Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của động cơ học tập và tính kiên định học tập đến chất lượng sống của học viên cao học khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN XANH

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VÀ TÍNH KIÊN
ĐỊNH HỌC TẬP ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA HỌC
VIÊN CAO HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN XANH
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VÀ TÍNH KIÊN
ĐỊNH HỌC TẬP ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA HỌC
VIÊN CAO HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh (hướng nghiên cứu)
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN KIM DUNG


TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Ảnh hưởng của động cơ học tập và tính kiên định học
tập đến chất lượng sống của học viên cao học khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ
Chí Minh” là do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Kim Dung.
Các dữ liệu được thu thập và kết quả xử lý là hoàn toàn trung thực. Nội dung của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn
này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Xuân Xanh


MỤC LỤC

TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 1
Lý Do Chọn Đề Tài .............................................................................................. 1
Mục Tiêu Nghiên Cứu ......................................................................................... 3
Đối Tượng Nghiên Cứu, Phạm Vi Và Giới Hạn Nghiên Cứu ............................. 3
Phương Pháp Nghiên Cứu.................................................................................... 4

Ý Nghĩa Của Nghiên Cứu .................................................................................... 4
Cấu Trúc Của Luận Văn ...................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 6
Chất Lượng Sống Của Học Viên Cao Học .......................................................... 6
Chất lượng sống ................................................................................................ 6
Chất lượng sống của học viên cao học .............................................................. 9
Đo lường chất lượng sống của học viên cao học ............................................ 11
Động Cơ Học Tập Của Học Viên Cao Học ....................................................... 14
Động cơ ........................................................................................................... 14
Động cơ học tập .............................................................................................. 17
Đo lường động cơ học tập ............................................................................... 22
Tính Kiên Định Trong Học Tập ......................................................................... 24
Tính kiên định học tập..................................................................................... 24
Đo lường tính kiên định học tập...................................................................... 25
Giá Trị Học Tập ................................................................................................. 26
Giá trị học tập .................................................................................................. 26


Đo lường giá trị học tập .................................................................................. 28
Mối Quan Hệ Giữa Các Khái Niệm ................................................................... 29
Động cơ học tập – Chất lượng sống của học viên cao học ............................. 29
Tính kiên định học tập – Chất lượng sống của học viên cao học ................... 29
Tính kiên định học tập – Động cơ học tập ...................................................... 31
Giá trị học tập điều tiết mối quan hệ động cơ học tập – chất lượng sống học
viên cao học và tính kiên định học tập – chất lượng sống học viên cao học ........... 32
Tổng Quan Nghiên Cứu Trước .......................................................................... 33
Nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2012) .................................................... 33
Nghiên cứu của Chang và cộng sự (2012) ...................................................... 35
Tóm Tắt Mối Quan Hệ Giữa Các Khái Niệm .................................................... 36
Mơ Hình Nghiên Cứu......................................................................................... 38

TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 39
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 40
Quy Trình Nghiên Cứu ...................................................................................... 40
Thiết Kế Nghiên Cứu ......................................................................................... 41
Nghiên cứu sơ bộ định tính ............................................................................. 41
Nghiên cứu sơ bộ định lượng .......................................................................... 45
Nghiên cứu chính thức .................................................................................... 47
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 50
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 51
Đặc Điểm Mẫu Khảo Sát ................................................................................... 51
Kiểm Định Thang Đo ......................................................................................... 53
Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach alpha) ....................................... 53
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................. 55
Hiệu Chỉnh Mơ Hình Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu ..................................... 57
Kiểm Định Mơ Hình Bằng Phân Tích Hồi Quy................................................. 58
Phân tích tương quan....................................................................................... 59
Kiểm định giả thuyết H1, H2a, H2b ............................................................... 60


Kiểm định giả thuyết H3a, H3b ...................................................................... 61
Hệ số phù hợp của mơ hình ............................................................................. 63
Kiểm định giả thuyết H4, H5a, H5b ............................................................... 64
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 66
KẾT LUẬN ....................................................................................... 67
Kết Luận ............................................................................................................. 67
Hàm Ý Quản Trị................................................................................................. 70
Hạn Chế Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo...................................................... 73
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Anh

Tên đầy đủ tiếng Việt
Chất lượng sống của học viên cao

CLS

học
Động cơ học tập

DC
EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

GT

Giá trị học tập

KD

Tính kiên định học tập


Sig

Mức ý nghĩa

TPP

VIF

Trans-Pacific Strategic Economic Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Partnership Agreement

Dương

Variance Inflation Factor

Hệ số phóng đại phương sai


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh các định nghĩa chất lượng sống..................................................... 8
Bảng 2.2: Thang đo chất lượng sống của học viên cao học ...................................... 13
Bảng 2.3: Phân biệt các loại động cơ ........................................................................ 16
Bảng 2.4: Bảng tổng kết các thành phần của động cơ học tập.................................. 21
Bảng 2.5: Thang đo động cơ học tập ........................................................................ 23
Bảng 2.6: Thang đo tính kiên định học tập ............................................................... 26
Bảng 2.7: Thang đo giá trị học tập ............................................................................ 28
Bảng 2.8: Tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của động cơ học tập và tính kiên
định học tập đến chất lượng sống của sinh viên ....................................................... 37
Bảng 3.1: Thang đo chất lượng sống của học viên cao học ...................................... 43

