Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế tncn từ chuyển nhượng bất động sản tại địa bàn thành phố vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.5 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Dung

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ
TNCN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Dung

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ
TNCN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Tài chính- ngân hàng (hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH

Thành phố Hồ Chí Minh, 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và
nội dung trong luận văn hoàn toàn trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận
văn chưa từng được ai công bố.
Tác giả

Lê Thị Dung


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT
ABSTRACT
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................... 8
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.

Giới thiệu đề tài .................................................................................................. 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

3.


Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

4.

Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................................ 2

5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 5
1.1 Tổng quan về thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản ................................... 5
1.1.1 Định nghĩa về thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản ................................ 5
1.1.2 Đặc điểm của thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản ................................. 5
1.1.3 Vai trò của thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản ..................................... 6
1.2 Tuân thủ thuế .......................................................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm............................................................................................................ 7
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế ............................................................ 9
1.2.2.1. Kiến thức và giáo dục thuế .............................................................................. 9
1.2.2.2. Chi phí tuân thủ thuế ..................................................................................... 11
1.2.2.3. Tiền phạt và hình phạt ................................................................................... 12
1.2.2.4. Cơ hội trốn thuế ............................................................................................. 14


1.3. Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................. 15
1.4. Các nghiên cứu liên quan .................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ TNCN TỪ CHUYỂN
NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN ...................................................................................... 20
2.1 Đặc điểm thị trường bất động sản tại thành phố Vũng Tàu ................................. 20

2.2 Đánh giá mức độ tuân thủ thuế TNCN tại thành phố Vũng Tàu .......................... 21
2.2.1 Số thu thuế TNCN trên địa bàn thành phố Vũng Tàu ........................................ 21
2.2.2 Thực trạng tuân thủ thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản tại thành
phố Vũng Tàu .............................................................................................................. 22
2.2.2.1 Cơ chế quản lý tuân thủ thuế ......................................................................22
2.2.2.2 Cơ sở pháp lý quản lý tuân thủ thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản
................................................................................................................................22
2.2.2.3 Thực trạng tuân thủ thuế .............................................................................23
2.3 Đánh giá quá trình quản lý tuân thủ thuế TNCN tại thành phố Vũng Tàu .......... 27
2.3.1 Thuận lợi ............................................................................................................. 27
2.3.2 Khó khăn............................................................................................................. 29
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG TÍNH TUÂN THỦ THUẾ ................................................................. 30
3.1 Mơ hình nghiên cứu .............................................................................................. 30
3.1.1 Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN từ
chuyển nhượng bất động sản ....................................................................................... 30
3.1.2 Các giả thiết nghiên cứu ..................................................................................... 30
3.1.3 Nguồn dữ liệu ..................................................................................................... 30
3.2 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................. 31
3.2.1 Nghiên cứu định tính .......................................................................................... 31
3.2.2 Nghiên cứu chính thức định lượng ..................................................................... 33
3.2.2.1 Mẫu nghiên cứu ..........................................................................................33
3.2.2.2 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu.....................................................................33
3.2.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................33
3.3 Xây dựng thang đo................................................................................................ 34
3.4 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................... 34


3.4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu .................................................................................. 34
3.4.2 Kết quả đánh giá thang đo .................................................................................. 34

3.4.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha – các nhân tố ảnh hưởng ........................34
3.4.2.2 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha - tính tuân thủ thuế .................................37
3.4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA.......................................................... 38
3.4.3.1 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế............................38
3.4.3.2 Thang đo tính tuân thủ thuế ........................................................................40
3.4.4 Mơ hình nghiên cứu hồi quy hiệu chỉnh tại thành phố Vũng Tàu...................... 41
3.5 Mơ hình hồi quy ................................................................................................... 42
3.6. Phân tích ảnh hưởng các biến định tính đến tính tuân thủ thuế........................... 44
3.6.1. Giới tính ............................................................................................................. 44
3.6.2. Độ tuổi ............................................................................................................... 46
3.6.3 Bằng cấp của người nộp thuế ............................................................................. 46
3.6.4 Số thu nhập ......................................................................................................... 47
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP .............................................................. 51
4.1 Kết luận ................................................................................................................. 51
4.2 Giải pháp và gợi ý chính sách............................................................................... 52
4.3 Hạn chế đề tài ....................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNCN: Thu nhập cá nhân
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng hồ sơ chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn thành
phố Vũng Tàu năm 2013-2019
Bảng 2.2: Số thu thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản tại địa bàn

