Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào các khu công nghiệp Việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.44 KB, 63 trang )

Lời mở đầu.
Phát triển các khu công nghiệp hiện nay là phương hướng mà nhiều nước trên thế
giới, trong đó có Việt nam, hướng tới, Muốn đạt được thành công trong sự nghiệp
này đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố không thể thiếu đóng góp vào
thành công đó là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Nguồn vốn này được
đầu tư dưới hình thức vốn góp, chuyển giao công nghệ, trình độ chuyên môn v.v…
sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung và khu công nghiệp nói riêng phát triển
toàn diện, tạo thế cân bằng cho cán cân đầu tư trong và ngoài nước.
Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
vào khu công nghiệp Việt nam, tôi nhận thấy đây là một hoạt động có ý nghĩa quan
trọng trong công cuộc CNH-HĐH đất nước ta khi nền kinh tế của chúng ta chưa
phát triển toàn diện. Với lý do đó, tôi đi tập chung nghiên cứu về hoạt động đầu tư
này với tên đề tài là: “ Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI vào các khu công nghiệp Việt nam trong giai đoạn hiện nay”.
Đề tài lấy lấy đối tượng nghiên cứu là hoạt động đầu tư FDI, với phạm vi trong
các khu công nghiệp Việt nam, phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp
logic kết hợp với phương pháp luận duy vật. Trên cơ sở đó đề tài được chia làm 3
phần: Phần I: Lời mở đầu.
Phần II:Cơ sở lý luận.
Chương I: Cơ sở lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương II: Thực trạng thu hút FDI vào các khu công nghiệp Việt
nam trong giai đoạn hiện nay.
Chương III: Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI vào các khu công nghiệp Việt nam trong giai đoạn hiện nay.
Phần III. Kết luận.
Ngoài ra còn có phần mục lục.
Khi thực hiện đề tài này tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên trong
khoa Khoa học quản lý đặc biệt là thầy giáo Phan Kim Chiến. Ngoài ra còn có sự
giúp đỡ của các cán bộ trong phòng dịch vụ thuộc cục đầu tư nước ngoài -Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
1


Tôi xin chân thành cảm ơn về tất cả sự giúp đỡ này!
Phần II. Cơ sở lý luận.
Chương I. Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
I. Các khái niệm cơ bản.
1. Khái niệm.
- Hoạt động đầu tư .
Đầu tư là việc các nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình
đến hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
+ Đầu tư trực tiếp.
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý các hoạt động đầu tư.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc
bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm
soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi.
- Khu công nghiệp.
Theo luật đầu tư mới ban hành và sẽ có hiệu lực vào ngày 1-7-2006 thì có thể định
nghĩa khu công nghiệp như sau:
Khu công nghiệp là khu sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp có ranh giới địa lý xác định được thành lập theo quyết định
của Chính phủ.
2. Quá trình hình thành và nguyên nhân dẫn đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1 Quá trình hình thành.
Khi nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài cần xem xét các yếu tố:
+Thương mại quốc tế.
+ Di chuyển vốn và tài sản.
+ Công nghệ.
2

+ Di cư lao động.
Các yếu tố này có vai trò và mối quan hệ chặt chẽ, bổ xung cho nhau trong việc
phát triển thương mại trên thế giới. Nó lệ thuộc vào tình hình lịch sử mà có thể tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hay là kìm hãm các điều kiện tại các quốc gia
tiếp nhận đầu tư.
Quá trình phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể chia ra làm các giai
đoạn sau:
- Giai đoạn 1870 đến 1913.
Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của các hoạt động quan hệ thương mại và
đầu tư quốc tế. Hoạt động thương mại, xuất khẩu tăng mạnh ở các nước phát triển
và các nước đang phát triển. Không có một trở ngại nào đối với di cư lao động
quốc tế. Con số di cư lao động quốc tế từ 1870 đến 1915 là 36 triệu người rời châu
Âu, 2/3 trong số họ đến Mỹ. Người lao động từ Ân Độ và Trung Quốc sang một số
nước như: Thái lan, Indonesia, Myanma v.v tăng nhanh. Đây là thời kỳ đánh dấu
sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, đã có sự dịch chuyển nền kinh tế từ
nông nghiệp sang nông nghiệp bắt đầu được biết là thông qua các cuộc cách mạng
ở một số nước phương Tây, tiêu biểu là:
+ Cách mạng công nghiệp Anh thế kỷ XVIII.
+ Cách mạng công nghiệp Pháp thế kỷ XIX.
+ Cách mạng công nghiệp Đức thế kỷ XIX.
Các cuộc cách mạng này đã dọn đường cho khoa học công nghệ phát triển. Hoạt
động đầu tư nước ngoài giai đoạn này chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư thế giới, đạt mức
14 tỷ USD. Các hoạt động này diễn ra chủ yếu từ các nước phát triển sang các
nước đang và kém phát triển. Đi đầu trong các nước là Anh chiếm 45%, nước tiếp
nhận lớn nhất là Mỹ. Dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngoài các ngành đầu
tư truyền thống như: luyện kim, dệt may vv… nay đã xuất hiện thêm nhiều ngành
có sự đầu tư trực tiếp nước ngoài như: hoá học, chế tạo máy, sản xuất thép.v.v.
- Giai đoạn từ 1914 đến 1945.
Giai đoạn này chứng kiến hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Tronh
thời gian nay các mối liên kết về kinh tế giữa các quốc gia trước đây dần dần bị

3
xoá bỏ, dòng vốn đầu tư dài hạn từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước
kém phát triển bị gián đoạn. Trong bối cảnh đó lĩnh vực đâu tư nước ngoài lại ít
chịu ảnh hưởng từ các cuộc chiến tranh này. Cụ thể là từ 1914 đến 1938 FDI tăng
lên gấp đôi đạt 26 tỷ USD. Tiêu biểu cho giai đoạn này là Mỹ khi lượng đầu tư
trực tiêp nước ngoài thu hút được từ mức dưới 20% lên đến 28%. Bên cạnh đó là
việc giảm của Anh từ mức 45% xuống còn 40%. Các cuộc chiến tranh cũng kìm
hãm việc di cư lao động quốc tếvà sự phát triển khoa học kỹ thuật.
- Giai đoạn từ 1945 đến 1990.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc các hoạt động đầu tư đặc biệt là hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài được khôi phục. Khoa học công nghệ cũng phát
triển nhanh chóng nhất là trong lĩnh vực vận tải truyền thông. Với sự phát triển
nhanh của khoa học cônh nghệ đã tác động tích cực đến hoạt động FDI.
+ Về thương mại: Năm 1947 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong việc ký kết
hiệp định chung về thuế quan và thương mại. Hiệp định này về cơ bản đã xoá bỏ
sự phân biệt giữa hàng hoà và dịch vụ sản xuất trong nước với hàng hoá và dịch vụ
sản xuất ở nước ngoài tạo điều kiện cho thương mại trên thế giới phát triển. Đây là
đà tạo ra sự chuyển biến trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngay từ những
năm 1950 với những hoạt động thương mại quốc tế phát triển mạnh, tốc độ đạt
được cao hơn tốc độ của việc sản xuất ra sản phẩm.
Nếu như giai đoạn từ 1870 đến 1913 đánh dấu sự phát triển của hoạt động đầu tư
FDI từ các nước phát triển sang các nước đang và kém phát triển thì đến giai đoạn
này hoạt động đầu tư có sự thay đổi, có các hoạt động đầu tư giữa các nước đang
phát triển, các nước tư bản với nhau. Đầu tư nước ngoài tăng mạnh sau chiến tranh
thế giới, mạnh nhất vào những năm 1980 đến 1985. Năm 1960 FDI ở mức 68 tỷ
USD đã tăng lên 2,1 nghìn tỷ vào năm 1990 đạt tỷ lệ tăng trưởng 11%.
Thời kỳ này chứng kiến sự trỗi dậy của các công ty đa quốc gia chủ yếu ở 14
nước phát triển, đã có 37000 công ty đa quốc gia với 206000 chi nhánh. Sự phát
triển đầu tư trong ngành công nghiệp từ năm 1970 đã có dấu hiệu giảm đáng kể
thay vào đó là hoạt động đầu tư vào ngành dịch vụ. Điều này tạo điều kiện thuận

