Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Phân tích tác động của vốn trực tiếp nước ngoài FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Đề tài thảo luận môn Kinh tế vĩ mơ
Nhóm 8

Phân tích tác động của vốn trực tiếp nước ngoài
FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay
Mã lớp học phần:

2114BMKT0111

Giáo viên giảng dạy:

Hồ Thị Mai Sương

HÀ NỘI – 2021

Danh sách thành viên

Page | 1


STT
1

Trần Thanh Thảo

Họ và tên

Nhiệm vụ



Nhóm trưởng, Khái niệm và lý thuyết về FDI và
tăng trưởng kinh tế

2

3

Trần Thị Hương

Nội dung, nguyên lý tác động của FDI đến tăng

Thơm

trưởng kinh tế

Nguyễn Thanh Thảo

Tổng quan và cơ cấu của FDI tới Việt Nam,
Thuyết trình

Cao Ngọc Thịnh

Phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế
Việt Nam

5

La Thu Thảo


Đề xuất, kiến nghị

6

Trương Tiến Thuần

Powerpoint

7

Ngô Phương Thảo

Word

8

Nguyễn Bảo Thiện

Kết luận

Page | 2


MỤC LỤC

Page | 3


Lờ i m ở đ ầ u
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài


Năm 1987, Việt Nam chính thức thơng qua Luật Đầu tư nước ngoài. Sau 30 năm thực
hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng. Nguồn vốn FDI trở thành một trong những nguồn lực quan trọng thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đã có trên 310 tỷ USD của các nhà đầu tư nước
ngoài đổ vào Việt Nam. Trong 3 năm đầu tiên 1987- 1990, số vốn thực hiện chỉ có 1 tỷ USD
thì đến năm 2018 số vốn đã là 184 tỷ USD, tăng gấp 184 lần. Cùng với đó, khu vực này
cũng đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước với giá trị nộp ngân sách tăng từ 1,8 tỷ
USD (1994-2000) lên 8 tỷ USD (2017). Đồng thời kim ngạch xuất khẩu cũng chiếm gần 2/3
kim ngạch xuất khẩu chung cả nước.
Thành tựu trên là dấu hiệu tốt của quá trình chuyển đổi kinh tế và là kết quả của các chính
sách mà Việt Nam đã và đang thực hiện trước những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế
thế giới, đặc biệt xu thế tồn cầu hóa. Khu vực doanh nghiệp (DN) FDI đã và đang có
những đóng góp ngày càng quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Những đóng góp này được thể hiện qua những con số cụ thể như tỷ trọng vốn FDI trong
tổng vốn đầu tư tồn xã hội ln chiếm khoảng 25%, đóng góp trên 20% vào GDP.
Ngồi những đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, khu vực FDI đã góp phần nhất định vào
chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
ngiệp,công nghiêp, tạo việc làm cho khoảng 4 triệu việc làm trực tiếp, 5 triệu việc làm gián
tiếp. Khu vực FDI cũng được đánh giá là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần
nâng cao trình độ cơng nghệ của nền kinh tế.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng Việt Nam vẫn chưa tận dụng các cơ
hội thu hút FDI và chưa tối đa được lợi ích mà đầu tư trực tiếp nước ngồi có thể mang lại.
Việt Nam chưa được chọn là điểm đầu tư của phần lớn các cơng ty đa quốc gia có tiềm năng
lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ và tri thức thực trạng này Cùng với áp
lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút FDI của Trung Quốc và các nước trong khu
vực đang đặt ra rất rất nhiều thách thức lớn cho Việt Nam.

Page | 4



Đã có vài Quốc gia thu hút được dịng vốn FDI khá lớn nhưng tác động lan tỏa hầu như
không xảy ra. Ở một tình thế khác vốn FDI đổ vào một quốc gia có thể làm tăng vốn đầu tư
cho nền kinh tế nhưng đóng góp của vốn này vào tăng trưởng là thấp. Cả hai trường hợp
trên đều được xem là khơng thành cơng với chính sách thu hút FDI hay chưa tận dụng triệt
để và lãng phí nguồn lực này dưới góc độ tăng trưởng kinh tế. Thực trạng này khiến cho các
nhà kinh tế ngày càng quan tâm nhiều đến việc tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế
đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của cách tiếp cận định xuất phát từ các lập luận nêu trên
để đánh giá mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, nghiên cứu sinh đã
chọn đề tài nghiên cứu theo với tên đề tài: “ Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích hiểu và nắm được lý thuyết về vốn đầu
tư nước ngoài FDI và thực trạng về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và tác động
của nó đến tang trưởng kinh tế ở Việt Nam trong 5 năm gần đây
3. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế
Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam
Thời gian: 5 năm gần đây
4. Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào giáo trình, tìm kiếm và thu thập thơng tin từ các website, báo chí;
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

Bài thảo luận gồm 3 phần như sau :
Chương 1. Một số lý luận cơ bản của đề tài nghiên cứu
Chương 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Chương 3. Các đề xuất và kiến nghị với vấn đề nghiên cứu