thành phố Vũng Tàu trong giai đoạn 2013-2019.
Bảng 2.3: Mức phạt chậm nộp tiền thuế giai đoạn 01/7/2013 đến nay
Bảng 2.4: Số lượng hồ sơ chậm kê khai thuế TNCN giai đoạn 2013-2019
Bảng 2.5: Số lượng hồ sơ chậm nộp tiền thuế
Bảng 2.6: Số lượng hồ sơ khai miễn thuế do miễn nhà ở, đất ở duy nhất dưới
183 ngày
Bảng 2.7: Số lượng hồ sơ có từ hai nhà ở, đất ở mà khai miễn thuế nhà ở, đất
ở duy nhất
Bảng 2.8: Tình hình trả kết quả giải quyết hồ sơ
Bảng 3.1: Cronbach’s alpha- Độ tin cậy của thang đo Kiến thức thuế
Bảng 3.2: Hệ số tương quan biến tổng của thang đo Kiến thức thuế
Bảng 3.3: Cronbach’s alpha- Độ tin cậy của thang đo tiền phạt và hình phạt
Bảng 3.4: Hệ số tương quan biến tổng của thang đo Tiền phạt và hình phạt
Bảng 3.5: Cronbach’s alpha- Độ tin cậy của thang đo cơ hội trốn thuế
Bảng 3.6: Hệ số tương quan biến tổng của thang đo cơ hội trốn thuế
Bảng 3.7: Cronbach’s alpha- Độ tin cậy của thang đo Chi phí tuân thủ thuế
Bảng 3.8: Hệ số tương quan biến tổng của thang đo chi phí tuân thủ thuế
Bảng 3.9: Cronbach’s alpha- Độ tin cậy của thang đo tính tuân thủ thuế
Bảng 3.10: Hệ số tương quan biến tổng của thang đo tính tuân thủ thuế
Bảng 3.11: Phương sai trích khi phân tích các biến độc lập
Bảng 3.12: Phân tích nhân tố các biến độc lập với các biến quan sát
Bảng 3.13: Hệ số KMO tương ứng với các biến độc lập
Bảng 3.14: Hệ số KMO của thang đo tính tuân thủ thuế


Bảng 3.15: Phương sai trích khi phân tích các nhân tố của thang đo tính tuân
thủ thuế
Bảng 3.16: Phân tích nhân tố với các biến quan sát của thang đo tính tuân thủ
thuế
Bảng 3.17: Hệ số R2 hiệu chỉnh của mơ hình hồi quy

Bảng 3.18: Kiểm định ANOVA của mơ hình hồi quy
Bảng 3.19: Phân tích các hệ số của các biến đôc lập
Bảng 3.20: Mối tương quan giữa các biến độc lập
Bảng 3.21: Kiểm định T-test biến giới tính
Bảng 3.22: Kiểm định độc lập đối với biến giới tính
Bảng 3.23: Kiểm định phương sai đồng nhất biến độ tuổi
Bảng 3.24: Kiểm định ANOVA biến độ tuổi
Bảng 3.25: Kiểm định phương sai đồng nhất biến bằng cấp
Bảng 3.26: Kiểm định ANOVA biến bằng cấp
Bảng 3.27: Kiểm định phương sai đồng nhất biến thu nhập
Bảng 3.28: Kiểm định ANOVA biến thu nhập
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Thang đo và kỳ vọng các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tuân thủ
thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sả
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu


TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập cá
nhân (TNCN) từ chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn thành phố Vũng Tàu dựa
trên cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế TNCN. Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của
chi phí tuân thủ thuế, giáo dục và kiến thức về thuế, tiền phạt và hình phạt và nhận
thấy cơ hội trốn thuế đến sự tuân thủ thuế trong lĩnh vực bất động sản dựa trên bảng
câu hỏi phóng vấn. Chi phí tn thủ thuế cao, cơ hội trốn thuế cao sẽ dẫn tới giảm
sự tuân thủ thuế của nhà đầu tư bất động sản, ngược lại tiền phạt và hình phạt cao,
kiến thức thuế tăng tính tuân thủ thuế tăng. Dựa trên thực trạng tuân thủ thuế tại
Thành phố Vũng Tàu, tác giả chỉ ra nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế TNCN tại
địa bàn thành phố Vũng Tàu, đưa ra giải pháp nhằm khuyến khích, tăng cường sự tự
nguyện tuân thủ thuế của người nộp thuế.
Từ khóa: Thuế, Tuân thủ thuế, bất động sản.



ABSTRACT
The thesis studies the factors affecting personal income tax compliance (PIT)
from real estate transfer in Vung Tau City based on the theory of PIT compliance.
The study bases on the impact of tax compliance costs, education and tax
knowledge, fines and penalties, and tax evasion opportunities in real estate tax
compliance using structured questionnaire. High tax compliance costs, high tax
evasion opportunities will lead to a reduction in real estate investors' tax
compliance, in contrast high fines and penalties, and increased tax knowledge have
positive effect. Based on the tax compliance data at the Vung Tau-Con Dao
Regional Tax Department, the author pointed out the factors affecting PIT
compliance in Vung Tau City, offering solutions to encourage and enhance
taxpayers' willingness to comply with taxes.
Keyword: Taxation, Tax Compliance, Real estate


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Giới thiệu đề tài
Thuế là nguồn thu chính của Chính phủ trên tồn thế giới để thực hiện các

chương trình chính trị xã hội và để cung cấp dịch vụ cơng cho cơng dân. Thuế đóng
một vai trị quan trọng trong ngân sách của bất kỳ nền kinh tế nào, một trong những
lý do chính tại sao chính phủ đánh thuế là tạo thu nhập để quản lý nền kinh tế và
phân phối lại các nguồn lực. Chi tiêu Chính phủ và nhu cầu tài chính các hoạt động
của Chính phủ sử dụng các nguồn địa phương. Lĩnh vực bất động sản là một trong

