Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.11 KB, 57 trang )

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành
chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt đối với nông dân,
ngành chăn nuôi đã góp phần rất lớn cho phát triển kinh tế hộ gia đình như: Tăng
thu nhập, tạo việc làm, hỗ trợ cho ngành trồng trọt…
Trước tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn như hiện nay, người dân đã
không ngừng mở ra nhiều mô hình chăn nuôi mới nhằm giải quyết khó khăn cho
kinh tế gia đình đồng thời góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Trong
đó, nuôi heo rừng cũng là một trong những mô hình chăn nuôi mới. Nghề nuôi
heo rừng đang rộ lên ở một số trang trại trên địa bàn cả nước, bước đầu mang lại
hiệu quả cao. Với chi phí đầu tư trung bình, không tốn nhiều công chăm sóc, đây
có thể là hướng đi mới cho nông dân.
Thịt của heo rừng có giá trị kinh tế gấp nhiều lần so với thịt heo nhà. Hiện
nay, thịt heo rừng được xem là đặc sản, rất được mọi người ưa chuộng vì thịt heo
rừng săn chắc nhờ vận động liên tục. Heo rừng có thể hấp thụ những chất bổ
dưỡng từ nguồn thức ăn là cây cỏ tự nhiên nên thịt heo rừng nhiều nạc nhưng rất
mềm, rất ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn, không cứng như thịt heo nhà. Thịt
heo rừng rất ngọt, thơm, hàm lượng cholesteron thấp, người tiêu dùng rất ưa
chuộng nên không chỉ ở Việt Nam mà nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường lớn
trên thế giới cũng rất lớn.
Việc nghiên cứu, phân tích thực trạng, có căn cứ khoa học để định hướng
và đưa ra giải pháp cho hộ chăn nuôi heo rừng để giải quyết những vấn đề mà họ
đang gặp khó khăn có ý nghĩa thiết thực. Đây là vấn đề thời sự đang được xã hội
quan tâm.
1
Xuất phát từ những lí do trên và được sự đồng ý của khoa Sinh-KTNN
trường đại học Quy Nhơn, tôi tiến hành làm đề tài: “Tìm hiểu và đánh giá hiệu
quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định” nhằm khảo sát thực
trạng và đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi heo rừng trên địa
bàn tỉnh Bình Định.


2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Khảo sát thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế loại hình chăn nuôi heo
rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định. Phân tích những thuận lợi và khó khăn, những
vấn đề đặt ra với loại hình chăn nuôi heo rừng và tìm ra phương pháp phù hợp
trong chăn nuôi heo rừng. Trên cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương.
Ngoài ra, các kết quả của đề tài còn góp phần hệ thống hóa lý luận và thực
tiễn về hiệu quả chăn nuôi heo rừng.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thêm dữ liệu về tình hình chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh
Bình Định, giúp làm tài liệu cho việc nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp cho nhân dân trong tỉnh nắm được một số đặc điểm sinh học cơ bản
của heo rừng và quy trình nuôi một cách có khoa học nhằm nâng cao hiệu quả
của việc chăn nuôi heo rừng.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA HEO RỪNG
Theo phân loại động vật thì heo rừng thuộc giới động vật (Animalia),
ngành dây sống (Chordata), phân ngành có xương sống (Vertebrata), nhóm động
vật có hàm (Gnathosomata), lớp có vú (Mamalia), phân lớp thú cao hay thú có
nhau (Eutheria), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ heo (Sus), loài heo rừng (Sus
Scrofa).
1.1.1. Nguồn gốc heo rừng
Heo rừng bắt nguồn từ Châu Âu, Châu Á và Bắc Phi. Tuy nhiên theo chân
con người, nay đã có mặt nhiều nơi trên thế giới. Heo rừng sống chủ yếu vùng
núi, ẩm ướt.

Heo rừng là giống heo hoang dã đang được thuần hóa ở Thái Lan, Việt
Nam ... Heo rừng, thường có hai nhóm giống: Nhóm giống mặt dài và nhóm
giống mặt ngắn.
Heo rừng hay còn được gọi là lợn lòi có thể được coi là tổ tiên của heo
nhà.
1.1.2. Đặc điểm sinh học của heo rừng
1.1.2.1 Hình thái
Heo rừng có dáng thon, cao khoảng 65 - 70 cm, một số giống heo rừng
Châu âu có thể cao tới eo người (90 – 120 cm). Thân hình chắc khỏe, mình
mỏng. Phần vai trước thường cao hơn chân sau làm cho hình dạng của heo rừng
vai cao mông thấp. Mông, bụng gọn, đuôi dài không bao giờ cong uốn lại như
heo nhà và luôn ve vẩy. Hai vai và bên trên của 2 chân phía trước đều có u hoặc
3
tấm mỡ sụn lồi ra thành chai cứng. Độ lớn và dày của u chai cứng hoặc tấm mỡ
sụn này tăng theo tuổi (3 - 5 cm). Mặt heo rừng dài, mõm nhọn, tai nhỏ dựng
đứng ép sát đầu. Mắt to, lồi, màu đen, híp phần cuối đuôi mắt, tia nhìn dữ tợn.
Mũi heo rừng mềm nhưng mạnh khỏe phù hợp với phương thức kiếm ăn trong
cuộc sống hoang dã của chúng là đào bới đất, dũi mô đất mới để đào củ, gốc cây,
các côn trùng...
Răng nanh là đặc điểm nổi bật của heo rừng. Răng nanh mọc dài ra khỏi
mõm khi heo 2- 4 năm tuổi. Heo rừng có 4 răng nanh dài, mỗi bên mọc 2 cái,
mỗi cái mọc ở 1/4 hàm. Mỗi răng nanh dài trung bình khoảng 10 - 12 cm, thậm
chí có con sở hữu bộ răng nanh cong, to, dài tới 22,8 cm.
Heo rừng là động vật ăn tạp nên ngoài đặc điểm răng nanh phát triển đặc
biệt trên thì heo rừng cũng giống như các động vật nuôi con bằng sữa khác về sự
không phát triển lắm của hệ thống răng, heo rừng có 44 răng. Răng cửa phía hàm
dưới dài, hẹp và chìa thẳng ra phía trước để làm nhiệm vụ như cái xẻng. Răng
hàm trong, răng cấm mọc trong cùng có cỡ rất lớn bằng với răng hàm cái thứ
nhất và thứ 2 cộng lại. Cấu tạo của xương mặt và xương hộp sọ làm heo rừng có
hàm mõm dài, phần này thường chiếm 75% đầu lâu sọ.