lợi cho hoạt động đằu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
4
lĩnh vực dịch vụ phat triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ chiếm 50%
tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một nước đi đầu tư.
+Về khung chính sách đầu tư:
Từ những năm 60 để đảm bảo cho hoạt động đầu tư quốc tế được phát triển trên
toàn thế giới, các quốc gia đã thống nhất ký kết những hiệp định liên quan đến
khuyếb khích, bảo hộ đầu tư song phương. Suy cho cùng điểm nổi bật nhất của giai
đoạn này là sự ra đời chính sách tự do hoá đầu tư vào năm 1980.
- Giai đoạn 1991 đến nay.
Đây là giai đoạn của hội nhập kinh tế thế giới theo chiều sâu. Giai đoạn này
chứng kiến sự ra đời của nhiều tổ chức kinh tế khu vực và trên thế giới:
NAFTA( 1992), WTO( 1995), EU( 1996). Tự do hoá đầu tư phát triển mạnh mẽ so
với những năm mới xuất hiện( 1980) và đi vào chiều sâu, các hoạt động đầu tư FDI
được giúp đỡ từ rất nhiều biện pháp tự do hoá đầu tư của các nước, các tổ chức khu
vực và thế giới. Trong số đó phải kể đến hiệp định về thương mại và dịch
vụ( GATS) của tổ chức thương mại thế giới WOT, nghị định thư về khu vực đầu tư
ASEAN, nghị định thư về khuyến khích và bảo hộ đầu tư của MERCOSUR. Đây
cũng là thời kỳ đánh dấu sự bùng nổ về hiệp định đầu tư song phương( BITs) và số
lượng BITs cũng tăng lên gấp đôi so với những năm 1991. Đến năm 2002 có 2181
BITs được ký kết trên thế giới.
Trong giai đoạn 1991 đến 1995 dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tăng nhanh
đạt 21,1%. Giai đoạn 1996 đến 2000 tăng 40,2%. Nhưng sau năm 2001 lại có dấu
hiệu giảm. Trong đó năm 2001 giảm 41%, năm 2002 giảm 21%.v.v. FDI được đầu
tư chủ yếu vào các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ, đến năm 1990 tổng số vốn FDI
đầu tư vào dịch vụ đã chiếm 50%, hiện nay là hơn 60%. Ngược lại thì FDI trong
sản xuất giảm từ 42% xuống chỉ còn 34%.
2.2 Nguyên nhân hình thành hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Một nguyên nhân không thể không nhắc tới đó là chu kỳ phát triển kinh tế. Một
nền kinh tế hoạt động trong môi trường đầu tư sẽ có những lúc đạt được mức tăng

5
trưởng cao nhưng cũng không thể tránh khỏi giai đoạn gặp khó khăn trong hoạt
động.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự kết hợp các nguồn vốn đầu tư giữa
các nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là yếu tố làm cân đối hiệu quả
của hoạt động đầu tư. Một khi nền kinh tế rơi vào cuộc khủng hoảng các bên tham
gia vào hoạt động đầu tư sẽ giảm được ảnh hưởng hơn khi thực hiện đầu tư đơn lẻ.
- Các nhà đầu tư khi tiến hành các hoạt động đầu tư của mình cái mà họ quan tâm
nhất đó là lợi ích mà họ nhận được từ quá trình đầu tư đó. Thực tế quá trình phát
triển nền kinh tế quốc dân cho thấy một nước hay một tổ chức sẽ không hoạt động
có hiệu quả chứ không muốn nói đến là bị cô lập nếu họ hoạt động một mình theo
hình thức tự cung tự cấp bó hẹp trong khuân khổ một quốc gia hay một tổ chức.
Các hoạt động hợp tác đầu tư ra đời đã xoá đi rào cản ngăn cách giữa các quốc gia
đồng thời tạo ra sự thân thiện trong hoạt động thương mại quốc tế, từ đây tạo điều
kiện cho các hoạt động kinh tế đặc biệt là hoạt động đầu tư phát triển đem lại lợi
ích cho các bên tham gia.
- Một nguyên nhân nữa không thể thiếu đó là đòi hỏi khách quan của xu thế hội
nhập kinh tế thế giới. Đây là yếu tố xuất phát từ đòi hỏi phát triển nền kinh tế của
mỗi quốc gia. Ngày nay ngày càng nhiều tổ chức quốc tế ra đời với mục đích giúp
đỡ các nước thành viên phát triển hơn nữa, song song đó là hàng loạt các dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài được tạo dựng. Việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư FDI trên
thế giới, giờ đây khoảng cách giữa các nước ngày càng được thu hẹp không những
về mặt kinh tế mà còn cả về điều kiện xã hội.
3. Tính tất yếu của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
a. Đối với FDI nói chung.
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế mọi quốc gia trên thế giới ra sức khai thác
các tiềm lực trong và ngoài nước đếa phát triển nền kinh tế. Với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật các nước phát triển trên thế giới đặc biệt là các nước phương
Tây, Nhật và Mỹ có điều kiện về kinh tế xã hội hơn rất nhiều các nước đang phát
triển. Điều này cũng dễ hiểu bởi các nước này là cái nôi của các cuộc cách mạng