Page | 5


Page | 6


Phần nội dung
Chương 1. Một số lý luận cơ bản của đề tài nghiên cứu
1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến Vốn đầu tư trực tiếp FDI:
1.1. Khái niệm:
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngồi là một loại hình đầu tư
quốc tế, trong đó nhà đầu tư của một nền kinh tế đóng góp một số vốn hoặc tài sản lớn vào
một nền kinh tế khác để sở hữu hoặc điều hành,kiểm soát đối tượng họ bỏ vốn đầu tư nhằm
mục đich thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế khác.
1.2. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
 Lý thuyết về lợi nhuận cận biên:
 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm (Vernon, 1966):
 Những lý thuyết dựa trên sự không hồn hảo của thị trường
• Tổ chức cơng nghiệp (hay cịn gọi là lý thuyết thị trường độc quyền):
• Giả thuyết nội hóa
 Mơ hình “đàn nhạn” của Akamatsu:
1.3. Đặc điểm của FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngồi có những đặc điểm cơ bản sau: FDI là loại hình chu chuyển
vốn quốc tế, chủ sở hữu vốn tiến hành hoạt động đầu tư ở nước ngoài ; FDI là loại hình đầu
tư trực tiếp, nhà đầu tư nước ngồi có quyền điều hành doanh nghiệp tiếp nhận vốn; thu
nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và lãi hoặc lỗ được phân
chia giữa các chủ đầu tư theo tỉ lệ góp vốn của các bên; ít chịu sự chi phối của Chính phủ
hơn, đặc biệt ít phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa chủ nhà với nước đầu tư ; FDI là

một khoản vốn dài hạn tương đối ổn định và không phải là vốn vay nên nước chủ nhà có
một nguồn vốn dài hạn bổ sung cho đầu tư trong nước và không phải lo trả nợ - Các chủ đầu
tư phải tuân thủ các quy định pháp luật của nước sở tại đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi do mục đích của nhà đầu tư nước ngồi là lợi nhuận nên các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh của FDI phần lớn là những lĩnh vực có thể mang lại lợi nhuận cao.
1.4. Các nhân tố tác động đến thu hút vốn FDI
Có nhiều nhân tố tác động đến thu hút vốn FDI, trong đó phải kể đến một số nhóm nhân tố
chính sau:

Page | 7


Thứ nhất, môi trường đầu tư: Bao gồm môi trường pháp lý minh bạch; môi trường vĩ mô
ổn định, tăng trưởng kinh tế cao, bền vững,...; môi trường xã hội; môi trường tự nhiên...
Thứ hai, chất lượng cơ sở hạ tầng phải đầy đủ, đồng bộ.
Thứ ba, độ mở cửa của nền kinh tế , khuyến khích xuất khẩu và sự ổn định chính trị. Nền
kinh tế càng mở cửa thì mức độ giao thương,bn bán càng mạnh,các doanh nghiệp sẽ có
thị trường xuất nhập khẩu lớn hơn và có nhiều cơ hội hơn trong đầu tư mở rộng sản xuất
kinh doanh.
Thứ tư, quy mơ và tính chất thị trường nội địa
1.5. Các hình thức của FDI
Có nhiều các phân loại hoạt động FDI như sau: buôn bán đối ứng, hợp đồng hợp tác kinh
doanh, liên doanh, doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài, hợp đồng xây dựng – kinh doanh –
chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), hợp đồng xây
dựng – chuyển giao (BT).
2. Tăng trưởng kinh tế
2.1. Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế (Economic Growth) là thuật ngữ chỉ sự biến đổi kinh tế theo chiều
hướng tích cực. Đó là sự mở rộng quy mô về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế, là sự gia
tăng về mặt tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một

thời kỳ nhất định.
Tăng trưởng kinh tế thực chất đơn thuần là sự lớn mạnh của nền kinh tế về mặt số lượng
nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ giữ nguyên về cơ cấu và chất lượng. Để biểu thị sự tăng
trưởng kinh tế, người ta dùng sự chênh lệch của tổng sản lượng nền kinh tế của thời kỳ sau
so với thời kỳ trước.
2.2. Các lí thuyết về tăng trưởng kinh tế
2.2.1.
Lý thuyết cổ điển
Lý thuyết cổ điển về tăng trưởng kinh tế bao gồm các nhà kinh tế tiêu biểu: Adam Smith,
R.Malthus, David Ricardo, Adam Smith cho rằng tích lũy vốn và cả tiến bộ công nghệ cùng
các nhân tố xã hội, thể chế đều đóng một vai trị quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế
của một nước. Tăng sản lượng thông qua việc tăng số lượng đầu vào tương ứng – gia tăng tư

Page | 8


bản theo chiều rộng. Tuy nhiên vì đất đai là có hạn nên đến một lúc nào đó sản lượng đầu ra
sẽ tăng chậm dần
2.2.2.
Lý thuyết trường phái Keynes. Mô hình Harrod-Domar
Tác phẩm Lí thuyết tổng qt về việc làm , lãi suất và tiền tệ (The General Theory of
Employment, Interest and Money) của John Maynard Keynes (1883 – 1946) được xuất bản
vào năm 1936 đã nhấn mạnh các nền kinh tế hiện đại cần các chính sách chính phủ chủ
động để quản lí và duy trì tăng trưởng kinh tế. Điều này đi ngược lại quan điểm của trường
phái cổ điển về tăng trưởng kinh tế tự do không cần sự can thiệp của nhà nước.
2.2.3.

Lý thuyết hiện đại

Lý thuyết tân cổ điển cho biết để có tăng trưởng trong dài hạn thì phải có tiến bộ cơng

nghệ nhưng lại không chỉ ra các yếu tố quyết định tiến bộ công nghệ (coi đây là yếu tố
ngoại sinh); các lý thuyết tăng trưởng kinh tế sau này cố gắng đưa tiến bộ cơng nghệ vào
trong mơ hình (yếu tố nội sinh) để xem điều gì quyết định tiến bộ công nghệ
2.2.4.

Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của
mỗi quốc gia. Sau đây là một số ý nghĩa chính của sự tăng trưởng kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra điều kiện giải quyết công ăn, việc làm và giảm tỷ lệ thất
nghiệp. Theo quy luật Okun: Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm 1% khi GDP thực tế tăng 2,5%.
- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội
của cộng đồng. Là điều kiện tiền đề để phát triển các mặt khác của xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập tăng lên và nâng cao mức sống của người
dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà tăng trưởng kinh tế mang lại cịn có những mặt trái
khác như chi phí mà xã phải gánh chịu do sức tăng trưởng quá cao. Ngoài ra, tăng trưởng
kinh tế cịn làm cạn kiệt nguồn tài ngun, ơ nhiễm mơi trường và có nguy cơ phát sinh các
vấn đề xã hội như gia tăng tệ nạn xã hội, gia tăng bất bình đẳng xã hội…
2.2.5.

Page | 9

Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế


Thứ nhất, nguồn nhân lực
Thứ hai,vốn đầu tư. Đây là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất.
Vốn đầu tư bao gồm: đầu tư tư nhân, đầu tư chính phủ và đầu tư nước ngồi.
Thứ ba, tiến bộ công nghệ

Thứ tư, xuất khẩu. Xuất khẩu làm tăng nhu cầu trong nền kinh tế và do vậy mở rộng thị
trường cho sản xuất nội địa. Việc hướng về xuất khẩu và cởi mở thương mại cải thiện quá
trình tái phân bổ nguổn lực, làm tăng năng lực sử dụng nguồn lực và cạnh tranh quốc gia.
Thứ năm, tài nguyên thiên nhiên
3. Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
Giả thuyết 1: Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế(+)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là sự di chuyển vốn hoặc tài sản từ nước ngoài sang
nước tiếp nhận đầu tư. Các nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của FDI đến tăng
trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được xác định bởi các mơ
hình tăng trưởng tân cổ điển truyền thống mà đại diện là mơ hình Solow (1957). Mơ hình
tăng trưởng tân cổ điển cho rằng lực lượng lao động và tiến bộ khoa học cơng nghệ là
ngoại sinh, do đó FDI làm tăng mức thu nhập trong nước nó khơng có tác dụng dài hạn
lên tăng trưởng kinh tế.Lucas (1998) với lý thuyết bắt kịp công nghệ là lý thuyết tăng
trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển mở, và phù hợp với bằng chứng thực nghiệm.
Bắt kịp công nghệ đạt được nhờ tiếp thu công nghệ mới và tốt hơn từ nước ngồi thơng
qua đầu tư vào máy móc thiểt bị nhập khẩu, thu hút FDI và đầu tư vào phương pháp quản
lý và kinh doanh hiện đại của thế giới. Do đó, thay đổi cơng nghệ ở các nước đang phát
triển được quyết định nội sinh bằng đầu tư.
Ngồi ra, FDI có ảnh hưởng tới sự tích lũy vốn đối với các quốc gia. Bên cạnh đó, FDI
hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn thông qua việc chuyển giao cơng nghệ và sự tích
lũy vốn nhưng chủ yếu là nhờ vào các kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Ngồi ra, FDI có tác
động trong dài hạn đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia nhận vốn thông qua việc
chuyển giao công nghệ kỹ thuật, tích lũy vốn và gia tăng nguồn nhân lực (De Mello,
1999).

Page | 10


Basu và Guariglia (2007) đã phát triển một mơ hình tăng trưởng của nền kinh tế kép
trong đó khu vực truyền thống (nông nghiệp) đang sử dụng những công nghệ lạc hậu,

trong khi FDI là động lực tăng trưởng trong lĩnh vực cơng nghiệp hiện đại. Vì vậy dịng
vốn FDI có thể đẩy nhanh q trình phân cực giữa hai khu vực và FDI thúc đẩy q trình
cơng nghiệp hóa tại quốc gia tiếp nhận vốn, mặt khác FDI làm cho tầm quan trọng của
khu vực truyền thống (nông nghiệp) trong tổng thể nền kinh tế sẽ giảm. Driffield và
Jones (2013) cho thấy FDI và dòng kiều hối đều tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế, trong khi đó nguồn viện trợ ODA lại dường như không hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế,
từ đó cho thấy tầm quan trọng của dịng kiều hối cũng khơng kém gì so với nguồn vốn
FDI. Nhìn chung, có thể nhận thấy các nghiên cứu đều nhận định FDI có tác động đến
phát triển kinh tế .
Giả thuyết 2: ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng
kinh tế (-)
Thứ nhất, hiện tượng “chuyển giá” khá phổ biến trong đầu tư trực tiếp nước ngoài.

