ĐỀ TÀI:
Những thay đổi của giai cấp công nhân hiện nay so với thời đại của C. Mác và Ph.
Ăngghen. Liên hệ giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
I. Những thay đổi của giai cấp công nhân hiện nay so với thời đại của C. Mác và
Ph. Ăngghen
1. Khái niệm
Khi sử dụng khái niệm giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng một
số thuật ngữ khác nhau để biểu đạt khái niệm đó, như: giai cấp vơ sản, giai cấp vô sản
hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công ,... Mặc dù vậy, về
cơ bản những thuật ngữ này trước hết đều biểu thị một khái niệm thống nhất, đó là chỉ
giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa,
giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.
2. Đặc điểm
2.1. Giai cấp công nhân trên phương tiện kinh tế-xã hội
- Giai cấp công nhân với phương thức lao động công nghiệp trong nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa: đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các
công cụ sản xuất có tính chất cơng nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao.
- Giai cấp cơng nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đó là giai cấp của
những người lao động không sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Họ phải bán
sức lao động cho nhà tư bản và bị chủ tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Đối diện với nhà
tư bản, công nhân là những người lao động tự do, với nghĩa là tự do bán sức lao động
của mình để kiếm sống. Chính điều này khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai
cấp đối kháng với giai cấp tư sản. Như vậy, đối diện với quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân trong chế độ tư bản chủ nghĩa theo C.
Mác, Ph. Ăngghen, là giai cấp vô sản, “giai cấp công nhân làm thuê hiện đại, vì mất
các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống”.
2.2. Giai cấp cơng nhân trên phương diện chính trị - xã hội
Những đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân bao gồm:
1
- Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là lao động bằng phương thức công
nghiệp với đặc trưng cơng cụ lao động là máy móc, tạo ra năng suất lao động cao, q
trình lao động mang tính xã hội hóa.
- Giai cấp cơng nhân là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, là chủ thể
của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Do đó, giai cấp công nhân là địa biểu cho lực
lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất tiên tiến, quyết định sự tồn tại và
phát triển của xã hội hiện đại.
- Nền sản xuất đại công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến đã rèn luyện
cho giai cấp công nhân những phẩm chất đặc biệt về tính tổ chức, kỷ luật lao động,
tinh thần hợp tác và tâm lý lao động cơng nghiệp. Đó là một giai cấp cách mạng và có
tinh thần cách mạng triệt để.
3. Những thay đổi của giai cấp công nhân hiện nay so với thời đại của C. Mác và
Ph. Ăngghen
3.1. Điểm tương đồng
- Giai cấp công nhân hiện nay vẫn đang là lực lượng sản xuất hang đầu của xã
hội hiện đại. Họ là chủ thể của q trình sản xuất cơng nghiệp hiện đại mang tính xã
hội hóa ngày càng cao.
- Cũng giống như thế kỷ XIX, ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, côngnhân
vẫn bị giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sản sinh tình trạng bóc lột
này vẫn tồn tại.
- Phong trào cộng sản và công nhân ở nhiều nước vẫn luôn là lực lượng đi đầu
trong các cuộc đấu tranh vì hịa bình, hợp tác và phát triển, vì dân chủ, dân sinh, tiến
bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội.
=> Lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong chủ nghĩa MácLênin vẫn mang giá trị khoa học và cách mạng, vẫn có ý nghĩa thực tiễn to lớn, chỉ đạo
cuộc đấu tranh cách mạng hiện nay của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và
quần chúng lao động, chống chủ nghĩa tư bản và lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa
trong sự phát triển của thế giới ngày nay.
2
- Trong bối cảnh tồn cầu hóa, cơng nhân hiện đại cũng tăng nhanh về số lượng,
thay đổi lớn về cơ cấu trong nền sản xuất hiện đại.
-Với các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp lãnh
đạo và Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền.
3.2. Điểm khác biệt
3.2.1. Về số lượng và cơ cấu giai cấp công nhân hiện đại:
- Trong bối cảnh mới của tồn cầu hóa hội nhập quốc tế và cách mạng
côngnghiệp thế hệ mới (4.0) công nhân hiện đại cũng tăng lên về số lượng, thay đổi
lớn về cơ cấu trong nền sản xuất hiện đại.