Bảng 3.2: Thang đo động cơ học tập ........................................................................ 44
Bảng 3.3: Thang đo tính kiên định học tập ............................................................... 44
Bảng 3.4: Thang đo giá trị học tập ............................................................................ 45
Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu trong nghiên cứu chính thức ................................................. 52
Bảng 4.2: Kết quả Cronbach alpha các thang đo ...................................................... 53
Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA ............................................................................. 56
Bảng 4.4: Kết quả phân tích tương quan ................................................................... 59
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy, biến phụ thuộc là chất lượng sống của học viên cao
học ............................................................................................................................. 60
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là động cơ học tập ........................... 61
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp các mơ hình hồi quy ......................................................... 62
Bảng 4.8: Vai trò điều tiết của giá trị học tập ........................................................... 64
Bảng 4.9: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ............................................ 65


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2012) ................................ 33
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu của Chang và cộng sự (2012) .................................. 35
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu .................................................................................. 38
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................ 40
Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................ 57
Hình 4.2: Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết........................................................ 62


1

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

Lý Do Chọn Đề Tài
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phát triển, vươn xa và hội nhập với nền kinh

tế thế giới. Cùng với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),
Việt Nam có nhiều cơ hội về mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút dòng vốn đầu
tư trực tiếp từ nước ngoài. Song, thị trường càng mở rộng hơn lại dẫn đến sự cạnh
tranh càng mãnh liệt hơn và các tiêu chuẩn kinh doanh trở nên nghiêm ngặt hơn như
tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và an tồn (Nguyen và Nguyen, 2010). Điều này
địi hỏi thị trường lao động phải đáp ứng được một lực lượng lao động chất lượng
cao, có trình độ quản lý cao, chun mơn sâu và có đủ sức cạnh tranh với nhân sự từ
những nước khác có khoảng cách phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam như là Mỹ,
Nhật Bản. Những đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao đang đặt ra yêu cầu cấp
bách cho các trường Đại học đào tạo khối ngành kinh tế tại Việt Nam cần phải cải
tiến chất lượng giáo dục và nâng cao hiệu quả đào tạo.
Trên thế giới, vấn đề nghiên cứu cải tiến chất lượng giáo dục và nâng cao hiệu quả
giảng dạy, học tập khơng cịn là vấn đề mới mẻ. Gần đây, khía cạnh tâm lý trong học
tập ngày càng được chú ý nhiều hơn trong các nghiên cứu về giáo dục. Những nghiên
cứu về khía cạnh tâm lý trong học tập cho thấy động cơ học tập, thái độ học tập và
chất lượng sống sinh viên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo và kết quả thu
nhận của sinh viên trong quá trình học tập (Cole và cộng sự, 2004; Rowold, 2007).
Động cơ học tập làm tăng khả năng tham gia học tập của người học (Tharenou, 2001)
và làm tăng khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng thu nhận được vào công việc
(Rowold, 2007). Mức độ kiên định và động cơ học tập ban đầu làm gia tăng động cơ
học tập cũng như kinh nghiệm, hứng thú của sinh viên trong quá trình học tập về sau
(Cole và cộng sự, 2004). Tính kiên định trong học tập còn nâng cao được khả năng
biến cái thách thức thành cơ hội để kích khích phát triển từ đó đóng góp vào chất
lượng sống tổng thể (Maddi, 2002). Trong nghiên cứu của Vaez và cộng sự (2004)


2

về chất lượng sống của sinh viên năm nhất và năm hai tại trường Đại học Linkoping,
Thụy Điển còn cho thấy có mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe và chất lượng sống

của sinh viên, chất lượng sống của sinh viên Đại học thấp hơn so với những người
cùng lứa tuổi nhưng đang làm việc tại thị trường. Một nghiên cứu khác về mối quan
hệ giữa động cơ học tập, cảm giác hạnh phúc và kết quả học tập của sinh viên được
thực hiện bởi Khoshnam và cộng sự (2013) trên 341 sinh viên tại Iran cho thấy có
mối tương quan dương giữa động cơ học tập và cảm giác hạnh phúc đến kết quả học
tập của sinh viên.
Tại Việt Nam, mảng nghiên cứu chất lượng sống của học viên cao học hiện chưa
được chú trọng nhiều. Một trong số những nghiên cứu về khía cạnh tâm lý trong học
tập được thực hiện tại Việt Nam đáng kể nhất là nghiên cứu về tính kiên định và chất
lượng sống của sinh viên (Nguyen và cộng sự, 2012) được thực hiện trên đối tượng
sinh viên kinh tế bậc Đại học tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính kiên
định trong học tập và động cơ học tập có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng sống của
sinh viên. Ảnh hưởng này còn mạnh hơn khi giá trị học tập cao. Kế thừa mơ hình
nghiên cứu trên nhằm nâng cao tính tổng quát của kết quả nghiên cứu và góp phần
khẳng định thêm tính đúng đắn của mơ hình tại Việt Nam, tác giả thực hiện nghiên
cứu “Ảnh Hưởng Của Động Cơ Học Tập Và Tính Kiên Định Học Tập Đến Chất
Lượng Sống Của Học Viên Cao Học Khối Ngành Kinh Tế Tại Thành Phố Hồ
Chí Minh” trên đối tượng học viên cao học khối ngành kinh tế tại các trường Đại
học đào tạo kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu
có thể giúp các trường Đại học đào tạo kinh tế có thể đề ra các chương trình chiến
lược nhằm nâng cao động cơ học tập và chất lượng sống của học viên cao học từ đó
nâng cao chất lượng đào tạo.