-

Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hành vi chuyển giá khi hoạt động kinh doanh tại
nước sở tại có những thay đổi mà điều kiện khó rút vốn hoặc việc chuyển lợi nhuận
ra khỏi lãnh thổ do điều kiện ràng buộc khó khăn hay thâu tóm, trốn thuế tại nước sở
tại. Những hành vi chuyển giá đã tác động xấu đến nền kinh tế, gây thất thu lớn cho
Nhà nước, bóp méo mơi trường kinh doanh, tạo sức ép bất bình đẳng, gây phương
hại đối với những nhà đầu tư chấp hành tốt đúng như trong cam kết, làm suy giảm
hiệu lực quản lý Nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương kêu gọi đầu tư để phát
triển kinh tế – xã hội.
Thứ hai, có thể dẫn đến mất cân đối trong đầu tư.
Các nhà đầu tư nước ngồi vì chạy theo mục tiêu của mình nên họ thường đầu tư
vào các ngành, các lĩnh vực nhiều khi không trùng khớp với mong muốn của nước
nhận đầu tư tại làm cho mục tiêu thu hút bị ảnh hưởng nếu khơng có cơ chế và
những quy hoạch hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài
nguyên thiên nhiên sẽ bị khai thác quá mức, các nhà đầu tư nước ngồi cịn làm cho
cơ cấu kinh tế bị méo mó, chậm được cải thiện và tích tụ nguy cơ mất ổn định chung

của đời sống kinh tế xã hội quốc gia như khi dòng vốn FDI rút ra đột ngột, sa thải
công nhân hàng loạt…
-

Thứ ba, gây những tiêu cực về lao động, về tài chính cho nước nhận đầu tư.
Do các nhà đầu tư quốc tế là những đối tác giàu kinh nghiệm và sành sỏi trong kinh
doanh, nên trong nhiều trường hợp nước sở tại sẽ chịu nhiều thua thiệt. Ngoài ra,
nước sở tại cịn có thể chịu cảnh “chảy máu chất xám” do các dự án FDI thường thu
hút được các nhà quản lý giỏi vì chế độ đãi ngộ về thu nhập hay mơi trường làm
việc tốt, tính chun nghiệp cao. Chính sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn FDI
-

Page | 11


mà làm cho lực lượng lao động, nhất là lao động có tay nghề cao di chuyển từ khu
vực kinh tế trong nước sang khu vực FDI có mức thu nhập cao hơn.
Thứ tư, có thể bị du nhập của những công nghệ lạc hậu trên thế giới.
Các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng sự yếu kém trong kiểm định và quản lý công
nghệ của nước sở tại để du nhập các công nghệ lạc hậu nhưng với giá đắt đỏ gây ra
sự lãng phí lớn cho sự dỡ bỏ, thay thế hoặc khắc phục những hậu quả về sau. Tại
nước ta trong thời gian vừa qua, đã có nhiều dự án mang vào nhiều thiết bị và công
nghệ lạc hậu đã gây ảnh hưởng đến môi trường và lợi ích cộng đồng khác, bị cộng
đồng nhân dân và chính quyền địa phương lên tiếng. Việc chuyển giao cơng nghệ
lạc hậu không những làm cho công nghệ ngày càng lạc hậu, khả năng sản xuất kém
đi mà làm cho nước tiếp nhận cịn thêm gánh nặng phải ni dưỡng và dỡ bỏ những
cơng nghệ này.
-

-


Thứ năm, có nguy cơ làm tăng sự phá sản của những cơ sở kinh tế trong nước và
các ngành nghề truyền thống, mất bình đẳng trong cạnh tranh.
Tình trạng các tranh chấp lao động trong khu vực có vốn FDI là khó tránh khỏi, đặc
biệt là ở những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh
nghiệp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Một số chủ doanh nghiệp trả công cho
người lao động bằng với mức lương tối thiểu, yêu cầu tăng ca nhiều khiến tiền
lương không đủ tái sản xuất sức lao động, làm phát sinh mâu thuẫn giữa chủ sử
dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình cơng, bãi cơng đình trệ
sản xuất làm thiệt hại cho cả hai bên.

-

Thứ sáu, mất đi nhiều việc làm truyền thống và chưa coi trọng đúng mức về đào tạo
cho người lao động.
Các nhà đầu tư nước ngồi đã tạo ra nhiều cơng ăn việc làm cho nước nhận đầu tư,
nhất là các nước đang phát triển như nước ta, nơi mà dân số trẻ lực lượng lao động
dồi dào thì việc tạo cho người lao động một nơi làm việc có thu nhập ổn định lại vô
cùng tốt. Trên thực tế, trong nhiều năm qua khu vực FDI đã tạo ra nhiều triệu lao
động trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động của khu vực FDI
cũng đã làm mất đi nhiều đất nơng nghiệp từ đó đã làm mất đi nhiều việc làm trong
các lĩnh vực truyền thống. Với mục tiêu là tối đa hố lợi nhuận và giảm thiểu những
chi phí, các nhà đầu tư nước ngồi cịn thiên về khai thác và sử dụng những nguồn
lao động có nhân cơng giá rẻ, ít qua đào tạo, mang tính mùa vụ mà ít chú trọng đến
việc đào tạo và sử dụng nhân lực có tay nghề cao và làm việc lâu dài cho các nhà
đầu tư.

-

Thứ bảy, ảnh hưởng đối với mơi trường tự nhiên và khai thác lãng phí tài ngun.

Gây ơ nhiễm mơi trường: Có thể nói một trong những tác động tiêu cực nhất của
khu vực FDI đối với nước nhận đầu tư là những ảnh hưởng về mơi trường. Đặc biệt
là tình hình “xuất khẩu” ơ nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát
triển thông qua FDI ngày càng gia tăng. Các nước đang phát triển có nguy cơ trở
thành những nước có mức “nhập khẩu” ô nhiễm cao, nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn
Độ, Việt Nam… Hiện nay vấn đề xử lý nước thải tại Việt Nam chưa được chú trọng,
hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài chưa quan tâm đúng mức đến hệ thống xử lý chất

Page | 12


thải. Các chương trình giám sát, xử phạt vẫn chưa được thực hiện một cách toàn
diện trong khi ngày càng có nhiều dự án khai thác tài nguyên, vận chuyển dầu với
hiểm họa tràn dầu có nguy cơ gia tăng trong các năm tới. Nhiều dự án nước ngoài đã
gây ô nhiễm môi trường do công nghệ lạc hậu, chạy theo lợi nhuận, tiết kiệm chi
phí…khơng tính đến khâu xử lý nước thải đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng.

