Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn đen trên địa bàn xã hạ thôn huyện hà quảng tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.05 KB, 75 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và gần 4
tháng thực tập tại cơ sở, được sự giúp đỡ và dạy bảo ân cần của các thầy cô giáo
trong trường, đặc biệt là thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT, đến nay em đã
hoàn thành khóa học và khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế
của các hộ chăn nuôi lợn đen trên địa bàn xã Hạ Thôn huyện Hà Quảng tỉnh
Cao Bằng”
Để hoàn thành khóa học và khóa luận tốt nghiệp này em đã nhận được sự
quan tâm của nhà trường, của khoa Kinh tế & PTNT, UBND xã Hạ Thôn, các hộ
gia đình trong xã, bạn bè, người thân, gia đình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo Th.s Nguyễn Thị Hiền Thương đã
hướng dẫn tận tình giúp em trong khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ xã Hạ Thôn, huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng cùng cán bộ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình
thực hiên đề tài.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian
qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 06 năm 2014
Sinh viên
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt Nghĩa
1 BHXH Bảo hiểm xã hội
2 BHYT Bảo hiểm y tế
3 BQ Bình Quân
4 CC Cơ cấu
5 CN Chăn nuôi
6 CP Chi phí
7 ĐB Đồng bằng
8 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long


9 HQKT Hiệu quả kinh tế
10 HQ Hiệu quả
11 KTXH Kinh tế xã hội
12 PTNT Phát triển nông thôn
13 QML Quy mô lớn
14 QMN Quy mô nhỏ
15 QMV Quy mô vừa
16 TH Tập huấn
17 THCS Trung học cơ sở
18 TTNC- XD Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng
19 XC Xuất chuồng
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Bố cục khóa luận 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 4
1.1.2. Cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn đen 8
1.2. Cơ sở thực tiễn 15
1.2.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ thịt lợn trên thế giới 15
1.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại Việt Nam 17
1.2.3. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 19

1.2.4. Bài học kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn 19
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
iii
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 21
2.2. Nội dung nghiên cứu 21
2.3. Câu hỏi nghiên cứu 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu 21
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 22
2.4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 25
2.4.3. Phương pháp phân tích số liệu 25
2.4.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 26
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 30
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn xã Hạ Thôn 35
3.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn đen tại xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng,
tỉnh Cao Bằng 36
3.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn đen tại xã 36
3.2.2. Tình hình tiêu thụ lợn đen tại xã Hạ Thôn 38
3.2.3. Một số chính sách của xã khuyến khích chăn nuôi lợn đen 38
3.3. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn đen của các hộ điều tra 38
3.3.1. Tình hình chung của các hộ điều tra 38
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Bố cục khóa luận 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 4
1.1.2. Cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn đen 8
1.2. Cơ sở thực tiễn 15
1.2.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ thịt lợn trên thế giới 15
Bảng 1.1: Diễn biến số lượng đàn lợn trên thế giới qua 3 năm 2009- 2011 16
Bảng 1.2: Sản lượng thịt lợn của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên thế giới qua 4 năm
(2007-2010) 16
1.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại Việt Nam 17
Bảng 1.3: Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ở Việt Nam qua 3 năm (2010 – 2012) 17
Bảng 1.4: Số lượng lợn phân theo địa phương 18
1.2.3. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 19
v
Bảng 1.5: Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Cao Bằng qua 3 năm (2011-2013) 19
1.2.4. Bài học kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn 19
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 21
2.2. Nội dung nghiên cứu 21

2.3. Câu hỏi nghiên cứu 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu 21
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 22
Bảng 2.1: Số lượng lợn đen phân theo xóm trên địa bàn xã Hạ Thôn (2013) 22
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn phân loại quy mô chăn nuôi 24
Bảng 2.3: Số mẫu điều tra 24
Bảng 2.4: Chọn mẫu điều tra phân theo quy mô 25
2.4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 25
2.4.3. Phương pháp phân tích số liệu 25
2.4.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 26
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã năm 2011- 2013 29
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 30
Bảng 3.2: Tình hình canh tác một số loại cây trồng trên địa bàn xã trong năm qua
(2013) 31
vi
Bảng 3.3: Hiện trạng dân số xã Hạ Thôn năm 2013 32
Bảng 3.4: Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã năm 2013 33
Bảng 3.5: Số lớp học, giáo viên, học sinh trên địa bàn xã 33
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn xã Hạ Thôn 35
3.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn đen tại xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng,
tỉnh Cao Bằng 36
3.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn đen tại xã 36
Bảng 3.6: Tình hình phát triển chăn nuôi lợn đen của xã Hạ Thôn trong ba năm (2011-
2013) 37
3.2.2. Tình hình tiêu thụ lợn đen tại xã Hạ Thôn 38
3.2.3. Một số chính sách của xã khuyến khích chăn nuôi lợn đen 38

