Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thảo luận Nguyên lý kế toán CHỨNG TỪ KẾ TOÁN, ĐỊNH KHOẢN CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH VÀ LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA MỘT DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.36 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
----------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Đề tài: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN, ĐỊNH KHOẢN CÁC NGHIỆP VỤ
KINH TẾ PHÁT SINH VÀ LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CỦA MỘT DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

LỚP HỌC PHẦN: 2120FACC0111
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 8
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: NGUYỄN THỊ MINH GIANG

Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2021
1


Danh sách nhóm:
1. Trần Hà Trang
2. Nguyễn Anh Tú
3. Đặng Minh Tuấn
4. Nguyễn Thị Thanh Vân
5. Trần Thảo Vân
6. Bùi Hồng Vi
7. Lại Quốc Việt
8. Nguyễn Long Vũ
9. Phạm Thị Xinh
10. Đỗ Thị Xuân

2




MỤC LỤC

3


LỜI MỞ ĐẦU
Kế tốn là q trình thu thập, ghi chép một cách có hệ thống các tài liệu có liên
quan đến các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong doanh nghiệp. Trong quá trình
thu thập, xử lý thơng tin, các chứng từ kế tốn được lập để chứng minh các nghiệp vụ
kinh tế tài chính, thơng tin trên chứng từ khơng mang tính hệ thống. u cầu đặt ra đối
với kế tốn là thu thập các thơng tin vừa phải chi tiết vừa có tính hệ thống. Việc lập
chứng từ và sổ sách kế toán làm cơ sở chứng minh trạng thái và sự biến động của các
loại tài sản, các loại nguồn vốn, chi phí hoặc doanh thu cũng mang tính chất thường
xuyên và là một yêu cầu cần thiết khách quan. Nghiên cứu các nội dung của chứng từ,
trình tự xử lý luân chuyển chứng từ kế tốn giúp các bạn sinh viên có kiến thức nền
tảng về kế toán, làm tiền đề để nghiên cứu sâu hơn các nội dung khác trong nghiệp vụ
kế tốn. Sau đây nhóm 8 sẽ nghiên cứu về chứng từ kế toán, bảng cân đối kế toán và
mối quan hệ giữa chúng trong q trình tổng hợp thơng tin về kết quả hoạt động của
doanh nghiệp sau mỗi kỳ kinh doanh.
Phần lý thuyết về chứng từ kế toán nhằm trình bày về nội dung, trình tự lập và
luân chuyển chứng từ kế toán cũng như nêu rõ hệ thống các biểu mẫu chứng từ.
Phần bài tập về lấy số liệu của một doanh nghiệp thương mại, định khoản các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lập bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán là tài
liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế của đơn vị. Qua đó nhà
phân tích có thể tính tốn ra các chỉ tiêu thực tế đánh giá khả năng tài chính và thơng
số tài chính khác của doanh nghiệp.
Bài tiểu luận của nhóm nhằm cung cấp đầy đủ các nội dung cơ bản về chứng từ

kế tốn, trình tự ln chuyển chứng từ; áp dụng định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh và lập bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp thương mại.