những ngành phát triển nhanh nhất. Một trong những sắc thuế góp phần lớn vào
ngân sách nhà nước tại thành phố Vũng Tàu là thuế TNCN từ chuyển nhượng bất
động sản. Tuy nhiên, các cơ quan thuế phải đối mặt với khó khăn đó là không dễ
dàng thuyết phục tất cả người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế.
Thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam đã tồn tại kể từ
năm 1994 với tên gọi là thuế chuyển quyền sử dụng đất và đã qua các lần sửa đổi
thành luật thuế TNCN từ năm 2009, đến năm 2015 đã làm minh bạch trong kê khai,
nộp thuế khi người nộp thuế thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng bất động
sản. Tuy vậy, hai luật thuế ra đời cũng không tránh khỏi những lỏng lẻo, vướng
mắc, thiếu sót và kẽ hở để cho người nộp thuế gian lận, trốn thuế, không tuân thủ
pháp luật thuế.
Một trong những biện pháp đã được thực hiện để tăng thu ngân sách là tăng
cường sự tự nguyện tuân thủ thuế. Không tuân thủ thuế là một lĩnh vực quan tâm
của cả chính phủ và cơ quan thuế, và nó tiếp tục là một vấn đề quan trọng phải được
giải quyết. Bất kể thời gian và địa điểm, vấn đề chính mà tất cả các cơ quan thuế
phải đối mặt là chưa bao giờ dễ dàng thuyết phục tất cả người nộp thuế tuân thủ các
quy định pháp luật thuế. Ngược lại phần lớn những người có việc làm - những
người ở nhiều quốc gia được trả lương ròng với thuế được khấu trừ tại nguồn, thu
nhập từ đầu tư bất động sản thường cần phải tự đánh giá và tự báo cáo thu nhập của
mình và đóng thuế "trong số họ bỏ túi”.


2

Tại thành phố Vũng Tàu, thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là
một nguồn thu cơ bản cho chính quyền địa phương, và tăng mạnh qua các năm, đặc
biệt khi áp dụng chính sách thu thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản theo
thông tư số 92/2015/TT-BTC. Do đó, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến tuân thủ thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản tại địa bàn thành phố
Vũng Tàu” để làm luận văn thạc sĩ.

2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế

TNCN từ chuyển nhượng bất động sản.
Qua đó nhận diện và định lượng nhân tố nào tác động tới tính tuân thủ thuế
TNCN từ chuyển nhượng bất động sản, đưa ra khuyến nghị nhằm khuyến khích
người nộp thuế tuân thủ thuế tốt hơn.
3.

Câu hỏi nghiên cứu
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến tuân thủ thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động

sản tại thành phố Vũng Tàu?
- Thành phố Vũng Tàu cần có giải pháp nhằm thúc đẩy người nộp thuế tuân thủ?
Tác giả sử dụng các l thuyết: L thuyết “các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
tuân thủ thuế”, l thuyết “thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản”, nhằm thực
hiện mục tiêu của luận văn.
Cách tiếp cận:
Để trả lời câu hỏi thứ nhất: tác giả sử dụng phương pháp mơ tả, phân tích,
tổng hợp, thống kê, kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám
phá EFA, mơ hình hồi quy.
Để trả lời câu hỏi thứ 2, tác giả sử dụng một kỹ thuật của phương pháp nghiên
cứu định tính là phương pháp phỏng vấn sâu một số đối tượng liên quan (các hộ gia
đình cá nhân phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản, các nhà quản l
chính sách
4.

Đối tượng nghiên cứu.



3

Đối tượng nghiên cứu: Các hộ gia đình, cá nhân có phát sinh hoạt động
chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Thuế TNCN từ
chuyển nhượng bất động sản được Cục Thuế phân cấp quản lý theo địa bàn hành
chính nơi phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản về Chi cục Thuế. Các
huyện, thị xã trên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có đặc điểm kinh tế, địa lý, mức thu nhập
bình quân đầu người, trình độ học vấn, tình hình phát triển kinh tế, thị trường bất
động sản, khác biệt hẳn so với thành phố Vũng Tàu, đặc biệt là địa bàn Côn Đảo là
địa bàn thuộc vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, khác biệt nhiều so với địa bàn
thành phố Vũng Tàu. Do đó, tác giả chỉ phân tích, khảo sát người nộp thuế trên địa
bàn thành phố Vũng Tàu mà không khảo sát người nộp thuế trên toàn Cục Thuế tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu.
Dữ liệu: Dữ liệu sơ cấp và thứ cấp tại thành phố Vũng Tàu về tuân thủ thuế
TNCN từ chuyển nhượng bất động sản từ năm 2013-2019 trên địa bàn thành phố
Vũng Tàu, và bảng câu hỏi phỏng vấn sâu một số chuyên gia, người nộp thuế.
- Báo cáo thực trạng tuân thủ thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản tại
Chi cục Thuế thành phố Vũng Tàu trong giai đoạn từ 2013-2019.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp từ thu thập ý kiến, phỏng vấn tay đôi, thảo luận nhóm
đối với nhóm chuyên gia tại Chi cục Thuế khu vực Vũng Tàu-Côn Đảo. Đồng thời,
tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi người chuyển nhượng bất động sản tại
bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu và người nộp thuế tại Chi
cục Thuế khu vực Vũng Tàu-Côn Đảo khi đến làm việc trực tiếp tại cơ quan thuế.
- Dữ liệu thu được từ phỏng vấn các đối tượng có liên quan đến chính sách
như: người nộp thuế, nhà quản lý, hoạch định chính sách liên quan, v.v

đây cũng


chính là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu

chính thức. Trong đó nghiên cứu sơ bộ được thực hiện qua phương pháp định tính
nhằm xây dựng bảng câu hỏi phóng vấn, điều chỉnh thang đo cho phù hợp để thực