Tại Việt Nam, thu hút vốn FDI và phát triển doanh nghiệp FDI đã, đang góp phần quan
trọng trong tiếp nhận công nghệ hiện đại, kinh nghiệp quản trị tiên tiến và tạo điều kiện để
các doanh nghiệp có điều kiện tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu và các mạng phân phối
toàn cầu; đồng thời tạo tiền đề để các doanh nghiệp mở rộng thị trường ra thế giới.
Song song với đó, thu hút vốn FDI góp phần gia tăng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,
làm cho sản xuất phát triển hơn; cũng tức là làm cho nền kinh tế tăng trưởng hơn cả trong
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cũng như rất có thể tạo ra những sự phát triển bứt phá cho
nền kinh tế.
Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI trong ba thập kỷ qua đã góp phần “thay da
đổi thịt” nền kinh tế Việt Nam. Những tác động trực tiếp có thể điểm tới gồm:
- Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển:
- Đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu ngân sách nhà nước

- Gia tăng tỷ trọng xuất khẩu
- Đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động
- Tạo tác động lan tỏa cơng nghệ
Các mơ hình lý thuyết về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế:
 Mơ hình VAR
 Phương pháp bán tham số của Levinsohn- Petrin
 Mơ hình hồi quy số liệu bảng

Page | 13


 Mơ hình nhiều phương trình
 Phương pháp hồi quy mô men tổng quát ( GMM )

Page | 14


Chương 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1. Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế kinh tế Việt Nam

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/12/2020, tổng
vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều
chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 28,5 tỷ USD, giảm
25% so với năm 2019.
Trong đó, có 2.523 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 14,6 tỷ USD, giảm
35% về số dự án và giảm 12,5% về số vốn đăng ký so với năm trước; có 1.140 lượt dự án
đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 6,4 tỷ
USD, tăng 10,6%.
Bên cạnh đó, cịn có 6.141 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng
giá trị góp vốn 7,5 tỷ USD, giảm 51,7%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà

đầu tư nước ngồi có 1.695 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh
nghiệp với giá trị góp vốn là 3,2 tỷ USD và 4.446 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ
phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 4,3 tỷ USD.
Mặc dù, chịu ảnh hưởng đáng kể đối với tình hình thu hút FDI của Việt Nam, song vốn
thực hiện của các dự án này vẫn đạt 19,98 tỷ USD, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2019.
Đây cũng là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh đại dịch.

Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang dần
hồi phục và duy trì tốt hoạt động sản xuất - kinh doanh và mở rộng dự án. Hiện vẫn có rất
nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tin tưởng và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.

Page | 15


2. Cơ cấu FDI của Việt Nam

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có gần 300 doanh nghiệp từ các nước trên thế giới có kế
hoạch mở rộng đầu tư/ đầu tư mới hoặc đang nghiên cứu, tìm hiều đầu tư tại Việt Nam. Trong
đó, hơn 60 tập đồn, doanh nghiệp đã có kết quả bước đầu trong triển khai đầu tư mới/mở
rộng đầu tư tại Việt Nam.

2.1. Theo lĩnh vực đầu tư:

Trong năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành, lĩnh vực, trong đó
lĩnh vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 13,6 tỷ USD, chiếm
48% tổng vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, với tổng vốn
đầu tư trên 5,1 tỷ USD, chiếm 18%; sau đó lần lượt là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh
bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký tương ứng gần 4,2 tỷ USD (15%) và
trên 1,6 tỷ USD…


Page | 16


2.2. Theo chủ đầu tư:

Đã có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong năm 2020, trong đó
Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 9 tỷ USD, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư vào
Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,9 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng
vốn đầu tư. Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,46 tỷ USD, chiếm
8,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung
Quốc), Thái Lan, BrishtishVirginIslands, Hà Lan, Cayman Islands.

2.3. Theo địa phương nhận FDI:

Cũng trong năm 2020, các nhà đầu tư nước ngồi đã "rót" vốn vào 60 tỉnh, thành phố trên
cả nước trong năm 2020, trong đó, TP. Hồ Chí Minh vươn lên dẫn đầu với tổng vốn đăng ký
đạt gần 4,36 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư. Tỉnh Bạc Liêu đứng thứ hai với 01 dự
Page | 17


án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP. Hà Nội đứng thứ
ba với gần 3,6 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, TP. Hải Phịng,…

3. Vai trị của FDI đối với kinh tế Việt Nam

Đóng góp của FDI trong GDP:

Khu vực FDI có vai trị ngày càng lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Đây là khu vực kinh tế
có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế trong 5 năm gần đây.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ trọng GDP của khu vực FDI đã tăng từ mức

18.07% năm 2015 lên khoảng 19% GDP năm 2019, trong khi tỷ trọng của khu vực doanh

