Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Phân tích các động cơ thúc đẩy việc ma của một doanh nghiệp cụ thể tại việt nam giữa siêu thị big c và central group

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.18 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO THẢO LUẬN
Phân tích các động cơ thúc đẩy việc M&A của một
doanh nghiệp cụ thể tại Việt Nam

Học phần : Quản trị tài chính
Giảng viên : Nguyễn Việt Bình
Lớp

: 2102FMGM0211

Nhóm

: 13

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2021


DANH SÁCH NHĨM
Nhóm 13
ST
T

Họ và tên

Mã SV

Nhiệm vụ

108



Nguyễn Thị Thu Uyên

18D250110

Powerpoint + phần I.3

109

Nguyễn Thu Uyên

18D150350

Thư ký + phần I.4

110

Nguyễn Thị Vân

18D150052

Phần I.1 + phần II.2.2

111

Lê Hà Vi

18D120169

Phần II.2.3 + Phần I.2


112

Lê Văn Vinh

18D120349

Nhóm trưởng + Kết
luận + Tổng hợp word

113

Chu Thị Hồng Yến

18D120230

Phần II.2.4

114

Lý Tiểu Yến

18D120170

Thuyết trình + Phần
II.2.1

115

Trịnh Thị Yến


18D150232

Phần II.2.5

Đánh giá


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM
I, Thành phần tham dự:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Nguyễn Thị Thu Uyên
Nguyễn Thu Uyên
Nguyễn Thị Vân
Lê Hà Vi
Lê Văn Vinh
Chu Thị Hoàng Yến
Lý Tiểu Yến
Trịnh Thị Yến


II, Mục đích cuộc họp:
Chọn doanh nghiệp để phân tích
III, Nội dung cơng việc:
1. Thời
2. Địa

gian: 13/04/2021

điểm họp nhóm: Phịng học V301

3. Nhiệm
-

vụ:

Nhóm trưởng thơng báo về đề tài nhóm
Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận chọn ra doanh nghiệp để nghiên cứu

IV, Đánh giá chung:
Nhóm làm việc tốt, có tinh thần trách nhiệm.
Nhóm trưởng

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM
I, Thành phần tham dự:

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Nguyễn Thị Thu Uyên
Nguyễn Thu Uyên
Nguyễn Thị Vân
Lê Hà Vi
Lê Văn Vinh
Chu Thị Hoàng Yến
Lý Tiểu Yến
Trịnh Thị Yến

II, Mục đích cuộc họp:
Phân chia cơng việc và lập dàn ý
III, Nội dung công việc:
1. Thời
2. Địa

gian: 15/04/2021

điểm họp nhóm: Phịng học V301

3. Nhiệm


vụ:

Nhóm trưởng lập dàn ý và phân công công việc chi tiết cho từng thành viên
IV, Đánh giá chung:
Nhóm làm việc tốt, có tinh thần trách nhiệm
Nhóm trưởng
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Có khá nhiều lý do để mua lại và sáp nhập một doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta khó có
thể giải thích một cách đầy đủ về hiện tượng tại nhiều nước phát triển, trong một số thời
kỳ, các hoạt động mua lại, sáp nhập diễn ra rất rầm rộ và trong một số thời kỳ khác lại rất
trầm lắng. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng phát triển tất yếu tạo điều kiện cho các
quốc gia hợp tác cùng có lợi. Thị trường bán lẻ Việt Nam đến nay sôi động bởi các
thương vụ mua bán, sáp nhập lớn (M&A) thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước
ngồi.
Trong lĩnh vực bán lẻ, q trình hội nhập tạo động lực cho thị trường bán lẻ phát triển,
tuy nhiên nó cũng làm cho q trình cạnh tranh ngày càng phát triển gay gắt. Trong bối
cảnh đó, hoạt động sáp nhập và mua lại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi được xem là một
giải pháp vì nó mang lại nhiều lợi ích như củng cố địa vị trên thị trường, bảo vệ, mở rộng
thị phần, tiết kiệm chi phí, tối đa hố tài sản của cổ đơng hay tránh nguy cơ phá sản. Vì
vậy hoạt động sáp nhập và mua lại hệ thống bán lẻ là biện pháp mà các nước trên thế giới
sử dụng để tạo một hệ thống tài chính ổn định, tránh đổ vỡ, nâng cao khả năng cạnh
tranh. Hoạt động sáp nhập và mua lại trên thế giới diễn ra đã lâu và ngày càng mạnh mẽ,
đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu năm 2007, tuy nhiên hoạt động này
còn khá mới mẻ ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ. Vì vậy, nhóm chúng em
quyết định chọn đề tài “Phân tích các động cơ thúc đẩy việc M&A của một doanh nghiệp
cụ thể tại Việt Nam giữa siêu thị Big C và Central Group”.



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về mua bán và sáp nhập
Bất kì doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh đều muốn không ngừng mở rộng quy
mô hoạt động, ngày càng nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong thương trường khơng
chỉ ở trong nước mà cịn muốn vươn xa hơn ra thị trường quốc tế. Ngoài những hoạt động
phát triển doanh nghiệp thông thường như đẩu tư xây dựng nhà máy mới, các doanh
nghiệp cịn có những cách thức khác như mua lại, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.
M&A là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Mergers and Acquisitions” có nghĩa là “sáp nhập
và mua lại”. M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh
nghiệp thơng qua việc sở hữu một phần hoặc tồn bộ doanh nghiệp đó.
 Mua lại doanh nghiệp:

Giao dịch mua lại xảy ra khi một doanh nghiệp mua được toàn bộ tài sản và các
khoản nợ của một doanh nghiệp khác với một giá nào đó.Doanh nghiệp bị bán chấm dứt
sự tồn tại của nó với tư cách một thực thể độc lập. Công ty mua lại trả cho chủ cũ của
doanh nghiệp bị bán tiền mặt hoặc chứng khoán( thường là cổ phiếu) theo giá mua lại đã
thõa thuận.


 Sáp nhập doanh nghiệp

Một hoặc một số công ty cùng loại( gọi là cơng ty bị sáp nhập)có thể sáp nhập vào
một công ty khác(gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cơng ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại
của công ty bị sáp nhập.
 Hợp nhất doanh nghiệp

Hợp nhất doanh nghiệp là hai hoặc một số công ty cùng loại(gọi là cơng ty bị hợp
nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới( gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển

toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cơng ty hợp nhất, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Để ra đời một công ty hợp nhất/sáp nhập, các cơng ty có liên quan phải chuẩn bị
hợp đồng hợp nhất/ sáp nhập và dự thảo điều lệ của công ty hợp nhất/nhận sáp nhập, xác
định phương án sử dụng lao động, thời gian,thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản,
chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần và trái phiếu của công ty hợp nhất/ bị sáp nhập và gửi
hồ sơ đăng ký kinh doanh đến các cơ quan có thẩm quyền theo luật của một quốc gia.
Phân loại và cách thức mua bán và sáp nhập

1.2.