khoa học kỹ thuật, tiêu biểu và đi đầu là cuộc cách mạng công nghiệp Anh. Cuộc
6
cách mạng này đã mở ra cho cả nhân loại những hiểu biết mới về tầm quan trọng
của công nghiệp. Việc đưa kỹ thuật mới vào sản xuất đã làm cho sản lượng của các
ngành kinh tế tăng nhanh, sức mạnh của các cường quốc kinh tế không chỉ thể hiện
ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà còn lan ra cả khu vực và thế giới. Đứng trên
góc độ phát triển kinh tế xã hội , mỗi nước đều có những đi riêng nhưng suy cho
cùng, mục đích chính là đưa nền kinh tế đất nước đi lên.
Như đã nói, khoa học kỹ thuật phát triển đã có nhiều tác động đến sự phát triển
nền kinh tế một nước. Trước tình hình đó mỗi nước có những cách đối phó riêng.
FDI là hình thức đầu tư được phổ biến rộng rãi hiện nay bởi lẽ đây là cách thức
đầu tư có thể tận dụng được lợi thế, tiềm lực phát triển của cả nước tiếp nhận đầu
tư và nước đi đầu tư. Hình thức nay huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội
tiêu biểu là khoa học công nghệ, lao động v.v. Chính các yếu tố này là bàn đạp tạo
điều kiện cho các nước trên thế giới phát triển và mở rộng qqna hệ hợp tác song
phương và đa phương.
b. Đối với các khu công nghiệp.
Để huy động mọi nguồn lực đầu tư nước ngoài nhằm phát triển kinh tế trong
nước, các quốc gia trên thế giới đều cần môi trường đầu tư thuận lợi bao gồm môi
trường pháp lý hoàn thiện và môi trường kinh doanh thuận lợi.
-Về môi trường kinh doanh:
Được coi là thuận lợi khi ít nhất hội tụ các yếu tố như kết cấu hạ tầng tương đối
hiện đại, hệ thống tiền tệ tài chính ổn định và hoạt động co hiệu quả, an ninh kinh
tế và an toàn xã hội được bảo đảm.
- Về môi trường pháp lý:
Nếu như sự ổn định về chính trị và xã hội trong nước là yếu tố đầu tiên đảm bảo
thu hút FDI thì môi trường pháp lý là một bộ phận không thể thiếu trong môi
trường đầu tư. Môi trường pháp lý hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế là cơ
sở đếa nhà đầu tư lựa chọn, quyết định đầu tư. Môi trường pháp lý cho hoạt động
đầu tư bao gồm một hệ thống pháp luật, chính sách đồng bộ, đầy đủ và vận hành

có hiệu quả. Nó là một trong những nhân tố quyết định, trên cơ sở đó sẽ tạo ra môi
trường kinh doanh có hiệu quả. Môi trường pháp lý phải có định hướng rõ ràng, hỗ
7
trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại nước sở tại một cách dễ dàng,
thuận tiện nhất.
Hai yếu tố trên có ý nghĩa tiên quyết cho việc thu hút đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài. Song thực tế nó cũng là điểm yếu mà các nước đang phát triển gặp
phải, không dễ khắc phục nhanh chóng. Các nước phát triển chưa có được hệ thống
pháp luật pháp luật hoàn hảo và môi trường kinh doanh thuận lợi nên việc đáp ứng
những điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài không thể thực hiện trong thời gian
ngắn. Yếu tố ngây nên tình hình này chính là những hạn chế về vốn đầu tư cho kết
cấu hạ tầng.
Giải pháp để khắc phục khó khăn trên đã được nhiều nước đang phát triển tìm
kiếm và lựa chọn, thực tế đã thành công ở nhiều nước là xây dựng các khu công
nghiệp tập chung qua đó thu hút FDI khi chưa tạo môi trường đầu tư trong nước
hoàn chỉnh.
Bản thân khu công nghiệp không phải là mục đích mà là công cụ quy hoạch sản
xuất công nghiệp, là phương tiện chuyển dịch cơ cấu.
Mục đích chung của việc hình thành khu công nghiệp là tăng trưởng nhanh và
vững chắc tổng sản phẩm quốc nội, tạo việc làm, đô thị hoá các vùng nông thôn,
nâng cao dân trí. Các khu công nghiệp góp phần vào bảo vệ môi trường sinh tháI,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác,
liên doanh với nhau nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh, tạo
điều kiện hơn cho hội nhập kinh tế quốc tế. Khu công nghiệp phát triển sẽ tác động
đến việc hình thành các vùng nguyên liệu góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá nông
nghiệp nông thôn.
Sản xuất công nghiệp là một hoạt động chính xác, đồng bộ và ăn khớp. Tính chất
đặc thù của hoạt động sản xuất công nghiệp đòi hỏi tính đồng bộ chất lượng cao
của cơ sở hạ tầng, đòi hỏi sự quản lý nhanh nhậy, ít đầu mối, thủ tục đơn giản.Hơn
thế nữa, sự phân bố tập chung của công nghiệp toạ điều kiện cho quản lý nhà nước

kịp thời lắm bắt, xử lý các vụ việc phát sinh.
Về thực chất, khu công nghiệp tập chung hoạt động nhằm mục đích thu hút đầu tư
đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành chế tạo, gia công xuất khẩu.
8
Ngoài ra, mục tiêu của việc hình thành khu công nghiệp tập chung cũng đếa tăng
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng.Trong các khu công nghiệp tập
chung các doanh nghiệp dùng chung cơ sở hạ tầng nên đã giảm được chi phí trên
mỗi đơn vị sản phẩm. Bên cạnh đó, việc hình thành các khu công nghiệp tập chung
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện xử lý chất thải công nghiệp, bảo
vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Các khu công nghiệp còn là xu thế phát triển của kinh tế thị trường. Thông qua
quá trình phát triển của các khu công nghiệp, các thủ tục hành chính đã được giảm
thiểu rất nhiều thông qua cơ chế ‘một cửa, tại chỗ’ tập chung dưới sự chỉ đạo của
ban lãnh đạo quản lý khu công nghiệp đó.
Phát triển khu công nghiệp ở Việt nam là đòi hỏi khách quan, phù hợp với quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Đảng va Nhà nước ta lãnh đạo.
Phát triển khu công nghiệp phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại
của đất nước, điều này thể hiện ở chỗ:
+ Trong xu thế vận động của nền king tế thế giới ngày nay quá trình quốc tế hoá
đời sống đang diễn ra ngày càng sâu rộng, phân công lao động diễn ra trên phạm vi
toàn cầu làm cho mối quan hệ giữa các quốc gia càng chặt chẽ hơn.
+ Sau 15 năm đổi mới Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào: thoát
khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế khu vực, ổn định gia trị đồng tiền, đời sống
nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, tình trạng người lao động không có việc làm,
bội chi ngân sách, dân số tăng nhanh vẫn còn tồn tại. Một yêu cầu phát triển kinh
tế trong giai đoạn mới là phải ổn định hơn nữa phát triển kinh tế, chuyển dần nền
kinh tế sang tăng trưởng với tốc độ cao, bền vững góp phần rút ngắn khoảng cách
với các nước trong khu vực.
4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu công nghiệp.
4.1. Vai trò của FDI.