Page | 18


nghiệp nhà nước (DNNN) giảm dần (từ mức 29% xuống gần 27% trong cùng giai đoạn) và
của khu vực kinh tế ngồi nhà nước gần như khơng đổi, dao động trong khoảng 43% GDP.
Điểm đáng lưu ý là tăng trưởng GDP và xuất siêu phụ thuộc nhiều vào FDI, thậm chí là
một vài tập đồn xun quốc gia (MNC) như Samsung Electronics (Hàn Quốc), Formosa
(Đài Loan). Riêng Samsung Electronics đã có ảnh hưởng rất lớn, đơi khi là quyết định mẫu
hình tăng trưởng GDP theo quý và xuất khẩu của Việt Nam, nhất là nhiều quý từ 2018 đến
nay. Đặc biệt, một số địa phương có mức tăng trưởng sản lượng công nghiệp rất cao (trên
50% một số thời điểm của Hà Tĩnh, Thanh Hóa,) cũng là nhờ sự đóng góp vượt trội của các
tập đồn xun quốc gia (MNC) lớn trên địa bàn (điển hình như, Tập đồn Formosa và
Cơng ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn).
Đối với vốn đầu tư trực tiếp: FDI đóng góp về vốn tương đối lớn và ổn định cho nền kinh
tế, trong khoảng 22-24% trong giai đoạn 2015-2019, trong khi đóng góp của khu vực
DNNN giảm dần và của khu vực ngoài nhà nước tăng dần, tương ứng giảm từ 37,3% xuống
31% và tăng từ 38,7% lên 46%. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn thực hiện đã có xu hướng giảm dần,
từ mức hơn 70% xuống còn trên 52% trong giai đoạn kể trên.
Đối với xuất, nhập khẩu: Trong lĩnh vực ngoại thương, vai trò của DN FDI rất quan trọng
và đang tăng mạnh, với xuất khẩu tính trung bình chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất
khẩu, 60% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2019. Đặc biệt,
FDI là lĩnh vực giúp Việt Nam thặng dư thương mại kỷ lục (tăng trưởng mạnh cả về xuất
khẩu và nhập khẩu tuy tốc độ tăng nhập khẩu thấp hơn so với xuất khẩu) trong năm 2020.
Các dự án FDI quy mô lớn đã tạo ra cú hích tác động mạnh mẽ tới kết quả xuất khẩu của
các ngành này ở Việt Nam. Sự hiện diện của các DN FDI trong ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo đã tạo sức ép, buộc các DN trong nước đổi mới công nghệ, cải thiện sản xuất, gia
tăng tìm hiểu thị trường xuất khẩu, tăng cường liên kết thương mại. Lợi thế áp đảo về vốn
và cơng nghệ của các tập đồn đa quốc gia đã tạo ra những áp lực không nhỏ tới thị phần

xuất khẩu cũng như năng lực cạnh tranh của các DN nội địa. Thêm nữa, từ góc nhìn vĩ mơ,
vị thế của DN FDI áp đảo trong xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, thực trạng này cũng tạo
ra tính bất ổn đối với việc xuất khẩu, bởi do sản xuất và xuất khẩu của khối FDI phụ thuộc
rất nhiều vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Page | 19


Vai trò thống trị trong ngoại thương của khu vực FDI có thể thấy rõ trong xuất nhập khẩu
hàng điện tử, nhất là ở các mặt hàng Điện thoại và Linh kiện (99,6%), Máy tính, sản phẩm
và linh kiện điện tử (98,1%); Máy móc, thiết bị và dụng cụ (89,8%) (2016) (Trần Đình
Thiên và các cộng sự, 2017).
Trong khu vực FDI, đáng chú ý nhất là Samsung Electronics, đóng góp trung bình tới hơn
20% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây, là động lực quyết
định trong thặng dư thương mại hàng hóa và lớn nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt
Nam. Đặc biệt, công ty này đã khiến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất smartphone của
Samsung Electronics trên thế giới.
Đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động: Trên phương diện lý thuyết, dịng vốn FDI
có quan hệ qua lại với năng suất lao động (NSLĐ) của nước tiếp nhận, tuy nhiên cũng cần
lưu ý là nó sẽ có tác động tích cực khi khu vực DN nội địa đủ năng lực học hỏi công nghệ
mới, hoặc đủ năng lực cung cấp đầu vào cho khối DN FDI. Theo chiều ngược lại, NSLĐ
cũng là nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI. Doanh nghiệp FDI giữ vai trò quan trọng trong
việc trực tiếp đóng góp vào tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam. Tại Hội
nghị Cải thiện năng suất lao động quốc gia 2019, Tổng cục Thống kê cho biết: NSLĐ doanh
Page | 20


nghiệp nhà nước đạt 678,1 triệu VND/lao động, Tuy nhiên NSLĐ của doanh nghiệp nhà
nước đạt mức cao chủ yếu vẫn dựa vào ưu thế trong việc phân bổ nguồn lực, đặc biệt là
nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 228,4 triệu VND/lao

động, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đạt 330,8 triệu VND/lao động,
gấp 3,5 lần mức NSLĐ chung cả nước.

