Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRƯƠNG THỊ MỴ THƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY
CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,
CHI NHÁNH NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRƯƠNG THỊ MỴ THƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY
CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,
CHI NHÁNH NHA TRANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:
Mã ngành:
Mã học viên:
Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:



Quản trị kinh doanh
8340101
59CH551
642/QĐ-ĐHNT ngày 12/6/2019
605/QĐ-ĐHNT ngày 16/6/2020
27/6/2020

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Xuân Thủy
TS. Nguyễn Thu Thủy
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh
Phịng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HỊA - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay
của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi
nhánh Nha Trang” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này
được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình
bày hay cơng bố ở bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Khánh Hịa, tháng 03 năm 2020
Tác giả luận văn

Trương Thị Mỵ Thương


iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy, cô, các đồng nghiệp. Với lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc, tơi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu và phòng đào tạo trường Đại học Nha Trang đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi trong q trình học tập và hồn thiện luận văn.
Tiến sĩ Phạm Xuân Thủy và Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy, hai thầy cơ kính mến đã
tận tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình hướng dẫn cho tơi hồn
thành luận văn này.
Xin gửi lời cám ơn tới Ban giám đốc, phòng khách hàng thể nhân, phòng quản lý
nợ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nha Trang đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thu thập dữ liệu nghiên cứu, cung cấp cho
tôi tài liệu, số liệu và những thơng tin cần thiết khác để hồn thành luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã ln ở bên cạnh động
viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này
Khánh Hòa, tháng 03 năm 2020
Tác giả luận văn

Trương Thị Mỵ Thương

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................2
1.6. Bố cục của nghiên cứu..............................................................................................3
Tóm tắt chương 1.............................................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................4
2.1. Tổng quan về tín dụng cá nhân.................................................................................4
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng cá nhân........................................................4
2.1.2. Các loại rủi ro xuất phát từ hình thức tín dụng cá nhân ........................................6
2.2. Khả năng trả nợ vay..................................................................................................7
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân ...............7
2.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học .......................................................................................7
2.3.2. Đặc điểm nghề nghiệp ...........................................................................................8
2.3.3. Đặc điểm trình độ học vấn.....................................................................................9
2.3.4. Đặc điểm thu nhập.................................................................................................9
2.3.5. Đặc điểm khoản cho vay .....................................................................................10
2.3.6. Rủi ro đạo đức của người vay..............................................................................11
v


2.3.7. Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng....................................................................11
2.3.8. Một số hành vi chi tiêu bất thường......................................................................11
2.4. Các nghiên cứu trước đây.......................................................................................11

Tóm tắt chương 2...........................................................................................................14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................15
3.1. Xây dựng mơ hình nghiên cứu ...............................................................................15
3.1.1. Các đặc trưng về nhân thân khách hàng ..............................................................15
3.1.2. Các đặc trưng về tài chính của khách hàng .........................................................18
3.2. Giả thuyết về mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập của mơ
hình ................................................................................................................................20
3.2.1. Biến phụ thuộc.....................................................................................................20
3.2.2. Các biến độc lập ..................................................................................................21
3.2.3. Giả thuyết về mối tương quan giữa khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại
BIDV Nha Trang và các nhân tố ảnh hưởng .................................................................22
3.3. Mô hình hồi quy logistic các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các
khách hàng cá nhân tại BIDV Nha Trang .....................................................................23
3.3.1. Ma trận tương quan và kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến ............................23
3.3.2. Mơ hình hồi quy logistic các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các
khách hàng cá nhân tại BIDV Nha Trang .....................................................................24
3.3.3. Nhận xét chung và lựa chọn mô hình ..................................................................28
3.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại
BIDV Nha Trang từ mơ hình thực nghiệm....................................................................30
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................34
4.1. Phân tích thống kê mô tả đặc điểm cá nhân, đặc điểm nợ vay và khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân .................................................................................................34
4.1.1. Thực trạng nợ cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Nha
Trang..............................................................................................................................34
4.1.2. Đặc điểm của khách hàng cá nhân khi vay vốn tại ngân hàng BIDV Nha Trang ......34
vi


4.1.3. Đặc điểm các khoản nợ vay của khách hàng cá nhân .........................................36

4.1.4. Khả năng trả nợ khoản vay..................................................................................37
4.2. Phân tích tương quan ..............................................................................................39
4.3. Phân tích kết quả hồi quy .......................................................................................41
4.3.1. Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến ....................................................................41
4.3.2. Phân tích kết quả hồi quy ....................................................................................42
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........................................54
5.1. Kết luận ................................................................................................................54
5.2. Kiến nghị và hàm ý chĩnh sách...............................................................................54
5.3. Hạn chế của đề tài...................................................................................................56
Tóm tắt chương 5...........................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................57
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANZ

Ngân hàng TNHH MTV ANZ (Việt Nam)

BĐS

Bất động sản

BIDV

Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển (Việt Nam)


CBTD

Cán bộ tín dụng

HSBC

Ngân hàng TNHH MTV HSBC (Việt Nam)

