được phát hành nhưng chưa niêm
yết và giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán.
+ Cổ phiếu niêm yết: Là cổ phiếu đã được niêm yết và giao dịch trên các sàn chứng
khoán

5


6


Chương 2. Tổng quan ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay
Phát huy lợi thế tự nhiên, trong hơn 30 năm đổi mới, nơng nghiệp Việt Nam ln
duy trì ở mức tăng trưởng trung bình khoảng 3,5%/năm, mức cao ở khu vực châu Á nói
chung và khu vực Đơng Nam Á nói riêng. Sau thời kỳ thiếu lương thực kéo dài, từ năm
1989, Việt Nam đã dầầ̀n trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản trên thế giới. Giai đoạn
2008 – 2017, tốc độ tăng trưởng GDP tồn ngành Nơng nghiệp Việt Nam đạt bình quân
2,66%/năm, năm 2018 đạt 3,76%, năm 2019, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, nơng
nghiệp Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng 2,2%.
Thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng, cơ cấu sản
xuất hiệu quả hơn và gắn với nhu cầu thị trường. Nhiều mơ hình sản xuất ứng dụng công
nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ… được triển khai đem lại giá trị hàng hóa lớn,
thân thiện với môi trường. Trong khu vực nông, lâm, thủy sản, ngành Nông nghiệp tiếp

tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 2,89%.
Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế, phù hợp
với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển mơ hình theo tiêu
chuẩn VietGAP cho giá trị kinh tế cao. Từng chuyên ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế
và thị trường thuận lợi đã tăng nhanh về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng và tỉ
trọng đóng góp cho tăng trưởng. Vì vậy, mặc dù diện tích gieo trồng lúa trên cả nước năm
2018 giảm 134,8 nghìn ha, nhưng năng suất tăng cao (bình quân cả nước 58,1 tạ/ha, tăng
2,6 tạ/ha), năm 2018, sản lượng lúa đạt 43,98 triệu tấn, tăng 1,24 triệu tấn so với năm
2017; năm 2019 đạt 43,45 triệu tấn, tăng 12,2%; sản lượng rau các loại tăng 80,5%, trái
cây tăng 50%. Hiện năng suất lúa của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á, đạt 5,6 tấn/ha,
gần gấp đôi so với Thái Lan và 1,5 lần so với Ấn Độ; trở thành quốc gia có chỉ số bền
vững an ninh lương thực cao hơn phần lớn các quốc gia đang phát triển ở châu Á.
Năm 2020, mặc dù phải gánh chịu thời tiết bất thường, thiên tai, dịch bệnh (dịch tả
lợn châu Phi trên cả nước, dịch Covid-19…), nhưng nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học –
kỹ thuật, tái cơ cấu sản xuất, ngăn ngừa kiểm soát dịch bệnh nên ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn vẫn vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt “mục tiêu kép” là
vừa phát triển ngành, vừa phòng, chống hiệu quả dịch bệnh. Giá trị sản xuất toàn ngành
trong năm ước tăng 2,75% so với năm 2019. Trong đó, nơng nghiệp tăng 2,7%; lâm
nghiệp tăng 2,4%; thủy sản tăng 3,3%; GDP toàn ngành dự kiến tăng 2,65%, giúp bảo
7


đảm an ninh lương thực trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cơng tác xây dựng thể chế, cải cách
hành chính có sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
Cùng với lúa, nhiều loại cây lương thực truyền thống, giá thị thấp cũng có xu hướng
giảm mạnh về diện tích. Trong lĩnh vực trồng trọt, đã chuyển đổi khoảng 200.000 ha
trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác có hiệu quả cao hơn, đồng thời, tăng
cường chuyển đổi cơ cấu giống, đẩy mạnh thâm canh phòng trừ sâu bệnh, ứng dụng khoa
học kỹ thuật và cơ giới hóa để tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí sản xuất.
Năm 2020, cơng tác xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường để duy trì, mở rộng,

đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực như: gạo, gỗ, thủy sản, trái
cây…, tại các thị trường trọng điểm được đẩy mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn
ngành ước đạt 41,2 tỷ USD. Trong đại dịch thế giới, nông nghiệp Việt Nam không chỉ
bảo đảm an ninh lương thực trong nước mà cịn hỗ trợ tích cực nhiều quốc gia…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sự tăng trưởng của ngành Nông
nghiệp vẫn chưa bảo đảm bền vững. Thách thức về thiên tai, dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn.
Một số nội dung chưa đạt mục tiêu đề ra… Cơ sở hạ tầng của ngành Nơng nghiệp cịn
yếu. Thu nhập và đời sống người dân nơng thơn cịn thấp so với khu vực thành thị.