- Trong quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, chủ trương phát triển kinh
tế nhiều thành phần đã tạo bước chuyển quan trọng đối với cơ cấu nền kinh tế.
+ Bên cạnh thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể hình thành và phát
triển nhanh thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước
ngồi.
+ Tạo ra sự chuyển biến trong cơ cấu lực lượng lao động xã hội, làm cho lựa
lượng công nhân phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu.
- Sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ công nhân cũng ngày càng rõ nét. Một số
bộ phận có thu nhập thấp, giác ngộ ý thức chính trị giai cấp chưa cao và nhiều khó
khăn về mọi mặt vẫn tồn tại.
3.2.2. Giai cấp công nhân hiện đại có xu hướng trí tuệ hóa:
- Gắn liền với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, với sự phát triển tri
thức, cơng nhân hiện đại có xu hướng trí tuệ hóa, trở thành lực lượng lao động chủ
đạo. Tri thức hóa và trí thức hóa cơng nhân là hai mặt của cùng một quá trình, của xu
hướng trí tuệ hóa đối với cơng nhân và giai cấp công nhân.
- Ngày nay, công nhân được đào tạo chuẩn mực và thường xuyên được đào tạo
lại đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ trong nền sản xuất hao phí lao
động hiện đại. - Cơng nhân hiện đại với trình độ tri thức và làm chủ cơng nghệ cao với
sự phát triển của năng lực trí tuệ trong nền kinh tế tri thức trở thành nguồn lực cơ bản
nguồn vốn xã hội quan trọng nhất trong các nguồn vốn của xã hội hiện đại.
3
3.2.3. Tính xã hội hóa của lao động cơng nghiệp mang nhiều biểu hiện mới
- Sản xuất công nghiệp trong thế giới tồn cầu hóa đã mở rộng thành "chuỗi giá
trị toàn cầu". Khác với truyền thống, trong nền sản xuất hiện đại dựa trên sự phát triển
của công nghiệp và cơng nghệ cao, đã xuất hiện hiện hình thức ốc liên kết mới, những
mơ hình về kiểu lao động mới như “xuất khẩu lao động tại chỗ”,” làm việc tại nhà”,
“nhóm chuyên gia quốc tế”, “quốc tế hóa các tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp”.
- Lực lượng sản xuất hiện đại vượt ra khỏi phạm vi quốc gia dân tộc, mang tính quốc
tế, trở thành lực lượng sản xuất của thế giới toàn cầu.
3.2.4. Ở các nước xã hội chủ nghĩa giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp giai
cấp lãnh đạo và Đảng cộng sản trở thành Đảng cầm quyền.
- Giai cấp cơng nhân có đặc điểm quan trọng nhất, khác biệt với giai cấp khác đó
là đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến. Giai cấp công nhân đã tiếp thu ảnh
hưởng của cách mạng tháng 10 Nga và chủ nghĩa Mác Lê nin, thay đổi tư tưởng cách
mạng, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.
- Giai cấp công nhân và Đảng cộng sản thường xuyên đấu tranh chống lại mọi
thứ chủ nghĩa cơ hội, bọn phản động, đấu tranh chống lại mọi thế lực thù địch của
nhân dân với chủ nghĩa xã hội.
- Ở các nước xã hội chủ nghĩa giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp giai cấp
lãnh đạo và Đảng cộng sản trở thành Đảng cầm quyền.
II. Liên hệ với giai cấp công nhân Việt Nam
1. Tăng nhanh về số lượng, chất lượng, là giai cấp đi đầu trong sự nghiệp đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hố
- Sau 30 năm đổi mới, giải cấp công nhân nước ta không ngừng lớn mạnh cả về
số lượng chất lượng, đa dạng về cơ cấu. Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2013
tổng số cơng nhân lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế
nước ta là 11.565.900 người (chiếm 12,8% dân số 21,7% lực lượng lao động xã hội).
- Công nhân trong doanh nghiệp ngồi nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi phát triển nhanh, ngược lại, cơng nhân trong doanh nghiệp nhà nước ngày
càng giảm về số lượng. Về trình độ học vấn và trình độ chun mơn nghề nghiệp có
4
70,2% tổng số cơng nhân có trình độ trung học phổ thơng, 26,8 % có trình độ trung
học cơ sở và 3,1% có trình độ tiểu học.