KHCN

Khách hàng cá nhân

MTV

Một thành viên

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

SCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UOB


Ngân hàng TNHH một thành viên United Overseas Bank (Việt Nam)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến độc lập ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá
nhân theo các nghiên cứu trước đây ..............................................................................21
Bảng 3.2: Tổng hợp mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc..................23
Bảng 3.3: Các biến trong phương trình .........................................................................25
Bảng 3.4: Các thử nghiệm Ominbus về các hệ số mơ hình...........................................26
Bảng 3.5: Tóm tắt mơ hình............................................................................................26
Bảng 3.6: Bảng phân loại ..............................................................................................26
Bảng 3.7: Các biến trong phương trình .........................................................................27
Bảng 3.8: Các thử nghiệm Omnibus về các hệ số mơ hình...........................................27
Bảng 3.9: Tóm tắt kết quả mơ hình ...............................................................................28
Bảng 3.10: Phân loại các biến .......................................................................................28
Bảng 3.11: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại
BIDV Nha Trang ...........................................................................................................30
Bảng 3.12: So sánh sự khác biệt giữa hai mơ hình .......................................................31
Bảng 3.13: Khả năng rơi vào những trường hợp không trả được nợ trong một số
trường hợp giả định .......................................................................................................32
Bảng 4.1: Tình hình nợ xấu thể nhân tại BIDV Nha Trang ..........................................34
Bảng 4.2: Phân bổ mẫu nghiên cứu theo giới tính ........................................................34
Bảng 4.3: Phân bổ mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn............................................35
Bảng 4.4: Phân bổ mẫu nghiên cứu theo tình trạng hơn nhân.......................................35
Bảng 4.5: Phân bổ mẫu nghiên cứu theo nghề nghiệp ..................................................35
Bảng 4.6: Phân bổ mẫu nghiên cứu theo mục đích vay vốn .........................................36
Bảng 4.7: Phân bổ mẫu nghiên cứu theo hình thức vay vốn.........................................36
Bảng 4.8: Mục đích sử dụng vốn của khách hàng khi vay vốn tại BIDV Nha Trang ..... 37

Bảng 4.9: Tỷ lệ trả nợ đúng hạn của khách hàng khi vay vốn tại BIDV Nha Trang ....37
Bảng 4.10: Thống kê mơ tả các biến số trong mơ hình.................................................38
Bảng 4.11: Phân tích tương quan các biến độc lập .......................................................40
ix


Bảng 4.12: Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến............................................................41
Bảng 4.13: Tóm tắt kết quả hồi quy của hai mơ hình (xem Phụ lục 3).........................42
Bảng 4.14: Tác động biên của các biến số có ý nghĩa thống kê....................................43
Bảng 4.15: Phân tích mục đích vay theo yếu tố giới tính..............................................45
Bảng 4.16: Phân tích lãi suất theo mục đích vay và hình thức vay...............................47
Bảng 4.17: Phân tích hoạt động kiểm tra mục đích sử dụng vốn theo khả năng trả nợ
của khách hàng theo thời gian .......................................................................................51

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện độ tuổi ................................................................................15
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn .................................................................15
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp ........................................................................16
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện thời gian cơng tác..................................................................16
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện thời gian làm công việc hiện tại .........................................16
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện thu nhập cá nhân hằng năm................................................17
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện cơ cấu gia đình ...................................................................17
Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện tình trạng nhà ở ..................................................................17
Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện tình hình trả nợ ...................................................................18
Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện tình hình trả lãi .................................................................18
Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện tổng dư nợ hiện tại ...........................................................19
Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng các dịch vụ khác ....................................19

Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng số dư tiền gửi tiểt kiệm của khách hàng .....20
Hình 3.14: Mơ hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân tại BIDV Nha Trang ................................................................................22

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Luận văn này được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu “Các yếu tố ảnh hưởng tới
khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Nha Trang”. Trong đó, khả năng trả nợ được biểu hiện bởi hai biểu số
là quy mô trả nợ và thời hạn trả nợ (trả nợ đúng hạn/trễ hạn). Các nhân tố ảnh hưởng
tới khả năng trả nợ được nhóm thành năm nhân tố lớn là (i) Đặc điểm nhân khẩu học,
(ii) Năng lực người cho vay, (iii) Đặc điểm của khoản vay, (iv) Rủi ro đạo đức, và (v)
Rủi ro tác nghiệp.
Để thực hiện nghiên cứu này, luận văn đã sử dụng các nghiên cứu về lý thuyết và
nghiên cứu thực nghiệm trước đây về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, trong
đó đặc biệt chú trọng tới các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ.
Nghiên cứu đã sử dụng các thông tin dữ liệu nợ cá nhân của 450 khách hàng cá
nhân trong khoảng thời gian từ 01/2015 tới 12/2018 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Nha Trang. Nghiên cứu đã sử dụng hai mơ hình để ước
lượng, mơ hình hồi quy tuyến tính bội dùng để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới khả
năng trả nợ của khách hàng cá nhân xét ở khía cạnh quy mơ trả nợ và mơ hình Probit
dùng để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
xét ở khía cạnh thời hạn trả nợ. Kết hợp với hai mơ hình hồi quy và phân tích sâu
Anova một yếu tố.
Kết quả cho thấy xét về mặt quy mô trả nợ, biến số này phụ thuộc cùng chiều với
các biến số như “Đại học”, “Sau đại học”, “Lãnh đạo/Quản lý”, “Kích cỡ khoản vay”,
“Thời hạn vay”, và “Hình thức vay”. Quy mơ trả nợ cũng phụ thuộc vào một số biến
số khác nhưng với ảnh hưởng ngược chiều như “Giới tính”, “Cơng nhân viên”, “Lãi