a. Đối với nước tiếp nhận.
- Tích cực:
+ FDI là nguồn vốn đầu tư nước ngoài có ý nghĩa rất to lớn đối với các nước tiếp
nhận nguồn vốn này vì thực tế cho thấy các nước tiếp nhận hầu như là các nước
9
đang hoặc kém phát triển nền kinh tế còn nhiều khó khăn, chưa có khả năng và
điều kiện để khai thác hết tiềm lực kinh tế của quốc gia mình phục vụ cho quá trình
phát triển kinh tế đặc biệt là khai thác tài nguyên thiên nhiên. Với hoạt động đầu tư
từ nguồn vốn nước ngoài thông qua hình thức FDI nước tiếp nhận có thể sử dụng
một cách có hiệu qủa nguồn vốn này đếa khai thác các tiềm lực kinh tế của mình
phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
+ Cùng với việc khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, quốc gia tiếp
nhận cũng nhân cơ hội đó đếa tiếp nhận các nguồn từ bên ngoài đặc biệt là các
nguồn phục vụ cho phát triển khu công nghiệp ở địa phương đó. Các nguồn để phát
triển khu công nghiệp ở các nước đang phát triển là rất yếu, đòi hỏi nhiều nguồn
hơn nữa. Bên cạnh đó các nguồn này cũng tạo điều kiện cho các quốc gia mở rộng
giao lưu về tất cả các lĩnh vực với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Nguồn FDI được đầu tư vào,nước tiếp nhận sẽ có nhiều nguồn để phát triển. Từ
đây các ngành nghề ngày càng được đa dạng hoá, khu công nghiệp từng bước phát
triển. Đây là cơ hội rất tốt để người lao động được đào tạo, nâng cao tay nghề và
khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ trên thế giới.
+ Thực tế cho thấy nguồn đầu tư FDI đã hỗ trợ rất nhiều đồi với các nước đang và
kém phát triển. Có thể trước đây các nước này chủ yếu là nhập xiêu thì sau một
thời gian sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI cán cân thanh toán quốc tế của các nước
này đã thay đổi và ngày chuyển dần sang xuất siêu.
- Tiêu cực.
+ Đầu tư không hiệu quả, dàn trải.
Một vấn đề cần phải quan tâm đó là trình độ hay khả năng trong sử dụng vốn đầu
tư của nước tiếp nhận. Như đã nói ở trên, thì đây là những nước đang và kém phát
triển mặc dù những nước này tài nguyên thiên nhiên rất phong phú song họ lại yếu

kém trong khâu bố trí đồng vốn đầu tư vào các công trình. Điều này gây thất thoát
trong đầu tư , cản trở các nhà đầu tư nước ngoài khi họ có ý định đầu tư vào quốc
gia đó.
+ Về chính trị.
10
Vấn đề này rất nhậy cảm đòi hỏi các nhà lãnh đạo của các nước cần quan tâm
thoả đáng. Từ vấn đề liên quan đến đầu tư , các nước tiếp nhận có thể sẽ lệ thuộc
vào kinh tế nước khác sau đó sẽ là mặt chính trị. Đây có thể là một trong những
cách mà các nước đi đầu gây áp lực lên các nước tiếp nhận về mặt chính trị.
+ Về công nghệ.
Hoạt đông đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một số hình thức đầu tư. Vốn
đầu tư có thể thông qua nguồn tiền tệ hoặc công nghệ. Một bất lợi cho các nước
tiếp nhận là phải nhận những công nghệ lạc hậu từ các nước đi đầu tư mặc dù vẫn
còn trong thời hạn sử dụng. Giải quyết vấn đề này rất khó đối với các nước tiếp
nhận do họ luôn trong thế bị động.
b. Đối với nước đi đầu tư.
- Tích cực.
+ Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn đầu
tư do đó họ có trách nhiệm cao với những hoạt động của mình, mọi cố gắng của họ
nhằm mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Điều này làm cho tiến độ công việc diễn ra
nhanh chóng.
+ Thường thì các nước tiếp nhận FDI có lực lượng lao động nhàn rỗi rất lớn, giá
nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Đây được coi là yếu tố đầu vào quan
trọng của quá trình sản xuất tạo ra lợi ích cho nhà đầu tư, mặc dù vẫn có sự thoả
thuận giữa nhà đầu tư và các yếu tố này nhưng cái lợi vẫn luôn thuộc về các nhà
đầu tư FDI .
+ Mỗi một nước đang phát triển bên cạnh việc thực hiện những nguyên tắc chung
của quốc tế về hoạt động kinh tế, các quốc gia đó vẫn được ưu tiên một số chính
sách của quốc gia mình nhằm phát triển kinh tế trong bối cảnh riêng của nước
mình bằng việc tạo dựng một số rào cản kinh tế như: thuế, hạn ngạch v.v. Nhận

biết được thuận lợi và khó khăn khi đầu tư ra nước ngoài các nhà đầu tư sẽ tránh
được các mức thuế đầu tư khi họ thực hiện đầu tư dưới hình thức đâu tư trực tiếp
nước ngoài. Điều này mang lại lợi ích rất lớn cho nhà đầu tư nước ngoài.
- Tiêu cực.
+ Thiếu vốn đầu tư trong nước.
11
Đầu tư qua hình thức này nguồn vốn được chuyển trực tiếp qua nước tiếp nhận
đầu tư. Các nhà đầu tư chú ý đến lợi ích của mình song cũng cần phải xem xét cán
cân đầu tư trong nước và quốc tế. Điều này có thể là nguyên nhân làm cho nguồn
đầu tư trong nước bị hạn chế.
+ Nhiều rủi ro ở các nước nhận đầu tư.
Đó là những rủi ro về chính trị, xung đột vũ trang có thể xảy ra ở các nước nhận
đầu tư sẽ tác động đến lợi ích của các nước đi đầu tư trước hết là lợi ích của chủ
đầu tư vào công trình.
4.2. Vai trò của khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước.
a. Khu công nghiệp huy động một lượng vốn lớn từ nhiều nguồn đế phát triển.
Thực tế nền kinh tế Việt nam cho thấy nhân tố hàng đầu đối với CNH,HĐH cũng
như sản xuất kinh doanh của nền kinh tế lớn là phải có nguồn vốn lớn. Muốn cho
sự nghiệp CNH,HĐH được tiến hành nhanh cần phải có chính sách, biện pháp và
cơ chế huy động được nguồn vốn nhiều nhất, quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất.
Khu công nghiệp đi liền với nó là một hệ thống chính sách thu hút đầu tư tương
đối dồng bộ, trong những năm qua đã thu hút một lượng vốn lớn cho nền kinh tế
nước ta. Tác dụng của nó thể hiện ở hai mặt:
Thứ nhất, là huy động nguồn vốn từ trong nước, đây là nguồn vốn quan trọng có
tính chất quyết định đối với sự phát triển nền kinh tế và là nhân tố nội lực trong
nền kinh tế. Trong những năm đầu chúng ta chưa ý thức được tầm quan trọng của
nguồn vốn này nên đã không có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào
các khu công nghiệp, điều này được thể hiện trong tổng số vốn đầu tư trong giai
đoạn này chưa cao. Chỉ trong vài năm gần đây đầu tư trong nước vào khu công