3

Mục Tiêu Nghiên Cứu
 Kiểm định tác động của tính kiên định trong học tập tới động cơ học tập của
học viên cao học kinh tế.
 Kiểm định tác động của tính kiên định trong học tập tới chất lượng sống của

học viên cao học kinh tế.
 Kiểm định tác động của động cơ học tập tới chất lượng sống của học viên cao
học kinh tế.
 Kiểm định sự khác biệt trong mối quan hệ giữa động cơ học tập và chất lượng
sống, giữa tính kiên định học tập và chất lượng sống của hai nhóm học viên cao học
(nhóm học viên cao học có giá trị học tập cao và nhóm học viên cao học có giá trị
học tập thấp).
Đối Tượng Nghiên Cứu, Phạm Vi Và Giới Hạn Nghiên Cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng sống của học viên cao học kinh tế và ảnh
hưởng của động cơ học tập, tính kiên định học tập đến chất lượng sống của học viên
cao học kinh tế.
 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Hồ Chí
Minh.
 Đối tượng khảo sát là học viên cao học khối ngành kinh tế tại một số trường
Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
 Giới hạn nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và kinh phí, đề tài sẽ tập trung
nghiên cứu, khảo sát học viên cao học kinh tế tại ba trường Đại học trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh: Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Mở thành phố
Hồ Chí Minh, Đại học Tài chính – Marketing.


4

Phương Pháp Nghiên Cứu
Quy trình nghiên cứu bao gồm hai bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ bao gồm nghiên cứu định tính với 12 học viên cao học
để bổ sung thang đo, điều chỉnh thuật ngữ thang đo và nghiên cứu định lượng với
mẫu 149 học viên cao học để đánh giá sơ bộ thang đo. Nghiên cứu chính thức được
thực hiện bằng phương pháp định lượng và thông qua bảng câu hỏi khảo sát với kích
thước mẫu 346 học viên cao học kinh tế tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh để kiểm định mơ hình lý thuyết. Dữ liệu thu thập được phân tích thơng
qua công cụ SPSS 20.0.
Thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố
khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Việc kiểm định các giả thuyết thơng
qua phân tích tương quan, hồi quy dựa trên kết quả xử lý số liệu thống kê SPSS.
Ý Nghĩa Của Nghiên Cứu
 Đóng góp về lý thuyết:
o Điều chỉnh thang đo tính kiên định trong học tập của đối tượng học viên cao
học kinh tế.
o Điều chỉnh thang đo động cơ học tập của đối tượng học viên cao học kinh tế.
o Điều chỉnh thang đo chất lượng sống của đối tượng học viên cao học kinh tế.
o Nâng cao tính tổng quát của kết quả nghiên cứu “Tính kiên định trong học
tập và chất lượng sống của sinh viên: Bằng chứng tại Việt Nam” (Nguyen và
cộng sự, 2012).
 Đóng góp về mặt thực tiễn:
o Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các trường Đại học đào tạo khối ngành kinh tế
nắm bắt được vai trị của tính kiên định trong học tập, động cơ học tập và
chất lượng sống của học viên cao học kinh tế. Từ đó, có thể đề ra các chiến
lược để nâng cao hiệu quả học tập của học viên cao học cũng như hiệu quả
đào tạo của trường.


5

o Hơn nữa, các học viên cao học kinh tế cũng có thể nắm bắt được tầm quan
trọng của các yếu tố trên để điều chỉnh động cơ và thái độ học tập cho đúng
đắn, nâng cao hiệu quả học tập, tăng lượng kiến thức nắm bắt và khả năng
vận dụng kiến thức vào công việc.
Cấu Trúc Của Luận Văn
Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương:

 Chương 1: Giới thiệu tổng quan về lý do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của
đề tài.
 Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết về chất lượng sống của học viên cao học,
động cơ học tập, tính kiên định học tập và giá trị học tập. Bên cạnh đó, mơ hình
nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu cũng được đưa ra và trình bày trong chương này.
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Giới thiệu phương pháp thực hiện và kết
quả nghiên cứu định tính. Phương pháp thực hiện nghiên cứu định lượng, phương
pháp chọn mẫu và phương pháp xác định kích thước mẫu.
 Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo và
mơ hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nghiên cứu.
 Chương 5: Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, các đóng góp và hàm
ý cho các nhà quản trị, cũng như các hạn chế của nó để định hướng cho những nghiên
cứu tiếp theo.


