Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.13 KB, 9 trang )

1

ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG
Câu 1: Hãy trình bày nhiêm vụ, quyền hạn của điều dưỡng
trưởng khoa
*Nhiệm vụ
- Tổ chức thực hiện cơng tác chăm sóc người bệnh tồn diện
- Hàng ngày đi thăm người bệnh. Nhận các y lệnh về điều trị
và chăm sóc của trưởng khoa để tổ chức thực hiện
- Quản lý buồng bệnh và kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn
chống nhiễm khuẩn trong khoa
- Kiểm tra, đôn đốc điều dưỡng, hộ sinh và hộ lý thực hiện y
lệnh của các bác sĩ điều trị, quy chế bệnh viện, quy trình kỹ
thuật bệnh viện, báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất,
những diễn biến bất thường của người bệnh để kịp thời xử lý
- Lập kế hoạch và phân công công việc cho điều dưỡng, hộ
sinh và hộ lý trong khoa
- Tham gia công tác đào tạo cho điều dưỡng, hộ sinh, học
viên, hộ lý và tham gia công tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công
- Lập kế hoạch mua y dụng cụ, vật tư tiêu hao. Thường
xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật
tư theo quy định hiện hành lập kế hoạch các yêu cầu sửa chữa
dụng cụ hỏng.
- Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi phiếu chăm sóc,
cơng tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa.
- Theo dõi, chấm công lao động hàng ngày và tổng hợp ngày
công để báo cáo.
- Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh.
- Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng người bệnh cấp
khoa.
* Quyền hạn


1

1


2

- Phân công điều dưỡng, hộ sinh, hộ lý đáp ứng yêu cầu
công việc của khoa
- Kiểm tra điều dưỡng hộ sinh hộ lý thực hiện các quy định
và quy chế bệnh viện
Câu 2: Hãy trình bày những phẩm chất của người quản lý
và lãnh đạo
Những phẩm chất của người quản lý và lãnh đạo
1, Những phẩm chất thành công
- Có tầm nhìn
- Tự tin
- Quyết đốn
- Biết chọn cộng sự
- Hi sinh lợi ích cá nhân
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề
- Giao tiếp hiệu quả - biết nói, biết im lặng và biết lắng nghe
- Thưởng và phạt cơng bằng
- Lịch thiệp và tế nhị
- Có tính hài hước
- Hăng hái và bền bỉ trong công việc
- Hòa hợp với mọi người
- Chấp nhận hậu quả của việc làm
- Thích hợp với stress
- Có khả năng vận dụng tình huống cụ thể với hồn cảnh xã

hội
2, Những phẩm chất lãnh đạo và quản lý không phù hợp
- Kiêu căng, độc đoán, bảo thủ
- Bi quan, phiền toái khơng phân biệt đâu là chính yếu đâu là
phụ. Khơng biết dùng người, không khoan dung, sống cách biệt
2

2


3

- Đa nghi đối với mọi người, thay đổi ý kiến như chong
chóng
- Ơm đồm bao qt tất cả, lạc lõng trong những chuyện vụn
vặt
- Nói một đằng làm một nẻo: miệng nói rất khéo nhưng làm
thì khác dấn thân nửa vời, “xông pha giúp người thắng trận”
- Làm việc tùy tiện, theo cảm hứng, khơng có kế hoạch
- Ích kỷ, lõ danh lợi bản thân, sợ người khác hơn mình
- Trơng cậy vào quyền thế
Câu 3: Hãy trình bày chức năng của người quản lý/lãnh đạo
Chức năng của người quản lý lãnh đạo
Sử dụng nhân lực tài lực vật lực một cách hợp lý như vậy
phải xây dựng quy trình quản lý bao gồm:
- Nhiệm vụ tổng quát
- Phương hướng giải quyết
- Kế hoạch tổ chức thực hiện
- Lãnh đạo việc xây dựng bộ máy hoạt động
- Điều phối hoạt động của bộ máy

- Tổ chức tốt lãnh đạo hoạt động của bản thân mình
- Tiêu chuẩn để đánh giá người quản lý lãnh đạo
- Sử dụng hợp lý thời gian chống nhàn rỗi
Câu 4: Hãy trình bày phong cách lãnh đạo dân chủ và
phong cách lãnh đạo tập trung
* Phong cách lãnh đạo dân chủ
- Kiểu lãnh đạo này là coi trọng ý kiến của thành viên, ít có
sự điều hành kiểm sốt. Lãnh đạo dân chủ các thành viên trong
nhóm tham gia thiết lập các mục tiêu, ra quyết định. Mối quan
hệ giữa lãnh đạo và nhân viên được cổ vũ và khuyến khích.
3