- Trước u cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều hạn chế,
bất cập. Chúng ta đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Tuy nhiên, quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế lại khơng tương thích với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động. Để hướng đến một nền sản xuất công nghiệp hiện đại số lượng giải cấp công
nhân lao động công nghiệp chỉ chiếm 22% lực lượng lao động xã hội là hết sức khiêm
tốn.
- Trình độ văn hóa và tay nghề của cơng nhân thấp đã ảnh hưởng đến việc tiếp
thu khoa học – kỹ thuật, đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
2. Đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp
- Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay đang vận động theo hướng giảm tỷ
trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là đẩy mạnh phát
triển các ngành dịch vụ. Hiện nay, cơ cấu giải cấp công nhân nước ta trong ngành kinh
tế là: ngành công nghiệp chiếm 46,1%, ngành xây dựng chiếm 15%, dịch vụ chiếm
25,9%, vận tải chiếm 4,7%, các ngành khác chiếm 8,3%.
- Bên cạnh đội ngũ công nhân truyền thống, đã xuất hiện đội ngũ công nhân
trong các ngành nghề mới. Trong đó đa phần là lớp cơng nhân khoẻ, có sức khỏe, có
trình độ học vấn, có khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại.
3. Công nhân tri thức là lực lượng lao động chủ đạo
- Xem xét nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết phải nói đến đội ngũ tri thức
tầng lớp chính khách và doanh nhân là quan trọng nhất quyết định chất lượng nguồn
nhân lực, chất lượng phát triển của đất nước. Đội ngũ tri thức ở đây gồm cả lực lượng
có tay nghề cao – có người gọi là tầng lớp kĩ nghệ gia. Tầng lớp chính khách bao gồm
cả các chính khách lẫn các nhà quản lí bậc trung và cao cấp, hay cịn gọi là tầng lớp
quản lí hiện đại. Một quốc gia hiện đại không thể phát triển được nếu thiếu một trong
ba đỉnh của tam giác nhân lực này.
- Trí thức là những người lao động trí tuệ, sáng tạo, dựa trên nền tảng học vấn và
kiến thức chuyên môn cao có tính chun nghiệp. Thực hiện lãnh đạo quản lí điều
chỉnh xã hội cũng bao chứa lao động trí óc nhiều dạng hoạt động lao động khác trong
5
xã hội hiện đại và cũng khơng thể có lao động trí óc. Nhưng với trí thức, nhất là trí
thức trong thời đại khoa học cơng nghệ, lao động trí óc của họ là lao động trí óc
chuyên nghiệp gắn với sáng tạo, tích lũy truyền bá tri thức. Do vậy, khơng thể xếp vào
tầng lớp trí thức tất cả các quan lại có bằng cấp cao như một số người hiện nay quan
niệm. Cũng khơng thể xem tồn bộ những người có bằng cấp cao sau đại học, hoặc từ
đại học trở lên là trí thức. Họ lao động ở các lĩnh vực khác, không tạo ra các sản phẩm
trí tuệ, tri thức mà là các sản phẩm dưới các dạng thức khác (chỉ đạo, điều hành, quản
lí, sản phẩm tiêu dùng cụ thể…). Vấn đề là lao động trí óc tạo ra sản phẩm trí tuệ, bằng
trí tuệ và lao động đấy là lao động chuyên nghiệp.
- Đội ngũ tri thức có vai trị khơng thể thay thế trong xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam khoa học, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đội ngũ trí thức là lực
lượng chính thực thực hiện các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các vùng
miền trong nước, giữa nước ta với các vùng miền lãnh thổ và các nước trên thế giới,
góp phần quảng bá các giá trị trong văn hoá dân tộc Việt Nam đến với bạn bè trong
nước và quốc tế. Khơng ai khác chính thức Việt Nam là lực lượng chủ lực tiên phong
trong việc xây dựng nền văn hoá bác học. Khơng một tầng lớp xã hội nào có thể làm
được việc này ngoài đội ngũ tri thức. Nhưng họ phải đủ mạnh đủ tài, đủ tầm, đủ điều
kiện và thời cơ mới có thể tạo dựng được một nền văn hố bác học ngang tầm với sự
địi hỏi của đất nước. Khơng có được một nền văn hố bác học đủ tầm cao dân tộc là
không thể phát triển nhanh, mạnh được.