1.2.1. Phân loại M&A
-

Kết hợp theo chiều ngang

Được tiến hành theo các doanh nghiệp trong cùng một ngành kinh doanh. Khi các doanh
nghiệp hợp nhất theo hình thức này sẽ có tác dụng làm cho mức độ cạnh tranh trên thị
trường giảm xuống, điều này thể hiện rõ nét trong những ngành có mức độ cạnh tranh
cao. Để hạn chế ảnh hưởng của sáp nhập đến cạnh tranh, luật pháp của nhiều quốc gia
không cho phép tiến hành một sự hợp nhất mà hậu quả tiềm ẩn lâu dài đưa đến là giảm
bớt tính cạnh tranh trên thị trường.
-

Kết hợp theo chiều dọc


Được tiến hành giữa một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác có liên quan đến đầu
vào và đầu ra của doanh nghiệp như nhà cung cấp, hay khách hàng của doanh nghiệp.
Đây là sự kết hợp của các doanh nghiệp cùng tuyến sản phẩm, nhưng khác nhau về chức

năng sản xuất, kinh doanh
-

Kết hợp theo phương thức liên ngành

Được tiến hành giữa hai doanh nghiệp không cùng hoạt động trong một lĩnh vực kinh
doanh, các doanh nghiệp này không cạnh tranh với nhau, cũng khơng có mối liên hệ về
cung ứng nguyên liệu hay mua bán sản phẩm với nhau. Mục đích của phương thức kết
hợp này nhằm đa dạng hóa các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh để tăng lợi nhuận, phân
tán rủi ro.
1.2.2 Cách thức M&A
- Các phương thức mua cổ phiếu:
Mua cổ phiếu: Khi một công ty tăng vốn điều lệ hoặc đấu giá phát hành cổ phiếu ra cơng
chúng, một cơng ty khác có thể tham gia mua, thâu tóm một phần cổ phiếu và tham gia
quản trị điều hành hoặc định đoạt quyền sở hữu của công ty tùy theo mục tiêu chiến lược
Mua gom cổ phiếu: đây là cách thường thấy khi thị trường chứng khốn sụt giảm, các
cơng ty niêm yết có giá trị vốn hóa thấp sẽ trở thành mục tiêu bị thu gom
Hoán đổi/chuyển đổi cổ phiếu: thường diễn ra đối với những cơng ty có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau như trong cùng một tập đoàn, Đối với những trường hợp này, nói chung vấn
đề quan trọng nhất là định giá để đảm bảo lợi ích của các cổ đơng của các bên cịn về
chiến lược kinh doanh hoặc các thủ tục pháp lý thường không xảy ra vấn đề lớn.
-

Các phương thức mua tài sản:

Mua lại một phần doanh nghiệp hoặc tài sản doanh nghiệp: doanh nghiệp đi thâu tóm
chỉ mua một phần hoặc một bộ phận tài sản của doanh nghiệp bán mà không tham gia sở
hữu tại doanh nghiệp bán. Phần bán đi có thể là tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc,



đất đai…) hoặc vơ hình (thương hiệu, bản quyền, đội ngũnhân sự, kênh phân phối…)
được tách ra khỏi công ty bán. Đối với bên bán, việc chia tách doanh nghiệp đã có sự
điều chỉnh của pháp luật
Mua lại một dự án bất động sản: được tiến hành khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt đối
với những doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản. Thực chất, bất động sản cũng
được coi là một loại tài sản và về lý thuyết sẽ được thực hiện như phần đã đề cập ở trên
về mua một phần hoặc tài sản doanh nghiệp. Trong lĩnh vực này, một số doanh nghiệp có
thế mạnh và tiềm lực để lấy được những dự án lớn nhưng khi triển khai thì chia nhỏ ra
“bán lại” cho các nhà đầu tư thứ cấp để phát triển
Mua nợ: Khi một doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản và khơng thể trả nợ, chủ
nợ có thể tìm một doanh nghiệp có khả năng tài chính mua lại phần nợ với giá thỏa thuận.
Doanh nghiệp mua nợ trở thành chủ nợ mới và có thể thỏa thuận để chuyển đổi khoản nợ
thành vốn cổ phần và thực thi quyền sở hữu. Trường hợp này thường diễn ra đối với chủ
nợ cũ là ngân hàng. Thay vì để cho doanh nghiệp phá sản, cách tốt nhất là ngân hàng bán
nợ với mức giá thấp hơn giá trị khoản nợ. Doanh nghiệp mua nợ nhìn chung hướng tới
việc chuyển đổi khoản nợ thành cổ phần để can thiệp cứu doanh nghiệp hơn là kỳ vọng
nhận trả nợ.
1.3. Các động cơ thúc đẩy M&A
1.3.1. Động cơ bên mua
Động cơ hiệu quả kinh tế:
-

-

Giảm chi phí kinh doanh: hoạt động M&A giúp cho bên mua giảm bớt các chi phí
trong q trình kinh doanh như: chi phí thời gian kiếm khách hàng mới, chi phí
mở rộng thị trường, chi phí để xây dựng và phát triển thương hiệu ,.
Mở rộng kinh doanh theo chiều dọc (vertical)đó là việc cơng ty có thể nắm tồn bộ
hoặc một phần chuỗi cung ứng từ đó có lợi cho đầu ra hoặc đầu vào của sản phẩm.


Động cơ hiệu quả tài chính:
-

Động cơ về thuế (Taxes) một cơng ty đang kinh doanh có lời có thể mua lại một
cơng ty thua lỗ, từ đó sẽ được hưởng thuế khẩu trừ.
Nguồn lực tương trợ (nguồn bổ sung): hoạt động M&A sẽ góp phần tận dụng và
chia sẻ những nguồn lực sẵn có.

Động cơ đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh:


-

Đa dạng hóa khu vực địa lý và lĩnh vực kinh doanh: động cơ này nhắm mục địch
đem lại cho công ty một kết quả thu nhập ổn định, từ đó tạo ra sự tự tin cho các
nhà đầu tư khi đầu tư vào cơng ty. Ngồi ra, đa dạng hóa sẽ mở ra các cơ hội kinh
doanh mới, giúp cơng ty có thể chuyển hướng đầu tư dễ dàng.

