Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá hiệu quả chi phí của các hộ trồng cam tại con cuông, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VI VĂN QUÝ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA CÁC HỘ TRỒNG CAM
TẠI HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VI VĂN QUÝ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA CÁC HỘ TRỒNG CAM
TẠI HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105

Quyết định giao đề tài:



678/QĐ-ĐHNT ngày 30/8/2016

Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:

460/QĐ-ĐHNT ngày 16/05/2017

31/5/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THỊ THANH THỦY
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá hiệu quả chi phí của các
hộ trồng Cam tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” là cơng trình nghiên cứu của cá
nhân tơi và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho tới
thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 6 năm 2017
Tác giả

Vi Văn Quý

iii



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của q phịng ban, q thầy cơ khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học trường Đại
học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi được hồn thành đề tài. Đặc biệt tơi
xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn của tôi, Cô TS. Phạm Thị
Thanh Thủy, sự hướng dẫn tận tình của cơ đã giúp tơi hồn thành tốt đề tài.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ủy ban nhân dân xã Yên Khê, Ủy
ban nhân dân xã Bồng Khê, huyện ủy, Ủy ban nhân dân - Chi cục Thống kê, Phịng
Kinh tế - hạ tầng Huyện Con Cng và các hộ nông dân trồng cam tại Huyện Con
Cuông đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình thu
thập thơng tin, tài liệu phục vụ nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, chia sẻ những khó khăn và động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện
đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hịa, ngày 10 tháng 6 năm 2017
Tác giả

Vi Văn Quý

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................4
MỤC LỤC .......................................................................................................................5
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................8

DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................9
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................10
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3
1.6 Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................3
1.7. Kết cấu đề tài ............................................................................................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................6
2.1 Các khái niệm liên quan ............................................................................................6
2.1.1 Nông hộ ..................................................................................................................6
2.1.2 Hiệu quả..................................................................................................................6
2.1.3 Hiệu quả chi phí......................................................................................................7
2.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và phương pháp
phân tích bao số liệu DEA...............................................................................................7
2.2.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật nghề trồng cam ..............................................................7
2.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ......................................................9
v


2.2.3 Phương pháp phân tích bao số liệu DEA...............................................................12
2.3 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài.....................15
2.3.1 Một số mơ hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................15
2.3.2 Một số mơ hình nghiên cứu trong nước ...............................................................16
2.4 Mơ hình nghiên cứu.................................................................................................20
2.4.1 Khung phân tích ...................................................................................................20

2.4.2 Các giả thiết nghiên cứu .......................................................................................22
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................23
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................25
3.1 Quy trình nghiên cứu...............................................................................................25
3.2 Cách tiếp cận nghiên cứu.........................................................................................26
3.3 Phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu .....................................................................27
3.3.1 Quy mô mẫu .........................................................................................................27
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................27
3.4 Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu...............................................................................28
3.4.1 Loại dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu .......................................................28
3.4.2 Thu thập dữ liệu....................................................................................................28
3.5 Các cơng cụ phân tích dữ liệu .................................................................................29
3.6 Các mơ hình nghiên cứu..........................................................................................29
3.6.1. Mơ hình nghiên cứu sử dụng trong phân tích DEA ............................................29
3.6.2. Sử dụng hàm hồi quy tobit để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu
quả chi phí .....................................................................................................................30
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................31
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........32
4.1 Khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên huyện Con Cng .............................32
4.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................................32
vi


4.1.2 Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................32
4.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Con Cng .....................................................33
4.1.4 Tình hình đời sống dân cư ....................................................................................35
4.2 Kết quả phân tích.....................................................................................................35
4.2.1 Thống kê mô tả mẫu điều tra ................................................................................35
4.3 Kết quả đánh giá hiệu quả chi phí của các hộ trồng cam ........................................41
4.4 Kết quả phân tích hồi quy nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu .................................44

Kết luận: ........................................................................................................................45
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................45
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................47
5.1 Kết luận....................................................................................................................47
5.2 Một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả chi phí cho các hộ trồng cam tại
huyện Con Cng, tỉnh Nghệ An ..................................................................................47
5.2.1 Giáo dục và đào tạo ..............................................................................................48
5.2.2 Đất đai...................................................................................................................49
5.2.3 Vốn cho hoạt động sản xuất .................................................................................50
5.3 Những giải pháp khác..............................................................................................51
5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................53
PHỤ LỤC

vi
i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tóm lược các biến lựa chọn của các nghiên cứu trước.................................18
Bảng 2.2. Định nghĩa các biến được đưa vào mơ hình .................................................22
Bảng 3.1. Tỷ lệ lấy mẫu tại các vùng nghiên cứu .........................................................28
Bảng 3.2. Các biến sử dụng trong phân tích DEA ........................................................30
Bảng 4.1. Đặc điểm nhân khẩu học của chủ hộ ............................................................35
Bảng 4.2. Trình độ học vấn của chủ hộ trồng cam........................................................36
Bảng 4.3. Đặc điểm lao động của các hộ trồng cam .....................................................37
Bảng 4.4. Diện tích đất sản xuất của các hộ trồng cam.................................................37
Bảng 4.5. Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ trồng cam ...............................................37
Bảng 4.6.a Tiếp cận vốn tín dụng của các hộ trồng cam...............................................38
Bảng 4.6.b. Tình hình tiếp cận tín dụng của các hộ trồng cam .....................................38