suất khoản vay”, “Vay tiêu dùng”, “Vay mua bất động sản”. Xét về thời hạn trả nợ,
biến số này chịu ảnh hưởng thuận chiều bởi các biến số như “Sau đại học”, “Lãnh
đạo/Quản lý”, “Chuyên viên”, “Kích cỡ khoản vay”, “Hình thức vay”. Trong khi đó
các biến số khác như “Giới tính”, “Lãi suất vay”, hay “Vay mua bất động sản” tác
động âm tới khả năng trả nợ đúng hạn.
Từ các kết quả phân tích, nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị liên quan tới
hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nha Trang
nhằm nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân.
Từ khóa: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay, khách hàng cá nhân,
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nha Trang.
xii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tín dụng là hoạt động truyền thống mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng
thương mai. Tuy nhiên hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ xấu luôn tồn
tại ở bất cứ ngân hàng nào. Quản lý phòng ngừa rủi ro tín dụng trong điều kiện hiện
nay rất phức tạp và khó khăn. Ngân hàng khơng thể hồn tồn loại trừ khả năng rủi ro,
nhưng có thể đưa ra những giải pháp đồng bộ và hữu hiệu để có thể ngăn ngừa, hạn
chế rủi ro tín dụng. Cùng với quá trình mở cửa và phát triển của hệ thống ngân hàng
Việt Nam. Khách hàng cá nhân ngày càng đóng vai trị quan trọng trong chiến lược
phát triển của các ngân hàng thương mại. Các dịch vụ khách hàng cá nhân đặc biệt là
sản phẩm tín dụng được các ngân hàng cung cấp rất đa dạng: phong phú và trở thành
những công cụ cạnh tranh chủ yếu. Không chỉ những NHTMCP Việt Nam mà các
Ngân hàng nước ngoài tên tuổi như HSBC, ANZ, UOB, SCB cũng tham gia vào thị
trường khách hàng cá nhân.
Ngay từ những ngày đầu hoạt động, BIDV đã xác định khách hàng cá nhân là
đối tượng khách hàng mục tiêu trong định hướng phát triển hoạt động kinh doanh tại
địa bàn Tỉnh Khánh Hòa. Kiên định với định hướng hoạt động này, BIDV là ngân

hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trên địa bàn Tỉnh cung cấp các sản
phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân như: cho vay sản xuất kinh doanh; cho
vay trả góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà, cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay du
học... Cho vay khách hàng cá nhân tuy tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng
hoạt động này hàm chứa nhiều rủi ro mà Ngân hàng cần quan tâm. Tính đến ngày
25/10/2018 dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Nha Trang là 2.127
tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng của tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Nha
Trang trong 3 năm gần nhất là khoảng 12% và nợ xấu của tín dụng khách hàng cá
nhân là khoảng 3%. Tỷ lệ 3% trên dư nợ trên một ngàn tỷ đồng là một con số rất đáng
lo ngại.
Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân vay vốn tại Nha Trang là cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng thương mại, qua đó khơi thơng được nguồn
vốn cho khách hàng vay vốn phục vụ cho cá nhân nhằm giúp họ cải thiện cuộc sống.
Đó là động lực thúc đẩy tơi lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển
1


Việt Nam – chi nhánh Nha Trang” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị
kinh doanh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nha Trang.
2. Xác định cường độ tác động của các yếu tố trên đến khả năng trả nợ của
khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Nha Trang.
3. Khuyến nghị một số giải pháp về quản trị rủi ro trong lĩnh vực tín dụng cá
nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nha Trang.
1.3. Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ
(hiệu quả trả nợ) của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Nha Trang. Mẫu nghiên cứu bao gồm 450 hồ sơ vay vốn của khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nha Trang
được chọn lọc trong khoảng thời gian từ tháng 01/2015 đến hết tháng 12/2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng hỗn hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng, trong đó phương pháp định lượng là phương pháp chủ đạo.
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong việc tổng hợp các
nghiên cứu trước để làm nền tảng đưa ra mô hình lý thuyết và các giả thuyết kèm theo,
phương pháp này cũng được sử dụng khi đưa ra các đề xuất sau q trình phân tích
định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong quá trình xây
dựng mơ hình ước lượng mối quan hệ giữa các biến số (mà cụ thể ở đây có mối quan
hệ nguyên nhân và kết quả), thu thập dữ liệu căn cứ vào mơ hình đã xây dựng dựa trên
phần mển SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Nha Trang, qua đó đánh giá phân tích các ý kiến, xác định được khả năng, nhu cầu,
của khách hàng. Tìm ra các yếu tố ảnh đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
vay vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nha Trang, từ
đó giúp Ban Giám Đốc đưa ra các giải pháp và chính sách phù hợp với yêu cầu thực tế
2


tình hình phát triển tại địa phương trong việc nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng
cá nhân vay vốn tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi
nhánh Nha Trang.
1.6. Bố cục của nghiên cứu
Ngoài phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được chia

thành năm chương, bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu. Chương này nêu ra lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu. Nội dung chương nêu lên
tổng quan về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về sự tác động của các nhân tố
khác nhau tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Mục đích của chương mơ tả mơ hình
nghiên cứu, giải thích các biến số trong mơ hình và dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này đưa ra một số phân tích tín dụng
cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nha Trang, các
kết quả phân tích thống kê mơ tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy đồng thời
đưa ra các nhận xét trong q trình phân tích.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này nêu lên các kết luận rút
ra từ quá trình phân tích đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với các đối tượng liên quan
dựa trên các kết luận đã nêu. Chương 5 cũng nêu lên những hạn chế của đề tài trong
quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Tóm tắt chương 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày những nét sơ bộ về đề tài nghiên cứu
như tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu của đề tài, ý nghĩa của đề tài về mặt
thực tiễn cũng như lý thuyết và các vấn đề có liên quan như phương pháp nghiên cứu,
bố cục sơ bộ của luận văn, từ đó giúp người đọc hình dung tổng quan về đề tài này. Do
tầm quan trọng trong quản lý rủi ro của ngân hàng mà những yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại nhận
diện các yếu tố có khả năng tạo ra rủi ro tín dụng, giúp giảm thiểu nợ xấu. Chính vì
vậy, mục đích của tác giả khi chọn đề tài này cũng khơng nằm ngồi dự định trên.
Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ đạo, luận văn nhằm vào việc thiết kế
các biến ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn tại BIDV
Nha Trang thơng qua việc khái qt hố mẫu nghiên cứu, từ đó suy diễn cho tồn bộ
tổng thể nghiên cứu.
3