Động cơ phát triển:
-

-

Giảm cạnh tranh và tạo vị trí trên thị trường: điều này xảy ra khi công ty M&A với
một đối thủ trên thị trường, khi đó chẳng những khơng loại bỏ một đối thủ, mà cịn
tạo ra một vị thế cạnh tranh lớn hơn, có thể ép giá đối với nhà cung cấp hoặc
quyền độc quyền đặt giá cho những sản phẩm của mình.
Bán chéo (cross sell): các cơng ty có thể tận dụng khai thác các dịch vụ của nhau
để tăng thêm tiện ích cho khách hàng từ đó tăng thu nhập, hoặc bảo vệ mối quan
hệ với khách hàng.


1.3.2 Động cơ bên bán
Bên bán cũng có một cơ số động giống như bên mua. Ngoài ra, họ còn một số động cơ
khi tham gia vào thị trường M&A như: đôi mặt với sức cạnh tranh trên thị trường, đề nghị
hấp dẫn từ phía bên mua, tìm đối tác chiến lược và một số động cơ khác. Trong những
động cơ trên cơ sở thì động cơ tìm đối tác chiến lược thể hiện sự chủ động của bên bán,
đây cũng là động cơ chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
nhằm bảo vệ mình trước làn sóng hội nhập và tự do hóa thương mại. Như vậy, cả bên bán
và bên mua đều có những cơ sở riêng thúc đẩy hoặc tham gia vào hoạt động M&A. Và
động cơ đó đều xuất phát từ lợi ích mà M&A mang lại. Chúng ta có thể tổng hợp những
lợi ích này thành 4 nhóm chính sau:
+
+
+
+

Cài thiên tình hình tài chính
Củng cố vị thế thị trường
Giảm thiểu chi phí ngắn hạn, tân dụng quy định thời hạn dài
Tăng phần.

Từ những lợi ích đó, ta có thể thấy rằng M&A là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp trong
thế giới kinh doanh hiện nay.
1.4. Quy trình cơ bản của một thương vụ M&A
Thực tế, khơng có quy trình chuẩn hay phương thức chung nào cho một thương vụ
M&A, đặc biệt tại thị trường Việt Nam. Và chỉ có một quy trình tổng qt, theo đó một
thương vụ M&A có thể chia ra các giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị - Tiền M&A:
Giai đoạn chuẩn bị cho một giao dịch M&A giữ vai trò quyết định thắng/bại của thương
vụ M&A: Đối với bên bán, lập kế hoạch và chuẩn bị kỹ càng là yếu tổ quyết định thành

công của giao dịch; Đối với bên mua, quá trình tìm hiểu và đánh giá đối tượng mua lại


quyết định việc các bên có tiến đến được giai đoạn giao dịch chính thức hay khơng (để
đưa ra quyết định mua, thơng thường doanh nghiệp mua thường phải tìm hiểu và đánh giá
tổng thể đối tượng mục tiêu). Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, các hoạt động tìm kiếm,
tiếp cận và đánh giá đổi tượng mục tiêu có thể tạm chia thành 2 bước như sau:
Bước 1. Tiếp cận đối tượng mục tiêu
Việc tiếp cận tối tượng mục tiêu có thể thơng qua nhiều kênh như: Maketing của bên bán,
tự tìm kiếm trong mạng lưới thơng tin của bên mua, hoặc thông qua các đơn vị tư vấn, tổ
chức môi giới trong cùng lĩnh vực đầu tư kinh doanh hoặc các đơn vị chuyên tư vấn
M&A.
Ở bước này, phạm vi tiếp cận phụ thuộc vào đánh giá sơ bộ của Bên bán đối với các yếu
tố sau, trước khi quyết định tiến đến bước tiếp theo của lộ trình thâu tóm:
• Đối tượng mục tiêu phải có hoạt động trong lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển
của Bên mua;
• Đối tượng mục tiêu thường có nguồn khách hàng, đối tác đã định hình hoặc có thị phần
nhất định trên thị trường mà Bên bán có thể tiếp tục khai thác phù hợp với chiến lược
thâu tóm thị trường của Bên mua;
• Đối tượng mục tiêu thường có quy mơ đầu tư dài hạn hoặc trung hạn có thể tận dụng
được như kết quả đầu tư cơng nghệ, tận dụng kinh nghiệm quản lý, tận dụng nguồn lao
động có tay nghề;
• Đối tượng mục tiêu có vị thế nhất định trên thị trường, giúp bên mua có thể giảm thiểu
chi phí ngắn hạn và tăng thị phần trên thị trường, tận dụng khả năng bán chéo dịch vụ hay
tận dụng kiến thức về sản phẩm, kinh nghiệm thị trường để tiếp tục củng cố và tạo các cơ
hội đầu tư kinh doanh mới;
• Đối tượng mục tiêu có lợi thế về đất đai, hạ tầng, cơ sở vật chất có sẵn, có khả năng tận
dụng được để giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu.
Bước 2. Báo cáo thẩm định
Dựa trên các đánh giá sơ bộ ở bước 1, Bên mua sẽ tiến hành thuê các đơn vị tư vấn pháp

lý và tư vấn tài chính chuyên nghiệp để đánh giá tổng thể đối tượng mục tiêu, trước khi
đưa ra quyết định có thâu tóm hay khơng.
Tuy nhiên trên thực tế, Bên bán không nhất thiết phải cung cấp hết tồn bộ thơng tin nội
bộ doanh nghiệp theo quy định kiểm sốt thơng tin nội bộ của Bên bán, quy định của
pháp luật chuyên ngành, đề nghị của cổ đơng,.... Do vậy, thơng thường các bên có thể ký
kết thoả thuận bảo mật thông tin trước khi Bên mua được tiếp cận dữ liệu thông tin của
Bên bán.


Ở Việt Nam, trong giai đoạn này, tuỳ từng đối tượng mục tiêu và nhu cầu của bên mua,
bên mua thường tổ chức đánh giá một trong hai hoặc cả hai loại:
Báo cáo thẩm định tài chính ("Financial Due Dilligence"): trong đó tập trung kiểm
tra việc tuân thủ các chuẩn mực kế tốn, chuyển nhượng vốn, trích lập dự phịng,
các khoản vay từ tổ chức và cá nhân, tính ổn định của luồng tiền (có tính đến chu
kỳ kinh doanh), kiểm tra khấu hao tài sản và khả năng thu hồi cơng nợ ..
• Báo cáo thấm định pháp lý ("Legal Due Diligence"): tập trung đánh giá toàn bộ và
chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan đến tư cách pháp nhân, tình hình góp vốn và
tư cách của các cổ đông, các quyền và nghĩa vụ pháp lý của đối tượng mục tiêu, tài
sản, lao động, dự án ...