Về đóng góp cho thu ngân sách địa phương: Khu vực FDI ở Việt Nam đã có sự cải thiện
rõ rệt về đóng góp cho tổng thu ngân sách. Năm 2000, thu từ doanh nghiệp khu vực này chỉ
chiếm 5,22% trong tổng thu ngân sách nhà nước, đến năm 2013, đạt gần 14% và ước đạt
19% tổng thu 2016. Đặc biệt, khu vực FDI là nguồn đóng góp ngân sách vượt trội cho ngân
sách các tỉnh Hà Tĩnh và Thanh Hóa.
Về tạo thu nhập, việc làm: Tuy có vai trị nổi trội trong xuất nhập khẩu, tăng trưởng GDP
nhưng FDI lại đóng góp tương đối hạn chế trong tạo việc làm cho các địa phương, chỉ tăng
từ mức 5,54% lên 8,36% giai đoạn 2015-2019. Tuy vậy, tác động gián tiếp của DN FDI lên
thị trường lao động cũng đáng kể. Điểm đáng lưu ý là khơng ít DN Trung Quốc sử dụng lao
động phi chính thức, kỹ năng thấp được đưa từ trong nước sang. Vẫn còn nhiều DN FDI sử
dụng cơng nghệ trung bình, cơng nghệ thấp với chất lượng đội ngũ lao động làm việc cho
khu vực này vẫn cịn thấp.
Tạo tác động lan tỏa cơng nghệ: Nguồn vốn FDI đã tạo ra tác động lan tỏa công nghệ,
góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ thơng qua chuyển giao công nghệ (CGCN) và chuyển
giao kỹ năng quản lý cho người Việt Nam, tạo sức ép cạnh tranh, đổi mới công nghệ đối với
các DN trong nước. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm (Carol và cộng sự, 2015; Nguyễn
Page | 21


Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2015; Trịnh Minh Tâm, 2016; Phạm Thế Anh, 2018) cho thấy, sự
hiện diện của các DN FDI có tác động lan tỏa tích cực đến thúc đẩy đổi mới, CGCN đã giúp
cải thiện năng suất của DN trong nước. Nhìn chung, Việt Nam đã nhận được tác động tích
cực từ FDI, song mức độ tác động tích cực cịn thấp, chủ yếu do khả năng cạnh tranh, học
hỏi, nhất là liên kết sản xuất, tham gia vào chuỗi cung ứng của DN trong nước còn yếu. Đây
cũng là nguyên nhân cơ bản hạn chế tác động lan tỏa từ FDI. Thực tế cho thấy, các dự án
FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, gia cơng, tỷ lệ nội địa hố thấp, giá trị tạo ra tại Việt Nam
không cao. FDI chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với DN Việt để cùng tham gia chuỗi giá

trị, chưa thúc đẩy được công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển, hoạt động CGCN và kinh
nghiệm quản lý chưa đạt như kỳ vọng.
4. Kết luận

Việt Nam được đánh giá đã khá thành công trong thu hút FDI và khẳng định FDI có tác
động lan tỏa đến năng suất lao động. Tuy nhiên, mức độ tác động lan tỏa vẫn còn thấp, chưa
tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của định hướng thu hút FDI có chọn lọc và hiệu quả.
“Mức độ liên kết ngược và liên kết xuôi giữa khu vực FDI với khu vực nội địa còn thấp ở
tất cả các ngành, đặc biệt nhóm ngành cơng nghệ và kỹ thuật cao. Điều đó ngụ ý rằng, khả
năng tác động gián tiếp vào năng suất lao động của khu vực FDI thông qua hiệu ứng tràn về
công nghệ và kỹ năng lao động là thấp”, đại diện Viện Kinh tế Việt Nam cho hay. Trong tầm
nhìn trung và dài hạn, thu hút FDI vẫn là nhiệm vụ trọng tâm để tăng trưởng kinh tế, bù đắp
sự thiếu hụt về vốn và ngoại tệ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chúng ta cần chủ động nhận
diện mặt trái của việc thu hút đầu tư FDI đến kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là chú ý đến
mơi trường, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp và xây dựng các kế hoạch cụ thể nhằm khắc
phục các bất cập, thách thức đang gặp phải.

Page | 22


Chương 3. Các đề xuất và kiến nghị với vấn đề nghiên cứu
1. Đề xuất, kiến nghị
1.1. Các vấn đề Việt Nam gặp phải khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Bên cạnh những cơ hội rất lớn, Việt Nam cũng đứng trước khơng ít những khó khăn, thách
thức trong quá trình thu hút vốn FDI, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến của nền kinh tế thế
giới đang diễn biến khó lường do hậu quả của dịch Covid 19 gây nên, cụ thể:
-

Môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện,

tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu của các nhà đầu tư quốc tế. Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam nhưng nhiều doanh nghiệp FDI
vẫn than phiền về những bất cập trong môi trường trong môi trường dầu tư như thủ
tục rườm rà, hạ tầng và công nghiệp phụ trợ yếu kém, lạm phát gia tăng … Luật đầu
tư 2014 đã có nhiều thay đổi đáng kể nhưng lại khiến các nhà đầu tư không kịp xoay
xở và không yên tâm đầu tư kinh doanh. Đây là vấn đề đã được các nhà đầu tư nước
ngoài đề cập nhiều lần tại các hội nghị đầu tư trong và ngoài nước hàng năm.
Khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và mơi
trường đầu tư Việt Nam nói riêng có thể coi là thách thức lớn nhất trong việc thu hút
FDI, vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn vốn FDI. Việc nâng cao
năng lực cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào việc thực thi các giải pháp tăng cường
thu hút, sử dụng hiệu quả và quản lí nguồn vốn trong giai đoạn tới. Điều này đã được
nêu rõ tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về hướng hồn
thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư hợp tác nước ngoài.