6

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 2 nhằm mục đích giới thiệu cơ sở lý thuyết để xây dựng mơ hình nghiên
cứu. Chương này bao gồm hai phần chính. Phần đầu làm rõ khái niệm của 4 biến
chính là chất lượng sống của học viên cao học, động cơ học tập, tính kiên định học
tập và giá trị học tập, các lập luận để chọn thang đo cho các khái niệm. Phần tiếp theo
trình bày rõ mối liên hệ giữa các khái niệm và các nghiên cứu trước được thực hiện
ở nước ngồi, ở Việt Nam có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó đề xuất mơ hình
nghiên cứu và các giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm.
Chất Lượng Sống Của Học Viên Cao Học
Chất lượng sống
Chất lượng sống là một khái niệm đa hướng và phức tạp được hiểu và đo lường

theo nhiều cách khác nhau (Taylor, 2003; Vaez và cộng sự, 2004; Zullig và cộng sự,
2009).
Theo WHOQOL Group (1994) được trích trong Abdel-Khalek (2010), chất lượng
sống là nhận thức của cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống, có liên quan đến mục
tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và mối quan tâm của họ. Nó là một khái niệm rộng bị ảnh
hưởng một cách phức tạp bởi sức khỏe thể chất con người, trạng thái tâm lý, mức độ
độc lập, các mối quan hệ xã hội và tương tác với môi trường. Như vậy, chất lượng
sống là một trạng thái tâm lý và được đánh giá chủ quan bởi cá nhân tùy theo bối
cảnh văn hóa, xã hội và môi trường mà họ sinh sống (WHOQOL Group, 1998).
Mặt khác, theo McDowell và cộng sự (1996) được trích trong Abdel-Khalek
(2010) cho rằng chất lượng sống là chỉ số vừa mang tính chủ quan vừa mang tính
khách quan. Trong đó, tính khách quan thể hiện ở sự giàu có của cá nhân, tài sản cá
nhân, mức độ an toàn, cơ hội và tình trạng sức khỏe. Tính chủ quan liên quan đến sự
đánh giá của cá nhân về thành quả mà họ nhận được so với kỳ vọng đặt ra. Cho nên
có thể nói, chất lượng sống là kết quả của sự tương tác giữa điều kiện bên ngoài và


7

nhận thức của cá nhân về cuộc sống của họ (Browne và cộng sự, 1994). Nó là sự thỏa
mãn tồn diện của cá nhân cả về vật chất lẫn tinh thần (Chubon, 1995).
Theo Veenhoven (2006) được trích trong Aydin (2012), hạnh phúc là cảm nhận
của cá nhân về cuộc sống của họ theo hướng tích cực. Khoshnam, Ghamari và
Gendavani (2013), chứng minh hạnh phúc là cảm giác tích cực bao gồm hai khía cạnh
là hành vi xã hội và sự thỏa mãn từ bên trong. Chất lượng sống liên quan đến nhận
thức của mỗi cá nhân về cuộc sống của họ (Rahmqvist, 2001). Nó được định nghĩa là
mức độ thỏa mãn toàn diện của con người về cuộc sống của họ (Verbrugge và Asconi,
1987; Vaez và cộng sự, 2004). Cho nên có thể nói chất lượng sống phản ánh một khía
cạnh của sự hạnh phúc và nó tạo ra sức khỏe tinh thần, giúp mỗi cá nhân đạt được
thành công trong các mối quan hệ xã hội và mục tiêu đề ra (Khoshnam, Ghamari, và

Gendavani, 2013).
Chất lượng sống có bốn thành phần: Sự hài lòng cuộc sống, lòng tự trọng, sức
khỏe, hoạt động chức năng (Andrews và Withey, 1976; George và Bearson, 1980;
Bowling, 1991). Trong đó, sự hài lịng cuộc sống là sự đánh giá tổng quát về chất
lượng cuộc sống của một cá nhân ở các khía cạnh như gia đình, bạn bè, tơn giáo,
trường Đại học (Andrew và Withey, 1976; Diener và cộng sự, 1999). Cũng theo
Andrews và Withey (1976), chất lượng sống thể hiện ở hai mặt là nhận thức và cảm
giác. Về mặt nhận thức, đề cập đến sự thỏa mãn cuộc sống của cá nhân có liên quan
đến sự đo lường chênh lệch giữa thành quả đạt được so với kỳ vọng đặt ra, giữa cái
đạt được và cái đánh đổi (Campbell và cộng sự, 1976). Về mặt cảm giác đề cập đến
cảm xúc và tâm trạng của cá nhân (Campbell và cộng sự, 1976).


8

Bảng 2.1: So sánh các định nghĩa chất lượng sống
WHOQOL Group Browne và cộng sự
(1994, 1998)

Trạng thái tâm lý hoặc là nhận thức, cảm

Verbrugge và Asconi

Andrews và

(1994), McDowell

(1987), Chubon (1995); Withey (1976)

và cộng sự (1996)


Vaez và cộng sự (2004)

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

giác của con người
Gắn với mục tiêu, kỳ vọng trong cuộc
sống
Bị ảnh hưởng bởi sức khỏe thể chất