4

hiện nghiên cứu định lượng. Do có sự khác nhau về văn hóa, mức độ phát triển kinh
tế, mức độ tuân thủ thuế của từng nước.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua bước tiến hành chọn mẫu, khảo
sát bảng câu hỏi (n=260), tiếp đó dữ liệu được xử lý phân tích bằng phần mềm
SPSS gồm: Đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm
định các giả thuyết (t-test, ANOVA).
Kết cấu luận văn
Ngoài danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu như sau:
Phần mở đầu
Giới thiệu đề tài nghiên cứu cũng như tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu và
phạm vi nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng tuân thủ thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản
tại thành phố Vũng Tàu
Chương 3: Mơ hình nghiên cứu và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tuân
thủ thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản
Chương 4: Kết luận và giải pháp



5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan về thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản
1.1.1 Định nghĩa về thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản
Theo luật Thuế TNCN, Thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản là loại
thuế trực thu đánh vào thu nhập nhận được của cá nhân khi phát sinh hoạt động
chuyển nhượng bất động sản theo từng lần.
1.1.2 Đặc điểm của thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản
Căn cứ tính thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động: giá chuyển nhượng
từng lần, thuế suất.
Trong đó, thuế suất đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản là 2%
trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại.
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản gồm: thu nhập từ
chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; thu nhập từ chuyển
nhượng quyền sở hữu và sử dụng nhà ở; thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất
hoặc thuê mặt nước; thu nhập khi góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh
nghiệp hoặc tăng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thu nhập từ việc ủy
quyền quản lý bất động sản mà người được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất
động sản hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản và các khoản thu nhập khác
nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.
Giá chuyển nhượng bất động sản sẽ được so sánh giá trị nhà đất tại Bảng giá
đất do UBND tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng bất động sản làm cơ sở
tính thuế.
Hoạt động chuyển nhượng bất động sản được miễn thuế TNCN khi chuyển
nhượng nhà ở, đất ở duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, người sử dụng đất sở
hữu trên 183 ngày trở lên kể từ ngày sở hữu tài sản (Việc xác định thời điểm quyền
sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở dựa vào ngày cấp Giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho chủ sở hữu); hoặc
chuyển nhượng nhà ở đất ở giữa vợ chồng; cha mẹ đẻ với con đẻ; cha mẹ nuôi với


6

con nuôi; cha mẹ chồng với con dâu; cha mẹ vợ với con rể; ông bà nội với cháu nội;
ông bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
1.1.3 Vai trò của thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản
Thứ nhất, thuế chuyển nhượng bất động sản là công cụ để điều tiết thu nhập,
thực hiện công bằng xã hội trong sử dụng và chuyển dịch bất động sản
Thu nhập chuyển nhượng bất động sản càng cao thì càng chịu sự điều tiết
cao hơn so với những đối tượng khơng phát sinh thu nhập hoặc có thu nhập thấp
hơn. Thơng qua đó, sẽ góp phần điều tiết thu nhập, đảm bảo sự công bằng trong
việc nắm giữ và chuyển dịch bất động sản, bù đắp một phần chi phí đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng của Nhà nước, phát triển nhà ở, đất ở xã hội cho đối tượng có hồn
cảnh khó khăn và đối tượng chính sách xã hội. Người có một nhà ở, đất ở duy nhất
trên toàn lãnh thổ Việt Nam sở hữu trên 183 ngày sẽ được miễn thuế đối với thu
nhập từ chuyển nhượng toàn bộ bất động sản so với người sở hữu nhiều nhà, đất ở
khi chuyển nhượng.
Thứ hai, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước
Tự do hóa thương mại dẫn tới sự giảm dần thuế xuất nhập khẩu, thuế TNCN
ngày càng trở lên là nguồn thu quan trọng cho Ngân sách nhà nước. Nền kinh tế
nước ta ngày càng phát triển, đặc biệt thị trường bất động sản, khoản thuế TNCN từ
chuyển nhượng bất động sản ngày càng đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng tỷ trọng
TNCN vào nguồn thu Ngân sách nhà nước.
Thứ ba, góp phần điều tiết thị trường bất động sản phát triển lành mạnh
Thị trường bất động sản có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của
nền kinh tế, là nhân tố góp phần đẩy mạnh huy động vốn đầu tư, thúc đẩy sản xuất
phát triển, tăng thu ngân sách nhà nước, mở rộng các thị trường, góp phần ổn định

kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hoạt động của thị trường này cũng đã bộc lộ nhiều yếu
kém. Cần xây dựng chính sách quản l nhà nước đồng bộ, phù hợp để thị trường bất
động sản vừa phát triển lành mạnh, vừa bảo đảm tuân thủ các quy luật của thị
trường, vừa hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các thị trường khác.