3.3. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn đen của các hộ điều tra 38
3.3.1. Tình hình chung của các hộ điều tra 38
Bảng 3.8: Tình hình nhân lực của các hộ chăn nuôi lợn đen 39
Bảng 3.9: Điều kiện cơ cấu sản xuất trong các hộ chăn nuôi lợn đen xã Hạ Thôn 40
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi của nước
ta đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, dần đáp ứng được mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng: Giảm tỷ trọng
ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Với nhiệm vụ cung cấp nguồn thực
phẩm không thể thiếu hàng ngày như thịt, trứng, sữa… cho con người, cung cấp sức
kéo và phân bón cho trồng trọt, nguồn nguyên liệu cho chế biến, cung cấp hàng hóa
cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi có một vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu
trong đời sống kinh tế xã hội.
Trong chăn nuôi thì chăn nuôi lợn khá phổ biến. Chăn nuôi lợn có từ rất lâu
và ngày càng phát triển bởi đặc tính riêng biệt như kỹ thuật nuôi đơn giản, khả năng
thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đó chăn nuôi lợn còn tận dụng được các phụ phẩm từ
sinh hoạt, các sản phẩm từ ngành trồng trọt, tận dụng được nguồn lao động sẵn có
của gia đình ở mọi lứa tuổi.
Nền kinh tế nước ta dần phát triển kèm theo cuộc sống của người dân được
cải thiện, nhu cầu của người dân ngày càng đa dạng hơn. Người dân có xu hướng
tiêu dùng những thực phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Riêng đối với thịt lợn, hiện nay người tiêu dùng ưa chuộng các loại sản phẩm tươi
sạch, chất lượng thịt đảm bảo.
Lợn đen là loài vật từ lâu đã quen thuộc với người dân vùng núi, lợn đen dễ
nuôi, khả năng sống khỏe, chống chịu tốt với khí hậu khắc nghiệt và địa hình của
miền núi. Bằng việc đưa các mô chăn nuôi lợn đen tại các địa phương vùng núi,
nông thôn đã đạt những hiệu quả đáng kể.
Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh địa phương để giúp người dân vươn lên

thoát nghèo, tiến tới làm giàu, huyện Hà Quảng đã triển khai thực hiện một số mô
hình chăn nuôi lợn đen tại vùng Lục Khu và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, để phát triển chăn nuôi lợn đen theo hướng bền vững, ngành chức năng
cần có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa để hỗ trợ người chăn nuôi.
Hiện nay trong cơ cấu kinh tế nông thôn của xã Hạ Thôn ngành nông nghiệp
vẫn chiếm tỷ lệ cao. Trong đó chăn nuôi giữ một vai trò khá quan trọng với các hộ
1
trên địa bàn xã đặc biệt là chăn nuôi lợn đen. Chăn nuôi lợn đen phù hợp với điều
kiện của đa số các hộ gia đình như có diện tích đất rộng, nguồn thức ăn dồi dào,
nguồn lao động sẵn có. Chính vì vậy chủ trương những năm tới của xã là tăng quy
mô chăn nuôi nhất là theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của con người cũng như các hộ nông dân trên địa bàn xã Hạ Thôn. Đây là
một hướng đi mới, xã đã có những hỗ trợ cho các gia đình tham gia vào mô hình
nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho các hộ nông dân phát triển và mở rộng
diện tích chăn nuôi.
Bằng việc đưa các mô chăn nuôi lợn đen tại các địa phương vùng núi, nông
thôn đã đạt những hiệu quả đáng kể. Các mô hình, vật nuôi đã được đưa về tận các
thôn, xã… tạo điều kiện phát triển cho người nông dân. Vậy làm sao để nghề chăn
nuôi lợn ngày một được nhân rộng ra nhiều địa phương, làm sao để nghề là một hướng
đi mới nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân không chỉ có trong huyện Hà Quảng
mà còn mở rộng ra nhiều địa phương khác, làm thế nào cho nghề trở thành một giải
pháp thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.
Trước tình hình đó, đề khắc phục được những khó khăn, thực trạng trên tôi
đi tới thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn đen tại xã
Hạ Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn đen của các hộ
nông dân trên địa bàn xã Hạ Thôn huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng. Từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân chăn nuôi lợn

đen tại xã.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi lợn đen trên địa bàn xã Hạ Thôn.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về lợn đen và hiệu quả kinh tế.
- Tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn đen của các hộ nông
trên địa bàn xã.
- Đưa ra những định hướng, giải pháp khả thi để năng cao hiệu quả trong
chăn nuôi và tiêu thụ lợn.
2
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học
và làm quen dần với công việc thực tế.
- Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp
nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể.
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa
học.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp một phần vào việc đánh giá sát thực
hơn về chăn nuôi giống lợn đen tại địa phương. Đề tài còn cho người dân thấy được
hiệu quả kinh tế của lợn đen. Đồng thời giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương có căn
cứ để xây dựng chính sách phát triển mô hình này tại địa phương nói riêng và nông
sản phẩm hàng hóa trên địa bàn huyện nói chung. Đề tài còn giúp cho cán bộ khuyến
nông có căn cứ để khuyến cáo các hộ nông dân.
4. Bố cục khóa luận
Khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 4 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG

CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN ĐEN TẠI XÃ HẠ THÔN
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của
con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao
hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất phát từ
những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều
quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Theo GS.TS Ngô Đình Giao:“HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa
chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước”
1
.
Hiệu quả kinh tế theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối
một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành” và đó
cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả.”.
Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của
người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội”
2
.
Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả:
hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế
3
.

Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu
vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xét tình hình
sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản
xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng
chi phí thêm vầ đầu vào hay nguồn lực.
1
Ngô Đình Giao (1997).
2
Cac Mac (1962).
3
M.J.Farrell (1957).
4
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giái trị đều tính đến
khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ
tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra
là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh này được xém xét về cả
hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất
nào đó đạt được hiệu quả cao chính là đã đạt được mối quan hệ tương quan tối ưu
giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến
động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó. Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối. Quan điểm
này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của
việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm.
Như vậy: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh

tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ
khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản
xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
1.1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
HQKT được phân chia ra nhiều cách khác nhau tùy theo khía cạnh cần phản ánh.
- Căn cứ vào yếu tố cấu thành, chia ra hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối
và hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị hi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ
thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất.
+ Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá thành sản phẩm
và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm được trên một đồng
chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Như vậy, hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ
thuật có tính đến yếu tố giá cả đầu vào và đầu ra.
+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Chúng có mối quan hệ như sau:
5
Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân phối.
- Theo mức độ khái quát, hiệu quả kinh tế chia ra:
+ Hiệu quả kinh tế: Là so sánh giữa kết quả kinh tế với chi phí phân bổ để
đạt được kết quả đó.
+ Hiệu quả xã hội: Là kết quả của các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh
công ích, phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội như tạo việc làm, xóa đói giảm
nghèo, giảm tệ nạn xã hội.
+ Hiệu quả môi trường: Thể hiện ở việc bảo vệ tốt hơn môi trường như tăng
độ che phủ mặt đất, giảm ô nhiễm nước, không khí…
Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất, nhưng khổng
thể bỏ qua hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Vì vậy khi nói tới hiệu quả kinh
tế, người ta thường có ý bao hàm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
- Theo phạm vi, hiệu quả kinh tế chia ra:

+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.
+ Hiệu quả kinh tế ngành: Tính riêng cho từng ngành: Trồng trọt, chăn nuôi
hay hẹp hơn.
+ Hiệu quả kinh tế vùng: Tính cho từng vùng.
+ Hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, các yếu tố đầu vào
4
.
1.1.1.3. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả
kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao
hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu
chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã
lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau thì tiêu
chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau.
Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thỏa
mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra.
Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá
hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra.
4
Nguyễn Hữu Ngoan (2005)
6
1.1.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Thực chất hiệu quả kinh tế là việc nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết
kiệm lao động xã hội. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của từng đơn vị cần xác
định những vấn đề sau:
Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh được đánh giá là có đạt hay không?
Tăng hay giảm? Thấp hay cao? Cần phải so sánh mức thực tế đạt được với một mốc
nào đó. Tùy theo mục đích đánh giá và điều kiện tài liệu cho phép người ta có thể
sử dụng một mốc hoặc kết hợp các mốc so sánh sau đây:

- Mức hiệu quả theo thiết kế hoặc tiềm năng. Mức tiềm năng của từng thời kỳ
có thể cao hoặc thấp hơn mức thiết kế ban đầu.
- Mức kế hoạch hay định mức.
- Mức kỳ trước, hay một kỳ nào đó đã thực hiện trước đây.
- Mức trung bình hay tiên tiến trong ngành.
- Mức thực tế của đơn vị khác, doanh nghiệp khác, ngành khác, địa phướng
khác hay một quốc gia khác.
Các mốc so sánh trên đây là căn cứ thực tiễn để đánh giá toàn diện hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hay sản phẩm. Việc so sánh hiệu quả kinh
tế theo các mốc so sánh này gọi là cách đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất
kinh doanh ở trạng thái động.
Tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh trong trạng
thái động, chúng ta còn đánh giá hiệu quả ở trạng thái tĩnh, nghĩa là không so sánh
với một mốc nào mà vẫn biết được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không
hiệu quả. Trong trường hợp này rõ ràng cần dựa vào các tiêu chí cụ thể. Tùy vào
mục đích kinh doanh, yêu cầu quản lý và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi
quốc gia mà các tiêu chí này có khác nhau. Ở nước ta, đối với doanh nghiệp, nhất là
doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra 6 tiêu chí để đánh giá các
doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả.
Cụ thể là:
- Bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, trích khấu hao TSCĐ theo
đúng quy định của chế độ hiện hành.
7
- Kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thuê sử dụng vốn và lập đủ các quỹ doanh
nghiệp (dự phòng tài chính, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, đầu tư phát
triển, phúc lợi…).
- Nộp đủ tiền BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định.
- Nộp đủ các loại thuế theo luật định.
- Trả lương cho người lao động tối thiểu phải bằng mức bình quân của các
doanh nghiệp trên cùng địa bàn.

Đối với sản phẩm cụ thể, tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế có thể dựa vào
quy mô sản xuất sản phẩm đó, công nghệ sản xuất hay quy trình kỹ thuật, mức đầu
tư thâm canh, loại hình sản xuất hay tổ chức sản xuất
5
.
1.1.2. Cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn đen
1.1.2.1. Khái niệm
Chi lợn (hay chi Heo theo phương ngữ miền Nam của tiếng Việt) là một chi
động vật móng guốc có nguồn gốc ở đại lục Á - Âu được gộp nhóm tổng thể với
danh pháp khoa học là Sus, thuộc họ Lợn (Suidae). Lợn rừng đã được thuần hóa và
nuôi như là một dạng gia súc nuôi để lấy thịt cũng như da. Các sợi long cứng của
chúng còn được sử dụng để làm một số loại bàn chải, da chúng có thể dùng để sản
xuất bóng bầu dục. Ngoài ra, phân của lợn nhà cũng được dùng làm phân chuồng để
cải tao đất
6
.
1.1.2.2. Ý nghĩa, vai trò của việc phát triển chăn nuôi lợn đen
Đáp ứng nhu cầu của con người
Lợn là loài cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, 1
gam thịt lợn nạc cung cấp khoảng 22% nhu cầu protein. Sản lượng thịt lợn sản xuất
ra cao hơn nhiều so với các loại gia súc khác, chiếm 80% tổng số thịt được tiêu thụ
ở nước ta. Mặt khác nền kinh tế phát triển càng mạnh, đời sống của người dân càng
được nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của các loại thực phẩm có chất lượng cao
ngày càng được gia tăng, đặc biệt là các loại thực phẩm được chế biến từ các giống
lợn đen. Ưu điểm của các giống lợn này là thịt thơm ngon, có hương vị đặc trưng và
khả năng chống chịu bệnh tật tốt
7
. Hiện nay ngành chăn nuôi lợn đã nhập nhiều
giống mới như lợn Landrace, lợn Yorkshire, lợn Duroc, … và đã đáp ứng phần lớn
5