3


4

- Đặc điểm: Hướng về mối quan hệ hai chiều, người lãnh
đạo ít ra mệnh lệnh, sự điều hành kiểm sốt có giới hạn. Kiểu
lãnh đạo này chiếm nhiều thời gian nhưng các thành viên trong
nhóm được thúc đẩy, cũng có thể dẫn tới cơng việc bị chậm trễ.
* Phong cách lãnh đạo tập trung
- Kiểu này dung hòa giữa độc đốn và dân chủ, người lãnh
đạo khuyến khích ý kiến từ phía nhân viên, sau đó phân tích rồi
ra quyết định cuối cùng.
- Đặc điểm: người lãnh đạo trình bày dự kiến hoạt động của
mình yêu cầu nhân viên bình luận, cân nhắc trước khi ra quyết
định.
Câu 5: Hãy trình bày vai trị chủ tọa khi điều hành cuộc họp
Vai trò chủ tọa khi điều hành cuộc họp

Về việc điều hành cuộc họp do người chủ tọa, hoặc những
người trong chủ tịch đồn đảm nhiệm. Các nội dung chính trong
khi điều hành cuộc họp có thể tóm tắt như sau:
+ Giới thiệu mục tiêu cuộc họp, thành phần tham dự cuộc
họp
+ Thơng qua nội dung
+ Duy trì cuộc họp liên tục theo nội dung, mục tiêu đã đề ra
+ Ngăn ngừa các xung đột cá nhân (nếu có) xảy ra trong quá
trình họp
+ Gợi ý, động viên những người ít phát biểu (tạo cơ hội cho
họ bày tỏ ý kiến quan điểm của mình), hạn chế những cá nhân
nói nhiều, nói dài, khơng đúng trọng tâm
+ Tóm tắt những nội dung chính mà hội nghị đã thống nhất,
cũng như các ý kiến chưa thống nhất
+ Phân công nhiệm vụ cho các cá nhân thực hiện
4

4


5

+ Đề xuất kế hoạch theo dõi, giám sát việc thực hiện cơng
việc đã được thơng qua
Câu 6: Hãy trình bày cách ghi biên bản một cuộc họp
Cách ghi biên bản một cuộc họp:
- Do thư ký hoặc ban thư ký đảm nhiệm
- Biên bản cuộc họp cần được ghi ngắn gọn, chính xác và đầy
đủ theo diễn biến của cuộc họp
Biên bản cuộc họp có 3 phần:

* Phần 1: Khai mạc
Trong phần khai mạc cần ghi rõ ràng, đầy đủ một số nội
dung sau:
- Ngày, tháng, năm, giờ bắt đầu họp
- Thành phần: số đại biểu, số người tham dự họp, số vắng, lý
do
- Chủ tọa (đoàn chủ tịch) cuộc họp
- Thư ký
* Phần 2: Diễn biến cuộc họp
- Ghi tóm tắt các báo cáo (ghi rõ người báo cáo tóm tắt nội
dung báo cáo), nếu có ghi sẵn kèm theo bản báo cáo
- Những vấn đề thảo luận cũng như các ý kiến thảo luận,
đóng góp ý kiến (ghi rõ tên người phát biểu)
- Kết quả biểu quyết thông qua các ý kiến đã được thảo luận
- Ghi các ý kiến kết luận của người chủ tọa hoặc chủ tịch
đoàn
- Nghị quyết của hội nghị về các vấn đề đã được bàn luận
Ghi đầy đủ, ngắn gọn, rõ ràng, chính xác
* Phần 3: Kết thúc cuộc họp
- Ghi tóm tắt: Phát biểu cảm tưởng của các đại biểu (nếu có)
- Ngày, giờ bế mạc hội nghị
5

5


6

- Thư ký, chủ toạ ký tên
Câu 7: Hãy trình bày nội dung tuyển dụng, tuyển chọn và sử

dụng nhân viên
Tuyển dụng, tuyển chọn và sử dụng nhân viên:
- Tuyển dụng nhân viên
+ Tổng hợp số nhân lực (hoặc chỉ tiêu) của bệnh viện cần
tuyển dụng
+ Thông báo công việc tuyển dụng
+ Nhận và nghiên cứu hồ sơ
+ Thành lập hội đồng thi tuyển
- Tuyển chọn
Là chọn ra những ứng viên có khả năng đệm lại hiệu quả
cao nhất trong vị trí cần tuyển dụng
+ Phỏng vấn trực tiếp
+ Đánh giá tay nghề
+ Thông báo kết quả
- Thử việc
+ Ứng viên được khẳng định trong thực tiễn nghề nghiệp
người ta có thể yêu cầu ứng viên thử việc trong một thời gian
nhất định rồi sau đó đưa ra quyết định tuyển chọn
- Đón tiếp và hịa nhập
+ Q trình hịa nhập sẽ diễn ra dần dần trong vài ba tuần
để làm quen với tổ chức, với công việc, với đồng nghiệp điều
này cũng góp phần củng cố tinh thần đồn kết và tình cảm gắn
bó với cơ quan
- Hiểu biết và sử dụng nhân viên
Người quản lý muốn thực hiện tốt nhiệm vụ cần phải
hiểu nhân viên để có cách cư xử, sử dụng đúng người, đúng việc
6