Lông của heo rừng là kiểu lông nhám, cứng. Lỗ chân lông ở trên lớp da
tạo thành búi, mỗi búi có 3 lỗ, mỗi lỗ có 1 sợi lông dài. Trên sống lưng heo rừng
từ trán cho đến sát đuôi có mào lông (bờm), mỗi sợi lông dài khoảng 6 - 15 cm.
Phần mào lông này bình thường đã mọc dựng đứng hơn các phần khác nhưng sẽ
dựng đứng đặc biệt khi heo rừng nghe tiếng âm thanh lạ hoặc ngửi thấy mùi của
kẻ thù (heo nhà không có lông mào). Mào lông hay bờm lông này có màu đen
đậm hơn các vùng khác trên cơ thể.
4
Riêng heo rừng con trong 4 tháng đầu tiên có bộ lông sọc dưa rất đẹp được
tạo bởi những đường vằn màu nâu vàng lẫn trắng chạy dài theo thân mình hoặc
màu nâu nhạt hoặc đỏ nhạt chạy trên nền lông đen tùy giống. Bộ lông này giúp
heo con ngụy trang để giấu mình và đánh lạc hướng kẻ thù trong môi trường
tranh tối tranh sáng trong rừng.
Trong khoảng 2 - 6 tháng, các sọc dưa nhạt màu dần và ở 1 năm tuổi,
chúng có bộ lông chính thức mang màu đặc trưng của giống ổn định cho đến khi
chết.
1.1.2.2. Khả năng sinh trưởng
Heo rừng sinh trưởng chậm và đạt kích thước tối đa tùy theo từng giống,
môi trường và tuổi. Heo rừng châu Âu thường có tầm vóc to lớn hơn nhiều so
với heo rừng châu Á. Trong khi heo rừng châu Á chỉ có thể cao 65 - 70 cm, dài
120 - 140 cm, nặng 70 - 150 kg thì heo rừng châu Âu có thể cao tới 90 - 100 cm,
dài 150 - 160 cm, nặng tới 200 - 350 kg. Con đực thường to lớn hơn con cái
khoảng từ 20 - 30 kg. Heo sơ sinh rất bé nhỏ, nặng 0,2 - 0,5 kg, dài 15 - 21 cm.
Tuổi cai sữa: 55 - 60 ngày; khối lượng heo con khi cai sữa là 4 - 5 kg/con:
Tuổi giết thịt có thể tính từ 6 tháng tuổi. Khối lượng xuất chuồng thường dao
động từ 25 - 50 kg tùy theo nhu cầu của thị trường.
Tốc độ sinh trưởng (đối với heo rừng đã và đang nuôi tại Thái Lan và Việt
Nam) chậm (trung bình chỉ khoảng 0,13 - 0,2 kg/ngày).
Tuổi thọ sinh lý của heo rừng kéo dài từ 15 - 25 năm.
5

1.1.2.3. Khả năng sinh sản
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của heo rừng.
STT Chỉ tiêu Mức thể hiện
1 Tuổi động dục lần đầu 6-7 tháng tuổi
2 Khối lượng động dục lần đầu 18-20kg
3 Tuổi phối giống 7-8 tháng tuổi
4 Khối lượng lúc phối 30-35 kg
5 Thời gian mang thai 110-130 ngày
6 Thời gian động dục 2-3 ngày (đối với nái tơ)
3-4 ngày (đối với nại rạ)
7 Chu kỳ động dục 20-22 ngày
8 Hệ số đẻ 1,2-1,3 lứa/năm
9 Số con mỗi lứa 5-8 con
(Nguồn : Viện chăn nuôi)
1.1.3. Tập tính
Heo rừng có nhiều kiểu vận động (bơi, chạy, nhảy, quỳ, bò,...) và phát ra
được khoảng 10 loại âm thanh để liên lạc trong đàn. Chúng thường sống quây tụ
thành bầy đàn với quy mô 5 - 20 con, cũng có lúc hợp nhóm thành bầy lớn 50 -
80 con. Heo đực trưởng thành thường tách đàn sống đơn lẻ và chỉ nhập đàn vào
mùa giao phối (tháng 12 - tháng 1). Trước khi sinh con, heo mẹ đào hố trên mặt
đất và lót ổ, ngụy trang bằng các loại cây, cỏ mềm. Heo mẹ đẻ và nuôi con rất
khéo trong suốt 3 - 4 tháng sau sinh. Mỗi heo con sẽ chiếm lĩnh bất di bất dịch
một núm vú cho đến khi cai sữa. Heo rừng có linh cảm tốt và rất khôn khéo né
tránh các nguy hiểm. Nếu khu vực chúng sống có nhiều thức ăn thì chúng chỉ
loanh quanh trong lãnh thổ khoảng 10m
2
/con. Nếu thức ăn bị cạnh tranh nhiều
bởi hươu, nai... thì chúng có thể đi kiếm ăn trong vòng bán kính 50 - 80 m nhưng
không có tập tính di cư.
6