Vũ Thị Ngọc Phùng ( 2005)
6

7
Lê Viết Ly và cs (1999)
8
nhu cầu cho con người. Những giống lợn nhập cho năng suất cao và thời gian nuôi
ngắn nhưng chất lượng lại kém hơn so với giống lợn đen. Mặt khác, từ tháng
8/2013 đến nay, dịch bệnh thường xuyên xảy ra dẫn đến số lượng đàn giống nhập
nội giảm mạnh, nhiều hộ chăn nuôi bị thua lỗ, hiệu quả sản xuất thấp. Với những
nguyên nhân đó các giống lợn đen đang được đầu tư phát triển do chúng có thể đáp
ứng được các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng và người chăn nuôi.
Đóng góp vào quỹ gen động vật Việt Nam
Giống lợn đen thường có tầm vóc nhỏ nhưng mang những đặc điểm di truyền
quý giá. Đó là khả năng sử dụng các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng, khả năng
chống chịu các bệnh nhiệt đới nhất là bệnh ký sinh trùng. Phẩm chất thịt tốt, thơm,
ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Một số khác thích nghi với các vùng núi
cao và nhiệt độ tương đối thấp như lợn Mường Khương và một số quen chịu với
môi trường ẩm ướt như lợn Ỉ,… Đó là các tính trạng có ý nghĩa quan trọng trong
khoa học chăn nuôi lợn ở Việt Nam. Nếu không có các biện pháp bảo tồn các vốn
gen quý đó, một lúc nào đó các giống lợn đen sẽ bị mai một dần hoặc mất đi
8
.
1.1.2.3. Phân loại lợn ở Việt Nam
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, cùng với đó
ngành chăn nuôi cũng được hình thành từ khá sớm. Số lượng các giống vật nuôi của
nước ta cũng rất phong phú và đa dạng. Trong đó, lợn là loài có khả năng lợi dụng
tốt các phụ phế phẩm nông công nghiệp, khả năng sinh sản khá cao, quay vòng khá
nhanh và cho phân bón tốt. Do đó chăn nuôi lợn luôn là ngành chăn nuôi chủ yếu
của Việt Nam. Lợn được nuôi ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp, đặc biệt là

các vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng
bằng sông Cửu Long. Các giống lợn ở nước ta khá phong phú chiếm khoảng
20,57% tổng số giống vật nuôi bản địa của Việt Nam. Trải dài từ Bắc đến Nam đều
có những giống lợn bản địa đặc trưng cho từng miền, từng vùng. Theo thống kê,
Việt Nam có tới 20 giống lợn bản địa như lợn Ỉ, lợn Móng Cái, lợn Thuộc Nhiêu,
lợn Hung (Hà Giang), lợn Vân Pa (Quảng Trị), lợn Mường Khương (Lào Cai), lợn
Táp Ná (Cao Bằng), lợn Lửng Phú Thọ, lợn đen Mường Lay (Điện Biên),… Các
giống lợn bản địa chủ yếu được bà con các dân tộc miền núi khắp các vùng từ
Móng Cái (Quảng Ninh) qua dãy Trường Sơn đến Bình Phước lưu giữ và chăn nuôi
8
Lê Viết Ly và cs (2003)
9
ở quy mô nhỏ với phương thức thả rông. Các giống lợn bản địa ở nước ta có sự
phân bố đa dạng và những đặc điểm ngoại hình rất riêng, đặc trưng cho từng giống
và từng vùng khác nhau.
Lợn Lửng: Là giống lợn của một số thôn bản của các xã vùng sâu, vùng xa
như Xuân Sơn, Vĩnh Tiền, Yên Sơn, Đông Cửu (Phú Thọ). Chúng có một số đặc
điểm như tầm vóc nhỏ, toàn thân đen tuyền, trán nhô, mặt phẳng, mõm dài, tai
chuột, chân nhỏ. Thịt lợn Lửng thơm và ngon như thịt lợn rừng.
Lợn đen Mường Lay (Điện Biên): Đây là giống lợn đen phàm ăn, phát triển
mạnh, thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt, khả năng chống chịu bệnh cao. Lợn
đen Mường Lay có khả năng sinh sản tốt, mỗi lứa đẻ trung bình 12-15 con, thậm chí
tới 20 con/lứa. Nuôi lợn đen Mường Lay ít tốn thức ăn nhưng chúng vẫn lớn đều,
thịt săn chắc, thơm và ngọt. Do đó thịt của chúng được coi là thực phẩm sạch và
được nhiều người ưa chuộng.
Lợn Mường Khương: Là giống lợn địa phương có từ lâu đời, gắn liền với đời
sống người H’Mông và được nuôi nhiều nhất ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào
Cai. Lợn có màu lông đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu đuôi và ở chân, lông
thưa và mềm. Đa số lợn có tầm vóc to cao, bốn chân khỏe, lưng ít võng, mõm thẳng
và dài. Ở các lứa tuổi khác nhau, tỉ lệ thịt và mỡ của lợn cũng khác nhau. Đặc điểm