Mặc dù chỉ thuộc một khâu trong tổng thể quy trình một M&A, tuy nhiên kết quả của
Báo cáo thẩm định chi tiết lại giữ vai trị khơng thể thiếu đối với Bên mua, giúp Bên mua
hiểu rõ và tổng thể các vấn đề cần phải đối mặt trong suốt q trình thâu tóm và tái tổ
chức doanh nghiệp.
Giai đoạn đàm phán, thực hiện giao dịch - Ký kết M&A:
Đàm phán và ký kết M&A
Dựa trên kết quả thẩm định chi tiết, Bên mua xác định được loại giao dịch mục tiêu là
thâu tóm tồn bộ hay thâu tóm một phần, làm cơ sở để đàm phán nội dung M&A. Một số
vấn đề cần lưu ý ở giai đoạn này như sau:

Bên mua và Bên bán cần phải hiểu biết về các loại hình và biến thể của hình thức giao
dịch M&A để đàm phàn các nội dung cho phù hợp và hiệu quả. Thực tế, M&A (Merger
& Acquisition) luôn được đặt song hành nhưng lại có bản chất khác nhau: Với "Merger"
(Mua), cơng ty bị mua lại khơng cịn tồn tại, bị thâu tóm hồn tồn bởi bên bán; bù lại,
với "Acquisition", hai bên đồng thuận hợp nhất lại thành một cơng ty mới thay vì hoạt
động và sở hữu riêng. Bản thân trong "Acquisition" cũng có nhiều biến thể rất phong phú
như: sáp nhập ngang, sáp nhập mở rộng thị trường, sáp nhập mở rộng sản phẩm, sáp nhập
kiểu tập đoàn, sáp nhập mua, sáp nhập hợp nhất,...
Bên mua và Bên bán không thể gặp nhau ở Giá của giao dịch: Nghịch lý M&A thường
xuyên được nhắc đến bởi Bên mua thì chào giá q cao cịn Bên bán chỉ chấp nhận được
ở mức thấp. Để giải quyết vấn đề này, các bên trong giao dịch M&A có xu hướng thuê
một đơn vị thẩm định giá độc lập để xác định giá trị của bên mua.
Sản phẩm của giai đoạn này là một Hợp đồng ghi nhận hình thức, giá, nội dung của
thương vụ M&A. Nếu đi được đến bước này, có thể đến gần với cơng đoạn cuối cùng của
M&A. Hợp đồng M&A là sự thể hiện và ghi nhận những cam kết của các bên đối với
giao dịch, vừa đề cập đến khía cạnh pháp lý, vừa ghi nhận cơ chế phối hợp một cách hài
hòa các yếu tố có liên quan đến giao dịch M&A khác như tài chính, lao động, quản lý,


phát triển thị trường,... Hay nói một cách khác, Hợp đồng M&A cần phải được thiết kế để
trở thành công cụ bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch cho đến suốt hậu
M&A.
Thủ tục pháp lý ghi nhận M&A
Việc thâu tóm một doanh nghiệp của Bên mua chỉ được pháp luật cơng nhận khi đã hồn
thành các thủ tục pháp lý liên quan đến việc ghi nhận sự chuyển giao từ Bên bán sang
Bên mua, đặc biệt với các loại tài sản, quyền phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Khi hồn thành bước này, một thương vụ M&A có thể được xem như kết thúc và hoàn
thành.
Giai đoạn tái cơ cấu doanh nghiệp - Hậu M&A
Giai đoạn tái cấu trúc doanh nghiệp hậu M&A là bài tốn đặt ra với Bên thâu tóm về việc

khơng để M&A đổ vỡ. Các thử thách của Bên mua trong giai đoạn này thường là các bất
ổn về nhân sự, bất động trong chính sách quản lý, mâu thuẫn về văn hố doanh
nghiệp,...Ngồi ra, việc giải quyết các vấn đề pháp lý và tài chính mặc dù có thể đã được
định hướng từ khâu thấm định chi tiết, nhưng việc có giải quyết triệt để được các vấn đề
tồn đọng và có tận dụng, khai thác được các thế mạnh của doanh nghiệp bị thâu tóm hay
khơng, lại nằm ở khả năng và kinh nghiêm xử lý của bên mua. Một vấn đề khác làm đau
đầu các nhà quản lý trong giai đoạn tái cấu trúc doanh nghiệp hậu M&A là vấn đề về tổ
chức đánh giá lại, khai thác nguồn nhân sự của doanh nghiệp bị thâu tóm, vì ở giai đoạn
đánh giá và thẩm định, bên mua thường chỉ quan tâm đến các vấn đề về tài chính, pháp lý
và tài sản mà khơng lường trước hết các vấn đề liên quan đến "tâm lý" và "con người".
CHƯƠNG 2: THƯƠNG VỤ MUA LẠI BIG C CỦA CENTRAL GROUP
2.1 Giới thiệu chung
2.1.1 Khái quát quá trình M&A tại Việt Nam
Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc. Năm
2020, với việc ký kết thành công 2 hiệp định lớn là EVFTA và RCEP, tốc độ tăng trưởng
kinh tế đạt tăng trưởng dương 2,91% trong thời kỳ Covid19 diễn biến phức tạp trên toàn
thế giới là tiền đề để kinh tế Việt Nam phát triển, kèm với đó là các hoạt động M&A càng
diễn ra sơi động. Nhìn chung từ trước đến nay, hoạt động M&A tại Việt Nam chứng kiến
sự năng động hơn của khối ngoại.
Từ năm 2007 - 2017, hoạt động M&A tại Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ và đạt đỉnh năm
2017 với quy mô 10,2 tỷ USD. Giai đoạn 2016 - 2017, một số ngành hàng có hoạt động
M&A nổi bật là ngành bán lẻ, ngành sản xuất, ngành hàng tiêu dùng và ngành bất động
sản. Một số thương vụ nổi bật trong giai đoạn này là: Big C về tay của Central Group
(Thái Lan), Metro Việt Nam bị mua lại bởi TCC Holdings (Thái Lan), Mobifone thâu


tóm AVG,... Trong đó, thương vụ Big C về tay của Central Group được coi là thương vụ
lớn nhất năm 2016 với giá trị chuyển nhượng là 1,1 tỷ USD, chiếm gần 20% giá trị M&A
cả năm 2016 với giá trị đạt 5.8 tỷ USD.
Năm 2018 - 2019, thị trường M&A của Việt Nam ghi nhận sự sôi động của ngành hàng