nghiệp mới tăng đáng kể. Đến tháng 10 năm 2005 các khu công nghiệp của cả
nước thu hút hơn 2100 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký gần 100000 tỷ
đồng. Điều này cho thấy tiềm lực phát triển kinh tế của nước ta rất lớn.
Thứ hai, là việc thu hút hiệu quả đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp.
Thực tế cho thấy từ khi xây dựng khu công nghiệp đến nay số dự án đầu tư nước
ngoài vào khu công nghiệp ngày càng tăng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn FDI cả
12
nước. Tổng dự án đầu tư nước ngoài đến tháng 10 năm 2005 là gần 2000 dự án với
tổng số vốn đăng ký là gần 17 tỷ USD.
b. Khu công nghiệp tạo ra một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, thích
ứng với nền công nghiệp hiện đại, một đội ngũ cán bộ giỏi.
Tạo công ăn việc làm cho người lao động là một trong những mục tiêu quan trọng
trong quá trình CNH,HĐH của nước ta. Mặc dù số lượng này chưa phải là lớn
khoảng700.000 người, nhưng điều quan trọng là mọi người được tiếp cân với khoa
học công nghệ tiên tiến, làm việc trong môi trường kỷ luật cao, được rèn những kỹ
năng, bản lĩnh thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến hiện đại, điều này có
tác dụng nâng cao tay nghề, nền tảng trình độ lao động của lao động Việt nam.
Bên cạnh đó nhiều vị trí quản lý trong các doanh nghiệp ở khu công nghiệp do lao
động Việt nam tiến hành.Họ được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp
tiên tiến, hiện đại. Đội ngũ này khi trở về làm việc trong doanh nghiệp Việt nam
hoặc tư nhân, họ sẽ áp dụng những kỹ năng đó vào hoạt động của doanh nghiệp
làm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và kiến thức quản lý cho
người lao động.
c. Khu công nghiệp là nơi tiếp nhận công nghệ mới, góp phần chuyển dịch nền
kinh tế theo hướng CNH,HĐH đất nước.
Cùng với nguồn vốn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài còn đưa vào Việt nam
dây truyền công nghệ hiện đại. Chúng ta có thể kể đến một số doanh nghiệp như:
Canon Việt nam,Orion Việt nam. Các dự án này đã đầu tư vào nhiêu lĩnh vực mà
Việt nam còn yếu kém như điện tử, cơ khí.
Khu công nghiệp là nơi tập chung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ công

nghiệp. Nó góp phần nâng cao tỷ lệ giá trị công nghiệp trong GDP trong tất cả các
ngành kinh tế trong cả nước. Cụ thể là nó tăng liên tục trong mấy năm qua từ 13%
năm 2000 lên 28% trong năm 2005. Nhưng quan trọng hơn là dự án thu hút được
công nghệ từ nước ngoài trong các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao
như: sản xuất ôtô, xe máy, dụng cụ văn phòng,vật liệu xây dựng.v.v . Các dự án
này mới chiếm khoảng 5% đến 10% nhưng cũng góp phần phát triển các ngành
nghề mới, đa dạng hoá sản xuất công nghiệp. Sự phát triển của các ngành công
13
nghiệp nặng có sự đóng góp lớn của các ngành công nghiệp nhẹ.Trong các ngành
công nghiệp nhẹ thì lượng lao động là rất lớn, việc đầu tư các dự án vào các ngành
này sẽ tăng cường kỹ thuật hiện đại, dây truyền công nghệ, chất lượng sản phẩm.
d. Khu công nghiệp góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của đất nước.
Để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ngoài các chính sách ưu đãi về tài
chính thì cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng. Nó được thể hiện ở các mặt sau:
+ Hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi trong khu công nghiệp sẽ thu hút đầu tư của
các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài từ đó nhanh chóng lấp đầy diện
tích đất trong khu công nghiệp.
+ Huy động một nguồn lực lớn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho khu công
nghiệp. Theo con số thống kê thì đến tháng 10 năm 2005 cả nước có 127 dự án xây
dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, trong đó có 19 dự án nước
ngoài thu hút nguồn vốn hơn 1 tỷ USD và hơn 30.000 tỷ đồng. Hệ thống kết cấu hạ
tầng không chỉ có tác dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong các khu công
nghiệp phát triển mà còn có tác dụng thúc đẩy kinh tế địa phương nơi có khu công
nghiệp đó phát triển.
e. Khu công nghiệp đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp, kim
ngạch xuất khẩu và ngân sách cả nước.
Trong 15 năm vừa qua các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã đóng góp lớn
vào tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp cả nước. Năm 2004, giá trị sản
xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã đạt được 11.2 tỷ USD chiếm
26,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Đây là biểu hiện rõ nét nhất

về mặt lượng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH đất nước.
Hầu hết các doanh nghiệp trong khu công nghiệp sản xuất hàng hoá với mục đích
xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đạt
gần 5 tỷ USD chiếm 18,7 % tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, trong năm 2005 sẽ
chiếm 25%. Bên cạnh đó cũng phải kể đến vai trò của các doanh nghiệp trong
nước, với vai trò chủ đạo là tạo nguồn hàng giải quyết nhu cầu trong nước, giảm
bớt lượng hàng hoá nhập khẩu trong nước mặc dù đóng góp của các doanh nghiệp
này vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước là còn hạn chế.
14
f. Khu công nghiệp góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản
lý nhà nước.
Mô hình về khu công nghiệp là tương đối mới, do đó có nhiều bất cập trong lĩnh
vực quản lý nhà nước về khu công nghiệp như: thủ tục hành chính, thuế. Qua thời
kỳ phát triển của khu công nghiệp chúng ta đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.
Đến nay, bộ máy quản lý khu công nghiệp đã được hình thành thống nhất từ Trung
ương đến địa phương,việc quản lý diễn ra theo xu hướng uỷ quyền và phân cấp
mạnh mẽ cho ban quản lý các khu công nghiệp các tỉnh trong việc quản lý hoạt
động đầu tư vào khu công nghiệp. Đây cũng là cơ hội cho việc thực hiện cơ chế
một cửa trong thủ tục tiến hành đầu tư đối với các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư
nước ngoài. Ngoài ra quá trình phát triển của cáckhu công nghiệp cũng là quá trình
phát triển của hoạt động xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp dưới nhiều hình
thức đa dạng, hiệu quả ngày càng cao dần dần hình thành cơ quan xúc tiến đầu tư
trên phạm vi cả nước.
5. Đặc điểm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Như phần 2, chúng ta đã nghiên cứu về quá trình hình thành nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài qua các giai đoạn phát triển, qua đó chúng ta có thể rút ra của
bản chất đầu tư nước ngoài là tối đa hoá lợi ích đầu tư hay nói cách khác đây là quá
trình tìm kiếm lợi nhuận của các nước đi đầu tư đối với csác nước tiếp nhận thông
qua di chuyển nguồn vốn dưới dạng tài sản, công nghệ, tiền và trình độ quản lý của
nhà đầu tư nước ngoài sang nước tiếp nhận đầu tư.