nổi bật của giống lợn này là có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện chăn thả ở
các vùng núi cao. Có thể sử dụng các ưu điểm này để lai tạo nhằm nâng cao tầm
vóc của lợn địa phương có trọng lượng nhỏ.
Lợn Ỉ: Có nguồn gốc ở miền Bắc Nam Định, hiện giống lợn này đang ở trong
tình trạng nguy kịch và chỉ còn sót lại ở một số xã của tỉnh Thanh Hoá. Qua một
thời gian dài, giống lợn Ỉ mỡ đã tạp giao với các nhóm giống lợn khác và trở thành
giống lợn Ỉ ngày nay với hai loại hình chính là Ỉ mỡ và Ỉ pha. Chúng có một số đặc
điểm ngoại hình chung như da đen, lông ngắn và thưa, đầu to, lưng thẳng, bụng xệ
và chân thấp. Lợn Ỉ có những đặc điểm di truyền quý giá như thành thục sớm, mắn
đẻ, khéo nuôi con, khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô xanh, khả năng chống
chịu bệnh tốt.
Lợn Móng Cái: Là giống lợn nội được hình thành và phát triển lâu đời ở
vùng Đông Bắc Việt Nam. Trước đây Móng Cái và Ỉ là hai giống lợn nội chính
được nuôi và phát triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và miền Trung
10
nước ta. Có thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà) và Tiên Yên (Đông Triều)
của tỉnh Quảng Ninh là nguồn cội của giống lợn Móng Cái. Do đặc điểm sinh sản
tốt nên từ những năm 60 – 70 trở đi lợn Móng Cái đã lan nhanh ra khắp đồng bằng
Bắc Bộ làm cho vùng nuôi lợn Ỉ bị thu hẹp dần. Từ sau 1975 giống lợn này được lan
nhanh ra các tỉnh miền Trung kể cả phía Nam. Lợn Móng Cái có một số đặc điểm
như đầu đen, có điểm trắng giữa trán, lưng và mông có mảng đen kéo dài hình yên
ngựa, đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, lưng võng, bụng hơi xệ. Ưu điểm của
giống lợn này là sớm thành thục về tính dục, sinh sản tốt, nuôi con khéo.
Lợn Cỏ: Đây là giống lợn đặc trưng của một số vùng đất nghèo ở miền
Trung, chủ yếu ở các tỉnh khu Bốn cũ. Trước những năm 60, giống lợn này thấy
nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, khu vực Bình Trị Thiên. Do lợi ích kinh tế thấp
và nhất là sau khi có chủ trương phổ biến rộng giống lợn Móng Cái ra các tỉnh miền
Trung thì đàn lợn này bị thu hẹp nhanh và gần như tuyệt chủng. Lợn Cỏ có tầm vóc
nhỏ, nhỏ hơn so với các giống lợn nội như lợn Móng Cái, lợn Ỉ. Đại đa số là lợn
lang trắng đen, mõm dài, xương nhỏ, bụng xệ. Đây là loại lợn mini. Có lúc người

chăn nuôi định giữ lại để tạo lợn địa phương mini do có chất lượng thịt thơm ngon.
Tuy nhiên do giá trị kinh tế thấp nên con người đã bỏ giống lợn này trước khi có ý
đồ bảo tồn chúng.
Lợn Sóc: Là giống lợn thuần rất lâu đời và duy nhất được dân địa phương
nuôi, gắn bó với đời sống kinh tế và văn hoá của đồng bào Tây Nguyên. Hình dáng
lợn Sóc rất gần với lợn rừng, tầm vóc nhỏ, mõm dài, hơi nhọn và chắc, thích hợp
với đào bới kiếm thức ăn. Da thường dày, lông đen, dài, có bườm dài và dựng đứng.
Chân nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn. Ưu điểm của lợn Sóc là có khả năng tự kiếm thức
ăn trên các loại địa hình khác nhau, khả năng làm tổ, đẻ con và nuôi con nơi hoang
dã không cần sự can thiệp của con người. Thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở
Cao Nguyên với độ cao > 500m so với mặt biển, khả năng chống chịu bệnh tật cao,
nhanh nhẹn, sống thả, ít phụ thuộc vào sự cung cấp của con người.
Lợn Mẹo (Lợn Mèo Nghệ An): Lợn Mẹo được nuôi trong điều kiện thả rông
quanh năm, ít được sự chăm sóc của con người, chủ yếu ở vùng núi tỉnh Nghệ An,
tập trung nhiều ở hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương. Sau các cuộc điều tra giống
những năm 60 lợn Mẹo được phổ biến dần xuống các huyện đồng bằng Nghệ An
(Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn) và con đực được lai với các giống địa phương để
11
nuôi kinh tế. Tầm vóc to, thể hình cứng cáp, bốn chân đứng thẳng, khả năng chống
chịu bệnh tốt – đó là những đặc điểm nổi bật của giống lợn này. Đây là những đặc
điểm rất hiếm thấy ở các giống lợn bản địa ở nước ta.
Lợn Lang Hồng: Được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và thung lũng hạ lưu
sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Lợn Lang Hồng có ngoại hình tương đối
giống lợn Móng Cái. Giống lợn này vốn là loại lợn hướng mỡ nên càng béo càng di
chuyển khó khăn, chân đi cả bàn, vú quét đất. Đây là giống lợn thành thục về tính
sớm, chịu đựng kham khổ và có khả năng sinh sản tốt.
Lợn Thuộc Nhiêu: Lợn Thuộc Nhiêu một thời là giống lợn nổi tiếng ở vùng
Tiền Giang, Long An và vùng phụ cận thành phố Hồ Chí Minh. Lợn Thuộc Nhiêu
là giống lợn lai giữa lợn ngoại với lợn nội được hình thành từ hằng trăm năm trước
đây và được phát triển trong sản xuất ở nhiều vùng. Hiện giống lợn này được phát