4


NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Câu 1:
1. Chứng từ kế toán
1.1. Các loại chứng từ kế toán
1.1.1. Khái niệm chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ, vật mang tin chứng minh
cho các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã thực sự hồn thành, nó là cơ sở để
ghi chép vào sổ sách kế tốn. Trong q trình hoạt động với tính đa dạng của các
nghiệp vụ kinh tế, chứng từ kế toán cũng bao gồm nhiều loại khác nhau. Do đó, để
nhận biết đầy đủ các chứng từ, thuận tiện cho việc ghi chép trên sổ kế toán và kiểm tra
khi cần thiết phải phân loại chứng từ kế toán.
1.1.2. Phân loại các chứng từ kế toán
Việc phân loại chứng từ kế toán được tiến hành theo nhiều tiêu thức khác nhau:
theo hình thức và tính chất của chứng từ, theo địa điểm lập chứng từ, theo nội dung
kinh tế phản ánh trên chứng từ, mức độ phản ánh của chứng từ,...Tương ứng với mỗi
tiêu thức chứng từ kế toán được chia thành các loại chứng từ khác nhau.
1.2. Nội dung và yêu cầu của chứng từ kế toán
a. Nội dung:
Chứng từ kế toán là phương tiện chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh và
thực sự hoàn thành, là cơ sở ghi sổ kế tốn và thơng tin về các hoạt động kinh tế tài
chính, nó mang tính chất pháp lý. Do đó nội dung bán chứng từ kế tốn phải có những
yếu tố đặc trưng cho hoạt động kinh tế về nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm phát
sinh, các yếu tố thể hiện trách nhiệm của cá nhân, bộ phận đối với hoạt động kinh tế
xảy ra. Các yếu tố cấu thành nội dung bao gồm:

* Yếu tố cơ bản:
- Tên gọi của chứng từ: tất cả các chứng từ kế tốn phải có tên gọi nhất định như Biên
lai thu tiền, Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Giấy đề nghị tạm
ứng...; nó là cơ sở để phục vụ việc phân loại chứng từ, tổng hợp số liệu một cách thuận
5


lợi. Tên gọi của chứng từ được xác định trên cơ sở nội dung kinh tế của nghiệp vụ
phản ánh trên chứng từ đó.
- Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân lập và nhận chứng từ: yếu tố này giúp cho việc kiểm
tra về địa điểm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và là cơ sở để xác định trách nhiệm đối
với nghiệp vụ kinh tế.
- Nội dung tóm tắt của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, điều đó thể hiện tính hợp lệ, hợp
pháp của nghiệp vụ kinh tế. Nội dung nghiệp vụ kinh tế trên chứng từ khơng được viết
tắt, khơng được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số, và chữ viết phải liên
tục, không ngắt quãng chỗ trống phải gạch chéo.
- Quy mô của nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ
kinh tế tài chính ghi bằng số, cịn đối với chỉ tiêu tổng cộng số tiền của chứng từ kế
tốn thì vừa ghi bằng số vừa viết bằng chữ để tránh việc sửa chữa chứng từ.
- Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng
từ. Đối với yếu tố bổ sung , đó là các yếu tố không bắt buộc đối với mọi bản chứng từ
tùy thuộc từng chứng từ để đáp ứng yêu cầu quản lý và ghi sổ kế tốn mà có các yếu tố
bổ sung khác nhau như phương thức thanh toán, mã số thuế, phương thức bán hàng, tỷ
giá….
* Yếu tố bổ sung: Là các yếu tố không bắt buộc đối với mọi bản chứng từ tùy thuộc
từng chứng từ để đáp ứng yêu cầu quản lý và ghi sổ kế tốn mà có các yếu tố bổ sung
khác nhau như phương thức thanh toán, phương thức bán hàng…
b. Yêu cầu:
Chứng từ kế toán là cơ sở ghi sổ kế tốn và là cơ sở pháp lý cho mọi thơng tin
kế tốn cung cấp, do đó chứng từ được dùng làm cơ sở ghi sổ kế toán phải là các

chứng từ hợp pháp, hợp lệ, tức là phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Chứng từ kế toán phải đảm bảo đúng nội dung, bản chất và quy mô của nghiệp vụ
kinh tế phát sinh. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính khơng được viết tắt, số và chữ
viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo
- Chứng từ kế toán phải phản ánh đúng mẫu biểu quy định, ghi chép chứng từ phải rõ
ràng, không tẩy xóa, sửa chữa chứng từ
- Chứng từ phải đảm bảo ghi chép đầy đủ các yếu tố cơ bản theo quy định