8


Chương 3. Phân tích cổ phiếu ngành nơng nghiệp Việt Nam
(2018-2020)
3.1. Xu hướng nhóm cổ phiếu ngành nơng nghiệp giai đo ạn 2018 – 2020
Cổ phiếu ngành nông nghiệp năm 2018:
6 tháng đầu năm 2018:
10/4/2018 chỉ số Vnindex thiết lập đỉnh mới 1200 điểm, sau đó bước vào giai đoạn
giảm mạnh cho đến 13/6. Hầu hết các nhóm cổ phiếu ngành nơng nghiệp như: Phân bón
hóa chất, mía đường, thủy sản, cao su, chăn nuôi, lâm nghiệp đều bước vào giai đoạn đi
xuống, trong đó nhóm cổ phiếu ngành phân bón và mía đường điều chỉnh sâu nhất.
Lĩnh vực phân bón: Cổ phiếu BFC của Phân bón Bình Điền từ vùng giá 34.000 - 36.000
đồng/CP giảm về vùng 30.000 đồng/CP. Cổ phiếu DPM của Đạm Phú Mỹ từ vùng giá
20.000 - 22.000 đồng/CP giảm cịn 18.000 - 19.000 đồng/CP
Nhóm ngành mía đường, doanh nghiệp có quy mơ thị phần lớn nhất là SBT của Tập
đồn Thành Thành Cơng từ vùng giá 18.000 đồng/CP về vùng giá 14.000 - 15.000
đồng/CP
Về nhóm chăn ni, thủy sản, sau khi có triển vọng từ hiệp định CPTPP và giá lợn
hơi trong nước tăng, cổ phiếu DBC của Tập đoàn Dabaco Việt Nam phục hồi mạnh từ
vùng giá 19.000 đồng/CP về xung quanh 22.000 đồng/CP. Cổ phiếu VLC của TCty Chăn

nuôi Việt Nam (Vilico) từ vùng giá 16.000 đồng/CP tăng lên 20.000 đồng/CP.
Trong nhóm cổ phiếu ngành nông nghiệp, giữ được ổn định nhất là nhóm cổ phiếu
ngành sữa và giống cây trồng, trong đó cổ phiếu VNM của Vinamilk giao dịch xung
quanh giá 180.000 đồng/CP, cổ phiếu NSC của Cty CP Tập đoàn Giống cây trồng Trung
ương xung quanh 110.000 đồng/CP.
- 6 tháng cuối năm 2018:
Sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP
được ký kết, những cổ phiếu thuộc các ngành nơng nghiệp có diễn biến tích cực.
Cổ phiếu HAG và HNG của Hồng Anh Gia Lai tăng lên lần lượt là 7.080đ/ CP và
8.200đ/ CP
NSC của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương đã tăng lên 114.000
đồng/cổ phiếu.
VHC của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, cũng là một doanh nghiệp khác nổi tiếng ở
mặt hàng cá tra và cá basa, tăng nhẹ lên 50.900 đồng/ cổ phiếu.

-

9


Cổ phiếu ngành nông nghiệp năm 2019:
Xu hướng tăng:
Cổ phiếu nông nghiệp sạch: Cổ phiếu GTN của GTNfoods đã tăng mạnh từ vùng
10.000 đồng/cổ phiếu lên ngưỡng 15.000 tương đương mức tăng 50% chỉ trong một thời
gian rất ngắn.
- Xu hướng giảm:
Tính đến tháng 10/2019, trong các doanh nghiệp nơng nghiệp niêm yết, CTCP
Nơng nghiệp quốc tế Hồng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã: HNG) được cho là đang có
vốn hố lớn nhất, có giá 15.050 đồng/cp, giảm nhẹ gần 6% so với mức giá 16.000
đồng/cp hồi đầu năm

Cổ phiếu PAN của CTCP Tập đoàn PAN (PAN Group) giảm gần 16,7% từ mức
34.800 đồng/cp (giá điều chỉnh) về mức 29.000 đồng/cp
Cổ phiếu ngành gạo: Cổ phiếu LTG của Lộc Trời ghi nhận giảm gần 8,5% từ mức giá
26.000 đồng/cp; cổ phiếu FDG của Docimexco đóng cửa phiên giao dịch ngày
23/5/2019, thị giá FDG đóng cửa tại mức 1.000 đồng/cp.
• Cổ phiếu ngành nơng nghiệp năm 2020:

-

-

Cố phiếu cao su:

Tập đồn Cao su Việt Nam (Mã: GVR). Chính thức chuyển từ sàn Upcom sang Sở
giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSX) vào tháng 3/2020, đúng cao điểm dịch Covid-19.
Sau thời gian 6 tháng đi ngang tích lũy vùng giá 10.000 - 13.000 đồng/CP, bắt đầu từ
tháng 10/2020 cổ phiếu GVR có những chuỗi ngày tăng ấn tượng, trong đó rất nhiều
phiên tăng trần và đóng cửa năm 2020 với mức giá 30.000 đồng/CP, tức tăng gần 300%.
Chỉ tính riêng quý 4/2020, GVR dự kiến đạt lợi nhuận trước thuế 2.500 tỷ đồng, bằng
50% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2020
Cao su Phước Hòa (PHR) tăng từ mức 33.000 đồng/CP tháng 2/2020 lên 63.000
đồng/CP khi kết thúc năm 2020. Cổ phiếu DPR của Cao su Đồng Phú tăng từ đáy dịch từ
mức 32.000 đồng hiện đạt 47.000 đồng/CP. Cổ phiếu DRI của Cao su Đắk Lắk bước vào
năm 2020 với những bộn bề về tài chính cũng có sự phục hồi ấn tượng từ giá trên 3.000
đồng/CP nay đã cận kề thị giá 10.000 đồng/CP.
- Cổ phiếu chăn ni:
DBC của Tập đồn Dabaco Việt Nam đã có mức tăng mạnh mẽ từ 17.000 đồng/CP
lên 57.000 đồng
10