triển rộng rãi các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Đồng Nai, Bình Thuận,
Cần Thơ, Sóc Trăng, Đa số lợn có tầm vóc khá, có thể chất thanh sổi, thân hình
vuông, thấp, lưng hơi oằn, mông vai nở, chân thấp, yếu, đi ngón, móng xoè, đuôi
ngắn. Với việc gia tăng máu ngoại thông qua lai với lợn Yorkshire đực, lợn Thuộc
Nhiêu ngày càng có ngoại hình và đặc điểm của lợn Yorkshire. Tuy nhiên do tính
chất của giống lai và phương thức nuôi nên lợn Thuộc Nhiêu có nhiều mỡ hơn.
Lợn Ba Xuyên: Lợn Ba Xuyên tập trung nhiều ở tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay,
giống lợn này phân bố rải rác ở các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên
Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Lợn Ba Xuyên thích hợp với vùng lúa
đồng bằng sông Cửu Long, nơi nhiều thức ăn tinh giàu năng lượng nên hình thành
giống lợn to, nhiều mỡ. Phần lớn lợn Ba Xuyên có cả bông đen và bông trắng trên
cả da và lông, phân bố xen kẽ nhau. Đầu to vừa phải, mặt ngắn, mõm hơi cong, trán
có nếp nhăn, tai to vừa và đứng. Bụng to nhưng gọn, mông rộng, chân ngắn, móng
xoè, chân chữ bát và đi móng, đuôi nhỏ và ngắn. Lợn Ba Xuyên có khả năng cho
thịt khá cao, tuy nhiên chất lượng thịt chưa cao do mỡ lưng khá dày và diện tích cơ
thăn chưa lớn.
Lợn Phú Khánh: Được phân bố chủ yếu ở tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Lợn
Phú Khánh có da lông màu trắng tuyền, lông hơi thưa, da mỏng, đầu nhỏ, mõm
cong vừa phải, tai đứng hướng về phía trước, lưng thẳng, bụng to nhưng không xệ,
12
ngực sâu, chân chắc khoẻ nhưng đi bàn. Lợn có tầm vóc to trung bình, khả năng sản
xuất thịt tốt .
Lợn đen Lũng Pù (Lợn Mèo Vạc, Hà Giang): Là giống lợn quý của người
Mông, có tầm vóc to lớn. Chúng có lông đen, dày và ngắn, da thô, tai nhỏ cụp
xuống, mõm dài trung bình. Giống lợn này mang những đặc điểm quý như khả năng
thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, dễ nuôi, phàm ăn,
sức đề kháng cao, tính chống chịu bệnh tốt. So sánh với các giống lợn Việt Nam, lợn
đen Lũng Pù có tốc độ tăng trọng khá cao, thịt lại thơm ngon, tuy nhiên mỡ hơi nhiều
9
.

Nhìn chung các giống lợn bản địa Việt Nam thường có tầm vóc nhỏ (ngoại
trừ lợn Mường Khương và lợn Mẹo Nghệ An), lông đen hoặc lang trắng đen, linh
hoạt. Tuy nhiên do không đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi, nhiều giống đã và
đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng như lợn Cỏ, lợn Ỉ. Ngoài ra do khả năng sinh
trưởng của giống lợn bản địa thấp và công tác giống không được chú trọng đã dẫn
đến tỉ lệ đồng huyết cao, chất lượng đàn giống bị ảnh hưởng rất lớn. Tuy vậy khả
năng sinh sản của một số giống lợn bản địa là một đặc điểm di truyền quý hiếm, đặc
biệt là hai giống lợn Móng Cái và lợn Ỉ.
1.1.2.4. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi lợn đen
Các giống lợn đen không chỉ phản ánh khả năng di truyền của giống mà còn
gián tiếp biểu hiện tập quán sản xuất của địa phương. Chúng có những ưu điểm sau:
- Khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái môi trường khắc nghiệt.
- Khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng và phù hợp
với điều kiện chăm sóc của người dân địa phương.
- Khả năng chống chịu bệnh tốt.
- Chi phí đầu tư thấp.
- Chất lượng thịt ngon.
Nếu xét về góc độ kinh tế, nhược điểm của giống lợn đen là tầm vóc nhỏ,
năng suất thấp và khó thích nghi với điều kiện sinh thái mới. Tuy nhiên, trong điều
kiện nóng ẩm và thức ăn nghèo dinh dưỡng thì đó lại là một sự thích nghi hợp lý.
Tầm vóc bé của giống lợn đen là điều kiện dễ dàng cho người chăn nuôi chấp nhận
việc tạp giao với giống ngoại để cải thiện chất lượng.
Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
9

13
Đối với ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn đen chịu ảnh hưởng nhiều
bỏi điều kiện tự nhiên, khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) có tác động trực tiếp
và gián tiếp tới vật nuôi.
Bên cạnh đó thì yếu tố đất đai, nguồn nước cũng ảnh hưởng tới sự sinh