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về tín dụng cá nhân
Tín dụng vốn là quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc
hiện vật trên nguyên tắc người đi vay hoặc tổ chức đi vay phải hoàn trả cho người hoặc
tổ chức cho vay cả nợ gốc lẫn lãi sau một khoản thời gian nhất định theo thỏa thuận.
Hoạt động tín dụng có thể chia làm nhiều hình thức khác nhau căn cứ vào các tiêu
chuẩn khác nhau, trong đó nếu căn cứ đối tượng đi vay thì có thể phân chia thành tín
dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp (Nguyễn Minh Kiều, 2009).
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng cá nhân
Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển
nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định
với một khoản chi phí nhất định”. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì “Cấp
tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết
sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun
tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán,
bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Các khoản vay cá nhân
thường có độ rủi ro cao do chất lượng thơng tin tài chính khách hàng cung cấp thường
không cao.
Giá (lãi suất) của khoản vay do ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức
lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời gian tồn tại của khoản vay. Tín
dụng ngân hàng được thực hiện trên 3 nguyên tắc sau:
Tiền cho vay phải được hoàn trả sau một thời gian nhất định cả vốn lẫn lãi:
Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đại bộ phận vốn kinh doanh của ngân hàng
là nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Nếu trong q trình hoạt động kinh doanh, các
khoản tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp khơng được hồn trả đúng hạn sẽ ảnh
hưởng tới khả năng thanh toán và thu nhập của ngân hàng. Do đó, khách hàng khi vay
vốn phải cam kết trả cả gốc và lãi trong một thời hạn nhất định.
Vốn vay phải có tài sản với giá trị tương đương làm đảm bảo: Trong nền kinh

tế thị trường, các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp, vì thế mọi dự
đốn về rủi ro của ngân hàng chỉ mang tính tương đối, do đó, bảo đảm tín dụng là một
tiêu chuẩn xét duyệt cho vay để bổ sung những mặt hạn chế của nhà quản trị cũng như
phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi trường kinh doanh.
4


Cho vay theo kế hoạch thoả thuận trước (vốn vay phải được sử dụng đúng mục
đích): Tín dụng đúng mục đích khơng những là ngun tắc mà cịn là phương châm
hoạt động của tín dụng. Việc thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng là cơ sở
để doanh nghiệp tính tốn các yếu tố hiệu quả của q trình sản xuất kinh doanh, đồng
thời cũng là một trong những yếu tố đảm bảo khả năng thu nợ của ngân hàng. Để thực
hiện nguyên tắc này, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải sử dụng tiền vay
đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng. Nếu phát hiện khách hàng vi phạm,
ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn.
Trong quan hệ tín dụng lãi suất là biểu hiện giá cả khoản tiền mà người cho vay
đòi hỏi khi tạm thời trao quyền sử dụng một khoản vốn của mình cho người khác trong
một thời gian nhất định. Người đi vay coi lãi suất như một khoản chi phí phải trả cho
nhu cầu sử dụng tạm thời vốn của người khác, nói cách khác lãi suất tín dụng là giá cả
của quyền sử dụng vốn vay. Đối với hoạt động ngân hàng, lãi suất là một trong những
biến số được theo dõi chặt chẽ, không chỉ là cơng cụ điều tiết vĩ mơ mà cịn là phương
tiện để các ngân hàng cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Dịch vụ tín dụng thể nhân thường được hiểu là hoạt động cho vay nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình như chi tiêu thường xuyên, chi sửa
chữa nhà cửa, chi mua sắm tài sản…. Cụ thể, tại BIDV Nha Trang, các sản phẩm tín
dụng thể nhân bao gồm:
- Cho vay bất động sản (mua nhà ở, đất ở, bù đắp tiền mua nhà đất, xây sửa nhà).
- Cho vay nhà dự án.
- Cho vay tín chấp (dành cho cán bộ cơng nhân viên và cán bộ quản lý điều hành).
- Cho vay mua ô tô.

- Kinh doanh tài lộc.
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá.
- Cho vay khác.
Với các sản phẩm vay như trên, có thể thấy dịch vụ tín dụng thể nhân có vai trị
ngày càng quan trọng trong xã hội, cụ thể:
- Góp phần gia tăng nguồn vốn để bổ sung cho hoạt động kinh doanh của cá
nhân, hộ gia đình, bảo đảm quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường,
liên tục, mở rộng hoạt động kinh doanh;
- Hỗ trợ cải thiện đời sống của các cá nhân, gián tiếp góp phần tháo gỡ khó khăn
trên thị trường bất động sản và các hoạt động thương mại khác, cũng như tạo cơ hội để
các ngân hàng phát triển lĩnh vực bán lẻ….
5