Cơng ty cổ phần Chăn ni - Mitraco cũng có mức "tăng bằng lần" khi từ thị giá
10.000 đồng/CP, cổ phiếu MLS của Mitraco tăng một mạch lên trên 40.000 đồng/CP và
duy trì suốt từ tháng 9/2020 đến cuối năm và đóng cửa ở giá 47.900 đồng
MML của Cơng ty Cổ phần Masan MEATLife thuộc Tập đoàn Masan giao dịch ở
mức 54.000 đồng/CP, tăng so với mức đáy khi xảy ra dịch Covid-19 20.000 đồng/CP,
song còn cách mức đỉnh đầu năm 10.000 đồng/CP
- Cổ phiếu phân bón:
Cổ phiếu DCM của Cơng ty Cổ phần Phân bón Cà Mau là mã có mức tăng mạnh
nhất nhóm ngành phân bón năm 2020 khi từ mức giá trên 4.000 đồng/CP đã tăng lên trên
14.000 đồng/CP, tức tăng gần 4 lần so với đầu năm
DPM, cổ phiếu đầu ngành của nhóm phân bón của Tổng Cơng ty Phân bón và Hóa
chất Dầu khí năm 2020 cũng có sự phục hồi ấn tượng khi từ mức giá 10.000 đồng/CP đến
cuối năm giao dịch xung quanh mức giá 19.000 đồng/CP.
Cổ phiếu DGC của hóa chất Đức Giang có sự tăng trưởng rất ổn định và bền vững
từ vùng 20.000 đồng/CP hiện lên trên 50.000 đồng/CP.
- Cố phiểu ngành mía đường:
Nếu khơng tính q IV/2020 thì có lẽ nhóm cổ phiếu ngành mía đường là nhóm bết
bát nhất năm 2020. Do ảnh hưởng của việc giá đường thế giới giảm sâu cộng đường giá
rẻ Thái Lan tràn vào khiến các doanh nghiệp trong ngành mía đường năm 2020 lao đao.
Có thời điểm cổ phiếu SBT của Tập đồn Thành Thành Cơng giảm xuống chỉ cịn có
11.000 đồng/CP, QNS của Đường Quảng Ngãi xuống 18.000 đồng/CP và Mía đường
Lam Sơn xuống 4.000 đồng/CP, mức giá thấp nhất trong lịch sử của các cổ phiếu trên.
Tuy nhiên, với việc giá đường trên thế giới có xu hướng tăng từ q 3/2020 cộng việc Bộ
Cơng thương chính thức điều tra hành vi bán phá giá mặt hàng đường của Thái Lan tại
Việt Nam đã giúp cổ phiếu ngành mía đường phục hồi mạnh mẽ.
Theo đó, cổ phiếu SBT đã phục hồi về mức giá 22.000 đồng/CP, bằng mức trước
khi xảy ra dịch Covid-19, cổ phiếu QNS thậm chí đã đạt 40.000 đồng/CP, vượt mức đỉnh
trước khi xảy ra dịch tới 10.000 đồng/CP sau khi giảm về mức thấp nhất năm 2020 là
18.000 đồng/CP vào tháng 3.

- Một số nhóm ngành khác:
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk (VNM) trở thành cổ đông chi phối Công
ty Cổ phần GTN Food (GTN) và Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (VLC) cũng đã thực
sự tạo nên cơn sốt giúp cổ phiếu GTN và VLC có chuỗi ngày thăng hoa.
11