Heo rừng có tập tính tham ăn, thích tranh ăn, thích đi kiếm ăn lúc sáng
sớm, lúc chạng vạng tối và ban đêm, còn ban ngày chúng thường ẩn nấp vào
rừng rậm hoặc những nơi yên tĩnh, kín đáo. Heo rừng thích đầm mình vào nơi
ẩm ướt, vũng nước nhỏ và thích dũi đất tìm kiếm thức ăn hơn là với lên cao ăn lá
cây.
1.1.4. Thị trường về thịt heo rừng
Thịt heo rừng được nhiều người ưa chuộng. Các món ăn chế biến từ thịt
heo rừng có hương vị thơm ngon, đậm đà, da dày nhưng giòn, thịt ít mỡ, nhiều
nạc, ăn lâu chán và chế biến được nhiều món. Hiện nay, thịt heo rừng thuộc loại
đặc sản, thị trường có nhu cầu tiêu thụ nhiều, giá bán cao.
1.2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HEO RỪNG
1.2.1. Chuồng trại
1.2.1.1. Yêu cầu kỹ thuật
 Chuồng trại bảo đảm kín đáo, chắc chắn, đặc biệt chú ý đến khả năng
đào hầm trốn thoát của heo rừng.
 Mát, thoáng, có nơi cho heo vùi mình để nghỉ ngơi theo tập tính heo
rừng
 Cần thiết kế riêng cho heo rừng đực giống, heo rừng mẹ và nuôi con
theo quy mô và đảm bảo mức tối thiểu sau:
+ Heo nái, heo hậu bị: 20-30m
2
/4 - 5con (nhà che từ 8 - 15 m
2
)
+ Heo nái đẻ, nuôi con từ: 5 - 10m
2
/ổ
+ Heo đực giống từ: 40 - 50m
2
/con (nhà che từ 5 - 10 m

2
)
1.2.1.2. Kiểu chuồng tự nhiên
7
Heo rừng là động vật hoang dã mới thuần dưỡng nên khá nhạy cảm, tính
cảnh giác cao là loài có linh cảm tốt nên chúng ưa nhất kiểu sống trong các kiểu
chuồng trại càng gần với tự nhiên càng tốt.
- Khu đất xây dựng trang trại heo rừng cần có nhiều cây bóng mát, bụi cây
nhỏ rậm rạp để làm mát cho heo rừng vì heo rừng không chịu được nóng và thích
chui rúc trong các lùm cây để ẩn nấp vào ban ngày.
- Quy mô tối thiểu là: 27m
2
/con x10 con + 100 m
2
dự phòng.
- Trong khu nuôi heo rừng cần có những nhà lều nhỏ xây dựng trên đất tự
nhiên, dưới các tán cây để heo rừng mẹ trú ngụ (không cần làm nên xi măng)
diện tích từ 5 - 10m
2
- Trang trại heo rừng cần đào hoặc xây các hố nước nông để cho heo đầm
mình làm mát và uống nước.
- Thiết kế máng ăn, máng uống cố định một nơi thuận lợi cho việc cho ăn
và luôn đảm bảo vệ sinh.
1.2.1.3. Kiểu chuồng thâm canh
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Thoáng mát, có ánh nắng chiếu vào buổi sáng và tránh được nắng buổi
chiều.
- Nền chuồng dốc khoảng 3
0
để thoát nước.

- Các ô chuồng phải có mái che tránh mưa, nắng.
- Nền chuồng nên để nền đất phủ cát dày từ 20-30 cm.
- Đủ diện tích sân chơi, cây bóng mát, hố nước nông và tĩnh mịch.
- Hàng rào thoáng nhưng chắc chắn.
- Có chuồng heo nái riêng, heo đực riêng quy mô 10m
2
/con, chuồng heo
nái nên là nền đất.
8
* Cách xây:
Dùng lưới B40 (loại cọng lớn) vây thành các ô nuôi. Trụ dỡ cho bờ rào
lưới là các thân cây gỗ lớn có đường kính ít nhất 10cm, mổi thân gỗ cách nhau
10-15cm. Chân bờ tường chuồng và chân bờ rào và có móng kiên cố xây tường
bao quanh cách mặt đất khoảng 50cm để vô hiệu hoá khả năng đào hang của heo
rừng. Mỗi ô chuồng quây lưới cao 1,2 - 1,5m trở lên, có diện tích rộng 4 - 6m
2
tức rộng 2m, dài 3m cho mỗi con.
Nếu nhốt chung thì có thể sử dụng một trong các quy mô sau:
- Rộng 5m x dài 10m x cao 2m/2-7 con bố mẹ hoặc 8-10 con hậu bị.
- Rộng 8m x dài 12m x cao 2m/2-7 con bố mẹ hoặc 8-10 con hậu bị.
- Rộng 10m x dài 10m x cao 2m/2-7 con bố mẹ hoặc 8-10 con hậu bị.
1.2.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng heo rừng
1.2.2.1. Thức ăn nước uống
* Thức ăn: Có 2 loại thức ăn:
- Thức ăn thô xanh gồm: khoai lang, củ mì (sắn), bắp (ngô), bã mì, đậu, cây
chuối, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống, rau lang, rau lấp, bèo tây, các loại
cỏ, các loại rau quả xanh, trái cây,…
- Thức ăn tinh: lúa, gạo, cám, hèm bia rượu,…
Chú ý:
+ Thức ăn cho heo rừng, do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng,