Bảng 4.7. Một số đại lượng thống kê mô tả chủ yếu cho biến độc lập .........................39
Bảng 4.8: Thống kê giá trị đầu vào và đầu ra trong sản xuất trồng cam của các hộ dân
tại huyện Con Cng, tỉnh Nghệ An .............................................................................40
Bảng 4.9. Những khó khăn thường gặp của các hộ trồng cam......................................40
Bảng 4.10: Bảng thống kê các hộ đạt các mức hiệu quả chi phí với phương pháp
DEA-CRS ......................................................................................................................41
Bảng 4.11: Mức chi phí đầu vào cần cải thiện để đạt hiệu quả chi phí tối ưu theo
phương pháp DEA-CRS ................................................................................................42
Bảng 4.12: Bảng thống kê các hộ đạt các mức hiệu quả chi phí với phương pháp DEAVRS ...............................................................................................................................43
Bảng 4.13: Mức chi phí đầu vào cần cải thiện để đạt hiệu quả chi phí tối ưu theo
phương pháp DEA-VRS................................................................................................44
Bảng 4.14 Kết quả ước lượng mơ hình .........................................................................44

vi
ii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1a. Khung phân tích hiệu quả chi phí theo DEA ..................................................21
Hình 2.1b. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí........................21
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................25

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Chủ đề nghiên cứu:
Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả chi phí của các hộ trồng cam tại Huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
trên cơ sở đó đề xuất được những hàm ý chính sách, giải pháp mang tính khả thi nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả nghề trồng cam tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Xác định hiệu quả chi phí của các nơng hộ trồng cam tại huyện Con
Cuông bằng phương pháp DEA.
Mục tiêu 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố
đến hiệu quả chi phí của các nông hộ trồng cam tại huyện Con Cuông.
Mục tiêu 3: Gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi phí của các nơng
hộ trồng cam tại huyện Con Cuông.
3. Phướng pháp nghiên cứu
Phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm nhằm khám phá, điều chỉnh, xây
dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi phỏng vấn và xây dựng mơ hình nghiên cứu; phương
pháp thống kê mơ tả nhằm mục đích nghiên cứu sự khác nhau về hiệu quả chi phí giữa
các biến như trình độ học vấn, quy mơ hộ gia đình, số người sống phụ thuộc, diện tích
đất,...Các phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu là phương
pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp Data Envelopment Analysis
(DEA) để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và Mơ hình tobit để đánh giá ảnh hưởng của các
nhân tố tới hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lời.
4. Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp dựa trên số liệu điều tra từ bảng câu hỏi phát
ra cho 15% (từ 90-100 phiếu điều tra) tổng các hộ có trồng cam chủ yếu tại 02 xã
Bồng Khê và Yên Khê - Huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An từ tháng 9 đến tháng 10
năm 2016.
x


5. Kết luận
Dựa trên những kết quả nghiên cứu đó, đề tài đã đề xuất một số gợi ý chính

sách để cải thiện hiệu quả sản xuất nâng cao thu nhập cho các hộ trồng cam tại
Huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, bao gồm: chính sách về giáo dục và đào tạo nghề
cho nơng dân, chính sách quản lý đất đai quy hoạch vùng sản xuất ổn định lâu dài,
chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng vùng trồng cam an tồn có thương
hiệu, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an tồn thực phẩm.
Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, hiệu quả chi phí, trồng cam.

xi


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cam là một trong những loại cây ăn quả chính của tỉnh Nghệ An, diện tích
trồng cam tập trung chủ yếu ở các huyện Con Cuông, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Yên
Thành, Thanh Chương và Nam Đàn. Các giống cam chủ lực là giống cam Xã Đồi 2,
Vân Du, V2 và Sơng Con, giá bán cam tại vườn giao động từ 25.000 – 35.000
đồng/kg, vào dịp trước và sau tết Nguyên Đán từ 45.000 – 55.000 đồng/kg. Cam là cây
mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản lượng đạt từ 400-500 triệu đồng/ha/năm; cá
biệt có vườn đạt trên một tỷ đồng/ha/năm.
Tuy nhiên lượng vốn đầu tư để trồng cam khá lớn, trung bình khoảng 300 – 500
triệu đồng cho một ha trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (3-4 năm), nên phần lớn các hộ
dân không đủ nguồn lực tài chính để đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn cây giống chủ yếu do
các hộ dân, các cơ sở nhỏ sản xuất, chất lượng cây giống chưa được quản lý chặt chẽ.
Việc trồng và chăm sóc cam chưa được áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt là
vấn đề bảo vệ thực vật, nên chu kỳ kinh doanh của vườn cam bị rút ngắn đáng kể. Chất
lượng cam giảm nhanh ở những năm cuối chu kỳ kinh doanh nên đã làm giảm không
nhỏ đến hiệu quả đầu tư.
Từ nhiều năm qua, vấn đề đánh giá hiệu quả sản xuất trên cây cam được nhiều
tác giả nghiên cứu tại nhiều địa bàn trong cả nước: Phân tích hiệu quả sản xuất cam
sành ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Huỳnh Thị Kiều Phượng, 2011), bài

nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích để đánh giá hiệu quả của mơ
hình sản xuất, đồng thời đánh giá các tỉ số tài chính cơ bản của mơ hình;Trần Trí
Trọng( 2011) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây cam sành
trên địa bàn huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, phương pháp phân tích hồi qui tương
quan được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mơ hình sản xuất cam sành
trên địa bàn huyện; Nguyễn Phương Anh(2011) Phân tích hiệu quả sản xuất mơ hình
trồng bưởi xen canh và chun canh tỉnh Hậu Giang, nghiên cứu dựa vào phương pháp
phân tích chi phí lợi ích (CBA) và tính (NPV) để so sánh hiệu quả giữa trồng xen canh
và chuyên canh lên liếp...Tuy nhiên, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu về
hiệu quả chi phí của các hộ trồng cam trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An để
làm cơ sở cho việc đề ra những chính sách nhằm tăng hiệu quả chi phí cho người nơng
dân địa phương nơi đây.
1


Con Cuông là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, nhiều năm qua Huyện ủy,
UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Con
Cng hồn thành việc tuyển chọn những giống cam chính đã cho năng suất cao như:
Vân Dụ, V1, V2, Xã Đồi, Sơng Con, Bài Phủ. Tuy nhiên, UBND huyện Con Cuông
cho rằng yêu cầu cấp thiết với nghề trồng cam ở Con Cng là phải xây dựng được mơ
hình điểm với quy mô lớn làm thay đổi nhận thức của người dân.
Với định hướng này, huyện Con Cuông đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan
chuyển hướng chú trọng đầu tư nghiên cứu các ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao
hiệu quả nghề trồng cam và thí điểm triển khai đề tài ứng dụng phân bón hữu cơ sinh
học, các chế phẩm sinh học, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
trên cây cam. Bước đầu mô hình đã cho năng suất cao hơn 30%, tạo được sự chú ý
trong bà con nông dân trồng cam.
Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Con Cuông, cây cam vẫn
được xem là cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi của địa phương. Với diện
tích hơn 150 ha, sản lượng cam thu được vẫn chưa đáp ứng đủ thị trường tiêu thụ,

Ngành nông nghiệp đang kỳ vọng đến năm 2020 tăng diện tích lên 380 ha, nhằm tạo ra
khối lượng sản phẩm hàng hóa dồi dào phục vụ thị trường. Cây cam Con Cng có trở
nên nổi tiếng, có thương hiệu riêng hay khơng, câu trả lời nằm trong chính những việc
làm cụ thể, hiệu quả của các nhà quản lý.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
hiệu quả chi phí của các hộ trồng cam tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” là cần
thiết và hữu ích.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định hiệu quả chi phí và các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của các hộ trồng cam tại huyện Con Cuông,
tỉnh Nghệ An, trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính sách để nâng cao hiệu quả chi phí
cho các hộ trồng cam tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Xác định hiệu quả chi phí của các hộ trồng cam tại huyện Con
Cuông bằng phương pháp DEA.
2


Mục tiêu 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân
tố đến hiệu quả chi phí của các hộ trồng cam tại huyện Con Cng.
Mục tiêu 3: Đề xuất các hàm ý chính sách liên quan đến nâng cao hiệu quả chi
phí cho các hộ trồng cam tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Phần 1: Thông tin chung về hộ trồng cam
- Phần 2: Hiện trạng trồng cam của hộ gia đình
- Phần 3: Khó khăn và hướng phát triển
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả chi phí và các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của các hộ trồng cam tại huyện Con Cuông, tỉnh

Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại 02 xã có diện tích trồng
cam lớn và truyền thống đó là xã Bồng Khê và xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh
Nghệ An.
- Thời gian khảo sát: Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2016.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở lý thuyết và các cơng trình nghiên cứu của các tác giả

trong và ngoài nước trước đây tác giả đã xây dựng quy trình nghiên cứu.
- Cách tiếp cận nghiên cứu là sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và

nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, quy mô mẫu 99 mẫu được phát bảng cầu
hỏi cho 99 hộ trồng cam tại huyện Con Cng.
- Loại dự liệu đó là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp và thu thập dữ liệu
được tiến hành 3 bước .
- Các cơng cụ phân tích dữ liệu: Làm sạch dữ liệu và thơng qua phân tích thống
kê mơ tả chúng ta có thể kiểm định sơ bộ các giả thuyết nghiên cứu đặt ra.
- Các mơ hình nghiên cứu trong phân tích DEA và sử dụng hàm hồi quy tobit.
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Về khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả sử
dụng chi phí trong sản xuất, kinh doanh.
3


Về thực tiễn: Đánh giá được thực trạng hiệu quả chi phí của các hộ trồng cam
tại huyện Con Cng, tỉnh Nghệ An.
Đưa ra được một số giải pháp nhằm góp phần giúp cho hộ gia đình kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách quy hoạch
đúng để phát triển nghề trồng cam ở Con Cng có hiệu quả.

Những kết luận của đề tài sẽ là một tài liệu tư vấn, tham mưu cho UBND
Huyện Con Cuông, UBND các xã định hướng, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
chi phí cho các hộ trồng cam, quy hoạch vùng trồng cam an tồn chất lượng cao có
thương hiệu, hướng tới xóa đói giảm nghèo bền vững nhằm thực hiện mục tiêu tăng
trưởng kinh tế của địa phương.
Kết quả nghiên cứu hy vọng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tiếp
theo và có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên ngành Kinh tế nông nghiệp.
1.7. Kết cấu đề tài
Kết cấu của đề tài gồm năm chương như sau:
Chương 1: Mở đầu.
Chương này trình bày các nội dung như tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý
nghĩa của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến đầ tài, như: các khái niệm
nơng hộ, hiệu quả, hiệu quả chi phí; đặc điểm kinh tế kỹ thuật nghề trồng cam, phương
pháp DEA; tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan và đưa
ra mơ hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương này tập trung vào các nọi dung như: Quy trình nghiên cứu, cách tiếp
cận nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu, nguồn số liệu sử dụng, các
cơng cụ phân tích dữ liệu, các mơ hình nghiên cứu (phân tích DEA, kiểm định trung
bình mẫu độc lập, hồi quy Tobits)
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu.
4


Chương này trình bày 2 nội dụng chính: 1) Giới thiệu khái quát về huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An; 2) Kết quả phân tích: i) Thống kê mơ tả; ii) Kết quả đánh giá
hiệu quả chi phí của các hộ trồng cam; iii) Kết quả phân phân tích hồi quy các nhân tố

ảnh hưởng đến doanh thu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Chương này trình bày 3 nội dung chính: 1) Kết luận về kết quả nghiên cứu; 2)
Đề xuất các gợi ý giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi phí cho các hộ trồng cam tại
huyện Con Cng, tỉnh Nghệ An; 3) Nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng
nghiên cứu tiếp theo.

5


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Nông hộ
Nông hộ là hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp… hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình
là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Hộ nơng dân có những nét đặc trưng riêng, có cơ
chế vận hành khá đặc biệt, không giống những đơn vị kinh tế khác: ở nơng hộ có sự
thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu và quản lí, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự
thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Do đó,
nơng hộ có thể cùng lúc thực hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác khơng có đươc.
2.1.2 Hiệu quả
Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao động, vốn,
máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiệu quả là một phạm trù
được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật. Hiểu theo nghĩa rộng,
hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số
đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra.
Cách tiếp cận đo lường hiệu quả hiện đại bắt đầu với Farrell (1957), mở rộng
nghiên cứu của Koopmans và Debreu bằng cách đưa vào một khía cạnh khác của hiệu
quả gắn với thành phần tối ưu của đầu vào và giảm thiểu chi phí có tính đến giá tương
đối của đầu ra và đầu vào. Farell đã đề xuất rằng hiệu quả chi phí của một DMU bao

gồm hai thành phần: hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency-TE) và hiệu quả phân bổ
(Allocative Efficiency-AE).
Hiệu quả kỹ thuật (TE) là khả năng của người sản xuất có thể sản xuất mức đầu
ra tối đa với một tập hợp đầu vào và công nghệ cho trước.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt trên một đơn vị chi phí đầu
vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất nông nghiệp trong những điều kiện cụ thể về
kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ
biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng các nguồn lực cụ thể. Hiệu quả
kỹ thuật này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Nó chỉ ra
rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm.
6