Năm 2020, Tập đồn Trường Hải (Thaco) mua lại Cơng ty Nơng nghiệp Hồng Anh Gia
Lai (HNG)
Cổ phiếu PAN của Cơng ty Cổ phàn Tập đồn PAN cũng có sự phục hồi ấn tượng từ
mức giá 20.000 đồng lên 34.000 đồng/CP. Ít người biết, PAN hiện chính là doanh nghiệp
đang nắm quyền chi phối và cổ đông lớn tại nhiều doanh nghiệp đầu ngành nông nghiệp
tại Việt Nam như: Tập đồn Giống cây trồng Việt Nam (NSC), Cơng ty Cổ phần Khử
trùng Việt Nam (VFG), Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC), Công ty Cổ
phần Thực phẩm Sao Ta (FMC)…
• Cố phiểu ngành nơng nghiệp đầu năm 2021:
Một số điểm nổi bật về cố phiếu ngành nông nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2021
- Cổ phiếu ngành phân bón:
Hiện nay, các cổ phiếu ngành phân bón như: DPM, DCM, LAS, BFC, … đều đang
ở vùng giá cao nhất trong vịng 1 năm qua. Trong đó, cổ phiếu DCM (Cơng ty CP Phân
bón Dầu khí Cà Mau) nổi lên như một hiện tượng trong thời gian qua, khi hiện đã tăng
lên mức 16.900 đồng/cổ phiếu (ngày 10/3), tăng hơn 20% chỉ trong 10 ngày đầu tiên của
tháng 3, tăng gấp 3 lần trong vòng 1 năm qua từ mức giá 5.500 - 6.000 đồng/cổ phiếu hồi
tháng 3/2020.
Từ đầu tháng 3 đến nay, cổ phiếu DPM (Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu
khí - CTCP) cũng tiếp tục tăng mạnh, lên 19.100 đồng/cổ phiếu (10/3), tăng gần 13% kể
từ đầu tháng và tăng khoảng 80% trong vòng 1 năm qua.
Tương tự, cổ phiếu LAS (Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao) vào tháng 3
cũng đã thiết lập đỉnh giá trong vòng 1 năm khi lên mức 11.400 đồng/cổ phiếu (ngày
5/3). Giá cổ phiếu này đã tăng hơn 50% trong 1 tháng qua và tăng hơn 100% trong vòng

1 năm qua. Cổ phiếu BFC (Cơng ty CP Phân bón Bình Điền) tăng trần trong phiên 10/3
lên mức giá 21.500 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 40% trong 1 tháng qua và hơn 100% trong
vòng 1 năm qua.
- CTCP Nơng nghiệp Quốc tế Hồng Anh Gia Lai (Mã chứng khoán: HNG – sàn
HOSE)
Từ năm 2021, HNG đã chính thức thuộc sở hữu của Thaco và trở thành cơng ty con
của Thagrico. Như vậy, Thaco đã chính thức nắm giữ vị trí Tổng Giám đốc của HNG từ
ngày 18/3.
Trước đó, Hồng Anh Gia Lai (Mã chứng khốn: HAG) thông báo đăng ký bán ra
80 triệu cổ phiếu HNG để giảm sở hữu từ 29,78% về còn 22,57% vốn điều lệ, giao dịch
12


dự kiến thực hiện từ 22/3-20/4. Ngoài ra, trong thời gian từ 5/2-2/3, HAG cũng đã bán ra
75 triệu cổ phiếu HNG. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/3, cổ phiếu HNG giảm 350
đồng về 12.000 đồng/cổ phiếu.

3.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới nhóm cổ phiếu ngành nơng nghi ệp.
Ảnh hưởng từ thị trường chứng khốn nói chung: thị trường chứng khoán bước vào
giai đoạn suy thoái, VN-Index liên tục giảm mạnh. Hầu hết các nhóm ngành nơng nghiệp
như : Phân bón hóa chất, mía đường, thủy sản, cao su, chăn nuôi, lâm nghiệp đều bước
vào giai đoạn đi xuống, trong đó nhóm cổ phiếu ngành phân bón và mía đường điều
chỉnh sâu nhất với hàng loạt tên tuổi từ tập đồn lớn đến doanh nghiệp nhỏ.
• Việc cổ phiếu nhóm ngành mía đường giảm ngồi lý do ảnh hưởng bởi sự giảm
chung của thị trường còn đến từ việc nhà đầu tư lo ngại Hiệp định Thương mại
hàng hóa Asean (ATIGA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 đưa thuế mặt
hàng đường trong hạn ngạch về mức 5%.
• Với lĩnh vực phân bón, khơng chỉ ảnh hưởng bởi chỉ số VNindex, việc giá dầu
khí thế giới tăng thời gian qua cũng ảnh hướng khá nhiều đến giá thành sản xuất
của doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này.

Những nguyên nhân ảnh hưởng đến từ thị trường ngành Nông nghiệp: ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu như:
• Thứ nhất, lũ lụt và nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác trong nơng nghiệp.
Theo phân tích của Viện Tài ngun thế giới về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP,
Việt Nam đứng thứ 4 trong số 164 quốc gia được khảo sát về tác hại nghiêm
trọng của lũ lụt đến toàn nền kinh tế; làm thiệt hại 2,3% GDP của Việt Nam mỗi
năm…
• Thứ hai, tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện
tích đất nơng nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Môi trường nông
nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), BÐKH làm giảm năng suất
một số loại cây trồng chủ lực. Cụ thể, năng suất lúa vụ xuân sẽ giảm 0,41 tấn/ha
vào năm 2030 và 0,72 tấn vào năm 2050. Năng suất cây ngơ có nguy cơ giảm
0,44 tấn/ha vào năm 2030 và 0,78 tấn vào năm 2050… Dự báo đến năm 2100,
khu vực ĐBSCL có nguy cơ bị ngập 89.473 ha, tương ứng khu vực này sẽ mất
khoảng 7,6 triệu tấn lúa/năm nếu nước biển dâng 100 cm. Khi đó, Việt Nam có
nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng, gia tăng tỷ lệ đói nghèo...