trưởng và phát triển của lợn.
Đất đai nói chung là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất chăn nuôi như xây
dựng chuồng trại, trồng rau làm thức ăn cho lợn. Do đó, để phát triển chăn nuôi lợn
đen cần có một diện tích đủ lớn theo quy mô chăn nuôi.
Nhóm nhân tố về kỹ thuật
Giống: Cũng như rất nhiều ngành chăn nuôi khác, trong chăn nuôi lợn đen
con giống được coi là điều kiện tiên quyết để phát triển. Con giống có chất lượng
tốt sẽ đảm bảo cho phát triển của lợn sau này.
Thức ăn: Có ý nghĩa rất quan trọng đến sự sinh trưởng của lợn, chiếm 60 –
70% giá thành sản phẩm. Thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của lợn
mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thịt lợn. Việc sử dụng các khẩu phần ăn có giá trị
năng lượng, hàm lượng protein hoặc thành phần dinh dưỡng và sự cân bằng các
chất dinh dưỡng khác nhau đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn.
Phương thức nuôi: Phương thức nuôi có liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh
dưỡng, do vậy sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi. Chế độ nuôi thâm canh
với khẩu phần giàu năng lượng hoặc nuôi nhốt dẫn đến lợn phát triển nhanh nhưng
tăng tích luỹ mỡ. Ngược lại với chế độ nuôi bán thả với thức ăn giàu xơ, lợn sẽ phát
triển chậm hơn so với phương thức nuôi thâm canh nhưng tỉ lệ nạc nhiều hơn.
Nhóm nhân tố kinh tế xã hội
Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản
xuất kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đây là khâu then chốt của
sản xuất hàng hóa, thị trường chính là cầu nối giữa người sản xuất vừ người tiêu
dùng. Nó cho chúng ta biết kết quả sản xuất của một chu kỳ kinh doanh. Ngày nay,
khi đời sống kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao
đòi hỏi thị trường phải cung cấp sản phẩm thịt lợn có chất lượng cao. Đáp ứng nhu
cầu đó, người chăn nuôi đã đầu tư nuôi lợn đen hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao
chất lượng thịt và an toan song còn gặp phải nhiều khó khăn do thị trường mang lại
như biến động giá cả, các sản phẩm cạnh tranh, thay thế…Vì vậy thị trường tiêu thụ
có tác động tích cực đến chăn nuôi lợn đen.
14

Vốn sản xuất: Là điều kiện quyết định đến hành vi chăn nuôi của người dân.
Vốn được sử dụng để xây chuồng trại, mua con giống, đầu tư cho chăn nuôi, mở
rộng quy mô…Mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi lợn đen tương đối thấp
song do thời gian sinh trưởng và đặc điểm ngoại hình của lợn đen mà người dân vẫn
chưa mạnh dạn đầu tư.
Lao động: Chăn nuôi lợn đen đã có từ lâu nên người dân tích lũy được nhiều
kinh nghiệm, mặt khác để nuôi lợn đen không cần dùng kỹ thuật cap nên có thể tận
dụng mọi lao động trong gia đình kể cả lao động ngoài độ tuổi.
Nhóm nhân tố các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế hành chính bao cấp
sang nền kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan trọng.
Nó có thể khuyến khích sự phát triển của một ngành sản xuất nào đó hoặc ngược
lại, kìm hãm sự phát triển của ngành đó. Chăn nuôi lợn đen đã có nhiều chuyển biến
song vẫn rất cần sự can thiệp của Nhà nước theo hướng thúc đẩy phát triển.
Nhóm nhân tố tổ chức sản xuất
Lựa chọn một hình thức tổ chức hợp lý sẽ tạo thế mạnh cho phát triển chăn
nuôi. Trước kia, nước ta chỉ có hai hình thức sản xuất được tổ chức chủ yếu đó là
quốc doanh và tập thể. Chăn nuôi trong nông hộ chỉ được coi là sản xuất phụ, không
được chú ý đầu tư thậm chí còn bị kìm hãm. Đến năm 1986, hộ gia đình được khẳng
định như là một đơn vị kinh tế tự chủ, có điều kiện phát huy thế mạnh của mình
nhằm khai thác triệt để các tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn, tạo cho nông
nghiệp nước ta một bước tiến vượt bậc. Chăn nuôi nước ta hiện nay chỉ còn hai hình
thức chăn nuôi cơ bản là quốc doanh và hộ gia đình, song chăn nuôi các nông hộ đã
thực sự làm thay đổi về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp lên một cách rõ rệt.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ thịt lợn trên thế giới
Trên thế giới hiện nay thịt lợn là sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày của
người tiêu dùng. Theo trang tin tức- xúc tiến thương mại của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam thì trong những năm qua sản lượng thịt lợn trên thế
giới tăng trưởng ổn định và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

15
Bảng 1.1: Diễn biến số lượng đàn lợn trên thế giới qua 3 năm 2009- 2011
ĐVT: Triệu con
Năm 2009 2010 2011
So sánh (%)
11/10 10/09 BQ
Số lượng 923 954 897 94 103,3 98,6
(Nguồn: FAO)
Nhìn vào bảng 1.1 ta thấy rằng: Số lượng lợn năm 2009 là 923 triệu con,
năm 2010 là 954 triệu con tăng 31 triệu con, năm 2011 số lượng lợn là 897 triệu con
giảm 67 triệu con so với năm 2010 do tình hình dịch lợn tai xanh diễn ra trên diện
rộng dẫn đến số lượng lợn bị tiêu hủy nhiều, nhiều hộ không còn chăn nuôi lợn.
Bảng 1.2: Sản lượng thịt lợn của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên thế giới qua
4 năm (2007-2010)
ĐVT: 1000 tấn
Quốc gia 2008 2009 2010 2011
So sánh (%)
09/08 10/09 11/10 BQ
Trung Quốc 47.016 50.106 53.000 56.200 106,57 105,77 106,03 106,12
EU-25 21.192 21.102 21.450 21.500 99,57 101,65 100,23 100,48
Mỹ 9.312 9.392 9.543 9.809 100,86 101,60 102,78 101,74
Braxin 2.800 2.900 3.745 3.876 103,57 129,14 103,49 111,44
Canada 2.936 2.914 3.885 3.860 99,25 133,32 99,36 109,55
Nga 2.725 2.735 3.800 3.910 100,37 138,94 102,89 112,78
Việt Nam 2.436 2.637 3.102 3.197 108,25 117,63 103,06 109,48
Philipines 2.145 2.175 2.215 2.245 101,39 101,83 101,35 101,52
Mexico 2.150 2.195 2.200 2.250 102,09 100,23 102,27 101,53
Các nước
khác
4.228 5.206 4.109 5.345 123,13 78,93 130,08 108,13