Như vậy cái mà các nhà đầu tư quan tâm đầu tiên đến là lợi nhuận, điều này thể
hiện rõ bản chất của hoạt động đầu tư.
Để hiểu rõ hơn về FDI chúng ta xem xét một số đặc điểm sau:
+ FDI là một dự án có sự tham gia của các chuyên gia và nhà đầu tư nước ngoài.
Điều này cho they sự khác nhau cơ bản giữa đầu tư trực tiếp so với các hình thức
đầu tư khác đặcbiệt là đầu tư gián tiếp. Nếu như hoạt động đầu tư gián tiếp các nhà
đầu tư chỉ phải mua chứng khoán tại các sở giao dịch chứng khoán mà không có
quyền quản lý thì ngược lài đầu tư trực tiếp nước ngoài các nhà đầu tư được phép
15
quản lý dự án của mình với mức độ tuỳ thuộc vào mức đóng góp dưới hình thức
FDI.
+ FDI là dự án có tính lâu dài.
Lâu dài là đặc điểm nổi bật của dự án FDI cả trong hoạt động và thu hồi vốn. Đây
cũng là đặc điểm phân biệt với hình thức đầu tư gián tiếp. Các hoạt động đầu tư
gián tiếp thường có thời gian ngắn, thu nhập của các nhà đầu tư thông qua chênh
lệch trong khi mua bán chứng khoán, Còn đối với hoạt động đầu tư FDI thời gian
hoạt động của nó phụ thuộc vào tiến độ của dự án đó. Yếu tố này ảnh hưởng phần
nào đến thu nhập của doanh nghiệp.
+ Các yếu tố đi kèm với FDI:
*Chuyển giao công nghệ.
* Hoạt động thương mại.
* Di cư lao động quốc tế.
Mỗi một yếu tố đóng vai trò riêng, song yếu tố di cư lao động quốc tế có vai trò
quan trọng đối với nhiều nước đang phát triển trong vấn đề nâng cao ký năng quản
lý doanh nghiệp của mình.
+ FDI là sự kết hợp hài hoà hai lợi ích giữa các bên tham gia gồm nhà đầu tư và
bên tiếp nhận đầu tư.
+ FDI là hình thức kéo dài quá trình sản xuất kinh doanh.
Thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các nước, công nghệ ở các phát
triển không phù hợp với quá trình sản xuất sẽ chuyển sang tiếp nhận đầu tư . Do đó

nó làm cho quá trình sản xuất được tiếp tục lâu hơn.
+FDI cũng tồn tại cùng với sự phát triển của hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế.
Mỗi quốc gia nhận thức về FDI theo những tiêu chí khác nhau. Nhưng suy cho
cùng các chính sách của mỗi nước đều theo hướng mở của kêu gọi các dự án đầu
tư FDI.
6. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo luật đầu tư mới được ban hành và sẽ có hiệu lực chính thức ngày 1/7/2006
thì đầu tư nước ngoài có những hình thức sau:
6.1 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
16
Đây là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt nam
dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. Loại hình doanh nghiệp này có tư cách
pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt nam.
6.2 Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Đây là văn bản ký kết giữa các bên hợp doanh quy định trách nhiệm và phân chia
kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt nam mà
không hình thành tư cách pháp nhân.
Loại hình này có thể áp dụng cho một số lĩnh vực: Xây dựng, du lịch, vận tải, khu
chế xuất, khu công nghiệp…
6.3 Doanh nghiệp liên doanh.
Theo điều 21 của bộ luật này thì doanh nghiệp liên doanh là một tổ chức kinh tế
liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư
kinh doanh tại Việt nam.
Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Ngoài ra còn có hình thức BOT, BTO, BT
7. Các nhân tố tác động đến FDI.
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hiện nay, lượng vốn đầu tư dưới dạng
FDI ngày càng tăng thể hiện ở các dự án không ngừng tăng lên trong những năm
gần đây. Mặc dù nhận thức được yếu tố tích cực cuả đầu tư trực tiếp nước ngoài
dối với sự phát triển của đất nước nhưng không phải nước nào cũng có những điều

kiện cho FDI phát triển. Hoạt động đầu tư luôn vấp phải những rào cản từ phía
nước tiếp nhận đầu tư. Trong số đó phải kể đén các yếu tố:
+ Chính sách.
+ Môi trường kinh tế.
+ Môi trưòng chính trị.
Các yếu tố này sẽ tác động theo hướng tích cực hoặc kìm hãm sự phát triển của
hoạt động đầu tư.
Khi nền kinh tế hội nhập cac quốc gia đều đưa ra các chính sách hấp dẫn kêu gọi
các nhà đầu tư.Nhưng cũng có nhiều quốc gia bó hẹp mình trong thế cô lập chính
vì thế nó đã làm cho các chính sách đầu tư không còn trở nên hấp dẫn nữa đối với
17
các nhà đầu tư. Vấn đề này có thể giảm bớt tính toán của các nhà đầu tư khi họ có
ý định đầu tư vào một quốc gia nào đó.Vì hình thức đầu tư nay cho phép họ tránh
được các hàng rào thuế quan, đây có lẽ là nguyên nhân làm cho hình thức đầu tư
này ngày càng trở nên phổ biến trong giai đoạn ngày nay. Nhưng cũng không hẳn
chỉ có chính sách làm cho các nhà đầu tư cảm thấy quan tâm về hoạt động đầu tư
của mình, cần phải tính đến cả môi trường kinh tế, ở đây ý muốn nói đến sự ổn
định của nền kinh tế. Một nền kinh tế không có khủng hoảng, ổn định sẽ tạo ra một
lực hút lớn mời chào các nhà đầu tư. Họ sẽ cảm thấy an tâm hơn khi chu kỳ hoạt
động kinh tế của nó dài. Điều này sẽ tránh được các cuộc khủng hoảng kinh tế
không mong muốn xảy ra. Bên cạnh đó sự ổn định về chính trị-xã hội cũng đóng
vai trò quan trọng cùng với sự ổn định về môi trường kinh tế. Sự ổn định xã hội đó
là sự ổn định về đường lối chủ trương của Đảng cầm quyền ở quốc gia tiếp nhận
đầu tư, đất nước không hay xảy ra chiến sự, khủng bố, các vấn đề được nhà nước
quan tâm sẽ là điều kiện thu hút các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư, bản thân họ không
muốn trỏ thành nạn nhân của sự bất ổn định chính trị -xã hội tại quốc gia mà họ
tiến hành hoạt động đầu tư. Yếu tố này đòi hỏỉ các nhà lãnh đạo của các nước cần
phải quan tâm khi bàn về chính sách đầu tư.
II. Biện pháp thu hút FDI của Việt nam.
1. Quan điểm của nhà nước.

- Trong kế hoạch năm 2005 và các năm 2006-2010 cần phải quán triệtvà thực
hiện nghiêm túc đường lối của Đảngvề tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả
của việc sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là nguồn vốn đâù tư trực
tíêp nước ngoài được đề ra trong chương trình hành động của Nghị quyết Trung
ương khoá IX của Đảng. Trên cơ sở đạt được sự nhất trí về hình thức và hành động
giữa các Bộ, các ngành; giữa Trung ương và địa phương trong công tác thu hút và
sử dụngcó hỉệu ủ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư, tăng cường và tổ
choc các hoạt động nghiên cứu thị trường đầu tư và tiến hành nghiên cứu đối tác
trong và ngoài nước nhằm quản lý và thu hút hiệu qủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài
đặc biệt là sự có mặt của các công ty xuyên quốc gia. Các công ty này thường có
18
ảnh hưởng lớn mang tình toàn cầu với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ. Cái đích hướng vào của chúng ta là các ngành, các lĩnh vực chủ yếu của nền
kinh tế đòi hỏi công nghệ cao và công nghệ nguồn.
- Đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích mở
rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ, đa dạng hoá danh mục đâù tư phù hợp
vớiquy hoạch phát triển ngành, sản phẩm bên cạnh đó cũnh phải tạo điều kiện tốt
nhất cho các dự án đầu tư hoạt động hiệu quả so với nguồn vốn đã bỏ ra.
- Thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế thông qua việc chủ động xây dựng có
kế hoạch các chính sách. Trước mắt là thực hiện các cam kết trong AFTA, hiệp
định song phương Việt nam- Hoa kỳ, sáng kiến chung Việt nam- Nhật bản, các
thảo thuận với EU.v.v. Bên cạnh đó cần gấp rút hoàn tất thủ tục ra nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO).
2. Công tác quy hoạch.
- Sớm xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở
Việt nam đến năm 2010 và các năm tiếp theo cần phải phù hợp với chiến lược phát
triển chung của kinh tế và xã hội, cần phải xác định mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ
cho từng năm, từng giai đoạn, từng thời kỳ.
- Rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành kết hợp với việc xây dựng quy