2.1.2. Các loại rủi ro xuất phát từ hình thức tín dụng cá nhân
Theo Miller (2012), Thơng thường hình thức tín dụng cá nhân có thể gây ra một
số rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro về chi phí giao dịch, rủi ro về thơng tin bất cân
xứng, rủi ro về tác nghiệp, và rủi ro không trả được nợ vay.
2.1.2.1. Rủi ro tín dụng
Theo Nguyễn Minh Kiều (2007), “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do
khách hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó”
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngồi do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện
một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Khi khách hàng được tài trợ tín dụng của ngân hàng, khách hàng nói chung và
khách hàng cá nhân được theo dõi và phân loại nợ (Phân loại rủi ro tín dụng) theo hai
phương pháp phân loại là định tính và định lượng (Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN).
Theo phương pháp định lượng được trình bày trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN,
nợ được phân loại thành 5 nhóm như sau:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (Đủ khả năng thu hồi nợ đúng hạn)
Nhóm 2: Nợ cần chú ý (Nợ quá hạn < 90 ngày, nợ cơ cấu)
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ quá hạn từ 90-180 ngày; nợ cơ cấu)
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (Nợ quá hạn từ 181-360 ngày; nợ cơ cấu)
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (Nợ quá hạn > 360 ngày)
2.1.2.2. Rủi ro về chi phí giao dịch
Rủi ro về chi phí giao dịch là rủi ro xảy ra khi chi phí cấu thành giao dịch tăng
với tốc độ tăng lớn hơn lợi nhuận. Theo Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011) thì tín dụng cá
nhân thường có quy mô giao dịch nhỏ nhưng số lượng giao dịch lớn và phân tán rộng
khắp khiến cho việc giao dịch không được thuận tiện (Nguyễn Minh Kiều, 2007) và
như vậy ngân hàng phải mở thêm nhiều chi nhánh hoặc các dịch vụ trực tuyến khác để
phục vụ cho đặc điểm này của khách hàng cá nhân.
2.1.2.3. Rủi ro thông tin bất cân xứng
Khi tiến hành giao dịch với khách hàng cá nhân, thơng thường tổ chức tín dụng
gặp rủi ro về thông tin bất cân xứng (Heffernan, 2005) hơn so với khách hàng tổ chức
do việc thu thập chính xác thơng tin về loại khách hàng này là rất khó khăn đồng thời
6


nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng cá nhân là từ thu nhập ổn định ở thời điểm hiện
tại. Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khỏe, mất việc làm hay gặp các biến cố
bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ khơng trả được nợ vay cho ngân hàng.
2.2. Khả năng trả nợ vay
Theo các quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là quyết định 493/2005/QĐNHNN, quy định về phân loại khoản nợ theo phương pháp định lượng định tính, nợ đủ
tiêu chuẩn là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy
đủ các nợ gốc và lãi đúng hạn, như vậy một khoản vay được đánh giá là có hiệu quả
khi khoản vay đó được khách hàng trả lãi và trả nợ gốc đúng thời hạn.
Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới khi xét về khả năng trả nợ vay, ở góc
độ đối lập là rủi ro trả nợ vay của khách hàng cá nhân được biểu hiện ở hai góc độ
chính là quy mô trả nợ gốc (Số tiền gốc trả nợ được) và thời hạn trả nợ. Một số gốc

nghiên cứu thực nghiệm như Maharjan và ctg (1983) đúng hạn hay trễ hạn và Shileshi
và ctg (2012) tập trung vào yếu tố quy mô trả nợ gốc.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân
Có ít nhất 4 loại rủi ro là rủi ro về chi phí giao dịch, rủi ro về thông tin bất cân
xứng, rủi ro về tác nghiệp, và rủi ro không trả được nợ vay. Trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài, rủi ro không trả được nợ vay mà biểu hiện lớn nhất là rủi ro không trả nợ
tính theo quy mơ khoản nợ và rủi ro không trả nợ đúng hạn là vấn đề nghiên cứu chính
cho nên khi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro thì điều đó cũng có nghĩa là rủi
ro khơng trả nợ tính theo quy mơ và tính theo thời hạn trả nợ.
Khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng cá nhân, một số tác giả như Chapman (1990)
đã phân loại những nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng cá nhân bao gồm: đặc điểm
nhân khẩu học, đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm thu nhập, đặc điểm học vấn và đặc
điểm khoản cho vay. Kohansal và Mansoori (2009) thêm về vấn đề rủi ro đạo đức và
người cho vay, Macana (2006) bổ sung yếu tố rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng, và
Rodriguies và ctg (2008) đã tìm hiểu một số yếu tố chỉ tiêu bất thường mà người đi
vay khơng dự đốn trước được ảnh hưởng tới rủi ro trả nợ đúng hạn.
2.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học
Đặc điểm nhân khẩu học thường được sử dụng phân tích trong lĩnh vực này bao
gồm các khía cạnh như giới tính, độ tuổi, tình trạng hơn nhân, và kích cỡ hộ gia đình.
7


Xem xét ở góc độ giới tính, về mặt lý thuyết thì nữ giới có khả năng ít tạo ra các
rủi ro tín dụng hơn là nam giới do họ ít tội phạm, cá tính thận trọng, và ít gây ra các rủi
ro đạo đức Miller (2012). Một số nghiên cứu thực nghiệm như Chapman (1990),
Weber và Musshoff (2012) đã chứng minh lý thuyết này khi khám phá ra rằng nữ giới
ít tạo ra các khoản nợ xấu hơn nam giới. Tương tự như vậy, Kinyondo (2009) đã thấy
rằng những nhóm tín dụng vi mơ có nhóm trưởng là nữ giới thì khả năng trả nợ của
nhóm càng cao. Trong khi đó một số nghiên cứu như của Antwi (2012) đã khơng tìm
thấy mối liên hệ này.