7

Khi nhà nước đánh thuế TNCN đối với giao dịch chuyển nhượng bất động
sản dẫn tới làm giảm thu nhập của người nộp thuế khi chuyển nhượng bất động sản,
khi số thuế phải nộp so với lợi nhuận là không đáng kể, dẫn tới ảnh hưởng tới cung
cầu của thị trường bất động sản, ổn định giá cả, thúc đẩy thị trường bất động sản
phát triển một cách hiệu quả, hạn chế đầu cơ, khuyến khích tạo hàng hóa cho thị
trường. Bất kể hành động của nhà nước tác động nên thuế suất đối với hoạt động
chuyển nhượng bất động sản như đánh thuế cao hay thấp, đánh thuế hoặc không
đánh sẽ ảnh hưởng đến hành vi chuyển nhượng bất động sản của người nộp thuế.
Để hạn chế đầu cơ, thúc đẩy sử dụng bất động sản có hiệu quả, việc đánh thuế cao
đối với người nắm giữ nhiều nhà, đất, mua đi bán lại nhiều lần trong thời gian ngắn,
nắm giữ đất đai nhưng không sử dụng hoặc sử dụng khơng đúng mục đích. Mặt
khác, để góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường bất
động sản đáp ứng nhu cầu người mua và bán, thuế sẽ đánh thấp hoặc miễn giảm đối
với các trường hợp sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng,
xây dựng các khu công nghiệp
1.2 Tuân thủ thuế
1.2.1. Khái niệm
Gunadi (2005 tuân thủ thuế là sự sẵn lòng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế
của người nộp thuế để tuân theo các quy định pháp luật mà không phải kiểm tra,
điều tra, cảnh báo hoặc đe dọa, hoặc áp dụng các biện pháp trừng phạt hành chính
và pháp lý.
Theo Alm (1991 tuân thủ thuế là: "báo cáo tất cả thu nhập và nộp tất cả các

loại thuế theo luật pháp, quy định hiện hành và tòa án quyết định ".
Internal Revenues Services (IRS (2009 là mức độ tuân thủ (hoặc không
tuân thủ các quy tắc thuế, gồm khai báo thu nhập, khai thuế và nộp thuế đúng hạn
của người nộp thuế.
Andreoni, J., Erard, B. and Feinstein, J. (1998 , coi việc tuân thủ thuế là sẵn
sàng tuân theo luật thuế để đạt được mục đích. Từ góc độ rộng hơn, Singh, V. and
Bhupalan, R. (2001 tuân thủ thuế yêu cầu tính trung thực, sự hiểu biết một cách


8

đầy đủ về thuế và khả năng sử dụng kiến thức thuế và tính kịp thời, chính xác và hồ
sơ đầy đủ để điền vào tờ khai thuế và cung cấp tài liệu có liên quan.
Bautigam, D., Fjeldstad, O.H. and Moore, M. (2005 , mục tiêu chủ yếu của
quản l thuế là đảm bảo tuân thủ tối đa tất cả các loại nghĩa vụ thuế bởi người nộp
thuế. Trong các nước đang phát triển, cơng tác quản l thuế cịn yếu và đặc trưng là
trốn tránh, tham nhũng và cưỡng chế, mức độ tuân thủ thuế có tỷ lệ thấp so với các
nước phát triển. Do đó, tuân thủ thuế là một vấn đề lớn mà nhiều cơ quan thuế phải
đối mặt.
Người nộp thuế giảm trách nhiệm thuế của họ thơng qua trốn thuế hoặc tránh
thuế. Điều này có thể làm tăng trong điền sai tờ khai thuế của họ và mất số thu thuế
của chính phủ. Một quy định phức tạp quá dẫn tới thực thi hệ thống và chế độ thuế
thấp dẫn tới việc tuân thủ thuế trở nên nặng nề và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp
vừa và nhỏ khi họ muốn thay đổi thành các hình thức cung cấp gánh nặng thuế thấp
hơn hoặc khơng có gánh nặng thuế nào cả và do đó dẫn đến một hệ thống thuế áp
đặt chi phí cao cho xã hội (Masato, A, 2009 .
Ngồi ra, cịn có các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế thấp ở các
nước đang phát triển như thái độ, hình phạt, thu nhập, giáo dục, kiến thức, giới tính
và tuổi, tham nhũng, thuế suất cao, thiếu hệ thống thông tin và kế tốn, khơng chính
thức ngành, hệ thống quản l thuế yếu kém, sự không rõ ràng trong luật thuế, sự tồn

tại của văn hóa khơng tn thủ và sự yếu của hiệu quả quản l thuế (James, S. and
Alley, C, 2004).
Theo OECD (2004 nghĩa vụ chính người nộp thuế: đăng k thuế; nộp kịp
thời thông tin, tài liệu thuế cần thiết; báo cáo đầy đủ và chính xác thơng tin và cuối
cùng là nộp nghĩa vụ thuế đúng hạn. Nếu khơng thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào kể
trên thì người nộp thuế được coi là không tuân thủ, do đó có nhiều mức độ khác
nhau của việc khơng tn thủ.
Tuân thủ thuế là sự sẵn lòng và háo hức tuân theo luật thuế, báo cáo thu nhập
chính xác và trả số tiền thuế chính xác đúng hạn của người nộp thuế (Singh, 2003).
Hệ thống thuế phải công bằng để khuyến khích mục tiêu phân phối thu nhập hợp l


9

và bình đẳng và đồng thời cung cấp sự tuân thủ thuế một cách tự nguyện, liên tục
(Eckstein, 1979 và Wallschutzky, 1995).
Tuân thủ các điều khoản hành chính thuần túy bao gồm đăng k hoặc thơng
báo cơ quan có thẩm quyền về thuế việc nộp tờ khai thuế và tuân theo thời hạn
thanh toán bắt buộc (Ming Ling, Normala và Meera, 2005 . Ngược lại, quan điểm
rộng hơn về tuân thủ thuế là sự trung thực, kiến thức và khả năng về thuế để sử
dụng đầy đủ kiến thức, tính chính xác, kịp thời và hồ sơ đầy đủ để hoàn thành việc
điền tờ khai thuế và cung cấp tài liệu có liên quan đến nghĩa vụ thuế (Singh và
Bhupalan, 2001).
Theo Allingham và Sandmo (1972) là việc báo cáo thu nhập thực tế và đồng
thời hành vi tuân thủ bị ảnh hưởng bởi người nộp thuế trong việc đưa ra quyết định.
(Clotfelter, 1983 người nộp thuế sẽ tiết kiệm được tiền thuế do khai báo thu nhập
dưới mức khai báo hoặc phải trả thuế cho số tiền chưa khai báo ở mức phạt cao hơn
mức họ phải trả nếu thu nhập được khai báo không đầy đủ vào không đúng thời
điểm.
Như vậy, theo các định nghĩa trên, sự tuân thủ thuế của người nộp thuế là sự