nhất là đạm, khoáng và sinh tố… cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu
đạm, muối, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho heo rừng liếm tự do
(lưu ý để nơi khô ráo, mát mẻ). Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay
tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sun phát 100g: đồng sun phát 50g; diêm sinh
9
100g; vôi tôi 1.000g . . . đất sét vừa đủ 3kg) cho heo liếm tự do cũng chỉ hết
khoảng 20- 25 gam/con/ngày.
+ Thức ăn của heo rừng chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn
giàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của heo rừng
bị biến đổi và nhiều khi làm cho heo bị bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy…
*Nước uống:
Lượng nước trung bình cho heo rừng uống mỗi ngày bằng khoảng 7 - 12%
trọng lượng hoặc từ 2,5 - 5 lít nước cho 1 kg thức ăn khô, tuỳ theo thời tiết.
Lượng nước tiêu thụ trong ngày đối với heo con là 2 - 3 lít, heo choai là 4
- 5 lít, heo đực, heo nái sinh sản là 9 - 15 lít. Nước uống cho heo rừng phải sạch,
mát.
1.2.2.2. Kỹ thuật chăm sóc heo rừng sơ sinh
Heo rừng có tập tính đẻ và nuôi con khéo, người chăn nuôi không cần đỡ
đẻ, cắt dây rốn cho lợn con, can thiệp sâu dễ làm heo rừng mẹ hoảng hốt nín đẻ
hoặc trở nên hung dữ, cắn chết bầy con nhưng khi chăn nuôi heo rừng thì người
chăn nuôi cũng cần phải can thiệp khi cần thiết, tách heo sắp đẻ vào chuồng nái
đẻ, theo dõi chăm sóc đàn con của nó để giảm thiểu những tổn thất.
Sau khi sinh 30-60 phút, heo con có thể đứng dậy ngay và mỗi con tìm
cho mình một bầu vú mẹ nhất định. Sau nửa tháng chúng đã có thể theo mẹ đi ra
ngoài tập kiếm thức ăn. Từ 1,5-2 tháng tuổi, heo con cứng cáp và ăn được thức
ăn thường ngày như cám, củ,… do con người cung cấp. Lúc này có thể cai sữa
và tách đàn để nhập heo mẹ vào đàn nái, nhập con vào đàn sau cai sữa.
Một số vấn đề cần chú ý khi chăm sóc heo nái và đàn con sơ sinh:
10
* Nhiệt độ:

Sau 1 tuần giữ nhiệt độ ủ của heo con khoảng 30
0
C-35
0
C thì có thể hạ
nhiệt độ xuống gần với bình thường tức khoảng 22
0
C-25
0
C. Sau khoảng nửa
tháng thì để heo con tự do theo mẹ, sống ở nhiệt độ môi trường.
* Bấm răng nanh:
Heo con có 8 răng nanh ở 2 bên mép và ở cả 2 hàm. Dùng kìm cắt dây
điện hay bấm móng tay (đều đã sát trùng) bấm nhiều nhất đến 1 nửa chiều dài
răng nanh. Không được nhổ răng nanh hay cắt quá sâu làm chảy máu thì có hại
cho sức khoẻ của heo con đau không bú được, đói và yếu ớt.
* Đảm bảo heo con bú sữa đầu:
Chú ý theo dõi để đảm bảo cả đàn heo bú được đủ sữa đầu .
Thời gian tiết sữa của heo mẹ rất ngắn (25-30 giây) nên heo con thường
phải hết sức chú ý giữ yên tĩnh nơi nuôi mẹ con heo rừng vì nếu có tiếng động,
ồn ào lớn sẽ gây ra phản xạ ngưng tiết sữa của heo mẹ, heo mẹ nóng giận, xuất
hiện phản ứng bảo vệ con sẽ không tốt cho sức khoẻ của heo mẹ và heo con.
* Thức ăn:
Heo rừng sơ sinh cần được tự do bú sữa mẹ cho đến 45-50 ngày tuổi. Sau
thời gian này tiến hành cai sữa. Trước khi ngày định cai sữa, cho heo con ăn
thêm thức ăn ngoài, có thể dùng thức ăn công nghiệp mà hay dùng nuôi heo nhà
sơ sinh cho heo rừng trong thời gian trước cai sữa.
Để cung cấp thêm sắt nhằm chống thiếu máu cho heo con nên tiêm 1ml
Destran Fe vào cơ bắp ở cổ hoặc ở mông heo con khi được 2-3 ngày tuổi. Nếu
dùng thuốc nội thì tiêm 2 lần vào 2 thời điểm 3 và 13 ngày tuổi.

Thức ăn bổ sung cho heo con tập ăn có thể dùng loại thức ăn viên cho heo
con thêm như heo nhà hoặc có thể rang đậu tương, đậu xanh, ngô, gạo, nghiền
11
thành bột rồi trộn các bột lại cho vào máng riêng cho heo con liếm láp, tập ăn.
Nếu có điều kiện thí trộn thêm sữa bột, bột cá, bột máu, đường cho heo con làm
tăng tính ham ăn và mau lớn.
Cho heo con ăn thức ăn thêm như trên với mức 80-100 g/con/ngày. Có thể
cho ăn 3-4 bữa/ngày.
* Chú ý: Heo rừng mẹ khi sinh con rất giữ con, giấu con nên khó tiếp cận.
Vì vậy, ngay từ khi heo mẹ mang thai đã phải để ý cách làm quen, thân thiện để
có thể chăm sóc mẹ con heo rừng được như ý muốn. Người chăm sóc heo con
phải là người đã rất quen thuộc, thân thiết với heo mẹ. Nếu để người lạ sờ vào
heo con, có thể heo con đó sẽ bị heo mẹ cắn chết do ngửi thấy mùi lạ.
1.2.2.3. Kỹ thuật chăm sóc heo rừng hậu bị
Heo rừng hậu bị tính từ lúc sau cai sữa từ 50 - 60 ngày tuổi. Trọng lượng
trung bình khoảng 4 - 6kg.
Cho heo ăn 3 bữa/ngày, 2 bữa chính: sáng và chiều; 1 bữa phụ: buổi trưa
Nhu cầu bữa chính: 0,5 kg thức ăn tinh (gồm cám gạo, bột ngô, bột đật
tương, củ quả…) và thức ăn thô xanh. Bữa trưa chủ yếu là các thức ăn thô xanh
Mật độ nuôi từ 4 – 6 con/16 - 20m
2
1.2.2.4. Kỹ thuật chăm sóc heo rừng đực giống
Heo rừng đực giống phải được nuôi dưỡng trong chuồng rộng rãi, thoáng
mát, không trơn trượt, có sân chơi bằng cát hoặc cỏ rộng rãi. Không nuôi nhiều
đực rừng trong cùng 1 ô. Bố trí nuôi gần khu chuồng heo cái tơ chờ phối hoặc
heo nái sữa.
Thức ăn cho heo đực rừng gồm nhiều thức ăn xanh và 0,5 kg thức ăn
tinh/con/ngày.
12
Thời gian phối giống từ 10 - 11 tháng tuổi, sau mỗi lần phối cần bồi dưỡng