tiêu dùng, sản xuất và bất động sản. Năm 2020, ngân hàng và bất động sản là những lĩnh
vực M&A chủ chốt tại Việt Nam. Năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt đạt quy mô là 7,6 tỷ
USD, 7,2 tỷ USD và 3,5 tỷ USD. Một số thương vụ nổi bật tại Việt Nam là: An Quý
Hưng thâu tóm Vinaconex, VinFast mua General Motor Việt Nam, FPT mua lại Intellinet
(Mỹ), Vincommerce và Vineco sáp nhập Masan, Sài Gòn Coop mua lại Auchan Việt
Nam, KKR & Temasek mua lại cổ phần của Vinhomes,...
Tháng 1 năm 2021, một số điều luật có ảnh hưởng đến hoạt động M&A tại Việt Nam là
Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán có hiệu lực sửa đổi. Luật Doanh
nghiệp mới quy định tỷ lệ sở hữu 10% xuống 5% và bãi bỏ thời hạn quy định 6 tháng
đồng thời đưa ra nhiều quyền lợi hơn cho cổ đông. Luật Đầu tư mở rộng thêm nhóm đối
tượng nhận ưu đãi đồng thời giảm bớt yêu cầu chấp thuận của các cấp chính quyền với
các nhà đầu tư nước ngồi. Nói chung, những thay đổi này đều mang đến những cơ hội
cho hoạt động M&A của Việt Nam bùng nổ trong thời gian tới.
Năm 2020, do xử lý khá tốt tình hình dịch Covid19 mà Việt Nam trở thành một điểm đến
đầu tư tiềm năng, có triển vọng cho các thương vụ M&A lớn trên thế giới. Có nhiều dự
đốn cho rằng, năm 2021, nền kinh tế Việt Nam sẽ có sự khởi sắc mạnh mẽ, từ đó các
thương vụ M&A cũng có xu hướng gia tăng, có khả năng khơi phục về mức giá trị 4.5 - 5
tỷ USD.
2.1.2 Giới thiệu về Big C
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1998, Big C là chi nhánh của Tập đoàn Casino, một trong
những tập đoàn hàng đầu của Pháp trong lĩnh vực phân phối bán lẻ với doanh số đạt trên
50 tỷ USD/năm. Big C là kết quả hợp tác thành công giữa Casino và một số công ty Việt
Nam.
Hệ thống siêu thị Big C hiện khai thác 21 trung tâm thương mại tại các tỉnh, thành lớn
trên cả nước, sử dung 8.000 nhân viên, kinh doanh 50.000 mặt hàng, trong đó 95% sản
xuất tại Việt Nam.
Hàng năm Big C góp phần quảng bá cho khoảng gần 1.000 container hàng Việt tại các
nước châu Mỹ La tinh, châu Âu và vùng Ấn Độ Dương. Mỗi năm Big C đón khoảng 45
triệu lượt khách đến mua sắm.
Quá trình hình thành và sang nhượng BigC





Năm 1993, thương hiệu Big C được thành lập bởi công ty Central Group, cửa
hàng đầu tiên được mở tại ngã tư Wong Sawang, Bangkok (Thái Lan).



Năm 1995, cổ phiếu Big C lần đầu tiên được niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khốn Thái Lan.



Năm 1997, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á , Big C đã quyết định hình
thành liên minh với Tập đồn Casino (Pháp).



Năm 1999, trong đợt tăng vốn của mình, Big C đã bán lại 530 triệu cổ phiếu cho
tập đoàn Casino và tập đoàn này trở thành cổ đông lớn nhất của công ty đồng thời
có mặt tại Việt Nam với danh nghĩa là chi nhánh của Tập đoàn Casino là quan hệ
hợp tác giữa Tập đồn Casino và một số cơng ty Việt Nam.



Tháng 4/2016, hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam được Tập đoàn Central Group
(Thái Lan) tiếp quản thành công và hợp pháp theo một thỏa thuận chuyển nhượng
quốc tế với Tập đoàn Casino. Giá trị chuyển nhượng đạt 1.1 tỷ USD.




Năm 2021, BigC thay đổi nhận diện thương hiệu với 5 đại siêu thị: Dĩ An, Nha
Trang, Cần Thơ, Hạ Long và Vĩnh Phúc đổi tên thành GO!; 7 siêu thị là An Phú,
Thảo Điền, Âu Cơ tại tp. HCM, The Garden, Hà Đông, Nguyễn Xiển và Lê Trọng
Tấn ở Hà Nội đổi tên thành Tops Market. Các chi nhánh khác cũng có kế hoạch
nhanh chóng thay đổi nhận diện thương hiệu trong thời gian sắp tới.

2.1.3 Giới thiệu về Central Group
Central Group là Tập đoàn bán lẻ hàng đầu trong khu vực được thành lập vào năm 1947
từ một cửa hàng nhỏ tại Bangkok, Thái Lan do gia đình ơng Tiang Chirathivat điều hành.
Khởi nghiệp kinh doanh từ một tạp hố nhỏ nằm ở bờ tây sơng Chao Phraya, nhà sáng
lập Tiang Chirathivat đã dần phát triển Central Group thành một đế chế khổng lồ. Ngoài
là 1 trong 5 tập đoàn kinh doanh lớn nhất Thái Lan, Central Group cũng được biết đến là
một trong những tập đoàn sử dụng nhiều lao động nhất tại đất nước Chùa tháp
Central Group chính thức bước chân vào Việt Nam hồi tháng 7/2011, hoạt động tại nhiều
lĩnh vực bán lẻ như điện máy, thể thao, thời trang, trung tâm thương mại, nhà hàng khách
sạn, thương mại điện tử, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thức ăn nhanh,... Hiện tại,
doanh nghiệp đang kinh doanh và quản lý nhiều thương hiệu tại Việt Nam trải dài trên
các lĩnh vực gồm có:


Siêu thị: Hệ thống siêu thị Big C với 36 trung tâm dạng “mega”, chuỗi siêu thị Lan
Chi với 25 siêu thị lớn nhỏ tại các vùng nơng thơn phía Bắc.




Điện máy: 49% cổ phần của Công ty Đầu tư Phát triển Công nghệ và Giải pháp
mới NKT, đơn vị sở hữu Công ty thương mại Nguyễn Kim với 21 siêu thị điện

máy trên cả nước



Thời trang: Trung tâm thương mại thời trang Robins, cửa hàng thời trang
SuperSports, Crocs, New Balance, Marks & Spencer (M&S) của Anh, Delala,
Fila, Mizuno, chuỗi cửa hàng Komonoya (Nhật),... với con số là 60 cửa hàng.