Độ tuổi là một yếu tố có mặt trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm chứng tỏ
tầm quan trọng của biến số này trong vấn đề nghiên cứu. Phần lớn các nghiên cứu có
liên quan đã đưa ra giả thiết rằng độ tuổi người vay càng lớn thì rủi ro của khoản nợ
càng thấp do tính thận trọng, kinh nghiệm và trải nghiệm tăng lên theo độ tuổi.
Chapman (1990) và Kohansal và Mansoori (2009) tìm thấy mối tương quan thuận giữa
biến số này và khả năng trả nợ đúng hạn.
Tình trạng hơn nhân là một biến số ít được ưa dùng trong các nghiên cứu thực
nghiệm về vấn đề tín dụng cá nhân. Về mặt lý thuyết, thông thường những người đã
lập gia đình sẽ ít ưa mạo hiểm và có hành động chín chắn hơn so với những người
chưa lập gia đình, vì vậy khả năng trả nợ đúng hạn của họ là cao hơn. Tuy nhiên khi
nghiên cứu trên thực nghiệm thì Chapman (1990), Duygan-Bump và Grant (2008) hay
Antwi và ctg (2012) và một số tác giả khác khơng tìm thấy mối liên hệ này.
Biến số kích cỡ hộ gia đình được cho là tương quan nghịch với khả năng trả nợ
do sự lý giải rằng những người chủ nợ phải tốn nhiều thu nhập của mình vào việc ni
sống các thành viên trong gia đình thay vì dùng nó để trả nợ (Zeller, 1996). Nghiên
cứu trên thực nghiệm của Chapman (1990) đã ủng hộ giả thuyết này. Ở một khía cạnh
khác, nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) khi tìm hiểu
các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh Hậu Giang –
Việt Nam đã đưa ra kết luận rằng nếu trong một nơng hộ, càng có nhiều thành viên tạo
ra thu nhập thì xác suất trả nợ đúng hạn càng lớn.
2.3.2. Đặc điểm nghề nghiệp
Đặc điểm của nghề nghiệp có thể là một nhân tố ảnh hưởng nhất định tới khả
năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân. Đối với những cá nhân có nghề
nghiệp ổn định, có vị trí xã hội, có kinh nghiệm lâu năm hoặc ở những lĩnh vực đòi hỏi
8


chất xám cao hay có tay nghề vững vàng thì khả năng trả nợ đúng hạn là cao hơn. Điều
này là do những cá nhân này có khả năng tạo ra thu nhập ổn định và cao hơn những cá
nhân ở lĩnh vực nghề nghiệp khác. Nghiên cứu trên thực tế về vấn đề này không nhiều

do phần lớn các nghiên cứu thường tập trung ở một khía cạnh nghề nghiệp. Nghiên
cứu của Chapman (1990) đã cho thấy những nghề nghiệp đòi hỏi chất xám cao như
giáo sư, nghệ sĩ hay những nghề nghiệp có tính ổn định cao như kế tốn viên, nhân
viên văn phịng có khả năng trả nợ đúng hạn cao hơn. Trong khi đó cũng trong nghiên
cứu này thì những người cơng nhân khơng lành nghề thường lâm vào tình trạng trả nợ
trễ hạn. Kohansal và Mansoori (2009) đã tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới khả
năng trả nợ vay của nông dân tại tỉnh Khorasan-Razavi của Iran và tìm thấy bằng
chứng rằng những nơng dân có kinh nghiệm lâu năm hơn thì khả năng trả nợ ngân
hàng là cao hơn. Một nghiên cứu của Accquah và Addo (2011) về khả năng trả nợ vay
đúng hạn của những ngư dân tại Ghana đã đưa biến số kinh nghiệm vào trong mơ hình
nghiên cứu nhưng đã khơng tìm thấy ý nghĩa thống kê của biến số này.
2.3.3. Đặc điểm trình độ học vấn
Trình độ học vấn thơng thường rất được chú trọng trong q trình thẩm định cho
vay của ngân hàng. Người có trình độ học vấn cao dễ được chấm điểm tín dụng cao
hơn khi được tin rằng họ có khả năng tạo ra thu nhập cao hoặc ổn định trong thời gian
dài đồng thời khả năng sử dụng khoản vay của họ cũng hiệu quả hơn cũng như là ít ưa
thích rủi ro với khoản nợ của mình. Trương Đơng Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011)
hay một số nghiên cứu gần đây của Sileshi và ctg (2012) đã tìm thấy bằng chứng ủng
hộ giả thuyết này. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu như của Antwi và ctg (2012)
đã không ủng hộ giả thuyết này. Như vậy tùy từng lĩnh vực hoặc phạm vi nghiên cứu
mà yếu tố này có thể có hoặc khơng có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của cá nhân.
2.3.4. Đặc điểm thu nhập
Thu nhập của người đi vay được coi là một trong những yếu tố quan trọng khi
muốn tiếp cận khoản vay, đặc biệt là đối với những khoản vay tín chấp. Đây được coi
là một yếu tố cấu thành nên nền tảng trả nợ thành công trong tương lai của người vay.
Chapman (1990) khi phân loại thu nhập của người đi vay và tìm hiểu ảnh hưởng của
biến số này tới khả năng trả nợ đã thấy rằng khả năng trả nợ thành công được sắp xếp
theo thứ tự sau: thu nhập cao, thu nhập thấp, và thu nhập trung bình. Đối với những
người thu nhập thấp nhưng xác suất trả nợ vẫn lớn hơn người có thu nhập trung bình
9