2 quả trứng hoặc 100g bột cá tốt. Nên phối giống lúc sáng sớm hoặc lúc chiều
muộn nhằm tăng tính hăng, phù hợp với tập tính sinh hoạt của heo đực rừng.
Thời gian sử dụng khoảng 4 - 5 năm là hiệu quả.
1.2.2.5. Kỹ thuật chăm sóc heo rừng mang thai, trong và sau đẻ
Heo rừng mẹ sau khi tách con, cho ăn vỗ béo không quá 1kg/con/ngày.
Cho ăn 2/bữa/ngày, vào lúc 7 giờ sáng và 3 giờ chiều.
Các dấu hiệu của heo mẹ sắp sinh:
- Nắn bầu vú heo mang thai cuối kỳ thấy có sữa, người chăm sóc hiểu rằng
heo sẽ đẻ trong vòng 24 giờ nữa.
- Heo có biểu hiện phá ủi nền chuồng, gặm cỏ, cắn cỏ, tha rơm rác về tạo ổ
đẻ.
- Thân nhiệt tăng, nhịp thở tăng, hay đi tiểu, đi đại tiện (đi mót).
- Âm hộ có nước nhờn màu hồng và có lợn cợn những hạt như hạt đu đủ
(cứt su heo con bài tiết ra) thì trong nửa giờ sau heo sẽ đẻ.
- Heo mẹ nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi quẩy
đuôi rặn đẻ thì chỉ trong vài phút là sẽ đẻ.
1.2.2.6. Vệ sinh phòng bệnh cho heo rừng
* Phòng bệnh: Cũng như các loại gia súc khác đối với heo rừng thì khâu
vệ sinh phòng bệnh là rất quan trọng cụ thể như sau:
+ Chuồng trại luôn sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đông.
+ Thức ăn nước uống phải đảm bảo đủ và vệ sinh( trong tầm kiểm soát).
+ Phòng bệnh bằng vaccine, trừ ký sinh trùng định kỳ theo từng giai đoạn tuổi…
Bảng 1.2: Công thức phối hợp thức ăn dùng cho nái chửa, nái nuôi con và
đực giống
13
Tên thức ăn Heo chửa Heo nuôi con Đực giống
CT I(%) CT
II(%)
CT I(%) CT II(%)
Ngô, tấm 20 35 20 50 15

Cám, mỳ 36 10 36 - 35
Thóc tẻ 10 - 18 - 20
Cám gạo - 25 - 23 10
Bột sắn khô 18 10 8 - -
Bột đậu nành 8 8 6 15 10
Bột cá loại 1 6 10 10 10 8
Premix
khoáng
1 1 1 1 1
Premix
vitamin
1 1 1 1 1
Bảng 1.3: Công thức phối hợp thức ăn dùng cho con tập ăn
Tên thức ăn CT I(%) CT II(%) CT III(%) CT IV(%)
Bột ngô 34 43 34 29
Cám gạo loại 1 22 29 34 43
Khô dầu dừa 23 - - -
Bột cá nhạt 18 6 4 10
Khô dầu lạc - 10 19 15
Khô dầu đậu
nành
- 9 6 -
Bột xương 1,2 1,2 1,2 1,2
Vôi bột 0,9 0,9 0,9 0,9
Muối 0,6 0,6 0,6 0,6
Sunfat Mg 0,3 0,3 0,3 0,3

Bảng 1.4: Công thức phối hợp thức ăn dùng cho heo choai
Tên thức ăn CT I(%) CT II(%) CT III(%)
Bột ngô 20 35 35

14
Cám gạo 10 25 25
Cám mì 13 - -
Bột sắn 30 - 5
Bột đậu nành 12 - -
Khô dầu lạc 5 15 15
Bột cá nhạt 8,6 6 8
Bột xương 1 - -
Tấm gạo - 18 10
Premix vitamin 0,13 0,5 0,85
Premix Khoáng 0,12 0,5 0,85
Muối ăn - - 0,3
Lysin 0,15 - -
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HEO RỪNG
1.3.1. Ngoài nước
Heo rừng (Wild pig) vốn chính là thủy tổ của các giống heo nhà hiện nay.
Từ 2500 năm trước, con người đã có những hiểu biết và khai thác heo rừng.
Theo tài liệu của nhiều nước thì heo rừng được thuần hóa và bắt đầu đưa vào hệ
thống vật nuôi từ thế kỷ XVI. Ngày nay heo rừng đã được nuôi phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới như Pháp (hiện có 800 trang trại chuyên nuôi heo rừng), Ba
Lan, Thái Lan, Canada, Anh, Trung Quốc, Đức, ấn Độ, Braxin, Mexico, Tây
Ban Nha, Italia, Đan Mạch, Nhật Bản, Nga, Nepan, Angeri, Indonesia,... và Việt
Nam.
Heo rừng phân bố chủ yếu trên thế giới là ở các vùng Bắc Phi, châu Âu,
phía nam Nga, Trung Quốc, vùng Trung Đông, ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia
(Sumatin, Java, Sumbawa), đảo Corse, Sardiaigue, những vùng sâu, xa của Ai
Cập và Sudan.
15
Tài liệu khác thì heo rừng cũng được tìm thấy rất nhiều ở miền Tây ấn Độ,
Hoa Kỳ (California, Texas, Florida, Virginia, Hawai...) Australia, New Zealand