Khách sạn: khách sạn 4 sao Centara Sandy Beach (Đà Nẵng)



Thương mại điện tử: Sàn thương mại điện tử Zalora



Khác: Hệ thống cửa hàng tiện lợi C - Express, văn phòng phẩm B2S, đồ gia dụng
Lookool,...

2.2 Cách thức tiến hành thương vụ mua lại Big C của Central Group
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ tiềm năng nhất trong khu
vực Đơng Nam Á,đây chính là mảnh đất màu mỡ mà các nhà bán lẻ trên thế giới đều
muốn đánh chiếm.Và cánh nhanh nhất để chiếm thị phần là thông qua con đường mua
bán, sáp nhập (M&A), chính vì thế khi Casino giao bán BigC là cơ hội cho các tập đoàn
lớn chen chân vào Việt Nam nhanh hơn. Đặc biệt, BigC là đơn vị nằm trong top 3 nhà
bán lẻ có độ phủ lớn tại Việt Nam, đã xây dựng được các mối quan hệ tốt không chỉ giữa
các nhà cung cấp và các khách hàng, mà còn bao gồm cả nhân viên , chính quyền địa
phương và cả cộng đồng trong và ngồi nước, điều này giúp họ dễ dàng hơn trong việc

phát triển và mở rộng thêm mạng lưới.
Tập đoàn Casino( Pháp) rao bán BigC Việt Nam vào cuối năm 2015, thời điểm mà
thị trường bán lẻ Việt Nam đang có những chuyển đổi mang tính lịch sử. Trong lúc hàng
loạt tên tuổi đang muốn dồn sức mở bằng được chuỗi bán lẻ tại Việt Nam thì BigC, một
ơng lớn có vị thế rõ ràng tại đây lại đi theo chiều ngược lại.Casino Group cho biết giá trị
doanh nghiệp của BigC Việt Nam đạt 1 tỷ Euro và khi đó hầu như các tập đoàn lớn mạnh
đều muốn tham gia vào cuộc thâu tóm.Central Group đã tham gia đấu thầu nhằm mua lại
BigC kể từ đầu tháng 3 năm 2016 và điều này hoàn toàn nằm trong kế hoạch chiến lược
của tập đoàn nhằm mở rộng mạng lưới phát triển trong khu vực ASEAN.


Ngày 29/4/2016, Central Group đã chính thức đăng tải thơng tin hồn tất chuyển
nhượng, theo đó tồn bộ hệ thống siêu thị BigC của Việt Nam thuộc quyền sở hữu của
Central Group thay vì tập đồn Casino của Pháp.Họ đã hoàn tất giao dịch mua lại hệ
thống siêu thị BigC với giá 920 triệu Euro( tương đương 1,04tỷ USD)
Trong cuộc chay đua cịn có nhiều đối thủ lớn khác trong lĩnh vực bán lẻ như Lotte
Group(Hàn Quốc), Aeon(Nhật Bản), Berli Jucker(Thái Lan), Dairy Farm(Singaore),…các
nhà thầu trong nước như CTCP Thăng Long GTC, Masan Group, Saigon Co.op. Central
Group cho biết nhận chuyển nhượng chuỗi siêu thị BigC Việt Nam từ Casino ngồi
Central Group cịn tập đồn Nguyễn Kim-Central sở hữu 49% cổ phần công ty chuỗi siêu
thị điện máy này. Central Group cùng với Tập đoàn Nguyễn Kim sẽ tiếp tục thực hiện
chiến lược của BigC Việt Nam,đặc biệt là liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng hàng
hóa sản xuất tại Việt Nam cho các của hàng BigC.
2.3 Động cơ thúc đẩy
Về phía Big C


Việc bán Big C cho Central Group cũng nằm trong một phần kế hoạch của chuỗi
bán lẻ thực phẩm Pháp nhằm cắt giảm bớt các khoản nợ đang ngày một tăng cao.




Do tình hình thực tế năm 2016, tập đồn Casino khơng thành cơng khiến cho giá
cổ phiếu của hãng đã lao dốc khá nhanh trong thời điểm đó và ghi nợ khoảng 5,8
tỷ euro.



Mặc dù luôn đứng thứ 2 thị trường về doanh thu nhưng thực chất đóng góp của
BigC Việt Nam vào cơng ty mẹ Casino Group chỉ chiếm khoảng 1% tổng doanh
thu của tập đồn. Do đó có thể thấy so với kỳ vọng BigC Việt Nam chưa đủ khả
năng đáp ứng và khai thác thị trường vì vậy đây cũng chính là một trong những
động cơ khiến cho công ty mẹ Casino Group buộc phải thực hiện thương vụ M&A
này. Hơn nữa trong các bài phỏng vấn và thông báo của họ vào thời điểm đó cũng
đã cho thấy động thái muốn rút khỏi thị trường Châu Á, chứ khơng riêng gì thị
trường Việt Nam của Casino Group do doanh số toàn thị trường Châu Á của tập
đoàn này chỉ khoảng 3,5 tỷ USD (đứng thấp nhất trong số các thị trường của tập
đồn này)



Ngồi ra tập đồn Casino cịn chia sẻ với báo chí là định hướng của họ muốn tập
trung vào thị trường lõi Châu Âu (Pháp - 18,8 tỷ euro) à Latinh (22,6 tỷ euro),


chưa kể mảng thương mại điện tử của tập đoàn này dù mới phát triển nhưng đã thu
về doanh thu khả quan - bằng cả thị trường bán lẻ Châu Á.
Về phía Central Group



Một trong những động cơ đầu tiên khiến cho Central Group thực hiện thương vụ
M&A này là muốn cắt giảm các chi phí trong q trình kinh doanh: chi phí tìm
kiếm các khách hàng mới, chi phí mở rộng thị trường hay các chi phí để xây dựng
và phát triển thương hiệu….Vì vậy khi nhìn thấy tiềm năng tại thị trường Việt
Nam, Central Group đã nhanh chóng đấu thầu mua lại BigC Việt Nam vào tháng 3
năm 2016. Do BigC là một trong những hệ thống chuỗi bán lẻ lớn nhất tại Việt
Nam. Xét về phía doanh thu với các đối thủ hệ thống siêu thị BigC chỉ đứng sau
Sài Gòn Co.op. Hơn nữa một phần là do Big C Việt Nam đã xây dựng được một
mối quan hệ tốt không chỉ giữa các nhà cung cấp và các khách hàng, mà còn bao
gồm cả nhân viên, chính quyền địa phương và cả cộng đồng trong và ngồi nước.
Vì vậy có thể thấy việc mua lại BigC sẽ giúp cho Central Group có thêm địn bẩy
mạnh mẽ và vững chắc để mở rộng và phát triển quy mơ. Ngồi ra việc mua lại hệ
thống BigC Việt Nam cũng nằm trong kế hoạch chiến lược của tập đoàn nhằm mở
rộng mạng lưới phát triển trong khu vực ASEAN.