Toàn thế
giới
96.940 101.362 1.017.049 112.192 104,56 105,61 104,80 104,98
(Nguồn: Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ)
Trung Quốc là nước có sản lượng thịt lớn nhất thế giới 56.200 nghìn tấn
chiếm 50,09% sản lượng của toàn thế giới. Đứng sau Trung Quốc là Mỹ (8,74%).
Việt Nam cũng là nước có sản lượng thịt lợn cao trên thế giới đứng thứ 8 sau các
16
nước Trung Quốc, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Braxin, Canada, Nga (theo số liệu thống
kê của FAO). Năm 2011, sản lượng thịt lợn của Việt Nam đạt khoảng 3.197 nghìn
tấn, và sẽ tăng 2,06% trong năm 2012.
1.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại Việt Nam
Theo Cục Chăn nuôi, tổng đàn lợn của cả nước hiện có gần 30 triệu con, với
tốc độ tăng trưởng bình quân 1,8%/năm. Bên cạnh chăn nuôi hộ gia đình với quy
mô nhỏ, chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại, công nghiệp đang phát triển ở hầu
khắp các địa phương. Theo thống kê của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
(FAO), sản lượng thịt lợn của Việt Nam đứng thứ nhất Đông Nam Á (chiếm
42,2%), đứng thứ hai Châu Á sau Trung Quốc…
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi,
chăn nuôi lợn ở nước ta phổ biến là quy mô nhỏ, chiếm 70% về đầu con và 60% về
sản lượng, phân tán trong nông hộ với trên 4 triệu hộ; trong đó chỉ có 1% số hộ nuôi
từ 50 con trở lên, 12,7% số hộ nuôi 10-50 con. Số hộ nuôi 1-2 con chiếm tới 51,8%
… dẫn tới năng suất chăn nuôi thấp, giá thành đầu vào cao. Trong khi trọng lượng
bình quân xuất chuồng ở các nước phát triển là 110-120 kg/con, Thái Lan khoảng
100 kg/con thì trọng lượng lợn bình quân xuất chuồng của Việt Nam mới đạt 67
kg/con. Việc chọn lọc, nuôi dưỡng và quản lý giống chưa tốt, giết mổ chế biến thịt
còn thủ công, chưa đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Giá
bán sản phẩm thịt lợn của Việt Nam ở mức trung bình so với các nước trong khu
vực Đông Nam Á, nhưng do giá thành cao dẫn đến sức cạnh tranh của ngành hàng
thịt lợn ở nước ta chưa cao, trong khi đó vấn đề dịch bệnh và hệ thống giết mổ hiện

đại còn nhiều bất cập
10
.
Bảng 1.3: Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ở Việt Nam qua 3 năm
(2010 – 2012)
ĐVT:Nghìn tấn
Năm 2010 2011 2012
So sánh (%)
12/11 11/10 BQ
Sản lượng 3.036,4 3.098,9 3.160 101,97 102,1 102,03
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
10
.
17
Qua bảng 1.3 thấy được sản lượng thịt lợn hơi của cả nước thay đổi đáng kể.
Cụ thể sản lượng thịt lợn năm 2010 là 3036,4 nghìn tấn lên 3098,9 nghìn tấn tăng
62,5 nghìn tấn (1,97%). Năm 2012 tăng thêm 61,1 nghìn tấn (2,03%) lên 3160
nghìn tấn. Sản lượng tăng do nhu cầu của người dân ngày càng tăng về mặt hàng
này nên người dân tập trung vào sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.
Định hướng chăn nuôi lợn Việt Nam trong những năm tới là: Tăng số đầu
lợn, nâng cao năng suất và chất lượng thịt bằng cánh nghiên cứu và đưa vào nuôi
những công thức lai phù hợp với điều kiện tự nhiên nước ta. Đẩy mạnh ngành chăn
nuôi hàng hóa, từng bước tiếp cận với thị trường xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh
tế, góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Chăn nuôi lợn ở nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, cụ thể:
Bảng 1.4: Số lượng lợn phân theo địa phương
ĐVT: Nghìn con
Vùng
Năm So sánh (%)
2009 2010 2011 2012 12/11 11/10 10/19 BQ

ĐB Sông Hồng 7.334,2 7.444,0 7.301,0 7.092,2 97,1 98,1 101,5 98,9
Trung du và
vùng núi
phía Bắc
6.317,2 6.602,1 6.424,9 6.346,9 98,8 97,3 104,5 100,2
Bắc Trung Bộ và
DH miền Trung
5.888,0 5.552,9 5.253,3 5.084,9 96,8 94,6 94,3 95,2
Tây Nguyên 1.636,0 1.633,1 1.711,7 1.704,1 99,5 104,8 99,8 101,4
Đông Nam Bộ 2.611,6 2.485,3 2.801,4 2.780,0 99,2 112,7 95,2 102,4
ĐBSCL 3.730,8 3.798,9 3.772,5 3.722,9 98,7 99,3 101,8 99,9
Cả nước 27.627,6 27.373,3 27.056,0 26.494,0 97,9 98,8 99,1 98,6
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Qua bảng ta thấy số lượng lợn của các vùng biến động qua các năm 2009-
2012. Tại ĐB Sông Hồng số lượng lợn từ 2009-2010 tăng 109,8 nghìn con, nhưng
đến năm 2011 giảm 143,0 nghìn con xuống còn 7.301,0 nghìn con. Đến năm 2012
tiếp tục giảm xuống còn 7.092,2 nghìn con.
18

×