13




Thứ ba, nhiệt độ tăng, hạn hán sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của cây trồng, đặc

biệt làm giảm năng suất.
Bên cạnh đó, có thể thấy một nguyên nhân rất quan trọng nữa xuất phát từ chính
tâm lý của các nhà đầu tư: sự lo ngại quá cực đoan về những bất lợi của thị
trường ngành nông nghiệp trongthời gian tới. Tuy nhiên theo như nhận định ngành Nông
nghiệp vẫn có khả năng đạt được lợi nhuận khá cao, đặc biệt là năm 2020 do ảnh
hưởng của dịch Covid-19.


3.3. Những rủi ro khi đầu tư cổ phiếu ngành nông nghiệp.
 Rủi ro chung của thị trường chứng khoán.

Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô chưa giải quyết được các tồn đọng khiến
TTCK đi xuống như trong thời gian vừa qua: tỷ lệ lạm phát tăng cao, tiềm ẩn những
nguy cơ về một cuộc khủng hoảng tín dụng, rủi ro về tỷ giá tiền tệ ảnh hưởng tới
hoạt động xuất nhập khẩu... nhiều khả năng TTCK khó đi lên được, thậm chí cịn có
khả năng xuống thêm nữa sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nhóm cổ phiếu ngành Nơng nghiệp.
 Rủi ro về tâm lý nhà đầu tư.
Tâm lý nhà đầu tư vẫn còn rất lo ngại và nặng nề, đây chính là rào cản lớn trong
việc lên giá của nhóm cổ phiếu này khi thị trường hồi phục cũng như là tác nhân quan
trọng trong việc xuống giá mạnh của nhóm cổ phiếu này khi thị trường có dấu hiệu đi
xuống.
 Rủi ro chính sách.
Cũng giống như các ngành khác, rủi ro về chính sách ln thường trực
trong một mơi trường chính sách liên tục thay đổi như ở Việt Nam. Hệ thống pháp lý về
chứng khoán và thị trường chứng khoán của Việt Nam chỉ dưới dạng Nghị định cho nên
vẫn cần những điều chỉnh thích hợp. Đây cũng là một trong những nhân tố có thể ảnh
hưởng rất nhiều đến giá chứng khoán phát hành.

14


Chương 4. Phân tích cổ phiếu Cơng ty cổ phần nơng nghiệp
quốc tế Hồng Anh Gia Lai (HNG)
4.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Nông nghiệp Qu ốc t ế
Hồng Anh Gia Lai.
• Giới thiệu chung


Cơng ty cổ phần Nơng nghiệp Quốc tế Hồng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) được
thành lập vào năm 2010 khi Công ty cổ phần Hồng Anh Gia Lai (Cơng ty mẹ) thực hiện
chương trình tái cấu trúc tập đồn. Cơng ty hiện đang hoạt động với 4 ngành nghề chính:
trồng và chế biến các sản phẩm từ Cao su và Cọ dầu, Chăn ni bị thịt và tham gia dự án
trồng cây ăn quả tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay đội ngũ nhân viên của Công
ty gồm 10.289 người bao gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp.
Mã cổ phiếu: HNG
• Lịch sử hình thành

- 2010: HAGL Agrico thành lập dựa trên sự sáp nhập các công ty trong lĩnh vực
nông nghiệp theo quyết định tái cơ cấu của tập đồn Hồng Anh Gia Lai như: Cơng ty
TNHH Hồng Anh Attapeu, CTCP Cao su Hồng Anh Quang Minh, Cơng ty TNHH
Hoàng Anh Rattanakiri, CTCP Hoàng Anh Đăk Lăk
- 2012-2013: Khánh thành cụm cơng nghiệp mía đường và nhà máy chế biến mủ
cao su Hoàng Anh Attapeu; Xây dựng sân bay quốc tế Nong Khang, Lào
- 2014: Trồng cao su, cọ dầu, mía, bắp tại Việt Nam, Lào, Campuchia; đầu tư mơ
hình chăn ni bị thịt và bị sữa tiêu chuẩn quốc tế.
- 2015 đến nay: Đổi tên từ CTCP Cao su Hồng Anh Gia Lai thành CTCP Nơng
nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, đồng thời sáp nhập CTCP bị sữa Tây Ngun.
• Tình hình kinh doanh:

15


- Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2020 vừa cơng bố của CTCP Nơng nghiệp
Quốc tế Hồng Anh Gia Lai (HAGL Agrico), doanh thu thuần đạt hơn 600 tỉ đồng tăng
gần 14% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh khiến công ty ghi nhận
lỗ gộp gần 201 tỉ đồng trong quý 4/2020 vừa qua, trong khi cùng kỳ mức lỗ gộp chỉ ở
mức 39 tỉ đồng. Khoản lỗ gộp lớn xuất phát từ hoạt động kinh doanh trái cây của HAGL
Agrico. Trong quý 4/2020, mảng này ghi nhận hơn 446 tỉ đồng doanh thu nhưng lại có