Động cơ thứ 2 mà Central Group muốn thực hiện thương vụ sáp nhập này là muốn
mở rộng kinh doanh theo chiều dọc để tận dụng tối đa những nguồn lực và kinh
nghiệm sẵn có mà BigC Việt Nam đang sở hữu về nhà cung cấp, chuỗi cung ứng
hay tập khách hàng tiềm năng,...



Động cơ thứ 3 là biến đối thủ thành lợi thế: Khi mua lại hệ thống chuỗi bán lẻ
BigC Việt Nam đồng nghĩa với việc Central Group sẽ giảm bớt đi một đối thủ
cạnh tranh đầy tiềm năng trên thị trường.




Ngồi ra là động cơ về thuế khấu trừ khi thực hiện thương vụ M&A với BigC Việt
Nam

2.4 Quy trình sáp nhập và mua lại Big C của Central Group
Casino là tập đoàn của Pháp, sở hữu chuỗi siêu thị BigC Việt nam. Nhà bán lẻ Pháp đứng
thứ 15 trên thế giới này đã đầu tư tại Việt Nam hơn 20 năm và đang giữ vị trí thống lĩnh
tại thị trường Nam Mỹ (số1 tại Brazil và Colombia).
Casino quyết định giảm bớt 4 tỉ USD nợ vay thông qua việc bán các tài sản, trong đó có
BigC Thái Lan và BigC Việt Nam. Casino Group sẽ không quan tâm đến nguồn gốc của
nhà đầu tư vì mục tiêu trong thương vụ là bán với giá cao nhất.


Trong đợt chào giá khơng ràng buộc (vịng 1), Casino đã nhận được 15 bản chào giá,
trong đó có 3 bản chào giá đến từ các nhà đầu tư Việt Nam. Tập đoàn này đã quyết định
lựa chọn 5 nhà đầu tư vào vịng 2, trong đó có 2 nhà đầu tư đến từ Việt Nam
Tiêu chí quan trọng nhất và duy nhất cho vòng chào đầu tiên là giá. Thương vụ TCC
Group mua lại BigC Thái Lan với giá 3,5 tỉ USD (EV/EBITDA 17 lần), nên BigC Việt
Nam được kỳ vọng sẽ có 1 khoản thặng dư do các nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao hơn vì
có nhiều tiềm năng tăng trưởng hơn Big C Thái Lan
Với những yếu tố trên, Casino sẽ tạo ra một thương vụ công bằng cho tất cả các bên,
không quan tâm đến nguồn gốc của các bên tham gia đấu giá. Bởi người chiến thắng
trong cuộc đấu giá sẽ phụ thuộc hồn tồn vào những điều khoản mang tính thương mại.
“Chúng tôi sẽ rất vui khi bán cho một đối tác Việt Nam nếu họ là người trả giá cao nhất”
Trong đợt chào giá vòng 1, các nhà đầu tư đã nhận ra tiềm năng tăng trưởng của Big C và
chào mức giá rất cao (khoảng gần 1 tỉ USD). Cố vấn Chủ tịch Tập đoàn Casino Jacques
Fourvel khẳng định, Big C Việt Nam hồn tồn có thể bán với giá gấp 1,7 lần doanh thu,
thậm chí cịn cao hơn




Lợi ích: Sức hút lớn của Big C Việt Nam đến từ những “tài sản” mà nhà bán lẻ này
đang sở hữu, gồm hệ thống điểm bán lẻ đứng thứ 2 Việt Nam (sau Saigon Co.op)
với 33 siêu thị, 10 cửa hàng tiện lợi C Express, trang thương mại điện tử
Cdiscount.vn; lượng khách hàng lên đến hơn 50 triệu lượt/năm và 2,8 triệu khách
hàng thành viên

=>Tập đồn Central Group đã chính thức hoàn tất thương vụ mua lại Big C Việt Nam với
giá hơn 1 tỷ USD. Theo đó tồn bộ hệ thống siêu thị Big C của VN sẽ thuộc quyền sở
hữu của Central Group thay vì Casino


2.5 Đánh giá thương vụ sáp nhập và mua lại
2.5.1. Tính chất
Có mặt tại Việt Nam từ rất sớm, năm 1998, hệ thống chuỗi siêu thị Big C là một trong
những chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam.Xét về doanh thu với các đối thủ, chuỗi siêu thị
này chỉ xếp sau Sài Gòn Co.op. Tuy nhiên, từ Casino Group cho thấy, công ty bán hết
mảng kinh doanh ở thị trường Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam và Thái Lan.
Tại sao Casino Group lại quyết định từ bỏ một thị trường luôn tăng trưởng tốt trong nhiều
năm qua? Câu trả lời có lẽ đó là vấn đề quy mơ thị trường. Thị trường tại Việt Nam quá
nhỏ để có thể kỳ vọng lớn.
Đóng góp của Big C Việt Nam chỉ chiếm hơn 1% tổng doanh thu của tập đoàn mẹ Casino
Group. Dù luôn đứng thứ 2 thị trường về doanh thu, nhưng thực chất đóng góp vào tổng
doanh thu của Big C Việt Nam vào tập đoàn mẹ là rất nhỏ. Con số 546 triệu USD doanh
thu 2014 của Big C Việt Nam chỉ tương đương với hơn 1% tổng doanh thu tập đồn.
Trong khi đó mảng kinh doanh ở Thái Lan lớn hơn rất nhiều so với Việt Nam cũng nằm
trong danh sách cần thanh lý. Động thái của Casino Group, có thể hiểu là quyết định
thốt hẳn khỏi thị trường châu Á nói chung chứ khơng chỉ riêng Việt Nam. Doanh số toàn
thị trường châu Á của Casino Group chỉ khoảng 3,5 tỉ USD, đứng thấp nhất trong số các
thị trường của tập đoàn này.
Quyết định này phù hợp với những gì Casino Group chia sẻ với báo chí, đó là tập trung