và các đảo thuộc vùng biển nam Thái Bình Dương ...
Tại các nước ôn đới, heo thường đẻ một năm một lần vào mùa xuân. Còn
ở các vùng nhiệt đới, heo đẻ quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa ẩm ướt. Có chu
kỳ động dục là 21 ngày, động dục trong 3 ngày liên tục, thời gian chửa là 115
ngày (100-140) ngày. Số con đẻ 1 lứa là 1 đến 12 con, trung bình là 4 đến 8 con.
Tuổi thành thục sinh dục là 8-10 tháng tuổi, nhưng thường đẻ lần 1 sau 18 tháng
và tuổi đẻ đến 5 năm. Cho con bú đến 3-4 tháng. Có tuổi thọ đến 27 năm. Sống
thành từng đàn có khi đến 100 con và thường là 20 con. Được thuần hoá 4000
năm trước Công nguyên. Không có nguy cơ tuyệt chủng do số lượng lớn và sinh
sản nhanh nhiều.
Theo nghiên cứu của Trung tâm hợp tác nghiên cứu và phát triển nông
nghiệp quốc tế (pháp) thì heo rừng có tới 36 giống. Phổ biến nhất là các giống:
Heo rừng thần, heo rừng lông nhím, heo rừng hươu, heo rừng sông, heo rừng
lông dài, heo rừng ấn Độ, heo rừng ria trắng châu Phi, heo rừng Nam Mỹ,... và
được phân bố rất rộng, hầu như trên khắp thế giới từ châu Âu, châu Á đến châu
Mỹ và châu Phi.
Riêng giống heo rừng S.Salvanius chỉ sống ở vùng cỏ cao trên dãy núi
Himalayas ở Nepal, Sikkin và Bhutan. Chúng là giống heo bé nhỏ nhất trong họ
heo vì chỉ cao có 29 cm và nặng tối đa 7 kg. Heo rừng nay đã được tạp giao với
nhiều giống địa phương cho ra nhiều dòng con lai khác biệt nên hệ thống phân
loại còn khá phức tạp trong khi nghiên cứu về loài vật nuôi này còn ít ỏi và rất
rai rác.
16
* Ở Thái Lan: Đàn heo và kỹ thuật nuôi heo rừng của Việt nam xuất phát
từ đây. Theo Kvisna Keo Sưa Um và Phira Krai Xeng Xri (2005) (Thái Lan) thì
việc nuôi heo rừng xảy ra tự phát ở Thái Lan từ 10 năm trước đây và không bị
cấm đoán do heo rừng không thuộc loại đối tượng bị cấm. Hơn nữa việc nuôi
heo rừng làm giảm việc săn bắn, heo rừng cũng dễ nuôi và ít bệnh. Thịt ít mỡ,
thơm, Việc thuần hóa cũng bắt đầu từ những nông dân vùng gần biên giới Thái –
Miến Điện.

Có hai dòng heo mặt dài và mặt ngắn. Loại đầu giống heo rừng, thân hình
cao, mỏng, ít thịt, nuôi 4 năm mới đạt trọng lượng bán thịt, có nhiều hơn loại mặt
ngắn. Còn loại sau giống lợn nhà. Giống mặt dài khỏe mạnh hơn. Một heo đực
thường nuôi với 10 heo cái, tuy nhiên cũng có nơi nuôi 1 đực với 4-7 heo cái.
Họ Thường lai loại mặt ngắn và mặt dài. Con lai tạo ra đẻ 5-9 con, cá biệt
có thể 12 con. Tuy nhiên họ cũng lai với các giống khác để tạo dòng thương
phẩm…
1.3.2. Trong nước
Ở Việt Nam cách đây 4 năm, Viện chăn nuôi mới được nhà nước cho phép
nghiên cứu để thuần hoá heo rừng. Mong muốn của các nhà khoa học Việt Nam
là sẽ có được giống heo rừng Việt Nam, mang những tính trạng khác biệt hẳn với
heo rừng Thái Lan, sẽ được chăn nuôi đại trà tại Việt Nam, và giới thiệu, cung
cấp giống ra các nước trong khu vực.
Nghề nuôi heo rừng ở nước ta bắt đầu lan rộng từ năm 2006, hiện nay cả
nước có rất nhiều trang trại nuôi heo rừng phân bố khắp cả nước.
Theo điều tra sơ bộ từ năm 2005- 2010 trong cả nước có khoảng 35 trang
trại nuôi heo rừng với quy mô lớn.
17
Trong đó công ty TNHH Khánh Giang là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam nhập
100 con heo rừng bố mẹ từ Thái Lan vào nước ta để nuôi thử nghiệm (giấy phép
số 409/CV – NN – CN ngày 23/3/2005 và số 594/TY – KD ngày 25/5/2005) tại
Bình Phước và Tp Hồ Chí Minh. Qua quá trình nuôi nhận thấy có những ưu
điểm sau:
+ Heo rừng Thái Lan có khả năng thích ứng và đề kháng tốt với khí hậu
nóng ẩm của Miền Đông Nam Bộ, ít bệnh tật, dễ thích ứng với điều kiện nuôi
dưỡng và chăm sóc của nông dân Việt Nam.
+ Tỷ lệ sinh sản cao: 2, 5 lứa đẻ/năm, từ 5 -10 con/ lứa. Khả năng sử dụng
thức ăn rất tốt (chi phí thức ăn hàng ngày chỉ bằng 1/5 heo nhà), nguồn thức ăn
dễ tìm và rẻ.
+ Chi phí xây dựng chuồng trại thấp.