X


Chịu tác động của môi trường

X

X

Được đánh giá chủ quan

X

X

Được đánh giá khách quan

X

Sự thỏa mãn về vật chất

X

X

X

Sự thỏa mãn về tinh thần

X

X


X

Nguồn: Tác giả tổng hợp


9

Như vậy, chất lượng sống là một trạng thái tâm lý và được đánh giá chủ quan bởi
mỗi cá nhân tùy theo mơi trường mà họ sinh sống. Nó thể hiện sự thỏa mãn toàn diện
của con người cả về vật chất lẫn tinh thần và tạo ra sức khỏe tinh thần, giúp mỗi cá
nhân đạt được thành công trong các mối quan hệ xã hội, các mục tiêu đề ra. Sự thỏa
mãn được thể hiện qua các khía cạnh như gia đình, bạn bè, tơn giáo và trường Đại
học. Ở nghiên cứu này, tác giả tập trung vào sự thỏa mãn ở trường Đại học hay là
nghiên cứu chất lượng sống của học viên cao học.
Chất lượng sống của học viên cao học
Chất lượng sống trong học tập của học viên cao học (hay gọi tắt là chất lượng sống
của học viên cao học) là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm (Nguyen
và cộng sự, 2012). Chất lượng sống của học viên cao học có thể được hiểu bằng nhiều
cách khác nhau và có nhiều nhân tố để đo lường nó (Nussbaum và Sen, 1993 được
trích trong Posadzki, 2009). Nó có thể được đo lường thơng qua cảm nhận chủ quan
và khách quan của cá nhân về sự hài lòng, hạnh phúc, sự xuất sắc, hy vọng, tính lạc
quan và sự hưởng thụ (Staats và cộng sự, 1995, được trích trong Posadzki, 2009).
Theo Sirgy và cộng sự (2007), chất lượng sống của học viên cao học là một phần
của chất lượng sống. Chất lượng sống của học viên cao học được định nghĩa là mức
độ thỏa mãn toàn diện của học viên cao học trong quá trình học tập và sinh hoạt tại
trường Đại học. Chất lượng sống của học viên cao học được xem xét ở hai khía cạnh,
là về nhận thức và về cảm giác (Pilcher, 1998; Sam, 2000; Cha, 2003). Về mặt nhận
thức có liên quan đến sự đánh giá tổng quát về cuộc sống tại Đại học của cá nhân dựa
trên các tiêu chuẩn riêng (Diener và Emmons, 1984 được trích trong Lee, 2008). Các
tiêu chuẩn được chọn dựa vào nhu cầu của con người bao gồm nhu cầu sức khỏe và

an tồn, nhu cầu kinh tế và gia đình, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu
tự thể hiện, nhu cầu tri thức và cuối cùng là nhu cầu thẩm mỹ (Sirgy và cộng sự,
2007). Về mặt cảm giác, nó phản ánh sự khác biệt giữa ảnh hưởng tích cực và ảnh
hưởng tiêu cực trong cảm giác của sinh viên khi sống tại trường Đại học. Ảnh hưởng
tích cực như là hăng hái, thích thú, kiên quyết, sơi nổi, đầy cảm hứng, tỉnh táo, năng
động, mạnh mẽ, tự hào và chu đáo. Ảnh hưởng tiêu cực như sợ hãi, bối rối, đau buồn,


10

bồn chồn, lo lắng, xấu hổ, tội lỗi, cáu kỉnh, chống đối (Brandburn, 1969; Diener và
cộng sự, 1995; Plutchick, 2003 được trích trong Lee, 2008). Như vậy, nhìn chung sự
thỏa mãn tồn diện của sinh viên đối với q trình học tập trong trường Đại học được
đánh giá dựa vào sự thỏa mãn của họ về giảng viên, trang thiết bị học tập, cung cách
đối xử của nhà trường, quan hệ bạn bè và các hoạt động ngoại khóa (Nguyen và cộng
sự, 2012).
Nghiên cứu về chất lượng sống của học viên cao học có thể chia thành hai hướng
chính. Hướng thứ nhất nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng sống của học viên
cao học với các yếu tố khác và hướng thứ hai tập trung vào cách thức đo lường chất
lượng sống của học viên cao học (Sirgy và cộng sự, 2007). Ở đây, tác giả nghiên cứu
về mối quan hệ giữa chất lượng sống của học viên cao học với các yếu tố khác.
Có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sống của học viên
cao học. Chẳng hạn, Vaez và cộng sự (2004) cho thấy có mối quan hệ giữa tình trạng
sức khỏe và chất lượng sống của học viên cao học. Nghiên cứu này cho thấy chất
lượng sống của học viên cao học thấp hơn so với những người cùng lứa tuổi nhưng
đang làm việc tại thị trường. Nghiên cứu của Cha (2003) lại cho thấy có mối quan hệ
cùng chiều giữa sự thỏa mãn trong cuộc sống với các thuộc tính về tính cách cá nhân
của học viên cao học như tính lạc quan, lịng tự trọng. Ngồi ra, vị trí kinh tế xã hội,
kinh nghiệm học tập, điều kiện sinh sống có mối quan hệ cùng chiều với sự thỏa mãn
trong cuộc sống (Chow, 2005).