vào những thị trường lối của hãng đó là châu Âu (Pháp - 18,8 tỉ euro) và La Tinh (22,6 tỉ
euro), chưa kể mang thương mại điện tử mới phát triển những kết quả đã rất khả quan khi
có doanh thu bằng cả thị trường bán lẻ châu Á. Đây cũng không phải là một năm thành
công của Casino Groupe khi giá cổ phiếu của hãng đã lao dốc khá nhanh trong năm nay,
đồng thời tập đoàn cũng đang ghi nhận nợ khoảng 5,8 tỉ euro.
Nếu tìm được đối tác thích hợp, giá trị của Big C Việt Nam có thể giải quyết một khoản
nợ đáng kể trong số 2 tỉ euro mà Casino Groupe muốn xử lý. Năm ngoái, một đối thủ của
Big C đó là Metro Việt Nam được định giá khoảng 655 triệu USD. Với ưu thế về là nhà


bán lẻ (chứ không phải là nhà bán sỉ như Metro), Big C thậm chí cịn có thể bán được giá
hơn Metro
Lý do mua lại Big C Việt Nam theo ông Tos Chirativath - Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc
Central Group là vì Việt Nam được đánh giá là thị trường bán lẻ tiềm năng lớn, đã và
đang trở thành thị trường mục tiêu tuyệt vời và hứa hẹn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực
bán lẻ, trong đó có Thái Lan
2.5.2 Hậu M&A
Big C sau khi đổi chủ, hệ thống bán lẻ này đã bị hụt hơi trong giai đoạn 2016 - 2018 khi
doanh thu giảm so với thời điểm trước đó. Đến năm 2019, Big C mới lấy được đà tăng
trưởng khi doanh thu vượt mốc 714 triệu USD.
Như đã nói ở trên, mặc dù có hiện tượng hụt hơi sau giai đoạn bị bán lại, nhưng tính đến
thời điểm cuối năm 2019, Big C vẫn là chuỗi đại siêu thị có thị phần lớn nhất ở Việt Nam,
chiếm 57,6%, theo báo cáo của Deloitte. Theo sau là các tên tuổi như Saigon Co.op, Lotte
Mart, Aeon Mall và E-Mart.
Trao đổi với báo giới năm 2018, ông Tos Chirathivat, Chủ tịch Central Group cho biết sẽ
đầu tư tổng cộng 200 tỷ baht, tương đương 152.000 tỷ đồng trong 5 năm từ 2018-2022
trên toàn cầu, đặc biệt là thị trường Việt Nam, với mục đích kéo doanh thu lên gấp đôi,
đạt 800 tỷ baht, xấp xỉ 608.000 tỷ đồng. Trong đó, ước tính thị trường Việt Nam đem về
20% tổng doanh thu.
Đến năm 2019, doanh thu hệ thống Big C đã khởi sắc khi vượt qua con số 15.000 tỷ đồng

thời điểm M&A, đạt 16.600 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm cuối năm 2019, Big C có tổng tài sản 3.544 tỷ đồng, tăng 20% so với
con số đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho là 139 tỷ đồng, tăng 1,4 lần. Tổng nợ phải trả
của doanh nghiệp là 2.808 tỷ đồng, tăng so với con số 2.420 tỷ đồng đầu năm, trong đó
chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Đến nay, Central Group sở hữu trong tay hệ thống 36 siêu thị Go! và đại siêu thị Big C tại
các tỉnh thành trên cả nước.
Mới đây nhất, Big C đã triển khai chương trình tái định vị thương hiệu bằng cách chuyển
7 siêu thị thành Tops Market, 5 Đại siêu thị đổi tên thành GO! Trong đó, chuỗi Tops
Market sẽ được thiết kế đảm bảo đủ ba tiêu chí: thực phẩm hữu cơ tươi sống đa dạng,
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và dịch vụ khách hàng.


2.5.3 Bài học
• Trong điều kiện Việt nam, nhà nước nên khai thác tối đa việc đấu giá khi thoái vốn
hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp. Nhiều trường hợp hiện nay, các trường hợp chọn
nhà đầu tư chiến lược thường dựa vào đàm phán thỏa thuận với 1 – 2 bên, trong
khi nhiều nhà đầu tư tiềm năng khác không có cơ hội tiếp cận. Nếu điều này thay
đổi, lợi ích của nhà nước sẽ tốt hơn và thu hút nhiều nhà đầu tư tốt hơn cho công
ty được cổ phần hóa.


Nên tách đấu giá cho cơng chúng với đấu giá chọn nhà đầu tư chiến lược. Bởi lẽ,
chọn nhà đầu tư chiến lược có nhiều điểm đặc thù. Bán đấu giá cho nhà đầu tư
chiến lược sẽ khác so với đấu giá ra cơng chúng



Nhà nước nên quy định việc công bố thông tin tốt hơn cho doanh nghiệp nhà
nước, tập đồn, tổng cơng ty. Đặc biệt, nên cơng bố rõ ràng các thơng tin tìm kiếm

và lựa chọn đối tác chiến lược của các công ty chuẩn bị cổ phần hóa. Thực tiễn ở
Việt Nam, danh sách cơng ty nhà nước cổ phần hóa hoặc danh mục thối vốn của
các Tập đồn, Tổng cơng ty có, nhưng tiếp cận để xin thơng tin khơng hề dễ dàng.



Các cán bộ phụ trách đầu tư của mỗi doanh nghiệp cần mở rộng mối quan hệ với
các nhà đầu tư hoặc người mua tiềm năng để có thể có được danh sách ngắn khi
cần bán một phần công ty hoặc mảng kinh doanh.



Nhà nước hoặc các doanh nghiệp nên tăng cường các cuộc roadshow, không chỉ là
cho công chúng mà cho các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược.

KẾT LUẬN
Thơng qua những kiến thức tìm hiểu thực tế , từ việc nhìn nhận những hạn chế của hoạt
động M & A trong thời gian qua và đúc rút kinh nghệm từ các nước trên thế giới, bài thảo
luận đã định hướng trong hoạt động sáp nhập của hai doanh nghiệp bán lẻ, phân tích
động cơ thúc đẩy việc sáp nhập đưa hoạt động kinh doanh phát triển và đi vào ổn định
hơn. Để có những thương vụ thành cơng các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị chu đáo ,
chi tiết trong từng bước tìm hiểu đối tác, tình hình tài chính pháp lý, thương hiệu, ký kết
hợp hợp đồng, văn hóa cơng ty. Ngồi ra cịn có sự hỗ trợ của Nhà nước trong định
hướng hoạt động ngành bán lẻ , hoàn thiện về mặt pháp lý, thành lập doanh nghiệp đầu tư
... Có thể nói , hiện nay vấn đề M & A tại Việt Nam chưa thực sự cảm nhận một cách
mạnh mẽ từ sức ép cạnh tranh nên chưa thực sự sôi nổi . Tuy nhiên thời gian tới sẽ hứa
hẹn một sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai gần .





×