giá vốn lên đến 645 tỉ đồng. Chi phí tài chính trong đó chủ yếu là lãi vay ngân hàng và
trái phiếu của công ty cũng tăng lên mức 237 tỉ đồng.
- Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý 4/2020 của HAGL Agrico vẫn ghi nhận khoản
lãi rịng 360 tỉ đồng nhờ vào nguồn thu tài chính gần 945 tỉ đồng từ chuyển nhượng
khoản đầu tư. Cụ thể, trước đó vào 6.1, Ban lãnh đạo HNG đã quyết định chuyển nhượng
3 công ty con cho CTCP Nông nghiệp Trường Hải (Thagrico, tên mới của Thadi). Cụ thể
là chuyển nhượng phần vốn góp chiếm 100% vốn tại Cơng ty TNHH MTV Cao su Hoàng
Anh Quang Minh; phần vốn góp chiếm 100% vốn tại Cơng ty TNHH MTV Bị sữa Tây
Nguyên và phần vốn góp chiếm 99.97% vốn tại CTCP Hồng Anh Đắk Lắk. 3 đơn vị này
có hoạt động kinh doanh chính là trồng cây cao su, chăn nuôi và bất động sản.
- Điều này đã giúp cho kết quả kinh doanh cả năm 2020 của HAGL Agrico ghi nhận
lãi gần 21 tỉ đồng. Và có thể giúp doanh nghiệp tránh được tình cảnh bị hủy niêm yết cổ
phiếu bắt buộc trên thị trường chứng khoán, bởi HAGL Agrico đã thua lỗ trong cả hai
năm 2018-2019.

4.2. Tình hình biến động cổ phiếu của công ty HNG (2018-2020)
 Tổng quan

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy trong 5 năm vừa qua 2017 – 2021, giá của cổ
phiếu HNG đạt mức cao nhất là 18.800 đồng (năm 2019) và mức thấp nhất là 6.230 đồng
( năm 2018) và mức giá trung bình là 12.650 đồng

16


Biểu đồ chứng khốn HNG của Cơng ty Cổ phần Nơng nghiệp Quốc tế Hồng Anh
Gia Lai trong 3 năm 2018 – 2020
(Nguồn: tradingview.com)
• Số liệu thống kê theo từng năm (2018-2020)


17


Nguồn: finance.vietstock.vn
• Một số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2018-2020

Nguồn:s.cafef.vn/hose
Nhìn chung các chỉ số như thu nhập một cổ phiếu (EPS), hệ số giá trên thu nhập
(P/E) của công ty tương đối thấp. Nguyên nhân được cho là vì tinh hình kinh doanh chịu
lỗ nhiều năm.
 Phân tích cụ thể cổ phiếu biến động trong từng năm (2018-2020)
• Năm 2018
Biểu đồ diễn biến giá cổ phiếu HNG trong năm 2018

18


(Nguồn: tradingview.com)
Ngày 9-4, HNG của công ty CP nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai bị HoSE cảnh báo
do lỗ 659,15 tỉ đồng và đang giao dịch ở mức 15.350 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 22-4).
Trước đó, ngày 01/04, HoSE cũng đã đưa HNG vào danh sách chứng khốn khơng đủ
điều kiện giao dịch ký quỹ với cùng lý do trên
Trong quý II/2018, Cơng ty cổ phần Nơng nghiệp Quốc tế Hồng Anh Gia Lai
(HAGL Agrico) báo doanh thu thuần đạt 1.285 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh
95%, chỉ đạt 42,5 tỉ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty báo lãi sau thuế 63 tỉ đồng.
Trong tháng 6, HAGL Agrico đã chào bán 221.710 trái phiếu chuyển đổi, nhưng chỉ
bán thành công 22 trái phiếu, tương ứng tỷ lệ chào bán thành công 0,01%. Số lượng
221.688 trái phiếu chuyển đổi không bán hết sẽ được Thaco mua lại.
Trái phiếu chuyển đổi mà HAGL Agrico chào bán có thời hạn 1 năm, lãi suất 0% và
không được bảo lãnh. Giá chào bán 10 triệu đồng/trái phiếu. Tỷ lệ chuyển đổi là 1:1.000,

tương đương 1 trái phiếu chuyển đổi sẽ được đổi thành 1.000 cổ phiếu tại thời điểm
chuyển đổi. Giá chuyển đổi 10.000 đồng/cp.
Trên thị trường, thị giá cố phiếu HNG sớm phản ứng với luồng thông tin trên, biểu
hiện bằng những bước giá nhảy vọt cùng thanh khoản tăng đột biến thời điểm đó. Chốt
phiên 3/8, cổ phiếu HNG đi ngang tại mức 16.950 đồng/cp.