Hiệu quả phân bổ (AE) là thước đo phản ánh mức độ thành công của người sản xuất
trong việc lựa chọn tổ hợp các yếu tố đầu vào tối ưu với giá của các đầu vào cho trước.
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào
được tính để phản ánh giá trị sản xuất thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào
hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các
yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó cịn được gọi là hiệu quả giá.
Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện lý thuyết biên để tối đa
hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí
biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
2.1.3 Hiệu quả chi phí
Hiệu quả chi phí (CE) hay cịn gọi là hiệu quả kinh tế tổng hợp là mục tiêu của
nhà sản xuất bao gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Nó là
thước đo phản ánh mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp
yếu tố đầu vào và đầu ra tối ưu. Hiệu quả chi phí được tính bằng tích của hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ (CE = TE x AE).
Hiệu quả chi phí là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến

khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt một trong hai yếu
tố trên mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả chi phí. Chỉ
khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu trên thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu
quả chi phí.
Tóm lại, hiệu quả chi phí là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành
của các tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đạt được kết quả cao với chi phí thấp nhất.
2.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và phương
pháp phân tích bao số liệu DEA
2.2.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật nghề trồng cam
Nhìn chung đất trồng cam phải được làm kĩ. Trước khi trồng cam, có thể dùng
một số loại thuốc trừ cỏ để xử lí đất, nhất là khi cỏ dại nảy mầm nhiều vào mùa xuân.
Các thuốc hiệu quả là Heco 600EF, Vifosat 480DD... Khi cây lớn, chủ yếu trừ cỏ bằng
phương pháp xới xáo kết hợp với chăm bón cây. Cây càng lâu năm rễ càng ăn sâu thì
7


các loại thuốc diệt cỏ càng ít ảnh hưởng dến cây trồng. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh để
thuốc bắn vào lá cam và cần tính tồn đến tuổi chúng để định thời điểm phun thuốc, số
lần phun thuốc... Tuy nhiên phương pháp trừ cỏ dại cho cam tốt nhất là xới xáo trừ cỏ
kết hợp bón phân và phịng trừ sâu bệnh.
Mật độ trồng cam, kỹ thuật bón phân và cách chăm sóc.
Trước khi trồng một tháng, đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kĩ, chia lô, rạch
hàng, đào hố bón phân lót (hoặc làm mơ trồng). Mật độ trồng đối với các cây ghép trên
gốc gieo hạt là 300-500 cây/ha. Khoảng cấy cây và hàng có thể là 4mx5m. Các loại
cam ghép gốc nhân vơ tính (Chiết ghép), có thể trồng với mật độ dày hơn 800-1200
cây/ha, với khoảng cách khoảng 4mx2m, 3mx3m, 3mx4m.
Ở một số nơi, người ta thương làm mô để trồng cam. Để đắp thành mô, tốt nhất
dùng đất ao, nương vườn cũ đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông, phơi khô. Mơ có
kích thước rộng 60-80cm, cao 20-30cm. Phần giữa mơ nên trộn với 100-200 g phân
lân và 5-10kg phân chuồng hay rơm rác ủ mục để tạo điều kiện cho rễ cây phát triển

trong giai đoạn đầu.
Hoặc có thể trồng bằng hố với kích thước hố đào 40cmx40cmx40cm hoặc
60cmx60cmx60cm. Ở vùng đồi núi cao cần đào hố sâu hơn, rộng hơn:
70cmx70cmx70cm. Lớp đất đào lên được trộn đều với 30kg phân chuồng hoai mục
loại tốt, trộn với 0,2-0,5kg phân Văn Điển (tecmô phôt phát), với 0,1-0,2kg sulfat kali
(K2SO4). Lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày.
Kỹ thuật bón phân
Tùy vào tuổi của cây, điều kiện tự nhiên, khí hậu mà tiến hành bón phân cho
vườn cam có khác nhau.
Cây 1-3 tuổi bón cho 1 cây: 70-300g ure; 100-300g DAP và 100g clorua kali (KCl).
Cây 4-6 tuổi bón: 350-450g ure; 450-550g DAP và 250g clorua kali/cây.
Cây 7-9 tuổi bón: 600-750g ure; 650-850gDAP; 350g clorua kali/cây.
Cây 10 tuổi bón: 800-1700g ure; 900-1100g DAP, 450g clorua kali/cây.
Cách bón: Đối với cây 1-2 năm tuổi pha phân hóa học vào nước tưới cho cây.
Đối với cây đã cho quả thì chia làm 4 lần để bón:
8


Lần 1: Trước khi ra hoa: bón 1/3 lượng phân đạm.
Lần 2: sau khi đậu quả 6-8 tuần, bón 1/3 đam và 1//2 kali
Lần 3: trước khi thu hoạch 1-2 tháng bó 1/2 kali
Lần 4: sau khi thu hoạch xong, bón tồn bộ phân lân và 1/3 phân đạm. Bón
thêm phân hữu cơ với lượng 20kg/cây.
Chăm sóc
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản cây cam chưa có quả cần chú ý xen tỉa cành tạo tán cho
cây. Người ta cắt tỉa bớt các cành nhỏ, cành vợt và cành mọc sâu trong tán. Đặc biệt
cần tỉa bỏ những cành nhánh bị sâu gây hại.
Công việc tỉa cành, tạo tán cũng cần được tiến hành thường xuyên hàng năm
sau mỗi mùa thu hái quả. Cần cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành quả mọc yếu và
những cành bị sâu bệnh gây hại nhằm tạo tán cây thơng thống loại bỏ một phần sâu