6



7

để giữ những nhân viên này ở lại đơn vị mình làm việc lâu dài
và khai thác được các tài năng của họ
+ Nắm bắt các thông tin về nhân viên đó
+ Hệ thống loại hình nhân viên
Câu 8: Hãy trình bày tầm quan trọng của thường quy đi
buồng, nguyên tắc khi đi buồng
* Tầm quan trọng của thường quy đi buồng:
Hàng ngày điều dưỡng trưởng khoa cần đi buồng thường
quy với bác sĩ nhằm:
- Nắm bắt kịp thời các diễn biến của người bệnh để giúp bác
sĩ có chẩn đoán điều trị đúng, đồng thời đáp ứng kịp thời các
nhu cầu cơ bản của người bệnh, thực hiện tốt các y lệnh điều trị
- Kế hoạch chăm sóc sẽ được bổ sung kịp thời
- Điều dưỡng trưởng, bác sĩ và các nhân viên y tế khác trong
khoa tăng cường trao đổi,học hỏi lẫn nhau những kinh nghiệm
chuyên môn, rút kinh nghiệm chun mơn, kinh nghiệm cho
cơng tác chăm sóc ngày càng tốt hơn
* Nguyên tắc khi đi buồng
- Đi buồng hàng ngày, tất cả mọi người bệnh đều được thăm
khám
- Không thảo luận về chuyên môn, về những điều gây ảnh
hưởng không tốt trước mặt người bệnh
Câu 9: Hãy trình bày nhiêm vụ của điều dưỡng trưởng khoa
khi đi buồng
Nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa khi đi buồng
- Theo dõi, phát hiện các diễn biến của người bệnh
- Tiếp xúc và tìm hiểu các nhu cầu của người bệnh

- Kiểm tra việc thực hiện y lệnh điều trị và kế hoạch chăm sóc
7

7


8

- Kiểm tra việc thực hiện nội quy khoa, phòng của người bệnh
và người nhà
- Hướng dẫn, giải thích, giáo dục y tế cho người bệnh và
người nhà về chế độ sinh hoạt và chế độ chính sách
- Kiểm tra trật tự an toàn, vệ sinh buồng bệnh
Câu 10: Hãy trình bày vai trị của điều dưỡng trưởng khoa
khi đi buồng
Vai trò của điều dưỡng trưởng khoa khi đi buồng
- Đi buồng thường quy là một nhiệm vụ của điều dưỡng
trưởng khoa, vì vậy cần phải thực hiện nghiêm túc lịch đi buồng
cùng bác sĩ
- Trong khi đi buồng và sau khi đi buồng, điều dưỡng trưởng
khoa và điều dưỡng trực tiếp chăm sóc tại buồng bệnh phải:
+ Chủ động báo cáo diễn biến của từng người bệnh cho
bác sĩ điều trị và bác sĩ trưởng khoa
+ Đánh giá kết quả thực hiện y lệnh điều trị và kế hoạch
chăm sóc của từng người bệnh
+ Ghi chép bổ sung: thuốc, các xét nghiệm cận lâm sàng
và kỹ thuật chăm sóc đặc biệt
+ Cung cấp đầy đủ hồ sơ, bệnh án kết quả cận lâm sàng đã
làm cho bác sĩ điều trị
+ Chủ động tham gia trao đổi, khi thảo luận chỉ bác sĩ điều

trị trong các chăm sóc đặc biệt
+ Giám sát việc ghi chép và theo dõi người bệnh về các
chỉ số sống, ảnh các kết quả cận lâm sàng vào phiếu theo dõi của
điều dưỡng chăm sóc
+ Các thông báo kịp thời cho các điều dưỡng trực tiếp
chăm sóc về diễn biến bệnh tật của người bệnh, các bổ sung về
8

8


9

thuốc men, các xét nghiệm và kế hoạch chăm sóc để được thực
hiện ngay
+ Phân công điều dưỡng trong khoa thực hiện kế hoạch
chăm sóc mới được bổ sung sau khi đi buồng
+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác chăm sóc
người bệnh và theo dõi các diễn biến của người bệnh
⇒ Tóm lại: Thường quy đi buồng của điều dưỡng trưởng khoa
là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. Nếu điều dưỡng
thực hiện tốt công việc này người bệnh sẽ được chăm sóc tốt
hơn, cơng tác quản lý khoa phòng sẽ đi vào nề nếp và hoạt động
có hiệu quả.

9

9




×