6


- Đối với chứng từ phát sinh ở ngoài lãnh thổ Việt Nam ghi bằng tiếng nước ngoài,
khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải
đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngồi.
1.3. Trình tự xử lý, luân chuyển chứng từ kế toán
Xử lý, luân chuyển chứng từ là quá trình chuyển giao, sử dụng chứng từ, từ sau
khi lập và nhận chứng từ đến khi đưa vào bảo quản lưu trữ. Tùy thuộc vào yêu cầu
quản lý của từng loại nghiệp vụ kinh tế mà chứng từ được chuyển giao cho bộ phận có
liên quan. Quá trình xử lý luân chuyển chứng từ phải đảm bảo cung cấp thông tin kịp
thời, tránh trùng lặp, chồng chéo. Trình tự xử lý, luân chuyển chứng từ bao gồm các
bước sau:
Bước 1: Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ
Các quy định cần tuân theo khi lập chứng từ:
– Lập chứng từ: Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đến hoạt động của doanh
nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán và chỉ lập 1 lần. Nội dung chứng từ kế toán phải
rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác với nội dung nghiệp vụ phát sinh.
– Viết chứng từ: Khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không được
ngắt quãng, phần trống phải gạch chéo.
Trên chứng từ không được viết tắt, không tẩy xóa, sửa chữa. Chứng từ viết sai phải
hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ. Đối với các chứng từ liên quan trực tiếp

đến tiền, khi phát hành sai không được xé rời xuống mà chỉ được gạch chéo.
– Chứng từ nhiều liên: Chứng từ kế toán phải lập đủ theo số liên quy định. Các liên chỉ
được lập 1 lần cho tất cả các liên theo cùng 1 nội dung bằng máy tính hoặc viết lồng
bằng giấy than.
Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết 1 lần cho tất cả các liên
thì phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.
– Chữ ký trên chứng từ: Mọi chứng từ kế tốn phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh
quy định, ký bằng bút bi, bút mực, không được ký bằng mực đỏ. Chữ ký của một
người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đăng ký theo quy định.
Doanh nghiệp chưa có kế tốn trưởng thì cử người phụ trách kế tốn thực hiện các
giao dịch và ký thay kế toán trưởng. Kế tốn trưởng hoặc người được ủy quyền khơng
được ký “thừa ủy quyền” của người đứng đầu doanh nghiệp. Người được ủy quyền
7


không được ủy quyền lại cho người khác. Chữ ký của người đứng đầu doanh nghiệp
và kế toán trưởng và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn
giá trị đã đăng ký tại Ngân hàng.
Bước 2: Kiểm tra chứng từ kế toán
Để tăng tính thận trọng trong kế tốn, trước khi làm căn cứ ghi sổ kế toán, các
chứng từ kế toán phải được kiểm tra và phê duyệt.
Những nội dung cần kiểm tra trong chứng từ, bao gồm:
– Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên
chứng từ kế toán;
– Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
đã ghi trên chứng từ;
– Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thơng tin trên chứng từ kế toán;
– Kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý chứng từ trong phạm vi nội bộ (đối với
chứng từ do đơn vị lập).
Bước 3: Tổ chức luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán

Chứng từ kế toán sau khi kiểm tra được sử dụng để cung cấp nhanh những
thông tin cần thiết cho các bộ phận liên quan được thể hiện qua công tác ln chuyển
chứng từ.
Mỗi chứng từ kế tốn có trình tự luân chuyển tới các bộ phận liên quan phù hợp để
khơng gây trở ngại cho cơng tác kế tốn. Do đó cần xây dựng sơ đồ luân chuyển chứng
từ kế toán cho từng loại chứng từ, quy định đường đi của chúng từ, thời gian cho mỗi
bước lưu chuyển, nhiệm vụ của người nhận được chứng từ.
Ngoài ra, kế tốn cần cải tiến cơng tác kế tốn theo hướng giảm số lượng chứng từ,
đơn giản hóa nội dung cũng như hợp lý hóa thủ tục, ký, xét duyệt chứng từ.
Bước 4: Bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ kế tốn
Chứng từ kế tốn là tài liệu gốc, có giá trị pháp lý nên sau khi dùng làm căn cứ
vào sổ, chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo trình tự, đóng gói cẩn thận và phải
được bảo quản lưu trữ để khi cần có cơ sở đối chiếu, kiểm tra.
Trước khi đưa vào lưu trữ, chứng từ được sắp xếp, phân loại để thuận tiện cho việc tìm
kiếm và đảm bảo khơng bị hỏng, mất.