bệnh hại.
Hoa cây ăn quả có múi thường rất nhiều, nhưng tỉ lệ đậu quả thường thấp, chỉ
vào khoảng 2-8% tùy thuộc vào điều kiện thời tiết chăm bón và đặc điểm giống,lồi.
Do đó thời kỳ nụ, hoa, quả non người ta thường tỉa bớt các hoa dị hình, những hoa quả
non ra muộn và ở các vị trí khơng thích hợp cho việc hình thành và phát triển quả.
Cơng việc này có thể được thực hiện bằng cách phun các chất điều hòa sinh trưởng.
Ở thời kỳ quả khoảng 1-2 tuần lễ cần tiến hành sử dụng các chất điều hịa sinh trưởng
kết hợp với bón phân bổ sung và các nguyên tố vi lượng để tăng tỷ lệ đậu quả và thúc
đẩy nhanh quá trình lớn của quả, giảm lượng hạt và làm đẹp mã quả. Biện pháp này
đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng dạng chelat. Ở một số nơi, nông dân thường thực hiện
trong những năm đầu khi cây còn nhỏ, giữ cho xung quanh mô trồng cam thật sạch và
phủ ở mô bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm.
2.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
 Các nhân tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lực
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn về cơ cấu sản xuất
nông nghiệp của từng vùng lãnh thổ và cơ cấu sản xuất của mỗi vùng lại phụ thuộc
khá lớn vào điều kiện tự nhiên, sinh thái:
9


- Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là sinh vật, nó gắn liền với điều kiện tự
nhiên, sinh thái của từng vùng, lãnh thổ. Người ta không thể đem cây trồng, vật nuôi ở
vùng hàn đới sang sản xuất ở vùng nhiệt đới, hoặc cũng không thể đem các loại cây
trồng chỉ phát triển được ở vùng đất cao xuống trồng ở vùng đất ngập nước và ngược
lại. Như vậy, các yếu tố về tự nhiên là điều kiện đầu tiên hình thành cơ cấu sản xuất
của một vùng lãnh thổ và hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp chịu tác động trực
tiếp của điều kiện tự nhiên, sinh thái.
- Ở những vùng đất đai màu mỡ, thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc phát triển
sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao sẽ dẫn tới hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại,
ở những vùng đất đai khô cằn, không màu mỡ sẽ làm cho cây trồng kém phát triển dẫn

tới năng suất thấp và hiệu quả kinh tế sẽ thấp. Mặt khác, nếu thời tiết không thuận lợi,
thường gặp nhiều thiên tai như hạn hán hoặc lũ lụt, dịch bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
năng suất cây trồng, vật nuôi làm cây trồng, vật nuôi phát triển kém và hiệu quả kinh
tế giảm đi.
Các nguồn lực trong nông nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
kinh tế của q trình sản xuất. Trong nơng nghiệp, các nguồn lực quan trọng là đất đai,
lao động, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật…
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong sản xuất nông
nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất trong nông nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn
lực đất đai. Tuy nhiên, đất đai trong nông nghiệp ngày càng khan hiếm dần do chuyển
đổi mục đích sử dụng yêu cầu của phát triển cơng nghiệp, dịch vụ và q trình đơ thị
hóa. Quy mơ sản xuất là điều kiện quan trọng đối với việc ứng dụng tỉến bộ khoa học
kỹ thuật và cơng nghệ và như vậy, nó là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản
xuất, điều đó cũng có nghĩa là nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của q trình
sản xuất (tính kinh tế và phi kinh tế của quy mô).
- Nguồn lực lao động được xét trên hai mặt: Số lượng lao động và chất lượng lao
động, trong đó yếu tố về chất lượng lao động có vai trị quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả kinh tế. Ở những nơi có dân trí cao sẽ thuận lợi hơn trong việc áp dụng tiến
bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất làm tăng kết quả sản xuất, giảm chi phí đầu vào,
kết quả sản xuất, hiệu quả kinh tế sẽ tăng và ngược lại.
- Vốn đầu tư cho sản xuất là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh
tế trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế sản xuất cho thấy sản xuất thâm canh, đầu tư
10


nhiều vốn, cơng nghệ cao sẽ có giá thành sản xuất thấp và như vậy, tất yếu hiệu quả
kinh tế sẽ cao và ngược lại.
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc nâng
cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nơng nghiệp. Ở những nơi có điều kiện thuận lợi
về giao thơng, thủy lợi, điện, máy móc, hệ thống thơng tin, cơ sở chế biến, các dịch vụ