- Hiện nay, dù rằng trên phạm vi cả nước, đội ngũ tri thức đã đào tạo được một số
lượng khá lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng trước yêu cầu phát triển của đất
nước, nguồn nhân lực chất lượng cao còn rất thiếu và yếu so với nhu cầu phát triển xã
hội. Hệ thống giáo dục, dạy nghề còn lạc hậu, nhất là ở bậc đại học và sau đại học còn
bất cập, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao, dẫn
đến tình trạng sản phẩm đào tạo vừa thừa vừa thiếu, vừa yếu, vừa không đồng bộ,
không sát với nhu cầu xã hội
4. Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đứng trước thời cơ phát triển nhưng
cũng phải đối mặt với nhiều thách thức
- Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Hiện nay, tổng số
6
công nhân nước ta chiếm tỷ lệ khoảng 13% số dân và 24% lực lượng lao động xã hội,
bao gồm số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
trong nước…
- Trình độ học vấn và trình độ chun mơn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp
công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học cơng nghệ tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp
khu vực ngồi nhà nước và có vốn đầu tư nước ngồi được tiếp xúc với máy móc, thiết
bị tiên tiến…. Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ
đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ
là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất cơng nghiệp, giá trị
sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai…
- Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của cơng nhân nước ta dù được
cải thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng không thuận đến việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Do đó, nếu khơng tập trung
đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có kế hoạch đào tạo đón đầu, thì chúng ta
sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam. Một
thực trạng đáng quan tâm khác là tỷ lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo
đang ngày càng cao…
- Khi chúng ta thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những rào
cản về khơng gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học - công nghệ, thị trường
lao động được gỡ bỏ, thì sự cạnh tranh giữa các nước càng trở nên gay gắt. Hiện
ASEAN đã có hiệp định về di chuyển tự nhiên nhân lực, có thỏa thuận cơng nhận lẫn
nhau về chứng chỉ hành nghề chính thức đối với 8 ngành nghề được tự do chuyển dịch.
Việc công nhận trình độ lẫn nhau về kỹ năng nghề sẽ là một trong những điều kiện rất
quan trọng trong việc thực hiện dịch chuyển lao động giữa Việt Nam với các nước
trong khu vực. Nhưng đây cũng sẽ là thách thức cho Việt Nam, vì số lượng cơng nhân
lành nghề ở nước ta còn khiêm tốn, buộc phải chấp nhận nguồn lao động di cư đến từ
các nước khác có trình độ cao hơn.
- Trước thực trạng trên, để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn
mạnh, thích ứng cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư, cần thực hiện tốt một số giải
pháp:
7
+ Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động, đặc biệt là
người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Từng bước thực hiện chính sách
tiền lương bảo đảm đời sống cho người lao động và có tích lũy từ tiền lương; đồng
thời, mở rộng cơ hội cho công nhân mua cổ phần trong doanh nghiệp, nhằm góp phần
xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, giảm thiểu tranh chấp lao động
và đình cơng trong doanh nghiệp.
+ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ cơng nhân có trình độ
cao, ngày càng làm chủ được khoa học - cơng nghệ, có kỹ năng lao động, tác phong
công nghiệp, ý thức kỷ luật.
+ Xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến
việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng nhân. Xây dựng, hồn
thiện các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, đời sống, nâng cao thể chất cho
cơng nhân.
+ Tăng cường vai trị của các cấp uỷ đảng, cơng đồn và các đồn thể nhân dân
trong việc xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong các loại hình doanh
nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.
5. Điểm then chốt để thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân Việt Nam hiện nay là: Xây dựng chỉnh đốn đảng, làm cho đảng thực sự
trong sạch, vững mạnh
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, về công tác xây dựng Đảng ban hành các
nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ mới, quan trọng như: thực
hiện một số mơ hình thí điểm về tổ chức bộ máy; việc sắp xếp các đơn vị hành chính
cấp huyện và cấp xã; về kiểm sốt quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy
chức chạy quyền; trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ chủ
chốt các cấp; về chiến lược bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng và chiến lược an ninh
mạng quốc gia; về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ,... Việc trung ương
ban hành kịp thời, đồng bộ hệ thống văn bản trên hầu hết trên các lĩnh vực đã tạo cơ sở
chính trị quan trọng để đẩy mạnh cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình
mới.
8