19


Nguồn: finance.vietstock.vn
Theo dữ liệu trên HOSE, giá cổ phiếu của HNG thời điểm cuối năm 2018 là 16.600
đồng/cổ phiếu tăng 74,87% so với đầu năm.
• Năm 2019
Biểu đồ diễn biến giá cổ phiếu HNG trong năm 2019

(Nguồn: tradingview.com)
Trong tuần giao dịch 25-29/03/2019, thanh khoản HNG bất ngờ tăng vọt; khối
lượng giao dịch bình quân đạt hơn 2.7 triệu cp/phiên, gấp hơn 11 lần so với tuần giao
dịch 18-22/03/2019
Chỉ một tuần sau đó, vào ngày 01/04/2019, Sở GDCK TP HCM (HOSE)
đưa HNG vào danh sách chứng khốn khơng đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Cụ thể,
HOSE công bố thông tin bổ sung cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hồng Anh
Gia Lai (HOSE: HNG) vào danh sách chứng khốn không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.
20


Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của cổ đơng cơng ty mẹ HNG trên BCTC hợp nhất
kiểm tốn năm 2018 là số âm.
Ngày 25/6/2019, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trần Oanh, công ty con
của CTCP Ôtô Trường Hải thông báo đã mua 4 triệu cổ phiếu của CTCP Nơng nghiệp

Quốc tế Hồng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HoSE: HNG), tương đương 0,45% vốn.
Nhằm mục đích đầu tư tài chính. Sau giao dịch tổng sở hữu của Thaco và các công ty liên
quan tại HAGL Agrico tăng từ 12,67% lên 13,12% vốn.
Phiên 25/6/2019, thị giá HNG ở mức 16.750 đồng/cp, ước tính cơng ty con của
Thaco cần chi khoảng 67 tỷ đồng.
Ngày 10/10/2019, Cổ phiếu HNG có giá 15.050 đồng/cp, giảm nhẹ gần 6% so với
mức giá 16.000 đồng/cp hồi đầu năm. Trước đó, hồi tháng 7/2019, HNG cũng đã có bước
đột phá mạnh lên 18.800 đồng/cp – đây là mức đỉnh cao nhất trong 3 năm trở lại đây
(2017-2019) của HNG.
• Năm 2020
Biểu đồ diễn biến giá cổ phiếu HNG trong năm 2020

(Nguồn: tradingview.com)
Trên thị trường, đóng cửa phiên 31/1/2020, cổ phiếu HNG giảm 2,9% xuống 13.500
đồng/CP, khối lượng khớp lệnh 407.230 đơn vị.
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) ra Quyết định đưa cổ phiếu HNG của
Nơng nghiệp Quốc tế Hồng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) vào diện kiểm soát kể từ ngày
23/4/2020.
21


Nguyên nhân, lãi sau thuế của cổ đông Công ty mẹ HAGL Agrico năm 2018 âm
hơn 659 tỷ đồng và năm 2019 âm gần 2.426 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối tại ngày 31/12/2019 ghi nhận âm 2.324 tỷ đồng. Kể từ ngày 23/4/2020, cổ
phiếu HNG sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch (chỉ được giao dịch vào phiên chiều của
ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận).

Nguồn: finance.vietstock.vn
Công ty CP Nơng nghiệp Quốc tế Hồng Anh- Gia Lai lỗ đậm trong quý 3/2020.
Báo cáo tài chính quý 3/2020 của HNG cho thấy, doanh thu thuần đạt 600 tỷ đồng, tăng

19% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán tăng mạnh khiến NHG lỗ gộp gần 67
tỷ đồng. Chi phí tài chính dù giảm vẫn ở mức cao, hơn 113 tỷ đồng. Khấu trừ tất cả chi
phí, HNG lỗ ròng 352,5 tỷ đồng trong quý 3/2020.
Trong báo cáo giải trình với UBCK về kết quả kinh doanh quý 3, HNG cho biết do
tình hình dịch bệnh COVID-19 nên thị trường đầu ra của các loại trái cây bị ảnh hưởng
nặng nề, dẫn đến giá bán giảm sâu, khiến kết quả kinh doanh trong kỳ giảm mạnh.
Mặc dù vậy, cổ phiếu HNG vẫn tăng trần. Cụ thể, cổ phiếu HNG cán mốc 13.350
đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 24/11/2020. Từ vùng giá 12.500 đồng/cp, cổ phiếu
HNG đã bất ngờ tăng trần lên 13.350 đồng/cp với khối lượng giao dịch tăng vọt. Có thể
nói cùng với giá tăng và thanh khoản tăng lên 7 triệu cổ phiếu/phiên, dòng tiền đang chảy
mạnh vào cổ phiếu HNG trong phiên giao dịch ngày 24/11. Tuy nhiên, điều đáng nói là
cổ phiếu HNG bứt phá tăng mạnh trong bối cảnh doanh nghiệp này đang kinh doanh thua
lỗ.

22


(Nguồn: enternews.vn)
Trên thị trường chứng khoán, đầu tháng 12/2020, giá cổ phiếu HNG đạt 14.500
đồng/cổ phiếu và đến ngày 7/1/20201 tăng lên 17.200 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, kết thúc
phiên ngày 2/2/2021, giá cổ phiếu này giảm chỉ còn 10.650 đồng/cổ phiếu.
Cuối tháng 12/2020, Hoàng Anh Gia Lai bán 47,5 triệu cổ phiếu HNG. Đây là khởi
đầu cho lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu tại công ty đến mức không còn nắm quyền chi phối.