Chất lượng sống của học viên cao học bị ảnh hưởng bởi cả các yếu tố về tinh thần
lẫn thể chất. Ví dụ như, chất lượng sống của học viên cao học có thể bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố về tinh thần như lối sống lành mạnh, cảm giác hạnh phúc, các vấn đề
liên quan đến văn hóa, xã hội, chính trị (Disch và cộng sự, 1997 được trích trong
Posadzki, 2009). Ngồi ra, điều kiện học tập (chi phí trang trải việc học), mục tiêu sự
nghiệp và kỳ vọng về bằng cấp có thể tăng cường hoặc làm giảm chất lượng sống của
học viên cao học (Sax, 1996 được trích trong Posadzki, 2009). Mặt khác, theo Vaez
và Laflamme (2008), các yếu tố về thể chất như tình trạng sức khỏe, đặc điểm nhân
khẩu học cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập từ đó ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của


11

học viên cao học. Hơn nữa, có sự khác biệt về sự hài lòng cuộc sống giữa những học
viên cao học lớn tuổi và trẻ tuổi hơn (Makinen và Psychyl, 2001 được trích trong
Schoenecker, 2010). Nhưng nhìn chung, các yếu tố về tinh thần quyết định chất lượng
sống của học viên cao học hơn là các yếu tố về thể chất (Vaez và Laflamme, 2003
được trích trong Posadzki, 2009).
Như vậy, chất lượng sống của học viên cao học là mức độ thỏa mãn toàn diện của
học viên cao học trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường Đại học. Sự thỏa
mãn toàn diện được đánh giá dựa vào sự thỏa mãn của học viên cao học về giảng
viên, trang thiết bị học tập, cung cách đối xử của nhà trường, quan hệ bạn bè…
Sự hài lòng cuộc sống tại trường Đại học có ảnh hưởng đến sự hài lịng cuộc sống
gia đình và cơng việc (Sirgy và cộng sự, 2007). Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu
để khám phá ra các yếu tố cốt lõi có ảnh hưởng đến chất lượng sống của học viên cao
học (Ushakov và Sokolova, 2007 được trích trong Posadzki, 2009). Đồng thời, các
yếu tố về tinh thần lại có ảnh hưởng hơn hẳn tới chất lượng sống của học viên cao
học so với các yếu tố về thể chất. Chính vì thế, tác giả chọn mơ hình nghiên cứu của
Nguyen và cộng sự (2012) để xem xét mối quan hệ của các yếu tố thuộc về tinh thần
như tính kiên định học tập và động cơ học tập với chất lượng sống của học viên cao

học.
Đo lường chất lượng sống của học viên cao học
Chất lượng sống có thể hiểu và đo lường theo nhiều cách khác nhau (Taylor, 2003;
Vaez và cộng sự, 2004; Zullig và cộng sự, 2009). Nhìn chung, có hai hướng phát triển
thang đo đo lường chất lượng sống của học viên cao học: (1) Phát triển thang đo đo
lường chất lượng sống tổng thể của học viên cao học (trong đó bao gồm cả chất lượng
sống gia đình, chất lượng sống công việc, chất lượng sống tại trường Đại học), (2)
phát triển thang đo đo lường chất lượng sống của học viên cao học tại trường Đại học
(Sirgy và cộng sự, 2007).
Theo hướng thứ nhất có thể kể ra các nghiên cứu tiêu biểu như: Nghiên cứu của
Cohen và cộng sự (2001) sử dụng nguyên tắc phân loại của Bloom và cộng sự (1956,
1971) để phát triển thang đo về chất lượng sống của học viên cao học với 6 thành


12

phần là (1) kiến thức, (2) sự lĩnh hội, (3) sự chuyên tâm, (4) sự phân tích, (5) sự tổng
hợp và (6) sự đánh giá. Nghiên cứu của Witmer và Sweeney (1992) phát triển thang
đo đánh giá tình trạng sức khỏe của lối sống với 16 thành phần ở 5 khía cạnh là tinh
thần, sự tự điều chỉnh, cơng việc – nghỉ ngơi, tình bạn và tình yêu. Bên cạnh đó, Disch
và cộng sự (2000) cũng phát triển thang đo chất lượng cuộc sống và sự thỏa mãn với
10 thành phần có liên quan trực tiếp đến mối lo âu, boăn khoăn của học viên cao học.
10 thành phần đó là (1) tiêu thụ thuốc và rượu, (2) hành vi xã hội và tình dục, (3) sử
dụng thời gian, (4) vấn đề chi tiêu – tài chính, (5) vấn đề thể chất – tinh thần, (6) vấn
đề văn hóa – giới tính, (7) phong cách học tập, (8) các vấn đề nghề nghiệp – việc làm,
(9) vấn đề tội phạm và bạo lực, (10) các vấn đề cuộc sống. Vào năm 2003, Maggino
và Schifini D’Andrea công bố thang đo chất lượng sống với 3 thành phần là (1) động
cơ học tập, (2) hiệu quả học tập và (3) sự thỏa mãn với các khía cạnh cuộc sống. Động
cơ học tâp có liên quan đến những kỳ vọng trong tương lai của học viên cao học. Hiệu
quả học tập gồm 2 biến phụ là biến hiệu quả thực và biến hiệu quả nhận thức. Biến