8


Thời gian bảo quản, lưu trữ hay hủy chứng từ kế toán được căn cứ vào Luật kế toán và
các quy định pháp luật có liên quan.
2. Xác định trình tự luân chuyển các chứng từ
a. Hóa đơn GTGT
(1) Bộ phận liên quan (người mua) chuẩn bị tiền và các chứng từ
liên quan đến việc trả tiền (Giấy báo của ngân hàng, phiếu thu…)
(2) Bộ phận kế toán tiêu thụ thanh tốn nhận các chứng từ thanh tốn, viết
hóa đơn bán hàng (hóa đơn kiêm phiếu xuất kho) - 3 liên.
(3) Kế tốn trưởng, chủ tài khoản k. duyệt hóa đơn.
(4) Kế tốn tiêu thụ nhận hóa đơn đ. k. duyệt, đưa người mua k. (người
mua giữ liên 2, liên 1 lưu ở bộ phận bán hàng, liên 3 để thanh toán).

(5) Kế toán tiêu thụ, thanh toán ghi sổ kế tốn tiêu thụ.
(6) Chuyển hóa đơn cho bộ phận kế toán thuế (GTGT)
(7) Bộ phận kế toán thuế ghi sổ chi tiết thuế GTGT.
(8) Chuyển hóa đơn đến các bộ phận kế toán liên quan.
(9) Ghi sổ kế toán liên quan.
(10) Lưu hóa đơn ở bộ phận kế tốn bán hàng.
b. Phiếu nhập kho
Trong kế toán, phiếu nhập kho được gọi là chứng từ thực hiện, vì nó chứng
minh nghiệp vụ về nhập kho một loại hàng tồn kho nào đó. Phiếu nhập kho là do kế
tốn hoặc người phụ trách viết khi muốn cho vật tư, sản phẩm, hàng hóa nhập kho. Để
nhập kho, phải có chứng từ thể hiện rõ nguồn gốc của việc nhập kho mà ghi sổ cho
phù hợp. (chứng từ nguồn) Chứng từ nguồn về hàng tồn kho có nhiều loại, nhưng cơ
bản bao gồm: hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT, biên bản bàn giao sản phẩm sản xuất
hoàn thành, giấy giữ hộ tài sản,... Sau đây là quy trình luân chuyển phiếu nhập kho:
Bước 1: Người giao hàng (có thể là nhân viên phụ trách thu mua, nhân viên sản xuất
của DN hoặc người bán) đề nghị giao hàng nhập kho.
Bước 2: Ban kiểm nhận lập biên bản nhận cho nhập kho vật tư, hàng hóa, sản phẩm.
Ban kiểm nhận bao gồm thủ kho, kế toán vật tư, cán bộ phụ trách bộ phận, người đề
nghị giao hàng.
Bước 3: Kế toán vật tư hoặc phụ trách bộ phận sẽ tiến hành lập Phiếu nhập kho
theo hóa đơn mua hàng, phiếu giao nhận sản phẩm...với ban kiểm nhận.
9


Bước 4: Người lập phiếu, người giao hàng và phụ trách bộ phận ký vào Phiếu nhập
kho.
Bước 5: Chuyển Phiếu nhập kho cho thủ kho tiến hành việc kiểm nhận, nhập hàng, ghi
sổ và ký Phiếu nhập kho.
Bước 6: Chuyển Phiếu nhập kho cho kế toán vật tư để ghi sổ kế toán.
Bước 7: Kế toán vật tư tổ chức bảo quản và lưu trữ phiếu nhập.