hiểu biết về thuế, chấp hành đầy đủ, đúng, kịp thời các quy định pháp luật về thuế,
cụ thể là sự chấp hành về thời gian, mức độ chính xác trung thực khi đăng k thuế,
kê khai, nộp thuế, và các nghĩa vụ khác về thuế mà không phải kiểm tra, áp dụng
các biện pháp xử phạt, hình phạt nhằm răn đe, khơng có hành vi trốn thuế, gian lận
thuế.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế
1.2.2.1. Kiến thức và giáo dục thuế
Kiến thức về thuế là một yếu tố thiết yếu trong hệ thống thuế thúc đẩy tuân
thủ thuế một cách tự nguyện (Kasippilai, 2000 , đặc biệt là trong xác định một
nghĩa vụ thuế chính xác (Palil, 2005; Saad et al., 2003). Các nghiên cứu nêu trên chỉ
ra mối quan hệ giữa kiến thức và tuân thủ thuế là cùng chiều, tuy nhiên, nghiên cứu
của Harris (1989), cho rằng kiến thức về thuế không ảnh hưởng đến hành vi tuân
thủ thuế. Một sự giải thích cho sự khơng nhất qn như vậy là kết quả của sự khác


10

biệt trong khu vực pháp lý thuế. Các nghiên cứu được đề cập ở trên được tiến hành
ở Malaysia hoặc Úc, trong khi nghiên cứu này được thực hiện ở Mỹ. Một lý do tiềm
năng khác có thể là các biện pháp khác nhau đã được sử dụng trong các nghiên cứu.
Một người hiểu biết về luật thuế sẽ giúp họ tuân thủ nghĩa vụ thuế một cách
dễ dàng (Nsubuga và cộng sự, 2014; Bruce-Twum, 2014). Eriksen Fallan (1996) lập
luận rằng một phương pháp hiệu quả cho giảm trốn thuế là cung cấp thêm thông tin
về thuế để nộp thuế. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực
giữa kiến thức thuế và mức độ tuân thủ thuế (Abdul-Razack & Adafula, 2013;
Ahmad và cộng sự, 2007; Palil & Lyme, 2009)
Kiến thức về luật thuế được coi là có tầm quan trọng đối với các ưu đãi và
thái độ đối với thuế. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu xem xét thái độ đối với thuế bị
ảnh hưởng bởi kiến thức cụ thể về quy định thuế và hiệu quả kinh tế của họ. Một số
nghiên cứu (ví dụ: Vogel, 1974; Spicer và Lundstedt, 1976; Song và Yarbrough,

1978; Laurin, 1986; Kinsey và Grasmick, 1993 đã đưa giáo dục làm biến nền,
nhưng điều này gián tiếp dựa trên giả định rằng kiến thức về thuế tăng theo thời
lượng giáo dục độc lập với nội dung giáo dục. Vì có nhiều người có khóa học ngắn
hạn kiến thức về thuế hơn những người khác có trình độ học vấn cao hơn với thời
gian dài, các phép đo gián tiếp như vậy không đưa ra một câu trả lời thỏa đáng cho
vấn đề liệu có mối liên hệ giữa kiến thức và thái độ cụ thể hướng tới thuế.
Richardson, G. (2006) cho rằng trình độ học vấn có liên quan đáng kể đến
trốn thuế. Nhận thức cao của xã hội sẽ khuyến khích mọi người thực hiện nghĩa vụ
của mình về đăng k khai báo thuế của người nộp thuế và nộp thuế đúng cách là các
hình thức trách nhiệm quốc gia và công dân.
Palil, M.R. (2010) kiến thức thuế có một mối liên hệ với người nộp thuế đó
là khả năng hiểu pháp luật thuế và khả năng tuân thủ thuế. Trong nghiên cứu này,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng xem xét chính quyền địa phương các loại thuế
khác với thuế của chính phủ vì họ thiếu kiến thức về thuế. Quan niệm sai lầm này
có tác động đến ý chí tn thủ của họ bởi vì khi họ trả tiền thuế, họ có thể cân nhắc
rằng họ có nộp thuế và tuân thủ.


11

Palil, M.R. and Mustapha, A.F. (2011), Saad, N. (2012) cho rằng có một tác
động đáng kể giữa kiến thức thuế đến việc tuân thủ thuế trong việc đáp ứng các
nghĩa vụ thuế của họ.
Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng kiến thức thuế có một vai trị
quan trọng trong việc thúc đẩy tính tuân thủ thuế. Kiến thức về thuế khuyến khích
người nộp thuế thận trọng hơn trong việc điền tờ khai thuế của họ.
1.2.2.2. Chi phí tuân thủ thuế
Chi phí tuân thủ là chi phí kinh tế phát sinh của người nộp thuế, ngoài trách
nhiệm pháp lý về thuế của họ, phù hợp với các yêu cầu về thuế. Cedric Sandford,
Michael Godwin và Peter Hardwick định nghĩa chi phí tuân thủ là những chi phí