và hạ tầng thương mại thị hiệu quả kinh tế trong sane xuất nông nghiệp sẽ tăng và
ngược lại.
 Khoa học, công nghệ
Khoa học, cơng nghệ phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khoa
học, công nghệ trong nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả khoa học – kỹ thuật và
công nghệ quản lý. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản
xuất và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão
của khoa học – kỹ thụât và công nghệ, nhiều giống cây trồng, vật ni mới, các quy
trình kỹ thuật tiến bộ được đưa vào sản xuát đã làm tăng năng suất của các yếu tố sản
xuất, làm hạ giá thành sản phẩm nên hiệu quả kinh tế có xu hướng tăng lên.
Quan hệ quản lý là một mặt thể hiện của quan hệ sản xuất. Học thuyết của Mác
đã chỉ ra quy luật: “Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất”. Khi lực lượng sản xuất đã phát triển nhưng quan hệ sản xuất trì trệ sẽ
kìm hãm các động lực phát triển, làm giảm hiệu quả kinh tế quả quá trình sản xuất. Như
vật, tất yếu sẽ xảy ra một cuộc cách mạng để hình thành quan hệ sản xuất mới.
 Thị trường tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và hết sức quan trọng của quá trình sản
xuất, nó có ý nghĩa quyết định đến sản xuất và hiệu quả kinh tế của q trình sản xuất
nơng nghiệp.
Nói đến thị ttrường là nói đến quan hệ cung – cầu trên thị trường. Từ quan hệ
cùng – cầu sẽ hình thành giá cả thị trường và hiệu quả kinh tế trong sản xuất phụ thuộc
rất lớn vào giá bán sản phẩm. Chênh lệch giữa giá bán và giá thành sản xuất càng lớn
thị hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Trong kinh tế thị trường, mục tiêu của
người sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận. Để có lợi nhuận cao, người sản xuất phải ln
bám sát nhu cầu của thị trường, phải giải quyết tốt 3 vấn đề: Lượng là bao nhiêu? Sản
xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Nếu một sản phẩm nào đó được thị trường chấp
nhận, có thị trường tiêu thụ và chiếm thị phần lớn trên thị trường thì sẽ giúp cho hiệu
11



quả kinh tế của ngành đó tăng cao và ngược lại, nếu ản phẩm hàng hóa khơng tiêu thụ
được sẽ ảnh hưởng đến tái sản xuất và hiệu quả kinh tế.
 Các nhân tố về thể chế, chính sách
Người sản xuất khơng phải bao giờ cũng tồn quyền quyết định việc bố trí cơ cấu
sản xuất nơng nghiệp bởi vì ở mỗi quốc gia đều có chiến lược phát triển nơng nghiệp
trong từng thời kỳ cụ thể.
Chính phủ điều tiết các họat động sản xuát nông nghiệp cho phù hợp với các mục
tiêu chiến lược đã được đặt ra thông qua hệ thống thể chế và các chính sách. Như vậy,
thể chế chính sách là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong nơng nghiệp.
Tùy theo tình hình thực tế, Nhà nước các cấp có thể có những quy định cụ thể
trong việc định hướng cho nông dân bố trí cơ cấu sản xuất nhằm bảo đảm lợi ích
chung của quốc gia, bảo đảm cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Chính phú có thể
đưa ra các quyết sách bảo hộ hiệu quả sản xuất một sản phẩm nơng nghiệp bào đó
song cũng có thể làm cho hiệu quả sản xuất một loại nông sản nào đó bị giảm sút
thơng qua hệ thống chính sách và các biện pháp chế tài.
Bằng hàng rào thuế quan, phi thuế quan và các biện pháp bảo hộ mậu dịch, một
điều luật của quốc gia này có thể làm giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở một quốc
gia khác.
2.2.3 Phương pháp phân tích bao số liệu DEA
Phương pháp phân tích bao số liệu sử dụng kiến thức về mơ hình tốn tuyến
tính, mục đích là dựa vào số liệu đã có để xây dựng một mặt phẳng phi tham số (mặt
phẳng giới hạn sản xuất). Khi đó, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ
được tính tốn dựa theo mặt phẳng này.
Phương pháp phân tích bao số liệu DEA dùng để xây dựng đường giới hạn sản
xuất, được đề xuất đầu tiên bởi Farrell (1957). Một thời gian dài sau đó, phương pháp
này chỉ được quan tâm bởi một số ít nhà khoa học (Coelli et al., 2005). Sau đó, các tác
giả Boles (1966), Sephard (1970) và Afriat (1972) đã đề xuất các mơ hình tốn học có
thể giải quyết hiệu quả các bài tốn có liên quan đến tính tốn hiệu quả, năng suất của
các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vào thời điểm đó các phương pháp này vẫn chưa nhận
được sự ủng hộ rộng rãi. Theo Coelli (2005), tình trạng này xảy ra cho đến khi khái