-

Nguồn vốn FDI vào Việt Nam thiếu tính bền vững, vì vẫn phụ thuộc quá nhiều vào
một vài dự án quy mô lớn. Trong những năm trở lại đây, nguồn vốn FDI hàng năm
đều dựa vào một số dự án tỉ đô của các nhà đầu tư đến Việt Nam như dự án Sam
Sung, LG Display,… Đó là những dự án có quy mơ có thể đêm lại nhiều lợi ích cho
địa phương, tuy nhiên, nếu những dự án này không được cấp phép, hoặc rút vốn, sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến địa phương đó.

-

Việt Nam đang mất dần lợi thế về nhân cơng, tài ngun và chính sách ưu đãi. Đặc
biệt, gần đây, sự trỗi dậy của Ấn Độ cũng có thể coi là một thách thức lớn đối với
Việt Nam trong việc thu hút FDI.


Page | 23


-

Hiện nay Việt Nam đang phải chọn lựa những dự án đầu tư chất lượng hơn như: có
cơng nghệ cao, giá trị gia tăng lớn và ít ơ nhiễm mỗi trường hơn, điều này khiến cho
số lượng các dòng vốn FDI có thể sẽ bị giảm sút.

-

Trong bối cảnh cuộc cách mạng cộng nghiệp 4.0 cơng nghệ đóng vai trị quan trọng
trong sự phát triển kinh tế cũng như thu hút ngng vốn đầu tư nước ngồi. Tuy
nhiên, những hạn chế trong tiến trình cơng nhiệp hố, hiện đại hố thực sự là một
thách thức không nhỏ cho Việt Nam để đạt được những mục tiêu thu hút FDI như kì
vọng.

1.2. Giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư FDI
- Xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế tạo điều kiện thu

hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đã quốc gia đầu tư chiến lược, các tập
đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm R&D, trung tâm đổi
mới sáng tạo tại Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu
tư, kinh doanh, tạo thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những tác động của
dịch bệnh Covid-19. Thu hút FDI phải đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng xuất khẩu
với đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và sử dụng nguồn nguyên
liệu nội địa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực trong nước. Do
đó, cần xây dựng cơ chế, chính sách để chủ động hỗ trợ thúc đẩy phát triển và nâng
tầm doanh nghiệp Việt Nam, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo sự liên kết,
lan toả gữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.

-

-

-

, Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị
về định hướng hồn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hợp tác
DTNN đến năm 2030. Tăng cường liên kết giữa DTNN và đầu tư trong nước, khuyến
khích chuyển giao cơng nghệ và quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam. Cần chủ động
quảng bá, mời gọi các tập đoàn đa quốc gia, các công ty và thương hiệu tên tuổi đầu
tư vào Việt Nam; đặc biệt là từ các khu vực có thế mạnh về cơng nghệ, vốn, kĩ
năng,quản lí như: Mỹ, EU, Nhật Bản.
Nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước về FDI; đặc điểm tăng cường công tác kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán để đảm bảo các doanh nghiệp FDI sử dụng đúng hiệu quả nguồn
lực cũng như đảm bảo cam kết đầu tư. Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra,
thanh tra; tăng cường hậu kiểm với các dự án FDI sau khi được cấp phép.
Các cơ quan xúc tiến đầu tư chủ động làm việc với nhà ĐTNN đã có kế hoạch đầu tư
tại Việt Nam để trao đổi, định hướng và thống nhất sơ bộ về thủ tục đầu tư, không để
các nhà đầu tư đợi đến khi dịch bệnh được xử lí dứt điểm mới tiến hành thủ tục. Về

Page | 24


dài hạn, cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, sửa đổi chính sách,
chiến lược ĐTNN cho phù hợp.
Bên cạnh việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cải cách thủ tục hàng chính, cần tạo lập
mơi trường đầu tư hấp dẫn, chủ động trong công việc lựa chọn dự án và nhà đầu tư.
Cùng với đó, Việt Nam cần tập trung chuẩn bị mặt bằng, nhất là tại các khu cơng
nghiệp để sẵn sàng đón dự án ĐTNN bên cạnh sự đồng bộ về hạ tầng giao thơng, khả

năng cung cấp điện, nước, thơng tin liên lạc…
-

Hồn thiện khn khổ pháp lí về chống chuyển giá, sửa đổi một số quy định về quản
lý thuế với doanh nghiệp giao dịch liên kết; tăng mức phạt và hình thức phạt đối với
hành vi chuyển chuyển giá để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật; xây dựng,
hồn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về dự án đầu tư và doanh
nghiệp FDI.

2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị ở tầm vĩ mô

- Miễn giảm hơn nữa các loại thuế.
- Nâng cao năng lực điều hành các dự án có vốn FDI của các cơ quan quản lí nhà nước.
- Đầu tư thoả đáng vào nghành giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực để duy trì và phát huy
lợi thế của Việt Nam.
2.2. Kiến nghị ở tầm vi mô

- Cho phép các doanh nghiệp tư nhân được phép thuê đất của nhà nước và sử dụng đất để
tham gia góp vốn vào với đối tác đầu tư nước ngoài.
- Ban hành quy chế giám định máy móc, thiết bị nhập khẩu để tránh bị nhập những cơng
nghệ lạc hậu, cũ vào trong nước.
- Hồn thiện quy trình thẩm định dự án và tăng cường cơng tác quản lí, kiểm tra, giám sát
hoạt động của các dự án có vốn FDI khi đã được cấp giấy phép đầu tư.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí đầu tư một cách nhanh chống để khuyến
khích đầu tư nước ngồi.

Page | 25



×