phát sinh bởi người nộp thuế, hoặc các bên thứ ba như doanh nghiệp, đáp ứng các
yêu cầu đặt ra cho họ khi tuân thủ cấu trúc thuế nhất định. Đối với một doanh
nghiệp, chi phí tuân thủ thuế gồm chi phí thu thập, hạch toán thuế và nộp thuế cho
các sản phẩm hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp và trên tiền lương của nhân viên của
mình, cùng với chi phí có được kiến thức để cho phép công việc này được thực
hiện, bao gồm kiến thức về nghĩa vụ pháp lý và hình phạt của họ, và các chi phí
khác liên quan, bao gồm chi phí lưu trữ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Theo OECD (2004 , người nộp thuế phải đối mặt với một số chi phí phổ biến
khi phải tuân thủ nghĩa vụ thuế của họ hơn là số tiền thuế thực tế mà họ phải trả.
Chúng bao gồm thời gian để thực hiện các yêu cầu được hồn thành, chi phí phải
dựa vào kế tốn và các chi phí gián tiếp phức tạp liên quan đến pháp luật thuế.
Chúng có thể bao gồm chi phí tâm lý, chẳng hạn như sự căng thẳng đến từ không
chắc chắn rằng họ đã tuân thủ tất cả các quy tắc thuế hoặc thậm chí khơng biết
những quy tắc đó là gì. Ngồi ra, các doanh nghiệp nhỏ thường phản ứng mạnh về
việc ‘người thu thuế chưa trả tiền vì vai trị của họ trong thu và nộp cả thuế gián thu
và trực tiếp” hơn các doanh nghiệp lớn.
Chi phí tuân thủ thuế bao gồm ba thành phần chính: chi phí tiền bạc, chi phí
thời gian, và chi phí tâm l cho người nộp thuế. Tiền hoặc chi phí tài chính đề cập
đến một số tiền chi cho các chuyên gia thuế (tức là đại lý thuế, kế toán, cố vấn đầu


12

tư và pháp l người hành nghề và các chi phí liên quan đến hướng dẫn thuế, sách,
truyền thơng và các chi phí khác phát sinh. Mặt khác, chi phí thời gian phát sinh
trong việc lưu giữ hồ sơ thuế thơng tin, hồn thành biểu mẫu thuế hoặc chuẩn bị chi
tiết thuế cho các chuyên gia thuế, cũng như thời gian dành cho giao dịch với cơ
quan thuế. Chi phí tâm l đề cập đến các hiệu ứng khi người nộp thuế phải giải
quyết các vấn đề về thuế của mình, chẳng hạn như lo lắng về việc xử lý vấn đề thuế
phức tạp. Tuy nhiên, trong thực tế, các nghiên cứu trước có xu hướng bỏ qua chi phí

tâm lý vì chúng rất khó ước tính. Hơn nữa, chi phí tâm lý có lẽ ít liên quan cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ so với người nộp thuế cá nhân. Vì thế, nghiên cứu hiện tại
ước tính cả chi phí thời gian nội bộ và chi phí tiền bạc, nhưng khơng ước tính chi
phí tâm lý cho người nộp thuế.
Ngồi ra, Sandford, Godwin và Hardwick cho rằng lợi ích dịng tiền và lợi
ích quản lý có khả năng bù đắp cho chi phí tn thủ. Do đó, thuật ngữ chi phí tn
thủ rịng đã được sử dụng để thể hiện chi phí tuân thủ sau khi chúng được bù đắp
bằng lợi ích chẳng hạn như lợi ích dịng tiền và lợi ích quản lý. Vì lợi ích quản lý
khơng thể dễ dàng đo lường, nhà nghiên cứu thường chỉ trích các lợi ích giá trị tiền
mặt để đạt được chi phí tn thủ rịng. Lợi ích phát sinh từ khấu trừ thuế cũng được
sử dụng để bù đắp chi phí tuân thủ của một số nhà nghiên cứu. Nghiên cứu hiện tại
tập trung vào tổng thuế chi phí tuân thủ và, do đó, khơng ước tính bất kỳ lợi ích bù
đắp nào có thể có của tuân thủ thuế.
1.2.2.3. Tiền phạt và hình phạt
Theo Obazee 2016, Hình phạt thuế là một biện pháp được áp dụng cho việc
thực hiện một hành vi bị cấm hoặc cho việc không thực hiện một hành động bắt
buộc như không đăng k thuế, không nộp thuế đúng thời hạn, hoặc trốn thuế, khai
không đúng các khoản miễn giảm Nếu người nộp thuế được yêu cầu khai thuế thu
nhập hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt và khơng kịp thời làm như vậy, hình phạt nộp muộn
có thể được thực hiện. Hơn nữa, dưới sự tự đánh giá ở Nigeria, việc người nộp thuế
không nộp tờ khai sẽ khiến anh ta phải chịu trách nhiệm khi bị kết án phải trả một
khoản tiền 200 và hơn nữa 40 đô cho mỗi ngày tiếp tục. Ở Malaysia, nếu nó được