4.3. Đánh giá sự biến động về cổ phiếu HNG
Năm 2019 , cổ phiếu HNG bị đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế của
công ty mẹ là -659,15 tỷ đồng. Thay đổi niêm yết chứng khoán để hoán đổi nợ cho
các chủ nợ của Công ty.
Đến giữa năm 2019 , công ty phát hành cổ phiếu để thực hiện chuyển đổi trái
phiếu chào bán ra công chúng cho nhà đầu tư của công ty. Trong năm 2019 Cơng ty đã

hồn tất việc chuyển nhượng một số công ty con và dùng nguồn tiền thu được để trả
nợ vay ngân hàng. Như vậy sang năm 2020 với số dư nợ vay giảm đáng kể sẽ giúp
Cơng ty giảm áp lực về chi phí lãi vay.
Cổ phiếu nơng nghiệp tăng mạnh nhờ kì vọng của nhà đầu tư về nhu cầu lương
thực tăng cao đặc biệt là với quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc. Đại dịch
COVID-19 cùng với lũ lụt đang đe doạ tới nguồn cung lương thực của Trung Quốc và
báo động một cuộc khủng hoảng lương thực. Theo tờ The Economic Times, giá thực
phẩm tăng cao thúc đẩy quốc gia 1,4 tỉ dân nhập khẩu lượng thịt kỉ lục và lượng lúa
23


mì cao nhất 7 năm qua vào tháng 6/2020. Vấn đề lương thực đã trở thành tâm điểm
khi giữa tháng 8 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh về tình trạng khủng
hoảng về an ninh lương thực, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
HNG được chú ý hơn do là cơng ty có hoạt động xuất khẩu mạnh, đặc biệt là với
thị trường Trung Quốc.
Phát hành riêng lẻ cổ phiếu HNG là yếu tố tích cực , nguồn vốn mới sẽ cho phép
công ty : giảm nợ , đầu tư phát triển diện tích trồng đủ lớn để phát triển quy mô thị
trường , thực hiên cơ giới hố nơng nghiệp – là chun mơn của thagrico . Tuy nhiên,
cả HNG và Thagrico vẫn trong quá trình học hỏi cách trồng trai cây quy mơ lớn.
Nhiều nhà đầu tư kì vọng thời gian tới, dưới sự điều hành của đại gia Trần Bá Dương,
HNG sẽ sớm hồi phục lại mệnh giá ban đầu kể từ ngày đầu “lên sàn”, tức là lấy lại
thêm hơn 42% giá trị nữa so với thị giá ở thời điểm hiện tại.
Có thể nói HNG đã thốt khỏi bờ vực phá sản nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn đối
với việc trả các khoản nợ trên, đồng thời tiếp tục cần vốn để chăm sóc vườn cây và
đầu tư hạ tầng: thủy lợi, điện, giao thông, tổng kho vật tư, kho lạnh, logistics nội bộ
phục vụ nhu cầu cấp bách của sản xuất. Trong năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát
làm cho các thông tin về rủi ro của thị trường nông sản và ngành nông nghiệp được
biểu hiện rõ ràng hơn.


4.4. Khuyến nghị cho nhà đầu tư khi đầu tư vào cổ phiếu HNG
Thứ nhất, nông nghiệp là một lĩnh vực rất khó, mới và phải cần một thời gian dài
mới có thể hoạt động ổn định hiệu quả và phát triển bền vững. => Nhà đầu tư cần tỉnh
táo và nghiên cứu kĩ cổ phiếu HNG trước khi đầu tư , xác định khả năng đầu tư và
đánh giá cổ phiếu 1 cách khách quan để đem lại lợi ích .
Thứ hai, nhà đầu tư luôn phải tuân thủ kỷ luật trong việc đầu tư, theo dỗi sát sao
diễn biến thị trường, chọn lựa các nguồn thơng tin chính xác để ra quyết định.
Thứ ba, áp dụng mơ hình phù hợp để lựa chọn cổ phiếu của công ty tốt trước khi
ra quyết định đầu tư.
Thứ tư, chú trọng đến yếu tố tăng trưởng của doanh nghiệp trong việc xác định
giá trị thực của cổ phiếu.
Thứ năm, nhà đầu tư nên tập trung vào những thông tin ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.
24


Kết luận
Qua q trình tìm hiểu và phân tích cổ phiếu ngành nông nghiệp, cũng như xu
hướng tăng giảm của mã cổ phiếu Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hồng Anh Gia
Lai (HNG) có thể thấy rằng cổ phiếu nông nghiệp là một trong những sự lựa chọn của
nhà đầu tư trong dài hạn. Mặt khác, Việt Nam luôn là nước phát triển mạnh về mảng
nông nghiệp, hay nói chính xác đây là ngành chủ lực của Việt Nam hiện nay, lợi thế về
thời tiết, ví trị địa lý… vậy nên các hoạt động sản xuất nông nghiệp phục vụ trong nước
và xuất khẩu sẽ là hướng đi của nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân trong thời gian
tới. Do đó, các nhà đầu tư hồn tồn có thể tin tưởng vào cổ phiếu HNG có khả năng sẽ
tăng vào những năm sau, đen lại khoản lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư dám mạo hiểm.

25



×