được lý giải là do tính thận trọng trong việc sử dụng khoản vay của họ vì họ biết khả
năng chi trả của họ là rất thấp nên nếu lãng phí khoản vay thì rủi ro khơng trả được nợ
là rất cao. Trương Đơng Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) tìm hiểu khía cạnh thu
nhập của tất cả các thành viên trong gia đình và thấy rằng nếu gia đình nào càng có
nhiều thành viên có thu nhập cao thì khả năng trả nợ thành công càng lớn. Một số tác
giả khác như Kohansal và Mansoori (2009) hay Sileshi và ctg (2012) cũng tìm thấy
những bằng chứng ủng hộ giả thuyết trên.
2.3.5. Đặc điểm khoản cho vay
Đặc điểm của khoản cho vay thông thường được thể hiện ở ba yếu tố chính là
kích cỡ khoản vay, lãi suất, và thời hạn vay. Trong đó về mặt lý thuyết nêu như kích
cỡ khoản vay càng lớn thì rủi ro trả nợ không đúng hạn càng cao, điều này tương tự
với lãi suất của khoản cho vay. Trong khi đó nếu thời hạn của khoản vay càng kéo dài
thì khả năng trả được nợ càng cao.
Chapman (1990) đã cung cấp một số thống kê khá thú vị khi cho thấy những
khoản vay được phân loại ở kích cỡ nhỏ lại thường hay có rủi ro khơng trả nợ cao
nhất, kế đến mới tới khoản vay lớn nhất và sau cùng là những khoản vay có kích cỡ
trung bình. Kohansal và Mansoori (2009) cũng bác bỏ giả thuyết được nêu ở phần trên
khi tìm thấy bằng chứng rằng những khoản vay lớn lại có mối tương quan thuận với
khả năng trả nợ đúng hạn. Sharma và Zeller (1997) đã đưa ra kết luận rằng các khoản
vay càng lớn, khả năng vỡ nợ (không trả được khoản nợ) càng thấp. Các tác giả giải
thích rằng những khoản vay lớn sẽ giúp cho người vay dễ dàng tạo ra giá trị hơn so với
những khoản vay nhỏ, những khoản vay mà thường là thuần về chi tiêu hoặc dùng để
xử lý những tình huống khẩn cấp.
Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm khi đưa yếu tố lãi suất khoản vay vào mơ
hình đã cho kết quả đúng như giả thuyết là lãi suất khoản vay càng cao thì khả năng trả
nợ khơng đúng hạn càng cao. Deininge và Liu (2009), Ugbomeh và ctg (2008) và
Onyeagocha và ctg (2012) đã cho thấy kết quả như thế.
Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng thời gian đáo hạn của khoản

nợ tới khả năng trả nợ. Chapman (1990), đã đưa ra một kết quả thống kê ngược lại với
quan điểm cho rằng thời gian đáo hạn của khoản nợ càng dài thì khả năng trả nợ càng
cao, tác giả cho rằng những khoản nợ ngắn hạn từ một năm trở xuống có xác suất trả
nợ đúng hạn cao hơn trong khi đó những khoản nợ từ một năm trở lên có xác suất
10


ngược lại. Onyeagocha và ctg (2012) lại khơng tìm thấy ảnh hưởng của yếu tố này
trong nghiên cứu của mình.
2.3.6. Rủi ro đạo đức của người vay
Rủi ro đạo đức là một hình thức biểu hiện của thất bại thị trường do thơng tin bất
cân xứng. Trong lĩnh vực tín dụng, điều này xảy ra khi người vay đã sử dụng khơng
đúng mục đích vay ban đầu và người vay đã khơng kiểm sốt được hành vi sử dụng sai
mục đích đó. Điều này dẫn tới là rủi ro khơng trả được nợ vay sẽ tăng lên. Kohansal và
Mansoori (2009), Trương Đơng Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) đưa vấn đề này
vào trong khảo sát của mình và các tác giả đã tìm ra bằng chứng về việc những người
đi vay khi cố tình sử dụng sai mục đích sử dụng ban đầu đã dẫn tới xác suất trả nợ
không đúng hạn tăng lên. Một trong những nghiên cứu của Kohansal và Mansoori
(2009) lại khơng tìm thấy mối liên hệ trên khi tìm hiểu về hành vi trả nợ của nông dân
và các tác giả cũng không đưa ra thêm các lý giải cụ thể về vấn đề này.
2.3.7. Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng
Rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng chủ yếu nảy sinh tại khâu thẩm định tín
dụng. Có hai ngun nhân chính dẫn tới rủi ro này, thứ nhất là do cán bộ tín dụng. Cán
bộ tín dụng có năng lực yếu, làm việc bất cẩn hoặc do tư lợi móc ngoặc với người đi
vay dẫn đến đánh giá tín dụng khơng đúng đối với người đi vay. Thứ hai là do hệ
thống chấm điểm tín dụng khơng chính xác hoặc khơng hiệu quả cũng có thể dẫn đến
rủi ro đánh giá khơng đúng khả năng của người đi vay. Trên thực tế vấn đề này chỉ
được nêu lên như một giả định (Macana,2006) mà không thấy xuất hiện trên nghiên
cứu thực nghiệm.
2.3.8. Một số hành vi chi tiêu bất thường

Những hành vi chi tiêu bất thường không nằm trong dự kiến của người vay sẽ
khiến cho người đi vay phải tiêu tốn nguồn lực tích lũy vào những khoản này thay vì
dùng nó để trả nợ vì vậy khiến cho rủi ro khơng trả được nợ vay lên Rodrigues và ctg
(2008) liệt kê một số khoản chi tiêu bất thường như chi tiêu cho ốm đau, tai nạn, hay
mất việc đã khiến cho khả năng trả nợ giảm xuống.
2.4. Các nghiên cứu trước đây
Maharjan và ctg (1983) nghiên cứu về khả năng trả nợ của những người nông dân
tại Nepal trong lĩnh vực tín dụng nơng nghiệp trong một mẫu khảo sát điều tra gồm
150 nông dân trong năm 1982. Các tác giả sử dụng mơ hình nghiên cứu hồi quy bội
như sau:
11