hoạch theo vùng lãnh thổ theo hướng xoá bỏ hạn chế trong phân biệt đối xử giữa
nhà đầu tư trong nước và nước ngoài từ đó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước
ngoài tham gia nhiều hơn nữa vào phát triển ngành, vùng lãnh thổ. Công tác xây
dựng các ngành còn thiếu cần phải được đẩy mạnh đặc biệt là quy hoạch mạng lưới
các trường đại học, dạy nghề cùng với tiêu chuẩn cấp giấy phép đầu tư cho các dự
án vào các ngành này.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế bao gồm cả việc tham xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội và cả đầu tư nước ngoài trong hoàn chỉnh quy hoạch nhất là
các công trình cảng biển, giao thông, cung cấp điện, trường học, bệnh viện, khu đô
thị, khu vui chơi giải trí .v.v . Cần quán triệt nguyên tắc quy hoạch chỉ mang tính
định hướngvà khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư khi thực hiện
công tác quy hoạch ngành, sản phẩm.
19
3. Công tác xúc tiến đầu tư.
- Thay đổi toàn diện về nội dung và cách thức vận động, xúc tiến đầu tư, quan
tâm hơn nữa đến xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực, địa bàn, đối tác cụ thể. Chú trọng
nhiều đến thu hút đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia va các doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
- Xây dựng các quỹ xúc tiến đầu tư trên cơ sở cấp phát từ ngân sách nhà nước
cùng với việc huy động sự đóng góp của các tổ chức doanh nghiệp.
- Bố trí kinh phí cho hoạt đông xúc tiến đầu tư như một khoản chi phí riêng nằm
trong kinh phí tri thường xuyên hàng năm được xác định tại nghị quyết số
09/2001/NQ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ và nghị định số 19/CT-
TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, chính sách của nhà nước, thị
trường đầu tư, các tập đoàn và các công tylớn để có chính sách thu hút đầu tư phù
hợp. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu luật pháp, chính sách thu hut nguồn vốn đầu
tư nước ngoài của các nước trong khu vực để kịp thời thay đổi chính sách trong
nước cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Tăng cường các bộ phận xúc tiến đầu tư tại
các cơ quan đại diện nước ta ở một số nước và địa bàn trọng điểm để vận động,

xúc tiến đầu tư với từng dự án, từng tập đoàn, nhà đầu tư có tiềm năng, nhất là với
các công ty xuyên quốc gia.
- Tăng cường các hoạt động trao đổi thông tin đối ngoại, phát hành các ấn phẩm
giới thiệu hình ảnh đất nước, chính sách phát triển kinh tế xã hội và đầu tư nước
ngoài của Việt nam để phục vụ công tác thu hút đầu tư nước ngoài.
4. Công tác xây dựng pháp luật, chính sách.
- Trong năm 2005-2006 và các năm tiếp theo cần hoàn thiên, hướng dẫn và ban
hành luật đầu tư áp dụng cho các hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài. Trong khi luật đầu tư áp dụng chung cho các nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài đang được Quốc hội thông qua, các Bộ, cư quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân tỉnh
cần phải rà soát tất cả các hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu
tư nước ngoài, xử lý ngay với những văn bản không phù hợp. Đảm bảo tính thống
20
nhất, minh bạch, nhất quán trong việc ban hành các chính sách, chính sách ra sau
phải dựa trên nguyên tắc kế thừa và hấp dẫn hơn chính sách trước đó.
- Hoàn chỉnh các quy định về thuế theo hướng không tác động xấu đến chế độ ưu
đãi đầu tư, đặc biệt là các chính sách đã được cấp giấy phép đầu tư.
- Nghiên cứu mở rộng các lĩnh vực đầu tư, đa dạng hoá các hình thức đầu tư nước
ngoài phù hợp với lộ trình đổi mới của doanh nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế,
tiêu biểu như hình thức công ty mẹ-con, hình thức mua lại- sát nhập với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong khu vực việc làm
ngay là lựa chọn ngay một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tiến hành
đổi sang hình thức công ty cổ phần theo Nghị định số
38/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ. Song song với nó là
đánh giá việc thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được niêm yết trên thị trường chứng khoán, chuẩn bị phương hướng mở rộng
hình thức này trong thời gian tới.
5. Công tác quản lý nhà nước.
- Thay đổi cách thức, thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo

phương châm: mở rộng phân cấp việc cấp giấy phép đầu tư và quản lý đầu tư nước
ngoài. Kết hợp hài hoà các chế độ đăng ký đầu tư phù hợp với lộ trình thực hiện
các cam kết quốc tế. Công khai hoá các quy trình, thủ tục hành chính theo hướng:
tinh giảm, tăng cường giám sát. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộvà Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý nhà nước và giám sát các hoạt động đầu
tư nước ngoài; rút ngắn thời gian thẩm định, cấp giấy phép đầu tư.
- Các Bộ và cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nghiêm chỉnh
quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tránh trường hợp
văn bản ban hành trái thẩm quyền.
- Tăng cường công tác rà soát, đánh giá từ đó giải quyết kịp thời những vướng
mắc trong các dự án đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy
mạnh tiến độ triển khai dự án có hiệu quả. Rút giấy phép đầu tư đối với các dự án
21
không có năng lực và không đủ điều kiện ghi trong luật. Chế độ giao ban định kỳ
về đầu tư nước ngoài giữa Bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh cần thực hiện ngay.

Chương II. Thực trạng thu hút FDI vào các khu công nghiệp
Việt nam trong giai đoạn hiện nay.
I. Thực trạng thu hút FDI của Việt nam trong thời gian qua.
1. Đánh giá chung.
Năm 2005 cả nước ta đã thu hút được gần 5,9 tỷ USD vốn đầu tư mới, tăng 30%
so với năm 2004, vượt 31% so với mục tiêu đề ra cho cả năm 2005( 4,5 tỷ USD ),
trong đó vốn cấp mới đạt 4 tỷ USD và vốn bổ xung đạt 1,894 tỷ USD. Đây là mức
22
đăng ký cao nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực diễn ra vào năm
1997. Riêng vốn thu hút mới năm 2005 đã bằng 1/2 chỉ tiêu cho cả 5 năm 2001-
2005 được đề ra tại nghị quyết số09/2001/NĐ-CP của Chính phủ về tăng cường
thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài thời kỳ 2001-2005.
a. Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Về cấp mới:

Trong năm 2005 trên địa bàn cả nước có 798 dự án mới được cấp Giấy phép đầu
tư với vốn đăng ký đạt 4.002 triệu USD, tăng 1% về số dự án và tăng 61.2% về
vốn đầu tư so với năm trước. Trong đó:
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành Trung ương cấp giấy phép cho 62 dự
án, vốn đăng ký 2.525 triệu USD (chiếm 63,1 % tổng vốn đăng ký cấp mới);
+ Các địa phương cấp giấy phép cho 466 dự án, vốn đăng ký 534 triệu USD
(chiếm 13,3% vốn đăng ký cấp mới);
+ Các Ban Quản lý Khu Công nghiệp (KCN), Khu Chế xuất (KCX) và các Ban
Quản lý Khu công nghệ cao (KCNC) cấp giấy phép cho 270 dự án, vốn đăng ký là
943 triệu USD (chiếm 23,6% tổng vốn đăng ký cấp mới).
Trong số các dự án cấp mới trong năm 2005 có một số dự án có quy mô tương
đối lớn như: Công ty TNHH Thép không rỉ (Samoa), tổng vốn đầu tư 700 triệu
USD, HĐHTKD điện thoại di động CDMA (Luxembourg), tổng vốn đầu tư 655,9
triệu USD, Bện viện Đa khoa Kwang Myung (Hàn Quốc), tổng vốn đầu tư 198,4
triệu USD, Công ty Công nghiệp Cổ phần POUSUNG Việt nam (Hồng Kông),
tổng vốn đầu tư 190 triệu USD, Công ty Coralis Việt nam (Luxembourg), tổng vốn
đầu tư 114,6 triệu USD.
Tuy nhiên nhìn chung phần lớn các dự án mới có quy mô nhỏ và vừa với mức
vốn bình quân 5 triệu USD/dự án.
- Về cơ cấu đầu tư:
+ Theo ngành: Phần lướn các dự án đầu tư mới tập trung vào lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng, chiếm 66,2% về số dự án và 59,7% vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh
vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 9,7% số dự án và 3,1% vốn đầu tư đăng ký; lĩnh
vực dịch vụ chiếm 24,2% số dự án và 37,1% vốn đầu tư đăng ký mới.
23
+ Theo nước đầu tư : Trong năm 2005, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án
đầu tư vào Việt nam, trong đó dẫn đầu là Luxembourg với 2 dự án, tổng vốn đầu
tư 770,5 triệu USD, thứ 2 là Samoa với 7 dự án, tổng vốn đầu tư 743,5 triệu, tiếp
theo là 3 đối tác truyền thống là Hàn Quốc (thu hút 190 dự án với tổng vốn đầu tư
551,6 triệu USD) và Nhật Bản (thu hút 34 dự án với tổng vốn đầu tư 378,8 triệu

USD). Thu hút đầu tư từ các nước EU đã bắt đầu có sự chuyển biến với 67 dự án
được cấp phép, tổng vốn đầu tư đăng ký là 888,3 triệu USD. Hoa Kỳ đầu tư chưa
lớn với 49 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 146,9 triệu USD.
Các dự án đầu tư được cấp phép trong năm nay từ Somoa vào Việt nam đều do
các nhà đầu tư Đài Loan là chủ đầu tư chính, do đó, trên thực tế thì Đài Loan vẫn
là vùng lãnh thổ có đầu tư mới lớn nhất tại Việt nam trong năm 2005 với 152 dự án
có tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.088 triệu USD.
+Theo địa phương : Các vùng kinh tế trọng điểm vẫn là đầu tàu thu hút đầu tư
nước ngoài, nơi có điều kiện kinh tế-xã hội thuận lợi. Trong năm 2005, Hà nội
thu hút được 103 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.250
triệu USD, chiếm 31,2% dẫn đầu cả nước. Bà Rịa- Vũng Tàu đứng thứ 2 với 12
dự án có vốn đăng ký 713,4 triệu USD, chiếm 17,8%; Đồng Nai đứng thứ 3 với 87
dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 428,3 triệu USD, TP Hồ Chí Minh đứng thứ 4
với 243 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 409,4 triệu USD. Bình Dương đứng thứ
5 với 140 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 344,5 triệu USD. Tirng 2 vùng kinh tế
trọng điêmr phía Bắc và phía Nam chiếm 90,4% vốn đầu tư đăng ký của các dự án
mới trên cả nước.
- Về vốn đầu tư đăng ký bổ sung:
Năm 2005 đã có 512 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm
1.894 triệu USD, tăng 3% về số lượt dự án tăng vốn và bằng 92,3% về tổng vốn
tăng thêm so với năm 2004. Các dự án đầu tư nước ngoài tăng vốn mở rộng sản
xuất vẫn tập trung vào khu vực sản xuất công nghiệp với 406 lượt dự án tăng vốn,
tổng vốn đầu tư tăng thêm là 1.462 triệu USD. Việc nhiều doanh nghiệp tăng vốn
đầu tư cho thấy tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khu vực doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khả quan hơn và các doanh nghiệp đầu
24
tư nước ngoài đã bước tiến quan trọng trong việc xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Mặ dù số lượng các dự án tăng vốn trong năm 2005 tăng hơn so với năm trước,
nhưng số vốn không tăng và quy mô tăng vốn không lớn bằng năm trước. Một số
dự án tăng vốn trong năm lớn như: Liên doanh Larkhall Việt nam tăng vốn thêm

62,5 triệu USD; Công ty Canon Việt nam tăng vốn thêm 60 triệu USD; Công ty
Honda Việt nam tăng vốn thêm 58 triệu USD; Công ty TNHH Hoya Việt nam tăng
vốn thêm 55 triệu USD; Công ty Uni- President tăng vốn thêm 46,5 triệu USD.
- Kết quả luỹ kế:
Với kết quả thu hút đầu tư nước ngoài năm 2005, đến nay cả nước có 5.918 dự
án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 50,5 tỷ
USD. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 67,3% về số dự án và
60,7% về số vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực dịch vụ chiếm 19,7% về số dự án và
31,9% về số vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 13,0% về
số dự án và 7,4% về vốn đầu tư đăng ký.
Về hình thức đầu tư, với 2 hình thức đầu tư mới đang được thực hiện thí điểm
tại Việt nam, đưa tổng số hình thức đầu tư và phương thức đầu tư lên 6 loại. Cụ
thể:
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có 4.404 dự án (74,4% về số dự án) với
tổng vốn đầu tư đăng ký 25,6 tỷ USD (50,7% về vốn đầu tư);
+ Doanh nghiệp liên doanh có 1.316 dự án (22,2% về số dự án) với tổng vốn đầu
tư đăng ký 19,2 tỷ USD (38% về vốn đầu tư);
+ Hợp doanh có 183 dự án (3,1% về số dự án) với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,2 tỷ
USD (8,3% về vốn đầu tư)
+ Doanh nghiệp BOT có 6 dự án (0,1% về số dự án) với tổng vốn đầu tư đăng ký
1,4 tỷ USD (2,7% về vốn đầu tư)
+ Doanh nghiệp cổ phần có 8 dự án (0,1% về số dự án) với tổng vốn đầu tư đăng
ký 199 triệu USD (0,4% về vốn đầu tư)
+ Công ty quản lý vốn (công ty mẹ- con) có 1 dự án (0,02% về số dự án) với
tổng vốn đầu tư đăng ký 14,4 triệu USD (0,03% về vốn đầu tư)
25

×