Các bước trong quá trình nhập kho hàng tồn kho, khơng có sự can dự của chủ
doanh nghiệp trong quá trình nhập hàng. Bởi vì, hàng nhập vào có thể kéo dài trong
nhiều ngày và việc kiểm nhận hàng địi hỏi người có chun môn trong việc xem xét
hàng nhập nên thường giao cho cán bộ phụ trách làm, sau này chỉ việc kiểm tra lại
chứng từ và đối chiếu thẻ kho với sổ chi tiết theo định kỳ là được.
c. Phiếu xuất kho
Phiếu xuất kho được gọi là chứng từ thực hiện, vì nó chứng minh cho nghiệp vụ
về xuất kho một loại hàng tồn kho nào đó. Phiếu xuất kho là do kế toán hoặc người
phụ trách viết khi muốn xuất vật tư, sản phẩm, hàng hóa. Khi xuất kho, phải căn cứ
vào các nguyên nhân xuất thông qua các chứng từ nguồn bao gồm: Lệnh xuất kho,
phiếu xin lĩnh vật tư, hóa đơn bán hàng, hợp đồng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ... Sau đây là quy trình ln chuyển Phiếu xuất kho:
Bước 1: Người có nhu cầu về vật tư, sản phẩm, hàng hóa lập giấy xin xuất hoặc ra lệnh
xuất đối với vật tư, sản phẩm, hàng hóa.
Bước 2: Chuyển cho chủ doanh nghiệp (Giám đốc) hoặc phụ trách đơn vị duyệt lệnh
xuất.
Bước 3: Phụ trách bộ phận hoặc kế toán vật tư căn cứ vào đề nghị xuất hoặc lệnh xuất
tiến hành lập Phiếu xuất kho.
Bước 4: Chuyển Phiếu xuất kho cho thủ kho tiến hành xuất vật tư, sản phẩm, hàng
hóa; sau đó, ký vào Phiếu xuất kho rồi giao chứng từ lại cho kế toán vật tư.
Bước 5: Khi nhận Phiếu xuất kho, chuyển cho Kế toán trưởng ký duyệt chứng từ rồi
ghi sổ kế tốn.
Bước 6: Trình Phiếu xuất kho cho thủ trưởng (Giám đốc) ký duyệt chứng từ, thường là
trình ký theo định kỳ, vì chứng từ đã được duyệt xuất ngay từ đầu, nên thủ trưởng chỉ
kiểm tra lại và ký duyệt.
Bước 7: Kế toán vật tư sẽ tiến hành bảo quản và lưu giữ chứng từ.
10


d. Phiếu thu, phiếu chi

1) Kế toán tiền mặt lập phiếu thu, phiếu chi thành 3 liên có nội dung giống nhau.
2) Kế tốn trưởng kiểm tra, phê duyệt tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ phiếu
thu, phiếu chi và bộ chứng từ minh chứng đính kèm.
3) Phê duyệt của Giám đốc hoặc Thủ trưởng đơn vị kiểm tra, phê duyệt.
Căn cứ vào các quy định và quy chế tài chính, quy định về hạn mức phê duyệt của
Công ty, Giám đốc hoặc Thủ trưởng đơn vị xem xét phê duyệt đề nghị thu - chi. Các
đề nghị chi/mua sắm không hợp lý, hợp lệ sẽ bị từ chối hoặc yêu cầu làm rõ hoặc bổ
sung các chứng từ liên quan.
4) Thủ quỹ xác nhận và thanh toán tiền cho người nộp/ người nhận tiền.
Khi nhận được Phiếu thu hoặc Phiếu chi (do kế toán lập) và chứng từ đính kèm, Thủ
quỹ phải:
+ Kiểm tra số tiền trên Phiếu thu (Phiếu chi) với chứng từ gốc
+ Kiểm tra nội dung ghi trên Phiếu thu (Phiếu chi) có phù hợp với chứng từ gốc
+ Kiểm tra ngày, tháng lập Phiếu thu (Phiếu chi) và chữ ký của người có thẩm quyền.
+ Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt.
+ Cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi.
+ Thủ quỹ ký vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi và giao cho khách hàng 01 liên.
+ Sau đó thủ quỹ căn cứ vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi ghi vào Sổ Quỹ.
+ Cuối cùng, thủ quỹ chuyển giao 02 liên còn lại của Phiếu thu hoặc Phiếu chi cho kế
toán tiền mặt.
+ Kế toán tiền mặt ghi sổ kế toán tiền mặt rồi chuyển phiếu chi cho bộ phận liên quan
ghi sổ kế toán, sau đó chuyển trả lại cho kế tốn tiền mặt.
+ Kế toán tiền mặt lưu phiếu thu và kết thúc quy trình luân chuyển.
Câu 2:
Tại doanh nghiệp thương mại Y kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Trong tháng 3/N có
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (đơn vị 1.000đ )
I, Số dư đầu kì của tk kế tốn:

11



TK 111
TK 112
TK 131 (DN)
TK 133
TK 214
TK 331 (DC)
TK 334
TK441
TK 411
TK 141

800.000
2.000.000
850.000
50.000
120.000
820.000
60.000
1.800.000
3.000.000
30.000

TK 341
TK 211
TK 131 (DC)
TK 414
TK 151
TK 331 (DN)

TK 153
TK 156
TK 421

950.000
2.200.000
80.000
850.000
250.000
100.000
280.000
1.300.000
X

II, Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1, Ngày 3/3, nhập kho toàn bộ hàng mua đi đường từ kỳ trước, biết thuế GTGT là
10%.
2, Ngày 5/3, mua một lơ hàng hóa giá chưa thuế là 300.000, thuế GTGT 10%. Hàng về
đã nhập kho, tiền hàng trừ vào tiền trả trước cho người bán 100.000, cịn lại thanh tốn
bằng TGNH (đã có giấy báo nợ).
3, Ngày 14/3 xuất kho bán hàng, giá xuất kho 650.000, giá bán chưa thuế là 1.000.000,
thuế GTGT 10%. Tiền hàng trừ vào tiền khách hàng ứng trước 80.000 và khách hàng
đã thanh tốn bằng tiền mặt 300.000, cịn lại thanh tốn bằng TGNH (đã có giấy báo
có).
4, Ngày 17/3, khách hàng thanh toán tiền hàng kỳ trước bằng TGNH 200.000 (đã có
giấy báo có) và bằng tiền mặt 150.000.
5, Ngày 22/3, xuất kho bán hàng, giá xuất kho là 400.000, giá bán chưa thuế là
650.000, thuế 10%. Tiền hàng được thanh toán một nửa bằng tiền mặt, một nửa bằng
TGNH (đã có giấy báo có).
6, Chi phí phát sinh trong kỳ:

a, Xuất kho CCDC dùng cho bộ phận quản lý DN là 30.000 và cho bộ phận bán hàng
là 35.000.
b, Tính lương cho nhân viên quản lý DN 70.000 và nhân viên bán hàng 65.000.
12