hiệu quả thực như điểm trung bình, điểm kiểm tra, tỷ lệ kỳ thi thành công. Biến hiệu
quả nhận thức liên quan đến sự so sánh kết quả học tập của một sinh viên với những
sinh viên khác, với kỳ vọng của họ. Sự thỏa mãn với 10 khía cạnh cuộc sống (tình
bạn, thời gian rảnh, gia đình, sức khỏe cá nhân, sức khỏe gia đình, năng lực, tài chính
gia đình, sự nghiệp, tài chính cá nhân, mối liên hệ với trường).
Theo hướng thứ hai có thể đề cập đến thang đo được công bố bởi Sirgy và cộng sự
(2007) dùng để đo lường chất lượng sống tại Đại học của sinh viên với 17 biến quan
sát (hài lòng với cơ sở vật chất, hài lòng với giảng viên, hài lịng với mơi trường lớp
học, hài lịng với mối quan hệ bạn bè, hài lòng với danh tiếng của trường,…). Trong
nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2012) về chất lượng sống của sinh viên kinh tế
bậc Đại học tại Việt Nam đã sử dụng thang đo chất lượng sống trong học tập của
Sirgy và cộng sự (2007) và có điều chỉnh lại cho phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam.
Theo đó, thang đo chất lượng sống trong học tập của Nguyen và cộng sự (2012) bao
gồm sáu biến quan sát để đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên bậc Đại học về


13

giảng viên, trang thiết bị, dịch vụ, hoạt động xã hội (quan hệ bạn bè, hoạt động ngoại
khóa).
Ở đây, tác giả lưu ý rằng, cuộc sống Đại học chỉ là một trong nhiều khía cạnh cuộc
sống của học viên cao học và nó có vai trị quan trọng trong việc tạo ra hạnh phúc
chung, sự thỏa mãn cuộc sống và sự hài lòng chủ quan của họ (Sirgy và cộng sự,
2007). Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung vào khía cạnh cuộc sống Đại học
của học viên cao học và nhằm đo lường sự thỏa mãn toàn diện của học viên cao học
trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường Đại học, tức đo lường chất lượng sống
của học viên cao học, không đo lường chất lượng sống tổng thể của họ. Nên tác giả
chọn thang đo chất lượng sống trong học tập được đề xuất bởi Nguyen và cộng sự
(2012) để đo lường chất lượng sống trong học tập của học viên cao học là phù hợp
với bối cảnh và mục tiêu mà tác giả nghiên cứu.

Như vậy, chất lượng sống của học viên cao học là sự thỏa mãn toàn diện của học
viên cao học trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường Đại học và được đo
lường bằng 6 biến quan sát (Nguyen và cộng sự, 2012). Thang đo có 5 mức độ từ 1
(rất khơng hài lịng) đến 5 (rất hài lòng).
Bảng 2.2: Thang đo chất lượng sống của học viên cao học
STT

Thang đo

1

Tơi rất hài lịng với các giảng viên giảng dạy tơi tại trường này.

2

Tơi rất hài lịng với cơ sở và trang thiết bị học tập của trường này.

3

Tơi rất hài lịng với cung cách đối xử với sinh viên của trường này.

4

Tơi rất hài lịng với các hoạt động ngoại khóa khi học tập tại trường này.

5

Tơi rất hài lịng với quan hệ bạn bè cùng lớp khi học tập tại trường này.

6


Nhìn chung, chất lượng sống trong học tập của tôi tại trường này rất cao.
Nguồn: Nguyen và cộng sự (2012)


14

Động Cơ Học Tập Của Học Viên Cao Học
Động cơ
Khái niệm động cơ được sử dụng để giải thích vì sao con người hành động, duy trì
hành động của họ và giúp họ hồn thành cơng việc (Pintrich, 2003 được trích trong
Nguyen và cộng sự, 2012). Động cơ giúp quá trình thiết lập và làm gia tăng chất
lượng của quá trình nhận thức và điều này sẽ dẫn đến thành cơng (Blumenfeld và
cộng sự, 2006 được trích trong Nguyen và cộng sự, 2012). Merriam – Webster (1997),
định nghĩa động cơ là các hành động hoặc quá trình thúc đẩy, sự kích thích hay sự
tác động nhằm khuyến khích tạo ra những nỗ lực cho bản thân, là nguyên nhân giúp
định hướng hành động của con người. Ngoài ra, Myers (1996) còn định nghĩa động
cơ là một nhu cầu hay mong muốn tiếp thêm nghị lực cho hành vi để hướng nó tới
thực hiện một mục tiêu cụ thể.
Những nghiên cứu về đào tạo và phát triển hiện tại đã nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc đánh giá vai trò của động cơ trong hiệu quả đào tạo (Colquitt và cộng sự,
2000; Burke và Moore, 2003). Từ các nghiên cứu có thể nhận thấy có năm loại động
cơ chính trong lĩnh vực đào tạo bắt nguồn từ ba lý thuyết nền: Lý thuyết tự quyết của
Ryan và Deci, lý thuyết kỳ vọng của Vroom (1964) và lý thuyết giá trị kỳ vọng của
Pintrich (1988). Năm loại động cơ đó là động cơ bên trong (intrinsic motivation),
động cơ học tập (motivation to learn), động cơ chuyển đổi (motivation to transfer),
động cơ kỳ vọng (expectancy motivation) và giá trị công việc (task value).
Theo lý thuyết tự quyết của Ryan và Deci được trích trong Bauer và cộng sự
(2016), có liên quan đến động cơ bên trong. Những hành vi động cơ bên trong là vì
lợi ích của chính bản thân (sự thích thú và sự thỏa mãn về thành quả đạt được). Do

đó, con người sẽ làm những việc mà họ thích và phải thỏa mãn được ba nhu cầu:
Năng lực, mối quan hệ và sự tự quyết. Năng lực có liên quan đến sự tự tin và hiệu
quả trong thực hiện công việc. Trong khi đó mối quan hệ phản ánh những liên kết với
xã hội trong công việc và sự tự quyết thể hiện quyền tự chủ trong công việc. Một cá
nhân sẽ có động cơ làm việc cao nhất khi được thỏa mãn ba nhu cầu trên.