13

phát hiện trong q trình kiểm tốn rằng có sự báo cáo sai hoặc đánh giá sai, một
hình phạt sẽ được áp dụng theo tiểu mục của ITA (1967), mặc dù các cơ quan quản
lý doanh thu ở Malaysia khuyến khích người nộp thuế khai thác khơng đủ thu nhập
của họ để tự nguyện tiết lộ về việc khai thác dưới mức đó nếu sau đó họ hiểu rằng

họ thực hiện dưới mức thu nhập của họ. Không làm như vậy có thể bị phạt tùy
thuộc vào thời gian đã mất giữa thiếu sót và tự nguyện tiết lộ.
Theo Doran 2009, hình phạt thuế có hai chức năng, thứ nhất, chúng là cơng
cụ có chức năng thúc đẩy tn thủ thuế. Điều này được công nhận rộng rãi trong
pháp lý và kinh tế học, mặc dù ít có sự đồng thuận về cách các hình phạt thúc đẩy
sự tuân thủ vượt quá điểm cơ bản mà cấu trúc hình phạt khác nhau có thể ảnh
hưởng đến sự tuân thủ khác nhau. Thứ hai, hình phạt thuế với chức năng xác định
tuân thủ thuế. Hình phạt thuế xác định các tiêu chuẩn ứng xử mà pháp luật áp đặt
cho người nộp thuế; họ phân biệt người nộp thuế tuân thủ từ những người nộp thuế
không tuân thủ. Bài viết đã lập luận rằng việc tuân thủ thuế trong hệ thống tự đánh
giá nên yêu cầu người nộp thuế chỉ báo cáo các khoản nợ thuế của mình trên cơ sở
các vị trí pháp lý mà họ tin tưởng và hợp l là đúng. Tuy nhiên, các hình phạt chính
xác được cung cấp theo luật hiện hành đặt ra các tiêu chuẩn ứng xử thấp hơn nhiều.
Theo nghiên cứu của Allingham, M.G. and Sandmo, A. (1972), có các kết
quả khác nhau về mức độ ảnh hưởng của hình phạt, tiền phạt đối với tuân thủ thuế.
Tham khảo quan sát của Virmani, A. (1989), tỷ lệ phạt có mối quan hệ tích cực với
trốn thuế, có nghĩa là tỷ lệ cao hơn sẽ khuyến khích người nộp thuế khơng tn thủ.
Trong đó có một số các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tăng hình phạt có thể dẫn đến
một tác động khơng mong muốn và dẫn đến việc tránh thuế nhiều hơn.
Ngoài ra, nghiên cứu của một số tác giả Gordon, J. (1990), Alm, J., Jackson,
B. and McKee, M. (1992) và Feld, L.P. and Frey, B.S. (2007) chỉ ra mối quan hệ
tiêu cực giữa tỷ lệ phạt với tuân thủ thuế.
Kirchler, E. (2007) việc tăng tiền phạt dẫn tới tránh thuế nhiều hơn, tiền phạt
càng cao càng tiểm ẩn nguy cơ trốn thuế. Ngoài ra, Wang, L. and Conant, J. (1988),
Marrelli, M. and Martina, R. (1998) cũng thấy rằng tỷ lệ phạt thuế có mối liên hệ


14

tiêu cực với việc trốn thuế. Mặt khác, Gordon, J. (1990), Alm, J., Jackson, B. and

McKee, M. (1992) và Feld, L.P. and Frey, B.S. (2007) tiền phạt có mối quan hệ tiêu
cực đối với tuân thủ thuế. Như vậy, không thể kết luận về mối quan hệ giữa hình
phạt thuế đối với việc tuân thủ thuế.
1.2.2.4. Cơ hội trốn thuế
Trốn thuế là được sử dụng để chỉ các thỏa thuận bất hợp pháp trong đó trách
nhiệm đối với thuế bị che giấu hoặc bỏ qua, tức là người nộp thuế trả thuế ít hơn so
với nghĩa vụ pháp lý phải trả bằng cách che giấu thu nhập hoặc thông tin từ cơ quan
thuế. Trốn thuế là một hoạt động rủi ro, bằng cách giữ lại thông tin từ cơ quan thuế,
ln có một nguy cơ bị phát hiện, trong trường hợp đó là một thuế thu nhập phải đối
mặt với một tỷ lệ phạt trên thu nhập không báo cáo. Hành vi chấp nhận rủi ro như
một lời giải thích về trốn thuế không ngụ ý rằng trong quan điểm của nhà kinh tế
học về thế giới tất cả những người nộp thuế hồn tồn vơ đạo đức, báo cáo thu nhập
của họ chỉ khi tính tốn lợi ích chi phí có cho họ thấy rằng trốn tránh khơng trả tiền.
Có dấu hiệu mạnh mẽ mà nhiều người nộp thuế báo cáo thu nhập thực sự ngay cả
khi báo cáo dưới mức có thể dễ dàng khơng bị phát hiện. Mục đích chính của lý
thuyết là giải thích hành vi của những người trốn thuế và mặc dù họ cũng có thể cân
nhắc đạo đức, họ cũng có khả năng xem xét chấp nhận rủi ro các khía cạnh hoạt
động của họ một cách hợp lý.
Các cá nhân trốn thuế bằng cách không báo cáo thu nhập thực nhận từ lao
động hoặc vốn (Sandmo, 2005). Quyết định trốn thường được mơ tả là một vấn đề
tối ưu hóa danh mục đầu tư (Auerbach & King, 1983 , trong đó, dựa trên các khung
cổ điển của Becker (1968 và Allingham và Sandmo (1972 , người ta cân nhắc lợi
ích của việc trốn thuế chống lại rủi ro phát hiện và hậu quả liên quan của nó. Các tài
liệu tập trung vào hai hình thức trốn thuế đặc biệt đối với các cá nhân: trốn thuế do
khai thác không đủ thu nhập và trốn thuế thơng qua các tập đồn vỏ bọc trong các
thiên đường thuế.


×