c, Tính các khoản trích theo lương theo tỷ lệ hiện hành.
d, Chi phí bằng tiền mặt ở bộ phận bán hàng là 27.000, bộ phận quản lý DN là 20.000.
e, Trích khấu hao TSCĐ bộ phận quản lý DN là 12.000 và bộ phận bán hàng là 18.000.
7, Khấu trừ thuế GTGT đầu vào và xác định số thuế phải nộp hoặc còn được khấu trừ.
8, Cuối kỳ kết chuyển doanh thu, giá vốn, chi phí để xác định kết quả kinh doanh trước
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp và kết chuyển về các tài khoản liên quan, biết thuế suất thu
nhập DN tính theo quy định hiện hành.
Yêu cầu:
1. Tính X và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cho biết cơ sở ghi
chép
*Tính X:
Tổng tài sản = TK111 + TK112 + TK 131(DN) + TK133 - TK214 + TK211 + TK141 +
TK151 + TK331(DN) + TK153 + TK156
= 800.000 + 2.000.000 + 850.000 + 50.000 - 120.000 + 30.000 + 2.200.000 + 250.000
+ 100.000 + 280.000 + 1.300.000
= 7.740.000
Tổng nguồn vốn = TK331(DC) + TK334 + TK441 + TK411 + TK341 + TK133(DC) +
TK414 + TK421
= 820.000 + 60.000 + 1.800.000 + 3.000.000 + 950.000 + 80.000 + 850.000 + X
= 7.560.000 + X
Lại có:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
7.740.000 = 7.560.000 + X X = 180.000

*Định khoản kế toán:
1, Cơ sở: phiếu nhập kho
Nợ TK 156: 250.000
Có TK 151: 250.000
2, Cơ sở: hóa đơn GTGT; phiếu nhập kho; giấy báo Nợ; bảng kê mua hàng
Nợ TK 156: 300.000
Nợ TK 133: 30.000
Có TK 331 (DN): 100.000
13


Có TK 112: 230.000
3, Cơ sở: phiếu xuất kho; phiếu thu; giấy báo Có; hóa đơn GTGT
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632: 650.000
Có TK 156: 650.000
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 131 (DC): 80.000
Nợ TK 111: 300.000
Nợ TK 112: 720.000
Có TK 511: 1.000.000
Có TK 333(1): 100.000
4, Cơ sở: giấy báo Có; phiếu thu
Nợ TK 112: 200.000
Nợ TK 111: 150.000
Có TK 131 (DN): 350.000
5, Cơ sở: phiếu xuất kho; hóa đơn GTGT; phiếu thu; giấy báo Có
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632: 400.000
Có TK 156: 400.000

Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 111: 357.500
Nợ TK 112: 357.500
Có TK 511: 650.000
Có TK 333(1): 65.000
6,
a, Cơ sở: phiếu xuất kho; bảng phân bổ công cụ, dụng cụ
Nợ TK 642: 30.000
Nợ TK 641: 35.000
Có TK 153: 65.000
b, Cơ sở: bảng chấm công
Nợ TK 642: 70.000
Nợ TK 641: 65.000
14


Có TK 334: 135.000
c, Cơ sở: bảng kê trích nộp các khoản theo lương
Nợ TK 642: 16.450
Nợ TK 641: 15.275
Có TK 338: 31.725
d, Cơ sở: phiếu chi
Nợ TK 641: 27.000
Nợ TK 642: 20.000
Có TK 111: 47.000
e, Cơ sở: bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Nợ TK 642: 12.000
Nợ TK 641: 18.000
Có TK 214: 30.000
7,

Thuế GTGT đầu vào = 30.000
Thuế GTGT đầu ra = 100.000 + 65.000 = 165.000
Thuế GTGT đầu vào < Thuế GTGT đầu ra
 Thuế GTGT phải nộp = 165.000 – 30.000 = 135.000

Khấu trừ thuế GTGT:
Nợ TK 333(1): 30.000
Có TK 133: 30.000
8,
Kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 511: 1.650.000
Có TK 911: 1.650.000
Kết chuyển chi phí:
Nợ TK 911: 1.358.725
Có TK 632: 1.050.000
Có TK 641: 160.275
Có TK 642: 148.450
Lợi nhuận trước thuế: 1.650.000 – 1.358.725 = 291.275
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: 291.275 x 20% = 58.255
15


Lợi nhuận sau thuế: 291.275 – 58.255 = 233.020
Tính thuế:
Nợ TK 821: 58.255
Có TK 333(4): 58.255
Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
Nợ TK 911: 58.255
Có TK 821: 58.255
Kết chuyển lãi:

Nợ TK 911: 233.020
Có TK 421: 233.020
2. Mở TK chữ T (ghi số dư đầu kỳ, phản ánh số phát sinh trong kỳ và tính số dư
cuối kỳ của các TK)

16


17


18


19


20


3. Bảng cân đối kế toán cuối kỳ
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31/03/N
Tài sản
1.Tiền và
các khoản
tương
đương tiền

Số cuối kỳ

4.608.000

Số đầu kỳ
2.800.000

Nguồn vốn
1.Phải trả
người bán

2.Phải thu
khách hàng

500.000

850.000

2.Khách
hàng ứng
trước
3.Thuế và
các khoản
phải nộp
cho nhà
nước
4.Phải trả
người lao
động

3.Ứng trước 0
cho người

bán

80.000

4.Thuế
50.000
GTGT được
khấu trừ

50.000

5.Tạm ứng

30.000

30.000

6.Hàng tồn
kho

1.015.000

1.830.000

7.TSCĐ
hữu hình

2.200.000

2.200.000


8.Hao mịn
TSCĐ

150.000

120.000

Tổng Tài
sản
21

8.253.000

5.Phải trả,
phải nộp
khác
6.Vay và nợ
th tài
chính
7.Nguồn
vốn kinh
doanh
8.Quỹ đầu
tư phát
triển
9.Lợi nhuận
sau thế
chưa phân
phối

10. Nguồn
vốn đầu tư
xây dựng cơ
bản
Tổng Nguồn
vốn

Số cuối kỳ
820.000

Số đầu kỳ
820.000

0

100.000

193.255

0

195.000

60.000

31.725

0

950.000


950.000

3.000.000

3.000.000

850.000

850.000

413.020

180.000

1.800.000

1.800.000

8.253.000


KẾT LUẬN
Trong công tác quản lý, các thông tin kinh tế đặc biệt là những thông tin từ tài
liệu kế toán của các đơn vị là đặc biệt quan trọng. Với chức năng của mình hệ thống
thơng tin kế tốn đã thu thập thơng tin từ q trình kinh tế của đơn vị thơng qua chứng
từ kế tốn. Tuy nhiên thơng tin từ chứng từ kế tốn là những thơng tin đơn lẻ và độc
lập về từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từng tài sản, từng nguồn vốn. Vì vậy để các
thơng tin trên trở nên hữu ích cho người sử dụng chúng đã được chuyển vào xử lý trên
các tài khoản kế toán. Do yêu cầu quản lý các đơn vị cần phải có số liệu tổng hợp

trong kỳ kinh doanh của tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên cần thiết phải có
một phương pháp tổng hợp tất cả các số liệu trong kỳ kinh doanh – đó là phương pháp
tổng hợp và cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán và các tài khoản kế tốn có mối
quan hệ mật thiết với nhau trong một chu trình thơng tin thơng suốt của kế tốn.
Trên đây là tồn bộ bài thảo luận của nhóm 8 về nội dung liên quan đến chứng
từ kế toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập bảng cân đối kế toán của
một doanh nghiệp thương mại. Trong q trình thảo luận khơng thể tránh khỏi sự thiếu
sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của giảng viên và tập thể lớp để bài tiểu luận của
nhóm được hồn thiện hơn.
*Câu hỏi phản biện:
1. Một số tài sản doanh nghiệp đang sử dụng nhưng khơng có quyền sở hữu có được
coi là tài sản của doanh nghiệp hay không?
2. Tại sao hàng gửi bán (chưa được khách hàng chấp nhận) vẫn thuộc về hàng tồn kho
của doanh nghiệp?
3. Khách hàng chưa nhận hàng nhưng thanh toán trước cho doanh nghiệp bằng tiền
mặt thì có ghi nhận doanh thu hay không?
4. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải
trả. Khi nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều nguồn vốn chủ sở hữu thì doanh
nghiệp đó đang ở trong tình trạng như thế nào?
5. Xác định thời gian trích khấu hao tài sản cố định hữu hình.
22


23



×