15

Theo lý thuyết kỳ vọng của Vroom (1964) được trích trong Bauer và cộng sự
(2016), có liên quan đến động cơ học tập, động cơ chuyển đổi và động cơ kỳ vọng.
Trong công thức xác định động cơ của cá nhân bao gồm ba thành phần: Tính hấp dẫn
(valence), phương tiện (instrumentality), kỳ vọng (expectancy). Tính hấp dẫn phản
ánh mức độ quan trọng của phần thưởng đối với người thực hiện công việc. Khái
niệm này được thể hiện qua mối quan hệ giữa phần thưởng và mục tiêu cá nhân.
Phương tiện là niềm tin kết quả tốt sẽ dẫn đến phần thưởng xứng đáng. Khái niệm
này thể hiện qua mối quan hệ giữa hành động và phần thưởng. Kỳ vọng là niềm tin
rằng nỗ lực sẽ dẫn đến kết quả tốt và nâng cao hiệu quả công việc. Động cơ kỳ vọng
có liên quan đến việc đo lường động cơ và được xác định bằng cơng thức: Tính hấp
dẫn * phương tiện * kỳ vọng. Động cơ học tập và động cơ chuyển đổi chỉ liên quan
đến thành phần kỳ vọng trong lý thuyết. Động cơ học tập là kỳ vọng tham gia nội
dung khóa học, trong khi đó động cơ chuyển đổi là kỳ vọng áp dụng những gì đã học
vào công việc (Noe và Schmitt, 1986).
Pintrich (1988) được trích trong Bauer và cộng sự (2016) đề xuất mơ hình lý thuyết
giá trị kỳ vọng với ba thành phần là: Kỳ vọng, giá trị và cảm xúc. Nghiên cứu của
Pintrich và De Groot (1990) căn cứ vào giá trị công việc (một trong năm loại động
cơ) của thành phần giá trị trong mơ hình giá trị kỳ vọng. Theo đó, giá trị cơng việc
cho thấy mục tiêu cá nhân và lý do để họ hồn thành cơng việc. Giá trị công việc
được định nghĩa là mức độ thú vị, có ích và quan trọng của chương trình học đối với
sinh viên (Pintrich, 1993).



16

Bảng 2.3: Phân biệt các loại động cơ
Loại động cơ Lý thuyết

Nét đặc trưng

thấy có động cơ nếu

sử dụng
Động cơ bên Lý thuyết
trong

tự quyết

Động cơ học Lý thuyết
tập

kỳ vọng

Những học viên sẽ cảm

Nhấn mạnh sự thỏa mãn Họ thích nội dung của khóa
nhu cầu và sự tận hưởng. học.
Nhấn mạnh kỳ vọng liên Họ tin rằng nỗ lực học sẽ
quan trực tiếp đến việc dẫn đến kết quả thành công.
học.


Động cơ

Lý thuyết

Nhấn mạnh kỳ vọng liên Họ tin rằng những nỗ lực sẽ

chuyển đổi

kỳ vọng

quan đến việc áp dụng đem đến thành công trong
kiến thức đã học vào việc áp dụng những kỹ năng
công việc.

được học tập vào công việc.

Động cơ kỳ

Lý thuyết

Tập trung vào kết quả Họ kỳ vọng với nỗ lực cá

vọng

kỳ vọng

của đào tạo như khả năng nhân và một kết quả học tập
thăng tiến, được công tốt sẽ mang lại khả năng
nhận…


thăng tiến trong tương lai.

Giá trị công

Lý thuyết

Thể hiện sự quan tâm, sự Họ đánh giá khóa học là thú

việc

giá trị kỳ

có ích và tầm quan trọng vị, có ích cho cơng việc và

vọng

trong đào tạo.

nó thì quan trọng với họ.

Nguồn: Trích trong Bauer và cộng sự (2016)
Trong nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một trong năm loại động cơ
kể trên, đó là động cơ học tập của học viên cao học. Có nhiều mơ hình về động cơ
học tập, tuy nhiên có ba yếu tố tổng quát thường hiện diện trong hầu hết các mơ hình
về động cơ học tập. Yếu tố thứ nhất là kỳ vọng, dùng để biểu thị niềm tin về khả năng
hay kỹ năng để hoàn thành công việc của con người. Yếu tố thứ hai là giá trị, dùng
để thể hiện niềm tin về tầm quan trọng, sự thích thú và lợi ích của cơng việc. Yếu tố
thứ ba là cảm xúc, dùng để thể hiện cảm xúc của con người thông qua phản ứng mang
tính cảm xúc về cơng việc (Pintrich, 2003 được trích trong Nguyen và cộng sự, 2012).



×