+ Giá bán giống và sản phẩm heo rừng cao do nhu cầu thị trường trong
nước về giống và thịt heo rừng hiện nay là rất lớn.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường thì việc thuần hóa heo rừng và lai tạo với
heo nhà đang được nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi của nước ta nghiên
cứu và ứng dụng.
1.4. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.4.1. Tình hình dân số và lao động
Theo số liệu niên giám thống kê năm 2005, toàn tỉnh có 1.600.400 người,
trong đó nam là 761.000 người chiếm 48,7%, nữ là 801.400 người chiếm 51,3%.
Dân số ở thành thị là 393.000 người chiếm 25,2%, nông thôn là 1.169.400 người
chiếm 74,8%, mật độ dân số là 259,4 người/km2 và dân số trong độ tuổi lao
động chiếm khoảng 793.687 người chiếm 50,8% dân số toàn tỉnh.
18
Như vậy, tỉnh Bình Định là tỉnh nông nghiệp (dân số ở nông thôn chiếm
74,8% còn dân số ở thành thị chỉ chiếm 25,2%). Dân số trong độ tuổi lao động
khá cao ( 50,8%) đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền kinh tế.
1.4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.4.2.1. Trồng trọt
Sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 674.856 tấn, sản lượng sắn
292.244,1 tấn, sản lượng lạc 23.056,3 tấn, sản lượng mía 129.317,2 tấn, sản
lượng rau các loại 238.593,2 tấn, sản lượng đậu các loại 2.522,8 tấn(2010). Sản
xuất các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả đạt cũng đạt được số lượng
đáng kể.
1.4.2.2. Chăn nuôi
Đàn trâu 19.355 con; đàn bò 276.484 con, tỷ lệ bò lai ước cả năm chiếm
65% tổng đàn; đàn heo 569.373 con; đàn gia cầm 5.619.200 con. Sản lượng thịt
hơi các loại xuất chuồng 116.611 tấn; trong đó: sản lượng thịt bò hơi xuất
chuồng 21.910 tấn, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng 84.127 tấn, sản lượng thịt
gia cầm xuất chuồng 9.659 tấn và sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 914 tấn.
1.4.2.3. Lâm nghiệp

Thực hiện hoàn thành kế hoạch chăm sóc rừng 9.567,09 ha (trong đó:
Chăm sóc rừng phòng hộ 2.037,94 ha, chăm sóc rừng sản xuất 7.529,15 ha);
khoán quản lý bảo vệ rừng 37.138 ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 50.412
ha).Thực hiện trồng rừng tập trung 6.583 ha. Trong đó: trồng rừng phòng hộ là
874 ha, trồng rừng môi trường cảnh quan 104,8 ha, trồng rừng khu kinh tế Nhơn
Hội 195,8 ha, trồng rừng ngập mặn 30 ha, trồng rừng sau khai thác ti tan 27,9 ha;
trồng rừng sản xuất 4.366,5 ha … Tỷ lệ độ che phủ của rừng ước đạt 45,7%
(năm 2009 là 43,5 %).
19
1.4.2.4. Thủy sản
Sản lượng khai thác thủy sản 140.224 tấn; trong đó: Sản lượng khai thác
thủy sản biển đạt 132.000 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 8.224 tấn (riêng sản
lượng tôm nuôi 5.210 tấn).Tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh công tác bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản nhất là phong trào toàn dân tham gia bảo vệ nguồn
lợi thủy sản; triển khai mô hình cộng đồng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản khu vực đầm Thị Nại, đầm Trà Ô, ven biển xã Nhơn Hải; duy
trì phong trào thả tôm, cá giống ra đầm, ra biển…
1.4.2.5. Về chế biến nông, lâm, thủy sản xuất khẩu
Về xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu là gạo nếp các loại 89.882 tấn, sắn lát
114.907 tấn, tinh bột sắn 2.400 tấn, với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là
65.642 ngàn USD .
Về xuất khẩu hàng lâm sản chủ yếu là dăm bạch đàn 324.784 tấn, gỗ tinh
chế các loại 127.219 m3, với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 218.231 ngàn
USD.
Về xuất khẩu hàng thủy sản chủ yếu là hải sản các loại 594 tấn, yến sào
409 kg, với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 38.221 ngàn USD.
1.4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh
Bình Định
1.4.3.1. Thuận lợi
- Tỉnh có nguồn lao động dồi dào (dân số trong độ tuổi lao động chiếm