12


niệm và phương pháp “phân tích bao số liệu” được sử dụng trong bài báo của Charnel,
Cooper (1978).
Dựa vào nhiều nghiên cứu trước đó, Coelli và các cộng sự (2005) đã thiết lập
mơ hình phân tích DEA. Các bước cơ bản sẽ được trình bày dưới đây.
Giả sử ta có dữ liệu của I công ty, mỗi công ty sử dụng N đầu vào và M đầu ra.
Với công ty thứ i, dữ liệu về đầu vào được thể hiện bằng véctơ cột xi và đầu ra được
diễn tả bằng véctơ cột yi. Như vậy, số liệu đầu vào và đầu ra của tất cả các công ty
được thể hiện bằng ma trận X (N hàng, I cột) và ma trận Y (M hàng, I cột).
Phương pháp sử dụng các “tỷ lệ” được xem là phương pháp trực quan mô tả
phân tích bao số liệu (DEA). Với mỗi cơng ty, chúng ta sẽ đo tỷ lệ của tổng số lượng
các sản phẩm đầu ra trên tổng số lượng các đầu vào đã sử dụng (u’yi/v’xi) với u là véc
tơ số lượng đầu ra (M hàng 1 cột); v là véc tơ số lượng đầu vào (N hàng 1 cột). Số lượng
đầu vào và đầu ra tối ưu của công ty thứ i được tìm ra qua việc giải mơ hình toán sau:
max u,v (u’yi/v’xi)
St: u’yj/v’xj <= 1

j = 1,2,3….I

(1)

u, v >= 0
Từ bài tốn này có thể tìm được các số lượng đầu vào và đầu ra của vườn cam
thứ i cho hệ số hiệu quả của nó (tổng đầu ra/tổng đầu vào) là lớn nhất với điều kiện là
hệ số hiệu quả của nó ln nhỏ hơn hoặc bằng 1. Một vấn đề khó khăn có thể xảy ra là
có rất nhiều lời giải cho bài tốn trên (ví dụ: nếu u* v* là nghiệm thì 2u* 2v* cũng là
nghiệm của bài toán). Để tránh trường hợp áp đặt v’xi = 1
Sự thay đổi ký hiệu từ u và v sang , tương ứng, hàm ý rằng đã xét đến một

mơ hình tốn tuyến tính tương tự khác.
max  (’yi),
st:

’xi = 1,

’yj - ’xj  0, j= 1,2,…, N

(2)

Mô hình DEA như (2) được xem là mơ hình phức tốn tuyến tính, sử dụng tính
chất đối ngẫu của mơ hình tốn tuyến tính và có thể phát triển một dạng mơ hình
đường bao số liệu tương ứng như sau:
13


min ,  ( ),
 yi  Y  0,

 xi  X  0,
0

(3)

Trong đó, θ - Đại lượng vô hướng, thể hiện mức độ hiệu quả của vườn cam;
λ –Véc tơ hằng số Nx1.
Bài toán (3) được giải N lần, nghĩa là từng lần đối với mỗi vườn cam. Như vậy
giá trị nghiệm  được xác định cho từng vườn cam. Nếu  = 1 nghĩa là vườn cam đạt
hiệu quả;  < 1 nghĩa là vườn cam không đạt hiệu quả. Các hộ không đạt hiệu quả có
thể chiếu lên đường giới hạn hiệu quả, khi đó ta nhận được tổ hợp tuyến tính (X, Y)

– là vị trí của vườn cam tham chiếu giả định. Đối với các vườn khơng đạt hiệu quả (θ
< 1) có thể thiết lập mục tiêu giảm tỷ lệ các yếu tố đầu vào một đại lượng là  trong
khi vẫn giữ các giá trị xuất lượng như trước.
Trong sản xuất, thường phải đối diện với bài tốn là quy mơ sản xuất sẽ có ảnh
hưởng tới kết quả sản xuất và để ước lượng cho trường hợp này, bài toán (3) sẽ có
thêm một ràng buộc N1λ =1. Đó là
min ,  ( ),
 yi  Y  0,

 xi  X  0,
(4)
N1  1
0
Trong đó, θ - đại lượng vô hướng, thể hiện mức độ hiệu quả của vườn cam;

λ –Véc tơ hằng số Nx1;
N1 – véc tơ đơn vị Nx1.
Đo lường hiệu quả chi phí bằng phương pháp bao dữ liệu DEA
Xét hiệu quả trong không gian đầu vào – đầu vào
s
Tại P, để sản xuất một đơn vị yếu tố đầu ra, sự phi hiệu quả kỹ thuật của doanh
nghiệp được biểu diễn bằng khoảng cách QP, là một lượng đầu vào có thể giảm tương
ứng mà không làm giảm bớt đầu ra. Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp tại P được đo
lường bằng tỷ lệ: TE = OQ/OP
Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp tại Q và Q’ đều bằng 1.
14


×