Y= f(X1, X2, X3,X4,D1,D2,D3,D4)
Trong đó:
Y: Khoản tiền vay đã trả được trên tổng số tiền vay X1: Kích cỡ trang trại mà
người nông dân sở hữu X2: Thu nhập của người nông dân
X3: Tỷ lệ sản phẩm của người nông dân so với tổng sản lượng của thị trường;
X4: Tỷ lệ chi phí của cả hộ gia đình trên tổng thu nhập
D1: Biến giả, đạt giá trị 1 nếu khoản vay được thẩm định trước khi cho vay,
bằng 0 nếu ngược lại.
D2: Biến giả đạt giá trị bằng 1 nếu khoản vay được kiểm sốt để sử dụng đúng
mục đích, bằng 0 nếu ngược lại.
D3: Biến giả đạt giá trị 1 nếu người vay nhận được thư nhắc nhở về khoản vay
từ phía ngân hàng, bằng 0 nếu ngược lại; D4: Biến giả đạt giá trị bằng 1 nếu như ngân
hàng cho vay tiến hành các cuộc thăm viếng thông thường đối với người vay, bằng 0
nếu ngược lại.
Kết quả hồi quy cho thấy nếu như kích cỡ trang trại càng lớn hoặc tỷ lệ chi tiêu
của hộ gia đình càng lớn tính theo tỷ lệ thu nhập thì tỷ lệ trả nợ càng thấp, trong khi đó
các biến số cịn lại đều tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đối với khả năng

trả nợ của người nông dân. Các tác giả khi đưa ra các khuyến nghị đã tập trung vào
khả năng kiểm soát khoản cho vay từ quá trình thẩm định đầu vào tới khi người cho
vay tiến hành trả nợ để năng cao hơn nữa khả năng trả nợ của người nông dân.
Kohansal và Mansoori (2009) sử dụng mơ hình hồi quy logic khi tìm hiểu khả
năng khi trả nợ của nơng dân tại tỉnh Kohansal và Razavi của Iran. Hai tác giả đã tiến
hành nghiên cứu trên mẫu dữ liệu gồm 175 nông dân vào năm 2008. Mơ hình nghiên
cứu như sau:
Y = f (X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10, X11, D1, D2)
Trong đó: Biến phụ thuộc Y đạt giá trị bằng 1 nếu người nông dân không bao giờ trả
nợ trễ hạn cho khoản vay trả dần theo từng phần, bằng 0 nếu một lần trả nợ đúng hạn.
Biến độc lập:
X1: Thể hiện độ tuổi của người vay chính X2: Thể hiện diện tích của một trang trại
X3: Biểu hiện số năm kinh nghiệm trong công việc của người nông dân X4: Là
tổng thu nhập
X5: Là lãi suất của khoản vay
X6: Đại diện cho thời gian của khoản cho vay
X7: Tổng chi phí hành chính mà người nơng dân phải trả để đạt được sự chấp
thuận cho vay
12


X8: Kích cỡ của khoản vay X9: Là số thành viên phụ thuộc
X10: Tổng số kỳ thanh toán cho khoản vay
D1: Là biến giả đạt giá trị 1 nếu người nông dân sử dụng khoản vay vào việc
đầu tư trang trại, bằng 0 nếu ngược lại
D2: Là biến giả đạt giá trị 1 nếu người nơng dân có máy móc canh tác, bằng 0
nếu ngược lại
Ngoại trừ biến X1, X2 và D2 và các biến số cịn lại đều có ý nghĩa thống kê
trong mơ hình. Các tác giả đã đưa ra kết luận rằng lãi suất của khoản vay là nhân tố
quan trọng nhất ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của người nông dân kế tiếp là biến

số kinh nghiệm của người nông dân.
Antwi và ctg (2012) tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro không trả được
nợ tại Gahana cho những khoản vay của ngân hàng Akuapem thơng qua mơ hình hồi
quy logistic. Cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu gồm 800 quan sát từ năm 2006 tới năm
2010. Mơ hình nghiên cứu của các tác giả như sau:
Y=f (LOAN TYPE, INTEREST RATE, SECURYTY, MARITAL STATUS, TOWN
DUMMY, SEX)
Trong đó:
Y là biến giá trị 1 nếu khoản nợ được hoàn trả đúng hạn và nhận giá trị 0 và
ngược lại.
LOAN TYPE là biến số phân loại hình vay mượn, bao gồm 4 loại vay, vay kinh
doanh, vay cho mục đích sản suất nơng nghiệp, vay tiêu dùng các nhân, vay mua
phương tiện đi lại.
INTEREST RATE lãi suất khoản vay, SECURYTY biến giả nhận giá trị 1nêu
khoản vay có đảm bảo và 0 nếu ngược lại.
MARITAL STATUS: tình trạng hơn nhân, đạt giá trị 1 nếu đã lập gia đình, và 0
nếu ngược lại. TOWN DUMMY cũng là biến giả đạt giá trị 1 nếu người vay sinh sống
tại thành phố Akuapem, bằng 0 nếu ngược lại.
SEX: giới tính bằng 1 nếu là nam, bằng 0 là nữ.
Các tác giả đã đi tới kết luận rằng loại hình vay mượn và khoản vay được đảm
bảo là hai biến số thực sự có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của người vay, các ngân
hàng nên chú trọng tới khả năng đảm bảo khoản nợ vay bằng tài sản của người vay nợ
để cải thiện rủi ro không trả được nợ của người vay.
Một nghiên cứu gần đây tại Việt Nam của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh
Bình (2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ
13


×