trên 50%). Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế.
- Trên địa bàn toàn tỉnh nguồn thức ăn chăn nuôi từ ngành trồng trọt, thủy
sản… với sản lượng khá dồi dào như: Sản lượng cây có hạt ước đạt 674.856 tấn,
sản lượng sắn 292.244,1 tấn, sản lượng lạc 23.056,3 tấn, sản lượng khai thác
20
thủy sản đạt 140.224 tấn. Nếu được áp dụng các kỹ thuật chế biến hợp lý sẽ giải
quyết được vấn đề thức ăn cho việc chăn nuôi.
- Công tác thú y trên địa bàn tỉnh được đảm bảo dưới sự chỉ đạo của chi
cục thú y tỉnh. Có cán bộ thú y có năng lực, giàu kinh nghiệm và tinh thần trách
nhiệm cao đảm bảo chủ động được việc phòng, chống khi dịch bệnh xảy ra.
- Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc – Nam ( trên cả 3 tuyến: Quốc
lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và đường hàng không nội địa). Đây là điều kiện rất
thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn - hoá - xã hội giữa các vùng miền đặc
biệt trong việc phân phối các sản phẩm nông nghiệp trong cả nước.
- Những năm gần đây tỉnh có nhiều chính sách để phát triển nền kinh tế
nông nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi, thực hiện phát triển nhanh số
lượng đàn vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh để kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường
đồng thời tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với từng điều
kiện của địa phương, góp phần quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.
1.4.3.2. Khó khăn
Điều kiện khí hậu thời tiết không thuận lợi làm ảnh hưởng đến việc phát
triển chăn nuôi heo, cây rau, màu, cây lương thực sản xuất theo mùa vụ làm ảnh
hưởng đến nguồn thức ăn cho đàn heo.
Nền kinh tế – xã hội còn nghèo kỹ thuật sản xuất lạc hậu, chưa tận dụng
hết các phụ phẩm của ngành trồng trọt sử dụng trong chăn nuôi.
Công nghệ chế biến thức ăn gia súc chưa phát triển, sản phẩm thô xuất
khẩu còn nhiều.
21
Thị trường không ổn định, sản xuất thiếu kế hoạch và dịch bệnh thường

xuyên xảy ra nhất là dịch (LMLM) làm ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi
heo.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các trang trại và hộ gia đình chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh, các
vấn đề liên quan đến hiệu quả chăn nuôi heo rừng.
- Tập trung phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả chăn nuôi heo rừng tại
Bình Định.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
* Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Bình Định.
22
Tiến hành điều tra tình hình ở 3 trang trại chăn nuôi heo rừng trên địa bàn
tỉnh Bình Định:
 Trang trại heo rừng của ông Phan Đình Chạng. Địa chỉ: Hội Bình – Nhơn
Hội – Quy Nhơn – Bình Định.
 Trang trại của ông Lê Phước. Địa chỉ: Phước Mỹ - TP. Quy Nhơn.
 Trạm chăn nuôi gia súc lớn và đồng cỏ Long Mỹ. Địa chỉ: Phước Mỹ - TP.
Quy Nhơn.
* Thời gian nghiên cứu: Tiến hành điều tra từ tháng 1/2011 đến tháng
4/2011.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh
Bình Định qua các năm.
2.3.2. Tìm hiểu đặc điểm một số giống heo rừng đang được nuôi trên địa
bàn tỉnh Bình Định.
2.3.3. Đánh giá thực trạng chăn nuôi heo rừng tại một số trang trại hộ gia
đình trên địa bàn tỉnh.
2.3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi heo rừng và

đưa ra các ưu nhược điểm nhằn góp phần hoàn thiện quy trình chăn nuôi heo
rừng theo chuẩn mực để áp dụng cho nhiều vùng nông thôn trong tỉnh.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát nông hộ
Sử dụng phiếu điều tra nông hộ, tìm hiểu tình hình chăn nuôi heo rừng ở
các nông hộ điều tra.
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn trao đổi trực tiếp với hộ nông dân.
23
2.4.3. Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập tất cả các thông tin có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong
các tài liệu như: Sách , báo , giáo trình, các công trình nghiên cứu có liên quan,
internet…
2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu thu được qua điều tra được xử lý trên máy vi tính ở phần mềm
Microsof Office Excel theo phương pháp thống kê sinh vật học.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO RỪNG CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH QUA
CÁC NĂM GẦN ĐÂY
3.1.1. Tình hình chung
Heo rừng là động vật nuôi hoang dã, có phẩm chất thịt thơm ngon đặc
trưng, da dày và giòn, nhiều nạc, ít mỡ, ít dịch bệnh… Chính vì vậy đã làm giá
trị của thịt heo rừng khá cao, cao gấp nhiều lần so với thịt heo nhà.
24
Hơn nữa người ta còn quan niệm rằng được ăn thịt heo rừng đầu năm sẽ là
người gặp nhiều may mắn. Vì vậy trong các dịp lễ tết , đám cưới… thịt heo rừng
là món không thể thiếu.
Trong những năm gần đây thịt heo rừng rất được ưa chuộng và có giá rất
cao. Đàn heo rừng của tỉnh trong những năm gần đây có chiều hướng tăng đáng

kể. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Nuôi heo rừng rất dễ, heo rừng là loại động vật ăn tạp nên có khả năng sử
dụng nhiều loại thức ăn khác nhau mà không cần qua chế biến gì nhiều. Chính
vì vậy nó tiết kiệm được nhiều chi phí mà hiệu quả kinh tế đem lại rất cao. Thấy
được điều đó nhiều người dân trong tỉnh đã tiến hành nuôi giống heo đặc sản
này.
Nuôi heo rừng ở tỉnh Bình Định bắt đầu vào khoảng 8 năm trước đây
nhưng mãi đến năm 2007 nghề nuôi heo rừng mới được lan rộng trong địa bàn
toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh này chỉ mang tính tự phát, chưa có sự
quản lý của các cấp cơ quan. Đến năm 2008 mới được chi cục kiểm lâm tỉnh
Bình Định quản lý về số lượng các trại nuôi và số lượng heo rừng nuôi.
Heo rừng là loài động vật hoang dã, vì vậy việc nuôi chúng cần phải có sự
quản lý của các cơ quan chức năng như về việc đăng ký nuôi. Để tránh tình trạng
săn bắn bừa bãi làm cạn kiệt loài động vật hoang dã này.
Việc chăn nuôi heo rừng của tỉnh cũng chỉ mới ở mức khởi đầu nên nhu
cầu nuôi giống là đang rất cao. Các trang trại trên địa bàn tỉnh hầu như đều tiến
hành nuôi giống để cung cấp cho thị trường.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra các trại nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh
Bình Định, kết quả được trình bày ở bảng 3.1 như sau:
25

×